Tóm tắt Luận án Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ

- Hỗ trợ từng địa phương xác định vùng, khu vực, qui hoạch tổng thể và định hướng trước, vùng nào nuôi đối tượng nào cho có hiệu quả, không nên để ngư dân đào ao, hồ nuôi lúc đó mới qui hoạch sẽ không hiệu quả. - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường, điện, kênh mương, thuỷ lợi, - UBND các tỉnh cần hỗ trợ cho các Sở, Ban, ngành, địa phương có nguồn kinh phí hoạt động như triển khai các mô hình thí điểm, khảo sát thực địa, xây dựng mô hình trình diễn các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với NTTS ở từng khu vực, từng địa phương có nhu cầu và chuyển giao kết quả các mô hình trình diễn và được nhân rộng ra.

pdf27 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị các quốc gia tự nguyện thực hiện bộ quy tắc, mỗi quốc gia cần cụ thể hoá chúng thành các nguyên tắc quốc gia. Dự án "Nghiên cứu chính sách phục vụ phát triển nuôi trồng bền vững- PORESSFA" của cộng đồng chung châu Âu. Dự án này đã khái quát tình hình nghiên cứu, phát triển nuôi tôm ở một số nước. Nghiên cứu về nhóm tư vấn APFIC/FAO(2011) về tăng cường các công cụ đánh giá nhằm phục vụ phát triển chính sách nghề cá và NTTS tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Nhiều nước không có khung pháp lý và các quy định về đánh giá và khuôn khổ pháp lý, Các mảng tài liệu hướng dẫn các tiêu chuẩn thuỷ sản nhập khẩu vào các thị trường lớn trên thế giới, hướng dẫn về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn châu Âu, tiêu chuẩn Hoa Kỳ,... trong các bộ luật và tài liệu hướng dẫn của các nước và tổ chức quốc tế. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU Ở TRONG NƯỚC Dự án DANIDA(2008) về Tổng quan về nguồn lợi thuỷ sản, chiến lược và chính sách phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam của TS. Nguyễn Duy Chinh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Tổng Cục Thuỷ sản -Viện kinh tế Quy hoạch thuỷ sản Ngày 05 tháng 7 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 1503 về việc ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP). Đề tài khoa học cấp bộ: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế theo hướng xuất khẩu bền vững do Hoàng Hữu Thắng (Chủ nhiệm) (2009). Luận án tiến sĩ Kinh tế 5 Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam của Bùi Đức Tuấn năm 2009. Luận án tiến sĩ Kinh tế của Phạm Văn Hoà Nuôi trồng thuỷ sản ở Thừa Thiên Huế năm 2009. Tài liệu Hội nghị (2006), Đánh giá kết quả thực hiện chương trình NTTS giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010, Luận án tiến sĩ Cơ chế tài chính phát triển ngành thuỷ sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Đặng Thanh Sơn (2009). Quản lý nhà nước đối với sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản ở tỉnh Đồng Tháp, Luận án tiến sĩ của Huỳnh Minh Tuấn (2011). Sách Quản lý dựa vào cộng đồng và xây dựng vùng nuôi trồng thuỷ sản an toàn của Nguyễn Quang Lịch. Luận án tiến sĩ Kinh tế Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản vùng duyên hải miền Trung của Nguyễn Đình Dũng Luận án tiến sĩ Kinh tế Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam từ nay đến 2020 của Nguyễn Xuân Minh ( 2011). Phát triển nuôi tôm bền vững ở các tỉnh Duyên hải Miền Trung, Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Bảo (2010), Luận án tiến sĩ kinh tế Phương hướng và những giải pháp nhằm phát triển bền vững khai thác thuỷ sản vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Phạm Thị Dung (2009). 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN Đến nay vấn đề nuôi trồng thuỷ sản đã có khá nhiều công trình nghiên cứu. Kết quả của các công trình nghiên cứu đã đưa ra một bức tranh tổng quát về nguồn lợi thuỷ sản, tiềm năng, lợi thế NTTS của Việt Nam trên các mặt: môi trường nước mặn, nước ngọt, nước lợ, những nhân tố ảnh hưởng; thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển NTTS ở Việt Nam nói chung, khu vực Nam Trung Bộ nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện vấn đề hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực Nam Trung Bộ vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu. Đây chính là khoảng trống mà nghiên cứu sinh tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu trong luận án của mình. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu của các công trình là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài luận án. 6 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU 2.1. TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU 2.1.1. Khái niệm và các loại hình nuôi trồng thuỷ sản NTTS là khái niệm chỉ hai hoạt động "nuôi" và "trồng" các đối tượng thuỷ sản, gồm nuôi các loài động vật như cá, tôm, cua, ếch và trồng các loại thực vật như rong câu chỉ vàng, rong sụn trong môi trường nước ngọt, mặn và lợ. Nói cách khác, NTTS bao hàm mọi hoạt động có liên quan đến nuôi dưỡng sinh vật sống trong môi trường nước nhằm mục đích tăng cường hỗ trợ, cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn sinh vật sống và phục vụ tốt nhu cầu của con người. Phương thức nuôi trồng: Chuyên canh, luân canh và xen canh hỗn hợp. Các hình thức NTTS sau: Nuôi trồng thâm canh, nuôi trồng quảng canh, nuôi trồng bán thâm canh, nuôi công nghiệp. 2.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu - Nuôi trồng thuỷ sản liên quan đến sinh trưởng của các loài thuỷ sinh. - Nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi kỹ thuật khá phức tạp. - Nuôi trồng thuỷ sản là hoạt động có tỷ trọng hàng hoá cao nhưng mức độ rủi ro lớn. - Nuôi trồng thuỷ sản là ngành nông nghiệp có khả năng công nghiệp hoá cao. 2.1.3. Vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam - Nuôi trồng thuỷ sản cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng, nguồn nguyên liệu cho nhà máy và góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu. - Phát triển NTTS góp phần sử dụng hợp lý, có hiệu quả diện tích mặt nước, đất cát ven biển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. - Phát triển NTTS góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. - Phát triển nuôi trồng thuỷ sản góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế. 2.1.4. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu thuỷ sản Các quốc gia nhập khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam đưa ra các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thuỷ sản theo ba phương thức: Một là, các quy định về truy xuất nguồn gốc của sản phẩm thuỷ sản theo nguyên tắc kiểm soát từ ao nuôi đến bàn ăn. Hai là, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi nước có bộ quy định của mình về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, trong đó chú trọng các giới hạn cho phép của các chất có thể gây hại cho sức khoẻ con người. Ba là, quy định về bảo vệ môi trường. 7 2.2. HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.2.1. Khái niệm hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Theo Từ điển tiếng Việt (2006), "hỗ trợ" là giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào. Như vậy, khái niệm hỗ trợ được hiểu là sự trợ giúp từ bên ngoài, từ chủ thể này cho chủ thể khác. Quan niệm hỗ trợ của Nhà nước đối với người NTTS trong luận án này là tất cả những hoạt động của Nhà nước nhằm giúp đỡ người NTTS trên các phương diện tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi; trợ giúp về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản lý; cung cấp thông tin thị trường; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, phòng dịch 2.2.2. Sự cần thiết hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở nước ta Sự cần thiết phải hỗ trợ NTTS xuất khẩu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mà một số trong những nguyên nhân chủ yếu là: - NTTS có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, nhưng chưa có khả năng và điều kiện khai thác hết. - Người NTTS ở nước ta hiện nay năng lực còn yếu - Yêu cầu sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi trồng và nuôi trồng thuỷ sản. 2.2.3. Đặc điểm của hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Hỗ trợ phù hợp với đặc điểm ngành nuôi trồng thuỷ sản. - Đa dạng về chủ thể và phương thức hỗ trợ. - Hỗ trợ NTTS theo hướng khắc phục nhược điểm của người nuôi và đáp ứng yêu cầu của sản phẩm thuỷ sản. - Hỗ trợ phải phù hợp với các quy định của Thương mại quốc tế. 2.2.4. Nội dung hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Dựa vào quyết định số 1690/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 16 tháng 09 năm 2010 về việc Phê duyệt chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020. Các địa phương tổ chức triển khai xây dựng và hỗ trợ cho người nuôi trồng với các nội dung sau: - Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu. - Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu. - Đẩy mạnh đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. - Hỗ trợ phòng dịch và đối phó với thiên tai. - Hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. 8 - Hỗ trợ người NTTS tiếp cận nguồn lực đất đai. - Hỗ trợ cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra. 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới NTTS xuất khẩu. - Những biến động trên thị trường thuỷ sản thế giới. - Quan điểm, chính sách hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương. - Khả năng về các nguồn lực của nhà nước và các tổ chức cho công tác hỗ trợ. - Khả năng tiếp nhận hỗ trợ của người nuôi trồng thuỷ sản. 2.3. KINH NGHIỆM HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG TRONG NƯỚC 2.3.1. Kinh nghiệm hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản của một số nước trên thế giới - Kinh nghiệm hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu của Trung Quốc Trung Quốc hỗ trợ người NTTS bằng cách đặt hàng cho các trường đại học, các viện nghiên cứu và trạm thực nghiệm cho sinh sản nhân tạo, để cung cấp giống cho người nuôi trồng, đồng thời các cơ sở này tổ chức các khoá đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi. Bộ Nông nghiệp Trung quốc thông qua Cục Thanh tra, Kiểm tra chất lượng và Kiểm dịch đã áp dụng chế độ cấp giấy phép nghiêm ngặt đối với các cơ sở nuôi và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu phải có chứng nhận kiểm tra của Cục. Trung Quốc mở rộng hệ thống quản lý HACCP nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn. - Kinh nghiệm hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu của Ấn Độ Ấn Độ chủ trương kêu gọi nước ngoài đầu vào cơ sở hạ tầng, vào mạng phân phối và kho lạnh bảo quản để giúp ngư dân và các nhà xuất khẩu bảo quản tốt sản phẩm, tăng giá bán trên thị trường quốc tế. Chính phủ tham gia tích cực các chương trình hỗ trợ cho người nuôi trồng về tài chính, đào tạo nuôi, khuyến khích chế biến xuất khẩu, bảo quản sau thu hoạch. Tuy nhiên có một vấn đề của ngành thuỷ sản Ấn Độ mắc phải, đó là điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thuỷ sản khá thấp. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với thuỷ sản Ấn Độ nói riêng, đối với toàn nền kinh tế Ấn Độ nói chung - Kinh nghiệm hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu của Thái Lan Chính phủ Thái Lan đã thực hành quản lý chất lượng thức ăn nuôi thuỷ sản khá tốt. Với chính sách an toàn thực phẩm thuỷ sản, Thái Lan đã đẩy mạnh chiến lược truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ trại nuôi đến bàn ăn. 9 Trách nhiệm của các nhà sản xuất thức ăn ở Thái Lan là phải sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như Quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thuỷ sản (CoC) và thực tiễn nuôi tốt (GAP). Nhờ kiểm tra chất lượng thức ăn và quy trình nuôi khá tốt, nên Thái Lan là nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới nhưng ít khi phải đối diện rào cản chất cấm tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản. 2.3.2. Kinh nghiệm hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu tại một số tỉnh khu vực Nam Trung Bộ - Sóc Trăng Sóc Trăng lập quỹ hỗ trợ phát triển thuỷ sản trị giá 1,3 tỷ đồng, quỹ này được thành lập với mục đích tạo nguồn kinh phí giúp Hiệp hội tôm Mỹ Thanh hợp tác với các viện, trường, các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, xây dựng các mô hình nuôi tôm hiệu quả, bền vững. Đồng thời có kinh phí để giúp các cơ sở, hộ nuôi tôm gặp rủi ro, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Đây là địa phương đầu tiên vận động thành lập nguồn quỹ này. - Vĩnh Long Chi cục thuỷ sản tỉnh Vĩnh Long đã triển khai dự án đầu tư 455 triệu. Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè theo hướng VietGAP với đối tượng nuôi chủ yếu là cá điêu hồng. Đây là dự án nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật giúp người nuôi cá xây dựng được vùng nguyên liệu đạt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho môi trường. 2.3.3. Một số bài học hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản cho khu vực Nam Trung Bộ Thứ nhất, cần coi trọng NTTS, nhất là đối với một nước có nhiều tiềm năng như nước ta. Khi sản lượng khai thác ngày càng hạn chế so với nhu cầu của thế giới, yêu cầu ngày càng cao của các nước nhập khẩu về bảo vệ tài nguyên biển, thì NTTS xuất khẩu là giải pháp thay thế đầy hy vọng. Thứ hai, Nhà nước cần hỗ trợ nhiều phương thức đa dạng đối với hộ NTTS xuất khẩu sao cho phù hợp với các nguyên tắc thương mại quốc tế. Thứ ba, đi cùng với hỗ trợ, Nhà nước cần quản lý, kiểm tra chặt chẽ lĩnh vực nuôi trồng và XKTS. Thứ tư, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản theo hướng thâm canh và công nghệ cao. Thứ năm, các quốc gia cần đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu thuỷ sản và hệ thống thông tin và thống kê thuỷ sản 10 Chương 3 THỰC TRẠNG HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU Ở CÁC TỈNH KHU VỰC NAM TRUNG BỘ 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở CÁC TỈNH KHU VỰC NAM TRUNG BỘ 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ 3.1.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình: Khu vực Nam Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nằm ở vùng đất ven biển, kéo dài từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 44,4 nghìn km 2 .Toàn vùng có nhiều bán đảo và 02 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển Đông tiếp giáp và trải dài theo chiều dài của khu vực Nam Trung Bộ nên tài nguyên lớn nhất của vùng này là biển và thềm lục địa. 3.1.1.2. Điều kiện khí hậu: Khí hậu toàn vùng có 2 mùa khô, mưa rõ rệt. Thời tiết nắng nóng quanh năm, nước trong, độ mặn cao, chất lượng nước biển phù hợp với việc sản xuất tôm giống tạo điều kiện cho phát triển các cơ sở cung cấp tôm giống cho cả nước. 3.1.1.3. Tài nguyên biển, sông, hồ: Biển và các vùng đất ngập nước trong vùng là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế và cộng đồng, đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thuỷ sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ Sổ thống kê cho thấy 64% trong khu vực là nông dân, (chủ yếu làm nghề trồng trọt, khai thác và NTTS). Phát triển NTTS ở Nam Trung Bộ thời gian qua, chủ yếu vẫn là con tôm sú và con tôm thẻ đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và các xã nghèo ven biển, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy sản xuất thuỷ sản xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. 3.1.3. Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ 3.1.3.1. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ * Thành phố Đà Nẵng: Diện tích nuôi và sản lượng thực tế: nước lợ năm 2012 là 90 ha, sản lượng 150 tấn, nuôi cá nước ngọt là 500 ha, sản lượng 600 tấn. Ngoài ra nghề nuôi biển có khoảng 100 lồng nhỏ chuyên nuôi nâng cấp giống tôm hùm và nuôi thương phẩm tôm hùm cùng với một số loài cá mú, cá hồng, cá cam * Tỉnh Quảng Nam: Tổng diện tích NTTS năm 2011 là 7.472 ha với sản 11 lượng 22.082 tấn, trị giá khoảng 1.555 tỷ đồng. Tổng số cơ sở sản xuất và lưu giữ trên địa bàn tỉnh là 71 cơ sở sản xuất và lưu giữ giống tôm; 9 cơ sở sản xuất và lưu giữ giống Cá thuỷ sản nước ngọt. * Tỉnh Quảng Ngãi: Mặc dù những năm gần đây ngư dân không còn mặn mà với con tôm nuôi như những năm trước, nhưng Quảng Ngãi vẫn sử dụng 1400 ha để NTTS, sản lượng năm 2010 đạt 6.938 tấn, năm 2011 tổng diện tích NTTS cũng đạt 1.477 ha tăng 5,5% so năm 2010. * Tỉnh Bình Định: Sản lượng NTTS năm 2012 đạt 8.701,3 tấn, trong đó sản lượng nuôi tôm nước lợ đạt 5.445,9 tấn, nhưng tổng sản lượng thuỷ sản 2012 đạt 173.180,7 tấn, Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn tỉnh trong năm 2012 đạt 51,3 triệu USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ 2011(44 triệu USD). Ương nâng cấp tôm hùm lồng với tổng thể tích là 519m 3 , số lượng tôm ương 293.400 con. * Tỉnh Phú Yên: Toàn tỉnh có tổng diện tích ao, đìa NTTS là 2.635ha.Tổng số lồng bè nuôi tôm hùm và cá biển là 28.806 lồng. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 7.711,9 tấn. Sản xuất giống: toàn tỉnh có 116 trại sản xuất giống thuỷ sản, sản lượng giống thuỷ sản năm 2012 ước đạt 600 triệu con. * Tỉnh Khánh Hoà: Năm 2012 diện tích nuôi tôm 2.360 ha và sản lượng 12.269 tấn. Đối tượng nuôi biển bao gồm các nhóm giáp xác: (tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ, tôm bạc, tôm tít, ghẹ nhàn, ghẹ xanh, cua xanh, da gai (hải sâm); nhuyễn thể (ốc hương, trai tai tượng, trai ngọc) và cá (cá mú, cá hồng, cá bớp, cá cảnh biển). Sản lượng tôm hùm trong năm 2012 thu được 854 tấn. Sản lượng cá biển nuôi lồng bè tăng đến 5.575 tấn năm 2012. Sản lượng nuôi cá nước ngọt là 271 tấn và sản xuất và cung cấp giống tôm sú, năm 2012 đạt 1.020 tỷ con. 3.1.3.2. Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực Nam Trung Bộ Đà Nẵng ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, do đó mặt nước NTTS ngày càng bó hẹp, buộc Đà Nẵng phải đầu tư chiều sâu. Hình thức nuôi tôm chính tại Đà Nẵng là thâm canh. Quảng Nam: Người NTTS được tổ chức học tập, huấn luyện các phương pháp nuôi tôm tại địa phương và kết quả đã hướng mọi người thực hiện nuôi tôm bằng phương pháp BTC. Từ năm 2004 đến 2008, dân nuôi theo hướng bán thâm canh. Một số hộ đã bước đầu chuyển sang nuôi trồng theo hình thức thâm canh. Bình Định: Xác định chậm nhưng chắc nên vẫn NTTS theo hướng quản canh cải tiến, phương pháp này hạn chế hiệu quả nhưng đảm bảo môi trường nuôi thân thiện, điều đó đã hỗ trợ cho NTTS ở Bình Định ổn định và phát triển. Khánh Hoà, Phú Yên tập trung phần nhiều cho nuôi BTC, với tỷ lệ nuôi chiếm trên 65% đến 90%, số còn lại, dù vẫn còn sử dụng hình thức QCCT, nhưng thời gian gần đây đã xoá dần phương thức nuôi QCCT. 3.1.3.3. Thực trạng dịch vụ cho nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ * Sản xuất giống thuỷ sản. 12 * Cơ sở hạ tầng thuỷ lợi phục vụ NTTS. * Về sản xuất cung ứng thức ăn, chế phẩm sinh học và thuốc thú y thuỷ sản. * Dịch vụ tài chính, ngân hàng. * Công tác khuyến ngư, đào tạo nghề, tiếp cận kỹ thuật. 3.2. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC NAM TRUNG BỘ 3.2.1. Thực trạng quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển Thuỷ sản đến năm 2020. Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về chính sách hỗ trợ áp dụng qui trình thực hành sản xuất nông nghiệp trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Dựa trên các quyết định của Thủ tướng Chính phủ các địa phương triển khai quy hoạch ngành thuỷ sản của địa phương với nghề NTTS. Cụ thể là: * Đà Nẵng: Thành phố phát triển du lịch xanh, vì thế NTTS gần như không mở rộng thêm mà chỉ phát triển theo hướng chuyên sâu. * Quảng Nam: Trên cơ sở qui hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch khai thác sử dụng đất NTTS theo hướng sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước nuôi mặn, lợ và nuôi nước ngọt. * Bình Định: Báo cáo UBND tỉnh, Điều chỉnh, bổ sung qui hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020. * Phú Yên: Quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh các vùng qui hoạch NTTS, giao thông, thuỷ lợi, điện, đường, đồng thời khai thác các loài hải sản có giá trị cao, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu có sản lượng ổn định và chất lượng. * Khánh Hoà: Để thực hiện được qui hoạch NTTS đến 2020.Các dự án chủ yếu tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi; chuyển giao công nghệ các đối tượng nuôi mới; kiểm định tôm sú giống,tiếp nhận ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo các giống thuỷ sản năng suất và chất lượng cao. 3.2.2. Hỗ trợ đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Hỗ trợ xây dựng đường giao thông, điện, bảo vệ môi trường, công nghệ mới. Hệ thống giao thông khu vực Nam Trung Bộ gồm quốc lộ 1A xuyên suốt, kết hợp với giao thông nội tỉnh, đường liên huyện, liên xã. Đặc biệt giao thông bằng đường hàng không,cũng góp phần vận chuyển nhanh chóng, kinh tế hơn. Để phát triển thành qui mô lớn, Nhà nước phải qui hoạch nuôi tập trung và bê tông hoá đường liên thôn, liên xã, liên huyện để vận chuyển thuỷ sản dễ dàng, hiệu quả hơn. 13 Sớm đưa dòng điện về các khu vực NTTS Nam Trung Bộ cho người dân được hưởng ánh sáng công nghiệp, hạn chế được chi phí đầu vào và có trách nhiệm với môi trường. 3.2.3. Hỗ trợ đào tạo nâng cao kiến thức nguồn nhân lực nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu - Nghị định số 56/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 04 năm 2005 về Khuyến nông, khuyến ngư. - Thông qua các lớp học, nâng cao nhận thức của ngư dân về công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới, qua đó nâng cao hiểu biết về chính sách nhà nước, thị trường, pháp luật, kỹ thuật NTTS, và các thông tin cho các dịch vụ khác phục vụ cho NTTS cần biết. 3.2.4. Hỗ trợ đầu tư nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho người nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu - Kỹ thuật tiên tiến và con giống tốt sẽ quyết định phần lớn hiệu quả trong quá trình nuôi trồng, Nhà nước hỗ trợ cho các viện khoa học, trường đại học, trạm thực nghiệm tìm ra thuốc, con giống mới, tốt, phù hợp thổ nhưỡng Việt Nam. - Kết quả khoa học được ứng dụng và chuyển giao cho người nuôi trồng 3.2.5. Hỗ trợ phòng dịch và phòng chống thiên tai trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2007 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Từng địa phương thực hiện triển khai theo quyết định trên. Trung tâm Quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh miền Trung đặt 8 trạm quan trắc tại các địa phương trong khu vực Nam Trung Bộ. 3.2.6. Hỗ trợ tín dụng đối với hộ và cơ sở nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Nhu cầu vay vốn của người dân NTTS rất lớn,Vì vậy nhà nước phải có chính sách tăng cường hỗ trợ cho người nuôi trồng được tiếp cận nguồn vốn 3.2.7. Hỗ trợ chọn, tạo và quản lý chất lượng giống NTTS xuất khẩu Giống có tầm quan trọng quyết định đối với năng suất và hiệu quả NTTS. giống có chất lượng, tin cậy, đáp ứng đủ nhu cầu thì nghề NTTS mới phát triển tốt. Việc lai tạo và duy trì nhân tạo giống thuỷ sinh cần sự phối hợp các cơ quan chức năng của Nhà nước. Vì thế, mỗi địa phương trong khu vực Nam Trung Bộ có những giải pháp hỗ trợ giống về NTTS khác nhau, nhằm chủ động trên cơ sở gắn kết việc sản xuất giống với vùng nuôi được an toàn và thuận lợi để phát 14 triển mạnh, nhà nước thường phải hỗ trợ đáng kể khâu nhân và cung cấp giống cho người nuôi. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuỷ sản chuyên ngành là hỗ trợ người NTTS quản lý và kiểm soát chất lượng giống từ cơ sở sản xuất cho đến con giống trên thị trường. 3.2.8. Hỗ trợ quảng bá và xúc tiến thương mại, xây dựng và bảo hộ thương hiệu trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, được áp dụng cho việc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia 2011. Sự hỗ trợ của Nhà nước là tạo thuận lợi để doanh nghiệp có điều kiện và cơ sở tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại được nhanh chóng. Song song với xúc tiến thương mại, việc xây dựng thương hiệu, bảo hộ thương hiệu là hết sức cần thiết, bởi thương hiệu là hình ảnh của một doanh nghiệp, được người tiêu dùng đánh giá cao và yêu thích sản phẩm. Nghiên cứu, hỗ trợ, đào tạo các cán bộ được theo học các lớp nghiệp vụ hoặc tiếp xúc những vụ kiện quốc tế để nâng cao hiểu biết về pháp luật quốc tế, tư vấn cho người nuôi trồng những kiến thức bổ ích cho nuôi trồng và cách phòng chống rủi ro. 3.2.9. Hỗ trợ liên kết theo chuỗi giá trị ngành hàng nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Vấn đề trong hệ thống liên hoàn khép kín từ hồ nuôi, trồng cho đến bàn ăn người tiêu dùng; Người nuôi phối hợp với nhà máy sản xuất chế biến để nhanh chóng đưa sản phẩm có chất lượng đảm bảo và hạn chế tiêu hao số lượng do vận chuyển và chậm trễ thời gian làm giảm chất lượng sau thu hoạch. Đó là sự kết hợp đồng bộ giữa nhà máy với người nuôi trồng, hỗ trợ của Nhà nước, phù hợp với điều kiện WTO. 3.2.10. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Hỗ trợ chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu với sản phẩm đặc trưng khu vực gắn với đặc tính vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện môi trường Hỗ trợ hành lang pháp lý, bảo vệ quyền lợi của người NTTS xuất khẩu. 3.3. ĐÁNH GIÁ HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC NAM TRUNG BỘ 3.3.1. Thành công trong hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ Thông tư số 156/2009/ TT-BTC ngày 03/08/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, đầu tư vào các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng NTTS, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn. 15 - Công tác kiểm soát chất lượng con giống: Nhà nước thường xuyên kiểm tra và chế tài mạnh với những trung tâm không thực hiện các qui định của cơ quan pháp luật có thẩm quyền quản lý - Công tác kiểm soát chất lượng thức ăn, hoá chất thuốc thú y: Cán bộ thị trường và những người có chức trách đã thường xuyên kiểm tra, chế tài mạnh tạo thị trường ổn định. - Hỗ trợ sản xuất : Xây dựng được cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ quan trắc viên, được bổ sung dần đủ để đáp ứng nhu cầu quan trắc. - Hỗ trợ xuất khẩu (xúc tiến thương mại và pháp lý): Hoạt động xuất khẩu, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu văn hoá, luật pháp, tập quán thương mại của mỗi nước hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp. - Hỗ trợ cơ sở hạ tầng: Chính phủ ra Quyết định địa phương triển khai hỗ trợ người nuôi trồng như : Bê tông hoá kênh mương, đường nông thôn, chính sách hỗ trợ phòng chống thiên tai, điện đến khu vực NTTS, quan trắc, thuỷ lợi 3.3.2. Hạn chế trong hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ 3.3.2.1. Hạn chế trong quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản Thực trạng công tác quy hoạch thời gian qua luôn đi sau hoạt động nuôi thuỷ sản tại địa phương, do đó việc quy hoạch lại một số vùng nuôi là điều rất khó đối với cơ quan quản lý. Mặt khác ý thức và nhận thức về môi trường của phần lớn người nuôi chưa cao, tự ý xả nước các ao bị bệnh ra môi trường, đe doạ nghiêm trọng đến tính bền vững nghề NTTS. Các cơ sở sản xuất tôm giống nhỏ, thủ công hoặc chưa được quy hoạch cụ thể. Sự phân bổ không đồng đều các cơ sở sản xuất giống, dẫn đến việc vận chuyển giống đi xa, vừa tăng giá thành, làm giảm chất lượng con giống ảnh hưởng đến quá trình nuôi. Chính sách giao, thuê đất, quy hoạch trong NTTS xuất khẩu còn nhiều vấn đề bất cập không hợp lý 3.3.2.2. Hạn chế trong kiểm soát chất lượng con giống Công tác kiểm dịch và kiểm tra giống tại các địa phương còn bất cập, chồng chéo giữa cơ quan thú y với NTTS. Lực lượng kiểm tra viên còn mỏng, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra kiểm dịch còn thiếu. Công tác kiểm soát chất lượng thức ăn, hoá chất thuốc thú y của các cơ quan quản lý mang tính thụ động, chưa kịp thời. 3.3.2.3. Hạn chế về quan trắc và cảnh báo môi trường nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Việc phối hợp và trao đổi thông tin giữa các Trung tâm quan trắc với nhau và với các đơn vị quan trắc ngoài ngành nông nghiệp còn chưa kịp thời, chưa phục vụ tích cực cho hoạt động quản lý sản xuất NTTS. 16 3.3.2.4. Hạn chế trong hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Việc phát triển nuôi trồng trong khu vực phát triển quá nhanh, không có kế hoạch và nẩy sinh tình trạng bất ổn trong các tiểu khu vực từ sinh hoạt, môi trường, giao thông, điện...ai cũng biết kể cả chính quyền sở tại nhưng không ai chịu trách nhiệm. Điều này Chính quyền địa phương tại khu vực phải có trách nhiệm đứng ra huy động bằng nhiều biện pháp và kêu gọi hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực. 3.3.3. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trong hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ 3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan - Do yếu tố tự nhiên không thuận lợi, dễ bị rũi ro thiên tai vì thế hỗ trợ NTTS gặp nhiều khó khăn, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện thuỷ lợi, nhiều khi hỗ trợ, đầu tư xây dựng nhưng lại bị huỷ hoại do mưa, bão, lũ lụt hoặc công trình nhanh chóng xuống cấp do khí hậu khắc nghiệt: nắng nóng, khô hạn, bệnh dịch, - Tập quán thói quen khai thác nguồn lợi tự nhiên và sử dụng lợi ích đa dạng sinh học còn lạc hậu. - Trình độ học vấn của người NTTS hạn chế nên khó khăn và chậm áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. - Các ban ngành phối hợp hỗ trợ trong NTTS xuất khẩu chưa đồng bộ. hợp lý. - Việc hỗ trợ lãi suất vay vốn theo quyết định 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/Ttgchưa được người dân - Xuất phát điểm nền kinh tế khu vực Nam Trung Bộ còn thấp, trình độ phát triển sản xuất NTTS xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc Hỗ trợ NTTS xuất khẩu phải đảm bảo các nguyên tắc của WTO đặt ra. 3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan - Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, nghiên cứu chuyển giao khoa học, công nghệ NTTS xuất khẩu, công tác quản lý môi trường, công tác quản lý nhà nước về giống, thức ăn, hoá chất, vệ sinh an toàn thực phẩm, còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được thực tiễn. - Thiếu các nội dung, phương pháp hỗ trợ kịp thời, với điều kiện đặc thù của vùng NTTS xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ, thay vào đó, vẫn còn tâm lý trông chờ vào chủ trương, chính sách của nhà nước. - Việc hỗ trợ thiếu tính liên kết, phối hợp giữa các đối tượng NTTS xuất khẩu vẫn còn tình trạng hỗ trợ mang tính thời vụ, ngắn hạn dẫn đến hiệu quả còn thấp. - Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc phối hợp hỗ trợ cho NTTS xuất khẩu còn nhiều bất cập, hạn chế, dẫn đến các chính sách hỗ trợ không đến tay người NTTS xuất khẩu. - Các doanh nghiệp hợp tác chưa chặt chẽ với nhau, cùng địa phương và nông dân xây dựng thương hiệu tập thể, chưa liên kết, phối hợp doanh nghiệp xuất khẩu - địa phương - nông dân xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định, bền vững- xuất khẩu và phát triển. 17 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC NAM TRUNG BỘ 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC NAM TRUNG BỘ 4.1.1. Dự báo bối cảnh trong và ngoài nước tác động đến việc nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu trong những năm tới 4.1.1.1. Dự báo những thay đổi có ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản Mục tiêu NTTS của nước ta nói chung, của khu vực NTB nói riêng là phát triển nhanh, hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững, góp phần từng bước CNH, HĐH nông thôn, tạo ra vùng nuôi có sản lượng lớn, chất lượng cao, có điều kiện áp dụng các chương trình nuôi cải tiến và bảo vệ môi trường, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, tăng cường bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển, đảo của Tổ quốc. 4.1.1.2. Dự báo thị trường thuỷ sản thế giới Dự báo Chính phủ các nước ủng hộ chương trình phát triển NTTS nhằm cải thiện mức sống, sẽ tập trung hỗ trợ người NTTS ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình nuôi trồng. Vậy, sản phẩm NTTS dễ vào thị trường nhập khẩu của các nước. Các nhà khoa học khuyến nghị, nước ta muốn tăng nhanh sản lượng NTTS cần áp dụng các biện pháp: + Để hạn chế hao hụt, mất mát, hư hỏng sau thu hoạch. Nhà nước phải hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kho lạnh, mát, thiết bị sấy khô, trang thiết bị bảo quản, + Đưa ra giải pháp tăng năng suất, tăng vụ, tăng chất lượng, biến đổi zen, + Thay đổi nhu cầu, đòi hỏi nhà sản xuất nhanh chóng đưa ra sản phẩm thuỷ sản khác đáp ứng nhu cầu thay thế cho người tiêu dùng 4.1.1.3. Dự báo xu hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ trong những năm tới - Quy mô: Cần tăng cường nuôi thâm canh trên ao nuôi, mặt nước hiện có, đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất, hiệu quả NTTS trên diện tích đã có. - Áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình NTTS. - Nhu cầu về kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện phục vụ NTTS trong khu vực sẽ tăng nhanh. 18 - Chủng loại nuôi trồng đa dạng hơn, có giá trị kinh tế cao. - Dự báo sự thay đổi trình độ người nuôi trồng: Chính quyền địa phương, khuyến ngư tổ chức các lớp học nhằm hỗ trợ nuôi trồng. Người nuôi trồng, muốn phát triển kinh tế phải ý thức được vấn đề việc làm, thoát nghèo, môi trường. Vì vậy họ khuyến khích con em đi học nghiệp vụ, học đại học, để nâng cao kiến thức. - Phát huy lợi thế tiềm năng, môi trường tự nhiên và sức mạnh nguồn nhân lực, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, dự báo nghề NTTS nước ta sẽ tiến tới áp dụng hệ thống kiểm soát HACCP, coi HACCP là điều kiện bắt buộc để phát triển sản phẩm. 4.1.2. Phương hướng đổi mới hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ Để thích ứng với các dự báo nêu trên, hoạt động hỗ trợ NTTS ở khu vực NTB trong thời gian tới cần đổi mới theo các phương hướng sau đây: Thứ nhất, chuyển từ hỗ trợ phát triển theo chiều rộng sang hỗ trợ phát triển theo chiều sâu Thứ hai, chuyển dần sang các phương thức hỗ trợ phù hợp theo quy định của WTO. Thứ ba, ưu tiên các hỗ trợ đầu vào, nhất là khoa học công nghệ, đào tạo nghề. Thứ tư, coi trọng bảo hộ thương hiệu sản phẩm NTTS Việt Nam Thứ năm, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào NTTS Thứ sáu, chú trọng hỗ trợ để hình thành liên kết nuôi trồng - chế biến - xuất khẩu. 4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC NAM TRUNG BỘ 4.2.1. Bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ Qui hoạch khu vực, vùng cát, đầm phá, ven đảo, dựa vào thổ nhưỡng xác định đối tượng nuôi, khu vực nuôi, khu vực sản xuất giống tập trung, phân bổ hợp lý, thuận tiện, qui hoạch hệ thống sản xuất thức ăn và các dịch vụ phục vụ cho NTTS. Giống là một trong những mối quan trọng trong quá trình nuôi, cần phải nghiên cứu phát triển giống mới khoẻ, tốt, đáp ứng những điều kiện sống như giống nuôi tự nhiên, nâng cao năng suất sản xuất giống để phục vụ NTTS ngày 19 càng phát triển. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho các khu NTTS thâm canh tập trung, khu sản xuất giống tập trung, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu vực nuôi trồng. Xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển NTTS. Tại khu vực Nam Trung Bộ, các hộ nuôi hợp tác cộng đồng, thực hiện tất cả các qui trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, thả giống đúng vụ, và khử ao, hồ, đúng qui trình kết quả sẽ rất khả quan. 4.2.2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - Hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện và hậu cần phục vụ NTTS Hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện là yếu tố quyết định thứ hai, rất cần cho những người NTTS. Hệ thống cung ứng và xử lý nước thải hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu NTTS, điện cũng là yếu tố rất cần cho những người NTTS. Hiện nay, người nuôi trồng sử dụng máy phát điện phục vụ ánh sáng, bơm nước, chạy máy sục khí. đường giao thông cũng có vai trò quan trọng cho việc vận chuyển sản phẩm đến nhà máy hoặc nơi thu mua + Thuỷ lợ : Nhà nước cần Đầu tư và vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ cấp thoát nước (mặn, lợ), xây dựng các trục kênh cấp nước (ngọt lợ), xây dựng hệ thống thuỷ lợi nội đồng, đẩy mạnh nạo vét, mở rộng kênh tiêu, kênh cấp. + Giao thông: Ngoài việc nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông cũ đã xuống cấp, Nhà nước cần hỗ trợ quy hoạch, xây dựng mới các con đường liên thôn, đầu tư nạo vét các con đường thuỷ tạo điều kiện cho người nuôi trồng thay đổi thói quen tạm bợ , nhen nhúm, nhỏ lẻ và cam chịu của người miền Trung. + Hệ thống điện: Hỗ trợ đảm bảo hệ thống điện phục vụ NTTS xuất khẩu vùng Nam Trung Bộ, trên cơ sở đã quy hoạch các vùng nuôi tập trung. Ngành điện cần đầu tư điện ba pha phục vụ cho nuôi trồng.Khi có điện ba pha thì người NTTS sẽ giảm được chi phí đầu tư trạm bơm điện và chi phí vận hành, vận hành tiện lợi, chủ động và môi trường tốt hơn so với trạm bơm điện bằng dầu. 4.2.3. Giải pháp về hỗ trợ dịch vụ hậu cần - Điều chỉnh sắp xếp lại hệ thống sản xuất giống của vùng, kết hợp với vùng sản xuất giống tập trung ở đồng bằng sông cửu long nhằm tạo cơ sở thuận lợi cho người sản xuất và thuận lợi cho việc kiểm soát quản lý chất lượng. - Hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống đầu tư thiết bị kiểm tra chất lượng giống và hệ thống xử lý môi trường. 20 - Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra dịch con giống; phát triển hệ thống dịch vụ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch NTTS thay vì nhà nước phải kiểm tra các cơ sở nhỏ lẻ thì chỉ nên xây dựng các văn bản để kiểm soát hoạt động các cơ sở kiểm dịch của Bộ, sở NN& PTNT nhằm hạn chế chi phí nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý. - Hỗ trợ đầu tư chiều sâu, nghiên cứu công nghệ cải thiện chất lượng di truyền giống. - Tăng cường kiểm soát mạnh mẽ việc nhập khẩu thuốc, hoá chất, cho NTTS và có cơ chế kiểm soát giá. - Tăng cường kiểm soát các cơ sở kinh doanh thuốc, hoá chất; xử phạt nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc, hoá chất trong NTTS. 4.2.4. Giải pháp hỗ trợ khoa học và bảo vệ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu - Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp nhập thiết bị máy móc hiện đại, đáp ứng những yêu cầu phục vụ cho công tác nuôi trồng làm tăng năng suất nuôi trồng, hỗ trợ cho sản phẩm tăng phần lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm trong khu vực. - Công nghệ được áp dụng vào sản xuất giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc, hoá chất, an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng, - Quan trọng nhất là sản phẩm sau thu hoạch phải nhanh chóng được bảo quản, chế biến và đóng gói, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tăng cường nghiên cứu khoa học công nghệ trong NTTS xuất khẩu, áp dụng các quy trình nuôi thân thiện với môi trường, đồng thời hỗ trợ hoàn thiện xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường; nâng cao nhận thức việc sử dụng hiệu quả nguồn nước và bảo vệ môi trường nước cho NTTS trên cơ sở pháp luật và tiêu chuẩn Nhà nước. - Ứng dụng công nghệ vi sinh, biogas để xử lý chất thải hữu cơ tại các bến cảng cá nhằm giảm bớt tác động gián tiếp lên môi trường các khu nuôi. 4.2.5. Giải pháp hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu - Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm, có kỹ năng trong công tác NTTS, chấp hành tốt các qui trình học tập để nâng cao về chuyên môn. 21 - Bổ sung kiến thức về những quy định của các tổ chức quốc tế WTO, những cam kết hội nhập của Việt Nam, các hoạt động, mức độ bảo hộ của các mặt hàng cụ thể cho người NTTS. - Thành lập các trạm khuyến ngư cấp huyện ở tất cả các huyện trong vùng, Xây dựng đội kỹ thuật thuỷ sản và cán bộ khuyến ngư xã, đồng thời xây dựng chương trình khuyến ngư ở các đài truyền thanh và truyền hình địa phương. Hỗ trợ, tuyên truyền, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về giống, phương pháp NTTS tốt nhất, khuyến khích người nuôi trồng tham quan những mô hình sản xuất đạt năng suất cao, các phương pháp nuôi cộng đồng. 4.2.6. Giải pháp hỗ trợ tín dụng cho hoạt động nuôi trông thuỷ sản xuất khẩu Nam Trung bộ - Mời ngân hàng tham gia và liên kết nuôi trồng, chế biến xuất khẩu. - Các doanh nghiệp đứng ra tổ chức công ty tài chính - ngân hàng của riêng mình theo luật pháp quy định. -Thực hiện chương trình ưu đãi cho các nhà đầu tư NTTS ở các vùng sâu, vùng xa. - Ưu tiên đầu tư vốn cho phát triển các vùng và đối tượng nuôi cho chế biến các sản phẩm thuỷ sản mới có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng. 4.2.7. Giải pháp hỗ trợ thị trường và xúc tiến thương mại Hiện nay người tiêu dùng chưa biết nhiều về sản phẩm thuỷ sản Nam Trung Bộ. Như vậy chính quyền các địa phương trong khu vực nên có nhiều kênh thông tin đến với người tiêu dùng về sản phẩm của mình, về nguồn gốc, về địa phương, về người nuôi, người chế biến và cơ sở xuất khẩu. - Các doanh nghiệp trong vùng cần đổi mới công nghệ để đa dạng hoá mặt hàng. - Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với người nuôi phối hợp, chia sẽ thông tin đồng thời quản lý và chống lại hành vi bơm chích tạp chất vào các sản phẩm thuỷ sản theo chương trình hành động chung. - Nhanh chóng thực hiện việc mã hoá vùng nuôi, trên cơ sở đó các doanh nghiệp chế biến và XKTS thực hiện việc ghi xuất xứ sản phẩm trên bao bì và thương hiệu hàng hoá của doanh nghiệp, cần cải tiến mẫu mã bao bì và xây dựng thương hiệu nhãn mác cho sản phẩm thuỷ sản của doanh nghiệp đó. - Đẩy mạnh việc chế biến và xuất khẩu hàng thuỷ sản có thể tiêu thụ trực tiếp đến mạng lưới siêu thị của các nước nhập khẩu . 22 4.2.8. Phối hợp tập thể trong hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản Ven biển Nam Trung Bộ có những dải đất không thể làm nông được, vậy tổ chức NTTS trên mảnh đất khô cằn đó, với phương thức quản lý cộng đồng, mỗi phương thức có một lợi thế nhất định, riêng nuôi trồng bằng phương pháp quản lý cộng đồng sẽ trao đổi, hỗ trợ kinh nghiệm cho nhau giúp nhau xử lý môi trường, thông tin, quá trình nuôi trồng trong khu vực. * Tạo quỹ dự phòng, xoá đói giảm nghèo, mở rộng NTTS xuất khẩu. Chúng ta phải tạo quỹ dự phòng, quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ hỗ trợ, các quỹ này. Cùng nhau xây dựng và phát triển quỹ với tiêu chí giúp đỡ cùng vượt qua khủng hoảng, cùng phát triển, nội quy sử dụng phù hợp với những việc làm thiết thực, cụ thể của người nông dân đóng góp tạo thành quỹ đó. * Doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phấn đấu trở thành đại diện trung thực của người NTTS xuất khẩu trên thương trường. Để khẳng định doanh nghiệp XKTS là đại diện trung thực của người NTTS xuất khẩu.Trên thương trường, doanh nghiệp phải chứng minh mình đang xuất khẩu sản phẩm có nguồn gốc nuôi trồng từ người nông dân Việt Nam. Doanh nghiệp có trách nhiệm giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm thuỷ sản, nơi sản xuất, chế biến, xuất khẩu và nhận thông tin từ nhà nhập khẩu để thông qua chính quyền, câu lạc bộ,..khuyến cáo cho người nuôi trồng biết những thông tin tốt, xấu của họ . Doanh nghiệp phải nâng cao tỷ lệ công nghệ trong sản phẩm ngày càng mang tính môi trường, sáng tạo, công nghệ và trí tuệ chỉ như vậy mới bền vững. 4.2.9. Hoàn thiện các nội dung, phương thức hỗ trợ khác cho nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực nam Trung bộ - Nội dung, phương thức hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho người nuôi thực hiện tốt khâu nuôi trồng và hạn chế những lỗi mà nhà nhập khẩu cho là lỗi, thông qua rào cản thương mại và người nuôi sẽ đạt được những kết quả cao nhất như mong muốn, đồng thời tránh những rủi ro mà chủ quan gây ra. + Hỗ trợ xây dựng các đầu mối xuất khẩu mạnh. + Hỗ trợ khắc phục tính thời vụ và chủ động phòng chống thiên tai. + Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu. + Khuyến khích động viên xuất khẩu sản lượng nhiều, giá trị gia tăng cao. + Hỗ trợ phát triển dịch vụđầu vào cho nuôi trồng. 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Hỗ trợ NTTS xuất khẩu là những hoạt động của nhà nước nhằm giúp đỡ người NTTS trên các phương diện tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi; trợ giúp về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản lý; cung cấp thông tin thị trường; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, phòng dịch qua đó giúp người NTTS tận dụng hết cơ hội xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng và nâng cao lợi thế cạnh tranh xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Hỗ trợ NTTS xuất khẩu có đặc điểm riêng, khác với hỗ trợ NTTS nói chung ở những điểm: nhà nước không những cần hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt các yêu cầu của WTO, mà còn phải hỗ trợ cho người nuôi nắm bắt cơ hội, tiếp cận, hướng dẫn người nuôi thực hiện chương trình bảo vệ môi trường, tuân thủ nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm; NTTS xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà WTO yêu cầu. 3. Hỗ trợ NTTS xuất khẩu chịu tác động của 5 nhóm nhân tố: (i) Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; (ii) Những biến động trên thị trường thuỷ sản thế giới; (iii) Quan điểm, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; (iv) Khả năng về các nguồn lực hỗ trợ; (v) Khả năng tiếp nhận hỗ trợ của người nuôi trồng thuỷ sản. 4. Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát kinh nghiệm hỗ trợ NTTS xuất khẩu của một số nước và vùng trong nước, rút ra các bài học hỗ trợ NTTS xuất khẩu cho vùng Nam Trung Bộ là: (i) Nhà nước cần hỗ trợ nhiều phương thức đa dạng, phù hợp với các nguyên tắc thương mại quốc tế; (ii) Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, nguồn gien thuỷ sản địa phương, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; (iii) Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực NTTS xuất khẩu; (iv) Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại cho NTTS xuất khẩu. 5. Nghiên cứu đánh giá thực trạng hỗ trợ NTTS xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ cho thấy còn những hạn chế: Thứ nhất, hạn chế trong quy hoạch vùng NTTS; Thứ hai, hạn chế trong kiểm soát chất lượng con giống; Thứ ba, hạn chế về quan trắc và cảnh báo môi trường NTTS xuất khẩu; Thứ tư, hạn chế trong hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng NTTS xuất khẩu. 6. Nguyên nhân tồn tại, những hạn chế trong hỗ trợ NTTS xuất ở khu vực Nam Trung Bộ là do: (i) Nhóm các nguyên nhân khách quan gồm: do điều kiện tự nhiên, thiên tai; chính sách hỗ trợ NTTS xuất khẩu chưa thật hợp lý, còn chồng chéo, chưa đồng bộ; công tác khuyến ngư chưa đáp ứng được yêu cầu NTTS xuất khẩu; công tác thanh tra chưa xử lý nghiêm việc quản lý cơ sở sản xuất giống và thứ ăn, thuốc, hoá chất còn mỏng và yếu; hệ thống kênh mương và giao thông không đồng bộ và chưa hoàn thiện làm tổn thất lớn sau thu hoạch. (ii) Nhóm nguyên nhân chủ quan gồm: trình độ nhận thức và ý thức 24 về môi trường NTTS xuất khẩu còn yếu; kinh nghiệm NTTS xuất khẩu chưa đáp ứng được phương pháp nuôi thâm canh; trình độ học vấn còn hạn chế nên khó khăn và chậm trong việc triển khai và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; tính liên kết còn hạn chế, yếu kém của người nuôi trồng, chưa liên kết theo chuỗi giá trị, thiếu các doanh nghiệp làm đầu tàu lôi kéo, thúc đẩy. 7. Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ NTTS xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Một là, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ; Hai là, hoàn thiện nội dung, phương thức hỗ trợ phù hợp WTO; Ba là, hoàn thiện nội dung, phương thức hỗ trợ nuôi trồng; Bốn là, hoàn thiện nội dung, phương thức hỗ trợ xuất khẩu; Năm là, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu; Sáu là, phối hợp tập thể trong hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản. 2. Khuyến nghị với các cơ quan liên quan 1. Đối với chính phủ và các cơ quan Trung ương - Có chính sách hỗ trợ cho ngư dân vay vốn lãi suất thấp để đầu tư phát triển mở rộng NTTS xuất khẩu. - Có chính sách đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển NTTS xuất khẩu theo tiêu chuẩn đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Đẩy mạnh mô hình 4 nhà gồm: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà máy - Ngư dân. - Hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào NTTS được ưu đãi giá thuê đất, miễn giảm thuế theo luật định. 2. Đối với Uỷ ban nhân dân các tỉnh vùng Nam Trung Bộ - Hỗ trợ từng địa phương xác định vùng, khu vực, qui hoạch tổng thể và định hướng trước, vùng nào nuôi đối tượng nào cho có hiệu quả, không nên để ngư dân đào ao, hồ nuôi lúc đó mới qui hoạch sẽ không hiệu quả. - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường, điện, kênh mương, thuỷ lợi, - UBND các tỉnh cần hỗ trợ cho các Sở, Ban, ngành, địa phương có nguồn kinh phí hoạt động như triển khai các mô hình thí điểm, khảo sát thực địa, xây dựng mô hình trình diễn các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với NTTS ở từng khu vực, từng địa phương có nhu cầu và chuyển giao kết quả các mô hình trình diễn và được nhân rộng ra. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Trần Khắc Xin (2006), "Một số suy nghĩ về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 3, (76). 2. Trần Khắc Xin (4-2006), "Tác động của việc gia nhập WTO tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (396). 3. Trần Khắc Xin (4-2006), "Phát triển ngân hàng thương mại đa năng - Giải pháp hội nhập hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (398). 4. Trần Khắc Xin (2010), "Seaprodex Danang: Sau 3 năm cổ phần hoá ", Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 7 (84). 5. Trần Khắc Xin (5-2013), "Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá ", Tạp chí Mặt trận, (115). 6. Trần Khắc Xin (6-2013), "Thận trọng trước áp lực", Tạp chí Tài chính & Đầu tư, (95). 7. Trần Khắc Xin (4-2014), "Xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng không phải bằng mọi giá", Tạp chí Công thương, (7). 8. Trần Khắc Xin (3-2014), "Bước phát triển của ngành thuỷ sản nước ta: những vấn đề đặt ra trong thời kỳ khủng hoảng", Tạp chí Nghiên cứu địa lý nhân văn, (1).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_tieng_viet_3559.pdf
Luận văn liên quan