Tóm tắt Luận án Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế - Xã hội (thuộc phần lãnh thổ Việt Nam)

Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp: Theo định hướng đến năm 2020 trên LV cơ bản có nền NN hàng hóa quy mô lớn, tập trung, có sức cạnh tranh cao, hiệu quả và bền vững gắn với CN chế biến, đồng thời ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông - lâm nghiệp, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Chuyển đổi sang cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, chịu hạn, loại bỏ những cây có nhu cầu nước nhiều, nhất là vào mùa khô sang các cây trồng cạn. - Cơ cấu lại mùa vụ: hợp lí để tận dụng nguồn nước mưa, tranh thủ khi độ ẩm trong đất còn lớn để gieo trồng, xuống giống. - Quản lí và nâng cao độ che phủ rừng đầu nguồn: Chú trọng trồng rừng, kết hợp khoanh nuôi, tái sinh rừng TN, đảm bảo đến năm 2020 độ che phủ của rừng đạt khoảng 61,27%. Tăng cường quản lí Nhà nước; Dừng các dự án chuyển đổi rừng TN sang mục đích phi lâm nghiệp; Thực hiện “Chi trả dịch vụ môi trường rừng”.

pdf27 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế - Xã hội (thuộc phần lãnh thổ Việt Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận hành hệ thống liên hồ chứa lưu vực Srêpôk trong mùa cạn, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VI (9/2012), Huế. 4. Nguyễn Lập Dân, Phan Thái Lê, nnk (2012), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ Tây Nguyên, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VI (9/2012), Huế. 5. Nguyễn Lập Dân, Phan Thái Lê (2013), Cơ sở khoa học cho giải pháp giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong khai thác sử dụng tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ Tây Nguyên, Tạp chí KHCN Việt Nam, số 8 năm 2013. 6. Ngô Lê Long, Phan Thái Lê, nnk (2013), Nghiên cứu ứng dụng mô hình SWAT đánh giá ảnh hưởng của thay đổi thảm phủ rừng đến dòng chảy trên lưu vực sông Srêpôk, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VII (10/2013), Thái Nguyên. 7. Nguyễn Lập Dân, Phan Thái Lê (2014), Đề xuất một số giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII (10/2014), TP. Hồ Chí Minh. 8. Phan Thái Lê, Nguyễn Hoàng Sơn (2014), Phân bố tài nguyên nước mưa trên các lưu vực sông Tây Nguyên, Hội nghị khoa học Địa lý - Quản lý tài nguyên, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN. 9. Bùi Anh Tuấn, Phan Thái Lê, nnk (2016), Đánh giá nguy cơ làm suy giảm nguồn nước lưu vực sông Srêpôk (phần thuộc lãnh thổ việt nam), Tạp chí Tài nguyên nước – Hội Thủy lợi, Số 1 (tháng 1/2016). 10. Phan Thái Lê (2016), Đánh giá nguy cơ gia tăng hạn hán trên lưu vực sông Srêpôk, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ IX, NXB Khoa học TN và Công nghệ, tr 590 – 598, TP. Quy Nhơn, Bình Định. 1 MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nước là hợp phần quan trọng cấu thành lớp vỏ địa lí và quyết định đến sự sống của mọi sinh vật. Nước còn là nguồn tài nguyên quí giá của đời sống xã hội, là “Vàng xanh” trong thời đại ngày nay mà không có tài nguyên nào có thể thay thế được. Với vòng tuần hoàn nước, nếu xét trên phạm vi toàn cầu, nước vẫn đảm bảo sự cân bằng và đáp ứng đủ cho mọi nhu cầu của xã hội. Song do sự phân bố không đều theo không gian và thời gian, sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH); bên cạnh đó là do vấn đề quản lí, khai thác và bảo vệ nguồn nước không hợp lí dẫn đến tình trạng suy thoái ở nhiều vùng, quốc gia và khu vực; chính nguyên nhân này đã làm cho tài nguyên nước (TNN) trở nên thiếu hụt, thậm chí khan hiếm ở nhiều nơi, gây ra tiêu cực đối với môi trường (MT) và xã hội, ảnh hưởng đến phát triển bền vững (PTBV). Vì vậy, đánh giá tài nguyên nước (ĐGTNN) là cơ sở khoa học quan trọng nhất để thực hiện khai thác, sử dụng và quản lí TNN hợp lí phục vụ cho PTBV kinh tế - xã hội (KT-XH). Srêpôk là hệ thống sông lớn của Tây Nguyên, đây là hệ thống sông liên tỉnh, liên quốc gia có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển KT-XH, an ninh - quốc phòng, bảo vệ MT và đối ngoại không chỉ với Tây Nguyên mà cho cả nước. Trong thực tế, TNN sông Srêpôk còn chi phối đến đặc điểm hoạt động sản xuất và đời sống xã hội của LV rộng lớn này, đặc biệt là đối với nông nghiệp (NN). Tuy nhiên, do sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô, sự phức tạp của địa chất - địa hình, tính đặc thù của thổ nhưỡng, thủy văn, cùng với đó là nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng nhanh và sự tác động của BĐKH đã làm cho TNN của LV bị suy giảm mạnh, không đáp ứng được nhu cầu, làm mất tính bền vững của TNN và đe dọa đến sự PTBV kinh tế - xã hội của LVS Srêpôk. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thủy văn, về TNN trên địa bàn Tây Nguyên và LVS Srêpôk. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thực hiện trên toàn lãnh thổ Tây Nguyên hoặc tập trung làm rõ đặc điểm thủy văn và TNN của LVS Srêpôk hoặc đánh giá cho một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lượng, sinh hoạt, phòng chống thiên tai Việc nghiên cứu, vận dụng các mô hình tính toán hiện đại để đánh giá tổng hợp tài nguyên nước (ĐGTH-TNN) phục vụ cho phát triển các ngành 2 kinh tế và xã hội theo hướng bền vững chưa được tiến hành. Vì vậy, “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn, góp phần xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn để có hướng khai thác, sử dụng và quản lý TNN bền vững gắn với bảo vệ MT, từ đó đảm bảo đủ nguồn nước cho phát triển bền vững KT-XH của LVS Srêpôk và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên. II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Đánh giá hiện trạng trạng, tiềm năng nguồn nước và dự báo cân bằng nguồn nước đến năm 2020 trên LVS Srêpôk có xét đến BĐKH. - Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí TNN phục vụ PTBV kinh tế - xã hội LVS Srêpôk đến năm 2020 và những năm tiếp theo trong bối cảnh tác động của BĐKH. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Tổng quan có chọn lọc các vấn đề thuộc lí luận về nghiên cứu, ĐGTNN và những nghiên cứu, ĐGTNN trên thế giới, Việt Nam và LVS Srêpôk cũng như vấn đề khai thác sử dụng TNN trong phát triển KT-XH. - Tổng hợp, hệ thống hóa và xử lý các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên (ĐKTN), KT-XH lưu vực sông Srêpôk. - Khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu. - Phân tích các nhân tố TN và KT-XH từ đó rút ra các đặc điểm và các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến TNN lưu vực sông Srêpôk. - ĐGTH hiện trạng TNN và dự báo TNN đến năm 2020 có xét đến tác động của BĐKH. - Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng TNN, dự báo lượng nước cho các nhu cầu sử dụng trong phát triển KT-XH theo quy hoạch của LVS Srêpôk đến năm 2020. - Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý TNN phục vụ PTBV KT-XH lưu vực sông Srêpôk đến 2020 và những năm tiếp theo. - Xây dựng và biên tập các bản đồ chuyên đề liên quan đến TNN lưu vực sông Srêpôk. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3 1. Đối tượng nghiên cứu TNN lưu vực sông Srêpôk thuộc phần lãnh thổ Việt Nam. 2. Phạm vi nghiên cứu - Lãnh thổ nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành ở LVS Srêpôk phần thuộc lãnh thổ Việt Nam, xác định theo bản đồ địa hình tỉ lệ 1:100.000 (có tham khảo phần LV thuộc lãnh thổ Campuchia). - Nội dung nghiên cứu: + Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá về số lượng, chất lượng, phạm vi phân bố TNN lưu vực sông Srêpôk trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập được; + Sử dụng mô hình MIKE BASIN tính cân bằng nước (CBN) cho các tiểu lưu vực (TLV) có xét đến BĐKH theo kịch bản B2 xác định đến năm 2020; + Các giải pháp đề xuất tập trung vào PTBV tài nguyên nước đáp ứng đủ nguồn nước cho các nhu cầu phát triển KT-XH, từ đó đảm bảo sự ổn định và bền vững đối với phát triển KT-XH và bảo vệ MT. IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Luận án tiếp cận trên quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm sinh thái và PTBV, quan điểm viễn cảnh. - Luận án sử dụng phương pháp thu thập và phân tích tài liệu, tư liệu; Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS); Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa; Phương pháp mô hình; Phương pháp chuyên gia vào nghiên cứu ĐGTNN LVS Srêpôk V. Luận điểm bảo vệ - LVS Srêpôk là LV xuyên biên giới, trong đó phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là nơi tụ thủy đầu nguồn nằm ở phía Tây của dãy Trường Sơn chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố TN và KT-XH, từ đó đã hình thành TNN trong vùng có tính đặc thù so với các LVS khác ở nước ta. - Đánh giá tổng hợp và CBN hệ thống theo các TLV là cơ sở khoa học tốt nhất cho việc đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng tổng hợp TNN phục vụ phát triển bền vững KT-XH trên LVS Srêpôk. VI. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã đánh giá, làm rõ các yếu tố TN và KT-XH ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng các nguồn nước LVS Srêpôk. - Vận dụng phương pháp luận ĐGTH-TNN vào LVS Srêpôk là nơi 4 tụ thủy đầu nguồn có diện tích lớp phủ thổ nhưỡng bazan lớn và hoàn toàn khác biệt với các LVS khác của nước ta. Từ đó, đánh giá được tiềm năng và dự báo nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước theo các TLV sông Srêpôk đến năm 2020 có xét đến BĐKH. - Luận án đã đề xuất được các giải pháp khai thác, sử dụng nước hợp lí và bảo vệ TNN nhằm đảm bảo đáp ứng nguồn nước cho phát triển bền vững KT-XH trên các TLV sông Srêpôk. VII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa khoa học - Bổ sung cơ sở phương pháp luận ĐGTH-TNN theo LVS; - Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho việc quy hoạch, phát triển KT-XH cũng như quản lí hiệu quả TNN gắn với bảo vệ môi trường LVS Srêpôk. * Ý nghĩa thực tiễn Việc nghiên cứu, ĐGTNN là cơ sở khoa học cho những giải pháp phù hợp trong khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN từ đó giảm thiểu được các mâu thuẫn trong sử dụng nước, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững KT-XH thuộc phạm vi LVS Srêpôk. VIII. Cơ sở tài liệu - Tài liệu khí tượng: Số liệu thống kê và số liệu dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia. - Số liệu mưa từ kết quả quan trắc nhiều năm của 23 trạm đo mưa (từ 1958 - 2012); Số liệu dòng chảy 16 trạm thủy văn có thời gian quan trắc dài (từ 1977 - 2012); Tài liệu nước dưới đất của Đoàn ĐCTV-ĐCCT 704, đề tài KC02.2009, KC.08.05. - Bản đồ địa chất các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk - Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây Nguyên, tỉ lệ 1/50.000, 1/100.000, 1/200.000 của Liên đoàn địa chất 704. - Bản đồ thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1/50.000, 1/100.000 của các tỉnh Tây Nguyên. - Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch thủy lợi các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng (năm 2007, 2008) có bổ sung đến năm 2013. - Niên giám thống kê 2013 các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng. - Báo cáo MT các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng. - Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 5 2010, 2015, 2020 các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng. - Đề tài KHCN cấp Nhà nước TN3/T02: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước lãnh thổ Tây Nguyên”, mà tác giả là thành viên tham gia thực hiện. - Dự án QH-K.5519-QĐ/BNN: Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Srêpôk của Viện Quy hoạch thủy lợi. - Tài liệu, hình ảnh về dòng chảy, MT, các hoạt động khai thác nước, tình hình hạn hán... do quá trình đi thực địa của tác giả thu thập được. IX. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan các nghiên cứu, ĐGTNN Chương 2: Phân tích các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk Chương 3: Đánh giá tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk đến năm 2020 có xét đến biến đổi khí hậu Chương 4: Cân bằng nước và các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí TNN lưu vực sông Srêpôk phục vụ PTBV kinh tế - xã hội. Luận án được triển khai theo các bước nghiên cứu sau (hình 1): 6 Hình 1. Sơ đồ tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu TNN lưu vực sông Srêpôk của luận án 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC 1.1. Cơ sở lí luận về nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước - Theo Luật TNN số 17/2012/QH13: “Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường” - Tài nguyên nước: “TNN bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. - Lưu vực sông: “LVS là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển”. - Phát triển bền vững: “PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. - Phát triển bền vững tài nguyên nước: “Phát triển TNN là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững TNN và nâng cao giá trị của TNN”. - BĐKH: “BĐKH Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự BĐKH có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn địa cầu”. - Đánh giá tài nguyên nước: “ĐGTNN được hiểu là việc xác định số lượng, chất lượng, giá trị, khả năng sử dụng và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển KT-XH, cũng như ảnh hưởng của các hoạt động KT-XH đối với các nguồn nước”. - Dòng chảy tối thiểu: “DCTT là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho khai thác, sử dụng TNN của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên đã đươc xác định trong quy hoạch LVS”. 8 1.2. Tổng quan về nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước 1.2.1. Trên thế giới: Từ lâu, ở nhiều nơi trên thế giới đã chú ý đến việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn nước nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ TNN. Để thực hiện nội dung đó đã có nhiều tổ chức quốc tế được thành lập chuyên nghiên cứu về các vấn đề của nước, hỗ trợ hoặc tư vấn cho các quốc gia trong vấn đề quản lí TNN, như IWMI, UN-Water, Hiệp ước hợp tác, bảo vệ và sử dụng bền vững LVS Đa-Nuýp, Ủy ban Quốc tế Bảo vệ sông Rhine (ICPR), Ủy ban LVS Murray – Darling của Australia, Ủy hội Sông Mê Công (MRC)... Tại các nước phát triển đã sớm triển khai các chương trình, phương án trong bảo vệ TNN cho mục đích PTBV, điển hình như ở Mỹ, Australia, Pháp... Đặc biệt với sự hỗ trợ của máy tính điện tử, sự ra đời và ứng dụng các mô hình toán thủy văn vào quá trình nghiên cứu đã làm cho kết quả nghiên cứu TNN ngày càng tiện lợi, chính xác hơn. 1.2.2. Ở Việt Nam Lịch sử nghiên cứu về nguồn nước của Việt Nam được biết đến qua các công trình chỉnh trị sông ngòi đã có từ hàng nghìn năm nay ở hệ thống sông Hồng, cũng như việc cải tạo, khai khẩn các vùng đất phèn, mặn... Tuy nhiên, kể từ khi Thực dân Pháp rồi đến Đế quốc Mỹ xâm lược, các nghiên cứu về TNN không được quan tâm đúng mức; Khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (1954) và thống nhất đất nước (1975), Chính phủ Việt Nam đã rất chú ý đến nghiên cứu, sử dụng TNN hợp lí bằng việc thành lập các ủy ban LVS với nhiệm vụ nghiên cứu lập quy hoạch, trị thủy và khai thác tổng hợp hệ thống sông, phục vụ xây dựng và phát triển KT-XH; triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và ra nhiều văn bản, luật TNN 1.2.3. Vùng Tây Nguyên Đã có nhiều nghiên cứu về TNN, LVS, thủy văn của Tây Nguyên như Chương trình Tây Nguyên 1, Chương trình Tây Nguyên 2, nhiều đề tài cấp bộ, cấp Nhà nước được triển khai, như: đề tài “Cân bằng nước lãnh thổ Tây Nguyên” (1988), “Nghiên cứu cân bằng, bảo vệ sử dụng có hiệu quả nguồn nước phục vụ phát triển KT-XH Tây Nguyên” (1993), “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý TNN vùng Tây Nguyên” (2004)... Gần đây nhất có Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước mã số TN3/T02 (2015): “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải 9 quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng TNN lãnh thổ Tây Nguyên”, do TS. Nguyễn Lập Dân làm chủ nhiệm. Đề tài đã phân tích đánh giá và dự báo được các tác động của công trình khai thác sử dụng TNN trên lãnh thổ Tây Nguyên, phân tích, xác định các mâu thuẫn trong sử dụng nước từ đó đề xuất các giải pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn và đưa ra các mô hình sử dụng hiệu quả TNN nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi (lũ lụt, hạn hán). 1.2.4. Lưu vực sông Srêpôk LVS Srêpôk lớn, bao trùm 4/5 tỉnh Tây Nguyên, chảy qua vùng đất đỏ bazan rộng lớn và là vùng trồng cây CN chủ yếu và quan trọng nên đã có nhiều nghiên cứu về TNN, thủy văn và LVS. Như bộ “Atlas tổng hợp TNN lưu vực sông Srêpôk” (2006), dự án “Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước LVS Srêpôk và vùng phụ cận” (2005), “Cập nhật nghiên cứu tác động MT do phát triển thủy điện và tưới trên LVS Sê San và Srêpôk đến hạ du Campuchia” (2008)các nghiên cứu đã làm rõ đặc điểm về ĐKTN, TNN, thủy văn của LVS Srêpôk. Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến TNN, LVS, thủy văn và giải quyết các mối quan hệ giữa TNN với ĐKTN, KT-XH, quản lí, bảo vệ và khai thác TNN trên LVS. Những công trình nghiên cứu này đã đóng góp rất lớn cả về lý luận và thực tiễn cho công tác nghiên cứu TNN nói chung và TNN trên LVS Srêpôk nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhìn chung đi sâu vào ĐGTNN mà ít có sự thiết lập các mối quan hệ giữa các yếu tố TNN, giữa TN với các yếu tố KT-XH trên quan điểm Địa lí tổng hợp, nên chưa làm rõ được vai trò của từng yếu tố TN hay KT-XH có tác động với các mức độ nhất định đến TNN, chưa hoặc ít xem xét tác động BĐKH trên cơ sở các KBBĐKH, để có dự báo biến động TNN cho nhiều diễn biến khác nhau xảy ra trên LV phục vụ cho phát triển bền vững KT-XH. Để giải quyết được những vấn đề trên luận án cần phải: - Thực hiện đánh giá tổng hợp ĐKTN, KT-XH từ đó xác lập các mối quan hệ giữa các nhân tố trong hình thành và phát triển TNN; - ĐGTH các nguồn nước, dự báo nguồn nước và nhu cầu nước trên phạm vi các TLV đến 2020 gắn với định hướng phát triển KT-XH và sự tác động của BĐKH theo kịch bản B2. 1.3. Tiểu kết chương 1 - Trên cơ sở lựa chọn và khái quát một số khái niệm về TNN, LVS, PTBV TNN luận án đã nêu bật cơ sở lý luận ĐGTNN là việc 10 xác định số lượng, chất lượng, giá trị, khả năng sử dụng và mức độ ảnh hưởng của nguồn nước đối với phát triển KT-XH cũng như ảnh hưởng của các hoạt động KT-XH. TNN được đánh giá bởi ba đặc trưng cơ bản là lượng, chất lượng, động thái và gồm hai nội dung đánh giá là theo yếu tố và theo lãnh thổ. - Các nghiên cứu, ĐGTNN đã được tiến hành từ rất sớm và chú trọng vào xác định về số lượng, chất lượng, phân bố nguồn nước để phục vụ cho các mục đích khác nhau và cũng để QLTH-TNN và LVS. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn ít chú ý đến vai trò, mức độ chi phối của các yếu tố TN, KT-XH đến TNN; Vấn đề dự báo TNN gắn với phát triển KT-XH và quy hoạch lãnh thổ còn hạn chế, chưa sử dụng KBBĐKH để dự báo biến động nguồn nước, không chú trọng đến vai trò của DCTT đối với các mối quan hệ sử dụng nước trên LVS. Các giải pháp tập trung vào hướng chuyên ngành quản lí TNN mà ít đề cập đến phát triển KT-XH theo ngành hoặc theo TLV. Từ kết quả tổng quan đã đặt ra cho luận án việc vận dụng, kế thừa cơ sở lí luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá TNN cũng như các nội dung cần thực hiện trong ĐGTNN lưu vực sông Srêpôk. Chương 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK 2.1. Các nhân tố tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lưu vực LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Việt Nam nằm ở phía Tây của dãy Trường Sơn, trong phaṃ vi từ 11053’-13055’ Bắc và 107030’-108045’ Đông, trải rộng trên địa bàn 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng). Vị trí này làm cho LVS chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây Nam gây mưa chính trên LV, nhưng có sự phân biệt 2 mùa mưa, mùa khô sâu sắc, làm cho nguồn nước phân phối rất không đều giữa hai mùa; Phạm vi LVS Srêpôk rộng nên có sự phân hóa phức tạp về mưa và TNN. 2.1.2. Địa chất cấu tạo - Địa chất cấu tạo: Thuộc ba đới kiến trúc chính là đới Kon Tum, đới Srêpôk và đới Đà Lạt. Có mặt khá đầy đủ các phân vị địa tầng từ Arkei đến Đệ Tứ. Trong đó các trầm tích Neogen và lớp phủ bazan tuổi Neogen - Đệ Tứ là nhóm quan trọng nhất về địa chất thủy văn. 2.1.3. Địa chất thủy văn 11 LVS Srêpôk có các tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (QIV), trầm tích Pleistocen (QI-III); trong khe nứt các đá bazan Neogen - Pleistocen trung, trầm tích Neogen (N), trầm tích Jura (J), trầm tích - phun trào Trias (T2) hệ tầng Mang Yang (T2my). Đặc điểm này đã chi phối dòng chảy mặt bởi khả năng thấm, có vai trò quyết định đến cả số lượng và chất lượng của dòng ngầm. Với đặc điểm đó làm cho tiềm năng TNN ngầm trên LV tương đối phong phú. 2.1.4. Địa hình – địa mạo LVS Srêpôk có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, nhưng khá phức tạp với những cao nguyên xen kẽ núi cao và núi trung bình, thung lũng và đồng bằng. Nhìn tổng thể, địa hình có dạng như “Vành tai”. Trong toàn bộ LV, địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, tập trung ở phần trung tâm; địa hình núi bao bọc ở phía Nam, Đông Nam, phía Đông và cao nguyên Pleiku nằm ở phía Bắc. Địa hình bị chia cắt và phân bậc mạnh nhưng nhìn chung phần cao nhất là phía Đông Nam LV và nghiêng dần về phía Tây. Đặc điểm đó đã làm cho mưa tập trung ở sườn đón gió, giảm ở sườn khuất gió và vùng trũng thấp; sông ngòi chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, Đông Bắc - Tây Nam, Đông – Tây và đổ về Campuchia, địa hình cùng làm cho nguồn nước thoát ra ngoài lãnh thổ. 2.1.5. Thổ nhưỡng LVS Srêpôk có 8 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất (chiếm 64.3%) và nhóm đất xám bạc màu (chiếm 15,13%). Nhóm đất đỏ vàng có tầng dày, thấm nhiều làm cho mật độ dòng chảy giảm, chế độ dòng chảy có sự lệch pha với mưa, nhưng hình thành trữ lượng nước ngầm lớn. 2.1.6. Khí hậu Thuộc đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cao nguyên, nên có bức xạ lớn, từ 120-140 kcal/cm2/năm; nhiệt độ dao động 20-25 0C, bốc hơi lớn (>80% lượng mưa), độ ẩm cao >80%, mưa khá nhiều khoảng 1.770 mm/năm, nhưng do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu có nét đặc sắc riêng, đó là sự hạ thấp nền nhiệt độ theo độ cao và sự tương phản sâu sắc của mưa giữa mùa mưa và mùa khô. Mùa đông bị chi phối bởi gió Bắc và Đông bắc, hè gió Tây và Tây nam, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Mưa là nhân tố hình thành TNN, các nhân tố khác chi phối sự phân bố theo thời gian và khả năng tồn tại của TNN lưu vực. 2.1.7. Biến đổi khí hậu 12 LVS Srêpôk chịu ảnh hưởng BĐKH rất rõ rệt với xu thế chung là nhiệt độ tăng và làm tăng quá trình bốc hơi, lượng mưa tăng không nhiều, nhưng phân bố không đều (tăng vào mùa mưa, giảm mùa khô) nên tình trạng thiếu nước sẽ trầm trọng hơn. 2.1.8. Thủy văn Hệ thống sông Srêpôk gồm hai LV tách biệt: ➢ LV dòng chính Srêpôk: do 2 nhánh sông Krông Nô và Krông Ana hợp lưu tại Buôn Đray tạo thành dòng chính Srêpôk. ➢ LVS Ea Đrăng - Ea H’leo có 3 nhánh lớn: Ea H’leo bắt nguồn từ vùng núi Ea Ban, sau khi chảy qua hai huyện Ea H’leo và Ea Súp sông nhập vào dòng chính Srêpôk trên đất Campuchia. Sông Ea H’leo có 2 nhánh lớn là Ea H’leo và Ea Súp, nhánh Ea Súp tạo ra vùng bình nguyên Ea Súp bằng phẳng và rộng lớn. Bảng 2.9. Đăc̣ trưng hình thái hệ thống sông Srêpôk Sông Diện tích LV (km2) Chiều dài sông (km) Chiều dài LV (km) Cao đô ̣bình quân LV (m) Đô ̣dốc lòng sông (‰) Mâṭ đô ̣ lưới sông (km/km2) Srêpôk 2.788 125 2 0.55 Krông Ana 3.960 215 97 676 2,3 0,55 Krông Pách 690 74 53 752 5,8 0.69 Krông Búk 780 20 58 590 5,5 0,56 Krông Bông 809 73 56 950 9,2 0.5 Krông Nô 4.620 156 125 917 6,8 0,86 Ea H’leo 4.712 149 80 336 6.1 0.35 Ea Súp 994 104 62 366 6.0 0.4 Ea Đrăng 977 78 60 391 5.9 0.44 2.1.9. Thảm thực vật LVS Srêpôk có tài nguyên rừng vào loại lớn nhất cả nước, năm 2013 có hơn 1 triệu ha, nhưng so với năm 2005 có sự giảm sút (1.020.969,1 ha). Rừng ở đây chủ yếu là rừng TN, rừng trồng có diện tích nhỏ chỉ trên 17.000 ha. Đây là rừng đầu nguồn nên có ý nghĩa đặc biệt trong điều tiết nguồn nước trong mùa khô, giảm lũ lụt, xói mòn đất, giảm lượng dòng chảy mặt vào mùa mưa, bổ sung cho trữ lượng dòng ngầm. 2.1.10. Tai biến thiên nhiên ❖ Lũ lụt: Hàng năm từ tháng VIII - XI trên sông Krông Ana, Krông Knô thường xảy ra lũ lụt với diện tích bị ngập úng lớn. ❖ Hạn hán: là thiên tai hàng đầu trên LVS Srêpôk. Hàng năm trên LV đến mùa khô thường chịu ảnh hưởng của hạn hán. Tuy nhiên, nguy cơ gây hạn hán nặng trên phạm vi LV thường có mối liên hệ với biến động khí hậu hành tinh có tính chu kì như El Nino. 13 ❖ Trượt lở: xảy ra đoạn sông sau đập Buôn Tour Shar, Krông Búk Hạ, đặc biệt là đoạn ngay hạ lưu đập và vùng hạ du cửa sông. Tai biến thiên nhiên lũ lụt và hạn hán gây ra sự mâu thuẫn trong điều tiết nguồn nước của LV. Trượt lở đất làm bồi lắng lòng dẫn, lòng hồ, từ đó làm mất khả năng lưu thông dòng chảy. 2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 2.2.1. Dân số, dân cư và tập quán sản xuất - Năm 2013 trên LVS có khoảng 2.712,668 người. Tỉ lệ tăng dân trên 1,54%, hiện tượng di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc vào diễn biến rất phức tạp, khó kiểm soát. - Có khoảng 47 dân tộc chung sống (người kinh trên 70%, các dân tộc khác gần 30%). Mật độ trung bình 149 người/km2, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại các thành phố, đô thị, trung tâm xã và dọc các tuyến đường giao thông. - Các dân tộc ở đây có kỹ thuật trồng cây CN, tập quán phát nương làm rẫy và bỏ rẫy sau một số năm sản xuất khi không còn canh tác được nữa. Các nhân tố trên là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây suy giảm TNN do nhu cầu dùng nước, tác động vào lớp phủ thổ nhưỡng, suy giảm tài nguyên rừng, làm biến đổi cảnh quan 2.2.2. Các ngành kinh tế - Nông nghiệp: LVS Srêpôk có thế mạnh về NN, năm 2013 đã đưa vào sử dụng khoảng 1.026,012,34 ha/ 2.439,685 ha đất NN, trong đó đất trồng cây hàng năm là 336.657 ha, cây CN lâu năm 594.658 ha, lúa nước 120.467 ha, nuôi trồng thủy sản trên 8.907 ha. - Công nghiệp: Tỉ trọng CN trong cơ cấu kinh tế không lớn, dao động từ 16 - 32%. Đang phát triển một số ngành có thế mạnh như CN chế biến lâm sản, chế biến các sản phẩm từ cây CN; Đã hình thành một số cụm CN, khu CN. - Dịch vụ: Cơ cấu ngành dịch vụ thấp, chỉ chiếm 20% (2013). Trong đó Đắk Nông (20,86%) và Gia Lai (27,72%) có cơ cấu thấp nhất. Trong các ngành, thì NN là ngành sử dụng nhiều nước nhất và là nguyên nhân chính gây ra sự thiếu hụt, suy giảm TNN trên LVS. CN chưa phát triển, nhưng sẽ là nguy cơ làm suy giảm chất lượng nước nếu không được kiểm soát. 2.2.3. Phát triển đô thị 14 LVS Srêpôk ít có đô thị quy mô vừa và lớn, hiện tại chỉ có Tp. Buôn Ma Thuột và Tp. Pleiku là 2 thành phố loại I, thị xã Gia Nghĩa là đô thị loại III, còn lại là các thị xã và thị trấn huyện lỵ. Các đô thị tập trung đông dân gây ra thiếu nước, khai thác nước ngầm quá mức, ô nhiễm do chất thải sinh hoạt. 2.2.4. Giao thông LVS Srêpôk có hệ thống giao thông khá phát triển. Mạng lưới giao thông trên LV đã nối liền với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Nam bộ qua quốc lộ T 26, 27, 14, 28. Quá trình phát triển giao thông làm thu hẹp rừng, biến đổi đến dòng chảy TN. 2.2.5. Các công trình khai thác nước - Các công trình cấp nước: Đến năm 2012 trên LVS Srêpôk đã xây dựng được 535 công trình thủy lợi, trong đó có 432 hồ chứa, 80 đập dâng và 13 trạm bơm. Ngoài ra đang có nhiều loại công trình cấp nước với quy mô khác nhau. Các công trình này trong khai thác làm suy giảm nguồn nước, thất thoát do hạn chế về kỹ thuật. - Các công trình thủy điện: LVS Srêpôk có 39 nhà máy thủy điện từ nhỏ đến vừa với tổng công suất lắp máy khoảng 643 MW. Thủy điện thực hiện hai chức năng chính là thủy điện và thủy lợi. Thủy điện có ý nghĩa cắt lũ hạ du, giảm đỉnh lũ, cấp nước cho mùa cạn, bổ sung nước ngầm, nhưng cũng tạo điều kiện bốc hơi nước, thay đổi dòng chảy TN. 2.3. Tiểu kết chương 2 - Luận án đã đi sâu phân tích các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến TNN lưu vực sông Srêpôk, từ đó làm rõ nhân tố TN quyết định đến số lượng và cả chất lượng TNN thông qua mưa, bốc hơi, thấm, dòng chảy, hòa tan các chất vi lượng. - Các nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nước thông qua nhu cầu dùng nước, qua sản xuất, xả thải Chương 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK ĐẾN NĂM 2020 CÓ XÉT ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3.1. Đánh giá tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk 3.1.1. Đánh giá tài nguyên nước mưa - Số lượng: LVS Srêpôk có lượng mưa thuộc loại trung bình khá, đạt 1770 mm, tạo ra 32,3 tỷ m3/năm TNN mưa, nhưng có sự phân bố rất không đều theo không gian và thời gian. Mùa mưa tập trung từ 80 – 85 %, mùa khô chỉ từ 15 – 20 % lượng mưa năm; mưa phân bố 15 nhiều ở sườn đón gió (từ 2000 đến >2400mm), nhưng giảm nơi trũng thấp, khuất gió (<1200 – 1200mm/năm). - Chất lượng: Tương đối tốt và ổn định, nước kiềm yếu, axit nhẹ biến đổi từ 6,88 - 7,14, trung bình là 6,98. Thuộc loại siêu nhạt, có thể sử dụng phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt, tưới. 3.1.2. Đánh giá tài nguyên nước mặt - Số lượng nước mặt: + Dòng chảy năm: Với diêṇ tićh LV 18.264 km2, trung bình hàng năm sinh ra 14,7 x 109 m3 nước, tương ứng với moduyn dòng chảy năm đạt 25,56 l/s.km2. + Dòng chảy lũ: từ tháng VII hoặc VIII đến tháng XI hoặc XII, moduyn dòng chảy 41,5 l/s.km². Tổng lượng dòng chảy chiếm 68,06% tổng lượng dòng chảy năm. Moduyn dòng chảy lũ lớn nhất 2,01 m³/s.km2 tại trạm Krông Búk. + Dòng chảy kiệt: Từ tháng XI-VIII năm sau, moduyn 14,06 l/s.km2. Tổng lượng dòng chảy chiếm 31,94% tổng lươṇg dòng chảy năm. - Chất lượng nước mặt: Nhìn chung có chất lượng tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm các chất hữu cơ; hàm lượng sắt chỉ bằng 1/10 nồng độ giới hạn; các ion vi lượng có nồng độ rất thấp, đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt qua xử lý. 3.1.3. Đánh giá tài nguyên nước dưới đất - Số lượng nước: Trữ lượng tĩnh TN khoảng 561,06 x 106 m3/năm và trữ lượng động TN khoảng 2.071,09 x 106m3/năm tương ứng với 5.674.218,91 m3/ngày. - Chất lượng nước: Nhìn chung có chất lượng tốt, đáp ứng được cho ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, ở một số nơi nằm ở phía Nam, Tây Nam LV nước có hàm lượng sắt cao hơn TCCP, một vài nơi có biểu hiện nhiễm bẩn các hợp chất hữu cơ và các vi sinh vật. 3.2. Đánh giá các tác động xuyên biên giới đối với môi trường tự nhiên lưu vực sông Srêpôk phía hạ du Campuchia Luận án đã xem xét đánh giá tác động của 7 hồ chứa lớn trên hệ thống sông Srêpôk đến dòng chảy của sông. Đó là điều tiết lũ và tăng lưu lượng cho mùa kiệt đã làm thay đổi chế độ dòng chảy năm nhưng không lớn. Gây sạt lở bờ một số đoạn do xả lũ ở hạ lưu phía Campuchia, lượng bùn cát thấp hơn. Như vậy, việc xây dựng hồ đập ở phần thượng lưu Srêpôk có ảnh 16 hưởng tích cực nhiều hơn tiêu cực. 3.3. Dự tính tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk đến 2020 có xét đến biến đổi khí hậu 3.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Srêpôk - Kịch bản trung bình về nhiệt độ: Theo kịch bản B2, nhiệt độ trung bình năm vào năm 2020 tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk tăng lên 0,5 0C, Đắk Nông và Lâm Đồng tăng 0,4 0C so với thời kỳ 1980 - 1999. Như vậy, mức tăng nhiệt độ trong giai đoạn này là tương đối cao ở Lâm Đồng, đến Gia Lai, Đắk Lắk và thấp nhất ở Đắk Nông. - Kịch bản trung bình về lượng mưa: So với thời kỳ 1980 – 1999, mức tăng lượng mưa năm năm 2020 chỉ khoảng 0,3 – 0,4% ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và 0,9% ở Gia Lai. Mức thay đổi, giảm lượng mưa trong mùa khô, bao gồm mùa đông (tháng XII – II) và mùa xuân (tháng III – V) và tăng trong mùa mưa, bao gồm mùa hè (tháng VI – VIII) và mùa thu (tháng IX – XI). Từ KBBĐKH cho thấy: Xu hướng chung là nhiệt độ và lượng mưa trung bình đều tăng. Tuy nhiên, mức tăng nhiệt độ cao, lượng mưa có xu hướng tăng không nhiều, nhưng phân bố rất không đồng đều là tăng vào mùa mưa nhưng giảm vào mùa khô. 3.3.2. Dự tính lượng nước đến LVS Srêpôk năm 2020 theo kịch bản biến đổi khí hậu B2 Theo KBBĐKH B2, lượng mưa năm 2020 so với thời kỳ 1980 – 1999 có mức tăng khoảng 0,3 – 0,4%. Như vậy, tổng lượng mưa năm tăng từ 32,3 tỷ m3/năm lên khoảng từ 32,3 – 32,4 tỷ m3/năm, mức tăng này không lớn. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các mùa, lượng mưa mùa mưa năm 2020 tăng khoảng 0,2 - 0,6%, trong khi lượng mưa mùa khô giảm khoảng 2%. Dòng chảy mặt cũng có sự biến động theo biến động mưa, tăng dòng chảy vào mùa mưa, nhưng giảm mạnh vào mùa khô. 3.4. Nhu cầu sử dụng nước 2010 và dự kiến đến 2020 trên lưu vực sông Srêpôk 3.4.1. Phân chia LVS Srêpôk ra các TLV tính nhu cầu nước Dựa vào vị trí cửa ra của TLV là các trạm thủy văn hay điểm nhập lưu của các nhánh sông, điểm phân lưu trên mạng sông, ranh giới các TLV được chia dựa vào đường phân thủy. Trên cơ sở đó LVS Srêpôk được chia thành 10 TLV. Bảng 3.21. Các TLV được phân chia từ LVS Srêpôk 17 TT Tiểu lưu vực Phạm vi Diện tích (km2) 1 Ea Lốp Chư Prông, Đức Cơ, Chư Pưh, Tp. Pleiku 2.750 2 Ea Súp Buôn Đôn, Krông Năng, Cư M’Gar, Ea H’leo, Krông Búk, Ea Súp, Chư Prông, Chư Pưh 3.257 3 Hạ lưu Srêpôk Cư Kuin, Buôn Đôn, Krông Ana, Cư M’Ga, Krông Pắk, Krông Búk, Ea Súp, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Song 4.583 4 Krông Búk Krông Năng, Ea Kar, Cư M’Gar, Krông Pắk, Krông Búk 773 5 Krông Pách M’Đrắk, Cư Kuin, Ea Kar, Krông Pắk, Krông Bông 906 6 Krông Ana Cư Kuin, Lắk, Krông Ana, Cư M’Ga, Krông Pắk, Krông Bông, Krông Búk, Krông Nô 1.400 7 Krông Bông Lạc Dương, Lắk, Ea Kar, Krông Pắk, Krông Bông 763 8 Đắk Pri Krông Nô, Đắk Glong, Đắk Song, Lắk, Krông Ana, Đam Rông 1.079 9 Đắk Krông Nô Lạc Dương, Đam Rông, Lắk, Krông Bông 1.247 10 Đắk R'mang Krông Nô, Đắk Glong, Lắk, Đam Rông 1.432 3.4.2. Nhu cầu nước trên các tiểu lưu vực Để tính nhu cầu nước, luận án sử dụng hệ thống chỉ tiêu định mức dùng nước được Nhà nước ban hành: Tiêu chuẩn Việt Nam về chỉ tiêu dùng nước và chất lượng nước (TCVN – 1995); Tiêu chuẩn định mức dùng nước trong NN và CN thực phẩm năm 1990; TCXDVN 33:2006. Hệ số tưới ứng với tần suất mưa 85%. Dòng chảy đến hàng năm cũng lấy theo các tần suất này. Nước sinh hoạt lấy mức đảm bảo là 95%. Sử dụng mô hình CROPWAT để tính nhu cầu nước cho diện tích cây trồng. Bảng 3.33. Tổng hợp nhu cầu dùng nước 2010 và 2020 trên LVS Srêpôk với P = 85%. Đơn vị: (x 106 m3) Ngành Năm Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Công nghiệp Sinh hoạt Du lịch DCTT Tổng các ngành 2010 2.310,7 55,2 80,93 15,00 67,31 0,31 940,0 3.469,46 2020 2.583,49 97,36 131,47 32,95 137,68 1,88 940,0 3.924,83 Tỉ lệ tăng (%) 112 176,4 162,4 219,6 204,5 606,4 0.0 113,1 3.5. Tiểu kết chương 3 - LVS Srêpôk có TNN khá lớn, nhưng do sự phân bố không đều cả về không gian và thời gian, nên gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô và trên một số tiểu vùng mưa ít; Chất lượng nước nhìn chung tốt. - Tác động của việc xây dựng nhiều hồ đập trên sông nhìn chung là tích cực trong việc cải thiện dòng chảy mùa cạn, giảm lũ mùa mưa cho hạ du Campuchia. - BĐKH làm tăng lượng mưa không đáng kể vào mùa mưa, nhưng 18 giảm lượng mưa vào mùa khô và tăng quá trình bốc hơi nên không có lợi về TNN. Với kế hoạch phát triển KT-XH, đặc biệt là NN làm cho nhu cầu dùng nước năm 2020 tăng đến hơn 113 % so với 2010. Chương 4. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1. Tính cân bằng nước trên lưu vực sông Srêpôk năm 2020 có xét đến biến đổi khí hậu Luận án sử dụng mô hình MIKE NAM tính nguồn nước đến và MIKE BASIN tính CBN trên các TLV sông Srêpôk. Kết quả cân bằng nước cho thấy (bảng 4.1): Bảng 4.10. Lượng nước thiếu và mức đảm bảo trên các TLVS Srêpôk năm 2020 với P = 85% có xét đến BĐKH B2 Từ kết quả tính CBN cho thấy: Không gia tăng các TLV thiếu nước nhưng gia tăng ngành thiếu nước, gia tăng tổng lượng nước thiếu hụt của các ngành, tăng lên 202,5 x 106 m3 so với 2010; Thời gian thiếu nước tập trung vào các tháng mùa khô, đặc biệt nghiêm trọng từ tháng I - III trong năm; Hai TLV Krông Búk và Krông Pách mức đảm bảo cho trồng trọt giảm xuống, thậm chí chỉ đạt 38%, đặc TT Tiểu lưu vực Ngành thiếu Tháng thiếu Tổng lươṇg thiếu cả năm (x 106m3) Mức đảm bảo so với nhu cầu (%) 1 Krông Búk Trồng trọt I – IX, XI, XII 209,25 38 Chăn nuôi I – VIII, XII 3,83 47 Thủy sản I – VII 4,26 56 Công nghiệp I – VIII, XII 0,88 47 Sinh hoạt I – VII, XII 3,75 53 2 Krông Pách Trồng trọt I – V, VII, IX, XII 97,81 44 Sinh hoạt I, XII 0,01 95,6 Chăn nuôi I, XII 0,01 95,6 3 Hạ lưu Srêpôk Trồng trọt I – V 299,26 72,6 4 Krông Bông Trồng trọt I, III, IV, VI, VII, IX, XI, XII 0,27 80,8 5 Krông Ana Trồng trọt I, III 0,75 95,9 6 Đắk R’mang Trồng trọt I – III 20,79 92 7 Ea Lốp Trồng trọt I – IV, VI 260,94 72 8 Ea Súp Trồng trọt I – IV, VII 253,43 58 9 Đức Xuyên DCTT I – VI 46,60 77 10 Buôn Đôn DCTT I – VI 443,83 52 Toàn LVS Srêpôk 1.645,47 19 biệt phát sinh thiếu nước cho sinh hoạt. 4.2. Các giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk 4.2.1. Giải pháp chung cho toàn lưu vực sông Srêpôk a) Giải pháp điều chỉnh lại quy hoạch lãnh thổ: - Điều chỉnh quy hoạch dân cư hợp lý; - Điều chỉnh quy hoạch đất đai; - Quy hoạch lãnh thổ theo hướng quản lý theo tiểu lưu vực; - Thành lập Ban quản lí hoặc Ủy ban, Ủy hội của LVS Srêpôk b. Giải pháp lưu trữ, phát triển nguồn nước: - Nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi đã có trên các tiểu lưu vực; Đánh giá môi trường trước khi xây dựng bổ sung các hồ chứa. - Thu trữ nước mưa, nước mặt, bổ sung nước ngầm bằng các công trình. 4.2.2. Giải pháp đối với các ngành a. Nông nghiệp - Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp: Theo định hướng đến năm 2020 trên LV cơ bản có nền NN hàng hóa quy mô lớn, tập trung, có sức cạnh tranh cao, hiệu quả và bền vững gắn với CN chế biến, đồng thời ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông - lâm nghiệp, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Chuyển đổi sang cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, chịu hạn, loại bỏ những cây có nhu cầu nước nhiều, nhất là vào mùa khô sang các cây trồng cạn. - Cơ cấu lại mùa vụ: hợp lí để tận dụng nguồn nước mưa, tranh thủ khi độ ẩm trong đất còn lớn để gieo trồng, xuống giống. - Quản lí và nâng cao độ che phủ rừng đầu nguồn: Chú trọng trồng rừng, kết hợp khoanh nuôi, tái sinh rừng TN, đảm bảo đến năm 2020 độ che phủ của rừng đạt khoảng 61,27%. Tăng cường quản lí Nhà nước; Dừng các dự án chuyển đổi rừng TN sang mục đích phi lâm nghiệp; Thực hiện “Chi trả dịch vụ môi trường rừng”. b. Công nghiệp - Ưu tiên phát triển ngành CN chế biến nông, lâm sản, hướng vào chế biến các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu như chế biến cà phê, cao su, bông. 20 - Ưu tiên sử dụng máy móc mới, tiêu hao ít nhiên liệu, tiết kiệm nước, quay vòng nguồn nước, ít làm ô nhiễm nước; - Áp dụng chương trình kiểm soát lượng nước cung cấp tại nguồn trong quá trình sản xuất, vừa tiết kiệm được lượng nước sạch cung cấp đầu vào vừa giảm thiểu được lượng nước thải ra gây ô nhiễm. Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn để tái sử dụng. - Không xây dựng, mở rộng các nhà máy sản xuất tinh bột sắn, không đặt nhà máy ở gần khu dân cư, bên sông suối, nơi đầu nguồn, nơi hợp lưu để tránh làm ô nhiễm lan truyền nguồn nước. C. Đối với ngành dịch vụ Cơ sở lưu trú cần nắm rõ hoạt động nào của cơ sở chiếm tỷ trọng sử dụng nước nhiều nhất để có thể lập trình tự ưu tiên giải quyết; sử dụng hệ thống cấp nước tiết kiệm, hiệu quả trong các phòng khách sạn; yêu cầu du khách có những hành động thiết thực trong sử dụng tiết kiệm nước, tưới tiết kiệm đối với bồn hoa cây cảnh 4.2.3. Giải pháp cho từng tiểu lưu vực  TLV Đắk Krông Knô: Không tập trung phát triển NN, trong NN chú ý phát triển NN thông minh, NN sạch để tăng giá trị sản xuất nhưng không tăng nhu cầu đất trồng; Phát triển lợi thế về rừng bằng các mô hình kinh tế rừng, song song với đó là CN chế biến lâm sản. Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, trồng thêm rừng. Thu trữ nước mưa, nước mặt và bổ sung nước ngầm bằng cách xây dựng thêm hồ chứa lớn kết hợp với thủy điện, để vừa tích trữ nước vào mùa mưa vừa phát triển CN năng lượng sạch, tham gia điều tiết vào mùa khô cho vùng hạ lưu; Khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt và sản xuất tại chỗ để giảm khai thác nước mặt; Hạn chế tăng dân số và dân di cư tự do đến TLV.  TLV Đắk Pri: Phát triển lợi thế về NN, nâng cao diện tích đã đưa vào sử dụng trên vùng đất bazan, đất phù sa. Chú ý chuyển đổi sang các cây trồng thế mạnh trên địa hình cao nguyên cao mát mẻ, quy hoạch lại đất sản xuất; Duy trì trạng thái rừng và chuyển đổi các vùng sản xuất không hiệu quả sang trồng rừng, phát triển thế mạnh về kinh tế rừng; Chú ý đến CN mới, hiện đại, ít tiêu hao và làm bẩn nguồn nước, phát huy được thế mạnh CN chế biến nông – lâm nghiệp; Xây dựng thêm hồ chứa để trữ nước cho mùa khô và điều tiết về hạ lưu. Nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi hiện có đảm bảo mức tưới theo thiết kế.  TLV Đắk R'Mang: Không tăng thêm diện tích đất NN như Quy hoạch, giảm bớt diện tích cây cà phê thay thế cây trồng khác; Khôi phục 21 và nâng cao chất lượng các đập thủy lợi đã có để tăng khả năng tưới thực tế theo thiết kế; Xây dựng thêm hồ chứa lớn dự trữ nước mưa phục vụ tại chỗ và điều tiết cho vùng hạ lưu thuộc TLV Krông Ana và Hạ lưu Srêpôk vào mùa khô; Bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao chất lượng rừng; Áp dụng các mô hình thu trữ nước tạo thành các TLV có dạng hình thoi, thu trữ nước mưa trên đất dốc.  TLV Ea Lốp: Giảm diện tích cây cà phê, tăng diện tích cây hồ tiêu và cao su trên vùng đất xám rộng lớn; Rà soát, sửa chữa để đảm bảo được năng lực thiết kế của các công trình thủy lợi đã có; Xác định các vùng có dòng ngầm tập trung, khai thác phục vụ nước sinh hoạt kết hợp với tưới; Khoanh nuôi bảo vệ rừng trên cao nguyên Pleiku và trồng rừng để hỗ trợ điều tiết cho hạ lưu.  TLV Ea Súp: Không tăng thêm diện tích trồng trọt so với 2010. Tập trung khai thác thế mạnh về tài nguyên đất bazan hiện có; Tập trung chuyển đổi sang cây trồng cạn, cây CN ngắn ngày trên vùng bán bình nguyên Ea Súp; Bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có; Tăng cường hiệu quả của các công trình thủy lợi, xây dựng thêm hồ chứa, kết hợp thát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa; Khai thác lợi thế nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và tưới trên những vùng thủy lợi khó khăn; Áp dụng mô hình thu trữ nước mưa trên khu ruộng; tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt và giữ ẩm cho đất.  TLV Hạ lưu Srêpôk: Điều chỉnh Quy hoạch đất NN cho phù hợp với lợi thế về thổ nhưỡng nhưng đảm bảo cân bằng nguồn nước và khả năng tưới của các công trình thủy lợi; Sửa chữa, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi, phối hợp lưu trữ điều tiết nước giữa các hồ thủy điện và thủy lợi; Chăm sóc và bảo vệ rừng, bảo vệ nghiêm ngặt Vườn Quốc gia Yok Đôn kết hợp với phát triển du lịch lễ hội, du lịch về nguồn, du lịch nghiên cứu TN; Đảm bảo sự phối hợp trong vận hành liên hồ chứa, đảm bảo DCTT vào mùa cạn; Áp dụng mô hình thu trữ nước mưa trên khu ruộng, thực hiện tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, giữ ẩm cho đất; Phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa kết hợp với du lịch sinh thái.  TLV Krông Ana: Nâng cấp và sửa chữa lại các công trình thủy lợi hiện có để đảm bảo tưới hiệu quả theo thiết kế mà không cần xây dựng thêm; Giảm bớt diện tích cây cà phê, cây lúa, nhưng tăng diện tích cây ăn quả như mít, sầu riêng, bơ, chôm; Cơ cấu lại mùa vụ; Phối hợp với TLV Krông Bông, Krông Pách trong điều tiết nguồn nước và có trách nhiệm chia sẻ nguồn nước với TLV Hạ lưu Srêpôk. 22  TLV Krông Bông: Quản lí và nâng cao độ che phủ rừng đầu nguồn, tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp; Giữ nguyên diện tích trồng cây lương thực như hiện tại (2010), phát triển chăn nuôi gia súc trên các vùng đồi trước núi; Xây thêm hồ chứa để thu trữ nước mưa, cải thiện dòng ngầm; Tăng hiệu quả tưới theo thiết kế của các công trình thủy lợi hiện có; Thu trữ nước mưa ở các hộ gia đình bằng hồ ao, bể lớn để cung cấp nước sinh hoạt và cho chăn nuôi; Chú ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt; Bổ sung nước nhân tạo cho nước dưới đất bằng các “rào cản”, hồ chứa âm.  TLV Krông Búk: Cơ cấu lại ngành NN theo hướng giảm trồng trọt tăng chăn nuôi; Chú ý giảm diện tích cà phê, tăng diện tích trồng bông vải, cây CN ngắn ngày khác; cơ cấu lại mùa vụ hợp lí hơn để tận dụng nguồn nước mưa; Giảm gia tăng dân số và phân bố lại dân cư; Áp dụng các giải pháp lưu trữ nước mưa bằng bể tại gia đình; thu trữ trên đồng ruộng, tưới tiết kiệm, tưới nhỏ giọt, kéo dài thời gian ẩm và giữ ẩm cho đất. Xây dựng thêm hồ chứa lớn; Nâng cấp, sửa chữa các công trình hiện có để đạt được định mức tưới theo thiết kế; Khi hạn hán xảy ra phải ưu tiên hàng đầu nước cho sinh hoạt và thứ tự ưu tiên nước, không gây ra các nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước cho sinh hoạt; Lựa chọn CN chế biến nông sản của địa phương, ngành sử dụng ít nước, tiết kiệm nước, có thể sử dụng nước hồi quy.  TLV Krông Pách: Áp dụng các giải pháp như TLV Krông Búk; Củng cố lại các hồ chứa nước đảm bảo đạt tưới theo thiết kế, chú trọng bảo dưỡng các hồ chứa nước lớn, phát huy hết năng lực thiết kế của các công trình thủy lợi; Quy hoạch lại dân cư, KCN nơi gần hồ chứa, có nguồn nước ngầm, gần đường giao thông để có thể cung cấp nước thuận lợi trong mùa khô hoặc hạn hán xảy ra; Trên các vùng đồi núi thấp tận dụng các đồng cỏ TN phục vụ chăn nuôi gia súc lớn; Các vùng đồi núi trọc, dốc tổ chức trồng lại rừng và phát triển các mô hình nông – lâm. 4.3. Tiểu kết chương 4 - Kết quả cân bằng nước cho thấy nguy cơ thiếu nước vào mùa khô phổ biến trên LVS (8/10 TLV thiếu), mức đảm bảo cho NN ngày càng thấp, thời gian thiếu nước năm 2020 tăng lên so với 2010. - Để đảm bảo đủ nước cho sản xuất bền vững trên LVS Srêpôk, cần phải điều chỉnh quy hoạch lãnh thổ, cơ cấu lại ngành NN, tăng cường độ che phủ rừng đầu nguồn, nâng cao năng lực tưới, bổ sung thêm các công 23 trình thủy lợi, lưu trữ và kéo dài thời gian lưu nước trong mùa mưa, kết hợp với bổ sung nước ngầm, sử dụng tiết kiệm nguồn nước bằng công nghệ tưới... Đối với từng TLV, chú ý phát huy thế mạnh của TLV trên cơ sở đáp ứng nguồn nước, thực hiện các giải pháp cụ thể, khả thi. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận a. Kết quả đạt được - Luận án đã vận dụng phương pháp ĐGTH-TNN vào nghiên cứu cụ thể LVS Srêpôk. Đây là LV có tính đặc thù về TN như: Dòng sông chảy trên nền đất đỏ bazan có tầng phong hóa dày, diện tích lớn thuộc 3 cao nguyên khác nhau; phân bố nhiều kiểu rừng, đặc biệt là kiểu rừng Khộp; có ưu thế về sản xuất NN nhất là trồng cây CN, có vị trí chiến lược về KT-XH và an ninh quốc phòng. - Kết quả nghiên cứu đã làm rõ vai trò của các nhân tố TN và KT- XH đến TNN LVS Srêpôk như: Khí hậu, trong đó mưa là yếu tố hình thành TNN của LVS. Kết quả này cũng đã chỉ ra LVS Srêpôk có lượng mưa khá, TNN mặt lớn, nước ngầm phong phú. Tuy nhiên, các nhân tố địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật... đã chi phối đến sự phân bố và khả năng lưu giữ nguồn nước của LVS; BĐKH ảnh hưởng đến sự biến động mưa, tăng bốc hơi nước làm suy giảm TNN và gia tăng thiếu nước trên LV trong mùa khô; Các nhân tố KT-XH chi phối mạnh mẽ đến số lượng và chất lượng TNN, đặc biệt là sản xuất NN, nên đây là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ mất cân bằng nguồn nước, làm gia tăng hạn hán trên LV. - Luận án đã phân chia LVS Srêpôk ra 10 TLV, áp dụng mô hình MIKE BASIN tính CBN. Qua đó cho thấy hàng năm LV có khoảng khoảng 17 tỷ m3 nước, với định hướng phát triển KT-XH đến 2020 thì nhu cầu nước cần khoảng 3.924,8 triệu m3, chỉ chiếm khoảng 23 % tổng lượng nước của LV. Như vậy, LVS Srêpôk không phải là LV thiếu nước, nhưng do sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô và sự gia tăng nhu cầu nước tưới cho trồng trọt cà phê và lúa ngày càng nhiều vào thời điểm mùa khô, thêm vào đó là các công trình thủy lợi còn ít, kém hiệu quả kết hợp với tác động của BĐKH nên làm cho 8/10 TLV xảy ra thiếu nước và nguy cơ xảy ra hạn hán ngày càng nghiêm trọng hơn. - Từ kết quả nghiên cứu, ĐGTNN và thực tiễn TNN của LVS Srêpôk, luận án đã đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ 24 TNN trên LVS Srêpôk, cho từng TLV và cho từng ngành sản xuất đảm bảo được việc sử dụng hợp lí, hiệu quả, bền vững TNN từ đó phục vụ PTBV KT-XH đến năm 2020 và những năm tiếp theo. b. Hạn chế - LVS Srêpôk có diện tích rộng, trải ra trên địa bàn 4/5 tỉnh Tây Nguyên, có ĐKTN phức tạp nên hạn chế trong thu thập số liệu. Mỗi tỉnh lại có những định hướng phát triển KT-XH khác nhau nên khó có thể tìm ra “tiếng nói chung” cho toàn LV. - Các giải pháp đề xuất chủ yếu dựa vào kết quả nghiên cứu, phân tích và quan sát thực địa của chúng tôi mà chưa có điều kiện áp dụng thử nghiệm, nên mới chỉ mang tính định hướng. 2. Kiến nghị - Đối với sử dụng TNN trên LVS Srêpôk cần có sự phối hợp một cách chặt chẽ giữa thượng, trung, hạ lưu, giữa các TLV. Cần thành lập một ủy ban LVS nhằm phối hợp, điều phối trong khai thác, sử dụng TNN hợp lí. - Kết quả nghiên cứu của luận án dựa trên cơ sở khoa học và vận dụng các mô hình toán phù hợp, kết hợp với điều tra thực tế, sử dụng và cập nhật nhiều số liệu liên quan đáng tin cậy, từ đó đã chỉ rõ nguyên nhân và hậu quả của việc thiếu nước trên phạm vi LV. Do vậy, đây là một tài liệu có tính hữu dụng cao, những giải pháp đặt ra cho vấn đề TNN trên LV cần được các chính quyền địa phương quan tâm, triển khai vận dụng để có thể đối phó với sự suy giảm TNN, BĐKH, từ đó làm cho TNN bền vững sẽ đảm bảo nước cho phát triển KT-XH bền vững đến 2020 và giai đoạn tiếp theo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_danh_gia_tai_nguyen_nuoc_luu_vuc.pdf