[Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản hành chính tiếng Việt từ góc độ dụng học

Nghiên cứu ngôn ngữ hành chính từ góc độ dụng học, luận án đã tập trung vào một số vấn đề chính đó là: khảo sát các HVNN trong VBHC, nghiên cứu trường hợp hành vi tái hiện - một HVNN chủ đạo của VBHC; nghiên cứu lập luận trong VBHC về phương diện cấu trúc, đặc điểm; nghiên cứu sự chi phối của ngữ cảnh hành chính đối với việc sử dụng các HVNN và cấu trúc lập luận phù hợp cho việc biểu đạt thông tin pháp lí, quản lí chính xác, tường minh. Từ những khảo sát, phân tích cụ thể, luận án đi đến những kết luận chung sau đây: 1) Trong VBHC, năm HVNN: cầu khiến, tái hiện, cam kết, tuyên bố, biểu cảm đều được sử dụng. Tuy nhiên, do VBHC có chức năng chủ yếu là chức năng quản lí và chức năng pháp lí nên phương diện nội dung quan yếu của loại văn bản này là quy định quyền và nghĩa vụ, bắt buộc hoặc cho phép các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh thực hiện hành vi hoặc không được thực hiện hành vi nào đó cho nên HVCK chiếm tỉ lệ cao nhất, có mặt hầu như trong tất cả các thể loại VBHC. Chiếm tỉ lệ cao thứ hai là HVTH, bởi bên cạnh chức năng pháp lí, quản lí, VBHC còn thực hiện chức năng thông tin, thông báo, do đó sử dụng HVTH là phù hợp với chức năng này của văn bản. Các HVNN còn lại ít được dùng trong VBHC. HVTB chỉ xuất hiện trong một số VBHC như quyết định công nhận (công nhận tốt nghiệp ), trong văn bản lệnh của Chủ tịch nước để công bố Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. HVCK chỉ xuất hiện trong hợp đồng, trong một số đơn từ, trong giấy cam đoan. HVBC chiếm tỉ lệ thấp nhất do đặc trưng của văn bản quy định.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản hành chính tiếng Việt từ góc độ dụng học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu về mạch lạc trong VBHC có trình bày một phần về lập luận trong thể loại báo cáo và tờ trình để làm rõ sự mạch lạc trong văn bản. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về lập luận trong VBHC. Từ lịch sử nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ, về lập luận và về ngôn ngữ VBHC, chúng tôi thấy cần có sự nghiên cứu sâu về HVTH và tìm hiểu kĩ về các phương diện của lập luận trong loại văn bản này. Qua đó, tìm hiểu ngữ cảnh xuất hiện HVTH trong VBHC và sự lập luận trong VBHC. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong phần này, chúng tôi hệ thống hóa một số vấn đề nằm trong lí thuyết đại cương của dụng học và về VBHC để làm cơ sở lí luận cho nghiên cứu của đề tài như: lí thuyết hành vi ngôn ngữ (HVNN), lí thuyết lập luận; đặc thù của hoạt động giao tiếp trong lĩnh vực hành chính, khái niệm, phân loại, chức năng của VBHC, đặc điểm của ngôn ngữ VBHC. Chương 2 HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HÀNH VI TÁI HIỆN) 2.1. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Hướng khảo sát: Trước hết, các HVNN trong VBHC được thống kê, tập hợp và phân loại theo tiêu chí phân loại của J.R. Searle với 5 phạm trù: 1) hành vi điều khiển (HVĐK), HVTH, hành vi cam kết (HVCK), hành vi tuyên bố (HVTB), hành vi biểu cảm (HVBC). Sau đó, chúng tôi tiến hành miêu tả cụ thể một HVNN chủ đạo trong VBHC. Để xác định được chính xác các hành vi ở lời, chúng tôi dựa vào các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (IFIDs) mà J.R. Searle đã đưa ra. 2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUNG Luận án thống kê các HVNN từ 129 VBHC (1067 trang A4 văn bản). Bảng 1.Thống kê các HVNN trong VBHC HVNN Tổng HVNN/ VB Điều khiển Tái hiện Cam kết Tuyên bố Biểu cảm Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % 2613HVNN/129 VB 1844 70,1 412 15,8 82 3,1 262 10 13 0,5 Trong 2613 HVNN thống kê được ở 129 VBHC, xuất hiện với tần số dày đặc và lớn nhất là HVĐK, chiếm 70,1%; thứ hai là HVTH, chiếm 15,8%. HVTB chiếm 10%, HVCK chiếm 3,1%. Và cuối cùng, HVBC hãn hữu xuất hiện trong VBHC (0,5%), vì VBHC là phát ngôn của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, nên không mang 5 ý chí, tình cảm cá nhân. Do yêu cầu về tính chính xác, tường minh, khách quan, nghiêm túc của ngôn ngữ hành chính, cho nên trong VBHC chúng tôi nhận thấy không có các HVNN được sử dụng theo lối gián tiếp, chẳng hạn không có phát ngôn hỏi dùng với mục đích điều khiển, phát ngôn trần thuật dùng với mục đích biểu cảm... 2.3. HÀNH VI NGÔN NGỮ TÁI HIỆN TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT 2.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ tái hiện trong văn bản hành chính Theo quan điểm của J. R.Searle, HVTH có đích ngôn trung là miêu tả lại sự tình đang được nói đến. Đích ngôn trung của HVTH có bản chất là cung cấp thông tin hiện thực, từ HVTH, người phát ngôn (Sp1) cung cấp cho người tiếp nhận (Sp2) một thông tin nhất định mà Sp1 biết để Sp2 cũng nắm được thông tin này. Thông tin cung cấp cho Sp2 rất phong phú, có thể là về người hoặc sự vật, sự việc, hiện tượng... được nói đến. Như vậy, chức năng cung cấp thông tin là chức năng điển hình của HVTH. Do đó, xét về tính tác động trực tiếp, HVTH tác động tới nhận thức của Sp2. Đây chính là điểm mấu chốt giúp nhận diện HVTH và khu biệt nó với các hành vi ngôn ngữ khác. Từ đây, luận án đưa ra khái niệm HVTH như sau: HVTH là hành vi ngôn ngữ mà người phát ngôn mô tả lại sự tình để người tiếp nhận nắm bắt được thông tin nhất định về người hay sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến. 2.3.2. Đặc điểm biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi của HVTH trong văn bản hành chính 2.3.2.1. Biểu thức ngữ vi của HVTH trong văn bản hành chính a) Biểu thức ngữ vi tái hiện tường minh BTNVTH tường minh được xác định với cấu trúc điển hình sau: ± Sp1 + Động từ ngữ vi tái hiện± Sp2 + Nội dung mệnh đề Chú thích: + luôn xuất hiện; ± có thể xuất hiện hoặc có thể không. Sp1 ĐTNVTH Sp2 Nội dung mệnh đề Sở Xây dựng kính báo cáo UBND tỉnh về địa điểm xây dựng mở rộng Trung tâm y tế thị xã Uông Bí tại Khu 8, phường Quang Trung, thị xã Uông Bí với các nội dung chính sau: (...) (Tờ trình số 284/SXD-QH ngày 11/6/2009 của Sở Xây dựng Quảng Ninh) * Vị trí thứ nhất - Sp1: 6 Về mặt cương vị, Sp1 trong BTNVTH tường minh là người hay nói chung là chủ thể phát ngôn, đồng thời cũng chính là chủ thể của hành động tái hiện (tức chủ thể cung cấp thông tin). Trong VBHC, chủ thể cung cấp thông tin (Sp1) thường là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trong một tổ chức nhất định có chức năng, nhiệm vụ phải thông tin cho đối tác có liên quan biết để nắm được tình hình hoạt động công tác. Về mặt cấu tạo, Sp1 luôn phải ở ngôi thứ nhất (số ít hoặc số nhiều). Do tính chất công vụ của VBHC cho nên Sp1 trong BTNVTH tường minh thường được hiện thực hóa bằng đại từ nhân xưng trung tính ngôi thứ nhất (số ít tôi và số nhiều chúng tôi), hoặc danh từ/ cụm danh từ chỉ tên cơ quan, tổ chức hay chức danh pháp lí của đối tượng phát ngôn. Bảng 2: Thống kê phương tiện ngôn ngữ biểu hiện Sp1 trong HVTH tường minh Phương tiện ngôn ngữ Tần số Tỉ lệ % Đại từ nhân xưng ngôi 1 Số ít: tôi 2 1,5 Số nhiều: chúng tôi 5 3,6 Danh từ/ cụm danh từ Tên cơ quan, tổ chức 125 89,9 Chức danh pháp lí của cá nhân 7 5,0 Tên riêng của cá nhân 0 0 Tổng 139 100 Về tính bắt buộc hiển thị trên bề mặt phát ngôn, thành phần Sp1 trong HVTH có thể có nhưng cũng có thể được lược bỏ. Bảng 3: Thống kê sự có mặt - lược bỏ Sp1 trong HVTH tường minh Sp1 Số lần Tỉ lệ % Có mặt 139 70,6 Lược bỏ 58 29,4 Tổng 197 100 Theo bảng thống kê, HVTH lược bỏ Sp1 chiếm tỉ lệ thấp, phần lớn là các trường hợp có mặt Sp1. Có lẽ do HVTH xuất hiện chủ yếu trong những VBHC có chức năng cung cấp thông tin như: báo cáo, biên bản, tờ tình, bản kê khai,... Đây là các loại văn bản được cấp dưới soạn thảo ban hành và gửi lên cấp trên, để cấp trên nắm được tình hình hoạt động công tác của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lí. Khi báo cáo, trình bày lên cấp trên, đối tượng báo cáo - Sp1 là cấp dưới - phải giữ phép lịch sự, xưng hô đầy đủ.Vì thế Sp1 thường có mặt ở HVTH trong các loại văn bản này. * Vị trí thứ hai - động từ ngữ vi tái hiện: Trong BTNVTH tường minh, đảm nhiệm vai trò động từ ngữ vi là các động từ nói năng biểu hiện hành động tái hiện. Hệ thống động từ nói năng biểu hiện HVTH trong tiếng Việt hết sức phong phú. Tuy nhiên, trong VBHC, do tính chất pháp lí, công vụ, thiên về lí trí của loại văn bản này mà chỉ cho phép sử dụng các động từ ngữ vi tái hiện có sắc thái trung tính hoặc trang trọng, mang tính chấp pháp hành chính 7 như: báo cáo, tường trình, trình bày, thông tin, thông báo, khai, kê khai, khai báo, tố cáo, giải thích, hướng dẫn, giới thiệu, dự đoán, dự báo, nhận định xác định, nhận thấy, thấy, có ý kiến, ghi nhận,...; không sử dụng các động từ ngữ vi tái hiện mang tính khẩu ngữ hoặc tính biểu cảm cao như: kể, mách, tâu, phô, giảng giải,... * Vị trí thứ ba - Sp2: Về mặt cương vị, trong HVTH, Sp2 là người hay chủ thể tiếp nhận phát ngôn đồng thời cũng chính là đối tượng được cung cấp, thụ hưởng thông tin từ Sp1. Trong VBHC, cũng như Sp1, Sp2 thường là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân với tư cách là thành viên trong xã hội hoặc trong một bộ máy tổ chức nhất định, tức là có chức danh pháp lí. Về mặt cấu tạo, Sp2 luôn ở ngôi thứ hai (số ít hoặc số nhiều). Cũng do tính chất công vụ của VBHC nên Sp2 trong BTNVTH tường minh thường được hiện thực hóa bằng danh từ/ cụm danh từ chỉ tên cơ quan, tổ chức hay chức danh pháp lí của đối tượng tiếp nhận thông tin và khi đó tư cách pháp lí cũng như vị thế xã hội của Sp2 được nhấn mạnh. Bảng 5: Thống kê phương tiện ngôn ngữ biểu hiện Sp2 trong HVTH tường minh Phương tiện ngôn ngữ Tần số Tỉ lệ % Tên cơ quan, tổ chức 71 75,5 (Ông/ bà) chức danh pháp lí của cá nhân 23 24,5 (Ông/ bà) tên riêng của cá nhân 0 0 Tổng 94 100 Sp2 trong HVTH tường minh có thể được nêu rõ, cũng có thể được lược bỏ. Bảng 6: Thống kê sự có mặt - lược bỏ Sp2 trong HVTH tường minh Sp2 Số lần Tỉ lệ % Có mặt 94 47,7 Lược bỏ 103 52,3 Tổng 197 100 * Vị trí thứ tư - Nội dung mệnh đề Nội dung mệnh đề trong BTNVTH tường minh nêu ra những thông tin về sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến. Trong VBHC, thông tin được cung cấp ở phần nội dung mệnh đề rất phong phú, đa dạng nhưng phải có liên quan đến hoạt động quản lí của cơ quan, tổ chức. Thành phần nội dung mệnh đề luôn xuất hiện đầy đủ. Điều đó đã nói nên vai trò trọng yếu của thành phần này trong BTNVTH tường minh. Về mặt cấu tạo, vì tính chất của phần nội dung mệnh đề trong BTNVTH tường minh là phản ánh về sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến, cho nên nó thường có cấu tạo là cụm từ hoặc câu, thậm chí chuỗi câu với nhiều phần, đoạn khi mà nội dung mệnh đề phản ánh nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc phản ánh một sự vật, sự việc, hiện tượng nhưng có nhiều tính chất, hoạt động phức tạp. 8 Về xu hướng sử dụng, trong 412 HVTH có 197 HVTH được sử dụng theo cấu trúc của BTNVTH tường minh, chiếm 47,8%. Điều đó cho thấy đây là cấu trúc khá ưa dùng khi tạo lập phát ngôn tái hiện trong VBHC (Bảng 4 trong luận án) b) Biểu thức ngữ vi tái hiện nguyên cấp BTNVTH nguyên cấp là biểu thức ngữ vi có hiệu lực ở lời là tái hiện sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến nhưng trong đó không xuất hiện động từ ngữ vi tái hiện, đồng thời Sp1 và Sp2 cũng không được hiển ngôn trong biểu thức ngữ vi. Như vậy, BTNVTH nguyên cấp ứng với nội dung mệnh đề trong BTNVTH tường minh. Một số cấu trúc điển hình của BTNVTH nguyên cấp: - Cấu trúc "X + là/ có nghĩa là/ được hiểu là + y" → thể hiện hành vi giải thích. - Các cấu trúc: "Thời gian, địa điểm + chủ thể + đã/ đang + vị từ + ..."; hoặc "Theo thông tin/ nguồn tin/ báo cáo của X +... " → thể hiện hành vi trần thuật. - Cấu trúc "Thời gian, địa điểm + chủ thể + có thể sẽ + vị từ + đối thể + đích thể..." → thể hiện hành vi phán đoán, dự báo. - Cấu trúc "X là/ có/ gồm..." → thể hiện hành vi giới thiệu. Về cấu trúc, BTNVTH nguyên cấp có thể có cấu tạo là câu, hoặc chuỗi câu. Về xu hướng sử dụng, chúng tôi thống kê được trong 412 HVTH có 215 HVTH được sử dụng theo cấu trúc của BTNVTH nguyên cấp, chiếm 52,2%, nhiều hơn 4,4% so với số lượng những HVTH được sử dụng theo cấu trúc BTNVTH tường minh. Điều đó cho thấy đây là cấu trúc rất được ưa dùng khi tạo lập phát ngôn tái hiện trong VBHC. 2.3.2.2. Phát ngôn ngữ vi của HVTH trong văn bản hành chính Khi đi vào VBHC, phục vụ cho mục đích giao tiếp nhất định, các mô hình cấu trúc BTNVTH trên đây được hiện thực hóa với những phát ngôn ngữ vi tái hiện (PNNVTH). Có những PNNVTH tối thiểu, chỉ có các thành phần nằm trong BTNVTH, đồng thời cũng có những PNNVTH ngoài thành phần thuộc BTNVTH còn có thành phần mở rộng. Bảng 7: Thống kê các loại PNNVTH trong VBHC PNNVTH Tần số Tỉ lệ % Tối thiểu 178 43,2 Mở rộng 234 56,8 Tổng 412 100 Kết quả khảo sát cho thấy, số PNNVTH mở rộng chiếm tỉ lệ cao hơn, phản ánh xu hướng sử dụng PNNVTH mở rộng nhiều hơn trong VBHC. PNNVTH trong VBHC có những đặc điểm nổi bật sau đây: a) Phát ngôn ngữ vi tái hiện trong VBHC có quy mô, dung lượng lớn; b) Phát ngôn ngữ vi tái hiện ngoài BTNVTH là thành phần nòng cốt còn có thành phần mở rộng; c) Lặp lại phát ngôn ngữ vi tái hiện cốt 9 lõi, chủ hướng; d) Phát ngôn ngữ vi tái hiện thường có cấu tạo theo khuôn chung - tạo thành quy cách diễn đạt khuôn mẫu ở từng thể loại VBHC. 2.3.3. Phân loại HVTH trong văn bản hành chính Căn cứ vào tiêu chí đích ngôn trung và tính chất của nội dung mệnh đề, chúng tôi phân loại HVTH trong VBHC thành các nhóm: trần thuật, giải thích, thông báo, giới thiệu, xác nhận, phán đoán. Kết quả khảo sát như sau: HVTH Tổng 129 VB Trần thuật Giải thích Thông báo Giới thiệu Xác nhận Phán đoán Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tổng: 412 HVTH 292 70,9 48 11,7 13 3,2 24 5,8 21 5,1 14 3,4 2.3.3.1. Hành vi trần thuật Hành vi trần thuật là hành vi người phát ngôn thuật lại sự việc, hiện tượng đã hoặc đang diễn ra mà bản thân được biết hoặc được chứng kiến. Theo kết quả khảo sát HVTH trong VBHC, nhóm hành vi trần thuật chiếm số lượng lớn nhất (70,9%), đồng thời cũng là nhóm có số lượng động từ ngữ vi phong phú nhất, đó là: tường trình, trình bày, báo cáo, khai, khai báo, kê khai, kiểm điểm,... Hành vi trần thuật được sử dụng khi cần phản ánh thông tin về tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị hoặc những thông tin có liên quan, tác động tới hoạt động của cơ quan, đơn vị. Từ đó giúp cho người quản lí có được căn cứ thực tế để đưa ra những quyết định quản lí đúng đắn, hoặc giúp cho các đối tượng có liên quan nắm được tình hình thực tế để có cơ sở đóng góp, xây dựng nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác được giao. Chính vì vậy, hành vi này thường xuất hiện và là hành vi nòng cốt, chủ hướng trong các kiểu loại văn bản như: báo cáo, biên bản, tờ trình, công văn, bản kiểm điểm, bản kê khai,... 2.3.3.2. Hành vi giải thích Hành vi giải thích là hành vi người phát ngôn lí giải, hướng dẫn để người tiếp nhận hiểu rõ và nhận thức đúng về đối tượng, sự vật, sự việc, hoặc biết cách triển khai, thực hiện đúng hoạt động công tác được giao. Theo kết quả khảo sát HVTH trong VBHC, nhóm hành vi giải thích chiếm tỉ lệ 11,7% Hai động từ ngữ vi được sử dụng phổ biến nhất để thực hiện hành vi giải thích đó là: giải thích, hướng dẫn. Hành vi giải thích thường được sử dụng trong các văn bản luật hoặc dưới luật như nghị định, thông tư, hướng dẫn,... để giải thích rõ hoặc hướng dẫn chi tiết, cụ thể về những chính sách, quy định của nhà nước đề ra. Cũng có khi hành vi giải thích được sử dụng trong một số văn bản hành chính thông thường như công văn hướng dẫn, trả lời,... để hướng dẫn cấp dưới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao hoặc giúp cho 10 công dân nắm được các thủ tục, quy trình hành chính cần thiết khi tham gia, giao dịch với các cơ quan chức năng. 2.3.3.3. Hành vi thông báo Hành vi thông báo là hành vi người phát ngôn báo tin cho người tiếp nhận biết về sự vật, sự việc, hiện tượng đã, đang hoặc sẽ xảy ra để có thể chủ động tham gia hoặc ứng phó khi cần thiết. Theo kết quả khảo sát HVTH trong VBHC, nhóm hành vi thông báo chiếm tỉ lệ 3,2 %. Những động từ ngữ vi được sử dụng phổ biến nhất để thực hiện hành vi thông báo đó là: thông báo, thông cáo, thông tin, báo tin. Hành vi thông báo thường được sử dụng trong một số kiểu loại văn bản hành chính thông thường như: thông cáo, thông báo, giấy báo... Hành vi thông báo trong những kiểu loại văn bản này khác nhau ở tầm quan trọng của nội dung thông tin và phạm vi truyền tin, tác động: thông cáo - thông tin cho toàn dân trong địa phương, khu vực hoặc quốc gia biết về một sự kiện trọng đại (ví dụ: thông cáo về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội,...); thông báo - thông tin rộng rãi cho các thành viên trong một cơ quan, đơn vị, tổ chức, hoặc cho các đối tượng hợp tác bên ngoài biết về những sự việc, hiện tượng có liên quan (ví dụ: thông báo về chương trình Tết trồng cây đầu xuân, thông báo tuyển sinh...); giấy báo - thông tin cho cá nhân về sự việc có liên quan tới chính cá nhân đó (ví dụ: giấy báo trúng tuyển đại học, giấy báo học phí,...). 2.3.3.4. Hành vi giới thiệu Hành vi giới thiệu là hành vi người phát ngôn nêu ra cho đối tác giao tiếp biết về một số đặc điểm cơ bản của người, hay vật, việc... để phục vụ cho việc thiết lập quan hệ, tuyển dụng, lựa chọn hay tác nghiệp. Theo kết quả khảo sát HVTH trong VBHC, nhóm hành vi giới thiệu chiếm tỉ lệ 5,8 %. Động từ ngữ vi được sử dụng phổ biến nhất để thực hiện hành vi giới thiệu đó là: giới thiệu. Hành vi giới thiệu thường được sử dụng ở phần mở đầu của một số kiểu loại văn bản hành chính thông thường như: giấy giới thiệu, giấy đăng kí, hợp đồng, đơn, báo cáo, công văn giao dịch,... để cung cấp cho đối tác giao tiếp biết một số thông tin cần thiết về cá nhân (tên tuổi, nơi cư trú, cơ quan công tác,...) hoặc về cơ quan, tổ chức (chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức,...). Từ đó đi đến thiết lập quan hệ hoặc trao đổi, giao dịch công việc ở phần tiếp theo. Chẳng hạn, người viết đơn thường mở đầu nội dung đơn bằng hành vi giới thiệu về bản thân, sau đó mới đưa ra mong muốn, đề nghị của mình với cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết nguyện vọng. Hành vi giới thiệu cũng có thể được đưa vào phần mở đầu của báo cáo với mục đích giới thiệu khái quát về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, làm cơ sở cho việc báo cáo, kiểm điểm kết quả công tác ở phần tiếp theo. 2.3.3.5. Hành vi xác nhận Hành vi xác nhận là hành vi người phát ngôn nhận chân sự tồn tại hoặc bản chất của người, vật, việc. Theo kết quả khảo sát HVTH trong VBHC, nhóm hành vi xác 11 nhận chiếm tỉ lệ 5,1 %. Những động từ ngữ vi được sử dụng để thực hiện hành vi xác nhận đó là: xác nhận, xác định, khẳng định, ghi nhận, nhìn nhận, nhận thấy, thấy,... Hành vi xác nhận thường được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật khi xác định phạm vi, đối tượng áp dụng... của quy định. Hành vi xác nhận cũng được sử dụng trong một số văn bản hành chính thông thường như: báo cáo, tờ trình, công văn, giấy xác nhận,... khi cần khẳng định sự tồn tại hay không tồn tại của người, vật, việc, hoặc nhận chân bản chất của người, vật, việc,... 2.3.3.6. Hành vi phán đoán Hành vi phán đoán là hành vi người phát ngôn đưa ra dự đoán về sự vật, sự việc, hiện tượng có khả năng sẽ xảy ra trong tương lai gần hoặc xa để người tiếp nhận có thể chủ động trong việc ứng phó khi cần thiết. Theo kết quả khảo sát HVTH trong VBHC, nhóm hành vi phán đoán chiếm tỉ lệ 3,4 %. Những động từ ngữ vi được sử dụng phổ biến để thực hiện hành vi phán đoán đó là: dự đoán, phán đoán, dự báo, cảnh báo. Hành vi phán đoán xuất hiện trong một số kiểu loại văn bản hành chính thông thường như: công văn, báo cáo... Người phát ngôn - nhà quản lí thường sử dụng hành vi phán đoán khi phân tích tình hình thực tế với những diễn biến phát triển phức tạp trong thời gian tiếp theo, từ đó đề xuất với các đối tượng có liên quan những biện pháp ứng phó thích hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. 2.3.4. Ngữ cảnh xuất hiện HVTH trong văn bản hành chính Văn bản luôn được sản sinh trong một ngữ cảnh nhất định và để phục vụ nhu cầu, mục đích giao tiếp nhất định. Ngữ cảnh tác động đến việc lựa chọn, sử dụng phương tiện ngôn ngữ, đồng thời chính ngữ cảnh cũng là cơ sở để giúp lí giải, đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương tiện ngôn ngữ đã phù hợp hay chưa. Do vậy, tìm hiểu hành vi ngôn ngữ trong VBHC không thể không xem xét đến ngữ cảnh xuất hiện của mỗi loại hành vi ngôn ngữ. Việc tìm hiểu này sẽ giúp chúng ta khái quát được ngữ cảnh điển hình của mỗi loại hành vi ngôn ngữ, từ đó giúp định hướng cho việc sử dụng chúng được phù hợp và đạt hiệu quả giao tiếp cao. Luận án đã chỉ ra và phân tích một số ngữ cảnh điển hình của HVTH trong VBHC: a) HVTH xuất hiện khi báo cáo, tường trình để lãnh đạo hay cơ quan, tổ chức cấp trên nắm bắt được tình hình hoạt động công tác của cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới thuộc quyền quản lí b) HVTH xuất hiện khi cấp trên hướng dẫn, giải thích để giúp cấp dưới hiểu rõ quy định, nhiệm vụ được giao, hoặc hướng dẫn, giải thích để công dân nắm rõ các quy định của Nhà nước c) HVTH xuất hiện khi nêu hay phân tích cơ sở pháp lí và thực tế để làm căn cứ cho những tuyên bố, yêu cầu, đề nghị, cam kết,... 12 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Trong chương 2, luận án đã xác định HVĐK, HVTH là hai HVNN chủ đạo trong VBHC. Nghiên cứu HVTH, luận án đưa ra khái niệm HVTH, mô tả BTNVTH và PNNVTH trong VBHC, phân loại HVTH và xác định ngữ cảnh xuất hiện HVTH trong VBHC. Điều này giúp cho người soạn thảo VBHC khi trình bày, mô tả thông tin pháp lí, quản lí được chính xác, tường minh. Chương 3 LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT 3.1. CẤU TRÚC LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT 3.1.1. Mô hình cấu trúc lập luận trong văn bản hành chính Xét một cách tổng thể, cấu trúc lập luận trong VBHC cũng có những thành phần như cấu trúc của một lập luận thông thường, gồm: Luận cứ; Kết luận; Quan hệ giữa luận cứ với luận cứ, luận cứ với kết luận. a) Mô hình cấu trúc lập luận trong văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và văn bản hành chính cá biệt (VBCB) VBQPPL và VBCB có đặc điểm chung là nội dung mang tính quy định pháp lí. Bố cục của văn bản này tương ứng với cấu trúc lập luận tổng quát, bao trùm toàn bộ nội dung của văn bản đó là: Luận cứ → Kết luận. Trong đó, phần nêu căn cứ tương ứng với luận cứ, phần nêu quy định tương ứng với kết luận. Các luận cứ và kết luận luôn tường minh, mạch lập luận cũng đi theo chiều thuận, tức là nêu ra luận cứ rồi mới dẫn đến kết luận, không đảo ngược trình tự. Như vậy, toàn bộ VBQPPL và VBCB là một lập luận đơn, trong đó gồm hai nhóm luận cứ: luận cứ pháp lý (LCPL) (p1), luận cứ thực tế (LCTT) (p2) và kết luận R. Sự phức tạp của lập luận trong nhóm văn bản này nằm ở phần kết luận (R). Phần kết luận của lập luận trong VBQPPL và VBCB ứng với phần trình bày các quy định và là phần trọng tâm, chiếm phần lớn dung lượng nội dung văn bản.Toàn bộ các quy định thể hiện trong các phần, chương, điều, khoản, mục đều thuộc về phần kết luận (R). Nói cách khác, kết luận (R) của VBQPPL và VBCB là tập hợp hệ thống các kết luận (r) ứng với mỗi điều với tính chất đa thông tin, nhiều tầng bậc. Có thể khái quát cấu trúc lập luận trong VBQPPL và VBCB như sau: p1, p2 → R (r1, r2, r3,...) b) Mô hình cấu trúc lập luận trongVBHC thông thường Toàn bộ VBHC thông thường cũng là một đại lập luận, trong đó có thể chứa nhiều lập luận nhỏ. Cấu trúc lập luận trong VBHC thông thường nói chung phức tạp hơn so với cấu trúc lập luận trong VBQPPL và VBCB. Mỗi thể loại VBHC thông 13 thường thường có mô hình cấu trúc lập luận tiêu biểu của riêng thể loại. Sau đây là một số mô hình phổ biến: Mô hình 1: p1, p2 → r1 → r2 → R Mô hình 2 Mô hình 3 p1, p2 → r1 p3, p4 → r2 R p5, p6 → r3 R → p1, p2 → r1 P3, p4→r2 R p5, p6 → r3 3.1.2. Các thành phần lập luận trong văn bản hành chính 3.1.2.1. Luận cứ trong văn bản hành chính a) Luận cứ pháp lí LCPL trong lập luận của VBHC chính là các căn cứ pháp lý để ban hành văn bản. LCPL thường là những quy phạm đã được thể chế hóa bằng các VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản đó, hoặc những văn bản chỉ đạo của cấp trên hay của chính cơ quan ban hành văn bản đã ban hành và đang có hiệu lực pháp luật tại thời điểm ban hành văn bản mà có liên quan tới nội dung văn bản.Vai trò của căn cứ pháp lí là cơ sở vô cùng quan trọng để khẳng định tính hợp hiến, hợp pháp của VBHC. Nếu một văn bản ban hành đúng căn cứ pháp lý, ban hành đúng thẩm quyền, nội dung văn bản phù hợp với quy định của pháp luật được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật thì đó là một văn bản có tính hợp hiến, hợp pháp, có hiệu lực pháp lí và có tính khả thi. Nói như vậy cũng có nghĩa là, LCPL chính là tiền đề, là điều kiện cần thiết, không thể vắng mặt trong đại lập luận của văn bản. LCPL đầy đủ, phù hợp sẽ dẫn tới kết luận của toàn văn bản đúng, mang tính khoa học, phù hợp và có hiệu lực thi hành. Việc trình bày, trích dẫn các LCPL trong lập luận của VBHC thường tuân theo những nguyên tắc: Thứ nhất, LCPL của văn bản phải là VBQPPL hoặc VBCB trực tiếp liên quan tới chủ đề văn bản.Ở VBHC thông thường, có ít trường hợp VBQPPL được dùng làm LCPL mà thường là VBCB có nội dung chỉ đạo, định hướng liên quan tới nội dung cần lập luận. Thứ hai, cơ sở pháp lí của văn bản phải là những văn bản đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm văn bản đó được ban hành. Cách trình bày LCPL trong VBHC thường theo một số cách: Cách thứ nhất: Đưa ra các LCPL theo lối khái quát - gián tiếp bằng việc chỉ viện dẫn tên văn bản trực tiếp liên quan tới nội dung văn bản. Văn bản được đưa ra làm LCPL phải có hiệu lực pháp lí cao hơn văn bản đang soạn thảo và được nêu tên loại, số kí hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành, trích yếu nội dung văn bản hoặc nêu tên một điều, khoản, mục của văn bản được trích dẫn mà không trình bày cụ thể nội dung văn bản hoặc nội dung điều, mục, khoản đó. 14 Cách thứ hai: LCPL được trình bày theo dạng cụ thể - trực tiếp. Trong trường hợp này, ngoài việc được nêu ra tên, số kí hiệu, ngày tháng, tác giả, trích yếu nội dung văn bản hoặc điều, khoản, mục số bao nhiêu, còn cụ thể hóa luôn nội dung của phần được trích dẫn kèm theo để minh họa cho lí lẽ cần lập luận. b) Luận cứ thực tế LCTT của VBHC được hiểu là hiện thực khách quan tác động, chi phối tới nội dung văn bản. Hiện thực khách quan này có thể là những hành vi, sự việc, vấn đề xảy ra trong thực tế; hoặc có thể là văn bản pháp lí thể hiện những hoạt động trực tiếp liên quan đến việc giải quyết công việc phát sinh như: biên bản vi phạm, đơn khiếu nại, công văn hoặc hành vi cấp dưới đề xuất hướng giải quyết vụ việc LCTT giúp cho lập luận của văn bản được thực hiện có cơ sở thực tế và nội dung văn bản sẽ giải quyết được những vấn đề tồn tại của thực tế quản lí. LCTT trong VBHC thường được trình bày theo: Cách thứ nhất: Trích dẫn văn bảntheo lối khái quát – gián tiếp, hoặc trích dẫn có thể theo lối cụ thể - trực tiếp. Cách thứ hai: Viện dẫn ý kiến của một cơ quan, đơn vị, cá nhân trình bày những vấn đề, sự việc thực tế có liên quan tới nội dung lập luận (ý kiến này có thể bằng văn bản, có thể trực tiếp). Cách thứ ba: Trình bày LCTT bằng việc nêu cụ thể sự vật, sự việc, vấn đề, sự kiện đã, đang và sẽ diễn ra trong thực tế. Trong trường hợp này, việc sử dụng các cụm từ: trong thời gian qua, tình hình hiện nay, theo báo cáo, có một thực tế là, trong nãm, qua số liệu thống kê trở thành các dấu hiệu hình thức đánh dấu các luận cứ là các sự việc, sự việc, vấn đề thực tế. Nhờ tính chi tiết, cụ thể của LCTT mà nội dung văn bản sát với thực tế và văn bản mang tính khả thi. Các LCTT được đưa ra làm luận cứ trong VBHC thường có tính cụ thể, minh xác, đôi khi bằng cả số liệu. Điều này có sức nặng hơn nhiều lời bình luận, đánh giá. Nó làm tăng thêm tính chặt chẽ, chính xác cho VBHC. Từ đó, những kết luận sẽ có tính thuyết phục. 3.1.2.2. Kết luận trong văn bản hành chính Kết luận ở VBHC có ý nghĩa quan trọng. Quan trọng ở chỗ VBHC là phương tiện làm việc, là phát ngôn chính thức của nhà nước, của cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí, điều hành. Đối với VBQPPL, thông tin trong văn bản làm hành lang pháp lí của hoạt động quản lí nhà nước, quản lí xã hội, giữ vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội; đối với VBHC thông thường, thông tin trong văn bản được xác định là sự thông báo, trao đổi thông tin, sự giao dịch một cách chính thức trong quá trình giải quyết công việc trong mọi cơ quan, tổ chức. Do đó, kết luận trong VBHC chính là nội dung các quy phạm hoặc là sự đánh giá, xác nhận, đề xuất, kiến nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Kết luận trong đại lập luận của mọi loại VBHC luôn có tính tường minh, sát với mục đích ban hành văn bản. Điều này giúp cho việc triển khai và thực hiện văn bản được dễ dàng. Mỗi VBHC là một 15 đại lập luận. Tùy theo tính chất của từng loại văn bản mà kết luận được trình bày, thể hiện khác nhau. a) Kết luận trong văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt Như trên đã nêu, nhóm văn bản này sử dụng lập luận đơn. Trong đó, luận cứ bao gồm LCPL và LCTT.Toàn bộ các chương, điều, khoản, mục được coi là kết luận của văn bản. Kết luận này thường có kết cấu đồ sộ, phức tạp, thông tin phong phú, nhiều tầng bậc. Điểm đặc biệt của kết luận trong VBQPPL và VBCB là đưa ra các quy phạm, quy định với hiệu lực pháp lý cao, có tính chất đơn phương, bắt buộc các đối tượng liên quan phải thực hiện. Về vị trí, kết luận của lập luận trong nhóm văn bản này luôn đứng sau luận cứ. Tất cả các VBQPPL và VBCB được khảo sát đều có lập luận toàn văn bản theo trình tự luận cứ đứng trước, kết luận đứng sau, chiếm 100%. b) Kết luận trong VBHC thông thường Lập luận trong VBHC thông thường là lập luận phức hợp. Ở đại lập luận toàn văn bản, kết luận chung (R) đi tới làm rõ mục đích ban hành văn bản và cũng luôn có tính tường minh. Tuy nhiên, trong đại kết luận của VBHC thông thường lại chứa nhiều lập luận bộ phận. Các lập luận bộ phận này có mối quan hệ và sự liên kết với nhau để hình thành một mạng lập luận và tạo tính mạch lạc cho toàn văn bản. Có thể mô hình hóa các kiểu ấy như sau: p1, p2 → r1 → r2 → R p1, p2 → r1 p3, p4 → r2 R p5, p6 → r3 Như vậy, trong một lập luận có thể có nhiều kết luận bộ phận. Tính đa kết luận của lập luận cho thấy sự liên quan đến nhau rất chặt chẽ về mặt nội dung trong VBHC, tạo nên sự thống nhất và mạch lạc trong văn bản. 3.2. CÁC CHỈ DẪN LẬP LUẬN TRONG VBHC TIẾNG VIỆT 3.2.1. Tác tử lập luận trong văn bản hành chính Tác tử lập luận là một yếu tố khi được đưa vào nội dung miêu tả nào đấy sẽ là thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả vốn có của nó. Khảo sát 1067 trang (khổ A4) VBHC ở các thể loại, chúng tôi nhận thấy lập luận trong VBHC không dùng tất cả tác tử như thống kê trong các nghiên cứu đi trước. Lập luận trong VBHC chỉ sử dụng các tác tử sau: chỉ, mới, mà, lại, cũng. 16 Bảng 9: Thống kê tần số tác tử lập luận trong VBHC Stt Tác tử Tần số Tần suất 1 Chỉ 27/ 1067 tr 1/ 39,5 tr 2 Lại 9/ 1067 tr 1/ 118,6 tr 3 Đã 8/ 1067 tr 1/ 133,4 tr 4 Cũng 6/ 1067 tr 1/ 177,8 tr 5 Mới 5/ 1067 tr 1/ 213,4 tr Kết quả thống kê trên cho thấy, số lượng cũng như tần số sử dụng tác tử lập luận trong VBHC rất thấp: chỉ có 05 đơn vị, trong đó tần số sử dụng cao nhất là chỉ (27 lượt/ 1067 tr), tần số sử dụng thấp nhất là mới (5 lượt/ 1067 tr). 3.2.1.1. Tác tử chỉ Xét trên bình diện ngữ nghĩa - ngữ pháp, chỉ biểu thị phạm vi được hạn định, không có gì thêm hoặc không có gì, không có ai khác nữa. Xét trên bình diện ngữ dụng, chỉ là tác tử có định hướng đánh giá ít hoặc hạn chế về đối tượng. Chỉ là một tác tử được sử dụng trong VBHC với các định hướng lập luận:1) biểu thị sự tồn tại “duy nhất”; 2) hạn chế phạm vi của một việc, một sự kiện, một vấn đề nào đó; và đặc biệt là 3) biểu thị sự đánh giá ở mức độ “thấp”, “ít”. Từ định hướng đó, khi chỉ xuất hiện trong lập luận, sự nhấn mạnh về sự ít, sự duy nhất, sự hạn chế bao giờ cũng được rõ hơn, được khẳng định mạnh hơn. Theo thống kê từ 1067 trang VBHC, có 27 lần từ chỉ xuất hiện với tư cách là tác tử lập luận. Như vậy, cứ khoảng 39,5 trang VBHC thì sẽ có 01 lần từ chỉ xuất hiện. Tần số sử dụng thấp của tác tử chỉ cho thấy trong VBHC tiếng Việt, khi lập luận, người ta ít nhấn mạnh sự hạn chế và sự đánh giá mức độ thấp hay ít. 3.2.1.2. Tác tử lại Xét trên bình diện ngữ nghĩa – ngữ pháp, lại (phụ từ) biểu thị tính chất lặp, tái diễn hay tiếp nối của một hoạt động, một hiện tượng (Trời lại mưa); hoặc từ biểu thị hoạt động, tính chất trái với lẽ thường của sự việc, hiện tượng (Đã không biết lại còn cãi). Xét trên bình diện ngữ dụng, lại là một tác tử lập luận nhằm tăng cường luận cứ cho lập luận, tức là luận cứ đứng sau lại là luận cứ tăng cường, có giá trị nhẹ hơn. Theo thống kê từ 1067 trang VBHC, có 9 lần từ lại xuất hiện với tư cách là tác tử lập luận. Như vậy, cứ khoảng 118,6 trang VBHC thì sẽ có 01 lần từ lại xuất hiện. Có thể thấy, tuy tác tử lại được dùng với tần suất ít hơn tác tử chỉ, nhưng sự xuất hiện của lại luôn tăng cường luận cứ cho lập luận. Từ sự tăng cường đó, kết luận sẽ được nhấn mạnh hơn. 3.2.1.3. Tên loại, cơ quan ban hành, thời gian ban hành văn bản - "tác tử" lập luận đặc biệt trong văn bản hành chính Ngoài các tác tử chỉ, lại, cũng, mà, đã, trong VBHC (và chỉ riêng ở trong VBHC) còn có một số yếu tố có giá trị tương tự như một loại tác tử đặc biệt, có tác 17 động trực tiếp tới lực lập luận. Đó là các yếu tố: tên loại văn bản, tác giả (cơ quan ban hành của văn bản), thời gian văn bản có hiệu lực. Bởi khi đưa ra các văn bản làm luận cứ cho lập luận thì chính các yếu tố này có những tác dụng định hướng nhất định ảnh hưởng, tác động tới quá trình lập luận. Chẳng hạn, nếu các VBQPPL đưa ra làm luận cứ cho lập luận thì văn bản nào được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền (tác giả ban hành) cao hơn thì hiệu lực pháp lí sẽ cao hơn. Bởi vậy, sự tác động của văn bản này sẽ mạnh hơn về mặt pháp lí. Từ đó, đặt ra một nguyên tắc, khi viện dẫn căn cứ pháp lí, cần nêu đầy đủ tên loại, số kí hiệu, cơ quan ban hành văn bản để tạo độ tin cậy về mặt pháp lí. Để có hiệu lực lập luận, văn bản đưa ra làm LCPL phải còn hiệu lực thời gian. Do vậy, yếu tố quy định thời gian văn bản có hiệu lực pháp lí là một "tác tử" gia tăng mạnh cho hiệu lực lập luận. Nếu đưa ra LCPL là một văn bản chưa có hiệu lực thi hành hoặc hết thời hạn hiệu lực thi hành thì kết luận của lập luận coi như không có hiệu lực pháp lí, không có giá trị thực thi trong thực tế. 3.2.2. Kết tử lập luận trong văn bản hành chính Nếu coi cả văn bản là một đại lập luận thì VBQPPL và VBCB được trình bày ở dạng lập luận đơn với các LCPL, LCTT và một kết luận chung (R) đa thông tin, nhiều tầng bậc. Các LCPL và LCTT được trình bày tách riêng, hết mỗi luận cứ phải xuống dòng, giữa các luận cứ và giữa luận cứ với kết luận đều không sử dụng bất kì một loại kết tử nào. Trong văn bản chỉ có duy nhất một lập luận đơn chiều theo cấu trúc p1, p2, p3, → R. Vậy nên, dù trong phần kết luận chung (R) của loại văn bản này dùng rất nhiều quan hệ từ như: nếu.. thì, nhưng, vì, do, nên, cho nên nhưng không được coi là kết tử lập luận. Như vậy, các kết tử lập luận chỉ được dùng trong VBHC thông thường. Qua nghiên cứu trên 660 trang A4 VBHC thông thường (không thống kê trên VBQPPL và VBCB) ở các thể loại, chúng tôi nhận thấy lập luận trong VBHC sử dụng cả kết tử hai vị trí và kết tử ba vị trí; cả kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận. Những kết tử này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các luận cứ với nhau, hoặc nối luận cứ với kết luận để tạo nên sự chặt chẽ của lập luận. Bảng 10: Thống kê kết tử lập luận 2 vị trí trong VBHC thông thường Loại VB KT 2 VT BC BB CV Đơn Giấy HD TTr TB Tổng Vì 17 9 15 4 3 0 22 4 74 Do 21 2 22 6 4 4 32 2 93 Vì vậy 3 1 19 1 0 0 12 7 43 Nếu; Nếuthì 24 3 18 12 15 27 47 4 150 Đối vớithì 19 0 18 0 0 36 8 2 83 18 Bảng 11: Thống kê kết tử lập luận 3 vị trí trong VBHC thông thường Loại VB KT3VT BC BB CV Đơn Giấy HD TTr TB Tổng Nhưng 16 0 41 8 2 27 51 10 155 Tuy vậy 0 1 0 0 0 6 0 7 Tuy nhiên 7 0 22 0 1 16 37 6 89 Song 0 0 7 0 0 0 2 4 13 Mặc dù 3 3 1 0 0 0 14 0 21 Theo kết quả khảo sát trên, với nhóm kết tử 2 vị trí thì kết tử nếu, nếuthì xuất hiện với tần số cao nhất (150 lượt); vì xuất hiện với tần số thấp nhất. Nhóm kết tử 3 vị trí thì nhưng xuất hiện với tần số cao nhất (155 lượt), tuy vậy thấp nhất (7 lượt). Tuy tần số xuất hiện nhiều ít khác nhau, song mỗi kết tử đều có chức năng riêng của mình. 3.2.2.1. Kết tử nhưng Ở bình diện ngữ dụng, nhưng thực hiện chức năng của kết tử trong lập luận nghịch nhân quả. Nhưng là kết tử 3 vị trí, tức số lượng các vị trí là 03, trong đó có 02 vị trí của luận cứ (p và q), và 01 vị trí của kết luận (r). Nhưng thực hiện chức năng của kết tử dẫn nhập luận cứ thứ 2 (q) và là luận cứ có hiệu lực lập luận (tức là dịnh hướng đến kết luận r), còn luận cứ thứ nhất (p) không có hiệu lực lập luận. Nghĩa là quan hệ giữa (p) và (q) trong lập luận có dùng nhưng là quan hệ nghịch hướng lập luận: (p) → (-r); (q) → (r). Qua khảo sát 660 trang văn bản ngữ liệu, chúng tôi thấy kết tử nhưng xuất hiện 161 lượt với nhiều dạng cấu trúc khác nhau. Luận án khái quát các mô hình lập luận có kết tử nhưng trong VBHC: Các cấu trúc lập luận dùng kết tử nhưng 1 (p) nhưng (q) → (r) 2 (p). Nhưng (q) → (r) 3 (p1), (q1) → (r1). (p2) → (r2) (R) (p3) nhưng (p4) 4 (p1) → (r1) (p2) → (r2) (p3) nhưng do (q3) → cũng (r3) 5 (p) nhưng (q) nên → (r) nếu (k) 6 (r) ← vì (p) nhưng (q) 7 (p) nhưng (q) → (R) ← (k) nhưng (h) 8 (p1) hoặc (p2) nhưng (q) → (r) 9 (p) nhưng(q) → thì (r1) và (r2). 10 (r) ← nhưng (p) và (q) 19 3.2.2.2. Kết tử vì Theo số liệu thống kê, vì tuy xuất hiện với tấn số thấp hơn một số kết tử khác, nhưng chúng tôi chọn để mô tả vì đây là một kết tử 2 vị trí rất hiếm khi vắng mặt trong lập luận nhân quả với chức năng kết nối, dẫn nhập luận cứ nguyên nhân. Xét về ngữ dụng, vì là kết tử hai vị trí, dẫn nhập luận cứ chỉ nguyên nhân trong lập luận nhân quả.Nói cách khác, vì nối kết các thành phần luận cứ và kết luận ở các lập luận có quan hệ nguyên nhân – kết quả. Theo thống kê trong 660 trang A4 VBHC thông thường có 74 lần kết tử vì xuất hiện. Như vậy, trung bình 8,9 trang A4, xuất hiện một lượt kết tử vì. Điều này cho thấy, trong VBHC, việc chỉ ra các nguyên nhân, lí do cho sự việc xảy ra trong hoạt động quản lí là khá phổ biến. Xác định nguyên nhân hay lí do của các sự việc sẽ giúp cho việc nhận định tình hình được chính xác hoặc đưa ra các giải pháp thực hiện, giải quyết mang tính thuyết phục. Luận án mô hình hóa các lập luận có dùng vì ở VBHC như sau: 1 Mô hình: Vì (q) → (r) 2 Mô hình: [(r) ← vì(p)] → R 3 Mô hình: Vì (q) → (r) 4 Mô hình: (p1) → thì (r1), không nên (r2) ← vì (p2) 5 Mô hình: (r) ← vì (p) 6 Mô hình: (R) ← vì (p1), (p2), (p3), (p4) 7 Mô hình: Vì (p) → nên (r). 8 Mô hình: (r1), (r2) ← vì (p1), (p2) 3.3. KHẢO SÁT LẬP LUẬN TRONG TỜ TRÌNH TTr thường được trình bày theo một khuôn mẫu chung. Những ý chính, cơ bản thường được trình bày, triển khai trong nội dung TTr phản ánh cấu trúc lập luận của thể loại văn bản này như sau: (1) Những căn cứ pháp lí và thực tế dẫn đến việc cơ quan, đơn vị đưa ra vấn đề đệ trình lên cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt. (2) Nội dung vấn đề đệ trình (đề án, phương án, kế hoạch công tác, dự thảo văn bản). Đối với những vấn đề có nội dung đơn giản thì trình bày trực tiếp trong tờ trình. Đối với những vấn đề có nội dung phức tạp thì thường trình bày tóm tắt nội dung chính, còn những nội dung cụ thể và chi tiết thì trình bày tại các văn bản kèm theo (đề án, kế hoạch, sơ đồ, biểu mẫu, dự toán). (3) Phương án thực hiện: thời gian, địa điểm, nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí, tiến độ thực hiện,... (4) Dự tính những tình huống, phản ứng có thể xảy ra (khó khăn, vướng mắc, thuận lợi khi triển khai thực hiện) và biện pháp khắc phục. 20 (5) Ý nghĩa, lợi ích và hiệu quả của vấn đề đệ trình đối với đời sống nhân dân hoặc đối với công tác quản lí của cơ quan. (6) Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt vấn đề đệ trình. Theo quan sát thực tế, các ý (1), (2), (6) luôn luôn xuất hiện ở mọi TTr; các ý (3), (4), (5) thì có TTr có, có TTr không. Vị trí của ý (1) và (6) luôn được ấn định, còn vị trí các ý (2), (3), (4), (5) thì có thể thay đổi linh hoạt. Các ý (2), (3), (4), (5) cũng có thể được chia thành các ý nhỏ hơn. Xem xét tính chất các ý và quan hệ giữa chúng với nhau và với chủ đề chung của văn bản, chúng tôi nhận thấy: 1) Ý (1) là một lập luận đơn có kết luận (r1) trùng với kết luận (r6) ở ý (6), đồng thời cũng trùng với chủ đề chung và mục đích ban hành văn bản, tức kết luận chung (R) của đại lập luận. 2) Các ý (2), (3), (4), (5) cụ thể hóa cho kết luận (r1) của ý (1) đồng thời cũng là những cơ sở tiền đề, tức luận cứ được đưa ra để đi đến kết luận cuối cùng (r6) ở ý (6). Trong đó, mỗi ý (2), (3), (4), (5) có thể chỉ đơn thuần là các luận cứ song cũng có thể là một/ một số lập luận nhỏ bao gồm các luận cứ và kết luận bộ phận (r) hợp thành. Vị trí của luận cứ và kết luận (r) trong lập luận bộ phận ở mỗi ý cũng rất linh hoạt. Có thể sơ đồ hóa mô hình cấu trúc lập luận trong một văn bản TTr như sau: +p1, q1,... → +r1 = R +p2, q2,... → ±r2 ±p3, q3,... → ±r3 +r6 = R ±p4, q4,... → ±r4 ±p5, q5,... → ±r5 (Chú thích: + luôn xuất hiện; ± có thể xuất hiện có thể không; p, q,...: luận cứ; r: kết luận bộ phận; R: kết luận chung). Luận án đã miêu tả, phân tích và lí giải chức năng của các thành phần trong cấu trúc lập luận của TTr: luận cứ, kết luận, quan hệ lập luận. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Lập luận trong VBHC có cấu trúc gồm luận cứ, kết luận và quan hệ lập luận. Cả VBHC là một đại lập luận. Luận cứ gồm LCPL và LCTT. Hai loại luận cứ này luôn có mặt để tạo nên tính hợp pháp và tính khả thi của VBHC.Với đại lập luận, kết luận đứng ở đầu hoặc cuối văn bản. Với VBQPPL, VBCB chỉ có lập luận đơn, kết luận thường đồ sộ, nhiều tầng bậc, là những quy định, quy phạm mang tính pháp lí bắt buộc phải thực hiện. VBHC thông thường sử dụng cả lập luận đơn và lập luận phức, có hiện tượng đa kết luận. Tỉ lệ tác tử và kết tử lập luận trong VBHC dùng không 21 nhiều.Tên loại, tác giả, thời gian ban hành VBHC là tác tử đặc biệt; lập luận trong VBQPPL và VBCB không dùng kết tử. Riêng đối với thể loại TTr, có cấu trúc lập luận phức. Toàn bộ nội dung của TTr là một đại lập luận, trong đó bao gồm các lập luận bộ phận liên kết với nhau, cùng hướng tới kết luận chung (R). Kết luận chung (R) của đại lập luận cũng phản ánh chủ đề của văn bản, được nêu ra ở phần đầu và tiếp tục được lặp lại ở cuối TTr, tạo thành một mạch lập luận khép kín đầu cuối tương ứng. Để đi đến kết luận chung (R) cần phải đưa ra cả LCPL và LCTT. Hai loại luận cứ này là cơ sở để khẳng định vấn đề đệ trình trong TTr có tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi. Nhìn chung, lập luận trong TTr thường chú trọng tới mục đích của hoạt động, thiên về phép suy luận diễn dịch và quan hệ lập luận đồng hướng. 22 KẾT LUẬN Nghiên cứu ngôn ngữ hành chính từ góc độ dụng học, luận án đã tập trung vào một số vấn đề chính đó là: khảo sát các HVNN trong VBHC, nghiên cứu trường hợp hành vi tái hiện - một HVNN chủ đạo của VBHC; nghiên cứu lập luận trong VBHC về phương diện cấu trúc, đặc điểm; nghiên cứu sự chi phối của ngữ cảnh hành chính đối với việc sử dụng các HVNN và cấu trúc lập luận phù hợp cho việc biểu đạt thông tin pháp lí, quản lí chính xác, tường minh. Từ những khảo sát, phân tích cụ thể, luận án đi đến những kết luận chung sau đây: 1) Trong VBHC, năm HVNN: cầu khiến, tái hiện, cam kết, tuyên bố, biểu cảm đều được sử dụng. Tuy nhiên, do VBHC có chức năng chủ yếu là chức năng quản lí và chức năng pháp lí nên phương diện nội dung quan yếu của loại văn bản này là quy định quyền và nghĩa vụ, bắt buộc hoặc cho phép các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh thực hiện hành vi hoặc không được thực hiện hành vi nào đó cho nên HVCK chiếm tỉ lệ cao nhất, có mặt hầu như trong tất cả các thể loại VBHC. Chiếm tỉ lệ cao thứ hai là HVTH, bởi bên cạnh chức năng pháp lí, quản lí, VBHC còn thực hiện chức năng thông tin, thông báo, do đó sử dụng HVTH là phù hợp với chức năng này của văn bản. Các HVNN còn lại ít được dùng trong VBHC. HVTB chỉ xuất hiện trong một số VBHC như quyết định công nhận (công nhận tốt nghiệp), trong văn bản lệnh của Chủ tịch nước để công bố Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. HVCK chỉ xuất hiện trong hợp đồng, trong một số đơn từ, trong giấy cam đoan... HVBC chiếm tỉ lệ thấp nhất do đặc trưng của văn bản quy định. Dựa vào việc xác định đích ngôn trung của HVTH, chúng tôi xác định: chức năng cung cấp thông tin là chức năng điển hình của HVTH, cho nên HVTH tác động tới nhận thức của Sp2. Đây chính là điểm mấu chốt giúp nhận diện HVTH và khu biệt nó với các hành vi ngôn ngữ khác. Do đó, HVTH là hành vi ngôn ngữ mà người phát ngôn mô tả lại sự tình để người tiếp nhận nắm bắt được thông tin nhất định về người hay sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến. BTNVTH trong VBHC gồm BTNVTH tường minh và BTNVTH nguyên cấp. BTNVTH tường minh là biểu thức có chưa động từ ngữ vi tái hiện như giải thích, hướng dẫn, báo cáo, trình, trình bày, ... Trong 4 thành phần của biểu thức ngữ vi tái hiện tường minh, Sp1 và Sp2 có thể xuất hiện hoặc khuyết thiếu; động từ ngữ vi tái hiện và nội dung mệnh đề luôn có mặt. BTNVTH nguyên cấp là BTNV có hiệu lực ở lời tái hiện sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến, nhưng trong đó không xuất hiện động từ ngữ vi tái hiện, đồng thời Sp1 và Sp2 cũng không được hiển ngôn trong biểu thức ngữ vi. PNNVTH trong VBHC có quy mô, dung lượng lớn; ngoài thành phần nòng cốt còn có thành phần mở rộng nêu mục đích lí do tái hiện, nêu căn cứ dẫn dắt đến sự tái 23 hiện...; luôn có sự lặp lại PNNVTH cốt lõi, chủ hướng; thường có cấu tạo theo khuôn chung - tạo thành quy cách diễn đạt khuôn mẫu ở từng thể loại VBHC. Căn cứ vào đích ngôn trung và động từ ngôn hành biểu thị ý nghĩa tái hiện, trong VBHC, HVTH được phân loại thành 6 nhóm: trần thuật, giải thích, thông báo, giới thiệu, xác nhận và phán đoán. Thể chế hành chính và VBHC là ngữ cảnh chung chi phối việc lựa chọn, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong VBHC, trong đó có các HVNN. Tuy nhiên, mỗi loại HVNN sẽ gắn với những ngữ cảnh cụ thể. Đích ngôn trung của HVTH là cung cấp thông tin về người, vật, việc cho nên hành vi này được sử dụng khá phổ biến trong VBHC, nhất là các văn bản mang tính thông tin, tác nghiệp. Một số ngữ cảnh điển hình của HVTH đó là: khi báo cáo, tường trình để lãnh đạo hay cơ quan, tổ chức cấp trên nắm bắt được tình hình hoạt động công tác của cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới thuộc quyền quản lí; khi cấp trên hướng dẫn, giải thích để giúp cấp dưới hiểu rõ quy định, nhiệm vụ được giao; khi nêu hay phân tích cơ sở pháp lí và thực tế để làm căn cứ cho những tuyên bố, yêu cầu, đề nghị, cam kết,... 2) Lập luận có ý nghĩa quan trọng đối VBHC, bởi thông tin mà VBHC chuyển tải là thông tin mang ý nghĩa pháp lí, quản lí; là phát ngôn chính thức của Nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hoạt động quản lí, điều hành. Những kết luận của VBHC được hình thành trên các LCPL và LCTT đầy đủ, chính xác, sẽ làm cho văn bản có sự mạch lạc, chặt chẽ, phù hợp với quy định của pháp luật, sát thực tiễn và có tính khả thi trong đời sống. Kết cấu của lập luận trong VBHC về cơ bản cũng có cấu trúc như kết cấu của một lập luận thông thường, gồm hai thành phần cơ bản là luận cứ, kết luận và các quan hệ lập luận. Tuy nhiên, do đặc thù của thể chế hành chính và giao tiếp trong lĩnh vực hành chính, lập luận trong VBHC có những đặc điểm riêng. Thứ nhất, mỗi VBHC được coi là một đại lập luận. Đại lập luận này sử dụng hai loại LCPL và LCTT. Kết luận chung (R) của văn bản có thể nằm sau các luận cứ (đối với VBQPPL, VBCB); có thể đứng ở cả đầu, cả cuối văn bản (đối với VBHC thông thường). Cơ sở lập luận của VBHC chính là các LCPL kết hợp với LCTT. Đây là một đặc thù của lập luận trong VBHC, thiếu một trong hai luận cứ này, văn bản có thể sẽ đi chệch các quy định pháp lí và ra rời thực tế, không đáp ứng hay giải quyết được các vấn đề đặt ra của thực tiễn quản lí hay của đời sống. Thứ hai, việc đưa ra LCPL và LCTT thông qua viện dẫn tới các văn bản tạo ra một sự hồi khứ, một sự quy chiếu giữa văn bản hiện tại với văn bản được viện dẫn. Do đó, quan hệ liên văn bản và tính chất bắc cầu giữa các văn bản được tạo lập. Nhờ sự hồi khứ này, VBHC vừa đảm bảo được tính ngắn gọn, vừa tạo nên một sự liên kết về nội dung với các văn bản khác nằm trong hệ thống. Như vậy, cơ sở của lập luận không bị bó hẹp mà đã vượt ra ngoài phạm vi một văn bản. Đây là một đặc điểm nổi bật của lập luận trong VBHC. 24 Thứ ba, VBQPPL và VBCB chỉ sử dụng lập luận đơn một chiều, luận cứ trước, kết luận sau. Kết luận thường có dung lượng đồ sộ, nhiều tầng bậc nên chủ yếu được trình bày theo dạng chương, điều, khoản để phân định thông tin tường minh, logic, dễ theo dõi và có tính hệ thống. Còn VBHC thông thường sử dụng nhiều lập luận phức, thường là một chuỗi lập luận nối tiếp hoặc bao trùm nhau. Kết luận của lập luận thứ nhất có thể trở thành luận cứ cho lập luận thứ hai hoặc luận cứ cho đại lập luận tạo nên sự liên quan chặt chẽ, sự thống nhất và mạch lạc cho văn bản. Lập luận phức cũng tạo thành mạng lập luận cho cả văn bản. Thứ tư, để tạo sự kiên kết chặt chẽ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với kết luận, VBHC đã sử dụng hệ thống kết tử khá phong phú. Đó là các kết tử hai vị trí và kết tử ba vị trí; cả kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận.Việc sử dụng kết tử đồng hướng, nghịch hướng trong lập luận đều có tác dụng gia tăng lực lập luận. Thứ năm, lập luận trong VBHC ít sử dụng tác tử hơn so với lập luận đời thường cả về loại tác tử cũng như tần số xuất hiện. Đặc điểm này do VBHC không chấp nhận lối diễn đạt đưa đẩy và luôn có tính đơn nghĩa, ít có hiện tượng suy đoán nghĩa. Tác tử được dùng trong VBHC gồm: chỉ, lại, đã, cũng, mới và cũng có ý nghĩa định hướng hoặc gia tăng hiệu lực lập luận như tác tử trong lập luận đời thường. Trong một số trường hợp cụ thể, thành phần tên loại, cơ quan ban hành, thời gian ban hành văn bản được coi là một dạng tác tử đặc biệt có giá trị gia tăng hiệu lực lập luận. Thứ sáu, cấu trúc lập luận trong VBHC nói chung có những đặc thù như vừa trình bày ở trên. Tuy nhiên, đi vào từng thể loại VBHC cụ thể, cấu trúc lập luận sẽ có những nét đặc thù riêng biểu trưng cho từng thể loại. Khảo sát cách thức lập luận trong TTr cho thấy ngoài những điểm chung về lập luận của VBHC thì TTr với mục đích là thuyết phục cấp có thẩm quyền giải quyết, đồng ý một đề nghị nào đó đã thiên về phép suy luận diễn dịch và quan hệ lập luận đồng hướng. 3) Liên quan tới ngôn ngữ VBHC từ góc độ dụng học còn có một số vấn đề khác đặt ra như: HVTB trong VBHC, các mô hình lập luận tối ưu trong từng thể loại VBHC cụ thể, tác động của thể chế tới việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong VBHC Chúng tôi mong muốn sẽ được tiếp tục nghiên cứu ở các công trình sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_ngon_ngu_trong_van_ban_hanh_chinh_tieng_viet_tu_goc_do_dung_hoc_2659.pdf
Luận văn liên quan