Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở Vườn quốc gia Bạch Mã

Các sinh cảnh đã tiến hành thu mẫu gồm: (1) Rừng trồng, (2) Trảng cây bụi, (3) Khu dân cư, đồng ruộng, (4) Rừng thứ sinh bị tác động mạnh bởi các hoạt động của con người, và (5) Rừng thứ sinh ít bị tác động. Kết quả cho thấy các loài phân bố chủ yếu ở suối trong rừng thứ sinh ít bị tác động với 18 loài (chiếm 90% tổng số loài). Ở các khe suối thuộc sinh cảnh rừng thứ sinh bị tác động mạnh bởi các hoạt động của con người gặp 9 loài (chiếm 45%); có 2 loài gặp ở sinh cảnh rừng trồng và khu dân cư; ở các khe suối thuộc sinh cảnh trảng cây bụi chỉ gặp 1 loài. Ngoài ra, có 3 loài thu ở các điểm khác: nòng nọc loài Microhyla heymonsi và Ếch suối Hylarana nigrovitata thu mẫu ở bể bơi bỏ hoang ở khách sạn Phong Lan thuộc khu vực km số 18, gần đỉnh Bạch Mã; loài Polypedates mutus thu mẫu ở bể chứa nước ở km 04 cùng với mẫu con trưởng thành, cách trụ sở BQL VQG 01 km.

doc24 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở Vườn quốc gia Bạch Mã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lý 16005' - 16016' vĩ độ Bắc và 107043' - 107054' kinh độ Đông. Đây là khu vực cuối của khu địa lý động vật Bắc Trung Bộ và dãy núi Bạch Mã - đèo Hải Vân được xem là ranh giới khí hậu hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở Bạch Mã đã được tiến hành bởi các tác giả trong và ngoài nước như Bourret (1927 - 1942), Ngô Đắc Chứng (1995), Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng (1999); Lê Vũ Khôi và cs. (2004), Hoàng Xuân Quang và cs. (2007, 2012). Hiện ghi nhận ở VQG Bạch Mã có tổng số 44 loài lưỡng cư. Về nòng nọc, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở khu vực này. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở Vườn quốc gia Bạch Mã”. 1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đánh giá tính đa dạng nòng nọc các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã, trên cơ sở đó cung cấp thông tin phục vụ cho công tác bảo tồn các loài lưỡng cư ở VQG này. Mục tiêu cụ thể của đề tài như sau: Xác định nòng nọc các loài lưỡng cư ở KVNC; Mô tả đặc điểm hình thái và phân loại nòng nọc các loài lưỡng cư; Đặc điểm môi trường sống và phân bố của nòng nọc. 2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu sự đa dạng nòng nọc của các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã. Phân tích đặc điểm hình thái phân loại nòng nọc các loài lưỡng cư ở KVNC. Mô tả đặc điểm các GĐ phát triển của nòng nọc loài Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis ở KVNC. Đây là loài bị đe dọa cấp toàn cầu ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2014) ở bậc VU (sẽ bị đe dọa). Đặc điểm môi trường sống và phân bố của nòng nọc ở VQG Bạch Mã: Phân tích các yếu tố môi trường sống của nòng nọc các loài. Sự phân bố nòng nọc các loài theo độ cao ở KVNC. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Lần đầu tiên mô tả đặc điểm hình thái và các GĐ phát triển nòng nọc các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã. Cung cấp thông tin môi trường sống và phân bố của nòng nọc các loài lưỡng cư làm cơ sở cho việc quy hoạch bảo tồn. 4. Những đóng góp mới của đề tài Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu miệng và răng sừng của nòng nọc của 21 loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã. Bổ sung cho danh sách lưỡng cư của VQG Bạch Mã thêm 3 loài dựa vào phân loại hình thái nòng nọc. Đặc điểm các GĐ phát triển từ GĐ 25 đến GĐ 46 của nòng nọc loài Rhacophorus annamensis ở KVNC. Xác định đặc điểm phân bố nòng nọc của 21 loài theo sinh cảnh nơi sống và độ cao của KVNC. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về hình thái và sự phát triển của nòng nọc 1.1.1. Đặc điểm hình thái nòng nọc Đặc điểm hình thái nòng nọc lưỡng cư được mô tả kỹ trong chuyên khảo của McDiarmid & Altig, 1999. Các đặc điểm quan trọng thường dung trong phân loại hình thái nòng nọc gồm hình dạng cơ thể; kích thước, vị trí mắt và mũi; vị trí, hình dạng đĩa miệng, công thức răng, gai thịt viền quanh đĩa miệng; hình dạng, kích thước bao hàm; vị trí lỗ thở; vị trí lỗ mở của ống hậu môn; hình dạng, kích thước cơ và vây đuôi. 1.1.2. Quá trình phát triển biến thái của nòng nọc Phân chia giai đoạn là sự ghi nhận những dấu ấn hình thái nhất định và thường rất có ích trong việc so sánh trình tự phát triển liên tục của mỗi loài. Với việc sử dụng hệ thống các giai đoạn, mỗi loài có sự khác nhau về kích thước và các thời kỳ phát triển, tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự tương đồng ở các giai đoạn. Sự phân chia quá trình phát triển của nòng nọc từ khi thụ tinh đến khi hoàn thiện biến thái thành 46 giai đoạn của Gosner (1960) trên giống Rana được xem là hợp lý nhất và thường được sử dụng; mỗi giai đoạn có mốc riêng về đặc điểm hình thái và phân biệt rõ với các giai đoạn khác, các căn cứ hình thái dùng để phân chia có thể áp dụng trên nhiều đối tượng khác nhau. 1.2. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư 1.2.1. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư trên thế giới Nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư trên thế giới được thực hiện từ những năm cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16. Các nghiên cứu về nòng nọc lưỡng cư được thực hiện nhiều ở châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á bởi các tác giả như Inger (1983, 1985); Leong và Chou (1998, 1999); Leong và Lim (2003) ở vùng đồi Fraser, Malaysia. Delorme et al. (2005)... Về giải phẫu phần miệng nòng nọc có các nghiên cứu của Chou và Lin (1997); Grosjean et al. (2003, 2004); Inthara et al. (2005, 2009); Candioti (2007); Haas và Das (2008). Đáng chú ý trong một số nghiên cứu công bố loài mới, ngoài mô tả đặc điểm hình thái phân loại các cá thể trưởng thành còn kèm theo các dẫn liệu hình thái về nòng nọc của loài. Có thể nói, các hướng nghiên cứu về nòng nọc của các loài lưỡng cư trên thế giới khá đa dạng về hình thái, giải phẫu cũng như sinh học, sinh thái, phát triển của các loài; các đặc điểm giải phẫu miệng được sử dụng trong phân loại học. Điển hình là chuyên khảo về nòng nọc lưỡng cư của McDiamid và Altig (1999). 1.2.2. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam Nghiên cứu đầu tiên về nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam có thể kể đến là của Smith (1924). Tiếp đó, nghiên cứu của Bourret (1942) về lưỡng cư vùng Đông Dương đã đề cập đến 44 loài của Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu do các nhà khoa học nước ngoài tiến hành trên các loài thu ở Việt Nam như Grosjean (2001), Ziegler và Vences (2002), Delomer et al. (2005), Grosjean (2005), Hendrix et al. (2007, 2008, 2009), Altig et al. (2009). Các nghiên cứu này đã mô tả nòng nọc của một số loài lưỡng cư thuộc VQG Phong Nha Kẻ Bảng, BTTN Kẻ Gỗ, VQG Bến En, VQG Cát Tiên, Đồng Nai... Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu có sự hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài được thực hiện: Wildennhues et al. (2010) ở KBTTN Tây Yên Tử (Bắc Giang); Rauhaus et al. (2012) nghiên cứu trên các mẫu vật nuôi ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và ở Vườn thú Cologne (Đức). Gawor et al. (2012) ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Thời gian sau này, các tác giả Việt Nam cũng có sự quan tâm nhiều hơn đến nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư, đáng chú ý là nghiên cứu trên ếch đồng của Nguyễn Kim Tiến (2000), đã bổ sung thêm 6 giai đoạn phát triển so với phân chia của Gosner năm 1960. Ngoài ra còn một số tác giả khác như Lê Thị Thu và cs. (2008) ở miền núi Tây Nghệ An (2009); Nguyễn Thị Thanh Hương và cs. (2012) ở VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Hoàng Ngọc Thảo và CS. (2013, 2014) ở KBTTN Pù Huống, Nghệ An. Trong các công bố về loài mới ở Việt Nam giai đoạn sau này, dẫn liệu về nòng nọc cũng được mô tả ở các mức độ khác nhau: Boehme et al. (2005), Rowley et al. (2011). Orlov et al. (2012); Nishikawa et al. (2013); Poyarkov et al. (2014); Vassilieva et al. (2014). Thời gian sau này, các nghiên cứu nòng nọc trong điều kiện nuôi các loài quý, hiếm và có giá trị khoa học, thẩm mĩ như là một giải pháp bảo tồn ngoại vi nhằm bổ sung cho các quần thể tự nhiên, khai thác sử dụng và xuất khẩu cũng được thực hiện (Lê Vũ Khôi và cs., 2009). 1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu VQG Bạch Mã có toạ độ địa lý 16005' - 16016' vĩ độ Bắc và 107043' - 107054' kinh độ Đông, nằm trên địa phận hai huyện Phú Lộc và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế và một phần diện tích (3.107 ha) thuộc huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam. Địa hình bị chia cắt phức tạp, nhiều dải núi với các đỉnh cao trên 1.000 m chạy ngang theo hướng Tây - Đông và thấp dần ra biển. Bạch Mã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 24 - 250C; lượng mưa trung bình 3.440 mm, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 12; độ ẩm trung bình là 85%, từ độ cao 900 m trở lên sương mù hầu như quanh năm bao phủ, tạo nên kiểu khí hậu mát mẻ ôn hoà. Về tài nguyên động, thực vật: VQG Bạch Mã có 1.728 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 765 chi, 193 họ. Hệ nấm lớn có 332 loài thuộc 132 chi, 55 họ, 28 bộ, 4 lớp trong 3 ngành. Hệ rêu gồm 87 loài của 54 chi thuộc 25 họ trong 2 lớp. Có 599 loài động vật có xương sống, trong đó có 132 loài thú, 358 loài chim, 93 loài lưỡng cư - bò sát, 57 loài cá. Số loài côn trùng được ghi nhận gồm 894 loài. 1.3.5. Tình hình dân sinh Vùng đệm VQG Bạch Mã có tổng diện tích 58.676 ha. Tổng số có 61.371 nhân khẩu của 12.617 hộ gia đình đang sinh sống ở 11 xã, thị trấn thuộc hai huyện Nam Đông và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế, 4 xã thuộc huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam. Trong vùng đệm có 4 dân tộc sinh sống là Kinh, Ka tu, Vân Kiều và Mông, trong đó chủ yếu là người Kinh 50.230 người (chiếm 82% dân số vùng đệm), dân tộc Ka tu có 5.567 người (8,6%), các dân tộc khác có 5.574 người (9,4%). Các dân tộc sống tập trung và xen kẽ với nhau nên có sự đan xen và hoà nhập với nhau. Vì vậy những phong tục tập quán bản sắc riêng của từng dân tộc không có sự khác biệt nhiều. CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian Nghiên cứu thực địa được tiến hành 8 đợt, từ tháng 10/2010 đến tháng 07/2014 ở VQG Bạch Mã. 2.2. Tư liệu Phân tích hình thái đối với 602 mẫu nòng nọc. Mẫu vật hiện được bảo quản và lưu giữ tại Phòng thí nghiệm động vật, Trung tâm Thực hành – Thí nghiệm, Trường đại học Vinh. Số mẫu nuôi: 34 cá thể nòng nọc loài Rhacophorus annamensis, 28 cá thể loài Polypedates mutus, 15 cá thể Ingerophrynus galeatus, 20 cá thể loài Hylarana nigrovitata. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu thực địa 2.3.1.1. Xác định các điểm và tuyến khảo sát Sử dụng bản đồ quy hoạch VQG để xác định các địa điểm thu mẫu và định hình các tuyến thu mẫu. Các tuyến thu mẫu thường được xác định dọc theo các con suối trong VQG. Trên mỗi tuyến nghiên cứu, việc thu mẫu được tiến hành ở các sinh cảnh khác nhau, theo độ cao và theo nơi sống của từng loài. 2.3.1.2. Phương pháp thu thập, xử lý và bảo quản mẫu vật - Mẫu được thu bằng vợt hoặc bằng tay, vào các thời gian khác nhau trong năm. - Thu thập các dẫn liệu liên quan đến môi trường, sinh cảnh sống: loại hình thuỷ vực nơi thu mẫu; đặc điểm thuỷ vực; đặc điểm nền đáy thuỷ vực; vị trí nơi thu mẫu: ven khe suối, giữa suối; nhiệt độ, độ ẩm môi trường không khí; nhiệt độ nước; pH nước. - Mẫu thu được cố định và bảo quản trong dung dịch hỗn hợp gồm cồn 700 + formalin 10% với tỉ lệ 50 : 50. Đối với các mẫu còn nghi ngờ về vị trí phân loại được bảo quản trong cồn 750 hoặc trong ống nhựa dung tích 1,5-2,5 ml. 2.3.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 2.3.2.1. Phân tích đặc điểm hình thái - Đặc điểm hình thái nòng nọc được phân tích theo Grosjean S. (2001). Các chỉ tiêu hình thái được đo bằng thước kẹp hiện số có độ chính xác đến 0,01mm dưới kính lúp điện tử soi nổi (Leica SD6) có kết nối với máy vi tính. - Các giai đoạn phát triển của nòng nọc được xác định theo Gosner (1960) . 2.3.2.2. Phân tích đặc điểm xoang miệng Các đặc điểm xoang miệng được phân tích gồm: nền miệng, vòm miệng, cấu tạo răng sừng. 2.3.3. Định loại nòng nọc của các loài lưỡng cư 2.3.3.1. Phương pháp hình thái Nòng nọc các loài ở KVNC được xác định dựa vào tài liệu của Bourret (1942) và tham khảo tài liệu từ các tác giả đã nghiên cứu về nòng nọc lưỡng cư trong nước và các vùng lân cận: Chou and Lin (1997); Grosjean (2005); Hendrix et al. (2007), 2009; Leong and Chou (1999); Smith (1916). Tên khoa học các loài theo Nguyen et al. (2009) [55]. 2.3.3.2. Phương pháp nuôi Nuôi nòng nọc của 4 loài đến khi hoàn thiện biến thái thành con non để xác định (Rhacophorus annamensis, Polypedates mutus, Hylarana nigrovitata và Ingerophrynus galeatus). 2.3.3.2. Phương pháp định loại mẫu dựa trên phân tích di truyền Mẫu phân tích ADN được gửi phân tích và so sánh tại Phòng Sinh học phân tử – Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Kết quả phân tích trình tự nucleotide của đoạn gen 16S rRNA được giải mã có chiều dài 450 nucleotide của 10 mẫu nòng nọc thu tại VQG Bạch Mã, trong đó đã xác định được 9 loài; có 1 loài hiện đang so sánh nhưng chưa có kết luận. 2.3.4. Nghiên cứu sự phát triển nòng nọc loài Rhacophorus annamensis trong điều kiện nuôi - Nuôi và theo dõi sự phát triển của nòng nọc. Thời gian nuôi từ tháng 11/2011 đến tháng 02/2012. Tính thời gian phát triển ở mỗi giai đoạn, gồm giai đoạn mầm chi sau; giai đoạn tách biệt các ngón chi; giai đoạn chi trước; giai đoạn lên cạn; giai đoạn hoàn thiện biến thái. - Tính tổng thời gian từ khi bắt đầu nuôi cho đến khi hoàn thiện biến thái. 2.3.5. Xử lý số liệu Số liệu phân tích hình thái được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đa dạng nòng nọc các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã Bảng 3.1. Danh sách các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã thu được nòng nọc TT Tên khoa học Tên phổ thông 1. Bufonidae Họ Cóc Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799) Cóc nhà Ingerophrynus galeatus (Günther, 1864) Cóc rừng 2. Megophryidae Họ Cóc bùn Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937) Cóc mày sa pa Leptobrachium sp. Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893) Cóc mày bùn Xenophrys major (Boulenger, 1908) Cóc mắt bên 3. Microhylidae Họ Nhái bầu Microhyla marmorata Bain & Nguyen, 2004 Nhái bầu hoa cương Microhyla heymonsi Vogt, 1911 Nhái bầu hây môn 4. Dicroglossidae Họ Dicroglossidae Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829) Ngoé Limnonectes poilani (Bourret, 1942) Ếch poi lan Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937) Ếch gai sần Quasipaa sp. 5. Ranidae Họ Ếch nhái Amolops ricketti (Boulenger, 1899) Ếch bám đá Hylarana nigrovitata (Blyth, 1856) Ếch suối Hylarana sp. 6. Rhacophoridae Họ Ếch cây Polypedates mutus (Smith, 1940) Ếch cây mi-an-ma Polypedates sp. Rhacophorus annamensis Smith, 1924 Ếch cây trung bộ Rhacophorus exechopygus Inger, Orlov & Darevsky, 1999 Ếch cây nếp da mông Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 Ếch cây kio Rhacophorus sp. Kết quả phân tích đã xác định được nòng nọc của 21 loài lưỡng cư thuộc 13 giống, 6 họ ở VQG Bạch Mã. Trong đó có nòng nọc của 5 loài chưa được định danh thuộc các giống Leptobrachium, Quasipaa, Hylarana, Polypedates và Rhacophorus. Có 3 loài ghi nhận bổ sung cho danh sách lưỡng cư của VQG là Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoides, Nhái bầu hoa cương Microhyla marmorata và Ếch cây kio Rhacophorus kio. Ở VQG Bạch Mã hiện biết qua cá thể trưởng thành 44 loài lưỡng cư [15] (xem PL 10). Kết quả nghiên cứu nòng nọc đã bổ sung 3 loài nói trên, nâng số loài lưỡng cư ở KVNC lên 47 loài, số loài thu được mẫu nòng nọc chiếm 34,04% (chưa kể 5 loài chưa được dịnh danh). 3.2. Đặc điểm hình thái và các giai đoạn phát triển nòng nọc 3.2.1. Đặc điểm hình thái phân loại nòng nọc các loài lưỡng cư 3.2.1.1. Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799) Mẫu vật: 45, ở các GĐ 30, 31, 33-40. Chỉ tiêu hình thái: bl: 9,08 (5,08-10,87); bh: 4,77 (2,15-5,99); bw: 6,19 (3,24-8,31); ed: 1,23 (0,59-1,86); ht: 3,94 (2,07-5,35); odw: 1,88 (0,82-2,70); ss: 4,94 (2,70-6,83); tail: 12,75 (6,27-16,67); hl: 4,20 (0,31-9,13); svl: 9,87 (4,97-13,32). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng hướng dưới; gai thịt một hàng viền hai bên đĩa miệng; bao hàm mảnh; LTRF: I(1+1)/III, khoảng cách hàng răng chia ở môi trên lớn. Đầu, thân và cơ đuôi màu đen sẫm. Đầu và thân hình bầu dục, hơi dẹp trên dưới. Mắt ở phía bên nhìn rõ từ trên; lỗ mũi hình oval, nằm hơi xiên, hướng về phía bên; lỗ thở đơn, bên trái, nằm ở khoảng giữa của mút mõm và lỗ mở của ống hậu môn; lỗ của ống hậu môn mở ra ở giữa. Vây và cơ đuôi trung bình. Hình 3.1. Đĩa miệng nòng nọc của Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus 3.2.1.2. Cóc rừng Ingerophrynus galeatus (Günther, 1864) Mẫu vật: 27, ở các GĐ 27, 28, 29, 30, 31, 32, 34, 35. Chỉ tiêu hình thái: bl: 6,33 (5,42-6,97); bh: 3,00 (2,16-3,59); bw: 4,01 (3,14-4,7); ed: 0,79 (0,58-1,2); ht: 2,48 (1,46-2,98); odw: 2,07 (1,89-2,28); ss: 4,41 (3,01-5,15); tail: 8,93 (7,39-10,1); hl: 0,77 (0,35-1,5); svl: 6,24 (5,54-6,99). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng hướng dưới, dạng bám; gai thịt một hàng viền hai bên đĩa miệng; bao hàm nhỏ; LTRF: I(1+1)/III. Cơ thể màu đen sẫm; kích thước bé, dẹp trên dưới. Mắt ở phía bên; lỗ mũi hình oval hướng về phía bên; lỗ thở đơn, bên trái, gần mút mõm hơn lỗ mở của ống hậu môn; lỗ của ống hậu môn mở ra ở giữa. Vây đuôi thấp, cơ đuôi yếu. Hình 3.2. Đĩa miệng nòng nọc của Cóc rừng Ingerophrynus galeatus 3.2.1.3. Cóc mày sa pa Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937) Mẫu vật: 55, ở các GĐ 25 - 38 và 42. Chỉ tiêu hình thái: bl: 22,37 (14,17-34,91); bh: 11,74 (5,41-19,21); bw: 13,17 (6,9-22,08); ed: 2,57 (1,58-4,04); ht: 11,99 (7,12-18,74); odw: 6,06 (3,56-9,12); ss: 12,47 (6,9-19,15); tail: 38,20 (22,85-65,09); hl: 4,71 (0,22-31,29); svl: 23,29 (14,75-38,56). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng trước dưới, dạng bám; gai thịt một hàng, dạng tròn, viền xung quanh đĩa miệng, có đoạn khuyết ở giữa của môi trên; bao hàm dày, bao hàm trên có khía răng cưa; LTRF: I(6+6)-(8+8)/(5+5)-(7+7)I. Cơ thể dạng hình trụ; mắt trung bình, ở phía bên; lỗ mũi dạng tròn, ở giữa mắt và mút mõm; lỗ thở đơn, bên trái. Vây lưng trung bình, cơ đuôi dày, khoẻ, mút đuôi tù. Thân màu nâu hoặc vàng nhạt, có các chấm đen nhỏ. Hình 3.3. Đĩa miệng nòng nọc của Cóc mày sa pa Leptobrachium chapaense 3.2.1.4. Leptobrachium sp. Mẫu vật: 10, ở các GĐ 25, 27, 28 và 29. Chỉ tiêu hình thái: bl: 15,31 (13,39-17,61); bh: 8,35 (6,5-9,62); bw: 9,37 (7,14-10,91); ed: 2,44 (1,59-3,4); ht: 9,59 (8,33-10,33); odw: 4,70 (3,59-5,72); ss: 9,20 (7,86-10,66); tail: 23,35 (15,96-29,18); hl: 0,93; svl: 15,91 (13,32-19,49). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng trước dưới, dạng bám; gai thịt một hàng, dạng tròn, viền xung quanh đĩa miệng, có đoạn khuyết ở giữa của môi trên; bao hàm dày, bao hàm trên có khía răng cưa; LTRF: I(5+5),(6+6),(7+7)/(6+6)I. Cơ thể dạng hình trụ; mắt trung bình; lỗ mũi dạng tròn, gần mút mõm hơn mắt; lỗ thở đơn, bên trái. Vây lưng cao, cơ đuôi trung bình, mút đuôi nhọn. Đầu và thân màu nâu đen, cơ đuôi nâu nhạt dần về phía sau; các chấm đen nhạt, nhỏ có ở 2/3 cơ đuôi phía sau. Hình 3.4. Đĩa miệng nòng nọc của Cóc mày Leptobrachium sp. 3.2.1.5. Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893) Mẫu vật: 10, ở GĐ 28, 30, 32, 34, 35, 36, 38. Chỉ tiêu hình thái: bl: 15,68 (13,43-20,11); bh: 5,81 (4,59-8,06); bw: 8,56 (7,02-10,36); ed: 1,25 (1,06-1,70); ht: 7,81 (6,99-8,93); odw: 3,70 (3,14-4,39); ss: 7,91 (6,90-10,29); tail: 34,50 (28,17-46,53); hl: 2,38 (0,53-6,57); svl: 16,80 (14,68-21,34). Đặc điểm chẩn loại: Miệng có dạng phễu hút, hướng dưới; gai thịt hoàn toàn; bao hàm dày; LTRF: I(4+4)/(3+3)I. Cơ thể dài, hơi dẹp trên dưới. Mắt bé so với thân; lỗ mũi tròn có riềm da, hướng về trước, gần mút mõm hơn mắt. Lỗ thở đơn, bên trái. Vây lưng thấp, cơ đuôi khoẻ, mút đuôi tù. Thân màu nâu, trên vây đuôi ở phía sau lốm đốm các hạt sẫm bé. Hình 3.5. Đĩa miệng nòng nọc của Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoides 3.2.1.6. Cóc mắt bên Xenophrys major (Boulenger, 1908) Mẫu vật: 12, ở các GĐ 25, 26, 27 và 31. Chỉ tiêu hình thái: bl: 11,27 (9,07-12,83); bh: 5,32 (4,23-6,46); bw: 6,20 (4,49-7,53); ed: 1,60 (1,3-1,89); ht: 7,09 (5,55-8,33); odw: 4,22 (3,51-4,87); ss: 6,56 (5,58-7,76); tail: 29,03 (21,41-33,33); hl: 0,45 (0,16-1,12); svl: 12,32 (10,56-14,02). Đặc điểm chẩn loại: Cơ thể dài, hình trụ. Đĩa miệng hướng lên trên, có dạng phễu, chia thành 3 thùy; không có gai thịt viền quanh miệng; bao hàm trên hẹp, lõm ở giữa. Mắt trung bình, nằm ở phía bên; lỗ mũi nhỏ, hướng về phía trên; lỗ thở đơn, bên trái, nằm ở khoảng giữa mút mõm và lỗ mở của ống hậu môn. Cơ đuôi dày và cao, vây đuôi thấp, mút đuôi hơi nhọn hoặc tù. Hình 3.6. Đĩa miệng nòng nọc của Cóc mắt bên Xenophrys major 3.2.1.7. Nhái bầu hoa cương Microhyla marmorata Bain & Nguyen, 2004 Mẫu vật: 18, ở các GĐ 25, 28 đến 31, 33, 38, 39, 41, 42, 43. Chỉ tiêu hình thái: bl: 6,40 (4,73-7,62); bh: 3,70 (2,02-5,25); bw: 3,89 (2,85-5,08); ed: 1,10 (0,94-1,43); ht: 2,70 (1,9-3,61); odw: 2,51 (1,98-3,43); ss: 5,02 (3,9-7,07); tail: 10,78 (8,78-14,89); hl: 3,12 (0,32-9,22); svl: 6,57 (5,24-8,1). Đặc điểm chẩn loại: Không có phần đĩa miệng, miệng bé, khép kín. Thân rộng, hơi dẹp trên dưới, nhìn từ trên có dạng hình lục giác; mắt lớn, nằm ở phía bên; lỗ mũi bé, gian mũi hẹp; lỗ thở ở bụng, nằm gần sát hậu môn. Cơ đuôi mảnh, vây đuôi trung bình, mút đuôi nhọn, có dạng sợi ở phía sau. Cơ thể gần như trong suốt với hoa văn sẫm ở trên lưng. Hình 3.7. Đĩa miệng nòng nọc của Microhyla marmorata 3.2.1.8. Nhái bầu hây môn Microhyla heymonsi Vogt, 1911 Mẫu vật: 7, ở các GĐ 35, 36, 37, 42. Chỉ tiêu hình thái: bl: 6,58 (6,17-6,91); bh: 3,22 (2,77-3,67); bw: 3,39 (3,03-4); ed: 1,00 (0,8-1,29); ht: 3,09 (2,51-3,49); odw: 1,74 (1,39-2,07); ss: 4,42 (3,85-4,81); tail: 11,49 (9,33-13,19); hl: 5,52 (3,49-9,16); svl: 6,52 (5,79-7,25). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng dạng phễu gần tròn, hướng lên phía trên. Thân hình trụ, nhìn từ trên có hình bầu dục, cơ thể không màu. Mắt lớn, lỗ mũi ở phía trên nằm giữa mắt và mút mõm; lỗ thở ở bụng, nằm gần hậu môn. Cơ và vây đuôi trung bình, mút đuôi nhọn. Hình 3.8. Đĩa miệng nòng nọc của Nhái bầu hây môn Microhyla heymonsi 3.2.1.9. Ngoé Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829) Mẫu vật: 27, ở các GĐ 34, 35, 36, 37, 38, 40, 41. Chỉ tiêu hình thái: bl: 12,15 (8,76-14,05); bh: 5,95 (4,3-7,15); bw: 7,10 (4,85-8,39); ed: 1,69 (0,74-2,25); ht: 4,77 (3,14-6,09); odw: 2,29 (1,24-2,69); ss: 6,69 (4,64-8,01); tail: 21,77 (15,6-26,11); hl: 7,54 (0,91-17,93); svl: 13,51 (9,48-15,71). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng trung bình, phía trước dưới; một hàng gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng, gai thịt môi dưới có khoảng trống ở giữa; bao hàm trung bình, mảnh. LTRF: I (1+1)/III. Cơ thể dẹp, đầu và thân nhìn hình bầu dục. Mắt trung bình, ở phía bên; lỗ mũi nằm gần mõm hơn mắt; lỗ thở đơn, ở bên trái. Vây đuôi trung bình, cơ đuôi dày và khỏe, mút đuôi nhọn. Hình 3.9. Đĩa miệng nòng nọc của Ngoé Fejervarya limnocharis 3.2.1.10. Ếch poi-lan Limnonectes poilani (Bourret, 1942) Mẫu vật: 42, ở các GĐ từ 25 đến 28, 30, 31, 34, 35, 37 đến 42. Chỉ tiêu hình thái: bl: 10,93 (7,69-12,87); bh: 5,59 (3,37-7,82); bw: 6,74 (4,17-8,95); ed: 1,43 (0,91-2,25); ht: 5,23 (3,39-6,63); odw: 2,31 (1,33-3,15); ss: 6,32 (3,57-7,95); tail: 19,24 (12,46-26,54); hl: 5,56 (0,19-14,09); svl: 11,11 (6,95-13,67). Đặc điểm chẩn loại: Miệng trước dưới, kích thước trung bình; gai thịt mỏng, viền hai bên và phía dưới đĩa miệng; bao hàm mảnh; LTRF: I(1+1)/(1+1)II. Thân hơi dẹp, dạng hình elip, màu nâu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt, đuôi với các vạch nâu sẫm. Mắt trung bình, ở mặt trên; lỗ mũi nằm gần mút mõm hơn mắt; lỗ thở ở bên trái, nằm gần lỗ mở của ống hậu môn hơn mút mõm. Đuôi trung bình, vây đuôi mỏng, mút đuôi nhọn. Hình 3.10. Đĩa miệng nòng nọc của Ếch poi lan Limnonectes poilani 3.2.1.11. Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937) Mẫu vật: 11, ở các GĐ 25, 37, 39 và 41. Chỉ tiêu hình thái: bl: 17,71 (12,4-24,3); bh: 10,40 (7,3-14,1); bw: 10,99 (8,13-14,8); ed: 1,95 (1,39-3,16); ht: 11,11 (6,3-16,3); odw: 5,22 (3,44-7,06); ss: 8,30 (5,63-10,8); tail: 31,83 (21,9-47,1); hl: 9,27 (3,92-17,2); svl: 18,08 (3,2-26,9). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng hướng dưới, hình elíp với khía chữ V nông ở môi dưới, kích thước lớn; gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng, môi dưới có 2 hàng gai thịt; bao hàm kích thước trung bình với khía răng cưa; LTRF: I(5+5)/(1+1)II. Thân hình trụ, nhìn từ trên có hình bầu dục. Mắt bé, lỗ mũi tròn bé, nằm gần mút mõm hơn mắt; lỗ thở bên trái. Đuôi khoẻ, cơ đuôi dày, mút đuôi tù. Cơ thể màu đen xám nhạt với các đốm sẫm trên cơ và vây đuôi, viền các đốm rõ. Hình 3.11. Đĩa miệng nòng nọc của Ếch gai sần Quasipaa verucospinosa 3.2.1.12. Quasipaa sp. Mẫu vật: 8, ở các GĐ 25, 28, 35, 38, 41 và 44. Chỉ tiêu hình thái: bl: 19,04 (16,55-21,97); bh: 10,13 (8,67-11,06); bw: 11,29 (9,80-12,68); ed: 2,70 (2,20-3,07); ht: 11,02 (9,34-12,32); odw: 8,13 (4,79-9,34); ss: 11,73 (10,87-12,73); tail: 35,48 (28,87-39,30); hl: 10,31 (0,33-23,08); svl: 20,04 (17,75-22,01). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng trước dưới, kích thước lớn, hình elip với khía chữ V nông ở môi dưới; gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng; gai thịt môi dưới 3 hàng; bao hàm trung bình, có khía răng cưa, bao hàm trên có vết lõm ở giữa; LTRF: III(5+5)/(1+1)II. Thân hình trụ. Mắt trung bình; lỗ mũi tròn bé, gần mút mõm hơn mắt; lỗ thở đơn, bên trái. Cơ đuôi khoẻ, vây đuôi khá dày, mút đuôi tù. Cơ thể màu đen xám nhạt, các đốm trên cơ và vây đuôi có viền mờ. Hình 3.12. Đĩa miệng nòng nọc của Quasipaa sp. 3.2.1.13. Ếch bám đá Amolops ricketti (Boulenger, 1899) Mẫu vật: 5, ở các GĐ 25, 28, 34, 35, 43. Chỉ tiêu hình thái: bl: 17,72 (11,5-21,5); bh: 7,73 (4,99-8,94); bw: 10,73 (6,95-12,7); ed: 2,78 (1,86-3,61); ht: 8,66 (5,53-10,7); odw: 7,64 (5,64-9,19); ss: 12,69 (8,68-15,6); tail: 28,81 (19,6-33,1); hl: 10,90 (1,81-29,3); svl: 18,46 (11,9-23,5). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng có kích thước lớn, ở mặt dưới bụng, phía sau có đĩa bám tròn rộng; gai thịt một hàng yếu, viền hai bên và phía dưới đĩa miệng; bao hàm lớn; LTRF: III(4+4)/(1+1)II. Thân dẹp trên dưới rõ, mõm tròn, rộng; mắt lớn, lỗ mũi phía bên nằm giữa mõm và mắt; lỗ thở đơn, bên trái. Cơ đuôi dày và khoẻ, vây đuôi trung bình, mút đuôi nhọn. Hình 3.13. Đĩa miệng nòng nọc của Ếch bám đá Amolops ricketti 3.2.1.14. Ếch suối Hylarana nigrovitata (Blyth, 1856) Mẫu vật: 57, ở các GĐ từ 27 đến 45. Chỉ tiêu hình thái: bl: 14,75 (10,2-18,4); bh: 6,05 (4,58-8,4); bw: 8,07 (6,08-10,7); ed: 1,94 (1,22-2,62); ht: 7,02 (3,8-11,7); odw: 3,41 (2,57-4,94); ss: 9,01 (1,74-12,3); tail: 28,11 (13,4-39,9); hl: 9,19 (0,31-27,7); svl: 15,08 (11,4-19,1). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng bé, hướng dưới; gai thịt viền hai bên và phía dưới, môi dưới 2 hàng, hàng phía ngoài kéo dài; bao hàm trung bình, có khía răng cưa; LTRF: I(1+1)/(1+1)II. Cơ thể dẹp trên dưới, nhìn từ trên có hình oval. Mắt trung bình; lỗ mũi tròn, bé, gần mút mõm hơn mắt; lỗ thở đơn, ở bên trái. Đuôi khoẻ, cơ và vây đuôi trung bình, mút đuôi nhọn. Cơ thể màu vàng nâu nhạt, có hai đốm sẫm lớn ở gốc đuôi. Hình 3.14. Đĩa miệng nòng nọc của Ếch suối Hylarana nigrovitata 3.2.1.15. Hylarana sp. Mẫu vật: 2, ở các GĐ 28, 29. Chỉ tiêu hình thái: bl: 9,89 (9,7-10,1); bh: 4,19 (4,08-4,29); bw: 5,53 (5,1-5,95); ed: 0,78 (0,78-0,78); ht: 4,25 (3,74-4,76); odw: 2,91 (2,76-3,05); ss: 7,35 (7,28-7,42); tail: 19,49 (18,8-20,2); hl: 0,66 (0,54-0,78); svl: 10,83 (10,8-10,9). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng trung bình, hướng dưới; gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng; môi dưới 2 hàng gai thịt, hàng bên trong tròn, hàng bên ngoài kéo dài; bao hàm trung bình, mảnh; LTRF: I(4+4)/(1+1)III. Thân hơi dẹp, nhìn từ trên có hình bầu dục; cơ đuôi dày và cao; nếp vây đuôi trung bình, mút đuôi tù. Mắt trung bình; lỗ mũi bé, nằm gần mút mõm hơn mắt một chút; lỗ thở đơn, bên trái, nằm gần lỗ mở của ống hậu môn hơn mút mõm. Hình 3.15. Đĩa miệng nòng nọc của Hylarana sp. 3.2.1.16. Ếch cây mi-an-ma Polypedates mutus (Smith, 1940) Mẫu vật: 38, ở các GĐ 25-32, 36, 39, 44. Chỉ tiêu hình thái: bl: 9,93 (6,39-19,9); bh: 5,10 (3,18-8,69); bw: 5,48 (3-8,91); ed: 1,61 (1,06-2,81); ht: 5,74 (4,29-11,3); odw: 2,61 (1,86-3,8); ss: 5,62 (3,67-8,94); tail: 19,33 (13,3-29,2); hl: 1,97 (0,19-27,3); svl: 9,83 (6,51-16). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng bé, hướng phía trước dưới; gai thịt viền ở hai bên và phía dưới đĩa miệng, môi dưới 2 hàng gai thịt, đứt đoạn ở giữa; bao hàm trung bình; LTRF: I(3+3)/III. Cơ thể dạng hình trụ; mắt lớn, ở phía bên; lỗ mũi ở trung gian giữa mõm và mắt; lỗ thở đơn, bên trái. Cơ và vây đuôi cao, mút đuôi nhọn. Thân màu nâu đen nhạt với các đốm và vết đen, có điểm trắng ở mút mõm. Hình 3.16. Đĩa miệng nòng nọc của Ếch cây mi-an-ma Polypedates mutus 3.2.1.17. Polypedates sp. Mẫu vật: 5, ở các GĐ 28, 31, 32, 33, 34. Chỉ tiêu hình thái: bl: 12,73 (9,75-14,3); bh: 6,72 (5,25-7,48); bw: 6,92 (5,47-7,82); ed: 1,81 (1,63-1,98); ht: 8,43 (5,82-9,62); odw: 3,15 (2,67-3,52); ss: 7,05 (5,38-7,92); tail: 21,46 (14,5-24,6); hl: 1,28 (0,53-1,71); svl: 12,86 (9,85-14,5). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng trung bình; gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng, môi dưới 2 hàng, đứt đoạn ở giữa; bao hàm trung bình, có khía răng cưa; LTRF: I(4+4)/(1+1)II. Thân dạng tròn; mắt trung bình, ở phía bên; lỗ mũi gần sát mút mõm; lỗ thở đơn bên trái. Cơ đuôi trung bình, vây đuôi cao, mút đuôi nhọn. Hình 3.17. Đĩa miệng nòng nọc của Ếch cây Polypedates sp. 3.2.1.18. Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis Smith, 1924 Mẫu vật: 146, ở các GĐ từ 26 đến 43. Chỉ tiêu hình thái: bl: 11,89 (6,80-16,12); bh: 5,7 (3,31-8,38); bw: 7,06 (4,33-10,14); ed: 1,75 (1,00-5,50); ht: 6,59 (2,95-10,10); odw: 3,79 (2,33-5,07); ss: 7,47 (4,72-10,05); tail: 21,92 (14,04-33,68); hl: 3,65 (0,92-19,90); svl: 12,7 (7,09-17,05). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng trung bình, phía trước dưới; gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng; 2 hàng gai thịt viền môi dưới; bao hàm mảnh, yếu; LTRF: II(5+5)/III. Thân màu đen hoặc nâu sẫm. Cơ thể dẹp, mõm hơi nhọn; mắt trung bình; lỗ mũi ở phía bên, gần mắt hơn mút mõm một chút; lỗ thở đơn, bên trái. Đuôi dài, mút đuôi nhọn, cơ đuôi dày, khỏe, vây đuôi thấp. Hình 3.18. Đĩa miệng nòng nọc của Ếch cây trung bộ R. annamensis 3.2.1.19. Ếch cây nếp da mông Rhacophorus exechopygus Inger, orlov & Darevsky, 1999 Mẫu vật: 6, ở các GĐ 25, 26, 31, 33, 34, 39. Chỉ tiêu hình thái: bl: 12,87 (9,06-15,10); bh: 5,80 (3,83-6,76); bw: 6,95 (4,73-8,05); ed: 2,30 (1,53-2,66); ht: 8,02 (5,30-10,58); odw: 4,46 (3,28-5,41); ss: 8,19 (5,87-9,87); tail: 22,97 (17,99-29,89); hl: 1,57 (0,41-3,28); svl: 13,62 (9,87-16,13). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng rộng, hướng phía dưới; hình elip, lõm nông ở môi dưới; gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng; gai thịt môi dưới 3 hàng; bao hàm mảnh, có khía răng cưa; LTRF: III(5+5)/III. Mắt trung bình; lỗ mũi tròn, ở phía trên, gần mút mõm hơn mắt; lỗ thở đơn, bên trái. Cơ và vây đuôi trung bình, mút đuôi hình mũi mác. Cơ thể màu nâu nhạt, không có đốm hoặc hoa văn trên thân và đuôi. Hình 3.19. Đĩa miệng nòng nọc của Rhacophorus exechopygus 3.2.1.20 Ếch cây kio Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 Mẫu vật: 61, từ GĐ 26 - 32, 35 - 41. Chỉ tiêu hình thái: bl: 17,35 (13,7-20,3); bh: 9,26 (7,06-11,5); bw: 11,47 (8,72-13,6); ed: 2,49 (1,73-3,42); ht: 9,93 (7,86-12,7); odw: 4,26 (3,5-4,95); ss: 11,37 (8,53-13,5); tail: 27,08 (18,8-35); hl: 3,23 (0,21-13,6); svl: 19,36 (15,4-23,6). Đặc điểm chẩn loại: Nòng nọc có hình bầu dục, đĩa miệng trung bình, ở phía trước mặt bụng; có gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng; 2 hàng gai thịt viền môi dưới. Bao hàm dày, phát triển; trên bao hàm có các khía răng cưa rõ. LTRF: I(4+4)/III. Mõm tù; mắt trung bình; lỗ mũi ở mặt trên, gần mút mõm hơn mắt. Lỗ thở đơn, bên trái; đuôi dài, mút đuôi nhọn, cơ đuôi dày, khỏe. Thân màu nâu xám, cơ đuôi trắng. Hình 3.20. Đĩa miệng nòng nọc của Ếch cây kio Rhacophorus kio 3.2.1.21. Rhacophorus sp. Mẫu vật: 9, ở các GĐ 25, 26, 30, 31, 41. Chỉ tiêu hình thái: bl: 10,39 (7,5-13,9); bh: 5,27 (4,02-7,06); bw: 6,15 (4,91-8,47); ed: 1,67 (1,15-2,6); ht: 6,98 (5,33-9,71); odw: 3,11 (2,23-4,23); ss: 6,50 (4,43-8,17); tail: 16,92 (10,9-22,7); hl: 2,94 (0,4-13); svl: 10,88 (7,07-15,1). Đặc điểm chẩn loại: Đĩa miệng trung bình, phía trước dưới; gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng, 2 hàng gai thịt viền môi dưới, lõm ở giữa; bao hàm có kích thước bé; LTRF: II(5+5)/(1+1)II. Thân hơi dẹp, mõm gần tròn; mắt lớn; lỗ mũi ở trung gian mõm và mắt; lỗ thở đơn, bên trái. Cơ đuôi khoẻ, vây đuôi dày và cao, mút đuôi tròn, rộng. Đầu và thân xám đen, cơ đuôi trắng đục, vây đuôi nhạt màu. Hình 3.21. Đĩa miệng nòng nọc của Rhacophorus sp. 3.2.2. Nhận xét về phân loại nòng nọc một số loài ở KVNC Trong số nòng nọc của 21 loài đã ghi nhận được có 5 loài chưa được định tên thuộc các giống Leptobrachium, Hylarana, Quasipaa, Polypedates và Rhacophorus. Dưới đây là một số nhận xét về phân loại của các loài này qua so sánh giữa các loài trong cùng giống ở KVNC. a. Giống Cóc mày Leptobrachium Tschudi, 1838 Ở KVNC đã thu được mẫu nòng nọc của 2 loài trong giống này là Cóc mày sa pa L. chapaense và 1 loài chưa được định danh L. sp. Nòng nọc của hai loài này có đặc điểm hình thái tương tự nhau: có 1 hàng gai thịt viền miệng, có khoảng trống gai thịt ở môi trên; cách sắp xếp và hình dạng răng sừng, công thức răng gối nhau: L. chapaense I(6+6)-(8+8)/(5+5)-(7+7)I; L. sp. I(5+5),(6+6),(7+7)/(6+6)I. Tuy nhiên giữa nòng nọc của hai loài có sự sai khác khi so sánh ở các GĐ tương đương nhau (bảng 3.2, hình 3.44). Về đặc điểm hình thái, giữa 2 loài này có sự sai khác ở các tỉ lệ như sau: loài L. chapaense có thân dài hơn (bl/bh: 1,96; bl/bw: 1,74) so với L. sp. (bl/bh: 1,85; bl/bw: 1,68); sai khác rõ nhất giữa 2 loài ở tỉ lệ tail/bl (L. chapaense là 3,39; L. sp. là 1,50) và tỉ lệ tail/ht (L. chapaense là 3,07; L. sp. là 2,54). b. Giống Ếch gai Quasipaa Dubois, 1992 Giống Quasipaa ở VQG Bạch Mã đã ghi nhận được mẫu nòng nọc của 2 loài Q. verrucosipnosa và Quasipaa sp. Nòng nọc của loài Q. sp. giống với các loài khác trong giống Quasipaa ở các đặc điểm như đĩa miệng dạng hình elip, có lõm khía chữ V ở môi dưới; môi trên có khoảng trống gai thịt ở giữa; trên cơ và vây đuôi có nhiều đốm đen; môi dưới có 3 hàng răng. So sánh tỉ lệ hình thái giữa nòng nọc của 2 loài Q. verucospinosa và Q. sp. ở các giai đoạn tương đương nhau. Kết quả so sánh cho thấy giữa hai loài có các đặc điểm sai khác như sau: loài Q. sp. có các tỉ lệ bl/bh, tail/bl, tmh/bh, rn/np đều cao hơn so với loài Q. verrucospinosa. Các tỉ lệ có sai khác rõ nhất là ss/bl: Q. sp. = 0,66; Q. verrucospinosa = 0,47 (hình 3.25a), ss/svl (Q. sp. = 0,61; Q. verrucospinosa = 0,43); odw/bw: Q. sp. = 0,76; Q. verrucospinosa = 0,47 (hình 3.25b); điều này chứng tỏ lỗ thở ở loài Q. verrucospinosa nằm ở gần mút mõm hơn so với lỗ mở của ống hậu môn còn ở loài Q. sp. nằm gần lỗ mở của ống hậu môn hơn mút mõm; loài Q. verrucospinosa có đĩa miệng bé hơn so với loài Q. sp. (tỉ lệ odw/bl và odw/bw ở loài Q. verrucospinosa đều bé hơn). Các tỉ lệ khác có sai khác nhưng không đáng kể. c. Giống Ếch cây Polypedates Tschudi, 1838 Giống Polypedates thu được mẫu nòng nọc của loài P. mutus và một loài chưa được định danh là Polypedates sp. Về đặc điểm hình thái, nòng nọc của 2 loài này đều có đặc điểm chung của giống với 2 hàng gai thịt viền miệng, gai thịt viền môi dưới lõm ở giữa. Sai khác giữa hai loài: Ếch cây mi-an-ma P. mutus có LTRF là I(3+3)/III, còn P. sp. có LTRF là I(4+4)/(1+1)II. Đối với giống Polypedates, LTRF thường không biến đổi nên đây là tiêu chuẩn phân loại quan trọng. Bên cạnh đó, loài P. mutus có điểm trắng ở mút mõm nhìn rõ cả khi sống hoặc ngâm trong cồn, thân màu xám tối; loài P. sp. không có điểm trắng ở mút mõm, thân màu hồng nhạt, vây đuôi trắng hồng nhạt (ngâm trong dung dịch bảo quản). Sự sai khác giữa 2 loài P. mutus và P. sp. ở các giai đoạn tương ứng được thể hiện ở bảng 3.5. và hình 3.46. Sự phân hóa giữa hai loài rõ nhất ở tỉ lệ bl/tail và tail/ht: giá trị của tỉ lệ bl/tail ở loài P. mutus (0,51) thấp hơn loài P. sp. (0,60); ngược lại tỉ lệ tail/bh ở loài P. mutus (3,57) cao hơn loài P. sp. (2,55). Như vậy, đuôi của loài P. sp. cao hơn loài P. mutus. d. Giống Rhacophorus Kuhll & Van Hasselt, 1822 Đã ghi nhận được mẫu nòng nọc của 4 loài: Ếch cây trung bộ R. annamensis, R. exechopygus, R. kio và 1 taxon chưa được định danh R. sp. Về hình thái, nòng nọc các loài này có nhiều đặc điểm giống nhau: môi dưới được viền hoàn toàn bằng 2 hàng gai thịt nhỏ; gai thịt ở hai bên đĩa miệng ít; bao hàm mảnh; hình dạng bao hàm, răng sừng giống nhau. Nòng nọc các loài trong giống Rhacophorus có sự sai khác ở các tỉ lệ bl/bh, bl/bw, rn/np và odw/bw; trong đó nòng nọc của R. kio có 11 tỉ lệ hình thái thấp hơn nòng nọc các loài khác. Về hình thái cơ thể, nòng nọc loài R. kio có thân ngắn hơn so với các loài còn lại (bl/bh: 1,87; bl/bw: 1,51), nòng nọc các loài Rh. annamensis và R. sp. có các tỉ lệ này tương đương nhau, nòng nọc R. exechopygus có thân dài hơn (bl/bh: 2,22; bl/bw: 1,85). Về chiều rộng đĩa miệng, loài R. exechopygus cũng có chiều rộng đĩa miệng lớn nhất so với chiều rộng thân (odw/bw: 0,64), tiếp đến là R. annamensis (0,53), R. sp. (0,5), đĩa miệng nòng nọc R. kio bé nhất (odw/bw: 0,37). 3.2.3. Đặc điểm phát triển nòng nọc các loài lưỡng cư a. Mối quan hệ giữa các đặc điểm hình thái theo giai đoạn phát triển Kết quả phân tích nòng nọc một số loài có nhiều GĐ phát triển cho thấy trong số các tỉ lệ so sánh thì tỉ lệ giữa chiều dài thân và chiều dài chi sau có mối quan hệ chặt (R từ 0,8- 0,95) qua các giai đoạn. Trong mối quan hệ giữa chiều dài thân và chiều dài chi sau của nòng nọc các loài, quan hệ chặt chẽ còn được thể hiện ở việc chuyển giai đoạn của chi sau (hình 3.48), khi đó chiều dài chi bắt đầu tăng nhanh, đồng thời tại GĐ đó, tỉ lệ giữa chiều dài thân/dài chi sau cũng có xu hướng ổn định. Hầu hết các loài, quá trình chuyển giai đoạn xảy ra ở GĐ 37 và GĐ 38, từ GĐ 38 trở về sau, tỉ lệ bl/hl tiệm cận và ổn định dần. Trong quá trình phát triển của nòng nọc, đến GĐ 37 thì tất cả các ngón của chi tách biệt hoàn toàn và sau GĐ này chi bắt đầu hoàn thiện (xuất hiện củ bàn trong, củ khớp dưới ngón chân...). Có thể nói đây là quá trình chuyển giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển nòng nọc các loài. Bảng 3.2. Hệ số tương quan giữa tỉ lệ chiều dài thân và chiều dài chi sau qua các giai đoạn của nòng nọc một số loài lưỡng cư Loài r2 r Loài r2 r L. chapaense 0,7342 0,86 H. nigrovitata 0,7343 0,86 M. marmorata 0,8427 0,92 P. mutus 0,706 0,84 F. limnocharis 0,8827 0,94 R. annamensis 0,6466 0,80 L. poilani 0,77 0,88 R. kio 0,8432 0,92 b. Tỉ lệ đặc trưng của nòng nọc các loài lưỡng cư ở KVNC Phân tích 23 tỉ lệ giữa các phần cơ thể của nòng nọc các loài lưỡng cư được tổng hợp ở bảng 3.10. Kết quả phân tích cho thấy ở mỗi loài có những tỉ lệ đặc trưng nhất định. 3.3. Sự phát triển nòng nọc loài Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis 3.3.1. Đặc điểm cá thể trưởng thành Đầu bằng hoặc rộng hơn chiều rộng thân một chút. Răng lá mía tạo thành gờ mảnh, xếp ngang, không chạm nhau, chạm bờ trước lỗ mũi trong. Mõm nhọn, gờ mõm không rõ; vùng trán hơi lõm, vùng má lõm. Lỗ mũi nằm gần mõm hơn mắt. Mắt lớn và lồi, đường kính mắt lớn hơn gian ổ mắt và lớn hơn chiều rộng mí mắt trên. Màng nhĩ rõ ràng. Chi trung bình. Mút ngón tay, ngón chân phình rộng thành đĩa. Ngón tay có màng hoàn toàn trừ ngón I có 1/2 màng; ngón chân có màng hoàn toàn. Màng giữa các ngón tay và ngón chân rộng. Bờ ngoài ống và cổ bàn tay, cổ bàn chân có riềm da mảnh, hẹp, kéo dài thành nếp ở mép ngón tay và ngón chân ngoài. Bờ ngoài ống chân không có nếp da. Củ bàn trong rõ, dài bằng khoảng 1/2 lần chiều dài ngón I, không có củ ngoài. Da sần, lấm tấm phủ các hạt nhỏ. Cằm, họng và ngực nhẵn; bụng và dưới đùi nổi các nốt sần lớn hơn trên lưng. Mặt trên đầu, lưng và các chi màu nâu, vàng nâu, hai bên sườn sáng hơn với các đốm sẫm nhỏ. Mặt dưới màu vàng nhạt hoặc trắng bẩn. Màng giữa các ngón chân có màu đen. 3.3.2. Sự phát triển nòng nọc qua các giai đoạn Sự phát triển nòng nọc Ếch cây trung bộ được mô tả từ GĐ 25 - 46. Trong đó đặc điểm phát triển các GĐ từ 25 - 43 quan sát trên các cá thể thu từ tự nhiên, các GĐ 44, 45, 46 quan sát trên các cá thể nuôi. - Từ giai đoạn 25 đến 40: hình dạng cơ thể tương đối ổn định, phần miệng không thay đổi, chỉ khác nhau bởi sự xuất hiện và phát triển của chi sau. - Sự khác biệt hình thái thể hiện rõ từ giai đoạn 41 trở về sau. Về màu sắc: Nòng nọc trong điều kiện nuôi ở các giai đoạn từ 25 - 40 có thân màu đen hoặc nâu sẫm, vây dưới đuôi nhạt màu hơn phía trên. Trong các giai đoạn phát triển tiếp theo, màu sắc nòng nọc nhạt đi, chuyển dần sang màu nâu nhạt. Từ giai đoạn mầm chi trước cho đến khi chi trước xuất hiện, màu sắc trở nên nhạt hơn và xuất hiện các vết đen trên đầu, thân, chi sau xuất hiện các vạch ngang. Khi nòng nọc lên môi trường cạn (GĐ 42, 43), các đốm đen rõ dần, đến giai đoạn 44, 45, các đốm rõ nét, sẫm màu và đuôi nòng nọc cụt dần, cơ thể chuyển sang màu vàng nhạt và đến cuối giai đoạn thì chuyển dần sang màu trắng. Đến giai đoạn 46, thân có màu trắng, các đốm đen trên thân đậm, rõ nét. 3.3.3. Sự phát triển của chi trước Tương ứng với các giai đoạn phát triển của chi sau, chi trước xuất hiện nhưng nằm ở trong, thoát ra ngoài ở giai đoạn 42. Sai khác giữa chi trước và chi sau là mầm chi trước đã xuất hiện từ GĐ 25. 3.3.4. Đặc điểm giải phẫu miệng Đặc trưng nền miệng: trung tâm nền miệng có từ 36 - 60 nốt sần, hai bên có các gai thịt dài, số lượng nốt sần và gai thịt khác nhau qua các giai đoạn. Mầm lưỡi xuất hiện ở GĐ 35, xẻ thùy ở GĐ 42. Đặc trưng vòm miệng: trung tâm của vòm miệng có 35 - 65 nốt sần, hai bên có xen kẽ các gai thịt dài, hướng vào trung tâm. 3.3.5. Thời gian phát triển nòng nọc loài Ếch cây trung bộ a. Thời gian các giai đoạn phát triển Kết quả tổng hợp thời gian và quá trình phát triển nòng nọc Ếch cây trung bộ từ GĐ mầm chi (GĐ 26) đến khi hoàn thiện biến thái như sau: Thời gian các cá thể nòng nọc ở giai đoạn mầm chi là 29 ngày, chiếm tỉ lệ 49,15% so với tổng thời gian hoàn thiện biến thái. Thời gian các cá thể nòng nọc ở giai đoạn chi sau là 47 ngày ( từ ngày thứ 3 tới ngày thứ 50), chiếm 79,66% trên tổng thời gian hoàn thiện biến thái. Thời gian các cá thể nòng nọc ở giai đoạn chi trước là 47 ngày (từ ngày thứ 5 tới ngày thứ 52) chiếm tỉ lệ 79,66% trên tổng thời gian hoàn thiện biến thái. Thời gian các cá thể lên bờ: xuất hiện và hoàn thiện chi trước (giai đoạn 42). Sau 5 ngày đã có cá thể hoàn thiện chi trước và nhảy lên bờ. Từ khi cá thể đầu tiên nhảy lên bờ đến khi cá thể cuối cùng hoàn thiện biến thái, nhiệt độ môi trường trung bình 21,030C, độ ẩm 85,85%. Bảng 3.3. Tổng hợp các giai đoạn phát triển nòng nọc Ếch cây trung bộ Giai đoạn Thời gian (ngày) Tỉ lệ Nhiệt độ nước (0C) Nhiệt độ không khí (0C) Độ ẩm (%) Mầm chi (26-30) 29 49,15 22,27 (20-25,8) 22,35 (19,06-27,2) 85,82 (67,4-96,5) Chi sau (31-41) 47 79,66 21,51 (17,4-24,4) 21,41 (16,17-24,78) 85,73 (67,4-96,5) Chi trước (42 - lên bờ) 47 79,66 21,37 (17,4-24,4) 21,22 (16,17-24,78) 85,61 (67,4-96,5) Lên bờ 54 91,53 21,03 (16,17-24,78) 85,85 (67,4-96,5) Hoàn thiện BT 28 47,46 Trung bình 21,57 (17,4-25,8) 21,29 (16,17-27,2) 85,54 (67,4-96,5) Toàn bộ thời gian biến thái của nòng nọc ếch cây trung bộ, nhiệt độ nước trung bình là 21,570C, nhiệt độ môi trường là 21,290C, độ ẩm 85,54% (bảng 3.12). b. Quá trình hoàn thiện biến thái của nòng nọc Ếch cây trung bộ Theo dõi quá trình hoàn thiện biến thái của nòng nọc Ếch cây trung bộ (từ GĐ mầm chi - GĐ 26) cho đến khi tất cả các cá thể hoàn thiện biến thái. Từ khi cá thể đầu tiên nhảy lên bờ cho đến khi cá thể đầu tiên hoàn thiện biến thái là 28 ngày (từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 32), đạt 2,94% so với tổng số cá thể theo dõi ban đầu. Tỉ lệ hoàn thiện biến thái tăng dần và đạt đến 55,88% ở ngày thứ 59, khi cá thể lên bờ cuối cùng hoàn thiện biến thái. Số cá thể hoàn thiện biến thái so với tổng số cá thể lên bờ của quần thể là 95%, so với tổng số cá thể theo dõi ban đầu là 55,88%. Như vậy, tỉ lệ sống sót và hoàn thiện biến thái của quần thể nòng nọc Ếch cây trung bộ là 55,88%. Bảng 3.4. Tỉ lệ hoàn thiện biến thái nòng nọc loài Ếch cây trung bộ Giai đoạn Số cá thể Tỉ lệ Lên bờ 20 58,82 Hoàn thiện biến thái 19 55,88 Chết 15 44,12 3.4. Đặc điểm phân bố các loài theo sinh cảnh và môi trường sống 3.4.1. Đặc điểm phân bố nòng nọc các loài lưỡng cư theo sinh cảnh sống Các sinh cảnh đã tiến hành thu mẫu gồm: (1) Rừng trồng, (2) Trảng cây bụi, (3) Khu dân cư, đồng ruộng, (4) Rừng thứ sinh bị tác động mạnh bởi các hoạt động của con người, và (5) Rừng thứ sinh ít bị tác động. Kết quả cho thấy các loài phân bố chủ yếu ở suối trong rừng thứ sinh ít bị tác động với 18 loài (chiếm 90% tổng số loài). Ở các khe suối thuộc sinh cảnh rừng thứ sinh bị tác động mạnh bởi các hoạt động của con người gặp 9 loài (chiếm 45%); có 2 loài gặp ở sinh cảnh rừng trồng và khu dân cư; ở các khe suối thuộc sinh cảnh trảng cây bụi chỉ gặp 1 loài. Ngoài ra, có 3 loài thu ở các điểm khác: nòng nọc loài Microhyla heymonsi và Ếch suối Hylarana nigrovitata thu mẫu ở bể bơi bỏ hoang ở khách sạn Phong Lan thuộc khu vực km số 18, gần đỉnh Bạch Mã; loài Polypedates mutus thu mẫu ở bể chứa nước ở km 04 cùng với mẫu con trưởng thành, cách trụ sở BQL VQG 01 km. 3.4.2. Phân bố nòng nọc các loài lưỡng cư theo môi trường sống - Những loài thích nghi với thuỷ vực nước chảy Qua phân tích đặc điểm hình thái nòng nọc cho thấy có 14 loài thích nghi với môi trường nước chảy, trong đó 7 loài Duttaphrynus melanostictus, Leptobrachium chapaense, Leptobrachium sp., Quasipaa verrucospinosa, Quasipaa sp., Amolops ricketti, Rhacophorus exechopygus phân bố ở những thủy vực có dòng chảy trung bình và mạnh, nhiều đoạn suối có độ dốc lớn, nhiều hố sâu ở đáy; các loài này thường gặp ở giữa suối, phía đáy các thủy vực. - Những loài thích nghi với thuỷ vực nước đứng Có 10 loài gặp ở các thủy vực nước đứng: Microhyla marmorata, Fejervarya limnocharis, Hylarana nigrovitata, Hylarana sp., Limnonectes poilani, Polypedates mutus, Polypedates sp., Rhacophorus annamensis, R. kio, R. sp. Trong đó: - Những loài có ở cả thủy vực nước đứng và nước chảy: Leptolalax pelodytoides, Microhyla marmorata, Hylarana nigrovitata, Limnonectes poilani và Rhacophorus kio. Tuy nhiên đối với thủy vực nước chảy, các loài này chỉ gặp ở những đoạn suối nhỏ, bằng phẳng, dòng chảy yếu, nước nông (suối Hoàng Yến). 3.5. Phân bố nòng nọc các loài lưỡng cư theo độ cao - Ở dưới 900m thu được mẫu nòng nọc của 14 loài (chiếm 66,66%), trong đó có 11 loài thu được mẫu con non và cá thể trưởng thành ở nơi thu mẫu nòng nọc. - Ở độ cao từ 900m trở lên thu được mẫu nòng nọc của 13 loài (chiếm 61,90%), có 4 loài đã thu được mẫu cá thể trưởng thành (Microhyla heymonsi, Hylarana nigrovitata, Limnonectes poilani và Rhacophorus annamensis). Có 7 loài chỉ gặp ở độ cao dưới 900m gồm: Duttaphrynus melanostictus, Ingerophrynus galeatus, Xenophrys major, Fejervarya limnocharis, Amolops ricketti, Rhacophorus annamensis và Rhacophorus kio. Có 2 loài chỉ thu được mẫu nòng nọc ở độ cao trên 900m là Microhyla heymonsi, Quasipaa verrucospinosa; đối với loài Rhacophorus exechopygus, mẫu nòng nọc thu ở độ cao 1.295 m nhưng cá thể trưởng thành của loài này thu ở suối Trĩ Sao ở độ cao 263m so với mực nước biển. Ngoài ra, 4 loài chưa được định danh thu mẫu ở độ cao trên 900m, gồm: Leptobrachium sp., Hylarana sp., Quasipaa sp., Polypedates sp. Loài Rhacophorus sp. thu mẫu ở độ cao dưới 300m. Các loài có phân bố rộng ở tất cả các độ cao gồm: Leptobrachium chapaense, Leptolalax pelodytoides, Limnonectes poilani, và Hylarana nigrovitata và Polypedates mutus. Loài Rhacophorus annamensis mới thu mẫu nòng nọc ở độ cao dưới 900m nhưng đã thu được cá thể trưởng thành ở độ cao trên 900m. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Đa dạng nòng nọc các loài lưỡng cư - Đã xác định được nòng nọc của 16 loài lưỡng cư thuộc 13 giống, 6 họ ở VQG Bạch Mã; có 5 taxon chưa được định danh đến loài. - Bổ sung cho danh lục lưỡng cư của VQG 3 loài bằng xác định nòng nọc. 2. Đặc điểm hình thái nòng nọc - Từ GĐ 26 đến GĐ 40, nòng nọc của hầu hết các loài có hình dạng, vị trí, kích thước đĩa miệng và công thức răng ổn định. Vì vậy, đây là GĐ quan trọng cung cấp đặc điểm phân loại để xác định nòng nọc các loài lưỡng cư. - Lần đầu tiên mô tả chi tiết đặc điểm hình thái, giải phẫu miệng, cấu tạo răng sừng nòng nọc của 21 loài lưỡng cư ở KVNC. - Mỗi hàng răng sừng nòng nọc của các loài có từ 2 đến 4 dãy; trong đó hai bên phía ngoài của mỗi hàng răng đều có ít hơn 1 dãy so với phần giữa của hàng. Mỗi răng sừng đều có cấu tạo 2 đốt: đốt ngoài thường có mấu xung quanh (trừ họ Megophryidae) và đốt trong (đốt thân). - Tỉ lệ bl/hl của nòng nọc có mối quan hệ chặt qua các GĐ (R từ 0,8 – 0,95), GĐ 37 - 38 là quá trình chuyển GĐ quan trọng đối với phát triển nòng nọc các loài. 3. Sự phát triển nòng nọc Ếch cây trung bộ Từ GĐ 43 đến khi hoàn thiện biến thái hình thành các đốm đen trên nền thân màu vàng nhạt đến trắng. Cá thể trưởng thành thân hoàn toàn màu nâu. Chi trước phát triển sớm từ GĐ 25. Mầm lưỡi xuất hiện ở GĐ 35, hoàn thiện ở GĐ 42. Trong điều kiện nhiệt độ nước trung bình 21,570C, nhiệt độ không khí 21,290C, độ ẩm 85,54%: thời gian phát triển từ GĐ mầm chi (GĐ 26) đến khi hoàn thiện biến thái là 59 ngày. Tỉ lệ sống sót và hoàn thiện biến là 55,88%. 4. Đặc điểm môi trường sống Sự phân bố nòng nọc trong các sinh cảnh ở VQG Bạch Mã rất khác biệt: gặp nhiều nhất ở suối trong rừng thứ sinh ít bị tác động (18 loài, 85,71% tổng số loài); giảm còn 9 loài (42,86%) ở sinh cảnh rừng thứ sinh bị tác động mạnh; sinh cảnh rừng trồng và khu dân cư chỉ gặp 2 loài, ít nhất ở khe suối thuộc trảng cây bụi với 1 loài. Các loài nòng nọc thích nghi với các dạng thủy vực khác nhau: thủy vực nước chảy gặp nhiều nhất (14 loài, chiếm 66,67% số loài), thủy vực nước đứng gặp 10 loài (47,62%); ở các vùng nước quẩn ven suối chỉ gặp 4 loài (19,05%). Phân bố của các loài theo độ cao khác nhau: có 14 loài gặp ở độ cao dưới 900m; 13 loài ở độ cao trên 900m; có 7 loài chỉ gặp ở độ cao dưới 900m và 2 loài chỉ gặp ở độ cao trên 900m. 4 loài chưa định danh thu mẫu ở độ cao trên 900m, 1 loài thu ở độ cao dưới 300m. Đề nghị: 1. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung về nòng nọc các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã góp phần đánh giá đầy đủ hơn tính đa dạng của khu hệ lưỡng cư trong vùng; bổ sung dẫn liệu về hình thái và các giai đoạn phát triển phục vụ cho định loại nòng nọc các loài lưỡng cư. 2. Thu thập mẫu và nhân nuôi đối với các dạng chưa được định danh nhằm xác định vị trí phân loại. 3. Để bảo tồn các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã, cần chú trọng bảo vệ sinh cảnh sống của các loài, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên hiện có và các thủy vực, nơi sinh sản và phát triển của nòng nọc các loài lưỡng cư. Đó là các khu vực: khe Dớn, suối Trĩ Sao, suối Hoàng Yến, suối Ngũ Hồ (hồ số 05), đầu nguồn thác Đỗ Quyên, khe La Vân. 4. Xây dựng kế hoạch nhân nuôi một số loài có giá trị thẩm mỹ (nuôi làm cảnh như: Rhacophorus annamensis, R. kio) hoặc làm thực phẩm (Limnonectes poilani, Quasipaa verrucospinosa) để phục vụ nhu cầu của con người, vừa phát triển kinh tế đồng thời giảm áp lực săn bắt các loài lưỡng cư ngoài tự nhiên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_nghien_cuu_nong_noc_cac_loai_luong_cu_o_vuon.doc
  • pdfLe Thi Quy.E.pdf
  • pdfLe Thi Quy.V.pdf