Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quyế định về giá bán sản phẩm là một trong những quyết định quan trọng, then chốt cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nôi tồn tại và phát triển bền vững. Vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi là một vấn đề then chốt trong việc giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn để vừa có thể đưa các sản phẩm ra thị trường với giá bán hợp lý, vừa có nguồn ngân sách để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, lựa chọn các biện pháp marketing phù hợp, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo mục tiêu đặt ra, luận án đã thực hiện được các nội dung sau: Luận án đã trình bày khái quát tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp dưới các góc độ kinh tế, góc độ kế toán trong cả hai trường hợp định giá sản phẩm bán ra thị trường ngoài và định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ. Các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất. (1) Bản chất kế toán quản trị chi phí và hệ thống phương pháp kế toán quản trị chi phí. (2) Tổng quan về định giá sản phẩm theo ba quan điểm của kinh tế, marketing và kế toán. (3) Định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí dưới góc độ của doanh nghiệp thiết lập giá và doanh nghiệp chấp nhận giá. (4) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí

pdf12 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài Thức ăn chăn nuôi là nhân tố mắt xích quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi, vốn đang được coi là giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới. Sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới có nhiều biến động tuy nhiên vẫn giữ xu hướng tăng. Tại Việt Nam nhu cầu thức ăn chăn nuôi luôn đạt mức tăng khoảng 10%/năm xấp xỉ 18-20 triệu tấn/năm. Dự kiến đến năm 2020, quy mô có thể đạt 25-26 triệu tấn/năm. Tuy nhiên hoạt động sản xuất trong nước hiện nay gần như không đáp ứng được nhu cầu nội địa. Điều đó thấy được thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Xác định giá bán sản phẩm hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên tại Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hiện nay mới chỉ tập trung vào kế toán tài chính để cung cấp thông tin chi phí, giá thành phục vụ cho việc định giá sản phẩm. Hệ thống kế toán này không thể cung cấp các thông tin chi phí phù hợp, kịp thời và tin cậy cho việc ra các quyết định về giá sản phẩm của nhà quản trị. Do đó các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi sẽ khó đứng vững trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.Vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi là một vấn đề then chốt trong việc giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn để vừa có thể đưa các sản phẩm ra thị trường với giá bán hợp lý, vừa có nguồn ngân sách để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, lựa chọn các biện pháp marketing phù hợp, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiêp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam bao gồm định giá sản phẩm bán ra thị trường bên ngoài và định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ bên trong doanh nghiệp do vậy tác giả lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 Tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu gồm: (1) Nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam bao gồm định giá bán sản phẩm ra ngoài và định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ. (2) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. (3) Khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá bao gồm định giá bán ra thị trường và định giá chuyển nhượng nội bộ trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam là gì? (2) Các nhân tố nào ảnh hưởng tới phương pháp định giá trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Viêt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới phương pháp định giá trên cơ sở chi phí ? (3) Các giải pháp hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận án tổng hợp, hệ thống hóa lý luận về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm. Bao gồm xác định giá bán sản phẩm ra thị trường bên ngoài và xác định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ bên trong doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí. Giá chuyển nhượng quốc tế không được nghiên cứu trong đề tài này. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi không gian: Nghiên cứu này lựa chọn các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi tác giả chỉ nghiên cứu về thức ăn chăn nuôi (thức ăn công nghiệp) cho gia súc và gia cầm, thức ăn thủy sản không thuộc phạm vi nghiên cứu trong đề tài này. * Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu này sử dụng số liệu của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam từ năm 2014 đến 2016. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện gồm quan sát thực địa, nghiên cứu trường hợp điển hình và phỏng vấn bán cấu trúc. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phát phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một là nghiên cứu thử nghiệm và giai đoạn hai là nghiên cứu đại trà trên diện rộng. 5. Đóng góp của luận án Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời luận án đã phản ánh và làm rõ thực trạng vận dung phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Xác định được các nhân tố có ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đó là quy mô doanh nghiệp, thị phần, mức độ ảnh hưởng trong việc xác định giá bán và thông tin chi phí. Trên cơ sở định hướng phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và phương hướng hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, luận án đã đưa ra hai nhóm giải pháp cho hai nhóm doanh nghiệp là các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 6. Kết cấu của luận án Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Cơ sở lý luận về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Chương 5: Phương phướng và giải pháp hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan định giá sản phẩm được nghiên cứu dưới góc độ của các chuyên gia kinh tế Muc tiêu định giá Trong mỗi giai đoạn mỗi tình huống, hoàn cảnh khác nhau, doanh nghiệp sẽ đưa ra các mục tiêu định giá là khác nhau. Để có thể thực hiện được các mục tiêu định giá doanh nghiệp cần có những chiến lược định giá phù hợp với từng mục tiêu đó. Chiến lược định giá Có khá nhiều bài nghiên cứu trên thế giới viết về các chiến lược định giá sản phẩm. Nghiên cứu của Avlonitis và Indounas (2005) về các doanh nghiệp chỉ ra rằng các chiến lược định giá được chia thành ba nhóm chính: định giá trên cơ sở chi phí, định giá trên cơ sở cạnh tranh và định giá trên cơ sở nhu cầu. 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài về việc vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm. 1.2.1 Các công trình nghiên cứu vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá bán sản phẩm ra ngoài Phương pháp chi phí biến đổi và chi phí đầy đủ Hall và Hitch (1939) là những người đầu tiên thực hiện nghiên cứu về các công ty ở Anh sử dụng chi phí như là cơ sở để ra quyết định về giá bán. Nghiên cứu này chỉ ra rằng khoảng 80% doanh nghiệp trong cuộc khảo sát sử dụng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí, chỉ có một số ít các công ty định giá bán theo doanh thu cận biên và chi phí biên như mô hình tối đa hóa lợi nhuận trong kinh tế. Các công ty trong mẫu khảo sát cho biết họ định giá bán dựa trên chi phí đầy đủ và cộng thêm một tỷ suất lợi nhuận mong muốn. Một nghiên cứu sau đó là nghiên cứu về giá bán của Skinner (1970). Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định sự chiếm ưu thế của phương pháp định giá trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp với 70% số doanh nghiệp được hỏi khẳng định sử dụng phương pháp định giá này. 5 Govindarajan và Anthony (1983) đã khảo sát trên 500 công ty công nghiệp lấy từ Fortune 1000 để tìm hiểu các công ty sử dụng chi phí như thế nào trong việc định giá bán sản phẩm. Trong số 505 phiếu trả lời có 83% công ty thường sử dụng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí đầy đủ và 17% công ty sử dụng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí biến đổi. Nghiên cứu của Huda Al-Hussari (2006) đã khảo sát 1000 doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp khác của Anh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi định giá dựa trên chi phí thì thông tin chi phí biến đổi được các nhà quản trị sử dụng nhiều hơn bởi vì sử dụng các thông tin chi phí đầy đủ có thể dẫn đến những sai lầm tốn kém. Phương pháp chi phí theo hoạt động ( Activity- Based- Costing) Shim và Sudit (1995) kết luận rằng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí đầy đủ đòi hỏi phải phân bổ chi phí chung được sử dụng thường xuyên, do đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân bổ chi phí chung hợp lý. Qua các phân tích trên, tác giả nhận thấy phần lớn các doanh nghiệp trên thế giới có xu hướng sử dụng các phương pháp định giá sản phẩm dựa trên chi phí đầy đủ. Trong một môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh đã có sự thay đổi trong việc sử dụng thông tin chi phí để xác định giá bán sản phẩm đó là từ định giá dựa trên chi phí đầy đủ sang định giá dựa trên chi phí biến đổi hoặc theo giá thị trường. 1.2.2 Các công trình nghiên cứu vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc xác định giá chuyển nhượng nội bộ Hirshleifer (1956) là người đầu tiên đã công thức hóa “vấn đề” giá chuyển nhượng trong kinh tế khi cho rằng giá thị trường là giá chuyển nhượng đúng chỉ khi hàng hóa chuyển giao được sản xuất trong thị trường có tính cạnh tranh hoàn hảo Giá chuyển nhượng trên cơ sở chi phí biến đổi và chi phí đầy đủ Nick W. McGaughey (1997) đã nghiên cứu về phương pháp định giá chuyển nhượng trong hai ngành công nghiệp được lựa chọn là điện tử và hóa chất trong các công ty ở Mỹ có hoạt động trong nước và ngoài nước Mỹ. Phương pháp giá chuyển nhượng phổ biến nhất được sử dụng trong các công ty hóa chất là giá thị trường và phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. Phương pháp định giá chuyển nhượng được sử dụng nhiều nhất trong các công ty các công ty điện tử là giá thị trường, giá thị trường trừ chi phí bán, và định giá trên cơ sở chi phí sản xuất đầy đủ. Có 56% công ty hóa chất sử dụng phương pháp định hướng chi phí, trong khi 6 có khoảng 46% công ty điện tử sử dụng phương pháp này. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí, tác giả xác định được có các nhân tố sau: đặc điểm phẩm (sản phẩm sản xuất theo yêu cầu hay sản phẩm sản xuất hàng loạt), ngành kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, thông tin chi phí, thông tin khách hàng, thông tin đối thủ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh, mức độ ảnh hưởng trong việc xác định giá bán, chiến lược kinh doanh, thị phần. 1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm. 1.3.1 Các công trình nghiên cứu vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá bán sản phẩm ra ngoài Tác giả Trần Thị Dự (2013) chỉ ra rằng tất cả các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi được khảo sát đều xác giá phí sản phẩm sản xuất theo phương pháp chi phí đầy đủ và chưa có doanh nghiệp nào áp dụng phương pháp ABC. Tác giả Đào Thúy Hà (2015) trong nghiên cứu của mình về các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam cũng đã trình bày về việc sử dụng thông tin chi phí trong việc định giá sản phẩm bán ra bên ngoài. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vấn đề này một cách khái quát, không đi sâu vào việc phân tích phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. 1.3.2 Các công trình nghiên cứu vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá chuyển nhượng nội bộ Các nghiên cứu liên quan đến giá chuyển nhượng nội bộ được tìm thấy trong hai công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Phương (2013) và Đào Thúy Hà (2015). Những nghiên cứu trên đã cập đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong việc định giá. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ ở mức độ khảo sát, khái quát, chưa đi sâu vào việc phân tích đánh giá về việc vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm. Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam tác giả tìm thấy khoảng trống cho nghiên cứu của mình đó là tìm hiểu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam bao gồm phương pháp định giá sản phẩm bán ra ngoài và phương pháp định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ. Đồng thời tác giả tìm hiểu 7 các nhân tố ảnh hướng tới phương pháp định giá trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam và đo lường các nhân tố này. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài luận án của mình là: “ Nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam” KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam về các vấn đề như mục tiêu và chiến lược định giá sản phẩm, các phương pháp định giá sản phẩm, mức độ sử dụng thông tin chi phí trong định giá sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2.1 Bản chất kế toán quản trị chi phí và hệ thống phương pháp kế toán quản trị chi phí 2.1.1 Bản chất kế toán quản trị chi phí Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin chi phí phục vụ nhu cầu quản trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin chi phí phục vụ quản trị doanh nghiệp và kế toán quản trị chi phí cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chi phí và đo lường hiệu suất. Kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin thích hợp cho nhà quản trị trong các quyết định ngắn hạn và dài hạn và có ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động của tổ chức. 2.1.2 Phân loại chi phí Với mục đích định giá sản phẩm, tác giả phân loại chi phí theo mối quan hệ chi phí và mức độ hoạt động. • Chi phí biến đổi. • Chi phí cố định Các phương pháp tách chi phí hỗn hợp: 8 • Phương pháp phân tích chi phí bằng đồ thị phân tán • Phương pháp cực đại - cực tiểu • Phương pháp bình phương bé nhất 2.1.3 Hệ thống phương pháp kế toán quản trị chi phí Phương pháp chi phí biến đổi Phương pháp chi phí biến đổi giúp nhà quản trị tập trung vào sản phẩm tiêu thụ để tạo ra lợi nhuận, thay vì cố gắng tăng sản xuất để tồn kho và ứ đọng vốn. Tuy nhiên phương pháp này, lại không tuân thủ tốt nguyên tắc “doanh thu phù hợp chi phí”. Phương pháp chi phí đầy đủ Trong nhiều trường hợp phương pháp chi phí đầy đủ được sử dụng để cung cấp thông tin chi phí cho nhà quản trị. Tuy nhiên, nếu cơ sở phân bổ chi phí không chính xác có thể dẫn đến quyết định sai lầm của nhà quản trị, và thường phương pháp này phục vụ báo cáo tài chính. Phương pháp chi phí theo hoạt động (ABC) Phương pháp ABC thể hiện ở ba điểm: Chi phí sản xuất và ngoài sản xuất đều được phân bổ vào sản phẩm nhưng chỉ dựa trên quan hệ nhân-quả; một số chi phí không được tính vào chi phí sản phẩm; nhiều chi phí chung được sử dụng, mỗi chi phí này đều được phân bổ vào sản phẩm và các đối tượng phân bổ chi phí khác mà sử dụng phương pháp đo lường hoạt động riêng. 2.2 Tổng quan chung về định giá sản phẩm trong doanh nghiệp 2.2.1 Định giá theo quan điểm của lý thuyết kinh tế - Cạnh tranh hoàn hảo - Độc quyền 2.2.2 Định giá theo quan điểm của marketing - Mục tiêu định giá - Chiến lược định giá 2.2.3 Định giá theo quan điểm của kế toán Theo quan điểm kế toán, đối với các doanh nghiệp chấp nhận giá sẽ định giá theo quan điểm thị trường, còn các doanh nghiệp thiết lập giá sẽ định giá theo quan điểm chi phí. Và tùy thuộc vào khung thời gian của việc ra quyết định, định giá theo quan điểm chi phí sẽ gồm toàn bộ chi phí hay chỉ quan tâm đến chi phí gia tăng (chi phí biến đổi). 9 Theo tác giả có nhiều phương pháp định giá sản phẩm gồm phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí, định giá sản phẩm dựa trên sự cạnh tranh và định giá dựa trên nhu cầu. Trong đó hầu hết các doanh nghiệp sử dụng phương pháp định sản phẩm trên cơ sở chi phí. Trong khi đó mức độ vận dụng các phương pháp định giá sản phẩm dựa trên cạnh tranh và dựa trên nhu cầu là ít. Bởi vì hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định nhu cầu khách hàng và các doanh nghiệp tin tưởng rằng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí có thể bù đắp chi phí đồng thời có thể đưa ra mức giá cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiện tại đồng thời thu hút khách hàng mới. Do đó định giá bán sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí là một trong những phương pháp quan trọng và phổ biến hiện nay. Hơn thế nữa, định giá trên cơ sở chi phí được dựa trên quan điểm là chi phí là điểm khởi đầu cho việc định giá. Giá bán sản phẩm của doanh nghiệp trước tiên phải bù đắp được chi phí để sau đó tạo lợi nhuận. 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí - Sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh - Thị phần - Quy mô doanh nghiệp - Ngành kinh doanh - Đặc điểm sản phẩm - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp - Thông tin chi phí - Mức độ ảnh hưởng trong việc định giá bán 2.4 Định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất 2.4.1 Các phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí Giá theo chi phí cộng thêm được tính theo công thức: Giá bán = Chi phí nền + Phần tiền cộng thêm Phần tiền cộng thêm = Tỷ lệ cộng thêm * Chi phí nền (Nguồn: tác giả tổng hợp) Chi phí nền để thiết lập giá bán khác nhau tùy thuộc vào phương pháp xác định chi phí được sử dụng. Chi phí nền có thể là tổng chi phí, chi phí sản xuất hay chi phí biến đổi. Tỷ lệ cộng thêm khác nhau cho các sản phẩm khác nhau phụ thuộc vào môi trường, vị thế cạnh tranh và cầu sản phẩm. 10 Theo tác giả, chi phí nền phụ thuộc vào phương pháp xác định chi phí được sử dụng và tỷ lệ phần tiền cộng thêm dựa trên chi phí nền. Tỷ lệ cộng thêm có thể xây dựng cho từng sản phẩm, cho nhóm sản phẩm hoặc toàn doanh nghiệp, và nó có thể được xây dựng bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm hay bằng phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật từ phần trăm chi phí hoặc vốn đầu tư. - Phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí biến đổi - Phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí đầy đủ - Phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí theo hoạt động 2.4.2 Định giá sản phẩm bán ra bên ngoài trên cơ sở chi phí 2.4.2.1 Định giá sản phẩm đối với các doanh nghiệp chấp nhận giá • Doanh nghiệp chấp nhận giá đối mặt với quyết định giá sản phẩm trong ngắn hạn. Theo quan điểm tác giả chi phí biến đổi là cơ sở quan trọng để ra quyết định về giá thực của sản phẩm (bị chi phối bởi giá thị trường, nhưng DN sẽ điều tiết giá thực thông qua các chính sách bán hàng) và cơ cấu mặt hàng, sản lượng tiêu thụ trong điều kiện phải chấp nhận giá và điều kiện nguồn lực có hạn. • Doanh nghiệp chấp nhận giá đối mặt với quyết định giá sản phẩm trong dài hạn. Theo tác giả, khi ra quyết định về giá sản phẩm trong dài hạn tại các công ty chấp nhận giá, nhà quản trị sử dụng thông tin chi phí đầy đủ. Từ đó, xác định được sản phẩm mang lại lợi nhuận và sản phẩm không mang lại lợi nhuận để đảm bảo rằng chỉ có các sản phẩm có lợi nhuận được sản xuất và tiêu thụ. 2.4.2.2 Định giá sản phẩm đối với các doanh nghiệp thiết lập giá • Doanh nghiệp thiếp lập giá đối mặt với quyết định giá sản phẩm trong ngắn hạn. Quyết định giá ngắn hạn dựa trên cơ sở chi phí phụ thuộc vào sự có sẵn của công suất nguồn lực hoạt động. Các quyết định cơ cấu sản phẩm ngắn hạn cũng cần đến chi phí phát sinh trong ngắn hạn. Nếu công suất bị giới hạn trong ngắn hạn, các nhà quản trị có thể sử dụng lãi góp trên đơn vị của công suất giới hạn như là tiêu chuẩn để xếp hạng sản phẩm trong kế hoạch sản xuất. Vì vậy bản chất của thông tin về chi phí cần thiết cho các quyết định định giá và cơ cấu sản phẩm tùy thuộc vào khoảng thời gian được xem xét. Trong ngắn hạn, chi phí biến đổi là thông tin phù hợp để ra các quyết định giả đối với công ty thiết lập giá. • Doanh nghiệp thiết lập giá đối mặt với quyết định giá sản phẩm trong dài hạn 11 Trong dài hạn, các doanh nghiệp vẫn thiết lập giá theo phương pháp giá trên cơ sở chi phí với chi phí nền là chi phí đầy đủ. Nhờ có khả năng định giá trên thị trường nên nhà quản trị thường điều chỉnh mức giá bán thông qua các chính sách chiết khấu để giải phóng hàng tồn kho, tối ưu hóa công suất máy móc thiết bị thay vì áp dụng một cách cứng nhắc một giá cố định dựa trên chi phí đầy đủ. 2.4.3 Định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ trên cơ sở chi phí Khái niệm giá chuyển nhượng nội bộ Giá sản phẩm chuyển nhượng là giá tính cho sản phẩm sản xuất bởi một bộ phận này và chuyển nhượng cho một bộ phận khác trong cùng một tổ chức. Giá chuyển nhượng ảnh hưởng đến doanh thu của bộ phận bán và chi phí của bộ phận mua. Các phương pháp định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ trên cơ sở chi phí: - Phương pháp định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ trên cơ sở chi phí biến đổi - Phương pháp định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ trên cơ sở chi phí đầy đủ KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm bao gồm định giá bán sản phẩm ra ngoài và định giá chuyển nhượng nội bộ trong doanh nghiệp, trình bày về các nhân tố ảnh hưởng tới phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. Từ đó đánh giá sự phù hợp của từng phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí trong những tình huống quản trị cụ thể. 12 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.1 Nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính gồm quan sát thực địa, nghiên cứu trường hợp điển hình và phỏng vấn bán cấu trúc. Kết quả nghiên cứu định tính giúp: Tác giả khảo sát bốn công ty chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam là Công ty cổ phần tập đoàn Dabaco, Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi C.P, Công ty TNHH Vimark, Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (RTD). Đây là bốn công ty thuộc 2 nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tổng quan nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính - Quan sát thực địa - Nghiên cứu trường hợp điển hình - Phỏng vấn bán cấu trúc Nghiên cứu định lượng - Cronbach’ Alpha - EFA Thang đo Multi Regresson Kiểm định các giả thuyết Thảo luận kết quả nghiên cứu, khuyến nghị và kết luận 13 3.2 Nghiên cứu định lượng Mô hình nghiên cứu và Các giả thuyết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu này được kế thừa theo mô hình nghiên cứu của Guilding và cộng sự (2005) , mô hình nghiên cứu của Huda Al-Husari (2006) và có điều chỉnh: Sơ đồ 3.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí Chiến lược kinh doanh Huda Al-Husar (2006). Quy mô (Huda Al-Husar (2006) Phạm Thị Liên Phương và các cộng sự (2010), Guilding và cộng sự (2005) Thị phần Huda Al-Husar (2006). Mức độ cạnh tranh Guilding và cộng sự (2005), Huda Al- Husar (2006). Mức độ đáp ứng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Huda Al-Husar (2006) PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ CHI PHÍ (Huda Al- Husar (2006), Guilding và cộng sự (2005) Mức độ ảnh hưởng trong việc xác định giá bán Huda Al-Husar (2006). Thông tin chi phí Huda Al-Husar (2006). Peter Lane, Chris Durden (2013) H1 (+) H2 (+) H3 (+) H4 (-) H5 (+) H7 (+) H6 (+) 14 Từ mô hình nghiên cứu, tác giả đưa ra bảy giả thuyết nghiên cứu sau: H1: Chiến lược kinh doanh có mối quan hệ thuận chiều với phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. H1a: Chiến lược khác biệt có mối quan hệ thuận chiều với phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. H1b: Chiến lược chi phí thấp có mối quan hệ thuận chiều với phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. H2: Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. H3: Thị phần có mối quan hệ thuận chiều với phương pháp định giá trên cơ sở chi ph H4: Mức độ cạnh tranh có mối quan hệ ngược chiều với phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. H5: Mức độ đáp ứng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng có mối quan hệ thuận chiều với phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. H6: Thông tin chi phí có mối quan hệ thuận chiều với phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. H7: Mức độ ảnh hưởng trong việc xác định giá bán có mối quan hệ thuận chiều với phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. Phương pháp nghiên cứu định lượng - Mẫu khảo sát Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên phân tầng với công thức tổng quát như sau: - Thiết kế phiếu khảo sát - Phát triển thang đo - Khảo sát thử - Khảo sát chính thức n = Nt2 x pq N ɛ2 + t2 x pq = 199 x 1,962 x 0,16 199 x 0,072 + 1,962 x 0,16 = 77 doanh nghiệp 15 Phương pháp phân tích Quá trình phân tích số liệu được thực hiện thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS 19.0 để có kết quả tốt nhất cho mô hình nghiên cứu, gồm các bước: Bước 1:Thống kê mô tả Bước 2: Kiểm định chất lượng thang đo ( kiểm định Cronbach’s Alpha) Bước 3: Phân tích các nhân tố khám phá ( Exploratory Factor Anlysis – EFA) Bước 4: Kiểm định hệ số tương quan Bước 5: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được đưa ra để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu. Đó là kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Sự kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng làm cho thiết kế nghiên cứu đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Chương 4 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM 4.1 Tổng quan về các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam 4.1.1 Khái quát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam ra đời và phát triển cùng với ngành chăn nuôi Việt Nam. Thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam phát triển khá nhanh với mức tăng từ 13-15%/năm. Theo hiệp hội thức ăn chăn nuôi hiện nay cả nước có 239 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó doanh nghiệp trong nước có số lượng nhà máy nhiều gấp 2 lần các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 4.1.2 Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam Đặc điểm sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đặc điểm sản phẩm TACN là mỗi sản phẩm TACN có một công thức riêng, 16 bao gồm tỷ lệ phần trăm từng loại nguyên vật liệu trong 1 kg thành phẩm. Sản phẩm TACN có giá trị nhỏ, khối lượng sản phẩm lớn. Danh mục sản phẩm sản xuất có tính chất ổn định, ít biến động. Quy trình sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đặc điểm công nghệ sản xuất TACN mang tính chất hàng loạt. Quy trình sản xuất TACN là quy trình sản xuất liên tục và khép kín. Quá trình sản xuất sản phẩm không phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, thời gian một quy trình sản xuất ngắn từ 60 phút/mẻ đến 90 phút/mẻ. Sản phẩm được sản xuất theo từng mẻ sản phẩm. Mỗi mẻ chỉ sản xuất một loại sản phẩm riêng biệt. 4.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam Kết quả thống kê từ mẫu nghiên cứu cho thấy, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam được tổ chức quản lý theo 3 mô hình: cơ cấu bộ phận đơn giản, cơ cấu bộ phận chức năng, cơ cấu bộ phận chiến lược. 4.3 Thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam 4.3.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát Tác giả gửi phiếu khảo sát đến 77 DN chế biến TACN ở Việt Nam, nhận được phản hồi từ 66 DN. Thống kê mô tả về quy mô DN thông qua các tiêu thức: nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động và công suất sản xuất. Tổ chức bộ phận định giá phụ thuộc vào quy mô DN và mô hình tổ chức bộ máy quản lý của DN mà DN thành lập ban định giá gồm nhiều phòng ban kết hợp hoặc chỉ do giám đốc quyết định. 4.3.2 Thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam 4.3.2.1 Định giá sản phẩm bán ra ngoài Mục tiêu định giá DN có quy mô nhỏ coi trọng mục tiêu “Sự tồn tại của DN” nhất, tiếp đến là mục tiêu “Tăng doanh số bán”, mục tiêu ít được quan tâm nhất là “Phát triển sản phẩm mới”. Đối với DN có quy mô lớn, mục tiêu “Phát triển thị phần” được quan 17 tâm nhất. Tiếp theo là các mục tiêu “Tăng doanh số bán”, “Sự tồn tại của DN”, “Tối đa hóa lợi nhuận”, “Dẫn đầu về chất lượng” và “Phát triển sản phẩm mới”. Phương pháp định giá DN quy mô nhỏ quan tâm cả phương pháp định giá trên cơ sở chi phí và phương pháp định giá trên cơ sở giá thị trường. DN quy mô lớn chủ yếu quan tâm đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. Phân loại chi phí Các DN chế biến thức ăn chăn nuôi chủ yếu phân loại chi phí theo kế toán tài chính, chỉ một số DN phân loại chi phí theo kế toán quản trị (phân loại thành chi phí biến đổi và chi phí cố định). Nếu có phân loại theo kế toán quản trị thì chủ yếu là ở DN quy mô lớn. Tiêu thức phân bổ chi phí chung DN đang sử dụng một trong hai tiêu thức: sản lượng sản phẩm sản xuất và chi phí NVL TT. Không sử dụng các phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại như phương pháp ABC để phân bổ chi phí. Định giá sản phẩm bán ra ngoài Với DN có quy mô nhỏ, sử dụng cả hai phương pháp định giá trên cơ sở chi phí và định giá theo giá thị trường với mức độ sử dụng các phương pháp gần như nhau thể hiện ở mean lần lượt là 4,7254 và 4,4296. Với DN có quy mô lớn, sử dụng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí lại được chú ý hơn (mean = 4,7237), trong khi phương pháp theo giá thị trường ít được sử dụng hơn (mean = 1,2895). Tất cả các DN được nghiên cứu đều không sử dụng các phương pháp định giá khác. 100% công ty sử dụng phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí với chi phí nền là toàn bộ chi phí: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp này sử dụng phần tiền cộng thêm theo chi phí toàn bộ. Thông thường mức lợi nhuận mong muốn ở mức 8-10% chi phí nền. 4.3.2.2 Định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ Hầu hết giá chuyển nhượng được xác định bởi nhà quản trị cấp cao mà không có sự tư vấn, bàn bạc trước đó từ các nhà quản trị bộ phận. 100% các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đều tổ chức thành trung tâm lợi nhuận. mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thu được sau thuế của tổng công ty 18 được xác định là mục tiêu quan trọng nhất. Kết quả khảo sát cho thấy 100% các công ty có hoạt động chuyển nhượng nội bộ sử dụng phương pháp định giá chuyển nhượng trên cơ sở chi phí với chi phí nền là CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC ( mean = 4.6874). Các phương pháp định giá trên cơ sở chi phí khác không được các công ty sử dụng. 100% công ty không xác định phần lợi nhuận cộng thêm. Do đó giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ chính là giá thành sản xuất đầy đủ của bộ phận sản xuất. 4.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí 4.3.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Tất cả các hệ số Cronbach’s alpha của 6 biến độc lập đều có giá trị Cronbach’s alpha > 0,7 và > 0,8. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt yêu cầu >0,3 đảm bảo các thang đo đưa ra có thể tin cậy được một cách có ý nghĩa thống kê. 4.3.3.2 Kiểm tra sự hội tụ của các biến thành phần bằng phân tích nhân tố khám phá EFA Từ 20 biến quan sát các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí được đưa vào phân tích nhân tố. Các biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố. Như vậy tất cả các thang đo được lựa chọn cho các biến trong mô hình đều đảm bảo yêu cầu và có thể sử dụng trong các phân tích tiếp theo. 4.3.3.3 Kiểm định hệ số tương quan Các nhân tố Công suất, Mức độ ảnh hưởng trong xác định giá bán, Thông tin chi phí, Thị phần, Chiến lược khác biệt có mối quan hệ thuận chiều với phương pháp định giá trên cơ sở chi phí với mức ý nghĩa quan sát được của các nhân tố trên đều nhỏ hơn 0.05.Kết quả phân tích hệ số tương quan cũng chỉ ra rằng chưa có đủ bằng chứng để khẳng định có mối liên hệ giữa nhân tố Chiến lược chi phí thấp, Mức độ đáp ứng sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, Mức độ cạnh tranh đối với Phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. Bởi mức ý nghĩa quan sát được của các nhân tố này đều lớn hơn 0.05 4.3.3.4 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính Thông qua kết quả phân tích hồi qui tuyến tính ta thấy : Các nhân tố Quy mô (.237, p=0.000), Thị phần (.0.136, p=0.022), Thông tin chi phí (.0.367, p=0.000), Mức độ ảnh hưởng trong xác định giá bán (.0.164, p=0.014) có mối quan hệ thuận 19 chiều và có ý nghĩa thống kê với phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. Nhân tố Chiến lược khác biệt không có mối quan hệ đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí do mức ý nghĩa của kiểm định t =0.311>0.05 Do đó chấp nhận các giả thuyết sau: H2: Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. H3: Thị phần có có mối quan hệ cùng chiều đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. H6: Mức độ ảnh hưởng trong việc xác định giá bán có có mối quan hệ cùng chiều đến phương pháp định giá định giá trên cơ sở chi phí. H7: Thông tin chi phí có có mối quan hệ cùng chiều đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. 4.4 Đánh giá thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam Đánh giá phương pháp kế toán quản trị chi phí Mặc dù các nhà quản trị đã nhận thức được tầm quan trọng của thông tin chi phí nhưng phân loại chi phí và sử dụng phương pháp phân bổ chi phí chung đến sản phẩm lại chưa chính xác, đẫn đến sử dụng thông tin chi phí phục vụ quản trị chưa mang lại hiệu quả cao. Đánh giá vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm Các doanh nghiệp thiết lập giá là những doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí với chi phí nền là chi phí đầy đủ. Các doanh nghiệp chấp nhận giá là doanh nghiệp có quy mô nhỏ sử dụng đồng thời hai phương pháp định giá sản phẩm là phương pháp định giá trên cơ sở chi phí kết hợp với phương pháp định giá trên cơ sở giá thị trường. Trong ngắn hạn, DN đang sử dụng thông tin chi phí (chi phí đầy đủ) để định giá sản phẩm là chưa phù hợp, dẫn đến nhà quản trị nhận định hiệu quả của sản phẩm không chính xác. Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi có hoạt động chuyển nhượng nội bộ sử dụng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí với giá chuyển nhượng là toàn bộ chi phí sản xuất đầy đủ. Vì vậy định giá chuyển nhượng nội bộ trên cơ sở chi phí có thể sẽ không đảm bảo đánh giá đúng kết quả hoạt động tại các bộ phận, không 20 khuyến khích các bộ phận sản xuất kiểm soát chi phí tốt hơn. Thậm chí có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa bộ phận mua và bộ phận bán khi bộ phận mua phải gánh chịu những yếu kém của bộ phận bán vì phải mua theo chi phí sản xuất thực tế trong khi có thể mua với giá thấp hơn ở bên ngoài. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí Kết quả phân tích mô hình hồi quy thể hiện hệ thông tin chi phí có sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí của doanh với hệ số hồi quy là 0.367. Nhân tố có mức độ ảnh hưởng thứ 2 là quy mô với hệ số hồi quy là 0.237. Nhân tố mức độ ảnh hưởng trong việc xác định giá bán và thị phần là nhóm nhân tố có mức độ ảnh hưởng thấp nhất với hệ số hồi quy tương ứng là 0.162 và 0.136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Trong chương này, tác giả đã trình bày một số điểm chính về ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và các kết quả nghiên cứu về việc thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá bán sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam bao gồm xác định giá bán sản phẩm ra bên ngoài và giá chuyển nhượng nội bộ. Tìm hiểu được các nhân tố nào có ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí thông qua việc đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’ alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đối với phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. Chương 5 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM 5.1 Định hướng phát triển ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam 5.2 Phương hướng hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam DN chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam cần hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá bán sản phẩm theo hướng hiệu quả và gắn liền với mục tiêu tiết kiệm. 21 5.3 Hoàn thiện vận dụng phương pháp KTQTCP trong định giá sản phẩm tại các DN chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam 5.3.1 Hoàn thiện phương pháp KTQTCP phục vụ định giá tại các DN chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam Hoàn thiện phân loại chi phí Phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. DN nên dùng phương pháp bình phương bé nhất sử dụng Microsoft Excel thông qua hàm Intercept, Slope và RSQ để tách chi phí hỗn hợp thành thành phần chi phí biến đổi và chi phí cố định. Hoàn thiện phân bổ chi phí chung Doanh nghiệp quy mô nhỏ khắc phục hạn chế về phân bổ chi phí chung bằng cách sử dụng cơ sở phân bổ hợp lý, giữa cơ sở phân bổ được lựa chọn và chi phí chung phát sinh có mối quan hệ nhân – quả. DN quy mô lớn có danh mục sản phẩm sản xuất nhiều, thường phát sinh chi phí chung lớn. Những doanh nghiệp này có thể áp dụng phương pháp ABC trong phân bổ chi phí chung cho sản phẩm. 5.3.2 Hoàn thiện vận dụng phương pháp KTQTCP trong định giá sản phẩm tại các DN chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam 5.3.2.1 Hoàn thiện vận dụng phương pháp KTQTCP trong định giá sản phẩm bán ra bên ngoài Hoàn thiện nội dung định giá chung Quyết định giá là quyết định quan trọng mà tất cả các công ty phải thực hiện, nên các DN (cả DN có quy mô nhỏ và DN có quy mô lớn) nên thành lập ban định giá bán. Ban định giá gồm: nhà quản trị, bộ phận kế toán, bộ phận kế hoạch, bộ phận thị trường Hoàn thiện trong các DN chấp nhận giá Trong ngắn hạn, các DN chấp nhận giá sẽ dựa trên chi phí biến đổi làm cơ sở để định giá bán sản phẩm. DN cần sử dụng thông tin giá bán này kết hợp thông tin chi phí biến đổi và công suất nguồn lực để xác định cơ cấu sản phẩm tiêu thụ trong ngắn hạn. Trong dài hạn, DN có thể điều chỉnh việc cung cấp các nguồn lực sử dụng cho một sản phẩm. DN nên sử dụng thông tin chi phí đầy đủ để tiến hành phân tích lợi nhuận định kỳ phục vụ cho việc phân biệt giữa sản phẩm có lợi nhuận và không có 22 lợi nhuận để đảm bảo rằng chỉ có các sản phẩm có lợi nhuận được bán. Hoàn thiện trong các DN thiết lập giá: Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp thiết lập giá là các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường nên các doanh nghiệp này thường áp dụng phương pháp chi phí cộng thêm để định giá bán sản phẩm. KTQTCP cung cấp thông tin chi phí biến đổi và chi phí cố định tăng thêm để nhà quản trị làm cơ sở đưa ra quyết định trong trường hợp này. Trong dài hạn, cơ sở đặt giá là tổng các chi phí và lợi nhuận mong muốn. Lý do là công ty phải kiếm đủ doanh thu để trang trải tất cả chi phí và mang lại lợi nhuận cho các sản phẩm này. Tùy vào mục tiêu của DN mà lợi nhuận mong muốn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Thông tin quan trọng nhất trong quyết định này là thông tin chi phí đầy đủ gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí biến đổi DN có thể tính cho sản phẩm. Riêng chi phí cố định DN nên sử dụng phương pháp ABC để xác định cho sản phẩm. 5.3.2.2 Hoàn thiện vận dụng phương pháp KTQTCP trong định giá chuyển nhượng nội bộ trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Bộ phận định giá chuyển nhượng nội bộ Các nhà quản lý bộ phận nên được ra quyết định nhiều hơn liên quan đến các quyết định về giá chuyển nhượng. Các bộ phận nên được tăng quyền tự chủ hơn. Thực hiện gắn trách nhiệm của nhà quản trị bộ phận với kết quả hoạt động của bộ phận mình nhằm thúc đẩy các bộ phận tăng cường quản trị, kiểm soát tốt chi phí để nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Phương pháp xác định giá chuyển nhượng nội bộ Theo tác giả để xuất giá chuyển nhượng nội bộ vẫn được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất tuy nhiên giá chuyển nhượng nội bộ trong các doanh nghiệp nên phản ánh đúng bản chất và chức năng của nó. Đó là các bộ phận nên xác định một giá chuyển nhượng trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế và cộng với một phần lợi nhuận mong muốn. Mặt khác giá chuyển nhượng nội bộ này cần được tham chiếu với giá thị trường có điều chỉnh. Định giá chuyển nhượng trên cơ sở chi phí nhưng có sự tham chiếu của giá thị trường có điều chỉnh sẽ thúc đẩy các bộ phận trong doanh nghiệp tăng cường kiểm soát chi phí quản trị để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm 23 5.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp CBTACN ở Việt Nam 5.4.1 Về phía Nhà nước - Nhà nước cần tập trung vào việc quản lý chất lượng TACN - Mở rộng hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp CBTACN - Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung 5.4.2 Về phía Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam 5.4.3 Về phía Doanh nghiệp CBTACN Việt Nam - Đối với nhà quản lý doanh nghiệp - Đối với kế toán viên KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 Chương 5 đề xuất phương hướng và một số giải pháp cụ thể hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm trong các DN chế biến TACN Việt Nam. Phương pháp kế toán quản trị chi phí cần phải được vận dụng phù hợp để đưa ra quyết định giá ban đầu thông qua xây dựng phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại như phương pháp ABC. Quyết định giá phụ thuộc vào quyết định ngắn hạn hay dài hạn mà thông tin phù hợp trong xác định giá bán sản phẩm là chi phí đầy đủ hay chi phí biến đổi. Chương 5 cụ thể hóa phương hướng này thành các giải pháp cụ thể về xác định chi phí cho sản phẩm, lựa chọn phương pháp định giá trong từng trường hợp sản phẩm hiện có trên thị trường, sản phẩm mới và sản phẩm của đơn hàng đặc biệt. KẾT LUẬN Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quyế định về giá bán sản phẩm là một trong những quyết định quan trọng, then chốt cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nôi tồn tại và phát triển bền vững. Vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi là một vấn đề then chốt trong việc giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn để vừa có thể đưa các sản phẩm ra thị trường với giá bán hợp lý, vừa có nguồn ngân sách để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, lựa chọn các biện pháp marketing phù hợp, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo mục tiêu đặt ra, luận án đã thực hiện được các nội dung sau: 24 Luận án đã trình bày khái quát tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp dưới các góc độ kinh tế, góc độ kế toán trong cả hai trường hợp định giá sản phẩm bán ra thị trường ngoài và định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ. Các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất. (1) Bản chất kế toán quản trị chi phí và hệ thống phương pháp kế toán quản trị chi phí. (2) Tổng quan về định giá sản phẩm theo ba quan điểm của kinh tế, marketing và kế toán. (3) Định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí dưới góc độ của doanh nghiệp thiết lập giá và doanh nghiệp chấp nhận giá. (4) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí Đồng thời luận án đã phản ánh và làm rõ thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Xác định được các nhân tố có ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đó là quy mô doanh nghiệp, thị phần, mức độ ảnh hưởng trong việc xác định giá bán và thông tin chi phí. Trên cơ sở định hướng phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và phương hướng hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, luận án đã đưa ra hai nhóm giải pháp cho hai nhóm doanh nghiệp là các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Hướng phát triển của luận án: Trên cơ sở nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm, cần thiết mở rộng nghiên cứu theo hướng các phân tích sau có thể đi sâu vào phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa phương pháp định giá trên cơ sở chi phí với mức độ hiện đại (tinh vi) cuả hệ thống kế toán quản trị chi phí. Hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp là truyền thống ( đơn giản) hay hiện đại ( tinh vi) ảnh hưởng như thế nào đến loại thông tin chi phí, chất lượng thông tin chi phíđược cung cấp làm cơ sở xác định chi phí nền trong phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_phuong_phap_ke_toan_quan_tri_chi.pdf
Luận văn liên quan