Tóm tắt Luận án Thành phần loài bọ chân chạy bắt mồi họ carabidae (coleoptera) trên một số cây trồng nông nghiệp vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An và đặc điểm sinh học, sinh thái của

Vật mồi ưa thích của trưởng thành: Mỗi ngày 1 trưởng thành O. indica có thể tiêu diệt trung bình 1,72 sâu non các loại, gồm 3,17 sâu cuốn lá lạc đầu đen (A. asiatucus); 1,33 sâu xanh (H. armigera) và 0,67 sâu khoang (S. litura). Trung bình có 5,67 cá thể O. indica lựa chọn sâu cuốn lá lạc đầu đen, sau đó là sâu xanh (2,33 cá thể O. indica) và sâu khoang (2,0 cá thể O. indica). Qua đó cho thấy sâu cuốn lá lạc đầu đen là vật mồi ưa thích của trưởng thành O. indica và sâu khoang là vật mồi kém được ưa thích.

pdf27 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thành phần loài bọ chân chạy bắt mồi họ carabidae (coleoptera) trên một số cây trồng nông nghiệp vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An và đặc điểm sinh học, sinh thái của, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Hiệp và Vũ Quang Côn (2007) có 51 loài. 1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của chân chạy bắt mồi a) Đặc điểm hình thái 8 Hoàng Thị Hằng và Hà Quang Hùng (2007) đã mô tả đặc điểm hình thái loài Harpalus sinicus Hope; Trần Đình Chiến (2002) mô tả loài Chlaenius bioculatus Chau; Phạm Bình Quyền và nnk. (2008) mô tả loài C. bimacullatus Dej. và loài Eucolliuris fuscipennis (Chaud.). b) Tập tính hoạt động sống C. bimacullatus có khả năng di chuyển linh hoạt để bắt mồi và lẩn trốn kẻ thù (Phạm Bình Quyền và nnk, 2008); C. bioculatus thường tiết ra mùi hôi khó chịu, có tính ăn thêm, thường giao phối vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm, mỗi lần giao phối kéo dài 30 - 40 phút; trứng được đẻ rải rác trên các lá non, đẻ xong một quả chúng lại dịch chuyển nhẹ để tiếp tục đẻ tiếp (Trần Đình Chiến, 2002). c) Thời gian phát triển, các pha, vòng đời C. bioculatus có thời gian phát dục ở pha trứng là 4 - 6 ngày; ấu trùng tuổi 1, 2, 3 là 2 - 4 ngày, 2 - 4 ngày, 6 - 8 ngày; pha nhộng: 65,71 ngày; pha trưởng thành: 10,15 ngày; tuổi thọ trưởng thành: 70,19 ngày; vòng đời 32,7 ngày (Trần Đình Chiến, 2002); Tương ứng C. bimacullatus có thời gian phát dục ở các pha là 5 - 7, 2 - 5, 3 - 5, 4 - 6, 4 - 5, 79,88 ngày; tuổi thọ: 102,11 ngày (Phạm Bình Quyền và nnk, 2008), vòng đời: 66,95 ngày (Trần Ngọc Lân và nnk, 2008). d) Khả năng sinh sản Trung bình mỗi con cái C. bioculatus đẻ được 102,64 quả trứng (Trần Đình Chiến, 2002); C. bimacullatus đẻ trứng thành 3 đợt (25 - 30 quả/đợt), 8 - 10 ngày/đợt, 2- 3 quả/ngày. E. fuscipennis đẻ 1 - 2 quả/ngày (Phạm Bình Quyền và nnk, 2008); Harpalus sinicus có thời gian sinh sản trong tháng 3 - 4; Chlaenius leucops sinh sản từ tháng 8 - 9; C. micans sinh sản từ tháng 5 - 6 và tháng 8 - 9; C. bioculatus sinh sản trong tháng 4 - 6 và tháng 8 - 10; C. bimaculatus sinh sản tháng 3 - 6 và tháng 8 - 10 (Nguyễn Đức Hiệp và Vũ Quang Côn, 2007). e) Khả năng nhịn đói Ấu trùng C. bioculatus tuổi 3 có thời gian nhịn đói trung bình là 4,02 ngày, trưởng thành là 17,12 ngày (Trần Đình Chiến, 2002); tương ứng H. sinicus là 15,42 ngày (Hoàng Thị Hằng và Hà Quang Hùng, 2007). g) Phổ vật mồi Carabidae có thể ăn rất nhiều loài sâu hại (Phạm Văn Lầm và nnk, 2002); C. bioculatus là loài đa thực, phàm ăn (Trần Đình Chiến, 2002); vật mồi ưa thích của CCBM là trứng, sâu non bộ cánh vảy (Nguyễn Thị Thanh và Nguyễn Thị Huyền, 2013); khả năng ăn các loại sâu hại của H. sinicus là khác nhau (Hoàng Thị Hằng, Hà Quang Hùng, 2007). h) Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến chân chạy bắt mồi Theo Trần Đình Chiến (2002), nhiệt độ thấp thì thời gian phát dục của C. bioculatus kéo dài, ở nhiệt độ cao thì thời gian phát dục ngắn và số lượng con mồi ảnh hưởng đến sức ăn của nó. Trần Ngọc Lân và nnk. (2008), thời gian phát dục và sức ăn của C. bimacullatus qua các giai đoạn tăng dần theo tuổi; ở nhiệt độ 28oC, độ 9 ẩm 73% thời gian phát dục trung bình của chúng ngắn hơn, sức ăn nhiều hơn so với ở điều kiện nhiệt độ 20oC, độ ẩm 82%. 1.3. Nhận xét chung về nghiên cứu chân chạy bắt mồi Carabidae Thành phần loài CCBM rất đa dạng, phong phú, là nhóm bắt mồi ăn thịt, khả năng sinh sản cao. Để có thể lợi dụng được CCBM một cách có hiệu quả trong hạn chế các loài sâu hại, cần đi sâu nghiên cứu về chúng.Vì vậy, đề tài luận án tập trung nghiên cứu: - Điều tra, thống kê thành phần loài, sự phân bố của CCBM trên các loại cây trồng (lạc, đậu, ngô và lúa) ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của C. inops và O. indica. - Nghiên cứu biến động số lượng CCBM và một số sâu hại bộ cánh vảy trên cây lạc, cây ngô và cây đậu đen ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu thông dụng đến ấu trùng và trưởng thành CCBM C. inops và O. indica. CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An. Điều tra thành phần loài, sự phân bố và biến động số lượng được thực hiện ở 6 huyện vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Hưng Nguyên và Nam Đàn. Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh (năm 2011), và chủ yếu tại trường Đại học Hồng Đức (năm 2012 - 2014), và định loại loài tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Thời gian nghiên cứu: từ 2011 đến 2014. 2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 2.2.1. Vật liệu nghiên cứu Các giống lạc: 875, L14, LVT, 75/23, L18; giống ngô: DHV, 919, MX4, ngô nếp; giống đậu đen; giống lúa RCV. Sâu hại chính: Sâu non sâu xanh Helicoverpa armigera (Hubner), sâu cuốn lá lạc đầu đen Archips asiaticus Wals. và sâu khoang Spodoptera litura (Fabr.). Thuốc trừ sâu: Sumithion 50EC (Fenitrothion); Basudin 40EC (Diazinon); Videci 2,5ND (Deltamethrin); Regent 800WG (Fipronil); Padan 95SP (Cartap) và Actamec 20EC (Abamectin). 2.2.2. Dụng cụ nghiên cứu Vợt côn trùng, bẫy hố, máy ảnh; kính lúp, kính soi nổi, kính hiển vi, nhiệt kế, ẩm kế, tủ định ôn Binder điều chỉnh được nhiệt độ, các dụng cụ tách mẫu côn trùng,... 2.3. Nội dung nghiên cứu 10 1. Điều tra, thống kê thành phần loài và sự phân bố của CCBM trên cây trồng nông nghiệp phổ biến (lạc, ngô, đậu và lúa) ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An. 2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài C. inops và O. indica. 3. Nghiên cứu diễn biến số lượng của CCBM phổ biến với các loài sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên một số cây trồng vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An. 4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến CCBM và đề xuất một số giải pháp để lợi dụng các loài CCBM nhằm hạn chế sâu hại cây trồng ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp điều tra thành phần loài và phân bố của chân chạy bắt mồi trên một số cây trồng Sử dụng vợt côn trùng, bẫy hố, bắt bằng tay các con trưởng thành CCBM xuất hiện trên cây lạc, ngô, đậu và lúa. Phương pháp điều tra tự do, các địa điểm thu ngẫu nhiên không lặp lại, theo định kỳ 15 ngày điều tra 1 lần; định loại theo tài liệu của Andrewes (1935), Habu (1973), Jedlicka (1963), Kult (1951), Lafer (2008) và xác định tên loài chân chạy bắt mồi do NCV Nguyễn Đức Hiệp và NCV Lê Khương Thúy (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật). 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của Chlaenius inops và Ophionea indica 2.4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái các pha phát dục Quan sát, mô tả hình thái, màu sắc, kích thước của các pha phát dục (trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành). 2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái a) Nghiên cứu tập tính hoạt động của chân chạy bắt mồi Vật mồi là sâu xanh Helicoverpa armigera, sâu cuốn lá lạc đầu đen Archips asiaticus và sâu khoang Spodoptera litura được thu thập ngoài đồng ruộng về nuôi trong phòng thí nghiệm. Nuôi ấu trùng và trưởng thành C. inops và O. indica trong các hộp nhựa Փ x h = 9,5 x 11 cm, có bỏ đất mịn, bông giữ ẩm và lá cây để dưới đáy bình, miệng được bịt vải màn để thông khí, để theo dõi tập tính, thời điểm ăn mồi trong ngày của ấu trùng và giao phối, đẻ trứng, ăn mồi của trưởng thành. Số lượng các cá thể ở thí nghiệm cho mỗi loài là 30. b) Nghiên cứu thời gian phát dục các pha và vòng đời Phương pháp nghiên cứu nhân nuôi CCBM theo Sasakawa (2007). Nuôi C. inops và O. indica thu được từ đồng ruộng, cho chúng ghép đôi giao phối, đẻ trứng và thu lấy trứng để tiến hành thí nghiệm. Theo dõi thời gian phát dục, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ lột xác, hóa nhộng, vũ hóa và tuổi thọ của trưởng thành ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ổn định: 20oC, 82% (đk1); 28oC, 73% (đk2) và ở điều kiện: 27 - 31oC và 80 - 90% (đk3). Số quả trứng của C. inops theo dõi ở đk1, 2, 3 tương ứng là 192; 172; 174; và số quả trứng của O. indica theo dõi ở đk1, 2, 3 là 197; 173; 197. 11 c) Nghiên cứu tương quan giới tính Tiến hành theo dõi nhộng từ thế hệ thứ 2, 3, 4. Cho nhộng nuôi ở các đk1, đk2 và đk3 để theo dõi tương quan giới tính của trưởng thành được vũ hoá từ pha nhộng. Chỉ tiêu theo dõi là số lượng cá thể trưởng thành được vũ hoá, cá thể đực và cá thể cái. Thí nghiệm tiến hành gồm 9 đợt. d) Nghiên cứu khả năng đẻ trứng của trưởng thành Tiến hành ghép đôi trưởng thành, từng cặp 1 đực + 1 cái, theo dõi khả năng đẻ trứng hàng ngày của chúng. Thí nghiệm gồm 18 cặp trưởng thành được theo dõi (C. inops và O. indica). Thí nghiệm tiến hành ở đk3. e) Nghiên cứu loài vật mồi ưa thích của trưởng thành Mỗi loài lựa chọn 10 cá thể (C. inops và O. indica) trưởng thành 2 - 3 ngày tuổi và nuôi trong 5 hộp nhựa ở điều kiện phòng thí nghiệm. Hàng ngày thả cùng lúc vào đĩa petri ở trong mỗi hộp nhựa gồm 9 cá thể sâu non tuổi 1 - 2 của 3 loài sâu (sâu cuốn lá lạc đầu đen, sâu khoang và sâu xanh). Theo dõi loại vật mồi nào khi được thả vào thường được C. inops và O. indica lựa chọn ăn trước tiên và kiểm tra số lượng từng loài vật mồi bị giết chết; thức ăn thừa được lấy ra và thay mới hàng ngày. f) Nghiên cứu khả năng ăn mồi của ấu trùng và trưởng thành Tiến hành nuôi ấu trùng tuổi 1, 2, 3 và trưởng thành, thức ăn là sâu xanh tuổi 1 - 2. Gồm 3 công thức, hàng ngày thả sâu non thức ăn vào: Công thức 1: 5 con; Công thức 2: 10 con và Công thức 3: 15 con. Thí nghiệm được tiến hành gồm 3 cá thể CCBM ở mỗi tuổi của pha ấu trùng và pha trưởng thành/công thức, số ngày theo dõi thử sức ăn liên tục của ấu trùng tuổi 1, 2 và 3 loài C. inops tương ứng 5 ngày, 6 ngày và 8 ngày; trưởng thành là 10 ngày; ấu trùng tuổi 1, 2 và 3 loài O. indica tương ứng 6 ngày, 7 ngày, 6 ngày và trưởng thành là 10 ngày. Hàng ngày đếm số lượng sâu non bị tiêu diệt, dọn vệ sinh và thay mới thức ăn. g) Nghiên cứu khả năng nhịn đói của ấu trùng tuổi 3 và trưởng thành Lựa chọn 10 ấu trùng tuổi 3 và 10 trưởng thành 2 - 3 ngày tuổi CCBM (C. inops và O. indica) nuôi riêng cá thể và cung cấp dư thừa thức ăn trong 1 ngày, sau đó không cung cấp thức ăn. Theo dõi thời gian, số lượng ấu trùng tuổi 3 và trưởng thành bị chết hàng ngày cho đến khi chết hết. Thí nghiệm 3 đợt. 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu diễn biến số lượng chân chạy bắt mồi và vật mồi của chúng trên sinh quần cây trồng Tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần trên các ruộng đại diện các cây trồng lạc, ngô, đậu đen; thu thập số lượng bằng cách chụp nhanh ô lưới (mỗi ô lưới có diện tích 1 m2) bắt bằng tay hoặc dùng ống hút để thu trưởng thành, sâu non trong thân, bẹ lá của cây trồng thuộc trong ô lưới. Mỗi ruộng điều tra 5 điểm theo đường chéo góc. Những điểm điều tra trên ruộng không trùng lặp ở các lần điều tra khác nhau; mật độ được tính theo đơn vị con/m2. 2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến chân chạy bắt mồi 12 Các loại thuốc trừ sâu sử dụng: a: Sumithion 50EC; b: Basudin 40EC; c: Videci 2,5ND; d: Regent 800WG; e: Padan 95SP; f: Actamec 20EC. 2.4.4.1. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong điều kiện phòng thí nghiệm * Đối với C. inops: Thí nghiệm được bố trí 4 công thức. Thuốc trừ sâu được sử dụng với nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo: Sumithion 50EC: nồng độ 0,2%; Basudin 40EC: 0,1%; Videci 2,5ND: 0,03% phun ướt đều lên lá cây. Mỗi công thức gồm 10 cá thể mỗi loại (ấu trùng tuổi 3 và trưởng thành) C. inops, với 3 đợt thí nghiệm. Phương pháp xử lý: các thuốc thí nghiệm được phun trực tiếp lên đĩa lá lạc (diệt tích 25 cm2) có 10 cá thể ấu trùng tuổi 3 hoặc trưởng thành C. inops. Theo dõi đếm số lượng ấu trùng tuổi 3 và trưởng thành sống ở các công thức thí nghiệm vào các thời điểm sau phun 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ và 30 giờ. Tính hiệu lực gây chết do thuốc trừ sâu đến C. inops ở các công thức thí nghiệm. * Đối với O. indica: Thí nghiệm được bố trí 4 công thức. Thuốc trừ sâu được sử dụng với nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo: Actamec 20EC: nồng độ 0,3%; Padan 95SP: 0,2%; Regent 800WG: 0,05%. Mỗi công thức gồm 10 cá thể mỗi loại (ấu trùng tuổi 3 và trưởng thành) O. indica, với 3 đợt thí nghiệm. Phương pháp xử lý: các thuốc trừ sâu thí nghiệm được phun trực tiếp lên đĩa lá lúa (diệt tích 25 cm2) có 10 cá thể ấu trùng tuổi 3 hoặc trưởng thành O. indica. Theo dõi và tính hiệu lực gây chết do thuốc trừ sâu. 2.4.4.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của số lần phun thuốc trừ sâu trên ruộng lạc và lúa * Đối với C. inops: Liều lượng phun: a (Sumithion 50EC): 1,0 lít/ha; b (Basudin 40EC): 1,0lít/ha; c (Videci 2,5ND): 0,5 lít/ha phun ướt đều lên cây lạc giống L18; có 5 công thức, mỗi công thức 3 đợt. Diện tích mỗi công thức là 100 m2: CT1: Không phun thuốc; CT2: Phun 4 lần: lần 1 phun thuốc a (hai lá kép); lần 2: phun thuốc b (ra hoa); lần 3: phun thuốc c (hình thành quả); lần 4: phun thuốc a (quả chắc hạt); CT3: phun 3 lần: lần 1: a (hai lá kép); lần 2: b (ra hoa); lần 3: c (hình thành quả); CT4: phun 2 lần: lần 1: a (ra hoa); lần 2: c (hình thành quả); CT5: phun 1 lần: a (hình thành quả). Đếm số lượng trưởng thành và ấu trùng C. inops có trong bẫy hố sau thời điểm phun thuốc 7 ngày. * Đối với O. indica: Liều lượng phun: d (Actamec 20EC): 0,4 lít/ha; e (Padan 95SP): 1,0 kg/ha; f (Regent 800WG): 0,3 kg/ha phun ướt đều lên cây lúa giống RVT. Thí nghiệm được bố trí theo 5 công thức, mỗi công thức 3 đợt. Diện tích mỗi công thức là 100 m2: CT1: Không phun thuốc; CT2: Phun 4 lần: lần 1 phun d (bén rễ); lần 2: e (làm đòng); lần 3: f (chín sữa); lần 4: d (chín sáp); CT3: phun 3 lần: lần 1: d (bén rễ); lần 2 phun: e (làm đòng); lần 3: f (chín sữa); CT4: phun 2 lần: lần 1: d (làm đòng); lần 2: f (chín sữa); 5: phun 1 lần: d (chín sữa). Đếm số lượng trưởng thành và ấu trùng O. indica có trong 5 điểm thu mẫu (ô lưới) theo đường chéo góc của ruộng thí nghiệm sau thời điểm phun thuốc 7 ngày. 2.5. Chỉ tiêu theo dõi, tính toán và xử lý số liệu Số liệu nghiên cứu trong phòng được xử lý theo phần mềm Excel 2010. 13 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài và sự phân bố của chân chạy bắt mồi (Carabidae) trên cây trồng nông nghiệp ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An 3.1.1. Thành phần loài chân chạy bắt mồi (Carabidae) Kết quả điều tra CCBM trong thời gian từ năm 2011 - 2012, tập trung ở các sinh quần cây lạc (giống L14, LVT), cây ngô (giống MX4, ngô nếp), cây đậu (giống đậu tương DT12, đậu xanh ĐX14) và cây lúa (VT- NA2, Bắc thơm 7) ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An; đã thu thập được 47 loài CCBM thuộc 26 giống của 15 tộc, 10 phân họ. Trong đó có 10 loài chưa xác định được đến tên loài, gồm Badister (Baudia) sp., Chlaeminus sp.1, Chlaeminus sp.2, Chlaeminus sp.3, Chlaenus sp., Clivina sp., Oodes sp.1, Oodes sp.2, Platynus sp. và Tachys sp. Mức độ phổ biến (bắt gặp) của các loài CCBM không giống nhau trên những cây trồng được điều tra. Tần số bắt gặp từ rất ít đến ít trên cây lúa đạt thấp nhất với 28 loài (chiếm 65,12% tổng số loài bắt gặp trên cây lúa) và đạt cao nhất trên cây ngô với 36 loài (chiếm 85,71% tổng số loài bắt gặp trên cây ngô), cây lạc có 32 loài (chiếm 78,05% tổng số loài bắt gặp trên cây lạc), cây đậu có 32 loài (chiếm 76,19% tổng số loài bắt gặp trên cây đậu). Số loài CCBM bắt gặp ở mức nhiều trên các cây trồng được nghiên cứu chỉ là từ 5 loài trên cây ngô đến 10 loài trên cây lúa 3.1.2. Phân bố và vị trí số lượng của các loài chân chạy bắt mồi trên các cây trồng nông nghiệp ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An a) Phân bố số lượng của các loài chân chạy bắt mồi Trên sinh quần đồng ruộng ở huyện Yên Thành có số lượng loài nhiều nhất (34 loài) và số lượng cá thể chiếm vị trí thứ hai (với 294 cá thể chiếm 19,35% tổng số), sau đó là ở huyện Nam Đàn (32 loài, 301 cá thể chiếm 19,82%), Hưng Nguyên (31 loài, 263 cá thể chiếm 17,31%), Nghi Lộc (28 loài, 231 cá thể chiếm 15,21%), Quỳnh Lưu (28 loài, 215 cá thể chiếm 14,15%) và cuối cùng là Diễn Châu (26 loài, 215 cá thể chiếm 14,15%). Trên cây lúa luôn chiếm vị trí thứ nhất về số lượng loài (43 loài chiếm 91,49% tổng số loài) và số lượng cá thể trưởng thành (499 cá thể chiếm 32,85%). Sau đó là cây ngô và cây đậu có cùng số lượng loài (42 loài, chiếm 89,36%) và số lượng cá thể trưởng thành tương ứng là 346 cá thể chiếm 22,78% và 353 cá thể chiếm 23,24%. Cây lạc có 41 loài, chiếm 87,23% và số lượng cá thể thu được là 321 cá thể chiếm 21,13%. b) Vị trí số lượng các loài chân chạy bắt mồi trên cây trồng Số liệu điều tra (Bảng 3.3) cho thấy, số lượng CCBM trên tất cả ruộng trồng lạc, đậu, ngô và lúa, thì loài C. bimaculatus luôn chiếm vị trí thứ nhất, vị trí ưu thế về số lượng quần thể CCBM trưởng thành 4,87% (74 cá thể), đứng vị trí thứ hai là C. inops có 4,81% (73 cá thể), O. indica chiếm vị trí thứ sáu có 3,49% (533 cá thể) và 41 loài còn lại chiếm 73,60% (1,118 cá thể). Như vậy hai loài C. inops và O. indica tuy 14 không chiếm vị trí thứ cao, nhưng chúng cũng thể hiện được vị trí quan trọng trong tập hợp thiên địch. Trên ruộng trồng ngô (giống MX4 và ngô nếp) trồng xen cây khoai lang, C. inops ở vị trí thứ tư với tỷ lệ 7,8% (27 cá thể) và O, indica ở vị trí thứ 16 với tỷ lệ khá thấp 1,73% (6 cá thể); trên cây lúa (VT- NA2, Bắc thơm 7) O. indica có vị trí thứ hai với tỷ lệ 5,41% (29 cá thể); C. inops đứng thứ 14 (3,21%, 16 cá thể); trên cây lạc (L14, LVT) C. inops và O. indica đứng vị trí thứ 9 và 18 với tỷ lệ 3,74% (12 cá thể) và 1,87% (6 cá thể); trên cây đậu (đậu tương DT12, đậu xanh ĐX14), C. inops và O. indica lần lượt đứng vị trí thứ 7 và 12 chiếm tỷ lệ 5,1% (18 cá thể) và 3,4% (12 cá thể). Bảng 3.3. Vị trí số lượng các loài chân chạy bắt mồi trên ruộng trồng lạc, ngô, lúa và đậu ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An Stt Tên loài Tỷ lệ (%) trên cây trồng Lạc Ngô Lúa Đậu Tổng số 1 Chlaenius bimaculatus 4,98 0,87 5,01 8,50 4,87 2 Chlaenius inops 3,74 7,80 3,21 5,10 4,81 3 Stenolophus quinquepustulatus 4,98 8,38 1,00 5,38 4,54 4 Ophionea ishii 8,72 1,16 1,20 8,22 4,41 5 Chlaenius bioculatus 5,30 2,89 3,81 5,38 4,28 6 Ophionea indica 1,87 1,73 5,81 3,40 3,49 41 loài còn lại 70,4 77,17 79,96 64,02 73,60 3.2. Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của Chlaenius inops và Ophionea indica 3.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của Chlaenius inops 3.2.1.1. Đặc điểm hình thái a) Đặc điểm hình thái các pha - Trứng có màu trắng, mềm, hình trụ tròn hai đầu, được bao bọc bởi lớp bột mịn xốp màu vàng nâu nhạt; chiều dài 1,28 ± 0,06 mm, chiều rộng 0,63 ± 0,02 mm. - Ấu trùng có 3 tuổi, màu đen, trải qua hai lần lột xác. Cơ thể thon dài có phân đốt, chia thành 3 phần rõ rệt. Mặt lưng có màu đen, đầu màu nâu vàng, mắt kép màu đen, râu đầu nâu đậm, hàm nâu đen; 3 đôi chân ngực dạng chân bò phát triển. - Nhộng có dạng trần, màu trắng; mắt bên; đã có mầm của cánh, râu đầu và chân; bên sườn có 3 đôi gai mềm; chiều dài 8,02 ± 0,79 mm, chiều rộng 3,54 ± 0,01 mm. - Trưởng thành có phần đầu và lưng ngực màu lục; râu đầu màu nâu hơi vàng, các chân màu nâu hơi vàng; chiều dài 9,54 ± 0,22 mm, chiều rộng 4,65 ± 0,10 mm. 3.2.1.2. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái a) Tập tính sống Tập tính hoạt động ngày đêm 15 C. inops thường ẩn nấp dưới lá cây hoặc dưới các bụi cây, khe đất hở tự nhiên khi trời nắng to, nhiệt độ cao. Chúng ít khi dùng cánh bay, thường chạy bằng 3 đôi chân rất nhanh nhẹn trên mặt đất hoặc bò trên cây. Tập tính ăn mồi C. inops có tập tính ăn nhiều vào sáng sớm và chiều tối, từ thời điểm 1 đến 3 giờ số lượng ấu trùng tham gia ăn đạt tỷ lệ là 16,11%; và 3 - 6 giờ là 16,67%; 15 - 18 giờ là 21,67%; tương ứng trưởng thành từ 18 đến 21 giờ là 13,89%; 23 - 1 giờ là 16,11%; 3 - 6 giờ là 32,78%;15 - 18 giờ là 28,89%. Tập tính sinh sản Sau khi vũ hóa được 6 - 11 ngày, C. inops bắt đầu giao phối, sau giao phối 5 - 8 ngày thì con cái đẻ trứng, trưởng thành thường đẻ tập trung trong 3 đợt với số lượng trứng nhiều trong đời của nó. Một sô tập tính sống khác Ấu trùng thường lột xác vào ban đêm đến sáng sớm (1 - 6 giờ) và buổi sáng (6 - 9 giờ). Khoảng thời gian 3 - 6 giờ có tỷ lệ ấu trùng lột xác đạt cao nhất với 37,78% ấu trùng lột xác. Khoảng thời gian 1 - 3 giờ và 6 - 9 giờ có tỷ lệ ấu trùng lột xác đạt thấp hơn, tương ứng là 22,78% và 20,0%. b) Thời gian phát triển các pha và vòng đời Thời gian phát triển các pha Thí nghiệm ở 3 điều kiện: nhiệt độ 20oC độ ẩm 82% (đk1); 28oC, 73% (đk2) và ở điều kiện nhiệt độ, ẩm độ không ổn định 27 - 31oC, 80 - 90% (đk3). Số liệu thí nghiệm ở Bảng 3.9. Pha trứng: Ở đk1 thời gian phát dục của pha trứng từ 10 - 13 ngày, trung bình 11,440,37 ngày, hệ số CV = 9,88%; ở đk2 tương ứng là 6 - 8 ngày, 7,00,23 ngày, CV = 10,1%; và ở đk3 là 4 - 7 ngày, 5,440,33 ngày, CV=18,62%. Phân tích sự sai khác giữa đk1 và đk2 cho thấy t = 10,79; n = 9; p = 4,81E-06 < 0,0001 và đk1 và đk3 tương ứng t = 14,69; n = 9; p = 4,51E-07 <0,0001 đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Ấu trùng tuổi 1: Ở đk1 thời gian phát dục 5 - 7 ngày (trung bình 6,00,23 ngày), hệ số CV = 11,79%; ở đk2 là 2 - 4 ngày (3,330,29 ngày), CV = 25,98% và ở đk3 là 2 - 5 ngày (3,110,35 ngày), CV = 33,88%. Ấu trùng tuổi 2: ở đk1 thời gian phát dục trung bình là 7,550,41 ngày (6 - 9 ngày), hệ số CV = 16,36%; ở đk2 là 4,220,28 ngày (3 - 5 ngày), CV = 19,74% và ở đk3 là 4,00,37 ngày (3 - 6 ngày), CV = 27,95%. Ấu trùng tuổi 3: ở đk1 thời gian phát dục trung bình là 16,550,37 ngày (15 - 18 ngày), hệ số CV = 6,83%; ở đk2 là 11,00,29 ngày (10 - 12 ngày), CV = 7,87% và ở đk3 là 7,00,23 ngày (6 - 8 ngày), CV = 10,1%. Thời gian phát dục của nhộng: Ở đk1 thời gian phát dục của nhộng là 7 - 9 ngày (trung bình 8,00,23 ngày), hệ số CV = 8,84%; ở đk2 là 5 - 6 ngày (trung bình 5,560,17 ngày), hệ số CV = 9,49%; và ở đk3 là 5 - 6 ngày (5,440,17 ngày), CV = 9,68%. 16 Bảng 3.9. Thời gian phát dục của các pha, vòng đời và chỉ số sinh sản C. inops Pha hoặc giai đoạn phát triển Thời gian phát dục (ngày) ở các điều kiện nghiên cứu Nhiệt độ 20oC, độ ẩm 82% (đk1) Nhiệt độ 28oC, độ ẩm 73% (đk2) Nhiệt độ 27 - 31oC, độ ẩm 80 - 90% (đk3) Trứng 11,450,37 a (10 - 13) 7,00,23 b (6 - 8) 5,440,33 c (4 - 7) Ấu trùng tuổi 1 6,00,23 a (5 - 7) 3,330,29 b (2 - 4) 3,110,35 b (2 - 5) Ấu trùng tuổi 2 7,550,41 a (6 - 9) 4,220,28 b (3 - 5) 4,00,37 b (3 - 6) Ấu trùng tuổi 3 16,550,37 a (15 - 18) 11,00,29 b (10 - 12) 7,00,23 c (6 - 8) Nhộng 8,00,23 a (7 - 9) 5,560,17 b (5 - 6) 5,440,17 b (5 - 6) Thời gian trước đẻ trứng 18,00,23 a (17 - 19) 12,670,33 b (10 - 13) 12,110,47 b (11 - 15) Thời gian vòng đời 67,561,62 a (60 - 75) 43,781,13 b (37 - 47) 37,111,16 c (33 - 44) Ghi chú: - Số trứng C. inops theo dõi ở đk1 là 192 trứng; ở đk2 là 172 trứng; ở đk3 là 174 trứng. Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Trường ĐH Hồng Đức. - Số ngoài ngoặc đơn là số trung bình; số trong ngoặc đơn là biên độ giao động. Thời gian phát dục trước đẻ trứng của trưởng thành: Ở nhiệt độ thấp thời gian trước đẻ trứng kéo dài 5 ngày so với điều kiện nhiệt độ cao. Ở đk1 thời gian trước đẻ trứng là 17 - 19 ngày (trung bình 18,00,23 ngày), hệ số CV = 3,93%; ở đk2 là 10 - 13 ngày (12,670,33 ngày), CV = 7,89%; và đk3 là 11 - 15 ngày (12,110,47 ngày), CV = 12,0%. Phân tích sự sai khác giữa đk1 và đk2 cho thấy t = 18,47; n = 9; p = 7,59E-08 < 0,0001; và đk1 và đk3 tương ứng t = 16,76; n = 9; p = 1,62E-07 <0,0001 đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Thời gian vòng đời: Thời gian vòng đời của C. inops ở đk1 là 60 - 75 ngày (trung bình 67,561,61 ngày), hệ số CV = 7,22%; ở đk2 là 37 - 47 ngày (trung bình 43,781,13 ngày), hệ số CV = 7,73%; và ở đk3 là 33 - 44 ngày (trung bình 37,111,16 ngày), hệ số CV = 9,38%. Phân tích sự sai khác về thời gian phát dục trong các điều kiện thực nghiệm giữa đk1 và đk2 cho thấy t = 19,27; n = 9; p = 5,44E-08 < 0,0001; và đk1 và đk3 tương ứng t = 26,9; n = 9; p = 39,26E-9 <0,0001. c) Tương quan giới tính Ở nhiệt độ 28oC và độ ẩm 73%, tương quan giới tính cái : đực là 1,06:1,0; ở nhiệt độ 27 - 31oC với độ ẩm 80 - 90% và nhiệt độ 20oC với 82% ẩm độ, tương quan giới tính cái : đực, tương ứng là 1,08:1,0 và 1,10:1,0. d) Khả năng đẻ trứng ở con cái 17 Con cái đẻ trứng từng quả và thường có 3 đợt đẻ tập trung, đợt đầu tiên đẻ nhiều nhất (trung bình 27,0 trứng), đợt thứ hai đẻ được 21,89 trứng và đợt thứ ba đẻ được 17,66 trứng. Một trưởng thành đẻ trung bình được 66,56 quả trứng. e) Tuổi thọ của trưởng thành Điều kiện nuôi ảnh hưởng đến thời gian sống trưởng thành. Ở lần thí nghiệm I có nhiệt độ thấp nhất và thời gian sống ngắn nhất (là 62,0 ngày). Ở đợt thí nghiệm II, III có nhiệt độ cao hơn, thời gian sống kéo dài hơn, tương ứng là 74,44 ngày và 70,55 ngày. f) Vật mồi ưa thích và khả năng ăn mồi Vật mồi ưa thích của trưởng thành: Mỗi ngày 1 con trưởng thành trung bình có khả năng giết chết trung bình 3,67 con sâu cuốn lá lạc đầu đen (A. asiaticus), 2,67 sâu khoang (S. litura) và 0,83 sâu xanh (H. armigera); trung bình có 5,33 cá thể C. inops lựa chọn sâu cuốn lá lạc đầu đen ăn trước tiên, rồi đến sâu xanh (3,33 cá thể) và cuối cùng là sâu khoang (1,33 cá thể). Như vậy sâu cuốn lá lạc đầu đen là vật mồi ưa thích hơn. Khả năng ăn vật mồi: Khả năng ăn mồi trung bình một con ấu trùng tuổi 1 là 1,89 cá thể sâu xanh/ngày; tuổi 2 là 3,72 con; ấu trùng tuổi 3 là 4,31 con và trưởng thành là 3,38 cá thể/ngày. g) Khả năng sống sót Tỷ lệ hoàn thành phát triển qua các pha phát dục: Ở đk1 tỷ lệ trứng nở của C. inops là 73,96%, tỷ lệ lột xác của ấu trùng tuổi 1 là 80,99%, tuổi 2 là 93,04%, tỷ lệ hóa nhộng là 85,98%, tỷ lệ vũ hóa 85,87% và tỷ lệ hoàn thành phát triển từ trứng đến trưởng thành 41,14%; tương ứng ở đk2 tỷ lệ là 80,81%, 92,09%, 92,97%, 88,24%, 95,24% và 58,14%; ở đk3 là 75,29%, 83,21%, 93,58%, 90,20%, 89,13% và 47,13%. Khả năng nhịn đói: Ấu trùng tuổi 3 có khả năng nhịn đói từ 3 - 6 ngày, trung bình 4,63 ngày. Trưởng thành nhịn đói từ 12 - 18 ngày, trung bình 17,76 ngày. 3.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của Ophionea indica 3.2.2.1. Đặc điểm hình thái - Pha trứng: Trứng có màu trắng, mềm, hình trụ tròn hai đầu. Trong điều kiện nuôi nhốt trứng được đẻ rải rác dưới mặt lá và mặt đất. - Pha ấu trùng: Ấu trùng có 3 tuổi màu vàng nâu hơi đỏ, trải qua hai lần lột xác. Cơ thể thon dài có phân đốt, chia thành 3 phần rõ rệt. Thân có 12 đốt, đầu màu nâu đỏ, mắt bên màu đen; râu đầu có 3 - 4 đốt; có 3 đôi chân dạng bò. - Pha nhộng: Nhộng có dạng trần, màu trắng; mắt bên; có mầm của cánh, râu đầu và chân; bên sườn có gai mềm. - Pha trưởng thành: Trưởng thành có màu nâu hơi đỏ, khá xỉn; đầu hình thoi, mắt kép, râu đầu nâu, mỗi cánh cứng có 2 dải ngang màu đen hơi xanh dương và 2 đốm trắng hơi vàng; chân nâu hơi vàng. 3.2.2.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái 18 a) Tập tính sống Tập tính hoạt động ngày đêm O. indica thường ẩn nấp dưới lá cây hoặc dưới các bụi cây, trên đồng ruộng ấu trùng thường bò trên mặt lá và trên bẹ lá cây để săn mồi, trưởng thành di chuyển bằng cánh bay và leo trên ngọn cây. Tập tính ăn mồi Cách bắt mồi của ấu trùng và trưởng thành giống nhau, ăn nhiều vào ban ngày. Từ 3 giờ đến 6 giờ, số lượng ấu trùng tham gia ăn mồi đạt tỷ lệ là 21,67% và số lượng trưởng thành là 35,0%; vào khoảng 15 - 18 giờ, số cá thể ấu trùng, trưởng thành tham gia ăn mồi tương ứng đạt tỷ lệ 26,11% và 30,56%. Tập tính sinh sản Sau 6 - 9 ngày giao phối và sau giao phối 5 - 6 ngày mới đẻ trứng. Chúng thường giao phối vào ban ngày (thời gian 9 - 18 giờ) và đẻ trứng vào ban đêm (thời gian 18 - 21 giờ và 1 - 3 giờ); O. indica đẻ trứng rải rác và có 3 đợt đẻ trứng. b) Thời gian phát triển các pha và vòng đời Thời gian phát triển các pha Kết quả trình bày ở Bảng 3.19. Pha trứng: Ở đk1 thời gian phát dục là 11 - 13 ngày, trung bình 11,89  0,32 ngày, hệ số CV = 7,81%; tương ứng ở đk2 là 7 - 8 ngày, 7,22  0,15 ngày, CV = 6,11%; và ở đk3 là 4 - 7 ngày, 5,89  0,26 ngày, CV = 13,27%. Phân tích sự sai khác về thời gian phát dục giữa đk1 và đk2 cho thấy t = 11,05; n = 9; p = 3,99E-06 <0,0001; và đk1 và đk3 tương ứng t = 19,03; n = 9; p = 5,99E-08 <0,0001. Ấu trùng tuổi 1: Ở đk1 thời gian phát dục là 6 - 7 ngày, trung bình là 6,220,14 ngày, hệ số CV = 7,1%; ở đk2 là 4 - 6 ngày, 4,780,27 ngày, CV = 17,44%; và ở đk3 là 3 - 6 ngày, 4,220,36 ngày, CV = 25,88%. Ấu trùng tuổi 2: Ở đk1 thời gian phát dục là 6 - 9 ngày, trung bình là 7,560,41 ngày, CV = 16,36%; ở đk2 là 4 - 6 ngày, 5,110,26 ngày, CV = 15,29%; và ở đk3 là 4 - 6 ngày, 4,890,31 ngày, CV = 15,29%. Ấu trùng tuổi 3: Ở đk1 từ 9 - 11 ngày, trung bình là 9,890,26 ngày; đk2 là 8 - 10 ngày, trung bình là 9,00,29 ngày; và ở đk3 là 4 - 6 ngày, trung bình là 5,00,24 ngày. Pha nhộng: Ở đk1 thời gian phát dục là 7 - 9 ngày, trung bình là 8,00,24 ngày, hệ số CV = 8,84%; tương ứng ở đk2 là 5 - 6 ngày, 5,330,17 ngày, CV = 9,38%; và ở đk3 là 3 - 6 ngày, 4,220,28 ngày, CV = 19,74%. Thời gian trước đẻ trứng của trưởng thành: Thời gian phát dục trước đẻ trứng của trưởng thành O. indica ở đk1 là 13 - 16 ngày, trung bình là 14,670,29 ngày, hệ số CV = 5,9%; ở đk2 là 11 - 13 ngày, 12,110,31 ngày, CV = 7,66%; và ở đk3 là 11 - 14 ngày, 12,00,37 ngày, CV = 9,32%. Phân tích sự sai khác đk1 và đk3 cho thấy có ý nghĩa về mặt thống kê (t = 7,42; n = 9; p = 7,43E-05 <0,0001). Bảng 3.19. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của Ophionea indica 19 Pha/ giai đoạn phát triển Thời gian phát dục ở các điều kiện (ngày) Nhiệt độ 20oC, độ ẩm 82% (đk1) Nhiệt độ 28oC, độ ẩm 73% (đk2) Nhiệt độ 27 - 31oC, độ ẩm 80 - 90% (đk3) Trứng 11,89  0,32 a (11 - 13) 7,22  0,15 b (7 - 8) 5,89  0,26 c (4 - 7) Ấu trùng tuổi 1 6,220,14 a (6 - 7) 4,780,27 b (4 - 6) 4,220,36 b (3 - 6) Ấu trùng tuổi 2 7,560,41 a (6 - 9) 5,110,26 b (4 - 6) 4,890,31 b (4 - 6) Ấu trùng tuổi 3 9,890,31 a (9 - 11) 7,890,26 b (7 - 9) 6,890,51 c (5 - 9) Nhộng 8,00,24 a (7 - 9) 5,330,17 b (5 - 6) 4,220,28 b (3 - 6) Thời gian trước đẻ trứng 14,670,29 a (13 - 16) 12,110,31 b (11 - 13) 12,00,37 b (11 - 14) Thời gian vòng đời 58,321,04 a (53 - 63) 42,440,58 b (39 - 44) 38,330,78 c (34 - 40) Ghi chú: - Số trứng O. indica theo dõi ở đk1 là 197 trứng; ở đk2 là 173 trứng; ở đk3 là 197 trứng. Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm của trường ĐH Hồng Đức. - Số ngoài ngoặc đơn là số trung bình; số trong ngoặc đơn là biên độ giao động. Thời gian vòng đời: Ở đk1 là 53 - 63 ngày, trung bình là 58,22 ngày, hệ số CV = 5,35%; ở đk2 là 39 - 44 ngày, 42,44 ngày, CV = 4,1%; ở đk3 là 34 - 40 ngày, 38,33 ngày, CV = 6,12%. Phân tích sự sai khác giữa đk1 và đk2 cho thấy t = 13,42,4; n = 9; p = 9,12E-07 <0,0001; và đk1 và đk3 tương ứng t = 8,0; n = 9; p = 2,15E-07 <0,0001 đều có ý nghĩa về mặt thống kê. c) Tương quan giới tính Ở đk2 (nhiệt độ 28oC, độ ẩm 73%) có tương quan giới tính (cái : đực) đạt 1,07 : 1,0; ở đk3 (nhiệt độ 27 - 31oC, độ ẩm 80 - 90%), tương quan này là 1,09 : 1,0; còn đk1 (nhiệt độ 20oC, độ ẩm 80%) là 1,10 : 1,0. Như vậy, đối với O. indica tương quan giới tính gần như cân bằng 1,0 : 1,0. d) Khả năng đẻ trứng của trưởng thành Trưởng thành O. indica có 3 đợt đẻ trứng trong khoảng thời gian sống của nó, đợt đầu tiên đẻ nhiều nhất, trung bình 13,77 quả, đợt thứ hai đẻ được 12,55 quả, đợt ba đẻ được 11,00 quả. Khả năng đẻ trứng của một con cái trưởng thành trung bình đẻ được 37,33 quả. e) Tuổi thọ của trưởng thành Ở đk1 với nhiệt độ thấp nhất thì trưởng thành cũng có thời gian sống ngắn nhất với trung bình là 68,33 ngày. Trong khi đó, ở đk2 và đk3 có mức nhiệt độ cao hơn và 20 thời gian sống của trưởng thành cũng kéo dài hơn và tương ứng là 77,66 ngày và 75,11 ngày. f) Vật mồi ưa thích và khả năng ăn mồi Vật mồi ưa thích của trưởng thành: Mỗi ngày 1 trưởng thành O. indica có thể tiêu diệt trung bình 1,72 sâu non các loại, gồm 3,17 sâu cuốn lá lạc đầu đen (A. asiatucus); 1,33 sâu xanh (H. armigera) và 0,67 sâu khoang (S. litura). Trung bình có 5,67 cá thể O. indica lựa chọn sâu cuốn lá lạc đầu đen, sau đó là sâu xanh (2,33 cá thể O. indica) và sâu khoang (2,0 cá thể O. indica). Qua đó cho thấy sâu cuốn lá lạc đầu đen là vật mồi ưa thích của trưởng thành O. indica và sâu khoang là vật mồi kém được ưa thích. Khả năng ăn vật mồi: Trung bình 1 ấu trùng tuổi 1 ăn 1,33 sâu xanh/ngày; ấu trùng tuổi 2 là 2,51 sâu xanh; ấu trùng tuổi 3 là 3,72 sâu xanh. Trưởng thành một ngày mỗi cá thể trung bình ăn 2,93 sâu xanh. g) Khả năng sống sót Tỷ lệ hoàn thành phát triển qua các pha phát dục: Ở đk1 tỷ lệ trứng nở là 74,62%, tỷ lệ hoàn thành phát triển của ấu trùng tuổi 1 là 81,63%, tỷ lệ hoàn thành phát triển của tuổi 2 là 74,17%, tỷ lệ hoàn thành phát triển của ấu trùng tuổi 3 là 65,17%, tỷ lệ hoàn thành phát triển của nhộng 70,69%, tỷ lệ hoàn thành phát triển từ trứng đến trưởng thành 20,81%; Ở đk2, các chỉ tiêu này tương ứng là 67,05%; 90,52%; 81,90%; 77,90%; 71,64% và 27,74%. Ở đk3, các chỉ tiêu này tương ứng là 75,11%; 90,41%; 81,06%; 71,03%; 88,16% và 34,01%. Khả năng nhịn đói: Ấu trùng O. indica tuổi 3 có khả năng nhịn đói từ 2 - 6 ngày, trung bình 4,37 ngày; trưởng thành có khả năng nhịn đói dài hơn và thời gian nhịn đói từ 12 - 18 ngày, trung bình 16,73 ngày. 3.3. Biến động số lượng của các loài chân chạy bắt mồi và vật mồi của chúng trên cây trồng nông nghiệp ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An 3.3.1. Biến động số lượng của chân chạy bắt mồi và sâu non bộ cánh vảy trên ruộng lạc Vụ hè thu, số lượng sâu hại thường xuyên biến động và đạt 1 đỉnh cao vào 57 ngày sau gieo (NSG) giai đoạn lạc bắt đầu đâm tia, với mật độ là 6,07 con/m2. Chân chạy bắt mồi cũng biến động theo và đạt một đỉnh cao vào 64 NSG với mật độ 2,4 con/m2, trong đó O. indica đạt đỉnh cao vào 64 NSG với mật độ 0,4 con/m2. Như vậy, đỉnh cao của CCBM đã chậm hơn so với sâu hại 7 ngày (Hình 3.20). Vụ thu đông, số lượng sâu non bộ cánh vảy thường xuyên biến động đạt 2 đỉnh cao. Đỉnh cao 1 vào thời gian 50 NSG với mật độ 4,6 con/m2, đỉnh cao 2 vào 78 NSG, mật độ 4,8 con/m2. CCBM biến động đạt 2 đỉnh cao, đỉnh cao 1 vào thời gian 64 NSG với mật độ 2,07 con/m2 và đỉnh cao 2 vào 85 NSG, mật độ 2,27 con/m2; riêng O. indica đạt đỉnh cao 1 vào 64 NSG (0,33 con/m2), đỉnh cao 2 (0,4 con/m2). Như vậy, đỉnh cao của CCBM chậm hơn sâu non bộ cánh vảy 7 ngày. Điều này phù 21 hợp với quy luật mối quan hệ về số lượng của vật bắt mồi và con mồi (Hình 3.20). Như vậy, đỉnh cao mật độ của CCBM chậm hơn đỉnh cao mật độ sâu non vạt mồi là 7 - 14 ngày (1 - 2 tuần). Biến động số lượng sâu non bộ cánh vảy và CCBM ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An thay đổi theo vụ mùa và giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Khi mật độ sâu non bộ cánh vảy tăng lên thì mật độ CCBM cũng tăng lên theo mật độ sâu hại. Hình 3.20. Biến động số lượng sâu non bộ cánh vảy, chân chạy bắt mồi và Chlaenius inops trên ruộng lạc; a. Vụ hè thu; b. Vụ thu đông (2011). Đỉnh cao thứ hai của sâu non bộ cánh vảy và CCBM đều có mật độ cao hơn đỉnh thứ nhất, điều đó phù hợp với quy luật tích lũy số lượng trong vụ cây trồng. 3.3.2. Biến động số lượng sâu non bộ cánh vảy và chân chạy bắt mồi trên ruộng ngô Vụ hè thu: Số lượng sâu non bộ cánh vảy trên ruộng ngô biến động đạt 2 đỉnh cao trong một vụ (Hình 3.21): đỉnh cao thứ nhất (36 NSG) với mật độ 3,33 con/m2 và đỉnh cao thứ hai (71 NSG), mật độ 3,6 con/m2. CCBM cũng đạt 2 đỉnh cao: đỉnh cao thứ nhất (36 NSG) với mật độ 1,13 con/m2 và đỉnh cao thứ hai (78 NSG), mật độ 1,6 con/m2; đối với C. inops đạt đỉnh cao thứ nhất vào 36 NSG (0,53 con/m2) trùng với đỉnh cao thứ nhất của CCBM, đỉnh thứ thứ hai (78 NSG), mật độ là 0,67 con/m2, đỉnh cao thứ hai của CCBM lớn hơn đỉnh cao thứ nhất. Hình 3.21. Biến động số lượng sâu non bộ cánh vảy, chân chạy bắt mồi và C. inops trên ruộng ngô (trồng xen với cây khoai lang); a. vụ hè thu; b. vụ đông (2011) 22 Vụ ngô đông: Sự biến động số lượng sâu non bộ cánh cứng trên ruộng ngô cũng đạt 2 đỉnh cao (Hình 3.21), đỉnh cao thứ nhất (36 NSG) với mật độ 2,73 con/m2 và đỉnh cao thứ hai (78 NSG), mật độ 3,07 con/m2. CCBM và C. inops cũng đạt 2 đỉnh cao: Đỉnh cao 1 khi cây ngô được 5 - 6 lá với mật độ tương ứng là 0,8 con/m2 và 0,27 con/m2 và đỉnh cao 2 khi cây ngô chín sáp, mật độ 1,13 con/m2 và 0,33 con/m2, chậm hơn đỉnh cao thứ hai của sâu hại 7 ngày. 3.3.3. Biến động số lượng sâu non bộ cánh vảy và chân chạy bắt mồi trên ruộng đậu Vụ đông xuân (Hình 3.22) cho thấy, mật độ sâu non bộ cánh vảy diễn biến khá mạnh và đạt 1 đỉnh cao (50 NSG) với mật độ 4,67 con/m2; tương ứng mật độ CCBM và O. indica, C. inops cũng diễn biến và đạt một đỉnh cao nhưng chậm hơn đỉnh cao của sâu hại khoảng 7 ngày (57 NSG) là 2,13 con/m2; 0,67 con/m2; 0,87 con/m2. Vụ hè thu: Số lượng sâu non bộ cánh vảy biến động và đạt hai đỉnh cao (Hình 3.21). Đỉnh cao 1 (36 NSG), mật độ là 4,47 con/m2 và đỉnh cao 2 (71 NSG) là 4,53 con/m2. CCBM và hai loài phổ biến O. indica và C. inops cũng biến động và đạt hai đỉnh cao. Đỉnh cao 1 (43 NSG) với mật độ CCBM, O. indica và C. inops tương ứng là 1,87; 0,47; 0,53 con/m2; đỉnh cao 2 vào giai đoạn quả xanh (78 NSG) có mật độ tương ứng là 2,13; 0,53; 0,6 con/m2. Hình 3.22. Biến động số lượng sâu non bộ cánh vảy, chân chạy bắt mồi và Chlaenius inops, Ophionea indica trên ruộng đậu a. Vụ đông xuân; b. Vụ hè thu; c. Vụ thu đông (năm 2011) Vụ thu đông: Mật độ sâu non bộ cánh vảy biến động mạnh và đạt hai đỉnh cao trong một vụ, đỉnh cao 1 (43 NSG) mật độ đạt 4,13 con/m2, đỉnh cao 2 là 4,67 con/m2 (71 NSG). CCBM, O. indica và C. inops cũng biến động và đạt 2 đỉnh cao: đỉnh cao 1 gồm CCBM và O. indica cùng trùng với đỉnh cao của sâu hại là 1,93 con/m2 và 0,53 con/m2 (43 NSG) và đỉnh cao 2 thì lại chậm hơn đỉnh cao 2 của sâu hại khoảng 7 ngày là CCBM là 2,2 con/m2, O. indica là 0,67 con/m2, C. inops là 0,73 con/m2 vào thời kỳ tạo quả xanh (78 NSG). 23 Số liệu điều tra (Hình 3.22) cho thấy, số lượng trưởng thành CCBM cũng tăng khi mật độ sâu non bộ cánh vảy tăng và đạt đỉnh cao khi mật độ sâu non bộ cánh vảy nhiều nhất. Mối quan hệ giữa sâu non bộ cánh vảy và CCBM ở ba vụ đông xuân, hè thu và thu đông đều là mối quan hệ biểu hiện phản ứng số lượng. Như vậy, biến động số lượng sâu non bộ cánh vảy và CCBM ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An biến động theo vụ mùa và giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, CCBM là loại thiên địch ăn thịt có ảnh hưởng đến hạn chế số lượng đối với sâu non bộ cánh vảy trên đồng ruộng cây đậu. 3.4. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến C. inops và O. indica 3.4.1. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến C. inops và O. indica trong phòng thí nghiệm a) Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến Chlaenius inops * Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến trưởng thành Kết quả thí nghiệm thuốc trừ sâu cho thấy, cả 3 loại thuốc trừ sâu đều ảnh hưởng đến trưởng thành C. inops, tuy mức độ ảnh hưởng của các loại thuốc trừ sâu có khác nhau. Thuốc Sumithion 50EC (hoạt chất Fenitrothion) và thuốc Videci 2,5ND (hoạt chất Deltamethrin) gây độc cao (gây chết 100%) đối với trưởng thành C.inops; thuốc Basudin 40EC (Diazinon) ít độc hơn (với hiệu lực là 86,67%). Phân tích sự sai khác về hiệu lực của thuốc trừ sâu sau khi xử lý cho thấy có ý nghĩa về mặt thống kê (F = 60,72 > F crit = 3,48). Như vậy, sau 30 giờ phun thuốc trừ sâu, chỉ có Basudin 40EC có độ độc cấp tính cấp độc 3, còn Sumithion 50EC và Videci 2,5ND có độ độc cấp tính cấp độc 4 đối với trưởng thành C. inops. * Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến ấu trùng tuổi 3 So sánh hiệu lực của 3 loại thuốc trừ sâu thí nghiệm sau 6 giờ xử lý cho thấy, tỷ lệ gây chết không có sự sai khác lớn, hiệu lực thuốc Sumithion 50EC và Videci 2,5ND mạnh hơn nhiều so với thuốc Basudin 40EC, sau 24 giờ hiệu lực thuốc Basudin 40EC kém hơn so với Videci 2,5ND và Sumithion 50EC (Basudin 40EC cấp độc 3 (cấp độc 3: độc trung bình, gây chết >79 - 99% cá thể thí nghiệm), còn Sumithion 50EC và Videci 2,5ND cấp độc 4 (cấp độc 4: độc cao, gây chết >99% cá thể thí nghiệm) đối với ấu trùng tuổi 3 của C. inops). So với trưởng thành C. inops, cả 3 loại thuốc đều thể hiện hiệu lực cho ấu trùng tuổi 3 cao hơn vào thời điểm 30 giờ phun thuốc trừ sâu. b) Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến Ophionea indica * Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến trưởng thành Dẫn liệu thí nghiệm cho thấy, sau 30 giờ chỉ có thuốc Padan 95SP gây chết 100% và 2 loại thuốc Actamec 20EC, Regent 800WG chỉ gây chết tương ứng 83,33% và 96,67%. Kết quả cho thấy 3 loại thuốc Actamec 20EC, Regent 800WG và Padan 95SP có độ độc cấp tính cao (cấp độc 3 và cấp độc 4). Phân tích sự sai khác về hiệu lực của thuốc trừ sâu sau khi xử lý cho thấy có ý nghĩa về mặt thống kê (F = 86,17 > F crit = 3,48). 24 * Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến ấu trùng tuổi 3 Kết quả thí nghiệm cho thấy, sau 18 giờ, hiệu lực cao nhất là Padan 95SP (hiệu lực là 66,67%), Regent 800WG (hiệu lực là 60,0%) và Actamec 20EC (hiệu lực là 43,33%). Sau 30 giờ cả 2 loại thuốc có bản chất hoá học là Padan 95SP và Regent 800WG đều gây chết 100%, thuốc Actamec 20EC có bản chất sinh học chỉ gây chết 86,67%. Cả 3 loại thuốc Actamec 20EC, Padan 95SP và Regent 800WG có độ độc cấp tính cao (cấp độc 3 và cấp độc 4) với ấu trùng tuổi 3 của O. indica. Phân tích sự sai khác về hiệu lực của thuốc sau khi xử lý cho thấy có ý nghĩa về mặt thống kê (F = 58,28 > F crit = 3,48). 3.4.2. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến C. inops và O. indica trên đồng ruộng a) Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến trưởng thành C. inops trên ruộng lạc Thí nghiệm phun thuốc trừ sâu tiến hành trên ruộng lạc giống L18 vụ hè thu 2014 (Hình 3.23) cho thấy, số lượng trưởng thành C. inops vào bẫy ở công thức 4 (phun 2 lần) và công thức 5 (phun 1 lần) so với đối chứng (không phun thuốc) không có sự sai khác nhiều. Cho thấy trong một vụ lạc nếu phun thuốc 1 lần hoặc 2 lần tuy có ảnh hưởng đến quần thể CCBM nhưng không nhiều; công thức 2 (phun 4 lần) mật độ cao nhất là 0,27 con/bẫy (64 NSG) và công thức 3 (phun 3 lần) mật độ cao nhất là 0,33 con/bẫy (43 NSG) so với công thức đối chứng có mật độ tương ứng là 0,4 con/bẫy (64 NSG) và 0,47 con/bẫy (43 NSG), trong đó mật độ đạt cao nhất là 0,53 con/ bẫy (57 NSG) có sự sai khác cao ở mức tin cậy 95%. Hình 3.23. Ảnh hưởng của số lần phun thuốc trừ sâu đến số lượng trưởng thành và ấu trùng Chlaenius inops trên ruộng lạc; a. Trưởng thành; b. Ấu trùng Số lượng CCBM vào bẫy hố có ảnh hưởng nhiều của số lần phun thuốc trừ sâu trong 1 vụ lạc. Vì vậy, nên hạn chế số lần phun thuốc trong 1 vụ (phun 1 lần/vụ hoặc đến phun 2 lần/vụ) sẽ bảo vệ và duy trì được số lượng C. inops tồn tại liên tục trên đồng ruộng. Phân tích sự sai khác về mật độ về số lần phun thuốc trừ sâu trong các điều kiện thực nghiệm giữa công thức đối chứng và công thức phun 4 lần cho thấy (t = 6,18, p = 6,85E-05 <0,0001) và phun 3 lần (t = 5,85; p = 0,0001) có ý nghĩa về mặt thống kê. b) Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến ấu trùng C. inops trên ruộng lạc giống L18 vụ hè thu 2014 25 Dẫn liệu thí nghiệm phun thuốc trừ sâu tiến hành trên ruộng lạc giống L18 vụ hè thu 2014 (Hình 3.23) cho thấy, ấu trùng cũng như trưởng thành CCBM C. inops rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu, trong một vụ lạc nếu phun thuốc trừ sâu 1 lần cũng ảnh hưởng đến số lượng của quần thể CCBM. Phân tích sự sai khác về mật độ về số lần phun thuốc trong các điều kiện thực nghiệm giữa công thức đối chứng và công thức phun 4 lần cho thấy (t = 4,87, p = 0,0004) và phun 3 lần (t = 4,91; p = 0,0004) có ý nghĩa về mặt thống kê. c) Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến trưởng thành O. indica trên ruộng lúa giống RCV vụ mùa 2014 Dẫn liệu thí nghiệm phun thuốc trừ sâu tiến hành trên ruộng lúa giống RCV vụ mùa 2014 (Hình 3.24) cho thấy, mật độ ở công thức 1 (Đối chứng) với công thức 5 (phun 1 lần/vụ) có ảnh hưởng đến mật độ CCBM nhưng không nhiều. Ở công thức 4 (phun 2 lần/vụ) đã làm cho đỉnh cao 2 (0,40 con/m2) thấp hơn đỉnh cao 1 (0,47 con/m2). Ở công thức 2 (phun 4 lần/vụ) và công thức 3 (phun 3 lần/vụ) đều có mật độ đạt cao nhất là 0,2 con/m2 (48 NSG) so với công thức 1 tương ứng là 0,47 con/m2 (48 NSG) có sự sai khác nhau cao, chứng tỏ phun thuốc trừ sâu 3 lần/vụ hoặc 4 lần/vụ có ảnh hưởng lớn đến mật độ trưởng thành O. indica trên ruộng lúa. Phân tích sự sai khác về mật độ về số lần phun thuốc trừ sâu trong các điều kiện thực nghiệm giữa công thức đối chứng và công thức phun 4 lần/vụ (t = 5,32, p = 0,0007) và phun 3 lần/vụ (t = 4,46; p = 0,0001). Hình 3.24. Ảnh hưởng của số lần phun thuốc trừ sâu đến diễn biến số lượng của trưởng thành và ấu trùng Ophionea indica trên ruộng lúa năm 2014; a. Trưởng thành; b. Ấu trùng d) Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến ấu trùng Ophionea indica trên ruộng lúa Dẫn liệu thí nghiệm (Hình 3.24) cho thấy, trên ruộng lúa mật độ ấu trùng O. indica có bị ảnh hưởng nhiều của số lần phun thuốc trong 1 vụ lúa. Vì vậy, nên hạn chế số lần phun thuốc trong 1 vụ lúa (phun 1 lần/vụ) sẽ bảo vệ và duy trì được số lượng của O. indica tồn tại liên tục trên đồng ruộng. Phân tích sự sai khác về mật độ về số lần phun thuốc trong các điều kiện thực nghiệm giữa công thức đối chứng và công thức phun 4 lần/vụ cho thấy (t = 5,25, p = 0,0007) và phun 3 lần/vụ (t = 7,08; p = 0,0001) có ý nghĩa về mặt thống kê. Dẫn liệu ở Hình 3.24 chứng tỏ rằng ấu trùng 26 cũng như trưởng thành O. indica rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu. Nếu trong một vụ lúa phun thuốc 2 - 4 lần sẽ ảnh hưởng đến mật độ ấu trùng tuổi 3 và số lượng O. indica. 3.4.3. Đề xuất một số giải pháp để lợi dụng các loài chân chạy bắt mồi nhằm hạn chế số lượng sâu hại cây trồng ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An Trên sinh quần đồng ruộng, CCBM có số lượng loài và số lượng cá thể lớn và luôn sẵn có trên ruộng lạc, ngô, đậu và lúa ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An, chúng có khả năng hạn chế số lượng sâu hại trên đồng ruộng. Để làm được điều đó cần phải thực hiện tốt các phương hướng sau: - Căn cứ vào kết quả nghiên cứu cần phải có biện pháp duy trì, bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch CCBM có sẵn trong tự nhiên. - Căn cứ vào kết quả nghiên cứu cần phải hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu. - Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc sử dụng CCBM nói chung và hai loài C. inops và O. indica nói riêng trong phòng trừ sâu hại giúp người dân hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, góp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững, an toàn và có hiệu quả kinh tế. CCBM C. inops và O. indica xuất hiện ở nhiều loại cây trồng nông nghiệp trong điều kiện tự nhiên, tuy nhiên để khai thác tốt vai trò của các loài thiên địch này có thể nuôi nhân với số lượng lớn đưa ra đồng ruộng. Từ kết quả thí nghiệm, việc nhân nuôi CCBM có thể tiến hành theo sơ đồ ở điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ 20 - 31oC, ẩm độ 73 - 90% bằng thức ăn là sâu non sâu xanh tuổi 1 - 2 theo quy trình kỹ thuật. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN 1. Trên sinh quần ruộng lạc, đậu, ngô và lúa ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An đã ghi nhận được 47 loài chân chạy bắt mồi thuộc 26 giống của họ Carabidae; ghi nhận thêm 4 loài có ở Nghệ An và 1 loài Trichiria cyanea Schaum cho khu hệ Việt Nam. Chlaenius inops bắt gặp nhiều trên cây ngô, Ophionea indica gặp nhiều trên cây lúa. 2. Ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ổn định (20oC, 82%RH; 28oC, 73%RH) và ở nhiệt độ không ổn định (27 - 31oC và 80 - 90%RH), Chlaenius inops có thời gian phát triển các pha và vòng đời kéo dài hơn; khả năng đẻ trứng, tỷ lệ hoàn thành phát triển cao hơn so với Ophionea indica. Thời gian vòng đời của Chlaenius inops thay đổi từ 37,11 ngày đến 67,56 ngày, khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái trung bình là 66,56 trứng/cái, thời gian sống trung bình của trưởng thành 62,0 - 74,44 ngày, thời gian sống không ăn của trưởng thành trung bình 16,76 ngày, tỷ lệ hoàn thành các pha đạt cao (73,96 - 95,24%), tỷ lệ sống sót từ trứng đến trưởng thành đạt khá cao (41,14 - 58,14%); tương ứng ở Ophionea indica là 38,33 - 58,32 ngày, 37,33 trứng/cái, 68,33 - 75,11, 16,73 ngày, 65,17 - 90,52%, 20,81 - 34,01%. 3. Mật độ sâu non các loài sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá lạc đầu đen, sâu cắn lá ngô, sâu cuốn lá đậu trên cây lạc, ngô và đậu ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An 27 tăng thì kéo theo sự tăng mật độ chân chạy bắt mồi. Trên cây lạc vụ hè thu, đậu đen vụ đông xuân mật độ của sâu non bộ cánh vảy và chân chạy bắt mồi có 1 đỉnh cao, đỉnh cao chân chạy bắt mồi chậm hơn đỉnh cao sâu hại cánh vảy 7 ngày (1 tuần). Trên cây lạc vụ thu đông, ngô vụ hè thu và vụ đông, đậu đen vụ hè thu và vụ thu đông, mật độ sâu non bộ cánh vảy và chân chạy bắt mồi có 2 đỉnh cao. Nhìn chung đỉnh cao của chân chạy bắt mồi chậm hơn đỉnh cao của sâu hại cánh vảy là 7 - 14 ngày (1 - 2 tuần). 4. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, thuốc trừ sâu Sumithion, Videci, Basudin, Regeent, Padan, Actamec được dùng khá phổ biến ở Nghệ An đối với ấu trùng và trưởng thành Chlaenius inops và Ophionea indica thì chúng có độ độc cấp độc 3 - 4. Trên đồng ruộng phun 3 - 4 lần trong một vụ đã gây ảnh hưởng đáng kể đến số lượng Chlaenius inops và Ophionea indica. ĐỀ NGHỊ 1. Dẫn liệu về thành phần loài, biến động số lượng chân chạy bắt mồi họ Carabidae và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến Chlaenius inops, Ophionea indica góp phần tạo cơ sở cho việc lợi dụng chân chạy bắt mồi họ Carabidae trong biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại trên cây lạc, đậu, ngô, lúa ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An. 2. Chân chạy bắt mồi (họ Carabidae) là nhóm thiên địch ăn thịt có vai trò quan trọng trong hạn chế số lượng sâu hại trên đồng ruộng, vì vậy cần thực hiện biện pháp bảo tồn, duy trì số lượng và lợi dụng chúng trong tự nhiên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_thanh_phan_loai_bo_chan_chay_bat_moi_ho_cara.pdf
  • pdfDiem moi.TA.pdf
  • pdfDiem moi.TV.pdf
Luận văn liên quan