Tóm tắt Luận án Văn hóa của người Hmông theo đạo tin lành ở tỉnh Lào Cai

Từ khi người Hmông có một bộ phận theo đạo Tin lành, đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu tập trung ở các góc độ chính trị học, tôn giáo học, triết học. Dưới giác độ nhân học văn hóa thì chưa nhiều và mới ở tầm vĩ mô, chưa có nghiên cứu điểm, chưa xem xét một cách hệ thống những biến đổi ở các dạng thức trong văn hóa từ văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tâm linh khi theo đạo Tin lành của người Hmông. Do vậy, chúng tôi mong muốn những kết quả thu được của luận án sẽ đáp ứng được mục đính, yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Bên cạnh đó còn có những vấn đề mà luận án chưa giải quyết thấu đáo, những thiếu sót và hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và sự đóng góp của các nhà khoa học./.

pdf27 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Văn hóa của người Hmông theo đạo tin lành ở tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu tố làm nên sức mạnh của tộc người Hmông chính là tâm thức - ý thức tộc người, mà một phần được thể hiện trong thiết chế xã hội truyền thống với sự liên kết của các mối quan hệ điển hình như: quan hệ gia đình, quan hệ dòng họ, quan hệ cộng đồng với đặc trưng là mối quan hệ gia đình chi phối bởi yếu tố phụ quyền; dòng họ là nền tảng của xã hội Hmông truyền thống và hiện nay; mối quan hệ giữa các dòng họ tạo nên ý thức cố kết cộng đồng của tộc người Hmông. Như vậy, với mối quan hệ cộng đồng được thể hiện trong tổ chức bản tại một vùng hay giữa các vùng với nhau của người Hmông là yếu tố gắn kết ý thức tộc người. Điều này tạo nên sức mạnh cộng đồng, ý chí của người Hmông để đến tận ngày nay tộc người Hmông vẫn tồn tại và phát triển cùng với những bản sắc vốn có của mình. * Vai trò của các mối quan hệ truyền thống Mối quan hệ gia đình giữa vợ - chồng, anh - em, cha - con tạo nên một mối liên kết chặt chẽ, góp phần tạo dựng nền tảng cho sự cố kết cộng đồng từ trong huyết thống đến mối quan hệ dòng họ. Có thể nói, trong cấu trúc xã hội của người Hmông bao gồm gia đình, dòng họ và cộng đồng làng bản. Trong đó, gia đình là đơn vị hạt nhân cùng với tổ chức dòng họ đóng vai trò trong việc tăng cường cố kết cấu trúc xã hội của người Hmông tại một địa vực cư trú nhất định, nhưng cũng mang tính hướng ngoại, mở rộng giao lưu với các thành viên của các vùng khác. Các dòng họ là những sợi dây liên hệ vượt ra khỏi phạm vi của bản để liên kết thắt chặt quan hệ đồng tộc, tạo nên sự cố kết tộc người xuyên vùng, xuyên quốc gia, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Chính những ứng xử trong dòng họ, gia đình và cộng đồng làng bản của người Hmông gắn với những nghi thức, phong tục tập quán đã tạo nên một nét văn hóa riêng đặc trưng của người Hmông ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Lào Cai nói riêng. 3.2.2. Mối quan hệ gia đình của người Hmông theo Tin Lành ở Lào Cai 3.2.2.1. Mối quan hệ giữa người vợ và người chồng Mối quan hệ vợ chồng được thiết lập trên nền tảng của một cuộc hôn nhân, khi người đàn ông và người phụ nữ cam kết sống chung với nhau, có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau và với con cái. So sánh hôn nhân của người Hmông theo Tin lành tại các điểm nghiên cứu cho thấy những khác biệt, chuyển biến cơ bản. - Trường hợp thứ nhất, cả người trai và người gái đều theo Tin lành và cùng đi đến hôn nhân. Để tiến tới hôn nhân, đôi trai gái đã có sự tìm hiểu, thể hiện tình cảm xuất phát từ hai phía. Theo Tin lành, khi hai người muốn tiến tới hôn nhân thì phải tự nguyện đến với nhau, không bị ai ép buộc, dựa trên tinh thần tự nguyện như vậy thì hai bên phải có trách nhiệm với nhau. Như vậy, có thể thấy rằng, với sự tự nguyện, xuất phát từ tình cảm của đôi trai gái đã thể hiện rõ nét sự bình đẳng trong hôn nhân, trong quan hệ vợ chồng, người phụ nữ được chủ động trong việc quyết định số phận của mình. Ngoài ra, trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân, đôi trai gái được học lư lẽ, được sự răn dạy theo Kinh thánh và phải hứa trước Thiên Chúa là yêu thương, gắn bó, cùng nhau lao động sản xuất, nuôi dạy con cái. Trong quan hệ vợ chồng, Kinh thánh cũng chỉ rõ, người chồng là người chủ mẫu mực, yêu thương và trung thành; 11 người vợ phải có nghĩa vụ đáp lại tình cảm đó. Quan niệm trong hôn nhân của Tin lành là hôn nhân một vợ một chồng bất khả phân ly. Điều này cũng tương tự như trong văn hóa truyền thống của người Hmông khi mong muốn cuộc sống gia đình của đôi trai gái được hòa thuận. Có khác chăng là một bên phải có sự chứng nhận của Thiên Chúa, phải sống theo lời dạy của Kinh thánh; còn một bên là sự chứng kiến của tổ tiên, dòng họ. Văn hóa Hmông truyền thống hay văn hóa Tin lành có các cách thực hiện nghi lễ riêng của mình và tạo ra sự khác biệt, được thể hiện rất rõ trong việc tổ chức đám cưới (phần này sẽ được phân tích ở nghi lễ hôn nhân của người Hmông theo Tin lành). Một điểm tích cực nữa của Tin lành trong quan hệ hôn nhân của người Hmông là yêu cầu các cặp vợ chồng mới cưới phải có sự chứng nhận của pháp luật, tức là phải có đăng ký kết hôn. Đây là một ưu điểm của Tin lành vì đạo này luôn đưa yêu cầu đối với tín đồ của mình là sống và làm việc đúng pháp luật, coi trọng việc tuân thủ luật pháp. Đây cũng là một điểm để bảo đảm cho quyền hợp pháp của người phụ nữ khi có vấn đề xảy ra trong hôn nhân, và cũng là để khẳng định vị thế của người phụ nữ Hmông trong xã hội. - Trường hợp thứ hai, vợ hoặc chồng theo Tin lành. Với tình huống này, cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng đã có độ chênh khá lớn, đặc biệt xuất hiện xung đột lớn về vị thế. Để tiến tới sự dân chủ và bình đẳng, đạo Tin lành đã có những quy định trong quan hệ vợ chồng, làm giảm đi quyền của người đàn ông trong gia đình (điều trái ngược hoàn toàn trong văn hóa truyền thống của người Hmông) như không được đánh chửi vợ, không rượu chè hút sách, phải chí thú làm ăn,... Những quy định này đem lại nhiều lợi ích cho người phụ nữ, giải tỏa tư tưởng và cuộc sống thực tế của phụ nữ Hmông. Với việc theo Tin lành, người phụ nữ Hmông tự tin trong việc đấu tranh bình quyền, phản kháng lại những cưỡng ép của các chế định cổ hủ, lạc hậu, trọng nam khinh nữ. Nhưng cũng chính vì vậy, nếu trong gia đình chỉ có vợ theo Tin lành, chồng không theo đạo thường dẫn đến xung đột, xích mích trong quan hệ vợ chồng. Quả thực, mối quan hệ vợ chồng của người Hmông theo Tin lành ở Lào Cai, một mặt đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong bình đẳng giới, vợ chồng thương yêu, tôn trọng nhau và cùng sản xuất cải thiện kinh tế, góp phần ổn định xã hội. Bên cạnh đó, việc một trong hai người, vợ hoặc chồng theo Tin lành cũng ít nhiều gây ra những mâu thuẫn nhất định. 3.2.2.2. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Quan hệ gia đình người Hmông hiện nay ít nhiều đã có sự thay đổi, những quy định và kiêng kỵ khắt khe trong gia đình dần được xóa bỏ. Trước đây, trong gia đình người Hmông, con dâu không được ngồi ăn chung với bố chồng, nhất là khi có khách, nhưng bây giờ khi theo Tin lành, con dâu đã có thể ngồi ăn chung mâm với bố chồng và khách. Trong quan hệ gia đình, người Hmông theo đạo Tin lành có những thay đổi nhất định. Quan hệ ứng xử trong gia đình, các thứ bậc trên dưới vẫn được duy trì theo truyền thống. Tuy nhiên, trong gia đình, người Hmông theo Tin lành, sự bình đẳng giữa các thành viên được tôn trọng, giảm dần sự áp đặt. Đặc biệt, người Hmông theo Tin lành có tính tự lập, được giáo dục và đề cao. Bởi theo họ, Kinh thánh dạy mọi người đều bình đẳng trước Thiên Chúa. 12 Tuy nhiên, mối quan hệ gia đình của người Hmông theo tín ngưỡng truyền thống cũng đã có thay đổi so với gia đình truyền thống trước đây do tác động của sự vận động phát triển của xã hội. Những chuyển biến, đổi thay trong mối quan hệ này, trước tiên là việc giảm đi những điều cấm kỵ mang tính khắt khe trong mối quan hệ giữa bố mẹ chồng và con dâu, giữa chị em dâu với anh em trai bên nhà chồng; tính bền vững trong gia đình vẫn luôn được khẳng định. Ở Lào Cai, gần như 100% tất cả các thành viên trong gia đình Hmông theo Tin lành và chỉ có rất ít trường hợp bố mẹ không theo đạo Tin lành trong khi các con theo đạo. Cả gia đình cùng theo Tin lành đã góp phần làm cho các mối quan hệ trong gia đình mang tính hiện đại, văn minh hơn. Các thành viên trong gia đình bình đẳng, tôn trọng tự do riêng của mỗi người, và đề cao vai trò tự quyết của mỗi cá nhân. Trong mối quan hệ này cần phải nhắc đến sự góp mặt của người thứ ba, đó là Thiên Chúa. Ngoài việc các thành viên có trách nhiệm, tôn trọng các mối quan hệ thứ bậc trong gia đình thì họ sẽ dành một phần tình cảm, một phần chia sẻ với Thiên Chúa. Và Thiên Chúa luôn theo sát để điều chỉnh cách ứng xử của họ. Trường hợp trong gia đình có người theo và người không theo Tin lành. Thông thường trong những gia đình này có thế hệ thứ hai là con trai và con dâu theo Tin lành, còn thế hệ thứ nhất là người cha và mẹ không theo đạo. Ở trường hợp này rất hay xảy ra mâu thuẫn trong gia đình, bất đồng quan điểm từ cách suy nghĩ làm ăn, đối xử với vợ con, đến việc thực hiện các nghi thức liên quan đến chu kỳ vòng đời. Tuy nhiên, trường hợp này không nhiều, vì nếu vợ chồng người con theo đạo mà cha mẹ không theo thì thường có xu hướng tách hộ. 3.2.3. Quan hệ dòng họ Khi theo đạo Tin lành, quan hệ giữa các thành viên của dòng họ cùng huyết thống có những thay đổi rõ rệt. Cụ thể: Thứ nhất, vị trí vai trò của dòng họ giảm đi đáng kể, nhất là vai trò của ông trưởng họ. Tầm ảnh hưởng và quyền lực của ông trưởng họ bị phai nhạt dần, không còn chi phối đời sống cộng đồng dòng họ. Vị trí người trưởng họ được thay thế bằng Thiên Chúa, và người Mục sư, trưởng nhóm. Những người theo đạo trong dòng họ không nghe theo chỉ dẫn, yêu cầu của trưởng họ trong các cách thức tổ chức nghi lễ truyền thống. Thứ hai, sự phân hóa giữa người theo Tin lành và người không theo Tin lành trong cùng một dòng họ rất lớn. Các thành viên trong cùng dòng họ có sự cố kết chặt chẽ, có các quy tắc ứng xử giữa các thành viên; nhưng khi theo Tin lành sẽ dẫn đến phá vỡ các quy tắc ứng xử, gây nên các mâu thuẫn với các thành viên khác trong dòng họ. Những người theo Tin lành sẽ bị tách ra khỏi dòng họ vì họ không còn tuân theo những chuẩn mực đạo đức, ứng xử của dòng họ; họ phai nhạt dần ý thức về nguồn gốc, tổ tiên, lịch sử dòng họ, phong tục tín ngưỡng dòng họ; và cuối cùng là đứng ngoài các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dòng họ. 3.2.4. Mối quan hệ xã hội của cộng đồng người Hmông theo Tin lành Việc theo đạo Tin lành cũng giúp tạo ra mối quan hệ cố kết và sự giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất và tinh thần của cộng đồng, rộng hơn của dòng họ. Từ đây hình thành nên một cộng đồng mới, đó là cộng đồng người Hmông cùng theo Tin lành. Cộng đồng này liên kết với nhau vượt ra khỏi dòng họ, thôn bản; dần tạo nên một cố kết cộng đồng mới mà sức mạnh đoàn kết không thua kém gì so với sự cố kết dòng 13 họ truyền thống của người Hmông. Đặc biệt, với những người Hmông di cư tự do đã sử dụng Tin lành như một phương tiện để gắn kết lại với nhau và trợ giúp lẫn nhau khi mà sự giúp đỡ của người cùng họ, cùng ma không thể phát huy tác dụng. Họ giúp đỡ nhau trong sản xuất, chia sẻ khó khăn, động viên hỗ trợ về cả vật chất và tinh thần. Các tín đồ Tin lành người Hmông thường nói “đạo” quan trọng hơn “họ”. Bởi vì, nếu theo quan hệ dòng họ thì chỉ có những người cùng họ, cùng ma mới có thể giúp đỡ nhau hết mình và có thể chết trong nhà của nhau. Nhưng nếu theo “đạo”, tất cả người Hmông bất kể thuộc họ nào đều là anh em, đều phải có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ nhau và đều có thể chết trong nhà của nhau. Những người theo đạo ở thôn bản đều có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau, nhất là vào những dịp đặc biệt như làm nhà mới, cưới xin, ma chay, Ngoài ra, trong những trường hợp gặp phải rủi ro như bị cháy nhà, bị tai nạn, thì người theo đạo Tin lành bị nạn cũng nhận được sự giúp đỡ của các đồng đạo ở các thôn bản lân cận. Trên thực tế, sâu xa trong bản chất thì sự tiếp thu ảnh hýởng của ðạo Tin lành hay sự cải đạo theo Tin lành đã dẫn tới sự phân chia người Hmông trong cùng một chi họ, ngành họ và dòng họ thành hai nhóm khác biệt nhau: nhóm theo Tin lành và nhóm vẫn giữ tín ngưỡng truyền thống. Những người Hmông theo Tin lành thường ít giao tiếp với những người Hmông theo tín ngưỡng truyền thống. Họ cũng ít tham dự, nhất là tham dự ăn uống, các nghi lễ tổ chức theo tín ngưỡng truyền thống. Mức độ quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất và tinh thần giữa những người theo và không theo Tin lành trong cùng dòng họ, nhất là vào các dịp đặc biệt như hiếu hỉ cũng trở nên ít hơn so với người cùng tín ngưỡng. Đặc biệt, cũng có không ít trường hợp mối quan hệ thân tộc của những người theo và không theo Tin lành trở nên lỏng lẻo bởi những người theo Tin lành chỉ còn nhận ra mình có mối quan hệ họ hàng với những người khác thông qua tên họ mà thôi. 3.2.5 Vai trò của người phụ nữ Hmông Sự tiếp nhận đạo Tin lành cũng gây ra sự biến đổi trong mối quan hệ giới. Cụ thể, khi theo Tin lành thì đàn ông phải bỏ rượu, bỏ thuốc lá, không được đánh chửi vợ con, phải để cho vợ con nghỉ ngơi đi cầu nguyện tập trung vào ngày chủ nhật, Trong các gia đình theo đạo Tin lành, địa vị của người phụ nữ được đề cao sánh ngang với người đàn ông. Họ không phải làm quần quật mà không được hưởng thụ, không phải lo toan mọi việc, nhất là không phải lo thu vén để trả các món nợ do chi phí quá lớn trong các cuộc tế lễ hay làm ma khô cho bố mẹ. Theo đạo Tin lành, người phụ nữ Hmông được khẳng định vị trí của mình trong xã hội, được tham gia quyết định các công việc của cộng đồng - điều mà trước đây họ ít được tham dự. Người phụ nữ có cơ hội để giao tiếp, thể hiện mình trước cộng đồng, từ đó người phụ nữ có cơ hội để thể hiện vẻ đẹp, sự duyên dáng của mình. Họ cũng chăm chú hơn trong cách ứng xử và càng chăm chỉ, khéo léo trong chức năng phụ nữ. Mặc dù vậy, người phụ nữ Hmông vẫn luôn thể hiện sự khiêm nhường, kính trọng người đàn ông và các thành viên khác trong gia đình bởi đó cũng là một phần bản sắc của người phụ nữ Hmông. 3.2.6. Vai trò của người có uy tín Trong xã hội của người Hmông, có những người giữ vai trò quan trọng đó là những người có uy tín trong cộng đồng như trưởng họ, người cầm quyền ma, quyền khách, bà cô, thầy ma, ông cậu. Sự du nhập của Tin lành gây ra những xung đột giữa các thế hệ, cụ thể là giữa thế hệ trẻ và thế hệ già. Những xung đột này thể hiện qua 14 nghi lễ mà người Hmông gọi là “pe tsiab”. Cụ thể, theo phong tục của người Hmông, vào ngày đầu Năm mới hay vào ngày Tết cổ truyền của người Hmông, những người trẻ phải đi thăm và cúi lạy những người già trong thôn bản. Nhưng sau khi theo Tin lành, những người trẻ không cúi lạy bất cứ ai ngoài Chúa.Với sự du nhập của đạo Tin lành, vai trò của già làng, trưởng bản bị giảm sút, thậm chí mất đi, nhường chỗ cho “một tầng lớp mới” - người đứng đầu các điểm nhóm Tin lành theo bản, hoặc là Mục sư, Truyền đạo; những người tích cực truyền đạo, mà tuổi đời hầu hết là thanh niên, trung niên và tầng lớp thanh niên chịu ảnh hưởng của Tin lành. Những người này đã coi nhẹ ý thức tiếp nhận thuần phong mỹ tục truyền thống mà cha ông muốn truyền lại. Lớp người cao tuổi, già làng, trưởng bản, trưởng họ không thể bảo ban, lưu truyền lại những giá trị văn hoá dân tộc cho thế hệ sau. 3.3. Văn hóa tâm linh và tôn giáo của người Hmông theo Tin lành 3.3.1. Tín ngưỡng truyền thống trong đời sống người Hmông ở Lào Cai Do đặc điểm lịch sử, văn hóa và tộc người, người Hmông sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, ở Lào Cai nói riêng đều có đời sống tín ngưỡng rất phong phú với nhiều loại hình thờ cúng của tín ngưỡng đa thần mang tính nguyên thủy, đã được hình thành và lưu giữ từ rất lâu. Tâm linh và tín ngưỡng truyền thống của người Hmông bao gồm những quan niệm về vũ trụ, quan niệm về linh hồn, quan niệm về các loại ma, các hình thức thờ cúng và các nghi lễ nông nghiệp. Việc thờ cúng tổ tiên dưới góc độ văn hóa, đạo lý vẫn còn ý nghĩa duy trì, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Hmông, củng cố ý thức cộng đồng. Tuy nhiên, ở các nghi lễ của người Hmông truyền thống có thể thấy nhiều thủ tục rườm rà, thậm chí tốn kém, nhiều bài cúng khó, nhiều nghi lễ còn mang nặng tính hủ tục không còn phù hợp với nếp sống mới, trong đó đáng kể nhất là sự rườm rà đến tốn kém về sức lực, thì giờ và tiền của. Dưới tác động của nhiều yếu tố, từ yếu tố nội sinh như tâm lý tộc người, sự mất dần uy tín của tín ngưỡng truyền thống đến yếu tố khách quan như toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học, tiếp xúc các luồng tư tưởng mới, trong đó có Tin Lành thì tín ngưỡng truyền thống của người Hmông đã có sự chuyển biến, thay đổi nhất định. 3.3.2. Sự biến đổi tín ngưỡng tôn giáo của người Hmông theo Tin lành ở tỉnh Lào Cai Việc chuyển sang đạo Tin lành của người Hmông ở Lào Cai vừa có thể hiểu là Biến đổi tín ngưỡng tôn giáo hay thay đổi tín ngưỡng. Giữa biến đổi và thay đổi có sự phân biệt về mức độ, một bên là sự chuyển dần dần, trong cái mới ta vẫn nhận thấy bóng dáng của cái cũ - đó là biến đổi; còn việc cái cũ bị thay thế hoàn toàn trở thành một cái mới - đó là thay đổi. Do vậy, trong việc nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng việc sử dụng cố định thuật ngữ biến đổi hay thay đổi cần có sự linh hoạt tùy vào mỗi thành tố. Với các nghi lễ cầu cúng trong đám cưới, đám ma, nhà mới, những gì liên quan đến tín ngưỡng thì sự thay đổi là rõ ràng. Đối với các thiết chế xã hội truyền thống thì là biến đổi dần dần, ở đó vẫn có thể nhìn thấy những điểm chung của văn hóa truyền thống với văn hóa Tin lành, khi cả hai luôn hướng con người tới những giá trị tốt đẹp, cuộc sống hài hòa. Cụ thể: Thứ nhất, chuyển từ thờ đa thần sang thờ nhất thần: Một đặc điểm chung nhất của các tôn giáo hiện đại để phân biệt rõ nhất với tôn giáo nguyên thủy - tín ngưỡng dân gian chính là thờ nhất thần, còn gọi là tôn giáo độc thần. Đây chính là điểm nhận thấy đầu tiên trong sự biển đổi tín ngưỡng tôn giáo của người Hmông từ việc tin, việc 15 thờ nhiều Ma đến việc chỉ tin, chỉ thờ một con Ma là Chúa – Giê-su. Từ đây hình thành nên một tiểu văn hóa (subcultures) đó là văn hóa Hmông Tin Lành.Văn hóa Hmông theo Tin lành có sự đối lập với văn hóa Hmông truyền thống, vì một bên là có niềm tin vào Chúa, một bên là niềm tin vào Ma. Với việc đặt niềm tin vào Chúa hay Ma, sẽ tác động đến cách thực hành nghi lễ, cách thức ứng xử khác nhau. Nếu miền tin vào Chúa sẽ thực hành nghi lễ thờ phượng Chúa theo cách riêng, khác với việc cúng ma theo tín ngưỡng truyền thống, mà điều này liên quan đến bản sắc văn hóa của tộc người Hmông được hình thành và lưu giữ từ nhiều đời nay. Khi theo Tin lành, quan niệm về linh hồn đã khác, linh hồn khi chết đi là về với Chúa, được Chúa che chở, chính vì vậy, việc thờ cúng tổ tiên đã bị xóa bỏ, thay vào đó là việc cầu nguyện theo nghi thức Tin lành. Cùng với đó, quan niệm về các loại ma và các hình thức cúng ma của người Hmông theo Tin lành đã không còn. Như vậy, khi theo đạo Tin lành đã làm thay đổi từ tín ngưỡng vật linh giáo, đa thần nguyên thủy sang tôn giáo nhất thần, kéo theo đó là sự chuyển đổi từ chỗ thực hành đức tin không thường xuyên, không có quy tắc sang thực hành thường xuyên, có quy tắc. Các nghi thức trong sinh hoạt tâm linh cũng biến đổi sang nghi lễ tôn giáo. Các nghi lễ liên quan tới chu kỳ đời người đểu cắt bỏ, hoặc được tổ chức đơn giản bằng việc cầu nguyện với sự chứng giám của Chúa và có sự giúp đỡ của Mục sư hay Trưởng nhóm. Người theo đạo Tin lành không lập bàn thờ, không thực hiện các ngày giỗ. Thứ hai, những lễ hội truyền thống được thay thế bằng các buổi cầu nguyện tập thể tại một địa điểm (nhà Trưởng nhóm, nhà nguyện hay nhà người dân) và các ngày lễ trọng của tôn giáo - sinh hoạt tôn giáo: Sau những công việc của cuộc sống thường nhật, tham gia lễ hội đã tạo điều kiện cho người Hmông giao lưu, giải trí, sáng tạo, học hỏi lẫn nhau. Không những thế, các lễ hội này còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ, cộng đồng và tăng cường sự cố kết cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, các lễ hội của người Hmông được tổ chức khá tốn kém về kinh tế, để tham gia các lễ hội nhiều người phải đi vay mượn, phải tuân theo những quy tắc lễ nghi rườm rà nên đã có nhiều người Hmông tham dự miễn cưỡng. Đối với người Hmông theo đạo Tin lành, 70% số người được hỏi đã trả lời là không tham gia bất kỳ tổ chức lễ, lễ hội truyền thống, bỏ sinh hoạt văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ, cộng đồng. Theo Tin lành tức là theo Chúa, tin vào Chúa; không tin vào Ma nhà, chính vì vậy đây cũng là lý do mà người Hmông ít hoặc không tham dự các lễ hội truyền thống. Đây cũng là lý do tạo ra khoảng cách giữa những người theo đạo và người không theo đạo, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa họ. Đối với những người Hmông không theo đạo Tin lành cho rằng, như thế sẽ làm phai nhạt đi bản sắc văn hóa của dân tộc, không tôn trọng văn hóa truyền thống. Thứ ba, những quy định của dòng họ, làng bản được thay thế bởi luật lệ tôn giáo: Xã hội truyền thống của người Hmông có các quy ước (txux tenhv chei), khoản ước (ntu xăngr txăngr), luật tục rất cụ thể, nghiêm ngặt và bắt buộc mọi người phải thực hiện. Quy ước, khoản ước, luật tục trong xã hội truyền thống của người Hmông đã góp phần tạo dựng nên một thiết chế bền vững, phát huy tính cố kết cộng đồng. Tuy nhiên, với sự vận động và phát triển của xã hội hiện tại, việc mở rộng giao lưu với thế giới mới, khoa học công nghệ,... nhất là một lượng người Hmông tiếp xúc và theo đạo Tin lành đã tuân thủ luật lệ tôn giáo thay cho quy ước, khoản ước, luật tục truyền thống. Một trong những điều kiện để xác định tôn giáo là có luật lệ, mỗi một tôn giáo đều xây dựng cho mình một hệ thống giáo luật chặt chẽ, quy định được làm 16 hay không được làm của tín đồ và đã là tín đồ tôn giáo thì tự nguyện chấp hành. Ý thức trong thực hiện nghiêm túc các luật lệ của đạo Tin lành xuất phát từ niềm tin của tín đồ, người Hmông theo đạo Tin lành tin rằng, làm theo gương của Chúa, yêu Chúa, làm việc thiện tránh việc ác sẽ được ân sủng của Chúa và khi chết sẽ được lên Thiên đường với Chúa. Chính niềm tin tôn giáo này đã điều chỉnh hành vi của tín đồ và hướng họ đến những điều được quy định trong tôn giáo một cách tự thân nhất. Thứ tư, các nghi thức trong chu kỳ vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, ma chay), làm nhà,... mang đặc sắc riêng của từng dòng họ, địa phương của người Hmông thay thế bằng nghi thức tôn giáo mang tính thống nhất: Cưới xin và tang ma là hai hình thái thể hiện rõ nhất sự thay đổi trong tín ngưỡng truyền thống sang tôn giáo mới, vì vậy tác giả luận án tập trung phân tích hai hoạt động này để làm rõ vấn đề. * Thay đổi trong thủ tục, nghi thức cưới xin Điều chung hết, khi theo đạo Tin lành, người Hmông tiếp cận quan niệm hôn nhân theo lối hiện đại của đạo Tin lành, tổ chức đơn giản, không tốn kém. Đặc biệt, người Hmông theo Tin Lành đã bỏ việc tảo hôn, thực hiện nghiêm túc chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Nghi lễ hôn nhân, ngoài việc đăng ký kết hôn được chính quyền chấp nhận, còn có thêm nghi lễ tôn giáo. Nghi lễ tôn giáo được thực hiện ở nhà thờ, nếu không có nhà thờ thì thực hiện ở nhà nhóm hay điểm nhóm- ở một gia đình trong bản được mượn để nhóm làm lễ. Thực hiện nghi lễ hôn nhân theo quan niệm của Tin lành là có sự chuẩn nhận của Thiên Chúa. Bảng So sánh đám cưới của người Hmông theo Tin Lành và người Hmông truyền thống Truyền thống Tin Lành - Có tục Kéo vợ - Không có Kéo vợ - Có sự tham gia sắp đặt của bố mẹ, gia đình - Dựa trên sự tự nguyện của người con trai và người con gái - Làm lễ, làm lý cúng - Cầu nguyện - Múa khèn - Hát Thánh ca - Người chủ lễ là trưởng họ - Người chủ lễ là mục sư hoặc trưởng nhóm - Tiền thách cưới là 30 – 45 triệu đồng - Tiền thách cưới 10 triệu đồng - Tổng tiền để tổ chức đám cưới là: 70 triệu đồng - Tổng tiền để tổ chức đám cưới là: 20 triệu đồng - Sử dụng rượu trong đám cưới: khoảng 100 lít - Không uống rượu bia, chỉ uống nước ngọt (Nguồn tư liệu điền dã của tác giả, năm 2014). Như vậy, việc cưới xin của người Hmông theo tín ngưỡng truyền thống và người Hmông theo Tin lành có sự khác nhau căn bản, một bên rườm rà và tốn kém, một bên đơn giản gọn nhẹ, ít tốn kém. Điều quan trọng của sự khác biệt đó là liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. Tuy nhiên, vẫn có điều tương đồng cần lưu ý và phát huy là hai bên đều giáo dục việc xây dựng một gia đình hạnh phúc bền vững, có cuộc sống no đủ, nuôi dậy con cái trưởng thành. * Thay đổi trong thủ tục, nghi thức tang ma Khi gia đình có người chết thì báo cho Trưởng nhóm và thông báo cho anh em, dân bản biết và đến để thống nhất bầu ra các ban như: Ban lễ tang, Ban thực phẩm, 17 Ban thư ký để lo liệu quán xuyến. Ban tang lễ gồm Mục sư hoặc Trưởng nhóm và đoàn để hát Thánh ca, đồng thời giúp đỡ gia đình và thực hiện nghi lễ cầu nguyện. Tổ chức thực hiện tang lễ cho người mất trong vòng 2 ngày (chết hôm nay, ngày mai đưa) trừ khi gia đình có người ở xa đang về chưa tới nơi mới để lùi lại ngày hôm sau. Chôn cất không cần chọn ngày và chọn giờ mà có thể chôn người chết vào bất kỳ lúc nào để đảm bảo vệ sinh; không cần thực hiện các nghi lễ chỉ đường, thổi kèn, đuổi ma người Hán; không còn phải đưa quan tài người chết từ trong nhà ra ngoài làm ma; không cần các nghi lễ cúng ba ngày, cúng ma tươi, ma khô, ma bò,... Còn khi ốm đau, người truyền đạo khuyên hãy cầu nguyện Thiên Chúa và quan trọng hơn là phải đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, không mời thầy cúng đến cúng ma; phải ăn ở hợp vệ sinh để phòng ngừa bệnh tật. Không còn trình tự như phong tục truyền thống, không tổ chức ăn uống ngoài bãi và kéo dài ngày, tổ chức đưa ra đồng chôn cất xong là ra về, thực hiện theo Kinh thánh. 3.4. Văn hóa lối sống của người Hmông theo Tin lành Khi đã là tín đồ của một tôn giáo nào thì người đó sẽ chịu sự chi phối của các quy định trong giáo luật và những luật lệ này ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của họ. Người Hmông theo Tin lành cũng đồng nghĩa với việc đạo đức, lối sống mới chịu ảnh hưởng của tôn giáo, đạo đức là một phần trong giáo lý tôn giáo dạy con người phải ăn ở ứng xử như thế nào [104 ]. Có thể ghi nhận những đóng góp từ những giá trị nhân bản của đạo Tin lành khi thâm nhập vào văn hóa tộc người, văn hóa Hmông, đó là lòng bác ái thương người, sự chính trực, tính hướng thiện, sự bền vững của hôn nhân gia ðình, tôn trọng sự sống, thanh lọc một số phong tục, giảm bớt mê tín dị đoan. Việc theo đạo Tin lành đã làm thay đổi nếp sống của người theo đạo; đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ, ước mơ tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những điều răn dạy mà đạo Tin lành nêu ra phù hợp với nhu cầu của đồng bào, giúp hoàn thiện đạo đức cá nhân, giúp đồng bào giảm bớt gánh nặng vì những phong tục tập quán lạc hậu trong tổ chức ma chay, cưới xin, chữa bệnh. Sinh hoạt tôn giáo cộng đồng hấp dẫn quần chúng, đặc biệt là lớp trẻ và phụ nữ. Những gia đình theo Tin lành đều có con cái đi học hành; từ bỏ việc trồng và hút thuốc phiện; thanh niên không cṇ nghiện rượu, yêu thương vợ hơn thay vì đánh vợ như trước kia, [114, tr. 79]. Chính những điều đó mà Tin lành đã thu hút một bộ phận người Hmông tin theo và cũng chính điều đó Tin lành tồn tại được trong đồng bào Hmông. Tiểu kết chương 3 Khi đã là nhu cầu tôn giáo chính đáng của một bộ phận người Hmông, Tin lành cũng có những đóng góp đối với đời sống văn hóa; hình thành nên một nền văn hóa mới của người Hmông. Dưới sự tác động của đạo Tin lành, văn hóa truyền thống của người Hmông đã có sự biến đổi, thậm chí có những yếu tố thay đổi căn bản. Nó được thể hiện trên các mặt như thiết chế xã hội truyền thống với vai trò của gia đình, dòng họ, cộng đồng; các lễ thức dân gian trong chu kỳ đời người; chuyển đổi trong niềm tin tôn giáo, phong tục tập quán Tất nhiên bên cạnh đó vẫn có những yếu tố cực đoan khi người Hmông theo đạo Tin lành. Đó là, những giá trị của tín ngưỡng truyền thống bị gạt bỏ. Những yếu tố văn hóa tinh thần, nhất là những yếu tố liên quan đến tâm linh tín ngưỡng thì có sự thay đổi nhanh chóng, tạo sự khác biệt căn bản so với truyền thống. Những biến đổi văn hóa của người Hmông theo Tin lành, bên cạnh những mặt tích 18 cực như xóa bỏ một số hủ tục không phù hợp trong việc thực hành các nghi lễ, làm giảm bớt đi những tệ nạn xã hội, vẫn có cả mặt hạn chế, như làm mai một một số đặc trưng văn hóa của tộc người, gây mất đoàn kết trong gia đình, dòng họ và cộng đồng làng bản của người Hmông tại địa bàn tỉnh Lào Cai. CHƯƠNG 4 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VĂN HÓA HMÔNG THEO TIN LÀNH Ở LÀO CAI 4.1. Những ảnh hưởng của việc truyền đạo và theo đạo Tin lành 4.1.1. Ảnh hưởng tích cực - Xây dựng lối sống văn hóa mới: Với tư tưởng tiến bộ, người Hmông theo đạo Tin lành giúp xây dựng nếp sống mới, vệ sinh, tiết kiệm; xóa bỏ được một số tập tục văn hóa không còn phù hợp, rườm rà, là gánh nặng về kinh tế và tinh thần cho người Hmông như cưới xin, tang ma, cúng bái khi bị ốm đau,... - Mở rộng thêm mối quan hệ cố kết Đạo: người Hmông theo Tin lành cũng có các mối quan hệ đồng đạo xuyên, liên quốc gia mà không chỉ bó hẹp trong một dòng họ. Điều này giúp cho người Hmông theo Tin lành ở Lào Cai có thêm cơ hội tiếp xúc với những cái mới, cái tiến bộ và điều kiện phát triển cá nhân. - Góp phần bảo đảm bình đẳng giới, người Hmông theo Tin lành đã tạo ra bước chuyển trong tư tưởng đối với vai trò của người phụ nữ, hướng mối quan hệ về giới theo thế cân bằng, bình đẳng hơn. Cũng chính vì lẽ đó mà người Hmông theo Tin lành không quan trọng sinh con trai hay con gái, góp phần thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Tóm lại, đạo Tin lành với những điểm mạnh của tôn giáo hiện đại, dân chủ, đề cao con người, đề cao cá nhân, đề cao sự tiến bộ đã ít nhiều giúp người Hmông bỏ được những yếu tố khoong còn phù hợp, rườm rà trong văn hóa, tín ngưỡng truyền thống để tiếp thu những cái mới, cái văn minh. Thực tế ở Lào Cai, một bộ phận người Hmông theo Tin lành có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các tín đồ đạo Tin lành áp dụng y học hiện đại để chữa bệnh, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình; trẻ em đi học đông hơn, giảm hẳn tình trạng bỏ học; bỏ đi các tệ nạn xã hội;... đều có ảnh hưởng tốt đến kinh tế - xã hội - văn hóa ở Lào Cai. 4.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực Một vấn đề luôn có tính hai mặt, đối lập với những ưu thế mà đạo Tin lành đem lại trong cộng đồng người Hmông ở Lào Cai thì việc cải đạo của người Hmông cũng có những hạn chế nhất định. - Việc một bộ phận người Hmông theo Tin lành ở Lào Cai sẽ làm mất dần những giá trị văn hóa - xã hội truyền thống: Vì không thực hiện những nghi lễ truyền thống thì bản sắc văn hóa sẽ bị mờ nhạt dần trong cộng đồng người Hmông theo Tin lành ở tỉnh Lào Cai. Trong các mối quan hệ gia đình, dòng họ, cộng đồng xã hội, hoạt động của đạo Tin lành cũng có ảnh hưởng không tốt, tạo ra nhiều tình huống phức tạp, chia rẽ các mối quan hệ từ vợ - chồng – con cái đến dòng họ, xã hội. - Vai trò của tín ngưỡng truyền thống bị giảm dần: những yếu tổ văn hóa trong tín ngưỡng truyền thống đã bị mất đi, như quan niệm về thế giới, về con người; các nghi thức thờ cúng, cách thức thực hành nghi lễ, các loại nhạc cụ cổ truyền sử dụng trong các buổi sinh hoạt tín ngưỡng,... 19 - Hình thành nên các nhóm với những mâu thuẫn đan xen: Với một bộ phận người Hmông bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo đạo Tin lành, thì mối quan hệ đồng tộc bị rạn nứt, tạo ra sự phân chia, đối lập giữa các nhóm, từ nhóm giữa tín ngưỡng truyền thống với nhóm theo Tin lành đến các nhóm theo Tin lành ở các hệ phái khác nhau. - Gây ra tình trạng di cư tự do, vượt biên trái phép: Trong quá trình truyền đạo và theo đạo Tin lành trong vùng đồng bào mông đã tạo ra những đợt di dịch cư tự do, hoặc đén các tỉnh ở Tây Nguyên, hoặc di cư ra nước ngoài. Như vậy, một bộ phận người Hmông ở Lào Cai theo Tin lành, bên cạnh những mặt tiêu cực liên quan đến văn hóa, lối sống truyền thống, đến trật tự xã hôi, là những ưu điểm đóng góp cho văn hóa của người Hmông. Đặc biệt, ở những điểm nhóm đã đăng ký và được công nhận sinh hoạt ổn định, các tín đồ người Hmông có ý thức chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Những điều này khá phù hợp với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới của Nhà nước ta hiện nay. 4.1.3. Thái độ của cộng đồng không theo Tin lành và của chính quyền đối với vấn đề nghiên cứu 4.1.3.1. Thái độ của cộng đồng không theo đạo Tin lành Đối với dân tộc Hmông, đạo Tin lành đã có một quá trình du nhập và phát triển từ những năm 1980 đến nay với ba giai đoạn chính (Xem Mục 2.1.1). Từ một tôn giáo “lạ”, “mới” và ít nhiều có những “uẩn khúc” trong nhận thức của cán bộ cũng như người dân địa phương; giờ đây đạo Tin lành trong dân tộc Hmông đã trở thành một thực thể và hoạt động ổn định tuân thủ theo pháp luật. Giai đoạn đầu, khi mới tiếp cận với đạo Tin lành cũng như những người Hmông theo Tin lành, những người giữ văn hóa truyền thống đã có sự phản ứng mạnh mẽ và coi là không thể chấp nhận được. Ðây là giai ðoạn xảy ra xung ðột về văn hóa, từ ðó nảy sinh mâu thuẫn trong cộng ðồng người Hmông và ít nhiều cũng ảnh hưởng tới mối quan hệ xã hội của các dân tộc sống cùng. Thái độ của người Hmông giữ văn hóa truyền thống với cộng đồng mới theo Tin lành là khắc nghiệt, có nhiều lúc dẫn tới cực đoan làm cho nhiều trường hợp phải di chuyển đi nơi khác sinh sống. Cùng với thời gian sinh hoạt tôn giáo của Tin lành ổn định, những tác động tiêu cực giảm dần, những mặt tích cực bộc lộ. Điều đó làm cho cái nh́ìn của cộng đồng đối với người Hmông theo Tin lành đã cởi mở hơn, có sự tôn trọng cần thiết. Nhưng giũa hai cộng đồng này vẫn có một ranh giới vô hình, vẫn chưa có sự chấp thuận thực sự, đây là những mẫu thuẫn “ngầm”. Nhiều khi loại mâu thuẫn này mới là mức cao nhất của thang đánh giá, và sự xung đột văn hóa vẫn còn diễn ra, tùy vào mức độ ở những thời điểm khác nhau. Chính vì vậy, vấn đề là phải hóa giải mâu thuẫn, xung đột thực sự, xuất phát từ bản chất sự việc để hướng tới một cộng đồng xã hội thống nhất, đồng thuận, cùng hướng tới mục tiêu chung của đất nước. 4.1.3.2. Thái độ của chính quyền Đạo Tin lành truyền vào vùng đồng bào Hmông, có hai vấn đề được đặt ra đối với chính quyền: Một là tồn tại một thực thể cộng đồng người theo đạo Tin lành; Hai là, sự hiện diện của một môi trường văn hóa mới- văn hóa Tin lành. Hai vấn đề này có liên quan chặt chẽ với nhau, đôi khi là một. Từ chỗ không nhìn nhận sự xuất hiện 20 của đạo Tin lành, thậm chí còn coi là vấn đề chính trị cần quan tâm. Từ khi thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước qua Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Về một số công tác đối với đạo Tin lành, chính quyền tỉnh Lào Cai không chỉ cấp đang ký sinh hoạt tôn giáo cho các điểm nhóm theo bản, mà còn xem xét tạo điều kiện cho các tổ chức Tin lành mở các lớp bồi dưỡng thần học và pháp luật cho những người đại diện, người đứng đầu điểm nhóm; lựa chọn người đi đào tạo chức sắc; chấp thuận mối quan hệ về tổ chức giữa các điểm nhóm ở Lào Cai với các tổ chức Tin lành đã được Nhà nước công nhận,... Nói tóm lại, hoạt động của đạo Tin lành trong đồng bào Hmông ở Lào Cai đang ổn định và được hợp thức hóa. Và như vậy, văn hóa, lối sống Tin lành trong cộng đồng người Hmông cũng đang từng bước được chính quyền thừa nhận và tôn trọng. 4.2. Xu hướng phát triển của đạo Tin lành trong người Hmông ở Lào Cai 4.2.1. Bối cảnh toàn cầu hóa đối với xu hướng phát triển của Tin lành Trong thời đại toàn cầu hóa, mọi lĩnh vực, mọi vấn đề, mọi hiện tượng đều thay đổi nhanh chóng, chúng ta cần nhận thức những hiện thực mới đang diễn ra, trong đó có tôn giáo. Đặt trong bối cảnh hiện đại hóa gắn với toàn cầu hóa, mối quan hệ tác động qua lại giữa văn hóa và tôn giáo càng được thể hiện, nhất là vai trò của tôn giáo trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Toàn cầu hóa tôn giáo đang tạo ra những cơ hội và thách thức cho mọi tôn giáo có thể quảng bá chính mình, mở rộng ảnh hưởng của mình, chiếm ưu thế hơn so với các tôn giáo khác. 4.2.2. Đạo Tin lành trong vùng đồng bào Hmông trong thời gian tới Do những đặc điểm riêng của mình, đạo Tin lành khá thích hợp với các dân tộc thiểu số (tộc người) không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, trong khi đó Việt Nam lại là quốc gia có nhiều dân tộc thiểu số. Cho nên, những năm tới, đạo Tin lành cũng sẽ mở rộng hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc, trong đó có dân tộc Hmông ở tỉnh Lào Cai. Đạo Tin lành vẫn tiếp tục phát triển, phân tách thành nhiều điểm nhóm nhỏ, và có hiện tượng chuyển đổi từ hệ phái này sang hệ phái khác. Truyền giáo là hoạt động của các tôn giáo, nhưng đối với đạo Tin lành đây là một hoạt động đặc trưng nhất ngay từ khi ra đời tôn giáo này. Tin lành cũng xác định một trong những đối tượng truyền đạo là dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi nơi mà các tôn giáo khác chưa phát triển tới. Trong quá trình đó, Tin lành còn hướng mục tiêu vào những đối tượng là thanh niên, thiếu niên, phụ nữ; đây là đối tượng có ưu thế về cả số lượng và chất lượng. Ngoài ra, trẻ em là con em của người Hmông theo Tin lành rất được quan tâm, đây có thể coi là thế hệ F2, F3 của cộng đồng người Hmông theo Tin lành, được đầu tư ăn học bài bản, tạo nên một nền tảng vững chắc. Khi số lượng tăng dần lên, nơi sinh hoạt tôn giáo trở nên chật hẹp thì sẽ tách thành những nhóm nhỏ- một đặc trưng sinh hoạt tôn giáo của đạo Tin lành. Đánh dấu từ Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về một số công tác đối với đạo Tin lành, chính quyền các cấp tỉnh Lào Cai đã từng bước cho đăng ký điểm nhóm sinh hoạt khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và từng bước hướng dẫn các điểm nhóm khác hoàn chỉnh hồ sơ để được cấp phép. Chính vì thế, hoạt động của đạo Tin lành ở Lào Cai ngày càng đi vào ổn định, nề nếp, tuân thủ pháp luật, hạn chế tối đa những vụ việc phức tạp. Điều này cũng làm cho tín đồ người Hmông ở Lào Cai tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, khi các sinh hoạt của đạo Tin lành đi vào ổn định, các mặt tiêu cực do quá trình truyền đạo và theo đạo giảm đi, các yếu 21 tố tích cực về xã hội, về văn hóa, lối sống bộc lộ và phát huy, tạo ra ảnh hưởng quan trọng trong đời sống của người Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung cũng như ở tỉnh Lào Cai nói riêng. 4.3. Một số nhận thức mới qua việc biến đổi văn hóa của người Hmông theo Tin lành 4.3.1. Biến đổi văn hóa, tín ngưỡng Thứ nhất, biến đổi tôn giáo tín ngưỡng là một hiện tượng khách quan: Khi kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật phát triển, đời sống tâm linh của con người cũng không thể giữ mãi như cũ mà phải biến đổi theo. Tuy nhiên, sự biến đổi diễn ra nhanh hay chậm và theo xu hướng nào lại phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tác động của bên trong và từ bên ngoài. Thứ hai, việc biến đổi văn hóa xuất phát từ tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Hmông: Văn hóa truyền thống của dân tộc Hmông nhìn chung là tín ngưỡng đơn giản nhưng một số phong tục tập quán gắn với tín ngưỡng lại quá nhiều, quá rườm rà, khắt khe, có mặt trở thành hủ tục, lạc hậu, tốn kém. Vì vậy, để tránh phải thực hiện các nghi lễ tốn kém nhiều người Hmông đã lựa chọn theo Tin lành. Thứ ba, biến đổi văn hóa từ tín ngưỡng truyền thống sang theo Tin lành là sự tiến bộ: Những mặt tiến bộ về văn hóa, lối sống của đạo Tin lành, trong đó có việc tiến bộ trong tang ma và cưới xin là những điều cần được nhìn nhận. Những mặt tiến bộ càng được bộc lộ và củng cố ở những nơi theo đạo Tin lành ổn định, có sự hướng dẫn và giúp đỡ của chính quyền trong việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo. Thứ tư, khủng hoảng niềm tin, suy giảm uy tín của các thiết chế xã hội truyền thống và bất bình đẳng xã hội. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân để một bộ phận người dân tộc thiểu số, trong đó có Hmông theo đạo Tin lành 4.3.2. Về văn hóa của người Hmông theo Tin lành Thứ nhất, người Hmông, một dân tộc có nhiều nét đặc thù về tộc người và văn hóa tộc người: Trong thời kỳ hiện đại, văn hoá, tín ngưỡng truyền thống của tộc người Hmông vẫn bảo lưu được bản sắc riêng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó, sự lưu giữ bền chặt và hầu như ít có sự thay đổi về văn hóa, tín ngưỡng, lối sống, có những việc trở nên thành hủ tục. Chính những điều đó đã làm suy giảm “kháng thể” văn hóa, tạo cơ hội cho đạo Tin lành thâm nhập, phát triển. Thứ hai, đạo Tin lành trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam đã gặp cơ hội thuận lợi để mở rộng lực lượng đến vùng đồng bào dân tộc Hmông: Đạo Tin lành trong người Hmông ở tỉnh Lào Cai hiện nay cũng là một ví dụ điển hình của sự chuyển đổi tôn giáo ở Việt Nam, và ở đó cũng đã và đang diễn ra một cuộc tranh chấp giữa văn hóa, tín ngưỡng truyền thống với văn hóa, lối sống Tin lành. Thứ ba, Sự chuyển đổi từ tín ngưỡng truyền thống sang đạo Tin lành của người Hmông: Số lượng người Hmông theo đạo Tin lành có xu hướng tăng lên, nói cách khác, thay đổi theo đạo Tin lành là xu hướng lựa chọn chính hiện nay của người Hmông ở Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung. Thứ tư, ảnh hưởng của chuyển đổi tín ngưỡng tôn giáo: Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới tác động của sự cải đạo theo Tin lành của người Hmông. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường nhấn mạnh nhiều đến tác động tiêu cực về chính trị - xã hội hơn là văn hóa của việc cải đạo. 22 Thứ năm, Tin lành đã tạo ra những giá trị văn hóa không chỉ cho cộng đồng tôn giáo của mình mà còn làm đa dạng không gian văn hóa của dân tộc Hmông: Cùng với thời gian, những mặt tiêu cực của việc truyền đạo và theo đạo Tin lành ngày càng giảm đi, những mặt tích cực của việc người Hmông theo đạo Tin lành ngày càng được thể hiện, nhất là những nơi Tin lành hoạt động ổn định và được chính quyền hướng dẫn, quản lý bằng pháp luật. 4.4. Một số giải pháp đối với văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở tỉnh Lào Cai 4.4.1. Đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của người Hmông. - Trước tiên, cần phải tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện văn hóa truyền thống của tộc người Hmông ở tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó đánh giá lại toàn bộ các giá trị văn hóa truyền thống của người Hmông để lựa chọn phương thức, biện pháp giữ gìn và phát huy phù hợp đối với từng loại hình, từng giá trị. - Trong công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy và làm giàu văn hoá truyền thống của người Hmông ở Lào Cai, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn văn hoá nhằm đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. - Xây dựng một thiết chế văn hoá mang đầy đủ tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng ở các dân tộc ở miền núi nói chung, trong đó có dân tộc Hmông trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng. - Tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Hmông, có những biện pháp thiết thực để khắc phục sự hụt hẫng, đứt đoạn với văn hóa truyền thống trên cơ sở kế thừa, phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục đi đôi với bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội. 4.4.2. Đối với việc chấp nhận và phát huy văn hóa, lối sống Tin lành - Trước hết, cần có sự thống nhất trong nhận thức về đạo Tin lành. Phải thấy rằng trong điều kiện mở của và hội nhập, nhất là sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin thì những hoạt động truyền giáo càng trở thành bình thường, không những thế việc theo đạo, cải đạo là quyền của mọi người được pháp luật bảo hộ; việc biến đổi văn hóa cũng là hệ quả tất yếu của thay đổi tín ngưỡng, tôn giáo. - Cần có sự đánh giá khách quan những tác động hai mặt của đạo Tin lành trong đời sống dân tộc Hmông, để từ đó biết chủ động tác động phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. - Cần giúp chính quyền địa phương có được sự hiểu biết đầy đủ về những nguyên nhân và bản chất của vấn đề Tin lành trong người Hmông. Đòng thời hướng điều chỉnh để các tổ chức Tin lành sinh hoạt tôn giáo hòa nhập với văn hóa tộc người Hmông. - Cần quán triệt tốt hơn nữa nội dung của Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với đạo Tin lành. Tạo điều kiện cho đồng bào Hmông theo Tin lành sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước. - Tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số, gắn với việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật làm tổn hại đến văn hoá truyền thống. 23 4.4.3. Một số khuyến nghị - Cần có sự thống nhất trong nhận thức về đạo Tin lành và các hệ phái của đạo Tin lành cũng như bản chất của việc người Hmông theo đạo và có sự đánh giá khách quan những tác động hai mặt của đạo Tin lành trong cộng đồng người Hmông ở Việt Nam nói chung và ở Lào Cai nói riêng. - Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác tôn giáo là đạo Tin lành như tổ chức sinh hoạt tôn giáo của các điểm nhóm đã hoặc chưa được công nhận; vấn đề xây dựng nhà nguyện, sử dụng kinh sách, đào tạo chức sắc, phong chức phong phẩm. - Phát hành những tài liệu được biên tập ngắn gọn, xúc tích về chính sách, pháp luật đối với đạo Tin lành để quần chúng nhân dân và người làm công tác dân tộc - tôn giáo - văn hóa dễ tiếp thu. - Điều chỉnh nội dung chương trình tiếng dân tộc - tiếng Hmông ở Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cho phù hợp với nhu cầu, nhận thức của người dân. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi nói chung, Lào Cai nói riêng, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. - Có chính sách đặc thù đối với cán bộ làm công tác dân tộc - tôn giáo từ tập huấn, nghiên cứu học tập về chuyên môn, nghiệp vụ; kết hợp với quy hoạch đào tạo. Tiểu kết chương 4 Người Hmông là cộng đồng dân tộc có số lượng đông trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ cuối thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân, một bộ phận đồng bào Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có người Hmông ở tỉnh Lao Cai theo đạo Tin lành. Cùng với thời gian đến nay, người Hmông theo Tin lành là một thực thể cần chủ động đối diện, ứng xử. Tới đây, trong những bối cảnh mới, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, số người Hmông ở Việt Nam, trong đó có người hmông ở tỉnh Lao Cai theo đạo Tin lành vẫn có xu hướng tăng lên. Quá trình một bộ phận người Hmông ở Lào Cai theo đạo Tin lành là quá trình biến đổi về văn hóa so với văn hóa, tín ngưỡng truyền thống. Bên cạnh mặt tích cực, tiến bộ về văn hóa mà Tin lành đưa tới, còn có những mặt hạn chế, thậm chí tiêu cực. Quá trình đó đặt ra nhiều vấn đề liên quan tâm, trước hết là mối quan hệ giữa văn hóa lối sống của văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Hmông với văn hóa lối sống Tin lành, là các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo và văn hóa rất tế nhị và nhậy cảm. Những vấn đề đặt ra từ việc biến đổi văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, ở tỉnh Lào Cai nói riêng cần được đánh giá một cách khách quan, thận trọng của các cơ quan có liên quan và cần được ứng xử đúng đắn của các cấp chính quyền. Đó là việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Hmông, là việc chấp nhận và phát huy văn hóa, lối sống Tin lành, là sự giải quyết hài hòa tạo mối quan hệ, giao thoa tiếp biến tích cực giữa văn hóa truyền thống của người Hmông với văn hóa,lối sống Tin lành. 24 KẾT LUẬN 1. Người Hmông và việc theo đạo Tin lành: người Hmông ở Việt Nam, trong đó có người Hmông ở Lào Cai đã theo đạo Tin lành- chủ yếu là các hình thức truyền đạo gián tiếp qua đài, băng đĩa và kinh sách. Cùng với thời gian, đến nay, đạo Tin lành đã là một thực thể tồn tại trong vùng đồng bào Hmông, cùng với niềm tin, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo là một không gian văn hóa riêng- văn hóa, lối sống Tin lành. 2. Văn hóa truyền thống và văn hóa, lối sống Tin lành: Văn hóa là một phạm trù mang tính ổn định tương đối, trong nó luôn có sự vận động mang tính tiệm tiến để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại. Văn hóa truyền thống của người Hmông ở Lào Cai cũng vậy, cũng có những chuyển biến dần thích ứng với yêu cầu mới. Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi của văn hóa người Hmông, trong đó có đạo Tin lành. 3. Những mặt tích cực và hạn chế của văn hóa, lối sống Tin lành: việc một bộ phận người Hông nói chung và người Hmông ở Lào Cai nói riêng chuyển sang theo đạo Tin lành, đã tạo ra một không gian văn hóa mới- văn hóa Tin lành, bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Chúng tôi xin nhắc lại để nhấn mạnh những mặt tích cực, hạn chế của đạo Tin lành, đúng hơn là của việc biến đổi từ văn hóa truyền thống sang văn hóa, lối sống Tin lành. Một bộ phận người Hmông theo Tin lành ở Lào Cai đã hình thành nên một bức tranh văn hóa mang mầu sắc tôn giáo hiện đại, tạo sự khác biệt với văn hóa truyền thống. Điều này vừa góp phần làm sự đa dạng văn hóa của người Hmông, vừa là yếu tố gây nên những xung đột, mâu thuẫn trong xã hội của người Hmông tại Lào Cai. 4. Thái độ của chính quyền đối với Tin lành và văn hóa, lối sống Tin lành: Thái độ đối với cộng đồng người Hmông theo Tin lành, rộng ra là văn hóa của người Hmông theo Tin lành, được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, xem xét kỹ lưỡng và có chính sách đúng đắn. Đó là Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tưỡng Chính phủ ban hành ngày 05 tháng 02 năm 2005. Với Chỉ thị số 01 Chính phủ đã nhìn nhận việc một bộ phận người Hmông theo Tin lành, theo đó nhìn nhận văn hóa lối sống của Tin lành trong người Hmông. Tất nhiên là nhìn nhận và phát huy mặt tích cực, hạn chế giảm thiểu những mặt tiêu cực. 5. Từ khi người Hmông có một bộ phận theo đạo Tin lành, đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu tập trung ở các góc độ chính trị học, tôn giáo học, triết học. Dưới giác độ nhân học văn hóa thì chưa nhiều và mới ở tầm vĩ mô, chưa có nghiên cứu điểm, chưa xem xét một cách hệ thống những biến đổi ở các dạng thức trong văn hóa từ văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tâm linh khi theo đạo Tin lành của người Hmông. Do vậy, chúng tôi mong muốn những kết quả thu được của luận án sẽ đáp ứng được mục đính, yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Bên cạnh đó còn có những vấn đề mà luận án chưa giải quyết thấu đáo, những thiếu sót và hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và sự đóng góp của các nhà khoa học./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_tram_6969.pdf
Luận văn liên quan