Tóm tắt Luận án Vốn xã hội và sức khoẻ của lao động di cư đến thành phố Hồ Chí Minh

NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN Thứ nhất, việc xây dựng chỉ số tổng hợp đã giúp rút ngắn được danh mục các chỉ báo đo lường vốn xã hội bằng cách tập trung vào các thành phần quan trọng cấu thành nên biến này.24 Thứ hai, phát hiện của nghiên cứu đã làm rõ cơ chế mà thông qua đó vốn xã hội tác động đến sức khoẻ. Thứ ba, kết quả của luận án góp phần mở rộng sự hiểu biết về mối quan hệ giữa vốn xã hội với các yếu tố khác như giới tính, vốn con người, thói quen ăn uống, đến sức khoẻ. Thứ tư, luận án này cũng đóng góp cho lý thuyết về mặt phương pháp. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho người lao động di cư và các nhà làm chính sách có chiến lược tận dụng nguồn lực này trong việc cải thiện sức khoẻ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Thứ nhất, việc lựa chọn mẫu và quy mô mẫu vẫn có hạn chế vì sai số do thực tế khách quan. Thứ hai, tác giải buộc phải chấp nhận sự đánh đổi giữa giới hạn về thời gian phỏng vấn và độ dài của bảng khảo sát (tính đầy đủ của dữ liệu). Thứ ba, các phân tích định lượng được thực hiện trên bộ dữ liệu chéo, do đó không thể phân tích được các mối quan hệ theo thời gian.

pdf29 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vốn xã hội và sức khoẻ của lao động di cư đến thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN LÊ HOÀNG THUỴ TỐ QUYÊN VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế - Phát triển Mã số: 62310105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2017 Công trình này được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Bài báo 1. Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên (2014).Vốn xã hội và tăng trưởng kinh tế. Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM, số 3(36) 2. Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên (2016). Tổng quan về lý thuyết và khung đo lường vốn xã hội. Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM, số 1(46) 3. Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên, Huỳnh Đặng Bích Vy (2016). Calculating weights of social capital using analytic hierarchy process. International Journal of Economics and Financial Issues. 6(3), 1189-1193 (SCOPUS) 4. Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên (2016). Measuring social capital: the case for rural to urban migrant labourers in Ho Chi Minh City, Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ về kinh tế và tài chính (ICFE) 2016 do Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Tomas Bata University in Zlin tổ chức 5. Nguyễn Văn Phúc, Quan Minh Quốc Bình, Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên (2016). Measurement of Career Success: The Case of Rural to Urban Migrant Labourers in Ho Chi Minh City, Vietnam. Journal of Economics & Development. 18(3) 6. Nguyễn Văn Phúc, Quan Minh Quốc Bình, Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên (2016). Đo lường sự thành công nghề nghiệp của lao động di cư đến thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 234(11). 7. Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Phúc, Huỳnh Đặng Bích Vy (2017). Prioritization of social indicators using extent analysis method. International Journal of Advanced and Applied Sciencies, 4(10) (ISI) 8. Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Văn Phúc (2017). Social capital and health: Evidence from Vietnam. International Journal of Economic Research, 14(9) (SCOPUS) 9. Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên (2017). Roles of social capital in health production model: evidence from Vietnam. International Journal of Applied Business and Economic Research,15 (SCOPUS) 10. Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên (2017). Indirect impact of social capital on health: evidence from rural to urban migrant laborers in Vietnam. International Journal of Economics Perspectives (SCOPUS) (kèm theo thư của Tổng Biên Tập xác nhận đăng bài) Các đề tài đã tham gia 1. Vốn xã hội và sức khỏe người già tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thành viên đề tài cấp Trường, bắt đầu năm 2012, đã nghiệm thu 2013, loại Tốt. 2. Vốn xã hội và sự thành công của lao động di cư đến TP.HCM, thành viên đề tài cấp Thành Phố, bắt đầu năm 2014, đã nghiệm thu 2016, loại Xuất sắc. 3. Vốn xã hội và sự thành công trong tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học tại TP.HCM, thành viên đề tài cấp Bộ, bắt đầu năm 2017, dự kiến hoàn thành năm 2019. 1 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn Di cư là hiện tượng xã hội phổ biến và tất yếu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các nghiên cứu về di cư đều đánh giá cao những đóng góp tích cực của di cư (Nguyễn Đình Long & Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013). Tuy nhiên, di cư cũng là một trong những nguyên nhân gây nên việc biến động mạnh về dân số, môi trường và sinh thái, tạo áp lực cho sự phát triển bền vững. Bản thân cá nhân và hộ gia đình của người di cư cũng gặp phải những phát sinh chi phí kinh tế và xã hội và đối đầu với nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ về sức khỏe, cả thể chất lẫn tinh thần (Le, 2013). Đây cũng là thách thức đối với mục tiêu đảm bảo sức khoẻ, một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hiệp Quốc. 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết Từ năm 1897, Durkheim đã tìm thấy bằng chứng về vai trò của vốn xã hội đối với sức khỏe (Durkheim, 1897). Vốn xã hội và sức khỏe ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng nghiên cứu, đặc biệt là trong hai thập niên gần đây (Harpham & cộng sự, 2002). Nhìn chung, các nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh vốn xã hội có tác dụng tích cực đối với sức khỏe (Danso,2014; Stoyanova & Diaz-Serrano,2013; Kim & cộng sự (2013); Rocco & Suhrcke, 2012; Zhao & cộng sự, 2010). Trong khi tác động tích cực của vốn xã hội đến sức khỏe được chứng minh qua khá nhiều nghiên cứu thì cũng có nhiều kết quả ngược lại được công bố. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự không nhất quán trong việc đo lường vốn xã hội đã gây hạn chế trong việc so sánh các 2 kết quả nghiên cứu và làm yếu các minh chứng về mối quan hệ này.Vì vậy, cần đánh giá tất cả các khía cạnh khác nhau của vốn xã hội để có thể đưa ra kết luận về vai trò của vốn xã hội thay vì chỉ xem xét vốn xã hội ở từng khía cạnh riêng lẻ như trong các nghiên cứu về sức khỏe trước đây (Hawe & Shiell, 2000; Wolf & cộng sự, 2010). Han & cộng sự (2012) cho rằng việc phân tích tác động của từng loại vốn xã hội đến sức khỏe của từng đối tượng cụ thể và cơ chế tác động là rất cần thiết. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Áp dụng phương pháp Delphi và quá trình thứ bậc phân tích (AHP) để xây dựng mô hình đo lường vốn xã hội của người lao động di cư đến TP. HCM 2. Tìm hiểu vai trò của của từng loại vốn xã hội đối với từng khía cạnh sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM 3. Đề xuất chính sách cải thiện sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1. Mô hình đo lường vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.HCM bao gồm các các loại vốn xã hội nào với thứ bậc quan trọng ra sao? 2. Vai trò của từng loại vốn xã hội đối với các khía cạnh khác nhau của sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM? 3. Giải pháp nào cho việc cải thiện sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM? GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1. H1. Các loại vốn xã hội có tác động trực tiếp đến các khía cạnh sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM 3 2. H2. Các loại vốn xã hội có tác động gián tiếp đến các khía cạnh sức khoẻ của người lao động di cư thông qua việc tạo ra vốn vật chất, vốn con người và thói quen sức khoẻ. 3. H3. Vai trò trung gian của vốn xã hội, thể hiện qua tác động của các đặc điểm cá nhân đến sức khoẻ thông qua vốn xã hội PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào di cư nội địa, cụ thể là di cư từ các tỉnh, thành khác đến TP.HCM. Trong nghiên cứu này, vốn xã hội và sức khoẻ được xem xét ở cấp độ cá nhân. Nghiên cứu tiến hành khảo sát số liệu sơ cấp tại TP.HCM, từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2016, bao gồm 2 giai đoạn với câu hỏi mở ở giai đoạn 1 và bảng hỏi cấu trúc với những câu hỏi đóng ở giai đoạn 2. 1.5.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vốn xã hội và sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM 1.5.3 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là lao động di cư đến TP. HCM, thoả mãn ba điều kiện: i) những người trong độ tuổi từ 18-55; ii) đang sống và làm việc tại thành phố từ 6 tháng đến 10 năm; và iii) nơi sinh ra và lớn lên (0-dưới 18 tuổi) không phải là TP.HCM. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.6.1 Kỹ thuật Delphi và Mô hình AHP: nhằm xác định các chiều kích và chỉ báo đo lường biến vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam 1.6.2 Mô hình PLS-SEM: nhằm phân tích vai trò của vốn xã hội đến các thành tự của cá nhân/hoặc tổ chức 4 ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU 1.7.1 Điểm mới của nghiên cứu Thứ nhất, chủ đề vốn xã hội và sức khoẻ là một chủ đề nghiên cứu mới trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt ở Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu đã thể hiện sự sáng tạo trong phương pháp khi kết hợp kỹ thuật Delphi và quá trình thứ bậc phân tích (AHP) để xây dựng mô hình đo lường vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam, một chủ đề mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện. Thứ ba, nghiên cứu sử dụng phương pháp PLS-SEM, kỹ thuật phân tích thuộc thế hệ thứ hai, tích hợp phân tích nhân tố và hồi quy, cho phép nhà nghiên cứu thực hiện đồng thời việc đánh giá thang đo, xây dựng mô hình đo lường các biến tiềm ẩn và kiểm định giả thuyết tác động giữa các biến, là xu hướng mới trong nghiên cứu kinh tế hiện nay. Thứ tư, việc phân tích vai trò của từng loại vốn xã hội (mạng lưới gắn bó, mạng lưới bắc cầu, mạng lưới gắn bó-kết nối, mạng lưới bắc cầu - kết nối, lòng tin tổng quát, lòng tin cụ thể) đối với tám khía cạnh khác nhau của sức khoẻ (chức năng thể chất-PF, hạn chế do sức khoẻ thể chất-RP, đau cơ thể-BP, sức khoẻ chung-GH, sinh lực-VT, hạn chế do xúc cảm-RE, sức khoẻ tinh thần-MH, hoạt động xã hội-SF) ở ba phương diện thể chất, tinh thần và xã hội là một điểm mới của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mạng lưới bắc cầu - kết nối giúp cải thiện khía cạnh GH của sức khoẻ. Bên cạnh tác động trực tiếp, mạng lưới này còn giúp tăng cường vốn con người, từ đó tác động đến thói quen ăn uống lành mạnh và cải thiện khía cạnh MH của sức khoẻ. 5 Bên cạnh đó, lòng tin tổng quát giúp cải thiện sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF, VT và SF. Tương tự, mạng lưới bắc cầu giúp tăng cường sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF và SF. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy lòng tin cụ thể có tác động âm, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, đối với các khía cạnh PF, SF và BP của sức khoẻ. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã cung cấp bức tranh toàn diện về vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ, giúp giải quyết vấn đề tranh luận về các kết quả nghiên cứu trước đây. 1.7.2 Ý nghĩa khoa học Thứ nhất, nghiên cứu góp phần hệ thống hoá lý thuyết về vốn xã hội và chỉ ra thứ tự quan trọng của các loại vốn xã hội cấu thành nên chỉ số tổng hợp đo lường vốn xã hội. Kết quả nghiên cứu giúp: 1) cung cấp thông tin tổng quan về vốn xã hội của lao động di cư từ nông thôn đến TP.HCM 2) là cơ sở cho các nghiên cứu vi mô về tác động của vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ vai trò cũng như cơ chế tác động của từng loại vốn xã hội đối với sức khoẻ. Thứ ba, nghiên cứu đề xuất việc áp dụng kết hợp phương pháp Delphi, AHP và PLS-SEM nhằm gia tăng sự thống nhất về việc nhận dạng vốn xã hội, đánh giá thứ tự quan trọng của các loại vốn xã hội và phân tích vai trò của các loại vốn xã hội này đối với sức khoẻ của lao động di cư đến TP. HCM 1.7.3 Ý nghĩa thực tiễn Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất các chỉ báo đo lường vốn xã hội, sức khoẻ phù hợp cho bối cảnh Việt Nam. 6 Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu, người lao động di cư nhận thức rõ vai trò nguồn lực vốn xã hội của bản thân để có chiến lược tận dụng nguồn lực này trong việc cải thiện sức khoẻ bản thân. Thứ ba, những phát hiện về thứ bậc quan trọng của các chỉ báo vốn xã hội và vai trò của từng loại vốn xã hội đối với sức khoẻ là cơ sở cho các nhà làm chính sách thiết kế và tạo ra môi trường sống chuẩn mực nhằm phát huy tối đa lợi ích của vốn xã hội. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án bao gồm: 06 chương. Phần cuối cùng của luận án là danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục. 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN TP.HCM GIỚI THIỆU CÁC ĐỊNH NGHĨA 2.2.1 Lao động di cư Định nghĩa lao động di cư của luận án này là: i) những người từ 18-55 tuổi vì phạm vi tuổi này thuộc độ tuổi lao động ở Việt Nam (từ 15 đến 55 tuổi, đối với nữ và 60 tuổi, đối với nam); ii) đang sống và làm việc hoặc đang tìm việc làm tại TP.HCM từ trên 6 tháng đến 10 năm. Như vậy, định nghĩa lao động di cư của luận án đã loại trừ trường hợp di cư nội bộ trong phạm vi TP.HCM, cụ thể là những người đăng ký hộ khẩu tại một nơi, nhưng lại cư trú tại một nơi khác cũng trong TP.HCM 2.2.2 Sức khỏe 2.2.2.1 Định nghĩa Để phục vụ cho mục đích của nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào định nghĩa và đo lường sức khỏe cá nhân, xem xét sức khoẻ 7 là "trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải là không có bệnh hay thương tật" (WHO,1948) 2.2.2.2 Đo lường Từ năm 1991, bộ câu hỏi khảo sát sức khoẻ rút gọn gồm 36 câu hỏi (SF-36) đã được dự án đánh giá chất lượng quốc tế xếp hạng (Brazier, 1993). Theo Maruish (2011), đây là bộ công cụ phù hợp nhất cho việc đo lường sức khỏe cộng đồng dân cư, bao gồm 8 khía cạnh: chức năng thể chất (PF), hạn chế do sức khoẻ thể chất (RP), đau cơ thể (BP), sức khoẻ chung (GH), sinh lực (VT), hạn chế do dễ xúc động (RE), sức khoẻ tinh thần (MH), hoạt động xã hội (SF). Tại Việt Nam, bộ câu hỏi SF-36 này cũng được dùng rộng rãi trong các nghiên cứu đánh giá tình trạng sức khỏe. Van Landingham (2003) đã áp dụng bộ câu hỏi SF-36, phiên bản 1 và Le (2013) đã áp dụng bộ câu hỏi SF-36 phiên bản 2 trong nghiên cứu tìm hiểu sức khỏe của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị. So với phiên bản gốc, phiên bản 2 của bộ câu hỏi này có những thay đổi chủ yếu ở thang đo (sử dụng thang đo 5 mức thay cho "có/không") và cách sử dụng từ ngữ rõ nghĩa hơn. Theo Jenkinson & cộng sự (1999), việc sử dụng thang đo 5 mức trong phiên bản 2 cho thấy sự cải thiện tỷ lệ trả lời, nhờ đó, đạt được sai số chuẩn nhỏ hơn, tăng độ chính xác của thang điểm. Tuy nhiên, OECD (2013) khuyến nghị nên sử dụng bộ thang đo 11 mức (0- 10) với mô tả bằng lời nói ở 2 đầu của thang đo (ví dụ: hoàn toàn không đồng ý – hoàn toàn đồng ý) trong thiết kế câu trả lời cho các câu hỏi ý kiến chủ quan. 8 2.2.3 Vốn xã hội 2.2.3.1 Định nghĩa Theo Hanifan (1916), vốn xã hội ám chỉ thiện chí, tình thân hữu, sự thông cảm và tương tác xã hội giữa các cá nhân và gia đình. Bourdieu (1986) cũng đồng quan điểm với Hanifan (1916) khi cho rằng vốn xã hội có được từ việc sở hữu mạng lưới bền vững các mối quan hệ quen biết, đã được thể chế hóa. Bourdieu (1986) đã mở rộng khái niệm vốn xã hội của Hanifan (1916) khi cho rằng tất cả các mạng lưới quen biết góp phần tạo ra vốn xã hội. Coleman (1988) đã bổ sung thêm điều kiện là mối quan hệ được định hướng dựa trên các chuẩn mực (norms). Fukuyama (1995) đã bao quát hơn khi cho rằng vốn xã hội là nguồn lực hình thành từ lòng tin xã hội. Như vậy, định nghĩa vốn xã hội chỉ đầy đủ khi bao gồm cả hai khía cạnh: cấu trúc và tri nhận. Khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội đề cập mạng lưới và thể chế kết nối con người lại với nhau, đây là khía cạnh khách quan và có thể quan sát được (hữu hình).Khía cạnh tri nhận của vốn xã hội ám chỉ các giá trị (values) như chuẩn mực, lòng tin, trách nhiệm và kỳ vọng của mỗi người, trong đó lòng tin thường được xem như là thành tố chính của khía cạnh vốn xã hội tri nhận (Putnam, 1993, 1995, 2000; Fukuyama, 1995; Dasgupta,2005). a) Các cấp độ của vốn xã hội: vi mô, vĩ mô và trung gian b) Các lý thuyết về vốn xã hội: lý thuyết mối liên hệ yếu; lý thuyết lỗ hổng cấu trúc; lý thuyết nguồn lực xã hội c) Phân loại vốn xã hội theo chức năng: gắn bó, bắc cầu, kết nối. d) Khung phân tích khái niệm vốn xã hội 9 Trong luận án này, biến vốn xã hội được phân tích ở 2 khía cạnh: mạng lưới (ML) và lòng tin (LT). Ngoài ra, khía cạnh mạng lưới còn được xem xét theo chức năng, bao gồm: i) mạng lưới gắn bó, ii) mạng lưới bắc cầu và iii) mạng lưới kết nối. Tương tự, lòng tin được phân loại thành i) lòng tin cụ thể, ii) lòng tin tổng quát và iii) lòng tin vào thể chế, nhà nước 2.2.3.2 Đo lường a) Công cụ đo lường nguồn lực mạng lưới: danh mục tên; danh mục nghề nghiệp; danh mục nguồn lực b) Khung đo lường vốn xã hội: mạng lưới gắn bó, bắc cầu và kết nối; lòng tin cụ thể, tổng quát và lòng tin vào thể chế c) Mô hình đo lường vốn xã hội Để tạo nền tảng cho các nghiên cứu vi mô ở Việt Nam về tác động của vốn xã hội, việc xây dựng chỉ số đo lường vốn xã hội tổng hợp dựa trên bộ câu hỏi đo lường đầy đủ nhưng đơn giản, ngắn gọn là rất cần thiết. Yêu cầu này chỉ có thể được đáp ứng tốt nhờ áp dụng phương pháp Delphi và AHP trong từng bối cảnh xã hội cụ thể (Mishra & cộng sự, 2013; Sekhar & cộng sự, 2015) CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ 2.3.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe Để tìm hiểu mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khoẻ, tác giả dựa trên mô hình của Becker & Murphy (2009). U =U(x, y, S) Biến S thể hiện ảnh hưởng của trữ lượng vốn xã hội đến độ thỏa dụng. Giả thiết cơ bản trong mô hình này là vốn xã hội là hàng 10 hóa bổ sung của x. Becker & Murphy (2009) cũng cho rằng việc giả định x, y và S có ảnh hưởng gián tiếp đến độ thỏa dụng sẽ thực tế hơn. Như vậy, x, y và S sẽ là nhập lượng của hàm sản xuất để sản xuất ra hàng hóa, là đối tượng được tiêu dùng nhằm tạo ra mức thỏa dụng. Với cách tiếp cận này, mô hình sản xuất sức khỏe của Grossman (1972) được áp dụng. Ý tưởng lý thuyết sản xuất sức khỏe được áp dụng để xây dựng nên hàm thỏa dụng như sau; Ui= U(Hi, Zi) Trong đó : Hi : vốn sức khỏe Zi : tiêu thụ hàng hóa khác Theo Folland (2008), giả định hàm sản xuất sức khỏe: Hi=H(HI, SC) . Trong đó: HI: nhập lượng việc sản xuất sức khỏe SC: vốn xã hội Giả định là mỗi cá nhân sẽ chọn sự kết hợp các nhập lượng cho hàm hữu dụng và mức hữu dụng được tối đa hóa dưới ràng buộc của ngân sách và thời gian như sau: Max Ui= U(Hi, Zi) Ràng buộc: Hi=H(HI, SC) pHi + Zi = B Theo Kenkel (2000), vốn xã hội trong mô hình vốn sức khỏe cũng góp phần giải thích cho hành vi của con người. Con người sẽ đầu tư vào các hành vi, cả có lợi và có hại cho sức khỏe cho đến khi lợi suất biên từ việc đầu tư vào sức khỏe bằng chi phí cơ hội của vốn sức khỏe. 11 Giả định rằng hàm thỏa dụng của mỗi cá nhân được xác định dựa trên giá trị bù đắp (m) và vốn xã hội (S) Giả định là mỗi cá nhân sẽ chọn sự kết hợp “rổ hàng hóa” này và mức hữu dụng được tối đa hóa dưới ràng buộc của đường sẵn lòng trả của thị trường để bù đắp cho rủi ro. Gọi p là xác suất sức khỏe xuống dưới mức tối thiểu (chết) và m là giá trị bù đắp do hành vi có hại cho sức khỏe đem lại, V là giá trị do cái chết mang lại. ta có    S p mmpmppmpp spms UpMUMMUM UMUp )1( )1( 2    <0 (Do điều kiện cực đại: /H/>0) Như vậy, khi vốn xã hội tăng, tất cả những yếu tố khác không thay đổi, thì hành vi có hại cho sức khỏe sẽ giảm. 2.3.1.1 Vai trò của mạng lưới gắn bó và lòng tin cụ thể đối với và sức khoẻ Do mối liên hệ mạnh thường có hiệu ứng bảo vệ cao nên sự trợ giúp xúc cảm thường gắn kết với loại vốn xã hội này. Vốn xã hội gắn bó cũng có những mặt tiêu cực đối với sức khỏe như tạo ra áp lực đối với người di cư về việc chuyển tiền trợ giúp gia đình, sự thiếu hụt tình cảm khi sống xa gia đình và những khó khăn trong việc hội nhập vào cuộc sống nơi thành thị, tác động tiêu cực đến hành vi chăm sóc sức khoẻ dự phòng (Moran-Taylor, 2008; Young, 2001; Story, 2014). 2.3.1.2 Vai trò của mạng lưới bắc cầu và lòng tin tổng quát đối với sức khoẻ Các mối quan hệ bắc cầu thực sự quan trọng đối với dân di cư khi họ tìm đến mạng lưới rộng lớn hơn bên ngoài cộng đồng nhỏ hẹp 12 của mình, nhờ đó họ tiếp cận được nhiều nguồn lực có giá trị hơn, ví dụ như cơ hội việc làm (Heath & Yu, 2005), dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Deri, 2005).Tuy nhiên, vốn xã hội bắc cầu cũng có hạn chế nhất định như nguồn lực hạn chế, có tác động tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần (Miyamoto & cộng sự, 2015). 2.3.1.3 Vai trò của mạng lưới kết nối và lòng tin vào thể chế đối với sức khoẻ Loại vốn xã hội này có giá trị trong việc gia tăng khả năng tiếp cận vào các nguồn lực quan trọng của các định chế chính thức bên ngoài cộng đồng, dẫn đến hành động tuân thủ cao những quy định, chuẩn mực đối với hành vi có liên quan đến sức khỏe (Szreter & Woolcock, 2004). 2.3.2 Các nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe của người di cư. Deri (2005) sử dụng số liệu bảng của cuộc điều tra sức khỏe dân số Canada (94-95, 96-97, 98-99) để tìm hiểu tác động của vốn xã hội đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người di cư đến Canada. Kết quả phương pháp hồi quy (OLS, IV) cho thấy mạng lưới xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người di cư. Kết quả nghiên cứu đã đóng góp cho cộng đồng khoa học trong việc giải quyết câu hỏi nhân quả về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe thông qua tác động của mạng lưới xã hội đến hành vi sức khỏe. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới đo lường một khía cạnh của vốn xã hội, đó là khía cạnh cấu trúc. Tác giả chưa phân loại mạng lưới theo chức năng và đi sâu phân tích tác động của các mạng lưới khác nhau. Zhao & cộng sự (2010) đã khắc phục điều này khi phân loại mạng lưới xã hội thành 3 loại khác nhau. Bộ dữ liệu bao gồm 7.700 13 lao động di cư đến Canada trong cuộc khảo sát người di cư đến Canada (LSIC) tháng 10/2000 và tháng 9/2001, gồm 3 vòng phỏng vấn: 6 tháng (vòng 1), 2 năm (vòng 2) và 4 năm (vòng 3) sau khi đến Canada. Kết quả mô hình GEE cho thấy có sự khác biệt về tác động của từng loại mạng lưới đến sức khỏe giữa các nhóm dân di cư khác nhau. Phát hiện này gợi mở việc cần tìm hiểu và lý giải vai trò của việc tham gia hội nhóm đối với sức khỏe. Với cùng bộ dữ liệu LSIC và mô hình hồi quy Probit tác động ngẫu nhiên, nghiên cứu của Berchet & Laporte (2012) đã góp phần phân tích vai trò của các hội nhóm khác nhau đối với sức khỏe. Việc tham gia một số hội nhóm có liên quan đến sức khỏe có tác động đến tình trạng sức khỏe tốt hơn các hội nhóm khác. Ngoài ra, Berchet & Laporte (2012) còn cho thấy tác động thay thế giữa vốn xã hội và vốn con người trong việc gia tăng tình trạng sức khỏe, trong khi đối với việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì hai biến này có tác động bổ sung. Stoyanova & Diaz-Serrano (2013) đã sử dụng bộ dữ liệu trong cuộc điều tra sức khỏe 2006 của Tây Ban Nha, áp dụng mô hình đa cấp (multilevel) và kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội có tác động tích cực đến sức khỏe. So với cư dân bản địa, người di cư có mạng lưới xã hội kém hơn, do đó tác động của vốn xã hội đến sức khỏe của người di cư cũng ít hơn. Với nghiên cứu này, Stoyanova & Diaz- Serrano (2013) đã góp phần làm giàu lý thuyết về vốn xã hội và sức khỏe khi xây dựng chỉ số vốn xã hội bao gồm cả hai khía cạnh (cấu trúc và tri nhận). Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đi sâu vào lý giải cơ chế mà vốn xã hội tác động đến sức khỏe của người di cư, qua đó hiểu rõ hơn tác động tích cực cũng như tiêu cực của từng loại vốn xã hội. 14 Pih & cộng sự (2012) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu sức khỏe và việc sử dụng dịch vụ y tế của những người Trung Quốc di cư đến Mỹ, sống ở thung lũng San Gabriel, Nam California. Kết quả nghiên cứu cho thấy mạng lưới xã hội khép kín đã gây ra hạn chế trong việc tiếp cận các thông tin đầy đủ về chính sách, chương trình chăm sóc sức khỏe của chính phủ dành cho người nhập cư, do đó có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và việc sử dụng dịch vụ y tế của họ. Takenoshita (2015) đã sử dụng bộ dữ liệu khảo sát người nhập cư châu Mỹ La tinh tại thành phố tự trị Hamamatsu do chính quyền Hamamatsu thực hiện vào năm 2006, bao gồm 1252 quan sát. Tác động của vốn xã hội đến sức khỏe tinh thần của người nhập cư Brazil tại Nhật được tìm hiểu thông qua việc áp dụng mô hình hồi quy OLS để ước lượng mức độ trầm cảm của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội của người di cư Brazil đến Nhật chủ yếu được xây dựng trên cơ sở mạng lưới đóng. Kết quả hồi quy cho thấy vốn xã hội gắn bó đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần của người di cư Brazil đến Nhật. Danso (2014) đã làm giàu thêm lý thuyết về vốn xã hội và sức khỏe khi thực hiện phân tích so sánh mối liên hệ giữa vốn xã hội với sức khỏe và hành vi sức khỏe thanh niên di cư và bản địa. Dữ liệu trong nghiên cứu này được tác giả trích từ khảo sát sức khỏe thanh niên quốc gia Mỹ (12-21 tuổi). Phương pháp hồi quy đa biến, như logit và OLS được áp dụng. Đặc biệt, nghiên cứu sử dụng hồi quy phân cấp (hierarchical regression), cho phép đưa từng nhóm biến độc lập vào theo từng bước/giai đoạn. Cách tiếp cận này cho phép tác giả xác định xem từng nhóm biến độc lập dự đoán sức khỏe và hành vi sức khỏe như thế nào, sau khi kiểm soát các biến khác. 15 2.3.3 Mô hình nghiên cứu và các biến Nguồn: tác giả đề xuất dựa trên lược khảo lý thuyết Hình 2. 1: Mô hình nghiên cứu TÓM TẮT H 2 (+ ) H1 (+) H 3 (+ /- ) H3 (+) H 2 ( + ) H2(+) H2(+) H2(+) H2(+) Vốn con người - Giáo dục Vốn xã hội - Gắn bó - Bắc cầu - Kết nối Vốn vật chất -Thu nhập Hành vi lành mạnh - Thói quen ăn uống Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ - Khám định kỳ Đầu tư cho sức khỏe -Mua bảo hiểm Đặc điểm cá nhân - Tuổi - Giới tính - Hôn nhân - Thời gian di cư - Nơi xuất cư Sức khoẻ Chức năng thể chất (PF); Vai trò thể chất (PR); Đau cơ thể (BP);Sức khỏe tổng quát (GH); Sức sống (VT);Chức năng xã hội (SF);Vai trò xúc cảm (RE);Sức khoẻ tinh thần (MH) 16 3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: bao gồm 2 giai đoạn: 1) nghiên cứu định tính và 2) nghiên cứu định lượng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1 Phương pháp xây dựng thang đo vốn xã hội 3.3.1.1 Phương pháp Delphi Đây là công cụ để đạt được giải pháp thống nhất cho những vấn đề phức tạp, với triết lý dựa trên giả định là đánh giá của nhóm chuyên gia thì đáng tin cậy hơn cá nhân, có ưu điểm nổi bật là tránh sự đối đầu trực tiếp giữa các chuyên gia (Dalkey & Helmer, 1963; Okoli & Pawlowski, 2004), thường được tiến hành tối thiểu 2 vòng để có thể nhận phản hồi và cấu trúc lại bảng hỏi nhằm hướng đến kết quả ổn định (Mullen,2003), với quy mô từ 10-15 chuyên gia (Skulmoski & cộng sự, 2007). Các tiêu chí như: phân bố theo tần suất, độ lệch chuẩn, khoảng tứ phân vị được sử dụng để đánh giá sự nhất trí của các chuyên gia. 3.3.1.2 Phương pháp AHP Đây phương pháp xây dựng mô hình đo lường thông qua so sánh cặp dựa trên ý kiến của chuyên gia để tính toán thang đo ưu tiên, dùng trong việc đo lường các biến không quan sát được, bao gồm các bước: 1) xây dựng mô hình thứ bậc đo lường vốn xã hội; 2) thiết lập ma trận so sánh cặp của các chỉ báo/thang đo; 3) tính toán vectơ ưu tiên của các chỉ báo/thang đo; 4) thử tính nhất quán của từng chỉ báo/thang đo; 5) tổng hợp các trọng số của vectơ ưu tiên của các chỉ báo/thang đo; 6) kết luận mô hình 17 3.3.2 Phương pháp phân tích đường dẫn (path-analysis): Mô hình cấu trúc (SEM) Trước khi áp dụng kỹ thuật PLS-SEM để phân tích dữ liệu, việc sàng lọc dữ liệu được tiến hành thông qua các kiểm tra sau: (i) Thiếu thông tin (missing data); (ii) Giá trị dị biệt (outliers). Kết quả của PLS-SEM bao gồm hai mô hình con: mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. 3.3.2.1 Đánh giá mô hình đo lường biến đại diện Đối với mô hình đo lường biến đại diện, biến quan sát (indicators) tốt cần đáp ứng 3 phương diện: 1) tính đơn hướng; 2) các biến quan sát được biến tiềm ẩn giải thích tốt; và 3) mức độ mà biến tiềm ẩn này khác với biến tiềm ẩn khác. 3.3.2.2 Đánh giá mô hình cấu trúc. Để đánh giá mô hình cấu trúc, các tiêu chí sau đây thường được xem xét: 1) Hệ số xác định R2 (the R2 determination coefficients); 2) chỉ số redundancy; 3) hệ số GoF đo tính thích hợp của mô hình (the Goodness-of-Fit); và 4) độ chuẩn xác (validation). DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.4.1 Địa điểm khảo sát: Việc thu thập dữ liệu sơ cấp được tiến hành tại TP.HCM 3.4.2 Phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu và khảo sát Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với nhóm mục tiêu được áp dụng trong luận án này. Khảo sát được thực hiện với người lao động di cư sống tại 480 địa chỉ (10 quận/huyện x 2 phường/xã x 2 tổ dân phố x 2 con đường x 6 địa chỉ =480 địa chỉ). Tại mỗi địa chỉ, tác giả phỏng vấn tất cả những quan sát thuộc đối tượng nghiên cứu. TÓM TẮT 18 4 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG VỐN XÃ HỘI GIỚI THIỆU KỸ THUẬT DELPHI Trong nghiên cứu này, 12 chuyên gia, bao gồm 4 nhà nghiên cứu về vốn xã hội, 2 nhà nghiên cứu về lao động di cư, 6 nhà nghiên cứu về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội được lựa chọn theo 4 tiêu chí sau: 1) có kiến thức và kinh nghiệm về vốn xã hội; 2) sẵn lòng tham gia; 3) có đủ thời gian để tham gia; và 4) kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Việc thảo luận thang đo được tiến hành thông qua các bước sau: Bước 1: Xây dựng khung đo lường vốn xã hội Bước 2: Thảo luận thang đo tổng thể. Kết quả thảo luận ở bước 2 là thang đo tổng thể đo lường vốn xã hội, bao gồm 6 loại, trong đó (1) mạng lưới gắn bó (2) mạng lưới bắc cầu (3) mạng lưới gắn bó – kết nối (4) mạng lưới bắc cầu-kết nối thuộc khía cạnh cấu trúc và (5) lòng tin tổng quát (6) lòng tin cụ thể thuộc khía cạnh tri nhận Bước 3: Thảo luận về các biến quan sát của từng thang đo tổng thể Bước 4: Đo lường sự thống nhất về thang đo MÔ HÌNH AHP Trọng số của các nhân tố trong mô hình được tính toán bằng phần mềm SuperDecision. Kết quả tính toán được cho thấy tỷ lệ nhất quán luôn nhỏ hơn 10%, hàm ý rằng trọng số của các tham số vừa tính đạt yêu cầu, cho thấy thứ bậc của các biến đo lường vốn xã hội TÓM TẮT 19 5 CHƯƠNG 5: VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIỚI THIỆU MÔ TẢ DỮ LIỆU Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập các thông tin về vốn xã hội, sức khoẻ, hành vi lành mạnh cho sức khoẻ và các thông tin thuộc về cá nhân của đối tượng được phỏng vấn. Kết quả có 432 người đồng ý trả lời phỏng vấn, đạt tỷ lệ 90%. Tiếp đó, việc sàng lọc dữ liệu được tiến hành Cuối cùng, bộ dữ liệu bao gồm 400 quan sát (đáp ứng yêu cầu về quy mô mẫu) được sử dụng cho phân tích trong luận án. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BIẾN Giả thuyết trung tâm của nghiên cứu tập trung vào tác động trực tiếp, trung gian và gián tiếp của vốn xã hội đối với sức khoẻ. Nghiên cứu áp dụng mô hình PLS-SEM với các biến sau: Sức khoẻ: bao gồm 8 khía cạnh, được đo bằng các thang đo dựa trên bộ câu hỏi SF 36. Vốn xã hội: bao gồm 6 chiều kích: mạng lưới gắn bó, bắc cầu, gắn bó-kết nối, bắc cầu-kết nối, lòng tin tổng quát, lòng tin cụ thể Hành vi lành mạnh đến sức khoẻ: bao gồm thói quen ăn uống; khám sức khoẻ và bảo hiểm sức khoẻ Giới tính: là biến giả, với 1 là “Nam” và 0 là “Nữ” Tình trạng hôn nhân: tập trung vào 02 phạm trù “chưa lập gia đình” và “khác”, sử dụng biến giả Tuổi: được chia thành 3 nhóm chủ yếu dựa vào các cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi về sức khoẻ 1) dưới 30 tuổi; 2) từ 30- 40 tuổi; và 3) trên 40 tuổi (Miron-Shatz & cộng sự, 2015; Le, 2013). Nơi xuất cư Theo Nguyễn Đức Khiển (2010), sức khoẻ con người có liên 20 quan chặt chẽ đến vị trí địa lý tự nhiên. Vì vậy, biến nơi xuất cư được phân chia theo địa lý tự nhiên, thành 03 miền: 1) xuất cư từ miền Nam 2) xuất cư từ miền Trung và 3) xuất cư từ miền Bắc. Thu nhập: tác giả theo nghiên cứu của Song (2013) phân chia thu nhập thành 02 mức: thu nhập cao và khác. Giáo dục: là biến liên tục, được đo bằng số năm đi học Thời gian di cư: là biến liên tục, được đo bằng số năm. CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH: Mô hình PLS-SEM được ước lượng bằng phần mềm R với gói PLSPM. KẾT QUẢ MÔ HÌNH 5.5.1 Mô hình đo lường: tính đơn hướng cao, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt được xác nhận, mô hình đo lường có giá trị. 5.5.2 Mô hình cấu trúc Kết quả đường dẫn mô hình cấu trúc, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, ở hình 5.1 cho thấy vai trò trực tiếp, gián tiếp và trung gian của vốn xã hội đối với sức khoẻ. Các thông số như R2, redundancy trung bình, GoF thể hiện chất lượng của mô hình 21 Khía cạnh PF của sức khỏe Khía cạnh GH của sức khỏe Khía cạnh SF của sức khỏe Khía cạnh VT của sức khỏe Khía cạnh RP của sức khỏe Khía cạnh BP của sức khỏe Khía cạnh RE của sức khỏe Khía cạnh MH của sức khỏe Lòng tin tổng quát 0.143 0.128 0.109 0.163 Xuất cư từ miền Bắc -0.123 -0.137 Bắc cầu 0.110 0.111 0.094 Lòng tin cụ thể -0.188 -0.183 -0.130 Nam giới 0.102 0.155 Thu nhập 0.174 Thói quen ăn uống -0.113 0.257 0.159 0.130 0.172 Bắc cầu - kết nối Vốn con người 0.202 Bảo hiểm 0.235 Khám sức khỏe 0.156 >40 tuổi -0.150 -0.152 0.106 -0.157 <30 tuổi -0.144 Thời gian di cư 0.150 0.146 Độc thân -0.117 -0.114 0.125 0.127 0.116 0.114 0.170 0.203 0.173 Gắn bó -0.129 Hình 5.1: Tổng hợp vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%) TÓM TẮT 22 6 CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH GIỚI THIỆU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ LUẬN ÁN 6.2.1 Kết quả phương pháp Delphi và AHP Thứ nhất, mô hình đo lường đa bậc vốn xã hội, bao gồm 2 khía cạnh mạng lưới (cấu trúc) và lòng tin (tri nhận) với trọng số gần ngang bằng nhau. Thứ hai, việc phân loại vốn xã hội theo chức năng cho thấy thứ tự quan trọng của từng loại vốn xã hội. 6.2.2 Kết quả phân tích thực nghiệm với kỹ thuật PLS-SEM Thứ nhất, các loại vốn xã hội liên quan đến mạng lưới mở có tác động tích cực, có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đến các khía cạnh của sức khoẻ. Đồng thời, tác động tiêu cực của vốn xã hội liên quan đến mạng lưới đóng cũng được tìm thấy. Thứ hai, ngoài vốn xã hội, các đặc điểm cá nhân của người lao động di cư đến TP. HCM như giới tính, tình trạng hôn nhân, nơi xuất cư, vốn con người, thu nhập, cũng có tác động, có ý nghĩa thống kê 5% đến sức khoẻ. Thứ ba, vai trò gián tiếp và trung gian của vốn xã hội đối với sức khoẻ cũng được tìm thấy. NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ LUẬN ÁN 6.3.1 Gia tăng sự kết nối các mối quan hệ xã hội/cộng đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy những người độc thân có nguy cơ có sức khoẻ kém. Họ là đối tượng cần được khuyến khích gia tăng sự kết nối để tránh sự cô độc khi sống một mình. Bên cạnh người độc thân, những người thuộc nhóm tuổi trên 40 cũng cần gia tăng kết nối cộng đồng. 23 Theo thời gian và tuổi tác, sức khoẻ của người lao động sẽ giảm dần, đặc biệt ở nhóm người từ 40 tuổi trở. Vì vậy, việc kết nối giúp họ sống năng động hơn cũng như có sự hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Phụ nữ cũng là đối tượng chịu thiệt thòi so với nam giới trong việc kết nối xã hội khi số liệu khảo sát của luận án cho thấy phụ nữ có hạn chế về mạng lưới bắc cầu so với nam giới. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả cuộc điều tra di cư nội địa 2015 (Tổng cục thống kê & Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2016). Việc gia tăng kết nối cộng đồng cũng góp phần tích cực vào việc tuyền truyền kiến thức chăm sóc sức khoẻ, cung cấp thông tin dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đến người lao động di cư (Deri, 2005). Điều này đặc biệt quan trọng khi có sự tồn tại thông tin bất cân xứng trên thị trường chăm sóc sức khoẻ (Rocco & Suhrcke,2012). 6.3.2 Xây dựng môi trường cho sự phát triển các kết nối xã hội/cộng đồng 6.3.2.1 Về giáo dục: Giáo dục làm môi trường quan trọng nhất cho sự hình thành vốn xã hội (Healy,2004; Fukuyama, 1995). Vì vậy, các chính sách liên quan đến giáo dục cần được chú trọng 6.3.2.2 Về pháp luật và cơ chế chính sách: chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiến tạo các chính sách để thúc đẩy vốn xã hội thông qua xây dựng môi trường cho sự phát triển các kết nối xã hội/cộng đồng NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN Thứ nhất, việc xây dựng chỉ số tổng hợp đã giúp rút ngắn được danh mục các chỉ báo đo lường vốn xã hội bằng cách tập trung vào các thành phần quan trọng cấu thành nên biến này. 24 Thứ hai, phát hiện của nghiên cứu đã làm rõ cơ chế mà thông qua đó vốn xã hội tác động đến sức khoẻ. Thứ ba, kết quả của luận án góp phần mở rộng sự hiểu biết về mối quan hệ giữa vốn xã hội với các yếu tố khác như giới tính, vốn con người, thói quen ăn uống, đến sức khoẻ. Thứ tư, luận án này cũng đóng góp cho lý thuyết về mặt phương pháp. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho người lao động di cư và các nhà làm chính sách có chiến lược tận dụng nguồn lực này trong việc cải thiện sức khoẻ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Thứ nhất, việc lựa chọn mẫu và quy mô mẫu vẫn có hạn chế vì sai số do thực tế khách quan. Thứ hai, tác giải buộc phải chấp nhận sự đánh đổi giữa giới hạn về thời gian phỏng vấn và độ dài của bảng khảo sát (tính đầy đủ của dữ liệu). Thứ ba, các phân tích định lượng được thực hiện trên bộ dữ liệu chéo, do đó không thể phân tích được các mối quan hệ theo thời gian.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_von_xa_hoi_va_suc_khoe_cua_lao_dong_di_cu_de.pdf
Luận văn liên quan