Tóm tắt Luận văn Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mô hình hoá và đồng thời nghiên cứu những báo cáo công tác xét xử của toà án, các bản án của toà án giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn, các bài viết, tham luận của một số tác giả về vấn đề nghiên cứu.

pdf13 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4997 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ TUYẾT NHUNG CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ TUYẾT NHUNG CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ THỊ MAI HIÊN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Tuyết Nhung MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN ............................................ Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái niệm cấp dưỡng và đặc điểm của quan hệ cấp dưỡngError! Bookmark not defined. 1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của cấp dưỡng sau ly hônError! Bookmark not defined. 1.3. Cơ sở xã hội và nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn ........................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Cơ sở xã hội điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hônError! Bookmark not defined. 1.3.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hônError! Bookmark not defined. 1.4. Lược sử quy định pháp luật về vấn đề cấp dưỡng sau ly hônError! Bookmark not defined. 1.4.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945Error! Bookmark not defined. 1.4.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 Error! Bookmark not defined. 1.4.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay ......... Error! Bookmark not defined. Kết luận chương 1 ......................................... Error! Bookmark not defined. Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔNError! Bookmark not defined. 2.1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡngError! Bookmark not defined. 2.2. Mức cấp dưỡng ................................. Error! Bookmark not defined. 2.3. Thời hạn và phương thức thực hiện cấp dưỡngError! Bookmark not defined. 2.4. Thay đổi việc thực hiện cấp dưỡng . Error! Bookmark not defined. 2.5. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hônError! Bookmark not defined. 2.6. Vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡngError! Bookmark not defined. 2.7. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡngError! Bookmark not defined. Kết luận chương 2 ......................................... Error! Bookmark not defined. Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN ... Error! Bookmark not defined. 3.1. Nhận xét chung ................................. Error! Bookmark not defined. 3.2. Thực tiễn giải quyết các trường hợp cấp dưỡng sau ly hônError! Bookmark not defined. 3.2.1. Về mức cấp dưỡng ............................. Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡngError! Bookmark not defined. 3.2.3. Về thời điểm kết thúc cấp dưỡng nuôi conError! Bookmark not defined. 3.2.4. Về tạm ngừng cấp dưỡng ................... Error! Bookmark not defined. 3.2.5. Trường hợp cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng khi ly hônError! Bookmark not defined. 3.3. Một số kiến nghị về cấp dưỡng sau ly hônError! Bookmark not defined. 3.3.1. Mức cấp dưỡng ................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi conError! Bookmark not defined. 3.3.3. Tạm ngừng cấp dưỡng ........................ Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Trường hợp cấp dưỡng giữa bố dượng hoặc mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng .............................. Error! Bookmark not defined. 3.3.5. Cách tính số tiền bồi thường cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn mà một người bị tai nạn .............. Error! Bookmark not defined. 3.3.6. Vấn đề về tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luậtError! Bookmark not defined. Kết luận chương 3 ......................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 5 DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1: Tổng số án ly hôn được giải quyết từ năm 2008 đến năm 2014 Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, vì vậy muốn xã hội tốt thì trước tiên và cốt yếu là phải xác lập được một gia đình hạnh phúc. Song nếu như kết hôn là một hiện tượng xã hội bình thường nhằm xác lập nên tế bào của xã hội, thì ly hôn có thể coi là hiện tượng bất bình thường nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân thực sự tan vỡ. Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Gia đình tan nát, con cái là người gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cùng một lúc của cả cha và mẹ. Vì vậy, để đảm bảo cuộc sống bình thường của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn được đặt ra là hoàn toàn hợp lý. Hôn nhân tan vỡ, vợ chồng không thể nương tựa, chia sẻ với nhau, theo nguyên tắc quan hệ nhân thân giữa vợ chồng cũng chấm dứt theo nhưng quan hệ tài sản trong đó có quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng không hẳn đã chấm dứt, khi một bên vợ hoặc chồng gặp khó khăn, có yêu cầu cấp dưỡng thì người vợ hoặc chồng cũ có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của họ, điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn tại Tòa án, đã xảy ra không ít trường hợp vợ hoặc chồng bỏ mặc không quan tâm, không cấp dưỡng cho chồng hoặc vợ cũ khi người chồng hoặc vợ cũ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu hay vợ chồng sau khi ly hôn không quan tâm đến cuộc sống của con cái, bỏ mặc, không thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng đối với con. Trước thực tiễn như vậy thì việc giải quyết vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn là rất cấp thiết và đáp ứng nhu cầu trực tiếp của các bên, qua đó góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về cấp dưỡng để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ cấp dưỡng. Đây chính là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm Luận văn thạc sĩ luật học của mình. Trong khuôn khổ luận văn, tôi không đề cập một cách cụ thể tất cả vấn đề liên quan đến cấp dưỡng mà chỉ trình bày một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Qua đó đưa ra các phân tích, đánh giá nhằm góp phần xây dựng đề tài khoa học và hoàn thiện pháp luật về vấn đề cấp dưỡng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu pháp luật về Cấp dưỡng sau ly hôn là mảng đề tài khá quan trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình, tuy nhiên, mới chỉ có một số công trình khoa học nghiên cứu vấn đề này một cách riêng lẻ, hầu hết mới chỉ nghiên cứu vấn đề này như là một phần của hậu quả pháp lý của ly hôn hoặc là một trường hợp trong vấn đề cấp dưỡng nói chung. Một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau, đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như sau: Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, tập 1, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Đinh Thị Mai Phương (2006) Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội. Ngoài ra còn một số Giáo trình và Bình luận khoa học về Luật Hôn nhân và gia đình, hầu hết các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡng sau ly hôn nói riêng, ít đề cập đến thực tiễn việc áp dụng và thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề nêu trên. Nhóm luận văn chuyên ngành Luật: Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Viết Thái (năm 2013); Quan hệ cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, Luận văn tốt nghiệp của Lê Thạch Hương (năm 2008); Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn, Khóa luận tốt nghiệp của Hồ Thị Nga (năm 2007) Tóm lại, cho đến nay mới chỉ có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề cấp dưỡng nói chung hoặc hậu quả pháp lý của ly hôn nói chung, chưa có một công trình nghiên cứu riêng về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu đầy đủ, toàn diện vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn cho luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về quan hệ cấp dưỡng, từ đó đi sâu vào phân tích các trường hợp cần cấp dưỡng khi ly hôn. - Đánh giá việc áp dụng pháp luật về cấp dưỡng trong quá trình giải quyết ly hôn. - Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp dưỡng chỉ ra được những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật cũng như những khiếm khuyết, sai sót trong công tác xét xử của toà án để đề xuất những kiến nghị, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và quyền, lợi chính đáng của vợ chồng, các con khi ly hôn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn. - Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi vợ chồng ly hôn qua thực tiễn công tác xét xử của toà án. - Đánh giá hiệu quả của việc xét xử tại toà án về giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi vợ chồng ly hôn, phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật khi xét xử tại toà án và đề xuất các kiến nghị cần thiết. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua các Bản án của Tòa án. 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và một số văn bản khác có liên quan về cấp dưỡng khi ly hôn. Đồng thời, nghiên cứu việc áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn qua thực tiễn xét xử tại toà án qua các vụ án cụ thể trong thời gian từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực đến nay. Đề tài chỉ nghiên cứu về mặt nội dung của vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn, không đi sâu xem xét nghĩa vụ thi hành án cấp dưỡng và đưa ra một số biện pháp để đảm bảo hiệu quả của Bản án cấp dưỡng trên thực tế. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mô hình hoá và đồng thời nghiên cứu những báo cáo công tác xét xử của toà án, các bản án của toà án giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn, các bài viết, tham luận của một số tác giả về vấn đề nghiên cứu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự Sài Gòn năm 1972. 2. C.Mác – Ph Ăngghen toàn tập (2000), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước, NXB Sự thật, Hà Nội. 3. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ - CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội. 4. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950, Hà Nội. 5. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 159 ngày 17/11/1950 về ly hôn, Hà Nội. 6. Dân luật Bắc kỳ năm 1931. 7. Dân luật Trung kỳ năm 1936. 8. Hoàng Việt Luật lệ (1811), Bộ luật Gia Long. 9. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/HĐ - HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội. 10. Lê Thạch Hương (2008), Quan hệ cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần thơ. 11. Nguyễn Ngọc Điện (2005), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam tập 1- Gia đình, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Thanh Hồng (2002), “Vấn đề bồi thường khoản tiền cấp dưỡng trong các vụ tai nạn giao thông theo Bộ Luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (4). 13. Ngô Thị Hường (2003), “Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi li hôn”, Tạp chí Luật học, (3). 14. Ngô Thị Hường (2005), “Mối quan hệ giữa nghĩa vụ nuôi dưỡng và cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (4), tr.13-18. 15. Phan Thị Vân Hương (2004), “Cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (6). 16. Phạm Xuân Linh (2006), “Bàn về chế định nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (9). 17. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Quốc hội (1992), Hiến pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Quốc hội (2005), Bộ Luật dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Quốc hội (2009), Bộ Luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Quốc hội (2014), Hiến pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Quốc triều hình luật (1483), Bộ luật Hồng Đức. 26. Tập Giản yếu năm 1883, Nam kỳ. 27. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết ngành tòa án, Hà Nội. 28. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết ngành tòa án, Hà Nội. 29. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết ngành tòa án, Hà Nội. 30. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết ngành tòa án, Hà Nội. 31. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết ngành tòa án, Hà Nội. 32. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết ngành tòa án, Hà Nội. 33. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết ngành tòa án, Hà Nội. 34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050005092_0341.pdf
Luận văn liên quan