Tóm tắt luận văn Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng dược phú thọ thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên

- Tổ chức các hội nghị về phương pháp giảng dạy theo từng bộ môn để tổng kết và rút kinh nghiệm nhằm phát triển công các giảng dạy của từng bộ môn và của nhà trường. Tổ chức các buổi hướng nghiệp cho sinh viên, các buổi giao lưu học hỏi, các lớp nâng cao và phát triển các kỷ năng mềm cho sinh viên. - Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường: Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng tiếp tục phát huy hơn nữa các vấn đề liên quan đến khảo thí và kiểm định chất lượng, đánh giá và theo dõi chất lượng sinh viên tốt nghiệp, đánh giá và giám sát chất lượng giảng dạy, thu thập ý kiến sinh viên về hoạt động đào tạo của nhà trường, tiến hành tự đánh giá toàn bộ các hoạt động của nhà trường Để thành lập được một đơn vị như thế nhà trường cần phải có những cán bộ chuyên gia trong lĩnh vực Đo lường và Đánh giá trong giáo dục.

doc24 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2602 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng dược phú thọ thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÊ XUÂN TRƯỜNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ THÔNG QUA Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Mã số: 60140120 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, năm 2014 Công trình được hoàn thành tại Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Ngọc Hùng Phản biện 1:. Phản biện 2:. Luận văn/luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ/luận án tiến sĩ họp tại Vào hồi giờ ngày tháng năm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay chúng ta thấy rằng chất lượng giáo dục đại học là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đang ngày càng thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Vậy chất lượng giáo dục là gì? Có thể nói rằng "chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục". Mục tiêu giáo dục thể hiện những đòi hỏi của xã hội đối với con người, cấu thành nguồn nhân lực mà giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo. Mặt khác ta thấy rằng chất lượng đào tạo phụ thuộc chủ yếu vào ba yếu tố chính là: Cơ sở vật chất, tổ chức quản lí đào tạo và chất lượng đội ngũ giảng viên, trong đó yếu tố đội ngũ giảng viên là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Trong một vài năm trở lại đây thì có một vài nghiên cứu về khảo sát ý kiến đánh giá của sinh viên như: nghiên cứu của tác giả Nguyễn thị Thắm là “Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại Trường Đại học KHTN Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” luận văn Thạc sĩ, Viện Đảm bảo chất lượng Giáo dục, ĐHQGHN, 2010; tác giả Ma Cẩm Tường Lam “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Trường Đại học Đà Lạt” luận văn Thạc sĩ, Viện Đảm bảo chất lượng Giáo dục, ĐHQGHN, 2011. Mặc dù chúng ta biết rằng ý kiến đánh giá của sinh viên và sự hài lòng của sinh viên là tương đồng với nhau, nếu sinh viên hài lòng cao tức là sinh viên sẽ đánh giá cao và ngược lại nếu không hài lòng thì sinh viên sẽ đánh giá thấp. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu trên chỉ thực hiện ở trên đối tượng là sinh viên đang học tập tại trường do đó đặt ra cho tôi câu hỏi ý kiến đánh giá của sinh viên đang học tập và sinh viên đã tốt nghiệp ra trường có giống và khác nhau hay không? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên? Đây chí là lý do tôi chọn đề tài “Chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn - Khảo sát và phân tích định lượng ý kiến đánh giá của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của trường CĐ Dược Phú Thọ. - Trên cơ sở kết quả thu được đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 300 Sinh viên năm cuối và 115 cựu sinh viên của trường CĐ Dược Phú Thọ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Ý kiến đánh giá của sinh viên đối với hoạt động đào tạo của trường CĐ Dược Phú Thọ. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Sinh viên đánh giá như thế nào về chất lượng đào tạo của Trường CĐ Dược Phú Thọ? - Các yếu tố nào tác động đến kết quả đánh giá của sinh viên về chất lượng đào tạo của nhà trường, ý kiến đánh giá của các đối tượng sinh viên có khác nhau không và yếu tố nào tác động đến sự khác nhau đó? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Giới tính không ảnh hưởng đến ý kiến đánh giá của SV(H1). - Giới tính không ảnh hưởng đến sự yêu thích ngành học của SV(H2). - Không có sự khác nhau về mức độ yêu thích ngành đã học giữa SV năm cuối và cựu SV (H3). - Không có sự khác nhau về mức độ yêu thích ngành đã học giữa SV có việc làm và SV chưa tìm được việc làm(H4). - Không có sự khác nhau giữa ý kiến đánh giá của SV năm cuối và cựu SV (H5). - Không có sự khác nhau giữa ý kiến đánh giá của SV có việc làm và SV chưa tìm được việc làm(H6). - Nhân tố CTĐT có tương quan thuận với ý kiến đánh giá của SV (H7). - Nhân tố Đội ngũ giảng viên có tương quan thuận với ý kiến đánh giá của SV (H8). - Nhân tố Tổ chức, quản lý đào tạo có tương quan thuận với ý kiến đánh giá của SV (H9). - Nhân tố Cơ sở vật chất có tương quan thuận với ý kiến đánh giá của SV (H10). - Nhân tố Kết quả đạt được từ khóa học có tương quan thuận với ý kiến đánh giá của SV (H11). 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu 300 SV đang học năm cuối tại trường và 115 cựu sinh viên đã tốt nghiệp Trường CĐ Dược Phú Thọ. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận; - Phương pháp chọn mẫu; - Phương pháp điều tra bằng phiếu; - Phương pháp phỏng vấn sâu; - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 7. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Năm 2004, Ali Kara, Đại học York Campus bang Pennsylvania và Oscar W. DeShields, Jr., Đại học Northridge, bang California đã có bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý kiến đánh giá của sinh viên kinh doanh và mục đích của sinh viên khi học tại một trường đại học hay cao đẳng. Tác giả cho rằng việc giảm số lượng của khóa học hay sinh viên bỏ học giữa chừng có liên quan đến ý kiến đánh giá của sinh viên. Nghiên cứu này cung cấp một con số rất đáng quan tâm đó là hơn 40% số sinh viên học đại học nhưng không hề lấy được bằng cấp, trong số sinh viên này có 75% bỏ học trong 2 năm đầu đại học. Bằng một nghiên cứu thực nghiệm trên 160 sinh viên ngành kinh doanh tại một trường đại học ở phía nam trung tâm bang Pennsylvania, tác giả đã chỉ ra rằng quá trình học đại học của sinh viên liên quan đến ý kiến đánh giá của sinh viên và ý định tiếp tục theo học tại trường đại học đó. Năm 2007 tác giả G.V. Diamantis và V.K. Benos Trường đại học Piraeus Hy Lạp cho rằng ý kiến đánh giá của sinh viên về khóa học là rất quan trọng và ý kiến đánh giá này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chương trình đào tạo, các môn học được giảng dạy, đội ngũ giảng viên, giáo trình, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm trí tuệ mà cơ sở giáo dục cung cấp cho sinh viên. kết quả được trình bày trong bảng sau. Thư viện 79% , trang thiết bị phòng Tin học 76% , phòng học, giảng đường và phòng làm việc 70% , phương tiện thông tin 62%, phương tiện hỗ trợ học tập 60%, nguồi tài liệu online 59%, vệ sinh cảnh quan, môi trường 50%, phương tiện, địa điểm giải trí 31%. 1.1.2. Các công trình trong nước Một nghiên cứu được thực hiện bởi TS. Nguyễn Phương Nga và TS. Bùi Kiên Trung (2005), các tác giả đã khảo sát hiệu quả giảng dạy trên đối tượng khoảng 800 SV của 06 môn học của 02 ngành học xã hội và tự nhiên theo 05 nhóm nhân tố chất lượng gồm: (1) điều kiện cơ sở vật chất, (2) chương trình môn học, (3) phương pháp giảng dạy, (4) kiểm tra đánh giá, (5) năng lực sinh viên. Trên cơ sở phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả môn học, nghiên cứu đã đi đến nhận định các nhân tố: nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy có độ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy. Ngoài ra yếu tố cơ sở vật chất cũng đóng vai trò quan trọng. Tháng 12/2005, tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản , đã có có nghiên cứu về chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của Trường đại học Bách khoa TPHCM ở các khía cạnh: chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, và kết quả đào tạo. Gồm 479 phản hồi của cựu sinh viên qua bảng hỏi thuộc 6 khoa của trường (Điện – Điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ Hóa học, Cơ khí, Công nghệ Thông tin và Quản lý Công nghiệp) đã được xử lý và phân tích trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy cựu sinh viên khá đánh giá về chương trình đào tạo (Trung bình = 3.28), khá đánh giá về đội ngũ giảng viên (GV) (Trung bình = 3.28), đánh giá ở mức độ trung bình đối với cơ sở vật chất (Trung bình = 3.12) và khá đánh giá đối với kết quả đào tạo của nhà trường (Trung bình = 3.49). Năm 2008, tác giả Trần Thị Tú Anh trình bày luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục với đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền”. Nghiên cứu này tập trung làm rõ khái niệm “chất lượng hoạt động giảng dạy” được chấp nhận như thế nào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền sau đó đề ra những tiêu chí, phương pháp tiếp cận và công cụ đánh giá để đo lường chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện. Năm 2010, TS. Nguyễn Kim Dung, Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường ĐH Sư Phạm TPHCM đã có nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy và quản lý của một số trường ĐH Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2005. Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi theo nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu là thu thập các đánh giá của sinh viên đang học và sinh viên tốt nghiệp về chất lượng giảng dạy và quản lý của các trường đại học Việt Nam. Cũng trong năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Thắm dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Đức Ngọc đã trình bày nghiên cứu “Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại Trường Đại học KHTN Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” kết quả thu được là sinh viên có sự hài lòng cao đối với hoạt động đào tạo của nhà trường (trung bình = 3.51). Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự hài lòng này phụ thuộc vào 6 nhân tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: trước tiên là Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo (beta = 0.265), tiếp đến là Trình độ và sự tận tâm của giảng viên (beta = 0.185), Kỹ năng chung mà sinh viên đạt được sau khóa học (beta = 0.148), Mức độ đáp ứng từ phía nhà trường (beta = 0.126), cuối cùng là Trang thiết bị phục vụ học tập (beta = 0.076) và Điều kiện học tập (beta = 0.072). Năm 2011, tác giả Ma Cẩm Tường Lam với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thu Hương đã trình bày luận văn Thạc sĩ với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Trường Đại học Đà Lạt”, kết quả thu được là sự hài lòng của SV đối với CSVC-TTB tại Trường Đại học Đà Lạt chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: (1) Năng lực đội ngũ NV; (2) Công tác quản lý của Nhà trường; (3) Tình trạng CSVC-TTB; (4) Năng lực đội ngũ GV. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản Từ định nghĩa "Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu", có thể xem "chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục". Mục tiêu giáo dục thể hiện những đòi hỏi của xã hội đối với con người, cấu thành nguồn nhân lực mà giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo. Chất lượng giáo dục thường liên quan đến thành tích học tập, sự đáp ứng các chuẩn mực và giá trị, sự phát triển cá nhân của người học, lợi ích của những đầu tư và sự phù hợp với những mục tiêu đề ra. Chất lượng giáo dục thường được xác định và được đánh giá bởi những tiêu chí trong các lĩnh vực như cơ hội tiếp cận, sự nhập học, tỷ lệ tham dự học tập, tỷ lệ lưu ban, bỏ học, mức độ thông thạo đọc viết và tính toán, kết quả các bài kiểm tra, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục trong nhân sách Nhà nước. Những tiêu chí về chất lượng này là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, chúng vẫn không thực sự cho ta thấy một cách hiểu đầy đủ về chất lượng giáo dục. Vấn đề sự phù hợp của hệ thống giáo dục và những ảnh hưởng của nó đối với chất lượng giáo dục đã được các nhà giáo dục nhận xét và bàn luận từ nhiều năm nay. Người ta chỉ ra rằng sự phát triển không ngừng và mau chóng của khoa học và công nghệ đã đòi hỏi hệ thống giáo dục phải linh hoạt hơn và có thêm khả năng đáp ứng đối với những yêu cầu của cộng đồng, của quốc gia cũng như quốc tế. Một hệ thống giáo dục muốn đáp ứng được những yêu cầu của một nền kinh tế phát triển cao thì trước hết phải tạo lập lại cách học nhằm phát triển được những kỹ năng học tập mang tính phê phán và sáng tạo, đề cao tính dân chủ trong học tập, tập trung vào những phương pháp dạy học hướng đến người học, xây dựng những môn học tích hợp, đa dạng hóa các loại hình nhà trường và sau cùng là hướng đến việc học suốt đời. Hoạt động đào tạo có thể xem là toàn bộ những hoạt động của nhà trường bao gồm bên trong và bên ngoài nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường hay nói cách khác là thực hiện được chương trình đào tạo mà nhà trường đã đề ra. Theo nghĩa hẹp thì hoạt động đào tạo bao gồm các hoạt động như: hoạt động dạy và học, tổ chức quản lý đào tạo, công tác kiểm tra đánh giá, Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 5616/QĐ - BGD&ĐT ngày 27/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Kỹ thuật Dược Phú Thọ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. Mẫu nghiên cứu Luận văn được tiến hành nghiên cứu trên nhóm khách thể nghiên cứu là sinh viên hệ chính quy năm cuối và cựu sinh viên đã ra trường của Trường CĐ Dược Phú Thọ. Sau khi tìm hiểu thông tin về hai đối tượng này tác giả đã tiến hành lấy mẫu khảo sát là 300 sinh viên năm cuối và 115 sinh viên đã tốt nghiệp. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau đây Bước 1. Nghiên cứu tài liệu lý luận, thao tác hóa các khái niệm liên quan, xây dựng khung lý thuyết cho đề tài Bước 2. Xây dựng, đánh giá thang đo và phiếu khảo sát Bước 3. Thu thập và xử lý số liệu Bước 4. Tổng hợp, phân tích và báo cáo kết quả nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và theo nhóm. Trong đề tài nghiên cứu tác giả chọn 300 sinh viên của khóa CĐ2 và 115 cựu sinh viên tham gia điều tra khảo sát. Lý do tác giả chọn sinh viên khóa CĐ2 hệ cao đẳng chính quy của nhà trường, thời gian học tập đến thời điểm khảo sát là dài nhất, chất lượng đánh giá vào phiếu có thể được phản ánh là chính xác hơn so với các khóa khác. Do vậy tôi hy vọng độ tin cậy và kết quả của phiếu điều tra khảo sát sẽ đảm bảo yêu cầu đặt ra. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận Mục đích: Nhằm thu thập thông tin về các vấn đề có liên quan đến ý kiến đánh giá làm cơ sở lí luận cho đề tài. Công cụ: Thông tin, số liệu, tài liệu bài giảng, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố... Cách tiến hành: Tìm hiểu thu thập, đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài. 2.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu Dựa vào cấu trúc thứ bậc các tiêu chí đánh giá của sinh viên, căn cứ theo các quy định [9] và các tiêu chí đánh giá chất lượng trường CĐ (theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường CĐ ban hành kèm theo Quyết định 66/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), căn cứ theo chuẩn đầu ra đối ngành Dược trình độ Cao đẳng của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, dựa vào mô hình lý thuyết của đề tài và tham khảo một số phiếu khảo sát của các nhà nghiên cứu khác tác giả đưa ra phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ gồm 5 phần chính. Bảng hỏi tổng cộng 50 câu hỏi tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến ý kiến đánh giá của sinh viên. Các câu hỏi này được thiết kế theo thang Likert 5 mức độ để khảo sát ý kiến đánh giá của sinh viên đối với hoạt động đào tạo của nhà trường. Để thuận tiện cho việc nhận xét, đánh giá các kết quả thu được từ khảo sát ta quy ước các mức độ đánh giá như sau: Thang Mức độ đánh giá 1.00 – ≤ 2.00 Đánh giá thấp 2.01 – ≤ 3.00 Đánh giá trung bình 3.01 – ≤ 4.00 Đánh giá cao 4.01 – ≤ 5.00 Đánh giá rất cao 2.3 Đánh giá thang đo Trước khi khảo sát thực tế thì tác giả có khảo sát thử 30 sinh viên, kết quả phân tích cho ta hệ số Cronbach's Alpha là 0,964 đây là hệ số cao, chấp nhận được để có thể tiến hành khảo sát thực tế. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .964 50 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê mô tả kết quả khảo sát về thông tin của cựu sinh viên 3.1.1. Tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Kết quả cho chúng ta thấy được tỷ lệ sinh viên ra trường đã tìm được việc làm sau 1 năm đạt 63,44 %, chưa tìm được việc làm là 36,56 %. Đây là kết quả phần nào đã phản ánh được thực trạng khó tìm được việc làm của sinh viên mới ra trường hiện nay. Để chi tiết về thời gian tìm được việc làm sau khi ra trường của sinh viên chúng ta cùng xem kết quả dưới đây. 3.1.2. Thời gian tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Thời điểm mà tác giả tiến hành khảo sát là đã được 1 năm kể từ khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, kết quả tìm được việc làm của sinh viên đúng ngành đã được đào tạo sau 3 tháng kể từ sau khi tốt nghiệp là thấp chỉ đạt có 23,7%, từ 3 đến 6 tháng đạt 35,6%, còn lại chủ yếu sinh viên tìm được việc làm từ 6 tháng đến 1 năm là 40,7%. Ngoài ra từ kết quả phiếu khảo sát ta cũng thu được tỷ lệ sinh viên có việc đúng chuyên ngành là 87% còn làm không đúng chuyên ngành được đào tạo là 13 %. 3.1.3. Thu nhập bình quân và loại hình doanh nghiệp mà sinh viên đang làm việc Kết quả khảo sát cũng cho chúng ta thấy rằng chủ yếu sinh viên làm việc cho Doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, TNHH (tỷ lệ là 39,2%), tiếp sau đó là cơ quan/doanh nghiệp nhà nước là 32,5%, Tự tạo lập doanh nghiệp riêng là 23,7%, còn lại là Tổ chức nước ngoài, liên doanh đạt 4,6%. Mặt khác ta thấy về thu nhập bình quân theo tháng của sinh viên phổ biến từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng, một số sinh viên có thu nhập thấp hơn 2 triệu (6,8%) và một số sinh viên lại có thu nhập cao hơn 5 triệu đồng (10,2%). Kết quả này cũng phản ánh đúng tính chất công việc hiện tại và thu nhập tương ứng của sinh viên. 3.1.4. Tình hình tìm có việc làm và chưa tìm được việc làm của sinh viên Chúng ta thấy được đa số sinh viên tìm được việc làm là do Chuyên môn được đào tạo tại trường CĐ Dược Phú Thọ chiếm tới 71 %, còn lại một số lý do mà sinh viên tìm được việc làm đó là: Năng lực bản thân (19%), Trình độ ngoại ngữ, tin học (3%) và Lý do khác đạt tỷ lệ là 7%. Bên cạnh đó kết quả ở Bảng 3.3 cho chúng ta thấy rõ hơn về các yếu tố dẫn đến sinh viên hiện nay vẫn chưa tìm được việc làm kể từ sau khi tốt nghiệp. Theo kết quả của bảng trên ta thấy được đa số sinh viên mà chưa tìm được việc làm là do đang còn phải đi học việc (41,2%) để lấy thêm kinh nghiệm và yếu tố đã đi xin việc nhưng không thành công (32,4%). Ngoài ra thì còn hai yếu tố khác là sinh viên đang tiếp tục học nâng cao chiếm 17,6% và một số sinh viên thì Chưa có ý định tìm việc làm chiếm tỷ lệ thấp 8,8%. 3.1.5. Mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của sinh viên Qua kết quả khảo sát ta cũng thu được mức độ đáp ứng kiến thức, kỹ năng được đào tạo ở Trường CĐ Dược Phú Thọ so với yêu cầu công việc hiện tại của sinh viên theo Hình 3.2 như sau: Kết quả cho thấy về kiến thức và kỹ năng đào tạo tại trường đáp ứng một cách đấy đủ so với nhu cầu công việc hiện tại của sinh viên đạt 61,02%, chỉ đáp ứng được một phần yêu câu công việc đạt 28,81% và không đáp ứng được yêu cầu công việc là 10,17%. Kết quả cho thấy sinh viên muốn nhà trường cải tiến ở nội dung Các môn chuyên ngành(30,5%) để phù hợp với nhu cầu công việc hiện tại, ngoài ra sinh viên cũng muốn cải tiến, thay đổi các nội dung khác như: Thực tập và thi tốt nghiệp (27,1%), Tham quan thực tế (16,9%), Các môn cơ bản (11,9%) và các môn cơ sở (13,6%). 3.2. Đánh giá thang đo 3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Theo mô hình nghiên cứu có 5 nhân tố với 48 biến quan sát ảnh hưởng đến ý kiến đánh giá của SV đối với chất lượng đào tạo của nhà trường. Sau khi khảo sát, dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với phép quay Varimax để phân tích 48 biến quan sát. Sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.5 sau đây: KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .961 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1.511E4 df 1128 Sig. .000 Bảng 3.5 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett Qua kết quả trình bày ở trên ta thấy hệ số KMO là 0,961 (> 0,5) và sig = 0,000 < 0,05 điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp. Các biến này được chia thành 5 nhân tố như sau: F1: Chương trình đào tạo, gồm các biến quan sát c1 đến c8 F2: Đội ngũ giảng viên, gồm các biến quan sát c9 đến c20 F3: Tổ chức, quản lý đào tạo, gồm các biến quan sát c21 đến c30, c37 đến c39. F4: Cơ sở vật chất, gồm các biến quan sát c31 đến c36 F5: Kết quả đạt được từ khóa học, gồm các biến quan sát c40 đến c48. Giá trị độ biến thiên được giải thích tích luỹ là 62.199% cho biết 5 nhóm nhân tố nêu trên giải thích được 62.199 % biến thiên của các biến quan sát, kết quả cụ thể của từng biến theo các nhân tố ở trên được thể hiện Bảng 3.6 sau đây: Qua bảng kết quả trên ta thấy chất lượng đào tạo của Trường CĐ Dược Phú Thọ thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên bao gồm 5 nhân tố: F1: Chương trình đào tạo (8 biến), F2: Đội ngũ giảng viên (12 biến), F3: Tổ chức, quản lý đào tạo (13 biến). F4: Cơ sở vật chất (6 biến), F5: Kết quả đạt được từ khóa học (9 biến), tất cả các biến quan sát trong các nhân tố đều có trọng số nhân tố > 0,5 thỏa mãn yêu cầu. 3.2.2. Hệ số Cronbach’s Alpha Kết quả thu được từ phân tích các số liệu cho ta hệ số Cronbach’s Alpha của phiếu khảo sát là khá cao 0,979, điều này cho thấy độ tin cậy của các câu hỏi trong bảng hỏi là tương đối tốt. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .979 50 Thông qua kết quả tính hệ số Cronbach’s Alpha ta thấy 05 thành phần của thang đo chất lượng đào tạo thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên đều có độ tin cậy lớn hơn 0,6. Như vậy, thang đo thiết kế có ý nghĩa thống kê và đạt được hệ số tin cậy cần thiết. Cụ thể các hệ số của từng nhân tố như sau: F1: Chương trình đào tạo, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,889 F2: Đội ngũ giảng viên, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,929 F3: Tổ chức, quản lý đào tạo, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,931 F4: Cơ sở vật chất, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,898 F5: Kết quả đạt được từ khóa học, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,926. Do vậy, cả 5 nhân tố đều đủ điều kiện để sử dụng trong kết quả khảo sát và phân tích hồi quy tuyến tính. 3.3. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của sinh viên Theo ý kiến đánh giá của sinh viên thì các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của nhà Trường bao gồm 5 nhân tố sau: F1: Chương trình đào tạo, trung bình là 3,72 F2: Đội ngũ giảng viên, trung bình là 3,86 F3: Tổ chức, quản lý đào tạo, trung bình là 3,86 F4: Cơ sở vật chất, trung bình là 3,86 F5: Kết quả đạt được từ khóa học, trung bình là 3,82. 3.4. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính Kết quả cho thấy mô hình có các hệ số hồi quy đều đảm bảo có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa Sig < 0,05. Sử dụng kết quả ước lượng hệ số hồi quy riêng phần của các biến độc lập, có thể viết lại phương trình hồi quy như sau: Y = 1,056+ 0,380* X5 + 0,150* X3+ 0,123* X4+ 0,055* X2 + 0,014* X1 . Hay viết lại phương trình trên là: ĐGCL= 1,056+ 0,380* Kết quả đạt được từ khóa học + 0,150* Tổ chức, quản lý đào tạo + 0,123* Cơ sở vật chất + 0,055* Đội ngũ giảng viên + 0,014* Chương trình đào tạo. 3.5. Kết quả kiểm định các giả thiết - Giả thiết H1 :Giới tính không ảnh hưởng đến ý kiến đánh giá của SV. (chấp nhận) - Giả thiết H2: Giới tính không ảnh hưởng đến sự yêu thích ngành học của SV. (chấp nhận) - Giả thiết H3: Không có sự khác nhau về mức độ yêu thích ngành đã học giữa SV năm cuối và cựu SV . (chấp nhận) - Giả thiết H4: Không có sự khác nhau về mức độ yêu thích ngành đã học giữa SV có việc làm và SV chưa tìm được việc làm. (chấp nhận) - Giả thiết H5: Không có sự khác nhau giữa ý kiến đánh giá của SV năm cuối và cựu SV (bác bỏ) - Giả thiết H6: Không có sự khác nhau giữa ý kiến đánh giá của SV có việc làm và SV chưa tìm được việc làm (chấp nhận) - Giả thiết H7: Nhân tố CTĐT có tương quan thuận với ý kiến đánh giá của SV (chấp nhận) - Giả thiết H8: Nhân tố Đội ngũ giảng viên có tương quan thuận với ý kiến đánh giá của SV(chấp nhận) - Giả thiết H9: Nhân tố Cơ sở vật chất có tương quan thuận với ý kiến đánh giá của SV(chấp nhận) - Giả thiết H10: Nhân tố Kết quả đạt được từ khóa học có tương quan thuận với ý kiến đánh giá của SV(chấp nhận) - Giả thiết H11: Nhân tố Kết quả đạt được từ khóa học có tương quan thuận với ý kiến đánh giá của SV(chấp nhận) KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Các kết quả thu được cho thấy sinh viên và cựu sinh viên đều đánh giá cao về chất lượng đào tạo của nhà trường, ý kiến đánh giá của SV về chất lượng đào tạo của nhà trường chịu ảnh hưởng của 5 nhân tố và đánh giá trung bình của các nhân tố là: F1: Chương trình đào tạo, trung bình là 3,72. F2: Đội ngũ giảng viên, trung bình là 3,86. F3: Tổ chức, quản lý đào tạo, trung bình là 3,86. F4: Cơ sở vật chất, trung bình là 3,86. F5: Kết quả đạt được từ khóa học, trung bình là 3,82. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thể hiện qua phương trình quy bội là: ĐGCL= 1,056+ 0,380* Kết quả đạt được từ khóa học + 0,150* Tổ chức, quản lý đào tạo + 0,123* Cơ sở vật chất + 0,055* Đội ngũ giảng viên + 0,014* Chương trình đào tạo. Kết quả kiểm định 11 giả thiết cho thấy giới tính không ảnh hưởng đến ý kiến đánh giá và mức độ yêu thích ngành học của SV, không có sự khác nhau về mức độ yêu thích ngành đã học giữa SV năm cuối và cựu SV, không có sự khác nhau về mức độ yêu thích ngành đã học giữa SV có việc làm và SV chưa tìm được việc làm, có sự khác nhau giữa ý kiến đánh giá của SV năm cuối và cựu SV, cụ thể sinh viên năm cuối đánh giá cao hơn cựu sinh viên, không có sự khác nhau giữa ý kiến đánh giá của SV có việc làm và SV chưa tìm được việc làm. Các nhân tố như CTĐT, Đội ngũ giảng viên, Tổ chức, quản lý đào tạo, Cơ sở vật chất và Kết quả đạt được từ khóa học có tương quan thuận với ý kiến đánh giá của SV. 2. Khuyến nghị Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị như sau: 2.1. Đối với chương trình đào tạo Đối với chương trình đào tạo nhà trường tiếp tục bám sát chương trình khung và cân đối tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành của từng môn học, chương trình đào tạo phải phù hợp với nhu cầu người học, đáp ứng thị trường lao động và nhu cầu của xã hội. Thường xuyên cập nhật các chương trình đào tạo tiên tiến trong nước và quốc tế như đào tạo theo tín chỉ để giúp sinh viên nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng tư duy sáng tạo. 2.2. Đối với đội ngũ giảng viên - Nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên bằng cách tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên có cơ hội học tập, nghiên cứu chuyên môn trong và ngoài nước, mục tiêu cụ thể là đến năm 2015 sẽ có 85% các giảng viên giảng dạy có trình độ từ thạc sĩ trở lên. Khuyến khích và hỗ trợ giảng viên tham dự các hội thi, hội thảo khoa học về phương pháp dạy học với tư cách là người trình bày hoặc người tham gia để giảng viên được tiếp xúc, trao đổi những phương pháp dạy học mới. Mục tiêu đến năm 2015 có trên 60% giảng viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá: giảng viên nên đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong suốt quá trình học tập bằng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau để đánh giá chính xác năng lực thật sự của sinh viên. Trong quá trình kiểm tra đánh giá thì giảng viên phải chú ý đến tính chính xác, khách quan, đúng năng lực của người học. Đặc biệt là các giảng viên phải kiểm tra đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập, sau khi có kết quả thì phải thông báo cho sinh viên biết và giải đáp những thắc mắc của sinh viên nếu có. 2.3. Đối với hoạt động Tổ chức, quản lý đào tạo - Nâng cao công tác kiểm tra đánh giá của giảng viên và thi kết thúc học phần, sử dụng và phối hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau. - Tổ chức các hội nghị về phương pháp giảng dạy theo từng bộ môn để tổng kết và rút kinh nghiệm nhằm phát triển công các giảng dạy của từng bộ môn và của nhà trường. Tổ chức các buổi hướng nghiệp cho sinh viên, các buổi giao lưu học hỏi, các lớp nâng cao và phát triển các kỷ năng mềm cho sinh viên. - Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường: Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng tiếp tục phát huy hơn nữa các vấn đề liên quan đến khảo thí và kiểm định chất lượng, đánh giá và theo dõi chất lượng sinh viên tốt nghiệp, đánh giá và giám sát chất lượng giảng dạy, thu thập ý kiến sinh viên về hoạt động đào tạo của nhà trường, tiến hành tự đánh giá toàn bộ các hoạt động của nhà trường Để thành lập được một đơn vị như thế nhà trường cần phải có những cán bộ chuyên gia trong lĩnh vực Đo lường và Đánh giá trong giáo dục. 3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 3.1. Hạn chế của nghiên cứu Hạn chế trong phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Hạn chế đối với phạm vi nghiên cứu: Hạn chế về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích dữ liệu: 3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo - Đánh giá khả năng đáp ứng công việc của SV Trường CĐ Dược Phú Thọ dưới góc độ SV và người sử dụng lao động. - Nghiên cứu ý kiến đánh giá của SV về chất lượng đào tạo của các Trường ĐH, CĐ trên phạm vị rộng hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_van_chat_luong_dao_tao_thong_qua_y_kien_danh_gia_cua_sinh_vien_9145.doc
Luận văn liên quan