Tóm tắt Luận văn Đánh giá về an toàn giao thức định tuyến trong mạng Manet

1. Các kết quả của luận văn Luận văn đã tập trung nghiên cứu về các thách thức, mối đe dọa an ninh, ảnh hưởng của tấn công lỗ đen trong giao thức AODV, trình bày một số giải pháp phòng chống tấn công lỗ đen là IDSAODV và RAODV. Đồng thời luận văn cũng đã sử dụng công cụ mô phỏng NS2, thực hiện mô phỏng quá trình tấn công lỗ đen và giải pháp phòng chống làm giảm ảnh hưởng của tấn công lỗ đen thông qua một số kịch bản khác nhau. Kết quả mô phỏng cho thấy các kết luận như sau: - Trong điều kiện bình thường, khi các nút mạng di chuyển với tốc độ từ 0 - 20m/s, giao thức AODV và IDSAODV đạt hiệu suất rất cao, giao thức RAODV thấp hơn một chút. - Khi mạng xuất hiện tấn công lỗ đen và số lượng nút lỗ đen tăng dần, hiệu suất của giao thức AODV giảm rõ rệt gây ra sự mất mát gói tin lớn. Giao thức IDSAODV tuy có làm giảm ảnh hưởng xấu từ nút lỗ đen, nhưng hiệu quả chưa cao, ưu điểm của giải pháp này là không phát sinh gói tin mới, không gây ra trễ trong mạng. Giao thức RAODV đạt hiệu suất cao và ổn định hơn hẳn giải pháp trước, tuy nhiên nhược điểm của giải pháp này là gây ra trễ trong mạng. 2. Hướng phát triển của đề tài Do hạn chế về mặt thời gian nên luận văn mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu giao thức điển hình AODV và các giải pháp phòng chống tấn công lỗ đen trên giao thức này. Trong thời gian tới tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu mô phỏng, đánh giá kết quả của giải pháp với nhiều kiểu tấn công khác nhau trên các giao thức DSDV, DSR, OLSR Ngoài ra còn có một số vấn đề khác của các giao thức cần được xem xét như bảo mật kết hợp đảm bảo chất lượng dịch vụ.

pdf25 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đánh giá về an toàn giao thức định tuyến trong mạng Manet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGÔ THẾ HẢI ANH ĐÁNH GIÁ VỀ AN TOÀN GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG MANET Ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chuyên ngành: Truyền dữ liệu & Mạng máy tính Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội - 2016 1 MỤC LỤC DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................... 3 MỞ ĐẦU...................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MANET .................................. 5 1.1. Tổng quan về mạng MANET ........................................................ 5 1.2. Đặc điểm của mạng MANET ......................................................... 5 1.3. Phân loại MANET .......................................................................... 5 1.3.1. Phân loại theo giao thức .......................................................... 5 1.3.2. Phân loại theo chức năng ......................................................... 5 1.4. Vấn đề định tuyến trong mạng MANET ...................................... 5 1.4.1. Các thuật toán định tuyến truyền thống ................................... 6 1.4.2. Bài toán định tuyến mạng MANET ........................................... 6 1.5. Các kỹ thuật định tuyến mạng MANET ...................................... 6 1.5.1. Định tuyến Link State và Distance Vector ................................ 6 1.5.2. Định tuyến chủ ứng và định tuyến phản ứng ............................ 6 1.5.3. Cập nhật định kỳ và cập nhật theo sự kiện ............................... 6 1.5.4. Cấu trúc phẳng và cấu trúc phân cấp ...................................... 6 1.5.5. Tính toán phi tập trung và tính toán phân tán .......................... 7 1.5.7. Đơn đường và đa đường ........................................................... 7 1.6. Các giao thức định tuyến trong mạng MANET ........................... 7 1.6.1. Destination-Sequence Distance Vector (DSDV) ...................... 7 1.6.2. Ad hoc On-demand Distance Vector Routing (AODV) ............ 7 1.6.3. Dynamic Source Routing (DSR) ............................................... 7 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ AN NINH TRONG MẠNG MANET VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẤN CÔNG TRONG MẠNG MANET ............... 8 2.1. Những vấn đề về an ninh trong mạng MANET ........................... 8 2.1.1. Thách thức về an ninh trong mạng MANET ............................. 8 2.1.2. Các yêu cầu về an ninh ............................................................. 8 2.2. Các phương thức tấn công trong giao thức định tuyến mạng MANET .................................................................................................. 8 2.2.1. Tấn công bằng cách sửa đổi ..................................................... 8 2.2.2. Tấn công bằng cách mạo danh ................................................. 8 2.2.3. Tấn công bằng cách chế tạo ..................................................... 8 2.3.4. Tấn công đặc biệt ..................................................................... 8 CHƯƠNG 3: TẤN CÔNG LỖ ĐEN TRONG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN AODV VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG LỖ ĐEN .......................................................................................... 9 3.1. Lỗ hổng giao thức AODV .............................................................. 9 3.2. Phân loại tấn công lỗ đen ............................................................... 9 2 3.3. Một số giải pháp phòng chống tấn công lỗ đen trong giao thức AODV ..................................................................................................... 9 3.3.1. ARAN (Authenticated Routing for Ad hoc Networks) ............... 9 3.3.2. SAODV (Secure Ad hoc On-demand Distance Vector) ............ 9 3.3.3. RAODV (Reverse Ad hoc On-demand Distance Vector) ........ 10 3.3.4. IDSAODV (Intrusion Detection System Ad hoc On-demand Distance Vector) ............................................................................... 11 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ AN TOÀN GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG MANET THÔNG QUA SỬ DỤNG CÔNG CỤ MÔ PHỎNG ..................................................................................................... 12 4.1. Phân tích lựa chọn phương pháp mô phỏng để đánh giá ......... 12 4.2. Bộ mô phỏng NS-2 và cài đặt mô phỏng ..................................... 12 4.2.1. Giới thiệu NS-2 ....................................................................... 12 4.2.2. Các thành phần của bộ chương trình mô phỏng NS2 ............ 12 4.2.3. Các chức năng mô phỏng chính của NS2 ............................... 12 4.2.4. Thiết lập mô phỏng mạng MANET trong NS2 ........................ 13 4.3. Cài đặt bổ sung các giao thức ...................................................... 13 4.3.1. Cài đặt giao thức blackholeAODV mô phỏng tấn công lỗ đen .......................................................................................................... 13 4.3.2. Cài đặt giao thức IDSAODV làm giảm ảnh hưởng tấn công lỗ đen .................................................................................................... 14 4.3.3. Cài đặt giao thức RAODV làm giảm ảnh hưởng tấn công lỗ đen .................................................................................................... 16 4.4. Mô phỏng, đánh giá ảnh hưởng và giải pháp làm giảm hiệu ứng của tấn công lỗ đen .............................................................................. 17 4.5. Tiến hành mô phỏng, phân tích tệp vết để tính các tham số hiệu năng ...................................................................................................... 19 4.6. Đánh giá ảnh hưởng của tấn công lỗ đen trong các giao thức định tuyến AODV, IDSAODV và RAODV ....................................... 21 KẾT LUẬN ............................................................................................... 23 1. Các kết quả của luận văn ................................................................ 23 2. Hướng phát triển của đề tài ............................................................ 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 24 3 DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT MANET Mobile Adhoc NETwork AODV Adhoc On-demand Distance Vector DSDV Destination-Sequenced Distance Vector DSR Dynamic Source Routing RREQ Route Request RREP Route Reply R-RREQ Reverse Route Request DV Distance Vector LS Link State NS-2 Network Simulator 2 RAODV Reverse Adhoc On-demand Distance Vector IDSAODV Intrusion Detection System Adhoc On-demand Distance Vector 4 MỞ ĐẦU Với hàng loạt các ưu điểm của công nghệ truyền thông không dây, các mạng di động không dây đã được phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây. Mạng di động không dây đặc biệt MANET (Mobile Wireless Adhoc Network) cho phép các máy tính di động thực hiện kết nối và truyền thông với nhau không cần dựa trên cơ sở hạ tầng mạng có dây. Về mặt thực tiễn, mạng MANET rất hữu ích cho các nhu cầu thiết lập mạng khẩn cấp tại những nơi xảy ra thảm họa như: hỏa hoạn, lụt lội, động đất hay những nơi yêu cầu tính nhanh chóng, tạm thời như trong các trận chiến, do thám Tuy nhiên, chính vì những đặc điểm hoạt động không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, truyền thông trong không khí đã khiến cho mạng MANET rất dễ bị tấn công. Những thách thức đặt ra cho vấn đề bảo mật mạng MANET thường tập trung vào bảo mật tầng liên kết, bảo mật định tuyến, trao đổi và quản lý khóa. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn sẽ trình bày một số vấn đề về an toàn giao thức định tuyến trong mạng MANET, một số giải pháp để chống tấn công trong giao thức định tuyến mạng MANET, cụ thể là tấn công Blackhole trong giao thức định tuyến AODV. Bố cục của luận văn chia làm bốn phần: Chương 1: Tổng quan về mạng MANET Chương 2: Những vấn đề về an ninh trong mạng MANET, các phương pháp tấn công trong mạng MANET Chương 3: Tấn công lỗ đen trong giao thức định tuyến AODV và một số giải pháp phòng chống tấn công lỗ đen Chương 4: Sử dụng công cụ mô phỏng NS-2 để mô phỏng kịch bản tấn công Blackhole trong giao thức AODV, qua đó đánh giá hiệu năng của mạng dưới sự ảnh hưởng của tấn công Blackhole, đề xuất giải pháp làm giảm ảnh hưởng của tấn công Blackhole 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MANET 1.1. Tổng quan về mạng MANET Mạng adhoc di động (MANET) bao gồm các miền router kết nối lỏng với nhau. Một mạng MANET được đặc trưng bởi một hoặc nhiều giao diện mạng MANET, các giao diện được phân biệt bởi “khả năng tiếp cận không đối xứng” thay đổi theo thời gian của nó đối với các router lân cận. Các router này nhận dạng và duy trì một cấu trúc định tuyến giữa chúng. Các router có thể giao tiếp thông qua các kênh vô tuyến động với khả năng tiếp cận không đối xứng, có thể di động và có thể tham gia hoặc rời khỏi mạng bất kì thời điểm nào. Để giao tiếp với nhau, các nốt mạng adhoc cần cấu hình giao diện mạng của nó với địa chỉ địa phương có giá trị trong khu vực của mạng adhoc đó. 1.2. Đặc điểm của mạng MANET - Thiết bị tự trị đầu cuối (Autonomous terminal). - Phân chia hoạt động (Distributed operation). - Định tuyến đa đường (Multihop routing. - Cấu hình động (Dynamic network topology). - Dao động về dung lượng liên kết (Fluctuating link capacity). - Tối ưu hoá cho thiết bị đầu cuối (Light-weight terminals). 1.3. Phân loại MANET 1.3.1. Phân loại theo giao thức - Single-hop - Multi-hop - Mobile multi-hop 1.3.2. Phân loại theo chức năng - Mạng MANET đẳng cấp (Flat) - Mạng MANET phân cấp (Hierarchical) - Mạng MANET kết hợp (Aggregate) 1.4. Vấn đề định tuyến trong mạng MANET Truyền thông trong mạng MANET dựa trên các đường đi đa chặng và mọi nút mạng đều thực hiện chức năng của một router, chúng cộng tác với nhau, thực hiện chuyển tiếp các gói tin hộ các nút mạng khác nếu các nút mạng này không thể truyền trực tiếp với nút nhận, do vậy định tuyến là bài toán quan trọng nhất đối với việc nghiên cứu MANET. 6 1.4.1. Các thuật toán định tuyến truyền thống Để tìm đường đi cho các gói tin qua hệ thống các router trong mạng, các giao thức định tuyến truyền thống thường sử dụng giải thuật véc tơ khoảng cách (Distance Vector Routing - DV) hoặc trạng thái liên kết (Link State Routing – LS). 1.4.2. Bài toán định tuyến mạng MANET - Hoạt động phân tán. - Không có lặp định tuyến. - Tính toán đường dựa trên yêu cầu. - Tính toán đường trước. - Bảo mật. - Hoạt động nghỉ. - Hỗ trợ liên kết đơn hướng. 1.5. Các kỹ thuật định tuyến mạng MANET 1.5.1. Định tuyến Link State và Distance Vector 1.5.2. Định tuyến chủ ứng và định tuyến phản ứng - Định tuyến chủ ứng (Proactive): Là phương pháp định tuyến của các giao thức truyền thống. Đường tới tất cả các đích được tính toán trước. Các thông tin định tuyến được cập nhật định kỳ hoặc bất cứ khi nào cấu hình mạng thay đổi. - Định tuyến phản ứng (Reactive): Là phương pháp định tuyến theo yêu cầu. Đường tới đích không được tính toán trước và chỉ được xác định khi cần đến. Quá trình phát hiện liên kết bị hỏng và xây dựng lại đường được gọi là quá trình duy trì đường. 1.5.3. Cập nhật định kỳ và cập nhật theo sự kiện - Cập nhật định kỳ thực hiện bằng việc phát các gói tin định tuyến một cách định kỳ. Kỹ thuật này làm đơn giản hóa các giao thức và cho phép các nút học được về cấu hình và trạng thái của toàn bộ mạng. Tuy nhiên, giá trị quãng thời gian cập nhật là một tham số quan trọng. - Cập nhật theo sự kiện diễn ra khi có sự kiện xảy ra trong mạng như liên kết hỏng hoặc liên kết mới xuất hiện. 1.5.4. Cấu trúc phẳng và cấu trúc phân cấp - Trong cấu trúc phẳng, tất cả các nút trong mạng ở cùng mức với nhau và có chức năng định tuyến như nhau. - Trong định tuyến phân cấp, các nút được tổ chức động thành các phân hoạch gọi là cluster, sau đó các cluster được kết hợp lại thành các 7 phân hoạch lớn hơn gọi là các supercluster, v.v. Việc tổ chức mạng thành các cluster giúp duy trì cấu hình mạng tương đối bền vững. 1.5.5. Tính toán phi tập trung và tính toán phân tán - Trong giao thức dựa trên tính toán phi tập trung, mọi nút trong mạng duy trì thông tin toàn cục hoàn chỉnh về cấu hình mạng để tính toán các đường đi ngay khi cần. - Trong giao thức dựa trên tính toán phân tán, mọi nút trong mạng chỉ duy trì thông tin bộ phận hoặc cục bộ về cấu hình mạng. Khi một đường cần được tính toán, nhiều nút sẽ phối hợp để tính toán đường. 1.5.7. Đơn đường và đa đường Một số giao thức định tuyến tìm một đường duy nhất từ nguồn tới đích. Do đó, giao thức trở lên đơn giản và tiết kiệm được không gian lưu trữ. Tuy nhiên, một số giao thức khác lại áp dụng việc tìm nhiều đường. Mục tiêu của các giao thức này là sự tin cậy và mạnh mẽ. 1.6. Các giao thức định tuyến trong mạng MANET 1.6.1. Destination-Sequence Distance Vector (DSDV) DSDV là giao thức định tuyến chủ ứng dựa trên véc tơ khoảng cách theo chặng. Mỗi nút trong mạng duy trì một bảng định tuyến có chứa chặng tiếp theo và số chặng tới mỗi đích trong mạng. Để giữ cho các bảng định tuyến được cập nhật, DSDV yêu cầu mỗi nút phát quảng bá định kỳ các cập nhật định tuyến tới các hàng xóm và phát ngay các cập nhật khi có các thay đổi quan trọng xảy ra trong mạng. 1.6.2. Ad hoc On-demand Distance Vector Routing (AODV) AODV là giao thức dựa trên thuật toán vector khoảng cách. Giao thức AODV tối thiểu hoá số bản tin quảng bá cần thiết bằng cách tạo ra các tuyến trên cơ sở theo yêu cầu. 1.6.3. Dynamic Source Routing (DSR) Giao thức DSR là một giao thức định tuyến đơn giản và hiệu quả được thiết kế riêng cho việc sử dụng trong các mạng ad hoc không dây đa chặng với các nút di động. Sử dụng DSR, mạng hoàn toàn tự tổ chức và tự cấu hình, không cần cơ sở hạ tầng mạng sẵn có hoặc quản trị trung tâm. Các nút mạng hợp tác để chuyển tiếp các gói tin cho nhau từ đó cho phép giao tiếp qua nhiều “chặng” giữa những nút không trực tiếp nằm trong phạm vi truyền dẫn không dây của nút khác. Khi các nút trong mạng lưới di chuyển xung quanh hoặc gia nhập hoặc rời khỏi mạng, hoặc các điều kiện truyền dẫn không dây như các nguồn nhiễu thay đổi, thì tất cả định tuyến được tự động xác định và duy trì bởi các giao thức định tuyến DSR. 8 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ AN NINH TRONG MẠNG MANET VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẤN CÔNG TRONG MẠNG MANET 2.1. Những vấn đề về an ninh trong mạng MANET 2.1.1. Thách thức về an ninh trong mạng MANET - Môi trường là không khí kém bảo mật là nguy cơ của việc nghe trộm từ đó kẻ tấn công có thể phân tích lưu lượng mạng phục vụ cho các mục đích tấn công tiếp theo. - Việc các nút gia nhập và rời mạng bất kỳ lúc nào tạo nên sự thay đổi thường xuyên về cấu trúc mạng đòi hỏi các giao thức định tuyến liên tục phát các yêu cầu quảng bá trong toàn mạng cũng dẫn đến việc mất an ninh trong mạng. - Giới hạn về tài nguyên như băng thông và năng lượng làm giảm khả năng chống đỡ của mạng trước các cuộc tấn công. 2.1.2. Các yêu cầu về an ninh - Tính bảo mật (Confidentialy). - Tính xác thực (Authentication). - Tính toàn vẹn (Intergrity). - Tính chống chối bỏ (Non-Repudiation). - Tính sẵn sàng (Availability). 2.2. Các phương thức tấn công trong giao thức định tuyến mạng MANET 2.2.1. Tấn công bằng cách sửa đổi - Sửa đổi số tuần tự đích (destination sequence number), số chặng (hop_count) của tuyến đường. - Sửa đổi nguồn của tuyến đường. 2.2.2. Tấn công bằng cách mạo danh Kiểu tấn công này đe dọa tính xác thực và bảo mật trong mạng. 2.2.3. Tấn công bằng cách chế tạo Trong cách tấn công này, nút độc hại cố gắng để “bơm” vào mạng các thông điệp giả mạo hoặc các thông điệp định tuyến sai để phá vỡ cơ chế định tuyến trong mạng. 2.3.4. Tấn công đặc biệt - Tấn công lỗ sâu (Wormhole Attack). - Tấn công lỗ đen (Blackhole Attack). 9 CHƯƠNG 3: TẤN CÔNG LỖ ĐEN TRONG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN AODV VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG LỖ ĐEN 3.1. Lỗ hổng giao thức AODV Giao thức AODV dễ bị kẻ tấn công làm sai lệch thông tin đường đi để chuyển hướng đường đi và bắt đầu các cuộc tấn công khác. Trong mỗi gói tin định tuyến AODV, một số trường quan trọng như số đếm chặng HC, số tuần tự đích SN của nguồn và đích, IP header cũng như địa chỉ IP đích và nguồn của AODV, và chỉ số RREQ ID, là những yếu tố cần thiết để thực thi giao thức đúng đắn. Sự sai sót của bất cứ trường nào kể trên cũng có thể khiến AODV gặp sự cố. Bảng sau ghi lại vài trường dễ bị phá hoại trong thông điệp định tuyến AODV và sự thay đổi khi chúng bị tấn công. Để thực hiện một cuộc tấn công lỗ đen trong giao thức AODV, nút độc hại chờ gói tin RREQ gửi từ các nút láng giềng của nó. Khi nhận được gói RREQ, nó ngay lập tức gửi trả lời gói tin RREP với nội dung sai lệch trong đó thiết lập giá trị SN cao nhất và giá trị HC nhỏ nhất mà không thực hiện kiểm tra bảng định tuyến xem có tuyến đường tới đích nào không trước khi các nút khác (trong đó gồm các nút trung gian có tuyến đường hợp lệ hoặc chính nút đích) gửi các bảng tin trả lời tuyến. Sau đó mọi dữ liệu truyền từ nút nguồn tới nút đích được nút độc hại loại bỏ (drop) toàn bộ thay vì việc chuyển tiếp tới đích thích hợp. 3.2. Phân loại tấn công lỗ đen a. RREQ Black hole attack b. RREP black hole attack 3.3. Một số giải pháp phòng chống tấn công lỗ đen trong giao thức AODV 3.3.1. ARAN (Authenticated Routing for Ad hoc Networks) ARAN là giao thức định tuyến an toàn dựa trên giao thức AODV. Giao thức ARAN sử dụng mã hóa, chứng chỉ số để ngăn chặn hầu hết các cuộc tấn công và phát hiện những hành vi không bình thường. Chứng chỉ chứng thực nút ARAN sử dụng mật mã, chứng chỉ số để đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn và không chối bỏ trong quá trình định tuyến. 3.3.2. SAODV (Secure Ad hoc On-demand Distance Vector) Giao thức SAODV được công bố bởi Manel Guerrero Zapata vào năm 2006 để giải quyết các thử thách an ninh trong mạng MANET. SAODV là một giao thức mở rộng của giao thức AODV, nó được sử dụng 10 để bảo vệ cơ chế quá trình khám phá tuyến bằng cách cung cấp các tính năng an ninh như toàn vẹn, xác thực và chống chối bỏ. 3.3.3. RAODV (Reverse Ad hoc On-demand Distance Vector) Giao thức RAODV được đề xuất bởi Chonggun Kim, Elmurod Talipov và Byoungchul Ahn [6], khám phá tuyến đường sử dụng thủ tục khám phá tuyến ngược nơi nút đích sẽ gửi một gói tin yêu cầu tuyến ngược (R-RREQ) tới các nút láng giềng để tìm một con đường hợp lệ đến nút nguồn sau khi nhận RREQ từ nút nguồn. Cơ chế hoạt động của RAODV như sau: Giao thức RAODV không có tuyến đường cố định được lưu trữ trong các nút. Các nút nguồn khởi tạo thủ tục khám phá tuyến bằng cách quảng bá. Các gói tin RREQ chứa các thông tin sau: Loại tin, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, ID quảng bá, hop count, số thứ tự nguồn, số thứ tự đích, thời gian yêu cầu (timestamp). Hình 3.1. Định dạng gói tin RREQ Mỗi khi nút nguồn gửi một RREQ mới, ID quảng bá được tăng lên một. Vì vậy, các địa chỉ nguồn và đích, cùng với các ID quảng bá, xác định duy nhất gói tin RREQ này. Nút nguồn quảng bá các RREQ đến tất cả các nút trong phạm vi truyền của nó, những nút láng giềng sẽ chuyển tiếp RREQ đến các nút khác. Khi RREQ được quảng bá trên toàn mạng, một số nút có thể nhận được nhiều bản sao của cùng một RREQ. Khi một node trung gian nhận RREQ, kiểm tra nút nếu đã nhận một RREQ với cùng ID quảng bá và nguồn địa chỉ. Nút mạng sẽ lấy ID quảng bá và địa chỉ nguồn lần đầu tiên và loại bỏ RREQ dư thừa. Thủ tục cũng tương tự với RREQ của AODV. Khi nút đích nhận được gói tin yêu cầu tuyến đường lần đầu, nút đích sẽ tạo ra một gói tin yêu cầu ngược (R-RREQ) và quảng bá cho các nút hàng xóm trong phạm vi truyền giống như RREQ của nút nguồn đã làm. 11 Gói tin R-RREQ chứa các trường thông tin sau: ID trả lời nguồn, ID trả lời đích, ID trả lời quảng bá, hop count, số thứ tự nguồn, thời gian trả lời (timestamp). Hình 3.2. Định dạng gói tin R-RREQ Khi đã quảng bá gói tin R-RREQ đến nút trung gian, nó sẽ kiểm tra dự phòng. Nếu nút trung gian nhận được cùng một thông báo, gói tin đó sẽ bị hủy, nếu không sẽ chuyển tiếp tới các nút tiếp theo. Ngoài ra, nút mạng còn lưu trữ hoặc cập nhật các thông tin sau vào bảng định tuyến: - Địa chỉ nút đích - Địa chỉ nút nguồn - Số hop đến nút đích - Số tuần tự đích - Thời gian tuyến đường hết hạn và hop tiếp theo đến nút đích Khi nào nút nguồn gốc nhận được gói tin R-RREQ đầu tiên, nó bắt đầu truyền gói tin, và các gói R-RREQ cuối sẽ được lưu lại để sử dụng sau. Các con đường thay thế có thể được sử dụng khi đường chính bị lỗi. 3.3.4. IDSAODV (Intrusion Detection System Ad hoc On-demand Distance Vector) Giao thức IDSAODV được đề xuất bởi Semih Dokurer [7], dựa trên ý tưởng hết sức đơn giản theo cơ chế làm việc của giao thức AODV đó là kiểm tra số SN của gói tin RREP trả lời. Nếu trong mạng hiện diện nút lỗ đen thì ngay lập tức nút lỗ đen này sẽ trả lời gói tin RREP với giá trị số SN được gán cao nhất và đương nhiên sẽ trả lời ngay lập tức tới nút nguồn gửi yêu cầu RREQ. Do đó, chỉ cần loại bỏ gói tin RREP đầu tiên nhận được và chấp nhận gói tin RREP thứ hai với giá trị số SN cao nhất để thiết lập tuyến đường truyền thông bằng cơ chế bộ đệm gói tin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không phải bao giờ gói tin RREP với giá trị số SN lớn nhất nhận đầu tiên cũng đến từ nút lỗ đen. 12 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ AN TOÀN GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG MANET THÔNG QUA SỬ DỤNG CÔNG CỤ MÔ PHỎNG 4.1. Phân tích lựa chọn phương pháp mô phỏng để đánh giá Gồm 3 nhóm chính bao gồm: đánh giá dựa vào mô hình giải tích (Analytic Models), đánh giá dựa vào mô hình mô phỏng (Simulation Models) và đo hiệu năng trên mạng thực (Measurement). 4.2. Bộ mô phỏng NS-2 và cài đặt mô phỏng 4.2.1. Giới thiệu NS-2 NS2 là phần mềm mô phỏng mạng, hoạt động của nó được điều khiển bởi các sự kiện rời rạc. NS-2 được thiết kế và phát triển theo kiểu hướng đối tượng, được phát triển tại đại học California, Berkely. Bộ phần mềm này được viết bằng ngôn ngữ C++ và OTcl. Ban đầu bộ mô phỏng này được xây dựng trên nền hệ điều hành Unix/Linux, sau này một số phiên bản có thể cài đặt để chạy trên môi trường Windows. 4.2.2. Các thành phần của bộ chương trình mô phỏng NS2 Bộ mô phỏng mạng NS2 gồm rất nhiều thành phần chức năng trong đó chương trình mô phỏng NS2 là thành phần chính. Với chương trình mô phỏng NS2 chúng ta có thể làm rất nhiều việc từ việc tạo ra các nút mạng, các đường truyền, các nguồn sinh lưu lượng theo các phân bố được định nghĩa trước, các thực thể giao thức khác nhau cho đến việc quản lý các chính sách hàng đợi cũng như các mô hình sinh lỗi của đường truyền NS2 hỗ trợ rất tốt các ứng dụng phổ biến hiện nay như web, FTP, telnet cũng như các giao thức giao vận phổ biến như TCP, UDP. Với mô phỏng mạng không dây, chương trình NS2 hỗ trợ một số giao thức định tuyến mạng MANET phổ biến như AODV, DSDV, DSR hay TORA. 4.2.3. Các chức năng mô phỏng chính của NS2 * Đối với mạng có dây: - Hỗ trợ các đường truyền điểm - điểm đơn công, song công, mạng cục bộ LAN. - Hỗ trợ các nguồn sinh lưu lượng với một số phân bố khác nhau. - Hỗ trợ một số chính sách phục vụ hàng đợi. - Hỗ trợ một số mô hình sinh lỗi điển hình. - Hỗ trợ nghiên cứu vấn đề định tuyến đơn hướng/đa hướng (Unicast/Multicast routing). 13 - Hỗ trợ các giao thức tầng giao vận: TCP/Tahoe/Reno/New-Reno/Sack/Vegas, UDP, điều khiển lưu lượng và điều khiển tắc nghẽn. - Hỗ trợ một số giao thức tầng ứng dụng, web caching và truyền luồng dữ liệu đa phương tiện. * Đối với mạng không dây: Ngoài phần lớn các chức năng mô phỏng trên, NS2 còn có khả năng: - Hỗ trợ việc di chuyển của các nút mạng trong không gian hai chiều. - Hỗ trợ mạng LAN không dây (WLAN) 802.11. - Hỗ trợ Mobile IP. - Hỗ trợ một số giao thức định tuyến trong mạng không dây đặc biệt MANET: AODV, DSDV, DSR, TORA... - Hỗ trợ liên mạng sử dụng vệ tinh (Satellite Networking). * Trong lĩnh vực mạng hỗn hợp có dây và không dây: - Hỗ trợ các trạm cơ sở đóng vai trò cổng chuyển giữa mạng có dây và mạng không dây. - Hỗ trợ Snoop TCP. 4.2.4. Thiết lập mô phỏng mạng MANET trong NS2 Mô hình không dây chủ yếu bao gồm nút di động (MobileNode) ở lõi, với các đặc điểm hỗ trợ mở rộng cho phép mô phỏng các mạng MANET, mạng không dây Đối tượng MobileNode là một đối tượng tách biệt. Lớp MobileNode được thừa kế từ lớp cha Node trong C++. Do đó lớp MobileNode là đối tượng Node cơ bản với các chức năng thêm vào của nút không dây và di động như là khả năng di chuyển trong hình trạng mạng cho trước, khả năng nhận và truyền các tín hiệu tới và từ kênh không dây. 4.3. Cài đặt bổ sung các giao thức 4.3.1. Cài đặt giao thức blackholeAODV mô phỏng tấn công lỗ đen Khi một gói tin được nhận bởi hàm “recv” trong tệp “aodv/aodv.cc”, nó xử lý gói tin tùy theo loại gói tin này. Nếu gói tin là một trong số các gói thông tin điều khiển quá trình định tuyến AODV, nó sẽ gửi gói tin tới hàm “recvAODV” được giải thích ở dưới. Còn nếu gói tin nhận được là gói dữ liệu, thì theo thông thường nó sẽ được chuyển tới đích, nhưng với hành vi của nút lỗ đen nó sẽ loại bỏ toàn bộ gói tin mà không cần thiết với nó. Trong đoạn mã dưới đây, điều kiện if đầu tiên xử lý quá 14 trình nhận dữ liệu nếu đúng là địa chỉ đích, điều kiện else nút độc hại sẽ loại bỏ toàn bộ dữ liệu nhận được. Đoạn mã như sau: if ((u_int32_t)ih->saddr() == index) forward((blackholeaodv_rt_entry*) 0, p, NO_DELAY); else drop(p, DROP_RTR_ROUTE_LOOP); Trong đó chú ý tới hành vi của nút lỗ đen thông qua hàm xử lý gói tin RREQ để trả lời gói tin giả mạo RREP. Nút độc hại cố gắng đánh lừa các nút gửi bằng gói RREP của mình với giá trị của số SN được gán giá trị cao nhất 4294967295 và hop count gán bằng 1. Giá trị cụ thể của gói tin sai RREP được minh họa dưới đây: sendReply(rq->rq_src, // IP Destination 1, // Hop Count index, // Dest IP Address 4294967295, // Highest Dest Sequence Num MY_ROUTE_TIMEOUT, // Lifetime rq->rq_timestamp); // timestamp 4.3.2. Cài đặt giao thức IDSAODV làm giảm ảnh hưởng tấn công lỗ đen Cơ chế bộ đệm gói RREP được tạo thành với các hàm chức năng: “rrep_insert” có chức năng lưu đệm gói RREP, “rrep_lookup” có chức năng tìm kiếm bất kỳ gói RREP nếu nó tồn tại, “rrep_remove” loại bỏ tuyến đường với RREP đến từ nút được xác định và “rrep_purge” có chức năng xóa định kỳ từ danh sách những gói tin RREP đã hết hạn. Ở đây chọn thời gian hết hiệu lực (BCAST_ID_SAVE) đối với gói tin RREP trùng với thời gian hết hiệu lực trong giao thức AODV là 3s. Đoạn mã dưới đây mô tả cơ chế bộ đệm gói tin RREP: void idsAODV::rrep_insert(nsaddr_t id) { idsBroadcastRREP *r = new idsBroadcastRREP(id); assert(r); r->expire = CURRENT_TIME + BCAST_ID_SAVE; r->count ++; LIST_INSERT_HEAD(&rrephead, r, link); } 15 idsBroadcastRREP * idsAODV::rrep_lookup(nsaddr_t id) { idsBroadcastRREP *r = rrephead.lh_first; for( ; r; r = r->link.le_next) { if (r->dst == id) return r; } return NULL; } void idsAODV::rrep_remove(nsaddr_t id) { idsBroadcastRREP *r = rrephead.lh_first; for( ; r; r = r->link.le_next) { if (r->dst == id) LIST_REMOVE(r,link); delete r; break; } } void idsAODV::rrep_purge() { idsBroadcastRREP *r = rrephead.lh_first; idsBroadcastRREP *rn; double now = CURRENT_TIME; for(; r; r = rn) { rn = r->link.le_next; if(r->expire <= now) { LIST_REMOVE(r,link); delete r; } } } Tiếp đến là sửa đổi hàm recvReply, đầu tiên là việc kiểm soát nếu gói tin RREP đến cho chính nó thì chức năng “rrep_lookup” được gọi tới nếu gói tin được nhận, ngược lại chức năng “rrep_insert” được gọi để chèn các gói RREP cho các đích tương ứng của nó. Nếu gói tin RREP đã được 16 lưu trước đó cho cùng địa chỉ đích thì chức năng RREP thông thường sẽ được thực hiện. Nếu không có nghĩa là gói tin RREP được chuyển tiếp tới các hàng xóm thích hợp của nó. Đoạn mã dưới đây cho thấy chức năng nhận gói tin RREP của idsaodv được thực hiện. idsAODV::recvReply(Packet *p) { idsBroadcastRREP * r = rrep_lookup(rp->rp_dst); if(ih->daddr() == index) { if (r == NULL) { count = 0; rrep_insert(rp->rp_dst); } else { r->count ++; count = r->count; } UPDATE ROUTE TABLE } else { Forward(p); } } Sau khi tất cả thay đổi kết thúc, tiến hành biên dịch lại tất cả các tệp trong phần mềm NS2. 4.3.3. Cài đặt giao thức RAODV làm giảm ảnh hưởng tấn công lỗ đen Thay vì gửi lại một RREP trở lại nút nguồn như AODV thì giao thức RAODV tạo ra một gói reverse route request (R-RREQ) và quảng bá cho các nút lân cận giống như RREQ của nút nguồn đã làm. void RAODV::sendReverse(nsaddr_t dst) { Packet *p = Packet::alloc(); struct hdr_cmn *ch = HDR_CMN(p); struct hdr_ip *ih = HDR_IP(p); struct hdr_raodv_reply *rp = HDR_RAODV_REPLY(p); raodv_rt_entry *rt = rtable.rt_lookup(dst); assert(rt); rp->rp_type = RAODVTYPE_RQREP; //rp->rp_flags = 0x00; rp->rp_hop_count = 1; 17 rp->rp_dst = dst; rp->rp_bcast_id = bid++; rp->rp_src = index; // rp->rp_dst_seqno = seqno; rp->rp_timestamp = CURRENT_TIME; // Thời gian hiện tại ch->ptype() = PT_RAODV; ch->size() = IP_HDR_LEN + rp->size(); ch->iface() = -2; ch->error() = 0; ch->addr_type() = NS_AF_NONE; ch->prev_hop_ = index; ch->direction() = hdr_cmn::DOWN; ih->saddr() = index; ih->daddr() = IP_BROADCAST; // IP Broadcast ih->sport() = RT_PORT; ih->dport() = RT_PORT; ih->ttl_ = NETWORK_DIAMETER; Scheduler::instance().schedule(target_, p, 0); } Sau khi tất cả thay đổi kết thúc, tiến hành biên dịch lại tất cả các tệp trong phần mềm NS2. 4.4. Mô phỏng, đánh giá ảnh hưởng và giải pháp làm giảm hiệu ứng của tấn công lỗ đen a. Các độ đo hiệu năng được đánh giá - Tỷ lệ phân phát gói tin thành công (PDR – Packet Delivery Ratio). - Số gói tin bị mất. - Độ trễ trung bình (End-to-End Delay). b. Thiết lập các lựa chọn, tham số mô phỏng - Kích thước mạng (độ lớn của mạng): Số lượng nút trong mạng. - Mật độ nút: Tính theo số hàng xóm trung bình hoặc theo số nút trung bình trong diện tích phủ sóng (radio range) của một nút. - Độ linh động của mạng: Được đo bằng tốc độ chuyển động trung bình của các nút mạng. - Các mẫu lưu lượng: Hệ thống với các mẫu lưu lượng như CBR hoặc TCP. 18 c. Các kịch bản mô phỏng ./setdest -n -p -s -t -x -y > / ./setdest –n 50 –p 10 –s 0.0 –t 600 –x 1000 – y 1000 > kichban1-n50-t600-s0-1000-1000 ./setdest –n 50 –p 10 –s 5.0 –t 600 –x 1000 – y 1000 > kichban2-n50-t600-s5-1000-1000 ./setdest –n 50 –p 10 –s 10.0 –t 600 –x 1000 – y 1000 > kichban3-n50-t600-s10-1000-1000 ./setdest –n 50 –p 10 –s 15.0 –t 600 –x 1000 – y 1000 > kichban4-n50-t600-s15-1000-1000 ./setdest –n 50 –p 10 –s 20.0 –t 600 –x 1000 – y 1000 > kichban5-n50-t600-s20-1000-1000 Thực thể truyền thông CBR được gắn trên nút có tốc độ phát gói tin không đổi là 4 gói tin/giây và các gói tin có kích thước là 512 byte. Việc sinh ra các lưu lượng bao gồm 10 kết nối được cho bởi công cụ cbrgen đã được tích hợp sẵn trong phần mềm NS2 với cú pháp như sau: ns cbrgen.tcl [-type cbr|tcp] [-nn nodes] [-seed seed] [-mc connections] [-rate rate] > / ns cbrgen.tcl –type cbr –nn 50 –seed 1.0 –mc 10 –rate 4.0 > cbr Trong mỗi ngữ cảnh mô phỏng, các tham số mô phỏng giống nhau được cho bởi bảng sau: Thông số Giá trị Cấu hình chung Khu vực địa lý 1000 x 1000m Tổng số nút 50 nút Vùng thu phát sóng 250 m Cấu hình di chuyển Tốc độ di chuyển nhanh nhất 20 m/s  72 km/h Tốc độ di chuyển chậm nhất 0 m/s  Đứng yên Cấu hình truyền dữ liệu Nguồn sinh lưu lượng CBR Số kết nối 10 Kích thước gói tin 512 bytes Tốc độ phát gói 4 gói/s 19 4.5. Tiến hành mô phỏng, phân tích tệp vết để tính các tham số hiệu năng Luận văn mô phỏng các kịch bản như đã nêu ở trên để thu được các tệp vết. Tệp vết là tệp chứa tất cả các sự kiện trong mô phỏng như thời điểm gói tin được gửi, nút nào sinh ra chúng, nút nào đã nhận chúng, kiểu của gói tin gửi, nếu bị loại bỏ thì lý do bị loại bỏ là gì? Trong các mô phỏng này, sử dụng định dạng tệp “new trace” cho môi trường mạng không dây. Kết quả phân tích các giao thức với tốc độ di chuyển của nút mạng và số nút tấn công lỗ đen tăng dần được thể hiện như sau: Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phân phát gói tin thành công với tốc độ 0m/s 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5Gói tin tru yền thà nh côn g (% ) Số lượng nút lỗ đen tăng dần Biểu đồ thể hiện Tỷ lệ phân phát gói tin thành công AODV IDSAODV RAODV 20 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện thời gian trễ trung bình truyền thành công 1 gói tin với tốc độ 0m/s Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện số lượng gói tin bị mất với tốc độ 0m/s 0 50 100 150 200 250 0 1 2 3 4 5 Thờ i gia n (m s) Số lượng nút lỗ đen tăng dần Biểu đồ thể hiện Độ trễ trung bình AODV IDSAODV RAODV 0 5000 10000 15000 20000 25000 0 1 2 3 4 5 Số l ượn g gó i tin bị m ất ( pac ket s) Số lượng nút lỗ đen tăng dần Biểu đồ thể hiện Số lượng gói tin bị mất AODV IDSAODV RAODV 21 4.6. Đánh giá ảnh hưởng của tấn công lỗ đen trong các giao thức định tuyến AODV, IDSAODV và RAODV Khi trong mạng chưa xuất hiện tấn công lỗ đen: Với giao thức AODV, tỷ lệ phân phát gói tin thành công luôn đạt xấp xỉ 95% đối với cả 5 kịch bản. Tỷ lệ mất gói tin rất thấp, chỉ chiếm từ 3-5% do sự chuyển động của các nút mạng tăng dần (0 - 20m/s). Độ trễ trung bình dao động thấp nhất là 41.43ms khi tốc độ di chuyển 5m/s và cao nhất là 167.83ms khi tốc độ di chuyển 15m/s. Với giao thức IDSAODV, tỷ lệ phân phát gói tin thành công không có nhiều khác biệt so với giao thức AODV, luôn đạt tỷ lệ rất cao xấp xỉ 90%, cá biệt khi tốc độ di chuyển mạng thay đổi 15m/s, tỷ lệ chỉ đạt 76.36%. Tỷ lệ mất gói tin dao động từ 7-10%. Độ trễ trung bình cũng tương tự như giao thức AODV, thấp nhất là 50.86ms khi tốc độ di chuyển 5m/s và cao nhất là 309.02ms khi tốc độ di chuyển 15m/s. Với giao thức RAODV, tỷ lệ phân phát gói tin thành công đạt khoảng 80%. Tỷ lệ mất gói tin cao hơn so với 2 giao thức trên, chiếm khoảng 20%. Độ trễ trung bình cũng lớn hơn so với 2 giao thức trên, thấp nhất là 147.65ms và cao nhất là 426.63ms. Như vậy, khi không xuất hiện tấn công lỗ đen trong mạng, hiệu suất của giao thức RAODV thấp hơn một chút so với 2 giao thức AODV và IDSAODV. Khi trong mạng xuất hiện tấn công lỗ đen: Với giao thức AODV, tỷ lệ phân phát gói tin thành công giảm mạnh khi trong mạng xuất hiện nút lỗ đen. Với 1 nút lỗ đen, tỷ lệ phân phát gói tin thành công chỉ đạt từ 8.76% - 19.07% tùy theo tốc độ di chuyển của nút mạng. Khi tăng dần số lượng nút lỗ đen trong mạng, tỷ lệ phân phát thành công giảm xuống dưới 10%, đặc biệt khi có 5 nút lỗ đen xuất hiện tỷ lệ phân phát thành công là 0% khi nút mạng đứng yên. Độ trễ trung bình không thay đổi nhiều so với khi mạng không có tấn công lỗ đen, dao động ở mức 41.43ms - 167.83ms. Số lượng gói tin bị mất là rất lớn khi nút lỗ đen tăng dần, trung bình là 20000 gói. Với giao thức IDSAODV, khi mạng xuất hiện 1 nút lỗ đen, tỷ lệ phân phát gói tin thành công hiệu quả hơn so với giao thức AODV, từ 25.95% - 35.10% tùy theo tốc độ di chuyển của nút mạng. Khi số lượng nút lỗ đen tăng dần, tỷ lệ phân phát gói tin thành công cũng giảm dần, khi tốc độ di chuyển của nút mạng thay đổi, thấp nhất là 2.79% và cao nhất là 40.36%. Độ trễ trung bình có gia tăng khi số lượng nút lỗ đen tăng dần, cao 22 nhất là 404.72ms với tốc độ di chuyển nút mạng 15m/s. Số lượng gói tin bị mất khi xuất hiện 1 nút lỗ đen là khoảng 15000 gói, nhưng khi số lượng nút lỗ đen tăng dần, gói tin mất lên đến xấp xỉ 20000. Với giao thức RAODV, tỷ lệ phân phát gói tin thành công rất cao, luôn giữ ở mức ổn định xấp xỉ 80% kể cả khi số lượng nút lỗ đen trong mạng tăng dần, và ở các tốc độ di chuyển khác nhau. Tuy nhiên, độ trễ trung bình không thay đổi nhiều so với khi mạng không có tấn công lỗ đen, độ trễ tương đối cao, từ 142.82ms lên đến 461.40ms. Số lượng gói tin bị mất cũng ít hơn hẳn 2 giao thức trên, kể cả khi số lượng nút lỗ đen tăng dần. Như vậy, hiệu suất của giao thức RAODV cao hơn hẳn so với giao thức IDSAODV khi có tấn công lỗ đen xảy ra trong mạng. 23 KẾT LUẬN 1. Các kết quả của luận văn Luận văn đã tập trung nghiên cứu về các thách thức, mối đe dọa an ninh, ảnh hưởng của tấn công lỗ đen trong giao thức AODV, trình bày một số giải pháp phòng chống tấn công lỗ đen là IDSAODV và RAODV. Đồng thời luận văn cũng đã sử dụng công cụ mô phỏng NS2, thực hiện mô phỏng quá trình tấn công lỗ đen và giải pháp phòng chống làm giảm ảnh hưởng của tấn công lỗ đen thông qua một số kịch bản khác nhau. Kết quả mô phỏng cho thấy các kết luận như sau: - Trong điều kiện bình thường, khi các nút mạng di chuyển với tốc độ từ 0 - 20m/s, giao thức AODV và IDSAODV đạt hiệu suất rất cao, giao thức RAODV thấp hơn một chút. - Khi mạng xuất hiện tấn công lỗ đen và số lượng nút lỗ đen tăng dần, hiệu suất của giao thức AODV giảm rõ rệt gây ra sự mất mát gói tin lớn. Giao thức IDSAODV tuy có làm giảm ảnh hưởng xấu từ nút lỗ đen, nhưng hiệu quả chưa cao, ưu điểm của giải pháp này là không phát sinh gói tin mới, không gây ra trễ trong mạng. Giao thức RAODV đạt hiệu suất cao và ổn định hơn hẳn giải pháp trước, tuy nhiên nhược điểm của giải pháp này là gây ra trễ trong mạng. 2. Hướng phát triển của đề tài Do hạn chế về mặt thời gian nên luận văn mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu giao thức điển hình AODV và các giải pháp phòng chống tấn công lỗ đen trên giao thức này. Trong thời gian tới tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu mô phỏng, đánh giá kết quả của giải pháp với nhiều kiểu tấn công khác nhau trên các giao thức DSDV, DSR, OLSR Ngoài ra còn có một số vấn đề khác của các giao thức cần được xem xét như bảo mật kết hợp đảm bảo chất lượng dịch vụ. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Đình Việt, “Bài giảng đánh giá hiệu năng mạng máy tính”, 2008 Tiếng Anh 2. C.Perkins,“(RFC) Request for Comments 3561”, Category: Experimental, Network, Working Group, July 2003 3. Dr.Satya Prakash Singh, Ramveer Singh (2012), “Security challenges in mobile adhoc network”, International Journal of Applied Engineering Research, Volume 7 (11) 4. Ali Tourani, Yasin Ezatdoost, Amir Seyed Danesh (2013), “A Comparison on ARAN and SAODV Protocols of Ad-hoc Network Routing”, International Journal of Advanced Research in Computer and Communication Engineering, Volume 2 (11) 5. Manel Guerrero Zapata (2002), “Secure Ad hoc On-Demand Distance Vector Routing”, ACM Mobile Computing and Communications Review (MC2R), 6(3):106--107, July 2002 6. C. Kim, E. Talipov, and B. Ahn, “A Reverse AODV Routing Protocol in Ad Hoc Mobile Networks”, The International Conference on Emerging Directions in Embedded and Ubiquitous Computing (EUC’06), Seoul, 1-4 August 2006, pp.522-531. Springer, 2006. 7. S. Dokurer “Simulation of Black hole attack in wireless ad-hoc networks” Thesis Master in Computer Engineering Atihm University, September 2006 8. F.J.Ros and P.M.Ruiz (2004), “Implementing a New Manet Unicast Routing Protocol in NS2”, December, 2004 9. C. P. Vandana and A. F. S. Devaraj, “MLDW- A MultiLayered Detection mechanism for Wormhole attacks in AODV based MANET”, in International Journal of Security, Privacy and Trust Management (IJSPTM) vol. 2, no. 3, (2013) June 10. H. Deng, W. Li and D. P. Agrawal (2002), “Routing Security inWireless Ad Hoc Networks”, University of Cincinnati, IEEE Communication Magazine, October 2002 11. The VINT Project, “The NS manual”, A Collaboration between researches at UC Berkeley, LBL, USC/ISI, and Xerox PARC, March 14,2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_danh_gia_ve_an_toan_giao_thuc_dinh_tuyen_tr.pdf
Luận văn liên quan