Tóm tắt Luận văn Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân với phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam

3.2.2.4. Tăng cường năng lực tài chính của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân QTDND cơ sở nên có các chính sách thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua các chương trình khuyến mãi, lãi suất hấp dẫn Một số QTDND có năng lực tài chính yếu kém nên có thể thực hiện việc sáp nhập với QTDND khác để tăng cường năng lực tài chính và thực hiện việc sáp nhập theo đúng quy định của NHNN. 3.2.2.5. Kiểm soát rủi ro hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Cần nâng cao hiệu quả công tác nhận diện, đánh giá và quản lý rủi ro; Tăng cường các hoạt động kiểm soát hiệu quả; Xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả. 3.2.2.6. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việc ứng dụng công nghệ thông tin mà công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng của Quỹ sẽ tốt hơn so với phương thức truyền thông hiện nay: Giảm bớt chi phí giao dịch, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay, các nghiệp vụ kinh doanh được thực hiện nhanh nhất, chính xác nhất và bảo đảm an ninh, an toàn nhất. 3.2.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Tạo điều kiện để nhân viên tham gia các chương trình đào tạo nghiệp vụ giúp nâng cao trình độ chuyên môn và hiểu biết về dịch vụ tài chính.24 3.2.2.8. Nâng cao mức độ tác động của các hoạt động của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân với phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam Phát triển hệ thống QTDND thân thiện với người dân vùng nông thôn bằng cách đơn giản hóa thủ tục cho vay. Thực hiện chính sách lãi suất ở nông thôn phù hợp với cơ chế thị trường, dần dần bỏ lãi suất ưu đãi. 3.2.3. Một số kiến nghị Đối với chính quyền địa phương Đối với ngân hàng Nhà nước từ Trung ương đến địa phương

pdf25 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân với phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM NGÔ ĐỨC DUY HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đoàn Thanh Hà Tp. Hồ Chí Minh -2018 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hoạt động của hệ thống QTDND cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển bền vững; đặc biệt là trong điều kiện các QTDND với quy mô bé nhỏ nhưng lại phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với các loại hình TCTD khác. Hệ thống QTDND chỉ có thể vượt qua được những khó khăn, thách thức khi khắc phục những mặt yếu kém và phát huy được các đặc tính ưu việt của loại hình TCTD hợp tác, nhất là về khả năng liên kết về tổ chức và hoạt động giữa các đơn vị cấu thành hệ thống QTDND. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những điểm yếu nhất hiện nay do tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND chưa được hoàn thiện. Với mục tiêu đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống QTDND với phát triển kinh tế nông thôn, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân với phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam”. 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan Các nghiên cứu trong nước, Các nghiên cứu nước ngoài. Khoảng trống của các nghiên cứu trên và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án: Hiện nay có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hệ thống QTDND, tuy nhiên hoạt động của hệ thống QTDND sau giai đoạn tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 và chuẩn bị cho giai đoạn 2 từ 2015-2018 có nhiều thay đổi. Do đó, việc nghiên cứu về hoạt động của hệ thống QTDND trong phạm vi thời gian này là cần thiết và không 2 có sự trùng lặp so với các công trình nghiên cứu mà tác giả được biết đến. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào mà tác giả được biết đến đó là: đánh giá mức độ tác động của hoạt động của hệ thống QTDND với phát triển kinh tế nông thôn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án: Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động của hệ thống QTDND đóng góp cho phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống QTDND (Các hoạt động của hệ thống QTDND được quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-NHNN Quy định về QTDND). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian nghiên cứu: Hệ thống QTDND Việt Nam Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu để phân tích thực trạng về hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam được thu thập giai đoạn 2010-2017. Dữ liệu để sử dụng trong mô hình đánh giá các nhân tố đến hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam được thu thập từ năm 2015-2016. Dữ liệu để sử dụng trong mô hình đánh giá tác động của tín dụng của QTDND đến mức sống của dân cư nông thôn được thu thập thông qua khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012, 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng 3 Phương pháp nghiên cứu: Luận án dựa trên phương pháp điều tra thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, tổng hợp 6. Những đóng góp mới của luận án Những đóng góp mới về mặt lý luận: Luận án đã nêu một cách khái quát về hệ thống QTDND như: khái niệm hệ thống QTDND, hoạt động của các đơn vị cấu thành QTDND, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống QTDND. Luận án đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện hoạt động của hệ thống QTDND, mối quan hệ giữa hoàn thiện hoạt động của hệ thống QTDND với phát triển kinh tế nông thôn. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn: Việc tiếp cận tín dụng của QTDND đã giúp tăng thu nhập cho đời sống của hộ đạt 393.000 đồng/người/tháng và tăng chi tiêu cho đời sống của hộ lên 290.000 đồng/người/tháng, tương đương khoảng 20%. Nhờ vậy, tín dụng của QTDND góp phần đáng kể vào cải thiện đời sống cho hộ. Tác động của tín dụng của QTDND và tín dụng các tổ chức tài chính khác đến mức sống của dân cư nông thôn giống nhau ở chổ cả hai đều có tác động làm tăng chi tiêu đời sống hộ. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN 1.1. Tổng quan về hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 1.1.1. Những vấn đề chung 1.1.1.1. Khái niệm hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Theo quy định tại NĐ số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của QTDND và Thông tư Số 04/2015/TT-NHNN thì khái niệm về QTDND được diễn đạt như sau: QTDND là loại hình TCTD hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. 1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân - Bộ phận nền tảng: Bộ phận nền tảng của hệ thống QTDND bao gồm: Các QTDND cơ sở, QTDND đầu mối. - Bộ phận hỗ trợ liên kết phát triển 1.1.2. Hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 1.1.2.1. Các đơn vị cơ bản cấu thành hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân - Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở - Hoạt động của Tổ chức tín dụng đầu mối - Hoạt động của Cơ quan điều phối hệ thống 1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Nhân tố bên trong, Các nhân tố bên ngoài 5 1.2. Hoàn thiện hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân với phát triển kinh tế nông thôn 1.2.1. Hoàn thiện hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 1.2.1.1. Quan điểm hoàn thiện hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Hoàn thiện hoạt động của hệ thống QTDND phải là một quá trình thường xuyên, liên tục nhằm khắc phục hạn chế, giúp cho hệ thống QTDND phát triển an toàn, hiệu quả. 1.2.1.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Xuất phát từ định hướng của Đảng và Nhà nước; Xuất phát từ chính nhu cầu nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của hoạt động của hệ thống QTDND. 1.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Chất lượng hoạt động cho vay; Sản phẩm dịch vụ; Năng lực tài chính; Tỷ suất sinh lợi; Rủi ro hoạt động; Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong hoạt động của hệ thống QTDND. 1.2.2. Mối quan hệ giữa hoàn thiện hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân với phát triển kinh tế nông thôn 1.2.2.1. Vai trò của việc hoàn thiện hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân với phát triển kinh tế nông thôn Hoàn thiện hoạt động của hệ thống QTDND là thành tố và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn. Về bản chất, hệ thống QTDND có vai trò về tài chính và xã hội. 6 1.2.2.2. Mô hình đánh giá mức độ tác động các hoạt động của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân với phát triển kinh tế nông thôn Phát triển kinh tế nông thôn được thể hiện qua nhiều khía cạnh có thể là mức độ xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tăng việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, tăng mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính, y tế, giáo dụcTrong nghiên cứu này của tác giả tập trung chọn biến biểu diễn phát triển kinh tế nông thôn là mức sống của dân cư nông thôn khi sử dụng dịch vụ tín dụng của QTDND. 1.3. Kinh nghiệm nước ngoài về tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân và bài học cho Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm của nước ngoài Hệ thống Quỹ tín dụng Desjardins, Quesbec – Canada, Hệ thống ngân hàng Hợp tác xã CHLB Đức. 1.3.2.Một số bài học cho Việt Nam Một là, hệ thống QTDND cần nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giữa các đơn vị cấu thành hệ thống; Hai là, Quỹ an toàn là một trong những nhân tố quyết định đối với việc cũng cố, chấn chỉnh các QTDND yếu kém; Ba là, công tác đào tạo nguồn nhân lực được xem là yếu tố quyết định thành công hệ thống QTDND cơ sở; Bốn là, NHHTX phải luôn thực hiện tốt vai trò điều hòa vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các QTDND một cách nhanh nhạy, linh hoạt và đáp ứng tức thì nhu cầu vay vốn của QTDND cơ sở. 7 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam Giai đoạn thí điểm thành lập (1993- 2000), Giai đoạn củng cố, chấn chỉnh hoạt động (01/2001-6/2004), Giai đoạn hoàn thiện và phát triển (7/2005-Nay). 2.1.2. Cơ hội và thách thức trong hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam Một là, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến khu vực kinh tế tập thể nói chung, hệ thống QTDND nói riêng và tạo mọi điều kiện cho mô hình này phát triển. Hai là, với chủ trương coi trọng chính sách tam nông (Nông nghiệp - Nông thôn- Nông dân), Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm cũng như huy động mọi nguồn lực để phát triển nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ba là, những kết quả, thành tựu đã đạt được trong thời gian qua đã khiến người dân ngày càng tin tưởng và tham gia tích cực hơn vào hệ thống QTDND. Đây là một trong những yếu tố hết sức thuận lợi để các QTDND mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động. Những thách thức Một là, vốn điều lệ của các QTDND còn thấp nên mức huy động vốn và cho vay bị hạn chế. Hai là, thị trường tín dụng ở nông thôn đang có nguy cơ bị bỏ trống. 8 Ba là, tuy đến nay hầu hết QTDND đã có máy vi tính để phục vụ công tác kế toán, quản lý nợ vay nhưng giao dịch chưa liên thông giữa NHHTX với các QTDND cơ sở. 2.1.3. Hoạt động của các đơn vị cấu thành hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam 2.1.3.1. Ngân hàng Hợp tác xã  Hoạt động huy động vốn: Tiếp tục phát huy hoạt động của QTDND Trung ương, hoạt động huy động vốn của NHHTX có xu hướng tăng dần. Năm 2010 đạt mức huy động là 4320 tỷ đồng, năm 2017 đạt 6270 tỷ đồng.  Hoạt động tín dụng: NHHTX cho vay vốn nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND cơ sở. Ngoài ra, NHHTX thực hiện cho vay đối với các đối tượng khác trên cơ sở bảo đảm ưu tiên đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các QTDND cơ sở.  Hoạt động điều hòa vốn: Nguồn vốn điều hoà trong hệ thống QTDND thông qua vai trò trung tâm của NHHTX tăng trong giai đoạn 2010 - 2017, đặc biệt là trong 2 năm 2011 -2012 lượng vốn điều hòa đạt mức cao nhất 610 tỷ đồng năm 2012 vì 2 năm này cũng là thời kỳ khó khăn của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.  Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Mở tài khoản; Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; Các hoạt động khác. 2.1.3.2. Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở  Hoạt động huy động vốn: Tăng trưởng vốn huy động bình quân/QTDND cơ sở từ năm 2010 – 2017 là rất tốt, cụ thể từ 6,028 tỷ đồng năm 2016 lên 18,02 tỷ đồng năm 2017, tức là tăng 2,98 lần, đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng đối với các QTDND cơ sở. 9  Hoạt động tín dụng: Dư nợ cho vay bình quân/QTDND cơ sở từ năm 2010 – 2017 tăng khá nhanh, từ 10,060 tỷ đồng năm 2010 lên 16,250 tỷ đồng năm 2017, tức là tăng xấp xỉ 1,6 lần.  Các hoạt động khác: Mở tài khoản tiền gửi; Dịch vụ thanh toán; Mua sắm tài sản cố định; Các hoạt động nghiệp vụ khác. 2.1.3.3. Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam Hoạt động tư vấn; Hoạt động đào tạo; Hoạt động thông tin, tuyên truyền; Hoạt động đối ngoại. 2.1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam Mẫu nghiên cứu: kích thước mẫu là 300 Đối tượng khảo sát: nhân viên làm việc tại QTDND Thang đo và kết cấu bảng hỏi: Thang đo dùng trong nghiên cứu là thang đo Likert với 5 độ phổ biến như sau: rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý. Phân tích dữ liệu: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo các biến nhân khẩu học; Phân tích nhân tố; phân tích tương quan, phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu chính thức: Đánh giá độ tin cậy của thang đo - Hệ số Cronbach’s Alpha: hệ số Cronbach’s Alpha giao động từ 0.863 – 0.894. Phân tích nhân tố khám phá EFA: Hệ số KMO là 0.881> 0.5 và Sig=0.000< 0.05 nên giả thiết độ tương quan giữa các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số KMO là 0.797> 0.5 và Sig=0.000< 0.05 nên giả thiết độ tương quan giữa các biến phụ thuộc có tương quan với nhau trong tổng thể. Phân tích tương quan giữa các nhân tố: Giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, hệ số tương quan có giá trị khác 0, và giá trị Sig tương 10 ứng đều bằng 0.000, là rất nhỏ so với 0.05, vì thế, có thể khẳng định giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc là có sự tương quan tuyến tính với hệ số tương quan ở đây chính là hệ số Pearson Correlation, được đưa ra từ ma trận tương quan. Kết quả hàm hồi quy: QTDND = 0.184*Nguồn nhân lực hệ thống QTDND + 0.164* Công nghệ thông tin + 0.124* Tiềm lực tài chính + 0.116* Tính chất sở hữu và hoạt động + 0.116* Mạng lưới hệ thống + 0.116* Năng lực quản trị rủi ro + 0.087* Chiến lược hoạt động + 0.069* Sản phẩm dịch vụ. 2.2. Thực trạng hoàn thiện hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam 2.2.1. Hoàn thiện hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân theo các chỉ tiêu đánh giá 2.2.1.1. Chất lượng hoạt động cho vay Theo báo cáo của NHNN, tính đến cuối năm 2017, gần 1.205 QTDND đã huy động trên 82.000 tỷ đồng và cho vay 76.000 tỷ đồng, cung cấp tín dụng cho khoảng 8-9 triệu người. Khác với ngân hàng, các QTDND chỉ được hoạt động theo địa bàn, huy động từ các thành viên trong địa phương và cũng chỉ được cho vay chính các thành viên đó. Chính nhờ vậy, các Quỹ tín dụng nắm bắt khá rõ về khách hàng vay vốn, tỷ lệ nợ xấu cũng thấp nhất trong hệ thống khi giao động từ 1% - 2%. 2.2.1.2. Sản phẩm dịch vụ Sản phẩm của QTDND chưa thật sự gắn kết với nhu cầu khách hàng thể hiện rất rõ ở tình trạng thừa vốn đang xảy ra phổ biến tại các QTDND, trong khi nhiều hộ gia đình nông thôn vẫn đang trong tình trạng thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, hoặc phải tiếp cận tín dụng ở các kênh vay vốn khác. 2.2.1.3. Năng lực tài chính 11 Tự bền vững về hoạt động (OSS): OSS giai đoạn 2007-2015 đều đạt trên 100%, được xem là đảm bảo bền vững về hoạt động. Tuy nhiên thông lệ quốc tế cho thấy, để đạt độ bền vững hoạt động lâu dài thì OSS nên lớn hơn 120%. Tự bền vững về tài chính (FSS): FSS của QTDND cơ sở giai đoạn 2007 -2015 đều đạt trên 100%, điều này chứng tỏ khả năng đảm bảo về tự bền vững tài chính của QTDND cơ sở. 2.2.1.4. Tỷ suất sinh lợi Theo số liệu từ NHNN, cuối năm 2017, hệ thống hiện có 2050 QTDND, hoạt động ở 57 tỉnh, thành với tổng tài sản hơn 100.000 tỷ đồng. Trong số các loại hình tổ chức tín dụng, QTDND đang là mô hình có tỷ suất sinh lời dẫn đầu hệ thống, cao hơn các NHTM. Trong cả giai đoạn 2007-2015, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) của các quỹ tín dụng luôn cao hơn bình quân toàn ngành, lần lượt đạt 0,49% và 5,49%. 2.2.1.5. Rủi ro hoạt động Trong thời gian qua, NHNN đã phát hiện khoảng 30 quỹ tín dụng trên cả nước với quy mô vài trăm tỷ đồng, do 3 cá nhân góp vốn, sau đó cho các doanh nghiệp lớn vay vốn. Một bộ phận QTDND chưa bám sát mục tiêu hoạt động, có biểu hiện chạy theo lợi nhuận, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng, nên luôn tiềm ẩn không ít rủi ro trong hoạt động, đe dọa đến sự an toàn của hệ thống. 2.2.1.6. Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Ở một số QTDND đã thường xuyên chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và xây dựng đơn vị uy tín, thân thiện, thuận lợi, an toàn và hiệu quả. 12 2.2.2. Phân tích tác động các hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến phát triển kinh tế nông thôn (1) Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng. Sử dụng phương pháp Khác biệt kép (DID) để đánh giá mức độ tác động của tín dụng của QTDND đối với mức sống của dân cư vùng nông thôn Việt Nam. Kết hợp phương pháp Khác biệt trong khác biệt (DID) với hồi qui OLS Để đánh giá tác động của tín dụng của QTDND đến mức sống của dân cư vùng nông thôn, đề tài sử dụng phương pháp DID, trong đó, tín dụng của QTDND được xem là một biến chính sách. Đề tài chọn ngẫu nhiên hai nhóm hộ dân cư phù hợp với giả định của phương pháp DID. Nhóm 1, được gọi là nhóm tham gia, bao gồm những hộ dân cư của địa phương có tham gia vay vốn của QTDND trong vòng một năm trong Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014 và không vay vốn trong Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012. Nhóm 2, gọi là nhóm so sánh là những hộ dân cư không tham gia vay vốn trong cả hai cuộc điều tra. (2) Mô hình nghiên cứu Yit = β0 +β1D+β2T+β3D*T+β4Zit + εit Trong đó, Yit là chỉ tiêu phản ánh mức sống của hộ i tại thời điểm t D = 1: Hộ khảo sát thuộc nhóm tham gia; =0: Hộ khảo sát thuộc nhóm so sánh. T = 0: Hộ khảo sát năm 2012; =1: Hộ khảo sát trong năm 2014. Zit là các biến kiểm soát: bao gồm các nhóm biến phản ánh đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm về giáo dục và việc làm, năng lực sản xuất của hộ + Hộ thuộc nhóm so sánh vào năm 2012 có D =0 và T = 0 nên mức sống là: E(Y00) = β0 + β4Zit 13 + Hộ thuộc nhóm tham gia vào năm 2012 có D =1, T =0 nên mức sống là: E(Y10) = β0 +β1 + β4Zit => Khác biệt mức sống giữa hai nhóm hộ vào năm 2012 là: E(Y10) – E(Y00) = β1 + Hộ thuộc nhóm so sánh, năm 2012 có D=0, T=1 nên mức sống là: E(Y01) = β0 +β1 + β4Zit + Hộ thuộc nhóm tham gia vào năm 2014 có D=1, T=1 nên mức sống là: E(Y11) = β0 +β1+β2+β3+β4Zn => Khác biệt mức sống giữa hai nhóm hộ vào năm 2014 là: E(Y11 ) – (Y01) = β1 + β3 => Tác động của tín dụng của QTDND lên mức sống của dân cư nông thôn là: = {E(Y11) –E(Y01 )} –{E(Y10) – E(Y00)} = β3 = DID (3) Mô tả các biến trong mô hình Biến phụ thuộc: Thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu đời sống bình quân đầu người theo giá thực đại diện cho mức sống của dân cư vùng nông thôn. Các biến độc lập Bảng 2.1. Mô tả các biến độc lập Ký hiệu Định nghĩa ĐVT Dấu kỳ vọng CREDIT Biến dumy về nhóm hộ, =0 nếu hộ thuộc nhóm so sánh (không vay vốn), =1 nếu hộ thuộc nhóm tham gia (có vay vốn). T Biến dumy về thời điểm khảo sát, = 0 nếu thời điểm khảo sát là năm 2012, = 1 nếu là năm 2014. + T*CREDIT Biến tương tác giữa nhóm hộ và thời gian, hệ số ước lượng của biến này chính là tác động của tín dụng đối với thu nhập hoặc chi tiêu của hộ + HHSIZE Qui mô hộ, bằng số nhân khẩu trong hộ Người - DEPRATE Tỷ lệ phụ thuộc của hộ, bằng số người ăn theo trên một lao động. Người - HEADAGE Tuổi của chủ hộ Tuổi - HEADMALE Giới tính của chủ hộ, =1 nếu chủ hộ là nam, =0 nếu chủ hộ là nữ + 14 ETHNIC Dân tộc của chủ hộ, =1 nếu là dân tộc Kinh hoặc dân tộc Hoa, =0 nếu là dân tộc khác + AVERHHEDU Trình độ giáo dục trung bình của hộ, bằng số năm đi học bình quân/1 người trong hộ Năm + NONFARMINC Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập % + LANDPERCA Diện tích đất canh tác bình quân đầu người M 2 + NORTH Miền Bắc, =1 nếu hộ thuộc miền Bắc, =0 nếu hộ thuộc miền khác +/- SOUTH Miền Nam, =1 nếu hộ thuộc miền Nam, =0 nếu hộ thuộc miền khác + DISTANCE Khoảng cách từ nhà đến trung tâm + PP CREDIT FUND Quỹ tín dụng nhân dân + CREDIT OF PP CRE FUND tín dụng của QTDND + OTHER FIN INS Tổ chức Tài chính khác + CREDIT OF OTHER FIN INS tín dụng của Tổ chức Tài chính khác + CAREER ngành nghề + (4) Mô tả dữ liệu Đề tài sử dụng số liệu của hai cuộc điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2012 và 2014. VHLSS 2012 khảo sát thu nhập và chi tiêu trên 9.300 hộ và VHLSS 2014 khảo sát thu nhập và chi tiêu trên 9.280 hộ. Trong đó, có 4.250 hộ tham gia cả hai cuộc điều tra này. Vì cách lấy mẫu của hai cuộc khảo sát mức sống này được chọn một cách ngẫu nhiên nên đáp ứng yêu cầu lấy mẫu của phương pháp DID là phải đảm bảo tính ngẫu nhiên. Với qui mô mẫu là 217*2 = 434 quan sát được lọc ra từ hai bộ dữ liệu. Nghiên cứu đã chọn ra 113 hộ dân cư của địa phương vào năm 2014 không tham gia vay vốn của QTDND trong VHLSS 2012 và có vay vốn của QTDND trong VHLSS 2014 làm nhóm tham gia, và 104 hộ vào năm 2014 nhưng không tham gia vay vốn của QTDND trong cả hai cuộc điều tra có đặc điểm tương tự với các hộ có vay vốn làm nhóm so sánh. Với giả định rằng vào năm 2012, hai nhóm này có xuất phát điểm như nhau, nếu hai nhóm đều 15 không vay vốn của QTDND thì thu nhập và chi tiêu của họ thay đổi tương tự nhau từ năm 2012 đến 2014 (5) Kết quả nghiên cứu • Tác động của hệ thống QTDND đối với thu nhập của hộ Bảng 2.2. Tác động tín dụng của QTDND đối với thu nhập Dependent Variable: TNBQ, đồng/ người/ tháng Kết quả hồi quy 1: Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. T*CREDIT 65063.47 53842.42 1.208406 0.0276 CREDIT 4476.085 11681.30 0.383184 0.7018 T 40044.16 48071.39 0.833014 0.4053 C 185704.4 7362.957 25.22144 0.0000 R-squared 0.065168 Mean dependent var 199127.0 Adjusted R-squared 0.058646 S.D. dependent var 138657.6 S.E. of regression 134530.3 Akaike info criterion 26.46614 Sum squared resid 7.78E+12 Schwarz criterion 26.50368 Log likelihood -5739.152 Hannan-Quinn criter. 26.48096 F-statistic 9.991879 Durbin-Watson stat 1.149819 Prob(F-statistic) 0.000002 Wald F-statistic 6.323630 Prob(Wald F-statistic) 0.000333 Kết quả hồi quy 2: đưa thêm các biến kiểm soát khác vào mô hình Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. CREDIT 27658.94 10696.28 2.585846 0.0100 T 18899.11 35504.02 0.532309 0.5948 T*CREDIT 66842.84 35855.31 1.864238 0.0630 HHSIZE -13160.70 2683.758 -4.903832 0.0000 AVERHHEDU 16507.59 2428.292 6.798024 0.0000 NONFARMINC 247454.5 67887.85 3.645048 0.0003 ETHNIC -38703.72 8867.488 4.364677 0.4533 SOUTH -8511.482 9197.379 -0.925425 0.3553 HEADMALE 8685.879 8454.686 1.027345 0.3048 LANDPERCA 0.601798 4.233224 0.142161 0.8870 DEPRATE 25105.45 16477.68 1.523603 0.0284 HEADAGE 133.0229 287.1757 0.463211 0.6435 16 C 50249.10 22672.22 2.216329 0.0272 R-squared 0.587404 Mean dependent var 199127.0 Adjusted R-squared 0.575644 S.D. dependent var 138657.6 S.E. of regression 90325.18 Akaike info criterion 25.68972 Sum squared resid 3.43E+12 Schwarz criterion 25.81172 Log likelihood -5561.668 Hannan-Quinn criter. 25.73787 F-statistic 49.94743 Durbin-Watson stat 1.805444 Prob(F-statistic) 0.000000 Wald F-statistic 21.33926 Prob(Wald F-statistic) 0.000000 Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu của tác giả • Tác động của hệ thống QTDND đến chi tiêu Bảng 2.3: Tác động tín dụng của QTDND đối với chi tiêu Dependent Variable: CTBQ, đồng/ người/ tháng Kết quả hồi quy 1 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. CREDIT 11902.50 5711.966 2.083783 0.3378 T 22579.46 21692.09 1.040908 0.2985 T*CREDIT 60928.45 25731.87 2.367821 0.0183 C 41431.20 4736.391 8.747421 0.0000 R-squared 0.073207 Mean dependent var 40295.35 Adjusted R-squared 0.066741 S.D. dependent var 66994.93 S.E. of regression 64720.68 Akaike info criterion 25.00272 Sum squared resid 1.80E+12 Schwarz criterion 25.04026 Log likelihood -5421.591 Hannan-Quinn criter. 25.01754 F-statistic 11.32182 Durbin-Watson stat 1.684603 Prob(F-statistic) 0.000000 Wald F-statistic 3.712587 Prob(Wald F-statistic) 0.011679 Kết quả hồi quy 2: Kết quả hồi quy điều chỉnh HET (phương sai của sai số thay đổi) Dependent Variable: CTQB Method: Least Squares Sample: 1 434 Included observations: 434 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. T 42356.72 17260.48 2.453971 0.0545 17 CREDIT 16070.43 5574.035 2.883089 0.0641 T*CREDIT 64705.11 18886.77 3.425948 0.0007 HHSIZE -8149.203 1606.506 -5.072625 0.0000 AVERHHEDU 34.91924 1505.463 0.023195 0.0215 HEADAGE 15.42633 153.0796 0.100773 0.0698 HEADMALE 406.9993 5737.601 0.070935 0.0435 NONFARMINC 55741.87 34509.43 1.615265 0.1070 DEPRATE -28297.32 19239.74 -1.470775 0.0421 LANDPERCA 0.996329 2.283603 0.436297 0.6628 ETHNIC 5447.749 7003.423 0.777870 0.0371 NORTH 36222.78 13700.31 2.643938 0.0085 SOUTH -6404.872 5036.590 -1.271668 0.2042 C 37942.02 16013.68 2.369350 0.0183 R-squared 0.313500 Mean dependent var 40295.35 Adjusted R-squared 0.292251 S.D. dependent var 66994.93 S.E. of regression 56361.38 Akaike info criterion 24.74868 Sum squared resid 1.33E+12 Schwarz criterion 24.88007 Log likelihood -5356.464 Hannan-Quinn criter. 24.80054 F-statistic 14.75375 Durbin-Watson stat 1.924012 Prob(F-statistic) 0.000000 Wald F-statistic 5.964090 Prob(Wald F-statistic) 0.000000 Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu của tác giả • So sánh tác động của QTDND và tín dụng khác lên mức sống của hộ Bảng 2.4. Tác động của QTDND và tín dụng khác lên thu nhập và chi tiêu Dependent Variable: TNBQ, đồng/ người/tháng Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. T -278.7451 12372.74 -0.022529 0.9820 CREDIT OF PP CRE FUND -19065.77 9473.496 -2.012538 0.0448 OTHER CREDIT 91410.10 17848.01 5.121584 0.0000 T* CREDIT OF PP CRE FUND 47676.12 26000.94 1.833631 0.0674 T* OTHER CREDIT 4850.654 22207.36 0.218426 0.8272 HHSIZE 4911.867 2044.487 2.402493 0.0167 AVERHHEDU 10090.44 2375.421 4.247853 0.0000 DEPRATE -22101.14 12102.13 -1.826218 0.0685 NONFARMINC -8657.294 9631.507 -0.898851 0.3692 18 CAREER 179655.1 8332.737 21.56015 0.0000 DISTANCE 9000.834 1165.932 7.719864 0.0000 LANDPERCA 20.86626 7.068888 2.951845 0.0033 C -39605.14 14960.78 -2.647264 0.0084 R-squared 0.754478 Mean dependent var 199127.0 Adjusted R-squared 0.747479 S.D. dependent var 138657.6 S.E. of regression 69677.39 Akaike info criterion 25.17064 Sum squared resid 2.04E+12 Schwarz criterion 25.29264 Log likelihood -5449.028 Hannan-Quinn criter. 25.21879 F-statistic 107.8093 Durbin-Watson stat 1.527772 Prob(F-statistic) 0.000000 Wald F-statistic 114.8167 Prob(Wald F-statistic) 0.000000 Bảng 2.5. Tác động của QTDND và tín dụng của các tổ chức tài chính khác lên chi tiêu của hộ Dependent Variable: CHITIEUBQ, đồng/ người/ tháng Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. T -6815.381 5219.474 -1.305760 0.1924 OTHER CREDIT -12135.18 12552.43 -0.966760 0.3342 T* OTHER CREDIT 47203.44 38590.10 1.223201 0.0219 T* CREDIT OF PP CRE FUND 18226.60 16201.81 1.124973 0.0612 HHSIZE -6099.484 4480.250 -1.361416 0.0741 HEADAGE 852.6608 389.6852 2.188076 0.0292 HEADMALE 9089.907 5770.843 1.575144 0.0160 AVERHHEDU 5575.393 1362.033 4.093435 0.0001 ETHNIC 921.9185 6656.277 0.138504 0.0899 DEPRATE -31782.99 20343.54 -1.562314 0.0190 NONFARMINC 11784.51 11757.42 1.002304 0.3168 SOUTH 10798.97 7982.217 1.352879 0.0768 CAREER 735.2632 8714.436 0.084373 0.9328 DISTANCE 6427.674 1299.096 4.947806 0.0000 CREDIT OF PP CRE FUND 14578.89 9949.325 1.465314 0.1436 LANDPERCA -7.972444 3.970335 -2.008003 0.0453 C 52802.91 13221.61 3.993683 0.0001 R-squared 0.329868 Mean dependent var 40295.35 Adjusted R-squared 0.304156 S.D. dependent var 66994.93 S.E. of regression 55885.34 Akaike info criterion 24.73837 Sum squared resid 1.30E+12 Schwarz criterion 24.89792 19 Log likelihood -5351.227 Hannan-Quinn criter. 24.80135 F-statistic 12.82911 Durbin-Watson stat 1.866973 Prob(F-statistic) 0.000000 Wald F-statistic 12.94555 Prob(Wald F-statistic) 0.000000 Ghi chú: - Tín dụng của QTDND =1 nếu hộ không vay vốn của QTDND trong năm 2012 và có vay trong năm 2014, =0 nếu hộ không vay vốn trong cả hai thời điểm trên. Tín dụng từ nguồn tài chính khác =1 nếu hộ không vay vốn từ tổ chức tài chính khác trong năm 2012 và có vay trong năm 2014, =0 nếu hộ không vay vốn trong cả hai thời điểm trên. Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu của tác giả 2.3. Đánh giá thực trạng hoàn thiện hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam 2.3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất: Các QTDND hoạt động có hiệu quả, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của các thành viên và đặc biệt là việc phát triển nông nghiệp nông thôn. Thứ hai: Hiệp hội QTDND Việt Nam đã bước đầu thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản. Thứ ba: Chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện, Nợ quá hạn luôn ở mức cho phép của NHNN, đảm bảo an toàn cho các món vay. Thứ tư: Sản phẩm dịch vụ ngày càng được chú trọng về chất lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, nhất là dịch vụ cho vay ngày càng linh hoạt, phù hợp với đặc thù kinh tế nông thôn. Thứ năm: Năng lực tài chính của hệ thống QTDND ngày càng được cũng cố và tăng cường để đáp ứng được nhu cầu về hoạt động của QTDND. Thứ sáu: Lợi nhuận của hệ thống QTDND ngày càng tăng lên, so với NHTM thì quy mô hoạt động của hệ thống QTDND nhỏ hơn, số món cho vay ít hơn, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn những ROA và ROE cao hơn so với NHTM. Điều này thể hiện khả năng hoạt động tốt của QTDND. 20 Thứ bảy: Tín dụng của QTDND có tác động làm tăng thu nhập thực cho đời sống của hộ. Việc tiếp cận tín dụng của QTDND đã giúp tăng thu nhập cho đời sống của hộ đạt 393.000 đồng/người/tháng. 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất: Vốn tự có của các QTDND cơ sở còn hạn chế. Thứ hai: Chất lượng tín dụng không đồng đều. Thứ ba: Một số QTDND cơ sở mở rộng phạm vi, địa bàn và quy mô hoạt động vượt quá khả năng quản lý. Thứ tư: Việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán và bảo đảm an toàn kho quỹ của một số QTDND cơ sở còn chưa nghiêm túc. Thứ năm: hoạt động điều hoà vốn khả dụng trong hệ thống QTDND chưa đáp ứng được nhu cầu của các QTDND. Thứ sáu: NHHTX chưa thực hiện tốt chức năng hỗ trợ các QTDND cơ sở giai đoạn 2010 -2017. Thứ bảy: tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hệ thống QTDND chưa được phát huy đúng mức. Thứ tám: hệ thống QTDND chưa thiết lập được các cơ chế phòng ngừa và các biện pháp hữu hiệu để ứng cứu kịp thời đối với các QTDND cơ sở gặp khó khăn. Thứ chín: mối liên kết giữa các QTDND còn nặng về hình thức, chưa đi vào thực chất. 21 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ĐÓNG GÓP CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1. Định hướng phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam đến năm 2020 - Định hướng chung. - Định hướng hoàn thiện hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam. 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đóng góp cho phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hoạt động của các đơn vị cấu thành hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam 3.2.1.1. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hai khía cạnh chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát nhằm phát hiện, cảnh báo sớm và kịp thời các tồn tại yếu kém, rủi ro vi phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động. Cần đa dạng hóa danh mục các sản phẩm dịch vụ. Tăng cường năng lực tài chính cho các QTDND cơ sở. 3.2.1.2. Đối với Ngân hàng Hợp tác xã 22 Cải tiến quy trình, thủ tục nghiệp vụ, áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều hòa vốn khả dụng đối với các QTDND cơ sở; nâng cao khả năng phục vụ, hỗ trợ các QTDND cơ sở; tăng cường hoạt động cho vay đồng tài trợ giữa NHHTX với các QTDND cơ sở. 3.2.1.3. Đối với Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam Hiệp hội cần tăng cường công tác quảng bá, nâng cao thương hiệu của hệ thống QTDND; thiết kế sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đặc thù của các QTDND cơ sở; tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ đối với các QTDND cơ sở. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện các hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Cần đa dạng hóa danh mục cho vay để giảm thiểu rủi ro tín dụng: Các QTDND cần làm tốt công tác huy động vốn, tạo nền tảng cho việc mở rộng tín dụng; Cần làm tốt công tác marketing của QTDND. 3.2.2.2. Xây dựng chiến lược hoạt động cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể Các quỹ cơ sở cần xây dựng chiến lược hoạt động từng giai đoạn: Xác định mục tiêu chiến lược cho cho từng giai đoạn; Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với mục tiêu của quỹ; Phân tích, đánh giá các yếu tố thuộc bản thân các quỹ; Đánh giá lại mục tiêu chiến lược của quỹ; Xây dựng những chiến lược tương ứng, lựa chọn chiến lược tốt nhất để thực hiện, nghĩa là tương ứng với mục tiêu, kết hợp điều kiện thực tế bên trong và bên ngoài mỗi quỹ tín dụng sẽ có những chiến lược cụ thể. Vì mỗi quỹ có điều kiện khác nhau nên các chiến lược được lựa chọn cũng khác nhau. 3.2.2.3. Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của Quỹ tín dụng nhân dân 23 Các QTDND cần thiết kế sản phẩm và chính sách cho vay phù hợp với nhu cầu và đặc thù của các hộ gia đình ở nông thôn. 3.2.2.4. Tăng cường năng lực tài chính của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân QTDND cơ sở nên có các chính sách thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua các chương trình khuyến mãi, lãi suất hấp dẫn Một số QTDND có năng lực tài chính yếu kém nên có thể thực hiện việc sáp nhập với QTDND khác để tăng cường năng lực tài chính và thực hiện việc sáp nhập theo đúng quy định của NHNN. 3.2.2.5. Kiểm soát rủi ro hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Cần nâng cao hiệu quả công tác nhận diện, đánh giá và quản lý rủi ro; Tăng cường các hoạt động kiểm soát hiệu quả; Xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả. 3.2.2.6. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việc ứng dụng công nghệ thông tin mà công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng của Quỹ sẽ tốt hơn so với phương thức truyền thông hiện nay: Giảm bớt chi phí giao dịch, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay, các nghiệp vụ kinh doanh được thực hiện nhanh nhất, chính xác nhất và bảo đảm an ninh, an toàn nhất. 3.2.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Tạo điều kiện để nhân viên tham gia các chương trình đào tạo nghiệp vụ giúp nâng cao trình độ chuyên môn và hiểu biết về dịch vụ tài chính. 24 3.2.2.8. Nâng cao mức độ tác động của các hoạt động của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân với phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam Phát triển hệ thống QTDND thân thiện với người dân vùng nông thôn bằng cách đơn giản hóa thủ tục cho vay. Thực hiện chính sách lãi suất ở nông thôn phù hợp với cơ chế thị trường, dần dần bỏ lãi suất ưu đãi. 3.2.3. Một số kiến nghị Đối với chính quyền địa phương Đối với ngân hàng Nhà nước từ Trung ương đến địa phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_he_thong_quy_tin_dung_nhan_dan_voi_phat_tri.pdf
Luận văn liên quan