Tóm tắt Luận văn Những giải pháp phát lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm và chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước để phân tích tính tất yếu của việc kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm làm rõ các quy định của pháp luật về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi; quá trình kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước. Các phương pháp so sánh cũng được sử dụng nhằm tìm ra được những điểm mới, phù hợp, có hiệu quả trong kiểm soát giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước trên thế giới nhằm áp dụng tại Việt Nam. Đồng thời phương pháp thống kê được sử dụng như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề được nghiên cứu.

pdf16 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Những giải pháp phát lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ LAN NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI TRONG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ LAN NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI TRONG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN AM HIỂU HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Tác giả Trần Thị Lan LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Am Hiểu, tôi đã thực hiện đề tài “Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam”. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Am Hiểu đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để Luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................... 1 Lời cảm ơn............................................................................................. 2 Mục lục .................................................................................................... 3 Danh mục từ viết tắt................................................................................5 MỞ ĐẦU............................................................................................... 6 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ PHÁT SINH TƢ LỢI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM . Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp nhà nước ..... Error! Bookmark not defined. 1.2. Giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam .......................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3. Những quy định pháp luật về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi .............................................................. Error! Bookmark not defined. 1.4. Bài học từ kinh nghiệm của một số nước trong kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi. ........................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ PHÁT SINH TƢ LỢI TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI VIỆT NAM ............................................ Error! Bookmark not defined. 2.1. Thực trạng kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ........ Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Thủ đoạn tiến hành giao dịch tư lợi trong các DNNN hiện nay.......... 49 2.1.2. Thực trạng kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước......................................................................56 2.2. Nguyên nhân những hạn chế trong kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ...................... 73 2.2.1. Nguyên nhân từ s ự bất cập, hạn chế trong những quy định của pháp luật......................................................................................................73 2.2.2. Môṭ số nguyên nhân chủ quan...........................................................91 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH TƢ LỢI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM ................................................................. Error! Bookmark not defined. 3.1. Môṭ số giải pháp pháp lý ........................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Giải thích, bổ sung một số quy định pháp luật về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các Doanh nghiệp nhà nước.......94 3.1.2. Các giải pháp đảm bảo thực hiện quyền của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên, Ban kiểm soát Doanh nghiệp nhà nước........................................98 3.1.3. Các giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao quản trị công ty..........109 3.2. Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các Doanh nghiệp nhà nước . Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Đẩy mạnh cơ chế thực thi pháp luật....................................................113 3.2.2. Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật.............................................115 KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp LDN : Luật doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CTCP : Công ty cổ phần HĐQT : Hội đồng quản trị HĐTV : Hội đồng thành viên ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông GĐ : Giám đốc TGĐ : Tổng giám đốc KSV : Kiểm soát viên BKS : Ban kiểm soát MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thời đại kinh tế hiện nay không thể phủ nhận vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước có vai trò mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của nền kinh tế, là một công cụ có sức mạnh vật chất của Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994). Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay cho thấy khả năng, sự cạnh tranh, phát triển của các doanh nghiệp nhà nước đang là một vấn đề lớn khi mà nền kinh tế này đang được nhà nước bảo hộ rất lớn. Tình trạng làm ăn thua lỗ, nợ nhiều, lâm vào tình trạng phá sản nhưng không được phá sản... đang là một thách thức lớn đối với nền kinh tế của chúng ta hiện nay. Nhằm giải quyết bước đầu cho thực trạng đó Nhà nước ta đã và đang triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Trong đó tiến hành chuyển đổi mô hình doanh nghiệp nhà nước sang mô hình của công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, CTCP mà nhà nước là chủ sở hữu, thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên, nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tạo cơ hội cho các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia. Việc cổ phần hóa DNNN cũng nhằm thu hút được nguồn vốn để đầu tư, phát triển doanh nghiệp; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước; tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế tư...góp phần giúp cho doanh nghiệp nhà nước có thể tự phát triển theo quy luật của kinh tế thị trường. Trong những năm qua, qua thanh tra, kiểm tra, báo cáo về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa đã đạt được những kết quả nhất định, các doanh nghiệp nhà nước đã có sức cạnh tranh trên thị trường, nguồn vốn dồi dào, năng suất cao hơn... Tuy nhiên, cũng qua thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay có một vấn đề nổi bật và đang trở thành vấn nạn đó là tình trạng nảy sinh các giao dịch tư lợi càng càng nhiều, với mức độ nghiêm trọng ngày càng cao. Các giao dịch tư lợi này được thực hiện bởi những cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc kí kết, thực hiện hợp đồng trong các doanh nghiệp nhà nước (thông thường là người đại diện trong kí kết hợp đồng) tiến hành các hoạt động làm sai lệch thông tin, điều chỉnh hợp đồng để vụ lợi. Các giao dịch tư lợi này làm cho doanh nghiệp nhà nước, các công ty nhà nước gặp nhiều khó khăn; gây thất thoát tài sản của công ty, doanh nghiệp; dẫn tới sự thiệt hại về lợi ích cho những người có quyền và lợi ích liên quan (ví dụ gây thiệt hại cho các chủ nợ của công ty khi công ty không còn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ...); làm giảm niềm tin, uy tín của công ty, doanh nghiệp; thậm chí là làm ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh và nền kinh tế - xã hội của quốc gia. Vì vậy, việc kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp và bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng luôn được sự quan tâm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và các thành viên, cổ đông các doanh nghiệp nhà nước, các công ty nhà nước. Với mục đích đưa ra được những giải pháp pháp lý hữu hiệu nhằm kiểm soát được các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi cũng như đưa ra được những biện pháp giải quyết các giao dịch tư lợi đã nảy sinh trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nên tác giả đã chọn đề tài “Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tƣ lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu nội dung có liên quan đến đề tài luận văn ở các mức độ khác nhau, trong đó có một số công trình tiêu biểu như: - Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Ngô Thị Bích Phương năm 2007 về “Kiểm soát các giao dịch có nguy có phát sinh tư lợi theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005”. - Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Phạm Hải Ly năm 2013 về “Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” - Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Hoàng Thị Lan Phương năm 2012 “Pháp luật về kiểm soát các giao dịch giữa công ty với người có liên quan” - Tạp chí Luật học số 1 năm 2004 của tác giả Lê Đình Vinh về “Kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty theo Luật Doanh nghiệp” - Tạp chí Luật học số 9 năm 2010 có bài viết của Th.s Trần Thị Bảo Ánh về “Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo Luật Doanh nghiệp năm 2005” Do mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, góc độ tiếp cận hoặc thời gian nghiên cứu khác nhau nên các công trình khoa học nêu trên hoặc nghiên cứu về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các doanh nghiệp, công ty tư nhân; hoặc nghiên cứu quy định về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong luật Doanh nghiệp; hoặc nghiên cứu kiểm soát giao dịch tư lợi trong một lĩnh vực cụ thể... nên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn cũng như đề xuất những giải pháp để nâng cao khả năng kiểm soát các giao dịch tư lợi trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên là những tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu đề tài luận văn này. Như vậy, với cách tiếp cận riêng của mình, đề tài “Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam” là một đề tài mới, không trùng lặp với bất cứ đề tài khoa học nào đã được công bố. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm hướng tới các mục tiêu sau: - Nghiên cứu hệ thống pháp luật có liên quan về: + DNNN và các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các DNNN; + Các quy định pháp luật về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ pháp sinh tư lợi; - Phân tích thực trạng kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các DNNN; - Xác định những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó và xây dựng một số biện pháp khắc phục, hoàn thiện. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát giao dịch tư lợi trong các DNNN hiện nay - Phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - Đề xuất định hướng và giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu luật thực định về DNNN; về các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi; các quy định về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp lý về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các DNNN. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm và chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước để phân tích tính tất yếu của việc kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm làm rõ các quy định của pháp luật về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi; quá trình kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước. Các phương pháp so sánh cũng được sử dụng nhằm tìm ra được những điểm mới, phù hợp, có hiệu quả trong kiểm soát giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước trên thế giới nhằm áp dụng tại Việt Nam. Đồng thời phương pháp thống kê được sử dụng như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề được nghiên cứu. 7. Tổng quan tài liệu Ngoài Lời Mở Đầu và Kết Luận thì Luận văn được kết cấu 3 chương: Chương 1: Những vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp nhà nước và các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi Chương 2: Thực trạng kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp pháp lý nhằm kiểm sóa các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Dũng (2012), “Xác định rõ cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước”, tapchitaichinh.gov.vn. 2. Chính phủ (2005), Nghị định 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước. 3. Chính phủ (2013), Nghị định 51/2013/ NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc phó Giám đốc, kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. 4. CIEM -Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2010), “Báo cáo rà soát, đánh giá quy định pháp luật và thực trạng Quản trị Doanh nghiệp nhà nước”. 5. CIEM -Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2010), “Báo cáo rà soát, đánh giá quy định pháp luật và thực trạng giám sát đối với tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn, Doanh nghiệp nhà nước độc quyền”. 6. CIEM-Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2010), “Báo cáo tổng hợp và phân tích kinh nghiệm quốc tế về cải cách quản trị Doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ quốc tế và giám sát tập đoàn kinh tế và bài học cho Việt Nam”. 7. CIEM-Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2012), “Báo cáo đổi mới mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”. 8. Đại học Quốc Gia Hà Nội (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa - những bài học kinh nghiệm, NXB Thế giới, Hà Nội. 9. Hoàng Thị Lan Phương (2012), Pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan, tr.7-8, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 10. Hội đồng Bộ Trưởng, Nghị định số 388/HĐBT “Ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước” ngày 20/11/1991. 11. Khái niệm giao dịch, 12. Lê Đình Vinh (2004), “Kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty theo Luật Doanh nghiệp”, Tạp chí luật học số 1/2004. 13. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Ls. Lê Minh Toàn (2013), “Nhiều vi phạm quy định giao dịch tư lợi”, tinnhanhchungkhoan.vn. 15. Nam Quốc (2006), “Trắng trợn, công nghệ gửi giá và tính khống”, vietbao.vn. 16. Ngô Thị Bích Phương (2007), Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, tr.12-14, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 17. Nguyễn Viết Thịnh – Nguyễn Mỹ Hạnh, “Để Ban Kiểm soát Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả”, effectsoft.com.vn. 18. Nhóm PV Kinh tế - Xã hội (2004), “Tiếp tục bóc trần đường dây tham nhũng lớn tại Petro Việt Nam: Có một vụ án nghiêm trọng đã bị "chìm xuồng", vietbao.vn. 19. PGS, TS Hồ Sỹ Hùng (2014), “Thực hiện quyền của chủ sở hữu nhằm thúc đẩy cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả DNNN”, nhandan.com.vn. 20. PGS.TS Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Hợp đồng - Phần chung, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 21. PGS.TS Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại - Phần chung và thương nhân, tr.191-192, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 22. Phạm Hải Ly (2013), Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Quang Minh, “Ai thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước”, thesaigontimes.vn. 24. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), “Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995” . 25. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003), “Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003”. 26. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), “Luật Doanh nghiệp năm 2005”. 27. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản”. 28. Tân Văn (2014), “Kiện lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông “bó tay”, tinnhanhchungkhoan.vn. 29. Tạp chí chứng khoán (2014), “Hoạt động quyền cổ đông: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”. 30. Thanh tra Nhà nước (2003), Kinh nghiệm chống tham nhũng của các nước trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 31. Ths. Trần Thị Bảo Ánh (2010), “Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo Luật Doanh nghiệp năm 2005”, Tạp chí Luật học số 9/2010. 32. Ths. Trương Vĩnh Xuân, “Quyền dự họp đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ công ty cổ phần hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử - nclp.org.vn. 33. Trần Đức Bình (2005), “Chống giao dịch tư lợi, phải công khai minh bạch”, vietbao.vn. 34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Tư Pháp, Hà Nội. 35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương mại, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 36. TS. Lưu Đức Tuyên (2014), “Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Tài chính số 3/2014. 37. TS. Nguyễn Đức Vân (2014), “Những quy định của pháp luật về quy chế thi tuyển nhân sự quản lý Doanh nghiệp Nhà nước”, ttbd.gov.vn. 38. Từ Thảo (2010), “Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp”, thongtinphapluatdansu.edu.vn. 39. Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì Khóa VII, 1994 40. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng việt, NXB. Từ điển Bách khoa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004795_9113.pdf