Tóm tắt Luận văn Pháp luật về bảo trợ xã hội - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk

Đối với Việt Nam, vấn đề pháp luật về bảo trợ xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm không chỉ khi kinh tế bắt đầu phát triển mà ngay khi đất nước đang trên đường đấu tranh giành độc lập. Đó là một trong những vấn đề cơ bản của chính sách xã hội hướng vào phát triển con người nói chung và đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng, tạo cơ hội cho họ có điều kiện bình đẳng hoà nhập vào cộng đồng, vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đắk Lắk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, trong những năm qua việc thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động cũng như quản lý đối với hoạt động bảo trợ xã hội, đã phần nào chăm lo được các đối tượng yếu thế đủ điều kiện hưởng bảo trợ xã hội về tài chính, giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, dạy nghề, ưu đãi lãi suất tạo điều kiện cho đối tượng yếu thế trên địa bàn đảm bảo được mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh chưa cao, lại chịu tác động của quá trình chuyển đổi kinh tế ở cấp vĩ mô và vi mô nên các đối tượng yếu thế ngày một đông hơn. Nhu cầu trợ giúp của các nhóm đối tượng này cũng lớn lên và rất khác nhau do đặc điểm riêng của vị thế quá trình thực hiện cũng như quản lý hoạt động bảo trợ xã hội rất khó khăn và không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế về tổ chức bộ máy, nguồn lực thực hiện hoạt động, công tác quản lý đối tượng Qua những phân tích đánh giá về thực trạng thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội của tỉnh cũng đã chỉ ra những bất cập trong các văn bản pháp qui, những qui định chính sách bảo trợ xã hội. Từ đó đặt ra yêu cầu cần bổ sung một khung pháp lý và hệ thống pháp luật24 thật chặt chẽ hơn để hoàn thiện hệ thống pháp luật về BTXH cũng như việc quản lý hoạt động này từ trung ương xuống địa phương. Luận văn “Pháp luật về bảo trợ xã hội - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” đã phân tích và đánh giá những mặt được và hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua. Qua đó tác giả cũng trình bày một số phương hướng, giải pháp nhằm góp phần thực hiện tốt hơn các hoạt động chăm lo các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh. Với những tiềm năng sẵn có của mình, Đắk Lắk nhất định sẽ vượt qua khó khăn, thách thức ở phía trước, thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền đảm bảo an sinh xã hội, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân nói chung và cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh nói riêng. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Huỳnh Văn Thới và các thầy, cô giáo đã giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên khó tránh khỏi nhiều thiết sót. Vì vậy tôi kính mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các thầy, cô giáo để tôi có thể bổ sung kiến thức cho bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tại cơ quan đang công tác.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về bảo trợ xã hội - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG XUÂN HÒA PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI - TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60380102. TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: PHÂN VIỆN HÀNH CHÍNH TÂY NGUYÊN - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HUỲNH VĂN THỚI Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại... .... vào hồi giờ ngày tháng năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện: 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đắk Lắk là một tỉnh của khu vực Tây Nguyên, với khoảng trên 47 dân tộc từ các địa phương cùng đến sinh sống trên địa bàn, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai và một số yếu tố khác đã làm cho nhiều đối tượng bảo trợ xã hội cần được trợ giúp rất lớn. Hiện nay, tỉnh đã chăm lo cho 34.972 đối tượng yếu thế về tài chính, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe miễn phí, dạy nghề và giới thiệu việc làm nhờ vậy các đối tượng yếu thế trên địa bàn phần nào giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống, có điều kiện hòa nhập vào xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được công tác thực hiện pháp luật về BTXH vẫn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục như: lực lượng thực hiện hoạt động BTXH còn thiếu và yếu; công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về BTXH chưa thật sự chủ động, còn trông chờ vào hướng dẫn của cấp trên; công tác tuyên truyền phổ biến còn hình thức, các chính sách chưa thật sự đến với người dân cũng như các đối tượng BTXH quản lý đối tượng không thống nhất, kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý chưa cao nên thường xảy ra trùng lắp, thực hiện sai đối tượng; hoạt động thanh tra, kiểm tra còn mang nặng tính hình thức, lỏng lẽo, chỉ khi có dư luận mới tiến hành kiểm traNhững hạn chế trong pháp luật về BTXH đã dẫn đến nhiều yếu kém trong hoạt động như: các đối tượng chưa được chăm lo kịp thời, chính sách tác động chưa cao đến đời sống cộng đồng của các đối tượng, chưa thể hiện được tính ưu việc của chính sách. Chính vì lý 2 do đó, vấn đề “Pháp luật về bảo trợ xã hội - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Công trình hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào việc phát triển, hòa nhập đời sống cộng đồng xã hội và đảm bảo thực hiện các quyền của đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Pháp luật là một trong các lĩnh vực pháp lý cụ thể nói chung và pháp luật về BTXH đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học pháp lý. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này có thể kể đến là: - Đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Báo, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia. - Đề tài: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội khác, Luận văn thạc sĩ luật học của Hoàng Thị Liên, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2015. - Đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Nguyễn Tiến Ngọc, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công năm 2015. - Đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Thanh, Luận văn Thạc sĩ Hành chính công năm 2013. - Đề tài “Đẩy mạnh hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Trịnh Quang Nghĩa, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế năm 2011. 3 Các công trình nghiên cứu nói trên đều có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động nhân đạo, hoạt động bảo trợ xã hội. Tuy nhiên BTXH còn khá mới mẽ ở Việt Nam, ít được quan tâm nghiên cứu, cơ sở lý luận thực sự chưa nhiều, cần phải kế thừa, vận dụng những kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này tác giả chỉ tập trung các vấn đề pháp luật về BTXH và thực tiễn thực hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk, mong tìm ra những nguyên nhân để từ đó đề ra các phương hướng, giải pháp nhằm góp một phần nhỏ bé để hoàn thiện công tác này ở địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về nhà nước và pháp luật, nghiên cứu và đánh giá chính xác thực trạng pháp luật về BTXH và thực tiễn thực hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BTXH, góp phần bảo đảm thực hiện các quyền của đối tượng BTXH, tạo cơ hội cho đối tượng BTXH bình đẳng và hòa nhập cộng đồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu đặt ra, luận văn tập trung hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Một là, hệ thống hóa và khái lược hóa một số nội dung cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến BTXH. Trên cơ sở đó, hình thành lý luận những vấn đề của pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk, phân tích các hình thức và vai trò pháp luật về BTXH; Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về BTXH và thực tiễn thực hiện pháp 4 luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk, những kết quả đạt được và hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân từ đó rút ra những kinh nghiệm đúc kết pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk; Ba là, đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk. Những giải pháp cần được xây dựng mang tính chất tổng thể phù hợp với hoạt động QLNN cũng như hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật về BTXH và thực tiễn thực hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ tập trung các vấn đề thực tiễn thực hiện pháp luật về BTXH ở tỉnh Đắk Lắk. - Về mặt thời gian: từ năm 2011 đến năm 2015. - Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật Nhà nước ta về bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, thu thập số liệu để phân tích, so sánh việc thực hiện chế độ chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội qua các năm. Đồng thời, luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, tổng kết thực tiễn để tìm hiểu, đối chiếu tình hình thực tế. Khi thực hiện đề tài này, tác giả có tham khảo các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu luật, hành chính, kinh tế họcvà 5 một số tài liệu mang tính chất kế thừa của các luận văn tốt nghiệp, các báo cáo về hoạt động bảo trợ xã hội của Trung ương, tỉnh và các tổ chức khác để làm tài liệu tham khảo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống pháp luật về bảo trợ xã hội - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk và có những đóng góp mới sau đây: Làm sáng tỏ lý luận những vấn đề của pháp luật về BTXH; Đánh giá có hệ thống và khái quát thực trạng pháp luật về BTXH và thực tiễn thực hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, có những đánh giá mang tính chất chuyên sâu thực hiện pháp luật về BTXH; Đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BTXH và từ đó nâng cao nhận thức cả xã hội, đề xuất việc giải quyết các chế độ chính sách trợ giúp cho đối tượng BTXH có hiệu quả hơn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các khuyến nghị khoa học của luận văn có thể được vận dụng vào thực tế hoạt động thực hiện pháp luật về BTXH ở tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn chia thành 3 chương: Chương 1: Lý luận những vấn đề của pháp luật về bảo trợ xã hội. Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo trợ xã hội. 6 Chương 1 LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1. Tổng quan về bảo trợ xã hội và pháp luật về bảo trợ xã hội 1.1.1. Bảo trợ xã hội 1.1.1.1. Quan niệm về bảo trợ xã hội Qua nghiên cứu có thể đưa ra khái niệm về BTXH như sau: BTXH là hệ thống các chính sách, chế độ, những hành động chủ yếu của Nhà nước và cộng đồng xã hội bằng các hình thức khác nhau nhằm giúp các đối tượng yếu thế giảm nhẹ và kiềm chế nguy cơ dễ bị tổn thương, bần cùng hóa, hòa nhập với cộng đồng, có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội, thúc đẩy công bằng và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 1.1.1.2. Đặc điểm bảo trợ xã hội Từ những quan niệm về BTXH có thể rút ra một số đặc điểm sau: Về đối tượng; về nội dung; về mục đích. 1.1.1.3. Vai trò bảo trợ xã hội Mục tiêu hướng tới của mỗi quốc gia trên thế giới đều là đạt được sự tiến bộ xã hội. Nghĩa là vừa phải bảo đảm tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm phát triển xã hội. Thước đo của sự phát triển xã hội là việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế. Trong đó, có chăm sóc cho dân cư khó khăn, giải quyết các vấn đề bất bình đẳng trong xã hội. 1.1.2. Pháp luật về bảo trợ xã hội 1.1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo trợ xã hội 7 Như vậy, pháp luật về bảo trợ xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các đối tượng, điều kiện, chế độ trợ cấp cụ thể và trách nhiệm của nhà nước cộng đồng trong việc góp phần đảm bảo và ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội gặp rủi ro, khó khăn, bất hạnh. 1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của pháp luật về bảo trợ xã hội Thứ nhất, đối tượng tham gia quan hệ xã hội bao gồm nhà nước, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Thứ hai, đối tượng hưởng chế độ BTXH là mọi thành viên trong xã hội khi có các sự kiện pháp lý xảy ra do nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau. Thứ ba, mức hưởng trợ cấp BTXH phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng đối tượng, mức độ rủi ro mà không tính đến sự đóng góp của đối tượng được thụ hưởng. Thứ tư, tính chất của chế độ BTXH mang tính linh hoạt, đa dạng phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, phụ thuộc vào sự ủng hộ, quyên góp của cá nhân, tổ chức và cộng đồng tại thời điểm trợ cấp. 1.1.2.3. Các quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội - Chế độ bảo trợ xã hội thường xuyên: là sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần mang tính lâu dài cho những người thuộc diện BTXH nhằm giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, hòa nhập vào cộng đồng. Tùy từng đối tượng BTXH khác nhau mà pháp luật quy định chế độ trợ cấp cụ thể. - Chế độ bảo trợ xã hội đột xuất: là sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho những người gặp rủi ro do thiên tai và những lý do bất 8 khả kháng khác nhằm giúp họ vượt qua hoàn cảnh hiểm nghèo, khắc phục hậu quả rủi ro để ổn định cuộc sống. 1.2. Khái quát về thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội 1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội Như vậy, thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội là hoạt động có mục đích của các chủ thể mà các chủ thể đó có thể là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cá nhân được nhà nước trao quyền nhằm làm cho các quy định của pháp luật về BTXH trở thành những hành vi trong thực tế bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp đối với đối tượng bảo trợ xã hội. 1.2.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội Thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội mang đầy đủ đặc điểm của quá trình thực hiện pháp luật nói chung. Với bản chất là hoạt động xã hội của con người, thực hiện pháp luật về BTXH hàm chứa những đặc điểm chung của các hoạt động xã hội khác đồng thời với bản chất pháp lý của mình, thực hiện pháp luật về BTXH đã tạo nên những đặc điểm nổi trội và đặc thù. 1.2.3. Nguyên tắc thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội Các quy phạm pháp luật liên quan đến BTXH được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Việc thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật này đòi hỏi có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước. Căn cứ vào tính chất và đặc điểm hoạt động thực hiện pháp luật về BTXH có thể chia nguyên tắc thực hiện pháp luật về BTXH bao gồm: Tuân thủ hệ thống chính trị; Đảm bảo tính khoa học; Đảm bảo tính hiệu lực; Bảo đảm tính hiệu quả; Đảm bảo tính công bằng; Đảm 9 bảo tính công khai, minh bạch; Bảo đảm sự ổn định bền vững; Bảo đảm sự chia sẻ trách nhiệm. 1.2.4. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội Việc phân tích các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về BTXH là cần thiết, để tìm ra những nguyên nhân, bài học cho thành công và thất bại của thực hiện pháp luật về BTXH, để từ đó từng ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện phù hợp. 1.2.4.1. Yếu tố kinh tế 1.2.4.2. Yếu tố chính trị - hành chính 1.2.4.3. Yếu tố pháp luật 1.2.4.4. Yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa, xã hội 1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội 1.3.1. Thực hiện quy định về đối tượng và điều kiện bảo trợ xã hội Qua phân tích tìm hiểu, tác giả phân loại nhóm các đối tượng bảo trợ xã hội theo 05 nhóm sau: Một là, nhóm trẻ em; Hai là, nhóm cao tuổi (NCT); Ba là, người khuyết tật (NKT); Bốn là, nhóm người đơn thân; Năm là, nhóm bị nhiễm HIV. - Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. - Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp. - Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. 1.3.2. Thực hiện quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng đối tượng bảo trợ xã hộ;Thủ tục thực hiện trợ hàng tháng đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định; 10 Thủ tục điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối tượng bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định; Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định; Thủ tục quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định; Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; Hồ sơ đề nghị tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp; Hồ sơ tiếp nhận đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; Thủ tục quyết định tiếp nhận đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội đối với thực hiện theo quy định. 1.3.3. Thực hiện quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội Cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm: cơ sở BTXH công lập và cơ sở BTXH ngoài công lập. 1. Cơ sở bảo trợ xã hội công lập do cơ quan nhà nước quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội. 2. Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội. 1.3.4. Thực hiện quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động bảo trợ xã hội 11 - Uỷ ban nhân dân cấp xã; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính; Tổ chức dịch vụ chi trả. - Thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội (Đề án 32). - Thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng (Đề án 1215). 1.3.5. Thực hiện quy định về các nguồn lực bảo đảm thực hiện chế độ bảo trợ xã hội - Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên; Kinh phí thực hiện trợ giúp đột xuất; Bộ máy và nhân lực thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội. - Ở Trung ương và ở địa phương. 1.3.6. Thực hiện quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo trợ xã hội cần tiến hành theo nội dung: - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch và pháp luật của Nhà nước về bảo trợ xã hội. - Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước. - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật về BTXH của các cơ quan Nhà nước. - Thanh tra, kiểm tra trong việc xác định và quản lý đối tượng và cơ sở BTXH, nhà xã hội. - Thanh tra, kiểm tra để phát hiện ra các sai phạm trong việc thực hiện pháp luật về BTXH, để từ đó có những xử lý vi phạm kịp thời. 12 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk tác động đến thực hiện pháp luật bảo trợ xã hội 2.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên Tỉnh Đắk Lắk tổng diện tích tự nhiên: 1.312.345 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 1.160.092 ha; Đất phi nông nghiệp: 88.351 ha; Đất chưa sử dụng: 63.902 ha [16, tr.10]. Dân số: 1.853.698 người, với khoảng 47 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 30%; mật độ dân số 141,23 người/km2, diện tích 13.125,37 km2 [16, tr 23]. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Ea H’Leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Búk, Buôn Đôn, Cư M’Gar, Ea Kar, M’Rắk, Krông Pắk, Krông Bông, Krông Ana, Lắk, Cư Kuin. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tỉnh Đắk Lắk xác định tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tăng tính bền vững trong phát triển; đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hoá, thể dục thể thao 2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Các phương diện đánh giá 2.2.1.1. Về thực hiện quy định về đối tượng và điều kiện bảo trợ xã hội 13 Bảng 2.1: Tổng số đối tượng bảo trợ xã hội hưởng thường xuyên từ năm 2011-2015. Đối tượng Năm 2011 (người) Tỷ lệ (%) Năm 2012 (người) Tỷ lệ (%) Năm 2013 (người) Tỷ lệ (%) Năm 2014 (người) Tỷ lệ (%) Năm 2015 (người) Tỷ lệ (%) Nhóm TE 868 3,40 860 3,09 622 1,86 497 1,39 380 1,09 Nhóm NCT 18.926 74,15 19.036 68,40 19.774 59,22 21.228 59,57 20.829 59,56 Nhóm NKT 4.077 15,97 5.749 20,66 10.819 32,40 11.963 33,57 12.000 34,31 Nhóm NĐT 1.651 6,47 2.171 7,80 2.160 6,47 1.936 5,43 1.739 4,97 Nhóm HIV 1 0,01 13 0,05 14 0,04 14 0,04 24 0,07 Tổng số 25.523 100 27.829 100 33.389 100 35.638 100 34.972 100 Nguồn số liệu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. - Nhóm người cao tuổi: Bảng 2.2: Tổng hợp đối tượng NCT hưởng BTXH ở tỉnh Đắk Lắk. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số NCT (người) 18.926 19.036 19.774 21.228 20.829 Số lượng tăng (người) - 110 738 1.454 (399) Tỷ lệ tăng, giảm (%) - 0,58 3,88 7,53 1,88 Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. - Nhóm người khuyết tật: Bảng 2.3: Tổng số người khuyết tật được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2011-2015. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số NKT (người) 4.077 5.749 10.819 11.963 12.000 Số lượng tăng (người) - 1.672 5.070 1.144 37 Tỷ lệ tăng (%) - 0,41 0,88 0,11 0,003 Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. 14 - Nhóm đối tượng trẻ em: Bảng 2.4: Tổng số trẻ em được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2011-2015. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số trẻ em (người) 868 860 622 497 380 Số lượng giảm (người) - (8) (238) (125) (117) Tỷ lệ giảm (%) - 0,92 27,7 20,1 23,5 Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. - Nhóm đối tượng đơn thân: Bảng 2.5: Số người đơn thân được trợ cấp qua các năm 2011-2015. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số đơn thân (người) 1.651 2.171 2.160 1.936 1.739 Số lượng giảm (người) - 520 (11) (224) (197) Tỷ lệ giảm (%) - 31,5 0,51 10,4 10,2 Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. - Nhóm đối tượng HIV: Qua số liệu bảng 2.1 Qua phân tích các nhóm đối tượng trên đã minh chứng rằng đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là không nhỏ và ngày càng có xu hướng gia tăng. 2.2.1.2. Về thực hiện quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội - Việc tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ trợ giúp thường xuyên. - Về đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. - Việc tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ trợ giúp đột xuất, chế độ mai táng phí. 15 - Việc tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. 2.2.1.3. Về thực hiện quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội Bảng 2.6: Tổng hợp số liệu cơ sở BTXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 1. Tổng số cơ sở BTXH (cơ sở) 02 02 02 02 02 Trong đó ngoài công lập 01 01 01 01 01 Tổng số đối tượng (đối tượng) 447 517 542 402 551 2. Số cơ sở có nuôi dưỡng, dạy nghề, phục hồi chức năng 06 06 06 06 06 Trong đó ngoài công lập 02 02 02 02 02 Tổng số đối tượng (đối tượng) 498 591 502 502 621 Tổng số đối tượng tại các cơ sở (đối tượng) 945 1.108 1.044 904 1.172 Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Bảng 2.7: Số liệu đối tượng tại các cơ sở BTXH ở tỉnh Đắk Lắk. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Người khuyết tật 429 570 634 608 465 Trẻ em mồ côi 300 222 275 196 294 Người cao tuổi 73 47 45 26 34 Đối tượng khác 143 269 199 74 379 Tổng cộng 945 1.108 1.044 904 1.172 Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. 16 2.2.1.4. Về thực hiện quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động bảo trợ xã hội Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo trợ xã hội là một trong những công cụ, cơ sở quan trọng nhất cho việc nâng cao hiệu lực pháp luật về bảo trợ xã hội. - Thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội (Đề án 32): Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1262/KH-UBND ngày 21/03/2011 về thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2020. - Thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng (Đề án 1215): Sở LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3275/KH-UBND ngày 18/6/2012 về thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015. 2.2.1.5. Về thực hiện quy định về các nguồn lực bảo đảm thực hiện chế độ bảo trợ xã hội - Về tổ chức bộ máy quản lý thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội: Một là, đối với cấp tỉnh: Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk; Phòng Bảo trợ xã hội; Thanh tra Sở LĐTBXH. Hai là, đối với cấp huyện; Ba là, đối với cấp xã. - Đội ngũ nhân lực thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội. - Về số lượng; về chất lượng; về công tác đào tạo, bồi dưỡng; về trợ giúp về vật chất. 17 Bảng 2.8: Kinh phí trợ cấp thường xuyên tỉnh Đắk Lắk năm 2011-2015. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số đối tượng (người) 25.523 27.829 33.389 35.638 34.972 Kinh phí (triệu đồng) 57.276 74.848 84.054 94.400 126.000 Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Bảng 2.9: Tổng hợp hỗ trợ đột xuất của tỉnh Đắk Lắk năm 2011-2015 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số người chết, mất tích (người) 9 50 34 52 25 Tổng số nhà sập, đỗ, hư hỏng nặng được hỗ trợ do thiên tai. 21 20 55 77 64 Kinh phí (triệu đồng) 148 337 560 705 497 Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.10: Tổng hợp cứu đói qua các năm từ năm 2011-2015. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số hộ được cứu đói (hộ) 2.999 31.952 38.921 28.065 29.839 Tổng số khẩu được cứu đói (khẩu) 11.993 120.362 127.838 93.129 99.461 Số gạo cứu đói (kg) 25.2075 2.174.630 1.589.462 1.360.940 1.440.000 Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. - Trợ giúp bằng y tế, phục hồi chức năng - Trợ giúp bằng học nghề, giới thiệu việc làm 2.2.1.6. Về thực hiện quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BTXH là một khâu quan trọng trong chu trình thực hiện pháp luật nói chung, cũng như việc đảm bảo thực hiện tốt an sinh xã hội nói riêng. 2.2.2. Đánh giá chung 18 2.2.2.1. Kết quả đạt được Thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua đã đạt được những thành quả: Một là, tổ chức bộ máy QLNN về bảo trợ xã hội được kiện toàn một cách tương đối, hiện nay đã có đội ngũ cán bộ phụ trách công tác BTXH của 184/184 xã, phường, thị trấn; Hai là, việc triển khai và tổ chức thực hiện hệ thống các văn bản về BTXH được thực hiện khá tốt, phổ biến rộng rãi, hướng đến sự hiểu biết của mọi đối tượng, hình thức phổ biển phối hợp từ tỉnh đến cấp cơ sở; Ba là, chính quyền tích cực khuyến khích việc thu hút nguồn lực từ các mạnh thường quân, những nhà hảo tâm đóng góp vì mục đích từ thiện cùng Nhà nước chăm lo và đem lại hiệu quả cao trong việc đảm bảo mức sống cho các đối tượng yếu thế; Bốn là, chính quyền địa phương cũng đã tích cực lồng ghép các chính sách chăm lo, hỗ trợ đối tượng BTXH với các chương trình của địa phương như Chương trình vì trẻ em, chương trình giảm hộ nghèo bền vững, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường...; Năm là, tập trung cho công tác đảm bảo giảm nghèo hiệu quả, phòng chống thiên tai, lốc xoáy, hỏa hoạn và dịch bệnh....để hạn chế những rủi ro gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, dẫn đến hoàn cảnh yếu thế; Sáu là, hiện nay tỉnh ĐắkLắk đã áp dụng thành công việc chi trả cho đối tượng BTXH được hưởng trợ cấp hàng tháng thông qua dịch vụ bưu điện, nhờ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng được hưởng, qua đó cũng tránh được tình trạng chậm trễ chi trả so với trước đây; Bảy là, có kế hoạch thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hoạt động BTXH (cả thưởng xuyên và đột xuất) nên đã từng bước phát hiện và điều chỉnh kịp thời các hành vi sai phạm. 2.2.2.2. Hạn chế, thiếu sót 19 Một là, tính bao phủ của chính sách BTXH thấp chưa bảo đảm một cách toàn diện đã ảnh hưởng đến tính hiệu lực của chính sách; Hai là, mức trợ cấp là thấp so với thực tiễn phát triển kinh tế; Ba là, chưa đảm bảo tính công bằng của chính sách giữa các đối tượng. 2.2.2.3. Nguyên nhân hạn chế Mặc dù Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk đã chủ động, tích cực thực hiện hoạt động BTXH, song vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện pháp luật về BTXH. Sở dĩ có những hạn chế đó là do nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. +/ Nguyên nhân chủ quan +/ Nguyên nhân khách quan 2.2.2.4. Kinh nghiệm đúc kết Từ thực tế thực hiện pháp luật về BTXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó rút ra kinh nghiệm đúc kết cụ thể như sau: Thứ nhất, mở rộng thêm các nhóm đối tượng, nâng mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội, xây dựng mức sống tối thiểu, mức sống trung bình, chuẩn nghèo, cận nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; Thứ hai, đẩy mạnh công tác trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin; Thứ ba, nghiên cứu xây dựng và nâng cấp phòng BTXH thành Chi cục BTXH để thống nhất trong việc chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác; Thứ tư, đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với hoạt động BTXH và cải cách hành chính, đơn giản hóa cải cách hành chính và thực hiện linh hoạt; Thứ năm, tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong việc thực hiện các chính sách BTXH, nhất là trong công tác dạy nghề, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, cũng như trong việc cấp phép, đưa đối tượng vào các cơ sở BTXH. 20 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 3.1. Phương hướng pháp luật về bảo trợ xã hội Trên cơ sở các nguyên tắc và chính sách pháp luật về bảo trợ xã hội trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, từ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về bảo trợ xã hội, pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk cần quán triệt và thực hiện có phương hướng rõ nét trong định hướng phát triển kinh tế xã hội như sau: Thứ nhất, cần nghiên cứu mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp BTXH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; Thứ hai, cần có sự thống nhất trong việc quy định chế độ áp dụng cho các nhóm đối tượng trong trợ cấp BTXH thường xuyên; Thứ ba, vẫn tiếp tục duy trì kinh phí thực hiện trợ cấp BTXH từ hai nguồn như hiện nay: ngân sách nhà nước và sự đóng góp từ thiện của cộng đồng xã hội; Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia thực hiện pháp luật về BTXH; Thứ năm, cần pháp điển hóa pháp luật về BTXH bằng việc ban hành Luật BTXH. 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk 3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức xã hội về bảo trợ xã hội, phổ biến pháp luật về bảo trợ xã hội Để thực hiện được các giải pháp trên thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí cho các tổ chức, cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đối tượng bảo trợ xã hội về chính sách, luật pháp liên quan tới quyền, nghĩa vụ của người hưởng lợi. 21 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về bảo trợ xã hội Việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội cần chú ý các nội dung: về mức độ bao phủ của chính sách đảm bảo đầy đủ, không bỏ sót đối tượng; mức trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội phải đảm bảo về cơ bản cho cuộc sống của họ; đa dạng hóa các hình thức chi trả, trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội... 3.2.3. Tổ chức triển khai pháp luật về bảo trợ xã hội 3.2.3.1. Công tác tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức là giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk có vị trí đặc biệt quan trọng, có vai trò thúc đẩy, tạo bước chuyển mạnh mẽ, về năng lực, trình độ công tác. Trong thời gian tới, chính quyền các cấp cần quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực mang tính chiến lược, ổn định, lâu dài, bền vững và phát triển, đặc biệt, cần tăng nguồn vốn đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về bảo trợ xã hội. 3.2.3.2. Đẩy mạnh thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội đảm bảo chất lượng Một là, từng bước mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội nhằm bao phủ ngày càng rộng diện dân cư khó khăn; Hai là, nâng cao mức chuẩn và hệ số trợ cấp xã hội phù hợp; Ba là, đa dạng hóa các hình thức chăm sóc; Bốn là, bổ sung hình thức cung cấp dịch vụ bằng cách cung cấp tiền để đối tượng lựa chọn dịch vụ; Năm là, định kỳ 2 - 3 năm thực hiện tổng điều tra đối tượng bảo trợ xã hội để có cái nhìn chính xác đối với đối tượng; Sáu là, tăng cường hợp tác với các 22 tổ chức quốc tế; Bảy là, tăng cường công tác bồi dưỡng và các hoạt động ảnh hưởng tích cực đối với các đối tượng nhận trợ cấp BTXH. 3.2.3.3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hoạt động thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội Trong bất cứ hoạt động nào cũng cần phải thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện, mục đích của việc này không chỉ đơn thuần xem các hoạt động đó đã đúng chưa mà còn để điều chỉnh, bổ sung và đổi mới cách thức thực hiện sao cho hiệu quả. 3.2.4. Phối hợp các ngành trong việc đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội Thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội không chỉ là nhiệm vụ của ngành LĐTBXH mà là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, chính vì thế cần phải đẩy mạnh, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành trong cả quá trình nghiên cứu, ban hành chính sách, tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách. 3.2.5. Xác định vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, của các tổ chức bảo trợ xã hội và đẩy mạnh xã hội hóa chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội để thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội Xã hội hoá là chủ trương chung của Đảng và Nhà nước ta không chỉ trong công tác chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội. Là bộ phận dân cư yếu thế trong xã hội cần thiết huy động nguồn lực của các tổ chức trong và ngoài nước thì công tác bảo vệ đối tượng bảo trợ xã hội mới đạt hiệu quả. 23 KẾT LUẬN Đối với Việt Nam, vấn đề pháp luật về bảo trợ xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm không chỉ khi kinh tế bắt đầu phát triển mà ngay khi đất nước đang trên đường đấu tranh giành độc lập. Đó là một trong những vấn đề cơ bản của chính sách xã hội hướng vào phát triển con người nói chung và đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng, tạo cơ hội cho họ có điều kiện bình đẳng hoà nhập vào cộng đồng, vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đắk Lắk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, trong những năm qua việc thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động cũng như quản lý đối với hoạt động bảo trợ xã hội, đã phần nào chăm lo được các đối tượng yếu thế đủ điều kiện hưởng bảo trợ xã hội về tài chính, giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, dạy nghề, ưu đãi lãi suất tạo điều kiện cho đối tượng yếu thế trên địa bàn đảm bảo được mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh chưa cao, lại chịu tác động của quá trình chuyển đổi kinh tế ở cấp vĩ mô và vi mô nên các đối tượng yếu thế ngày một đông hơn. Nhu cầu trợ giúp của các nhóm đối tượng này cũng lớn lên và rất khác nhau do đặc điểm riêng của vị thế quá trình thực hiện cũng như quản lý hoạt động bảo trợ xã hội rất khó khăn và không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế về tổ chức bộ máy, nguồn lực thực hiện hoạt động, công tác quản lý đối tượngQua những phân tích đánh giá về thực trạng thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội của tỉnh cũng đã chỉ ra những bất cập trong các văn bản pháp qui, những qui định chính sách bảo trợ xã hội. Từ đó đặt ra yêu cầu cần bổ sung một khung pháp lý và hệ thống pháp luật 24 thật chặt chẽ hơn để hoàn thiện hệ thống pháp luật về BTXH cũng như việc quản lý hoạt động này từ trung ương xuống địa phương. Luận văn “Pháp luật về bảo trợ xã hội - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” đã phân tích và đánh giá những mặt được và hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua. Qua đó tác giả cũng trình bày một số phương hướng, giải pháp nhằm góp phần thực hiện tốt hơn các hoạt động chăm lo các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh. Với những tiềm năng sẵn có của mình, Đắk Lắk nhất định sẽ vượt qua khó khăn, thách thức ở phía trước, thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền đảm bảo an sinh xã hội, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân nói chung và cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh nói riêng. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Huỳnh Văn Thới và các thầy, cô giáo đã giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên khó tránh khỏi nhiều thiết sót. Vì vậy tôi kính mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các thầy, cô giáo để tôi có thể bổ sung kiến thức cho bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tại cơ quan đang công tác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_phap_luat_ve_bao_tro_xa_hoi_tu_thuc_tien_ti.pdf
Luận văn liên quan