Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên

Thanh niên là lực lượng chiếm tỷ lệ hơn một nữa trong tổng số lực lượng lao động. Thanh niên luôn có một vai trò và vị trí trong xã hội. Với vị trí, vai trò to lớn như vậy cho nên vấn đề quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên, ổn định cuộc sống có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội đặc thù hiện nay của huyện Sông Hinh thì để quản lý nhà nước về giải quyết việc cho thanh niên một cách tốt nhất, trước hết Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên không chỉ nâng cao nhận thức tầm quan trong của việc giải quyết việc làm cho thanh niên mà còn phải áp dụng một cách đồng bộ các giải phải sao cho phù hợp với tình hình địa phương. Quan trọng hơn nữa là mỗi thanh niên, mỗi lao động, mỗi gia đình cần có nhận thức đúng đắn hơn về việc làm, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động tự tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm tăng thêm thu nhập, phát huy tính năng động sáng tạo của thanh niên Việt Nam trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển đất nước.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƢƠNG TẤN LÃNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại:HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thành Can Phản biện 1:.... . ...... Phản biện 2:.... . ...... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: - Đường.. - Quận - TP Thời gian: vào hồi giờ .. tháng ... năm 201... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm là loại hình quản lý đặc biệt do Nhà nước tiến hành trên cơ sở nắm bắt mối quan hệ giữa dân số, lao động và người sử dụng lao động. Sông Hinh là một huyện miền núi của tỉnh Phú Yên. Trong quản lý nhà nước về việc làm còn bất cập, một số cơ chế chính sách chưa phát huy hiệu quả ải quyết những vấn đề đặt ra và góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của huyện Sông Hinh trong thời gian tới, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Phần này tác giả giới thiệu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Ngô Quỳnh An, Luận án tiến sĩ, bảo vệ năm 2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Trong đề tài: “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam”; Phùng Ngọc Triều, Luận văn Thạc sĩ, bảo vệ năm 2007, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Trọng Vân, Luận văn Thạc sĩ, bảo vệ năm 2014, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội; Bài viết “Giải pháp việc làm cho thanh niên hiện nay” của tác giả Đoàn Nam Đàn 2 được đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, (số 3) năm 2015; Bài viết “Một số vấn đề về lao động và việc làm của thanh niên hiện nay của tác giả Đặng Cảnh Khanh, Phạm Bằng đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tháng 7 năm 2012; Bài viết “Chính sách việc làm: thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thúy Hà đăng trên cổng thông tin điện tử của Viện Nghiên cứu lập pháp (vnclp.gov.vn) tháng 6 năm 2013 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu Làm rõ những ưu điểm, hạn chế vấn đề quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên một cách có hiệu quả từ nay đến năm 2020. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ hướng tới giải quyết các nhiệm vụ: ở . ải quyết vi cho thanh niên trên m àn thiện ải quyết vi cho thanh niên tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Thanh niên từ 15 đến 30 tuổi đang sinh sống, lao động, sản xuất trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Phạm vi không gian: Trong phạm vi địa giới hành chính của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập từ năm 2012 đến 2016. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn thanh niên, hộ gia đình thanh niên, mạng lưới việc làm, các cơ quan năm từ 2012 đến 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, lý thuyết việc làm hiện đại. Phương pháp nghiên cứu 4 Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp hệ thống hóa, thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích, phương pháp khảo sát thực tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận Luận văn làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm nói chung và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên nói riêng. Về thực tiễn Luận văn mang ý nghĩa tham khảo đối với bộ máy quản lý nhà nước các cấp, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các doanh nghiệp, hộ gia đình về giải quyết việc làm cho thanh niên, góp phần nâng cao hình ảnh của người thanh niên. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm có 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm; Chương 2. Thực việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên; Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.1. Một số khái niệm cơ bản về việc làm, giải quyết việc làm 1.1.1. Khái niệm việc làm - Dưới góc độ kinh tế - xã hội: Hoạt động kiếm sống là hoạt động quan trong nhất của con người. Hoạt động kiếm sống của con người được gọi chung là việc làm. - Dưới góc độ pháp lí: Tại Khoản 1, Điều 35 Hiến Pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”. Từ quan niệm này đã mở ra bước chuyển căn bản trong nhận thức về việc làm. Trên cơ sở này, Điều 9 Bộ luật Lao động Việt Nam đã quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc làm - Trên bình diện kinh tế - xã hội: Về mặt kinh tế: việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất. Hiệu quả của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất. Về mặt xã hội: bảo đảm việc làm có hiệu quả to lớn trong vấn đề phòng, chống, hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỉ cương, nề nếp xã hội. 6 - Trên bình diện chính trị - pháp lí: Hậu quả của việc thất nghiệp, thiếu việc làm không những ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội mà còn đe dọa lớn đối với an ninh và sự ổn định của mỗi quốc gia. Còn trên bình diện pháp lý, việc làm là phạm trù thuộc quyền cơ bản của con người, đóng vai trò là cơ sở hình thành, duy trì và là nội dung của quan hệ lao động. 1.1.3. Khái niệm giải quyết việc làm “Giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế, xã hội từ vi mô cho đến vĩ mô có tác động đến người lao động có thể có việc làm” 1.1.4. Ý nghĩa của giải quyết việc làm - Ý nghĩa về mặt kinh tế: Giải quyết việc làm là một trong những nhân tố đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định. - Ý nghĩa về mặt xã hội: Giải quyết việc làm sẽ tạo điều kiện cho người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. 1.1.5. Thất nghiệp và nguyên nhân Khái niệm thất nghiệp Theo tổ chức quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công thịnh hành”. Định nghĩa thất nghiệp ở Việt Nam: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm”. 7 1.1.6. Khái niệm thanh niên và những đặc điểm của thanh niên Khái niệm thanh niên: Theo Điều 1, Luật Thanh niên năm 2005 thì “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu đến ba mươi tuổi” . 1.2. Quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm 1.2.1. Quản lý Quản lý là tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu định trước. 1.2.2. Quản lý nhà nước đối với xã hội và công dân, là sự quản lý về chính trị - xã hội; trên một phương diện nhất địn phát triển của xã hội phù hợp với sự vận động và phát triển của quy luật khách quan. 1.2.3. Nội dung Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết việc làm; 8 - Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biến động cung cầu việc làm; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội. Quy định danh mục những nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; - Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về giải quyết việc làm, thống kê, thông tin về việc làm và thị trường việc làm, về mức sống, thu nhập của người lao động; - Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ việc làm hài hòa, ổn định và tiến bộ; - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm; giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật; - Hợp tác quốc tế về việc làm. 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thất nghiệp, giải quyết việc làm 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp Thứ nhất, nguồn nhân lực dư thừa. Thứ hai, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động. Thứ ba, cơ cấu tiêu dùng của thị trường hàng hóa, dịch vụ thay đổi. Thứ tư, nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái. Thứ năm, mức tiền công được ấn định cao hơn mức tiền công cân bằng của thị trường sức lao động. 9 Thứ sáu, hệ thống thông tin về thị trường lao động còn yếu. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm Thứ nhất, vốn đầu tư. Thứ hai, việc lựa chọn và áp dụng khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thứ ba, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế. Thứ tư, sự phát triển của kết cấu hạ tầng Thứ năm, điều kiện tự nhiên. Thứ sáu, chính sách của nhà nước. Ngoài ra, việc gia tăng nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn - nghề cũng là cơ sở để các nhà đầu tư lựa chọn lĩnh vực kinh doanh Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1, cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm đã tập trung làm rõ: Các khái niệm về việc làm; giải quyết việc làm; thất nghiệp, nguyên nhân thất nghiệp; khái niệm về thanh niên và những đặc điểm của thanh niên. Luận văn đã làm rõ lý luận thế nào là quản lý, quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm; nội dung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm; các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp, giải quyết việc làm. Là ải quyết vi huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. 10 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Sông Hinh, tỉnh Phú Yên 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên Sông Hinh là một huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Phú Yên. Tổng diện tích đất: 88.664 ha phân theo các loại đất: Đất sản xuất nông nghiệp: 28.026 ha; đất lâm nghiệp 40.129 ha; đất phi nông nghiệp: 14.531ha; đất chưa sử dụng: 5.920 ha. Với tài nguyên đất phong phú và đa dạng phù hợp nhiều loại cây trồng khác nhau. Sông Hinh là huyện là vùng có lượng mưa lớn nhất của tỉnh (2.200-2.600 mm/năm), số ngày mưa trung bình 120-130 ngày/năm, nhiệt độ trung bình trong năm 24,90C thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi phát triển. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hoá - xã hội Diện tích tự nhiên 886 km2. Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện: Đất nông nghiệp: 43,308 ha; đất lâm nghiệp: 43430 ha; đất phi nông nghiệp: 12,534 ha; đất chưa sử dụng: 1,380 ha. Thế mạnh của huyện là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện nay toàn huyện có tổng đàn bò 20.550 con, tỉ lệ bò lai chiếm 23,13%, tổng đàn trâu 300 con, gia cầm 85.000 con 11 Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân được chú trọng, đến nay 100% thôn buôn có điện. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên đời sống văn hóa hết sức phong phú, độc đáo, đặc biệt là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Về di sản văn hóa vật thể hiện huyện Sông Hinh còn gần 600 bộ cồng chiêng các loại, 11 bộ A Ráp, đàn Tính của người Tày, đàn Đinh Klút của người ÊĐê, Tù Và của người Dao Giáo dục đào tạo: Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được quan tâm và phát triển. Y tế và chăm sóc sức khỏe: Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng được huyện quan tâm cả đông và tây y, cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư nâng cấp, xây mới nhiều trạm y tế xã và bệnh viện huyện. : 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực thanh niên và việc làm tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên 2.2.1. Thực trạng nguồn lực về dân số Tổng dân số của huyện Sông Hinh là 49.589 người. Trong đó: nam 24.889 người; nữ: 24.700 người; phân bố khu vực thành thị: 10.956 người, nông thôn: 38.633 người. Bao gồm có 11 xã, thị trấn: Thị trấn Hai Riêng, xã Sơn Giang, xã Đức Bình Đông, Xã Đức Bình Tây, Xã Ea Bia, Xã Ea Bá, xã Ea Bar, xã Ea Trol, xã Sông Hinh, xã Ea Lâm, xã Ea Ly. Có 19 thành phần dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn 12 như: Kinh, Êđê, BaNa, Tày, Nùng, Thái, Dao, Mường, Chăm, Sán Dìu... đây là nguồn nhân lực dồi dào để cung cấp cho thị trường lao động trong và ngoài huyện. Hầu hết dân số sống tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ 77,90%, khu vực thành thị chiếm tỷ lệ 22,10%. Có 6 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và 03 xã là người kinh. Điều này nói lên rằng, khu vực nông thôn chiếm số đông lực lượng lao động, tuy nhiên lực lượng lao động này có tay nghề thấp, hầu hết chưa qua đào tạo, điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế 2.2.2. Thực trạng nguồn lực lao động thanh niên - Dân số là thanh niên chiếm tỷ lệ rất lớn so với tổng dân số của toàn huyện, chiếm từ 28% đến 33% trong tổng dân số của huyện. - Dân số thanh niên so với tổng dân số qua các năm có sự tăng dần từ 28,85% năm 2014 tăng lên 33,22% năm 2016, tăng 4,37%. - Đối tượng lao động thanh niên ở lứa tuổi từ 16-20 luôn chiếm số lượng nhiều hơn so với các lứa tuổi từ 21 - 25 và 26 - 30 tuổi. - Hầu hết qua các năm, khu vực ở nông thôn luôn chiếm số lượng lao động thanh niên nhiều hơn ở khu vực thành thị. Nhìn chung, nguồn nhân lực lao động thanh niên của huyện dồi dào, đáp ứng cơ bản nhu cầu lao động của các tổ chức, cá nhân, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện. 2.3. Thực trạng Quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên 2.3.1. Thực trạng việc triển khai những văn bản Luật và văn bản quy phạm pháp luật 13 - Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: - Các chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện: Trong văn bản thiết thực để phục vụ cho sự nghiệp chung và tạo điều kiện góp phần phát triển - - chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng hiện đại. Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống, ưu tiên cho các đối tượng lao động phải chuyển đổi nghề do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. triển sản xuất hàng hóa và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả để tặng thu nhập cho thanh niên. Các chương trình phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Hỗ trợ giải quyết việc làm qua xuất khẩu lao động cho thanh niên, từ năm 2012 - 2016 chỉ được 18 người, bình quân hàng năm là 6 14 hăn. Hỗ trợ giải quyết việc làm qua tư vấn, giới thiệu việc làm. Mỗi năm, giới thiệu việc làm cho khoảng 570 lao động và hỗ trợ, tư vấn về nghề, việc làm và đào tạo cho gần 1.100 người. - Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm thông qua phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Giai đoạn 2012-2016, tình hình nền kinh tế của huyện và đất nước gặp phải những khó khăn do ảnh hưởng những mặt trái của nền kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp không xuất khẩu được, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh, sinh viên sau khi được đào tạo ra trường không tìm được việc làm hoặc làm việc không đúng với chuyên môn, ngành nghề đào tạo. Trước tình hình đó, huyện đã xác định một trong những giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm cho số lượng thanh niên chưa có việc làm là đẩy mạnh triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn huyện và đồng thời kết nối, đưa lao động đi làm việc ngoài huyện, ngoài tỉnh và ngoài nước; xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng để khuyến khích và thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, trong quá trình quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm cho Người lao động, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội của huyện tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao độngđể tạo môi trường lao động tốt hơn nữa cho thanh niên 15 - Quản lý nhà nước về cho vay vốn Quỹ Quốc gia về việc làm Hiện tại, tổng nguồn vốn giải quyết việc làm do huyện quản lý là 6440 triệu. Nhìn chung, việc tiếp cận và quản lý nguồn vốn giải quyết việc làm đã phát huy hiệu quả, đúng mục đích. Quỹ đã đóng góp tích cực trong việc thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Trong 3 năm 2014, 2015 và 2016 nguồn vốn vay tập trung chủ yếu cho người lao động, sản xuất nông nghiệp, qua đó đã tạo việc làm cho 1312 lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm vẫn còn một số hạn chế, đó là: nguồn vốn vay cho thanh niên vay còn ít so với nhu cầu thực tế; cơ hội tiếp cận nguồn vốn gặp nhiều khó khăn; quy trình thẩm định để giải ngân chiếm thời gian dài, phức tạp. - Quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động: Việc đề ra chương trình đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện cải thiện cơ bản đối với đời sống của thanh niên góp phần phát triển kinh tế địa phương nhanh và dễ dàng. - Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề: Hiện nay trên địa bàn huyện có 01 cơ sở đào tạo nghề. Tổng số cán bộ công chức, viên chức tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên là 25 người, trong đó cán bộ quản lý 03 người, giáo viên đạt chuẩn dạy nghề 17 người (trong đó giáo viên nữ 16 07 người). Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên của huyện luôn được quan tâm đầu tư xây dựng đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực cơ bản đảm bảo cho hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Hàng năm đào tạo hàng trăm lao động là thanh niên. 2.3.2. Thực hiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ở huyện Sông Hinh Trong những năm qua, cấp ủy đảng và chính quyền ở huyện Sông Hinh đã thực hiện nghiêm túc các văn bản của cấp trên, đồng thời ban hành một số chính sách cụ thể liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng và bản ban hành các văn bản hướng dẫn đáp ứng được các yêu cầu quản lý, chỉ đạo và điều hành. 2.3.3. Thực trạng Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm ở cấp huyện cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ, yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, tại cấp xã hiện tại không có công chức hoặc bộ phận chuyên trách thực hiện công tác lao động - thương binh và xã hội để giúp cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực việc làm, giải quyết việc làm trên địa bàn, mà chức danh này được lồng ghép với tên gọi là công chức văn hóa - xã hội. 2.3.4. Về đội ngũ cán bộ, công chức Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm từ huyện đến cơ sở cho đến 17 nay về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên không qua đào tạo chuyên ngành về lao động, quản trị nguồn nhân lực. 2.4. Hạn chế và nguyên nhân: 2.4.1. Hạn chế Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật cho thanh niên chưa được thực hiện đầy đủ và chưa thường xuyên. Công tác tạo việc làm bền vững cho thanh niên, một số chỉ tiêu không đạt. Hiệu quả sử dụng vốn vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm chưa cao. Sự phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội với Ngân hàng chính sách xã hội trong việc tham mưu cho UBND huyện còn hạn chế. Công tác tư vấn về nghề nghiệp và việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương, cơ sở còn lúng túng. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở dạy nghề còn hạn chế; giáo viên cơ hữu còn thiếu; chất lượng đào tạo một số nghề chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Sự gắn kết giữ doanh nghiệp vơi cơ sở dạy nghề còn thiếu chặt chẽ. 2.4.2. Nguyên nhân Các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện chính sách thường chậm với tình hình thực tiễn. Địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc cho thanh niên. Công chức làm công tác quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm, đào tạo nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ở huyện và cấp xã thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ. Chi phí đi làm 18 việc tại các nước này nhiều, đòi hỏi về trình độ, nghề nghiệp khá cao và chỉ tiêu được phân bổ cho địa phương hạn chế nên thanh niên khó tham gia. Tiểu kết chƣơng 2 Trong nội dung chương 2, luận văn cơ bản phản ánh được thực trạng về điều kiện thiên nhiên; thực trạng về dân số, dân cư, nguồn lực lao động thanh niên; thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội; thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở phân tích thực trạng những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về giải quyết làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh. Tác giả đã nêu lên được những hạn chế và của những nguyên nhân một cách cụ thể, đây là tiền đề, là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp nhằm khác phục những hạn chế này ở tại chương 3. 19 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN Năm năm tới, Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh. Tiềm lực, uy tín và vị thế chính của đất nước ta tăng lên, ngày càng được nâng cao. Nước ta sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước. Thời cơ, vận hội phát triển mở ra rộng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí [8]...sẽ có tác động đến công tác quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm cho lao động, trong đó có công tác giải quyết việc làm thanh niên. Huyện 20 Các chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu thực hiện đến năm 2020: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 16%/năm trở lên. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế: nông – lâm - thủy sản chiếm 36,3%, công nghiệp - xây dựng 23,4%, dịch vụ 40,3%; GDP bình quân đầu người 2.700 USD trở lên (theo giá hiện hành); Giải quyết việc làm từ 35.000-40.000 lượt lao động/năm, đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1-1,5%/năm; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 90% Đến năm 2020, giải quyết việc làm từ 35.000-40.000 lượt lao động/năm, đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%. Huyện Sông Hinh đề ra phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động là thanh niên nói riêng, giai đoạn 2016-2020: Đến cuối năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%, Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo nghề 80%. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%. Giai đoạn 2016- 2020 giải quyết việc làm mới từ 7500 - 8500 lao động ( bình quân hàng năm giải quyết việc làm mới từ 1500 - 1700 lao động). Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động và đi thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản từ 20 - 30 lao động. Đến năm 2020 hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp toàn huyện xuống còn 0,10%, hiện nay là 0,13%) ện quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Sông Hinh 21 - Tiếp tục kiến nghị Nhà nước sửa đổi, bổ sung Bộ Luật lao động năm 2012 cho phù hợp với thực tiễn. - Huyện tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo, đẩy mạnh phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên. Thứ nhất, kiện toàn về hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm. Thứ hai, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lao việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên. Thứ ba, nhà nước về lao động, giải quyết việc làm cho thanh niên. 3.3.3. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cho thanh niên với các cơ quan, tổ chức khác. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội khác của huyện để thực hiện chức năng giải quyết việc làm cho người lao động, về chế độ chính sách việc làm cho thanh niên. 3.3.4. Tăng cường sử dụng các nguồn lực tạo việc làm và giải quyết việc làm có hiệu quả. Từ các nguồn đầu tư của nhà nước bao gồm: Nguồn vốn vay giải quyết việc làm có vai trò rất quan trọng đối với thanh niên; Nguồn vốn từ việc đầu tư triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề, chuyển 22 dịch cơ cấu lao động trong nông ngiệp, nông thôn; Nguồn vốn của các tổ chức Chính trị xã hội của huyện. cho thanh niên: - Đẩy mạnh quản lý nhà nước về đào . Xã hội hoá và gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp - Tăng cường tuyên truyền và phân luồng học sinh. - Phát triển các lợi thế kinh tế - xã hội của địa phương để tạo việc làm cho thanh niên. - Đổi mới, đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên. - - Phát triển các lợi thế kinh tế - xã hội của địa phương để tạo việc làm cho thanh niên thanh niên Thứ nhất, các cấp uỷ đảng, chính quyền cần chỉ đạo quyết liệt cho các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật. Thứ hai, Uỷ ban nhân dân huyện nên có sự liên kết với các Trung tâm xúc tiến việc làm, Sở Lao động thương binh và xã hội, Đoàn thanh niên 23 Thứ ba, Uỷ ban nhân dân huyện nên có quy chế ưu đãi cho thanh niên xuất khẩu lao động. Thứ tư, quan tâm xuất khẩu lao động tại chỗ. Thứ năm, cơ quan có chức năng ở địa phương thường xuyên đẩy mạnh và nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, nắm bắt một cách kịp thời tình hình thực hiện pháp luật về xuất khẩu lao động. Thứ sáu, Uỷ ban nhân dân huyện cần kiến nghị với các cơ quan chức năng về vấn đề thành lập các tổ chức hoạt động xuất khẩu lao động, kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, chính phủ cần phải có những quy định chặt chẽ hơn để hạn chế những đơn vị không có đủ điều kiện, không đúng chức năng. Thứ bảy, hoạt động xuất khẩu lao động là một hoạt động cần có sự phối hợp giữa các các quốc gia có mối quan hệ xuất khẩu lao động Tiểu kết chƣơng 3 Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm, qua thực tiễn thực hiện nội dung này trên địa bàn tỉnh Phú Yên, tác giả nhận thấy còn nhiều điểm bất cập cần phải được xem xét bổ sung, điều chỉnh và đề xuất các giải pháp thực hiện để hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Phú Yên 24 KẾT LUẬN - cải cho xã hội, t Thanh niên là lực lượng chiếm tỷ lệ hơn một nữa trong tổng số lực lượng lao động. Thanh niên luôn có một vai trò và vị trí trong xã hội. Với vị trí, vai trò to lớn như vậy cho nên vấn đề quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên, ổn định cuộc sống có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội đặc thù hiện nay của huyện Sông Hinh thì để quản lý nhà nước về giải quyết việc cho thanh niên một cách tốt nhất, trước hết Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên không chỉ nâng cao nhận thức tầm quan trong của việc giải quyết việc làm cho thanh niên mà còn phải áp dụng một cách đồng bộ các giải phải sao cho phù hợp với tình hình địa phương. Quan trọng hơn nữa là mỗi thanh niên, mỗi lao động, mỗi gia đình cần có nhận thức đúng đắn hơn về việc làm, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động tự tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm tăng thêm thu nhập, phát huy tính năng động sáng tạo của thanh niên Việt Nam trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giai_quyet_viec_lam_cho.pdf
Luận văn liên quan