Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Với đề tài “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, đã nghiên cứu phân tích và rút ra được một số điểm chính như sau: - Tổng hợp được những vấn đề về cơ sở lý luận cơ bản, các quan điểm chỉ đạo mang tính định hướng của Đảng và Nhà nước, của các cơ quan quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô của cả nước nói chung và thực trạng hiện nay của tỉnh Kiên Giang nói riêng. - Luận văn đã nêu được thực trạng của quá trình quản lý và thị trường hoạt động vận tải khách bằng ô tô. Từ thực trạng đó, đã tiến hành phân tích tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng quản lý yếu kém, còn nhiều thiếu sót và bất cập như hiện nay. Đồng thời kết hợp nghiên cứu công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô của một số địa phương khác trong nước để làm cơ sở hoàn thiện công tác quản lý vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. - Luận văn đã đưa ra các định hướng chung cũng như một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động vận tải khách bằng ô tô trên địa bàn, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì hoạt động vận tải hành khách sẽ đi vào nề nếp; chất lượng dịch vụ vận tải được đảm bảo; trật tự an toàn giao thông được duy trì, mang lại niềm tin cho hành khách đi xe. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước, đề xuất một số ý tưởng về quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải để mang lại sự đồng bộ trong quản lý. Trong quá trình nghiên cứu, bản thân đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và các ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp, các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở GTVT Kiên Giang, các nhà quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là những mong muốn được hưởng các dịch vụ vận tải có chất lượng cao của nhân dân tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, do công tác quản lý, điều hành và định hướng phát triển vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là một vấn đề rộng lớn, thời gian nghiên cứu có hạn nên bản thân không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, các nhà nghiên cứu để có thể nâng cao được kiến thức, áp dụng trong quá trình công tác, góp phần xây dựng ngành giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang ngày một vững mạnh, có quy củ và nề nếp, hướng tới nền văn minh, hiện đại.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành khách bằng ô tô tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp quản lý trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thời gian: nghiên cứu từ năm 2010- 2016. Không gian: Trên địa bài tỉnh Kiên Giang 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: thực hiện trên cơ sở phương pháp luận 5 duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu và làm rõ các vấn đề, luận văn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp khảo cứu tài liệu; Phương pháp phân tích, đánh giá và Phương pháp thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Những kết quả nghiên cứu của luận văn từ việc phân tích cơ sở lý luận, cũng như phân tích và đánh giá một cách chính xác và khách quan nhất về thực trạng quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn. Với ý nghĩa đó, luận văn góp phần chỉ ra một cách căn bản những yếu kém, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô tại tỉnh nhà. Đồng thời, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 1.1. Tổng quan về vận tải hành khách bẳng ô tô 1.1.1. Khái niệm vận tải hành khách bẳng ô tô Vận tải là quá trình thay đổi vị trí của hàng hoá, hành khách trong không gian và thời gian để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Vận tải hành khách bằng ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. 1.1.2. Đặc điểm vận tải hành khách bằng ô tô - Luôn di động, không cố định như trong các ngành khác; - Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào đối tượng lao động chứ không phải tác động về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi hình dáng, kích thước của đối tượng lao động; - Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới hình thức vật chất và khi sản xuất ra là được tiêu dùng ngay. Hay nói cách khác sản phẩm vận tải mang tính vô hình. - Quá trình sản xuất của ngành vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất mới mà chỉ làm thay đổi vị trí của hàng hoá và qua đó cũng làm tăng giá trị của hàng hoá. 1.1.3. Hình thức vận tải hành khách bẳng ô tô - Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định: vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định là hoạt động kinh doanh vận tải hành khách định kỳ trên một hành trình cố định được xác định bởi bến đi, bến đến và các tuyến đường cụ thể. - Vận tải hành khách bằng xe buýt: vận tải hành khách bằng xe buýt được thực hiện trên tuyến cố định, theo biểu đồ chạy xe phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách được phê duyệt. - Vận tải hành khách bằng xe taxi: vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi. - Vận tải hành khách theo hợp đồng: vận tải hành khách theo hợp đồng là hoạt động kinh doanh vận tải hành khách không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải với hành khách. - Vận tải khách du lịch bằng xe ô tô: được thực hiện theo chương trình 7 du lịch của đơn vị kinh doanh du lịch và phải có hợp đồng vận tải khách du lịch bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch với đơn vị kinh doanh du lịch. 1.2. Khái quát quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô Quản lý nhà nước về giao thông vận tải là một nhu cầu của đời sống con người, với một sản phẩm hàng hóa được xem như là một mục tiêu trung tâm, là kết quả cuối cùng của mọi quá trình sản xuất vật chất được diễn ra trên quy mô toàn ngành, giao thông vận tải là tấn.km, là hành khách.km. Tất cả những gì liên quan đến quá trình sản xuất để làm ra sản phẩm đó, cũng như liên quan tới sự tiêu dùng của toàn xã hội tới sản phẩm đó chính là đối tượng quản lý của ngành giao thông vận tải. Vì vậy, đối với lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô nói riêng, hoạt động quản lý nhà nước có thể hiểu là sự tác động của bộ máy quản lý nhà nước vào các quá trình, các quan hệ kinh tế xã hội trong hoạt động giao thông vận tải từ quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện, từ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến khai thác phương tiện, từ tổ chức giao thông trên mạng lưới đến tổ chức, quản lý khai thác bến bãi và các hoạt động khác nhằm hướng ý chí và hành động của các chủ thể kinh tế vào thực hiện tốt nhiệm vụ của giao thông vận tải, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích nhà nước. 1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô 1.2.2.1. Nguyên tắc pháp quyền Ðây là nguyên tắc thể hiện một nguyên lý căn bản của tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Bởi vì trước hết việc tổ chức và hoạt động hành chính phải hợp pháp, tức là phải tuân theo pháp luật. 1.2.2.2. Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất trong thực hiện Ðiều 2 - Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Như vậy, Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó. 1.2.2.3. Nguyên tắc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các ngành, các cấp - Sự phân cấp quản lý. Là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Mỗi cấp quản lý có những 8 mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và phương thức cần thiết để thực hiện tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình. - Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và xã hội. - Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan quản lý theo chức năng là cơ quan quản lý một lĩnh vực chuyên môn hay một nhóm các lĩnh vực chuyên môn có liên quan với nhau. Theo quy định của pháp luật, hệ thống các cơ quan chuyên môn được hình thành để thực hiện việc quản lý theo chức năng. Theo hệ thống dọc có bộ, sở, phòng, ban chuyên môn quản lý chức năng, chịu sự quản lý của cơ quan quản lý theo chức năng có thẩm quyền ở cấp trên. 1.2.3. Trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô Bộ Giao thông vận tải - Quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. - Quy định cụ thể về việc quản lý và cấp phù hiệu cho xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách, vận tải hành khách nội bộ; lộ trình và đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải cấp giấp phép kinh doanh. - Tổ chức lập, phê duyệt và công bố quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh; hệ thống các trạm dừng nghỉ trên quốc lộ. - Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. - Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên phạm vi quản lý . Bộ Công an: Kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp, đổi, thu hồi biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch. Bộ Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về tính năng kỹ thuật thiết bị giám sát hành trình của xe. Tổ chức thực hiện việc kiểm định đồng hồ tính tiền trên xe taxi. 9 Bộ Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý việc sử dụng hạ tầng thông tin và cước dịch vụ dữ liệu cho thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô và các thiết bị thông tin, liên lạc khác sử dụng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Bộ Y tế: Ban hành quy định về tiêu chuẩn, việc khám sức khỏe định kỳ và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các quy định về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô. Ủy ban nhân dân tỉnh: - Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách bằng xe buýt, quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; vị trí các điểm đón, trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định trên mạng lưới đường bộ thuộc địa bàn địa phương; quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn địa phương. - Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo quy định. - Hướng dẫn cụ thể mức thu, sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh và phí, lệ phí khác có liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo quy định. Tổng cục đường bộ Việt Nam: - Quản lý theo thẩm quyền hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước. - Lập và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh. - Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam biên soạn, phát hành tài liệu, chương trình khung tập huấn nghiệp vụ cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và người điều hành vận tải tại các đơn vị kinh doanh vận tải; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tập huấn. - Thống nhất in, phát hành giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu, 10 biển hiệu (trừ phù hiệu xe taxi sử dụng riêng cho địa phương). - Xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý và Trang thông tin điện tử về hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Quy định về mã số tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh và nội tỉnh. Sở Giao thông vận tải: - Quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trên địa bàn. - Quyết định công bố đưa bến xe vào khai thác. - Tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính về hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. - Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn. - Quản lý, cấp mới, cấp lại các loại phù hiệu, biển hiệu. - Chủ trì, phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho người điều hành vận tải thuộc các đơn vị vận tải trên địa bàn. - Công bố đưa vào khai thác điểm đón, trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định trên địa bàn. - Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật. 1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh 1.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch,chính sách phát triển; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chƣơng trình quốc gia về an toàn giao thông đƣờng bộ Bộ Giao thông vận tải lập quy hoạch giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước, liên vùng, vùng; quy hoạch quốc lộ, đường cao tốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định quy hoạch giao thông vận tải đường bộ do địa phương quản lý, trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phải có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải. Chiến lược An toàn giao thông đường bộ nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. 11 1.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật Trong lĩnh vực giao thông vận tải Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản trình Chính phủ dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành các Thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ. Sở Giao thông vận tải tham mưu, dự thảo các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm. 1.3.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục. 1.3.4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng là tập hợp các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác, sử dụng. Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về đường bộ. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ: là chủ thể được nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý đường bộ, gồm: Khu Quản lý đường bộ; Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý đường bộ. 1.3.5. Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phƣơng tiện [38]; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lƣợng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng của phƣơng tiện Việc đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện là việc làm của cơ quan Công anđịa phương Cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện: là trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Trung tâm đăng kiểm thực hiện. 1.3.6. Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép 12 lái xe, chứng chỉ bồi dƣỡng kiến thức pháp luật về giao thông đƣờng bộ Công tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe được thực hiện bởi: - Tổng cục Đường bộ Việt Nam: + Thực hiện nhiệm vụ quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước. + Kiểm tra, thanh tra về công tác quản lý, đào tạo lái xe. + Ban hành giáo trình đào tạo lái xe và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước. + Ban hành nội dung, chương trình tập huấn; tổ chức tập huấn và cấp giấy chứng nhận nâng cao giáo viên dạy thực hành lái xe trong cả nước. + Thực hiện công tác quản lý đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao. - Sở Giao thông vận tải: + Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh. + Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô trên cơ sở quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải. + Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ đối với cơ sở đào tạo. + Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo. + Cấp giấy phép xe tập lái; tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định. - Cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: Việc cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe do Ngành Giao thông vận tải thực hiện; cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ do Ngành Công an thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có sự phối hợp, cung cấp thông tin cho nhau để thực hiện nhiệm vụ. 1.3.7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô do Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Sở Giao thông vận tải và Cảnh sát giao thông (lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông) thực hiện. Thanh tra Bộ Giao thông vận tải và Thanh tra sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giao thông 13 vận tải. 1.4. Các yêu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Quá trình sản xuất vận tải diễn ra bên ngoài doanh nghiệp nên các nhân tố tác động hết sức đa dạng và phức tạp. Mỗi một yếu tố đều ảnh hưởng đến việc sử dụng xe, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và chất lượng vận tải như: 1.4.1. Tình hình kinh tế - xã hội Bao gồm các yếu tố về phương thức sản xuất của xã hội; các loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất; các chính sách của Chính phủ, 1.4.2. Điều kiện khí hậu - thời tiết Hoạt động vận tải ô tô nói chung và vận tải hành khách bằng ô tô nói riêng chịu sự ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết khí hậu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến kết cấu và tính năng sử dụng của phương tiện mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức và quản lý hoạt động vận tải. 1.4.3. Điều kiện vận tải Điều kiện vận tải phản ánh những đặc điểm, yêu cầu của đối tượng vận tải, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức và quản lý vận tải. Các điều kiện vận tải bao gồm: Tính chất vận tải; thời hạn vận chuyển; khu vực vận chuyển và cự ly vận chuyển; điều kiện hành khách và điều kiện bến bãi. 1.4.4. Công tác quản lý hoạt động vận tải: gồm Quản lý phương tiện; Quản lý người điều khiển phương tiện và Quản lý hệ thống hạ tầng giao thông vận tải; 14 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng giao thông vận tải ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 2.1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với đường bờ biển dài hơn 200 km và 56 km đường biên giới bộ giáp với Campuchia. Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng ở miền Tây. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.349 km2, dân số 1.736.264 người, mật độ dân số 273 người/km2. Kiên Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Với điều kiện như vậy, tỉnh Kiên Giang có đầy đủ các tiềm năng và lợi thế: Thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam Á và là cầu nối của các tỉnh miền Tây Nam bộ với bên ngoài; thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi trong giao lưu, trao đổi hành hóa, phát triển kinh tế; là một trong hai tỉnh nằm trong Hành lang ven biển vịnh Thái Lan tạo động lực thúc đẩy kinh tế toàn vùng. 2.1.2. Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang 2.1.2.1 Đƣờng bộ: Toàn tỉnh có 9.358km đường bộ, gồm: 4 Quốc lộ 291,8 km; 22 đường tỉnh với 708km; 636km đường huyện và 7.084km đường xã. Nhìn chung, mạng lưới đường bộ cơ bản đã bao phủ rộng khắp địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng của hầu hết các tuyến còn thấp, nhiều tuyến có mặt đường hẹp, hành lang bảo vệ đường bị lấn chiếm. 2.1.2.2 Hệ thống cầu, cống: Quốc lộ có tổng cộng 97 cầu dài 6.635m và 10 cống dài 99m. Nhìn chung đảm bảo vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân. Đường tỉnh có tổng cộng 159 cầu dài 5.242,2m và 14 cống dài 90,8m. Nhìn chung, cầu trên tuyến đường tỉnh đảm bảo vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân trong tỉnh. 2.1.3. So sánh mật độ giao thông: mật độ km/km2 tỉnh Kiên Giang còn thấp, chưa nối thông tất cả các khu vực với nhau. Tỷ lệ nhựa hóa khá cao với 45,8%. Tuy nhiên, trên đây chỉ là đánh giá về mặt số lượng, còn về chất lượng thì chưa đảm bảo, do đa phần được đầu tư nhựa hóa có mặt hẹp, chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. 2.1.4. Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh: 15 Có 131 tuyến vận tải cố định, Trong đó, tuyến liên tỉnh: 112 tuyến, tuyến nội tỉnh: 7 tuyến, tuyến buýt nội tỉnh: 5 tuyến, có 05 doanh nghiệp kinh doanh loại hình vận tải khách bằng taxi, với tổng số lượng 536 xe; có tổng số 35 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải hợp đồng và du lịch, với tổng số 538 phương tiện. Tuy nhiên thực tế hoạt động vận tải khách hợp đồng và du lịch chỉ với quy mô nhỏ lẻ, mà phần đông doanh nghiệp lợi dụng việc được cấp phù hiệu chạy hợp đồng để hoạt động rước khách tuyến cố định, cạnh tranh không lành mạnh gây mất trật tự vận tải trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua nhưng chưa có biện pháp xử lý dứt điểm. 2.1.5. Hiện trạng và tình hình hoạt động các bến, bãi đỗ xe Hiện nay có 9 bến xe đang hoạt động tổng diện tích khoảng 63.936 m2. Trong đó, bến xe khách tỉnh Kiên Giang mới được xây dựng, tổng vốn đầu tư cho công trình này hơn 136 tỉ đồng, xây dựng khang trang, hiện đại. Nhìn chung, chất lượng phục vụ tại các bến xe khách tuy có bước tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của hành khách về an toàn, tiện nghi, thuận lợi do vậy chưa thu hút được hành khách vào bến khi có nhu cầu đi xe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nảy sinh “bến cóc, xe dù”. 2.2. Đánh giá quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 2.2.1. Các phƣơng diện đánh giá 2.2.1.1. Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chƣơng trình quốc gia về an toàn giao thông đƣờng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 2784/QĐ- UBND quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Sau thời gian công bố và triển khai thực hiện quy hoạch, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và kết nối cao, đặc biệt hạ tầng phục vụ cho vận tải hành khách cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển như hiện nay, lưu lượng phương tiện và người tham gia giao thông tăng đột biến, hệ thống bến, bãi quy hoạch còn ít so nhu cầu thực tế, một số tuyến đã hình thành các bến lên xuống khách tự phát; nhu cầu thực tế cần phải mở thêm một số bến tại khu vực này để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, do đó cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp. Việc phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, UBND tỉnh có Quyết định số 172/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Sau thời gian thực hiện một số tuyến khai thác rất hiệu quả, số lượng người 16 dân đi lại bằng xe buýt tăng cao, từng bước hình thành thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, các tuyến còn nhiều tuyến bỏ tài, cử, tình trạng chạy quá tốc độ, tranh giành khách còn diễn ra phổ biến, chất lượng phục vụ hành khách không được cải thiện, phương tiện khai thác thiếu bảo trì, bảo dưỡng lâu ngày xuống cấp, không thu hút người dân tham gia. Về giá có Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá cước vận tải hành khách bằng ô tô và giá dịch vụ vận tải đường bộ. Các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn trên cơ sở quy định trên kê khai giá cước và thực hiện theo kê khai. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát thực hiện giá chỉ quản lý được tại khu vực bến xe khi xe xuất bến, không kiểm soát được giá vé doanh nghiệp thu hành khách ngoài bến. 2.2.1.2. Về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn vận tải khách bằng ô tô được nhà nước quan tâm, chỉ đạo xây dựng, tạo hành lang pháp lý, định hướng cho sự phát triển và đảm bảo trật tự, an toàn trong hoạt động vận tải. 2.2.1.3. Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải tại tỉnh Kiên Giang đã được các cơ quan chức năng quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tế thì công tác này vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Ý thức của người tham gia giao thông vẫn còn hạn chế, tình trạng người tham gia giao thông vi phạm các quy định của pháp luật vẫn diễn ra một cách phổ biến. 2.2.1.4. Về tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng Tỉnh Kiên Giang đã được ủy thác 297 km quốc lộ, kinh phí cấp hàng năm trên 145 tỷ đồng. Kinh phí quản lý, bảo trì đường tỉnh, đường huyện do ngân sách địa phương cấp trên 60 tỷ mỗi năm từ vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh. Trên thực tế, đầu tư vốn cho bảo trì đường bộ chỉ đáp ứng khoảng 50% yêu cầu. 2.2.1.5. Về đăng ký, cấp, thu hồi biển số phƣơng tiện; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lƣợng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng của phƣơng tiện Đã tổ chức đầu tư hệ thống kiểm định hiện đại góp phần nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, giảm thiểu TNGT do lỗi kỹ thuật và ô nhiễm môi trường. Trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh chưa có trường hợp nào bị thu giấy kiểm định an toàn kỹ thuật. 2.2.1.6. Về quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dƣỡng kiến thức pháp luật về giao thông đƣờng 17 bộ Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 cơ sở đào tạo lái xe, qua thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe; các cơ sở đào tạo lái xe đã được đầu tư, đổi mới trang thiết bị dạy học, nội dung, chương trình đào tạo được xây dựng, điều chỉnh dần phù hợp với thực tiễn; chất lượng bài giảng, chất lượng các bài kiểm tra ngày càng được nâng lên, kiểm tra lý thuyết trên máy tính được cài đặt phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Hệ thống trung tâm sát hạch lái xe ô tô được xây dựng và phát triển theo tiêu chuẩn, có lắp thiết bị chấm điểm tự động đã hạn chế tối đa sự tác động chủ quan của con người, đánh giá trung thực chất lượng sát hạch lái xe ô tô. 2.2.1.7. Về kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đƣờng bộ Thực tế hiện nay lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát phần lớn mới phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm bằng trực quan chưa có điều kiện phương tịên, trang thiết bị để tiến hành thanh tra phát hiện các nguyên nhân gốc rễ như vấn đề tiêu chuẩn kỹ thuật, trình độ quản lý,... trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước, trật tự an toàn giao thông. 2.2.2. Đánh giá chung 2.2.2.1.Kết quả đạt đƣợc Một là, là tỉnh có vị trí chiến lược về kinh tế-an ninh-quốc phòng. Hai là, tỉnh đã quan tâm đã tập trung nguồn lực để đầu tư, xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải đường bộ khá đồng bộ và đạt tiêu chuẩn. Ba là, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn khá đầy đủ, phù hợp với thực tế ở địa phương. Bốn là, công tác tuyên truyền pháp luật về GTVT và trật tự an toàn giao thông được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Năm là, công tác tuần tra, thanh tra, kiểm tra được duy trì thực hiện quyết liệt. 2.2.2.2. Hạn chế, thiếu sót Một là, việc tập trung nguồn lực đầu tư cho hạ tầng chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội. Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng liên quan chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Ba là, một số hệ thống quy chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật của ngành GTVT thiếu thống nhất, chưa thực sự đi vào đời sống thực tế, có những văn bản mới ban hành đã phải nghiên cứu, sửa đổi. 18 Bốn là, công tác quy hoạch giao thông còn thiếu đồng bộ, chưa quy động hết các nguồn lực; đầu tư xây dựng bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, hệ thống điểm dừng đỗ dọc đường còn chậm. Năm là, công tác tổ chức giao thông vẫn còn nhiều bất cập. Sáu là, công tác đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, hoạt động vận tải và quản lý vận tải còn bộc lộ những hạn chế, bất cập; “xe dù”, “bến cóc” còn phổ biến; phương tiện kém chất lượng vẫn còn hoạt động ở các tuyến nội tỉnh; phương tiện chạy vòng vo, đón trả khách tuỳ tiện, chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ, vi phạm thiết bị giám sát hành trình còn diễn ra phổ biến và đang gây nhiều bức xúc trong xã hội. Bảy là, công tác thanh tra, kiểm ra, giám sát chưa được thường xuyên, chưa triệt để, sự phối hợp giữa các cơ quan còn hạn chế. Tám là, các điều kiện kinh doanh vận tải ô tô còn đơn giản, các thành phần kinh tế đều có thể tham gia được dẫn đến số lượng phương tiện tham gia vận tải phát triển quá nhanh, khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm vận tải. Chín là, chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo trên địa bàn chưa cao, đặc biệt là lái xe ô tô, tỷ lệ học viên sau khi sát hạch đạt cấp giấy phép lái xe chỉ đạt khoàng 50% trên tổng số học viên dự thi. Mười là, tuy bộ máy quản lý nhà nước với nhiều cơ quan tham giasong có hiện tượng chồng chéo, có nhiều nhiệm vụ quản lý còn buông lỏng, chưa có cơ quan thực hiện. 2.2.2.3. Kinh nghiệm đúc kết Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn quy định của pháp luật về vận tải hành khách bằng ô tô. Hai là, chú trọng công tác quy hoạch, tổ chức giao thông hợp lý, tạo điều kiện tốt để phát triển vận tải hành bằng ô tô. Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải hành khách, nhất Luật giao thông để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng pháp luật, vấn đề tổ chức giao thông; vấn đề xây dựng hạ tầng cơ sở phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội Bốn là, tăng cường công tác thanh tra kiểm soát xử lý vi phạm, chặn đứng được các hiện tượng “xe dù”, “bến cóc”, xe chạy quá tốc độ, xe trá hình Năm là, tăng cường trang thiết bị hiện đại cho các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải; chăm lo xây dựng các lực lượng này cả về trách nhiệm, chế độ chính sách để đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 19 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HÕAN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.1.1 Đầu tƣ phát triển hệ thống hệ tầng giao thông đƣờng bộ: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm gồm các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, các tuyến có nhu cầu vận tải lớn, các tuyến kết nối. 3.1.2 Phát triển phƣơng tiện vận tải: Phát triển phương tiện vận tải có quy mô đáp ứng nhu cầu vận tải, có cơ cấu, chủng loại phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông và đối tượng hành khách, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. 3.1.3 Phát triển thị trƣờng vận tải: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải hành khách cự ly ngắn, đến trung bình; tham gia vào chuỗi vận tải đa phương thức kết nối giữa các đầu mối của phương thức vận tải khối lượng lớn như đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không. 3.1.4 Nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải: Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. 3.1.5 Vai trò quản lý nhà nƣớc: Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, đổi mới thể chế chính sách tạo khung pháp lý minh bạch, thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo điều kiện, tháo gỡ các khó khăn, rào cản, tạo động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải nói chung, vận tải hành khách nói riêng. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.2.1. Quy hoạch cơ sở hạ tầng vận tải hành khách bằng ô tô - Tranh thủ nguồn vốn của Bộ GTVT, vốn của tỉnh, huy động các nguồn vốn đầu tư đường quốc lộ, đường tỉnh theo quy hoạch. - Đẩy nhanh tiến độ, phê duyệt các đề án, quy hoạch. - Xây dựng cơ chế phân công, phân cấp, có cơ chế phân định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp (nhịp nhàng) giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai quy hoạch phát triển GTVT. Định kỳ rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phù hợp. - Đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô, xây dựng thêm bến xe, đáp ứng 20 nhu cầu phát sinh thực tế, giảm và tiến tới loại bỏ tình trạng “bến cóc”. 3.2.2. Tăng cƣờng công tác quản lý chất lƣợng vận tải hành khách bằng ô tô Hoàn thiện công tác quản lý của doanh nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách của doanh nghiệp, tạo được thương hiệu, uy tín doanh nghiệp trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách như: Người tham gia làm công tác quản lý vận tải phải đảm bảo trình độ chuyên môn. Doanh nghiệp phải có quy định tuyển dụng lao động chặt chẽ ngay từ khâu đầu vào, lựa chọn người. Cập nhật kịp thời các hướng dẫn quy định văn bản của nhà nước và các tổ chức tuyên tuyền văn bản đến cán bộ công nhân viên. Xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ công nhân viên không chấp hành nghiêm túc nội quy của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. 3.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát -Triển khai đề án tăng cường năng lực Thanh tra giao thông. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của lực lượng cán bộ công chức thanh tra, xóa bỏ triệt để các hiện tượng tiêu cực của một số công chức thuộc các lực lượng thanh tra giao thông. - Thực hiện nghiêm túc công tác luận chuyển, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công. - Thường xuyên thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho cho mọi cán bộ của các lực lượng chức năng đều phải có ý thức kỷ luật cao, nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật. - Tăng cường phối hợp giữa ngành giao thông vận tải, ngành công an và các đơn vị truyền thông. Ngành giao thông vận tải và ngành công an cung cấp thông tin cho các đơn vị truyền thông thực hiện việc đăng tải và thông tin liên lạc về vận tải hành khách, hình thức xử phạt, các kênh liên lạc để nhân dân giám sát và phản ánh, góp phần chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong hoạt động vận tải khách và lực lượng chức năng. - Thanh tra GTVT phối hợp với Cảnh sát giao thông tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát ngoài bến, cần có biện pháp mạnh, xử lý nghiêm các trường hợp xe khách dừng đón trả khách ngoài bến trái quy định. Giải tỏa và xử lý nghiêm các trường hợp “xe dù”, “bến cóc”, có thể bằng hình thức tạm giữ hay đình chỉ hoạt động của xe này; xử lý nghiêm các doanh nghiệp không chấp hành việc lắp đặt, truyền dẫn tín hiệu từ thiết bị giám sát hành trình bằng hình thức rút phù hiệu, đình chỉ hoạt động 3.2.4. Công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về giao thông đƣờng bộ 21 - Về nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; tuyên truyền về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, những tấm gương tập thể, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả, những khó khăn vướng mắc từ thực tế, biện pháp tháo gỡ,... - Về hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền qua việc nêu gương sáng trong chấp hành pháp luật giao thông. Chú ý phát huy lợi thế của hệ thống phát thanh truyền hình, các ấn phẩm báo chí, bản tin...Tuyên truyền qua hội nghị, hội thảo, toạ đàm, thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, qua trợ giúp pháp lý lưu động, biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt đảng, đoàn thể,...và tuyên truyền trực tiếp với người vi phạm qua công tác xử lý hành chính. - Về đối tượng tuyên truyền: Đối với cán bộ, công chức, viên chức đưa nội dung chấp hành luật giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cả cơ quan, đơn vị và cá nhân. Với học sinh, sinh viên: Tăng cường chất lượng giờ học môn Giáo dục công dân, môn học pháp luật, các hoạt động ngoại khoá, tập trung phổ biến về quy tắc giao thông, điều kiện đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đặc biệt là về độ tuổi. Với thanh niên: Tập trung giới thiệu các quy định về quy tắc giao thông, các hành vi bị nghiêm cấm và hình thức xử phạt nếu vi phạm. Đối với nông dân: Quy tắc giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông, các quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, hành vi vi phạm và mức xử phạt. Đối với những người tham gia đảm bảo an toàn giao thông như lực lượng công an, thanh tra giao thông: Phải nắm rõ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị và của các cá nhân có thẩm quyền. - Về đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Kiện toàn đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên pháp luật. Thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật mới về an toàn giao thông, tình hình đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn,...Tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền và kiến thức pháp luật, có chế độ đãi ngộ phù hợp. - Về kinh phí và cơ sở vật chất: Để đảm bảo đáp ứng tốt cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cần có nguồn kinh phí và cơ sở vật chất phù hợp trên cơ sở phát huy những cơ sở hiện có với trang bị mới. Ưu tiên tập trung đầu tư cho những cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở. 3.2.5. Công tác quản lý phƣơng tiện, đăng ký, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe 22 - Tăng cường kiểm tra, thẩm định chặt chẻ điều kiện, yêu cầu trong việc cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe ô tô. Kiểm tra chặt chẻ hệ thống phòng học, trang thiết bị dạy học, sân tập lái, năng lực giáo viên thực hành. - Không ngừng được đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện, nguyện vọng học tập của từng loại đối tượng học viên. - Việc sát hạch lái xe ô tô tại các Trung tâm phải thực hiện với hình thức thi trên máy tính, lái xe trong hình có thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên trên xe, các kỳ sát hạch đều có Thanh tra giao thông tổ chức giám sát, kiểm tra. - Duy trì chất lượng dây chuyền kiểm định phương tiện xe cơ giới theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho đăng kiểm viên, nâng cao chất lượng chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người làm công tác kiểm định. Kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đăng kiểm cho xe không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành để tham gia giao thông. Xử lý nghiêm các cơ sở cho thuê lốp, các thiết bị khác nhằm đối phó công tác đăng kiểm. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trương hợp xe có nhãn hiệu, logo không đúng quy định đã đăng ký và các quy định về hoạt động vận tải khách bằng ô tô. Quản lý chặt chẻ phù hiệu xe chạy hợp đồng, xe trung chuyển, xe chở khách du lịch, xử lý nghiêm xe trá hình, xe dù chạy như xe tuyến cố định. - Phối hợp với Sở Y tế định kỳ 6 tháng việc xét nghiệm chất gây nghiện đối với người lái xe, đăc biệt xe chạy đường dài, tuyến cố định. - Thường xuyên tổ chức các hội thi lái xe giỏi để nâng cao tay nghề, kỹ năng cho lái xe. - Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm phương tiện vi phạm từ dữ liệu thiết bị giám sát hành trình. - Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra định kỳ chất lượng phương tiện và chất lượng dịch vụ vận tải, đặc biệt là đối với vận tải hành khách tuyến cố định. Phát triển các tổ chức, hiệp hội bảo vệ quyền lợi khách hàng. 3.2.6. Quản lý giá cƣớc vận tải bằng xe ô tô Sớm trình UBND tỉnh ban hành giá dịch vụ cầu, đường bộ (BOT) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và quyết định bổ sung dịch vụ kinh doanh vận tải bằng ô tô theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô vào danh mục thực hiện kê khai giá tại địa phương. Đồng thời, bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị vận tải phải kịp thời giảm giá cước phù hợp với diễn biến giảm của chi phí nhiên liệu. Phối hợp Sở Tài chính tổ chức thẩm tra, quản lý chặt chẻ chi phí nhiên liệu hổ 23 trợ cho xe buýt, cho các xe chạy chiều rỗng trong dịp lễ, tết. 3.2.7. Về đảm bảo an toàn giao thông - Nhanh chóng triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Kế hoạch đảm bảo an toàn của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 – 2020. - Tiếp tục quán triệt và thực hiện quyết liệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông. - Đẩy nhanh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, đảm bảo hành lang an toàn, xử lý điểm đen trên tuyến... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, phấn đấu tai nạn giao thông hàng năm giảm cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương. - Kiện toàn tổ chức Ban An toàn giao thông của tỉnh, của sở; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, hướng tới đảm bảo trật tự an toàn giao thông một cách bền vững. - Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra. - Thực hiện đúng quy trình giải quyết xe ra vào bến; kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động trên tuyến. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp, hợp tác xã có phương tiện khai thác trên tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh vi phạm lộ trình, vi phạm tốc độ, thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong ngày thông qua thiết bị giám sát hành trình và thực địa. - Xây dựng chế độ hậu kiểm định kỳ sau khi được chấp thuận cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến trong việc chấp hành biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt, việc duy trì chất lượng phương tiện, việc thực hiện niêm yết, chất lượng dịch vụ đã cam kết. - Tăng cường phối hợp giữa Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải và Phòng Cảnh sát giao thông, xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả các kế hoạch đảm bảo ATGT, các đợt cao điểm, Tháng ATGT 3.2.8. Áp dụng khoa học - công nghệ - Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, khai thác vận tải, trạm dừng nghĩ, kiểm soát tải trọng xe, trung tâm đào tạo, sát hạch... Cập nhật đầy đủ số liệu vận tải về cơ sở dữ liệu của Tổng cục đường bộ Việt Nam. - Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương định kỳ kiểm tra liên ngành đồng hồ xe taxi trên địa bàn thành phố Rạch Giá, huyện Phú 24 Quốc và thị xã Hà Tiên. 3.2.9. Các giải pháp khác - Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường trang thiết bị, duy trì thực hiện dịch vụ công mức độ 3,4. - Thường xuyên kiểm tra các cơ sở đào tạo lái xe, các Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh và có chế tài xử lý nghiêm các Trung tâm nào thực hiện sai quy định của pháp luật; tiếp tục thực hiện “Đề án nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch và cấp Giấp phép lái xe” theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải. - Sở Giao thông vận tải phối hợp với Hiệp hội vận tải và các doanh nghiệp định kỳ tổ chức hội thi lái xe giỏi cấp tỉnh, cấp doanh nghiệp nhằm khuyến khích động viên đội ngũ lái xe. - Tăng cường xã hội hoá trong việc đầu tư xây dựng các bến xe có tính thương mại cao; còn các bến xe có tính xã hội và tính thương mại thấp thì nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng; nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế, đất cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư bến xe. - Khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải đầu tư mới, hiện đại hóa phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đảm bảo an toàn giao thông. - Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải áp dụng quy trình quản lý chất lượng ISO:9001, quy trình quản lý môi trường ISO:14001 và quy trình đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động ISO:18001. 3.3. Đề xuất, kiến nghị Đối với Bộ GTVT - Điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP nội dung cho phép xử lý vi phạm qua Dữ liệu giám sát hành trình và hình ảnh (phạt nguội). - Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung các quy định về hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô, bổ sung các quy định cụ thể hơn về việc quản lý phương tiện cũng như người điều khiển phương tiện, đặc biệt là vận tải hành khách công cộng và các quy chuẩn, điều kiện, tiêu chuẩn phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đối với Tổng cục đường bộ Việt Nam: Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn và cấp chứng chỉ cho các sát hạch viên, hiện tại định kỳ 3 năm, nên thực hiện sát hạch hằng năm. Tăng lượng câu hỏi với đáp án trả lời thay đổi không theo quy luật để tránh việc “học tủ”; cần xây dựng phần mềm học lý thuyết mới. UBND tỉnh Kiên Giang 25 + Nghiên cứu và áp dụng các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải nói chung và ngành vận tải hành khách bằng ô tô nói riêng; có kế hoạch bố trí nguồn ngân sách để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt. + Ưu tiên bố trí quỹ đất xây dựng bến xe; trạm dừng, nghỉ; điểm đón, trả khách, trên quốc lộ; đường tỉnh; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận và tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác. 26 KẾT LUẬN Với đề tài “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, đã nghiên cứu phân tích và rút ra được một số điểm chính như sau: - Tổng hợp được những vấn đề về cơ sở lý luận cơ bản, các quan điểm chỉ đạo mang tính định hướng của Đảng và Nhà nước, của các cơ quan quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô của cả nước nói chung và thực trạng hiện nay của tỉnh Kiên Giang nói riêng. - Luận văn đã nêu được thực trạng của quá trình quản lý và thị trường hoạt động vận tải khách bằng ô tô. Từ thực trạng đó, đã tiến hành phân tích tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng quản lý yếu kém, còn nhiều thiếu sót và bất cập như hiện nay. Đồng thời kết hợp nghiên cứu công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô của một số địa phương khác trong nước để làm cơ sở hoàn thiện công tác quản lý vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. - Luận văn đã đưa ra các định hướng chung cũng như một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động vận tải khách bằng ô tô trên địa bàn, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì hoạt động vận tải hành khách sẽ đi vào nề nếp; chất lượng dịch vụ vận tải được đảm bảo; trật tự an toàn giao thông được duy trì, mang lại niềm tin cho hành khách đi xe. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước, đề xuất một số ý tưởng về quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải để mang lại sự đồng bộ trong quản lý. Trong quá trình nghiên cứu, bản thân đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và các ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp, các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở GTVT Kiên Giang, các nhà quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là những mong muốn được hưởng các dịch vụ vận tải có chất lượng cao của nhân dân tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, do công tác quản lý, điều hành và định hướng phát triển vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là một vấn đề rộng lớn, thời gian nghiên cứu có hạn nên bản thân không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, các nhà nghiên cứu để có thể nâng cao được kiến thức, áp dụng trong quá trình công tác, góp phần xây dựng ngành giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang ngày một vững mạnh, có quy củ và nề nếp, hướng tới nền văn minh, hiện đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_van_tai_hanh_khach_bang.pdf
Luận văn liên quan