Tóm tắt Luận văn Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông

Phát triển nguồn nhân lực là món quà vô giá nhằm tạo ra năng lực nội sinh - nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và phát triển. Thực tiễn cho thấy sự tồn tại, phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người hay nói cách khác đó chính là nguồn nhân lực của tổ chức. Muốn có được một nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và hiện đại thì không cách nào khác là tổ chức đó phải tiến hành tuyển dụng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Tuyển dụng công chức là một khâu trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước hiện nay nhằm lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất đạo đức vào những vị trí nhất định của bộ máy nhà nước, từng bước tiêu chuẩn hoá chức danh, xây dựng đội ngũ công chức ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời ký công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đòi hỏi cơ chế tuyển dụng đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn quy định nhằm chọn lựa đúng người, đúng việc vào công chức, đồng thời đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng, cạnh tranh và dân chủ. Đây là công việc không mới mẻ nhưng rất quan trọng trong công tác cán bộ nhằm tăng cường năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực một cách bền vững. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên và cơ sở lý luận chung về công tác tuyển dụng nhân sự. Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng về công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông, phân tích kết quả đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc. Luận văn đã nêu lên những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tuyển dụng công chức; phân tích thực trạng, nguyên nhân và những tồn tại, hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức. Trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, tác giả mạnh dạn đưa ra một số phương hướng, giải pháp với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung và cụ thể là nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông. Vì năng lực thực tiễn, trình độ lý luận, kinh nghiệm công tác và thời gian nghiên cứu có hạn. Chắc chắn Luận văn do tác giả thực hiện còn nhiều khiếm khuyết, sai sót và chưa thật sự hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu toàn diện trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tỉnh Đắk Nông. Vì vậy, tác giả rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ quý thầy cô, các đồng chí lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp để giúp tác giả tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thành Luận văn cả về lý luận lẫn thực tiễn, góp phần xây dựng đội ngũ công chức ở tỉnh Đắk Nông ngày một tốt hơn.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện trong Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định công chức được phân loại như sau: - Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau: + Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; + Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; + Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; + Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên. - Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau: a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 5 1.1.2. Khái niệm tuyển dụng công chức chuyên môn Tuyển dụng công chức vào các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông được hiểu là quá trình bổ sung người mới vào cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông. Đó là tập hợp các hoạt động nhằm thu hút những người mới tham gia đăng ký dự tuyển và lựa chọn các ứng viên đủ điều kỉện, tiêu chuẩn vào làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thông qua thi hoặc xét tuyển. 1.2. Công tác tuyển dụng công chức chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1.2.1. Nguyên tắc tuyển dụng nhân lực Quá trình tuyền dụng công chức muốn đạt hiệu quả và tuyển dụng được các công chức có chất lựợng thì phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc trong tuyển dụng công chức được hiểu là những tư tưởng xuyên suốt trong quá trình tuyển dụng. Các nguyên tắc cụ thể như sau: 1.2.1.1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật Nguyên tắc này yêu cầu đảm bảo những gì liên quan đến quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn của người đãng ký dự thi đều phải báo cho đối tượng được biết. Nội dung công khai bao gồm: - Công khai tiêu chuẩn dự tuyển - Công khai số lượng cần tuyển - Công khai hình thức tuyển chọn - Công khai chế độ ưu tiên - Công khai két quả tuyển chọn - Công khai những thay đổi trong quá trình thi tuyển nếu có 1.2.1.2 Bảo đảm tính cạnh tranh Nguyên tắc này được hiểu là phải đảm bảo mọi công dân có đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện quy định của các cơ quan, tổ chức đều có quyền tham gia tuyển dụng, không phân biệt giới, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, mức độ thu nhập, kể cả trong trường hợp số lượng người đủ điều kiện dự tuyển cao hơn số lượng chỉ tiêu biên chế được giao. Mọi người đều được tuyển khi có đủ điều kiện trúng tuyển mà không có sự phân biệt đối xử ngoại lệ nào. 1.2.1.3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm Tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm để có thể tuyển chọn đúng người, đúng việc, từ đó giúp cho người được tuyển dụng được Làm việc phù hợp với năng lực, trình độ và phát huy được hết khả năng của bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.2.1.4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số Thực hiện nguyên tắc này trong tuyển dụng nhằm đảm bảo sự công bằng, nó thể hiện sự ghi nhận của nhà nước dối với những người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số, người có điều kiện sống, học tập khó khăn hơn những người khác, những người đã nổ lực học tập Các ưu tiên được quy định cụ thể theo Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, 6 sử dụng và quản lý công chức như sau: 1.2.2. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức. Theo quy định của Luật cán bộ công chức năm 2008 và Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ thì điều kiện dự tuyển công chức bao gồm: 1.2.2.1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam - Đủ 18 tuổi trở lên - Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng - Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt - Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ - Các điều khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển Riêng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển do cơ quan sử dụng công chức xây dựng trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với chuyên ngành đào tạo, các kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức của vị trí dự tuyển. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức có văn bản báo cáo về các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức đã quy định để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định 1.2.2.2. Những trường hợp sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức: - Không cư trú tại Việt Nam - Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Toà án mà chưa được toà án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục. 1.2.3. Hình thức tuyển dụng Căn cứ Luật cán bộ công chức năm 2008 và Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng-3 năm 2010 của Chính phủ thì phương thức tuyển dụng công chức bao gồm: 1.2.3.1. Thi tuyển công chức 1.2.3.2. Xét tuyển công chức 1.2.4. Quy trình tuyển dụng 1.2.4.1. Xác định nhu cầu cần tuyển 1.2.4.2. Thu hút người tham gia vào quá trình dự tuyển 7 1.2.4.3 Tuyển chọn người mới cho tổ chức 1.3. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức ở một số nước trên thế giới Nói chung, tùy theo đặc điểm, lịch sử, tình hình kinh tế, chính trị xã hội... mà các quốc gia có những phương thức tuyển dụng công chức khác nhau. Từ các phương thức trên, có thể thấy chế độ nhân sự của các nước phát triển phương tây có tiến triển rất đáng kể, từ chế độ quan chức ban ơn, chế độ “chính đảng chia phần” phát triển tới chế độ thi tuyển chọn đúng người giỏi và chế độ công lao đánh dấu sự hình thành cơ bản của chế độ công chức nhà nước hiện đại. Phạm vi thi tuyển ngày càng mở rộng phương pháp thi tuyển ngày càng tiên tiến. Phương pháp thi ban đầu đã phát triển thành nhiều cách thức như: thi vấn đáp, thi viết, thi trắc nghiệm, thi thao tác thực tế Nội dung thi từ chỗ coi trọng kiến thức chung, phổ thông đến coi trọng kiến thức chuyên môn, nghĩa là nhằm vào chức vị của các công chức mà đề ra các yêu cầu khác nhau. Những năm gần đây phát triển thêm: đối với công chức sơ cấp và trung cấp coi trọng việc nắm tri thức và kĩ năng chuyên ngành; đối với quan chức cao cấp thì yêu cầu trình độ uyên bác, tầm nhìn rộng. Nguyên tắc tuyển dụng ngày càng bình đẳng. Theo tác giả, đây là những điểm rất đáng để Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng học tập, xem xét, rút kinh nghiệm vận dụng sáng tạo vào thực tiễn nền công vụ nước ta. Xây dựng đội ngũ công chức là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, quản lý hành chính của một tổ chức đơn vị. Yêu cầu xây dựng kinh tế - xã hội đòi hỏi hệ thống chính trị của nước ta có một đội ngũ công chức có đủ tài, có đức để đảm đương nhiệm vụ. Muốn vậy, phải làm tốt khâu tuyển dụng cán bộ công chức nói chung, thi tuyển công chức nói riêng. Nghiên cứu những vấn đề thuộc về lý luận, học tập có chọn lọc các kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới nhằm áp dụng một cách hợp lý khi triển khai vào công tác tuyển dụng công chức và cụ thể là thi tuyển công chức ở tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn mới. 8 Chương 2: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨCCÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2008-2014 2.1. Khái quát hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông và đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông 2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Có diện tích tự nhiên là 6.514,38 km2, với dân số 510.570 người, gồm 40 thành phần dân tộc cùng sinh sống và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: Đồng bào các dân tộc tại chỗ (M’Nông, Mạ, Ê đê); đồng bào Kinh sinh sống lâu đời tại khu vực Tây nguyên và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mới di cư vào lập nghiệp như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H’Mông. Có thể thấy, Đắk Nông có cơ cấu dân tộc đa dạng, trong đó: dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 67,9%, dân tộc M'Nông chiếm 8,2%, Dân tộc Nùng chiếm 5,6%, Dân tộc H’Mông chiếm 4,5%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ; cá biệt có những dân tộc chỉ có một người sinh sống ở Đắk Nông như Cơ Tu, Tà Ôi, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt. Toàn tỉnh Đắk Nông có 07 huyện và 01 thị xã: Đắk Mil, Cư Jut, K’Rông Nô, Đắk Song; Đắk G’Long, Đắk R’Lấp, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa. Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Về tài nguyên đất, nuớc, khoáng sản, du lịch ở Đắk Nông rất phong phú: Về tài nguyên khoáng sản Bauxite với trữ lượng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dò 2,6 tỉ tấn, đủ để khai thác công nghiệp trong nhiều năm; có mạng lưới các sông suối thuận lợi cho hình thành các thủy điện lớn nhỏ với tổng công suất lên đến 1.500 MW. Đắk Nông có hơn 170.000 người là tín đồ của hơn 10 tôn giáo khác nhau, nhưng chủ yếu là Công giáo (hơn 100 ngàn, chiếm gần 20% dân số), Tin lành (hơn 50 ngàn, chiếm tỷ lệ 10% dân số) và Phật giáo (hơn 20 ngàn, tỷ lệ 4% dân số). Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đăk Nông còn có rất nhiều tín ngưỡng để tôn thờ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ thờ cúng Yàng (Trời), thần Núi, thần Sông v.v. và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu). Lễ mừng nhà mới, Lễ mừng mùa, Lễ bỏ mả .v.v. phong phú và đặc sắc. 2.1.2. Hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông Các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh được thành lập theo quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ. Đây chính là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh. Do đặc thù là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có đường biên giới và quan hệ giao thương, văn hóa với nước bạn CamPuChia nên tỉnh đã thành lập thêm các cơ quan đặc thù là Ban Dân tộc và Sở Ngoại vụ. Vì thế tỉnh Đắk Nông hiện có 19 cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ. 9 Ngoài ra còn có một số cơ quan đơn vị như: - Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, là cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo quy định của pháp luật; quản lý, tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong Khu công nghiệp. - Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập, là cơ quan giúp việc của Hội đồng nhân dân tỉnh; biên chế nằm trong tổng biên chế hành chính của địa phương do UBND cấp tỉnh phân bổ. - UBND tỉnh quyết định thành lập Văn phòng Ban an toàn giao thông và Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh; biên chế nằm trong tổng biên chế hành chính của địa phương do UBND cấp tỉnh phân bổ. 2.1.3. Khái quát về thực trạng đội ngũ công chức các cơ chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông hiện nay 2.1.3.1. Số lượng, chất lượng, cơ cấu công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông hiện nay Theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông đến 31/12/2016, tổng số cán bộ, công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông là 1.376 người, trong đó: số cán bộ, công chức đã được tuyển dụng là 1247 người; số người hợp đồng là 129 người. - Cơ cấu theo giới tính, dân tộc, độ tuổi: Bảng 2.1.Tổng hợp cán bộ, công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông Tổng số Giới tính Dân tộc thiểu số Độ tuổi 1.247 Nam Nữ Dưới 31 Từ 31-50 Từ 51-55 (nữ) 51-60 (nam) Số lượng 925 322 106 358 704 185 Tỷ lệ % 74 26 3,8 28,7 56.4 14,9 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông - Về chất lượng: + Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Bảng 2.2. Tổng hợp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công chức cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, tỉnh, ở tỉnh Đắk Nông 10 Tổng số Bậc đào tạo 1.247 Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại Số lượng 1 84 783 92 256 31 Tỷ lệ % 0,08 6,7 62,82 7,4 20,5 2,5 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông + Về trình độ lý luận chính trị: Bảng 2.3. Tổng hợp trình độ lý luận chính trị công chức cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, tỉnh, ở tỉnh Đắk Nông Tổng số Bậc đào tạo Chưa qua đào tạo 1.247 Cao cấp, cử nhân Trung cấp Số lượng 289 185 773 Tỷ lệ % 23,2 14,8 62 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông + Về trình độ tin học, ngoại ngữvà bồi dưỡng Quản lý nhà nước: Bảng 2.4. Tổng hợp trình độ tin học, ngoại ngữ và bồi dưỡng quản lý nhà nước công chức cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, tỉnh, ở tỉnh Đắk Nông Tổng số Bồi dưỡng Quản lý nhà nước Tin học Ngoại ngữ 1.247 Chuyên viên cao cấp Chuyên viên chính Chuyên viên Trung trấp trở lên Chứng chỉ Trung trấp trở lên Chứng chỉ Số lượng 32 176 549 49 984 7 990 Tỷ lệ % 2,6 14,1 44 4 78,9 0,5 79,4 11 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông - Về cơ cấu ngạch công chức: Bảng 2.5. Cơ cấu ngạch công chức cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, tỉnh,ở tỉnh Đắk Nông Stt Ngạch công chức Số lượng Tỷ lệ 1 Chuyên viên cao cấp và tương đương 10 0,8 2 Chuyên viên chính và tương đương 98 7,8 3 Chuyên viên và tương đương 1.402 57,2 4 Cán sự và tương đương 390 31,3 5 Nhân viên 36 2,9 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông 2.1.3.2.Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong công tác, thái độ phục vụ nhân dân Qua đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 2014, 100% công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông được đánh giá có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định, trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, không vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước. Theo kết quả khảo sát thực tế về việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì có 28,6% công chức chuyên môn được đánh giá là rất tốt, 64,3% được đánh giá là tốt và còn 7,1% được đánh giá là còn hạn chế. Đối với công chức giữ chức vụ thì kết quả đánh giá là 43,6% rất tốt, 51% là tốt và còn 5,7% được đánh giá là còn hạn chế. Về phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công tác: kết quả khảo sát cho thấy đối với công chức giữ chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên thì 35% được đánh giá là rất tốt, 57,9% được đánh giá là tốt và 7,4% được đánh giá còn hạn chế. Đối với công chức chuyên môn kết quả tương ứng là 24,3% rất tốt, 65,7% tốt và 10% được đánh giá là còn hạn chế. Về thái độ phục vụ nhân dân: kết quả khảo sát cho thấy đối với công chức giữ chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên thì 27,1% được đánh giá là rất tốt, 65,5% được đánh giá là tốt và 6,9% được đánh giá là còn hạn chế. Đối với công chức chuyên môn kết quả đánh giá là 12,4% rất tốt, 74,5% tốt, 12,6% còn hạn chế và 0,8% được đánh giá là còn chưa tốt. 2.1.3.3.Về năng lực công tác - Qua đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 2014 cho thấy có 34,55 % hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có 61,07 % hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có 3,83 % hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế một số mặt, có 0,55% không hoàn thành nhiệm vụ. Riêng đối với các đồng chí là thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh đều có trình đô từ đại học trở lên và đạt chuẩn chức danh về cao cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước. 12 2.1.3.4. Đánh giá chung về đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông hiện nay a) Những ưu điểm - Về trình độ chuyên môn: cơ bản đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ đào tạo phù hợp với vị trí công tác. Công chức đứng đầu cơ quan và cấp phó của người đứng đầu đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ theo quy định. Trong thực tiễn công tác đã phát huy được kiến thức chuyên môn, năng lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần đảm bảo công tác quản lý nhà nước tại tỉnh, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, phù hợp với xu thế xây dựng nền hành chính hiện đại. - Đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã chú trọng chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, nhất là các kỹ năng phục vụ công tác, nhờ đó chất lượng và năng lực công tác được nâng lên rõ rệt. - Việc sắp xếp, bố trí công chức đã cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo quy định. Công chức giữ chức vụ trưởng, phó phòng và tương đương đều đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên, tuy nhiên trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước còn nhiều người chưa đạt chuẩn chức danh theo quy định. b) Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những ưu điểm cơ bản như vừa nêu, đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông hiện nay còn tồn tại một số hạn chế cơ bản: - Một bộ phận công chức chưa thực sự chú ý giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, tư cách, tác phong công tác; thiếu tu dưỡng, rèn luyện học tập thường xuyên, có biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức lối sống làm giảm niềm tin trong nhân dân. - Những hạn chế như sử dụng công chức có văn bằng chuyên môn không phù hợp với vị trí chức danh công tác nhưng vẫn được tạo điều kiện để đảm nhận vị trí và tiếp tục đưa đi đào tạo hợp chuẩn; sử dụng công chức không đúng với chuyên môn được đào tạo, không đúng với sở trường và năng lực thực tiễn dẫn đến hiệu quả công tác thực tế không cao và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến công chức có thái độ quan liêu, hách dịch khi giải quyết công việc cho nhân dân. - Trong thực thi công vụ còn có nhiều trường hợp biểu hiện chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, quan liêu, tham ô, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân; có công chức, có lúc thiếu tận tụy, thiếu chu đáo trong giải quyết công việc làm giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền. - Do xuất phát điểm thấp, từ một tỉnh nông nghiệp đi lên nên một bộ phận công chức còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu tinh thần trách nhiệm, còn biểu hiện tùy tiện trong công tác làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác. - Do được hình thành, từ nhiều nguồn khác nhau nên một bộ phận công chức có trình độ 13 chuyên môn thấp, nhất là công chức đã lớn tuổi, từng có nhiều năm tham gia công tác, công chức là người dân tộc thiểu số. Một số công chức được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp vừa học vừa làm, từ xa, cử tuyển nên đã ảnh hưởng đến chất lượng và năng lực công tác thực tiễn. - Một bộ phận công chức có trình độ chuyên môn chưa phù hợp với vị trí công tác, chưa đạt chuẩn chức danh theo quy định. Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cũng còn nhiều bất cập, chưa có một kế hoạch tổng thể. Việc đào tạo nhiều trường hợp còn mang tính tự phát, đối phó, chủ yếu để đạt chuẩn về bằng cấp mà chưa đạt chất lượng theo yêu cầu vị trí. Trong đào tạo còn nặng về kiến thức lý luận chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng trong thực thi công vụ phù hợp với vị trí mà công chức đảm nhận. - Công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước tỉnh Đắk Nông nói riêng và cán bộ, công chức nói chung trong nhiều năm trước đây chưa được quan tâm đúng mức nên vẫn còn tình trạng thiếu hụt nguồn cán bộ, công chức kế cận trước mắt và lâu dài. - Đội ngũ công chức trẻ mới được tuyển dụng chủ yếutừ đầu năm 2004 đến nay khi mới thành lập tỉnh, tuy có trình độ chuyên môn khá tốt, nhưng còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm công tác nên ảnh hưởng đến việc bố trí sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ. 2.2. Tổng quan tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2008 - 2014 2.2.1. Tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển công chức Theo Kế hoạch tuyển dụng công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh năm 2013 ban hành kèm theo Quyết định số 983/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông thì người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; - Đủ 18 tuổi trở lên; - Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng; - Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí cần tuyển. Người đăng ký dự tuyển vào ngạch chuyên viên phải có trình độ đại học trở lên, đúng ngành, chuyên ngành cần tuyển. Người đăng ký dự tuyển vào ngạch cán sự phải có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên đúng ngành, chuyên ngành cần tuyển; - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; - Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. - Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (tùy theo yêu cầu của từng vị trí dự tuyển, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thông báo công khai để các thí sinh dự tuyển được biết, nếu đủ điều kiện thì đăng ký dự tuyển. Điều kiện này không được trái với các quy định hiện hành). Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức: 14 - Không cư trú tại Việt Nam; - Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục. 2.2.2. Phương thức tuyển dụng công chức 2.2.2.1. Tuyển dụng không qua thi tuyển Theo quy định chung thì việc tuyển dụng công chức vào các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện theo hình thức thi tuyển. Trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định tại điểm 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính Phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Tỉnh Đắk Nông thực hiện việc tuyển dụng không qua thi tuyển đối với các đối tượng sau: Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Nếu tại chỉ tiêu tuyển dụng số thí sinh không vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng thì thí sinh được trúng tuyển sau khi Hội đồng tuyển dụng phỏng vấn (sát hạch) đạt kết quả. Nếu tại chỉ tiêu tuyển dụng có số thí sinh dự tuyển vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng thì Hội đồng tuyển dụng tổ chức xét tuyển qua hồ sơ và phỏng vấn (sát hạch), cách tính điểm như sau: - Tổng điểm xét tuyển = Điểm học tập + Điểm tốt nghiệp + Điểm phỏng vấn + Điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó: Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2. Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1. Nội dung phỏng vấn phải căn cứ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển. - Người trúng tuyển công chức không qua thi tuyển phải có đủ các điều kiện sau đây: + Có điểm phỏng vấn đạt từ 50 điểm trở lên + Có tổng điểm xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm; Trường hợp nhiều người có kết quả xét tuyển bằng nhau ở chỉ tiêu cần tuyển thì người trúng tuyển thứ tự là người có văn bằng cao hơn, người có điểm học tập cao hơn, người có điểm tốt nghiệp cao hơn, nếu vẫn chưa xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng công chức 15 xem xét, quyết định người trúng tuyển. Việc tuyển dụng người trúng tuyển không qua thi tuyển được thực hiện theo quy định hiện hành. Người thuộc đối tượng xét tuyển không qua thi tuyển chỉ được đăng ký xét tuyển không qua thi một lần tại một chỉ tiêu tuyển dụng của một đơn vị. Ở những chỉ tiêu có đối tượng xét tuyển không qua thi đã có người trúng tuyển và hết chỉ tiêu tuyển dụng thì người dự tuyển còn lại tại chỉ tiêu đó được phép đăng ký dự thi tuyển tại chỉ tiêu của các cơ quan, đơn vị khác có yêu cầu chuyên môn phù hợp. 2.2.2.2. Tuyển dụng qua thi tuyển Đây là hình thức tuyển dụng được tỉnh Đắk Nông áp dụng theo quy định. Cụ thể về các môn thi: - Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài - Môn ngoại ngữ (môn điều kiện): thi viết 01 bài - Môn tin học (môn điều kiện): thi trắc nghiệm 01 bài - Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài Người đăng ký dự tuyển công chức được miễn thi một số môn trong kỳthi tuyển công chức như sau: - Miễn thi môn ngoại ngữ nếu người dự tuyển có một trong các điều kiện sau: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ bằng 1 trong 5 thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức. Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam. - Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành công nghệ thông tin. Cách tính điểm bài thi: - Bài thi được tính theo thang điểm 100. - Môn kiến thức chung tính hệ số 1. - Môn ngoại ngữ, môn tin học văn phòng tính hệ số 1 và không tính vào tổng số điểm thi. - Môn nghiệp vụ chuyên ngành bài thi viết tính hệ số 2, bài thi trắc nghiệm tính hệ số 1. - Kết quả thi tuyển = điểm của bài thi môn kiến thức chung x 1 + điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành x 2 + điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành x 1 + điểm ưu tiên theo quy định (nếu có). Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng: Theo Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức: 16 Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có đủ các bài thi của các môn; - Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên; - Có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm. Trường hợp nhiều người có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng xem xét, quyết định người trúng tuyển. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau. 2.2.3. Quy trình tuyển dụng Quy trình tuyển dụng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông bao gồm các bước sau: Lập kế hoạch tuyển dụng; Thông báo tuyển dụng; Tiếp nhận hồ sơ; Thực hiện tuyển dụng; Ra quyết định tuyển dụng; Thực hiện tập sự; Bổ nhiệm chính thức vào ngạch công chức. Nội dung cụ thể của từng bước được tiến hành như sau: Bước 1: Lập kế hoạch tuyển dụng Bước 2: Thông báo tuyển dụng Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển dụng của các thí sinh Bước 4: Thực hiện tuyển dụng Bước 5: Ra quyết định tuyển dụng Bước 6: Tập sự Bước 7: Bổ nhiệm vào ngạch công chức 2.2.4. Kết quả thực hiện tuyển dụng công chức hành chính nhà nước ở tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2008 - 2014 Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả tuyển dụng công chức hành chính ở tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2008 - 2014. Số thứ Năm Số Tổng số Trình độ chuyên môn công chức được tuyển dụng 17 tự tuyển dụng lượng đăng ký tuyển dụng công chức tuyển dụng Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp 1 2008 98 96 1 51 6 38 2 2009 180 168 102 18 48 3 2011 360 327 1 1 226 32 67 4 2013 560 108 86 18 4 Tổng cộng 1.198 699 1 2 465 74 157 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông Như vậy, kết quả bước đầu đã khẳng định thi tuyển là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ công chức. Thi tuyển với cơ chế sàng lọc vô tư, công bằng đã thu hút được những người có đủ năng lực, trình độ vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Đồng thời nó cũng đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và của cả những người dự thi, coi đó là một việc làm đổi mới có chất lượng. 2.3. Đánh giá thực trạng tuyển dụng công chức 2.3.1. Những kết quả đạt được Nhìn chung, tuyển dụng công chức vào các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông đã được tổ chức đúng theo các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức. Cụ thể là: - Việc tuyển dụng đã đảm bảo được căn cứ tuyển dụng là căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Quá trình tuyển dụng được tổ chức đảm bảo các nguyên tắc trong tuyển dụng là tuyển dụng phải công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, bảo đảm tính cạnh tranh, tuyển chọn đúng người cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm. - Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnhnói chung và của tỉnh Đắk Nông nói riêng, đã khắc phục được một phần tình trạng tiến hành tuyển dụng theo “quy trình ngược”, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin - cho” tồn tại rất lâu trong hoạt động này, góp phần thực hiện dân chủ, thực hiện chủ trương cải cách hành chính nói chung, cải cách công tác tổ chức cán bộ nói riêng của Đảng và Nhà nước ta. - Về quy trình tuyển dụng: nhìn chung quy trình tuyển dụng đã được tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Các bước trong quy trình tuyển dụng tương đối rõ ràng, cụ thể là: + Đối với việc thành lập Hội đồng tuyển dụng: việc thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông đã thực hiện theo các quy định của pháp luật, đảm bảo thành phần, số lượng quy định. 18 + Về thông báo tuyển dụng: Công tác thông báo tuyển dụng của Hội đồng tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông đã đảm bảo được nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, công bằng trong tuyển dụng. + Bước tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của các thí sinh: Nhìn chung thì bước tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức vào các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông đã được thực hiện tương đối tốt. Cán bộ làm công tác tiếp nhận hồ sơ tại các cơ quan, đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng có thái độ nhiệt tình, giải thích rõ ràng các thắc mắc của người nộp hồ sơ. + Về bước xét duyệt hồ sơ, tổng hợp kết quả danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, thông báo kết quả thi ... đã được thực hiện bài bản, đúng quy trình, chặt chẽ, nhanh chóng. 2.3.2. Tồn tại, hạn chế - Về việc xác định tiêu chuẩn, điểu kiện dự tuyển Mặc dù pháp luật đã quy định những tiêu chuẩn chung và cho phép các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng được bổ sung thêm các điều kiện dự tuyển căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng, tuy vậy trên thực tế việc xác định tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển của các cơ quan, đơn vị còn đặt ra các điều kiện: quy định về loại hình đào tạo và những đối tượng ưu tiên trong thi tuyển ngoài quy định... Sự tùy tiện này chính là sự vi phạmnghiêm trọng nguyên tắc bình đẳng trong thi tuyển, mặt khác đã ảnh hưởng không nhỏ tới tính thống nhất của việc thực hiện chế độ thi tuyển công chức trong cả nước. Việc xác định tiêu chuẩn, điều kiện dự thi còn chưa thật sát với yêu cầu vị trí công việc, chưa xác định tiêu chuẩn cơ bản nào là chủ yếu, có tính chất bắt buộc, tiêu chuẩn nào là thứ yếu, thậm chí còn đặt ra các tiêu chuẩn không có ý nghĩa trong thực tiễn như điều kiện về ngoại ngữ đối với những công việc không bao giờ hoặc rất ít sử dụng đến ngoại ngữ. Do chưa xây dựng được hệ thống cơ cấu chức danh và hoàn thiện bản mô tả công việc của họ trong từng vị trí công tác của các lĩnh vực nên tỉnh Đắk Nôngchưa chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thi tuyển cho từng chuyên ngành sát với yêu cầu nhiêm vụ của các cơ quan, đơn vị. - Về thông báo tuyển dụng: qua thực tiễn cho thấy, mặc dù thông báo tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đăk Nông được Sở Nội vụ thông báo công khai trên trang Website của tỉnh, của Sở Nội vụ, thông báo trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và dán tại các cơ quan, đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng. Tuy nhiên vẫn có cơ quan, đơn vị không thực hiện nghiêm túc việc dán thông báo tuyển dụng, cụ thể là dán thông báo muộn hơn so với quy định, nên khả năng tiếp cận thông tin của những người quan tâm muốn đăng ký dự tuyển vào cơ quan, đơn vị đó bị hạn chế. - Về công tác tiếp nhận hồ sơ: vẫn còn một số cơ quan, đơn vị giảm bớt thời gian này so với quy định chung của Hội đồng tuyển dụng. - Nội dung thi tuyển mới tập trung về lý luận, về tài liệu, về văn bản quy định của nhà nước, hoặc lặp lại những kiến thức đã được học trong các trường đào tạo nghề nghiệp, chưa chú trọng vào việc kiểm tra phẩm chất, năng lực, sở trường và kỹ năng cần có đối với từng ngạch dự tuyển theo từng lĩnh vực. 19 - Đội ngũ công chức tham mưu, tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng công chức của tỉnh chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, chưa đảm bảo tính ổn định và chuyên sâu, đa số là kiêm nhiệm vì vậy còn hạn chế trong việc tham mưu để tổ chức thực hiện công tác này. - Kinh phí chi cho tổ chức kỳ thi tuyển công chức theo quy định không đủ trang trải các chi phí thực tế của quá trình tổ chức thi. Đối với các kỳ thi nếu số lượng người đăng ký dự thi ít, nếu không được nhà nước hỗ trợ thì Hội đồng thi sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động. Mặt khác, chi phí chi trả cho các phương tiện thông tin đại chúng khi đăng tải thông báo thi tuyển công chức còn ở mức cao. 2.3.3. Nguyên nhâncủa những tồn tại, hạn chế Một là, mặc dù đã được quan tâm xây dựng, ban hành, sửa đổi bổ sung các văn bản mới như: Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, song thực tế các văn bản pháp luật của nước ta còn chung chung, chưa đầy đủ và chưa rõ ràng, cụ thể. Hai là, một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác tuyển dụng công chức chưa được nhận thức đầy đủ, thiếu nhất quán. Đặc biệt là một số cán bộ, công chức làm công tác tuyển dụng còn chưa nắm rõ các quy định của nhà nước về tuyển dụng công chức vào các cơ quan hành chính nhà nước. Nhiều người chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của công tác tuyển dụng công chức đối với hoạt động của bộ máy hành chính. Ba là, việc xác định vị trí việc làm, yêu cầu về tiêu chuẩn tại vị trí việc làm chưa được lãnh đạo các Sở, ban, ngành quan tâm, do đó việc xác định tiêu chuẩn, điều kiện dự thi không sát với thực tế. Bốn là, vai trò của Ban giám sát công tác tuyển dụng còn hạn chế. Về cơ bản Ban giám sát chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo về công tác tuyến dụng và làm báo cáo về công tác giám sát để báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh. Điều này xuất phát từ sự nhận thức chưa đúng về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của bản thân mỗi thành viên nói riêng và các cán bộ, công chức nói chung. Việc xử lý các vi phạm đạo đức công chức thực hiện tuyển dụng chưa nghiêm. Năm là, việc tuyển dụng công chức thực hiện trong thời gian vừa qua vẫn còn sơ sài, lỏng lẻo, thiếu tính cạnh tranh. Một quy trình tuyển dụng có thể phù hợp cho một thời kỳ nhất định trước đây, nhưng đã trở nên lỗi thời trong giai đoạn phát triển hội nhập của đất nước và cần sự chuẩn mực như hiện nay. Sáu là, tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh còn có một nguyên nhân quan trọng làm giảm tính thu hút thanh niên vào làm việc, đó là điều kiện để nghiên cứu, trau dồi chuyên môn và sự thăng tiến nghề nghiệp. Sự quan tâm của công chức trẻ là chính đáng, trong khi các vấn đề đó trong môi trường công tác cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chưa được thể hiện rõ ràng và thống nhất. Bảy là, hoạt động tổng kết, đánh giá công tác tuyển dụng công chức chưa được tiến hành thường xuyên do đó chưa có những phát hiện, điều chỉnh kịp thời cả về mặt chính sách cũng như 20 trong việc tổ chức thực hiện trên thực tế. Với những hạn chế và vướng mắc nêu trên thì việc nâng cao hiệu quả tuyển dụng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông là một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Dự báo nhu cầu tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 - 2020 - Số biên chế còn chưa tuyển dụng tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông là 102 biên chế. - Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Thông tư Liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Trong đó quy định các cơ quan phải xây dựng đề án tinh giản biên chế từ nay đến năm 2021 tối thiểu 10% biên chế được giao năm 2015; các cơ quan, tổ chức được sử dụng 50% số biên chế đã được tinh giản và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Như vậy tỉnh có số biên chế còn được tuyển dụng là: + Số tinh giản: (1.376 * 10%) * 50% = 69 biên chế; + Số biên chế đến dộ tuổi nghỉ hưu từ nay đến năm 2020 là 101 * 50% = 56 biên chế. Vậy tổngnhu cầu tuyển dụng giai đoạn 2015-2020 là 227 công chức (trong đó, chưa tính công chức thuyên chuyển, điều động sang công tác tại khối đảng đoàn thể; chuyển công tác ra ngoài tỉnh hoặc nghỉ việc ) (Nguồn dự báo do Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông cung cấp). 3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả tuyển dụng công chức ở tỉnh Đắk Nông Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế chính sách về công tác tuyển dụng công chức. Tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu, tiêu chuẩn và chức danh của từng vị trí công chức sẽ đảm nhận. Đổi mới cơ chế trong tuyển dụng công chức phải được tiến hành đồng bộ trong tất cả các khâu của tuyển dụng từ chính sách tiền lương đến quy hoạch, đào tạo, sử dụng và quản lý công chức. Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyển dụng: Việc tuyển dụng công chức thực chất là một trong những công việc vận dụng các chế độ, chính sách liên quan đến tổ chức cán bộ, công chức vào thực tế Thứ ba, đẩy mạnh việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong công tác tuyển dụng công chức: Tuyển dụng công chức là khâu rất quan trọng, góp phần quyết định đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, 21 công chức chuyên nghiệp, hiện đại và có tính thích ứng cao và xa hơn là sự phát triển bền vững nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước của quốc gia. 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tuyển dụng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông 3.3. 1. Tuyển dụng công chức dựa trên xây dựng mô hình công vụ theo tiêu chuẩn, vị trí việc làm Mô hình công vụ việc làm thường được coi là một mô hình “mở” vì nó tạo điều kiện cho tất cả những ai quan tâm đều có thể tiếp cận đến các vị trí công việc và cho phép dự tuyển vào công vụ bất cứ khi nào có vị trí công việc trống. Mô hình này được xây dựng thành hai phần cơ bản: phần thứ nhất là bản mô tả công việc công chức và phần thứ hai là bản mô tả tiêu chuẩn công chức. - Xây dựng bản mô tả công việc cần tuyển dụng: chính là tổng thể chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của một vị trí công chức đảm nhận với việc được trao các quyền hạn nhất định nhằm giải quyết một hoặc một số công việc, đạt được mục tiêu mà cơ quan, đơn vị đề ra trong suốt thời gian thực thi công vụ. Bản mô tả công việc thường bao gồm ba nội dung: - Bản mô tả tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng: là hệ thống các yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc về tiêu chuẩn, điều kiện của từng vị trí như trình độ học vấn, kỹ năng, khả năng, kinh nghiệm, sức khỏe, thái độ, hành vi, ... để hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được mô tả từ trước (mang tính bắt buộc theo luật định). 3.3.2. Về nội dung và hình thức thi tuyển Ngoài những hình thức thi tuyển chung cho mọi chuyên ngành, nên xác định rõ những hình thức thi tuyển cho từng chuyên ngành cụ thể vì mỗi ngành, lĩnh vực chuyên môn đòi hỏi những năng lực, trình độ chung và những kỹ năng cụ thể. Nên kết hợp nhiều hình thức thi: thi viết, thi trắc nghiệm, thi phỏng vấn,... để có thể có được các thông tin đa dạng, nhiều chiều về năng lực của thí sinh nhằm giúp cho việc tuyển chọn được chính xác, khách quan, cụ thể: - Lấy thi viết làm khâu sơ tuyển - Lấy thi phỏng vấn làm khâu “tuyển chọn”. Nghĩa là: Chỉ những người đạt yêu cầu trong vòng thi viết mới được thi phỏng vấn. 3.3.3. Nâng cao chất lượng đề thi và tài liệu ôn thi Việc xây dựng ngân hàng đề thi trong ngành hành chính phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Phải phù hợp với hệ thống phân loại theo trình độ, theo ngạch... - Sát với thực tế và khách quan. Hình thức thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành, nó có những ưu điểm nổi trội sau: - Hình thức thi trắc nghiệm có thể xuyên suốt toàn bộ nội dung cơ bản của kỹ thuật hành chính, các hiểu biết khác. - Khâu tổ chức chấm thi rất đơn giản và gọn nhẹ vì lúc đó không đòi hỏi nhiều tư duy mà chỉ đơn thuần dựa vào bảng đáp án đúng sai. 22 - Thuận lợi về sau khi có điều kiện áp dụng hệ thống thi tuyển trên máy tính. 3.3.4. Thực hiện công tác tuyển dụng công chức gắn liền với kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong từng giai đoạn cụ thể Nhân lực là lực lượng rất quan trọng của mỗi nền kinh tế, là yếu tố quyết định của sự phát triển, nếu không đáp ứng sẽ trở thành lực lượng cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn sau hơn 25 năm đổi mới, nay bước vào thời kỳ hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu hóa, cơ hội và thách thức ngày càng lớn, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng. Phát triển nguồn nhân lực đang trở thành đòi hỏi bức thiết trên chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm qua, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và các quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch cán bộ, công chức trong từng giai đoạn nhất định. UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND, ngày 09/3/2012 về việc ban hành quy định các chính sách phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012-2015, trong quy định đã nêu rõ mục tiêu cụ thể. Như vậy, việc tuyển dụng công chức phải gắn liền với việc quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị theo từng giai đoạn nhất định. Có như vậy mới khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hoàn cảnh mới, tuyển dụng gắn chặt với quy hoạch phát triển nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015-2020 3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thi tuyển công chức. Quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức trong việc thực hiện việc kiểm tra, thanh tra kỳ thi. Các chế tài cần được lượng hoá và quy định cụ thể hơn, phù hợp với tính chất và mức độ của từng hành vi vi phạm. Đề cao chế độ chịu trách nhiệm cá nhân, tránh tình trạng xử lý chung chung, hình thức. Việc kiểm tra, giám sát trong công tác tuyển dụng công chức là rất cần thiết. Kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ, công chức là để nắm bắt thông tin diễn biến tư tưởng các hoạt động của cán bộ, công chức, nhằm kịp thời điều chỉnh và tác động làm cho hoạt động của cá nhân và tổ chức đi đúng hướng, đúng nguyên tắc, đúng qui định. Việc kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cũng là một hoạt động tăng cường và phát huy hiệu quả của việc thực hiện các quy định của nhà nước đối với công tác tuyển dụng, nhằm xây dựng và phát triển bền vững đội ngũ công chức trong thời kỳ đổi mới toàn diện, cải cách nền hành chính. Việc kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng công chức phải được tiến hành quy củ, nề nếp và theo cơ chế, quy chế được xây dựng chặt chẽ. Thông qua hệ thống này kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của nhà nước về công tác tuyển dụng công chức, góp phần đưa công tác tuyển dụng đi vào nề nếp ổn định và đạt hiệu quả cao. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về thi tuyển trước hết của cán bộ làm công tác tuyển dụng, của người dự thi, của toàn xã hội. Kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi 23 vi phạm pháp luật về thi tuyển công chức nhằm bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. 3.3.6. Nêu cao nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tuyển dụng công chức Công tác nhân sự trong bộ máy hành chính là nơi thể hiện rõ nhất bản lĩnh và tư duy chính trị, xu hướng và khả năng dùng người, bản chất nhân văn của người đứng đầu. Không chỉ trong cấp mình trực tiếp quản lý, quan điểm, xu hướng và văn hóa dùng người của người đứng đầu còn ảnh hưởng và tác động đến cấp dưới, gây hiệu ứng mạnh mẽ và sâu sắc đến công tác tuyển dụng trong toàn địa phương, đơn vị. Chính vì vậy, công tác tuyển dụng phải là mối quan tâm sâu sắc, là công việc quan trọng hàng đầu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. 3.3.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động tuyển dụng công chức Cùng với việc xây dựng Chính phủ điện tử và hiện đại hóa hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong côngtác tuyển dụng công chức. Hiện tại việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác thi tuyển ở nước ta còn hạn chế, nhiều địa phương không có đủ điều kiện vật chất để đầu tư xây dựng mạng máy tính phục vụ công tác thi tuyển. Do đó cần chú trọng đầu tư máy vi tính và các thiết bị cần thiết phục vụ cho tổ chức thi tuyển từ khâu thông báo tuyển dụng, đăng ký, thông báo kết quả thi tuyển... nhằm giúp việc quản lý đơn giản, nhanh chóng và thuận lợi hơn. 24 KẾT LUẬN Phát triển nguồn nhân lực là món quà vô giá nhằm tạo ra năng lực nội sinh - nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và phát triển. Thực tiễn cho thấy sự tồn tại, phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người hay nói cách khác đó chính là nguồn nhân lực của tổ chức. Muốn có được một nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và hiện đại thì không cách nào khác là tổ chức đó phải tiến hành tuyển dụng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Tuyển dụng công chức là một khâu trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước hiện nay nhằm lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất đạo đức vào những vị trí nhất định của bộ máy nhà nước, từng bước tiêu chuẩn hoá chức danh, xây dựng đội ngũ công chức ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời ký công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đòi hỏi cơ chế tuyển dụng đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn quy định nhằm chọn lựa đúng người, đúng việc vào công chức, đồng thời đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng, cạnh tranh và dân chủ. Đây là công việc không mới mẻ nhưng rất quan trọng trong công tác cán bộ nhằm tăng cường năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực một cách bền vững. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên và cơ sở lý luận chung về công tác tuyển dụng nhân sự. Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng về công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông, phân tích kết quả đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc. Luận văn đã nêu lên những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tuyển dụng công chức; phân tích thực trạng, nguyên nhân và những tồn tại, hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức. Trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, tác giả mạnh dạn đưa ra một số phương hướng, giải pháp với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung và cụ thể là nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông. Vì năng lực thực tiễn, trình độ lý luận, kinh nghiệm công tác và thời gian nghiên cứu có hạn. Chắc chắn Luận văn do tác giả thực hiện còn nhiều khiếm khuyết, sai sót và chưa thật sự hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu toàn diện trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tỉnh Đắk Nông. Vì vậy, tác giả rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ quý thầy cô, các đồng chí lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp để giúp tác giả tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thành Luận văn cả về lý luận lẫn thực tiễn, góp phần xây dựng đội ngũ công chức ở tỉnh Đắk Nông ngày một tốt hơn. 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_tuyen_dung_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon.pdf
Luận văn liên quan