Trà Đạo Nhật Bản - Nghệ thuật trà đạo Chanoyu

I – LỊCH SỬ TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN II – CHANOYU_TRÀ ĐẠO 1. Tổng quan về trà đạo Nhật Bản 2. Trà Đạo và Thiền 3. Vai trò của trà đạo trong đời sống người dân Nhật III – THƯỞNG THỨC TRÀ ĐẠO Ở NHẬT BẢN 1. Không gian thưởng trà: 1.1. Trà Viên: 1.2. Trà thất : 2. Dụng cụ dùng để pha trà: 3. Quy trình của một buổi uống trà 4. Cách thức pha trà 4.1. Chuẩn bị 4.2. Pha trà: Pha trà bột Pha trà lá 5. Rót trà 6. Thưởng trà Đối với trà bột Đối với trà lá 7. Những điều cần lưu ý 8. Qui tắc trong nghệ thuật Trà đạo 9. Lựa chọn trà a. Loại trà hạ phẩm_bancha b. Loại trà trung bình_sencha c. Loại trà hảo hạng_kyokuro 10. Công dụng của trà 11. Những lưu ý khi sử dụng trà IV- TRÀ ĐẠO THỜI HỘI NHẬP 1. Trà đạo ngày nay cùng với những khó khăn hội nhập 2. “Trà đạo Việt' 3. Từ Trà đạo đến kinh tế V – Kết luận và giải pháp 1. Kết luận 2. Giải pháp

doc35 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trà Đạo Nhật Bản - Nghệ thuật trà đạo Chanoyu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn toàn thoát ra khỏi lối bình phàm của trà đã làm cho nó thành một nơi trú ẩn để tránh những nỗi buồn phiền của thế giới bên ngoài. Trà đạo bao gồm tất cả các yếu tố mang tính triết học Nhật Bản, nét thẩm mỹ, và sự đan xen giữa bốn nguyên tắc cơ bản: wa-sự hài hòa (giữa con người và thiên nhiên), kei-sự tôn kính (đối với người khác), sei-sự tinh khiết (của tâm hồn) và jaku-sự yên tĩnh. Trà đạo ngày càng phổ biến hơn ở Nhật Bản, rất nhiều cô gái trẻ dồn tâm sức học tập trà đạo, tu nhân dưỡng tính để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần phong phú và đẹp đẽ hơn. Chính tinh thần của Chanoyu, thể hiện cái đẹp của sự đơn giản và sự hài hòa với thiên nhiên, đã hun đúc nên truyền thống văn hóa của Nhật Bản này. Hơn nữa, những nghi thức trong trà đạo đã cơ bản ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách của người Nhật. III – THƯỞNG THỨC TRÀ ĐẠO Ở NHẬT BẢN Không một màu nào làm biến loạn sắc điệu của căn phòng, không một tiếng động nào làm tao lộng tiết tấu của sự vật, không một cử chỉ nào làm sai lạc giai điệu, không một lời nào phá ngang sự nhất trí của cảnh vật xung quanh, mọi động tác đều làm một cách đơn giản tự nhiên, đó là mục đích của trà đạo. 1. Không gian thưởng trà: Tất cả đại trà tượng đều là những nhà tu Thiền Tông và cố đem truyền tinh thần Thiền Tông vào những sự vật thện hữu ở đời. Vì thế, Trà Thất cũng như tất cả các đồ dùng cần thiết cho trà thang, đều phản ánh rất nhiều giáo lý của Thiền. Yêu cầu về không gian thưởng trà của Chanoyu rất cao. Để có thể tiến hành những nghi thức Trà đạo đúng nghĩa, Chanoyu yêu cầu phải có một không gian thanh tịnh và hoài hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Đáp ứng những tiêu chuẩn đó mà dần hình thành hai không gian thưởng trà chính, đó là trà viên và trà thất. 1.1. Trà Viên: Là một khu vườn được thiết kế phù hợp với việc ngắm hoa, và thưởng thức trà. Trà viên đòi hỏi bố cục khu vườn phải tinh tế, làm cho khu vườn vẫn giữ được nét tự nhiên. Trà viên là nơi bạn có thể đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng bên ly trà ấm nồng. Trong Trà viên, mọi người thường ngồi trên thảm cỏ trong vườn để thưởng thức trà. Hoa, Lư Trầm thường được đặt ở giữa chỗ ngồi họp nhóm của những người tham gia. Trong vườn thì có các loài cây như: Hoa anh đào, hoa mai, hoa mơ, tùng, liễu. Những loài cây này dễ tạo cảm hứng thi phú cho người xem trong quá trình đàm Đạo, đối ẩm. Bên cạnh đó là các hòn non bộ, những tảng đá lớn, chậu nước cũng được sắp xếp theo bố cục chặt chẽ, thể hiện sự cân đối Âm – Dương trong phong thủy. Trà viên thường không phổ biến bởi tính cầu kỳ của nó đòi hỏi cách bày trí khu vườn thật khéo, làm sao cho khu vườn vẫn còn được nét tự nhiên để người tham gia Trà Đạo không có cảm giác bị rơi vào một cảnh giả do bàn tay con người tạo ra. 1.2. Trà thất : Là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là "nhà không". Nó có kích thước rất nhỏ, nhỏ hơn cả những nhà Nhật bé nhỏ nhất. Kích thước của Trà Thất chính thống là bốn chiếc chiếu rưỡi, hoặc mười bộ vuông, thường làm bằng tre hoặc tatami. Kích thước này được ấn định theo một đoạn trong Sutra of Vikramadytia_Duy Ma Kinh. Đối với những gia đình bình thường, trà thất được đặt liền ngay ở trong nhà chứ không được đặt riêng ở một nơi, được gọi là Kakoi Đối với các gia đình khá giả, trà thất được xây trong vườn riêng của nhà, gọi là Sukiya cùng với hai phòng khác. Một phòng nối liền với trà thất, Midsuya, là nơi đặt than, bộ đồ trà và vòi nước. Phòng còn lại là nơi nghỉ ngơi của khách, phải cách hai phòng kia một khoảng nhất định. Trà thất làm ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với Thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Điều thiết yếu là ngôi Trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Vật liệu dùng để xây cất cũng cố ý làm ra vẻ thanh bần. Tuy nhiên, tất cả những kiểu cách ấy là cả một sự dụng tâm thâm thúy về mỹ thuật, và những bộ phận nhỏ nhặt còn được làm kỹ lưỡng tỷ mỷ có lẽ hơn cả những đền đài dinh thự nguy nga tráng lệ nhất. Machiai Thường khi khách đến, họ không được đến trực tiếp ngay trà thất mà được đưa qua một dãy phòng dẫn để đến machiai_trì hợp, phòng đợi. Ở đây, sau khi được phục vụ một tách nước nóng, khách được đưa ra roji_lối đi trong vườn nối liền trì hợp với trà thất. Roji có ý định dùng để cắt đứt hết mọi liên lạc với thế giới bên ngoài, và để gây cho khách có một cảm giác lâng lâng, thư thái sẵn sàng đón nhận những thú vui hoàn toàn của duy mỹ chủ nghĩa trong Trà thất. Vườn trong khuôn viên của phòng trà mang nét độc đáo riêng biệt của trà đạo. Những lối mòn yên tĩnh tạo cho khách cảm giác thanh bình yên ả. Mỗi một thứ trong vườn đều mang một biểu tượng riêng. Một vài cây thông tượng trưng cho sự trường thọ. Những cây tre thẳng đứng thể hiện cho sức mạnh và sự phục hồi. Một vài tảng đá xếp thẳng hàng làm cho người xem liên tưởng đến hình ảnh của một thác nước. Trên đường dẫn đến trà thất trong vườn, có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống, gọi là Tsukubai. Ở đây người ta "rửa tay" trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường. Tsukubai Chỗ đi vào trà thất là một cửa thấp được che bằng rèm, ai cũng phải cúi mình cung kính bước vào phòng, trượng trưng cho sự khiêm tốn và để xóa đi rào cản sang hèn trong xã hội, người võ sĩ thì phải để lại bên ngoài cây kiếm dài thể hiện không khí hòa bình. Trái ngược với người Tây phương, trong nhà thường biến thành một bảo tàng viện, Trà thất phải hoàn toàn trống rỗng, ngoại trừ một vài thứ có thể tân thời trưng bày để thỏa mãn thị hiếu thẩm mỹ của chủ nhà, nhưng phải hòa hợp và tăng thêm giá trị vẻ đẹp cho chủ đề. Không gian bên trong của Trà thất luôn dành cho Tokonoma một vị trị trang trọng. Tokonoma chính là một góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường. Nó là một trong những nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Tokonoma thường được bày trí bởi một bức Kakejiku, một bình hoa hay lọ hoa cắm theo phong cách Chabana và một lư trầm hương. - Chabana là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hóa Ikebana. Phong cách của chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất. Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà, khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên. Hoa không được hái bừa bãi, mà phải thận trọng kén từng cành từng ngọn, vừa hái vừa suy nghĩ tới việc phối hợp như thế nào, để không hái quá số hoa tối cần. Hoa thường không được cắm cầu kỳ, màu sắc rực rỡ mà chỉ là những cành hoa nhánh cỏ được lấy ngay trong vườn, cắm vào những lọ hoa bằng gỗ hoặc bằng tre treo lơ lửng trên tường. Thoạt nhìn vào tưởng rất đơn sơ nhưng càng ngắm kỹ mới cảm nhận hết những nét tinh tế về thẩm mỹ của chủ nhà. Có rất nhiều trường phái cắm hoa, nhưng không một lối cắm hoa nào không bao hàm ba nguyên lý, Nguyên Lý Chỉ Đạo là “Thiên”, Nguyên Lý Tòng Thuộc là “Địa”, Nguyên Lý Điều Hòa là “nhân”. Cắm hoa không theo ba nguyên lý này đều bị coi là vô vị, không có sinh khí. Chabana - Kakejiku có thể hiểu chỉ là một tấm vải trống trơn, nó có thể cuộn vào cất đi, hoặc mở ra để treo trên vách tường tokonoma. Lúc thì gắn vào Kakejiku một bức tranh nhỏ, lúc khác một bức thư pháp hoặc là sự kết hợp cả tranh và chữ (thư họa). Những nội dung khi xuất hiện trên Kakejiku thường mang ý nghĩa sâu xa. Kakejiku Khi bước vào một Trà thất, người ta thường quỳ và ngắm Tokonoma một lát, cũng để thưởng thức các vật được trưng bày. Theo tinh thần Thiền-Zen chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị. Trong Tokonoma, các đạo cụ được xếp rất gọn gàng, hòa hợp theo phong thủy và không bao giờ được đặt ở chính giữa, lọ hoa, lư trầm hay bất kì thứ gì, vì sợ rằng nó sẽ chia Tokonoma thành hai khoảng đều nhau. Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở tokonoma tùy từng mùa hoặc ngày lễ gần nhất. Trong Trà thất, các đồ vật được lựa chọn một cách cẩn thận để không có một màu sắc hay một kiểu nào trùng nhau, giống nhau. Nếu đã bày một bông hoa tươi thì không thể bày thêm một bức họa hoa. Nếu đã dùng ấm đun nước hình tròn, thì bình đựng nước phải là hình có góc. Một chén men đen không được đi đôi với một hộp trà sơn đen. Phòng trà không có ghế ngồi mà chỉ có chiếc bàn thấp, có chiều cao độ khoảng 30 cm. Người uống trà phải xếp bằng trên “Tọa cụ”, đây là loại nệm ngồi mà những người tọa thiền thường sử dụng. Trên bàn trà được đặt một lư đốt trầm bằng gốm đỏ, một cái đèn giấy kiểu Nhật chỉ đủ tỏa ánh sáng vừa đủ cho bàn trà. “Trà cụ” được bày ra trên bàn gồm có: Ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà… 2. Dụng cụ dùng để pha trà: Trà cụ, Dogu, một tiệc trà cơ bản nhất cũng cần đến rất nhiều loại dụng cụ khác nhau. Liệt kê danh sách đầy đủ về các dụng cụ uống trà có thể viết thành một cuốn sách dày hàng vài trăm trang. Dưới đây là một số Dogu cần thiết: - Mizusasi: bình đựng nước. Mizusasi chứa nước sạch được bày biện trong dougu-tatami, khi pha trà, nước trong Mizusasi được cho vào ấm đun nước để giữ nước nóng ở nhiệt độ nhất định. Mizusasi - Kama: nồi đun nước. Quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Hishaku để rót vào bát. Kama - Lò đun: chỉ được đem ra sau khi chủ nhà chào khách. Gồm hai loại: furo đem theo được, và ro được gắn cố định vào nền nhà để giữ ấm vào mùa đông. Furo Ro - Tetsubin: ấm đun nước. Thường bằng gang, bên trong lòng Tetsubin có tráng một lớp men như loại 'nonstick' để nước đun không bị ngái mùi kim loại. Kích thước của Tetsubin khá đa dạng. Tùy theo số người uống mà dung tích Tetsubin lớn nhỏ khác nhau. Tetsubin - Bình pha trà: thường bằng đất nung màu đen hay nâu có cán cầm (khác với loại có quai, tuy nhiên đây cũng không phải là điều bắt buộc) . Bình pha trà cũng có khi bằng kim khí rất nặng màu đen, có quai sách. Thường bình pha trà có dung tích khoảng 200 ml. Bình này được dùng trong pha trà lá. - Natsume và Chaire: hộp đựng trà. Làm từ gỗ sơn mài, cũng mang những nét đặc trưng riêng của từng trà nhân giống như bát vậy. Nasume là một phong cách hộp trà được đặt tên theo một loại quả, quả táo ta. Thân hộp ngắn, nắp bằng, đáy hình tròn, thường được làm bằng chất liệu sơn mài hay gỗ thô. Nasume Chaire Chaire thì thân thường cao và mỏng (nhưng hình dáng thì rất đa dạng) và có nắp bằng ngà voi, mặt dưới nắp bằng vàng lá. Thân hộp Cha-ire thường bằng chất liệu sứ, và thường được bảo quản bằng những chiếc túi vải lụa. Trà trước khi cho vào Natsume và Chaire phải được lọc cẩn thận để không vón cục ảnh hưởng đến hương vị. Trà trong natsume và Chaire được trình bày theo hình núi Phú Sỹ, vốn là biểu tượng của Nhật bản. - Kensui: Chậu đựng nước rửa khi pha trà, có thể làm bằng các chất liệu như tre, gốm… Trong phòng trà luôn nằm ở vị trí sau để đảm bảo sạch sẽ. Kensui - Chasen: cây đánh trà. Dùng để đánh tan trà với nước sôi. Được làm bằng tre một cách công phu và cũng là một dụng cụ đặc trưng cho cách pha trà bát, hay trà bột. Chasen mới và các tua tre phải đều, thì bát trà pha ra mới ngon, đều và đẹp mắt. Có hai loại Chasen mỏng và dày, được dùng trong tiệc trà loãng hay trà đặc. Những Chasen cũ hay bị hỏng không đơn thuần sẽ bị bỏ đi. Mỗi năm một lần vào khoảng tháng Năm, người ta lại tổ chức lễ rước những Chasen này lên đền rồi thực hiện nghi lễ hoả táng được gọi là chasen koyō, để thể hiện sự tôn kính đối với những vật được sử dụng trong trà đạo. - Chasaku: thìa trà. Chiếc muỗng tre dài, một đầu uốn cong để múc trà, dùng để múc trà từ hộp ra bát. Những thìa lớn hơn được dùng để múc trà cho vào hộp trà ở Thuỷ toà- mizuya hay còn gọi là khu chuẩn bị. Giữa cán chasaku là khấc tre, và người cầm chasaku không được cầm quá khấc này, để đảm bảo tính vệ sinh của trà. Cũng là một nét đặc trưng trong tính lễ nghi của Trà đạo. Những màu và phong cách Chasaku khác nhau đực sử dụng trong các dòng phái trà đạo khác nhau (Omotesenke và Urasenke). - Futaoki: Đi kèm shaku là futaoki, là dụng cụ kê nắp kama khi mở. Futaoki - Hishaku: gáo. Một chiếc gáo bằng trúc có một mấu nhỏ ở gần giữa cán tay cầm dài để chuyên nước tinh khiết từ bình đựng nước vào ấm kim loại và chuyên nước từ ấm kim loại ra các bát trong những hội trà khác nhau. Những kiểu gáo khác nhau được dùng trong những buổi trà đạo khác nhau và những mùa khác nhau. Loại gáo lớn hơn được các vị khách dùng trong nghi thức tẩy uế trước khi bước vào phòng trà. Các quy tắc sử dụng hishaku đã tạo ra những nét hấp dẫn rất đặc trưng cho kiểu pha trà này, từ cách cầm dụng cụ, cách di chuyển đến tiếng nước róc rách chẩy từ shaku xuống bát trà. Hishaku - Tana: những chiếc giá. Tana rất đa dạng về kích cỡ, kiểu dáng, đặc trưng và chất liệu, mỗi loại Tana đều có một tên riêng. Chúng được đặt trước mặt gia chủ trong phòng trà, một loạt các trà cụ khác nhau được bày bên trên hoặc sắp xếp trong những chiếc giá đó. Chúng cũng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong những tiệc trà khác nhau. Daisu Kikou Daisu được dùng trong những dịp đặc biệt như là lễ trà đầu năm mới. Kikkou (mai rùa) có ba ngăn kệ. Hình dạng của ngăn thứ 2 là hình vỏ trai vào mùa xuân và sẽ được thay bằng hình trăng lưỡi liềm vào mùa thu. - Chakin: khăn lau. Là một mảnh vải lanh, hoặc vải gai hình tam giác, được dùng trong nghi thức lau bát trà. Những kiểu khác nhau được sử dụng cho tuần trà khác nhau (trà loãng, trà đặc). Chakin luôn phải sạch và ẩm, nhưng không được ướt, và phải là màu trắng. - Fukusa: Fukusa mà một mảnh lụa hình vuông dùng trong nghi thức lau muỗng trà và Natsume hay Cha-ire, và cũng dùng để lót tay khi cầm ấm hay nắp ấm cho khỏi nóng. Fukusa đôi khi được những người khách dùng để bảo vệ trà cụ khi họ nếm trà (Fukusa là một loại đặc biệt còn được gọi là kobukusa hay “fukusa nhỏ”. Chúng được thêu dày hơn với nhiều mẫu hình, và thông thường màu sắc thì tưới sáng hơn loại fukusa thông thường). Fukusa - Chawan: bát trà. Có thể nói là thứ đặc trưng và giành được sự yêu quý và quan trọng nhất của Trà đạo. Chawan được làm bằng men, công phu, tỉ mỉ và mỗi Chawan có những họa tiết độc đáo riêng. Vì thế mà trong khi làm một buổi tiệc trà, không có hai Chawan giống nhau. Các nghê nhân làm Chawan cũng đưa chủ đề thiên nhiên, thời tiết vào trong tác phầm của mình, vậy nên có thể dùng Chawan phù hợp cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân: chawan có những hoa văn mùa xuân như hoa anh đào. Mùa hạ: là mùa nóng nên chawan có độ cao thấp hơn, miệng rộng hơn chawan mùa xuân để dễ thoát hơi nóng. Mùa thu: chawan có hình dạng giống chawan mùa xuân, có hoa văn đặc trưng cho mùa thu như lá phong, lá momizi. Mùa đông: là mùa lạnh nên chawan có độ dày và cao hơn các chawan mùa khác để giữ nóng lâu hơn. Màu sắc của men cũng mang gam màu lạnh. Chawan mùa xuân Chawan mùa hạ Chawan mùa thu Chawan mùa đông Chawan được các trà nhân yêu quý như chính bản thân họ vậy. Bởi vậy, việc một Chawan có giá trị bằng một căn nhà đối với người hiểu về bát, cũng không có gì là lạ. Được ưa thích không phải là những Chawan tròn vẹn bóng bẩy kiểu Trung quốc, mà là những chiếc thô sơ giản dị, và hơn nữa, là được làm bằng tay. Chawan thậm chí lại không tròn, phù hợp với lý tưởng của trà đạo là “ tìm kiếm sự toàn vẹn trong cái bất toàn” Những Chawan bị vỡ thường được gắn lại rất tỉ mỉ bằng một hợp chất sơn mài và các thành phần khoáng chất tự nhiên khác. Vàng cám đựơc dùng để che khoảng màu tối của sơn mài, và đôi khi một số đồ án phụ cũng được tạo ra bằng những hợp chất. Những chiếc bát được hàn gắn như thế thường được đem sử dụng chủ yếu vào tháng 11, khi những người tổ chức trà đạo bắt đầu sử dụng ro, hay lò sưởi, một cách thể hiện và ca tụng Wabi hay sự giản dị, mộc mạc. - Để thưởng thức trà lá thì có thêm loại tách nhỏ. Thường cỡ khoảng 70ml đến 100 ml. Hình tròn, hay hình ống , đôi khi có hình dạng méo mó . Thường màu đậm hay nhiều màu in hình hoa trái hay viết những chữ Nhật bản dạng chữ thảo. Tuy nhiên màu sắc không diêm dúa với màu đỏ gay gắt như trên các đồ sứ của Trung Hoa. Ly tách uống trà của Nhật bản có màu thanh thoát, êm dịu. Tách uống trà có thể có nắp hoặc không, nhưng phải có một đĩa nhỏ đễ đỡ tách uống trà. * Tất cả mọi Dogu được bảo quản rất cẩn thận. Sau mỗi lần sử dụng, chúng đựơc cọ rửa sạch sẽ trước khi cất đi. Một vài trong số các Dogu chỉ được cầm vào khi tay đã đeo găng. 3. Quy trình của một buổi uống trà - Chủ nhà sẽ chọn ngày để tổ chức uống trà, gửi thư mời và người được mời sẽ viết thư trả lời có nhận lời mời hay không. Một buổi uống trà thường là một nhóm nhỏ, và không vượt quá 4 người. Cho nên những người được mời thường là những người rất thân thiết với chủ nhà. - Thời gian tổ chức được chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h sáng), sau ăn cơm (8h sáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h tối). - Lúc đến nơi, những người khách chào lẫn nhau. Họ được phục vụ nước nóng trong khi chờ đợi trên một chiếc ghế băng ngoài vườn. Và gia chủ sẽ bước ra chào các vị khách mới đến. - Khi đến, khách sẽ được tiếp nước nóng ở ngoài vườn, sau đó tẩy trần ở Roji. - Khách tự thỏa thuận vấn đề phân chia ngôi thứ, rồi từng người lặng lẽ tiến vào chỗ ngồi của mình. Sau khi khách đã yên vị, trong phòng hoàn toàn im lặng, không một tiếng động nào khác ngoài tiếng nước sôi reo trong ấm sắt. Toàn bộ nghi thức Chanoyu cổ truyền cần từ 3-4 tiếng, gồm 4 giai đoạn: Hoài thạch: Sau khi những người khách đã an vị, chủ nhà sẽ mời khách dùng điểm tâm, thường là bánh. Trong các buổi tiệc trà lớn khách được phục vụ một bữa ăn nhẹ như soup hoặc một ít cơm và cá kho. Bữa ăn này thường kéo dài hơn một tiềng đồng hồ mặc dầu đây chỉ là phần khởi đầu của buổi tiệc trà. Trong các buổi tiệc trà nhỏ, khách thường chỉ đến để ngắm cảnh khu vườn, nói chuyện và thưởng thức một bát trà xanh trong khoảng thời gian một tiếng đồng hồ. Chủ nhà mời khách lui về vườn hoặc Machiai ngồi nghỉ trong khi chuẩn bị lễ trà. Trung lập: Nếu trà được dọn ra vào ban ngày, sẽ có một tiếng cồng; còn ban đêm sẽ có một tiếng chuông. Thường thì người ta sẽ đánh cồng hoặc rung chuông từ 5 tới 7 lần, để triệu tập các vị khách trở lại khu nhà trà. Trước khi vào phòng uống trà khách lại rửa tay và súc miệng như lần trước. Lần này căn phòng đã thay đổi, với hoa trên tường và các cửa sổ trên mái nhà được mở. Đây là lúc uống trà thực sự. Trà được pha rất đậm và khách uống chung bằng một chiếc tách. Ngự tòa nhập: Khách sẽ được dâng trà đặc. Dùng trà loãng: Trà này để tráng miệng và một cách biểu trưng, để chuẩn bị cho những vị khách rời khỏi thế giới tâm linh của lễ trà và bước lại vào thế giới vật chất. Đôi khi người ta sẽ đề cập chủ đề hút thuốc ở đây nhưng hiếm khi có ai hút thuốc trong phòng. Ngày nay có rất nhiều cuộc thưởng trà, và người ta đã đơn giản hóa nó đến mức chỉ còn bước cuối cùng. 4. Cách thức pha trà Trà là một tác phẩm nghệ thuật và cần phải có tay của một bậc thầy giỏi, gọi là trà tượng hoặc trà nhân, mới có thể phát huy được hết tất cả tính chất cao quý của nó. Có trà ngon và trà xấu, không có một phương pháp riêng nào để chế tạo được thứ trà tuyệt hảo 4.1. Chuẩn bị Pha trà là một nghệ thuật đòi hỏi tính kiên nhẫn và sự nhận biết tinh tế về kĩ thuật pha và loại trà. Vì thế trong Chanoyu yêu cầu phải có những đạo cụ dùng trong việc pha chế và thưởng trà riêng biệt. Cụ thể là: - Trà: tùy theo hệ phái nào mà trà được sử dụng có sự khác biệt. - Matcha: trà bột. Người ta hái những lá trà non đem đi rữa sạch, phơi ráo nước và xay nhuyễn thành bột. Vì thế trà có màu xanh tươi và độ ẩm nhất định chứ không khô như các loại trà lá. Khi uống, bột trà được đánh tan với nưới sôi. Trà nguyên lá: chỉ lấy nước tinh chất từ lá trà. Lá trà được phơi khô, pha chế trong bình trà, lấy tinh chất, bỏ xác. Thường sử dụng loại trà cho nước màu vàng tươi hay màu xanh nhẹ. Việc hái trà được thực hiện vào đầu tháng 5, loại trà hái vào thời điểm này được gọi là Ichibancha ( nghĩa là “Trà nhất”), loại trà hái vào cuối tháng 6, gọi là Nibancha (nghĩa là “Trà nhì”), loại trà hái cuối mùa vào cuối tháng 7, gọi là Sanbancha (nghĩa là "Trà ba”). Theo chuyên môn thì càng vào đầu mùa, thành phần trà có nhiều axit amin nên có vị thanh. Khi trà về cuối vụ nó có nhiều tanin nên sẽ bị vị chát. - Phụ liệu : Ngoài nguyên liệu chính là trà bột hay trà lá, người pha chế còn cho thêm một số thảo dược, các loại củ quả phơi khô, đậu để làm tăng thêm hương vị cho chén trà, hay quan trọng hơn là mang tính trị liệu, rất có lợi cho sức khỏe, giúp người bệnh mau hồi phục thể chất lẫn tinh thần. - Nước pha trà: thường là nước suối, nước giếng, nước mưa, hay nước đã qua khâu tinh lọc. Để tăng thêm hương vị cho trà, nước suối phải là nước lấy ở nơi cách xa thác; nước giếng phải là nước lấy ở giếng tinh khiết; nước mưa phải được cất trong nhiều năm. Theo quan điểm của người Nhật thì nước thạch tuyền, nước lấy từ các khe suối chảy ra vào lúc sáng sớm, là loại nước tốt nhất dùng để pha trà, vì đây là loại nước tinh khiết nhất. Nước để pha trà phải đạt tiêu chuẩn không vẩn đục, không màu, không mùi và không vị. Nước ở độ pH5 là tốt nhất. - Làm ấm dụng cụ: Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ , sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. - Cho trà vào ấm pha trà: Thường với loại trà ngon cỡ trung bình người ta thuờng tính cho mỗi một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh. Tuy nhiên nếu dưới 3 người khách, nên cho hơn một tí để tránh quá nhạt. Dĩ nhiên với những người ghiền trà, thích uống đậm lại là vấn đề khác. - Bánh ngọt: Khi uống trà xanh Nhật bản (cũng như uống trà bột trong lễ dâng trà) người Nhật phải ăn một vài loại bánh ngọt để làm gia tăng hương vị của trà, thường làm bằng đậu hay bột khoai, bột gạo ... Chúng ta có thể thay thế bằng các bánh ngọt khác của Âu Mỹ như bánh ngọt, chocolate... nhưng vẫn không phải là hoàn hảo lắm. Ở Việt Nam có loại bánh đậu xanh được coi là rất thích hợp cho việc uống trà xanh. 4.2. Pha trà: Nghệ thuật của sự tinh tế và kiên nhẫn. Với một bộ dụng cụ pha trà rất đặc biệt, tinh xảo, chủ nhà biễu diễn các bước pha trà với những cử chỉ tỉ mỉ, khéo léo và nhanh nhẹn. Pha trà bột Trước hết, trà nhân dùng tấm vải, fukusa (tấm vải tơ tốt), lau bình trà, điều này tượng trưng cho tinh thần của trà nhân. Một cách chậm rãi ông gấp gọn và đặt tấm vải fukusa xuống. Việc gấp tấm vải thể hiện sự chu đáo của chủ nhà nên cần được làm với một sự tập trung cao độ. Người ta thấy ý nghĩ sâu sắc của người chủ trong việc xem xét kỹ lưỡng, gấp và sử dụng fukusa, trong mức độ tập trung và trạng thái mặc tưởng được nâng cao. Trà nhân dùng Chasaku châm nước nóng vào chawan, rửa sạch chasen, đổ nước đi, và lau sạch với chakin. Maccha được cho vào Chawan với một lượng chuẩn nhất định. Sau đó, múc nước đã chuẩn bị sẵn trong Kensui vào, dùng Chasen đánh nhẹ rồi mạnh dần lên để trà có nước đặc như bột đậu và hơi sủi bọt. Tuyệt đối không bao giờ lấy nước đang sôi để pha trà , có nghĩa là không thể nào dùng nước đang sôi trong bình ruôn vào bình pha trà. Lý do trông không đẹp mắt và nhất là tất cả các loại trà Nhật bản (trà xanh, trà bột dùng trong lễ dâng trà (Sadoo) không bao giờ dùng nước đang sôi. Nước pha trà phải được đựng trong một bình thủy (uống trà thông thường) hay nước được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than rất yếu để giữ nước ở khoảng 80-90 độ celcius. Không nên là nước sôi hai lần, sôi non lại càng không tốt. Có hai cách pha trà là pha trà đặc, koicha và pha trà loãng, usacha. Koicha và usacha được pha cùng một cách, ngoại trừ rằng trà nhạt dùng ít bột trà hơn và dùng chất lượng trà ít hơn. Pha trà lá Trước hết, phải đun nước bằng bếp lò than, bằng kinh nghiệm những Trà nhân sau khi nhận biết nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà (khoảng 600C), bằng động tác thuần thục họ mới bắt đầu tráng ấm chén, rồi bỏ trà vào ấm. Với loại trà xanh cỡ trung bình, người ta thường pha trà 3 lần khác nhau như sau : - Lần thứ nhất: được pha với nước nóng ở khoảng 600C, để trà ngấm khoảng 2 phút đồng hồ trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một cài bình trà khác (hay chén tống) để giảm nhiệt độ trước khi cho vào bình pha trà. - Lần thứ hai: pha với nước nóng khoảng 800C trong khoảng 30-40 giây, có nghĩa là cho nước vào ấm pha trà , hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng mau lẹ hơn để có nhiệt độ mong muốn. (Tuy nhiên, những người pha trà quen thuộc, khéo tay họ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật như rót nuớc thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà...). - Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 900C, cũng khoảng 30- 40 giây. Nước có thể ruôn trược tiếp từ bình thủy vào ấm trà, vì nước sôi khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy, rồi từ bình thủy rót vào ấm pha trà đã có nhiệt độ khoảng 900C. Người pha trà phải biết ước lượng cho bao nhiêu nước pha vào bình trà, không thể pha trà xanh Nhật bản bằng cách cứ cho nước vào đầy bình rồi rót cho khách theo lối pha trà của Tàu hay Việt Nam được . Mà phải biết dung tích của tách uống trà và số tách để cho đúng lượng nước để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm phẩm chất của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ, vì oxy hoá sẽ làm mất màu xanh đẹp của trà..v..v. Với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Nhưng những loại trà xanh hạ phẩm, rẻ tiền việc pha trà hơi khác hơn một chút. Chẳng hạn lần thứ nhất phải ở nhiệt độ cao hơn (70- 80 độ, 2 phút), lần thứ hai cũng phải ở nhiệt độ cao hơn và thời gian dài hơn (90 độ, khoảng 1- 2 phút) và không có lần thứ 3 vì hết mùi vị rồi. Với những loại trà xanh hảo hạng hay trên trung bình, người Nhật cho rằng nước pha trà lần đầu tiên được coi là đậm đà nhất, làm mùi ngon của trà thấm vào vị giác nhiều nhất. Nước thứ hai, có một khoái cảm khác nhờ nhiệt độ nóng của lần pha này, nước trà mất đi khá nhiều vị đặc biệt của trà nhưng lại có mùi rất thơm bốc lên, kích xúc vào khứu giác. Cả hai lần pha trà này được coi là quan trọng nhất và độc đáo nhất của trà xanh Nhật bản. Ngày xưa, các trà nhân pha trà theo cách riêng của mình. Nhưng sau thế hệ thứ nhất, người ta đã bắt đầu tạo ra cách pha trà chung. Nếu các phái khác nhau cũng chỉ khác nhau ở trên bề mặt nghi thức pha trà, còn đạo là duy nhất. 5. Rót trà - Quan niệm về âm dương cân bằng luôn thể hiện trong trà đạo. Vì vậy, khi cầm ấm để rót trà, một tay giữ ấm, một tay giữ nắm ấm, hoặc đỡ đáy ấm bằng Fukusa. - Không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp. Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách, cũng như không đều về lượng trong mỗi tách (tách đầu tiên quá nhiều, tách cuối cùng thì rất ít, quá đậm vì thời gian trà ngấm ra nhiều hơn hay không còn nước cho người kế tiếp). Vì vậy tất cả các tách của khách đều được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4... rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2 ,1 mỗi lần khoảng 20ml (cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên co dãn để phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách. Chính vì lý do này, người pha trà phải canh làm sao cho đủ (không thiếu, không thừa) cho tất cả khách, mỗi người khoảng 50ml (với loại tách uống trà cỡ 70-80 ml). - Khi rót không nên nâng ấm trà quá cao hay quá thấp, rót vòng tròn theo vành chén, điều này sẽ giúp trà hòa quyện với nhau hơn, đồng thời những cặn trà nhỏ còn lại sẽ lắng xuống đáy chén. 6. Thưởng trà Đối với trà bột Sau khi trà nhân đã pha trà xong, các trà nô mang trà đến mời từng vị khách. Vị trà nô cung kính cúi đầu dâng trà, lưu ý rằng hoa văn của chén trà luôn được hướng về phía vị khách. Khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào đáp lễ, rồi cung kính nâng bát trà lên ngang đầu, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống. Gia chủ đặt chén trà cùng với một mảnh khăn trên sàn nhà. Vị khách đầu tiên đến lấy chén trà, đặt chén trà tên bàn tay trái và mảnh khăn trên tay phải. Rồi tất cả khách cúi mình. Sau đó vị khách trải mảnh khăn ra và đặt chén trà lên, đưa chén trà hai lần về phía mình. Đến giai đoạn này vị khách mới bắt đầu nhấp trà. Sau khi uống xong, vị khách đầu tiên này này sẽ dùng mảnh khăn lau miệng chén trà và chuyển đến cho người kế tiếp cùng với mảnh khăn. Đối với trà lá - Sau khi rót xong, nâng khay trà lên bằng cả hai tay để mời khách. - Xoay khay trà hướng tách trà về phía khách mời, sao cho khách có thể nhận trà một cách thuận tiện nhất. Nếu bát có khắc hoa văn thì hoa văn luôn được hướng về phía khách chính để tỏ lòng hiếu khách. - Mắt luôn nhìn thẳng vị khách mình đang mời trà, điều này thể hiện tấm lòng của chủ nhà đối với khách là chân thật, đồng thời, người được mời cũng nhận trà bằng cả hai tay, mắt nhìn thẳng người mời trà, hơi cúi đầu cảm ơn, đáp trả cũng bằng tấm lòng. - Khi đã nhận trà, không được uống ngay mà phải đợi các vị khách mời khác đều nhận được phần trà của mình, rồi mới cùng chủ trì thưởng trà. - Trước khi uống trà, người ta ăn vài miếng bánh, phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống. Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo. Với cách này sẽ làm gia tăng hương vị của trà xanh một cách lạ kỳ. - Uống trà xanh Nhật bản hoàn toàn khác với lối uống nhâm nhi từng tí một trong lối uống trà Tàu hay của những vị nhà Nho VN. Người Nhật uống thành ngụm đàng hoàng để có đủ lượng nước trà thấm vào tất cả các màng niêm của miệng. Khi uống trà đỏ (Kocha) người Nhật ít khi uống riêng nó mà thường pha thêm các chất như đường, sữa, chanh, rượu brandy...tạo thành 1 loại trà hỗn hợp có đặc vị riêng. Ngược lại, đối với trà xanh (Ocha), người Nhật chỉ uống riêng mà không dùng với bất kỳ thức uống nào kèm theo. Đó là để giữ cho hương vị thơm ngon của trà được thuần khiết, cũng như bảo đảm màu xanh hấp dẫn của trà. 7. Những điều cần lưu ý - Ăn một vài miếng bánh ngọt trước khi uống trà. - Khi chúng ta uống hết trà trong tách, không khi nào tự ý lấy bình trà rót vào tách của mình hay lấy bình thủy tự ý pha trà cho mình... Làm như vậy chúng ta đã vô tình làm sai lệch cách pha trà của chủ nhân ( vì họ biết rõ loại trà mà họ đãi chúng ta phải pha như thế nào, đặc biệt theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất ). Người Nhật, nhất là người phụ nữ (vợ bạn hay các bà mẹ) rất kín đáo và chú ý, thường thường họ nhìn thấy tách uống trà của chúng ta hết và họ tiếp cho chúng ta ngay. Trong trường hợp họ quên, chúng ta chỉ cần khen trà ngon là họ sẽ hiểu ngay và tiếp cho chúng ta tức thì. - Khi chúng ta pha trà xanh, tuyệt đối không bao giờ lấy nước đang sôi từ chiếc nồi ruôn vào bình trà. Ðây là một sai lầm rất nặng về nguyên tắc và cả về mỹ thuật nữa. Với người pha trà chuyên môn, nguời ta để ấm nước không đậy nắp trên bồn than rất nhỏ, nước nóng ở khoảng 900C, rồi họ dùng một chiếc muỗng bằng tre nhỏ để múc nước pha trà. Tùy thuộc vào lượng nước họ múc ở trong nồi và thời gian họ rót nước nóng vào bình trà để điều chỉnh nhiệt độ của nước pha trà (đây là một trong nhiều xảo thuật trong trà đạo). 8. Qui tắc trong nghệ thuật Trà đạo Bốn đức tính cao quý trong nghệ thuật trà đạo là: - Hòa: Hòa là hòa đồng, hòa điệu và hòa nhã. Đến với nghệ thuật Trà Đạo cần thể hiện sự hòa nhã, lễ độ, trong buổi uống trà nên cùng nhau hòa điệu để chia sẻ cảm thông với nhau, đối với cảnh vật xung quanh chúng ta nên hòa đồng, trà nhân và các dụng cụ pha trà phải hoà hợp. - Kính: là sự tôn trọng, tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Và lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn. Nó sẽ làm con người biết nhún nhường nhau, từ đó nết hạnh sẽ nảy nở trong lòng mọi người. - Thanh: Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Một ly nước cáu bẩn nhiều để lâu ngày chất bẩn lắng xuống, nó sẽ trong sạch. Điều này cũng giống như con người nếu lắng tâm yên tĩnh nhiều ngày, tâm hồn sẽ trở nên thanh tịnh. - Tịch: Tịch có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng. Khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tĩnh lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt. Bảy quy tắc trong nghệ thuật Trà đạo - Phục vụ trà với cảm nhận thấu đáo với tâm hồn của khách. - Chuẩn bị thật kỹ than củi để đun nước, lửa to nhỏ vừa phải. - Tạo không gian để khách ấm vào mùa đông, mát về mùa hè. Tùy theo thời tiết bốn mùa mà để cho độ nóng của trà thích ứng theo. - Hoa cắm trong phòng phải tươi mới, tự nhiên như ở trong thiên nhiên. - Thao tác nhanh và chính xác. - Phải phòng mưa ngay trong những ngày đẹp trời. - Quan tâm chu đáo đến từng người khách, kể cả khách của khách. Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, xuyên suốt cả buổi lễ là một tinh thần đầm ấm hòa hoãn và thân mật, đem lễ nghi để đãi khách, đó là phong cách của dân tộc Nhật Bản. 9. Lựa chọn trà Trà xanh Nhật Bản hoàn toàn khác xa với loại trà xanh được sản xuất tại VN hay Trung Hoa. Loại trà xanh Nhật cho ra nước màu xanh từ đầu cho đến hết mùi trà, nước trắng trong. Nhưng ngược lại trà xanh cuả VN hay Trung Hoa chỉ cho ra màu xanh lờ lợ màu nâu ở nước đầu tiên rồi biến nhanh sang màu nâu đậm ở các lần pha kế tiếp.Mùi vị cũng có thể nói là khác hoàn toàn. Giá cả của trà xanh Nhật bản là một tiêu chuẩn rất ít sai (nếu không muốn nói là hòan toàn chính xác) khi mua trà xanh Nhật bản. a. Loại trà hạ phẩm_bancha - Cánh trà thường to, dầy, thô vì được biến chế từ những lá trà già lấy ở phần dưới nhánh cây trà. - Là sản phẩm dư thừa cuả loại trà cao cấp, chẳng hạn như cuống của những lá non dùng cho trà cao cấp. - Có loại lại trộn thêm vào khoảng 20% gạo rang hay lúa mì rang, khi uống có mùi trà xanh hoà trộn với mùi hơi khét của gạo rang. Loại trà này đóng gói sơ sài với bao giấy bóng trong suốt, thường số lượng 500 grams hay một kg với giá khoảng 100 yên - 200 yên (1-2 $US) cho 100 grams. Trà xanh hạ phẩm này thường không có mùi thơm vì nhà sản xuất không cho vào loại trà bột vào. Loại này thường uống trong giờ giải lao của nhân viên lao động trong hãng xưởng hay uống hàng ngày trong những gia đình nghèo Nhật bản cũng như ở những tiệm ăn uống bình dân. b. Loại trà trung bình_sencha Loại này thường được đựng trong các bao bằng alumin hay trong hộp bằng kim khí, có 2 nắp rất kín đáo. Hình thức trình bầy rất trang nhã và hấp dẫn. Trọng lượng mỗi gói khoảng 50-100 grams. Có rất nhiều hạng khác nhau, thường giá cả từ 1000-6000 yen/100 grams (9- 50 $US). Khi mở gói trà hay hộp trà ngươì ta nhận thấy ngay đặc tính của loại này là có mùi thơm rất dịu, cánh trà nhỏ màu xanh đậm, có màu xanh cuả bột trà bám trên thành bao alumin hay thành hộp trà, đó là loại trà bột (dùng trong lễ dâng trà) được nhà sản xuất cho vào để làm gia tăng phẩm chất. Càng nhiều trà bột cho vào càng ngon và càng mắc giá. Khi pha trà lần đầu (60 độ, 2 phút) chỉ để hoà tan loại trà bột và một phần nào hương vị của cánh trà mà thôi. Chính vì vậy lần uống đầu tiên này mang đến khẩu vị nhiều hơn là mùi vị. Nhưng ở lần pha thứ hai và thứ ba lượng trà bột đã giảm sút nhưng nhờ nhiệt độ nước pha cao (80-90 độ) làm bốc hơi mùi vị thơm của cánh trà. Với loại trà trung bình hạng tốt, người ta có thể pha lần thứ tư vẫn còn mùi vị ngon của trà.Tóm lại lần pha trà đầu tiên để người ta thưởng thức "Vị" của trà, từ lần thứ hai, thứ ba người ta thưởng thức "HƯƠNG" của trà. Ðây là loại trà thường uống hàng ngày ở những gia đình khá giả hay để đãi khách cũng như ở các văn phòng của các vị lãnh đạo. c. Loại trà hảo hạng_kyokuro Loại này là loại trà biến chế từ lá trà non (VN gọi là trà búp). Theo ý kiến của người Nhật thì những loại trà mà họ mang từ ngoại quốc vào Nhật Bản chỉ để sản xuất loại trung bình hay hơn trung bình một tí mà thôi. Còn những loại trà hảo hạng hay loại trà bột đặc biệt dùng cho các lễ dâng trà đều được biến chế từ các vườn trà đặc biệt ở miền Nam và miền Trung Nhật Bản. Với loại trà hảo hạng, thường đóng gói rất nhỏ (35- 100 grams), thường 50 grams và được trộn vào rất nhiều trà bột . Người Nhật bản khi có dịp uống loại trà này họ tuân thủ phương pháp pha trà một cách tuyệt đối để không phí phạm và nhất là hưởng thụ được tất cả hương vị của loại trà xanh quý và mắc tiền. Loại trà này người ta có thể pha đến lần thứ 5 nước trà vẫn thơm ngon và mát dịu. Dĩ nhiên loại này chỉ dùng trong các trường hợp tiếp đãi khách quý và trong các trường hợp đặc biệt mà thôi. Giá cả cũng rất thay đổi tùy theo nguồn gốc của vật liệu và cuả nhà sản xuất, có thể gần 50 $US cho một bịch trà khoảng 50 grams! Những người biết thưởng lãm loại trà này họ có nhiều dụng cụ phức tạp, cầu kỳ để cung ứng cho nhã khiếu uống trà của họ. 10. Công dụng của trà - Trà xanh là “khắc tinh” của các bệnh ung thư vú và u ác tính. Những chất polyphenol có trong trà xanh có vai trò quan trọng trong việc phòng chống lại bệnh ung thư. Đặc biệt, chất chống oxy hoá EGCG (epigallotechin gallate) là loại polyphenol vô cùng mạnh mẽ, là nhân tố chủ yếu tạo nên dược tính của trà xanh. Nó có công dụng ngăn ngừa các enzyme kích hoạt sự sao chép nhân bản ở tế bào. - Trà xanh phòng chống bệnh viêm khớp. - Trà xanh giúp giảm tỉ lệ bệnh tim mạch. Những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sau khi phát cơn đau tim, những bệnh nhân nghiện trà xanh cỡ nặng có tỉ lệ tử vong ít hơn 44% so với bệnh nhân không uống trà, còn những bệnh nhân uống trà xanh ở mức độ vừa phải có tỉ lệ tử vong ít hơn 22% so với những người không uống trà. - Trà xanh có công năng diệt khuẩn E-coli O-157. Catechin hợp chất tạo nên vị đắng của trà xanh có công dụng hữu hiệu trong việc tiêu diệt hầu hết những loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và giải trừ luôn những độc tố do vi khuẩn tiết ra, cụ thể đây là độc tố veratoxin của Ecoli -157. - Uống trà mỗi ngày để kéo dài tuổi thọ 5 tách trà xanh/ngày. Sự kỳ diệu của tuổi thọ ở những người thường xuyên uống trà xanh là do tác dụng của hợp chất polyphenol - được biết đến như một chất chống oxy hóa có hiệu quả - tìm thấy trong trà xanh, có tác dụng tích cực trong việc kéo dài tuổi thọ của con người. 11. Những lưu ý khi sử dụng trà Chuyện gì cũng có hai mặt của nó, có tốt thì cùng có xấu, uống trà cũng vậy, không phải cứ làm bất hành động gì miễn sao có được trà để uống là đều ngon, bổ cả. Đây là một số điều cần tránh khi bạn muốn tự mình pha một chén trà ngon. - Không nên đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng vì khi đó nhiệt độ cao làm cho chất axit tannic trong lá trà hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, vitamin C trong lá trà sẽ bị phá hủy, nước lại có vị đắng chát. - Cũng không nên nhai nuốt lá trà vì có thể sẽ "ăn" vào một số chất gây ung thư. Vì trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá trà bị phân giải do nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene. - Không nên uống trà ngay sau bữa ăn. Trong lá trà có nhiều axit tanna. Nếu uống trà ngay sau khi ăn, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với axit tanna, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt. - Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước trà sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy. Lượng axit tannic trong nước trà để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gút và bệnh tăng axit uric. Do vậy, uống trà sau khi pha 4-6 phút là tốt nhất. - Trong nước trà đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Ngoài ra, axit tannic trong nước trà đặc sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B trong cơ thể, dễ gây bệnh thiếu vitamin B. Axit tannic làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu. - Khi đói bụng, việc uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. - Không nên dùng nước trà để uống thuốc. - Không nên pha trà với nước lạnh. IV- TRÀ ĐẠO THỜI HỘI NHẬP 1. Trà đạo ngày nay cùng với những khó khăn hội nhập Ngày nay, Chanoyu phổ biến trong mọi tầng lớp người dân Nhật Bản và được biết như là một đạo tu dưỡng của đất nước Nhật. Trong đời sống hằng ngày của người Nhật, việc dùng trà cũng đã trở thành tập tục trong giao tiếp đối đãi nhau. Người Nhật có thói quen uống trà khá nhiều và chia vào nhiều buổi trong một ngày. Họ thường dùng một chén trà vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy cho tỉnh ngủ, một chén trà trước khi bắt tay vào công việc, vài chén trà vào buổi chiều, và ít nhất là một chén trà sau mỗi bữa ăn. Đối với những người Nhật Bản hiện đại, có rất nhiều thanh niên học tập Chanoyu và tu dưỡng để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần phong phú và sâu sắc hơn, họ thường xuyên tham gia những buổi tiệc trà định kỳ, và cứ mỗi dịp như vậy họ lại đóng góp một phần nhỏ vào lịch sử 885 năm giữ gìn và phát triển không ngừng của trà đạo. Tuy nhiên, sự ra đời ồ ạt của các loại đồ uống nhẹ đóng lon đặc biệt quan tâm nhằm vào giới trẻ, khiến cho nghệ thuật Trà đạo đang ngày càng mai một. Thị hiếu ưa chuộng mặt hàng này đang ngày càng tăng lên cùng với tuổi trưởng thành của họ. Do đó, nhu cầu tăng vọt đối với các loại chè đóng lon cũng được nhìn nhận với thái độ hoài nghi hoặc ít nhất với những cảm giác không vui của một số người kỳ cựu hoài cổ về niềm kiêu hãnh của Trà đạo Nhật Bản với thế giới. Theo họ thì đây chính là minh chứng cho một nền văn hoá giật lùi. Tại một số Hội chợ triển lãm kinh tế văn hoá, còn có những màn biểu diễn nghi lễ trong một ngôi nhà tre lá nhỏ với trà cụ mộc mạc đơn giản như gáo tre, ấm trà và bát đất nung. Một số khách du lịch Việt Nam cũng kể lại với bè bạn, nhưng không mấy hào hứng, về những buổi du lịch văn hoá về nghi lễ Trà Đạo với vé vào cửa khá đắt, “ một thú vui nghệ thuật thư giãn cao thượng “ mà họ đã được dự ngay trên đất nước Phù Tang. Cảm giác chung của khách là uống loại trà xanh bột của Nhật không ngon, mà thao tác nghi lễ chào đón và quỳ rạp gập mình lại phiền toái, cứng nhắc cùng với những trà cụ thô sơ, thua xa đồ sứ hoa mỹ tinh tế, mẫu mã thanh lịch của Cảnh Đức trấn và Nghi Hưng - Trung Hoa, giới thiệu tại Hội chợ gốm sứ ở Hà Nội. Do đó, Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi. Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến đổi này cho phép người phương Tây với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng uống trà. Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phương Tây. Người đến không cần phải gò bó theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật vẫn có thể mặc áo theo kiểu Tây phương. Ngày nay, người Nhật cũng đã có thêm nhiều cách pha trà như Đại Bao Trà (đó là loại trà được bọc trong túi giấy như trà Lipton), Tốc Dục Trà (trà pha nhanh, chỉ cần bỏ trà vào nước sôi là uống được ngay), Băng Trà (trà lạnh), Hương Liệu Trà (trà ướp tẩm hương),Trung Dược Trà ( trà được trộn với thuốc Bắc),...Tuy nhiên những cách pha trà này đều không đặc biệt như Trà Đạo. Tại Nhật Trà Đạo đã đi vào đời sống tinh thần của mỗi người dân, gắn bó hòa quyện với nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp khác. 2. “Trà đạo Việt” Cứ khi nhắc đến cụm từ “Trà đạo” thì bất cứ ai cũng nghĩ: Chỉ có thể là ở Trung Quốc hay Nhật Bản nhưng thực ra thì không phải cả Trà và Đạo đều không có sự phân biệt hay khẳng định chỉ thuộc về một nơi nào. Bất cứ quốc gia nào có loại thảo dược ấy, cộng với một phương cách thưởng trà đạt đến độ nghệ thuật, thì đều có thể lập nên “đạo trà” của mình và Việt Nam là một quốc gia đủ tư cách lập nên thuật ngữ “Việt Trà Đạo”.Chúng ta đã từng nghe đến Việt Nam Danh Trà của vùng trà Bảo Lộc, Lâm Đồng; trà Tân Cương ở Thái Nguyên; và từng nghe đến các bậc Trà sư Việt Nam gần đây như cụ Lư với hệ thống Lư Trà Quán bán trà theo lịch, cụ Trường Xuân với Trường Xuân Trà Đạo. Các bậc cao niên đã cống hiến một đời cho việc nghiên cứu, thử nghiệm, thực hiện một số công đọan tiếp theo từ trà mộc, để có được loại trà mới đậm chất gia truyền, đậm nét Việt Nam. Việt Nam ta cũng là một trong các nước xuất khẩu trà lớn trên thế giới. Hương vị không thua kém gì trà của các nước khác, mang đậm phong cách Việt. Chè xanh tự nhiên rất ngát, tinh tế: nửa mùi rơm khô, nửa mùi hoa hồng và cam, chanh khó tả như tình yêu có đậm đà lại e ấp. Riêng chè xanh có chè xanh để mộc hoặc chè ướp hương hoa nhài, ngâu, bưởi, hương liệu dược liệu, hương sen… Các loại chè và nơi uống trà ở ta cũng thật nhiều vẻ mang đậm sắc thái sinh hoạt riêng, ít nơi nào có. Trà vỉa hè ở gốc cây đa cây đình, ở thành phố là đâu đó những quán bên đường, có khi chỉ đơn giản một cái bàn gỗ to để một ghế dài và ghế gỗ con con, khách uống thì tính tiền theo chén. Trà góc phố thì thường đặt ở một gian nhỏ góc phố có bày biện trang trí tranh ảnh, nghe nhạc không lời, không gian ấm cúng. Đặc biệt, Trà sen ở Việt Nam cũng được biết đến như một nghệ thuật thưởng thức trà đạo. Đây là loại trà ướp hương sen có từ thời nhà Nguyễn. Cứ chập tối, họ sai gia nhân đi thuyền nan ra hồ sen, cho một ít chè hảo hạng vào những bông sen nở rồi buộc chặt lại. Đến tảng sáng ngày hôm sau thì cởi từng bông lấy chè ra, mang về pha uống. 3. Từ Trà đạo đến kinh tế Nhật Bản, một đất nước vốn dĩ nghèo nàn về tài nguyên, có nhiều thiên tai, kinh tế chủ yếu là nông - ngư nghiệp, lại là nước thất bại nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, Nhật Bản chỉ còn lại đống tro tàn và nhục nhÂ, bên cạnh đó là bị ràng buộc bởi rất nhiều cam kết bất lợi. Xã hội Nhật Bản tự biết mình thiếu rất nhiều các điều kiện nhưng cần phải khẳng định mình, nên có khuynh hướng du nhập và cải hóa những gì du nhập vào để chúng trở thành đặc trưng của Nhật Bản, chính sự hội nhập nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc của người Nhật đã góp phần phục hưng đất nước Nhật. Qua việc học trà đạo của người Nhật, chúng ta có thể nhận biết thêm một số nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản cũng như tính cách của họ. Mọi người Nhật đều được hưởng một nền giáo dục rất hoàn thiện ngay từ bậc tiểu học. Ngoài các giờ học văn hóa chính quy tại trường, họ còn tham gia các khóa học để rèn luyện kỹ năng, tính cách và những điều cần thiết trong cuộc sống hằng ngày như nghệ thuật viết chữ đẹp, hội họa, âm nhạc, nghệ thuật cắm hoa, chăm sóc vườn, nội trợ, làm gốm, trà đạo. Trong Trà đạo, mỗi người trong quá trình luyện tập các bước của một buổi tiệc trà phải tỏ ra rất cung kính, lễ nghi như cúi gập mình khi chào hỏi, lễ phép, khiêm nhường khi nói chuyện. Thêm vào đó, họ học được tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, khéo léo và ngăn nắp khi thực hiện từng hành động một trong một chuỗi thao tác nhỏ của một buổi tiệc trà. Vì thế, việc học trà đạo, ngoài việc thư giãn tinh thần, còn mang tính giáo dục rất cao. Nền giáo dục mang đậm tính truyền thống này đã tạo cho người Nhật có ý thức và niềm tự hào cao độ về dân tộc mình. Do đó, tuy bị suy sụp trong chiến tranh nhưng điều đó khiến cả nước Nhật gắn kết lại, làm hết sức mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Người Nhật Bản coi trọng lao động hơn tất cả, gắn bó với doanh nhân hơn với gia đình của mình, đặt tất cả sự nghiệp của mình cho sự thành công của tổ chức. Cạnh tranh và hợp tác được thúc đẩy song hành. Hàng chục năm qua đi, những phẩm chất đó đã trở thành những nét mới, bền chắc và định hình thành Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản. Không ai nghi ngờ gì Văn hóa Doanh nhân đó đã giúp nhiều doanh nhân Nhật Bản gặt hái được nhiều thành công, Nhật Bản trở thành cường quốc thứ II trong nền kinh tế thế giới. Đây là bài học bổ ích cho mỗi người Việt Nam chúng ta noi theo để xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh với một nền văn hóa lâu đời của lịch sử 4000 năm. V – Kết luận và giải pháp 1. Kết luận Trà đạo đã ảnh hưởng rất lớn trong đời sống người dân Nhật Bản, là một nét đẹp truyền thống, được lưu truyền và gìn giữ qua các thế hệ. Bên cạnh đó, Trà đạo đã góp phần hình thành nên những con người với tính cách điềm tĩnh và thanh cao, có lẽ điều đó đã tạo nên sự khác biệt giữa con người Nhật Bản với những quốc gia khác. Việt Nam cần tiếp thu những điều tốt đẹp đó để góp phần làm phong phú nên nền văn hoá Việt Nam của chúng ta. 2. Giải pháp - Cần tuyên truyền cho giới trẻ biết những lợi ích về mặt y học cũng như tinh thần của việc uống trà. Vì giới trẻ hiện nay, trong thế giới vật chất luôn chạy theo đồng tiền với nền khoa học kỹ thuật phát triển tiên tiến thì việc ngồi lại cùng nhau uống trà đàm đạo là chuyện không tưởng, họ sẽ cho là phí phạm thời gian, mà thời gian lại là tiền bạc. - Những quy tắc nghi lễ trong trà đạo cũng quá phức tạp, cầu kỳ đối với giới trẻ ngày nay. Do đó, những thủ tục rắc rối nhưng không thực sự cần thiết nên được giảm bớt. - Bên cạnh đó, việc tham dự được một nghi lễ trà là việc không dễ dàng, có thể nói là thực sự khó khăn, do nơi tổ chức thì ít mà không được công bố rộng rãi, cộng với giá cả quá đắt đỏ so với khả năng của đa phần giới trẻ. Trên đây là những vấn đề thực tế mà chúng em nhận thấy, và những giải pháp đó là theo ý kiến chủ quan của chúng em, nhưng đó cũng là những mong mỏi của chúng em, những người thực hiện đề tài này, do chúng em cũng là những người thực sự quan tâm đến Trà đạo nhưng lại không có điều kiện. MỤC LỤC Lịch sử trà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrà Đạo Nhật Bản- Nghệ thuật trà đạo Chanoyu.doc