Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên

PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, chất lượng môi trường đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cuộc sống của con người. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự tác động theo chiều hướng tiêu cực của con người tới môi trường ngày càng gia tăng. Có nhiều cách thức, biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, trong đó các biện pháp pháp lý với nội dung chính là quy định trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại gây nên do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Luật Bảo vệ môi trường 2005[1] quy định 5 điều về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (Mục 2 Chương XIV, từ Điều 130 đến Điều 134)[2]. Đây là một bước tiến mới về mặt lập pháp. Người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại phải bồi thường là sự cụ thể hóa nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả giá” (PPP) đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này không chỉ có tác dụng trừng phạt người đã gây ô nhiễm môi trường mà còn có tác dụng răn đe các chủ thể khác trong quá trình khai thác, sử dụng các thành tố của môi trường không được gây tổn hại cho môi trường. Nói khác đi, bồi thường thiệt hại môi trường ngày càng được xem là một nội dung quan trọng của quản lý và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thiệt hại gây nên do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện vẫn dừng ở mức chung chung, mang tính nguyên tắc, chưa thể áp dụng trên thực tế. Thực tiễn giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên trong thời gian qua tại Việt Nam gặp không ít khó khăn do chưa có sự thống nhất về cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Do vậy, cần phải có thêm những nguyên cứu có tính chuyên sâu về loại trách nhiệm này, góp phần cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong nước: Trong một số lĩnh vực khoa học có liên quan như xã hội học môi trường, kinh tế học môi trường, khoa học quản lí về môi trường . cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, như: “Xây dựng phương pháp xác định mức đền bù thiệt hại bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ra” do Trung tâm kĩ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, trường Đại học xây dựng Hà Nội thực hiện năm 1999; “Bước đầu tiếp cận công tác thanh tra giải quyết đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây bởi các hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Phả lại” do Nguyễn Thị Thanh Minh, sinh viên Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2000, "Chính sách quản lý môi trường đối với việc giải quyết xung đột môi trường", luận văn cao học chuyên ngành chính sách khoa học và công nghệ của Lê Thanh Bình. Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu về giá trị kinh tế của Khu bảo tồn biển Hòn Mun (Economic valuation of the Hon Mun Marine Protected Area). Song nhìn chung các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến các giải pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế mà chưa đề cập đến việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường. Từ góc độ nghiên cứu khoa học pháp lí, chủ đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường cũng đã bước đầu nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các luật gia, cũng như những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực quản lý môi trường. Ở các mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một số công trình và tài liệu đề cập đến vấn đề này, như: Giáo trình Luật Môi trường của Trường Đại học Luật Hà Nội (1999); đề tài "Bước đầu nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam" do Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2000; đề tài "Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường" do Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2002; các Báo cáo tổng kết công tác thực tiễn giải quyết đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên của Phòng quản lý môi trường các tỉnh, thanh tra môi trường các địa phương, Cục bảo vệ môi trường; "Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn" của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao; luận án tiến sĩ luật học của Vũ Thu Hạnh về “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”; “Bồi thường thiệt hại về môi trường” thuộc Chương trình hợp tác Việt Nam- Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lí nhà nước về đất đai và môi trường . Nước ngoài: Có một số công trình nghiên cứu về cách thức đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường. Các công trình này trở thành căn cứ quan trọng để đưa ra các quy định về giải quyết các khiếu kiện liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại về môi trường. Trong số này trước tiên cần kể đến công trình “Đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường: Một số vấn đề về chính sách và pháp lí đối với khu vực ASEAN” do Tiến sĩ Brady Coleman - Trung tâm Luật Môi trường châu á- Thái Bình Dương, Đại học tổng hợp Singapore thực hiện; “Khuôn khổ thể chế hiện hành về đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường tại Malayxia” của Amirul arpin - Chuyên gia kiểm soát môi trường, Cục Môi trường Malayxia; “Mô tả khuôn khổ hiện hành về đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường ở các nước thành viên ASEAN: Kinh nghiệm của Thái Lan” do Charit Tingabadh- Trung tâm kinh tế, sinh thái- Khoa kinh tế- Đại học Tổng hợp Chulalongkorn, Bangkok, Thai Lan thực hiện. Đặc biệt là ấn phẩm "Compendium of summaries of judicial decisions in environment related cases"[3] do Chương trình Môi trường Hợp tác Nam á (SACEP) và Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP) xuất bản năm 2001. Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu về trách nhiệm dân sự đối với bồi thường thiệt hại về môi trường (Study of Civil Liability Systems for remedying Environmental Damage) . 3. Mục đích, nội dung và pham vi nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu: Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên, làm cơ sở cho việc hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu sẽ trực tiếp phục vụ việc giảng dạy một số chuyên đề sau đại học thuộc môn học Luật môi trường. Phạm vi nghiên cứu: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường gồm 2 nội dung chính: Bồi thường thiệt hại về môi trường do hành vi vi phạm pháp luật gây nên và bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố môi trường gây nên. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên. Nghĩa là chỉ nghiên cứu trách nhiệm thiệt hại về môi trường đối với những các chủ thể có năng lực chủ thể thực hiện các hành vi trái pháp luật, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ mà không nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường do tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người. Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam. - Đánh giá một số kết quả thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua. - Học hỏi kinh nghiệm của một số nước về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. - Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp phân tích và khái quát hoá, phương pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra, nghiên cứu, thu thập và kế thừa các kết quả đã có. Ngoài ra, phương pháp mô hình hoá . cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. [1] Được Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. [2] Sau đây gọi tắt là bồi thường thiệt hại về môi trường [3]Tạm dịch là "Trích yếu tóm tắt các quyết định của toà án trong các vụ có liên quan đến môi trường".

pdf194 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4266 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng, phương tiện giao thông bị hư hại…); iii) Thiệt hại đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái (do tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách quá mức như rừng bị tàn phá, nguồn nước bị cạn kiệt, động, thực vật quí hiếm bị sát hại, bị tuyệt chủng, sinh vật nước và các loài nhạy cảm bị huỷ diệt, suy giảm đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, tai biến sinh thái...); iv) Thiệt hại do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan (do cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, bị thu hẹp, danh lam thắng cảnh bị tàn phá, di tích lịch sử bị huỷ hoại như khu du lịch, khu vui chơi, giải trí bị thu hẹp, nhiễm bẩn, ô uế, có mùi hôi thối, khu di tích bị lấn chiếm, phá dỡ...) - Tại Australia, ngoài những thiệt hại trên, các loại lợi ích về văn hoá, lợi ích về tình cảm, trí tuệ, lợi ích thẩm mỹ, giải trí (gọi chung là lợi ích phi vật chất) cũng được coi là một loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra24, trong đó lợi ích văn hóa bị xâm phạm thường phát sinh khi có những dự án phát triển được xây dựng trên các vùng đất tôn giáo, như: đất có nhà thờ, nhà chùa, thánh thất - những vùng đất được coi là thiêng liêng của các cộng đồng dân cư, đặc biệt là của dân tộc ít người, của thổ dân. Bên cạnh khả năng xâm 24 Xem Butterworths' Sudent Companions, Litigation and Alternative Dispute Resolution – Environmental Law and Policy in Australia [23.41], pp from 821 to 899, 2005. 167 phạm đến chất lượng môi trường sống của cộng đồng những công trình như thế còn ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm, tín ngưỡng, văn hoá của người dân bản địa. Tương tự, sự phiền toái và bực dọc của người dân do hàng ngày phải chịu tiếng ồn, độ rung quá mức từ các phương tiện giao thông, hay tâm trạng buồn rầu trĩu nặng do khung cảnh thiên nhiên thân thuộc bị tàn phá... được xem là những lợi ích về tình cảm và trí tuệ bị xâm phạm. Như vậy, theo các cách tiếp cận nêu trên thì thiệt hại môi trường không chỉ bao gồm thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả thiệt hại đối với sức khỏe và tài sản của con người. Tuy nhiên, khi đề cập đến những loại lợi ích nêu trên, pháp luật của các nước cũng giới hạn rõ ràng quyền khởi kiện của người bị hại. Chẳng hạn, tại Australia, chỉ riêng lợi ích thẩm mỹ, giải trí bị xâm hại thì không được coi là cơ sở khởi kiện các vụ án về môi trường mà các lợi ích nêu trên phải được đặt trong mối quan hệ với một yếu tố môi trường cụ thể bị xâm hại. II. Kinh nghiệm của các nước về xác định thiệt hại môi trường Theo các nghiên cứu chung của Ủy ban môi trường Liên Hiệp quốc năm 2000 (UNEP) các phương pháp đánh giá tổn thất môi trường trên thế giới hiện được chia thành các nhóm sau25: Một là, yêu cầu Tòa án hoặc các chuyên gia xác định giá trị tổn thất. - Tại Italia, Tòa án có nhiệm vụ đánh giá tổn thất môi trường26. Còn nếu trong trường hợp không thể định lượng được một cách chính xác những tổn thất thì số tiền bồi thường được tính trên cơ sở các tiêu chuẩn hợp lý (ấn định khoản tiền bồi thường một cách hợp lý có tính đến mức độ nghiêm trọng của 25 Trách nhiệm dân sự do hành vi gây thiệt hại về môi trường. Bản tin Luật so sánh. Số 1/2004. Viện Nghiên cúu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp. 26 Điều 18 Luật số 349 ngày 8/7/1986 về việc thành lập Bộ Môi trường và các quy tắc đối với những thiệt hại về môi trường. 168 sự thiếu cẩn trọng của con người, chi phí phục hồi và những lợi nhuận mà những người làm hại môi trường có được). - Tại New Zealand, Tòa án phải xem xét tất cả những nhân tố thích hợp bao gồm cả những chi phí phát sinh trong quá trình phục hồi những thiệt hại đối với môi trường để tính toán khoản bồi thường hoặc tiền phạt27. - Tại Thụy Sĩ, Tòa án cho phép khiếu kiện đối với những tổn thất trìu tượng trên cơ sở năng lực nguồn nước của sông hồ mà không cần phải chỉ ra những tổn thất đối với cá nhân cụ thể. Chi phí bồi thường trong trường hợp này được xác định bao gồm: i) chi phí tái định cư; ii) những lợi nhuận bị mất đi do việc giảm công suất nguồn nước và các hủy hoại khác liên quan28. Hai là, xác định giá trị thiệt hại theo phương thức quy ra một khoản tiền cố định. Cách thức này được các nước Tây Ban Nha, Hungary, Môngcổ và các nước châu Mỹ la tinh. Theo đó, tại Tây Ban Nha, giá trị của một loại động vật được định giá từ 2500 peseta lên đến 1,5 triệu pesets (đối với các động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng như gấu, mèo rừng Iberia); cá nước ngọt có giá từ 100.000 đến 500.000 peseta… Tại Hungary, người vi phạm có thể phải trả gấp 10 lần giá trị của những động thực vật đang được bảo vệ đặc biệt bị hủy hoại. Tại đây, tất cả các khoản bồi thường được tập trung về Quỹ môi trường. Ba là, giao cho các viên chức hành chính hoặc chính quyền địa phương xác định thiệt hại. Tại Australia (các bang New South Wales và Victoria), các tổ chức quần chúng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể được giao mức độ thiệt hại môi trường. Bốn là, các phương thức đánh giá khác, điển hình là phương pháp Koch (được sử dụng rộng rãi tại Cộng hòa liên bang Đức trong việc xác định những 27 Luật bảo tồn New Zealand, ngày 31/3/1987 28 Điều 15 khoản 2 Luật liên bang Thụy sĩ về nghề cá. 169 tổn thất được bồi hoàn đối với cây cối bị hủy hoại). Theo phương pháp này, chi phí bồi thường thiệt hại môi trường bao gồm: i) Chi phí (giá mua) thay thế cây mới; ii) Chi phí trồng và chăm sóc ban đầu; iii) Chi phí phòng chống cho cây khỏi bị nguy cơ bật gốc; iv) Chi phí chăm sóc thường xuyên; v) Tiền lãi từ những số tiền chi phí nêu trên theo quy tắc kế toán kinh doanh. Phương pháp này cũng được áp dụng phổ biến tại Bỉ. Tại một số nước khác29, kinh nghiệm trong việc xác định các thiệt hại về môi trường được đúc rút như sau: - Tại Cộng hòa liên bang Nga. Thiệt hại về kinh tế được định nghĩa là các khoản chi phí gia tăng do ô nhiễm quá mức gây ra đối với nền kinh tế quốc gia và nhân dân. Việc xác định thiệt hại kinh tế do sự cố môi trường gây ra là một bài toán phức và đa ngành. Chuỗi tính toán có tính lôgíc về thiệt hại kinh tế được viện nghiên cứu kinh tế thị trường, Viện hàn lâm khoa học Nga tiếp cận như sau: Phát thải các chất ô nhiễm  nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường  thiệt hại vật chất  thiệt hại về kinh tế. Có thể áp dụng các phương pháp tính toán khác nhau (dựa trên các thông tin đầu vào) đối với từng tiêu chí (indicator) của từng phần trong chuỗi tính toán trên. Ví dụ, để tính “các mức phát thải- nồng độ các chất ô nhiễm” người ta áp dụng các phương pháp khí tượng, y học và sinh học; để tính “nồng độ- thiệt hại vật chất”, người ta áp dụng các phương pháp sinh- y, vật lý và xã hội học; để tạo mối liên kết “thiệt hại vật chất- thiệt hại kinh tế”, người ta sử dụng các công cụ kinh tế. Bài toán khó nhất ở đây là xác định thiệt hại vật chất. Cụ thể: 29 Báo cáo tổng hợp Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chế định pháp luật về bồi thường thiệt hại về môi trường ở nước ta. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tr. 26. 170 Một là, các phương pháp đánh giá thiệt hại về vật chất: Có thể chia các phương pháp đánh giá thiệt hại vật chất (tác động tiêu cực về mặt xã hội như tăng tỷ lệ bệnh tật) thành 3 nhóm: i) triệt tiêu các yếu tố không liên quan đến ô nhiễm; ii) phương pháp các mối liên kết kinh nghiệm; và iii) phương pháp kết hợp các mối liên kết kinh nghiệm. (i) Phương pháp triệt tiêu các yếu tố không liên quan đến ô nhiễm: Phương pháp này dựa vào việc lựa chọn vùng đối chứng với các tiêu chí (chỉ số) không liên quan đến ô nhiễm hoàn toàn giống nhau giữa vùng đối chứng và một vùng khác. Nói cách khác, sự khác biệt giữa hai vùng chỉ là sự khác nhau về mức độ ô nhiễm. Ví dụ, để tính tỷ lệ bệnh tật do ô nhiễm một vùng, cần phải chọn vùng đối chứng có các yếu tố xã hội tương tự như tỷ lệ dịch vụ y tế, thành phần nhân khẩu học, khí hậu... và kết quả so sánh giữa hai vùng là sự biến đổi tỷ lệ bệnh tật ở vùng bị ô nhiễm. ∆Y = Y(K)/2Y Trong đó: ∆Y - Chỉ số biến đổi hiện trạng của vùng bị ô nhiễm 2 Y - Hiện trạng vùng bị ô nhiễm Y(K) - Hiện trạng vùng đối chứng. Công thức trên cho ta giá trị tuyệt đối về tỷ lệ bệnh tật thấp ở vùng đối chứng và tỷ lệ bệnh tật cao ở vùng bị ô nhiễm. Mặc dù vậy, phương pháp này chưa hoàn hảo vì khó xác định các vùng được so sánh cũng như còn có một số giả định do có nhiều yếu tố liên kết với nhau. Tuy nhiên, khiếm khuyết này có thể khắc phục bằng các phương pháp thống kê phân loại đa chiều khi chúng ta cân nhắc N vùng (chứ không chỉ 2 vùng) với M yếu tố (không tính các yếu tố ô nhiễm). Trong trường hợp này, có thể coi mỗi vùng là một chấm đen trong không gian M chiều và có thể trình bày mọi thông tin bằng một ma trận. 171 { Xij } [i= 1,N; J=1,M] Trong đó: Xij - Yếu tố j của vùng i. Mặc dù phương pháp triệt tiêu các yếu tố có vẻ đơn giản và hấp dẫn, nhưng chỉ có thể áp dụng trong tính toán thiệt hại về môi trường dưới các điều kiện vật chất. (ii) Phương pháp các mối liên kết kinh nghiệm: Phương pháp này dựa trên phân tích hồi quy và tạo ra các mối liên kết xác xuất giữa hiện trạng vùng nhận ô nhiễm và mức độ ô nhiễm có các yếu tố khác cố định. Y = f (X,Z) Trong đó: Y- Chỉ số vùng lõi (thu hoạch, tỷ lệ bệnh tật); X- Vec-tơ của các yếu tố khác; và Z- Vec-tơ mức ô nhiễm Trên thực tế, khó có thể có được các mối liên kết đáng tin cậy do thiếu hoặc không có các thông tin nền. Có một cách để khắc phục vấn đề này là giảm bớt số lượng các yếu tố bằng cách ta thay vectơ mức ô nhiễm bằng chỉ số (index) tổng ô nhiễm. (iii) Phương pháp kết hợp các mối liên kết kinh nghiệm: Công thức để áp dụng phương pháp này là: ∆Y = Χ(Z) Trong đó: Χ(Z) là hàm của các mối liên kết giữa thiệt hại về mặt vật chất với các yếu tố mức ô nhiễm. 172 Ưu điểm của phương pháp này là không cần nhiều thông tin nền để so sánh nhưng vẫn có được các mối liên kết đáng tin cậy. Hai là, các phương pháp đánh giá kinh tế đối với thiệt hại về môi trường: Liên quan đến ô nhiễm môi trường có 2 loại chi phí: chi phí phòng ngừa và chi phí bồi thường. Nếu dựa vào chi phí phòng ngừa thì dễ tính thiệt hại kinh tế vì chỉ cần bổ sung các khoản đầu tư cần thiết để phòng ngừa tác động tiêu cực nào đó. Đánh giá kinh tế một thiệt hại về môi trường dựa trên chi phí bồi thường được tính bằng tổng các thiệt hại gây ra cho các đối tượng chịu ô nhiễm như người dân, nhà cửa, nền kinh tế địa phương, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các địa điểm giải trí... Đồng thời cũng cần cân nhắc đến các chi phí đền bù ô nhiễm thứ cấp (secondary pollution compensation costs). Từ những kinh nghiệm nêu trên cho thấy, quá trình đánh giá các thiệt hại về môi trường cần cân nhắc đến các yếu tố sau: i) Không gian và thời gian (tức là phải đặc trưng được “khung cảnh” môi trường bị thiệt hại); ii) (Các) sản phẩm ô nhiễm (pollutants) tạo ra từ quá trình gây ra thiệt hại; xác định rõ các thuộc tính vật lý, hoá học và độc tố học sinh thái của sự cố gây thiệt hại; iii) Lượng (tức khối lượng các sản phẩm ô nhiễm phát tán ra môi trường)30, và iv) Tác động tiềm tàng của các sản phẩm ô nhiễm đối với các thành phần của các hệ sinh thái (gây ốm đau, bệnh tật cho người, gia súc, hay làm cho các loài bị rủi ro)... Như vậy, có thể đánh giá kinh tế các thiệt hại về môi trường bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm. Tuy nhiên, để lựa chọn phương pháp nào cần phải tiếp tục được phân tích, 30 Tuy nhiên, cần có sự phân biệt “giá trị chứng minh” của các yếu tố. Ví dụ, trong một số trường hợp yếu tố “phạm vi ảnh hưởng” lại có giá trị chứng minh (để xác định được lượng thiệt hại) nhiều hơn là khối lượng sản phẩm ô nhiễm phát tán ra môi trường. Ví dụ vụ ô nhiễm hóa chất ở một sông của Trung Quốc vừa qua, có thể dễ dàng xác định khối lượng hóa chất rò rỉ, tuy nhiên phạm vị vùng ảnh hưởng của nó, mức ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận, các thiệt hại của cộng đồng trong vùng ảnh hưởng, ... sẽ là rất quan trọng để tính toán thiệt 173 nghiên cứu thêm cho phù hợp với các điều kiện trong nước và năng lực của các cơ quan, đối tác liên quan. III. Quan niệm của các nước về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường Với 19 nước được điều tra, nghiên cứu, gồm: Mỹ, Úc, Đan mạch, Bỉ, Fần lan, Hi lạp, Pháp, Iceland, Đức, Ireland, Ý, Lucxambua, Hà lan, Nauy, Tây ban nha, Bồ đào nha, Thụy sĩ, Thụy điển, Anh, kết quả cho thấy, nhiều quốc gia gọi trách nhiệm về bồi thường thiệt hại về môi trường là “trách nhiệm pháp lý dân sư", nghĩa là trách nhiệm đối với môi trường theo các quy định của luật tư. Tuy nhiên, ở những nước này bên cạnh trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự cũng được quan tâm hết sức sâu sắc để cung cấp một nhìn tổng thể về trách nhiệm môi trường ở mọi lĩnh vực. Tất cả các quốc gia được xem xét nêu trên có một hình thức của trách nhiệm pháp lý dân sự kinh điển dựa trên nguyên tắc cơ bản là ở đâu một người là nguyên nhân làm thiệt hại cho người khác với các mức độ khác nhau của lỗi (thường là lỗi cẩu thả) thì thiệt hại phải được bồi thường. Nguyên tắc này được nhấn mạnh không chỉ là một phần của bộ luật dân sự mà còn là một phần của luật chung được phát triển qua các luật án lệ hoặc qua các luật thành văn. Hệ thống trách nhiệm pháp lý dân sự kinh điển trong một số quốc gia đã phát triển thành hình thức chính thức của trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt đối với thiệt hại môi trường. Ví dụ, hành động nguy hiểm phải chịu trách nhiệm. Một vài quốc gia đã ban hành những đạo luật riêng quy định về bồi thường tổn hại gây nên cho môi trường. Quốc gia đầu tiên tiến hành việc này là Thụy sĩ và Nauy. Đáng kể hơn là các quốc gia Scandinavian giờ đây cũng đã ban hành những văn bản luật về bồi thường dân sự môi trường. Trong số đó, Đức và Úc cũng ban hành một luật có nội dung chính là về công ước Lugano về trách nhiệm pháp lý dân sự đối với thiệt hại là kết quả từ các hành 174 vi nguy hiểm đối với môi trường 1993. Một số đạo luật đang hiện hành và kinh nghiệm của chúng trong việc áp dụng là rất hạn chế. Một vài đạo luật chỉ được áp dụng đối với hoạt động công nghiệp hoặc cài đặt. Ví dụ, luật pháp Đan Mạch và Đức đều quy định một danh mục các ngành, lĩnh vực công nghiệp áp dụng luật. Ngược lại, luật pháp Thụy điển hay Fần Lan lại áp dụng cho bất cứ hoạt động nào là nguyên nhân gây thiệt hại cho môi trường. Tại các nước nêu trên31, bồi thường thiệt hại môi trường được xác định là một dạng trách nhiệm pháp lý dân sự32, trong đó bao gồm 4 khoản: i) Chi phí cho các biện pháp phòng ngừa (gồm chi phí cho việc sử dụng các biện pháp hợp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế các thiệt hại môi trường trước, trong và sau khi xảy ra sự cố môi trường, tại nơi có thiệt hại hoặc nơi có nguy cơ thiệt hại); ii) Chi phí cho việc làm sạch và khôi phục (gồm: Chi phí trả cho các biện pháp được sử dụng nhằm hạn chế hoặc làm giảm các tác động bất lợi do thiệt hại môi trường gây ra và chi phí trả cho các biện pháp được sử dụng nhằm khôi phục lại các điều kiện, các đặc tính của môi trường trước khi thiệt hại xảy ra); iii) Bồi thường cho thiệt hại môi trường thuần túy (bồi thường cho việc làm “giảm giá trị của môi trường” tức là làm mất đi giá trị của môi trường đối với cộng đồng. Mất mát này có thể xảy ra do việc giảm đáng kể hoặc toàn bộ giá trị của môi trường; các đặc tính mà môi trường cung cấp cho cộng đồng, cho toàn thể xã hội cũng như cho một số đối tượng cụ thể tại cộng đồng); iv) Bồi thường giá trị về mặt kinh tế giảm sút. Theo các quy tắc chung của luật pháp quốc tế thì việc bồi thường trước hết là khắc phục mọi hậu quả của hành vi sai trái và phải khôi phục môi 31 Kinh nghiệm của Hiệp hội Môi trường Đông-Nam Canada trong việc bồi thường thiệt hại về môi trường. 32 Study of Civil Liability Systems for Remedying Environmental Damage. 175 trường lại tình trạng trước khi có hành vi sai trái. Việc bồi thường này được thực hiện bằng đền bù hiện vật, bồi thường tương đương thoả đáng đảm bảo không lặp lại hành vi sai trái. Việc khôi phục hay thay thế vì vậy là hình thức bồi thường tốt nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc khôi phục y nguyên cũng có thể thực hiện được một cách hợp lý. “Việc tái tạo y nguyên là không thể. Không thể thay thế được các giống loài đã bị tuyệt chủng. Các chất gây ô nhiễm thải vào không khí hoặc nguồn nước rất khó thu hồi lại. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm môi trường, cần phải đặt ra mục tiêu làm sạch hoặc khôi phục, đưa môi trường trở về trạng thái, nếu không giống y nguyên như nó đã tồn tại trước khi thiệt hại xảy ra, thì ít nhất cũng phải giữ được những chức năng vốn có của môi trường. Thậm chí nếu việc khôi phục hoặc việc làm sạch môi trường, về mặt vật lý có thể làm được, thì cũng có thể không khả thi về mặt kinh tế. Ngoài ra, việc phục hồi môi trường trở lại trạng thái tồn tại trước khi thiệt hại xảy ra có thể dẫn đến những chi phí không cân xứng với kết quả mong muốn. Trong trường hợp như vậy có thể lập luận rằng việc khôi phục chỉ nên được thực hiện trong giới hạn các chi phí hợp lý có hiệu quả. Dù vậy, việc cân đối giữa các giá trị môi trường và giá trị kinh tế là việc làm đầy khó khăn”33. Bên cạnh trách nhiệm dân sự, trách nhiệm pháp lý hành chính và hình sự được xem là những biện pháp bổ trợ hết sức hữu hiệu. Đối với phần lớn các quy định của pháp luật về môi trường ở các quốc gia được xem xét, hai thuật ngữ số lượng của quy định và biện pháp thực hiện, hoạt động qua Luật hành chính cái được cung cấp bởi vi phạm hình sự liên quan đến phạt và/hoặc các biện pháp tù nơi mà các vi phạm nguyên tắc xảy ra. Trong vài quốc gia khác như Hà Lan, phạt hành chính là tương đối phổ biến. Một đặc điểm chung là việc sử dụng hệ thống cấp phép hành chính, nhưng các quốc gia khác nhau có những điểm khác 33 Sách xanh về bồi thường thiệt hại môi trường. Ủy ban các cộng đồng châu Âu 176 nhau về sự phát triển hệ thống này. Một vài quốc gia có một số lượng các văn bản hành chính và cơ quan hành chính nơi kiểm soát hoạt động công nghiệp hoặc các bộ phận môi trường. Hoạt động này thường diễn ra ở liên bang, khu vực hoặc quốc gia. Một vài quốc gia khác, lại quy định hệ thống kiểm soát của trung tâm - Cục bảo vệ môi trường nơi áp dụng kiểm soát trên hầu hết các bộ phận môi trường và hầu hết các hoạt động công nghiệp trong sự liên kết với cơ quan có thẩm quyền địa phương. Vương quốc Anh hiện tại đang trải qua (đang chuyển tiếp) từ cách tiếp cận cơ bản tới kiểm soát là chính theo tổ chức bảo vệ môi trường mặc dù các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có đủ khả năng. Đan mạch thì có các cấu trúc qui định giống như vậy mặc dù chính quyền địa phương và hội đồng khu vực xuất hiện có quyền hạn liên quan tới chính quyền trung ương. Phần Lan hoạt động ở tổ chức môi trường trung ương với 13 đơn vị môi trường khu vực riêng rẽ. Vi phạm hình sự tăng nhanh và các chế tài hành chính cũng vì thế mà nhanh chóng được bổ sung. IV. Kinh nghiệm của các nước về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường Hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường luôn là nội dung quan trọng trong pháp luật về giải quyết tranh chấp. ở khía cạnh này, pháp luật trực tiếp trả lời câu hỏi: có những phương thức nào được áp dụng để tiến hành việc giải quyết các xung đột trong xã hội. Nhìn chung, cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đều có cách tiếp cận giống nhau về hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường. Đó là bắt đầu từ hình thức do chính các bên đương sự lựa chọn, tiếp đến là hình thức phân xử theo luật định. Giải quyết tranh chấp môi trường theo lựa chọn (alternative dispute resolution - ADR) mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam áp dụng bao gồm hai phương thức chủ yếu: i) thương lượng; và ii) hoà giải. 177 - Thương lượng (tự thoả thuận). Cũng giống như việc giải quyết các xung đột khác, thương lượng luôn được xem là hình thức quan trọng của việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường, vì tính chất đơn giản và hiệu quả của nó. "Các cuộc đàm phán, thương lượng hợp lý, đúng đắn chắc chắn sẽ đạt đến một sự thoả thuận khôn ngoan, làm hài lòng tất cả các bên" [89]. Đây là cơ hội tốt nhất để các bên thu nhập thêm thông tin, xem xét hoàn cảnh xảy ra sự việc, đánh giá đúng bản chất của vụ việc, giải toả những hiểu lầm, khúc mắc và cùng tìm đến các giải pháp tối ưu trong điều kiện chi phí về thời gian, sức lực và tài chính ở mức thấp nhất. So với các cuộc thương lượng để giải quyết tranh chấp khác, thương lượng trong giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường có đặc điểm là thường diễn ra giữa các chủ thể đại diện. Do số lượng những người có liên quan trong mỗi vụ tranh chấp môi trường quá đông (có trường hợp con số lên đến hàng nghìn cá nhân, hàng chục tổ chức) nên quá trình thương lượng không thể diễn ra trực tiếp giữa tất cả những người có liên quan. Tuỳ thuộc vào các mối quan hệ xung đột sẽ có những đại diện cụ thể: + Đại diện cho lợi ích công cộng, lợi ích xã hội bị xâm hại. Loại đại diện này thường xuất hiện trong các vụ bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tố nước ngoài, tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên... Khác với vai trò của người đại diện thông thường - chỉ thay mặt các bên tiến hành đàm phán thương lượng, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chủ thể đại diện còn thực hiện cả quyền khởi kiện nếu quá trình thương lượng, hoà giải không đi đến kết quả. Điều này dường như là một đặc trưng trong cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường. + Đại diện cho các nhóm đồng lợi ích. Người đại diện trong trường hợp này thường được các bên có cùng mối quan tâm, có chung yêu cầu chỉ định. Họ thường là các chuyên gia (gồm chuyên gia kinh tế, chuyên gia kỹ thuật, các luật 178 gia...), các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, trưởng các cụm dân cư, tổ dân phố..., thay mặt những nhóm người có cùng lợi ích để tiến hành thương lượng giải quyết các xung đột môi trường. Cũng chính vì vậy mà trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, khái niệm "khiếu kiện tập thể" được thừa nhận rộng rãi. + Đối với bên gây hại, tuỳ từng trường hợp cụ thể, chủ thể tiến hành thương lượng sẽ là người trực tiếp có hành vi gây hại cho môi trường, người đại diện sở hữu chủ hoặc các tổ chức bảo hiểm trong nước và quốc tế. Có thể nhận thấy một số khó khăn trong thương lượng giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường khi có sự tham gia của cơ quan công quyền vừa với tư cách là đại diện lợi ích công, đồng thời là đại diện lợi ích tư. Về lý thuyết, việc giải quyết các quan hệ xung đột do vi phạm các lợi ích công phải được tiến hành theo những nguyên tắc và cách thức khác hẳn với các xung đột mang tính chất tư. “Trong khi thực hiện công quyền, nguyên tắc phổ biến không phải là bình đẳng mà thông thường mang tính áp đặt, cưỡng chế”. Song, do trong các tranh chấp môi trường còn có cả lợi ích tư phải được bảo vệ, nên sự áp đặt, cưỡng chế không thể diễn ra trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Những nguyên tắc giải quyết tranh chấp có tính chất tư vẫn phải được áp dụng. Điều này một lần nữa cho thấy cần phải có sự linh hoạt trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường. - Hoà giải (trung gian). Hoà giải là hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được tiến hành khi tranh chấp đã xảy ra hoàn toàn và các bên nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả, song vẫn mong muốn tìm kiếm sự thoả thuận bởi chính bản thân mình. Trong hình thức hoà giải, sự lựa chọn của các bên đương sự được thể hiện ở cả hai nội dung: i) lựa chọn người làm trung gian hoà giải để giàn xếp các mâu thuẫn, và ii) lựa chọn các phương án, giải pháp điều hoà lợi ích xung đột. Trung gian hoà giải có thể là một hay nhiều người. Những người này sẽ tách các vấn đề tranh chấp một 179 cách khéo léo, có chủ ý để các bên phát biểu ý kiến, cân nhắc các lợi ích, và đi tới một giải pháp phù hợp với yêu cầu của mỗi bên. Nói cách khác, trung gian hoà giải được coi như là “một toà án” giải quyết tranh chấp theo cách riêng, mà ở đó bản thân các bên đặt ra qui tắc hay chấp nhận quy tắc do các hoà giải viên hay các tổ chức trung gian đặt ra. Các hoà giải viên có thể tiến hành hoà giải theo hai cách: giữ vai trò là người thúc đẩy quá trình thảo luận và/hoặc là người xác định mức độ ưu tiên các vấn đề cần thảo luận. Quyết định về giải pháp điều hoà xung đột do các bên tham gia tranh chấp đưa ra. Trong hoà giải bồi thường thiệt hại về môi trường, trung gian hoà giải thường được tổ chức thành các nhóm, bao gồm: đại diện chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, các tổ chức dịch vụ công cộng, đại diện cộng đồng dân cư, các tổ chức phi Chính phủ (NGOs), các luật gia... Do bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến nhiều lợi ích, động chạm đến nhiều khía cạnh của đời sống, cần đến kiến thức chuyên môn của nhiều lĩnh vực nên chỉ có thông qua mô hình này các vấn đề có liên quan mới được xem xét một cách khách quan, toàn diện. Ngoài ra, tổ chức các nhóm trung gian hoà giải còn góp phần làm cân bằng “vị thế” của các bên đương sự vốn luôn ở trong trạng thái bất tương xứng trong mỗi vụ tranh chấp môi trường. So với thương lượng, hoà giải có mức độ thành công cao hơn do có sự hỗ trợ của trung gian là những người có kiến thức chuyên môn nhất định. Tuy nhiên, khó khăn trong hoà giải tranh chấp môi trường lại bắt nguồn từ tính chất đa thành phần của các nhóm trung gian. Đa thành phần cũng có nghĩa là sẽ có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, tiếp cận các lợi ích không giống nhau. Nếu việc hoà giải không được tổ chức khoa học, hợp lý thì bất đồng có thể nảy sinh ngay giữa chính các hoà giải viên. Thêm nữa, một trong những thành phần chính của nhóm trung gian hoà giải môi trường là chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, trong khi chính chủ thể 180 này lại thường giữ vai trò là người đại diện cho các nạn nhân trong các vụ khiếu kiện về môi trường. Tính đa nguyên trong vai trò của chủ thể, sự trùng lặp, chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ là điều khó tránh khỏi. Giải quyết tranh chấp môi trường theo luật định (a determination of dispute by statutory decision - maker) là hình thức giải quyết tranh chấp do các chủ thể được luật pháp quy định tiến hành. Họ có quyền ra các quyết định giải quyết tranh chấp và buộc các bên phải chấp hành quyết định. Giải quyết tranh chấp theo hình thức này thường được quy định chặt chẽ hơn so với hình thức giải quyết tranh chấp theo lựa chọn. Khác với các lĩnh vực dân sự, kinh tế hay lao động, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tranh chấp có thể được giải quyết theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp. Sở dĩ tại nhiều nước, thủ tục hành chính hiện vẫn đang được thừa nhận và áp dụng tương đối phổ biến trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường là vì họ quan niệm đối tượng của tranh chấp môi trường luôn có quan hệ mật thiết đến những lợi ích công cộng được Nhà nước (thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường) bảo vệ. Các chủ thể này trước tiên phải là người có trách nhiệm thay mặt Nhà nước xử lý các hành vi gây hại môi trường, điều hoà xung đột lợi ích môi trường giữa các bên. Ngoài ra, họ còn cho rằng thủ tục hành chính thường đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhanh chóng tranh chấp môi trường, ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu có thể gây ra đối với môi trường, trong khi theo thủ tục tư pháp thì vụ án có thể bị kéo dài, các biện pháp khôi phục chất lượng môi trường bị xâm hại khó có điều kiện được thực hiện ngay... Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thủ tục tư pháp không được coi trọng. Nhiều nước lại cho rằng, Nhà nước là đại diện sở hữu chủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường nên quan hệ giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực này là quan hệ giữa người khai thác, tác động đến các yếu tố môi trường với người đại diện sở hữu chủ các thành phần môi trường môi trường. Khi các yếu tố môi trường bị xâm hại 181 thì Nhà nước sẽ chỉ đóng vai trò là người đại diện cho lợi ích công đòi khôi phục lại chất lượng môi trường đã bị xâm hại mà thôi. Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa Nhà nước với bên gây hại cho môi trường chỉ đơn thuần là quan hệ giữa hai bên đương sự, trong đó Nhà nước là đại diện cho bên bị hại. Còn khi hai bên không tìm được tiếng nói chung, Toà án sẽ là cơ quan có thẩm quyền phán quyết [80]. Sự hình thành và phát triển mạnh hệ thống toà án môi trường tại một số nước là một minh chứng về nhu cầu của xã hội muốn giải quyết các tranh chấp môi trường theo thủ tục tư pháp. Tại Việt Nam, theo pháp luật hiện hành, việc giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại nói chung được áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự. Đa số các nước hiện nay đều sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường nêu trên. Tuy nhiên mức độ phổ biến, hiệu quả của các phương thức này khác nhau ở mỗi nước. ở Mỹ, phương thức hoà giải và thương lượng ít được sử dụng hơn so với việc giải quyết theo thủ tục toà án. Thực tế này có thể lý giải bởi nhiều lý do, trong đó có thể do trong xã hội Mỹ thường xuyên có quá trình "di cư" từ nơi này sang nơi khác. Sự thiếu ổn định trong cấu trúc cộng đồng có thể đã hạn chế sự tin cậy lẫn nhau vốn được coi là một trong những yếu tố cần có của các giải pháp giải quyết tranh chấp theo phương thức hoà giải và thương lượng. Số liệu sau đây có thể cho thấy điều này. Trong năm 2003, toàn bộ nước Mỹ có 2746 vụ tranh chấp được giải quyết theo phương thức hoà giải, thương lượng và trọng tài. Bang nhiều nhất là Ohio với 274 vụ. Nhiều bang là trung tâm kinh tế lớn như New York, California, Massachusetts có số lượng không lớn các vụ tranh chấp được giải quyết theo phương thức này. New York có 97 vụ, California có 67 vụ. Con số này so với số lượng các vụ được giải quyết theo thủ tục toà án là không đáng kể. Ví dụ, ở bang Massachusetts, trong năm 2003, chỉ riêng Toà án cấp cao đã thụ lý 37,700 vụ so với 8 vụ tranh chấp trên các lĩnh vực được giải quyết theo phương thức lựa chọn. Những tranh chấp, dù là thương mại hay dân sự, môi 182 trường hay lao động đều được chủ yếu giải quyết qua thủ thục tư pháp tức là giải quyết tranh chấp theo luật định, hay còn gọi là giải quyết tranh chấp bởi người ra quyết định theo luật định. Tuy nhiên, kinh nghiệm thành công của phương thức giải quyết tranh chấp theo lựa chọn trong lĩnh vực môi trường lại xuất hiện từ Mỹ, điển hình là việc hoà giải trong vụ ở Ontario năm 1980. Trong thực tiễn của nhiều nước khác, giải quyết tranh chấp môi trường theo phương pháp lựa chọn được tiến hành khá phổ biến, đặc biệt ở các nước mà kết cấu cộng đồng chặt chẽ và bền vững hơn như ở ấn Độ, Philiipin, Indonexia, thậm chí cả ở Nhật Bản nơi có kết cấu dân cư thiên về công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, phương thức này cũng có nhiều hạn chế như khả năng xác định các chủ thể liên quan; khả năng xác định vấn đề; động cơ tham gia của chủ thể và khả năng thực hiện giải pháp đạt được qua hoà giải. Các phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường nêu trên được tiến hành theo một trật tự pháp lý nhất định. Từ phương diện lý luận có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc giải quyết tranh chấp trong bất cứ lĩnh vực nào cũng tuân theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, từ thể thức tự nguyện đến thể thức cưỡng chế. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tính chất và yêu cầu đối với việc giải quyết từng loại tranh chấp mà pháp luật cũng có qui định trình tự riêng. Trong lĩnh vực môi trường, do tính chất phức tạp của tranh chấp nên trình tự và thủ tục giải quyết cũng phức tạp hơn. Đây là thực tế ở cả các nước theo hệ thống Thông luật và hệ thống Luật Dân sự. Một số nước đã áp dụng một số trình tự, thủ tục khá độc đáo sau: - Thủ tục thẩm tra: Do trong tranh chấp môi trường các bên thường khó chứng minh được hết các yêu cầu của mình, nên để đảm bảo tính khách quan trong việc thụ lý vụ án người ta tiến hành các cuộc thẩm tra trên diện rộng (một số nước gọi là điều tra hay thẩm tra công cộng - public inquiries). 183 Thẩm tra công cộng có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau, song nhìn chung đó là việc lấy ý kiến của công chúng hoặc các nhà chuyên môn để đảm bảo chắc chắn rằng vụ án được đưa ra xét xử là có căn cứ. Qui mô của các cuộc thẩm tra tuỳ thuộc vào đối tượng và phạm vi của các vụ tranh chấp, cụ thể là phụ thuộc vào hiệu lực của mỗi quyết định hành chính về môi trường (đối với các vụ khiếu kiện các quyết định hành chính về môi trường); số lượng các bên tham gia tranh chấp, giá trị tranh chấp (đối với các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường). Nếu đối tượng tranh tụng là một quyết định môi trường cụ thể, có hiệu lực trong phạm vi hẹp hoặc giá trị tranh chấp không lớn, liên quan đến ít người thì qui mô cuộc thẩm tra cũng sẽ được giới hạn trong một số nhóm cộng đồng dân cư hay một số nhóm các nhà khoa học... Còn nếu quyết định môi trường liên quan đến các chính sách công cộng, phạm vi ảnh hưởng rộng, hoặc giá trị tranh chấp lớn thì việc thẩm tra sẽ được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn. Chẳng hạn, hầu hết các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung (Commonwealth) đều thành lập Uỷ ban đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tổ chức này tồn tại dưới các hình thức như Uỷ ban xem xét vấn đề ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn... Chức năng chính của các uỷ ban là xác định thủ tục cho các cuộc thẩm tra, lấy ý kiến, trao đổi thông tin, xác định các vấn đề tranh chấp, xác định các bằng chứng mà các bên tranh chấp đưa ra... để đảm bảo rằng việc đưa các vụ kiện về môi trường ra giải quyết là hoàn toàn có căn cứ về khía cạnh chuyên môn. - Thủ tục rút gọn. Hầu hết các Toà án môi trường đều thống nhất với nhau ở một điểm là không nhất thiết phải áp dụng một phương thức giải quyết chung cho tất cả các tranh chấp môi trường. Người ta cho rằng cần có các thủ tục linh hoạt có thể giảm bớt các chi phí xã hội trong những trường hợp không cần thiết phải tuân theo một cách đầy đủ thủ tục tố tụng luật định. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn là một trong những hình thức được áp dụng đối với những vụ kiện có nội dung đơn giản, hoặc khi yêu cầu của một 184 bên chỉ phản ánh tình trạng chưa hiểu hết ý đồ của phía bên kia (phía các nhà hoạch định qui hoạch, kế hoạch phát triển)... - Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Hội nghị "tiền xét xử". Thủ tục này được tiến hành vào thời điểm trước khi mở phiên toà chính thức để giải quyết các tranh chấp môi trường. Nếu xem xét từ giác độ phương thức giải quyết tranh chấp thì đây là phương thức giải quyết tranh chấp theo lựa chọn. Mặc dù, quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành tại toà án, dưới sự điều khiển của thẩm phán, song với tính chất là một “Hội nghị” nên quyết định cuối cùng vẫn tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên đương sự. Thành phần của hội nghị bao gồm: thẩm phán (giữ vai trò chủ toạ); các bên tham gia tranh chấp; đại diện của các cơ quan quản lí môi trường và một số đại diện khác. Việc mở Hội nghị tiền xét xử thường đem lại kết quả nhanh chóng, đồng thời duy trì mối quan hệ giữa các bên đương sự. Tác dụng rõ nhất của thủ tục này là làm giảm đáng kể việc đưa các vấn đề tranh chấp ra xét xử bởi chúng đã được giải quyết Hội nghị. Trường hợp ngược lại, nếu Hội nghị không đạt được kết quả như mong muốn thì điều đó cũng sẽ không trì hoãn phiên toà xét xử đã được ấn định. Cơ chế hội nghị tỏ ra rất thích hợp với các vụ kiện liên quan đến quyền khiếu nại về xây dựng, phân chia đất đai, yêu cầu ngăn chặn trước những thiệt hại có thể gây nên cho môi trường... 185 Chuyên đề 10 BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG Người thực hiện: Thạc sĩ Nguyễn Văn Phương I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của bảo hiểm hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường I.1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra trường hợp thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Theo Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, người thực hiện hành vi có khả năng gây thiệt hại về đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại hoặc chi trả cho người đóng bảo hiểm. Mục đích của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là nhằm bảo đảm các khoản chi trả cần thiết để bồi thường thiệt hại về môi trường khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây thiệt hại. 186 Với tư cách là một biện pháp trong quản lý môi trường, cũng như những công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường khác, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành dựa trên hai nguyên tắc cơ bản đã được quốc tế thừa nhận: - Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. - Áp dụng các công cụ chính sách nhằm thực hiện các chính sách về môi trường34. Yếu tố cơ bản trong việc phân biệt bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các công cụ kinh tế khác trong quản lý môi trường là việc tổ chức, cá nhân trả phí bảo hiẻm để trong trường hợp xảy ra thiệt hại về môi trường thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho thiệt hại thực tế xảy ra. Mức chi trả phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm. I.2. Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có đặc điểm sau: - Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một biện pháp phân tán rủi ro: Bằng việc đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ trách được những rủi ro phải chi trả những khoản bồi thường vượt quá khả năng chi trả của mình nếu trường hợp thiệt hại xảy ra. Họ đã chuyển giao những rủi ro này cho doanh nghiệp bảo hiểm. Từ nguồn thu phí bảo hiểm của nhiều người bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chi trả cho những trường hợp xảy ra. Trong bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, bao giờ cũng xuất hiện mối quan hệ tay ba giữa người bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người bị thiệt hại, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo 34 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Đổi mới quản lý môi trường sinh thái, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Năm 1997, Tr 149 187 hiểm (thiệt hại về môi trường) cho người bị thiệt hại trên cơ sở người gây thiệt hại trả phí bảo hiểm. Phần thiệt hại còn lại (phần không được bảo hiểm) sẽ do người gây thiệt hại chi trả cho người bị thiệt hại theo trình tự chung. - Trong trường hợp bảo hiểm thiệt hại do môi trường bị ô nhiễm gây ra (bảo hiểm về tài sản) thì chỉ tồn tại mối quan hệ giữa người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Chủ sở hữu tài sản Doanh nghiệp bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm Người gây thiệt hại Người bị thiệt hại Doanh nghiệp bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm Môi trường (với tư cách là yếu tố gây thiệt hại) 188 - Bảo hiểm bồi thường thiệt hại về môi trường sẽ được giứi hạn trong những trường hợp nguy cơ gây thiệt hại quá lớn. Kinh nghiệm của một số quốc gia chỉ ra rằng, những hoạt động có nguy cơ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng chỉ thực hiện bảo hiểm bồi thường thiệt hại ở những giới hạn thiệt hại nhất định (Ví dụ như bảo hiểm đối với nhà máy điện nguyên tử, bảo hiểm đối với những đập nước). Trong trường hợp xuất hiện thiệt hại trên thực tế, phần thiệt hại không được bảo hiểm sẽ được Nhà nước hỗ trợ35. I.3. Vai trò, tác dụng bảo hiểm hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường Kinh doanh bảo hiểm được coi như là một tấm lá chắn kinh tế bảo vệ cho các tổ chức, cá nhân đồng thời huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển: - Khi bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường được triển khai sẽ bảo đảm việc bồi thường thiệt hại trên thực tế, tránh được những trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng chi trả. Bảo hiểm thiệt hại về môi trường góp phầm bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại và bảo đảm lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. - Đối với nền kinh tế, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là một kênh phân phối lại dòng tiền trong nền kinh tế. Nó cung cấp một nguồn tài chính cho các nhà đầu tư thông qua một chủ thể kinh tế khác (như cho Nhà nước vay, cho các nhà đầu tư khác vay...) Quá trình phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua đã chứng minh cho vai trò này của bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào việc ổn định sản xuất và đời sống dân cư, huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ chỗ không được đầu tư vốn nhàn rỗi, đến nay các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế hàng năm với tốc độ tăng bình quân 180%/năm. Tính đến 35 Bender/Sparwasser/Engel, Umweltrecht, F.C Mueller Verlag, Heiderberg, 2000, tr 502-503 189 hết năm 2006, tống số vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế đã lên tới 34.400 tỷ đồng, tăng 7.500 tỷ đồng so với năm 2005, với các hình thức đầu tư đa dạng36. - Hạn chế những nguyên nhân gây thiệt hại về môi trường Thông thường, khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thực hiện những biện pháp về an toàn theo quy định của pháp luật và hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn, khuyến nghị hoặc yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo dảm an toàn khi được sự đồng ý của đối tượng được bảo hiểm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, thông qua hoạt động này, các nguyên nhân gây thiệt hại về môi trường có thể được hạn chế. II. Thực tiễn áp dụng bảo hiểm hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường II.1. Các quy định về bảo hiểm hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo pháp luật Việt Nam Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường thuộc loại bảo hiểm phi nhân thọ (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự) và được xếp vào loại bảo hiểm thiệt hại và bảo hiểm cháy nổ (Điều 7 khoản 2 điểm b và điểm e Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000). Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật về bảo hiểm Việt Nam chưa có quy định cụ thể về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, nhưng có thể khẳng định rằng đã có cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. 36 Tiến Hùng, doanh thu bảo hiểm năm 2006 tăng 10% ( (11/01/2007). 190 Xét về bản chất, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là bảo hiểm thiệt hại, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bảo hiểm thiệt hại do môi trường ô nhiễm gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động nhận bảo hiểm bồi thường thiệt hại về môi trường chưa được các chủ thể có liên quan, doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm, quan tâm. Theo Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, bảo hiểm thiệt hại là loại bảo hiểm tự nguyện. Cháy, nổ là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại về môi trường. Do đó, bảo hiểm cháy nổ cũng có thể được xem là bảo hiểm có nội dung bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Theo điều 9 khoản 2 điểm d Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, bảo hiểm cháy nổ là loại bảo hiểm bắt buộc. II.2. Đánh giá việc áp dụng các quy định về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường Trước năm 1994, Bảo việt mới cung cấp được 20 sản phẩm bảo hiểm. Đến nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đã khai thác tất cả bốn nhóm sản phẩm là bảo hiểm tài sản và kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm con người và bảo hiểm nhân thọ với hơn 500 sản phẩm khác nhau thuộc hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể thấy rằng, chưa có loại hình bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường trong các sản phẩm bảo hiểm đang được các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai trên thực tế. Các yếu tố môi trường mới chỉ được xem xét như là một nguyên nhân dẫn đến thiệt hại về tài sản (Bảo hiểm về tài sản) hoặc là nguyên nhân dẫn đến trách nhiệm dân sự (bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại). Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ khai thác được một phần nhu cầu về bảo hiểm tài sản và mới khai thác được một phần thị trường. 191 Một số lĩnh vực mới chỉ được khai thác ở mức độ thấp như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng.... Tình trạng tài sản không được bảo hiểm đã dẫn đến những trường hợp người bị thiệt hại phải tự mình gánh chịu mọi rửi ro, thiệt hại xảy ra trong trường hợp xuất hiện thiệt hại về môi trường nhưng không xác định được người gây thiệt hại cụ thể (không xác định được người gây thiệt hại). Tình trạng này diễn ra trên thực tế đã đẩy một bộ phận những người bị thiệt hại (do môi trường bị ô nhiễm) khánh kiệt về kinh tế đồng thời ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế của đất nước. III. Kiến nghị III.1. Cơ sở để xây dựng kiến nghị Để bảo đảm vai trò, tác dụng của bảo hiểm đối với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, cần xây dựng cơ sở pháp lý và những điều kiện để thực hiện hoạt động bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường . Quá trình triển khai cần dựa trên các cơ sở sau: - Tôn trọng sự tự nguyện ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa các bên đồng thời xem xét thoả đáng đến lợi ích công cộng trong hoạt động bảo hiển trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Căn cứ này nhằm xác định cơ sở khoa học để xác định những trường hợp bảo hiểm bắt buộc và những trường hợp bảo hiểm tự nguyện đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. - Tính khả thi của hoạt động bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Tính khả thi được thể hiện ở các khía cạnh như: Điều kiện thực tế của các doanh nghiệp bảo hiểm về trình độ chuyên môn, kỹ thuật; Điều kiện kinh tế và nhu cầu mua bảo hiểm của các chủ thể thực hiện hoạt động có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và của chủ sở hữu tài sản. - Kinh nghiệm của Việt Nam và các quốc gia khác trong hoạt động bảo hiểm và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Việc xem 192 xét, đánh giá các kinh nghiệm và từ đó rút ra những bài học thành công và nhược điểm trong quá trình triển khai áp dụng hình thức bảo hiểm bồi thường thiệt hại về môi trường đã được áp dụng ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác là một cơ sở quan trọng trong quá trình xây dựng những quy định và triển khai thực hiện hoạt động bảo hiểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường của Việt Nam trong thời gian tới. III.2. Các kiến nghị cụ thể Kiến nghị 1: Cần xem xét và xác định những trường hợp bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường bắt buộc đối với những lĩnh vực có nguy cơ cao chẳng hạn như các hoạt động có liên quan đến hoá chất độc hại, chất phóng xạ.... Kiến nghị 2: Cần xây dựng hoặc tạo điều kiện để xây dựng các trung tâm hoặc cơ quan giám định thiệt hại về môi trường có đủ năng lực phục vụ cho công tác giám định. Đây là điều kiện để xác định thiệt hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường 193 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Bảo vệ môi trường 2005. 2. Bộ Luật Dân sự 2005. 3. Hội thảo về thiệt hại môi trường và bồi thường (Ms. Karin Dunner, Cục Bảo vệ môi trường Thụy điển SEPA). Bản tiếng Việt. 4. Luận án tiến sĩ luật học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”. Vũ Thu Hạnh. 5. Bản tin Luật so sánh số 1/2004. Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp – CIDA Canada. 6. Báo cáo tổng hợp nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường 2002. 7. Dự án SEMLA - Chương trình hợp tác Việt Nam- Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lí nhà nước về đất đai và môi trường - Bồi thường thiệt hại về môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường & SIDA - 2006. 8. Philippe Sand “Principles of International Environmental Law” 2nd edition, Cambridge 2003, p.869 ff. 9. Butterworths' Sudent Companions, Litigation and Alternative Dispute Resolution – Environmental Law and Policy in Australia [23.41], pp from 821 to 827. 10. VCEP Comments and Recommendations to the 1993 LEP Revision; 11. USA Federal Environmental Laws, “Comprehensive Environmental Response, Compensation and Liability Act” 1980 (Chapter 103); 12. Admissibility of claims for compensation for environmental damage under the 1992 Civil Liabilityand Fund Conventions; 194 13. Evolution of Concepts for Environmental Damage Economic Evaluation, Institute for Market Economy, Russian Academy of Science, Moscow; 14. Study of Civil Liability Systems for remedying Environmental Damage. Final Report. 15. f 16. Environmental Damage Insurance Act, Finland, Jan, 30, 1998; 17. Act on Compensation for Environmental Damages, Finland, 19 Aug. 1994; 18. Application of environmental damage assessment and resource valuation processes in Atlantic Canada, Case-study: Canada, 15 Feb. 2002;OECD; 19. Southeast Environment Association, Canada, Stream Case-study; Economic Instruments in Biodiversity related MEAs, UNEP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTrách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên.pdf