Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân

Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng XHCN. Tư tưởng đó đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của tất cả những người Việt Nam yêu nước và biến thành hành động cách mạng của hàng triệu, hàng triệu con người, tạo thành sức mạnh vô địch trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc, là người đó tấm ra con đường đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đến thành công, thoát khỏi ách nô lệ. Người đó chỉ ra rằng, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi thì phải tập hợp được tất cả lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh: đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài và xuyên suốt tiến trình cách mạng. B. NỘI DUNG I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được tạo thành bởi nhiều yếu tố trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác Lê Nin được vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng. 1. Những giá trị truyền thống, lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cho độc lập, tự do, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, vị tha, yêu đời, ý thức tự lực, tự cường của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước những truyền thống đó đã được hình thành, củng cố, đã trở thành truyền thống bền vững, tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch hoạ. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, những truyền thống đó đã trở thành lẽ sống của mỗi người Việt Nam. Nó được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian như: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng; tình làng, nghĩa nước; nước mất thì nhà tan; giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. Những truyền thống đó còn được các anh hùng dân tộc ở các thời kỳ lịch sử khác nhau như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung đúc kết nâng lên thành phương pháp đánh giặc giữ nước: “trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức”, “tướng sĩ một lòng phụ tử”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc”. Phương pháp tập hợp sức dân của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh “Dựng gậy làm cờ, tập hợp bốn phương manh lệ”, “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Những truyền thống đó đã sớm được Hồ Chí Minh tiếp thu, là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 2. Trải qua thực tiễn tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và Thế giới. Qua thực tiễn cách mạng Vịêt Nam. Trong gần 80 năm thực dân Pháp cai trị, áp bức dân tộc ta, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống dân tộc trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, nó trở thành một làn sóng to lớn, mạnh mẽ được thể hiện bằng hàng loạt các phong trào yêu nước của nhân dân ta dù cuối cùng tất cả các phong trao đó đều thất bại. Hồ Chí Minh đã nhận thấy những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối và trong việc những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giai đoạn này. Người đã đưa ra kết luận “vận mệnh của đất nước đòi hỏi một lực lượng lãnh đạo mới có khả năng đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, phù hợp vơí quy luật phát triển của lịch sử và những yêu cầu của thời đại; có đủ sức quy tụ, tập hợp lực lượng của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống thực dân, đé quốc, phong kiến và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững”. Với thực tiễn cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh đã nhận thức được một sự thật các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chua có tổ chức và chua biết tổ chức. Cách mạng tháng 10 Nga đã để lại cho Hồ Chí Minh bài học kinh nghiệm về tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo trong giành và giữ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới. Những phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ đã đem lại bài học bổ ích về việc tập hợp lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến hành cách mạng. Những kết luận trên đã giúp ngưòi chuẩn bị những nhân tố cần thiết cho việc lãnh đạo nhân dân việt nam thực hiện sự nghiệp cách mạng những năm sau này. 3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Như cách mạng là sự nghiệp quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc, liên minh công nông là cơ sở xây dựng lực lượng cách mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần “vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Chủ nghĩa Mác Lê Nin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. Lê Nin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân là hết sức cần thiết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Rằng nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được. Nhờ đó Hồ Chí Minh đã có cơ sở khoa học để thu hái những hiểu biết của các đời trước để lại và chuyển hoá chúng thành hệ thống tư tưởng của mình về đại đoàn kết dân tộc. II. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: 1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng. Với Hồ Chí Minh đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của nhân dân ta. Tư tưởng về đại đoàn kết của người đã trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của dân tộc và giai cấp. Trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách, phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với nhưng đối tượng khác nhau trong cộng đồng các dân tộc. Theo người: Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà tư tưởng đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đoàn kết quyết định thành công của cách mạng vì: đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào một mối thống nhất. Giữa đoàn kết và thắng lợi còn mối quan hệ chặt chẽ, qui mô, mức độ của thành công. Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - thành công, thành công, đại thành công”. Để thấy rõ hơn vị trí sức mạnh lực lượng toàn dân đoàn kết trong thắng lợi của cách mạng tháng tám, chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra: “Vì sao có cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo lá cờ Việt Nam để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc. Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó” Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do. 2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng “đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, vì Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí và sự đoàn kết trong Đảng, là hạt nhân đoàn kết trong tất cả các tổ chức chính trị - xã hội và trong toàn xã hội. Mục tiêu là “đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”; nhiệm vụ là tuyên truyền, huấn luyện làm sao cho dân hiểu được và làm được. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiên thực có tổ chức và thành sức mạnh. 3. Đại đoàn kết dân tộc để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân” chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng cháu tiên, không phân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo “dân” được hiểu là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc. Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Người đã nhiều lần nói rõ: “ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phục vụ tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người và cần xoá bỏ mọi định kiến, cách biệt. “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta vẫn thật thà đoàn kết với họ”. Xác định khối đại đoàn kết là liên minh công nông, trí thức. Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân. Mẫu số chung để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết dân tộc là nền độc lập, thống nhất của tổ quốc, là cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân và nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, cũng đồng thời là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân là liên minh công, nông và lao động trí óc. Người cho rằng: Liên minh công, nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân, nền tảng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. 4. Đại đoàn kết dân tộc tạo thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, dân tộc hay quần chúng nhân dân khi chưa được tổ chức và giác ngộ về lợi ích, mục tiêu, lý tưởng thì chỉ là số đông chưa có sức mạnh, nhưng khi được tổ chức, giác ngộ và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn sẽ trở thành sức mạnh vô dịch. Quy tụ quần chúng nhân dân vào một tổ chức yêu nước phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng là sự quan tâm ngay từ đầu của Hồ Chí Minh và là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta. Tổ chức thể hiện sức mạnh vật chất của khối đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất được xây dựng và hoạt động theo những nguyên tắc sau: Thứ nhất, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông (về sau thêm lao động trí óc) dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Điều này làmcho mặt trận được mở rộng và thực sự quy tụ cả dân tộc, tập hợp toàn dân, kết thành một khối vững chắc. Thứ hai, Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng. Thứ ba, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Phương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác nhau của Hồ Chí Minh là: Cầu đồng tồn dị - lấy cái chung, đề cao cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. Đảng cộng sản Việt Nam vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, lại vừa là lực lượng lãnh đạo mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc. Sự mở rộng và phát triển của Mặt trận dân tộc thống nhất là minh chứng cho sự phát triển bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc. Điều này được thể hiện trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam, khi Hồ Chí Minh còn sống cũng như sau khi người mất. III . Sự vận dụng tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong thực tiễn cách mạng Việt Nam: Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn nửa thể kỷ qua cho thấy, lúc nào, nơi nào tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được quán triệt và thực hiện đúng, thì khi đó, nơi đó cách mạng phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi; lúc nào, nơi nào rời xa tư tưởng đó thì khi đó, nơi đó cách mạng bị trở ngại, tổn thất. Đánh giá về mặt trận dân tộc thống nhất, năm 1962 Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đoàn kết trong mặt trận Việt minh, nhân dân ta đã làm được cách mạng tháng tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đoàn kết trong mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hoà bình ở Đông Dương và giải phóng miền Bắc. Doàn kết trong mặt trận tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong cuộc khôi phục kinh tế cải tạo XHCN và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc” Đoàn kết trong mặt trận tổ quốc ở miền Bắc và trong mặt trận giải phóng ở miền Nam, nhân dân ta đã thực hiện được di chúc của người: Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất tổ quốc thực tiễn cách mạng hơn 70 năm qua là minh chứng hùng hồn sức sống kỳ diệu và sức mạnh vĩ đại của Hồ Chí Minh về tư tưởng đại đoàn kết dân tộc. C. KẾT LUẬN Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng XHCN. Tư tưởng đó đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của tất cả những người Việt Nam yêu nước và biến thành hành động cách mạng của hàng triệu, hàng triệu con người, tạo thành sức mạnh vô địch trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Mạnh Tường (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh - Một số nhận thức cơ bản, Nxb. CTQG, Hà Nội,2009 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội , 2009. Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2003. Website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư tưởng HCM về đại đoàn kết toàn dân.doc