Ử dụng các loại sinh khối artemia để ương cá thát lát còm(notopterus chitala) từ hương lên giống

Từ những kết quả trên cho thấy Artemia là loại thức ăn ưa thích của cá thát lát còm. Khi ương cá bằng Artemia cho tăng trọng và tỷ lệ sống cao nhất. Vì vậy, nếu kết hợp ương cá thát lát trong mùa sản xuất trứng bào xác và sinh khối Artemia thì có thể tận dụng được nguồn sản phẩm dư thừa từ ao nuôi (Artemia tươi sống và đông lạnh) để ương cá.

pdf39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ử dụng các loại sinh khối artemia để ương cá thát lát còm(notopterus chitala) từ hương lên giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
non, con trưởng thành) (Sorgeloos et al., 1996). Hàm lượng protein trong sinh khối Artemia chiếm khoảng 56 ± 5,6% trong khi lipid là 11,8 ± 5,0%, carbohydrate chiếm khoảng 12,1 ± 4,4% và tro chiếm 17,4 ± 6,3% nên có thể đáp ứng cho hầu hết các đối tượng thuỷ sản (Leger et al., 1987). Vùng ven biển ĐBSCL, đặc biệt là vùng Sóc trăng – Bạc Liêu, nơi mà nuôi Artemia thu trứng phát triển mạnh ở các ruộng muối và hàng năm cung cấp một lượng lớn sinh khối Artemia tươi. Sinh khối Artemia có thể sản xuất từ các ao nuôi chuyên hoặc sản phẩm thu tỉa hay tận thu từ các ao chuyên nuôi Artemia để thu trứng bào xác (Trần Hữu Lễ và ctv, 2008). Tuy nhiên, khả năng sử dụng chúng cho các đối tượng thủy sản ở nước ta còn rất hạn chế do thiếu nguồn thông tin. Vì vậy đề tài “Sử dụng các loại sinh khối Artemia để ương cá Thát Lát Còm từ hương lên giống”, được tiến hành nhằm cung cấp thông tin về khả năng tận dụng các loại sinh khối Artemia có sẵn ở địa phương, không những giải quyết được nguồn thức ăn cần thiết cho cá Còm, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng cá tạp, mà còn tăng thêm thu nhập cho người sản xuất Artemia (nhờ tiêu thụ cả hai sản phẩm là trứng bào xác và sinh khối). 1.2 Mục tiêu: Tìm hiểu khả năng sử dụng các lọai sinh khối Artemia khác nhau để ương cá thát lát Còm từ hương lên giống. 1.3 Nội dung: - Theo dõi tỷ lệ sống 7 - Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá thát lát Còm giai đọan ương từ hương lên giống khi sử dụng các lọai Artemia sinh khối (tươi sống, đông lạnh) so với thức ăn truyền thống. 1.4 Thời gian và địa điểm Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 08-04-09 đến ngày 18-05-09. Địa điểm thực hiện tại Trại thực nghiệm Vĩnh Châu, thuộc Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ (ấp Biển Dưới, xã Vĩnh Phước, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). 8 Phần 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1.Đặc điểm sinh học cá thát lát Còm 2.1.1.Phân lọai Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá Thát Lát Còm có hệ thống phân lọai như sau: Ngành có dây sống Chordata Ngành phụ có xương sống Vertebrata Tổng lớp miệng có hàm Gnathostomata Lớp cá xương Osteichthyes Bộ: Osteoglossiformes Họ: Notopteridae Giống: Notopterus Loài: Notopterus chitala (Hamilton, 1822) Tên khoa học khác: Notopterus maculatus, Chitala chitala Tên địa phương: cá Còm, cá Nàng Hai,… 2.1.2.Hình thái Hình 2.1 Cá Thát Lát Còm 9 Theo Nguyễn Chung (2006) thì cá Thát Lát Còm là loài cá nước ngọt có xương, hình lưỡi dao bề ngang thân dẹp nhưng rộng bề bản lưng, thân gồ ở phần thân và nhỏ ở phần đầu và đuôi. Toàn thân phủ vảy nhỏ mịn nhưng vảy đường bên chạy giữa thân tương đối lớn. Miệng tương đối to và gạch miệng kéo dài đến trước ổ mắt. Vây hậu môn dính liền với vây đuôi tạo thành lớp viền mỏng. Vây lưng nhỏ và trong. Cá có màu xám sáng, nhưng cá có màu sậm hơn ở lưng kéo dài tới đầu, trắng bạc ở bụng, phía dưới viền xương nắp mang màu sáng hơn. Theo Dương Nhựt Long (2003) cá trưởng thành có 4 – 10 đốm đen, viền trắng nằm dọc trên vây hậu môn. Lúc cá còn nhỏ thân có 10 – 15 sọc đen ngang thân. Khoảng hai tháng tuổi phần dưới của các sọc này xuất hiện các đốm nâu tròn. Cá càng lớn sọc mờ dần rồi mất hẳn. Phần đầu cá chỉ chiếm 1/8 so với cơ thể cá nên chế biến lấy thịt làm chả cá xuất khẩu rất có hiệu quả kinh tế so với các loài cá khác, thường chỉ khoảng 1,6 – 1,7 kg cá nguyên liệu được 1 kg thịt chả cá (Nguyễn Chung, 2006). 2.1.3. Phân bố Cá Thát Lát Còm phân bố rộng, chúng có mặt khắp các thủy vực, từ thượng lưu đến hạ lưu sông Chaophraya và sông Mêkông. Ở Myanma, TháiLan, Lào cá có số lượng quần đàn tương đối nhiều, còn ở Campuchia, Việt Nam chỉ rải rác (Nguyễn Chung, 2006). Cá Thát Còm phân bố ở Borneo, Sumatra, Lào, M Lai, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia. Ở nước ta cá sống chủ yếu ở một số nhánh sông lớn đổ vào sông Mêkông (thuộc Tây Nguyên) và các thủy vực thuộc sông Cửu Long (Dương Nhựt Long, 2003). Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Thát Lát Còm sống ở kênh, rạch, đồng, ruộng,…Có thể chịu đựng được môi trường thiếu oxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ thở bằng khí trời. Cá ăn động vật tươi sống chủ yếu là côn trùng, giáp xác và các loại cá sống nổi. 2.1.4.Đặc điểm dinh dưỡng Hệ tiêu hóa cá Thát Lát Còm gồm miệng, thực, quản. dạ dày, ruột. Miệng trước rộng, rạch miệng xiên kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhiều nhọn mọc trên hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm, trên xương khẩu cái, lá mía và lưỡi. Ngoài ra còn có đám răng nhỏ mịn trên 10 xương bướm phụ vì vậy chúng có thể bắt giữ cắn xé con mồi. Thực quản ngắn rộng và có vách hơi dày. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày. Ranh giới giữa ruộn non và ruột già không phân biệt rõ ràng. Tỷ lê Li/Lo = 0,3 cho nên đây là loài ăn đông vật (Dương Nhựt Long, 2003). Theo Nguyễn Chung (2006) khi còn nhỏ cá ăn các loài thủy sinh cở nhỏ hay phiêu sinh động vật như Moina, Daphnia, trùng chỉ, tôm tép con; khi cá lớn cá ăn tôm cá con và các thủy động vật khác như trùng đất, ấu trùng của côn trùng và các loài giáp xác. Chúng cũng ăn phiêu sinh thực vật và thực vật có trong nước nhưng chỉ chiếm 20% - 30% trong tổng lượng thức ăn của cá. Khi đói chúng hung dữ tấn công săn bắt những con cá khác làm mồi ăn. Tuy vậy, tính ăn của cá không ổn định, cá có thể bỏ ăn cho tới khi kiệt sức và nhiễm bệnh chết nếu có dấu hiệu sốc môi trường, thay đổi mồi ăn đột ngột hay bắt cá phải ngừng ăn lâu khi chuẩn bị vận chuyển. Do đó, khi nuôi cá thịt phải tập cho cá ăn quen dần với thức ăn chế biến từ các phế liệu nông nghiệp, thực phẩm hay thức ăn công nghiệp. Cá thường săn mồi bắt nhiều vào buổi chiều tối. Cá bơi chúc đầu xuống để tìm thức ăn phiêu sinh vật, trùng chỉ, tép, ruốc ở dưới ao hồ sông ngòi. Cá 3 – 4 năm tuổi có thể trở nên hung dữ, săn bắt những con cá khác nơi chúng sinh sống. 2.1.5.Đặc điểm sinh trưởng Trong tự nhiên, ở các lưu vực sông hay các ao hồ lâu năm có thể đánh bắt được những con cá Thát Lát Còm nặng 3 – 5 kg. Cá Thát Lát Còm có thể sống 8 – 10 năm, đạt tới chiều dài 80 cm, nặng 8 – 10 kg (Nguyễn Chung, 2006). So với cá cùng họ thì cá Thát Lát Còm có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cá thát lát thường (sau 12 tháng nuôi cá thát lát thường có thể đạt 100 g/con (Dương Nhựt Long, 2004)). Thời gian từ lúc trứng thụ tinh, ấp nở là 7 ngày, cá bột mới nở đến cá con phải mất từ 35 – 40 ngày mới đạt 3 – 4cm, cá giống lớn chậm phải kéo dài thêm 30 – 40 ngày mới đạt chiều dài 12 – 15 cm, về sau cá sẽ lớn nhanh, cá càng lớn thì thịt càng dai và thơm. Cá đạt chiều dài 15 cm ở 3 tháng tuổi, từ giai đọan này cá tăng trọng nhanh mức tiêu thụ thức ăn giảm, mỗi năm có thể tăng trọng 1- 1,2 kg/con. Đặc tính của cá Thát Lát Còm là sống thành quần đàn, khi cá lớn thì đặc tính này vẫn còn nhưng cá tự phá bầy săn mồi riêng lẻ. Trong ao nuôi mật độ cao có thể thấy được sự phân đàn rõ sau 2 tháng nuôi. Những con cá cạnh tranh thức 11 ăn kém sẽ không lớn được, cơ thể gầy yếu và chết. Cá hoạt động mạnh về ban đêm do đó cần chú ý đặc điểm này trong quá trình nuôi để chăm sóc cá tốt hơn. Điểm nổi bật của cá Thát Lát Còm là khi nuôi thương phẩm cá nuôi càng lâu thì càng hiệu quả kinh tế, tiêu tốn thức ăn giảm (Nguyễn Chung, 2006). Trước lúc cá đạt trạng thái thành thục sinh dục lần đầu cá chủ yếu tăng nhanh về kích thước, sau khi đạt trạng thái thành thục sinh dục, tốc độ tăng trưởng về chiều dài giảm nhường bước cho sự tăng trưởng về khối lượng (Phạm Phú Hùng, 2007). 2.1.6. Đặc điểm sinh sản Cá Thát Lát Còm một năm tuổi trưởng thành nặng 1 – 1,2 kg. Cá thành thục sinh sản là khoảng 2kg. Cá trưởng thành nhìn bề ngoài khó phân biệt đực cái. Trong thiên nhiên mùa sinh sản cá Thát Lát Còm là suốt mùa mưa từ tháng 5 – 11. Cá cái và cá đực tự bắt cặp giao phối, cá cái tiết ra trứng, cá đực phun bắn tinh trùng để thụ tinh, trứng có kích thước 2 – 3mm. Trứng thụ tinh và hút trương nước bám vào các hốc đá và các giá thể thủy sinh vật. Cá đực bảo vệ trong suốt thời gian ấp trứng cho đến khi cá nở thành cá bột và lúc này cá đực rất hung dữ và có thể tấn công những con cá khác xâm nhập đến khu vực cá đang bảo vệ (Nguyễn Chung, 2006). Theo Trần Hạnh Dung (2006) có thể sinh sản nhân tạo cá Thát Lát Còm với các lọai kích thích tố là HCG và LRH – A. Với HCG với liều lượng 4000 UI/kg cho kết quả cao nhất (66,6 – 100%), HCG với liều lượng 3000 UI/kg cá không tham gia sinh sản, với LRH – A ở liều lượng 100 microgram/kg + 5 mg/kg DOM gây ra rụng trứng trên cá Thát Lát Còm nhưng cho tỷ lệ thụ tinh thấp (33,3 %) ở liều lượng 150 microgram + 5 mg/kg cá không sinh sản. Theo Nguyễn Chung (2006) mỗi con cá cái đẻ từ 2000 – 7000 trứng tùy trọng lượng cá. Ở nhiệt độ 28 – 30 oC, thời gian ấp trứng là 7 ngày trứng sẽ nở. Theo Dương Nhựt Long (2003) số lượng trong một lần đẻ khoảng 100 – 150 trứng và đẻ thành nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 10 – 15 trứng. Tùy vào nhiệt độ mà thời gian nở sẽ khác nhau ở 24 oC trứng sẽ nở 5 – 6 ngày. 2.1.7. Môi trường sống cá Thát Lát Còm Môi trường nước nuôi cá Thát Lát Còm rất quan trọng vì tòan bộ đời sống của cá và các thủy sinh động vật làm thức ăn cho cá đều gắn bó với chất 12 lượng nước. Môi trường nước càng ổn định cá Thát Lát Còm càng phát triển tốt , có sức đề kháng tốt, ký sinh trùng mầm bệnh khó xâm nhập. Mọi biến động gây sốc từ môi trường nước dễ làm cho cá mất sức và yếu đi, cá rất mẫm cảm với các loại hóachất nông dựơc và ngay cả các hóa chất xử lý môi trường nước nuôi cá (Nguyễn Chung, 2006). Ở giai đọan cá giống, cá dưới 12 cm dễ bị sốc và thường chết hàng loạt, các chỉ tiêu l ý hóa thích hợp cho cá Thát Lát Còm sinh sống và phát triển bao gồm: Nhiệt độ nước từ 25 – 30oC Độ trong từ 10 – 20 cm Độ mặn tối đa 6ppt Màu nước xanh đọt chuối Độ pH: 6,5 – 8,6 Oxy từ 3 – 5 mg/l CO2 3 – 10 mg/l NH4+; 1 mg/l Hữu cơ: 10 – 20 mg O2/l PO4: 0,5 mg/l Cá Thát Lát Còm sống chủ yếu ở nước ngọt, có thể sinh trưởng và phát triển ở độ mặn dưới 6ppt. Nếu nhiệt độ dưới 15 oC kéo dài cá sẽ không ăn, sức đề kháng yếu dễ bị mầm bệnh và ký sinh trùng tấn công dễ gây tử vong (Nguyễn Chung, 2006). Theo Dương Nhựt Long (2003) trong điều kiện tự nhiên cá Thát Lát Còm sống ở tầng giữa và tầng đáy. Ban ngày chúng thường ẩn nấp trong đám thực vật thủy sinh. Ban đêm cá hoạt động nhiều hơn, cá bơi lội chậm, nhẹ nhàng, vây hậu môn hoạt động liên tục như làn sống. Cá thích sống môi trường có nhiều thực vật thủy sinh lớn, nước trung tính pH dao động 6,5 – 7, nhiệt độ thích hợp cho cá là 26 – 28oC. 2.2 Kỹ thuật ương 2.2.1 Ương trong bể (Theo Nguyễn Thành Trung và ctv., 2000) Điều kiện bể ương: Bể ương có kích thước 1,5m x 2,5m x 0,5m, không bị rò rỉ thoát nước, bể không có mái che. 13 Nguồn nước phải trong sạch, cấp đủ suốt thời gian ương. pH=7-7,5, oxy hòa tan từ 3mg/lít trở lên. Chuẩn bị bể ương Trước khi cho nước vào bể ương, bể được dọn sạch và khử trùng bằng với liều 0,01 kg/bể, sau đó bể được phơi nắng 1 ngày, rửa sạch và cho nước vào ngập 0,4 m. Do tập tính sống ẩn nấp nên trong bể ương có thể đặt nhiều vật che tối cho cá trú ẩn ban ngày (như gạch ống, gạch tàu…). Mật độ ương: 200 con/m2. Thức ăn: Động vật tươi sống: gồm trùng chỉ và trứng nước (phiêu sinh động vật). Thức ăn nhân tạo: Lòng đỏ trứng gà luộc chín. Cho ăn 3 ngày đầu với liều lượng 1 trứng/vạn cá/ngày. Mỗi ngày cho ăn 3 lần vào thời gian: 7 giờ sáng, trưa 12 giờ và buổi chiều 17 giờ, lượng thức ăn bằng 2/3 của lượng thức ăn cả ngày. Cám mịn + bột cá xay mịn: Thức ăn trộn theo tỷ lệ 70% bột cá và 30% cám mịn. Khẩu phần cho ăn là 100g thức ăn/vạn cá/ngày, sau đó tăng dần hoặc giảm theo sự bắt mồi của cá. Mỗi ngày cho ăn 3 lần, lượng thức ăn buổi sáng là 1/5, trưa là 1/5 và chiều là 3/5 tổng lượng thức ăn cả ngày. Quản lý và chăm sóc Cách cho ăn: Thức ăn là động vật tươi sống: - 7 ngày đầu cho ăn trứng nước, mỗi lần cho ăn 100 g/vạn cá/ngày - Từ ngày thứ 8 đến ngày 30 cho ăn trùn chỉ, thức ăn để trong đĩa đặt trong đáy bể và chỉ cung cấp khi quan sát thấy thức ăn trong đĩa đã hết . Thức ăn nhân tạo: Lòng đỏ trứng luộc chín, bóp nhuyển hòa tan trong nước và rải đều trong đáy bể. 14 Thức ăn chế biến được nấu chín và bóp nhuyễn hòa tan trong nước. Khi cho ăn rãi đều trên mặt bể và khi cá được 8 ngày tuổi vò thành viên cho vào đĩa đặt ở đáy bể . Thay nước : Trong quá trình ương, chỉ cấp nước thêm khi nước bị giảm do bốc hơi. Khi bể bị nhiễm bẩn, phải rút bớt nước trong bể còn lại 1/3 sau đó thêm nước mới vào tránh làm ảnh hưởng đến cá ương . 2.2.2 Ương cá trong ao Điều kiện ao ương: Nguồn nước: Ao ương phải có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm, điều kiện cấp nước thuận lợi. Nhiệt độ nước từ 26-300C, pH từ 7 - 8,5, oxy hòa tan 3mg/lít trở lên, độ đục từ 20-30 cm. Ao ương: Ao hình chữ nhật, tỷ lệ chiều dài và chiều rộng là 3:1 hoặc 4:1, có điều kiện diện tích từ 100-400 m2, độ sâu là 0,8-1,2m. Đáy ao phải bằng phẳng, lớp bùn đáy nhỏ hơn 0,1m, có độ dốc nghiên về cống thoát. Bờ ao phải chắc chắn, không có hang hốc để tránh thất thoát cá và dễ thu hoạch. Chuẩn bị ao ương Trước khi thả cá nuôi 1 tuần thì tiến hành cải tạo ao. Ao được tát cạn, vét bùn đáy lấ han mọi, bón vôi diêt tạp với liều lượng 7-10 kg vôi/100m2 ao, phơi nắng ao 2-3 ngày, dùng phân chuồng đã ủ bón lót gây nguồn thức ăn tự nhiên phù du sinh vật liều lượng 20 30 kg/100m2. Phân chuồng bón đều với bùn đáy ao, sau 2 ngày cho nước vào sâu từ 0,8 - 1m, nếu thiếu nguồn phân chuồng có thể bón thêm phân NPK bổ sung với liều lượng 2-4 kg/100 m2. Đặt giá thể để cá ẳn nấp bằng các chà. Chà được bó thành từng bó, đặt quanh ao để thuận lợi khi cho ăn và khi chăm sóc thu hoạch. 15 Mật độ ương ao:150-200 con/m2 ao. Thức ăn: Thức ăn nhân tạo: Lòng đỏ trứng gà luộc chín: Cho ăn 3 ngày dầu với liều lượng 1 trứng/vạn cá/ngày. Mỗi ngày cho ăn 3 lần: vào buổi sáng 7 giờ, buổi trưa vào 12 giờ và buổi chiều vào 17 giờ. Lượng thức ăn buổi chiều bằng 2/3 lượng thức ăn cả ngày. Cám mịn + bột cá xay mịn: Cho ăn theo tỷ lệ 70% bột cá và 30% cám mịn. Khẩu phần ăn 100g/vạn cá/ngày sau đó tăng dần hoặc giảm theo sự bắt mồi của cá. Mỗi ngày cho ăn 3 lần, sáng 1/5, trưa 1/5và chiều 3/5. Quản lý chăm sóc Cách cho ăn: Lòng đỏ trứng gà luộc chín, bóp nhuyễn, hòa tan trong nước và rải đều quanh ao nơi đặt chà.Thức ăn chế biến được nấu chín và bóp nhuyễn hòa tan trong nước. Khi cho ăn rải quanh ao và khi cá được 8 ngày tuổi vò thành viên rải nơi đặt chà. Kiểm tra hoạt động của cá và ao nuôi: Cá thường có tập tính sống ẩn nấp thành từng nhóm nơi đặt chà. Sau khi ương 4 tuần tuổi cá bắt đầu ngoi lên mặt nước thở khí trời. Nếu quan sát thấy cá nổi trên mặt nước, vớt bỏ và tiến hành xử lý ao nuôi. Màu nước ao phải được theo dõi thường xuyên (màu đọt chuối là màu thích hợp cho ao nuôi), nếu ao ương bị nhiễm bẩn do tảo nở hoa phải tiến hành thay 1/3 nước mới. Khi bơm nước mới tránh làm xáo trộn ao nuôi. Sau khi ương 30 ngày cá đạt chiều dài 3-4 cm. Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của cá tùy thuộc vào chất lượng cá bột và chất lượng thức ăn cung cấp. Tỷ lệ này đạt cao nhất trong điều kiện cho cá ăn thức ăn là động vật sống. 16 Bảng 2.1. Tỷ lệ sống của cá thát lát sau 30 ngày ương (theo Nguyễn Thành Trung và ctv., 2000) Số TT Thức ăn Tỷ lệ sống (%) 1 Bón phân gây màu nước 23,6 ± 1,47 2 Thức ăn chế biến 45,7 ± 5,49 3 Động vật sống 77,3 ± 5,67 Thu hoạch và vận chuyển cá giống : Trước khi thu hoạch để tránh hao hụt và đảm bảo sức khỏe cho cá phải thực hiện luyện cá trước khi đánh bắt 5-7 ngày và lúc sáng sớm hoặc chiều mát.Việc đánh bắt cá cần thực hiện nhẹ nhàng. Cá sau khi đánh bắt được giữ trong bể hoặc giai, sau đó được tấm trong nước muối nồng độ 2-3 % thời gian 15-20 phút. Vận chuyển cá có thể bằng xô có sục khí, hoặc túi nilon bơm oxy (Nguyễn Thành Trung, Trần Ngọc Nguyên và ctv, 2005). 2.3 Một số kết quả ương cá Thát Lát Theo Dương Nhựt Long (2003), mật độ ương tốt nhất là 150-200 cá bột/m3. Trong quá trình ương sử dụng lòng đỏ trứng gà đã luộc chín kết hợp bột cá mịn và sửa đậu nành để cung cấp cho cá ương với khẩu phần dao động là 10- 30%/trọng lượng thân/ngày. Theo Nguyễn Thành Trung, Trần Ngọc Nguyên (2000), cá bột sau khi nở 3-4 ngày, noãn hoàng bắt đầu teo nhỏ lại, có thể vận chuyển cá bột đem đi ương, mật độ ương trên bể ximăng là 200 con/m2. Khi ương cá 3 ngày đầu (ngày thứ 5 đến thứ 7 sau khi nở) cho ăn bằng lòng đỏ trứng hoặc thức ăn chế biến bóp nhuyển, khi cá được 8 ngày tuổi cho ăn bằng thức ăn chế biến vò thành viên (đối với lô bố trí thức ăn chế biến), và trùn chỉ (đối với lô cho ăn thức ăn tươi sống), và bón phân (đối với lô thức ăn tự nhiên). Kết quả thí nghiệm cho thấy: thức ăn tươi sống cho tỷ lệ sống cao nhất 92%, kế đến là lô thức ăn chế biến, lô thức ăn tự nhiên cá có kích thước nhỏ nhất và tỷ sống thấp nhất. Theo tác giả có thể do lượng thức ăn tự nhiên trong thí nghiệm không đủ cho nhu cầu thức ăn của cá. Cá bột khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài có thể ăn được thức ăn tươi sống như: trứng nước, trùn chỉ, thức ăn tự nhiên (phiêu sinh vật), 17 thức ăn chế biến có hàm lượng Protein 30%, hay ăn cám mịn, bột cá, lòng đỏ trứng. Trong thời gian ương trên bể, ban ngày cá có tập tính chui rúc vào các góc tối trong bể như các ống gạch, dưới đáy đĩa đựng thức ăn, ban đêm cá mới bơi lội linh họat khắp bể. Sau 30 ngày cá đạt chiều dài 3-4cm/con, tỷ lệ sống đạt từ 40-50% nếu sử dụng thức ăn tự chế có hàm lượng đạm 30%, đạt từ 70-80% nếu sử dụng trùn chỉ làm thức ăn cho cá. Một số chỉ tiêu môi trường ương cá thát lát được theo dõi như sau: nhiệt độ dao động từ 26,6-32,70C; Oxy: 4,1-10 mg/l; pH nước: 7,3-7,5. Theo báo cáo các đợt chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá thát lát đến 12 tỉnh từ Đồng Bằng Sông Cửu Long đến Bình Định, tỷ lệ sống của cá ương đến 30 ngày tuổi chưa ổn định, nhất là khi sử dụng thức ăn chế biến để ương (Chi cục Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản Cần Thơ, 2001-2003). Thực tế sản xuất giống ở trại cá Thạnh Hòa (Phụng Hiệp- Hậu Giang) do Chi cục Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản Cần Thơ chịu trách nhiệm kỹ thuật, sản xuất cá bột đã ổn định, nhưng ương cá giống còn gặp nhiều khó khăn (Lê Ngọc Diện, 2004). Theo Nguyễn Văn Dẫn (2000- 2003), cá thát lát nuôi tứ cá bột đến 12 tháng tuổi đạt trọng lượng từ 80-120gam/con, tương đương chiều dài cơ thể 20- 25cm. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản cần Thơ (2004), cá thát lát sau khi nuôi 8 tháng từ cá bột, có thể đạt chiều dài 20- 22cm, trọng lượng 60-100gam/con. Theo báo cáo tổng hợp về Hội thảo Quốc Gia mở đầu dự án “Nuôi trồng Thủy sản các loài cá bản địa sông Mê Kông” tháng 10/2000, cá cườm (Notopterus chitala) là loài cùng giống với cá thát lát đã sinh sản nhân tạo thàng công từ năn 1999. Theo Lê Quang Nha (1999), cá bột cá cườm 5 ngày tuổi dù còn nõan hòang nhưng cá đã bắt mồi bên ngoài, từ ngày thứ 10 cá ăn được trùn chĩ. Theo Nguyễn Bá Cường và ctv, (2000), cá cườm sau khi nở 72 giờ có thể chuyển đi ương, mật độ ương là 400con/m2, thức ăn là phiêu sinh vật từ ngày thứ nhất, sau khi hết nõan hòang đến ngày thứ 7, từ ngày thứ 8 bắt đầu cho ăn 18 trùn chỉ đến ngày 30, sau 30 ngày ương cá đạt chiều dài bình quân từ 39-42cm, tỷ lệ sống đạt từ 73-84%. 2.4. Vài nét sơ lược về Artemia 2.4.1 Artemia Artemia là tên Latin của một loài giáp xác nhỏ chuyên sống ở vùng nước mặn có biên độ muối rộng (từ vài ‰ đến 250‰ như ở ruộng muối). Trong tự nhiên người ta thấy có sự xuất hiện của quần thể Artemia những đầm, hồ nước mặn. Artemia được biết đến vào những năm đầu thập niên 30 khi chúng được xác định là một loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho việc ương nuôi các giống loài thủy sản như tôm cá, nhuyễn thể. Nauplii (0.5 mm) Juveniles (3-5 mm) Pre-Adults (6-8 mm) Adults (9-12 mm) Hình 2.2. Nhu cầu sử dụng Artemia trong ương tôm cá Ở Việt Nam Artemia được du nhập từ đầu thập niên 80 dưới dạng bào xác để làm thức ăn cho tôm càng xanh. Sau dó nguồn giống này được sử dụng làm giống để muôi thử nghiệm trong phòng và thả nuôi trên ruộng muối Vĩnh Châu, Bạc Liêu, Cam Ranh, Phan Thiết…và hiện nay nó trở thành một đối tượng nuôi phổ biến kết hợp với nghề làm muối của diêm dân vùng ven biển Sóc Trăng, Bạc Liêu. 2.4.2 Vai trò của Artemia trong nuôi trồng thủy sản Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng Artemia là nguồn thức ăn tươi sống lí tưởng cho các loài ấu trùng cá và giáp xác (Seal,1933; Gorros, 1937; Rollefsen, 1939; Sorgeloos, 1980a; Lim et al, 2001 được trích bởi Nguyễn Văn Hòa, 2007). Theo Leger et al., 1986 chính nhờ vào khả năng tạo nên trứng nghỉ (hay còn gọi là trứng bào xác) mà Artemia trở thành sản phẩm thích hợp, là nguồn thức ăn rất tốt trong ương nuôi ấu trùng tôm cá. Trứng nghỉ 19 tồn tại quanh năm với khối lượng lớn ven bờ các vùng đầm, hồ nước mặn các vùng ruộng muối ở năm châu lục (Persoone và Sorgeloos, 1980 được trích bởi Nguyễn Văn Hòa, 2007). Sau khi thu họach và chế biến trứng nghỉ có thể được sử dụng bất cứ lúc nào theo yêu cầu bằng cách ấp nở chúng trong nước biển, sau 24 giờ, ấu trùng Artemia mới nở có thể dùng ngay làm thức ăn cho đa số ấu trùng các loài tôm cá. Ngoài ra Artemia tiền trưởng thành và trưởng thành (thành phần chính tạo nên là sinh khối), có giá trị dinh dưỡng cao hơn Artemia mới nở từ trứng (Sorgeloos, 1980; Naessens ctv., 1997; Wouters ctv., 1999 được trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hòa, 2007) và được sử dụng làm thức ăn phổ biến trong các trại giống, trại ương hoặc nuôi vỗ tôm cá bố mẹ. Artemia trưởng thành có giá trị dinh dưỡng rất cao (lớp vỏ giáp mỏng hơn 1µm), chiếm 60% lượng đạm và rất giàu amino acid tính trên trọng lượng khô. Thêm vào đó, Artemia còn chứa một lượng đáng kể về vitamin, kích dục tố, sắc tố, (Sorgeloos et al., 1987). Người ta khám phá rằng sử dụng sinh khối Artemia trưởng thành có thể gây phát dục cho tôm bố mẹ mà không cần cắt mắt (Sorgeloos, 1987; Tackaert và Sorgeloos, 1991 được trích bởi Nguyễn Văn Hòa, 2007). Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh việc sử dụng Artemia sinh khối để nuôi vỗ tôm cá bố mẹ đã kích thích sự thành thục của buồng trứng, gia tăng số lần đẻ và cải thiện chất lượng ấu trùng (Browdy el al., 1989; Naessens et al., 1997; Wouter et al., 1999a theo trích dẫn của Wouter et al., 2001 được trích bởi nguyễn Văn Hòa, 2007). Sinh khối Artemia còn được sử dụng để làm thành phần hoặc chất kích thích trong thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm cá (Leger et al., 1986). Tuy nhiên, khá phổ biến là vịêc sử dụng hòan tòan sinh khối đông lạnh Artemia để thay thế cho ấu trùng Artemia mới nở trong sản xuất giống tôm he Marsupenaeus japonicus (Guimares và De Hass, 1985 theo Leger et al., 1986 được trích bởi Nguyễn Văn Hòa, 2007), các tác giả này đã nêu lên rằng để sản xuất một trịêu con tôm he giống chỉ cần khỏang 1,8 kg bột sinh khối Artemia. 20 Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Vât liệu nghiên cứu Cá giống: cá Thát Lát Còm thí nghiệm là cá hương 21 ngày tuổi được mua từ các trại giống ở Hậu Giang (do trường ĐHCT cung cấp). Con giống có khối lượng ban đầu là 0,45±0,18g và chiều dài 4,16±0,41cm. Hình 3.1.Cá hương Thát Lát còm. Thức ăn: Artemia sinh khối tươi sống và đông lạnh được thu trực tiếp từ các ao nuôi tại khu trại Thực nghiệm Vĩnh Châu, cá biển (cá tạp) được mua ở chợ địa phương. Hình 3.2. Artemia sinh khối tươi sống 21 Xô nhựa 60 lít (15 cái), máy đo pH, oxy, nhiệt độ, bộ test kid: NO2-, NH4+, cân điện tử, thước đo, nguồn nước giếng. Hóa chất xử lý nước: EDTA, chlorine, thuốc thử Chlor và một số trang thiết bị khác. Hình 3.3 Một số thiết bị thí nghiệm Hình 3.3 Một số thiết bị thí nghiệm 3.2.Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí gồm 15 xô nhựa (60 lít/xô) chứa 30 lít nước. Bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lọai thức ăn khác nhau, tương ứng với 5 nghiệm thức (NT) và 3 lần lập lại. Mật độ thả giống cá Thát Lát Còm là 1con/lít. Các thí nghiệm được bố trí như sau: Nghiệm thức I (NT I): Artemia sinh khối tươi sống. Nghiệm thức II (NT II): Artemia đông lạnh. Nghiệm thức III (NT III): 50% cá tạp + %0% Artemia sinh khối tươi sống. Nghiệm thức IV (NT IV): 50% cá tạp + %0% Artemia sinh khối đông lạnh. Nghiệm thức V (NT V): cá tạp (cá biển) là nghiệm thức đối chứng. Hình 3.3. Một số thiết bị thí nghiệm 22 Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: 11 12 13 14 15 NT II NT V NT V NT I NT III 6 7 8 9 10 NT IV NT I NT II NT II NT IV 1 2 3 4 5 NT IV NT III NT I NT III NT V 3.2.2.Chăm sóc và quản lý Hàng ngày cho cá ăn với khẩu phần từ 10 – 30 % trọng lượng thân tùy theo nhu cầu của cá. Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần: sáng 8h và chiều 17h. Theo dõi và ghi nhận về hoạt động ăn, bơi lội, bắt mồi của cá, số cá chết. Thức ăn thừa, phân cá được si phon hàng ngày. 3.2.3. Phương pháp thu và phân tích mẫu Khi bố trí thí nghiệm cá được xác định trọng lượng bằng cách cân, đo ngẫu nhiên 30 con ban đầu. Hình 3.4 Đo chiều dài cá thí nghiệm 23 Định kỳ kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá bằng cách cân 10 con cá /xô. Khi kết thúc thí nghiệm cá được cân, đo từng con để xác định mức độ sinh trưởng của cá ở từng nghiệm thức. Các yếu tố thủy lý hóa như: Nhiệt độ, pH được đo bằng máy đo nhiệt độ và pH (2 lần/ngày lúc 7h và 14h), oxy hòa tan được đo bằng máy đo oxy (1 lần/ngày lúc 7h). NO2- và NH4+ được kiểm tra định kỳ 3 ngày/lần bằng bộ test kid. 3.3 Các công thức tính toán và phương pháp xử lí số liệu Các công thức tính tóan Tỷ lệ sống Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate - SGR) Trong đó: Wf: khối lượng cuối Wi: khối lượng đầu T: thời gian nuôi Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily weight gain - DWG) Phương pháp xử lí số liệu Số liệu được tính theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của 3 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức với chương trình Microsoft Exel và xử lí thống kê (ANOVA một nhân tố và phép thử Turkey (HSD) bằng chương trình Statistica 5.0) Tỷ lệ sống = Số cá thể cuối Số cá thể đầu x 100 SGR (%/ngày) = LnWf - LnWi T x 100 DWG (g/ngày) = Wf - Wi T 24 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1.Các yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, pH, Oxy hòa tan, NO2-, NH4+ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của động vật thủy sản. Vì vậy việc theo dõi các yếu tố này là hết sức cần thiết để đánh giá chính xác ảnh hưởng của thức ăn lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá. 4.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ được ghi nhận trong quá trình thí nghiệm ương cá Thát Lát Còm từ hương lên giống tại Trại thực nghiệm Vĩnh Châu – Sóc Trăng cho thấy nhiệt độ trung bình ở các nghiệm thức biến động từ 27,6 – 28,5 oC (Bảng 1). Dao động nhiệt độ trong ngày không vượt quá 1oC và nằm trong khoảng thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển (Dương Nhựt Long, 2003). Theo Boyd (1998) cho rằng cá nhiệt đới tăng trọng tốt nhất ở nhiệt độ từ 25 – 32 oC. Trong quá trình ương cá thấy không có sự khác biệt về nhiệt độ ở các nghiệm thức. Bảng 4.1 Yếu tố thủy lý trong xô ương cá Thát Lát Còm Nghiệm thức Nhiệt độ sáng (oC) Nhiệt độ chiều (oC) NT I 27,6 ± 0,0 28,4 ± 0,0 NT II 27,7 ± 0,2 28,4 ± 0,0 NT III 27,6 ± 0,0 28,5 ± 0,1 NT IV 27,6 ± 0,0 28,4 ± 0,1 NT V 27,6 ± 0,0 28,3 ± 0,3 Ghi chú:Các giá trị được ghi trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. 4.1.2 pH pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đến đời sống cùa thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, dinh dưỡng và sinh sản. Theo Boyd (1998) thì pH nước thích hợp cho sự phát triển của cá trong khoảng từ 6,5 – 9. pH thấp hay quá cao cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sinh sản của cá. 25 Trong suốt quá trình ương, kết quả cho thấy sự biến động pH trung bình ở các nghiệm thức tương đối ổn định và dao động từ 7.84 - 7.97 (Bảng 2), mức pH này do nguồn nước cấp cho bể quyết định và nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. Bảng 4. 2 Các yếu tố thủy hóa trong xô ương cá Thát Lát Còm Nghiệm thức pH (Sáng) pH (Chiều) Oxy (ppm) (Sáng) NH4+ (mg/l) NO2- (mg/l) NT I 7,85 ± 0,01 7,98 ± 0,01 5,2 ± 0,0 0,5 - 5 0,5 - 5 NT II 7,84 ± 0,02 7,97 ± 0,02 5,2 ± 0,1 0,5 - 5 0,5 - 5 NT III 7,84 ± 0,00 7,97 ± 0,01 5,2 ± 0,0 0,5 - 5 0,5 - 5 NT IV 7,84 ± 0,00 7,97 ± 0,01 5,2 ± 0,0 0,5 - 5 0,5 - 5 NT V 7,84 ± 0,02 7,97 ± 0,02 5,2 ± 0,1 0,5 - 5 0,5 - 5 Ghi chú:Các giá trị pH, oxy được ghi trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. 4.1.3 Oxy hòa tan Trong suốt thời gian thí nghiệm oxy được cấp chủ yếu là từ máy sục khí oxy nên hàm lượng oxy trung bình ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa và nằm trong khoảng 5 ppm vào buổi sáng (Bảng 2). Theo Swingle (1969) trích bởi Trương Quốc Phú (2006) thì hàm lượng oxy hòa tan lý tưởng cho tôm cá là > 5ppm. Vì vậy oxy trong thí nghiệm này rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Thát Lát Còm. 4.1.4 NH4+ NH4+ được tạo thành bởi sự hòa tan NH3 trong nước. NH3 có trong thủy vực do quá trình phân hủy các protein, xác bã động vật phù du, sản phẩm bài tiết của thủy sinh vật hay từ phân bón vô cơ, hữu cơ. NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion NH4+ không độc là nguồn dinh dưỡng tốt mà thủy sinh vật dễ hấp thu nhất tạo nên các hợp chất hữu cơ trong thủy vực. Tỷ lệ khí NH3 và NH4+ trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của nước. Khi nhiệt độ và pH của nước gia tăng, hàm lượng NH3 trong nước sẽ gia tăng và ngược lại. NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH- 26 NH4+ trong nước rất cần thiết cho sự phát triển của sinh vật làm thức ăn tự nhiên nhưng nếu hàm lượng quá cao sẽ làm thực vật phù du phát triển quá mức không có lợi cho cá. Theo Boyd (1990) thì hàm lượng NH4+ thích hợp cho cá là 0.0 – 2 mg/l. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng NH4+ ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa và nằm trong khoảng 0.5 – 5 mg/l vượt khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. 4.1.5 NO2- NO2- có trong thủy vực là sản phẩm của quá trình Nitrite hóa hay phản Nitrate hóa. Là dạng đạm độc đối với thủy sinh vật, tác dụng độc của nó đối cá là chúng kết hợp với Hemoglobine trong máu hình thành Methemoglobine (làm cho máu cá có màu chocolate) ngăn cản việc oxy kết hợp với Hemoglobine hình thành Oxyhemoglobine làm cá chết ngạt. Theo Trương Quốc Phú (2006) thì hàm lượng NO2- thích hợp cho nuôi cá là < 1ppm. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng NO2- dao động từ 0.5 – 5 mg/l (Bảng 2). Đối với cá thí nghiệm sự biến động NO2- như vậy là quá cao so với khoảng thích hợp. Mặc dù NH4+ và NO2- trong bảng 2 là không thuận lợi cho cá nhưng theo dõi thực tế cho thấy cá vẫn tăng trưởng bình thường và không có phản ứng sốc, điều này có thể là do kết quả sai số từ Test-Kít và hơn nữa bể nuôi được thay nước hàng ngày cho nên cá không phải chịu đựng lâu với môi trường bất lợi. 4.2 Tăng trưởng của cá 4.2.1 Tăng trưởng về trọng lượng (khối lượng) Tăng trọng của cá theo thời gian nuôi được trình bày trong bảng 4.3. Bảng 4.3 Tăng trọng của cá theo thời gian nuôi (g) (TB ± ĐLC) NT 10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày NT I 1,01 ± 0,01b 2,96 ± 0,16c 4,28 ± 0,58c 7,45 ± 0,61c NT II 0,86 ± 0,04ab 2,57 ± 0,14cb 4,52 ± 0,36cd 7,77 ± 0,48c NT III 0,82 ± 0,14ab 2,2 ± 0,38b 3,71 ± 0,41cbd 5,39 ± 0,16b NT IV 0,81 ± 0,01ab 2,04 ± 0,02b 3,24 ± 0,25cb 5,6 ± 0,31b NT V 0,65 ± 0,13a 1,23 ± 0,16a 1,7 ± 0,3a 2,04 ± 0,35a Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có nghĩa thống kê ở mức p<0,05. Trọng lượng cá ban đầu thí nghiệm là như nhau (0,45 ± 0,18), ở 10 ngày đầu sau khi bố trí thí nghiệm (lần thu mẫu thứ nhất) tốc độ tăng trưởng của cá 27 đã thể hiện sự khác biệt về tăng trưởng. Cá cho ăn Artemia tươi sống có tăng trọng cao nhất (1,01 ± 0,01) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05) với nghiệm thức V (thức ăn cá tạp) tăng trọng thấp nhất (0,65 ± 0,13) nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 10 20 30 40Ngày T rọ n g lư ợ n g ( g ) TN I NT II NT V NT III NT IV Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng của cá về trọng lượng. Sự khác biệt về tăng trọng của cá với các loại các loại thức ăn trở nên rõ rệt từ sau ngày ương thứ 20 trở đi do cá bắt đầu quen với thức ăn (Artemia tươi sống, Artemia đông lạnh và cá tạp). Tăng trọng của cá có khuynh hướng tăng dần nhưng tốc độ tăng trọng nhanh nhất ở nghiệm thức có sử dụng Artemia và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05) so với nghiệm thức V (thức ăn cá tạp). Do Artemia là loại thức ăn tự nhiên giàu chất dinh dưỡng, hàm lượng protein cao phù hợp với tập tính dinh dưỡng của cá, đặc biệt là giai đọan cá giống nên khi cho cá ăn khả năng bắt mồi sẽ tốt hơn cá tạp. Giai đọan cá nhỏ khả năng bắt mồi rất kém con nào bắt mồi nhiều hơn thì tốc độ tăng trọng sẽ lớn hơn (Lê Thanh Hùng, 2008). Sang ngày ương thứ 30 tăng trưởng của cá có những bước chuyển biến. Sự khác biệt về tăng trọng của cá với các loại thức ăn đã thể hiện rõ hơn . Bốn nghiệm thức có sử dụng Artemia cho cá ăn đều có trọng lượng tăng gấp đôi so với nghiệm thức V (thức ăn cá tạp). Nghiệm thức II (Artemia đông lạnh) cho tăng trọng nhanh nhất, thấp nhất vẫn là nghiệm thức cho ăn bằng cá tạp (nghiệm thức V). Ở NTII sử dụng Artemia đông lạnh thì cho tăng trọng nhanh 28 nhất có lẽ vì đối với Artemia còn sống, cá mất năng lượng để rượt mồi hơn là Artemia đông lạnh. Sau 40 ngày ương cá đạt trọng lượng trung bình từ (2,04 – 7,77g). Khối lượng của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn Artemia tươi sống (7,45± 0,61) và Artemia đông lạnh (7,77± 0,48) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức sử dụng thức ăn cá tạp (nghiệm thức V) và thức ăn kết hợp (50% Artemia + 50% Cá tạp). Cho cá ăn hoàn toàn bằng Atemia thì tăng trưởng đạt cao nhất. Nguyên nhân là do Artemia là loại thức ăn tự nhiên, thành phần dinh dưỡng rất cao. Theo Sorgeloos et al.,(1996), hàm lượng protein trong sinh khối Artemia hầu như không biến động lớn giữa sinh khối được nuôi thâm canh trong bể (49,7 – 62,5%) và sinh khối nuôi ngoài tự nhiên (50,2 – 69,0%) nên rất phù hợp với tập tính dinh dưỡng của cá ở giai đoạn ương giống. Bảng 4.4. Tốc độ tăng trọng ngày (DWG), tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR). (TB ± ĐLC) NT I II III IV V DWG (g/ngày) 0,18 ± 0,01c 0,18 ± 0,01c 0,12 ± 0,00b 0,13 ± 0,01b 0,04 ± 0,01a SGR (%/ngày) 7,05 ± 0,16c 7,12 ± 0,16c 6,21 ± 0,08b 6,3 ± 0,14b 3,76 ± 0,46 a Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ( p< 0,05) Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), dao động từ (0,04g – 0,18g/ngày). Ở các nghiệm thức sử dụng Artemia tươi sống và Artemia đông lạnh cho tốc độ tăng trọng cao nhất (0,18 ± 0,01 g/ngày). Thấp nhất là nghiệm thức cho ăn bằng cá tạp (0,04 ± 0,01g/ngày). Tốc độ tăng trọng ở nghiệm thức kết hợp giữa Artemia và cá tạp cao hơn tốc độ tăng trọng của cá cho ăn bằng cá tạp nhưng vẫn thấp hơn nghiệm thức cho ăn độc lập Artemia. Đối với tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) giữa 5 nghiệm thức thức ăn cho thấy có sự khác biệt với nhau. Tăng trưởng tương đối nhanh nhất là nghiệm thức Artemia đông lạnh 7,12 ± 0,16 (%/ngày) bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng chậm nhất là nghiệm thức cá tạp 3,76 ± 0,46 (%/ngày) (bảng 4.4) Theo Phạm Thanh Hùng (2007), khi ương cá Thát Lát Còm bằng Moina, Trùn chỉ và thức ăn công nghiệp (32% đạm) trong bể ximăng (4m2 x 1m) với mật độ 1con/lít thì cho kết quả là: cá ăn thức ăn tươi sống (Moina, trùn chỉ) có 29 tốc độ tăng trưởng cao hơn (171,9±21,4 mg/ngày) khi cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp (81,1±14,2 mg/ngày). Kết quả này khá tương đồng với NTI và II. Một nghiên cứu khác của Trần Thị Thanh Hiền (2007), khi ương cá Thát Lát còm 20 ngày tuổi trong bể nhựa có thể tích 20 lít/bể, nuớc chảy tràn, có sục khí và đặt giá thể, cho ăn bằng các loại thức ăn khác nhau cá xay, thức ăn chế biến, cá xay + thức ăn chế biến, trùn chỉ + thức ăn chế biến, trùn chỉ. Thì tốc độ tăng trọng cao nhất là khi ương cá bằng trùn chỉ (37±1,7 mg/ngày), kế tiếp là trùn chỉ + thức ăn chế biến (32±2,9 mg/ngày). Tốc độ tăng trưởng này khá thấp so với kết quả sử dụng Artemia độc lập hoặc kết hợp trong nghiên cứu này. Thí nghiệm của Trần Thị Thanh Hiền (2007) cũng chứng minh rằng ương cá thát lát còm bằng thức ăn chế biến, cá xay + thức ăn chế biến không mang lại hiệu quả cao. 4.2.2 Tăng trưởng về chiều dài 0 2 4 6 8 10 12 NT I NT II NT III NT IV NT V Nghiệm thức C h iề u d ài ( cm ) Hình 4.2 Tốc độ tăng trưởng của cá về chiều dài. Tương tự như tăng trưởng về khối lượng, tăng trưởng về chiều dài của cá đạt từ 7,3 – 10,85 cm. Chiều dài của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức II cho ăn hoàn toàn bằng Artemia đông lạnh (10,85 ± 0,38 cm), thấp nhất ở nghiệm thức (nghiệm thức đối chứng) cho ăn bằng cá tạp (7,3 ± 0,63 cm). Các nghiệm thức cho ăn bằng Artemia độclập có tốc độ tăng trưởng về chiều dài cao hơn các nghiệm thức kết hợp. 30 Bảng 4.5 Chiều dài đầu (Li), chiều dài cuối (Lf), tốc độ tăng trưởng về chiều dài (DLG) (TB ± ĐLC) Nghiệm thức Li (cm) Lf (cm) DLG (cm/ngày) NT I 4,16 ± 0,41 10,65 ± 0,51b 0,16 ± 0,01b NT II 4,16 ± 0,41 10,85 ± 0,38b 0,17 ± 0,01b NT III 4,16 ± 0,41 9,96 ± 0,07b 0,12 ± 0,00b NT IV 4,16 ± 0,41 9,86 ± 0,53b 0,13 ± 0,01b NT V 4,16 ± 0,41 7,3 ± 0,63a 0,08 ± 0,02a Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ( p< 0,05). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài/ngày (DLG) của cá rất khác nhau tùy theo nghiệm thức thí nghiệm. DLG đạt từ 0,08-0,17cm/ngày. Ở các nghiệm thức cho ăn bằng Artemia hoàn toàn, tăng trưởng về chiều dài của cá đạt cao nhất nghiệm thức II (0,17± 0,01cm/ngày), kế đến là nghiệm thức I (0,16± 0,01 cm/ngày). Ở các nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn kết hợp (50% Artemia + 50% Cá tạp) thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá là 0,13±0,01 cm/ngày, và thấp nhất là nghiệm thức cho ăn bằng cá tạp 0,08±0,02 cm/ngày. So sánh với kết quả về ương cá Thát Lát Còm (Trần Thị Thanh Hiền, 2007) thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài ở thí nghiệm này tương đương. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng Phân tích mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng (Hình 4.2) cho thấy phương trình tương quan đã chứng minh giữa trọng lượng và chiều dài có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, hệ số tương quan R2 = 0,9512 gần bằng 1 và mối tương quan này tỷ lệ thuận với nhau dù nhanh hay chậm thì vẫn tăng. Nhìn chung sự tăng trưởng về trọng lượng có sự khác biệt lớn giữa 5 nghiệm thức. Còn chiều dài chỉ có nghiệm thức V (cá tạp) là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05) so với 4 nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, khả năng tăng trọng về trọng lượng và chiều dài của thức ăn Artemia đông lạnh (NT II) là nhanh nhất (7,77 ± 0,48 g) tương ứng với chiều dài (10,85 ± 0,38 cm) và thấp nhất là thức ăn cá tạp (NT V) với trọng lượng (2,04 ± 0,35 g) và chiều dài (7,3 ± 0,63 cm). 31 Hình 4.3 Phương trình tương quan giữa chiều dài và trọng lượng Hình 4.3. Phương trình tương quan giữa chiều dài và trọng lượng. 4.3 Tỷ lệ sống 0 20 40 60 80 100 NT I NT II NT III NT IV NT V Nghiệm thức T ỷ lệ s ố n g ( % ) Hình 4.4 Tỷ lệ sống của cá sau 40 ngày ương Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng y = 5.8605x0.3029 R2 = 0.9512 0 2 4 6 8 10 12 0 2 4 6 8 10 Trọng lượng (g) C hi ều d ài ( cm ) 32 Sau 40 ngày ương cho thấy tỷ lệ sống dao động từ 57,78-73,33% (Hình 4.4, bảng 4.6). Cao nhất ở NT I (73,33%), thấp nhất ở NT V (57,78%). Tuy nhiên sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) do có sự biến động lớn giữa các lặp lại trọng cùng một nghiệm thức. NT I có tỷ lệ sống cao nhất là do cá được cho ăn bằng Artemia tươi sống, thức ăn này phù hợp với đặc điểm sinh học của cá. Từ những ngày đầu chuyển đổi thức ăn từ trùn chỉ sang Artemia cá bắt mồi mạnh hơn so với các nghiệm thức còn lại, NT V từ lúc chuyển mồi sang thức ăn cá tạp, cá hầu như bắt mồi yếu, trở về sau cá bắt mồi mạnh hơn nhưng không mạnh bằng các nghiệm thức khác. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Phú Hùng (2007), khi ương Thát Lát Còm trong bể ximăng 4m2 x 1m (mật độ 1 con/lít) bằng thức ăn tự nhiên (Moina, Trùn chỉ) thì cho tỷ lệ sống cao nhất (77-85%) so với các loại thức ăn khác. Một nghiên cứu khác của Trần Thị Thanh Hiền (2007), khi ương cá Thát Lát Còm 20 ngày tuổi trong bể nhựa 20 lít (mật độ 2,5con/lít) bằng thức ăn tự nhiên (Moina, Trùn chỉ) cũng cho tỷ lệ sống cao nhất (93,2%). Tuy nhiên với kết quả trong nghiên cứu này thì khi ương cá Thát Lát còm với các khẩu phần thức ăn có sự hiện diện của Artemia (Artemia tươi sống, Artemia đông lạnh, cá tạp, 50% Artemia tươi sống + 50% cá tạp, 50% Artemia đông lạnh + 50% cá tạp) thì dường như không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sống. Bảng 4.6 Tỷ lệ sống (%) (TB ± ĐLC) NT I II III IV V TLS (%) 73,33±8,22a 67,78±3,85a 67,78±1,92a 66,77±5,09a 57,78±13,33a Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ( p< 0,05) 4.4 Mức độ phân hóa kích cỡ Kết quả cho thấy NT I và II cho cá ăn bằng Artemia tươi sống và đông lạnh có sự phân hoá kích cỡ về trọng lượng (10-11 cỡ), chủ yếu tập trung vào cỡ cá có trọng lượng từ 6 – 10 g và chiếm tỷ lệ cao nhất là cỡ cá 8 – 9 g chiếm từ 20- 25 %. Bên cạnh cũng có cỡ cá 2 - 4 g và 12- 13 g nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp. 33 Hình 4.5 Mức độ phân hoá kích cỡ về trọng lượng của NT I Hình 4.6 Mức độ phân hoá kích cỡ về trọng lượng của NT II Ở NT III cá sử dụng thức ăn kết hợp (50% Artemia tươi sống + 50% cá tạp) nên cá tăng trọng thấp hơn nghiệm thức I, II . Sự phân hoá về kích cỡ khá lớn (13 cỡ) và có đầy đủ các kích cỡ nhưng tập trung chủ yếu vào cỡ cá có trọng lượng từ 3 – 6,5 g . Cá có sự phân hoá kích cỡ lớn là do cá sử dụng thức ăn không đồng đều. Variable: NT I, Distribution: Normal Chi-Square test = 5.76532, df = 4 (adjusted) , p = 0.21737 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Category (upper limits) 0 5 10 15 20 25 30 R el at iv e Fr eq ue nc y (% ) Variable: NT II, Distribution: Normal Chi-Square test = 2.35606, df = 4 (adjusted) , p = 0.67058 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Category (upper limits) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 R el at iv e Fr eq ue nc y (% ) 34 Hình 4.7 Mức độ phân hoá kích cỡ về trọng lượng của NT III Hình 4.8 Mức độ phân hoá kích cỡ về trọng lượng của NT IV Ở NT IV cá sử dụng thức ăn kết hợp (50% Artemia đông lạnh + 50% cá tạp) có sự phân hoá về kích cỡ rất lớn (17 cỡ) nhưng chủ yếu tập trung vào cá có trọng lượng 3 – 9 g, cá có kích cỡ từ 3 – 3,5 g và 5 – 5,5 g chiếm tỷ lệ cao nhất gần 12%. Cá có sự phân hoá kích cỡ lớn là do cá sử dụng thức ăn không đồng đều dẫn đến tăng trọng cũng khác nhau. Variable: NT III, Distribution: Normal Chi-Square test = 2.52194, df = 5 (adjusted) , p = 0.77319 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5 10.0 Category (upper limits) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 R el at iv e Fr eq ue nc y (% ) Variable: NT IV, Distribution: Normal Chi-Square test = 6.71175, df = 6 (adjusted) , p = 0.34833 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5 10.0 Category (upper limits) 0 2 4 6 8 10 12 14 R el at iv e Fr eq ue nc y (% ) 35 Hình 4.9 Mức độ phân hoá kích cỡ về trọng lượng của NT V Ở nghiệm thức V cho cá ăn bằng cá tạp ít thể hiện tính phân hoá về kích cỡ, mặc dù tăng trọng thấp nhất nhưng cá ở nghiệm thức này khá đồng đều và tập trung ở cỡ cá có kích thước nhỏ. Qua kết quả của 5 nghiệm thức cho thấy, ở các nghiệm thức sử dụng các loại thức ăn khác nhau thể hiện tính phân hoá kích cỡ cũng khác nhau. Từ đó cho thấy trong quá trình ương nuôi phải phân cỡ và cho ăn thỏa mãn để hạn chế tối đa hiện tượng phân hoá kích cỡ (Qin Jian Guang et al., 1996 được trích bởi Trần Thị Thanh Hiền, 2007). Từ những kết quả trên cho thấy Artemia là loại thức ăn ưa thích của cá thát lát còm. Khi ương cá bằng Artemia cho tăng trọng và tỷ lệ sống cao nhất. Vì vậy, nếu kết hợp ương cá thát lát trong mùa sản xuất trứng bào xác và sinh khối Artemia thì có thể tận dụng được nguồn sản phẩm dư thừa từ ao nuôi (Artemia tươi sống và đông lạnh) để ương cá. Và nếu không phải là mùa sản xuất trứng bào xác và Artemia sinh khối, khi ương cá thát lát nên sử dụng thức ăn là 50% Artemia sinh khối đông lạnh + 50% cá tạp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Variable: NT V, Distribution: Normal Chi-Square test = 3.81772, df = 3 (adjusted) , p = 0.28183 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 Category (upper limits) 0 5 10 15 20 25 R el at iv e Fr eq ue nc y (% ) 36 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Artemia chứng tỏ là một loại thức ăn tốt cho cá thát lát còm. Ương cá thát lát còm bằng Artemia đông lạnh (NTII) thì tốc độ tăng trọng (DWG) đạt cao nhất (0,17g/ngày), kế tiếp là Artemia tươi sống (NTI) (0,16g/ngày) và cho ăn cá tạp (NTV) có tốc độ tăng trọng thấp nhất (0,08g/ngày). Trong khi đó sử dụng Artemia (tươi sống và đông lạnh) kết hợp với cá tạp cho tăng trọng không khác biệt lớn (0,12 g/ngày và 0,13 g/ngày). Ương cá Thát Lát còm bằng các loại sinh khối Artemia cho cá tăng trọng và tỷ lệ sống cao nhất. Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm tương đối cao 57,78-73,33%, đồng thời không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Vì vậy ương cá với các loại thức ăn khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Cá tạp không phải là thức ăn ưa thích của cá Thát Lát còm (giai đoạn hương lên giống). 5.2. Đề xuất Nên tiến hành lại thí nghiệm với hệ thống nước chảy tràn để so sánh với hệ thống thay nước hàng ngày. Nếu có điều kiện tiến hành lại thí nghiệm ở vùng nước ngọt để so sánh các chỉ tiêu môi trường ở vùng nuớc lợ (Vĩnh Châu – Sóc Trăng). 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thủy sản, 2007. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2007 và biện pháp thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2008. 2. Chi cục BV&PTNL Thủy sản Cần Thơ (2001-2003) báo cáo các đợt chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo cá thát lát đến 12 tỉnh ĐBSCL và Bình Định. 3. Dương Nhựt Long, 2004. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa thủy sản _ trường ĐHCT. 4. Leger, p., D.A. Bengston, K.I. Simposon and P. Sorgeloos (1986): The use and nutritional value of Aartemia as food source. Oceanogr. Mar.Biol. Ann.Rev. 24: 521-623. 5. Lê Ngọc Diện, 2004. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và hàm lượng protein trong thức ăn viên lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thát lát (Notopterus notopterus) giai đọan ương giống và nuôi thương phẩm. Luận vă thạc sĩ khoa học. 51 trang. 6. Lê Quang Nha, 1999. Tóm tắt kết quả nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá còm Notopterus chitala tại Bến Tre. Báo cáo Hội thảo Quốc gia mở đầu dự án “Nuôi trồng thủy sản các loài cà bản địa Sông MêKông, 2000). Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II.TP Hồ Chí Minh. tr. 38-39. 7. Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp. Thành Phố Hồ Chí Minh. 299 trang. 8. Nguyễn Bá Cường et al, 2000. Bước đầu nghiên cứu sản xuất gống cá còm Notopterus chitala Hamilton.phòng Nông Nghiệp & PTNT Thốt Nốt, Phòng Công Thương, Khoa học Huyện Thốt Nốt. 36 tr. 9. Nguyễn Chung, 2006. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá Nàng Hai.Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. 10. Nguyễn Thành Trung, Trần Ngọc Nguyên et.al, 2005. Quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá thát lát (Notopterus notopterus Pallas, 1767). Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Hòa, 2007. Artemia_ Nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. 38 12. Phạm Phú Hùng, 2007. Nghiên cứu biện pháp sản xuất giống cá Thát Lát Còm (Chitala chitala). Luận văn thạc sỹ Đại Học Cần Thơ. 13. Sorgeloos (editor), Dhont, J and Levens, P, 1996. Tank production and use of ongrown Artemia. In: Manual on the Production and use of life food for Aquaculture Lavens, P.and Sorgeloos; P., Fao Fisheries technical, 1996, paper No.361, Rome, Italy. 14. Sorgeloos, P., Bengtson, D.A., Decleir, W., Jaspers. E. (Eds.).1887. Artemia Reseach and its Applications. Ecology, culturing, Use in Aquaculture, vol.3.Universa Press, Wetteren, Belgium, pp. 201-213. 15. Theo Nguyễn Văn Dẫn, 2000,2003.Báo cao kết quả nuôi cá thát lát thịt ở huyện Thốt Nốt, cần Thơ. 16. Trần Hữu Lễ, Nguyễn Văn Hòa, và Dương Thị Mỹ Hận, 2008. Nghiên cứu sử dụng sinh khối artemia sống để ương cá chẽm. Tạp chí khoa học, 2: 106 - 11. 17. Trần Ngọc Nguyên, Nguyễn Thành Trung và ctv, 2000. Nghiên cứu sinh sản cá thát lát Notopterus notopterus Pallas. Báo cáo khoa học. Chi cục BV&PTNL Thuỷ sản Cần Thơ. Sở Nông Nghiệp và PTNT, Sở Khoa học – Công nghệ - Môi trường cần Thơ. 18. Trần Thị Thanh Hiền, 2007. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và khả năng sử dụng thức ăn chế biến để ương cá Thát lát còm (Notopterus chitala) từ bột lên giống. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. 19. Trương Quốc Phú, 2006. Quản lý chất lượng nước. Khoa Thủy Sản. Đại Học Cần Thơ. 20. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định lọai cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.tr.34. 39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_lh_phuc_5717.pdf