Vai trò của nhân tố đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Một trong những phát hiện vĩ đại của Mác và Ăng-ghen là đã sớm biết tách riêng giai cấp vô sản ra đời từ khối quần chúng bị áp bức, phát hiện ra vị trí đặc biệt và những xu hướng lịch sử của nó. Từ đó, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và chỉ ra những hình thức và phương pháp thực hiện sứ mệnh đó. Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những vấn đề chủ yếu nhất của giai cấp chủ nghĩa Mác – Lênin. Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình thì trong những nhân tố chủ quan việc thành lập Đảng cộng sản là nhân tố giữ vai trò quyết định nhất bảo đảm cho giai cấp công nhân hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình. Có thể nói: “Đảng cộng sản ra đời là một tất yếu đối với việc hoàn thành sứ mẹnh lịch sử của giai cấp công nhân”. Bởi vì: Thứ nhất: Trong thực tế lịch sử, phong trào công nhân chống giai cấp tư sản đã xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Mặc dù quy mô mở rộng nhưng ngày càng thất bại, khi chưa có Đảng lãnh đạo, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chỉ mang tính tự phát, rời rạc, chưa có tổ chức và hệ thống, chưa có lý luận dẫn đường. Khi Đảng cộng sản ra đời và trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, giai cấp công nhân mới chuyển mình từ đấu tranh tự phát lên tự giác, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trở thành điều kiện để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Nội dung Trang A. Lời mở đầu B. Nội dung I. Vấn đề con người trong tiết học Mác – Lênin 1. Một số quan niệm về con người trong triết học trước Mác 2. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về bước con người II. Vai trò của nhân tố đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay 1. Nhân tố con người là gì? 2. Vai trò a. Hạn chế trong việc phát triển nguồn lực con người b. Vai trò C. Kết luận

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của nhân tố đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM Một trong những phát hiện vĩ đại của Mác và Ăng-ghen là đã sớm biết tách riêng giai cấp vô sản ra đời từ khối quần chúng bị áp bức, phát hiện ra vị trí đặc biệt và những xu hướng lịch sử của nó. Từ đó, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và chỉ ra những hình thức và phương pháp thực hiện sứ mệnh đó. Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những vấn đề chủ yếu nhất của giai cấp chủ nghĩa Mác – Lênin. Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình thì trong những nhân tố chủ quan việc thành lập Đảng cộng sản là nhân tố giữ vai trò quyết định nhất bảo đảm cho giai cấp công nhân hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình. Có thể nói: “Đảng cộng sản ra đời là một tất yếu đối với việc hoàn thành sứ mẹnh lịch sử của giai cấp công nhân”. Bởi vì: Thứ nhất: Trong thực tế lịch sử, phong trào công nhân chống giai cấp tư sản đã xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Mặc dù quy mô mở rộng nhưng ngày càng thất bại, khi chưa có Đảng lãnh đạo, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chỉ mang tính tự phát, rời rạc, chưa có tổ chức và hệ thống, chưa có lý luận dẫn đường. Khi Đảng cộng sản ra đời và trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, giai cấp công nhân mới chuyển mình từ đấu tranh tự phát lên tự giác, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trở thành điều kiện để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Thứ hai: Đảng cộng sản sinh ra từ phong trào công nhân, Đảng cộng sản là bộ phận không thể tách rời của giai cấp công nhân, mục đích và lợi ích của Đảng và của giai cấp công nhân là thống nhất, không có Đảng cộng sản – hạt nhân chính trị của phong trào công nhân, bản thân giai cấp công nhân không thể trở thành lực lượng chính trị độc lập, cũng không thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng, hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình. Thứ ba: Đảng cộng sản ra đời là người đại diện chân chính cho lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích dân tộc trong phạm vi một nước, đồng thời cũng vì lợi ích chung của phong trào cộng sản và quốc tế. Chính vì vậy giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ra được cơ sở thống nhất tư tưởng và hành động, phát huy tư cách là người lãnh đạo trong đấu tranh chống áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội mới. Thứ tư: Đảng cộng sản ra đời – luôn là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân và của toàn xã hội. Sức mạnh để chiến thắng giai cấp tư sản và mọi kẻ thù khác không chỉ là ở số lượng và ở tinh thần chiến đấu của giai cấp công nhân mà chủ yếu là ở trình độ tổ chức và giác ngộ chính trị của nó. Điều đó được thực hiện tập trung ở chính Đảng – một tổ chức chính Đảng bao gồm những người ưu tú nhất, giác ngộ chính trị - xã hội cao, có tinh thần đấu tranh quyết liệt kiên quyết nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thứ năm: Đảng cộng sản ra đời, là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc. Trong những thời điểm lịch sử quan trọng, những quyết định đúng đắn của Đảng sẽ tạo điều kiện đưa cách mạng tiến lên thông qua hành động của bộ phận giai cấp công nhân. Có thể nói, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam cũng chỉ có thể thực hiện thắng lợi khi quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản việt nam được giữ vững và không ngừng tăng cường. Kỉ niệm này sinh của C.Mác vĩ đại, giai cấp công nhân toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục thực hiện lý tưởng cao đẹp của Người, xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam và góp phần xứng đáng vào quá trình thực hiện sứ mệnh của toàn thế giới của giai cấp công nhân. Đó là một trong những bài học hàng đầu của mọi thắng lợi của cách mạng nước ta trên thế kỷ qua. MỤC LỤC Nội dung Trang A. Lời mở đầu B. Nội dung I. Vấn đề con người trong tiết học Mác – Lênin 1. Một số quan niệm về con người trong triết học trước Mác 2. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về bước con người II. Vai trò của nhân tố đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay 1. Nhân tố con người là gì? 2. Vai trò a. Hạn chế trong việc phát triển nguồn lực con người b. Vai trò C. Kết luận A. LỜI MỞ ĐẦU Con người. Danh từ thiêng liêng thật gần gũi nhưng cũng rất bí ẩn với mỗi chúng ta. Con người sinh ra từ đâu? Ý nghĩa cuộc sống con người là gì? Con người có thực sự làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình hay không? Con người có thật sự hiểu biết về sự tồn tại của mình hay không? Đó là câu hỏi mà loài người đã bao công giải đáp từ hàng ngàn năm nay. Triết học Mác – Lênin đã dựa trên quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng đi sâu nghiên cứu về vấn đề con người, giải quyết các câu hỏi như: Con người là gì, nguồn gốc của con người, ý nghĩa của cuộc sống con người … Hiểu về chính mình con người sẽ giải thích được sự tồn tại của mình và hơn thế góp phần cải tạo cuộc sống cho xứng đáng với cuộc sống con người và làm chủ cuộc sống của mình. Ở Việt Nam công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã và đang đạt được những thành tựu to lớn. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Bởi vậy, để đẩy nhanh sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đưa sự phát triển cách mạng lớn lao đó đến thành công ở một nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu như nước ta, chúng ta không thể không phát triển con người Việt Nam. Một lần nữa ta có thể khẳng định tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của việc đề cao vai trò nhân tố con người trong nền kinh tế hiện nay. Qua đó, em đã chọn đề tài: “Vai trò của nhân tố con người trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay” cho bài tiểu luận triết học của mình. B. NỘI DUNG I. Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin 1. Một số quan niệm về con người trong triết học trước Mác Vấn đề con người, theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ nội dung nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Vấn đề con người là nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng. a. Trong triết học phương Đông Các trường phái triết học tôn giáo phương Đông nhận thức về con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Trong triết học phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất và tinh thần), “cuộc sống vĩnh cửu” là ở cõi niết bàn còn theo quan niệm Nho giáo và lão giáo, triết học cũng giải thích nguồn gốc con người hoặc từ một đáng thần linh tối cao, hoặc từ một lực lượng siêu nhiên thần bí. Ngoài ra, triết học phương Đông còn có một số quan niệm nữa như của Tuân Tử, Lão tử, … bàn về nguồn gốc và bản chất con người. Nhìn chung triết học Phương Đông đã biểu hiện tính đa dạng, phong phú, thiên về con người trong mối quan hệ chính trị đạo đức, con người đó biểu hiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính duy vật chất phác trong quan hệ với tự nhiên, xã hội và tư duy. b. Trong triết học phương Tây trong nước Thời cổ đại, quan niệm về con người còn tương đối tuy tâm và chất phác. Triết học Hy Lạp cổ đại xem con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Đến triết học thời cận đại, thời kỳ phục hưng lại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý trình của con người. Tuy vậy, để nhận thức được đầy đủ bản chất con người cả về mặt sinh học và mặt xã hội thì chưa trường phái nào đạt được. Con người mới chỉ được nhấn mạnh mặt cá thể, xem nhẹ mặt xã hội. Triết học cổ điển Đức với những đại biểu như Cantơ, Heeghen đã phát triển quan niệm về con người theo khuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm. Heeghen, thông qua sự vận động của “ý niệm tuyệt đối”, đã cho rằng con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”. Sau đó, Phoi ơ bắc đã đạt tới chủ nghĩa duy vật và phê phán chủ nghĩa duy tâm của Heeghen. Phoiơbắc đề cao vai trò trí tuệ của con người với tính cách là những cá thể người. Tuy vậy, Phoiơ bắc đã không thấy được bản chất xã hội trong đời sống con người, tách con người ra khỏi những điều kiện lịch sử cụ thể. Con người mà phoiơ-bắc quan niệm là con người phi lịch sử, phi giai cấp và trừu tượng. Như vậy, trong triết học trước Mác, các quan niệm về con người dù đứng trên nền tảng là thế giới duy tâm, nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình đều đã không phản ánh được đúng bản chất con người. Tuy vật đó là những tiền đề cần thiết cho việc hình thành tư tưởng về con người của triết học Mác – Lê nin. 2. Quan niệm của triết học Mác –Lê nin về bản chất con người Triết học Mác – Lê nin dựa trên cơ sở duy vật biện chứng đã giải thích cặn kẽ về bản chất của con người. Theo đó, con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội, con người là tổng hóa các mối quan hệ xã hội và con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. a. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội C. Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, mặt sinh học khi xem xét con người với tư cách là những cá nhân sống. Vì vậy, Mác viết: “Điều cụ thể đầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của giới tự nhiên. Tuy nhiên, C. Mác không thừa nhận quan điểm cho rằng: “Cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinh học, là bản năng sinh vật của con người. Con người vốn là một sinh vật nhưng lại phân biệt với các sinh vật khác. Vậy con người khác động vật ở chỗ nào? Triết học Mác nhìn vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét bản chất không phải một cách chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực, cụ thể của nó, trong quá trình phát triển của nó. “Có thể phân biệt con người với sức vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể con người quy định”. Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Bên cạnh đó, con người còn mang tính xã hội và loài người chính là “xã hội người”. Con người có tính xã hội trước hết bởi bản thân hoạt động sản xuất của con người mang tính xã hội. Trong hoạt động sản xuất, con người không thể tách khỏi xã hội. Hoạt động của con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả xã hội. Tính xã hội của con người thể hiện ở hoạt động và giao tiếp xã hội. Hoạt động của con người không phải hoạt động theo bản năng như động vật mà là hoạt động có ý thức. Nói tóm lại, con người khác con vật về bản chất ở cả ba mặt: quan hệ với thiên nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với bản thân. Cả 3 mối quan hệ đó đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát nhất trong mọi hoạt động của con người. b. Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội Khi C. Mác nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”, thì ta hiểu những quan hệ ấy thể hiện trong toàn bộ hoạt động cụ thể của con người. Không có con người trừu tượng mà chỉ có những con người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định, một thời đại nhất định trong những điều kiện lịch sử nhất định, nghĩa là những con người cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức. Chỉ trong toàn bộ những quan hệ xã hội cụ thể đó, con người mới bộc lộ ra thực hiện được bản chất thật sự của mình. Con người không chỉ có bản năng sinh vật học, mà còn có bản năng xã hội. Cái bản năng xã hội bắt đầu nhen nhóm trong những tập đoàn động vật, đặc biệt là tập đoàn khỉ, nó tạo nên tính xã hội của những động vậy ấy. Song bản năng xã hội của con người là bản năng có ý thức. Như vậy, trong bản chất con người hiện thực mặt sinh học không tách rời mặt xã hội và bị chi phối bởi tổng hóa các quan hệ xã hội. c. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử Trước hết, cần khẳng định rằng: Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy con người chính là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh không dừng lại ở đó, con người luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. Với tư cách là một thực thể xã hội, con người thông qua hoạt động của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo thế giới tự nhiên theo mục đích của mình. Đó là với tự nhiên còn với lịch sử, cũng chính là con người làm nên lịch sử của mình. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội, không có hoạt động của con người (tức không có con người) thì không có tồn tại quy luật xã hội và do vậy, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người. Như vậy, với vai trò là sản phẩm và là chủ thể của lịch sử, con người cần phải thay đổi theo hướng tích cực nếu muốn tạo nên tác động tốt đối với hoàn cảnh lịch sử. Đồng thời, con người cũng sẽ chịu những phản hồi tương ứng của lịch sử. Đó chính là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh lịch sử trong triết học Mác – Lênin. II. Vai tró của nhân tố con người đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay 1. Nhân tố con người là gì: Nhân tố con người là một khái niệm rộng, bao gồm những nhân tố, những tiêu chí nói lên vai trò của con người với tư cách là chủ thể của các quan hệ xã hội trong sự nghiệp xã hội xã hội chủ nghĩa. 2. Vai trò của nhân tố con người đối với việc phát triển kinh tế a. Hạn chế trong việc phát triển nguồn lực con người ở nước ta hiện nay: Cho đến nay, Việt Nam vẫn thuộc lại những nước nghèo nhất trên thế giới, nền kinh tế vẫn ở tình trạng lạc hậu, còn mang tính chất tự cấp tự túc, lạm phát còn ở mức cao, sản xuất chưa ổn định, lao động thất nghiệp hoặc không đủ việc làm ngày càng tăng < 6,28% dân số thành thị thất nghiệp); đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, bên cạnh những truyền thống tốt đẹp mà chúng ta đang kế thừa cũng có những truyền thống lạc hậu cùng với thói quen, tác phong sản xuất nông nghiệp của người nông dân, tâm lý sợ sệt trong đầu tư sản xuất – kinh doanh, cách thức làm việc tùy tiện, không khoa học… đã ăn sâu vào nếp nghĩ của con người Việt Nam hiện nay đang là một sự cản trở lớn đối với sự phát huy nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế. Từ những điều trên, chúng ta càng cần phải đưa ra những giải pháp để xây dựng “con người mới” ở Việt Nam hiện nay để thúc đẩy nền kinh tế phát triển như: tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại như: phải tạo việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống, đảm bảo an ninh… để con người có thể an tâm mà phát triển kinh tế, xúc tiến cải cách trong giáo dục, mở nhiều trường lớp dạy nghề… Có thể nói từ các điều phân tích ở trên, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò của nhân tố con người để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. b. Vai trò của nhân tố con người Trước hết, có thể nói rằng xã hội loài người tồn tại và phát triển dựa vào 2 nguồn tài nguyên là: thiên nhiên và con người. Cái quý nhất trong nguồn tài nguyên con người là trí tuệ. Theo quan niệm cổ điển, mọi nguồn tài nguyên thiên nhien có hạn và đều có thể bị khai thác cạn kiện. Song sự hiểu biết của con người đã và đang sẽ không bao giờ chịu dừng lại, nghĩa là nguồn tài nguyên trí tuệ không có giới hạn. Đồng thời, nguồn lực phát triển của xã hội trước hết và quan trọng hơn cả cũng chính là con người, nguồn tiềm năng sức lao động. Ta biết rằng: “tất cả cái gì thúc đẩy con người hoạt động đến tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ” tức là phải thông qua trí tuệ của họ. Cho đến khi lực lượng sản xuất phát triển, đánh dấu bởi những phát minh khoa học, những công nghệ hiện dại thì trí tuệ con người vẫn có sức mạnh áp đảo. Những tư duy máy móc, trí tuệ nhân tạo… dù rộng lớn đến đâu, dù dưới hình thức hoàn hảo nhất cũng chỉ là một mảng cực nhỏ, một sự phản ánh rất tinh tế thế giới nội tại của con người, chỉ là kết quả của quá trình phát triển khoa học kinh tế, của hoạt động trí tuệ của con người. Mọi máy móc dù hoàn thiện, thông minh đến đâu cũng chỉ là kẻ trung gian cho hoạt động của con người. Do đó, con người luôn luôn đã và đang vẫn là chủ thể duy nhất của mọi hoạt động trong xã hội. Phải chăng vì thế mà ở Nhật Bản, họ không có nhiều nguồn tài nguyên “rừng vàng, biển bạc” mà sao nền kinh tế của họ vẫn rất phát triển, đó là vì họ đã đặt nguồn lực con người lên vị trí hàng đầu. Vai trò của nhân tố con người được đánh giá khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội. Trong một thời gian dài quan điểm truyền thống coi nguồn lực tự nhiên là lợi thế hàng đầu, nguồn lực vật chất là động lực của tăng trưởng và phát triển. Điều đó tạo ra xu hướng tập trung đầu tư vào nguồn lực vật chất và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngược lại việc đầu tư phát triển nguồn lực con người cũng như lợi ích từ việc đầu tư đó bị xem nhẹ. Người ta coi tài nguyên thiên nhiên là của trời cho và vô tận, do đó chúng thường bị sử dụng hết sức lãng phí, mức khai thác thường vượt quá mức có thể phục hồi dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường sống của con người và sinh vật. Đó là quá trình phát triển không bền vững mà kết quả cuối cùng lại thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên của nó. Khi lợi thế trước mắt từ việc đầu tư vào khai thác các nguồn lực tự nhiên dần mất đi thì lợi thế lâu dài từ việc đầu tư vào nguồn lực con người cũng lộ rõ. Đặc biệt khi cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, khi mà nền kinh tế thế giới đã và đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ càng được thừa nhận vai trò trung tâm trong quá trình phát triển. * Về mặt kinh tế Nguồn lực con người xem xét chủ yếu dưới góc độ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, cả trong hiện tại và tương lai. Nó chủ yếu cần được quan tâm về mặt chất lượng con người bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất tức là toàn bộ năng lực sáng tạo, năng lực hoạt động thực tiễn của con người. Vai trò của con người lao động được V.I. Lênin nhấn mạnh là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại. Con người là một đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất. Nếu người lao động có kỹ năng lao động, trình độ khoa học – kỹ thuật thì hiển nhiên là năng suất lao động sẽ cao hơn. Người lao động cần được trang bị kỹ năng lao động, sự hiểu biết, trình độ về khoa học công nghệ… đó là điều kiện thiết yếu nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển công nghệ tiên tiến. Con người là chủ thể khai thác, sử dụng các nguồn lực khác, chỉ khi kết hợp với con người, các nguồn lực khác mới phát huy tác dụng. Mặt khác, con người lại là khách thể, là đối tượng khai thác các năng lực thể chất và trí tuệ cho sự phát triển. Vậy con người vừ là chủ thể vừa là khách thể của các quá trình kinh tế - xã hội, là nguồn lực của mọi nguồn lực. Sự kết hợp thống nhất biện chứng giữa con người với công nghệ tiên tiến sẽ là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Đầu tư cho phát triển nguồn lực con người mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được việc khai thác sử dụng các nguồn lực khác. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tư cho phát triển nguồn lực con người mang lại tốc đột tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn. Mặt khác hiệu quả đầu tư cho phát triển con người có độ lan tỏa đồng đều, nó mang lại sự công bằng hơn về cơ hội phát triển cũng như việc hưởng thụ các lợi ích của sự phát triển. Trên đây con người được xem xét là phương tiện, là động lực cơ bản và bền vững của sự tăng trưởng kinh tế. Kinh tế tăng trưởng mang lại sự giàu có về vật chất, suy cho cùng, không ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sống của bản thân con người. Vậy con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế. Tuy nhiên: Trên thực tế không phải bao giờ sự tăng trưởng kinh tế cũng tương ứng với việc cải thiện điều kiện sống của toàn thể cộng đồng xã hội. Thậm chí ờ nhiều nơi, khi của cải xã hội tăng lên, người ta còn cảm thấy mình nghèo hơn trước và bị thải loại về mặt xã hội, khi tình trạng bất công gia tăng. Trong khi mức sống của phần lớn người dân thành thị đã tăng lên đáng kể thfi vẫn có những bộ phận không nhỏ ở vùng sâu, vùng xa còn chưa được tiếp cận những điều kiện tối thiểu về y tế, giáo dục; còn thiếu thốn lương thực, nước sạch cũng như các nhu cầu sống cơ bản của con người. Khoảng cách giầu nghèo, phân tầng xã hội có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường. Như vậy, các chính sách tăng trưởng, thậm chí bền vững về kinh tế, cũng có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng; sự mất cân đối về mặt xã hội dẫn đến những căng thẳng, các mối quan hệ xã hội gắn bó bị phá vỡ, bạo lực gia tăng. Đó là sự phát triển không bền vững trong nền kinh tế. Lịch sử xã hội loài người diễn ra như một dòng chảy vô tận mà mỗi hình thái xã hội sau luôn thừa kế những giá trị tích cực, tiến độ của hình thái trước, lọc bỏ những hạn chế, lỗi thời để phát triển lên một trình độ cao hơn. Sự phát triển xã hội theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn là một quy luật tất yếu. Mô hình phát triển truyền thống của nhân loại là mô hình phát triển duy kinh tế đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Sự phân cực xã hội, đói nghèo vẫn hiện diện như một vấn đề cấp bách toàn cầu ngay trong thời đại văn minh. Mặc dù của cải không ngừng tăng lên, song cái thiếu nhất không phải là của cải mà là sự công bằng. Bất công, đói nghèo, xung đột, khủng hoảng môi trường, cạn kiệt tài nguyên… là những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của loài người bắt nguồn từ chính những mặt trái của sự phát triển. Sau nhiều thế kỷ say sưa với những thành tựu phát triển kinh tế một cách phiến diện, giờ đây nhân loại đã và đang thức tỉnh để sửa chữa những sai lầm của mình. Khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban Thế giới và Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc chính thức đưa ra trong báo cáo Tương lai chung của chúng ta vào năm 1987 và nhanh chóng có được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi. Phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và là nhu cầu cấp bách của các quốc gia nhằm tìm kiếm một mô hình phát triển mới thay thế cho các mô hình đã bộc lộ nhiều hạn chế. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển bền vững tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 nêu rõ: phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của họ. Có thể thấy phát triển bền vững là một khái niệm đa phương diện, vì vậy có nhiều hướng tiếp cận khác nhau: hướng tiếp cận kinh tế, hướng tiếp cận sinh thái, hướng tiếp cận văn hóa – xã hội. Tuy nhiên, cần tiếp cận phát triển bền vững trên quan điểm toàn diện. Nếu mô hình phát triển truyền thống lấy tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất; lấy hàng hóa, của cải là trọng tâm thì mô hình phát triển bền vững lấy con người là trọng tâm với sự kết hợp hài hòa ba mục tiêu sinh thái, kinh tế và xã hội. Khái niệm phát triển bền vững ban đầu được đưa ra chủ yếu từ mối quan tâm lo ngại trước sự suy thoái của môi trường tự nhiên, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vì vậy, một số nhà sinh thái học đã quá nhấn mạnh mặt sinh thái mà xem nhẹ mặt xã hội. Tuy nhiên, để xem xét phát triển bền vững một cách toàn diện cần đánh giá tác động của các mặt kinh tế, môi trường đồng thời với những tác động nằm ngay trong các vấn đề xã hội. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chưa đề cập tới mặt sinh thái, mà chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của con người trong sự phát triển bền vững trên hai mặt kinh tế và xã hội. * Bền vững về kinh tế Bền vững về kinh tế thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định. (Được lượng hóa qua các tieu chí như: tổng sản phẩm trong nước GDP; GDP/Người ; cơ cấu GDP; tăng trưởng GDP; tổng sản phẩm quốc gia GDP). Để có tăng trưởng kinh tế phải có các nhân tố tất yếu; nhân tố tự nhiên, nhân tố con người, các yếu tố vật chất do con người tạo ra (công nghệ, vốn). Nhân tố con người còn được gọi bằng những khái niệm khác nhau như nguồn nhân lực, tài nguyên con người, nguồn vốn con người. Tóm lại, trong xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay, nguồn lực con người đóng vai trò rất quan trọng. Nếu nguồn lực con người được phát triển một cách toàn diện cả về thể lực lẫn trí lực thì sẽ đưa nền kinh tế của đất nước ấy tăng trưởng một cách nhanh chóng. Tránh tụt hậu so với các nước trên thế giới. Hơn nữa nước ta lại đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên càng cần phải đưa nguồn lực con người lên hàng đầu, quan trọng nhất quyết định sự phát triển mạnh, bền vững và có hiệu quả của nền kinh tế nước ta. Ngược lại nếu chúng ta không đặt con người ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thì chúng ta sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đó. Tạo ra sự cản trở lớn đối với nền kinh tế đưa đến tính không bền vững cho sự phát triển kinh tế. Tóm lại, chúng ta không thể phát triển kinh tế nếu không đi đôi với việc nâng cao năng lực nguồn lực con người. C. KẾT LUẬN Do nhận thức được tầm quan trọng về vấn đề con người, nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” . Có thể thấy, quan điểm của Đảng ta hoàn toàn phù hợp với những tuyên bố quốc tế về phát triển bền vững, trong đó nổi lên tư tưởng hàng đầu “lấy con người làm trung tâm của sự phát triển” đáp ứng ngày càng dầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân là nhiệm vụ nhất quan trọng mọi giai đoạn phát triển. MỤC LỤC Nội dung Trang A. Lời mở đầu B. Nội dung I. Vấn đề con người trong tiết học Mác – Lênin 1. Một số quan niệm về con người trong triết học trước Mác 2. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về bước con người II. Vai trò của nhân tố đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay 1. Nhân tố con người là gì? 2. Vai trò a. Hạn chế trong việc phát triển nguồn lực con người b. Vai trò C. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của nhân tố đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn liên quan