Vai trò của vốn ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Vốn đầu tư nước ngoài từ lâu đã được coi là một trong các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng cũng như phát triển kinh tế của một quốc gia. Tùy thuộc vào trình độ của từng nước mà chính phủ lại xây dựng chiến lược, chính sách thu hút và sử dụng vốn mang tính đa dạng và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của nước mình. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, là một nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, cần có động lực cho sự đi lên và đổi mới thì vai trò của vốn đầu tư nước ngoài lại càng trở nên quan trọng. Bên cạnh luồng vốn đầu tư phát triển trực tiếp FDI, vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức ODA cũng là một kênh vốn tài trợ được ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Nước được coi là đi đầu về hỗ trợ ODA cho các quốc gia đặc biệt là ở châu Á hiện nay chính là Nhật Bản. Đây cũng được coi là đối tác ODA số một của chúng ta. Trong quãng thời 20 năm qua, nguồn vốn viện trợ của Nhật Bản ngày càng tăng, chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực và giúp nâng cao cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của nhân dân. Trước thực tế trên, cũng như việc Nhật Bản mới gần đây đã tuyên bố nối lại ODA cho Việt Nam vào tháng 02/2009 sau khi tạm dừng viện trợ vì vụ tham nhũng PCI đã cho thấy mối quan hệ đầy triển vọng cho đôi bên cũng như hướng đi mới đầy hứa hẹn cho nước nhà khi có sự trợ giúp của một cường quốc về kinh tế. Chính vì thế, nhóm chúng em, quyết định chọn đề tài “Vai trò của vốn ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam”. Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm, vai trò của vốn ODA đối với các vấn đề mang tính thời sự tại Việt Nam cũng như giải pháp để quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn. Bài tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp của cô cũng như của các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! I. LÝ LUẬN CHUNG II. VAI TRÒ CỦA ODA NHẬT BẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM III. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3259 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của vốn ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ chức chính thức cung cấp. Tổ chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là Chính phủ, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia và các tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Hai là: Mục tiêu chính là giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: Xoá đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; các vấn đề xã hội như tạo việc làm, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nan xã hội; cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thể chế… Ba là: Thành tố hỗ trợ (Grant element) phải đạt ít nhất 25% tổng vốn ODA đối với khoản cho vay không ràng buộc và ít nhất 35% đối với khoản cho vay có ràng buộc. Thành tố hỗ trợ còn được gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số biểu hiện tính ưu đãi của ODA so với các khoản vay thương mại theo điều kiện thị trường. Thành tố hỗ trợ càng cao càng thuận lợi cho nước tiếp nhận. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên tổ hợp các yếu tố: lãi suất, thời gian ân hạn, thời hạn cho vay, số lần trả nợ trong năm và tỷ lệ chiết khấu. b. Nguồn gốc Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc cũng là thời điểm mở đầu cho một cuộc chiến mới kéo dài gần nửa thế kỷ, đó là chiến tranh lạnh giữa phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa, mà đứng đầu là Liên Xô và Hoa Kỳ. Hai cường quốc này thực thi nhiều biện pháp, đặc biệt là về kinh tế để củng cố hệ thống đồng minh của mình. Đối với Hoa Kỳ, nền kinh tế không những không bị tàn phá mà ngày càng giàu có nhờ chiến tranh. Ở thái cực khác, các nước đồng minh của Hoa Kỳ lại chịu tác động nặng nề của cuộc chiến tranh. Sự yếu kém về kinh tế của các nước này khiến Hoa Kỳ lo ngại trước sự mở rộng nhanh chóng của phe Xã hội chủ nghĩa. Giải pháp quan trọng lúc bấy giờ là giúp các nước tư bản sớm hồi phục kinh tế. Năm 1947, Hoa Kỳ triển khai kế hoạch Marshall, thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) để viện trợ cho các nước Tây Âu. Từ năm 1947 đến 1951, Hoa Kỳ viện trợ cho các nước Tây Âu tổng cộng 12 tỷ USD (tương đương 2,2% GNP của thế giới và 5,6% GNP của Hoa Kỳ lúc bấy giờ). Về phía mình, Liên Xô cũng sử dụng biện pháp trợ giúp kinh tế để củng cố và gia tăng số lượng các nước gia nhập phe Xã hội chủ nghĩa. Với tinh thần quốc tế vô sản, Liên Xô đã tài trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước ở châu Âu, châu Á, đến các nước châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, tổng số tiền các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa còn nợ Liên Xô lên đến con số khổng lồ, quy đổi thành khoảng 120 tỷ USD. Viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước Tây Âu và của Liên Xô cho các nước xã hội chủ nghĩa được xem như là các khoản ODA đầu tiên. Mặc dù, mục tiêu chính của các khoản viện trợ này là chính trị nhưng chúng cũng đã có tác dụng quan trọng giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, xã hội. Trong những năm 1960, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của các nước đang phát triển, cộng với nhận thức thay đổi của các nước giàu đối với sự phát triển của các nước đang phát triển, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thành lập Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC). Uỷ ban này có nhiệm vụ yêu cầu, khuyến khích và điều phối viện trợ của các nước OECD cho các nước đang và kém phát triển. Trong bản báo cáo đầu tiên của mình, DAC đã sử dụng thuật ngữ “Offical Development Assistance”, với nghĩa là sự trợ giúp tài chính có ưu đãi của các nước phát triển cho các nước đang phát triển. c. Phân loại Phân loại theo tính chất: - Viện trợ không hoàn lại, thường chiếm 25% tổng vốn ODA. - Viện trợ hỗn hợp bao gồm phần cấp không và phần còn lại thực hiện theo hình thức vay tín dụng (có thể ưu đãi hoặc bình thường). - Viện trợ có hoàn lại, thực chất là vay tín dụng ưu đãi với điều kiện “mềm”. Phân loại theo mục đích và cách tiếp nhận viện trợ: - Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường có nghĩa là hỗ trợ tài chính trực tiếp, nhưng đôi khi lại là hỗ trợ hiện vật hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hóa chuyển vào trong nước thông qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán có thể được chuyển thành hỗ trợ ngân sách. Điều này xảy ra khi hàng hóa nhập vào nhờ hình thức này được bán ra trên thị trường trong nước, và số thu nhập bằng bản tệ được đưa vào ngân sách của chính phủ. Tín dụng thương mại với các điều khoản “mềm” (lãi suất thấp, hạn trả dài…). Trên thực tế là một dạng hỗ trợ có ràng buộc. - Viện trợ chương trình, là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không phải xác định chính xác nó sẽ phải được sử dụng như thế nào. - Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của viện trợ chính thức. Hỗ trợ dự án thường liên quan đến hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật hay cả hai. Hỗ trợ cơ bản thường chủ yếu về xây dựng. Thông thường, các dự án này có kèm theo một bộ phận của viện trợ kỹ thuật, dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất định, soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho các đối tác nhận viện trợ; hỗ trợ kỹ thuật thường chỉ chủ yếu tập trung vào chuyển giao trí thức hoặc tăng cường lập cơ sở kế hoạch, cố vấn, nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứu trước khi đầu tư. 2. Vai trò vốn ODA a. Nguồn vốn bổ sung quan trọng ODA là nguồn vốn bổ sung giúp các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 – 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thủy lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%. b. Xóa đói giảm nghèo ODA giúp các nước đang phát triển xóa đói, giảm nghèo. Xóa đói nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Và nếu như các nước giầu tăng 10 tỷ USD viện trợ hàng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. c. Phát triển khoa học kỹ thuật ODA đóng vai trò quan trọng đối với phát triển khoa học kỹ thuật thông qua các hình thức chuyển giao công nghệ và hỗ trợ tài chính. Đi kèm ODA là phương thức quản lý và kỹ thuật tiên tiến, giúp các nước đang phát triển nâng cao trình độ quản lý cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng hàng hoá dịch vụ. Nguồn vốn ODA giúp tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. d. Phát triển xã hội ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình. e. Thu hút đầu tư ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến đầu tư của tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” vốn đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, nguồn vốn ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ. ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào một nước, trước hết họ quan tâm đến khả năng sinh lời của vốn đầu tư tại nước đó. Do đó một cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vì những phí tổn mà họ phải trả cho những tiện nghi hạ tầng sẽ lên cao. Một hệ thống ngân hàng lạc hậu cũng là lý do làm các nhà đầu tư e ngại vì vậy đầu tư của chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết nhằm làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn nếu chỉ dựa vào vốn trong nước thì không thể tiến hành được, do đó ODA sẽ là nguồn vốn bổ sung hết sức quan trọng của ngân sách nhà nước. Một khi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI. Các dự án ODA mà các nhà đầu tư dành cho các nước đang phát triển thường ưu tiên vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kĩ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện cho phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước. Nguồn vốn ODA thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước. Tất cả những điều đó đều góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy, đa phần các nước đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt là các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ. ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi đối với các nước tiếp nhận nếu như nguồn vốn này không được sử dụng một cách có hiệu quả. Các hậu quả có thể kể đến như làm tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thuộc chính trị vào nhà tài trợ… II. VAI TRÒ CỦA ODA NHẬT BẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 1. Tổng quan tình hình ODA tại Việt Nam Năm 1993 được lấy làm mốc kể từ ngày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nhà tài trợ song phương, đa phương cũng như các tổ chức phi chính phủ. Hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 22 nhà tài trợ đa phương, 29 nhà tài trợ song phương và có khoảng 600 tổ chức phi chính phủ tài trợ cho VN, trong đó lượng vốn lớn nhất là WB, Nhật Bản, ADB và EU, Pháp… Trong vòng 5 năm trở lại đây, ngân hàng thế giới là cơ quan viện trợ đa phương lớn nhất (6,92 tỷ USD), Nhật Bản là quốc gia viện trợ song phương lớn nhất (6,68 tỷ USD) cho Việt Nam. Tính từ 1993 đến hết năm 2009, tổng lượng vốn ODA cam kết đạt khoảng 57,5 tỉ USD, tổng lượng vốn kí kết đạt khoảng 41,7 tỉ USD (chiếm 72,4%), tổng số vốn đã giải ngân đạt khoảng 25 tỉ (chiếm 43,6%). Như vậy Việt Nam là nước đang phát triển có tỷ trọng huy động nguồn vốn nước ngoài thông qua ODA khá lớn. Hàng loạt công trình sử dụng nguồn vốn ODA (giải ngân) được đưa vào sử dụng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống. Năm nhà viện trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam giai đoạn 5 năm 2006-2010 Ví dụ : Dự án nâng cấp đô thị 160 triệu USD (WB); Dự án Phát triển năng lượng tái tạo và mở rộng mạng lưới điện cho các vùng sâu, vùng xa 151 triệu USD (ADB); Dự án tăng cường quản lý hải quan tại Cảng Hải Phòng 9,2 triệu USD ( Japan). Nếu xét trên bình diện tổng thể, nguồn vốn ODA hòa cùng các nguồn vốn trong nước góp phần đưa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta từ 3,5% năm 1993 lên 5.32% năm 2009 (đặc biệt từ năm 2005-2007: đạt mức bình quân trên 8%/ năm), đồng thời cũng góp phần giúp tỉ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể. Hơn thế, nhờ có lợi thế riêng “thành tố hỗ trợ” (lãi suất thấp, thậm chí bằng không, kết hợp thời gian vay dài, thời gian ân hạn cao…) đã tạo nên tính ưu đãi của ODA so với các nguồn vốn. Ví dụ : ODA của Nhật Bản có mức lãi suất dao động 0,75% -2,3%/ năm tùy thuộc vào tính chất từng dự án, thời hạn cho vay từ 30-40 năm, thời gian ân hạn 10 năm… Như vậy Việt Nam đã ưu tiên phần lớn nguồn vốn này vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế mang tính chất dài hạn. Nguồn vốn ODA đã bổ sung một nguồn kinh phí quan trọng cho đầu tư phát triển, chiếm khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 12-13% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong 5 năm trở lại đây. Song điều quan trọng hơn là ở chỗ nguồn vốn ODA đã được tập trung cao để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, góp phần tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn của khu vực tư nhân, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Trong thời gian gần đây, xét về cơ cấu vốn ODA được kí kết, tỷ trọng nguồn vốn dành cho các dự án trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp, lâm nghiệp, nông thôn, y tế, giáo dục, môi trường đã được cải thiện đáng kể. Biểu đồ cơ cấu ODA trong các lĩnh vực phát triển kinh tế Nguồn: Chiếm tỷ trọng cao nhất (30,9%) trong thu hút ODA tính đến năm 2009 là lĩnh vực y tế giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với 1,67 tỷ USD vốn ODA kí kết. Tiếp đến là cơ sở hạ tầng đạt 29,3% (trong đó giao thông vận tải 899 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,7%, cấp thoát nước và phát triển đô thị với gần 697 triệu USD, chiếm 12,6%). Lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp với nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo với gần 1,37 tỷ USD (chiếm 24,7%). 2. Vốn ODA Nhật Bản Kể từ khi nối lại viện trợ phát triển cho Việt Nam vào năm 1991, Nhật Bản đã liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia cung cấp ODA cho Việt Nam, với mức tăng năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 1992 đến nay, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt 1.542 tỷ Yên (gần 17 tỷ USD), chiếm khoảng 30% tổng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết với Việt Nam. Đặc biệt từ năm 2005 tới nay, tổng số viện trợ ODA của Nhật Bản luôn đạt hơn 100 tỷ yên (khoảng 1 tỷ USD) mỗi năm. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002. Năm 2009, ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam trên 2 tỷ USD (183 tỷ Yên) > 100 tỷ Yên cam kết 1 năm trước, tiếp tục tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng, dự án môi trường... Vai trò ODA Nhật Bản trên các lĩnh vực cụ thể: a. Tác động của ODA Nhật Bản tới GDP và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác (từ đầu thập niên 90 đến nay) Quốc gia Trung Quốc Indonesia Malaysia Philippine Thái Lan Việt Nam Tăng GDP 0.12 0.5 0.2 0.71 0.49 1.65 Lạm Phát -0.06 -0.22 -0.13 -0.6 -0.29 -0.69 Xuất Khẩu 0.14 0.59 0.19 0.9 0.34 2.53 Cán cân TM 139 67 13 6 29 28 ODA làm tăng tổng vốn đầu tư của các quốc gia tiếp nhận, do đó làm tăng năng lực sản xuất, kéo theo đó là tăng trưởng GDP so với trường hợp không nhận nguồn vốn bổ sung này. Từ bảng trên cho thấy, tác động của vốn vay ODA Nhật lên tăng trưởng GDP của Việt Nam là 1,7% , trong khi ở các quốc gia còn lại lớn nhất chỉ là 0,7% (thấp hơn một nửa). Đây là một con số khá lớn, đặc biệt đối với Việt Nam, kể cả nếu so với tốc độ tăng trưởng chung của GDP khá nhanh trong cùng thời kỳ, trên 7%. Bên cạnh đó tăng năng lực sản xuất giúp làm giảm lạm phát. Được lợi nhất vẫn là Việt Nam, với tốc độ giảm lạm phát là 0,7%. Giá cả nội địa giảm sẽ cải thiện tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của những nước tiếp nhận này, và do đó làm tăng khối lượng xuất khẩu của họ, đáng kể nhất vẫn là Việt Nam, tới 2,5%. Nhập khẩu cũng tăng vì nhu cầu của nền kinh tế đã tăng hơn khi tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, nhưng nhu cầu này phần nào bị cản trở bởi sự giảm giá ở thị trường nội địa nên cuối cùng cán cân thương mại vẫn được cải thiện mạnh, ở Việt Nam là 28% (cao nhất là Trung Quốc 139%). Nguồn vốn này còn đặc biệt khi nó là nguồn vốn bổ sung quý báu và quan trọng cho phát triển vào những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng kinh tế ở châu Á (ví dụ vào thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 1997, khủng hoảng kinh tế 2008-2009). b. Vai trò của ODA đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng ODA Nhật Bản chú trọng đầu tư, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cảng, điện, thông tin, năng lượng…). Hơn 50% số dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản là các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng. Giới thiệu một số dự án lớn có vai trò quan trọng * Cầu Bãi Cháy: ( sau hơn 3 năm xây dựng, 2/12/2006 khánh thành) Dự án cầu Bãi Cháy được thực hiện bằng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước với tổng mức đầu tư 2.140 tỷ đồng. Cầu Bãi Cháy nằm trên Quốc lộ 18 nối liền 2 khu vực trung tâm văn hóa – kinh tế của tỉnh Quảng Ninh là Hòn Gai và Bãi Cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông nội đô thành phố Hạ Long và nối thông toàn bộ Quốc lộ 18 – trục giao thông huyết mạch của tam giác kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ vùng Đông Bắc đất nước. * Hầm qua đèo Hải Vân Đây là hầm đường bộ lớn nhất được xây dựng ở Việt Nam và là một trong 30 hầm lớn và hiện đại nhất của thế giới. Tổng vốn đầu tư là hơn 127,9 triệu USD, trong đó vốn ODA chiếm hơn 75%. Việc thông xe công trình đã cải thiện cơ bản điều kiện giao thông qua lại trên đoạn đường đèo hiểm trở, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của cả nước, và trực tiếp là miền Trung. Đường hầm bao gồm điểm đầu và điểm cuối của con đường hành lang Đông - Tây là một trong những dự án quan trọng được các nước ASEAN và các nước vùng sông Mê Kông đánh giá cao. * Dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây Dự án với tổng vốn đầu tư hơn 932,4 triệu USD do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho vay. Đường cao tốc này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam nên có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với sự phát triển của khu vực. Năm tài khóa 2008 : Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, tuyến số 2, giai đoạn 1) trị giá 14,688 tỷ Yên; Dự án cải thiện môi trường TP Hải Phòng, trị giá 21,306 tỷ Yên; Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn, trị giá 29,289 tỷ Yên; Dự án tín dụng ngành giao thông vẫn tải để nâng cấp mạng lưới đường bộ giai đoạn 2, trị giá 17,918 tỷ Yên. Nửa đầu năm tài khóa 2009 (kéo dài từ 1/4/2009 tới 31/3/2010), Nhật Bản sẽ cung cấp khoản tín dụng ưu đãi đợt một trị giá 65 tỷ Yên (704 triệu USD). Khoản tín dụng này sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng và khắc phục hậu quả từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tập trung vào 5 dự án: + Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình và đường dây truyền tải điện trị giá 20,737 tỷ Yên; + Dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ cho người nghèo 17,9 tỷ Yên + Dự án tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn ba 17,379 tỷ Yên + Dự án tăng cường năng lượng hiệu quả và tái tạo năng lượng 4,682 tỷ yên + Dự án xây dựng tuyến đường tránh thành phố Cần Thơ 4,141 tỷ yên Hiện nay, với sự hỗ trợ ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng, hệ thống kết cấu hạ tầng của ta đã tương đối hiện đại đặc biệt là sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã tạo ra môi trường hết sức thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong quá trình giải ngân nguồn vốn này, phía Việt Nam vẫn còn không ít những vấn đề hạn chế. Tiêu biểu là vụ việc tham nhũng năm 2008 về việc một số quan chức Nhật Bản hối lộ Ban quản lí dự án đại lộ Đông - Tây, thành phố Hồ Chí Minh của công ty PCI. Đây là điều mà chúng ta cần xem xét để sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả hơn, phát huy đúng vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Vụ PCI xảy ra sau khi Nhật Bản công bố ý định mở rộng ODA cho Việt Nam lên đến 65,3 tỷ Yên (700 triệu USD) đối với các dự án hạ tầng giao thông và thoát nước. Trước tình hình này, Nhật Bản buộc phải quyết định tạm ngừng toàn bộ tiến trình vốn vay cho các dự án của Việt Nam vừa công bố. Nhật đã đình chỉ quá trình cho vay ưu đãi đối với Việt Nam. Nhiều dự án, công trình có sử dụng vốn ODA bị chậm lại, dở dang, tiêu biểu là 2 trong số 3 dự án lớn mà Nhật Bản dự kiến sẽ cam kết cấp vốn nhưng đã bị tạm dừng là dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2 và dự án tàu điện ngầm Hà Nội. Tiếp đó là 5 công trình trọng điểm chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long (đường Láng - Hòa Lạc, cầu Vĩnh Tuy, dự án tăng cường năng lực giao thông Hà Nội…) gặp không ít khó khăn do thiếu vốn. Đặc biệt là đường Láng - Hòa Lạc trong trận lụt cuối năm 2008, đang thi công nhưng phía Nhật Bản lại ngưng cấp vốn khiến tiến độ bị chậm lại, đường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do phải chịu úng lụt nhiều ngày. c. Vai trò của ODA trong xóa đói giảm nghèo Xóa đói giảm nghèo luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu mà các chính phủ hướng tới, tất nhiên cũng không nằm ngoài sự thu hút của các dự án ODA. Hỗ trợ về phát triển nguồn nhân lực, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo cũng là một trong những dự án hướng tới nhiều nhất của Nhật Bản dành cho Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, kết hợp xóa đói giảm nghèo trong nguồn vốn vay để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học… Tiêu biểu như các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ rất nhiều dự án như xây dựng hệ thống đường sắt nội đô Hà Nội (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo), dự án cải thiện môi trường thành phố Hải Phòng, hệ thống thoát nước lưu vực sông Tô Lịch… đều có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay vì đã giải quyết một số lượng việc làm lớn cho người lao động, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Những đóng góp ODA Nhật Bản về phát triển kinh tế đã góp phần cải thiện mức sống dân cư và giảm tỷ lệ nghèo đói tại VN. Nhìn vào biểu đồ, tỷ lệ nghèo chung và nghèo thực phẩm giảm đáng kể, từ 58,1% nghèo chung năm 1993, xuống còn 16% năm 2006. Tỷ lệ nghèo thực phẩm (đói) từ 24,9% năm 1993, xuống còn 4,9% năm 2006, tới hết 2009 tỉ lệ nghèo chung còn 11%. Kết quả này cho thấy Việt Nam đã đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỉ (MDGs) mà nước ta cam kết với thế giới. Những kết quả này có sự góp phần quan trọng của ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng. Tỷ lệ nghèo Việt Nam giai đoạn 1993-2006 Năm 2009, Nhật Bản đã cam kết viện trợ cho Việt Nam 65 tỷ Yên trong giai đoạn 1 cho 5 dự án, trong đó có dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ cho người nghèo. Các dự án này cũng được phía Nhật Bản ủng hộ và hai bên đã thống nhất đề ra những biện pháp để quản lí và sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn viện trợ này. d. Vai trò của ODA đối với sự phát triển nguồn nhân lực Đến tháng 6 năm 2006, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã công bố chính sách ODA mới của Nhật Bản được áp dụng cho Việt Nam từ năm 2007 trở đi. Trong đó, lĩnh vực được ưu tiên hỗ trợ hàng đầu là cải thiện mức sống, trình độ dân cư và các lĩnh vực xã hội. Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình quốc gia có ý nghĩa sâu rộng như chương trình dân số và phát triển, tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng trẻ em... Nhờ đó mà chỉ số phát triển con người (HDI) cũng như chỉ số phát triển quốc gia của Việt Nam dần được cải thiện rõ rệt. HDI đã tăng từ 0,646 năm 1995 lên 0,691 năm 2003, đứng thứ 112 trong tổng số 177 nước được xếp hạng. Trong thời kì 1990 - 1995 Việt Nam đứng hàng thứ 15 trong bảng xếp hạng các nước về tốc độ cải thiện chỉ số HDI và xếp thứ 37 theo tiêu thức này với mức tăng 6,7% trong giai đoạn 1995. Điều này phản ánh những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực phát triển con người chủ chốt như mức sống, y tế và giáo dục mà có một phần đóng góp do ODA đem lại. Việt Nam tiếp tục được ca ngợi về những nỗ lực đảm bảo các phúc lợi xã hội trong Báo cáo phát triển con người của Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) năm 2006 với chỉ số HDI đạt 0,709, xếp thứ 109 trên tổng số 177 quốc gia. Có thể nói, chỉ số này cho thấy Việt Nam đã đi lên một bước dài về chỉ số phát triển con người so với những năm cuối thế kỉ 20. Các chính chính sách ODA mới về cải thiện mức sống và trình độ dân cư đã được ghi nhận và xem xét nghiêm túc trong cuộc họp giữa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Nhật ngày 19.10.2006. e. Vai trò của ODA đối với sự phát triển khoa học kỹ thuật Bước vào thiên niên kỷ thứ ba, khoa học và kỹ thuật đã trở thành yếu tố cốt yếu của sự phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp trong nền kinh tế của một quốc gia. Riêng đối với Việt Nam, là một nước có nền kinh tế đang đi lên và phát triển thì một trong những yếu tố thúc đẩy sự đi lên của khoa học kỹ thuật chính là nhờ đến sự đóng góp không nhỏ của vốn vay ODA. Một hình thức khác ngoài việc viện trợ không hoàn lại, cũng nằm trong diện chương trình vốn ODA đó chính là hợp tác kỹ thuật. Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA) đứng ra thực hiện điều hành quản lý hoạt động này. Hợp tác kỹ thuật bao gồm nhiều hoạt động, nhưng sau đây chúng ta sẽ chỉ điểm qua các hoạt động chính: Hợp tác kỹ thuật kiểu dự án Đây là một sự kết hợp của 3 dạng hợp tác trong 1 dự án. Đó là đào tạo đối tác Việt Nam, cử chuyên gia và cung cấp thiết bị máy móc. Trong đó dự án hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Một số dự án lớn đáng chú ý: Dự án Bệnh viện Chợ Rẫy, Dự án Trung tâm Nguồn nhân lực Việt – Nhật, Dự án Đào tạo Công nghệ Thông tin ở Việt Nam, Dự án Tăng cường năng lực quản lý hệ thống cảng biển ở Việt Nam, Dự án Nâng cao năng lực trường đại học Bách Khoa. Nghiên cứu phát triển Đây là một phần của hỗ trợ kỹ thuật để thức hiện các kế hoạch tổng thể, các nghiên cứu phát triển cho các dự án thuộc mọi lĩnh vực.Kết quả của các nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho các loại hình ODA kiểu vốn vay đồng yên. Đây là một bước vô cùng quan trọng khi đôi bên triển khai một dự án nào đó, và đánh giá nó có tính khả thi cao hay không. Tính đến năm 2001, có 47 dự án được tiến hành, trong đó nhiều nhất là về cơ sở hạ tầng với 26 dự án. Từ năm 2003, JICA chuyển hướng tập trung vào 3 lĩnh vực chính là khuyến khích tăng trưởng, cải thiện điều kiện sống xã hội và xây dựng cơ chế (thay vì 5 lĩnh vực như trước đây). Các nghiên cứu phát triển tiêu biểu trong những năm gần đây gồm có: Năm 2007: Nghiên cứu phát triển trồng rừng theo “Cơ chế phát triển sạch”. Tổng diện tích rừng được tái tạo trong khuôn khổ dự án vào khoảng 310 ha. Mục tiêu cơ bản của dự án là tái trồng rừng ở vùng đất trống đồi trọc không thể sản xuất, nơi rừng đã bị chặt phá để canh tác từ trước những năm 1980. Năm 2008: Nghiên cứu tổng quan sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các hoạt động được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm có việc làm rõ các vấn đề và hạn chế của Chương trình mục tiêu quốc gia, hình thành thiết kế lộ trình kế hoạch hành động, các khung cần thiết để thúc đẩy chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ 2006-2015, cuối cùng là trợ giúp hình thành nghiên cứu tổng quan. Năm 2009: Nghiên cứu phát triển giao thông thủ đô. Mục tiêu của dự án là đưa ra chiến lược, định hướng và các phương pháp để phát triển đô thị hài hòa với kế hoạch thiết lập vận tải đô thị khối lượng lớn tốc độ cao trong tuơng lai, nhằm hiện thực hóa kế hoạch “Phát triển đô thị với định hướng phát triển giao thông công cộng” ở Hà Nội. Trong dự án kéo dài 18 tháng này, JICA cùng các chuyên gia của Hà Nội và các đơn vị liên quan sẽ cùng xem xét cách thức phát triển khu vực phụ cận các nhà ga trong mối liên kết chặt chẽ với các phương thức giao thông khác cũng như phương cách hướng dẫn và kiểm soát sự phát triển của các vùng phụ cận này. III. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN 1. Đánh giá việc quản lý, sử dụng vốn ODA Nhật Bản a. Thành tựu Từ năm 1992-2008, trải qua 16 năm xây dựng đất nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ trong việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhờ vốn ODA. Trong thời gian này, tổng số tiền mà Nhật Bản đã dành cho Việt Nam theo hình thức ODA đạt 15,11 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng lượng ODA mà Việt Nam nhận được. Nhờ có nguồn vốn này mà chúng ta đã xây dựng và hoàn thiện nhiều công trình hạng mục quan trọng có vai trò lớn trong đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Các công trình cụ thể sử dụng nguồn vốn ODA như: - Về cấp nước: Cấp nước Gia Lâm (1993-1997) - ODA Nhật Bản, Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì - vốn vay ODA của JBIC (Nhật Bản) đã đáp ứng việc mở rộng dịch vụ cấp nước và nhu cầu dùng nước sạch của Thủ đô. - Về thoát nước:  Dự án Thoát nước Hà nội giai đoạn I (1996-2005) - vốn vay ODA của  JBIC (Nhật Bản) được triển khai thực hiện đã góp phần hạn chế tình trạng úng ngập từ mùa mưa năm 2000 (tuy nhiên vì tính với trận mưa có cường độ 172mm/2 ngày nên chỉ có thể giảm thiểu thời gian úng ngập). Các trang thiết bị nạo vét được cung cấp đã phát huy tác dụng đối với các cống ngầm, kênh mương; cụm đầu mối Yên Sở đã hình thành với các hồ điều hoà, kênh, đường dọc các sông và trạm bơm Yên Sở với công suất 45m3/s (giai đoạn I) đã chính thức đưa vào hoạt động đã tạo ra được sự chủ động trong công tác tiêu thoát nước. - Về hạ tầng đô thị: Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị HN giai đoạn I (1999-2008) - vay tín dụng JBIC, tạo cơ sở hạ tầng cho phát triển giao thông công cộng, từng bước giải quyết ách tắc giao thông tại các nút giao thông trọng điểm của Thành phố (Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở, …), tạo quỹ nhà, khu đô thị cho di dân giải phóng mặt bằng, cải thiện bộ mặt đô thị. Bên cạnh đó xây dựng cơ sở hạ tầng và khu kỹ thuật phía Bắc sông Hồng. - Về môi trường đô thị: tình hình môi trường đô thị có nhiều tiến bộ. Hiện tượng rác thải sinh hoạt ùn tắc lưu cữu đã giảm đáng kể, diện mạo môi trường của thành phố ngày càng được cải thiện và ý thức của người dân trong công tác VSMT được nâng cao thông qua việc tiếp cận chương trình 3R (của JICA)…. - Về giao thông vận tải: Có thể nói giao thông vận tải là một trong những lĩnh vực sử dụng nhiều vốn ODA nhất của chúng ta từ trước tới nay. Từ năm 1994 tới 2009, tính cả các dự án đã hoàn thành thì chúng ta đã có tới 99 dự án ODA trong lĩnh vực giao thông vận tải được kí kết với tổng mức đầu tư là 11,8 tỷ USD trong đó các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật chiếm khoảng 55%. Qua đó chúng ta đã xây dựng được một hệ thống giao thông vận tải hiện đại đã ra đời: Quốc lộ 5, 10, 18 cầu Bãi Cháy, cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa, cảng Cái Lân, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, các cầu lớn trên Quốc lộ 1A, cầu Bính, cầu Thanh Trì, hầm Hải Vân, đại lộ Đông Tây… b. Hạn chế Thứ nhất là ta chưa có chiến lược vận động và sử dụng ODA một cách rõ ràng và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm hoạch định chiến lược nợ dài hạn, soạn thảo danh mục các chương trình, dự án được đầu tư từ nguồn vốn vay nước ngoài hàng năm của quốc gia. Song như thế là chưa đủ vì cách thức huy động và đầu tư bằng vốn ODA có những điểm đặc thù rất khác biệt. Về quy hoạch và phân bổ sử dụng vốn ODA: các chương trình/dự án ODA có xu hướng dàn trải, còn coi trọng về mặt số lượng chưa phù hợp với năng lực quản lý. Việc quy hoạch mới chỉ đặt ra các định hướng mang tính ngành, lĩnh vực mà chưa thể hiện định hướng đầu tư theo các vùng, lãnh thổ, chưa có phân định rõ ràng về tỷ lệ đầu tư theo khu vực. Đối với các địa phương, vấn đề hoạch định chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA là hết sức nan giải do có rất ít sự chủ động của địa phương trong vấn đề này, và năng lực đội ngũ quản lý ODA ở địa phương là yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng vốn còn nhiều điểm chưa hợp lý, thiếu sót gây khó khăn hoặc tạo kẽ hở cho các cá nhân trục lợi trong quá trình tiến hành dự án như: các thủ tục, quy trình hướng dẫn giải ngân vốn còn rườm rà cản trở tiến độ dự án, thu thuế từ dự án cũng gặp phải nhiều khó khăn và vấn đề thiếu vốn đối ứng khiến cho các dự án bị ngưng trệ hoặc phát sinh chi phí do kéo dài thời gian tiến hành. Ngoài ra là vấn đề phân cấp quản lý vốn ODA giữa trung ương và địa phương. Hiện nay, chúng ta chưa có hệ thống tiêu chí phân cấp rõ ràng, chỉ mới dựa vào qui mô của dự án để quyết định phân cấp: Chính phủ trực tiếp quản lý các DA lớn, còn chính quyền địa phương được phân cấp quản lý một số DA qui mô nhỏ. Sự không rõ ràng trong phân cấp quản lý vốn ODA là một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm trễ và đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau giữa các cấp. Cơ chế vận động và sử dụng nguồn ODA quá phức tạp liên quan đến nhiều cấp bộ ngành, địa phương. Hơn nữa, điều này còn phụ thuộc vào cách thức của từng nhà tài trợ. Do vậy, một dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA không thành công, chúng ta gặp khó khăn khi muốn xác định nguyên nhân đích thực để có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Theo bộ tài chính, chỉ có 4% lượng vốn ODA áp dụng các quy định về đấu thầu và 3% sử dụng hệ thống quản lý tài chính công của Việt Nam, còn lại hầu hết là theo cách thức của các nhà tài trợ. Việc đánh giá theo dõi tình hình đầu tư ODA còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công trình sau đầu tư còn bị bỏ ngỏ. Kết quả quản lý thường chỉ được đánh giá bằng công trình (mức độ hoàn thành, tiến độ công trình) mà chưa xem xét tới hiệu quả thực sự của công trình đối với kinh tế xã hội khi đưa vào vận hành khai thác. Điều này góp phần gây nên sự lãng phí và né tránh trách nhiệm của các bộ phận liên quan. Công tác quản lý, thanh tra kiểm tra của chúng ta vẫn chưa chặt chẽ, việc quản lý và sử dụng còn nhiều sai sót khiến cho một số cá nhân vẫn có cơ hội trục lợi, gây thiệt hại nghiêm trọng và mất uy tín với các nước và tổ chức tài trợ, tiêu biểu là vụ PMU 18, và vụ đại lộ Đông Tây. Khâu lựa chọn nhà thầu xây lắp, mua sắm và dịch vụ tư vấn thực hiện chương trình, dự án đầu tư còn bị động, lỏng lẻo tạo nên lãng phí về vốn cũng như làm giảm hiệu quả đầu tư. Việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn các nhà thầu phức tạp, kéo dài và chất lượng chưa cao, đặc biệt đối với các hạng xây lắp và mua sắm trang thiết bị thường phải mất từ 2-3 năm, trên 35% số dự án có thời gian đấu thầu chậm hơn nhiều so với thời gian đã quy định trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Hiện nay còn tồn tại hạn chế trong công tác giải phóng mặt bằng gây ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian ân hạn, đây là nguyên nhân trực tiếp từ việc thiếu Ban quản lý dự án chuyên nghiệp và sự phân cấp quản lý cụ thể cho địa phương. 2. Bài học kinh nghiệm a. Bài học kinh nghiệm của nước ngoài trong sử dụng vốn ODA Trung quốc: tóm tắt nguyên nhân thành công của việc sử dụng ODA ở Trung Quốc có mấy điểm: chiến lược hợp tác tốt, xây dựng tốt các dự án, cơ chế điều phối và thực hiện tốt, cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ. Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”. Quy định này buộc người sử dụng phải tìm giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn. Ba Lan: các nguồn hỗ trợ trong đó có ODA được coi là “quỹ tài chính công”, việc mua sắm tài sản công phải tuân theo Luật mua sắm công và theo những quy tắc kế toán chặt chẽ. Quá trình giải ngân khá phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sử dụng đúng mục đích. Trong đó, nhà tài trợ có thể yêu cầu nước nhận viện trợ thiết lập hoặc sửa đổi hệ thống thể chế và hệ thống luật pháp. Ba Lan đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát và kiểm toán. Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý. Chính phủ Ba Lan cho rằng, kiểm tra và kiểm toán thường xuyên không phải để cản trở mà là để thúc đẩy quá trình dự án. Malaysia: đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ. Mục đích lớn nhất của Malaysia là nhận hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực con người thông qua các lớp đào tạo. Malaysia công nhận rằng họ chưa có phương pháp giám sát chuẩn mực. Song chính vì vậy mà Chính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá. Cũng tương tự như Ba Lan, Malaysia đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Phương pháp đánh giá của đất nước này là khuyến khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, bằng cách hài hoà hệ thống đánh giá của hai phía. b. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong sử dụng vốn ODA Mặc dù có một hệ thống các tổ chức và chuyên gia nước ngoài do các nhà tài trợ chỉ định để hỗ trợ và giám sát quản lý, điều hành, chịu sự điều chỉnh khắt khe của pháp luật nước họ về chống tham nhũng, nhưng “hệ thống” bổ sung này hầu như không phát huy được tác dụng, thậm chí trên thực tế còn bị vô hiệu hóa. Điều đó chứng tỏ nguyên nhân sâu xa nằm trong hệ thống quyền lực chính trị chứ không phải các “hệ thống kỹ thuật”. Các công nghệ quản lý tiên tiến của quốc tế trên thực tế được giới thiệu, huấn luyện và yêu cầu ứng dụng, tuy nhiên các tác dụng của nó rất hạn chế bởi thiếu yếu tố nòng cốt là “quyền lực”, tức sự chuyển hóa nó thành các cơ cấu nhà nước và thể chế. Nhìn nhận một cách thực tế, không phải các nhà tài trợ không nhìn thấy vấn đề này, tuy nhiên đó thực sự là “bài toán” quá khó đối với họ mà qua nhiều năm qua vẫn chưa tìm ra lời giải. Chẳng hạn, một bộ phận đáng kể của nguồn vốn ODA là giành cho “cải cách pháp luật và thể chế“. Từ Nghị định 17 cho đến Nghị định 131/2006/NĐ-CP đã tạo ra được một khuôn khổ pháp lý tương đối hoàn chỉnh, nhưng vẫn còn có những vấn đề phải hoàn thiện hơn nữa Các vấn đề hạn chế trong sử dụng ODA thực tế bắt nguồn từ thái độ của những người có liên quan trực tiếp tới quá trình sử dụng vốn còn sai lầm: một số giới lãnh đạo của Chính phủ, của chính quyền địa phương và chủ đầu tư có quan điểm nhìn nhận nguồn vốn này như một nguồn tiền được cho không dẫn đến sử dụng tùy tiện lãng phí. Chúng ta cũng cần một khuôn khổ thể chế pháp lý hoàn thiện và đồng bộ hơn. Nhìn chung, Chính phủ hiện nay chưa xây dựng được cơ chế thống nhất giữa nợ trong nước và nợ nước ngoài. Các quy định pháp lý quản lý nợ nói chung, nguồn ODA nói riêng chủ yếu điều chỉnh và kiểm soát các quan hệ trước và trong quá trình đầu tư. Còn giai đoạn sau đầu tư, các chế định pháp lý có thể nói là còn bỏ ngỏ. Ngoài ra chúng ta cũng không thông báo phương thức trả nợ các khoản vay dài hạn, cho nên nhân dân không biết chính phủ đã vay những gì và kế hoạch trả nợ của chính phủ sẽ như thế nào. Và những khoản vay này dường như trở thành thành tích chính trị trong việc thực thi các chính sách đối ngoại. Thứ ba là đòi hỏi thực tế cần có đội ngũ cán bộ đàm phán ODA phải thống nhất được với nhau, tập trung về cùng một mối, để cùng đặt yêu cầu cụ thể với đối tác ODA. Năng lực của đội ngũ cán bộ ở các bộ ngành còn tương đối khả dĩ do được chuyên môn hóa, được đào tạo còn ở các địa phương thì ngược lại. Chẳng hạn ở Bắc Giang, để triển khai một dự án xóa đói giàm nghèo do WB tài trợ, địa phương đã mất hơn 2 năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương. Về mặt đàm phán, qua vụ PMU18 và PCI, ta cũng rút ra kinh nghiệm, trong đàm phán ODA với các nhà tài trợ cần phải cương quyết hơn trong việc chọn đối tác làm dự án. Đây là bài học cho cả hai nước Việt Nam - Nhật Bản khi hiện nay Nhật Bản quy định chọn đối tác thực hiện dự án ODA phải là nhà thầu Nhật Bản nên mới nảy sinh vấn đề. Việc buộc phải dùng tư vấn của chính nước tài trợ gây ấn tượng tiền quay trở lại chính người cung cấp vốn. Muốn tăng số tiền mà người dân được hưởng thụ, đầu tiên phải đẩy mạnh hơn nữa năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả về tài chính và kỹ thuật để đảm đương được công nghệ tiên tiến mà nhà tài trợ yêu cầu. Đồng thời, phải minh bạch hóa toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp để nhà đầu tư, tư vấn kiểm soát được. Ngoài ra tham nhũng cũng là một mối đe dọa lớn với mong muốn sử dụng ODA có hiệu quả. Đó là các vấn đề của Việt Nam. Còn tình hình ở nhiều nước châu Phi, nơi cũng nhận được rất nhiều ODA cũng không khá hơn. Trên thực tế, các vấn đề và khó khăn của Việt Nam và các quốc gia châu Phi có tính chất khác nhau. Tuy nhiên, một hiện tượng chung có tính phổ biến cùng tồn tại. Đó là tham nhũng gia tăng. Ở Việt Nam người ta đang ước tính một con số tham nhũng và lãng phí tới xấp xỉ 50% vốn sử dụng cho các công trình xây dựng (một tỷ lệ mà theo sự phân tích kinh tế học có thể làm vô hiệu hóa mọi khái niệm về tăng trưởng cũng như chất lượng sản phẩm). Tham nhũng, đương nhiên và rất dễ thấy, là tác nhận trực tiếp dẫn đến chất lượng kém của của các công trình sử dụng vốn ODA. Khối lượng hạng mục các công trình luôn luôn phải hoàn thành (để hoàn tất các báo cáo). Tuy nhiên do “thất thoát” dẫn đến thiếu hụt tài chính nên làm cho các công trình tất yếu suy giảm về chất lượng. Vấn đề của tham nhũng, xét về thực chất, không phải chỉ là biển thủ tiền, mà là sự nhũng nhiễu, thao túng và lạm quyền của các nhân sự trong bộ máy quản lý; hậu quả là toàn bộ các mối quan hệ mang tính hệ thống, các quy trình và thủ tục cũng như tiêu chuẩn quản lý, xét cả về khía cạnh quyền lực lẫn kỹ thuật, đều bị vô hiệu hóa. Khi xem xét và trách nhiệm quản lý nhà nước liên quan đến vụ bê bối ở cơ quan PMU 18 Bộ Giao thông Vận tải, có một sự phê phán mang tính “đổ lỗi” như sau: Cử tri và nhân dân cho rằng Quốc hội có lỗi, Quốc hội yêu cầu Chính phủ và Thủ tướng kiểm điểm trách nhiệm, Chính phủ phê bình các Bộ chức năng, và cuối cùng các Bộ (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính) hoặc không nhận lỗi, đổ lỗi cho nhau, hoặc quy trách nhiệm cho tập thể Chính phủ, tức đỗ lỗi cho “thể chế và cơ chế”. Báo chí và dư luận xã hội đã nói công khai tới cái “lỗi hệ thống” thay vì “lỗi đạo đức” của các cá nhân. Cuối cùng, không thể truy cứu trách nhiệm của ai cả. 3. Giải pháp cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA Nhật Bản Một là, hoàn thiện cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý, giám sát vốn ODA: Hiện tại, nguồn vốn ODA được quản lý và sử dụng theo quy định của Nghị định và một số văn bản dưới luật, luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách Nhà nước. Để tăng cường quản lý, giám sát vốn ODA, cần phải rà soát các quy định của các văn bản pháp quy hịên hành, trên cơ sở đó nghiên cứu và trình Quốc hội ban hành Luật về Tài chính công, hoặc Luật Quản lý nợ, trong đó có quy định về quản lý và sử dụng vốn ODA. Hai là, khắc phục tình trạng nhận thức chưa đúng về vốn ODA: Mặc dù, nguồn vốn ODA đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, ODA cần phải được nhắc đến như là một nguồn vốn vay chứ không hoàn toàn là nguồn viện trợ cho không, nguồn vốn này cũng tạo ra một gánh nặng phải trả đối với nền kinh tế nên chúng ta cần phải đánh giá ODA không chỉ đơn thuần về mặt quy mô mà cẩn trọng với hiệu quả đóng góp đối với tăng trưởng và khả năng chịu đựng của nền kinh tế. Ba là, khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn ODA: Về giải ngân vốn ODA, cần hướng dẫn quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn trên tinh thần cải tiến thủ tục quản lý, cấp phát vốn theo quy định của Luật NSNN. Về chính sách thuế đối với các dự án ODA, cần tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và nộp thuế; đồng thời, tạo ra một mặt bằng về thuế đối với tất cả các dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau. Về vốn đối ứng (là giá trị các nguồn lực, tiền mặt huy động trong nước để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dụ án ODA theo yêu cầu), đảm bảo đủ vốn đối ứng cho các chương trình/dự án ODA cũng như nâng cao tính chủ động cho các đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch vốn đối ứng cho các dự án. Về cơ chế bảo lãnh của Chính phủ, cần sớm sửa đổi Quy chế bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Ban hành quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài để quản lý các khoản vốn thu hồi từ các dự án Bốn là, hoàn thiện tất cả các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư, thu hút vốn, tiếp nhận vốn, tổ chức thực hiện dự án, nghiệm thu, bàn giao: Trong khâu thu hút vốn ODA phải tăng cường đàm phán để đạt yêu cầu về lãi suất, thời hạn vay, về các điều kiện giải ngân, thực hiện dự án, về định mức chi tiêu, phí tư vấn, chính sách đối với chuyên gia trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Năm là, hài hoà thủ tục với đối tác Nhật Bản: “Hài hoà thủ tục” là thuật ngữ được đặt ra cho quá trình điều chỉnh các thủ tục viện trợ lẫn thủ tục nhận viện trợ với mục tiêu tìm kiếm sự ủng hộ và cam kết từ những người đứng đầu các tổ chức viện trợ cũng như từ lãnh đạo các quốc gia tiếp nhận viện trợ. Trong trường hợp không thể hài hoà hoá được, cần xác định những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục thủ tục hành chính phiền hà, phức tạp ảnh hưởng xấu đến tiến độ thực hiện dự án. Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự án: Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính cần tăng cường hoạt động chuyên môn để thẩm định, đánh giá, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; kiên quyết xử lý các khoản chi sai mục đích, không đúng khối lượng, đơn giá, tiêu chuẩn định mức, dự toán. Một số giải pháp khác: Tăng cường đàm phán để huy động ODA không hoàn lại và ODA kỹ thuật vì tỷ lệ này nhìn chung còn rất nhỏ trong cơ cấu ODA Nhật cấp cho Việt Nam; Có biện pháp thích hợp để có kế hoạch trả nợ, đặc biệt là phải quan tâm đến vấn đề trả nợ bằng đồng Yên. Chuẩn bị cho thời kì hậu ODA Sau năm 2010, Việt Nam không còn là nước được ưu đãi ODA nữa. Do vậy, chúng ta cần chuẩn bị để xoay sở được với vấn đề này: Đánh giá đúng mức độ tăng trưởng GDP Việc xác định đúng mức độ tăng trưởng GDP trong những năm sắp tới là hết sức cần thiết. Không thể vì thành tích mà tự nhận mình là quốc gia có thu nhập đầu người đạt ngưỡng 1.000 đô la. Thậm chí cũng nên chấp nhận thực tế nếu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 có nhiều chỉ tiêu không đạt, trong đó có chỉ tiêu về GDP. Như vậy, không những chúng ta tự đánh giá đúng về bản thân mà còn có thể kéo dài thời hạn ưu đãi ODA từ các nhà tài trợ. Đẩy mạnh công tác quản lý ODA Tính từ thời điểm này, còn chưa đầy một năm nữa để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010. Trong thời gian còn lại, cần có những bước đột phá trong việc thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích… Những sai lầm trước đây về quản lý và phân cấp sử dụng vốn ODA cần được rút kinh nghiệm nghiêm túc để tránh không lặp lại vết xe đổ. Hiện nay nhu cầu vốn đầu tư phát triển là rất lớn nhưng lại khó đạt được. Vì vậy, song song với sự chuẩn bị cho thời kỳ “hậu ODA”, đã đến lúc cần có một cái nhìn toàn diện và tỉnh táo hơn về vai trò của nguồn vốn vay nợ nước ngoài này để từ đó hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp. Và trên hết, cần nhận thức rằng phải giảm dần sự lệ thuộc vào ODA, đồng thời phát huy nguồn vốn trong nước, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. KẾT LUẬN Với đề tài “Vai trò của vốn ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam”, bài tiểu luận đã nêu lên được những ý chính sau: Nêu khái quát chung về khái niệm, nguồn gốc, phân loại và vai trò của nguồn vốn ODA đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một nguồn vốn lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển thông qua hình thức bổ sung, hỗ trợ các dự án, trong đó nhiều dự án mang tầm quốc tế. Thứ hai, bài tiểu luận phân tích tác động của ODA đối với Việt Nam thông qua các bước dẫn chứng, phân tích, so sánh có kèm theo những số liệu cụ thể trong các vấn đề: GDP và các yếu tố kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, bài tiểu luận có nêu lên được sự so sánh giữa hai giai đoạn trước và sau khi Nhật Bản cắt viện trợ ODA để thấy được sự biến đổi và tác động rõ rệt của nguồn vốn này. Cuối cùng, từ thực tiễn cũng như các đánh giá của báo chí và dư luận của Việt Nam và nước ngoài, nhất là người dân Nhật Bản, bài tiểu luận nêu ra các đánh giá về việc quản lý sử dụng ODA Nhật và các bài học kinh nghiệm cũng như giải pháp cụ thể để phát huy tác dụng của nguồn vốn quý báu này tại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu với nhiều thách thức và cả cơ hội. Trong hoàn cảnh đó, nguồn vốn ODA Nhật Bản lại càng trở nên quan trọng, có vai trò to lớn, như một bàn đạp giúp chúng ta tăng tốc nhanh hơn. Vấn đề là chúng ta có kịp thời có những nhận định đánh giá kịp thời để sử dụng nguồn vốn này tốt hơn trong tương lai hay không. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Ngọc Sơn (07/2009) – “Nâng cao vai trò nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản ở Việt Nam” - Tạp chí Kinh tế và Thời báo số 453. Đặng Vỹ (13/06/2006) – “Kinh nghiệm quản lý ODA ở một số nước trên thế giới” – Báo Vietnamnet. Quyền Thành (17/04/2006) – “Sửa Nghị định để bịt lỗ hổng tham nhũng vốn ODA” – Báo Vietnamnet. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (08/12/2009) – “Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 131/006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định”. Trung tâm Thông tin Kinh tế –Viện Kỹ Thuật (10/08/2006) – “Một số bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về vốn ODA đối với Việt Nam”. GS.TS.Nguyễn Thị Cảnh (24/05/2009) – “Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát triển và những tác động của quá trình hội nhập” – Trang thông tin pháp luật dân sự. ThS.Đoàn Kim Thành (03/2009) – “Vốn vay ODA và khả năng trả nợ của Việt Nam” – Bản tin Kinh tế và Xã hội TS.Phạm Ngọc Linh, giáo trình Kinh tế phát triển, NXB đại học Kinh tế quốc dân (2008). TS.Nguyễn Hữu Hiểu, Trường Đào tạo và PTNNL (04/2009), “Tìm hiểu nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA”. TS.Phan Minh Ngọc (30/10/2006), “Đặc điểm và vai trò của vốn ODA Nhật trong phát triển kinh tế châu Á”, Báo Người đại biểu nhân dân, số 303.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của vốn ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.doc
Luận văn liên quan