Vận dụng kỹ thuật dạy học vi mô để bồi dưỡng cho sinh viên sư phạm vật lý phương pháp dạy học theo góc

Việc đánh giá hiệu quả của tác động đến các nhóm được căn cứ trên sản phẩm là bản kế hoạch một bài học cụ thể áp dụng theo phương pháp Góc mà các sinh viên soạn thảo nộp cho giảng viên vào cuối học phần. Kết quả cụ thể trong Bảng 4. Thông qua biểu đồ thấy rằng tỉ lệ sinh viên của nhóm ĐC thực hiện đúng ba tiêu chí của kĩ năng trên là rất thấp, chứng tỏ sự hình thành kỹ năng 1 của nhóm còn rất mờ nhạt. Lý do là SV nhóm ĐC chưa xác định được rõ loại kiến thức nào có thể áp dụng được phương pháp Góc, chưa hiểu rõ chức năng từng góc dẫn đến thiết kế số góc, nhiệm vụ góc không phù hợp. Một trong những nguyên nhân phổ biến là SV quan niệm cứ nội dung kiến thức về định luật là có thể áp dụng phương pháp Góc (ví dụ bài Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song, định luật Bôilơ - Mariot).

pdf9 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng kỹ thuật dạy học vi mô để bồi dưỡng cho sinh viên sư phạm vật lý phương pháp dạy học theo góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 84-92 VẬN DỤNGKỸ THUẬT DẠY HỌC VI MÔ ĐỂ BỒI DƯỠNG CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC Phùng Việt Hải∗, Đỗ Hương Trà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ∗Email: viethai8090@gmail.com Tóm tắt. Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu ban đầu về hiệu quả việc áp dụng kĩ thuật dạy học vi mô trong việc bồi dưỡng cho sinh viên sư phạm vật lý kỹ năng “Lựa chọn nội dung, xác định số góc và tên góc” trong hệ thống các kỹ năng dạy học theo Góc. Thông qua quy trình “soạn - trình bày - phản hồi” giúp sinh viên hình thành, hoàn thiện dần và tiến tới làm chủ kĩ năng một cách bền vững. Những kết quả thu được là cơ sở để mở rộng áp dụng trong việc bồi dưỡng các kỹ năng “nghề” cho các sinh viên sư phạm vật lý trong quy trình đào tạo giáo viên hiện nay. Từ khóa: Dạy học theo góc, kỹ thuật dạy học vi mô, phản hồi. 1. Mở đầu Với thế mạnh là tạo ra sự đa dạng, đáp ứng nhiều phong cách học tập khác nhau của mỗi học sinh, giúp học sâu, học thoải mái, phương pháp dạy học theo Góc (phương pháp Góc) - (Working in corners) đã được nghiên cứu, tập huấn để ứng dụng trong dạy học ở các trường phổ thông. Là những giáo viên tương lai, các sinh viên (SV) sư phạm cần thiết phải được nghiên cứu, được trải nghiệm và bồi dưỡng phương pháp trên trong quá trình học tập, rèn nghề “sư phạm” của mình. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để có thể bồi dưỡng cho các sinh viên sư phạm phương pháp dạy học theo Góc một cách hiệu quả, đảm bảo họ có thể vận dụng được ngay trong thực tiễn trường phổ thông? Thiết nghĩ, trong việc giảng dạy của các giảng viên, ngoài việc trình bày các kiến thức về phương pháp Góc, các kỹ năng tổ chức dạy học theo góc, cần tạo điều kiện để các sinh viên được thực hành, bồi dưỡng cho đến khi làm chủ được từng kỹ năng. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng các kĩ năng nghề sư phạm (theo nghĩa thông thường là đào tào nghiệp vụ sư phạm) phổ biến hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể là: - Về nội dung: còn nặng về lý thuyết, ít cập nhật với thực tiễn dạy học biến đổi hiện nay. Lý thuyết → Quan sát tổng thể → Thực hành dạy trên lớp học bình thường 84 Vận dụng kỹ thuật dạy học vi mô để bồi dưỡng cho sinh viên... - Về quy trình: Với quy trình trên, có thể thấy rằng các kĩ năng sư phạm được giới thiệu đồng thời, SV trong cùng một lúc quan sát, theo dõi nhiều kĩ năng và thực hành dạy trên quy mô lớp học với số lượng lớn. Quy trình trên đã bỏ qua tính chất “cá nhân hóa”, tính “làm chủ dần dần” trong quá trình hình thành một kĩ năng của người học. Kết quả là SV rất khó hình thành các kĩ năng và các kĩ năng hình thành khó bền vững. Đây có lẽ cũng là nguyên nhân của thực trạng bồi dưỡng các phương pháp dạy học tích cực cho giáo viên hiện nay, đó là: Rất nhiều giáo viên đã được tập huấn nhưng có rất ít giáo viên vận dụng được phương pháp trong hoạt động dạy học của mình. Dạy học Vi mô với tính chất là một kĩ thuật dạy học nhằm rèn luyện kĩ năng sư phạm một cách hiệu quả, nó cho phép sinh viên (người học) làm chủ một cách dần dần các kĩ năng sư phạm có thể là một giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên trong quá trình rèn nghề sư phạm nói chung, quá trình bồi dưỡng phương pháp dạy học theo Góc nói riêng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quy trình áp dụng dạy học vi mô Dạy học vi mô (Micro teaching) được khởi xướng từ trường Đại học Stanford (Hoa Kì) vào năm 1963 với mục đích bồi dưỡng giáo viên mới vào nghề một cách cấp tốc và hiệu quả hơn so với cách đào tạo truyền thống [1]. Hình 1. Quy trình của kỹ thuật dạy học Vi mô 85 Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà Dạy học vi mô là một kỹ thuật đào tạo kĩ năng sư phạm cho giáo sinh, giúp các sinh viên (người học) làm chủ từng kĩ năng dạy học cụ thể thông qua tổ chức dạy một trích đoạn bài học có vận dụng kĩ năng đó trước một nhóm nhỏ học sinh trong khoảng thời gian ngắn (khoảng từ 5 đến 10 phút). Như vậy, bản chất của dạy học Vi mô là rèn các kĩ năng sư phạm. Nó cho phép sinh viên được thực hành từng kĩ năng trong một đoạn bài học ngắn, trong lớp học mini (lớp học vi mô) dưới sự quan sát và đóng góp ý kiến của các SV khác. Sau khi thành thục kĩ năng, SV sẽ thực hành trên lớp học bình thường (lớp học vĩ mô). Quy trình áp dụng kĩ thuật dạy học vi mô trong bồi dưỡng một kĩ năng nghề sư phạm có thể mô tả qua Hình 1 [2]. 2.2. Các kĩ năng dạy học theo Góc Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp dạy học theo Góc [3], căn cứ vào quy trình tổ chức, có thể khái quát các kỹ năng (KN) cần thiết của giáo viên (Vật lý) khi áp dụng phương pháp dạy học theo Góc gồm 02 nhóm kỹ năng cơ bản (KN thiết kế kế hoạch bài học; KN tổ chức dạy học) với 16 kỹ năng thành phần (Hình 2). Hình 2. Các kỹ năng dạy học theo Góc 2.3. Vận dụng dạy học vi mô để bồi dưỡng kỹ năng “Lựa chọn nội dung, xác định số góc và tên góc” Trong hệ thống các KN dạy học theo Góc, “Lựa chọn nội dung, xác định số góc và tên góc” (KN 1) là KN quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải sơ bộ hình dung nhiệm vụ tại các góc, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của phương pháp đồng thời làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển các KN tiếp theo. 86 Vận dụng kỹ thuật dạy học vi mô để bồi dưỡng cho sinh viên... Bảng 1. Xây dựng quy trình thực hiện cụ thể Bước HĐ của giáo viên HĐ của sinh viên 1. Giới thiệu kỹ năng lựa chọn nội dung và xác định số góc (7 phút) - Giới thiệu kỹ năng lựa chọn nội dung và xác định số góc, tên góc (thông qua quan sát một kế hoạch bài học có sẵn – bài định luật bảo toàn cơ năng, Vật lý lớp 10). - Trình bày các yêu cầu chung của lựa chọn nội dung và xác định số góc, tên góc (thông qua phiếu quan sát). - Hướng dẫn phân tích KHBH, tổ chức đánh giá theo các tiêu chí. - Phân tích các loại nội dung kiến thức vật lí có thể tổ chức dạy học theo góc. - Phân tích các tiêu chí cần đạt được khi xác định số góc và tên góc. - Thảo luận, nêu các ý kiến chưa sáng tỏ về kĩ năng lựa chọn nội dung và xác định số góc, các tiêu chí quan sát. - Xem KHBH và phân tích về việc lựa chọn nội dung và xác định số góc, đánh giá. 2. Soạn (thực hành) việc lựa chọn nội dung và xác định số góc với một nội dung kiến thức cụ thể (15 phút) - Hướng dẫn SV lựa chọn nội dung và xác định số góc phù hợp mục tiêu DH. - Chuẩn bị giấy A0, bút để tổ chức cho các nhóm làm việc theo KT khăn phủ bàn. - Mỗi SV chọn nội dung và xác định số góc, tên góc trong chương trình vật lý THPT. - Nhóm thảo luận và thống nhất chung (sử dụng KT khăn trải bàn). - Đối chiếu các tiêu chí về việc lựa chọn nội dung và xác định số góc để tự đánh giá trong nhóm. 3. Trình bày trước lớp mini (3 phút/nhóm) - Thống nhất các quy trình thực hiện: + Triển lãm sản phẩm (KT phòng tranh). + Tham quan sản phẩm + Đại diện nhóm trình bày kết quả - Tổ chức thực hiện + Triển lãm sản phẩm. + Tham quan sản phẩm. + Theo dõi, ghi chép các ý kiến nhận xét về sản phẩm của nhóm khác để chuẩn bị phản hồi. 4. Phản hồi và đánh giá (3 phút/nhóm) - Tổ chức cho các nhóm phản hồi (chất vấn và trả lời chất vấn). - Tổ chức đánh giá chéo sản phẩm mỗi nhóm. - GV nhận xét, phân tích, đánh giá. - Tiến hành phản hồi; đánh giá chéo sản phẩm của nhóm khác dựa theo tiêu chí đã xây dựng. 5. Xác định lại việc lựa chọn nội dung, số góc, tên góc (5 phút) Tương tự bước 2 - Xác định lại việc lựa chọn nội dung (với nhóm chọn chưa chính xác) và chỉnh sửa về số góc, tên góc (với các nhóm phải điều chỉnh) nhằm thực hiện hiệu quả hơn trong lần thử nghiệm thứ 2 6. Trình bày lần 2 việc lựa chọn nội dung và số góc trên lớp học mi ni (2 phút/nhóm) Tổ chức cho sinh viên trình bày sản phẩm lần 2, cụ thể: - Kỹ thuật phòng tranh với các nhóm phải chỉnh sửa về số góc, tên góc. - Dán lên bảng và trình bày (với các nhóm phải chọn lại nội dung). - Triển lãm và Trình bày sản phẩm lần 2 và nhấn mạnh nội dung điều chỉnh. - Quan sát và ghi chép các nhận xét. 87 Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà 7. Phản hồi và đánh giá lần 2 (2 phút/nhóm) - Tương tự bước 4. - Đánh giá về mức độ nắm vững (làm chủ) kĩ năng của SV. - Thực hiện phẩn hồi với các nhóm khác. - Đánh giá lại sản phẩm theo các chí đã xây dựng. 8. Lặp lại quy trình “ Soạn - Trình bày – phản hồi” Tổ chức thực hiện lặp lại quy trình “soạn lại – trình bày – phản hồi” cho tới khi SV làm chủ được kĩ năng Lặp lại quy trình “soạn lại –trình bày – phản hồi” cho tới khi làm chủ được kĩ năng lựa chọn nội dung và xác định số góc. Bảng 2. Tiêu chí quan sát kỹ năng Tiêu chí Mức độ chất lượng Điểmtối đa Điểm chấm vòng 1 Điểm chấm vòng 2 Điểm chấm vòng... 1. Lựa chọn nội dung dạy học 1a. Lựa chọn đúng, nói được lý do lựa chọn phù hợp (loại kiến thức của bài học, áp dụng toàn bài hay một phần bài học; nhiệm vụ học tập tại các góc như nhau hay khác nhau) 4 1b. Lựa chọn đúng, nói được lý do nhưng không phù hợp 3 1c. Lựa chọn đúng, không nói được lý do 2 1d. Lựa chọn sai 1 1e. Không lựa chọn được 0 2. Xác định số góc 2a. Đúng số góc 1 2b. Sai số góc 0 3. Xác định tên góc 3a. Tên góc phù hợp nội dung và nhiệm vụ, nói đúng ý tưởng thiết kế góc 3 3b. Đúng tên góc, nhầm lẫn ý tưởng thiết kế góc 2 3c. Đúng tên góc, không nói được ý tưởng thiết kế góc 1 3d. Sai tên góc 0 Tổng điểm 8 2.4. Thực nghiệm và kết quả Đối tượng và phạm vi thực nghiệm: SV năm 4 chuyên ngành Sư phạm Vật lý, Trường đại học Tây nguyên khi học tập học phần Phương pháp dạy học vật lý. Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2011. Tổ chức thực nghiệm: 88 Vận dụng kỹ thuật dạy học vi mô để bồi dưỡng cho sinh viên... Hoạt động TN: Giảng viên tổ chức một giờ dạy áp dụng phương pháp Góc để tất cả các SV trong lớp được trải nghiệm thông qua chuyên đề Thực hành phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý. Hoạt động tiếp nhận kiến thức: Thảo luận về các hoạt động đã trải nghiệm, từ đó giảng viên hợp thức hóa các kiến thức về dạy học theo Góc, các kỹ năng (16 KN) cần thiết của giáo viên khi tổ chức tiết học áp dụng phương pháp Góc. Hoạt động để hình thành KN: - Tiến hành chọn mẫu: Thiết kế các nhóm ngẫu nhiên, có trình độ tương đương. + Nhóm Thực nghiệm (TN) (lớp vi mô): 25 sinh viên (chia thành 04 nhóm nhỏ) + Nhóm Đối chứng (ĐC): 26 sinh viên. Các SV trong 2 nhóm đều là thành viên lớp sư phạm vật lý năm thứ 4, việc lựa chọn đảm bảo tính tương đương về trình độ, giới tính (thông qua kết quả học tập năm thứ 3). - Nhóm ĐC: Tiến hành thảo luận lựa chọn nội dung và thiết kế một KHBH áp dụng phương pháp Góc. - Nhóm TN: Áp dụng kỹ thuật dạy học Vi mô để hình thành và bồi dưỡng từng kỹ năng dạy học theo góc, trước tiên là kỹ năng lựa chọn nội dung và xác định tên góc, số góc. Kết quả thực nghiệm và phân tích - Đánh giá sự tác động của việc áp dụng kỹ thuật dạy học vi mô đến sự hình thành và phát triển kỹ năng của SV nhóm TN. Thông qua đánh giá trên bảng tiêu chí quan sát, thu được kết quả cụ thể trong Bảng 3. Hiệu quả của kỹ thuật dạy học vi mô đến sự hình thành và phát triển kỹ năng trên được tiến hành phân tích, đánh giá trên các mặt: sự hình thành của kỹ năng, sự tiến bộ của sinh viên đối với kỹ năng và mức độ bền vững (mức độ làm chủ) của kỹ năng. + Về sự hình thành kỹ năng ở sinh viên Ngay trong vòng phản hồi đầu tiên, cả 4/4 nhóm SV trong nhóm TN đã xác định được đúng nội dung áp dụng phương pháp Góc, tuy nhiên xác định số góc (Nhóm 1,2) còn chưa chính xác, lý giải tên góc còn chưa phù hợp với ý tưởng thiết kế góc (Nhóm 1,4). Như vậy, mức độ chất lượng đạt được của các tiêu chí đối với nhóm TN ở ngay vòng phản hồi đầu tiên là khá tốt. Kết quả trên được lý giải do ngay ở bước 1 sinh viên đã được giới thiệu kỹ năng trên thông qua quan sát một kế hoạch bài học áp dụng phương pháp Góc, các tiêu chí đánh giá kỹ năng; kết hợp với kỹ thuật khăn phủ bàn trong quá trình cá nhân thực hành chọn nội dung đã tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được một lần trình bày trước nhóm và thảo luận để từ đó lựa chọn nội dung áp dụng của nhóm. + Về sự tiến bộ đối với kỹ năng Sau khi được nghe nhận xét, góp ý dựa trên bảng đánh giá các tiêu chí của các tiểu nhóm khác và của giáo viên, hầu hết các nhóm đều đã có sự tiếp thu và điều chỉnh kịp thời. Vì vậy, trong vòng phản hồi lần 2, kết quả đánh giá điểm của các nhóm đều rất tốt, có sự tiến bộ hơn so với điểm chấm vòng 1. 89 Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà Bảng 3. Kết quả đánh giá kỹ năng thiết kế của nhóm TN (N: nhóm) Tiêu chí Điểm Vòng 1 Vòng 2 N1 N2 N3 N4 N1 N2 N3 V2 1. Lựa chọn nội dung dạy học 3 4 4 3 4 4 4 4 2. Xác định số góc 0 0 1 1 1 1 1 1 3. Xác định tên góc 2 3 3 1 3 3 3 2 Tổng điểm 5 7 7 5 8 8 8 7 Điểm trung bình 6.25 7.75 Độ lệch chuẩn 1.5 0.5 T-Test phụ thuộc (p) 0.049 < 0.05 (có ý nghĩa) Hệ số tương quan Pearson (r) 0.556 Kết quả trình bày lần 1 Kết quả trình bày lần 2 Hình 3. Sự tiến bộ về kỹ năng của nhóm 2 Mặt khác, thông qua tính toán các số liệu thống kê (bảng 3), cho thấy: Hệ số của phép kiểm chứng T-test phụ thuộc là p = 0.049 < 0.05, như vậy sự khác biệt giữa điểm trung bình của nhóm TN ở vòng 1 và 2 là có ý nghĩa. Hệ số tương quan Pearson r = 0.556, mức độ ảnh hưởng của kết quả vòng 1 đến kết quả vòng 2 là lớn. + Về mức độ làm chủ của kỹ năng Đối chiếu giữa bản kế hoạch bài học áp dụng phương pháp Góc mà mỗi sinh viên nộp lại và cuối học phần với nội dung mà chính nhóm sinh viên đó lựa chọn khi tiến hành thực nghiệm áp dụng kỹ thuật vi mô, chúng tôi thấy rằng rất nhiều sinh viên đã lựa chọn một kiến thức khác và lựa chọn chính xác, các góc và tên góc đều khá hợp lý (thể hiện qua Bảng 4), chứng tỏ kỹ năng 1 hình thành ở các SV nhóm TN là khá bền vững, sinh viên đã bước đầu làm chủ được kỹ năng. Kết quả cụ thể của mỗi nhóm: 90 Vận dụng kỹ thuật dạy học vi mô để bồi dưỡng cho sinh viên... Nhóm 1: Mục 2 - Hiện tượng phản xạ toàn phần, (bài 27, SGK Vật lý 11) số góc 3, tên góc là Phân tích, Quan sát, Trải nghiệm. Nhóm 2: Mục 2 - Định luật Ohm đối với toàn mạch (bài 9, SGK Vật lý 11) số góc 4, tên góc là Phân tích, Áp dụng, Quan sát, Trải nghiệm. Nhóm 3: Mục I - Chuyển động ném ngang (bài 15, SGK Vật lý 10), số góc 4, tên góc là Áp dụng, Quan sát, Trải nghiệm, Phân tích. Nhóm 4: Mục II- Độ lớn lực đàn hồi lò xo. Định luật Húc (bài 12, SGK Vật lý 10), số góc 3, tên góc là Phân tích, Quan sát, Trải nghiệm. Đánh giá về sự mức độ hình thành kỹ năng đối với nhóm TN và ĐC Bảng 4. Kết quả đánh giá sự hình thành kỹ năng 1 với nhóm TN và ĐC Tỉ lệ SV đạt yêu cầu Các tiêu chí Lựa chọn đúng nội dung dạy học Xác định đúng số góc Xác định đúng tên góc Nhóm ĐC 40% 50% 47% Nhóm TN 86% 95% 90% Hình 4. Biểu đồ so sánh tỉ lệ SV đạt yêu cầu về kỹ năng 1 trên nhóm TN và ĐC Việc đánh giá hiệu quả của tác động đến các nhóm được căn cứ trên sản phẩm là bản kế hoạch một bài học cụ thể áp dụng theo phương pháp Góc mà các sinh viên soạn thảo nộp cho giảng viên vào cuối học phần. Kết quả cụ thể trong Bảng 4. Thông qua biểu đồ thấy rằng tỉ lệ sinh viên của nhóm ĐC thực hiện đúng ba tiêu chí của kĩ năng trên là rất thấp, chứng tỏ sự hình thành kỹ năng 1 của nhóm còn rất mờ nhạt. Lý do là SV nhóm ĐC chưa xác định được rõ loại kiến thức nào có thể áp dụng được phương pháp Góc, chưa hiểu rõ chức năng từng góc dẫn đến thiết kế số góc, nhiệm vụ góc không phù hợp. Một trong những nguyên nhân phổ biến là SV quan niệm cứ nội dung kiến thức về định luật là có thể áp dụng phương pháp Góc (ví dụ bài Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song, định luật Bôilơ - Mariot). 91 Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà Với nhóm TN, tỉ lệ sinh viên thực hiện tốt kỹ năng trên là khá cao, chứng tỏ sử dụng kỹ thuật dạy học Vi mô có tác dụng rất tích cực đến sự hình thành và phát triển kỹ năng “Lựa chọn nội dung, xác định số góc, tên góc”. 3. Kết luận Từ những phân tích định tính và định lượng trên đã khẳng định hiệu quả việc áp dụng kĩ thuật dạy học vi mô trong việc bồi dưỡng cho sinh viên sư phạm vật lý kỹ năng “Lựa chọn nội dung, xác định số góc và tên góc” trong hệ thống các kỹ năng dạy học theo Góc là rất tích cực. Thông qua quy trình “soạn - trình bày - phản hồi” giúp sinh viên hình thành, hoàn thiện dần và tiến tới làm chủ kĩ năng một cách bền vững. Những kết quả thu được là cơ sở chúng tôi hoàn thiện quy trình trong việc bồi dưỡng các kỹ năng tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng, 2010. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà, 2011. Sử dụng dạy học Vi mô bồi dưỡng cho sinh viên sư phạm phương pháp dạy học Hợp đồng. Tạp chí giáo dục (số đặc biệt tháng 10). [3] Allen, Dwight W, 1969.Micro-teaching - A Description. Stanford University Press. [4] Singh L. C., 1987. Micro-teaching - Theory and Practice. Agra: Psychological Cor- poration. [5] Vaidya N., 1970.Micro teaching: An Experiment in Teacher Training. The Polytechnic Teacher, Technical Teacher. Technical Training Institute, Chandigarh. ABSTRACT Applying microteaching techniques to foster physical pedagogical methods of “teaching in a corner” This paper presents the results of original research on the application microteaching techniques to fostering skills in "choice content, determine the number of corners and the name corner" in the system of teaching corner skills to physics pedagogical students. The process of "plan - present - feedback" is to help students gradually improve and eventu- ally master skills in a sustainable way. The results will in turn expand the application in fostering "training" skills for the teaching of physics by students in the teacher education process today. 92

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2090_pvhai_3359.pdf
Luận văn liên quan