Văn hóa tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng tại các vùng miền nông thôn Việt Nam

I.Lý do lựa chọn đề tài: Việt Nam tự hào là một đất nước có bề dày nghìn năm văn hiến đậm đà bản sắc phương Đông với những phong tục tập quán thú vị trong đó có tập quán tín ngưỡng thờ cúng. Nhắc đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng liêng hoá một nhân vật được gửi gắm vào trong đó một niềm tin tưởng của con người. Quá trình ấy có thể là quá trình huyền thoại hoá, lịch sử hoá nhân vật phụng thờ. Mặt khác, giữa các tín ngưỡng đều có những nét văn hoá đan xen và trong từng tín ngưỡng đều có nhiều lớp văn hoá lắng đọng. Một trong những loại tín ngưỡng là tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng. Đây là một loại hình tín ngưỡng có tự lâu đời, đã và đang ảnh hưởng không nhỏ trong tâm thức người Việt và đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và phát huy những nét văn hoá truyền thống. Hoạt động tín ngưỡng Thành hoàng khá phổ biến đối với mỗi làng quê, trong các vùng nông thôn Việt Nam. Những năm gần đây, đất nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, hiện tượng đô thị hóa xâm nhập các vùng nông thôn với nhiều mặt tích cực nhưng cũng không ít mặt trái. Đáng kể nhất là những nét văn hóa cổ truyền đang ngày càng mai một dần. Không ít những đền thờ /thành hoàng bị dỡ bỏ lấn chiếm để xây dựng các nhà máy công nghiệp, dành chỗ cho các dự án, các công trình xây dựng Trước sự phát triển và đô thị hóa của xã hội, những hoạt động tín ngưỡng hơn bao giờ hết cần được Đảng và nhà nước tích cực tái tạo, phát triển rộng khắp các miền quê. Vì thế, để duy trì và phát huy tín ngưỡng Thành hoàng làng cần có cái nhìn đầy đủ về nó, trên cơ sở đó rút ra những mặt cần phát huy, những mặt cần hạn chế, nhằm đóng góp thực hiện việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó tôi lựa chọn đề tài: “Văn hóa tín ngưỡng thờ Thành hoàng khu vực nông thôn đồng bằng Băc Bộ”

pdf22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7412 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hóa tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng tại các vùng miền nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt rượu, mời khắp các vị kỳ lão hương thôn đến dùng và thuật rõ là muốn tâu vua Tàu xin phụng Vương (ý nói đến thần sông Tô Lịch) làm Thành Hoàng. Trên dưới đều đồng lòng...Đến khi Cao Biền đắp thành Đại La, nghe đủ sự linh dị, thì lập tức sắm lễ điện tế, dâng cho hiệu là Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân. Đời Lý Thái Tổ lúc dời đô, thường mộng thấy một cụ đầu bạc, phảng phất trước bệ rồng...(Sau khi hỏi rõ lai lịch) nhà vua liền khiến quan Thái Chúc (chức quan lo việc cầu đảo phúc lành) đưa rượu chè đến tế, phong làm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương. Dân cư (đến) cầu đảo hay thề nguyền điều chi, thì lập tức họa phúc linh ứng ngay...[8] 2.3 Các thứ hạng ` Cũng theo sách Việt Nam phong tục, thì mỗi làng phụng sự một vị Thần hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần. Phúc Thần có ba hạng: Thượng đẳng thần là những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên thần như Đông thiên vương[9], Sóc thiên vương, Sử đồng tử[10], Liễu Hạnh công chúa...Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Thứ nữa là các vị nhân thần như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo...Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bực ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần. Trung đẳng thần là những vị thần ân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần. Hạ đẳng thần do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần. Ngoài ba bực thần ấy, còn nhiều nơi thờ bậy bạ, như: thần bán lợn, thần trẻ con, thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết...Các hạng ấy gọi là tà thần, yêu thần, đê tiện thần vì dân tin bậy mà thờ chớ không được vào tự điển, không có phong tặng gì...[11] Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, theo Sơn Nam thì các hạng tà thần tuyệt nhiên không có, họa chăng chỉ là vài am miếu dựng lên nơi có người chết oan ức vì tai nạn xe cộ, đắm thuyền, hùm tha sấu bắt; cúng sơ sài, không tế lễ. 2.4 Nơi thờ phụng Bàn thờ thần Thành hoàng ở Đình Mỹ Phước. Theo nhà học giả Nguyễn Văn Tố, thì khởi đầu đình chỉ là cơ ngơi để dân làng hội họp, là nơi dành để treo những sắc lịnh và huấn dụ của nhà vua... Để thờ phụng Thần hoàng, nhiều làng lập miếu thờ. Rồi theo lệ ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm) dân làng đến miếu để làm lễ Vấn (theo nghĩa kính viếng). Miếu này còn gọi là "nghè", nơi gìn giữ sắc thần. Ngày tế lễ, dân làng rước sắc thần từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu. Để đơn giản hóa, sau nhiều làng chỉ xây một cái đình lớn, phía ngoài làm nơi hội họp (đình), phía trong là miếu...[12] Cũng giống như việc thờ cũng tổ tiên, việc thờ cũng Thành hoàng làng ở Việt Nam vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Việc thờ cúng Tổ tiên là một đạo lý thể hiện ý thức hướng về cội nguồn của gia đình, dòng họ thì việc thờ cũng Thành hoàng làng cũng là sự tôn vinh các bậc tiền bối, luôn gắn kết và che chở cho dân làng, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Ở kỷ nguyên độc lập, các vương triều như Lý, Trần, Lê đều duy trì tục thờ Thần thành hoàng của thành Thăng Long. Nhà Nguyễn cho xây dựng các miếu thờ Thần thành hoàng ở các tỉnh và lập bài vị thờ Thần thành hoàng các tỉnh trong miếu thờ ở kinh đô Huế. Với người dân ở cộng đồng làng xã, vị thần thành hoàng làng được coi như một vị thánh. Mỗi làng quê có một vị thánh của mình: “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”..Vị thánh đó là vị có công với dân, với nước, có thể là tướng lĩnh xông pha mặt trận, có thể là vị khai khoa của làng, có công khai hoang lập ấp, có thể là vị được vua sắc phong... và cũng có thể là vật thiêng, là đấng siêu nhiên mà dân làng thờ phụng, thậm chí là yêu thần, tà thần như thần ăn trộm, thần ăn xin, thần chết trôi... Như vậy, có thể thấy, thần linh không hẳn là các đối tượng trừu tượng, xa xôi mà trái lại rất gần gũi với con người, cùng chung sống cộng đồng, và có khác chăng là ở khả năng bảo vệ, bảo hộ cho dân làng khỏi những bất trắc của cuộc đời. Vì thế, nhiều vị thần được dân chọn thờ và cũng có thể vị phế bỏ nếu thấy không đủ sự uy nghiêm phù hộ độ trì cho họ nữa. Thần Thành hoàng làng ở các làng quê được phụng thờ trong đình làng và nghè (hay miếu tuỳ theo các gọi của từng địa phương). Thành hoàng là nhân vật trung tâm của mọi sinh hoạt văn hoá mà dân các làng quê cũng như nhà nghiên cứu văn hoá dân gian gọi là các lễ hội. Đó là ngày tưởng niệm vị thánh của làng. Đối với mỗi người dân, thành hoàng làng là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc sống đầy sóng gió. Tìm hiểu tình hình thờ thành hoàng làng ở các vùng nông thôn thuộc tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, Vĩnh Phúc... và mọ ̂t số làng ngoại thành Hà Nội, cho thấy viẹ ̂c thờ thành hoàng của nhiều làng thực ra là thờ một sức mạnh tự nhiên nào đó (như thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét, thần mây, thần mu ̛a). Trong số các vị thần này, nơi nào thờ loại thần gì là tùy thuộc vào đặc điểm cu ̛ trú của làng đó. Chẳng hạn, những làng ở hai bên bờ các con sông thường là thờ các vị thuỷ thần; những làng ở trên sườn núi thường thờ thần núi. Căn cứ vào cuốn Trưo ̛ng tôn thần sự tích thì vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, ngoại thành Hà Nội có đến 308 làng thờ thánh Tam Giang. Còn các làng miền núi của các huyẹ ̂n Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp Hòa,... thì thờ thần núi (mà trong thần tích thường gọi là Cao Sơn - Quý Minh Đại vương). Những vị thần này được lịch sử hóa bằng cách điển hình hóa thành những vị anh hùng, mà sự nghiệp của những anh hùng này được gắn liền với thời đại các vua Hùng. Một số làng thờ những nhân vật lịch sử làm thành hoàng làng mình là những vị anh hùng dân tộc, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền độc lập cho dân tộc, như các vị: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Hoàn, Dương Đình Nghẹ ̂, Lê Văn Thịnh, Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt, Trần Nhật Duật,... Một số làng thờ vị có công truyền dạy cho dân làng mọ ̂t nghề thủ công nào đó, như vị tổ nghề gốm Bát Tràng, làng Phù Lãng là Hứa Vĩnh Kiều, vị tổ nghề đúc đồng ở Đại Bái là Nguyễn Công Truyền, ở Quảng Bố là Nguyễn Công Nghẹ ̂,... Một số làng thờ những quan lại phưo ̛ng Bắc đã từng cai trị nước ta làm thành hoàng như: Triệu Đà, Sĩ Nhiếp, Cao Biền, Đào Hoàng,... Tìm hiểu tín ngưỡng thờ thành hoàng của các làng cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ chúng tôi cũng được biết hầu hết các làng đều thờ hai loại thành hoàng, trong đó mọ ̂t vị là biểu tượng của sức mạnh tự nhiên, một vị là nhân vật lịch sử hoặc người có công với làng. Nhưng điều lý thú của tín ngưỡng thờ thành hoàng của các làng Việt cổ là ở chỗ, dù thời cuộc có biến đổi như thế nào, dù làng có chuyển nơi cư trú bao nhiêu lần, dù chính sách tôn giáo của Nhà nước có chạ ̆t chẽ hay cởi mở, dù dân làng giàu sang hay nghèo túng,... thì người được làng thờ làm thành hoàng vẫn không thay đổi, mà tồn tại mãi mãi, suốt từ đời này đến đời khác. 3. Để việc thờ thành hoàng được lưu truyền từ đời này sang đời khác, không bao giờ dứt, việc làm không thể thiếu được là phải soạn thần tích (còn gọi là Thần phả hay Ngọc phả).Chúng tôi may mắn được đọc gần 200 bản Thần tích (hoặc Thần phả, hay Ngọc phả, Phả lục, Sự tích) của các làng thuộc tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thì thấy chúng giống nhau và đều mang đậm phong cách của truyền thuyết. Sự giống nhau của các bản Thần tích thể hiện trên các điểm: - Thành hoàng được sinh ra trong mọ ̂t gia đình có bố mẹ nghèo, a ̆n ở phúc đức, hay làm điều thiện nhưng có con muộn. - Bà mẹ đi cầu tự, hoạ ̆c nằm mọ ̂ng gặp thần nhân, hoặc ra đồng ướm chân vào vết chân thần, rồi về thụ thai, mang thai nhiều tháng hơn người bình thường. - Đứa trẻ được sinh ra trong ánh sáng lạ hoạ ̆c hưo ̛ng thơm đạ ̆c biẹ ̂t, có tướng mạo đặc biệt và mồ côi sớm; có sức khỏe và có tài va ̆n võ khác thường. - Được nhà vua biết đến và được cử đi (hoặc xung phong) đi đánh giặc và giành đu ̛ợc chiến thắng; được nhà vua phong thưởng. - Vị tướng đó sau khi thắng trận, về thăm quê hương, gặp gỡ các vị phụ lão, tặng thưởng vàng bạc cho làng rồi hóa. - Dân làng làm biểu tâu về triều đình. Triều đình cho lập đền thờ, cấp ruộng, để dân làng bốn mùa cúng tế. - Thành hoàng hiển thánh, giúp vị tướng trong những lần chống giặc sau đó và cuộc chiến đấu nhờ đó giành thắng lợi. - Các triều đại đều bao phong mỹ tự, ghi vào tự điển và phong là thượng đẳng hay trung đẳng thần, tùy theo công trạng của thành hoàng. Các bản Thần tích cũng không quên ghi viẹ ̂c tổ chức tế thành hoàng vào ngày nào, kỵ húy chữ gì, kiêng cúng lễ vật gì, kiêng màu sắc gì... Một số bản Thần tích có những chi tiết khác đôi chút, nhu ̛ng nhìn chung, về cơ bản, các Thần tích đều có chung cái cốt trên đây. Về mạ ̆t văn bản, hầu như tất cả các bản Thần tích mà chúng tôi đu ̛ợc đọc đều thấy ghi là soạn thảo vào năm Hồng Phúc nguyên niên và đu ̛ợc sao lục nhiều lần vào cuối thời Lê và thời Nguyễn. Người soạn, sao lục Thần tích đều thấy ghi là Nguyễn Bính hoặc Nguyễn Hiền, hoặc Lê Tung. 4. Như trong Thần tích đã ghi và từ kết quả thu được của những cuộc đi thực tế về các làng cổ vùng đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình, chúng tôi được biết rằng, ở thời kỳ đầu, thành hoàng được thờ ở đền (hay miếu). Sau này vị đó được thờ cả ở đền và hậu cung đình làng. Vì là nơi thành hoàng ngự ở đó nên đền hay miếu và hậu cung đình làng, không ai cũng có thể tự do đến được; mạ ̆t khác, việc thờ tự thành hoàng là việc tối hệ trọng của làng, cần phải được thực hiện hàng ngày. Vì vậy, làng phải có mọ ̂t người chuyên trách làm việc sự thần. Người đó là ông Đám (còn gọi là cai Đám, quan Đám). Ông Đám đu ̛ợc hưởng mọ ̂t số quyền lợi do làng quy định (như được cấy mọ ̂t số diện tích ruộng để phục vụ việc thờ cúng thành hoàng,...) nhưng ông ta cũng phải thực hiện mọ ̂t số điều kiêng kỵ hết sức chặt chẽ mà nếu vi phạm sẽ bị làng phạt rất nghiêm khắc (như trong suốt thời gian làm ông Đám, ngu ̛ời đó không được gần gũi vợ, không được sờ mó vào vạ ̂t uế tạp, ra ngoài trời không được đi chân đất, để đầu trần, không được đến các đám ma và a ̆n cỗ đám ma,...). Tìm hiểu tục kiêng kỵ của nông dân đồng bằng Bắc Bộ, chúng tôi thấy không có loại kiêng kỵ nào của làng Việt cổ lại chặt chẽ và nghiêm ngạ ̆t như đối với thành hoàng2. 4. Như trên đã đề cạ ̂p, chốn đình chung không phải ai cũng tự do đến được mà nơi đó chỉ dành cho mọ ̂t số đối tượng nhất định. Và chính những đối tượng đó cũng phải ngồi đúng vị trí của mình. Vị trí chỗ ngồi này đu ̛ợc quy định bởi chức sắc, tuổi tác. Chẳng hạn, cụ nhất và những người có phẩm hàm, bằng sắc thì ngồi ở gian giữa, ngay tru ̛ớc hương án đình; các cụ ở bàn hai và chức dịch thì ngồi ở hai gian bên, các người ở bàn ba thì ngồi ở hai gian bên tiếp theo,...). Từ đây tục khao lão xuất hiện và liên tục được duy trì (còn gọi là lên lão, trình lão). Hầu hết các làng Việt cổ mà chúng tôi đến tìm hiểu, người ta đều tổ chức khao lão 80,90 tuổi. Theo truyền thống trọng lão, người càng cao tuổi, càng có vị trí trang trọng trong chốn đình chung, và phần cỗ của người đó cũng là nhiều nhất (Có lẽ vì vạ ̂y mà trong dân gian có câu “Đa thọ tắc đa nhục” - Nhiều tuổi ắt được nhiều thịt). 5. Tìm hiểu tín ngưỡng thờ thành hoàng của các làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, chúng tôi thấy bên cạnh hiện tượng mỗi làng thờ mọ ̂t thành hoàng, còn có hiện tượng mọ ̂t số làng cùng thờ mọ ̂t thành hoàng (Chẳng hạn: các làng Bảo Tháp, Cứu Sơn, Yên Việt, Hương Vinh, Hiẹ ̂p Sơn - xã Đông Cứu huyẹ ̂n Gia Bình, làng Bút Tháp xã Đình Tổ huyẹ ̂n Thuận Thành cùng thờ Lê Văn Thịnh; các làng: Đại Than, Tiểu Than, Bình Than, Phù Than, Văn Than, Đông Trung, Mỹ Lộc của tổng Vạn Ty cũ cũng thờ Cao Lỗ Vưo ̛ng; các làng Lũng Khê, Thanh Tương, Tam Á, Đề Cầu huyẹ ̂n Thuận Thành; làng Đại Trung huyẹ ̂n Tiên Du cùng thờ Sỹ Nhiếp...). Do có chung mọ ̂t thành hoàng, nên những làng đó kết chạ với nhau3. Từ tục kết chạ, các làng lại xuất hiện tục lệ đón rước, tiếp đãi chạ anh - chạ em và những phong tục giao tiếp, ứng xử, quan hệ giữa các thành viên của hai chạ. 6. Việc thờ cúng thành hoàng được làng tổ chức vào những ngày nhất định hàng năm mà Thần tích đã quy định. Nghi lễ thể hiện sự tôn nghiêm trong thờ cúng thành hoàng là các cuộc rước và tế. Trước ngày chính hội, làng tổ chức mọ ̂t đoàn người mang long ngai, bát bửu, chiêng chống, cờ quạt... từ đình đến đền để rước thành hoàng. Nếu nhiều làng cùng thờ mọ ̂t thành hoàng thì các làng phụ thuộc (làng em) phải rước long ngai, bát bửu... từ làng mình về làng chính (làng anh) để tế công đồng. Hết hội, dân làng lại rước thành hoàng từ đình về đền. Sở dĩ có hai cuộc rước là vì thành hoàng được thờ chính là ở đền, còn đình chỉ là nơi thờ vọng. Để ly kỳ hoá sự linh thiêng của thành hoàng làng mình, làng nào cũng có những truyền thuyết về sự khác thường của thời tiết hôm đó (chẳng hạn như: các làngxung quanh hôm đó đều có mu ̛a - hay nắng to, chỉ duy có đám ru ̛ớc là trời dâm mát), hoặc sự quở phạt của thành hoàng đối với những ai dám có hành vi xúc phạm hay báng bổ ngài (chẳng hạn: có ai đó trong người không sạch sẽ đi trong đám ru ̛ớc, bỗng nhiên bị la ̆n ra bất tỉnh, hoặc ai đó chỉ trỏ, chê bai mọ ̂t chi biết, mọ ̂t nghi lễ nào đó liền bị hộc máu mồm...). Nghi lễ tế thành hoàng của làng là cả mọ ̂t chuỗi những quy định rất chặt chẽ của làng, từ khâu chọn người chủ tế, bồi tế, đông xướng, tây xu ̛ớng, cho đến các động tác, cử chỉ, y phục,... của những người được tham gia cuộc tế và tuần tự các động tác của những ngưồi này trong cuộc tế. Làng cũng quy định trong cuộc tế, bắt đầu từ tiết mục “Khởi chinh cổ” cho đến “Tế tất” có bao nhiêu động tác, vị đông xướng xướng câu gì, vị chủ tế xướng câu gì, mỗi chức danh trong cuộc tế đứng ở đâu,... Tất cả những điều này đều được ghi chép tỷ mỷ trong điển lễ của làng. 7. Sau nghi lễ rước và tế thành hoàng là các cuộc thi, trò diễn, trò chơi dân gian. Các cuộc thi, trò diễn, trò chơi dân gian trong lễ hội bao giờ cũng có nội dung mô tả lại sự tích hay chiến tích của thành hoàng. Địa điểm diễn ra các cuộc rước, tế và các trò diễn là đình và đền (hoặc miếu) của làng. Mở đầu cho các cuộc thi là cuộc thi đọc Mục lục. Bài văn Mục lục có nội dung ca ngợi cuộc sống hòa mục và sự yêu nghề, sung túc của tứ dân, ca ngợi cảnh đẹp của làng và ngôi đình làng, được trình bày bằng thể phú, viết trên miếng lụa vàng đặt trên giá gỗ, trước hương án đình. Người dự thi đọc Mục lục phải ăn mặc chỉnh tề, có giọng tốt, biết ngừng, ngắt, lên giọng, xuống giọng đúng chỗ, đọc không vấp, không lỗi. Ban Giám khảo cuộc thi là những bô lão và những vị túc nho của làng. Tìm hiểu thực tế các làng cổ của tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi thấy rằng làng nào cũng có văn Mục lục và bài văn Mục lục của các làng có nội dung và kết cấu rất giống nhau, chỉ có độ dài, ngắn là có khác nhau một chút. Như vậy, việc viết văn Mục lục và thi đọc văn Mục lục trong dịp lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian của làng và là nguồn gốc xuất hiện của nó từ tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Sau cuộc thi đọc Mục lục là cuộc thi dệt vải, thi nấu cơm, thi làm bánh, thi bơi chải, thi đánh phết, thi kéo co, thi đá cầu, đánh vật, ... những cuộc thi này hầu hết có liên quan đến một giai đoạn nào đó trong cuộc đời của thành hoàng làng. Hoạt động gây hào hứng nhất cho người dự hội là các trò diễn. Cũng như các cuộc thi, các trò diễn trong lễ hội của các làng là nhằm diễn tả lại một sự tích hay một chiến công nổi bật nào đó của thành hoàng. Nhưng cái khác của các trò diễn với các cuộc thi trong lễ hội là ở chỗ, nếu các cuộc thi có nội dung mô phỏng lại sự tích có liên quan đến thành hoàng một các tượng trưng, ước lệ, thì các trò diễn lại diễn ra lại sự tích hay chiến công của thành hoàng tương đối cụ thể và sinh động hơn (thí dụ trò diễn đuổi bệt, trò diễn lộn tồng rồng của hội Tiểu Than, trò diễn múa rồng ở làng Đại Bái trước đây...) Một số các loại hình văn nghệ dân gian tuy không trực tiếp liên quan đến tín ngưỡng thờ thành hoàng làng nhưng thường được diễn ra vào dịp hội làng, đó là các sinh hoạt hát dân ca (hát quan họ, trống quân, diễn chèo, tuồng, hát xoan,...) mà nội dung của những loại hình văn nghệ dân gian này là ca ngợi cuộc sống thanh bình, ca ngợi cảnh đẹp quê hương,tình yêu đôi lứa, ca ngợi những vị minh quân lương tướng của các thời, đề cao sự trinh bạch, thuỷ chung của người con gái,... Các loại hình văn nghệ dân gian này của các làng thường thường được tổ chức ở sân đình, sân đền - nơi thờ thành hoàng làng. 8. Do có tín ngưỡng thờ thành hoàng và có nơi thờ tự ngài - đó là ngôi đình và ngôi đền - mà tại các làng Việt có hoạt động văn hoá - hay hoạt động có tính văn học - rất độc đáo. Đó là hoạt động viết và thưởng thức giá trị nhiều mặt của các loại hoành phi, câu đối. Chúng tôi chưa được biết các nhà nghiên cứu văn học có xếp những sáng tác thể hiện những tình cảm yêu quý đối với làng quê một cách tinh tế và hàm súc, được viết bằng các ký tự khối vuông trên những tấm gỗ quý được sơn son thiếp vàng và chạm trổ những hoạ tiết trang trí rất nghệ thuật là văn học hay không, và nếu có thì xếp chúng vào loại hình văn học gì, dân gian hay bác học. Nhưng theo cách suy nghĩ của chúng tôi thì nghệ thuật sử dụng ngôn từ và cách sử dụng thủ pháp đối (đối từ, đối ý, đối thanh) của các câu đối trong các ngôi đình, đền thờ thành hoàng thực sự có giá trị văn học và có thể xếp chúng vào bộ môn văn học dân gian. Vì sao? Vì mấy lẽ sau: Một là, trong những lần đi thực tế về các làng cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình, chúng tôi được đọc gần 1000 câu đối trong các ngôi đình, đền thì thấy tất cả những đôi câu đối và những bức hoành phi đó đều có nội dung ca ngợi, đề cao đức độ, công trạng của vị thành hoàng làng hoặc là ca ngợi vẻ đẹp về mặt phong thuỷ của ngôi đình làng. Hai là, mặc dù những đôi câu đối đó được các bậc đại khoa, các nhà nho viết ra bằng chữ Hán (hoặc chữ Nôm), dù họ viết theo lối triện, lệ, khải, hành hay thảo, dưới dạng đối thơ hay đối phú,... nhưng tất cả đều chỉ được lưu ở đình hay đền làng đó mà không chuyển hoành phi câu đối từ làng này sang làng khác và cũng không bao giờ phổ biến một cách rộng rãi. Ba là, sáng tác câu đối và viết hoành phi không phải là công việc thường xuyên có tính chuyên nghiệp của nhà nho mà đó chỉ là công việc làm do sự nhờ cậy của làng hay của cá nhân ai đó. 9. Cũng xuất phát từ tín ngưỡng thờ thành hoàng mà ở một số làng vùng đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình có những câu thành ngữ và ca dao có liên quan đến thành hoàng và ngôi đình làng. Xin đơn cử một số câu tương đối phổ biến. - Chuông làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ. - Thứ nhất Văn Thai Thứ hai Ngọc Trì - Trống Chờ, chuông Chõ, Mõ Phù Lưu. - Thứ nhất là đình Đông Khang, Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm. - Ra đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương tình bấy nhiêu. Điều này cũng cho chúng ta biết thêm rằng, ngoài nguồn gốc từ lao động sản xuất và đấu tranh với các lực lượng tự nhiên, ca dao - tục ngữ còn được bắt nguồn từ vẻ đẹp của làng quê, trong đó có vẻ đẹp của ngôi đình làng. 10. Quan sát những bức chạm khắc trong các chi tiết kiến trúc của những ngôi đình, đền cổ vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây... ai cũng thấy những tác phẩm điêu khắc của các nghệ nhân dân gian mô tả hình tượng con rồng trên bờ nóc dình, trên các bức cốn, đầu dư, trên các cửa võng, diềm án thư, diềm bia,... Hình tượng rồng có mặt ở khắp mọi nơi trong các ngôi đình, ngôi đền chính là sự xác lập địa vị của thành hoàng đối với dân làng, bên cạnh tâm lý thiêng hoá người được dân làng phụng thờ.11. Quy định của làng được ghi chép trong Hương ước (hay Hương lệ, Khoán lệ, Khoán ước, Hương biên), với nhiều điều khoản nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng làng xã. Tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (Hà Bắc cũ), chúng tôi được tiếp xúc với hơn 500 bản Hương ước cổ, trong đó đa số là Hương ước được biên soạn vào thời Nguyễn, một số biên soạn vào thời kỳ cải lương Hương chính (1927-1942), một số ít được biên soạn vào thời Lê (1705-1752). Tìm hiểu các bản Hương ước được biên soạn vào thời Lê và đầu thời Nguyễn, chúng tôi thấy số điều khoản có nội dung quy định về việc sự thần nhiều hơn những nội dung quy định về việc đánh cướp, về việc bảo vệ đồng điền, về việc xử phạt trai gái có hành vi “tiền dâm - hậu thú”,... Điều đó nói lên rằng, vào thời Lê, đầu Nguyễn, việc phụng thờ thành hoàng rất được cộng đồng làng xã coi trọng. Cũng ở nhiều bản Hương ước cổ, chúng tôi đã thấy câu “thần linh chu diệt”, nếu có điều nào đó bị ai đó vi phạm. Làng Phù Lưu, xã Tân Hồng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, câu trên đây không những đã được ghi vào Hương ước mà năm 1798, Hội đồng Kỳ mục của làng còn khắc lên thân xà góc, nơi gần cửa hậu cung đình câu: “Từ nay nếu ai còn cho bọn thương gia đến ngụ ở trong đình thì thần thánh chu diệt”. Chúng tôi nghĩ rằng những điều khoản trong Hương ước của các làng có ghi nhiều về nội dung sự thần là để thiêng hoá vai trò của thành hoàng và tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Có thể nói, đó cũng là một trong những nét đẹp trong phong tục của người Việt. Trong thực tế, hầu như tất cả các phong tục tập quán và các loại hình văn hoá truyền thống trên đây của làng Việt cổ vùng đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình đều còn được bảo lưu về cơ bản, cũng như các nghi lễ, thể thức của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Đây là một trong những vấn đề lý thú khi tìm hiểu làng Việt cổ ở đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình. 3. Thực trạng và xu hướng tín ngưỡng Thành hoàng làng ngày nay. Các di tích và hoạt động tín ngưỡng Thành hoàng làng từng bị gián đoạn trong một thời gian dài do chiến tranh. Không ít những đình làng, miếu thờ có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật, đã bị phá huỷ và hàng loạt các Thần tích, sắc phong bị thất lạc, các hoạt động tín ngưỡng Thành hoàng bị lãng quên. Trong những năm gần đây, hàng loạt các ngôi đình được xây dựng lại, được Nhà nước công nhận, xếp hạng. Các lễ hội được mở lại. Thực tế, việc tái tạo hoạt động tín ngưỡng Thành hoàng ngày nay trở nên phổ biến ở khắp các làng quê. Các hoạt động này như sợi dây gắn kết cộng đồng với nhau, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như hiện tượng “buôn thần, bán thánh”, thương mại hoá văn hoá, xây dựng các khu di tích nhằm trục lợi, tranh giành khách thăm quan như ở Chùa Hương Hà Tây, một số khu di tích tái tạo lại sự tích Thần thành hoàng hoàn toàn sai lạc hoặc “râu ông nọ cắm cằm bà kia” nhằm mục đích được xếp hạng hay thu lợi... Thành hoàng làng được tôn vinh là đại diện tinh thần của làng xóm, luôn phù hộ, giúp đỡ, che chở dân làng. Trong chừng mực nào đó, Thần thành hoàng được coi là Tổ tiên của làng xóm. Ngày nay, không ít địa phương còn tôn vinh các danh nhân thời hiện đại trở thành Thần thành hoàng làng như có nơi tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh làm vị Đức thánh Tối thượng, tôn vinh các anh hùng liệt sỹ được thờ cúng theo phong tục thờ cúng Thần hoàng làng như ở Hải Dương, Hải Phòng... Một xu hướng nữa nảy sinh đó là thanh niên hiện nay đang giảm dần đức tin đối với đấng siêu nhiên. Do vậy nhiều việc làng hiện nay không được thanh niên quan tâm mà chủ yếu là do các cụ lão làng đảm nhận. Điều đó một phần thể hiện sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí nhưng nó cũng thể hiện sự thờ ơ của thế hệ trẻ đối với các hoạt động tín ngưỡng này. IIII. Ý nghĩa của tín ngưỡng Thành hoàng làng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tín ngưỡng Thành hoàng làng ở Việt Nam ngày nay được tái tạo rộng khắp và mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước hết đó là việc thờ cúng tôn nghiêm của tín ngưỡng thờ Thần thành hoàng đã phát huy được truyền thống đạo đức, lễ nghĩa, tôn ti, trật tự. Dù dân làng có đi đâu, ở đâu, làm gì đều hướng về làng xã trong các ngày lễ hội, dịp tế lễ Thần làng. Cũng từ đó, nhằm giúp con người nhất là thế hệ thanh niên không bị hoà tan với nhịp sống và văn hoá hiện đại. Thứ hai đó là chính các hoạt động này đã có tác dụng to lớn trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, góp phần xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hoạt động tín ngưỡng Thành hoàng làng thực tế đã tạo nên một nét văn hoá đặc trưng ở từng địa phương. KẾT LUẬN: Việc tái tạo hoạt động tín ngưỡng Thành hoàng làng kéo theo sự tái tạo các di tích lịch sử như đình, miếu, lễ hội tổ chức hàng năm. Hàng loạt đình, miếu được khôi phục, kéo theo đó là các loại tư liệu Hán nôm như hoành phi, câu đối, hội hè, rước sách được phục hồi, Thần phả được làm lại. Điều này giống như việc hoàn tất một “hồ sơ” cho mỗi một hoạt động tín ngưỡng Thành hoàng làng. Việc tái tạo lại diễn ra trong bối cảch nền kinh tế thị trường hiện nay với nhiều mặt tiêu cực của nó đã làm mất đi cái bản chất thực sự của hoạt động tín ngưỡng này, không ít “hồ sơ” được...làm giả nhằm được Nhà nước công nhận hay vì mục đích lợi nhuận. Do vậy, việc tái tạo các hoạt động này cần sự có mặt của các cơ quan văn hoá, các cấp chính quyền quan tâm chặt chẽ để khắc phục những hạn chế, những phát sinh không đúng hướng trong quá trình tái tạo: như việc trùng tu di tích hay xây dựng các di tích cần sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, chuyên môn, không thể thay thế những mái đình gỗ bằng những mái đình bê tông như nhiều địa phương đã làm, những hoành phi, câu đối, những Đại tự chữ Hán được viết tuỳ tiện, thậm chí viết sai như báo chí đã đề cập đến. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng làng để tiến hành các hoạt động bói toán, lên đồng, mê tín dị đoan... Việc tái tạo các hoạt động tín ngưỡng Thành hoàng ngày nay là nhu cầu của tâm thức người Việt, nhất là trong điều kiện đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng cao. Hoạt động này là hoạt động truyền thống “uống nước nhớ nguồn” - đức tin ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân. Chính những hoạt động này đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, đã là một tín ngưỡng thì các hoạt động phải tuân theo các nguyên lý cơ bản vốn có của nó và phải đồng thời cần được đặt trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cơ sở văn hoá Việt nam. Trần Quốc Vượng chủ biên- NXB Giáo Dục Việt Nam phong tục. Phan Kế Bính- NXB Hà Nội (tái bản ) Hà Nội 1999 Nguyễn Đức Lữ (chủ biên): Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt nam, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,2000. Nguyễn Duy Hinh: Tín ngưỡng Thành hoàng làng Việt nam, NXB Khoa học xã hội- 1996. - Toan Anh. Tín ngưỡng Việt Nam, T. 1 và 2. NXB Văn nghệ TP HCM, TPHCM, 2000. - Phan Kế Bính.Việt Nam phong tục (tái bản),NXB TP.HCM, TPHCM, 1995. - Lê Như Hoa (chủ biên). Tín ngưỡng Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, H., 2001. - Nguyễn Duy Hinh. Tín ngưỡng thành hoàng, NXB Khoa học xã hội, H., 1996. - Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, TP HCM, 1999. - Nguyễn Minh San. Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, H., 1998. - Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên). Về tôn giáo-tín ngưỡng Việt Nam hiện nay , NXB Khoa học xã hội, N., 1996. TRÍCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 Điều cần biết về Tín ngưỡng và Phong tục Việt Nam TG: Trương Thìn NXB Hà Nội Tuyệt đại đa số nhân dân ta có truyền thống sinh hoạt tín ngưỡng lâu đời. Mỗi dân tộc anh em đều có những hình thức tín ngưỡng mang nét đặc sắc riêng của mình. Tag: Truyền thống này còn gắn bó chặt chẽ với các sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc qua các nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán và lễ hội dân gian trên khắp mọi miền đất nuớc. Chúng ta đều biết, phong tục tập quán là lề lối và thói quen lâu đời của mỗi dân tộc, hay của một nước. Ví dụ: Phong tục thờ cúng Tổ tiên, phong tục gói bánh chưng ngày tết, phong tục trong việc cưới, việc tang. Mỗi nước có phong tục tập quán riêng, và trong nước, mỗi địa phương ngoài những phong tục chung của toàn quốc cũng có những phong tục riêng và ngay cả trong một địa phương nhiều khi mỗi nhóm người lại có những phong tục riêng. Những thái độ hành vi nào được lặp đi lặp lại nhiều lần, ăn sâu vào tiềm thức, tâm lý trở thành thói quen ổn định tương đối lâu dài trong nếp sống của một cá nhân, hoặc của một khối cộng đồng người trong một địa phương, một dân tộc hoặc nhiều dân tộc thường gọi là tập quán – tức thói quen. Thói quen được truyền lại từ đời này qua đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác, làm cho những người đời sau tuân theo một cách không có tiêu chuẩn bắt buộc, truyền miệng hay thành văn, được dư luận xã hội rộng rãi thừa nhận, ủng hộ, bảo vệ và yêu cầu mọi người tuân theo, không theo thì lên án, thường gọi là tục lệ hay phong tục. Phong tục tập quán là một phạm trù rộng lớn, nó bao hàm mọi khía cạnh trong đời sống của con người. Là sản phẩm của xã hội, phong tục tập quán được sinh ra từ các mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên (trời, đất, núi, sông, nước, lửa, cây cối); giữa người với lao động sản xuất như cày cấy, trồng trột, chăn nuôi, thu hái, thời vụ. Từ tất cả các mối quan hệ đó, con người rút ra những kinh nghiệm để sống, để hoà hợp với tự nhiên, lợi dụng tự nhiên để phục vụ ho con người, để con người tồn tại và phát triển. Có thể nói, phong tục tập quán có mặt ở khắp các lĩnh vực của đời sống con người. Từ các tập tục, lễ tiết, vòng đời của mỗi cá nhân: Từ sinh nhật, việc cưới, việc tang; từ ngày hội cổ truyền đến ngày hội mới. Từ những nghi lễ thờ cúng Thành hoàng làng, các nhân vật lịch sử, thờ Mẫu cho đến thờ cúng Tổ tiên v.v … Phong tục tập quán ở Việt Nam được các thành viên của cộng đồng gìn giữ, tôn thờ như là linh hồn của cộng đồng. Nó ăn sâu bám rễ trong tiềm thức của con người, thậm chí khi thay đổi thể chế chính trị, xã hội mà phong tục tập quán cũng khó lòng thay đổi. Phong tục tập quán chình là đặc trưng văn hoá của cộng đồng, là tính cách và cả trình độ văn minh của cộng đồng đó. Nếu nhận thức được đầy đủ giá trị của phong tục tập quán và vị trí của nó trong nền văn hoá nước nhà, thì phải coi văn hoá dân tộc là tài sản vô giá, là tài nguyên cho sự phát triển đất nước. Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã nói: “Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam ta không có tôn giáo theo nghĩa thông thường như nhiều nước khác. Nếu tôn giáo là thờ cúng, thì mọi người đều thờ cúng ông bà, thờ cúng Tổ tiên, làng thì thờ Thành hoàng và các bậc anh hùng cứu nước, các tổ phụ các ngành nghề, các danh nhân văn hoá”. Dường như trên đất nước ta, dân tộc ta, từ xưa đến nay thế giới trần tục và thế giới vô hình hoà quyện và nhau. Con người “uống nước nhớ nguồn”, tưởng niệm người đã khuất, thờ cúng Tổ tiên như là một tôn giáo chính. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên rất giản dị: tin rằng Tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào õi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách rủi ro; vui mừng khi con cháu gặp may, khuyến khích con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách (mà không trừng phạt) con cháu khi làm điều ác. Trước khi đạo phât du nhập vào Việt Nam thì người Việt đã có tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng. Thành hoàng được thờ trong các đình làng. Thành hoàng là đại biểu tinh thần cho cả làng. Làng nào cũng có một ngôi đình, và đình đã trở thành địa điểm thiêng liêng của cả cộng đồng. Đạo phật khi truyền vào một nước nào, miền nào cũng đã thích ứng ngay với phong tục tập quán của địa phương và những tín ngưỡng dân gian “Phật hoá” và “hoá phật” ngay ở giai đoạn đầu tiên và trong suốt quá trình ở Việt Nam – một nước nông nghiệp, người ta tôn thờ những hiện tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp. Nên khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, người ta đã lấy ngay các vị thần đặt cho chùa thành: Pháp Vân, Pháp vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện: hay Điện Mẫu được tồn tại và phát triển ngay trong phạm vi nhà chùa. Do thích ứng với tín ngưỡng bản địa, với việc thờ cúng Tổ tiên nên trong chùa cũng có các tượng Thành hoàng hoặc anh hùng dân tộc nhu Đức Thánh Trần ở nhà hậu đường. Vì vậy, nhiều chùa thờ Phật thường có dạng “Tiền Phật hậu Thánh”, “Tiền Phật hậu Mẫu”. Người dân Việt đi chùa lễ phật vừa cúng Mộu vừa cúng Thánh. Đạo phật dân gian đã hình thành đã hình thành trong dân chúng bắt nguồn từ đạo phật chính thống, nhưng gạt bỏ phần triết lý xa xôi, khó hiểu, trở về với cuộc sống trần thế hàng ngày. Nó kết hợp với tín ngưỡng bản địa, với tục thờ cúng Tổ tiên, với những nguyện vọng, ước mơ của người lao động, đạo Phật dân gian đã thấm sâu vào trong dân chúng qua nhiều đời, thực sự có tác dụng tích cực trong đời sống tinh thần của người lao động. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, một số người thực hành tín ngưỡng, phong tục một cách máy móc, không hiểu đầy đủ ý nghĩa của nagỳ lễ, không nắm chắc các nghi thức cần thiết của việc cúng lễ, mà chỉ làm theo những người đi trước. Từ thực tiễn đó, chúng tôi nhà Dân tộc học, nhà nghiên cứu văn hoá Trương Thìn biên soạn cuốn 101 điều cần biết về tính ngưỡng và phong tục Việt Nam. Hy vọng cuốn sách của công chúng trong việc tìm hiểu tín ngưỡng, phong tục nước nhà, gạn đục khơi trong, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Ngày đăng: 23/7/2008 3:07:54 AM; Nguồn: Trương Thìn. 101 Điều cần biết về Tín ngưỡng và Phong tục Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 3 ......................................................................................................................................... ........................................Phạm Đức Dương, Văn hóa học đại cương và cơ sở VHVN, NXB KHXH 1996 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc VHVN, NXB TPHCM 2001 Một số thông tin khác trên INTERNET trang www.saigonnet.vn Thứ tư, 23 Tháng 6 2010 05:52 Tục thờ Thành hoàng Tục thờ thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ, sau khi du nhập vào làng xã Việt Nam đã nhanh chóng bám rễ vào trong tâm thức người nông dân Việt, trở nên hết sức đa dạng. Thành hoàng có thể là một vị thiên thần như Phù đổng Thiên vương, một thần núi như Tản Viên Sơn thần, một vị nhân thần có công với dân với nước như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Dã Tượng... lại có khi là các yêu thần, tà thần... với nhiều sự tích hết sức lạ lùng, nhiều khi có vẻ vô lý. Tuy nhiên các thành hoàng được sắc vua phong (trừ những tà thần, yêu thần...) luôn luôn tượng trưng cho làng xã mà mình cai quản là biểu hiện của lịch sử, của đạo đức, phong tục, pháp luật cũng như hy vọng sống của cả làng. Thành hoàng có sức toả sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ. Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong các vị thành hoàng thành ba bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tuỳ theo sự tích và công trạng của các vị thần đối với nước với dân, với làng xã. Các vị thần cũng được xét đưa từ thứ vị nọ lên thứ vị kia, nếu trong thời gian cai quản các vị này đã phù hộ, giúp đỡ được nhiều cho đời sống vật chất và tâm linh của dân chúng. Việc thăng phong các vị thành hoàng căn cứ vào sớ tâu của làng xã về công trạng của các vị thần. Sớ này phải nộp về triều đình trong một thời gian quy định. Mỗi lần thăng phong triều đình đều gửi sắc vua ban rất linh đình và cất nó trong hòm sắc thờ ở hậu cung đình làng. Thành hoàng cũng được gọi là phúc thần, tức vị thần ban phúc cho dân làng, thường mỗi làng thờ một thành hoàng, xong cũng có khi một làng thờ hai, ba hoặc hai ba làng thờ một vị. Thành hoàng có thể là nam thần hay nữ thần, tuỳ sự tích mỗi làng. Đình làng là nơi thờ phụng thành hoàng và trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của mỗi người dân quê Việt. Làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình riêng. Đình để thờ thành hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở đình với sự chứng kiến của thành hoàng. Trong tâm thức người dân quê Việt, Đức thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi. Có thể cho rằng, thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng. Cho nên sự thờ phụng thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng. Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất nề quê thói được bảo tồn. Vì lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng thành hoàng để xin phép trước. Có lẽ, sự ngưỡng mộ thành hoàng cũng chẳng kém gì sự ngưỡng mộ tổ tiên. Ngày nay, lễ hội làng đang phát triển mạnh mẽ và nở rộ ở khắp nơi. Tục thờ cúng thành hoàng, diễn lại thần tích, rước xách, tế lễ đang được phục hồi, vì có như vậy mới ghi nhớ được công lao của các vị tiền bối với nước, với làng. (Trích từ Hanam.gov.vn) »Thứ năm, 23 Tháng 12 2010 tìm kiếm... Thành hoàng làng trong tín ngưỡng dân gian người Việt Chủ nhật, 16 Tháng 8 2009 10:16 Thành hoàng làng (Thành hoàng) là danh từ chung để chỉ vị thần được thờ trong một làng xã Việt Nam. Giống như Táo công và Thổ công, Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng và thường được thờ ở đình làng. Tục thờ Thành hoàng vốn có nguồn gốc từ thời Trung hoa cổ, sau khi du nhập vào làng xã Việt Nam đã nhanh chóng bám rễ vào trong tâm thức người nông dân Việt, trở nên hết sức đa dạng, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất. Họ là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh. Cho nên sự thờ phụng thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng. Thường mỗi làng chỉ thờ một Thành hoàng, xong cũng có khi một làng thờ hai, ba hoặc hai ba làng thờ một vị. Thành hoàng có thể là nam thần hay nữ thần, tuỳ sự tích mỗi vùng. Đó có thể là một vị thần như Phù đổng Thiên vương, thần núi như Tản Viên Sơn thần, thần có công với dân với nước như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Dã Tượng... lại có khi là các yêu thần, tà thần... với nhiều sự tích hết sức lạ lùng, nhiều khi có vẻ vô lý. Nhưng có khi Thành hoàng chỉ là một người dân mà theo quan niệm, là người được các vị thần ban cho sứ mệnh để sau này thay họ cai quản làng xã, được gọi là Thành hoàng sống. Tương truyền rằng, khoảng năm 1938 đến năm 1940 của thế kỷ XX, ở xóm Dinh Thị xã Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc có ông Nguyễn Đình Cận làm nghề nuôi dê lấy sữa. Hàng ngày ông dẫn đàn dê đến chăn ở khu đồi làng Khai Quang. Mỗi lần ông đi qua đình làng thì ngai thờ Thành hoàng đổ nhào về phía trước. Nhiều lần như vậy, ông Thủ Từ lấy làm lạ nên chú ý đến chuyện không bình thường này. Ông thấy, cứ mỗi lần ông Cận đi qua đình là ngai thờ Thành hoàng đều bị đổ. Ông trình bày đầu đuôi mọi sự với hương chức làng. Hương chức cùng các vị bô lão họp bàn, làm lễ khấn xin thần linh báo mộng để dân làng biết lý do việc ngai của thành hoàng đổ. Thần linh báo mộng rằng: Thành hoàng cũ Thượng đế chuyển sang làm việc khác và chỉ định ông Nguyễn Đình Cận thay thế. Sau đó, làng làm lễ đón ông Cận về thờ. Thời xưa, các thành hoàng được vua sắc phong (trừ những tà thần, yêu thần...) thành ba bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tuỳ theo sự tích và công trạng của các vị thần đối với nước với dân, với làng xã, biểu hiện của lịch sử, đạo đức, phong tục, pháp luật cũng như hy vọng sống của cả làng. Thành hoàng có sức toả sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ. Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất nề quê thói được bảo tồn. Vì lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng thành hoàng để xin phép trước. Dường như sự ngưỡng mộ thành hoàng của người dân không kém gì sự ngưỡng mộ đối với tổ tiên của họ. Hàng năm, ngày giỗ Thành hoàng là ngày hội đông vui nhất của làng, của phố. Trong những ngày hội, ngoài việc làm cỗ, ăn uống còn rất nhiều nghi lễ như diễn lại sự tích về Thành hoàng, tế lễ, rước kiệu hay các trò vui: đấu võ, chọi gà, thổi cơm thi, bơi chải, đánh đu, đánh cờ người, hát chèo, diễn tuồng... Không khí vui vẻ cả ngày lẫn đêm (có nơi hai, ba ngày), từ các lão ông, lão bà đến mỗi cháu bé, và chờ đợi nhất, vui nhất là những trai gái đương lứa, đây là dịp để gặp gỡ, kết bạn, tỏ tình. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng Thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi. Theo Vitinfo W Tín ngưỡng-Tôn giáo Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Tín ngưỡng dân gian: Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp như trời, trăng, đất, rừng, sông, núi… để được phù hộ. Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình. Tuy nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày-Thái, nhóm Hmông-Dao; nhóm Hoa-Sán Dìu-Ngái; nhóm Chăm-Ê đê-Gia Rai; nhóm Môn-Khơ me. Bên cạnh đó, một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt và một số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất. Ở các gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng. Bên cạnh việc cúng giỗ tổ tiên ở từng gia đình, dòng họ, nhiều làng ở Việt Nam có đình thờ thành hoàng. Tục thờ thành hoàng và ngôi đình làng là đặc điểm độc đáo của làng quê Việt Nam. Thần thành hoàng được thờ trong các đình làng có thể là các vị thần linh hoặc là những nhân vật kiệt xuất có nhiều công lao to lớn như những ông tổ làng nghề hoặc anh hùng dân tộc có công “khai công lập quốc”, chống giặc ngoại xâm. Ngoài ra, người Việt còn thờ các dạng thần như thần bếp, thần thổ công… Các tôn giáo: Ở Việt Nam hiện có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo. Phật giáo: Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam có bước phát triển mới cùng với nền độc lập của dân tộc. Thời Lý-Trần (từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV) là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên tử mang bản sắc Việt Nam với tinh thần sáng tạo, dung hợp và nhập thế. Phật giáo Nam Tông truyền vào phía nam của Việt Nam từ thế kỷ IV sau Công nguyên. Tín đồ Phật giáo Nam Tông chủ yếu là đồng bào Khơ-me, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long nên gọi là Phật giáo Nam Tông Khơ-me. Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng 10 triệu tín đồ, gần 17.000 cơ sở thờ tự, khoảng 40.000 tăng ni và 36 trường đào tạo các chức sắc tôn giáo. Công giáo: Nhiều nhà nghiên cứu sử học Công giáo lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam. Từ năm 1533 đến năm 1614, chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa minh thuộc Tây Ban Nha đi theo những thuyền buôn vào Việt Nam. Từ năm 1615 đến năm 1665, các giáo sĩ dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma-cao (Macau, Trung Quốc) vào Việt Nam hoạt động ở cả Đàng Trong (nam sông Gianh), Đàng Ngoài (bắc sông Gianh). Đến nay, Giáo hội Công giáo ở Việt Nam có 26 giáo phận, khoảng 6 triệu tín đồ, 6.270 cơ sở thờ tự, 19.000 chức sắc, 06 Đại chủng viện và 02 cơ sở II đào tạo các chức sắc tôn giáo. Tin Lành: Đạo Tin lành có mặt tại Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo du nhập từ bên ngoài, vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do tổ chức Liên hiệp Phúc âm Truyền giáo (The Christian and Missionary Alliance-CMA) truyền vào. Năm 1911 được xem là thời mốc xác nhận việc truyền đạo Tin lành vào Việt Nam. Hiện đạo Tin Lành có trên 1 triệu tín đồ, 500 chức sắc, 300 cơ sở thờ tự, 01 Viện Thánh kinh thần học. Đạo Hồi: Ở Việt Nam, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm. Theo tư liệu lịch sử, người Chăm đã biết đến đạo Hồi từ thế kỷ X-XI. Có hai khối người Chăm theo đạo Hồi: một là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Ninh Thuận, Bình Thuận là khối Hồi giáo cũ hay còn gọi là Chăm Bà-ni; hai là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Châu Đốc (An Giang), thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai là khối đạo Hồi mới hay còn gọi là Chăm Islam. Hiện nay Đạo Hồi ở Việt Nam có khoảng 72.000 tín đồ, 79 cơ sở thờ tự, 700 vị chức sắc. Đạo Cao Đài: Là một tôn giáo bản địa. Giữa tháng 11/1926 (ngày 15/10 năm Bính Dần), những chức sắc đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén- Tây Ninh chính thức cho ra mắt đạo Cao đài. Hiện nay, đạo Cao Đài có khoảng 2,4 triệu tín đồ, 31.700 chức sắc, hơn 100 cơ sở thờ tự. Phật giáo Hòa Hảo: Là một tôn giáo bản địa do ông Huỳnh Phú Sổ làm lễ khai đạo vào ngày 18/5 năm Kỷ Mão (ngày 4/7/1939) tại làng Hòa Hảo, tỉnh An Giang. Hiện nay Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 1,3 triệu tín đồ, hơn 1.700 chức sắc, 1.200 cơ sở thờ tự. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam, điều 70 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp quy khác. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo có hiệu lực từ 15/11/2004, đã thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Mọi công dân - không phân biệt có hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo - đều bình đẳng trước pháp luật; có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; được bày tỏ đức tin tôn giáo của mình; được thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ lễ nghi tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của cơ sở tín ngưỡng tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trường lớp tôn giáo, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo. Ngày 1/3/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2005/NĐ-CP để hướng dẫn một số điều trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo. Sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ: Tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam có khoảng 20 triệu tín đồ của 12 tôn giáo và 30 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, 83.368 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và 25.331 cơ sở thờ tự tôn giáo, ngoài ra còn có hàng vạn cơ sở tín ngưỡng dân gian. Tín đồ tôn giáo hoàn toàn tự do trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình. Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo được tự do trong việc thực hành các hoạt động tôn giáo theo giáo luật. Việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc được thực hiện theo quy định của giáo hội. Các tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân trong những năm qua đều có sự phát triển về số lượng cơ sở giáo hội, về tín đồ, chức sắc nhà tu hành, về việc xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, bảo đảm kinh sách, các hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và giáo lý, giáo luật. Các chức sắc, nhà tu hành được tham gia học tập, đào tạo ở trong nước và nước ngoài hoặc tham gia các sinh hoạt tôn giáo ở nước ngoài. Nhiều tổ chức tôn giáo nước ngoài đã vào giao lưu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam. Từ ngày 13-17/5/2008, Việt Nam đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008 tại Hà Nội với sự tham gia của gần 4.000 đại biểu chính thức trong đó có gần 2.000 đại biểu đến từ 74 quốc gia, vùng lãnh thổ và hơn 200 Việt Kiều từ các châu lục; Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI vào năm 2010 tại Hà Nội. Các ấn phẩm tôn giáo: Việc in kinh sách và xuất bản các ấn phẩm khác liên quan đến tôn giáo được duy trì thường xuyên, bảo đảm phục vụ yêu cầu hoạt động tôn giáo tại Việt Nam. Năm 2008, Nhà xuất bản Tôn giáo đã xuất bản 613 đầu sách với 1.768.000 bản in và 251 ấn phẩm tôn giáo với 297.200 bản. Hiện nay các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đã có các báo như: Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Báo Giác ngộ của Phật giáo; Tập san Hiệp thông, Báo Người Công giáo Việt Nam, Báo Công giáo và Dân tộc của Công giáo; Tạp văn Hương sen của Phật giáo Hòa Hảo; Bản tin Mục vụ và Bản tin Thông công của Tin lành… Tạo bởi admin Cập nhật 05-01-2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVăn hóa tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng tại các vùng miền nông thôn Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan