Văn hóa ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình nông thôn hiện nay

PHẦN ĐỀ CƯƠNG 1. Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5 2.1. Mục đích nghiên cứu .5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu .6 3.2. Khách thể nghiên cứu .6 3.3. Phạm vi nghiên cứu .6 4. Phương pháp nghiên cứu .6 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .6 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .7 4.3. Phương pháp quan sát 7 PHẦN NỘI DUNG 1. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong truyền thống 8 2. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu hiện nay 11 2.1. Thực trạng về mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay 11 2.2. Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay 17 2.3. Giải pháp để điều hòa mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu 22 2.3.1. Từ phía những người mẹ chồng 22 2.3.2. Từ phía những nàng dâu 23 3. Những nhân tố tác động đến mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay 24 3.1. Biến đổi gia đình .25 3.2. Toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa 28 PHẦN KẾT LUẬN

pdf32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hóa ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình nông thôn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội. Để hôn nhân được công nhận về mặt pháp lý thì trong các mô hình truyền thống nông thôn trước đây, hai bên gia đình phải tiến hành rất nhiều nghi lễ như nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ và thân nghinh, trong đó tùy theo từng địa phương mà họ có những đóng góp cho làng khác nhau. Trước đây, trong xã hội truyền thống, chính những người chuẩn bị kết hôn, lập gia đình thì lại không có tiếng nói gì trong quyết định hôn nhân khi quan điểm của Nho giáo là “ Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” nên cha mẹ là người trực tiếp định đoạt việc hôn nhân của con cái. Bên cạnh đó, “ lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống” là một trong những tiêu chuẩn mà trước đây bố mẹ trong gia đình người Việt chọn vợ chọn chồng cho con cái. Ngoài ra, quan hệ hôn nhân trong xã hội truyền thống cũng thường được xây dựng trên cơ sở môn đăng hộ đối, có đẳng cấp gần nhau, thậm chí vị trí trong dòng họ cũng phải tương xứng. Cùng một đẳng cấp xã hội, vấn đề môn đăng hộ đối lại được nhìn nhận ở mô hình gia đình truyền thống một cách thông thoáng hơn. Điều này dựa trên cơ sở của các mối quan hệ giữa các gia đình, chủ yếu là quan hệ giữa những người bố mẹ với nhau. Trong vấn đề hôn nhân truyền thống, nhiều gia đình còn cho thấy các bậc cha mẹ còn đính ước hôn nhân cho con cái ngay từ khi đứa trẻ còn chưa được sinh ra và đến khi lớn lên thì những người con cứ thế mà thực hiện các giao ước của cha mẹ. Quan hệ hôn nhân cũng tác động tới văn hóa ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu. Nếu có mối quan hệ chặt chẽ, thân quen từ hai phía gia đình thì việc bất đồng quan điểm, xích mích, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu sẽ có phần hạn chế hơn. 8Gia đình tôi và gia đình chồng tôi có mối quan hệ từ trước. Bố tôi và bố chồng tôi là bạn chiến đấu thân thiết, nên hai gia đình thường qua lại với nhau. Trước đây, tôi thường hay theo bố đến nhà chồng tôi hiện tại này chơi, nên mọi người trong gia đình nhà chồng tôi cũng có biết tôi và họ rất quý tôi. Cho nên, khi lấy anh, tôi cũng không phải qua giai đoạn tìm hiểu chuyện gia đình, đặc biệt là vấn đề mẹ chồng nàng dâu. Mẹ chồng tôi cũng không gây khó dễ cho tôi, nên tôi không phải chịu áp lực từ phía mẹ chồng như bao người khác. Về phía tôi, tôi sẽ cố gắng làm tròn bổn phận làm dâu. (PVS nữ, 29 tuổi, H. Quốc Oai). Trước đây, các bà mẹ chồng thường quan niệm rằng: Con dâu do mình “mua” về nên “ mất tiền mua mâm thì có quyền đâm cho thủng, mất tiền mua thúng thì có quyền đựng cho mòn”. Và cuộc đời làm dâu của người phụ nữ thời phong kiến thật nhiều cảnh cực lòng. Từ đó, tình cảm mẹ chồng nàng dâu khó có thể cảm thông được. Chúng ta đã được chứng kiến nhiều cảnh những người chồng gia trưởng “ năm thê bảy thiếp” trong xã hội phong kiến, trọng bên “nghĩa” mà phụ bên “tình” để cho người vợ phải chịu cảnh “ kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”. Còn trong xã hội ngày nay, tình trạng và quan niệm trên đã không còn phổ biến. Có chăng, quan niệm đó vẫn còn tồn tại ở những vùng nông thôn, miền núi xa xôi lạc hậu. Người đàn ông hiện đại cũng chẳng còn cảnh” năm thê bảy thiếp” nhưng tình trạng “ nhất bên trọng, nhất bên khinh” trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu vẫn còn phổ biến. Khi được hỏi về quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trong truyền thống, nhiều người cho rằng quan hệ đó có thể hóa giải được nếu như mỗi phía cố gắng lên một chút để mà chấp nhận nhau. Tôi cũng có cô con dâu, lúc đầu tôi và con dâu tôi cũng hay xảy ra chuyện này, chuyện kia do bất đồng quan điểm. Nhưng theo thời gian, tôi và con dâu đã có thể hiểu được nhau và thông cảm cho nhau. Được cái, con dâu tôi nó cũng chịu khó, cũng chu đáo bởi sinh ra trong gia đình làm nông nghiệp mà. Nói chung theo tôi, quan hệ 9xung khắc giữa mẹ chồng, nàng dâu là không tránh khỏi, nếu cố gắng thì sẽ tốt thôi.(PVS nữ, 63 tuổi, H.Thanh Trì, Hà Nội). Tôi là người phụ nữ trong gia đình, tôi cũng đã từng phải làm dâu nên tôi rất hiểu cho con dâu tôi. Nhưng nhiều khi tôi thấy con dâu tôi cũng hơi quá đà. Nó đi làm về mệt mỏi, con cái nó thì hay lèo nhèo nên nó bực tức toàn trút lên con nó. Còn tôi thì thương cháu, nên nói lại nó để bênh cháu, thế là nó nói là con nó thì nó phải dạy. Nhưng cách dạy của nó khiến tôi không đồng tình. Nhưng dần dần tôi nói, nó cũng hiểu ra và bớt đánh con nó hơn.(PVS nữ, 60 tuổi, H.Quốc Oai, Hà Nội). Còn về phía các nàng dâu, họ có ý kiến như nào? Tôi làm dâu đã được 5 năm rồi, tôi cũng rút ra được nhiều bài học từ khi về nhà chồng. Ban đầu, chưa hiểu tính mẹ chồng, tôi cứ sợ này, sợ nọ, nhưng dần dần, tôi thấy mẹ chồng tôi cũng thương con, thương cháu lắm. (cười). Bà không bắt tôi phải thế này thế kia mà cho tôi hoàn toàn tự quyết. Nhưng cái gì tôi làm không đúng thì bà can thiệp vào. Lúc đầu tôi cũng rất khó chịu, nhưng về sau hiểu tính mẹ chồng, nên tôi cũng thông cảm.(PVS nữ, 32 tuổi, H.Gia Lâm, Hà Nội). Tôi trước khi lấy chồng thì luôn nghĩ tôi sẽ quý mẹ chồng như mẹ mình (cười), nhưng tụi bạn tôi đã lập gia đình rồi thì nói còn lâu mới được như thế. Lúc đầu tôi nghĩ nếu cố gắng thì sẽ được thôi vì mẹ chồng cũng là người mà, cũng từng làm dâu mà. Nhưng đến lúc lập gia đình thì tôi mới thấy không như những gì tôi nghĩ. Mẹ chồng tôi cũng hay hạch sách tôi thế này thế kia, mà tôi thì không quen với cách cư xử đó nên tôi cũng hay nói lại, nhưng về sau, tôi cứ nghĩ thoáng ra là mẹ cũng chỉ vì thương con cháu nên mới thế mà thôi.(PVS nữ, 40 tuổi, H. Thanh Trì, Hà Nội). Rõ ràng, nhìn từ góc độ văn hóa về mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trong gia đình truyền thống thì văn hóa Việt Nam không thể bị ảnh hưởng và pha trộn bởi các nền văn hóa khác trên thế giới, do đó chúng ta mới có lối sống như trước đây (thế hệ đã lớn tuổi) và lối sống pha trộn như hiện nay (thế hệ trẻ tuổi). Nhưng tổng kết lại có lẽ không một người Việt Nam nào lại có thể bỏ hẳn được tư duy, lối sống, phong 10 cách, tính nết của người Việt Nam truyền thống. Do nền văn hóa như vậy nên thông thường người Việt Nam hay sống chung trong gia đình. Ông bà chăm sóc con cháu, con cháu chăm lo ông bà ….Đó là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam từ trước đến nay. Nếu mọi người sống chân thành và giúp đỡ lẫn nhau thật sự, thông cảm, yêu thương nhau, hiểu biết suy nghĩ, tự do và lối sống của mỗi người trong tập thể gia đình nhỏ bé thì mọi chuyện sẽ êm xuôi, gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Chính vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình cần cố gắng để xây dựng một gia đình truyền thống hạnh phúc. 2. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu hiện nay. 2.1. Thực trạng về mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay. Trong đời sống hôn nhân luôn tồn tại hai phía của tình yêu, nhưng thường chúng ta chỉ nhìn thấy một phía. Vợ chồng yêu nhau, đó mới chỉ là một phía. Còn một phía khác của tình yêu mà các cặp vợ chồng ít nhìn thấy, đó là mẹ yêu con trai. Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu là vấn đề nhạy cảm từ xưa tới nay. Khi mới lập gia đình và sống cùng cha mẹ chồng, các nàng dâu sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu cũng như cố gắng để hòa hợp với thói quen đặc tính sinh hoạt của gia đình chồng. Hòa khí gia đình phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu. Nếu nàng dâu cứ một mực bắt mẹ chồng phải thích ứng với mình, hẳn cô sẽ cầm chắc trong tay phần thất bại. Hoặc ngược lại, mẹ chồng cứ bắt nàng dâu phải tuân thủ tuyệt đối theo những quy tắc của mình thì gia đình sẽ xảy ra mâu thuẫn. Để giữ được hạnh phúc gia đình, nàng dâu với bổn phận làm con trong gia đình phải biết cư xử sao cho khéo léo đúng mực. Là con, đôi lúc nàng dâu phải chịu “thiệt thòi”, có thể phải làm những việc bản thân không thích lắm để chiều lòng mẹ chồng, bởi lẽ không có mẹ chồng thì sẽ không có chồng bạn-người mà các nàng dâu luôn yêu thương. Và như vậy, người chồng sẽ thấy hạnh phúc khi hai người phụ nữ mà anh ấy yêu thương nhất sống hòa thuận và thương yêu nhau. 11 Trong gia đình có rất nhiều mối quan hệ, tuy nhiên phức tạp nhất vẫn là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Họ xem như những người giữ lửa trong gia đình, là nền tảng cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Cùng là những người phụ nữ trong gia đình, cùng một mối quan tâm chung nhưng đối với mỗi người, họ lại có những cách cư xử khác nhau. Do đó, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu có phần phức tạp và khó hiểu hơn so với các mối quan hệ khác. Có người nói, trong mối quan hệ gia đình, khó xử nhất chính là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Bất kỳ là ở nước nào, bất kỳ là thời cổ đại hay thời hiện đại, quan hệ mẹ chồng nàng dâu đều là những vấn đề nan giải nhất. Cuốn vào cuộc tranh cãi giữa mẹ chồng và nàng dâu, không chỉ có con cái khó xử, mà còn các cháu cũng không biết làm thế nào và các thành viên khác trong gia đình nữa. Sự bất hòa giữa mẹ chồng và nàng dâu đem lại một bóng đen không tan được cho toàn bộ cuộc sống của gia đình. Đơn cử như bài viết: “ Về quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội hiện đại” trong cuốn gia đình học của tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Qúy (2007) đã đề cập đến vấn đề này. Hai tác giả cho rằng “ Tất cả mọi sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình đều không phải ngẫu nhiên mà bao giờ cũng dựa trên cơ sở: một là quan hệ huyết thống, hai là sự lựa chọn nhau. Thế nhưng quan hệ mẹ chồng nàng dâu lại không dựa trên hai cơ sở đó. Họ không cùng huyết thống cũng chẳng được lựa chọn nhau. Song họ vẫn phải gắn bó với nhau vì một người ở giữa là con trai của người này là chồng của người kia”. Hơn thế nữa, do chịu tác động của nhiều yếu tố nên mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu càng trở nên phức tạp hơn. Trong xã hội nói chung và xã hội nông thôn hiện nay nói riêng, với mẹ chồng, người con trai thường là người gần gũi với mẹ, là người dành nhiều tình cảm cho mẹ, chăm sóc mẹ, là người nối dõi tông đường, là người mà cả gia đình đặt mọi niềm tin và cả sự hy vọng. Cho nên, tâm lý của người mẹ thường sợ con dâu lấn lướt con trai hoặc anh ta sẽ yêu thương dành hết tình cảm cho vợ. Vì vậy ban đầu họ thường có thái độ dò xét để đo tình cảm, sự khéo léo của con dâu. Mẹ chồng cũng là một người phụ nữ, cũng làm dâu, làm vợ, làm mẹ, nên họ rất hiểu tâm 12 tư tình cảm và mong muốn của người con dâu. Tuy nhiên để có được sự yêu thương chân thật từ phía mẹ chồng thì quả thực là không dễ dàng chút nào. Còn về phía những người con dâu, sống đúng mực với nhà chồng là điều quan trọng, nhưng chuyện cố gắng để vừa lòng mẹ chồng lại là điều khác. Nhiều nàng dâu cứ nghĩ mình cần mẫn làm việc nhà, ăn nói lễ độ, mua biếu quà cáp thường xuyên, nói tốt về nhà chồng nhiều… thì sẽ được mẹ chồng yêu như con gái. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng được như vậy. Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng giống nhiều mối quan hệ khác, tức là làm sao để hài hòa giữa việc cho và nhận. Con dâu dù có tốt đến mấy nhưng nếu bị nhà chồng hờ hững thì cũng không tránh khỏi tổn thương. Nhất là khi cứ hết lòng vì nhà chồng nhưng lại không nhận được những điều như mong đợi thì càng thất vọng. Khi đó, sẽ nảy sinh tâm trạng u uất với nhà chồng. Để tránh tình cảnh đó, nên lấy lòng nhà chồng đúng cách. Nghĩa là có thể chia sẻ việc nhà cùng chồng và các thành viên trong gia đình chồng. Không cần thiết phải ôm đồm hết để cố lấy “thành tích”. Nếu mệt mỏi thì cần biết nghỉ ngơi và thư giãn. Khi tâm trạng và sức khỏe không tốt thì càng nảy sinh tâm lý chán nản nhà chồng hơn. Việc khen ngợi hoặc mua quà biếu nhà chồng cũng cần thật lòng và có chừng mực. Nếu quá đà, dễ bị đánh giá là “giả tạo” hoặc mang tiếng “nịnh bợ”. Cũng không nên quá kỳ vọng vào sự đền đáp lại từ nhà chồng. Rất khó để có thể cân đo xem con dâu tốt với mẹ chồng thế này thì mẹ chồng phải tốt lại bao nhiêu là đủ. Không nên quan niệm nặng nề, con dâu phải thế này, phải thế kia mà cần biết điều tiết cuộc sống. Có thể trò chuyện với mẹ chồng để đôi bên hiểu nhau hơn. Mỗi người nhường nhịn và giúp đỡ nhau thì cuộc sống bên nhà chồng sẽ không còn ngột ngạt. Do không cùng quan điểm, cùng lối sống mà mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội ngày càng khó cải thiện. Bài viết “ Kẹt giữa cuộc chiến mẹ và vợ” của nhà báo Vương Linh đã đề cập đến sự bất đồng về quan điểm của mẹ chồng và nàng dâu và trong đó, cách ứng xử của người chồng có ảnh hưởng lớn đối với việc điều hòa các mối quan hệ đó: “ Vừa mở cửa vào nhà, anh Tùng đã nghe mẹ kể tội vợ một tràng dài. Mệt mỏi lê bước lên 13 gác với vợ, anh lại thấy chị thút thít than khó sống vì mẹ chồng quá đáng”. Anh cho biết “ mâu thuẫn giữa mẹ và vợ anh thật ra chỉ xoay quanh những vấn đề nhỏ nhặt. Mẹ anh là người rất tiết kiệm, lại khá khắt khe. Vợ anh từ hồi có thai hay mệt, ăn ít, lại không hợp với cách nấu của mẹ chồng nên thường xuyên không ăn cơm nhà, xin phép ăn luôn bên nhà ngoại, gần chỗ làm cho tiện. Mẹ chồng không đồng ý nhưng chẳng nói thẳng, cứ làm mặt lạnh rồi kể với cô em chồng, hàng xóm. Con dâu biết vậy bực bội, lại thêm tủi thân vì không có chồng bên cạnh nên về đến nhà là mặt mũi bí rồi chui ngay vào phòng riêng” . Rõ ràng, “cuộc chiến” giữa mẹ chồng và nàng dâu thường nảy sinh là do bất đồng quan điểm, ai cũng bảo vệ ý kiến riêng của mình mà không chịu nhìn nhận từ phía người khác. Con dâu tôi thì khỏi nói luôn. Nó nói với tôi như người ở ở nhà nó. Nó thế nên nhiều khi tôi nói nó như vậy là láo thì nó nói là mẹ ở nhà thì mẹ làm cố cũng chẳng sao cả. Tôi bực thế không biết. Chẳng biết con trai tôi thấy như thế nào khi vợ nó như thế. (PVS nữ, 58 tuổi, H.Thanh Trì, Hà Nội). Xã hội hiện nay luôn có hai cách suy nghĩ và hai lối sống tương đối khác nhau. Hai thế hệ khác nhau nên tư duy và lối sống có phần khác nhau. Có những vấn đề mẹ chồng không thích nhưng con dâu lại thấy thích hợp và ngược lại. Do đó, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu càng phát sinh và khó có thể giải quyết nếu như không thông cảm, chia sẻ. Gia đình tôi cũng hay căng thẳng lắm. Mẹ chồng tôi và tôi không hợp tính nhau nên thường hay xảy ra xích mích. Nhiều lúc tôi nghĩ cũng thấy tủi thân, tôi chẳng làm gì sai trái để mẹ chồng tôi phải đối xử với tôi như thế. Bà hay dò xét tôi, tôi làm gì bà cũng thấy khó chịu, nhiều khi tôi chẳng muốn làm gì cả, chỉ muốn buông xuôi, mắc kệ thôi.(PVS nữ, 32 tuổi, H. Thanh Trì, Hà Nội ). Thật ra tôi lập gia đình cũng đã mười mấy năm nhưng tôi vẫn không thể hiểu được tính khí của mẹ chồng tôi. Bà lúc thì thế này, lúc thì thế kia, nên tôi chẳng biết 14 phải cư xử như thế nào cho đúng. Như hôm vừa rồi, tôi đi chợ, mua món ăn mà mẹ tôi thích để về nấu, nhưng khi mang về thì bà lại thế này thế kia, bà bảo là tôi chẳng thích ăn cái này, cô toàn chọn theo ý cô, thế là mẹ chồng tôi nhất định không ăn. Chồng tôi đâm ra cũng khó xử. (PVS nữ, 37 tuổi, H. Gia Lâm, Hà Nội ). Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đúng là hai cực thái khó có thể dung hòa. Mỗi người một ý kiến riêng, một chủ quyền riêng nên mối quan hệ này càng trở nên phức tạp hơn. Do đó, để xoá bỏ mâu thuẫn, theo chuyên gia tâm lý Mã Ngọc Thể, Giám đốc Trung tâm Tham vấn tâm lý Hoàng Nhân thì quan hệ mẹ chồng nàng dâu nên là mối quan hệ “cộng cảm”, chia sẻ với nhau mối quan tâm trong gia đình. Nếu xác định được ranh giới, mức độ cần thiết thì sẽ tạo ra được sự cộng hưởng tình cảm. Thực trạng về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trong xã hội hiện nay luôn tồn tại hai mặt. Nếu như trước đây, mẹ chồng luôn là cụm từ khiến các cô gái sắp về nhà chồng phải đắn đo, khúm núm. Thì thời nay, có vẻ như trong nhiều gia đình đang tồn tại hiện tượng: mẹ chồng phải “đi nhẹ nói khẽ” trước mặt con dâu. Trong bài viết: “ Quan hệ mẹ chồng-nàng dâu. Gió đã đổi chiều?” đăng tải trên báo dân trí đã đề cập đến vấn đề này. Mẹ chồng phải đi “nhẹ nói khẽ trước” mặt con dâu khi con dâu cậy mình kiếm tiền giỏi “Buổi trưa nhưng tiệm cắt tóc nổi tiếng trên đường Bà Triệu, Hà Nội vẫn đông khách. Một phụ nữ trẻ tên Vân Anh đi ôtô xịn, khoác đồ hiệu bước vào. Chủ và khách niềm nở vì Vân Anh là khách quen, mới ngồi xuống ghế chị đã làm một “bài ca” nói xấu mẹ chồng. Chị kể: “Cháu vừa đi công tác về, mua 2 con tôm hùm hơn 2 triệu bạc gọi mẹ chồng tới lấy về ăn. Cháu mải nói điện thoại nên không chào bà được, bà ấy ngồi một lúc rồi dỗi bỏ về, không thèm lấy tôm. Trên đường về lại gọi cho chồng cháu để lão ấy mắng “cô làm gì mà mẹ tôi phải khóc”. Cháu có làm gì đâu cơ chứ, đã có lòng biếu tôm đắt tiền, thi thoảng quà cáp thường xuyên, còn đòi hỏi gì? Cháu nói thật, thích thì cháu tử tế còn để cháu bực mình là chả được miếng nào sất! Già rồi còn làm trò. Bà ấy là phó giáo sư, tiến sĩ đấy. Thế mà...”. Bàn về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Lê Thu Hiền- giám đốc trung tâm tư vấn 15 Người bạn tri kỷ Hà Nội cho biết: Hầu hết những mối quan hệ “nàng dâu, mẹ chồng” dạng này thường xảy ra ở những gia đình mà người con dâu nắm chủ quyền kinh tế. Họ thường là trụ cột kinh tế hoặc kiếm nhiều tiền hơn chồng. Thái độ thiếu tôn trọng mẹ chồng đôi khi là một cách phản ánh gián tiếp rằng: Họ không tôn trọng chồng. Hay như tiến sĩ Lê Tiến Hùng (Nguyên Giảng viên Đại học Sư phạm I) cho rằng: Xã hội ngày càng phát triển, phụ nữ càng ngày càng độc lập hơn về kinh tế, nên đa số đều muốn ra ở riêng. Mối quan hệ “mẹ chồng - nàng dâu” hay ngược lại là “nàng dâu - mẹ chồng” từ xưa đến nay thường được coi là phức tạp. Mình già rồi nên nín nhịn tụi nó một tí, không nó lại về hành con mình. Lúc đó mình biết làm sao. Thôi thì thương con nên đành nhịn. Nhiều lúc nghĩ có con dâu thì mình sẽ nhàn, nhưng đằng này thì…..(PVS nữ, 63 tuổi, H. Quốc Oai, Hà Nội). Con trai tôi lấy vợ được 2 năm. Trong 2 năm đó, nhiều khi tôi tức đến nghẹn cổ. Con dâu tôi, cứ đi làm thì không sao, nó về nhà là kiểu gì cũng có chuyện. Nó vốn là con út trong một gia đình khá giả ở huyện nên nó quen được nuông chiều rồi. Đến khi lập gia đình thì nó không làm được việc gì. Nhiều khi tôi thấy khó chịu lắm nhưng nghĩ nó đi làm vất vả nên mình cố gắng làm cho xong. Không chỉ dừng ở đó, nó không làm thì thôi, lại còn nói này nói nọ làm tôi bực mình. Tôi là mẹ chồng nó, nhiều khi không muốn con trai phải khó xử nên tôi cho qua, nhưng nó được thể càng lấn lướt. Nhiều lần tôi cũng nói với nó nhưng nó mặt nặng mày nhẹ. Khó chịu lắm. (PVS nữ, 53 tuổi, H. Gia Lâm, Hà Nội). Trái chiều với ý kiến của các bà mẹ chồng, các nàng dâu cũng vẫn giữ ý kiến của riêng mình. Họ luôn đề cao quan niệm sống của mình mà ít nhìn thấy tâm trạng của những người mẹ chồng. Chính vì lẽ đó, mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn, quan hệ mẹ chồng nàng dâu càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Tuy nhiên không phải nàng dâu nào cũng có cách cư xử không tốt, lấn át mẹ chồng, đó chỉ là những “ con sâu làm giàu nồi canh”. Nhưng trên thực tế, nhìn chung muốn cải thiện quan hệ mẹ chồng nàng dâu một cách tốt đẹp thì hầu hết các nàng dâu thường là những người 16 luôn cố gắng điều chỉnh mình để làm vừa lòng mẹ chồng của họ. Bởi cho dù trong thời đại nào thì mẹ vẫn là mẹ, phận mình là con thì nên tôn trọng mẹ và làm mẹ vui. Đó là mới là truyền thống của Việt Nam xưa và nay. Theo tôi, đã là con thì phải nghe lời cha mẹ. Mẹ chồng không sinh ra mình nhưng mẹ là đấng sinh thành của chồng mình-người mà mình yêu thương nhất. Cho dù mình có kiếm được kinh tế đi chăng nữa nhưng thái độ này nọ với mẹ chồng là không ổn. Theo tôi như thế là không được. Cho dù mẹ chồng có khắt khe hay dễ tính đi chăng nữa thì mình là phận con dâu, nên nín nhịn một tí. (PVS nữ, 41 tuổi, H.Thanh Trì, Hà Nội). Là phận đàn bà trong gia đình, tôi chỉ muốn nhà cửa được yên ổn. Nhà tôi thì nói chung, thu nhập của tôi là chính. Tôi đi làm công sở nên lương cũng ổn định. Nhưng không vì thế mà tôi lấn át mọi người trong gia đình.Ttôi xuất thân từ nghèo khó nên tính tình tôi cũng có phần điềm đạm, chịu đựng hơn. Tôi rất yên tâm vì gia đình tôi hiếm khi xảy ra chuyện cãi cọ giữa mẹ chồng tôi và tôi. (PVS nữ, 45 tuổi, H. Gia Lâm, Hà Nội). Rõ ràng, dù ở thời nào cũng vậy, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu thuộc về đạo lý và nhiều người quan niệm đó là cái nợ đồng lần. Tôn trọng mẹ chồng chính là tôn trọng chồng, tôn trọng chính mình và là tấm gương để con cái soi vào. 2.2. Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay. Mẹ chồng nàng dâu, chuyện xưa như trái đất, nhưng đến nay vẫn luôn là vấn đề thời sự, là nỗi bức xúc của những ai đang là nhân vật chính của câu chuyện này. Với cả hai, xung đột, mâu thuẫn dường như là điều không thể tránh khỏi. Nếu điểm mặt các câu chuyện về mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu thì có thể thấy ngòi nổ của những mâu thuẫn này là những chuyện khá vặt vãnh trong đời sống thường ngày. Thế nhưng, vốn lúc nào cũng đặt mình ở hai đầu chiến tuyến, nên chuyện nhỏ giữa họ đôi khi lại thành chuyện lớn. 17 Mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu xảy ra từ cách yêu thương khác nhau. Với mẹ chồng thì bà luôn muốn con dâu ở nhà chăm sóc con trai bà thật tốt, thật chu đáo và không nhất thiết phải thể hiện mình ở những việc ngoài xã hội. Khi nhìn thấy con dâu bận bịu, không thể nấu được cho chồng bữa cơm ngon đàng hoàng thì có người mẹ nào lại không thấy xót xa. Có thể chồng bạn thông cảm cho vợ được những điều đó nhưng với mẹ chồng, điều đó có nghĩa là con dâu không làm tròn bổn phận của người vợ, người phụ nữ trong gia đình. Nhưng với những người con dâu thì họ luôn cho rằng nam nữ bình đẳng. Người đàn ông có quyền tham gia các công việc ngoài xã hội thì người phụ nữ cũng có những quyền đó. Họ có thể vừa kiếm tiền, khẳng định vị thế xã hội, lại vừa có thể chăm sóc chồng con, giữ gìn hạnh phúc gia đình, chu toàn mọi công việc cả trong gia đình và ngoài xã hội. Người phụ nữ cũng tin tưởng bản thân mình hơn, họ có thể tham gia vào công việc ngoài xã hội nhưng họ cũng có cách quan tâm tới chồng của mình một cách chu đáo. Tôi không ở cùng với con trai và con dâu nên tôi ít nắm được tình hình của các con ra sao. Một lần tôi bất chợt đến nhà vợ chồng nó thì tôi thấy con trai tôi đang phải ăn mỳ tôm với lý do vợ bận quá nên về muộn. Thế là con trai tôi tự nấu mỳ và ăn tạm như thế. Nhìn con tôi gầy xạm mà tôi xót hết cả ruột. Càng nghĩ càng thương con. Trước đây, tôi có để cho con tôi phải thế bao giờ đâu. Thế mà bây giờ lại thế này.(PVS nữ, 57 tuổi, H. Quốc Oai, Hà Nội). Mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu còn bắt nguồn từ cách dạy dỗ và chỉ bảo con cháu. Vấn đề giáo dục con cháu trong gia đình là một nhân tố kích động mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu thêm phức tạp. Ông bà nội thường quan tâm, yêu thương cháu hơn cả con trai đẻ của mình. Tất cả mọi hy vọng và tình yêu thương, ông bà đều gửi gắm vào đứa trẻ. Trong mắt của ông bà, con trai còn bé bỏng nên các cháu càng cần sự che chở, chăm sóc, và ông bà có thể làm thay cho cháu mọi việc. Còn về phía cha mẹ, thì cha mẹ ít có thời gian hơn, phải chăm lo chi phí cho cuộc sống nhiều hơn nên 18 ít có thời gian kề cận với con hơn. Họ mong muốn giáo dục con tự lập, biết cách tự chăm sóc và bảo vệ mình, đòi hỏi đứa trẻ phải trở thành người lớn sớm. Tôi muốn con tôi phải tự lập từ bé, để sau này cháu có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Vợ chồng tôi cũng phải làm ăn để đảm bảo cuộc sống gia đình, nên chúng tôi muốn rèn luyện bé. Nhưng mẹ chồng tôi thì lại thấy khó chịu với cách làm đó của tôi. Lúc nào cũng cưng nựng cháu như thế, tôi sợ cháu sẽ sinh hư. Tôi nói thì bà lại bảo là như thế thì bé mới phát triển được bình thường rồi quay sang trách móc tôi.(PVS nữ, 34 tuổi, H. Thanh Trì, Hà Nội). Mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu còn trở nên phức tạp là do tính đặc thù của mối quan hệ và bất đồng về lợi ích. Để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình, chúng ta cần phải tìm hiểu lý do từ hai phía: mẹ chồng và nàng dâu. Đó là “ Vì sao mẹ chồng ghét nàng dâu?” và “ Vì sao nàng dâu lại không thích mẹ chồng?” để từ đó có thể tìm ra các giải pháp hóa giải mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình nói chung và các gia đình nông thôn nói riêng. 2.2.1. Vì sao mẹ chồng ghét nàng dâu? Có những người mẹ rất hiền từ nhưng từ khi có con dâu thì trở nên đáo để, xét nét, bắt lỗi nàng dâu đủ điều. Đó không phải do bản tính quá khắt khe hay “ khác máu tanh lòng” mà vì họ bị sự ghen tuông thúc đẩy. Đã là tình yêu thì ắt sẽ có sự ghen tuông. Tấm lòng người mẹ dành cho con trai cũng là tình yêu và cũng có ghen tuông. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới những xung đột gay gắt giữa mẹ chồng và nàng dâu. Xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu diễn ra gay gắt nhất trong thời gian đầu con trai lấy vợ. Trai yêu vợ mới, đó là những ngày nồng nàn nhất. Anh ta nói với vợ những lời ngọt ngào nhất, luôn mua quà cho vợ, luôn tranh thủ đỡ đần vợ. Tất cả những hành động đó đều không lọt qua mắt của người mẹ. Và ngứa ghẻ hờn ghen, người chịu đòn là cô con dâu. Tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian nếu như nàng dâu biết nhịn và biết quan tâm đến mẹ 19 chồng. Nếu không sự ghen tuông sẽ ngày càng nặng nề hơn, mâu thuẫn giữa nàng dâu mẹ chồng sẽ ngày càng quyết liệt hơn. Con trai tôi từ khi có vợ nó ít về tham nhà hẳn. Thi thoảng tụi nó mới về thăm nhà được một lần. Trước đây nó có thế đâu. Không biết là nó bận rộn công việc hay do vợ nó không muốn về nên nó chiều vợ. Nói chung tôi thấy thật thất vọng. (PVS nữ, 54 tuổi, H. Thanh Trì, Hà Nội). Rõ ràng, trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, người con trai-người chồng đứng ở vị trí trung gian là vô cùng quan trọng. Nếu họ phát huy được hết vai trò của mình thì có thể tăng cường sự bền chặt tình cảm giữa mẹ và vợ. Ngược lại, nếu mất thăng bằng thì mối quan hệ sẽ rơi vào tình trạng phức tạp. Người mẹ xuất hiện trạng thái tâm lý sợ con trai mình lấy vợ rồi quên mẹ, cũng như cho rằng tình cảm con trai dành cho mình bị con dâu cướp mất. Còn người vợ thì dễ tủi thân vì mẹ anh ấy là nhất, anh ấy không coi trọng ý kiến của mình nữa. Do đó, người chồng đứng ở vị trí trung tâm thì nên biết cách dung hòa các mối quan hệ. 2.2.2. Vì sao con dâu không thích mẹ chồng? Hàng ngàn năm qua, vấn đề quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã làm cho nhiều người phụ nữ sợ hãi, nhiều người đàn ông đau đầu khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Trước khi về nhà chồng, các nàng dâu đã có cuộc sống và thói quen của riêng mình. Lấy chồng là bắt đầu một cuộc sống mới, theo nếp sống của gia đình chồng, cần có thời gian, quá trình để tìm hiểu cũng như sự giúp đỡ đến từ các thành viên trong gia đình nhà chồng. Nếu như các nàng dâu không thích ứng kịp với sự thay đổi đó hoặc các thành viên trong gia đình nhà chồng không tiếp nhận thì mối quan hệ sẽ càng trở nên căng thẳng hơn. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu là con do yếu tố tâm lý. Trước khi lập gia đình, các nàng dâu thường kỳ vọng vào cuộc sống sao hôn nhân, mẹ chồng sẽ gánh vác nhiều nghĩa vụ hơn. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu phần nhiều là vì cảm thấy những việc đáng làm mà không làm gây ra. Con dâu 20 thường cảm thấy mẹ chồng nên gánh vác công việc trong nhà, khi con dâu mua những thứ đắt tiền về nhà thì mẹ chồng đáng lẽ phải giúp một phần tiền…. Về lợi ích kinh tế, về mặt tiền bạc, mẹ chồng thường đóng vai trò là người ban phát, con dâu đóng vai trò tiếp nhận. Phía tiếp nhận thì cho rằng tiền chi không đủ, hoặc chê trách là cho không công bằng. Giữa mẹ chồng và nàng dâu nếu lấy tiền tài làm sợi dây níu kéo thì gia đình sẽ biến thành thị trường, quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu sẽ khó có thể cải thiện. Hay như sự cách biệt về thói quen sinh hoạt, hai môi trường khác nhau, thời đại khác nhau, bối cảnh cuộc sống khác nhau, những người trưởng thành trong thói quen cuộc sống ấy có những sự chênh lệch là điều rất tự nhiên, nhưng khi hai thế hệ sống chung với nhau thì sẽ sinh ra nhiều vấn đề. Cả hai lớp người đều muốn cải biến đối phương thì sẽ dẫn đến quan hệ mẹ chồng nàng dâu trở nên phức tạp. Mẹ chồng tôi rất nhạy cảm. Bà luôn giữ những quan điểm lạc hậu từ xa xưa là đàn ông con trai chỉ làm những việc lớn trong gia đình, còn những công việc vặt, nội trợ thì thuộc bổn phận của người phụ nữ. Chúng tôi không ở cùng mẹ chồng nhưng thi thoảng bà lên chơi, vậy mà bà cũng hay bắt lỗi của tôi. Có hôm tôi nhờ chồng rửa hộ tôi bộ ấm chén, thế mà bà nói tôi là toàn sai vặt chồng, rồi bà mang ấm chén đi rửa. Lúc đó tôi thật chẳng biết phải làm sao, tôi lại mang tiếng mẹ chồng ra chơi mà con dâu sai việc. (PVS nữ, 36 tuổi, H. Quốc Oai, Hà Nội). Bàn về vấn đề này, tiến sỹ Apter, nhà tâm lý tại đại học Newnham, Cambridge ở Anh cho rằng: cả hai người phụ nữ đều tự cho rằng người kia đang ngầm phá hoại cuộc sống của mình. “ Sự bất an này thực ra không bắt nguồn từ những cư xử thực tế, mà chủ yếu liên quan tới những định kiến đã tồn tại từ quá lâu. Cả bà mẹ và người vợ đều tìm cách tranh giàng vị trí người chủ trong gia đình. Cả hai cùng cảm thấy rằng người kia đang đe dọa vị trí của mình”. Để khắc phục nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu là cả một quá trình. Nhưng để cải thiện được thì trước hết mẹ chồng nên có cái nhìn thiện 21 cảm với con dâu, biết lắng nghe và thông cảm với con dâu… Về phái các nàng dâu thì việc tôn trọng mẹ chồng là điều cần thiết. Các nàng dâu có thể chia sẻ, lắng nghe, tôn trọng và thông cảm cho mẹ chồng. Được như thế thì quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. 2.3. Giải pháp để điều hòa mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. 2.3.1. Từ phía những người mẹ chồng. Nếu sinh hoạt gia đình bỗng dưng bị đảo lộn vì mẹ chồng, con dâu cũng không nên vì thế mà gia tăng khoảng cách. Tuy nhiên, sự cố gắng từ một phía (con dâu) sẽ không đạt hiệu quả nêu không có sự hợp tác từ phía mẹ chồng. Có một phụ nữ đã kể lại nỗi đau khổ của mình trong quan hệ giữa cô với mẹ chồng. Tôi vẫn coi mẹ chồng như mẹ đẻ của tôi, trong nhà tôi giúp bà làm mọi việc lớn, việc nhỏ, suy nghĩ giúp bà. Tôi hao tổn công sức như vậy với hy vọng là bà sẽ coi tôi như con đẻ. Nhưng khi tôi và cô em chồng cùng sinh con, bà chỉ tất bật chăm nom đứa con của cô em mà không hề đoái hoài đến con tôi, việc đó làm cho tôi hết sức đau lòng. Tôi đối xử với bà như mẹ, tại sao bà không đối xử với tôi như con? (PVS nữ, 34 tuổi, H. Thanh Trì, Hà Nội). Tuy nhiên nhìn từ góc độ nào đi chăng nữa thì những người mẹ chồng cũng nên tạo cơ hội và thời gian cho con dâu để con dâu có thể bắt được nhịp sống của gia đình nhà chồng. Xử lý mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt hay xấu, có ý nghĩa đặc biệt với quan hệ gia đình. Trong các gia đình nông thôn, vai trò của người phụ nữ nặng hơn nam giới rất nhiều. Cho nên trạng thái quan hệ mẹ chồng nàng dâu phản ánh trạng thái quan hệ tổng thể của một gia đình. Vì thế, để khắc phục được tình trạng xung đột, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu thì các bà mẹ chồng cần có cái nhìn thiện cảm với con dâu của mình hơn, cần thông cảm và chia sẻ với con dâu để mẹ con có thể hiểu nhau. 22 Tôi rất thông cảm với con dâu tôi, nó cũng chịu thương chịu khó, đặc biệt nó chu đáo với chồng nó và gia đình tôi lắm. Thế mà lúc đầu, tôi ngăn cản hai đứa nó đến với nhau. (PVS nữ, 58 tuổi, H. Quốc Oai). 2.3.2. Từ phía những nàng dâu. Người ta hay cho rằng mẹ chồng thường không tốt với người con dâu, nhưng đó là người đã nuôi nấng chồng của bạn. Vì thế có một mối quan hệ thật tốt với mẹ chồng thực sự là một điều quan trọng. Quan hệ tốt với mẹ chồng điều đó cũng có hàm ý rằng bạn quan tâm đến gia đình chồng đồng thời cũng dạy cho con trẻ phải biết kính trọng ông bà chúng. Trước hết để cải thiện mối quan hệ với mẹ chồng, các nàng dâu cần có ý thức, thái độ tôn trọng mẹ chồng, bởi mẹ chồng là người từng trải và có rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Không phải lúc nào các nàng dâu cũng đồng tình với quan điểm của mẹ chồng, tuy nhiên trong những trường hợp như thế thì các nàng dâu vẫn cần phải có thái độ tôn trọng mẹ chồng. Vì thế các nàng dâu hãy bắt đầu mối quan hệ tốt đẹp với mẹ chồng bởi mẹ chồng là người tác động trực tiếp đến chồng bạn. Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ được cải thiện đáng kể nếu như các nàng dâu biết san sẻ giúp đỡ mẹ chồng, phải quan tâm đến sức khỏe của mẹ chồng, phải biết phương thức tính cách, hứng thú, sinh hoạt của mẹ chồng, không thể ép mẹ chồng thay đổi thói quen đã nhiều năm. Các nàng dâu hãy đề nghị đưa mẹ chồng đến những nơi mà mẹ chồng muốn, hãy làm giúp mẹ chồng những công việc trong gia đình, bởi như thế độ thân mật giữa mẹ chồng nàng dâu sẽ ngày càng được cải thiện tốt đẹp hơn. Thường xuyên nói chuyện với mẹ chồng cũng là bí quyết cải thiện mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Hãy để cho mẹ chồng hòa nhập vào với cuộc sống của bạn. Các nàng dâu hãy tâm sự với mẹ chồng từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống để mẹ chồng và bạn có thể hiểu được nhau hơn, từ đó mẹ chồng có thể thông cảm được cho suy nghĩ và hành động của bạn. 23 Là người mẹ thì ai cũng thương con. Mẹ chồng cũng thế, họ thương yêu con trai của họ, do đó, họ luôn quan tâm đến cuộc sống vật chất và tinh thần của con trai họ. Muốn làm một nàng dâu tốt trong mắt mẹ chồng, thì những nàng dâu cần đối xử tốt với chồng. Mẹ chồng sẽ hài lòng hơn và dễ tiếp cận hơn khi bà biết rằng con trai bà luôn được yêu thương và chăm sóc tốt bởi các nàng con dâu của bà. Hơn nữa cuộc nói chuyện vui vẻ, thân mật của các mẹ chồng với con dâu về người con của mẹ-người chồng của bạn cũng là một cách tốt để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa mẹ chồng và nàng dâu. Ngoài yếu tố tinh thần, yếu tố vật chất cũng chi phối đến mối quan hệ của mẹ chồng và nàng dâu. Về lợi ích kinh tế không nên đòi hỏi sự công bằng. Đôi khi các nàng dâu cũng nên có thành ý với mẹ chồng, đó là mua tặng mẹ chồng những món quà nho nhỏ, cùng mẹ chồng đi lựa chọn đồ, shopping,…..Điều đó cũng làm tăng mối quan hệ tốt đẹp giữa vấn đề nan giải mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình. Nói đến vấn đề này, nhiều người cho rằng, yếu tố tâm lý quyết định đến mối quan hệ tốt đẹp giữa mẹ chồng và nàng dâu. Mẹ chồng tôi trước đây rất khắt khe và khó tính. Tôi với chồng tôi đến với nhau, lúc đầu mẹ chồng tôi không chấp nhận, nhưng chúng tôi cũng vượt qua được sự ngăn cản để đến với nhau, cho nên thời gian đầu của tôi với mẹ chồng thật nặng nề. Gia đình tôi làm công việc đồng áng, cuộc sống cũng khó khăn vất vả, lại thêm sự đối xử không tốt của mẹ chồng nên tôi thấy mình thật bất hạnh. Nhưng dần dần, tôi biết cách quan tâm chăm sóc mẹ chồng, trò chuyện với mẹ nhiều hơn cả các em chồng, mẹ tôi đỡ tủi thân nên cũng đỡ khắt khe với tôi hơn.(PVS nữ, 37 tuổi, H. Gia Lâm, Hà Nội). Gia đình tôi là gia đình 3 thế hệ, cũng phức tạp lắm. Mẹ chồng tôi trước đây luôn coi tôi như người ở ấy, bà bắt tôi phải thế này thế nọ. Nhưng rồi một lần mẹ chồng tôi ốm nặng, các em chồng thì ở xa, nên mọi việc chăm sóc mẹ chồng đều do vợ chồng tôi lo hết. Tôi vừa làm công việc đồng áng, vừa tất bật chăm sóc mẹ chồng,…Mẹ chồng tôi cũng đỡ tủi thân phần nào. Nhưng từ đợt đó, tôi để ý thấy mẹ 24 chồng tôi đỡ khắt khe hơn với tôi, mẹ không áp đặt, bắt tôi phải làm thế này thế kia nữa. Thực sự lâu lắm rồi tôi mới có cảm giác thoải mái sau ngày làm việc mệt mỏi. (PVS nữ, 42 tuổi, H. Quốc Oai, Hà Nội). Tuy nhiên, bên cạnh những người có ý kiến cho rằng yếu tố tâm lý quyết định, thì cũng có nhiều người cho rằng vật chất cũng góp phần quyết định không nhỏ tới việc cải thiện mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Vợ chồng tôi ở riêng nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của tôi trước đây cũng tệ lắm. Cứ cuối tuần vợ chồng tôi về chơi thì mẹ chồng tôi nói bóng gió là chẳng thấy thăm hỏi bố mẹ gì cả. Cho nên tôi cảm thấy rất áp lực. Thực ra vợ chồng tôi làm nghề nông, nên hoàn cảnh cũng khó khăn, chẳng dư dả gì, chúng tôi chỉ nghĩ về chơi với bố mẹ cho bố mẹ đỡ nhớ cháu. Những đợt sau rút kinh nghiệm, mỗi lần về, tôi đều chuẩn bị quà cho bố mẹ và các em chồng. Khi thì con gà, khi thì nải chuối hay vài cân gạo,…Như thế mẹ chồng tôi sẽ vui hơn và mỗi lần về mẹ chồng tôi ít nói bóng gió những chuyện như thế hơn. Thôi thì cố gắng một tí để quan hệ tốt hơn.(PVS nữ, 39 tuổi, H. Thanh Trì, Hà Nội). Giao tiếp là một phần quan trọng trong mối quan hệ với mẹ chồng, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất để tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp. Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu cần phải được xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, sự thông cảm và tự hào về nhau. Để đạt được điều đó, cả mẹ chồng và con dâu cần phải có sự nỗ lực, đó cũng là nhiệm vụ quyết định nếu con dâu muốn có một hôn nhân hạnh phúc. 3. Những nhân tố tác động đến mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay. 3.1. Biến đổi gia đình Những biến đổi gia đình thời gian qua đang tạo ra những băn khoăn lo lắng cho không ít người về sự tác động của toàn cầu hóa đối với gia đình và văn hóa gia đình, Tuy nhiên các nghiên cứu về gia đình cho thấy, mặc dù có những vấn đề cần đặc biệt 25 quan tâm và sớm có giải pháp điều chỉnh, nhưng những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay vẫn trong khung cảnh tôn vinh và làm mới những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tiếp nhận một cách chủ động những giá trị văn hóa của gia đình hiện đại. Vào những năm đầu đổi mới, với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường và sự du nhập ồ ạt lối sống, phương thức sinh hoạt của xã hội phương Tây vào nước ta, trên các phương tiện thông tin đại chúng và diễn đàn khoa học, không ít người đã lên tiếng báo động về nguy cơ “khủng hoảng” của gia đình Việt Nam. Sự lo ngại ở thời điểm ấy không phải không có cơ sở. Tuy nhiên, cho đến nay, sau 20 năm đổi mới, gia đình Việt Nam không những không bị khủng hoảng mà ngày càng được củng cố và phát triển. Đó là một thành tựu quan trọng của công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo. Vào thời điểm hiện nay, con người Việt Nam vẫn coi hôn nhân là sự kiện trọng đại, thiêng liêng và gia đình là phương thức sinh sống quan trọng nhất của hầu như tất cả mọi người. Gia đình là một thiết chế xã hội. Nó là sản phẩm của lịch sử. Vì thế, gia đình bị quy định bởi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tôn giáo… của một xã hội nhất định. Qua gia đình, chân dung của xã hội hiện ra một cách sinh động và toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, tư tưởng, tôn giáo, lối sống, phong tục, tập quán và tín ngưỡng… Gia đình là một nhóm xã hội đặc biệt được hình thành một cách tự nhiên bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống, mọi thành viên cùng chung sống và có chung ngân sách. Mặc dù chịu tác động nhiều chiều của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa, nhưng hiện tại, gia đình Việt Nam vẫn là một giá trị bền vững và có sức sống mạnh mẽ. Nó vẫn là nền tảng, là tế bào của xã hội. Với tư cách là đơn vị kinh tế, đơn vị tiêu dùng của xã hội, một mặt, gia đình trực tiếp tham gia thúc đẩy sự phát triển của các quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông của đời sống kinh tế; mặt khác, là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, nương tựa của mỗi con người trong suốt cuộc đời. Gia đình cũng là nơi lưu giữ, truyền thụ, chuyển giao và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. 26 Gia đình Việt Nam đang trong bước chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại trên nhiều phương diện và xu hướng khác nhau, cả tích cực và tiêu cực. Đó là sự biến đổi mang tính toàn diện cả về cơ cấu, các quan hệ, các chức năng và vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên, những giá trị truyền thống quý báu của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy như: tình yêu lứa đôi trong sáng; lòng chung thủy, tình nghĩa vợ chồng; trách nhiệm và sự hy sinh vô tận của cha mẹ với con cái; con cái hiếu thảo với cha mẹ; con cháu kính trọng, biết ơn và quan tâm tới ông bà, tổ tiên; tình yêu thương, chăm lo và đùm bọc anh em, họ hàng; đề cao lợi ích chung của gia đình; tự hào truyền thống gia đình, dòng họ. Đồng thời, gia đình Việt Nam cũng tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân; tôn trọng quan niệm và sự lựa chọn của mỗi người; tôn trọng lợi ích cá nhân; dân chủ trong mọi quan hệ; bình đẳng nam nữ; bình đẳng trong nghĩa vụ và trách nhiệm; bình đẳng trong thừa kế; không phân biệt đối xử đẳng cấp, thứ bậc giữa con trai và con gái, giữa anh và em... Đó chính là cùng với những đặc trưng của gia đình truyền thống được phát huy, gia đình Việt Nam hiện nay đang được củng cố và xây dựng theo xu hướng hiện đại hóa: dân chủ, bình đẳng, tự do và tiến bộ. Có thể nói, sự biến đổi gia đình cũng có phần nào ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nói chung và trong các gia đình ở nông thôn nói riêng. So với xã hội truyền thống thì ngày nay, mối quan hệ này đã có phần đỡ khắt khe hơn rất nhiều. Nếu như trước đây, người con dâu-phận làm con trong gia đình phải nhất nhất nghe theo mẹ chồng, mẹ chồng bảo gì làm nấy, không được quyền lên tiếng và làm trái ý mẹ chồng,… thì ngày nay, xã hội biến đổi, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong gia đình cũng biến đổi theo thời gian. Tuy nhiên sự biến đổi về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trong chừng mực nào đó vẫn phù hợp với phong tục tập quán của người Việt. Ngày nay, trong gia đình, con dâu không còn phải chịu cảnh “áp bức” do mẹ chồng gây ra, mà ngược lại, các nàng dâu vẫn có quyền 27 “phản kháng”, được làm những việc mà mình thích nhưng trong một chừng mực nào đó vẫn cần phải giữ bổn phận làm con. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng được như ý muốn, có những trường hợp con dâu “chèn ép” mẹ chồng một cách quá đáng. Trong bài viết “ Con dâu đặt đâu, mẹ chồng ngồi đấy” trên trang việt báo đã đề cập đến vấn đề này: “Nói về cô con dâu xinh đẹp, bà Thuỵ ở Bình Chánh, TP HCM chua chát: "Nó đi làm mẹ chồng thì đúng hơn". Con dâu bà ỷ sinh được cháu đích tôn nên hay lên mặt với gia đình chồng. Việc chăm sóc hai cháu, việc nhà đều do bà nội đảm nhận. Thế mà, cô con dâu vẫn không hài lòng, còn kể tội bà Thụy với chồng. Anh chồng vốn cưng vợ, cứ nghe vợ phàn nàn là nạt nộ, chì chiết mẹ mà không tìm hiểu rõ nguyên do. Bà Thuỵ giận quá, nhiều lúc muốn bỏ đi nhưng thấy mình già rồi, lại thương đứa cháu nội nên đành cam chịu cho qua ngày”. Rõ ràng, cho dù ở thời đại nào đi chăng nữa thì sự biến đổi gia đình cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Tuy nhiên, để mối quan hệ trở nên tốt đẹp thì các bà mẹ chồng cũng như các nàng dâu trong gia đình cần phải hoàn thiện chính mình để có thể hiểu và thông cảm cho đối phương. Đặc biệt người con dâu cần phải luôn giữ bổn phận làm con của mình để gia đình có thể yên ấm hơn, hạnh phúc hơn. 3.2. Toàn cầu hóa và sự giao lưu văn hóa. Bên cạnh việc hội nhập kinh tế, tiến trình hội nhập văn hóa cũng là một tất yếu không thể né tránh. Và giữa hội nhập kinh tế và hội nhập văn hóa cũng không thể coi nhẹ mặt nào. Coi nhẹ hội nhập kinh tế thì đất nước sẽ chậm ra khỏi một nền kinh tế nghèo. Coi nhẹ hội nhập văn hóa đôi khi lại nguy hiểm hơn bởi có thể bị các nền văn hóa khác đồng hóa. Văn hóa là hồn cốt của một dân tộc. Một dân tộc mà không giữ được bản sắc văn hóa riêng, bị đồng hóa thì dần dần sẽ không còn dân tộc đó nữa. Vì vậy bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế với phương châm tích cực hội nhập quốc tế, thì chúng ta cũng có chiến lược phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tất 28 nhiên đậm đà bản sắc dân tộc không hoàn toàn đóng cửa nền văn hóa, mà chủ động chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú, giàu có thêm, hiện đại hơn nền văn hóa của dân tộc mình. Và toàn cầu hóa cũng có ảnh hưởng phần nào đến các mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Phải khẳng định rằng toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa về văn hóa nói riêng trong bối cảnh hiện nay đã khác xa so với trước kia cả về nội dung, ý nghĩa, quy mô và tốc độ. Thật ra, nói một cách chính xác, toàn cầu hóa trước kia chỉ là khu vực hóa. Sự giao lưu có tính chất khu vực được quy định bởi sự hạn chế của các phương tiện, của giao thông lúc bấy giờ và do đó, phạm vi ảnh hưởng của giao lưu văn hóa không có tính chất toàn cầu thực sự. Chỉ đến ngày nay nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, các phương tiện giao thông và thông tin hiện đại mới cho phép con người vượt qua các giới hạn không gian và thời gian, tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Loài người hàng ngày được tiếp cận nhiều nguồn thông tin và do đó, có thêm nhiều dịp trao đổi tiếp xúc với nhau, đẩy mạnh sự giao lưu về mọi mặt. Trong gia đình cũng vậy, với sự hội nhập, giao lưu ngày càng tiến bộ, thì mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu cũng không còn quá khắt khe như trước đây. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa phương Tây. Trong các nền văn hóa ấy, chúng ta nên học hỏi những cách cư xử tốt đẹp, những cách giao tiếp tự nhiên nhưng vẫn mang bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Thời đại công nghệ tiến bộ, các bà mẹ chồng trong gia đình cũng đỡ “lạc hậu” bởi những quan niệm cổ hủ, của lối sống phong kiến, mà thay vào đó, các bà mẹ chồng thời nay cũng có quyền được giao lưu học hỏi và tham gia các câu lạc bộ dành cho người cao tuổi, cho nên, các bà mẹ chồng cũng dễ thông cảm hơn về những lối sống cũng như sinh hoạt của con dâu trong gia đình. Ngược lại, do sự giao lưu văn hóa nên các nàng dâu trong gia đình cũng không còn phải chịu cảnh “ mẹ nói gì, con nhất nhất nghe theo”. Cuộc sống gia đình có phần “dễ thở” hơn rất nhiều so với lối sống cổ hủ, lạc hậu. 29 Từ ngày phường, xã tổ chức các buổi hội họp, giao lưu, mẹ chồng tôi tham gia rất nhiệt tình. Tôi thấy cũng có vẻ rất hiệu quả bởi mỗi lần đi hội họp về, bà đều vui vẻ và dần dần bà dễ tính hơn rất nhiều (cười lớn).(PVS nữ, 36 tuổi, H. Thanh Trì, Hà Nội). Mỗi lần tham gia các buổi hội họp ở phường xã, tôi đều thấy rất vui và có ích. Ở đó, chúng tôi được giao lưu và bàn luận về rất nhiều các vấn đề. Có rất nhiều người tuổi tác như tôi và có những mối quan tâm chung nên rất dễ nói chuyện. Mottj hôm chúng tôi bàn về chuyện xung đột mẹ chồng nàng dâu, thì chúng tôi cũng thấy có thể chúng tôi quá khắt khe với các con dâu của mình nên tụi nó sợ sệt, không dám nói năng gì. Sau các buổi nói chuyện đó, tôi đã rút được kinh nghiệm để mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trở nên thoải mái hơn.(PVS nữ, 59 tuổi, H. Quốc Oai, Hà Nội). Đó là mặt tích cực của sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây và quá trình hiện đại hóa đối với mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đó là người con dâu không phải chịu cảnh ăn nhờ ở đậu, không phải phụ thuộc vào kinh tế gia đình nhà chồng và cũng vì thế mà tiếng nói của họ đã dần dần có hiệu lực. Tuy nhiên, trên thực tế, chính vì sự đề cao lối sống cá nhân và thực dụng kiểu phương Tây đã làm cho quan hệ gia đình nói chung và quan hệ mẹ chồng nàng dâu nói riêng có nhiều sự thay đổi theo hướng tiêu cực. Việc các cặp vợ chồng tách hộ ngay sau khi cưới cộng với sự bề bộn, hối hả của nhịp sống hiện đại đã khiến cho nàng dâu ít có cơ hội tiếp xúc và thăm nom cha mẹ chồng, mối quan hệ gia đình cũng trở nên lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết của các thành viên. Bên cạnh đó, chính vì độc lập về kinh tế, hiện nay lại có thực trạng “nàng dâu áp bức mẹ chồng” thay vì cảnh “mẹ chồng áp bức nàng dâu”. Đây là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức, bởi trong xã hội nào thì gia đình cũng là nền tảng, cội nguồn của mỗi thành viên và có lễ nghĩa, tôn ty trật tự và nề nếp gia phong của nó. Như vậy là, quan hệ mẹ chồng nàng dâu từ khi văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến nay đã dần được cải thiện và khác về chất so với trước đây. Việc mẹ chồng đối xử cay nghiệt với nàng dâu, nàng dâu luôn đối phó với 30 mẹ chồng đã và đang có sự thay đổi theo bước phát triển, nhịp sống văn minh của xã hội ở đất nước ta. Tuy nhiên, nếp sống, nếp nghĩ cũ cũng chưa hẳn đã được xóa bỏ. Ở đâu đó trong từng gia đình, mâu thuẫn và va chạm giữa mẹ chồng nàng dâu vẫn xảy ra. Dù các nàng dâu hiện đại đã thoát khỏi phận “ăn nhờ ở đậu” nhưng họ lại vấp phải những khó khăn mới mà không phải ai cũng vượt qua được như mâu thuẫn về tiền bạc, chăm sóc con cái, sự khác biệt về tính cách, tâm sinh lý,…. Và “số vụ ly hôn gần đây có nguyên nhân không phải do mâu thuẫn vợ chồng mà do nàng dâu mâu thuẫn với mẹ chồng hoặc gia đình chồng chiếm một tỉ lệ không nhỏ” [Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý 2007: 327]. Do đó, quan hệ mẹ chồng nàng dâu vẫn đóng một vai trò hết sức lớn trong việc tạo dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình, và hơn thế nữa, mối quan hệ này và hệ quả của nó không chỉ là vấn đề của gia đình mà còn là vấn đề chung của toàn xã hội. PHẦN KẾT LUẬN Như vậy, trong suốt quá trình thực hiện đề tài “ Văn hóa ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay”, chúng tôi đã nhìn nhận và lý giải mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong sự tương quan đối chiếu với các thành tố của văn hóa ứng xử. Với tư cách là một hiện tượng văn hóa và bị chi phối sâu sắc của nền văn hóa bản địa mà nó mang trong mình, quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở Việt Nam có sự khác. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi quan niệm Trọng nam khinh nữ của Nho giáo Trung Hoa, địa vị của người phụ nữ nói chung và nàng dâu trong gia đình lại càng bị hạ thấp, người mẹ chồng trở thành đại diện cho gia đình chồng đối xử với con dâu, quan hệ mẹ chồng nàng dâu giờ đây lại thêm là biểu hiện của sự áp bức giới nên càng trở nên căng thẳng và quyết liệt. Sau khi toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa thì vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình đã được cải thiện. Nếu như ở buổi đầu của quá trình giao lưu văn hóa, sự xung đột giữa cũ và mới khá căng thẳng thì càng về sau, vị trí, vai trò của phụ nữ 31 đã được nâng cao trong xã hội, kéo theo đó, vị thế làm dâu của họ trong gia đình cũng đã có sự khác biệt rất lớn so với thế hệ trước. Mặc dù, những va chạm và mâu thuẫn thường thấy trong gia đình giữa mẹ chồng và nàng dâu vẫn thường xuyên xảy ra, chủ yếu là do sự khác biệt về tâm sinh lý, tiền bạc, chăm sóc con cái và một chút “ganh tỵ” vì tình cảm của người con trai – người chồng không dành trọn cho mình do sự có mặt của người kia. Chính vì vậy, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu vẫn là chuyện muôn thuở và có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình nên luôn là nỗi lo lắng thường trực của nhiều cô gái trước khi về nhà chồng. Với những nội dung đã được trình bày trong tiểu luận, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một cái nhìn cũng như một cách lý giải mới về một vấn đề không mới – mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXhh 002 - văn hóa ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình nông thôn hiện nay.pdf
Luận văn liên quan