Vật liệu trong nhiên liệu dầu mỡ

Nhiên liệu diesel được bắt lửa không phải tia lửa điện như xăng mà bởi sức nóng của không khí nén trong xi lanh. Cùng với 1 lượng thì diesel giải phóng nhiều năng lượng hơn trong khi đốt cháy. Vì thế các động cơ diesel thường tiết kiệm nhiên liệu hơn các động cơ xăng.

ppt43 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3494 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vật liệu trong nhiên liệu dầu mỡ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA KHOA Ô TÔ Lớp 123511 Thành viên nhóm La Tấn Phú Trương Văn Thăng Đặng Hoàng Thương An Trịnh Nam Chủ đề: Vật liệu cao su và sơn trong công nghiệp ô tô Phân biệt xăng và điesel trên thị trường I) Vật liệu cao su trong công nghiệp ô tô Giới thiệu Cao su là một loại vật liệu polyme vừa có độ bền cơ học cao và khả năng biến dạng đàn hồi lớn. Cao su có thể là cao su tự nhiên (sản xuất từ mủ cây cao su) hoặc cao su tổng hợp. Cao su ít bị biến đổi khi gặp nóng hoặc lạnh, cách nhiệt, cách điện, không tan trong nước nhưng tan trong một số chất lỏng khác. Cao su có thể dùng để làm lốp xe, bóng, bao cao su,... I) Vật liệu cao su trong công nghiệp ô tô Phân loại cao su Cao su tự nhiên Cao su nguyên chất được điều chế từ nhựa của cây cao su. Hơn 95% lượng cao su nguyên chất được khai thác từ cây cao su. Các nước chuyên trổng cây cao su : Bra xin, Nam phi và các nước ở Đông - Nam Á. Cao su tự nhiên thường được chế biến từ nhựa cây cao su. Còn cao su nhân tạo thường được chế biến từ than đá, dầu mỏ. I) Vật liệu cao su trong công nghiệp ô tô Công thức hóa học của cao su nguyên chất: n dao động từ vài trăm đến vài nghìn Có rất nhiều sản phẩm được chế tạo từ cao su tự nhiên như: các loại nệm cao su; vỏ, ruột ( săm, lốp) các loại xe; ứng dụng hạt cao su trong sân bóng đá cỏ nhân tạo… I) Vật liệu cao su trong công nghiệp ô tô Cao su tổng hợp Cao su là chất dẻo được con người chế tạo với chức năng là chất co giãn. Một chất co giãn là vật chất có đặc tính cơ học là chịu được sức ép thay đổi hình dạng hơn phần lớn các vật chất khác mà vẫn phục hồi hình dạng cũ. I) Vật liệu cao su trong công nghiệp ô tô Cao su tổng hợp được dùng thay thế cao su tự nhiên trong rất nhiều ứng dụng, khi mà những đặc tính ưu việt của nó phát huy tác dụng. I) Vật liệu cao su trong công nghiệp ô tô I) Vật liệu cao su trong công nghiệp ô tô Quê hương của cao su tổng hợp là nước Nga Đức là quốc gia đầu tiên thành công trong việc sản xuất cao su tổng hợp ở quy mô thương mại I) Vật liệu cao su trong công nghiệp ô tô Thành phần chính Cao su tự nhiên được điều chế từ nhựa cây cao su.hơn 95% lượng cao su nguyên chất dược khai thác từ cây cao su. Cao su không có khả năng hòa tan trong nước, nhưng có khả năng hòa tan trong các sản phẩm của dầu mỏ => có thể điều chế ra các loại keo dán từ cao su II) Sơn trong công nghệ ô tô Giới thiệu Sơn là hợp chất hóa học bao gồm: nhựa hoặc dầu chưng luyện, có chất màu hoặc không có chất màu. Khi sơn lên bề mặt sản phẩm ta được lớp màng mỏng bám trên bề mặt có tác dụng cách ly với môi trường khí quyển, bảo vệ và làm đẹp sản phẩm. II) Sơn trong công nghệ ô tô Tác dụng của sơn Tác dụng bảo vệ Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị được làm bằng kim loại, gỗ và chất dẻo. Vật liệu kim loại khi tiếp xúc với môi trường ăn mòn, nước và không khí sẽ bị oxy hóa và ăn mòn, đặc biệt trong môi trường vùng biển kim loại bị ăn mòn rất nghiêm trọng. Theo con số thống kê của một số nước, sự ăn mòn hằng năm làm tổn hại từ 2% đến 4% tổng sản lượng kinh tế quốc dân (GDP). Kết quả là tạo nên sự lãng phí rất lớn đến tài nguyên có hạn của quốc gia và làm cho môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. II) Sơn trong công nghệ ô tô Tác dụng bảo vệ Để bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn thường dùng phương pháp sơn, lớp sơn là lớp bảo vệ có hiệu quả nhất trong nhiều lĩnh vực và đặc biệt trong công trình kiến trúc lớn. Ví dụ: thiết bị trong môi trường vùng biển, nếu không có lớp sơn, tuổi thọ chỉ được vài năm, khi được bảo vệ bằng lớp sơn chống ăn mòn lâu dài và định kỳ sơn, tuổi thọ sử dụng có thể kéo dài 30 đến 50 năm, thậm chí đến 100 năm. II) Sơn trong công nghệ ô tô Tác dụng bảo vệ Gỗ và chất dẻo là hai loại nguyên liệu được sử dụng rộng rãi, gỗ thường bị mục nát trong môi trường khí ẩm và vi sinh vật, chất dẻo thường bị lão hóa do nhiệt và ánh sáng, vì vậy gỗ và chất dẻo cũng được bảo vệ bằng lớp sơn. II) Sơn trong công nghệ ô tô Tác dụng bảo vệ Điều quan trọng nhất của sơn là bảo vệ bề mặt sản phẩm. Màng sơn mỏng hình thành trên bề mặt chi tiết cách ly với môi trường như nước, không khí, ánh sáng mặt trời và môi trường ăn mòn (như axit, kiềm, muối ) bảo vệ sản phẩm không bị ăn mòn. Nếu như bề mặt có lớp màng cứng, có thể làm giảm sự va đập, ma sát do đó sơn còn có tác dụng bảo vệ cơ khí. II) Sơn trong công nghệ ô tô Tác dụng trang trí Lớp sơn có thể tạo nên nhiều màu sắc khác nhau, đồng thời còn tạo ra bề mặt bóng, bằng phẳng, lớp sơn mỹ thuật có dạng vân búa, nhăn, rạn có tác dụng trang trí đẹp làm thay đổi cảnh quan, được mọi người ưa thích. Khi bề mặt sản phẩm được phủ lớp sơn, đặc biệt là sơn mỹ thuật thì màng sơn rất bóng, đẹp, có thể tạo ra nhiều màu tùy ý, đẹp, dễ chịu, thoải mái II) Sơn trong công nghệ ô tô Tác dụng chỉ dẫn Sơn có rất nhiều loại màu như xanh, đỏ, tím, vàng được dùng trong quản lý giao thông, các đường ống của thiết bị hóa chất, những thiết bị cơ khí đặc biệt có tác dụng chỉ dẫn đề phòng nguy hiểm, tai nạn II) Sơn trong công nghệ ô tô Tác dụng chỉ dẫn II) Sơn trong công nghệ ô tô Tác dụng chỉ dẫn Ngoài tác dụng bảo vệ và trang trí sơn còn có công dụng đặc biệt, sơn các màu lên các thiết bị quân sự có thể ngụy trang, sơn chống tia hồng ngoại có thể chống được địch phát hiện được mục tiêu quân sự Đối với ô tô là vật di chuyển trên đường nên cần phải sơn để cho người đi đường có thể nhận biết từ xa. II) Sơn trong công nghệ ô tô Đối với ô tô là vật di chuyển trên đường nên cần phải sơn để cho người đi đường có thể nhận biết từ xa. II) Sơn trong công nghệ ô tô CÁC PHƯƠNG PHÁP SƠN CƠ BẢN Phun sơn không khí Súng phun sơn: II) Sơn trong công nghệ ô tô Phun sơn cao áp không có không khí Chi tiết của Bộ máy phun sơn piston áp lực cao II) Sơn trong công nghệ ô tô Sơn tĩnh điện Súng sơn tĩnh điện II) Sơn trong công nghệ ô tô Phương pháp sơn bột II) Sơn trong công nghệ ô tô QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN Ô TÔ Các lớp sơn trên ô tô Màng sơn xe ô tô là màng sơn phức tạp. Các lớp sơn trên ô tô là lớp sơn lót, lớp giữa, lớp sơn bề mặt và sơn trong suốt, tổng cộng sơn 4- 5 lần và sấy 4 – 5 lần Lớp sơn lót: là lớp sơn đầu tiên trực tiếp bám trên bề mặt sản phẩm. Mục đích lớp sơn lót tạo nên lớp màng sơn bám chắc với kim loại nền, tạo điều kiện cho lớp sơn thú hai kết dính, đồng thời còn có tác dụng chống gỉ II) Sơn trong công nghệ ô tô Những điều kiện lý tưởng của sơn lót: Có độ bám chắc, tính dẻo tốt Có tính ổn định cao trong khí quyển Không thấm nước và hơi nước Có tính năng chống rỉ tốt II) Sơn trong công nghệ ô tô Lớp sơn giữa : là lớp sơn kế tiếp của lớp sơn lót, nó cũng là một dạng của sơn lót, Có tác dụng tạo nên sử kết dính và tạo độ bằng phẳng cao cho lớp sơn ngoài cùng Lớp sơn bề mặt: là lớp sơn đặc trưng cho tính năng thẩm mỹ của ô tô, đồng thời có cơ tính cao như độ bền, độ dai, chống và đập, chịu được mài mòn cao, chống lại các tác nhân ăn mòn của khí quyển như axit, kiềm, muối III) NHIÊN LIỆU XĂNG a) Những yêu cầu chính về chất lượng nhiên liệu xăng Khái niệm chung về nhiên liệu xăng Xăng là loại nhiên liệu lỏng, không màu, có mùi đặc trưng. Xăng nhẹ hơn nước (tỷ trọng =0,69 - 0,74) và không tan trong nước. Nhiệt độ sôi của xăng nằm trong khoảng 350C - 2050C. Thành phần chủ yếu của xăng là các bon, khoảng 86%; hyđrô khoảng 14%, ngoài ra còn có một số tạp chất khác như axít, nitơ, lưu huỳnh... III) NHIÊN LIỆU XĂNG Những yêu cầu chính về chất lượng xăng Để động cơ dễ phát động, làm việc ổn định và phát huy hết công suất, thì xăng ôtô phải đảm bảo các phẩm chất sau: Có tính bay hơi thích hợp. Có tính chống kích nổ tốt. Có tính ổn định hoá học cao. Có tính ăn mòn thấp. Không có tạp chất, nước. III) NHIÊN LIỆU XĂNG Tính bay hơi Tính bay hơi là khả năng hình thành thể hơi của xăng Để biết được tính bay hơi của xăng, người ta dùng dụng cụ xác định thành phần cất của nhiên liệu III) NHIÊN LIỆU XĂNG 1. Ống làm lạnh; 2. Hộp làm lạnh; 3. Ống làm lạnh phía trên; 4. Đoạn ống nối; 5. Nhiệt kế; 6. Chụp khe gió phía trên; 7. Bình cầu; 8. Chụp khe gió phía dưới; 9. Đèn làm nóng; 10. Giá đỡ; 11. Ống đo. Cách tiến hành: lấy 100 ml xăng thí nghiệm cho vào bình cầu (7), lắp nhiệt kế (5) vào bình cầu và gắn kín các mối nối, lắp bình cầu vào ống làm lạnh (1), cho nước lạnh vào hộp ngưng lạnh (2) và tăng nhiệt bằng đèn (9). Theo dõi hơi xăng bốc lên, đọng lại và chảy xuống ống đo (11). III) NHIÊN LIỆU XĂNG Căn cứ vào giọt xăng chảy ra, khi ở giọt đầu tiên 10%, 50%, 90% và độ cất cuối cùng ta sẽ đọc nhiệt độ tương ứng ở các phần trăm đó. Ví dụ: Khi cất được 50% (tức là hứng được 50ml xăng), lúc đó nhiệt kế chỉ 1150C. Ta gọi độ cất 50% là 1150C IV) NHIÊN LIỆU DIESEL Những yêu cầu chính về chất lượng nhiên liệu diesel: Khái niệm chung về nhiên liệu diesel Nhiên liệu điêzel là một loại chất lỏng trong suốt, có màu nâu có mùi đặc trưng. Nhẹ hơn nước (tỷ trọng  = 0,82 - 0,86) và không tan trong nước. Nhiệt độ sôi từ 200 - 3600C. Đó là sản phẩm chính thu được từ chưng cất dầu mỏ. IV) NHIÊN LIỆU DIESEL Các tính chất cơ bản của nhiên liệu điêzel Để động cơ điêzel dễ phát động, làm việc ổn định và phát huy hết công suất, thì nhiên liệu điêzel phải đảm bảo những phẩm chất cơ bản sau: Có tính đốt cháy tốt. - Có tính bay hơi thích hợp. - Có tính ăn mòn thấp. - Có độ nhớt thích hợp. - Nhiệt độ đông đặc, vẫn đục. - Không có tạp chất nước. IV) NHIÊN LIỆU DIESEL Tính chất đốt cháy của nhiên liệu điêzel Nhiên liệu đốt cháy trong động cơ điêden tốt hay xấu phụ thuộc nhiều điều kiện bên ngoài. Xét riêng về nhiên liệu thì tính chất đốt cháy phụ thuộc vào nhiệt độ tự cháy (độ tự cháy) và tính bốc hơi, trong đó độ tự cháy được coi là yếu tố chủ yếu. Nhiên liệu có độ tự cháy càng thấp thì thời gian chuẩn bị cháy càng ngắn nên tính chất cháy càng tốt. Để đánh giá tính đốt cháy của nhiên liệu điêzel người ta thường dùng 2 đại lượng: Chỉ số xê tan và chỉ số điêzel IV) NHIÊN LIỆU DIESEL - Chỉ số xê tan: Đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của nhiên liệu điêzel. Độ tự bén cháy được biểu thị bằng chỉ số xê tan. Chỉ số xê tan của một loại nhiên liệu càng cao thì nhiên liệu đó càng dễ bén, phẩm chất nhiên liệu càng cao. Chỉ số xê tan của một loại nhiên liệu nào đó bằng số phần trăm thể tích của xê tan mạch thẳng có trong nhiên liệu tiêu chuẩn, mà nhiên liệu tiêu chuẩn náy có độ bén cháy tương đương với nhiên liệu điêden thử nghiệm trong điều kiện xác định của điều kiện tiêu chuẩn. IV) NHIÊN LIỆU DIESEL Chỉ tiêu đánh giá diesel V) PHÂN BIỆT XĂNG VÀ DIESEL TRÊN THỊ TRƯỜNG Giống:là nhiên liệu hóa lỏng dung cho động cơ đốt trong,tham gia hoàn tất nhiệm vụ trong 4 kì: nạp – nén – nổ - xả tương ứng với 2 vòng quay trục khuỷu của động cơ. V)PHÂN BIỆT XĂNG VÀ DIESEL TRÊN THỊ TRƯỜNG Khác Xăng dung cho chế hòa khí hoặc phun xăng điện tử, xăng và không khí được hòa trộn trước khi đi vào buồng cháy Đặc trưng bởi trị số octan( trị số chống kích nổ ), trị số này càng cao thì tính chống kích nổ càng cao. Diesel dung để hòa trộn trực tiếp bên trong buồng cháy. Đặc trưng bởi trị số xetan( trị số tự cháy ) và trên thị trường hiện nay loại được sử dụng phổ biến là DO 0,05%S.. V) PHÂN BIỆT XĂNG VÀ DIESEL TRÊN THỊ TRƯỜNG Nhiên liệu diesel thưởng rẻ hơn xăng, 1 lít diesel khi cháy hoàn toàn nhận được khoảng 8755 calo trong khi 1 lít xăng cháy hoàn toàn cho khoảng 8140 calo. Xuất tiêu hao nhiên liệu của động cơ diesel là 200-285g/kWh nhỏ hơn của động cơ xăng là 260-380g/kWh. Nhiên liệu diesel có tỷ trọng năng lượng cao hơn xăng. Trung bình 1 gallon diesel chứa xấp xỉ 155x106 joules (147000BTU) trong khi 1 gallon xăng chứa khoảng 132x106 joules (125000 BTU). Dầu diesel nặng hơn, trơn hơn (có tính dầu hơn) nên bay hơi chậm hơn nhiều so với xăng. Nó chứa các nguyên tử cacbon trong chuỗi dài hơn so với xăng (xăng điển hình là C9H20 trong khi nhiên liệu diesel là C14H30) Diesel trải qua ít các bước tinh chế hơn sản xuất xăng V) PHÂN BIỆT XĂNG VÀ DIESEL TRÊN THỊ TRƯỜNG Nhiên liệu diesel được bắt lửa không phải tia lửa điện như xăng mà bởi sức nóng của không khí nén trong xi lanh. Cùng với 1 lượng thì diesel giải phóng nhiều năng lượng hơn trong khi đốt cháy. Vì thế các động cơ diesel thường tiết kiệm nhiên liệu hơn các động cơ xăng.  XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptvat_lieu_trong_nhien_lieu_dau_mo_truong_dai_hoc_tran_dai_nghia_9595.ppt
Luận văn liên quan