Xây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân - Tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội

Dự thảo Cương Lĩnh (trình đại hội đảng XI) có ba điều khẳng định rất mấu chốt: a) Chủ nghĩa Mác-Lê nin vạch ra con đường từ CNTB đi lên CNXH, rồi CNCS. b) Ta đang ở thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. c) Khát vọng của toàn dân Việt Nam là chế độ XHCN. Đó là những hòn đá tảng để: - Đưa ra những suy luận cần thiết, không thể bác bỏ; - Nêu trong Cương Lĩnh một số việc lớn cần sửa và cần làm. Những suy luận là: - Chỉ duy nhất có đảng CSVN vốn kiên định chủ nghĩa Mác-Lê nin là đủ tư cách và năng lực cầm quyền từ nay cho tới khi đất nước VN có CNXH và CNCS. - Đó cũng là điều kiện tiên quyết để khỏi chệch hướng khi thời kỳ quá độ ở nước ta sẽ rất dài (vì xuất phát điểm của ta quá thấp). Không có gì bi quan hay khuyếch đại khi nói cần vài-ba kiếp người kế tiếp mới trải hết thời kỳ quá độ. - CNXH hiện thực ở nước ta tuy xa xôi, nhưng là giấc mơ tuyệt đẹp. Đến khi đó, chúng ta sẽ có “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh ”. - Cũng suy ra: Các điều chỉnh Hiến Pháp năm 1992 là đương nhiên và sẽ trường tồn. - Mô hình CNXH Xô-Viết thì không những chính dân Nga đã bác bỏ, mà dân ta và cả loài người đều kinh hãi. Chính vì vậy, điều 6 của Hiến Pháp Xô-viết chỉ trường tồn 15 năm (1976-1991). Còn CNXH khoa học và chân chính (mà chúng đang hướng tới) sẽ ra sao thì chưa ai hình dung nổi. Do vậy phương châm là: Khắc đi, khắc đến, miễn là có Đảng. - Từ xưa, chúng ta vẫn nói “Đảng lãnh đạo”. Đó là về mặt chính trị. Năm 1969, Bác Hồ nói thêm (trong Di Chúc): Đảng ta là một đảng cầm quyền”. Đó là về mặt thể chế. Do vậy, ngay khi có Hiến Pháp mới (1980), nội dung này đã được quy định tại điều 4 (đồng bộ với việc đổi tên Đảng, tên nước, đổi tên Đoàn Thanh Niên và Đội Thiếu Nhi). Và được khẳng định tiếp theo ở bản Hiến Pháp 1992. Vậy mà tới nay, đã trải 30 năm, điều 4 vẫn chưa thành luật để sự cầm quyền được chính danh. Sai sót chậm trễ này tuy lớn, nhưng vẫn chưa bằng những điều khoản trong Hiến Pháp quy định quyền dân mà từ 64 năm nay vẫn ngủ yên giấy. Thế nào là dân chủ? - Mọi chủ nghĩa nhân bản - do các bộ não lỗi lạc đề ra - đều hứa hẹn sẽ thành hiện thực trong vòng một đời người phấn đấu. Có như thế, quần chúng mới khỏi nản lòng để mà dám hưởng ứng. Chủ nghĩa Mác cũng phải như vậy. Tiếc rằng thời đó chưa đủ điều kiện, khiến Mác và Lê nin đã phán đoán quá sớm

docx4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân - Tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân - tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội Dự thảo Cương Lĩnh (trình đại hội đảng XI) có ba điều khẳng định rất mấu chốt: a) Chủ nghĩa Mác-Lê nin vạch ra con đường từ CNTB đi lên CNXH, rồi CNCS. b) Ta đang ở thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. c) Khát vọng của toàn dân Việt Nam là chế độ XHCN. Đó là những hòn đá tảng để: - Đưa ra những suy luận cần thiết, không thể bác bỏ; - Nêu trong Cương Lĩnh một số việc lớn cần sửa và cần làm. Những suy luận là: - Chỉ duy nhất có đảng CSVN vốn kiên định chủ nghĩa Mác-Lê nin là đủ tư cách và năng lực cầm quyền từ nay cho tới khi đất nước VN có CNXH và CNCS. - Đó cũng là điều kiện tiên quyết để khỏi chệch hướng khi thời kỳ quá độ ở nước ta sẽ rất dài (vì xuất phát điểm của ta quá thấp). Không có gì bi quan hay khuyếch đại khi nói cần vài-ba kiếp người kế tiếp mới trải hết thời kỳ quá độ. - CNXH hiện thực ở nước ta tuy xa xôi, nhưng là giấc mơ tuyệt đẹp. Đến khi đó, chúng ta sẽ có “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh…”. - Cũng suy ra: Các điều chỉnh Hiến Pháp năm 1992 là đương nhiên và sẽ trường tồn. - Mô hình CNXH Xô-Viết thì không những chính dân Nga đã bác bỏ, mà dân ta và cả loài người đều kinh hãi. Chính vì vậy, điều 6 của Hiến Pháp Xô-viết chỉ trường tồn 15 năm (1976-1991). Còn CNXH khoa học và chân chính (mà chúng đang hướng tới) sẽ ra sao thì chưa ai hình dung nổi. Do vậy phương châm là: Khắc đi, khắc đến, miễn là có Đảng. - Từ xưa, chúng ta vẫn nói “Đảng lãnh đạo”. Đó là về mặt chính trị. Năm 1969, Bác Hồ nói thêm (trong Di Chúc): Đảng ta là một đảng cầm quyền”. Đó là về mặt thể chế. Do vậy, ngay khi có Hiến Pháp mới (1980), nội dung này đã được quy định tại điều 4 (đồng bộ với việc đổi tên Đảng, tên nước, đổi tên Đoàn Thanh Niên và Đội Thiếu Nhi). Và được khẳng định tiếp theo ở bản Hiến Pháp 1992. Vậy mà tới nay, đã trải 30 năm, điều 4 vẫn chưa thành luật để sự cầm quyền được chính danh. Sai sót chậm trễ này tuy lớn, nhưng vẫn chưa bằng những điều khoản trong Hiến Pháp quy định quyền dân mà từ 64 năm nay vẫn ngủ yên giấy. Thế nào là dân chủ? - Mọi chủ nghĩa nhân bản - do các bộ não lỗi lạc đề ra - đều hứa hẹn sẽ thành hiện thực trong vòng một đời người phấn đấu. Có như thế, quần chúng mới khỏi nản lòng để mà dám hưởng ứng. Chủ nghĩa Mác cũng phải như vậy. Tiếc rằng thời đó chưa đủ điều kiện, khiến Mác và Lê nin đã phán đoán quá sớm Tuy nhiên, Đảng ta đã sáng suốt nêu những tiêu chí của CNXH ở Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh… nhờ vậy, CNXH đỡ mơ hồ hơn. Dẫu vậy, cách hành văn trong dự thảo Cương Lĩnh khiến mọi người buộc phải hiểu rằng khi nào ở VN có CNXH hiện thực, các tiêu chí trên cũng mới hiện thực. Trong khi đó, dự thảo Cương Lĩnh lại nhấn mạnh (một sự thật) là: Thời kỳ quá độ sẽ rất dài, rất phúc tạp, phải dò dẫm và tất nhiên rất gian khổ… Liệu có vì thế mà sinh nản lòng cho mọi người? Các nội dung nên thể hiện trong Cương Lĩnh và Chiến Lược 1- Quan hệ Đảng – Dân tộc Tổ quốc trên hết. Tổ quốc là của toàn dân tộc, tuyệt đối không phân biệt giai cấp. Đảng nằm trong dân tộc và là bộ phận dẫn đường vĩnh viễn của dân tộc khi khát vọng của dân tộc là CNXH. Khi dân tộc ca ngợi Đảng thì Đảng chớ nên khuyến khích nhiều; ngược lại, Đảng sẵn sàng nhận khuyết điểm trước dân. Đây là cách tránh tha hoá và đề phòng tự suy thoái cho một Đảng cầm quyền vĩnh viễn. Hãy đọc lại sách Lịch Sử ĐCSLX dưới thời Stalin và sau đó, để rút ra bài học. Trong phần đầu dự thảo Cương Lĩnh trình đại hội XI, Đảng đã dũng cảm thừa nhận: trong lãnh đạo, Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Xét ra, đây là loại sai lầm do nôn nóng, tả khuynh, không chỉ riêng Đảng ta mắc phải. Dẫu sao, thái độ nghiêm túc với sai lầm đã khiến lòng tin tăng lên. Bác Hồ, sau những sai lầm trong cải cách ruộng đất, đã thay mặt chính phủ và đảng xin lỗi dân. Dân càng thêm mến phục, kính yêu và tin tưởng ở Đảng. Tuy nhiên, còn nhiều sai lầm khác, cũng tả khuynh, cũng gây đau thương cho dân và thiệt hại cho Đảng; nhưng ngoài sự tự kiểm điểm trong nội bộ, Đảng ta chưa bao giờ xin lỗi dân thêm một lần nào nữa. Ví dụ, sai lầm sau 1975 do nôn nóng đi lên XHCN, gồm cả chính sách Giá-Lương-Tiền, đã đẩy xã hội ta tới bờ vực khủng hoảng, kéo dài tới 10 năm. Rồi ngay trong nhiệm kỳ khoá X, tham nhũng không những không giảm mà còn nặng nề hơn, khiến số vụ và số người khiếu kiện tăng lên kỷ lục… Liệu từ nay, Đảng ta có nên xin lỗi dân nếu mức độ sai lầm được dân coi là “lớn”?. Đảng là của dân, từ dân, mà xin lỗi là một nét đẹp rất “đậm đà bản sắc dân tộc”. Vấn đề là có tin dân, đồng thời có tự tin và dũng cảm. Câu hỏi là, liệu sai lầm tả khuynh đến nay có còn rơi rớt? Xin hãy rà soát lại chính sách đất đai và chủ trương kinh tế nhà nước là chủ đạo. 2- Hai ngọn cờ: Độc lập dân tộc và CNXH - Độc lập dân tộc. Suốt 80 năm qua, đảng CSVN đã huy động mọi nguồn lực của dân tộc (sinh lực, nhân lực, tài lực, vật lực) nhằm thực hiện hai nhiệm vụ do Đảng đề ra: Mưu cầu độc lập và xây dựng CNXH. Tất cả để chiến thắng; tất cả vì CNXH là khẩu hiệu cả một thời kỳ được nêu cao khắp nơi. Việt Nam đã tốn xương máu suốt ngàn năm để bảo vệ hoặc giành lại độc lập. nhưng chỉ tám thập niên gần đây, chúng ta trải nghiệm thêm một điều: Hai nước dẫu cùng một ý thức hệ (cùng là phong kiến, cùng là tư bản…) vẫn có thể xâm lược nhau. Do vậy, không lúc nào dân ta được phép quên lời Bác: “Tổ Quốc trên hết” và “Không có gì quý hơn Độc Lập, Tự Do”. - Thiệt hại do chiến tranh và Hoà giải. Mỹ đã giúp chính quyền miền Nam lập đội quân cả triệu người với vũ khí hiện đại. Do vậy, không ai tính nổi tổn thất về sinh mạng và của cải mà toàn dân tộc ta phải bỏ ra để có độc lập. Hoàn cảnh lịch sử cộng với những sai lầm duy ý chí (như dự thảo Cương Lĩnh đã nêu) khiến hôm nay chúng ta chậm chân ba-bốn thập niên (so với các nước quanh ta) trên con đường tiến lên nền văn minh công nghiệp và văn minh tri thức. Cái giá phải trả về vật chất tuy không nhỏ, nhưng sự mất mát tình nghĩa đồng bào mới thật là vô giá, nhất là khi ta đã hoà giải thành công với Mỹ. Trong khi đó, tấm gương hoà giải của tiền nhân sau khi đuổi được quân xâm lược Nguyên, Minh vẫn sáng soi vằng vặc như vầng nhật nguyệt. Tổ tiên đã dạy: Muốn hoà giải, ngoài khoan dung thì mỗi bên phải biết nhận lỗi, thay vì khăng khăng đổ lỗi. Bàn tay phải xoè ra thay vì nắm lại như quả đấm. Và có một bên phải tự thấy nghĩa vụ chủ động nhận lỗi trước và chìa tay trước. Hoà giải giữa hai vợ chồng hay giữa hai phe dân tộc đều như vậy. Mong rằng Đảng ta sẽ đưa ra một kỳ hạn về hoà giải – ngay trong nhiệm kỳ này. thời điểm cáo chung của chủ nghĩa tư bản (sau này Ăng-ghen đã nhận ra). Từ cách mạng Tháng Mười tới nay đã trải 93 năm mà chưa ở đâu có CNXH “đúng nghĩa”. - Xây dựng CNXH. Nếu chúng ta thành công trong nhiệm vụ giành độc lập, thì phải nói đã thất bại trong xây dựng CNXH, chính do vậy mà thập niên 80 nước ta rơi vào khủng hoảng. Nguyên nhân, do sốt ruột, duy ý chí, giáo điều… (Dự thảo Cương Lĩnh) thì đã rõ. Nhưng nếu không sốt ruột, chúng ta vẫn cứ thất bại, vì chúng ta rập khuôn XHCN xô-viết. Đó là mô hình chứa sẵn các yếu tố tự suy thoái mà tới nay - 2010 - nước nào còn lưu luyến nó cũng đều lao đao, bế tắc. Xây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân Mác nói: Tư tưởng mà không gắn với lợi ích thì tư tưởng đó tự bôi nhọ mình. Cương lĩnh phải thể hiện sao cho toàn khối “dân thường” thấy được những lợi ích thiết thân về kinh tế, xã hội và chính trị qua từng giai đoạn của đời người. Đã qua 12 lần bầu quốc hội mà số người tự ứng cử cao nhất chỉ đạt 30 (trong danh sách 900 ứng cử viên) hỏi ai mà không chán cho cái “quyền tự ứng cử”? Do vậy, nếu chế độ XHCN là khát vọng (xa xôi) của nhân dân ta – như dự thảo Cương Lĩnh khẳng định - thì chế độ Dân Chủ Nhân Dân mà Bác Hồ nêu từ 1945 phải là khát vọng cháy bỏng và rất nhãn tiền. Vì nó gần, nó hiện thực. Nó lại nhắc tới dân chủ, như tên nước ta từ 1945 do Bác Hồ đặt. Đảng ta cứ giữ vững định hướng XHCN, cứ bồi dưỡng cho lớp trẻ lý tưởng XHCN và chỉ kết nạp những người thật sự có lý tưởng XHCN. Nhưng giai đoạn hiện nay, Đảng ta chỉ nên đề raCương Lĩnh xây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân (tiến lên CNXH), với những tiêu chí nhìn thấy, sờ thấy, về kinh tế, xã hội, chính trị… sẽ được hiện thực hoá trong vòng 5 - 10 hay 20 năm khiến mọi người hình dung được, rồi tận mắt thấy được và hưởng được – hơn là mỗi người phải di chúc cho đời cháu chắt kế tục mình thực hiện CNXH. Ví dụ, ngay nhiệm kỳ này sẽ sửa cơ bản hiến pháp; sẽ xoá hẳn kiểu dân chủ hình thức trong bầu quốc hội, sẽ luật hoá các quyền dân ghi trong Hiến Pháp… Và… trong Cương Lĩnh xây dựng chế độ DCND, chúng ta khỏi phải dùng những khái niệm có gắn tính từ XHCN mà nội hàm không dễ xác định. Mác dạy: Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định. Cuối thế kỷ XXI này, ai dám nói Việt Nam sẽ có CNXH hiện thực. Vậy sao ngay đầu thế kỷ mà chúng ta cứ lạm dụng tính từ XHCN?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxXây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân - tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội.docx
Luận văn liên quan