Xây dựng chương trình hoạt động Du lịch sinh thái tại cụm du lịch Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai

Tài nguy ên du lịch dồi d ào nhưng sau quy hoạch cần phải sử dụng hợp lý và hiệu quả. Tài nguy ên thực vật cũng như đất, nước, khí hậu, môi trường và cảnh quan nơi đây rất tốt. Ngoài việc khai thác để tôn tạo KDL thì việc bảo tồn và quan tâm chăm sóc cho tài nguy ên là điều không thể thiếu trước, trong và sau quá trình quy hoạch cụm du lịch thành KDLST. Bên cạnh việc dựa vào tài nguy ên thiên nhiên để tạo ra KDL cho địa phương, thì một ảnh hưởng tốt khác về môi trường mà hoạt động này đem lại là mang đến danh tiếng du lịch cho tỉnh Đồng Nai.

pdf101 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chương trình hoạt động Du lịch sinh thái tại cụm du lịch Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên bón phân cho các cây yếu khác. Thường xuyên tìm gốc để phát hiện ra mối mọt... kịp thời dùng thuốc và hoá chất tiêu diệt để bảo vệ giữ sự sống cho cây. Ngoài ra nhân viên còn được phân công dọn vệ sinh trong khu du lịch không để cho du khách vứt rác bừa bãi, và thừơng xuyên quét dọn rác. 3.2.5.2. Sông Hình 4: Sông Đồng Nai khu vực cụm du lịch Sáu khu du lịch chia làm hai dãy đối mặt vào nhau, nằm dọc theo Cù Lao Giấy, được bao quanh bởi sông Đồng Nai, sông Ông Kèo. Nhiều hoạt động vui chơi giải trí như: tắm sông áo phao, chèo thuyền, trò chơi cả giác mạnh trên sông. Tất cả các hoạt động của cụm du lịch không gây ô nhiễm, tổn hại đến môi trường nước. Bên cạnh đó, sông Đồng Nai góp phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên do đặc điểm môi trường nước khu vực này là nguồn nước lợ nên không dùng cho việc tưới cây. 3.2.5.3. Môi trường ở cụm du lịch Về vấn đề vệ sinh môi trường thì hiện nay cụm du lịch không có hoạt động nào gây ra bất cứ sự ô nhiễm đáng kể nào cho môi trường. Tất cả các loại rác thải sinh hoạt trong cụm du lịch đều được thu gom mỗi ngày và chuyên chở đến nơi cần thiết để xử lý, nơi này cách 1 km. Ngoài ra chung quanh cụm du lịch, các vùng phụ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 53 cận cũng chưa có hoạt động nào rõ rệt gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực này. Ngoài ra các đường mương đường cống luôn được quét dọn nạo vét thường xuyên để tránh sự tù đọng và hình thành các loại mùi hôi gây ô nhiễm không khí cho khu vực.  Môi trường không khí: tại nơi này hầu như không bị ô nhiễm vì cách khá xa khu dân cư, không có bất cứ hoạt động công nghiệp và nông nghiệp chăn nuôi - trồng trọt nào gây ô nhiễm. Khí hậu rất trong lành và mát mẻ.  Môi trường Thực vật: Hiện nay cây xanh và thảm đã đạt mức độ xanh, đẹp, và phát triển rất tốt dựa trên điều kiện khí hậu và cả địa hình. Cây xanh cổ thụ thì ngày càng vững chãi và trổ ra nhiều nét độc đáo hấp dẫn, cây xanh mới được gieo trồng thì phát triển nhanh. Thảm cỏ luôn luôn được chăm sóc nên hầu như không gặp bất cứ loại sâu bệnh nào. Hình 5: Cây xanh trong cụm du lịch  Về môi trường nước và sử dụng nước: Hiện tại cụm du lịch dùng nước giếng khoan. 3.2.6. Tài nguyên nhân văn 3.2.6.1. Địa danh tham quan ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 54 Trong địa bàn huyện có nhiều địa danh như: Đền thờ liệt sĩ, Đình Phú Mỹ, Công viên Giồng Sắn. Khách du lịch khi đến cụm du lịch có thể kết hợp tham quan các nơi đây, từ đó tìm hiểu lịch sử vùng.  Địa đạo và Đền thờ Liệt sĩ Nhơn Trạch Hình 6: Đền thờ Liệt sĩ Nhơn Trạch Từ trung tâm huyện Nhơn Trạch theo Hương lộ 19 đi về hướng xã Phước An khoảng 2 km là đến địa đạo Nhơn Trạch. Địa đạo phân bố trong khu quy hoạch công viên cây xanh của thành phố công nghiệp trẻ Nhơn Trạch với diện tích hơn 3ha, thuộc ấp 5 xã Long Thọ. Gắn liền với địa đạo là khu Đền thờ Liệt sĩ và Đặc công rừng Sác, một niềm tự hào, kiêu hãnh của quân dân Nhơn Trạch. Vị trí địa đạo Nhơn Trạch, xưa là khu rừng “lòng chảo”, một thời được mệnh danh là khu giải phóng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây là căn cứ của Huyện ủy Nhơn Trạch, là địa bàn trú quân cho các đơn vị chủ lực cấp trên và đặc biệt với đoàn Đặc công thủy rừng Sác anh hùng, nơi đây là bàn đạp tấn công vào các kho tàng, bến cảng và sào huyệt của Mỹ- ngụy. Đền thờ liệt sĩ Nhơn Trạch: thuộc xã Long Thọ huyện Nhơn Trạch. Đây là nơi để phụng thờ ghi nhớ công ơn và chiến tích của hơn 2000 liệt sĩ đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh giữ nước gian khổ và ác liệt. Địa đạo Nhơn Trạch nằm trong khu qui hoạch trung tâm văn hóa, xã hội của Thành phố trẻ trong tương lai. Địa đạo nằm trước Đền thờ liệt sĩ và tượng đài Đặc công rừng Sác tạo thành một trung tâm văn hóa, du lịch mang ý nghĩa truyền thống ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 55 cách mạng “uống nước nhớ nguồn” sâu sắc. Phương án trùng tu, tôn tạo di tích địa đạo Nhơn Trạch đã và đang được tiến hành. Diện mạo về một căn cứ Huyện ủy Nhơn Trạch thời chống Mỹ sẽ được hình thành nay mai. Rừng “lòng chảo” rồi cũng được tái hiện lại nguyên trạng: hệ thống địa đạo; giao thông hào; lán trại làm việc; ô, ụ chiến đấu; rừng tre, sao, dầu, bằng lăng… Một ngày không xa nơi đây sẽ là một địa chỉ để giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng cho các thế hệ trẻ. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 56  Đình Phú Mỹ Hình 7: Đình Phú Mỹ Từ Thị trấn Long Thành theo hướng lộ 25A khoảng 9km, ta đến vùng Phú Hội. Địa danh Phú Hội gắn liền với những vườn cây trái xum xuê, tươi tốt, những giếng nước phun trong vắt ngọt ngào từng đi vào lời ca dao “Nước Mạch Bà, trà Phú Hội”. Đình Phú Mỹ thuộc ấp 2 xã Phú Hội là một trong những ngôi đình cổ ở vùng đất miệt hạ sông Đồng Nai. Đình Phú Mỹ được dựng theo lối chữ tam, mà mỗi gian là một kiểu kiến trúc nhà vuông. Trong mỗi gian, bốn cây cột gỗ được dựng làm trung tâm để mở rộng ra bốn phía bằng bộ kèo đâm và bộ kèo quyết đều nhau, vuông vức. Đình có quy mô vừa, bộ khung kiến trúc chung của đình được làm bằng các loại gỗ quí vốn có sẵn trên địa bàn. Nền móng của Đình dùng đá ong tôn cao so với mặt phẳng đồi, trên mái lợp ngói âm dương, sau này trùng tu năm 1998 sử dụng thêm loại ngói tây, mới. Hệ thống thờ tự tại đình Phú Mỹ rất phong phú nhưng chủ thể là thờ Thần Hoàng bổn cảnh. Một vị thần của làng xã mà người dân tin tưởng rằng luôn giúp đỡ cả cộng đồng bình yên, ban cho mưa thuận gió hòa, xua đuổi bệnh dịch trên xứ sở. Tại đình còn lưu giữ nhiều câu đối, hoành phi có nội dung ca ngợi những bậc tiền nhân có công khai hoang lập làng. Đặc biệt có 03 bức hoành phi đại tự ca ngợi công ơn Bác Hồ và các chữ đầu của 03 bức hoành phi ghép lại thành tên của Người: Hồ Chí Minh: Hồ nhiên nhi thiên ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 57 Chí vọng thâm ân Minh hoài hậu đức Ngay sau ngày giải phóng, ảnh Bác được rước vào chánh điện và cũng từ đó lễ vía Bác hàng năm đã trở thành truyền thống. Trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, ngôi đình vẫn hiện diện trên vùng đất Phú Hội như một minh chứng hùng hồn, thiêng liêng về lòng dân Phú Hội đối với Bác Hồ. Rừng cây quanh đình vẫn ngày đêm lộng gió, rì rào ca mãi về một cuộc đời trọn vẹn vì nước, vì dân của một vùng quê anh hùng.  Nhà cổ truyền thống Nhơn Trạch Bên cạnh những di tích minh chứng chiều dài lịch sử 300 năm vùng đất Biên Hòa-Đồng Nai, sự hiện hữu của những ngôi nhà cổ đã góp phần quan trọng phản ánh nét văn hóa đặc thù của các thế hệ cư dân sinh sống trên vùng đất màu mỡ này. Hình thái kiến trúc, cách bày trí, quy ước nề nếp sinh hoạt, tuổi thọ các ngôi nhà cổ … thực sự trở thành vốn di sản văn hóa quí giá. Năm 1998, được sự đồng ý của Cục Bảo tồn Bảo tàng, Sở Văn hóa Thông tin Thể thao Đồng Nai, Nhà Bảo tàng đã phối hợp với Trường ĐH Kiến Trúc TPHCM, các chuyên gia trường ĐH nữ chiêu hòa (Nhật Bản) tiến hành điều tra, khảo sát nhà cổ truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong số 401nhà được điều tra khảo sát, huyện Nhơn Trạch chiếm số lượng 129 nhà. Nhìn chung, nhà cổ ở Nhơn Trạch về cơ bản cũng có những đặc điểm chung với các nhà cổ Đồng Nai và toàn Nam Bộ. Thông thường là ba gian hai chái, ít thấy nhà năm gian hai chái. Đa phần vẫn còn giữ được mái ngói âm dương lợp thành hai lớp càng làm tăng vẻ cổ kính, phù hợp với tổng thể và nội thất căn nhà. Theo kiến trúc xây dựng, nhà cổ truyền thống ở Nhơn Trạch gồm các kiểu chính như: Nhà chữ đinh (J), Nhà chữ nhị hay nhà sắp đọi; Nhà chữ nhất. Ở Nhơn Trạch, nhiều ngôi nhà cổ khá tiêu biểu đến nay gần như vẫn giữ được nguyên trạng của thời mới xây dựng như nhà ông: Đào Mỹ Thiền, Nguyễn Văn Canh, Nguyễn Thị Hiệp, Mã Thị Tám, Phạm Thị Khê (xã Phú Hội); Phan Duy Huân, Trần Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lôm, Phan Thị Xuyến (xã Phước Thiền); Phạm Văn Lẹo, Nguyễn Văn Lình, Nguyễn Văn Pháp, Lê Thành Tôn, Phan Văn Sòi (xã Hiệp Phước). ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 58 Với nội dung chuyển tải, những ngôi nhà cổ truyền thống hiện hữu ở Nhơn Trạch cũng như toàn tỉnh Đồng Nai thật sự là vốn di sản văn hóa quí, rất cần được tu bổ, bảo tồn như một tài sản của quốc gia.  Công trình bia công viên tưởng niệm Giồng Sắn Hình 8:Bia- Công viên tưởng niệm Giồng Sắn Khu vực ngã ba Giồng Sắn trước đây thuộc xã Phú Hữu, nay thuộc địa bàn ấp Bến Đình, xã Phú Đông. Đây là một đầu mối giao thông đường thuỷ nối vào sông Ông Kèo. … Nằm cạnh dòng sông Đồng Môn hiền hòa, Bia – Công viên tưởng niệm Giồng Sắn là một công trình văn hóa để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ đời sau. 3.2.6.2. Hoạt động kinh doanh phục vụ  Khu quản lý Sáu khu du lịch nơi đây hiện đều do tư nhân kinh doanh, hoạt động trên cơ sở tự phát, do chủ đầu tư quản lý và điều hành. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 59 Khu quản lý đa phần nằm ở giữa khu du lịch, giúp nhà quản lý dễ quan sát các hoạt động của du khách tham quan đồng thời quản lý nhân viên chặt chẽ, hiệu quả. Khu quản lý thường chiếm diện tích nhỏ, khoảng (5 x 7) m2 .  Khu ẩm thực Hình 9: Khu ẩm thực tại KDL Bò Cạp Vàng Nơi đây phục vụ các du khách có nhu cầu ăn uống. Hệ thống nhà bếp có nhiều phương tiện nấu nướng sử dụng cho chế biến thực phẩm rất tốt, vệ sinh an toàn thực phẩm đúng tiêu chuẩn cho phép. Công tác chế biến thực phẩm và cải tiến món ăn hiện đang được lưu ý và phát triển, phục vụ cho du khách nhiệt tình và ân cần. Thực đơn của nhà hàng ngày càng phong phú với các món hải sản và đặc sản riêng của vùng, một số món tráng miệng là trái cây của vùng như sầu riêng, chôm chôm , bơ, măng cụt...các loại. 3.2.6.3. Công tác truyền thanh – nhắc nhở khách du lịch Tại Khu du lịch Bò Cạp Vàng, các thùng rác được bố trí khá nhiều. Bên cạnh đó, tại vị trí nào trong khu du lịch khách tham quan du lịch cũng nhìn thấy các bảng biểu nhắc nhở bỏ rác vào thùng rác, tuyệt đối không bỏ rác xuống sông gây ô nhiễm. Ngoài ra, các nhân viên khi gặp các trường hợp vứt rác bừa bãi sẽ nhắc nhở các khách du lịch thực hiện tốt hơn, giữ gìn vệ sinh chung. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 60 3.2.6.4. Tổ chức trò chơi Hình 10:Hoạt động vui chơi sông nước Tổ chức các trò chơi cho du khách như: - Trò chơi trên bờ : kéo co trên không, leo cột mỡ, bàn chân việt, tấm thảm biết bay, vịt đẻ trứng vàng, nhảy bao bố… - Trò chơi dưới nước : phá thuỷ lợi, cầu nhảy, đua thuyền, du lịch trên sông, câu cá …. - Nhà nghỉ. 3.2.6.5. Hoạt động tết Nguyên Đán Hình 11: Hoạt động chúc Tết khách du lịch ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 61 Vào dịp Tết Nguyên đán Khu du lịch Bò Cạp vàng tổ chức hội xuân trong 4 ngày từ mùng 1 đến mùng 4, đón tiếp đến hơn hàng ngàn lượt người từ mọi nơi đổ về. Các hoạt động vui chơi lành mạnh bao gồm các loại hình: trò chơi dân gian, ẩm thực, ca nhạc .... đã thu hút rất nhiều thanh thiếu niên đến vui chơi giải trí. An ninh trật tự cho quý khách đến vui chơi trong cụm du lịch luôn được bảo đảm an toàn tuyệt đối. 3.2.6.6. Về hoạt động văn nghệ Vào các dịp lễ tết Khu du lịch Bò Cạp Vàng tổ chức các chương trình văn nghệ phục vụ khách du lịch và tham gia các chương trình thi đua văn nghệ trong tỉnh Đồng Nai. 3.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT 3.3.1. Một số nguyên nhân làm giảm khách du lịch Các điểm du lịch sinh thái tại địa phương do tư nhân đầu tư chưa đúng mức, các loại hình chưa đa dạng và đổi mới nên giảm thu hút khách là do một số nguyên nhân sau: 1/- Sản phẩm du lịch đơn điệu: sản phẩm du lịch so với lúc ban đầu không có thay đổi nhiều vẫn là các dịch vụ vui chơi dưới nước: tắm sông, bơi thuyền,…và dịch vụ về ăn uống. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 62 2/- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại một số điểm còn hạn chế. Chính bản thân chủ một số cơ sở kinh doanh du lịch vẫn chưa chú trọng đến việc phát triển du lịch ở địa phương lý do kinh doanh du lịch để giữ đất (Điểm du lịch Sư tử vàng). 3/- Hạ tầng trên địa bàn huyện còn một số hạn chế: hệ thống đường giao thông đến các điểm du lịch chưa phát triển nhất là đường nối Nhơn Trạch và Thành phố Hồ Chí Minh, việc cung ứng nước sạch vẫn còn hạn chế. 4/- QH đô thị mới Nhơn Trạch chậm được phê duyệt nên các chủ đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư vào các điểm du lịch.  Giải pháp: - Khuyến khích các cơ sở đầu tư tăng chất lượng sản phẩm du lịch, đa dạng các loại hình phục vụ. - Tiến hành giới thiệu địa điểm để các cơ sở hoàn chỉnh thu tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Phối hợp Sở TM – DL quảng cáo và tiến hành xúc tiến đầu tư vào các điểm du lịch. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 63 3.3.2. Đánh giá mô hình hoạt động hiện tại 3.3.2.1. Thống kê hoạt động du lịch tháng 2 – 10 năm 2007 Bảng 6: Thống kê hoạt động du lịch tháng 2 - 10 năm 2007 BẢNG THỐNG KẾ CÁC CHỈ TIÊU VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN NHƠN TRẠCH THÁNG 2 – 10 năm 2007 Điểm du lịch Thaùng Các chỉ tiêu đánh giá Những kiến nghị Khách nước ngoài Tổng lượt khách Doanh số 1. Bò Cạp Vàng 2 127 11,589 185,962,000 Cấp giấy GTĐĐ để bổ túc hồ sơ 3 26 3,144 92,582,000 4 103 4,280 102,518,000 5 142 4,726 87,165,000 6 123 4,946 94,336,000 Xử lý những hộ dân xã rác trên sông 7 106 4,616 96,350,000 8 86 4,142 79,721,000 9 61 4,018 93,281,000 10 46 3,195 96,943,000 2. Đảo Hoa Gió 2 950 19,800,000 3 321 8,320,000 4 870 19,450,000 5 415 10,050,000 6 0 304 7,140,000 7 0 190 5,198,000 8 0 385 8,645,000 9 0 550 18,900,000 10 0 210 5,890,000 3. Bằng Lăng Tím 2 1,086 68,573,000 3 1,092 43,994,000 4 2,519 96,467,000 5 1,245 44,814,500 6 1,210 42,780,000 7 0 1,347 49,424,500 8 0 976 36,457,000 9 0 1,729 66,682,000 10 0 793 35,968,000 4. Tam Giác Vàng 2 0 0 3 0 0 4 0 0 5 0 0 Mới hoạt động đầu tháng 05 6 150 4,500,000 7 0 167 5,360,000 8 0 187 6,200,000 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 64 9 0 162 5,920,000 10 142 4,920,000 5. Sư Tử Vàng 2 65 2,500,000 3 20 1,200,000 4 700 12,900,000 5 600 11,100,000 6 0 300 1,290,000 7 0 200 1,150,000 8 0 157 1,230,000 9 0 150 1,250,000 10 147 1,330,000 6. Hương Đồng 2 300 14,000,000 3 220 7,000,000 4 580 12,500,000 5 400 20,000,000 6 360 18,000,000 7 0 250 12,000,000 8 0 400 25,000,000 9 0 300 15,000,000 10 310 16,100,000 (Nguồn: Báo cáo hoạt động du lịch - Phòng kinh tế huyện Nhơn Trạch) 3.3.2.2. Đánh giá mô hình hoạt động hiện tại Qua quá trình khảo sát hoạt động hiện tại của cụm du lịch nhận thấy: Hiện tại cụm du lịch họat động theo mô hình tự phát. Một mô hình nhỏ với một số hoạt động không nhằm vào việc thu lợi nhuận từ Du lịch như: chèo thuyền, câu cá, tắm sông. Do đó cụm du lịch không có kinh phí để nâng cấp và tái xây dựng cơ sở hạ tầng để Khu du lịch này trở nên thu hút du khách hơn. Với một tiềm năng lớn về tài nguyên cảnh quan, môi trường sinh thái, thảm thực vật…nếu được đầu tư đúng mức và có một định hướng nhất định, thì Khu du lịch này sẽ trở thành một Khu bảo tồn và du lịch tham quan tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên và môi trường. Ngoài ra nếu được đầu tư tốt sẽ trở thành một khu liên hợp vừa bảo tồn thiên nhiên vừa là nơi du lịch nghỉ mát. Tuy nhiên khi đã có hướng đầu tư phát triển nơi này thành một Cụm Du Lịch Sinh Thái nghỉ dưỡng kết hợp bảo tồn thiên nhiên phải hướng đến việc hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường (các môi trường thành phần) đến mức tối thiểu. Hiện nay, Ủy Ban Nhân Dân huyện đã trình tỉnh xin được quy hoạch diện tích 300 ha . Hoạt động hiện tại của KDL vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở và hạ tầng như: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 65 - Hiện nay những điểm kinh doanh du lịch đang sử dụng mạng lưới điện Long Thành, do huyện Nhơn Trạch chưa có mạng lưới điện riêng. - Nước bị ảnh hưởng nguồn nước lợ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và phục vụ khách tham quan du lịch. - Đường xá tách biệt khỏi khu dân cư gây khó khăn cho khách tham quan du lịch. 3.5. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG 3.4.1. Bảng thống kê về các phiếu điều tra thu được Bảng 7: Thống kê phiếu điều tra cho người dân địa phương Câu a b c d 1 65% 35% _ _ 2 50% 30% 20% 3 40% 50% 10% _ 4 80% 20% 0% 5 22% 40% 28% 10% 6 5% 65% 85% 10% 7 91% 12% 45% _ 8 60% 30% 10% _ 9 23% 43% 34% 10 10% 47% 43% ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 66 Bảng 8: Thống kê phiếu điều tra cho khách du lịch Câu a b c d 1 63% 25% 10% 2% 2 5% 25% 13% 57% 3 40% 55% 5% _ 4 45% 30% 55% 27% 5 5% 0% 7% 88% 6 40% 55% 5% 70% 7 70% 10% 20% _ 8 58% 30% 12% _ 9 33% 40% 27% _ 10 12% 19% 14% 55%  Qua đánh giá và thống kê về số phiếu điều tra cho dân địa phương cho thấy: - Họ ít quan tâm đến vấn đề du lịch của địa phương nhất là về DLST. Tuy nhiên việc địa phương mở rộng lãnh vực DLST sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và kinh tế của người dân. Và người dân mong muốn cơ quan chính quyền mở rộng quy mô hoạt động của cụm du lịch dưới sự đầu tư của nhà nước, để từ đó, tạo điều kiện mở rộng hiểu biết hơn về DLST và tạo điều kiện việc làm cho người lao động, đồng thời tạo cơ hội kinh doanh cho dân địa phương. +Với câu hỏi số 10 ” Anh chị có vào cụm du lịch Ông Kèo lần nào chưa ?”, có tới 43% người dân địa phương trong đợt khảo sát trả lời “ Chưa lần nào ”, điều này chứng tỏ người dân chưa quan tâm đến cụm du lịch cho dù nơi này hoạt động khá lâu, và thu hút nhiều khách du lịch từ nhiều nơi đến. +Hay với câu hỏi số 3 “Anh chị có ý định kinh doanh sản phẩm du lịch hay không?” thì 50% trả lời “Không đủ điều kiện” và 40% trả lời “ Sẽ kinh doanh”, như vậy người dân địa phương ở đây rất mong muốn sự xuất hiện của một khu du lịch trên quê hương mình, từ đó có thể tạo thêm thu nhập trong gia đình, nhưng cũng có một phần là không có điều kiện dù có dự định do đó khi xây dựng mô hình hoạt động mới tại đây cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân kinh doanh sản phẩm địa phương. Một mặt tăng thu nhập gia đình, một mặt duy trì nét văn hoá riêng của địa phương. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 67 - Nếu địa phương có KDLST thì họ sẽ sẵn sàng tham gia du lịch, chưa có ý định sẽ đi DLST tại địa phương khác. - Ý thức về bảo vệ môi trường của dân cư nơi này chưa cao lắm do còn thải rác xuống sông và lân cận nơi sinh hoạt. - Chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. - Dân ở đây chủ yếu làm nông và buôn bán nên vẫn chưa nghĩ nhiều tới việc đi du lịch. Du lịch vẫn còn xa lạ trong cuộc sống của người dân địa phương.  Qua đánh giá và thống kê về số phiếu điều tra khách du lịch cho thấy: - Du khách đang có mặt tại cụm du lịch đến đây vì yêu thích cảnh quan thiên nhiên và môi trường KDL này. - Họ hài lòng về cảnh quan có sẵn và yêu cầu được có thêm nhiều cảnh quan khác tương tự và phát triển du lịch quy mô hơn. - Giá cả trong KDL này vừa phải và thích hợp không đắt đỏ. Những người đến đây yêu thích du lịch dưới nhiều hình thức, mong muốn du lịch tới những nơi đẹp. - Điều họ không hài lòng là về chất lượng dịch vụ còn yếu, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu. + Câu 1 hỏi về các loại hình du lịch mà du khách yêu thích thì có tới 63 % khẳng định thích loại hìnhh du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, trong khi đó chỉ có 2% yêu thích du lịch thể thao. Như vậy nhu cầu được lui tới các khu DLST của du khách là rất lớn. 3.4.2. Đề xuất chương trình hoạt động Việc mở rộng quy hoạch cụm du lịch ông Kèo là một điều cần thiết mang đến những tác động tích cực cho nền kinh tế và văn hoá xã hội của địa phương. Đồng thời phát triển được lượng du khách từ nhiều nơi đến và chính người dân trong vùng cũng có thể đến KDL này để nghỉ mát cuối tuần, thưởng thức cảnh đẹp của chính quê hương mình. Từ những nhu cầu bức thiết này, việc quy hoạch Cụm du lịch Ông Kèo trở thành một Cụm du lịch sinh thái trên cơ sở liên kết các khu du lịch riêng lẻ sẵn có thành Cụm du lịch sinh thái với tầm vóc lớn hơn tốt đẹp hơn là điều hoàn toàn cấp thiết. Qua khảo sát thực tế cụm du lịch cùng với việc lập phiếu điều tra cho du khách, ngoài ra còn dựa theo một số chương trình tham khảo từ các khu du lịch ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 68 trong tỉnh, và một số chương trình khác, xin đề xuất chương trình DLST chung cho cụm du lịch Ông Kèo là: Bảo tồn thiên nhiên kết hợp nghỉ dưỡng và nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường. Yếu tố chính phục vụ du khách là khi du khách đến đây vừa được tận hưởng các tiện nghi từ cuộc sống, vừa hòa mình vào môi trường thiên nhiên sinh thái có sẵn mà không bị ảnh hưởng gì từ việc kết cấu xây dựng làm mất đi tính tự nhiên thiên nhiên. Bên cạnh đó còn có thêm tầm hiểu biết về môi trường, về lòng yêu thiên nhiên và khả năng bảo vệ môi trường của mỗi thành viên trong đoàn hay từng thành viên riêng lẻ. Hình 12: Chương trình hoạt động cho KDLST  Chương trình 1 : Thu hút nguồn tài chính Chương trình 1 được thực hiện bởi các khu sau:  Khu quản lý  Khu thực hiện tuyên truyền quảng bá - Thu hút nguồn tài chính từ cơ quan chính quyền, các tổ chức bảo vệ môi trường trong nước, đầu tư của các doanh nghiệp . Để thực hiện được điều này, cần cho cho các nhà đầu tư cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn sẵn có của địa phương. Thực hiện: tổ chức buổi gặp gỡ, mời các chuyên gia, nhà đầu tư bàn luận và đầu tư vào xây dựng KDLST Ông Kèo. CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH 1 Thu hút nguồn tài chính CHƯƠNG TRÌNH 2 Bảo tồn tài nguyên môi trường và nhân văn CHƯƠNG TRÌNH 3 Thu hút khách du lịch CHƯƠNG TRÌNH 4 Giáo dục môi trường ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 69 - Với nguồn tài chính KDL có được. KDL không ngừng xây dựng những chương trình hoạt động mới, tạo hiệu quả về mặt kinh tế, cảnh quan môi trường. KDL tạo được sự thu hút, không gây nhàm chán đối với du khách.  Chương trình 2 : Bảo tồn tài nguyên môi trường và nhân văn Chương trình 2 được thực hiện bởi các khu sau:  Nhà bảo tàng  Khu bảo tồn cây trồng lâu năm  Khu vườn cây ăn trái  Thảm cỏ - Xây dựng cơ sở hạ tầng (phủ xanh toàn bộ khu du lịch, hạn chế xây dựng các công trình nhân tạo, đường mòn…) - Xây dựng các công trình bên trong KDL theo lối kiến trúc xưa, mang nét đặc trưng của địa phương. Sưu tầm các hiện vật lịch sử trong tỉnh Đồng Nai, xây đựng nhà bảo tàng bên trong KDL. - Kêu gọi các chuyên gia môi trường nhằm thực hiện công tác bảo vệ môi trường, loại trừ các yếu tố dẫn đến suy thoái và tác động cảnh quan thiên nhiên, trực tiếp kiểm soát quá trình phục hồi, xây dựng và nâng cấp hệ sinh thái thảm thực vật. - Bao lại vùng quy hoạch, cung cấp cây con, cây giống, chăm bón các cây trồng lâu năm. - Kiểm tra theo định kỳ nước sông tại khu vực này để có biện pháp ngăn chặn nếu hiện tượng ô nhiễm xảy ra (thay đổi dòng chảy, mở cống ông Kèo, vớt rác, rong…).  Chương trình 3 : Thu hút khách du lịch Chương trình 3 được thực hiện bởi các khu sau:  Khu vui chơi giải trí  Khu tắm sông, trò chơi nước  Khu cắm trại  Khu nghỉ dưỡng  Khu sân khấu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 70  Khu ẩm thực, nhà hàng - Xây dựng các khu vui chơi dành cho trẻ em, khu nghỉ dưỡng – sinh hoạt dành cho khách du lịch đi theo nhóm, tập thể. - Xây dựng nhà hàng phục vụ du khách các món ăn của địa phương, đồng thời kết hợp các món ăn khắp nơi trong và ngoài nước nhằm không gây nhàm chán. - Tổ chức các chương trình ca nhạc, trò chơi dân gian, trò chơi vui nhộn dựa trên lợi thế về sông nước. - Tạo nét đặc sắc cho hệ sinh thái tự nhiên nơi đây, thu hút sức tham quan của du khách. - Nâng cao trình độ phục vụ của nhân viên. Bên cạnh đó, nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với du khách, truyền đạt tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên để du khách có thiện cảm với môi trường từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. - Sử dụng nhãn sinh thái cho KDL vừa nhằm mục đích quảng bá KDL vừa mục đích xây dựng ý thức môi trường cho du khách từ những hình ảnh gần gũi nhất ( nhãn sinh thái sẽ in trên vé vào cổng, vé tham gia trò chơi, trên chén đũa sử dụng trong nhà hàng……).  Chương trình 4 : Giáo dục môi trường Chương trình 4 được thực hiện bởi các khu sau:  Khu quản lý.  Khu thực hiện tuyên truyền quảng bá.  Đội ngũ nhân viên đã qua lớp đào tạo môi trường. - Thực hiện các chiến dịch quét dọn lòng lề đường, khai thông cống rãnh. Các hoạt động này do KDL tổ chưcù cho nhân viên trong KDL thực hiện và kêu gọi sự tham gia của quần chúng nhân dân. - Tổ chức các buổi hướng dẫn người dân địa phương vệ sinh nhà cửa, đổ rác đúng nơi quy định, tránh chặt phá cây xanh. Trong buổi giao lưu sẽ tổ chức các trò chơi mang tính giáo dục ý thức động đồng, phát những tờ bướm nội dung về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên để người tham gia nắm bắt ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 71 được nội dung của chương trình. Đồng thời các tờ bướm này sẽ được chuyển tay đến những người không có điều kiện tham gia buổi họp. - Hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình lân cận KDL có ý định kinh doanh các mặt hàng địa phương, phục vụ khách du lịch. - Đài phát thanh của huyện sẽ được sử dụng để tuyên truyền, kêu gọi người dân có trách nhiệm với môi trường. Hoạt động này sẽ do một chuyên viên môi trường trong KDL thực hiện vào cuối giờ chiều mỗi ngày. - Bố trí hệ thống băng rôn trên các hệ thống đường chính của hyện. Các băng rôn này có nền xanh và thể hiện nội dung bằng hình ảnh, người điều khiển xe khi đi qua cũng nắm được nội dung tuyên truyền ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. - Phát tặng các hộ gia đình thùng rác sử dụng trong nhà, nhằm kêu gọi mọi người không vứt rác bừa bãi. Các thùng rác được phát cho người dân có in nhãn sinh thái. 3.4.3. Quy hoạch các phân khu chức năng Để có thể quy hoạch được CDL thành khu DLST trước hết chủ tư nhân đang hoạt động kinh doanh du lịch riêng lẻ phải nhượng quyền sử dụng đất và quyền quản lý khu vực cho Sở Thương Mại Du lịch tỉnh, trên cơ sở đó tỉnh sẽ có các hướng đầu tư cho nơi này bằng chính ngân sách của tỉnh hay kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân để nhằm bảo tồn và duy trì một khu vực mang đầy nét sinh thái thiên nhiên trong vùng do tỉnh quản lý. Do đó về mặt các cơ quan chuyên ngành cần hổ trợ, khuyến khích những hộ bỏ vốn đầu tư phát triển loại hình kinh doanh trên thông qua các cơ chế chính sách của nhà nước mang tính ưu đãi để khuyến khích. Mặt khác cần tranh thủ sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành của tỉnh, để từng bước đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn đi vào nề nếp, đảm bảo các điểm hoạt động kinh doanh trên tuân thủ đúng những qui định và pháp luật hiện hành, kinh doanh đúng ngành nghề mà họ đăng ký nhằm tránh gây thất thu cho ngân sách và có thể phát sinh những vấn đề phức tạp khác gây khó khăn trong việc quản lý của nhà nước. Phát triển du lịch góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực từ nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ, gắn liền nâng cao đời sống văn hóa và vật chất ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 72 cho nhân dân trong huyện, giữ gìn bản sắc văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái bền vững. Các khu du lịch tại cụm du lịch Ông Kèo có diện tích hiện tại là: - Tam Giác Vàng : 1,9 ha - Sư Tử Vàng : 1,3 ha - Hương Đồng : 2 ha - Đảo Hoa Gió:1,2 ha - Bằng Lăng Tím : 2,5 ha - Bò Cạp Vàng : 6ha Với quy hoạch mở rộng, Cụm Du Lịch sẽ mở rộng ra thành 15 ha, liên kết các chủ tư nhân dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước. Dựa theo các đặt điểm sẵn có, có thể phân khu Cụm Du Lịch như sau : - Khu vui chơi giải trí - Khu tắm sông, trò chơi nước - Khu cắm trại - Sân khấu - Khu nghỉ dưỡng - Khu ẩm thực, nhà hàng - Khu vườn cây ăn trái - Khu nhà điều hành quản lý, Xử lý chất thải, rác thải … Tiêu chí hàng đầu trong khu du lịch này là đưa du khách hoà mình vào thiên nhiên và chất lượng phục vụ. Ngoài những gì sau quy hoạch khu du lịch có được, phải tuyệt đối tránh đưa du khách va chạm đến những nhầm lẫn hoăc khó chịu trong quá trình du lịch. Một trong những giải pháp cho vấn đề này chính là sự xuất hiện của các bảng biểu hướng dẫn rõ ràng trong toàn khu, một bản đồ thật lớn về toàn cảnh Khu du lịch gần ngay cổng chào, và theo đó từng phân khu sẽ có rất nhiều bản biểu và hướng dẫn rõ ràng cũng như lối đi hay vị trí nơi cần tìm, các trụ điện thoại công cộng liên lạc nội bộ khu vực và hệ thống nhà vệ sinh chung trong từng phân khu, hệ thống thùng rác …. Tất cả đều cần phải được thiết kế và lắp đặt sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho du khách. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 73 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 74 Hình 13: KDLST sau khi thực hiện chương trình hoạt động ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 75  Khu đón khách _vui chơi giải trí o Khu vui chơi giải trí cho trẻ em, người lớn o Khu trò chơi dành cho trẻ em o Khu trò chơi dân gian o Khu tắm sông, trò chơi nước  Khu ven sông o Nhà chòi nghỉ dưỡng o Câu cá o Các sinh hoạt tập thể , ăn uống, ca hát  Khu cắm trại o Dựng lều o Đốt lửa trại o Sinh hoạt ngoài trời  Sân khấu o Tổ chức các lễ hội o Chương trình âm nhạc vào ngày nghỉ lễ  Khu nghỉ dưỡng o Nhà hàng, khách sạn o Khu y tế  Khu ẩm thực, nhà hàng o Món ăn dân gian o Món ăn Châu Âu  Khu bảo tồn thực vật _ vườn cây ăn trái o Giữ nguyên hệ thực vật cũ o Thêm vào những giống mới  Khu nhà điều hành quản lý, Xử lý chất thải, rác thải … o Nhà máy xử lý nước thải o Bãi chứa rác và bãi xe vận chuyển rác. o Hệ thống phòng quản lý điều hành kỹ thuật của toàn bộ khu du lịch. o Nhà kho chứa hàng hóa. o Bãi giữ xe cho du khách. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 76 3.4.4. Phương thức hoạt động cho từng phân khu 3.4.4.1. Khu ven sông Hoạt động chính tại phân khu này là giúp du khách tận hưởng những vẻ đẹp thiên nhiên. - Đi dạo quanh sông. - Trò chơi trượt nước. - Chèo thuyền. - Câu cá giải trí. - Nghỉ mát tại nhà chòi ven sông, ăn uống, sinh hoạt tập thể. 3.4.4.2. Bảo tồn thực vật - Tham quan toàn bộ cụm du lịch bằng xe điện, theo từng khu vực trồng từng loại cây khác nhau. - Dạo chơi trong vườn hoa . - Tìm hiểu về hoạt động sống và sinh trưởng của thực vật trong khu. - Tìm hiểu về các giống cây có ích cho con người. - Tổ chức các hoạt động trò chơi, các cuộc thi tranh giải hiểu biết về thực vật cho các đoàn du khách học sinh sinh viên. - Hoạt động hội trại giữa thung lũng cho các đoàn du khách là thanh niên. 3.4.4.3. Phục vụ du khách - Nhà hàng phục vụ các món ăn đủ yêu cầu của khách và đặc biệt là những món ăn địa phương. - Khách sạn nhiều hạng có sức chứa 600 khách, đầy đủ tiện nghi. - Nhà sàn quanh bờ hồ phục vụ cho những ai yêu thích cảnh hồ buổi sớm tinh mơ. - Nhà sảnh đón khách là nơi tiếp nhận khách và đặt chỗ cho khách trong KDL. - Khu vui chơi cho trẻ em như đu quay, tàu lượn, cầu tuột, xúch đu, trò chơi điện tử… - Khu vui chơi cho người lớn như quán bar, vũ trường, cà phê, sân tennis, hồ bơi. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 77 3.4.4.4. Vườn cây ăn trái - Du khách sẽ tham gia hoạt động hái trái cây tự túc hoặc thưởng thức trái cây do những người phụ trách đảm nhận. Trái cây ở đây gồm nhiều loại phù hợp với khí hậu nhiệt đới và chủ yếu là cây trái địa phương. - Câu cá và nấu nướng tại chỗ cũng được tổ chức ở đây. 3.4.4.5. Khu xử lý ô nhiễm môi trường - Hoạt động chính là thu gom rác thải từ khắp nơi trong KDL. - Thu gom nước thải theo hệ thống ống cống ngầm dưới đất. - Bãi chứa rác hoạt động về đêm, có những xe chở rác chuyên dụng. - Nhà kho chứa hàng hóa phục vụ hoạt động trong KDL. - Bãi giữ xe chiếm diện tích khá lớn giữ xe cho du khách. - Bộ phận nhà quản lý kỹ thuật về điện nước, các yêu cầu kỹ thuật khác và về môi trường trong KDL. Đây cũng là nơi điều phối nhân viên vệ sinh trong toàn KDL. Hoạt động quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường tại cụm du lịch  Cụm du lịch hoạt động trên nguyên tắc giữ gìn và bảo vệ môi trường là chính.  Hệ thống nhà vệ sinh công cộng được xây dựng tại những khu vực không có Nhà hàng, khách sạn để tránh gây bối rối cho du khách và chính nhân viên của KDL vì diện tích toàn khu khá rộng.  Hoạt động giáo dục môi trường, không thải rác bừa bãi, không dẫm đạp lên hoa cỏ, không bẻ cành cây… luôn được đề cập trong các bảng biểu và băng rôn treo những nơi gây chú ý cho du khách.  KDL luôn có những bảng hướng dẫn chỉ đường và giúp đỡ cũng như các buồn điện thoại công cộng cần thiết cho du khách liên hệ với Ban quản lý trong các trường hợp cần thiết.  Duy trì chế độ chăm sóc cho cơ sở hạ tầng xây dựng và bảo tồn hệ thực vật theo tiêu chuẩn của quốc gia, có sự tham gia của các chuyên gia về các lĩnh vực chuyên biệt.  Về rác thải Công nhân vệ sinh liên tục thu gom rác trong và ngoài thùng rác mang về bãi chứa rác. Rác thải sẽ không xử lý trong KDL mà được vận chuyển ra bãi rác theo ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 78 tuyến đường riêng và vào giờ riêng. Đặt ra những bảng biểu quy định Du khách không được mang thực phẩm thức ăn từ khu vực nhà hàng vào các khu vực khác trong KDL để hạn chế tối đa việc thải bỏ rác bừa bãi.  Để thực hiện nguyên tắc trên, hoạt động du lịch cần phải áp dụng tiêu chí 3R (Reuse, Reduce, Recycle) của phát triển bền vững: - Quản lý tốt để đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm nhất tài nguyên, có giải pháp nhằm giám sát và ngăn chặn việc tiêu thụ quá mức tài nguyên của khách hàng. - Khuyến khích sử dụng công nghệ mới nhằm giảm mức tiêu thụ tài nguyên và hạn chế chất thải. - Ở những nơi không thể giảm bớt lượng rác thải thì khuyến khích việc tái sử dụng rác thải nhằm phục vụ lợi ích của ngành du lịch và cộng đồng địa phương. Điều này sẽ làm giảm sức ép đối với việc sử dụng tài nguyên cũng như tác động đến môi trường. - Có trách nhiệm phục hồi đối với những tổn thất về tài nguyên và môi trường. - Phát triển trên cơ sở quy hoạch và tuân thủ các quy định nhằm hạn chế chất thải ra môi trường.  Nhưng bên cạnh đó cũng cần áp dụng thêm một số biện pháp sau: - Kiểm kê chất thải trong khu du lịch, xem xét chi phí thu gom, lượng thải hàng năm, tuỳ theo kiểu loại các chất thải độc hại cần phải xử lý riêng. - Tìm cách giảm phát xả riêng cho từng loại: giảm lượng sử dụng, tăng cường tái sử dụng, tái chế, xử lý rác hợp vệ sinh. - Bố trí các sọt rác một cách thẩm mỹ dọc theo tuyến đường đi của du khách. - Không đặt sọt rác nằm phía trong những bãi cỏ công viên khu trung tâm để tránh không cho du khách bước vào dẫm lên thảm cỏ. - Hạn chế tối đa thức ăn và vật dụng của du khách mang vào từ bên ngoài bằng cách ban quản lý nên điều chỉnh giá cả bên trong khu du lịch hợp lý. - Bố trí đội ngũ thu gom rác ngay cả nhà dân, giáo dục người dân nơi đây ý thức không được đổ rác xuống biển, rạch… - Xây dựng một chương trình hành động “ít xả thải”, “cái gì mang vào sẽ được mang ra”. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 79 Hình 14: Sơ đồ thu gom và xử lý rác Rác thải được nhận từ các thùng chứa rác dọc khu du lịch, bằng xe kéo vận chuyển rác đến bãi xử lý của khu du lịch này, khu này có trách nhiệm phân loại, loại rác không tái sử dụng được thì xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp và phần rác nào khó xử lý thì chuyển về thành phố xử lý còn loại rác nào có thể tái sử dụng được thì khu du lịch sẽ sử dụng nó vào nhiều mục đích khác.  Về nước thải Phân khu nhà hàng khách sạn phải có đường ống dẫn nước thải đến nhà máy xử lý nước thải, trong này sẽ thiết kế dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt theo đúng tiêu chuẩn. Nước thải sau xử lý dùng các công nghệ tiên tiến của nước ngoài để làm sạch và cấp sử dụng cho việc tưới cây trong KDL. Hệ thống nước tưới với vòi phun tự động sẽ được lắp đặt bên dưới đất để tiện việc tưới cho thực vật khắp nơi trong KDL, hạn chế sức người trong việc tưới cây. Điều này tiết kiệm một khoảng chi phí đáng kể mà cây cối được tưới đều đặn, người công nhân chỉ cần bón phân khi cần thiết đối với những giống cây cần phân bón. Rác Xe chuyên chở Phân loại Bãi xử lý Sử dụng vào mục đích khác Tái sử dụng Không tái sử dụng được Đốt Bãi rác Thành phố ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 80  Về tiếng ồn Trong KDLST này sau khi xe của du khách đậu vào bãi xe thì không còn tiếng động cơ ngoại trừ hệ thống máy phát điện và máy bơm xử lý nước thải. Trong KDL không sử dụng xe máy, mọi di chuyển bằng đi bộ, xe đạp và xe điện cho du khách, đối với nhân viên trong KDL thì sử dụng xe đạp để di chuyển. Do khu du lịch nằm cách xa đường giao thông nên đảm bảo yên tĩnh, các xe vận chuyển hàng hoá mang vào KDL sẽ đi theo con đường riêng dành cho các xe chuyên dụng để vận chuyển rác thải. Các xe vận chuyển hàng hoá sẽ hoạt động trong ngày. Còn các xe chở rác hoạt động về đêm.  Về năng lượng Với các khu nhà sàn quanh sông không sử dụng hệ thống máy lạnh hay quạt máy vì nhiệt độ ở đây thấp, rất mát mẻ và dễ chịu. Một số phòng hạng sang trong Khu Nhà hàng Khách sạn thì sử dụng máy lạnh để đáp ứng những du khách khó tính. Tuy nhiên trong Nhà hàng và Khách sạn sẽ bố trí thiết kế hệ thống thông gió tốt nhất để hạn chế việc sử dụng máy lạnh. Điều này sẽ làm giảm thiểu môi trường bị ô nhiễm, bảo đảm cho du khách luôn luôn được hít thở không khí trong lành. Hạn chế được việc sử dụng năng lượng không cần thiết. Tuy nhiên hệ thống máy phát điện vẫn phải bảo đảm phục vụ. 3.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PTBV CỦA KDL SAU KHI ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG DLST Để phát triển KDLST một cách bền vững mà vẫn giữ được cảnh quan môi trường, quá trình hoạt động của khu du lịch luôn tuân thủ bốn yếu tố sau một cách cụ thể theo từng trường hợp. 3.5.1. Về sinh thái môi trường đặc thù KDLST Ông Kèo đại diện cho một loại hình du lịch sinh thài đặc thù với sông nước là đặc trưng nhất của nơi đây. Nghỉ dưỡng kết hợp với tìm hiểu văn hoá lịch sử đặc trưng của vùng đất Đồng Nai là vùng đất cổ với nhiều di tích lịch sử, có truyền thống văn hóa dân gian phong phú, có nhiều tài nguyên du lịch xã hội nhân văn và sinh thái tự nhiên đa dạng, ngoài ra vẫn có thể tận hưởng những tiện nghi tốt nhất từ cuộc sống hiện đại. 3.5.2. Về thẩm mỹ sinh thái ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 81 Thiên nhiên vô cùng tươi đẹp và quý giá và đặc điểm hay nhất của thiên nhiên là có khả năng tự phục hồi trong mức tác động cho phép của con người. Con người tác động ở đây không chỉ có du khách mà tất cả những ai hoạt động trong đây đều làm ảnh hưởng tới thiên nhiên. Ngoài ra những công trình xây dựng trong quá trình hoàn thành KDL như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật… cũng gây ra nhiều tác động vô cùng có hại cho môi trường nơi đây. Diện tích sử dụng toàn bộ là 15ha, KDLST thật sự là một nơi có sức chứa lớn nhưng phải có chế độ điều chỉnh du khách, chế độ điều tiết khi du khách đăng ký đến du lịch nghĩ dưỡng và tham quan tại đây. Nếu không có biện pháp quản lý số du khách trong một ngày thì việc du khách quá tải sẽ gây hại nhiều đến môi trường, đến tất cả các hệ sinh thái trong từng phân khu và toàn bộ KDLST. Một biện pháp khác kích thích du khách không quá ồ ạt trong những dịp nhất định như lễ tết, đó là mở ra các chương trình khuyến mãi về chi phí trong DL cho các ngày trong tuần để hạn chế khách đăng ký quá nhiều trong ngày cuối tuần. Một môi trường trong lành khi và chỉ khi mọi người trong khu vực có đủ không khí tươi mát để hít thở. Liên tục xây dựng các chương trình giáo dục môi trường cho nhân viên , quản lý trong KDL bên cạnh những chương trình dành riêng cho du khách .Đào tạo những đội ngũ hướng dẫn viên du lịch hoà đồng vui vẻ với du khách đồng thời có kiến thức am hiểu về môi trừơng để hướng dẫn du khách đến việc nói “Có”với bảo vệ môi trường, nói “Không” với những hành động gây hại môi trường như phóng uế bừa bãi, xả rác không đúng nơi quy định. Các hướng dẫn viên là những người rất quan trọng vì họ là người theo sát du khách, hướng dẫn nhiệt tình về mọi thứ trong KDL, chính họ có thể tổ chức các chương trình dạo chơi tham quan và học hỏi cho những du khách yêu cầu. Có những loại hình phạt thích đáng với bất cứ du khách nào vi phạm nội quy KDL đã đưa ra trên mỗi biển thông báo, băng rôn và bảng hướng dẫn. Luôn mời những chuyên gia về môi trường hàng đầu đến tư vấn và giải quyết những hành động có liên quan đến môi trường và xử lý chất thải nhằm giữ cho môi trường nơi này luôn trong xanh nhất. Tuyển đội ngũ nhân viên chuyên về quét dọn và vệ sinh trong từng phân khu riêng lẻ, họ sẽ chịu trách nhiệm vệ sinh môi trường trong mỗi phân khu của mình. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 82 3.5.3. Về kinh tế Để bảo vệ và phát triển tốt KDL thì trước hết phải có khoảng kinh phí lớn đầu tư, sau khi đưa vào hoạt động buộc yếu tố kinh tế phải luôn dồi dào để có thể duy trì tốt những yếu tố còn lại. KDL hoạt động tốt có nghĩa là kinh tế phát triển đầy đủ và nền kinh tế của địa phương cũng được phát triển theo từng bước thông qua việc nộp ngân sách và cải thiện đời sống người dân địa phương như mua hàng hoá của họ để sử dụng trong KDL, hay tìm những đặc sản địa phương phục vụ cho du lịch, đào tạo nhân lực của chính địa phương mang nghề nghiệp ổn định và thích hợp cho một số người dân … Điều này ngoài sự cố gắng của Đội ngũ quản lý KDL mà còn có sự hợp tác thiện chí của chính quyền địa phương, tạo ra những điều kiện tốt nhất nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan, vừa mang kinh tế về cho địa phương, vừa giới thiệu được bản sắc văn hoá vùng cho du khách. Việc này được đánh giá là tầm quan trọng không thể thiếu trong phát triển du lịch. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 83 3.5.4. Về xã hội Việc phát triển DLST phải gắn liền với việc nâng cao nhận thức xã hội của tất cả mọi người có liên quan. Du lịch là môi trường giúp con người giao lưu văn hoá, đóng góp văn hoá. Bên cạnh việc bổ sung văn hoá nhiều nơi khác thì việc củng cố làm đẹp thêm văn hoá địa phương của chính mình là điều rất nên làm. Địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào thì cần phải khai thác để làm đẹp quê hương mình hơn, điều này trông cậy vào khả năng sáng tạo phát huy từ cái cũ và tiếp thu nhìn nhận cái mới theo hướng tích cực, từ đó sẽ có nhiều địa phương đẹp hơn trong mắt người du khách. Đào tạo đội ngũ nhân viên và quản lý có tâm huyến với công việc, có nhiệt tình với du khách và có đầy đủ kiến thức để bảo vệ môi trường cũng như để truyền bá lòng yêu thiên nhiên cho mọi người. Thực hiện quảng bá hình ảnh KDL trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng bằng nhiều cách khách nhau nhưng với mục đích là giơí thiệu và mời gọi mọi người đến tham quan dù chỉ một lần để thấy được Việt Nam ta còn nhiều nét đẹp chưa khai phá. Nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tính tiện nghi của hàng hoá trên mọi phương diện bên cạnh tài nguyên cảnh quan đã khai thác. Trong chiến lược phát triển du lịch thì giá cả vả dịch vụ chiếm một phần rất lớn trong công cuộc quyết định tính thu hút du khách của KDL. 3.6. TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUY HOẠCH CHO CỤM DL ÔNG KÈO 3.6.1. Tính khả thi Về mặt quy hoạch và kiến trúc cho KDLST này là hoàn toàn khả thi dựa trên tất cả những điều kiện nêu ra, đây là yếu tố đầy đủ để đáp ứng cho việc hình thành nên KDLST này nếu được đầu tư kinh phí và tính toán chính xác. 3.6.2. Hiệu quả áp dụng mô hình 3.6.2.1. Hiệu quả về kinh tế Phát triển du lịch cho địa phương nhờ vào lượng du khách đến thị xã hàng ngày. Nhu cầu tiêu dùng của nhiều loại hàng hoá nâng cao, thúc đẩy sự tăng trưởng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 84 kinh tế địa phương để có thể theo kịp đà phát triển của du lịch. nhiều loại hình phát triển kinh tế khác ra đời để phục vụ cho du lịch như giặt ủi, mua bán các loại hàng hoá sử dụng trong nhà hàng khách sạn… Môi trường địa phương sẽ ngày càng tươi đẹp, không phải tốn nhiều khoảng chi phí cho những việc xử lý ô nhiễm môi trường, chính quyền có thể sử dụng khoảng lợi ích đó nhằm phát triển các mặt khác của kinh tế địa phương. 3.6.2.2. Hiệu quả về xã hội Thúc đẩy văn hoá địa phương, phong trào đi tham quan, quan sát và yêu mến chính quê hương đất nước của mình cho người dân. Tăng cường sự giao lưu và truyền bá văn hoá giữa các nước (đới với du khách nước ngoài ) và trong nước đối với du khách trong và ngoài tỉnh. Tiếp nhận nhiều ý kiến đóng góp để phát triển KDLST hơn nhưng vẫn giữ nét nguyên thuỷ đặc trưng sinh thái của vùng. Tăng lao động trong địa phương, hạn chế tệ nạn xã hội. Đóng góp nhiều cho các hoạt động có ích cho xã hội khác như trẻ mồ côi, viện dưỡng lão, học bổng học sinh nghèo hiếu học, trợ cấp xoá đói giảm nghèo… 3.6.2.3. Hiệu quả về môi trường Giúp môi trường của địa phương ngày càng trong sạch. Bảo vệ những tài nguyên có sẵn trong vùng và làm cho chúng tốt đẹp hơn. Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên , quê hương cho người dân địa phương, cho nhân viên làm việc trong KDL và nhiều nhất là cho du khách những người đến với nơi này để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoài cổ. Với những chương trình giáo dục môi trường và bảo vệ thiên nhiên trong KDLST này sẽ làm cho người dân lẫn du khách sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của sự trong xanh của thiên nhiên, từ đó sẽ nảy sinh ý thức và quyết tâm bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống và làm việc. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 85 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 4.3. KẾT LUẬN Về tiềm năng Theo những nghiên cứu trong ĐATN đã nêu ra thì KDL hiện tại đã mang rất nhiều tiềm năng để phát triển thành một KDLST thật sự. Với những tiềm năng đó, kết hợp với những sự đầu tư có mục đích thì KDLST sẽ phát triển mạnh. Địa hình và vị trí địa lý của KDL này rất thích hợp cho việc hình thành nên một KDLST có quy mô lớn. Về tài nguyên Tài nguyên du lịch dồi dào nhưng sau quy hoạch cần phải sử dụng hợp lý và hiệu quả. Tài nguyên thực vật cũng như đất, nước, khí hậu, môi trường và cảnh quan … nơi đây rất tốt. Ngoài việc khai thác để tôn tạo KDL thì việc bảo tồn và quan tâm chăm sóc cho tài nguyên là điều không thể thiếu trước, trong và sau quá trình quy hoạch cụm du lịch thành KDLST. Bên cạnh việc dựa vào tài nguyên thiên nhiên để tạo ra KDL cho địa phương, thì một ảnh hưởng tốt khác về môi trường mà hoạt động này đem lại là mang đến danh tiếng du lịch cho tỉnh Đồng Nai. Cụm du lịch thật sự là một nền tảng tốt cho việc phát triển và quy hoạch KDLSTBV cho vùng. Hai yếu tố cần và đủ cho kết quả này chính là Nhân Văn và Thiên nhiên. nơi đây đều đáp ứng đủ. Chỉ cần có thêm sự kết hợp hoàn chỉnh về kinh tế, xây dựng và quản lý từ các nhà chức trách, tỉnh Đồng Nai sẽ được tô điểm ngày phát triển vững mạnh hơn . Về kết quả đạt được sau khi thực hiện chương trình hoạt động DLST Về bảo vệ môi trường: tạo mối quan hệ gắn bó hơn giữa con người với thiên nhiên. Giáo dục nhận thức, nâng cao ý thức của người dân cũng như khách du lịch đến KDLST về tầm quan trọng của tài nguyên tự nhiên. Về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội: thoả mãn đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của người dân trong và ngoài tỉnh. Góp phần nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân địa phương, cộng đồng về việc phát huy, giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hoá truyền thống. Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. 4.4. KIẾN NGHỊ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN Trang 86 Hiện nay ngành du lịch ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung đang rất được quan tâm, du lịch bền vững càng được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, có một số kiến nghị như sau để phát triển nhiều khu du lịch thành khu DLBV: Đánh thức sự quan tâm của các nhà tổ chức, lãnh đạo cấp cao về tình hình du lịch, nhất là DLST. Tranh thủ sự chú ý của chính quyền để phát triển Quy hoạch DLST cho vùng. Trong quá trình xây dựng khai thác vẫn phải tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá truyền thống của địa phương. Giáo dục môi trường sống cho nhân dân. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tham gia vào hoạt động du lịch mọi nơi cho nhân dân. Bảo đảm an ninh khu vực và an toàn du lịch tối đa cho du khách. Ngoài ra nếu có điều kiện và cơ hội thì cần phát triển xây dựng thêm nhiều KDLST và khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động du lịch này. Xây dựng phát triển KDL phải đảm bảo ba yếu tố MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ và VĂN HOÁ XÃ HỘI phát triển đồng đều với nhau. Hình 15: PTBV cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_hoan_chinh_6088.pdf
Luận văn liên quan