Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” của học sinh lớp 10 THPT

MỤC LỤC Trang PHẦN I : Mở ĐẦU .1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Mục đích của đề tài. . 1 3. Đối tượng nghiên cứu . 2 4. Giả thuyết khoa học . . 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Bố cục của khóa luận 2 PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH. GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG .3 1.Cơ sở lí luận về công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học 3 2.Mục tiêu dạy học . .9 3.Phương pháp và kỹ thuật TNKQNLC . . 11 4. Cách trình bày và cách chấm điểm một bai TNKQNLC .15 5. Phân tích câu hỏi . . 17 6. Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . .25 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG: “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10 THPT (NÂNG CAO) . . 26 1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT (nâng cao) . . 26 2. Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học 27 3. Các sai lầm phổ biến của học sinh .30 4. Xây dựng hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Các đinh luật bảo toàn” Vật lý 10 THPT (nâng cao) .31 5 Bảng trọng số 43 6. Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn chương các định luật bảo toàn. Đáp án và hướng dẫn . .43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 73 KẾT LUẬN . . .74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .76 MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Trên thế giới hiện nay đang sử dụng khá đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mỗi hình thức có những ưu nhược điểm nhất định, nhưng tất nhiên không có phương pháp nào là hoàn mĩ cho mọi mục tiêu giáo dục. Trong ba năm trở lại đây, loại trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu thế phù hợp với ngành giáo dục nước ta như: Có thể dùng khảo sát kiến thức trên diện rộng một cách nhanh chóng khách quan, nó cho phép sử lý kết quả theo nhiều chiều với từng học sinh cũng như tổng thể cả lớp học hoặc một trường học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức sử dụng vào việc kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh ở trường phổ thông. Vậy có thể nói kiểm tra, đánh giá là một khâu có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá tốt sẽ phảm ánh đầy đủ việc dạy của thầy và việc học của trò, đồng thời giúp nhà quản lý giáo dục hoạch định được chiến lược trong quá trình quản lí và điều hành. Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ đó, qua thực tiễn giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THPT chúng tôi lựa chọn đề tài theo hướng: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn với mong muốn góp phần nghiên cứu nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Trong khuôn khổ giới hạn của một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá trình độ nắm vững một số kiến thức thuộc chương “Các định luật bảo toàn” của học sinh lớp 10 THPT (cơ bản)”. 2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu xây dựng một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (TNKQNLC) của chương “Các định luật bảo toàn” ở lớp 10 THPT góp phần cải tiến hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chương “Các định luật bảo toàn” ở lớp 10 THPT (cơ bản) thông qua hệ thống câu hỏi TNKQNLC. 4. Giả thuyết khoa học Nếu có một hệ thống câu hỏi được soạn thảo một cách khoa học theo phương pháp TNKQNLC phù hợp với mục tiêu dạy học nội dung chương “Các định luật bảo toàn” thì có thể đánh giá chính xác, khách quan chất lượng kiến thức của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Vật lý. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, đánh giá - Nghiên cứu lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQNLC - Nghiên cứu nội dung chương trình Vật lý 10 THPT nói chung và chương “Các định luật bảo toàn” nói riêng; trên cơ sở đó xác định được mức độ của mục tiêu nhận thức với từng đơn vị kiến thức mà học sinh cần đạt được. - Vận dụng cơ sở lý luận xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQNLC cho chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT (cơ bản). 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học - Các phương pháp hỗ trợ điều tra 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo khoá luận tốt nghiệp gồm 2 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông. Chương 2. Soạn thảo hệ thống câu hỏi TNKQNLC chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT.

doc82 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” của học sinh lớp 10 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt được va chạm mềm, va chạm đàn hồi và chuyển động bằng phản lực. 1. Áp dụng cách viết thứ hai của đinh luật II Newton để giải các bài tập có liên quan. 2. Áp dụng công thức tính động lượng và độ biến thiên động lượng để tình toán giá trị động lượng hoặc các giá trị khác trong mọi trường hợp theo yêu cầu bài toán. 3. Liên hệ các tính chất của hệ cô lập để xác đinh hệ cô lập và hệ không co lập. 4. Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải các bài toán về va chạm và bài toán chuyển động bằng phản lực. 5. Giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. Bài 24: công và công suất Mục tiêu cần đạt được Nhớ Hiểu Vận dụng 1. Phát biểu được định nghĩa công của một lực trong trường hợp tổng quát: khi lực không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức: - Đơn vị: Jun(J) với - Ngoài ra công A còn có các đơn vị khác là: kJ 2. Nhận biết ý nghĩa của công âm: Khi góc giữa hướng của lực và hứng chuyển dời là góc tù thì lực có tác dụng cản trở chuyển động và công do lực sinh ra được gọi là công cản hay công âm. 3. Thuộc lòng sự phụ thuộc của công vào giá trị của góc - Khi thì , khi đó A được gọi là công phát động. - Khi thì , khi đó A được gọi là công cản. - Khi thì , khi đó lực không sinh công. - Khi thì công A là công cản có giá trị lớn nhất. - Khi thì vật thực hiện công lớn nhất. 4. Phát biểu được định nghĩa công suất: Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. - Đơn vị: Jun/giây (J/s)hay Oát (w) với . Ngoài ra người ta còn dùng đơn vị: 5. Nhận biết ý nghĩa vật lý của công suất: Để so sánh khả năng thực hiện công của các máy móc khác nhau trong cùng một thời gian người ta dùng đại lượng công suất. 1. Công thức tính công là công thức tổng quát cho phép xác định công của lực tác dụng trong trường hợp phương của lực và đường đi không trùng nhau. 2. Phân biệt được công thức tính công trong các trường hợp: - Trường hợp khi lực cùng phương với đường đi thì công được tính - Trường hợp lực tác dụng lên vật là trọng lực thì công được tính với h là độ cao mà vật di chuyển. - Trường hợp lực tác dụng lên vật là lực đàn hồi thì công được tính với là độ dãn hoặc nén của vật. 3. Tóm tắt lại các đặc điểm cần nhớ trong công thức tính công: - Lực trong các công thức trên có độ lớn không đổi theo thời gian. - Giá của công phụ thuộc vào độ lớn của lực F, góc hợp bởi lực và phương ngang, quãng đường đi s. - Giá trị của công phụ thuộc vào hệ quy chiếu. - khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì công A chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của vật mà không phụ thuộc vào dạng đường đi. 4. So sánh công suất của các máy móc thiết bị, cho biết loại máy nào sử dụng có lợi hơn. 1.Vận dụng các công thức tính công và công thức tính công suất để giải các bài tập trong sách giáo khoa và các bài tập tương tự. 2. Xác định tính chất công trong các trường hợp. 3. Tính toán công suất của một máy thực hiện được một công trong thời gian là Bài 25: Động năng Mục tiêu cần đạt được Nhớ Hiểu Vận dụng 1. Trình bày khái niệm động năng: Động năng của một vật là dạng năng lượng có được do chuyển động. 2. Phát biểu định nghĩa động năng: Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng mà vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: Đơn vị: Jun (J) 3. Phát biểu định lý biến thiên động năng: Độ biến thiên động năng của vật bằng công lực do vật sinh ra trên quãng đường dịch chuyển: - Trường hợp vật đang đi chuyển dưới tác dụng của lực từ vị trí có động năng đến động năng có vị trí thì công do lực sinh ra được tính: - Hệ quả: + Khi vật tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng của vật tăng (tức là vật sinh công âm). + Khi vật tác dụng lên vật sinh công âm thì động năng của vật giảm ( tức là vật sinh công dương). 5. Nhận biết động năng của vật phụ thuộc các yếu tố: - Động năng của vật càng lớn khi khối lượng và vận tốc chuyển động của vật càng lớn. - Động năng của vật có tính tương đối, giá trị của nó phụ thuộc vào mốc để tính vận tốc. 1. Nhận biết các dạng khác nhau của năng lượng: mọi vật xung quanh đều mang năng lượng, khi một vật mang tương tác với vật khác thì giữa chúng có trao đổi năng lượng. Quá trình trao đổi năng lượng diễn ra dưới những dạng khác nhau: thực hiện công, truyền nhiệt, phát ra các tia mang năng lượng... 2. Chứng minh công thức tính động năng: Một vật khối lượng m chuyển động dưới tác dụng của một lực không đổi và vật đó chuyển động theo giá của lực . Giả sử trong khoảng thời gian xác định dưới tác dụng của lực vật đi được quãng đường s và có vận tốc biến thiên từ đến . - Vì lực không đổi nên gia tốc chuyển động của vật: không đổi (1), nghĩa là vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Với chuyển động này ta có công thức: Hay - Xét trường hợp vật bắt đầu từ trạng thái nghỉ () dưới tác dụng của lực đặt tới trạng thái có vận tốc ta có : - Vế trái biểu thị năng lượng mà vật thu được trong quá trình sinh công của lực được gọi là động năng. 3. Giải thích được các ví dụ về những vật có động năng sinh công: Khi một vật có động năng thì vật có thể tác dụng lực lên vật khác và sinh công. - Ví dụ: Viên đạn đang bay xuyên vào gỗ, dòng nước lũ đang chảy mạnh cuốn trôi cây cối, búa đang chuyển động đập vào đinh.... 1. Chứng minh được các vật có mang năng lượng, giải thích được sự tồn tại của các dạng năng lượng khác nhau trong các trường hợp khác nhau. 2. Tính toán được động năng của các vật trong những trường hợp đơn giản. 3.Vận dụng định lý biến thiên động năng để giải các bài tập trong sách giáo khoa và các dạng bài tập tương tự. 4. Sử dụng công thức tính động năng và độ biến thiên động năng để giải các bài toán về chuyển động của vật, tìm các đại lượng như khối lượng, vận tốc, lực tác dụng, công sinh ra ... theo yêu cầu của bài toán. Bài 26: Thế năng Mục tiêu cần đạt được Nhớ Hiểu Vận dụng 1. Trình bày khái niệm trọng trường: Mọi vật xung quanh trái đất đều chịu tác dụng của lực hấp dẫn do trái đất gây ra, lực này gọi là trọng lực. Ta nói rằng xung quanh trái đất tồn tại một trọng trường. - Biểu hiện của trọng trường là sự xuất hiện của trọng lực tác lên một vật khối lượng m đặt tại một vị trí bất kỳ trong khoảng thới gian nào đó có trọng trường. - Công thức trọng lực của một vật khối lượng m: với là gia tốc trọng trường. 2. Trình bày khái niệm trọng trường đều: trong khoảng không gian không quá rộng thì véctơ gia tốc trọng trường tại mọi điểm có phương song song, cùng chiều và cùng độ lớn. Ta nói không gian đó có trọng trường đều. 3. Phát biểu định nghĩa thế năng trọng trường: Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. - Thuộc lòng biểu thức tính thế năng trọng trường: khi một vật khối lượng m đặt ở độ cao z so với mặt đất (trong trọng trường của mặt đất) thì thế năng trọng trường của vật được định nghĩa bằng công thức.................... - Theo công thức trên thì thế năng ngay trên mặt đất bằng 0 (vì z=0) ta nói mặt đất được chọn làm mốc (hay gốc) thế năng. - Thông thường ta lấy mặt đất làm mốc để tính độ cao. Nhưng cũng có thể tính độ cao 1. Phân biệt được các dạng thế năng: dựa vào lực tác dụng lên vật mà ta có các dạng thế năng khác nhau. - Thế năng hấp dẫn: Lực tác dụng lên vật làm cho vật dịch chuyển và sinh ra công là trọng lực. - Thế năng đàn hồi: Lực tác dụng lên vật làm cho vật bị biến dạng đàn hồi là lực đàn hồi. 2. Chứng tỏ được sự tồn tại của năng lượng dưới dạng thế năng và có thể sinh công trong các trường hợp. - Ví dụ: Thẻ một búa máy từ độ cao h rơi xuống đập vào cọc làm cho cọc đi sâu vào đất một đoạn s. Vậy búa máy năng lượng đó là thế năng và đã sinh công, khi độ cao z càng lớn thì độ sâu s càng dài. 3.chứng minh sự liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực: Một vật khối lượng m rơi tự do từ điểm M có độ cao ZM tới điểm N có độ cao ZN ta có: A = P.Z = mg(ZM - ZN) = mg ZM - mg ZN - Theo định nghĩa thế năng ta có: Wt (M) = mg ZM Wt (N) = mg ZM => A = Wt (M) - Wt (N) - Thực nghiệm và lý thuyết đã chứng minh rằng công thức trên vẫ đúng trong trường hợp hai điểm M, N ở vị trí bất kỳ không cùng trên một đường thẳng đứng, vật đang xét chuyển dời theo một đường bất kỳ. 4. Chứng minh công thức thế năng đàn hồi: xét một lò xo đàn hồi có độ cứng k, một đầu gắn và một vật, đầu kia giữ cố định. - Khi lò xo bị biến dạng lò xo tác dụng vào vật lực đàn hồi tuân theo định luật Húc: || = k||, lực này có thể sinh công. - Khi lò xo từ trạng thái biến dạng trở về trạng thái bình thường thì công của lực đàn hồi được xác định: A = - Tương tự như thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi bằng công của lực đàn 1. Liên hệ các tính chất đặc trưng cảu các dạng thế năng để lựa chon và phân loại được các vật có thế năng năng khác nhau. 2. Vận dụng công thức tinh sthees năng để tính thế năng của vật trong các trường hợp khác nhau với các lực tác dụng khác nhau. 3. Viết được công thức ở các dạng khác nhau từ công thức tính thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi. 4. Vận dụng công thức tính thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi để giải các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và các dạng bài tập tương tự. 3. Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để xác định các thời điểm vật có vận tốc cực đai, độ cao cực đại, hoặc xác định thời điểm động năng bằng thể năng. Bài 27: Cơ năng Mục tiêu cần đạt được Nhớ Hiểu Vận dụng 1. Định nghĩa cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì tổng động năng được gọi là cơ năng của một vật. - Kí hiệu cơ năng: W - Công thức tính cơ năng: 2. Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng của một vật trong trọng trường: Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn: hằng số Hay: hằng số Thuộc lòng hệ quả: + Nếu động năng giảm thì thế năng tăng ( động năng chuyển hóa thành thế năng) và ngược lại. + Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại. 3. Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi: Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuển động của vật cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là đại lượng bảo toàn: hằng số - Xác định: Định luật bảo toàn cơ năng chỉ được nghiệm đúng khi vật chuyển động chịu tác dụng của trọng lực, lực đàn hồi, ngoài ra nếu các vật còn chịu thêm tác dụng của lực cản, lực ma sát… thì cơ năng của vật sẽ biến đổi. - Nhận biết: Công của lực ma sát, lực cản bằng độ biến thiên cơ năng. Với , là động năng lúc đầu và lúc sau của vật 1. Chứng minh sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường: Một vật khối lượng m chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N, công AMN của vật được xác định bởi hiệu thế năng tại M và tại N: -Mặt khác nếu trong quá trình đó vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì công của trọng lực cũng được tính bằng độ biến thiên động năng của vật từ M đến N: Ta có (1)=(2) nên: Suy ra: 2. Mô tả được quá trình của các vật theo sự biến đổi giữa động năng và thế năng. 3. Giải thích được sự thay đổi vận tốc và biên độ dao động theo quy luật nhất định của các vật đặt trong trọng trường dựa vào sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong quá trình dịch chuyển. 4. Nhận biết: Cơ năng là đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc âm hoặc bằng không. 5. Diến giải: Khi vật chịu tác dụng đồng thời bởi cả hai lực là trọng lực và lực đàn hồi thì cơ năng của vật được tính theo công thức: 1. Nêu ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trượng hợp vật chịu tác dụng của trọng lực hoặc lực đàn hồi. 2. Áp dụng công thức tính cơ năng để tính cơ năng của vật, giải các bài toán trong sách giáo khoa và một số bài tập tương tự. 3.Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để xác định các thời điểm vật có vận tốc cực đại, độ cao cực đại, hoặc xác định thời điểm động năng bằng thế năng. 5. Bảng trọng số: Kiến thức Số lượng (câu) Tỉ lệ % Nhớ Hiểu Vận dụng Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng 1 2 3 17 Công và công suất 1 2 2 14 Động năng 2 3 2 20 Thế năng 2 3 2 20 Cơ năng 3 4 3 29 6. Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn chương các định luật bảo toàn. Đáp án và hướng dẫn. Câu 1: Một số vật nhỏ khối lượng 2 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc cao 5m, khi xuống tới chân dốc vật có vận tốc 6m/s. Chọn gốc thế năng tại chân dốc, công của lực cản khi đó là: A. 64(J) C. - 64(J) B. - 28(J) D. 28(J) * Mục tiêu: Hiểu được sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. - Đáp án C: - 64(J) Công của lực cản sẽ bằng độ biến thiên cơ năng: (J) * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: 64(J) Nếu học sinh nhớ nhầm công thức tính công của lực cân bằng độ giảm cơ năng thì sẽ chọn câu này - Câu B: -28(J) Nếu học sinh nhớ nhầm công thức tính động năng là thì sẽ chọn câu này: (J) - Câu D: 28(J) Nếu học sinh nhớ nhầm công thức tính động năng là và công của lực cản thì sẽ chọn câu này. Câu 2: Một lò xo có độ cứng k=32N/m, khi lò xo bị xén lại theo phương ngang một đoạn . Chọn gốc thế năng tại vị trí trước khi lò xo bị nén, thế năng đàn hồi của lò xo là: A. 3,2.10-10(J) C. 6,4.10-5(J) B. - 6,4.10-5(J) D. - 3,2.10-2(J) * Mục tiêu: Nhớ được công thức tính thế năng đàn hồi. - Đáp án C : 6,4.10-5 (J) Áp dụng công thức tính thế năng đàn hồi ta có: * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: (J) Nếu học sinh nhớ nhầm công thức thế năng đàn hồi là thì sẽ chọn câu này: (J) - Câu B: - Nếu học sinh cho rằng trường hợp lò xo bị nén thì thế năng đàn hồi sẽ có giá trị âm thì sẽ chọn câu này: - Câu D: -(J) Nếu học sinh nhớ nhầm công thức tính và còn cho rằng khi lò xo nén thì lực thế năng đàn hồi có giá trị âm thì sẽ chọn câu này: Câu 3: Thả một quả bóng Tennis có khối lượng m = 20 g từ độ cao h1 = 5 m xuống mặt đất, nó nảy lên đến độ cao h2 = 3 m, lấy g = 10 m/độ biến thiên cơ năng của quả bóng là: A.W = 4 J B.W = 400 J C.W = 0,4 J D.W = 40 J * Mục tiêu: Nhớ được biểu thức độ biến thiên cơ năng. - Đáp án C: W =0, 4 J Cơ năng tại vị trí h1 = mgh1 = 0,02. 10. 5 = 1 J Cơ năng tại vị trí h2 = mgh2 = 0,02. 10. 3 = 0,6 J Độ biến thiên cơ năng: W = W1 – W2 = 0,4 J * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: W = 4 J Nếu học sinh đổi sai đơn vị khối lượng sẽ chọn phương án này: W = W1 – W2 = 0,2. 10. 5 – 0,2. 10. 3 = 4 J Câu B: W = 400 J - Nếu học sinh quên không đổi đơn vị khối lượng sẽ chọn B W = W1 – W2 = 200. 10. 5 -200. 10. 3 = 400 J - Câu D: W = 40 J Những trường hợp học sinh không giải được bài này dễ chọn phương án này Câu 4: Một con lắc đơn từ vị trí mà dây hợp với phương thẳng đứng một góc α = 60o được thả cho chuyển động tự do. Biết con lắc đạt vận tốc cực đại là 2m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Chiều dài của con lắc là: A. 0,8 (m) C. 0,1 (m) B. 0,2 (m) B. 0,4 (m) * Mục tiêu: Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng để xác định vị trí của vật. - Đáp án D: 0,4 (m) Chiều dài của con lắc được xác định bằng biểu thức: với h là độ cao của con lắc so với vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc tại vị trí α = 60o : Cơ năng của con lắc tại vị trí cân bằng : Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có : * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: 0,8 (m) Nếu học sinh tính nhầm công thức tính động năng thì học sinh sẽ chọn câu này: Cơ năng tại vị trí cân bằng là: Cơ năng của con lắc tại vị trí α = 60o : Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có : - Câu B: 0,2 (m) Nếu học sinh cho rằng thế năng cực đại khi hmax = l thì cơ năng tại vị trí α = 60o được xác định: Cơ năng của con lắc tại vị trí cân bằng : Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng : - Câu C: 0,1 (m) Nếu học sinh tính nhầm công thức tính động năng : Và cho rằng thế năng cực đại khi hmax = l : Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có : Câu 5: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 100 m. Biết ô tô nặng 1,5 tấn, hệ số cản bằng 0,25 (lấy g = 10 m/). Công cản có giá trị là: 375 J 375 KJ - 375 KJ - 375 J * Mục tiêu: Áp dụng được công thức tính công trong trường hợp khi lực tác dụng trùng với phương dịch chuyển. - Đáp án B: 375 KJ Công thức tính công cơ học : A = F. s. cosa Với Fms = . m. g. s. cosa = 0,25. 1,5. 10. 10. 100 = 375 KJ * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: 375 J Nếu học sinh quên không đổi đơn vị khối lượng sẽ chọn đáp án A: A = . m. g. s. cosa = 0.25. 1,5. 10. 100 = 375 J - Câu C: - 375 KJ Nếu áp dụng sai công thức, cho rằng công A có giá trị âm thì sẽ chọn phương án này: A = -. m. g. s. cosa = - 375 KJ - Câu D: - 375 J Nếu học sinh áp dụng sai công thức, cho rằng công A có giá trị âm đồng thời quên không đổi đơn vị khối lương sẽ chọn phương án D. A = -. m. g. s. cosa = -0.25. 1,5. 10. 100 = -375 J Câu 6: Trong va chạm mềm đại lượng được bảo toàn? A. Động năng. B. Động lượng. C. Cả động năng và động lượng được bảo toàn. D. Không đại lượng nào được bảo toàn. * Mục tiêu: Hiểu được đại lượng bảo toàn trong va chạm mềm. - Đáp án B: Động lượng. Va chạm mềm được xem là hệ kín nên động được bảo toàn. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: Động năng. Nếu học sinh không nhận biết được rằng va chạm mềm là va chạm không đàn hồi do đó sau va chạm thì xuất hiện biến dạng và không được hồi phục, một phần động năng của động năng của hệ sẽ chuyển thành nội năng nên động năng toàn phần thay đổi thì sẽ chọn câu này. - Câu C: Cả động năng và động lượng được bảo toàn. Nếu học sinh không học kĩ thì sẽ nhằm với va chạm đàn hồi vì theo bài học thì trong va chạm đàn hồi thì cả hai đại lượng này được bảo toàn và chọn câu này. Câu D: Không đại lượng nào được bảo toàn. Nếu học sinh không nhận biết được va chạm mềm cũng là hệ kín mà chịu tác dụng của ngoại lực đáng kể khác như lực ma sát…sẽ cho rằng cả động năng và động lượng không bảo toàn và chọn câu này. Câu 7: Khi điểm đặt chuyển dời theo phương của lực. Công của lực là: A = F.s A = A = Phương án khác * Mục tiêu: Nhớ được biểu thức tính công trong trường hợp đơn giản. Đáp án A: A = F.s Ta có biểu thức tính công: A = F. s.cosa = F. s.cosa = F.s * Phân tích phương đáp án nhiễu: Câu B: A = Nếu học sinh nhớ nhầm biểu thức tính áp suất sẽ chọn B. Câu C: A = và câu D: Phương án khác Học sinh không học kỹ sẽ chọn bừa một trong hai phương án này. Câu 8: Cơ năng của hệ vật và Trái đất bảo toàn khi: A. Không có lực cản, lực ma sát. B. Vận tốc của vật không đổi. C. Vật chuyển động theo phương ngang. D. Lực tác dụng lên hệ chỉ có trọng lực. * Mục tiêu: Hiểu được các điều kiện bảo toàn cơ năng. - Đáp án D: Lực tác dụng lên hệ chỉ có trọng lực. Cơ năng của hệ bảo toàn khi hệ chỉ chịu tác dụng của trọng lực hoặc lực đàn hồi. Khi có các lực khác tác dụng thì cơ năng sẽ thay đổi. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: Không có lực cản, lực ma sát. Nếu học sinh không nhận ra rằng khi hệ không có lực cản, lực ma sát nhưng vẫn có thể chịu tác dụng của những lực khác do đó cơ năng không bảo toàn thì sẽ chọn câu này. - Câu B: Vận tốc không đổi. Nếu học sinh cho rằng vật chuyển động không đổi thì động năng bảo toàn do đó cơ năng bảo toàn thì sẽ chọn câu này. - Câu C: Vật chuyển động theo phương ngang. Nếu học sinh cho rằng vật chuyển động theo phương ngang thì thế năng bảo toàn thì sẽ chọn câu này. Câu 9: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm? A. Một hòn bi rơi từ trên cao xuống dính vào đỉnh của một lò xo, lò xo bị nén lại và bắt đầu dao động. B. Một hòn bi chuyển động với vận tốc … đến va chạm vào hòn bi khác đang đứng yên, va chạm hai hòn bi chuyển động cùng vận tốc… C. Một viên đạn bay tới vận tốc…xuyên qua bao cát đang treo trên một xà ngang đứng yên. D. Một xe tải đang chuyển động đâm vào một thùng hang làm cho thùng hang di chuyển về phía trước. * Mục tiêu: Hiểu và nhận biết được va chạm mềm. - Đáp án A: Một hòn bi rơi từ trên cao xuống dính vào đỉnh của một lò xo, lò xo bị nén lại và bắt đầu dao động. Va chạm mềm là va chạm mà sau va chạm hai vật sẽ dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Trường hợp trên sau va chạm hòn bi và lò xo dính vào nhau và dao động với vật cùng vận tốc nên là va chạm mềm. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu B: Một hòn bi chuyển động với vận tốc … đến va chạm vào hòn bi khác đang đứng yên, va chạm hai hòn bi chuyển động cùng vận tốc… Học sinh có thể chọn câu này dựa vào tính chất sau va chạm mềm mà không nắm rõ bản chất của va chạm mềm (như trường hợp trên viên đạn bay xuyên qua bao cát chứ không dính vào bao cát) thì học sinh sẽ chọn câu này. - Câu D: Một xe tải đang chuyển động đâm vào một thùng hang làm cho thùng hang di chuyển về phía trước Học sinh sẽ cho rằng xe tải đẩy thùng hàng nghĩa là xe tải và thùng hàng dính vào nhau chuyển động cùng vận tốc của xe và chọn câu này. Câu 10: Hai vật có cùng động lượng nhưng có khối lượng khác nhau, cùng bắt đầu chuyển động trên một mặt phẳng và bị dừng lại do ma sát. Hệ số ma sát là như nhau. Hãy so sánh thời gian chuyển động của mỗi vật cho tới khi bị dừng: Thời gian chuyển động của vật có khối lượng lớn dài hơn Thời gian chuyển động của vật có khối lượng nhỏ dài hơn Thời gian chuyển động của hai vật bằng nhau Thiếu dữ kiện không kết luận được * Mục tiêu: Từ biểu thức động lượng = m. tìm sự phụ thuộc vào thời gian với m, v. - Đáp án B: Thời gian chuyển động của vật có khối lượng nhỏ dài hơn P1 = m1.v1 P2 = m2v2 Ta c ó: p1 = p2 = p m1v1 = m2v2 m1 m2 v1 v2 Vậy cùng động lượng, vật có khối lượng nhỏ thì vận tốc lớn. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: Thời gian chuyển động của vật có khối lượng lớn thì dài hơn Câu này đưa ra nhằm giảm xác suất chọn đúng của học sinh. - Câu C: Thời gian chuyển động của hai vật bằng nhau: Nếu học sinh cho rằng biểu thức = m. không có liên quan gì đến thời gian (t = hằng số) sẽ chọn phương án này. - Câu D: Thiếu dữ kiện không kết luận được Những hoc sinh không nắm vững kiến thức chắc chắn sẽ chọn phương án này. Câu 11: Vật có khối lượng m chuyển động tròn đều với vận tốc v. Sau thời gian bằng một chu kì, độ biến thiên động lượng của vật là: A. – mv C. - 2mv B. mv D. 0 * Mục tiêu: Hiểu được độ biến thiên động lượng trong chuyển động tròn đều. - Đáp án D: 0 Vật chuyển động tròn đều thì sau một chu kỳ vận tốc của vật vẫn là v. Ta có: * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: - mv Nếu học sinh cho rằng trong chuyển động tròn đều thì sau một chu kỳ vận tốc của vật là – v và độ biến thiên động lượng của vật sẽ bằng động lượng của vật sau một chu kỳ: - Câu B: mv Nếu học sinh cho rằng trong chuyển động tròn đều thì độ biến thiên động lượng của vật cũng bằng động lượng của vật lúc ban đầu: Câu C: - 2mv Nếu học sinh cho rằng vật chuyển động tròn đều thì sau một chu kỳ vận tốc của vật là – v. và độ biến thiên động lượng bằng: Câu 12: Một quả bóng nặng 0,5kg bay ngang tới chân người cầu thủ với vận tốc 2m/s. Cầu thủ này đá bóng làm cho nó bay ngược trở lại với vận tốc với vận tốc 3m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động lúc sau của quả bóng. Tính xung lượng của lực mà người cầu thủ đó đá bóng. A. 0, 5 (N) C. 1,5 (N) B. – 2, 5 (N) D. 2,5 (N) * Mục tiêu: vận dụng được công thức tính xung lượng của lực. - Đáp án D: 2, 5 (N) Xung lượng của lực bằng độ biến thiên động lượng: Chiếu lên phương chuyển động lúc sau ta có: * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: 0,5 (N) Nếu học sinh nắm được xung lượng của lực bằng độ biến thiên động lượng nhưng không xét đến chiều vận tốc ban đầu của vật thì sẽ chọn câu này: - Câu B: -2,5 (N) Nếu học sinh nhớ nhầm xung lượng của lực bằng độ độ giảm động lượng thì sẽ chọn câu này: - Câu C: 1,5 (N) Nếu học sinh cho rằng xung lượng của lực trong trường hợp này sẽ bằng động lượng thì sẽ chọn câu này: Câu 13: Đơn vị của động lượng là: Kg.m.s Kg.m.s Kg.m/s Kg.m/s * Mục tiêu: Học sinh nhớ được đơn vị của động lượng - Đáp án C: Kg.m/s * Phân tích phương đáp án nhiễu: Học sinh nhớ đơn vị động lượng sẽ chọn phương án C. Nếu học sinh học bài không kỹ sẽ chọn nhầm một trong các phương án A, B, D. Câu 14: Công của trọng lực khi vật có khối lượng m trượt xuống theo mặt phẳng nghiêng góc α từ độ cao h là: A. m.g.cos α.h C. m.g.sin α.h B. m.g.h D. m.g.cos α. * Mục tiêu: Học sinh hiểu được công của trọng lực không phụ thuộc vào đường đi mà chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối. - Đáp án B: m.g.h Trọng lực là một lực thế nên công của trọng lực chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối mà không phụ thuộc hình dạng đường đi. Ta có: * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: m.g.cos α.h Nếu học sinh áp dụng công thức tính công trong trường hợp tổng quát nhưng cho rằng quãng đường mà trọng lực sinh công là h thì sẽ chọn câu này: - Câu C: m.g.sin α.h Nếu học sinh không nhận biết được tính chất của lực thế thì học sinh sẽ vẽ hình và phân tích lực sinh công xác định bằng biểu thức: Khi đó công của trọng lực là: Thì học sinh sẽ chọn câu này. - Câu D: Nếu học sinh áp dụng công thức tính công trong trường hợp tổng quát và tính được quãng đường mà trọng lực sinh công là s = thì sẽ chọn câu này: Câu 15: Đối với hệ kín gồm nhiều vật thì định luật bảo toàn động lượng được viết: A. với n là số vật trong hệ. B. với C là hằng số. C. với n là số vật trong hệ D. với C là hằng số. * Mục tiêu: Nhận biết được công thức của định luật bảo toàn động lượng. - Đáp án A: với n là số vật trong hệ. Định luật bảo toàn động lượng: Biểu thức trên chính là biểu thức của định luật bảo toàn động lượng : * Phân tích những đáp án nhiễu xạ: - Câu B: với C là hằng số. Nếu học sinh chỉ nắm được động lượng của hệ kín là hằng số thì sẽ chọn câu này. - Câu C : với n là số vật trong hệ Nếu học sinh không học kỹ sẽ chọn câu này vì đây là dữ kiện để đưa ra định luật bảo toàn động lượng, biểu thức trên chỉ cho thấy động lượng của hệ có tính chất cộng. - Câu D: với C là hằng số. Nếu học sinh không học kỹ sẽ chọn câu này vì đây là một trong những dữ kiện để đưa ra định luật bảo toàn động lượng, biểu thức trên chỉ thể hiện được độ biến thiên động lượng của một hệ là không thay đổi. Câu 16: Một lực không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc theo hướng . Công suất của lực là: A. F.t C. F.v2 B. F.v D. F.v.t * Mục tiêu: Nhớ được định nghĩa công suất. - Đáp án B: F.v Công suất : * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: F.t Nếu học sinh nhớ nhầm công thức tính công suất là thì sẽ chọn câu này: - Câu C: F.v2 Nếu học sinh nhầm công thức tính công suất P= A.v trong đó A=F.v thì sẽ chọn câu này: - Câu D: F.v.t Nếu học sinh nhớ nhầm công thức tính công suất P=A.t trong đó A=F.v thì sẽ chọn câu này: Câu 17: Công là đại lượng: Vô hướng, có thể âm, hoặc dương Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không Véctơ, có thể âm, dương hoặc bằng không Véctơ, có thể âm, hoặc dương * Mục tiêu: Nhớ được khái niệm công và ý nghĩa của công cơ học. - Đáp án B: Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không Nếu học sinh nhớ được khái niệm công và ý nghĩa của công cơ học sẽ chọn phương án đúng là B. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: Vô hướng, có thể âm, hoặc dương Khi học sinh không nhớ các giá trị có thể có của công cơ học sẽ chọn phương án A. - Câu C: Véctơ, có thể âm, dương hoặc bằng không Nếu học sinh nhầm hoặc không học kỹ và cho rằng công cơ học là đại lương véctơ thì sẽ chọn phương án này. - Câu D: Véctơ, có thể âm, hoặc dương Câu này đưa ra nhằm giảm xác suất lựa chọn đúng của học sinh dựa vào may mắn. Câu 18: Một vật có trọng lượng 1N, có động năng 1J. Lấy g= 10 m/s2, khi đó vận tốc của vật bằng: A. 0,45 (m/s) B. 1(m/s) C. 4,5 (m/s) D.1,4 (m/s) * Mục tiêu: Vận dụng được biểu thức động năng xác định vận tốc. Ta có công thức tính động năng là: - Đáp án C: 4,5 (m/s) Học sinh áp dụng đúng công thức tính động năng và khối lượng sẽ tìm ra đáp án đúng : * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: 0,45 (m/s) Nếu học sinh tính nhầm khối lượng : m = P.g = 1.10 = 10 (kg) - Câu B: 1 (m/s) Nếu học sinh nhớ nhầm công thức động năng Wd = mv2 và còn cho rằng trọng lượng chính là khối lượng của vật thì sẽ chọn câu này: - Câu D: 1, 4 (m/s) Nếu học sinh cho rằng trọng lượng chính là khối lượng của vật. thì sẽ chọn câu này. Câu 19: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì: Động năng tăng, thế năng giảm Động năng tăng, thế năng tăng Động năng giảm, thế năng giảm Động năng giảm, thế năng tăng * Mục tiêu: Hiểu được sự thay đổi của động năng và thế năng trong quá trình rơi tự do của vật. - Đáp án A: Động năng tăng, thế năng giảm Học sinh hiểu được khái niệm cơ năng: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì vật sẽ có vận tốc lớn nhất khi khi chuyển động xuống sát mặt đất và khi đó độ cao giảm, thế năng sẽ càng giảm. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu B: Động năng tăng, thế năng tăng Học sinh không học kỹ bài sẽ cho rằng vận tốc càng tăng, động năng càng tăng thì thế năng càng tăng nên sẽ chọn phương án này. - Câu D: Động năng giảm, thế năng tăng Nếu học sinh không hiểu khái niệm cơ năng se chọn phương án này. - Câu C: Động năng giảm, thế năng giảm Câu này đưa ra làm giảm xác suất chọn đúng của những học sinh dựa vào may rủi. Câu 20: Một vật nhỏ có khối lượng 2kg trượt xuống một đường dốc nhẵn tại một điểm xác định có vận tốc 3m/s, sau đó 4s vật có vận tốc 7m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng là: A. 6 (kg.m/s) C. 10 (kg.m/s) B. 28 (kg.m/s) D. 20(kg.m/s) * Mục tiêu: Sử dụng thành thạo biểu thức độ biến thiên động năng. - Đáp án D: 20(kg.m/s) Độ biến thiên động lượng của vật bằng xung lượng của vật trong thời gian đó nên ta có: Tương tự ta cũng có: * Phân tích những đáp án nhiễu xạ: - Câu A: 6 (kg.m/s) Nếu học sinh tính được F=2 (N) nhưng cho rằng động lượng của vật chính là xung lượng trong thời gian sau: P3 = = 2.3 = 6 (kg.m/s) - Câu B: 28 (kg.m/s) Nếu học sinh tính được F=2 (N) nhưng cho rằng độ biến thiên động lượng của vật bằng tổng xung lượng trong cả hai khoảng thời gian : - Câu C: 10 (kg.m/s) Nếu học sinh nhớ nhầm công thức tính động lượng là thì sẽ chọn câu này: Câu 21: Chọn câu phát biểu đúng nhất : A. Động năng của vật càng lớn khi khối lượng của vật càng lớn. B. Động năng của vật có tính tương đối, giá trị của nó phụ thuộc vào gốc ta chọn để tính vận tốc. C. Động năng của vật càng lớn khi vận tốc chuyển động của vật càng lớn. D. Động năng của vật có tính tương đối, giá trị của nó phụ thuộc vào mốc ta chọn để tính động năng. * Mục tiêu: Hiểu được tính tương đối của động năng. - Đáp án B: Động năng của vật có tính tương đối, giá trị của nó phụ thuộc vào gốc ta chọn để tính vận tốc. Giá trị của động năng phụ thuộc vào vận tốc, mà giá trị của vận tốc chỉ có tính tương đối và phụ thuộc vào mốc ta chọn để tính vận tốc. Do đó, động năng của vật có tính tương đối, giá trị của nó phụ thuộc vào gốc ta chọn để tính vận tốc. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: Động năng của vật càng lớn khi khối lượng của vật càng lớn. Động năng nên học sinh có thể chọn câu này. Nhưng đối với chương trình phổ thông thì khối lượng của vật là không đổi trong quá trình chuyển động do đó khi xét động năng của một vật nhất định thì động năng được xem là không phụ thuộc vào khối lượng. - Câu C: Động năng của vật càng lớn khi vận tốc chuyển động của vật càng lớn. Động năng nên học sinh có thể chọn câu này nếu học sinh không nắm được giá trị của vận tốc có tính tương đối và phụ thuộc vào mốc mà ta chọn để tính vận tốc. - Câu D: Động năng của vật có tính tương đối, giá trị của nó phụ thuộc vào mốc ta chọn để tính động năng. Thế năng phụ thuộc vào cách ta chọn gốc thế năng do đó học sinh có thể sẽ nhầm lẫn và cho rằng động năng cũng phụ thuộc vào mốc mà ta chọn để tính động năng và chọn c âu n ày Câu 22: Một vật được ném từ dưới lên . Trong quá trình chuyển động của vật thì: Động năng giảm, thế năng tăng Động năng giảm, thế năng giảm Động năng tăng, thế năng giảm Động năng tăng, thế năng tăng * Muc tiêu: Hiểu được sự thay đổi của động năng và thế năng trong quá trình chuyển động của vật. - Đáp án A: Động năng giảm, thế năng tăng Học sinh hiểu được vật ném càng lên cao thì độ cao càng tăng thì thế năng càng tăng và vận tốc càng giảm động năng giảm sẽ chọn đúng phương án này. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu B: Động năng giảm, thế năng giảm Nếu học sinh học không kĩ sẽ nghĩ đồng thời động năng và thế năng giảm sẽ chọn phương án này. - Câu C: Động năng tăng, thế năng giảm Nếu học sinh hiểu nhầm hay cho rằng càng lên cao thế năng càng giảm và động năng tăng thì sẽ chọn phương án này. - Câu D: Động năng tăng, thế năng tăng Câu này đưa ra làm giảm xác suất chọn đúng do may mắn của học sinh Câu 23: Các đại lượng nào sau đây là đại lượng vô hướng luôn dương : A. Động năng. B. Hình chiếu của động lượng. C. Công. D. Thế năng. * Mục tiêu: Hiểu và xác định được tính chất của các khái niệm. - Đáp án A: , do m>0 và v2>0 do đó động năng được xem là đại lượng vô hướng luôn dương. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu B: Hình chiếu của động lượng. Nếu học sinh không nắm được rằng hình chiếu của một đại lượng vectơ có thể dương hoặc âm tùy thuộc vào trục tọa độ mà ta chiếu thì sẽ chọn câu này. - Câu C: Công. Nếu học sinh không nắm được công A= F.s.cos α mà cos α có thể dương hoặc âm bằng không sẽ chọn đáp án này. - Câu D: Thế năng. Nếu học sinh không nắm được thế năng có giá trị dương hoặc âm phụ thuộc vào mốc ta chọn để tính thế năng thì sẽ chọn đáp án này. Câu 24: Toa xe thứ nhất có khối lượng 3 tấn chạy với vận tốc 4m/s đến va chạm đàn hồi với toa xe thứ hai đứng yên có khối lượng 5 tấn làm toa này chạy với vận tốc 3m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của toa xe thứ nhất. Sau va chạm toa thứ nhất chuyển động với vận tốc : A. -1 (m/s) C. 9 (m/s) B. – 9 (m/s) D. 1 (m/s) * Mục tiêu: Hiểu và áp dụng được biểu thức định luật bảo toàn động lượng để xác định các đại lượng. - Đáp án A: - 1 (m/s) Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu B: - 9 (m/s) Nếu học sinh viết định luật bảo toàn động lượng với chiều của vận tốc không theo quy ước của đề bài thì sẽ chọn câu này. Khi đó định luật bảo toàn động lượng được viết: - Câu C: 9 (m/s) Nếu học sinh cho rằng sau va chạm thì xe thứ 2 sẽ chuyển động ngược với chiều chuyển động của xe thứ nhất thì sẽ chọn câu này. Khi đó định luật bảo toàn động lượng được viết: - Câu D: 1 (m/s) Nếu học sinh chọn luôn chiều chuyển động của xe thứ nhất sau va chạm là ngược với chiều chuyển động ban đầu thì sẽ chọn câu này. Khi đó định luật bảo toàn động lượng được viết: Câu 25: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là: 0.01 m/s 36 km/h 36m/s 10km/h * Mục tiêu: Vận dụng công thức động năng để giải bài toán đơn giản - Đáp án D: 10 km/s Từ công thức tính động năng: Wđ = m => v = = = 10 km/h - Câu A: 0,01 m/s Học sinh quên đổi khối lượng sẽ chọn câu này: Wđ = m=> v = 0.01 m/s * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu B: 36 km/h Nếu học sinh chỉ chú ý tứi đơn vị vận tốc sẽ chọn phương án này. - Câu C: 36 m/s Câu này đưa ra nhằm giảm xác suất của học sinh Câu 26: Một súng có khối lượng M có thể chuyển động trên mặt bàn nằm ngang. Súng bắn ra viên đạn có khối lượng m theo phương ngang với vận tốc . Vận tốc của súng lúc đó là : A. C. B. D. * Mục tiêu: Áp dụng định luật bảo toàn động lượng giải bài tâp. - Đáp án C: Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có: * Phân tích những đáp án nhiễu xạ: - Câu A: Nếu học sinh viết sai định luật bảo toàn động lượng: - Câu B: Nếu học sinh viết sai định luật bảo toàn động lượng: thì sẽ chọn câu này. - Câu D: Nếu học sinh viết sai định luật bảo toàn động lượng: thì sẽ chọn câu này. Câu 27: Công cản xuất hiện khi: A. 0 < α ≤ 90o C. 90o ≤ α ≤ 180o B. 90o < α ≤ 180o D. α = 180o * Mục tiêu: Thuộc lòng sự phụ thuộc của công vào giá trị góc α. - Đáp án B: 90o < α ≤ 180o Công cản khi A < 0 hay cos α < 0 suy ra 90o < α ≤ 180o * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: 0< α≤90o Nếu học sinh nắm được biểu thức tính công A: A = F.s cos α và công A có giá trị âm khi cos α có giá trị âm nhưng không nắm được giá trị lượng giác cos α và cho rằng cos α < 0 khi 0 < α ≤ 90o thì sẽ chọn câu này. - Câu C: 90o≤ α ≤ 180o Nếu học sinh nắm được biểu thức tính công A : A = F.s cos α như không học kỹ bài và không nắm được giá trị của cos α khi α = 90o thì cos α =0 do đó công A cũng bằng không (nghĩa là lực không sinh ra công) thì sẽ chọn câu này. - Câu D: α = 180o Nếu học sinh nắm được biểu thức tính công A: A = F.s cos α nhưng không học kỹ bài và cho rằng công cản chỉ xuất hiện khi cos α = -1 hay α = 180o thì sẽ chọn câu này. Câu 28: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì: Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm * Mục tiêu:Hiểu được hệ quả của khái niệm thế năng hấp dẫn - Đáp án D: Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm Nếu học sinh hiểu khi một vật được ném lên độ cao của vật tăng dần nên thế năng tăng, trọng lực luôn hướng ngược chiều nên nó là lực cản do đó nó sinh công âm thì sẽ chọn phương án đúng là D. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương Nếu học sinh không hiểu mối liên hệ giữa thế năng và độ cao đông thừi không hiểu được vai trò của công cản do trọng lực gây ra sẽ chọn phương án này. - Câu B: Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm Khi học sinh học chưa kĩ kiến thức chỉ cho rằng trọng lực sinh công âm mà còn chưa chỉ ra mối liên hệ giữa thế năng và độ cao sẽ chọn phương án này. - Câu C: Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương Nếu học sinh không hiểu đúng về công cản do trọng lực gây ra cho vật sẽ chọn phương án C . Câu 29 : Hai vật có cùng khối lượng m, ở cùng độ cao h, với cùng vận tốc ban đầu bay xuống đất theo những quỹ đạo khác nhau. Kết luận nào là sai: A. Độ lớn vận tốc chạm đất của hai vật bằng nhau. B. Công của trọng lực của hai vật đều bằng nhau. C. Thời gian rơi của hai vật bằng nhau. D. Gia tốc rơi bằng nhau. * Mục tiêu: Hiểu sự phụ thuộc của các vật vào quỹ đạo chuyển động. - Đáp án C: Thời gian rơi của hai vật bằng nhau. Khi vật rơi từ trên cao xuống với vận tốc ban đầu thì thời gian rơi sẽ khác nhau phụ thuộc vào quỹ đạo rơi, chỉ có trường hợp đối với sự rơi tự do thì thời gian rơi của hái vật mới bằng nhau mặc dù quỹ đạo chuyển động của vật khác nhau. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: Độ lớn vận tốc chạm đất của hai vật bằng nhau. Nếu học sinh cho rằng vận tốc của vật phụ thuộc vào quãng đường vật dịch chuyển và thời gian dịch chuyển v = s.t thì sẽ suy ra vận tốc chạm đất của vật là khác nhau và chọn câu này. - Câu B : Công của trọng lực của hai vật đều bằng nhau. Trong trường hợp này công của trọng lực bằng độ giảm thế năng trọng trường, mà thế năng trọng trường chỉ phụ thuộc vào độ cao h chứ không phụ thuộc hình dạng đường đi. Do đó độ giảm thế năng của hai vật là như nhau hay công của trọng lực của hai vật bằng nhau. Nếu học sinh không nắm được tính chất công của trọng lực và cho rằng vật bay theo những đoạn đường khác nhau thì công của trọng lục cũng sẽ khác nhau và chọn câu này. - Câu D: Gia tốc rơi bằng nhau. Vật bay từ trên cao xuống với vận tốc ban đầu thì nó sẽ chuyển động nhanh dần đều cho đến khi chạm đất do đó gia tốc rơi là như nhau. Nếu học sinh cho rằng trong quá trình bay xuống đất vật chuyển động thẳng biến đổi đều thì sẽ cho rằng gia tốc thay đổi và chọn câu này. Câu 30 : Hai vật có cùng khối lượng ở hai vị trí M và N nằm ngang như hình vẽ : Thế năng của hai vật tại vị trí M và N là : A. B. C. Không thể so sánh được. D. * Mục tiêu: Vận dụng được đối với vật có cùng độ cao so với điêm mốc thì thế năng như nhau. - Đáp án A : Đối với các vật có cùng tọa độ cao so với một điểm mốc bất kỳ thì thế năng của vật sẽ bằng nhau. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu B : Nếu học sinh chọn gốc thế năng tại M và cho rằng khi đó thế năng sẽ có giá trị âm, trên hình vẽ….suy ra ….thì sẽ chọn câu này. - Câu C : Không thể so sánh được. Nếu học sinh cho rằng độ cao h của các vật như trên hình vẽ được tính so với các gốc thế năng khác nhau nên không thẻ so sánh thế năng thì sẽ chọn câu này. - Câu D: Nếu học sinh cho rằng…suy ra …thì sẽ chọn câu này. Câu 31: Một vật có khối lượng 1 kg rơi từ độ cao h = 50 cm xuống đất, lấy g = 10 m/. Động năng của vật ngay trước khi va chạm là: 500 J 5 J 50 J 0,5 J * Mục tiêu: Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng xác định sự phụ thuộc của động năng vào thế năng và ngược lại. - Đáp án B: 5 J Động năng của vật trước va chạm mặt đất chính bằng thế năng ban đầu: Wđ = Wt = mgh = 1. 0,5. 10 = 5 J * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: 500 J Nếu học sinh quên không đổi đơn vị sẽ chọn phương án này: Wđ = Wt = mgh = 1. 50. 10 = 500 J - Câu C: 50 J Nếu học sinh đổi sai đơn vị sẽ chọn phương án này: Wđ = Wt = mgh = 1. 5. 10 = 50 J - Câu D: 0,5 J Nếu học sinh không làm được hoặc khoanh bừa sẽ chọn phương án này. Câu 32: Cơ năng là đại lượng: Vô hướng, luôn dương Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không Véctơ cùng hướng với véctơ vận tốc Vétơ, có thể âm, dương hoặc bằng không * Mục tiêu: Nhớ được khái niệm và ý nghĩa biểu thức cơ năng. - Đáp án B: Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không Học sinh hiểu khái niệm cơ năng và nắng vững công thức: W = Wđ + Wt = m + mgh * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: Vô hướng, luôn dương Nếu học sinh hiểu nhầm cơ năng luôn dương thì sẽ chọn phương án này. - Câu C: Véctơ cùng hướng với véctơ vận tốc Nếu học sinh hiểu không kỹ khái niệm cơ năng thì sẽ cho rằng cơ năng cũng cùng hướng với véc tơ vận tốc như động lượng thì sẽ chọn phương án này. - Câu D: Véctơ, có thể âm, dương hoặc bằng không Nếu học sinh hiểu khong kỹ khái niệm cơ năng thì cho rằng cơ năng cũng là đại lượng vec tơ và cũng có thể âm, dương hoặc bằng không thì sẽ chọn phương án này. Câu 33: Phát biểu nào sau đây sai: Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi: Cùng là một dạng năng lượng Có dạng biểu thức khác nhau Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối Đều là đại lượng vô hướng,có thể âm,dương hoặc bằng không * Mục tiêu: So sánh được điểm khác biệt giữ thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi - Đáp án D: Đều là đại lượng vô hướng,có thể âm,dương hoặc bằng không Nếu học sinh nhớ các đặc điểm của thế năng hấp và thế năng đàn hồi, biết tìm ra điểm khác biệt giữa chúng sẽ chọn phương án này. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: Cùng là một dạng năng lượng Nếu học sinh học bài không kỹ sẽ chọn phương án này. - Câu B: Có dạng biểu thức khác nhau Nếu không nhớ công thức ,chỉ nhớ máy móc sẽ có thể chọn phương án này. - Câu C: Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối Những học sinh không hiểu khái niệm thế năng sẽ chọn phương án này. Câu 34: Đại lượng vật lý nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường? Động năng Thế năng Trọng lượng Động lượng * Mục tiêu: Hiểu và xác định sự phụ thuộc vào vị trí của thế năng. - Đáp án B: Thế năng Khi học sinh đã hiểu kĩ thế năng phụ thuộc vào khoảng cách và độ cao trong trọng trường sẽ chọn phương án B. * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: Động năng Khi học sinh không nhớ định nghĩa thế năng hấp dẫn sẽ chọn phương án này. - Câu C: Trọng lượng Nếu học sinh cho rằng trọng lượng cũng phụ thuộc vào vị trí thì sẽ chọn phương án C. - Câu D: Động lượng Phương án này đưa ra làm giảm xac suất cho những học sinh ưa may đoán mò. Câu 35: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng: J Kg./ N.m N.s * Mục tiêu: Kiểm tra khả năng nhớ các đơn vị có thể có của động năng - Đáp án D: N.m Đơn vị N.s không phải đơn vị của động năng * Phân tích phương đáp án nhiễu: - Câu A: J Nếu học sinh quên mất đơn vị của động năng sẽ chọn A. - Câu B: Kg./ Không học kĩ, không nhớ công thức tính động năng sẽ chọn B. - Câu C: N.m Không nhớ kĩ công thức định lý biến thiên động năng sẽ chọn C. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Các bài kiểm tra chắc nghiệm được xem như phương tiện để kiểm tra kiến thức kỹ năng trong dạy học. Vì vậy việc soạn thảo nội dung cụ thể các bài kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng. Song để viết được một bài trắc nghiệm đảm bảo giá trị, độ tin cậy và độ nhậy là một việc làm rất khó. Để cố gắng đạt được những điều đó, ở chương 2 chúng tôi thực hiện nghiên cứu nội dung kiến thức “Các định luật bảo toàn”, từ đó xác định mục tiêu về mặt trình độ nhận thức ứng với kiến thức mà học sinh cần đạt được kết hợp với việc vận dụng cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá để soạn thảo 35 câu hỏi TNKQNLC ở 3 trình độ nhận thức (nhớ, hiểu, vận dụng) nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, có thể áp dụng phương pháp trên để soạn thảo câu hỏi cho các phần khác trong chương trình Vật lý THPT nhằm đáp ứng những mục tiêu căn bản trong kiểm tra đánh giá, không ngừng nâng cao chất lượng dạy học vật lý. KẾT LUẬN Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một bộ phận hợp thành rất quan trọng của toàn bộ quá trình dạy học, bởi vì cấu trúc của quá trình dạy học đòi hỏi phải có sự vận hành của thành phần liên hệ ngược. Kiểm tra đánh giá khách quan, chính xác sẽ phản ánh đúng được vệc dạy của thầy, việc học của trò; từ đó giúp cho người thầy có phương hướng để điều chỉnh hoàn thiện phương pháp dạy học của mình. Thực tế cho thấy, với phương pháp kiểm tra truyền thống, các bài tự luận thật khó có thể cho giáo viên thông tin phản hồi nhanh và chính xác trên một vùng kiến thức rộng. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn và lý luận chúng tôi thấy bên cạnh các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan, trong đó có trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Đối chiếu với nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và giải thuyết khoa học đã đề ra, chúng tôi đã đạt được các kết quả sau đây: - Hệ thống lại cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá nói chung và cơ sở lý luận của phương pháp trắc nghiệm khách quan nói riêng. - Đề tài chúng tôi đã chỉ ra được hình thức kiểm tra đánh giá khả thi với quá trình dạy học. Đặc biệt phân tích sâu về việc cần soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. - Trên cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá và xuất phát từ mục tiêu cần đạt được khi giảng dạy chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 trung học phổ thông và do thời gian có hạn chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá sự nắm vững kiến thức của học sinh. Sau mỗi câu hỏi cần có đáp án và dự đoán sự lựa chọn các mồi nhử của học sinh. Với kết quả đạt được ở trên, đề tài đã đạt được các nhiệm vụ đặt ra. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra được các bài học: - Phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn là loại trắc nghiệm có thể cho thông tin phản hồi nhanh về tình hình, khả năng học tập của học sinh. Từ đó giáo viên có thể nhận định về tình hình chung của nhóm học sinh với những khó khăn, sai lầm mà họ gặp phải làm cơ sở để cải tiến phương pháp dạy học. Cũng qua bài kiểm tra, học sinh có thể tự đánh giá mình, tự nhận ra những sai lầm mà mình thường mắc để có kế hoạch tự bổ sung, hoàn thiện sai lầm mà mình thương mắc để có kế hoạch tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức. Với phương pháp này có thể tránh được tình trạng học tủ, học lệch, quay cóp. - Mỗi câu trắc nghiệm muốn đạt được độ khó, độ phân biệt mong muốn phải được thử nghiệm, phân tích và điều chỉnh nhiều lần trên các mẫu khác nhau; sau đó nhập vào ngân hàng câu hỏi ở trường phổ thông trung học. Từ đó giúp cho việc soạn đề thi dùng kiểm tra kết quả học tập trở nên dễ dàng, đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá của môn học. - Việc kiểm tra, đánh giá chỉ đạt kết quả tốt khi thầy dạy kĩ, dạy tốt. - Cần nâng cao tính tự học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tự nghiên cứu tài liệu dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo thì mới đạt mục tiêu đào tạo, cần kết hợp đánh giá của thầy và đánh giá của trò. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đến nay vẫn cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp kiểm tra,đánh giá đạt tính nghiêm túc, khách quan, công bằng và tránh tình trạng dạy tư, học tủ thì phương pháp trắc nghiệm khách quan phát huy tính ưu việt của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đoàn Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh: “Sách giáo khoa Vật lý 10”. NXBGD. 2. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đoàn Duy Hinh, Bùi Quang Hân: “Sách bài tập vật lý 11”.NXBGD. 3.Lương Duyên Bình. 2006. Sách giáo viên vật lý 10. NXB GD; 4. An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di, Nguyễn Văn Đồng: “Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông”, tập 1. NXBGD – 1979. 5. Trần Thuý Hằng và Đào Thị Thu Thuỷ. 2006. Thiết kế bài giảng vật lý 10 (tập hai). Hà Nội: NXB Hà Nội. 6. Nguyễn Phụng Hoàng. Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập. NXB GD. 7. Nguyễn Thế Khôi. 2006. Vật Lý 10 Nâng Cao. NXB GD. 8. Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Hoàng Kim, Vũ Thị Thanh Mai: “Phương pháp giải toán vật lý 11”.NXBGD. 9. Nguyễn Đình Noãn, Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước: “Các dạng bào tập trắc nghiệm vật lý 11”.NXBĐHSP. 10. Hoàng Đức Nhuận và PGS PTS Lê Đức Phúc.1995. Cơ sở lý luận của việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông. Hà Nội 11. Nguyễn Xuân Nùng (Biên dịch) và GS.TS. Lâm Quang Thiệp (Hiệu đính và giới thiệu). Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục. 1995. Hà Nội: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo vụ Đại học. 12. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế: “Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông”. NXBĐHSP. 13. Dương Thiệu Tống. 1995. Trắc nghiệm đo lường thành quả học tập. TP HCM: ĐHTH THPT. 14. Lý Minh Tiên. 1998. Chương trình phân tích bài Test – câu Test. TPHCM. 15. Trần Văn Thạnh. 2005. Bài kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. ĐHAG. 16. Phạm Viết Vượng. 1995. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương Các định luật bảo toàn của học sinh.doc
Luận văn liên quan