Xây dựng hệ thống thông quản lý vật tư ứng dụng tại công ty cổ phần phần mềm mastersoft

MỤC LỤC BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . v DANH MỤC CÁC BẢNG .vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .vii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG .4 1.1 Khảo sát sơ bộ . .4 1.2 Khảo sát nghiệp vụ hệ thống thông tin quản lý vật tư . 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .6 2.1 Tổng quan về cơ sở dữ liệu quan hệ . 6 2.1.1 Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu .6 2.1.2 Các phép toán trên CSDL quan hệ .6 2.1.3 Lý thuyết về chuẩn hoá các quan hệ 6 2.2 Khái quát về phân tích thiết kế hệ thống thông tin .7 2.3 Ngôn ngữ VisualC#.Net . .9 2.4 Hệ quản trị CSDL DB2 12 2.4.1 Tổng quan về DB2 Express-C . .12 2.4.2 Những điểm mới nổi bật của DB2 Express-C 13 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VẬT TƯ 14 3.1 Chức năng hệ thống quản lý vật tư . 14 3.2 Sơ đồ phân cấp chức năng (BFD) 15 3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) 15 3.3.1 Sơ đồ DFD mức khung cảnh . 15 3.3.2 Sơ đồ DFD mức 0 16 3.3.3 Sơ đồ DFD mức 1 16 3.3.3.1 Chức năng nhập kho .16 3.3.3.2 Chức năng xuất kho 17 3.3.3.3 Chức năng thu hồi vật tư 17 3.3.3.4 Chức năng báo cáo 18 3.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu 19 3.4.1 Sơ đồ thực thể kết hợp (ERD) .19 3.4.2 Lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ (DRD) . 19 3.4.3 Thiết kế các bảng cơ sở dữ liệu 20 CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH . .24 4.1 Cấu trúc chương trình .24 4.2 Đăng nhập hệ thống 25 4.3 Menu chương trình chính . 25 4.4 Danh mục 26 4.5 Chứng từ 29 4.6 Báo cáo . .34 KẾT LUẬN . 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC 45 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP . 47 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .48 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN . .49 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay Công nghệ thông tin (CNTT) được xem là nhu cầu thiết yếu đối với nhiều ngành nghề, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội khác. Rất nhiều phần mềm ứng dụng của Việt nam được ra đời như: Phần mềm kế toán doanh nghiệp, quản lý nhân sự, quản lý chấm công, quản lý bán hàng, quản lý vật tư ; Một số phần mềm này đã từng bước chiếm lĩnh được lòng tin của nhiều khách hàng. Bên cạnh đó để cho ra một sản phẩm phần mềm đáp ứng được nhu cầu của một tổ chức nào đó thì tiên quyết người thiết kế phải nắm được thực tế về quy trình nghiệp vụ của công ty, doanh nghiệp, tổ chức nhằm thiết kế, mô hình hóa được cơ sở dữ liệu để quản lý. Các chương trình ứng dụng phải đảm bảo độ chính xác cũng như việc lưu trữ, tra cứu, kiểm kê . Phần mềm phải đáp ứng được các nhu cầu mới phát sinh và cho hiệu quả kinh tế đồng thời phải phù hợp với quy mô và khả năng tài chính của doanh nghiệp đó. Chúng ta đã biết ngày nay nền kinh tế toàn cầu đang đi vào hội nhập, vì vậy để phát triển được nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá thì CNTT phải trở thành cầu nối xuyên quốc gia trong các hoạt động và tổ chức kinh tế, thương mại. Việc áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại vào đời sống (quản lý) đã dần thay thế các phương pháp thủ công cũ kỹ bằng chương trình phần mềm được cài đặt trên máy tính, giảm bớt đi thời gian, nhân lực, tăng độ chính xác và bảo mật cao. Những phần mềm quản lý sẽ là công cụ cần cho mỗi doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với những ưu điểm, tính năng vượt trội đó cộng với niềm say mê phần mềm em quyết định chọn đề tài : “Xây dựng hệ thống thông quản lý vật tư ứng dụng tại Công ty Cổ phần Phần mềm Mastersoft” làm chuyên đề tốt nghiệp. Mục đích Khi tìm hiểu chuyên đề này sẽ giúp em hiểu rõ hơn về quá trình phân tích thiết kế và tạo lập một phần mềm ứng dụng. Đồng thời vận dụng các kiến thức từ môn Cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế hệ thống kết hợp với một số ngôn ngữ lập trình để phục vụ cho quá trình phân tích hệ thống và cài đặt trên chương trình phần mềm. Chương trình sau khi cài đặt có thể phát triển để ứng dụng vào quản lý vật tư tại Công ty Cổ Phần Phần mềm Mastersoft. Nhiệm vụ Tìm hiểu các đặc điểm và mô tả hệ thống quản lý vật tư tại Công ty Cổ Phần Phần mềm MasterSoft. Tìm hiểu cách thức quản lý vật tư trong thực tế, tìm hiểu hiện trạng và mô tả hệ thống vật tư qua các thực thể. Phân tích hệ thống quản lý vật tư tại Công ty Cổ Phần Phần mềm MasterSoft. Từ các thực thể đã mô tả ta phân tích và chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng sơ đồ mối liên hệ giữa các thực thể. Thiết kế dữ liệu: Tạo các bảng lưu dữ liệu, các biểu mẫu, procedure, truy vấn và báo cáo. Lập trình tạo lập phần mềm quản lý vật tư tại Công ty Cổ Phần Phần mềm MasterSoft trên nền ngôn ngữ C# và HQTCSDL DB2. Cài đặt chương trình trên môi trường dotNet (.NET). Chạy ứng dụng trên môi trường Windows và tiến hành kiểm thử phần mềm. Đối tượng và phạm vi Đối tượng: Qui trình quản lý vật tư tại Công ty Cổ phần Phần mềm MasterSoft, thực trạng quản lý và xây dựng phần mềm quản lý vật tư tại đây. Phạm vi: Bao gồm tìm hiểu thực trạng, phân tích thiết kế hệ thống thông tin, lập trình tạo lập phần mềm ứng dụng quản lý vật tư theo Serinumber của sản phẩm tại công ty; Sử dụng ngôn ngữ Csharp (C#) để lập trình và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu DB2. Phương pháp Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thiện chuyên đề này, bản thân đã sử dụng chủ yếu là các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết. - Phương pháp trao đổi. - Phương pháp thực nghiệm. Kết cấu của chuyên đề Gồm 4 chương chính bao gồm các nội dung: Chương 1. Giới thiệu về công ty, sơ đồ tổ chức, quy trình nhập xuất vật tư. Chương 2. Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu, Ngôn ngữ lập trình C#, Hệ quản trị DB2. Chương 3. Phân tích thiết kế hệ thống Quản lý vật tư, thiết kế cơ sở dữ liệu . Chương 4. Cài đặt chương trình, kết cấu chương trình, kết quả chạy chương trình cộng với một số hướng dẫn sử dụng nhỏ. Một lần nữa em xin được gởi lời cảm ơn đến thầy giáo - tiến sĩ Nguyễn Trần Quốc Vinh Khoa Thống Kê - Tin Học và toàn thể anh em trong Công ty Cổ phần Phần mềm Matstersoft đã tạo điều kiện giúp đỡ em để hoàn thành chuyên đề này. Song thời gian giới hạn và trình độ có phần hạn chế nên quá trình phân tích và thiết kế đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của quý thầy, cô. Em xin chân thành cảm ơn!

pdf58 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4037 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng hệ thống thông quản lý vật tư ứng dụng tại công ty cổ phần phần mềm mastersoft, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức nào đó thì tiên quyết người thiết kế phải nắm được thực tế về quy trình nghiệp vụ của công ty, doanh nghiệp, tổ chức… nhằm thiết kế, mô hình hóa được cơ sở dữ liệu để quản lý. Các chương trình ứng dụng phải đảm bảo độ chính xác cũng như việc lưu trữ, tra cứu, kiểm kê…. Phần mềm phải đáp ứng được các nhu cầu mới phát sinh và cho hiệu quả kinh tế đồng thời phải phù hợp với quy mô và khả năng tài chính của doanh nghiệp đó. Chúng ta đã biết ngày nay nền kinh tế toàn cầu đang đi vào hội nhập, vì vậy để phát triển được nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá thì CNTT phải trở thành cầu nối xuyên quốc gia trong các hoạt động và tổ chức kinh tế, thương mại. Việc áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại vào đời sống (quản lý) đã dần thay thế các phương pháp thủ công cũ kỹ bằng chương trình phần mềm được cài đặt trên máy tính, giảm bớt đi thời gian, nhân lực, tăng độ chính xác và bảo mật cao. Những phần mềm quản lý sẽ là công cụ cần cho mỗi doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với những ưu điểm, tính năng vượt trội đó cộng với niềm say mê phần mềm em quyết định chọn đề tài : “Xây dựng hệ thống thông quản lý vật tư ứng dụng tại Công ty Cổ phần Phần mềm Mastersoft” làm chuyên đề tốt nghiệp. Mục đích Khi tìm hiểu chuyên đề này sẽ giúp em hiểu rõ hơn về quá trình phân tích thiết kế và tạo lập một phần mềm ứng dụng. Đồng thời vận dụng các kiến thức từ môn Cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế hệ thống… kết hợp với một số ngôn ngữ lập trình để phục vụ cho quá trình phân tích hệ thống và cài đặt trên chương trình phần & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 2 mềm. Chương trình sau khi cài đặt có thể phát triển để ứng dụng vào quản lý vật tư tại Công ty Cổ Phần Phần mềm Mastersoft. Nhiệm vụ Tìm hiểu các đặc điểm và mô tả hệ thống quản lý vật tư tại Công ty Cổ Phần Phần mềm MasterSoft. Tìm hiểu cách thức quản lý vật tư trong thực tế, tìm hiểu hiện trạng và mô tả hệ thống vật tư qua các thực thể. Phân tích hệ thống quản lý vật tư tại Công ty Cổ Phần Phần mềm MasterSoft. Từ các thực thể đã mô tả ta phân tích và chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng sơ đồ mối liên hệ giữa các thực thể. Thiết kế dữ liệu: Tạo các bảng lưu dữ liệu, các biểu mẫu, procedure, truy vấn và báo cáo. Lập trình tạo lập phần mềm quản lý vật tư tại Công ty Cổ Phần Phần mềm MasterSoft trên nền ngôn ngữ C# và HQTCSDL DB2. Cài đặt chương trình trên môi trường dotNet (.NET). Chạy ứng dụng trên môi trường Windows và tiến hành kiểm thử phần mềm. Đối tượng và phạm vi Đối tượng: Qui trình quản lý vật tư tại Công ty Cổ phần Phần mềm MasterSoft, thực trạng quản lý và xây dựng phần mềm quản lý vật tư tại đây. Phạm vi: Bao gồm tìm hiểu thực trạng, phân tích thiết kế hệ thống thông tin, lập trình tạo lập phần mềm ứng dụng quản lý vật tư theo Serinumber của sản phẩm tại công ty; Sử dụng ngôn ngữ Csharp (C#) để lập trình và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu DB2. Phương pháp Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thiện chuyên đề này, bản thân đã sử dụng chủ yếu là các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết. - Phương pháp trao đổi. - Phương pháp thực nghiệm. & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 3 Kết cấu của chuyên đề Gồm 4 chương chính bao gồm các nội dung: Chương 1. Giới thiệu về công ty, sơ đồ tổ chức, quy trình nhập xuất vật tư. Chương 2. Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu, Ngôn ngữ lập trình C#, Hệ quản trị DB2. Chương 3. Phân tích thiết kế hệ thống Quản lý vật tư, thiết kế cơ sở dữ liệu… . Chương 4. Cài đặt chương trình, kết cấu chương trình, kết quả chạy chương trình cộng với một số hướng dẫn sử dụng nhỏ. Một lần nữa em xin được gởi lời cảm ơn đến thầy giáo - tiến sĩ Nguyễn Trần Quốc Vinh Khoa Thống Kê – Tin Học và toàn thể anh em trong Công ty Cổ phần Phần mềm Matstersoft đã tạo điều kiện giúp đỡ em để hoàn thành chuyên đề này. Song thời gian giới hạn và trình độ có phần hạn chế nên quá trình phân tích và thiết kế đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của quý thầy, cô. Em xin chân thành cảm ơn! & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 4 CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 1.1 Khảo sát sơ bộ 1.1.1 Giới thiệu công ty Mastersoft là công ty Phần mềm chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực; Công ty đã nghiên cứu, tư vấn giải pháp, phát triển và triển khai rất hiệu quả các ứng dụng hệ thống phần mềm máy tính vào quản lý sản xuất kinh doanh đã nâng cao rõ rệt hiệu quả điều hành, quản trị cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh – xã hội. Sản phẩm của Mastersoft tiêu biểu là “Phần mềm kế toán”, “Quản lý nhân sự”, “Chấm công, tiền lương * Có tích hợp máy đọc mã vạch (Barcode)..”, “Quản lý nhà hàng, khách sạn * Có tích hợp module tính cước điện thoại ...”, … 1.1.2 Bộ máy tổ chức Hình 1.1 - Sơ đồ tổ chức của công ty MasterSoft 1.2 Khảo sát nghiệp vụ hệ thống thông tin quản lý vật tư 1.2.1 Nghiệp vụ quản lý - Quá trình nhập vật tư : Khi công ty có yêu cầu nhập vật tư, hàng hóa, thiết bị thì phòng kinh doanh sẽ phân tích và chọn nhà cung cấp sau đó tiến hành giao dịch để nhập hàng. Nhà cung cấp sẽ xuất hàng và lập hóa đơn cho công ty. Hàng hóa nhập về được nhập vào kho và thông tin nhập kho sẽ được lưu trong phiếu nhập kho. Sau đó chứng từ sẽ được chuyển đến phòng kế toán. Khi đó phòng phòng kế toán sẽ tiến hành lập phiếu & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 5 chi để xuất tiền để thanh toán cho nhà cung cấp. Thông tin nhập hàng và thanh toán hàng cho nhà cung cấp sẽ được bộ phận quản lý lưu vào sổ. - Quá trình xuất vật tư, hàng hóa: Khi khách hàng có nhu cầu nhập hàng từ công ty, nhân viên sẽ dựa trên yêu cầu của khách hàng và căn cứ vào kết quả thống kê kho hàng để trả lời yêu cầu khách hàng. Nếu vật tư trong kho đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì nhân viên căn cứ vào hóa đơn bán hàng để tiến hành lập phiếu xuất kho. Cuối cùng nhân viên bán hàng sẽ thực hiện giao hàng cho khách và thu tiền hàng. Thông tin phiếu xuất sẽ được lưu lại. Nếu hàng hóa trong kho không đáp ứng ngay được nhu cầu của khách thì nhân viên của công ty sẽ thương lượng với khách để thay đổi chủng loại hàng, hoặc sắp xếp lại thời gian giao hàng để công ty có đủ thời gian nhập hàng về đáp ứng cho khách. - Quá trình thu lại vật tư, hàng hóa: Khi khách hàng có nhu cầu trả lại vật tư đã nhập từ công ty, nhân viên sẽ kiểm tra thông tin của vật tư, khách hàng và căn cứ vào kết quả thống kê kho hàng để trả lời yêu cầu khách hàng. Nếu vật tư đã có xuất bán, và đúng tên khách hàng thì vật tư sẽ được thu lại và nhập vào như quá trình nhập. - Theo định kỳ, bộ phận kinh doanh thống kê lại thông tin vật tư. Hàng tháng, quý, năm để nắm được tình hình nhập, xuất tại công ty thì ban lãnh đạo của công ty yêu cầu nhân viên phòng kế toán và phòng kinh doanh gửi báo cáo về tình hình nhập xuất vật tư, hàng hóa … 1.2.2 Ưu nhược điểm của hệ thống Công ty Cổ phần Phần mềm Mastersoft có nhiều vật tư, công cụ với các hoạt động nhập vật tư, xuất vật tư, thu hồi vật tư, báo cáo tồn kho, báo cáo vật tư hàng hóa theo định kì. Do đó một chương trình quản lí vật tư ra đời sẽ giúp cho các kế toán, người quản lý đỡ mất thời gian tìm kiếm so với thao tác thủ công trong mớ tài liệu, giúp việc quản lí vật tư và công cụ thuận tiện, nhanh chóng hơn. & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về cơ sở dữ liệu quan hệ 2.1.1 Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu (CSDL) là nguồn cung cấp thông tin cho hệ thống thông tin trên máy tính, trong đó các dữ liệu được lưu trữ một cách co cấu trúc theo một quy định nào đó nhằm giảm thiểu sự dư thừa và đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu. [1, 2, 5]. 2.1.2 Các phép toán trên CSDL quan hệ Các phép tính cơ bản thay đổi một cơ sở dữ liệu là: chèn(insert), loại bỏ(delete) và thay đổi(change). Trong mô hình CSDL quan hệ, các phép tính này được áp dụng cho từng bộ của các quan hệ lưu trữ trong máy. + Phép chèn: Thêm một bộ vào quan hệ r{A1,..., An} có dạng r = r È t. + Phép loại bỏ: Xoá một bộ ra khỏi quan hệ cho trước, có dạng r = r – t + Phép thay đổi: Gọi tập C1,..., Cp} Í {A1,..., An} là tập các thuộc tính mà tại đó các giá trị của bộ cần thay đổi khi đó phép thay đổi có dạng r = r \ t È t¢. [2, 11, 15, 16]. 2.1.3 Lý thuyết về chuẩn hoá các quan hệ 2.1.3.1 Các khái niệm - Thuộc tính khoá: Cho một lược đồ quan hệ R trên tập thuộc tính U={A1,...,An}. Thuộc tính A ÎU dược gọi là thuộc tính khoá nếu A là thành phần thuộc một khoá nào đó của R, ngược lại A là thuộc tính không khoá - Phụ thuộc hàm: Cho R là một lược đồ quan hệ trên tập thuộc tính U={A1,..., An} và X,Y là tập con của U. Nói rằng X ® Y(X xác định hàm Y hay Y phụ thuộc hàm vào X) nếu r là một quan hệ xác định trên R(U) sao cho bất kỳ hai bộ t1, t2 Î r. Nếu t1[X]=t2[X] thì t1[Y]=t2[Y] Nói cách khác, phụ thuộc hàm có nghĩa là với mọi giá trị của khoá tại mọi thời điểm được xét, chỉ có một giá trị cho từng thuộc tính khác trong quan hệ. & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 7 - Phụ thuộc hàm đầy đủ: Y là phụ thuộc hàm đầy đủ vào X nếu Y là phụ thuộc hàm vào X nhưng không phụ thuộc vào bất kỳ một tập hợp con thực sự nào của X. [1, 2] 2.1.3.2 Các dạng chuẩn - Dạng chuẩn thứ nhất (First Normal Form- 1NF): Một lược đồ quan hệ R được gọi là dạng chuẩn thứ nhất khi và chỉ khi toàn bộ các miền có mặt trong R đều chỉ chứa các giá trị nguyên tố, tức là các giá trị đơn. - Dạng chuẩn thứ hai(2NF): Lược đồ quan hệ R ở dạng chuẩn hai nếu nó ở dạng chuẩn một và nếu mỗi thuộc tính không khoá của R là phụ thuộc hàm đầy đủ vào khoá chính, không phụ thuôc hàm vào một phần của khoá. - Dạng chuẩn thứ ba (3NF): Lược đồ quan hệ R ở dạng chuẩn ba nếu nó ở dạng chuẩn hai và mỗi thuộc tính không khoá của R không phụ thuộc hàm bắc cầu vào khoá chính. Hay nói cách khác, các thuộc tính không khoá không phụ thuộc hàm vào bất kỳ phần tử không phải khoá nào. [1, 2, 9] 2.2 Khái quát về phân tích thiết kế hệ thống thông tin Định nghĩa Hệ thống thông tin quản lý là một cấu trúc hợp nhất các cơ sở dữ liệu và dòng thông tin thông qua tổ chức nhiều cấp có các nhóm thành phần thực hiện nhiều nhiệm vụ để hoàn thành một mục tiêu thống nhất. Đặc trưng của các hệ thông tin quản lý - Hỗ trợ cho chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ. - Dùng cơ sở dữ liệu hợp nhất và hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực chức năng. - Cung cấp cho các nhà quản lý các cấp tác nghiệp, sách lược, chiến lược khả năng dễ dàng thâm nhập các thông tin theo thời gian. - Đủ mềm dẻo và có thể thích ứng với những thay đổi về nhu cầu thông tin của tổ chức. - Cung cấp lớp vỏ an toàn cho hệ thông để giới hạn việc thâm nhập của các nhân viên không có quyền. Yêu cầu của hệ thông tin quản lý & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 8 - Hệ thống thông tin phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao hơn, tốt hơn so với khi sử dụng hệ thống cũ, đồng thời phải có tính mở, đáp ứng sự phát triển trong tương lai. Đầu ra của hệ thống phải mềm dẻo, linh hoạt, đáp ứng cao và nhanh nhất yêu cầu về thông tin của nhà quản lý. - Hệ thống phải có khả năng lưu trữ, truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng chính xác, phải có tính mở, có khả năng kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu, phát hiện và xử lý lỗi. - Giao diện giữa người và máy phải được thiết kế khoa học, thân thiện, gọn và có tính thống nhất về phương pháp làm việc, cách trình bày. [1, 2, 5 ,11, 15, 16, 17] & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 9 2.3 Ngôn ngữ VisualC#.Net 2.3.1 Microsoft .NET và C# 2.3.1.1 Tổng quan Microsoft .NET gồm 2 phần chính : Framework và Integrated Development Environment(IDE). Framework cung cấp những gì cần thiết và căn bản, chữ Framework có nghĩa là khung hay khung cảnh trong đó ta dùng những hạ tầng cơ sở theo một qui ước nhất định để công việc được trôi chảy. IDE thì cung cấp một môi trường giúp chúng ta triển khai dễ dàng, và nhanh chóng các ứng dụng dựa trên nền tảng .NET. Nếu không có IDE chúng ta cũng có thể dùng một trình soạn thảo ví như Notepad hay bất cứ trình soạn thảo văn bản nào và sử dụng command line để biên dịch và thực thi, tuy nhiên việc này mất nhiều thời gian. Thành phần Framework là quan trọng nhất .NET là cốt lõi và tinh hoa của môi trường, còn IDE chỉ là công cụ để phát triển dựa trên nền tảng đó thôi. Trong .NET toàn bộ các ngôn ngữ C#, Visual C++ hay Visual Basic.NET đều dùng cùng một IDE. 2.3.1.2 Thư viện lớp .NET Framework .Net hỗ trợ tích hợp ngôn ngữ , tức là ta có thể kế thừa các lớp, bắt các biệt lệ, đa hình thông qua nhiều ngôn ngữ. .NET Framework thực hiện được việc này nhờ vào đặc tả Common Type System - CTS (hệ thống kiểu chung) mà tất cả các thành phần .Net đều tuân theo. Ví dụ, mọi thứ trong .Net đều là đối tượng, thừa kế từ lớp gốc System.Object. Ngoài ra .Net còn bao gồm Common Language Specification - CLS (đặc tả ngôn ngữ chung). Nó cung cấp các qui tắc cơ bản mà ngôn ngữ muốn tích hợp phải thỏa mãn. CLS chỉ ra các yêu cầu tối thiểu của ngôn ngữ hỗ trợ .Net. Trình biên dịch tuân theo CLS sẽ tạo các đối tượng có thể tương hợp với các đối tượng khác. Bộ thư viện lớp của khung ứng dụng (Framework Class Library - FCL) có thể được dùng bởi bất kỳ ngôn ngữ nào tuân theo CLS. .NET Framework nằm ở tầng trên của hệ điều hành (bất kỳ hệ điều hành nào không chỉ là Windows). dotNET Framework bao bao gồm: • Bốn ngôn ngữ chính thức: C#, VB.Net, C++ và Jscript.NET & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 10 • Common Language Runtime - CLR, nền tảng hướng đối tượng cho phát triển ứng dụng Windows và web mà các ngôn ngữ có thể chia sẻ sử dụng. • Bộ thư viện Framework Class Library - FCL. Hình 2.1 - Kiến trúc khung ứng dụng .NET Thành phần quan trọng nhất của .NET Framework là CLR, nó cung cấp môi trường cho ứng dụng thực thi, CLR là một máy ảo, tương tự máy ảo Java. CLR kích hoạt đối tượng, thực hiện kiểm tra bảo mật, cấp phát bộ nhớ, thực thi và thu dọn chúng. Trong hình 2.1 tầng trên của CLR bao gồm: • Các lớp cơ sở • Các lớp dữ liệu và XML • Các lớp cho dịch vụ web, web form và Windows form. Các lớp này được gọi chung là FCL, Framework Class Library, cung cấp API hướng đối tượng cho tất cả các chức năng của .NET Framework (hơn 5000 lớp). Các lớp cơ sở tương tự với các lớp trong Java. Các lớp này hỗ trợ các thao tác nhập xuất, thao tác chuổi, văn bản, quản lý bảo mật, truyền thông mạng, quản lý tiểu trình và các chức năng tổng hợp khác … Trên mức này là lớp dữ liệu và XML. Lớp dữ liệu hỗ trợ việc thao tác các dữ liệu trên cơ sở dữ liệu. Các lớp này bao gồm các lớp SQL (Structure Query & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 11 Language: ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc) cho phép ta thao tác dữ liệu thông qua một giao tiếp SQL chuẩn. Ngoài ra còn một tập các lớp gọi là ADO.Net cũng cho phép thao tác dữ liệu. Lớp XML hỗ trợ thao tác dữ liệu XML, tìm kiếm và diễn dịch XML. Trên lớp dữ liệu và XML là lớp hỗ trợ xây dựng các ứng dụng Windows (Windows forms), ứng dụng Web (Web forms) và dịch vụ Web (Web services). 2.3.1.3 Ngôn ngữ C# Ngôn ngữ C# là một ngôn ngữ được dẫn xuất từ C và C++, nhưng nó được tạo từ nền tảng phát triển hơn. Microsoft bắt đầu với công việc trong C và C++ và thêm vào những đặc tính mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn. - C# là ngôn ngữ đơn giản. - C# là ngôn ngữ hướng đối tượng. - C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và cũng mềm dẻo. - C# là ngôn ngữ ít từ khóa. - C# là ngôn ngữ hướng module. [5 , 6 , 17] & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 12 2.4 Hệ quản trị CSDL DB2 2.4.1 Tổng quan về DB2 Express-C Phầm mềm máy chủ dữ liệu DB2 Express-C là sản phẩm thuộc dòng IBM DB2 – bao gồm những phần mềm máy chủ dữ liệu quản lý cả dữ liệu quan hệ và dữ liệu XML. DB2 Express-C là phiên bản miễn phí, không giới hạn và dễ sử dụng của DB2. Chữ ‘C’ trong DB2 Express-C là viết tắt của từ Cộng đồng (Communti). Một cộng đồng gồm những người sử dụng DB2 Express-C kết hợp lại giúp đỡ nhau, cả trực tuyến và không trực tuyến. Cộng đồng DB2 Express-C bao gồm nhiều cá nhân và các công ty thiết kế, phát triển, triển khai hay sử dụng các giải pháp cơ sở dữ liệu. Các thành viên của cộng đồng bao gồm: - Những nhà phát triển ứng dụng cần đến một phần mềm cơ sở dữ liệu chuẩn và mở để xây dựng các ứng dụng độc lập, dạng khách chủ, trên nền web hay chương trình ứng dụng kinh doanh. - ISVs – các nhà cung cấp phần mềm độc lập, những nhà cung cấp phần cứng, cơ sở hạ tầng hay những giải pháp khác, muốn đóng gói một máy chủ dữ liệu đầy đủ tính năng như một phần trong giải pháp của họ. - Những nhà cố vấn, quản trị cơ sở dữ liệu và các kiến trúc sư công nghệ thông tin cần một nhà máy chủ dữ liệu mạnh để luyện tập, phát triển kỹ năng, làm mô hình và đánh giá. - Những công ty mới thành lập, hay những công ty vừa và nhỏ cần đến một máy chủ dữ liệu tin cậy cho các ứng dụng và hoạt động của công ty. - Những người yêu thích cơ sở dữ liệu và hứng thú với công nghệ mới muốn có một máy chủ dữ liệu dễ sử dụng để xây dựng Web 2.0 và các ứng dụng trong thế hệ mới. - Sinh viên, giáo viên và những người dùng vì mục đích học tập, nghiên cứu muốn có một máy chủ dữ liệu linh hoạt để giảng dạy, học tập và nghiên cứu. DB2 Express-C có dùng các tính năng cơ bản và cùng nền tảng như các phiên bản thương mại của DB2 trên Linux, Unix và Windows. DB2 Express-C có thể chạy trên cả hệ thống 32 - bit và 64 – bit với hệ điều hành Linux hoặc Windows. Nó có thể chạy trên một hệ thống với bất kì bộ vi xử lý và bộ nhớ nào, và không yêu & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 13 cầu một bộ nhớ chuyên dụng hay cài đặt nào khác trên hệ thống. DB2 Express-C còn bao gồm pureXML. PureXML là một công nghệ duy nhất chỉ có của DB2, nó lưu trữ và xử lý trực tiếp các văn bản XML. 2.4.2 Những điểm mới nổi bật của DB2 Express-C Tự do phát triển, triển khai và phân phối … không có giới hạn. Đó chính là ý tưởng chính của DB2 Express-C: - Tự do phát triển: Nếu bạn là một nhà phát triển ứng ụng và cần một cơ sở dữ liệu cho chính ứng dụng của bạn, bạn có thể dùng DB2 Express-C. - Tự do triển khai: Nếu bạn đang làm trong khâu sản xuất, và cần một hệ thống quản lý dữ liệu lưu lại những thông tin quan trọng, bạn có thể dùng DB2 Express-C. - Tự do phân phối: Nếu bạn đang phát triển một ứng dụng hay một công cụ cần đến một máy chủ dữ liệu đóng gói, bạn có thể dùng DB2 Express-C. Mặc dù DB2 Express-C được nhúng trong sản phẩm của bạn, và được phân phối mỗi khi bạn bán sản phẩm của mình, nó vẫn miễn phí. Bạn cần phải đăng ký với IBM để tái phân phối DB2 Express-C; tất nhiên việc đăng ký là miễn phí. - Không giới hạn: Trong khi những hệ cơ sở dữ liệu khác có giới hạn về kích thước, số lượng cơ sở dữ liệu và số người dùng, với DB2 Express-C không có các giới hạn về kích thước dữ liệu. Cơ sở dữ liệu của bạn có thể tiếp tục phát triển mà không vi phạm điều khoản sử dụng. Cũng không có điều khoản nào giới hạn số kết nối hay số người sử dụng trên mỗi máy chủ. [14] & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 14 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VẬT TƯ 3.1 Chức năng hệ thống quản lý vật tư 3.1.1 Các nghiệp vụ chính của hệ thống - Quản lý vật tư nhập về (theo số Serinumber), từ đó lập phiếu nhập kho. - Quản lý vật tư xuất đi (theo số Serinumber), từ đó lập phiếu xuất kho. - Quản lý vật thu hồi trở lại kho, có đối chiếu với Seri ở phiếu xuất. - Lên báo cáo nhập, xuất vật tư, vật tư tồn kho theo số chứng từ, ngày... - Lên báo cáo nhập xuất tồn. 3.1.2 Các dữ liệu cần quản lý của chương trình 3.1.2.1 Các dữ liệu đầu vào - Thêm, xóa, sửa danh sách vật tư, kho hàng … để phục vụ cho việc cập nhật các chứng từ ; phiếu nhập kho, xuất kho …. - Thêm, xóa, sửa danh sách nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên … phục vụ cho việc cập nhật các danh mục. 3.1.2.2 Các dữ liệu đầu ra - Báo cáo vật tư đã nhập kho, xuất kho, giá trị gốc của vật tư … - In phiếu nhập kho, xuất kho. - Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn. & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 15 3.2 Sơ đồ phân cấp chức năng (BFD) 3.2.1 Sơ đồ Hình 3.1 - Sơ đồ BFD 3.2.2 Mô tả các chức năng - Cập nhật các danh mục . - Quản lý nhập vật tư, hàng hóa. - Quản lý xuất vật tư, hàng hóa. - Quản lý thu hồi vật tư đã xuất kho. - Báo cáo nhập xuất tồn. 3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) 3.3.1 Sơ đồ DFD mức khung cảnh Hình 3.2 - Sơ đồ ngữ cảnh & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 16 3.3.2 Sơ đồ DFD mức 0 2.0 Nhập hàng Nhà cung cấp 3.0 Xuất hàng 5.0 Lập báo cáo Khách hàng Lãnh đạo Danh sách NCC Hóa đơn, danh sách hàng Phiếu nhập kho Thông tin nhà cung cấp Phiếu nhập Danh sách hàng Đơn mua hàng Phiếu xuất kho Phiếu xuấtPhiếu xuất kho 4.0 Thu hồi Thông tin vật tư Phiếu thu hồi Phiếu xuất kho Phiếu thu hồiPhiếu thu hồi Phiếu nhập Phiếu nhập Danh sách hàng Phiếu nhập Phiếu thu Yêu cầu báo cáo Báo cáo theo yêu cầu Danh sách hàng Danh sách Khách hàng Thông tin khách hàng 1.0 Đăng nhập hệ thống Nhân viên Thông tin đăng nhập Kết quả đăng nhập Danh sách Nhân viên Danh sách Nhân viên Danh sách Nhân viên Đơn đặt hàng Hình 3.3 - Sơ đồ DFD mức 0 3.3.3 Sơ đồ DFD mức 1 3.3.3.1 Chức năng nhập kho Hình 3.4 - Sơ đồ DFD mức 1 chức năng nhập kho & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 17 3.3.3.2 Chức năng xuất kho Hình 3.5 - Sơ đồ DFD mức 1 chức năng xuất kho 3.3.3.3 Chức năng thu hồi vật tư Hình 3.6 - Sơ đồ DFD mức 1 chức năng thu hồi vật tư & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 18 3.3.3.4 Chức năng báo cáo 5.1 Lập danh sách mặt hàng nhập QUẢN LÝ KHO 5.2 Lập báo cáo hàng tồn Phiếu Xuất Phiếu nhập Phiếu thu hồi Yêu cầu báo cáo Báo cáo hàng tồn Yêu cầu báo cáo Báo cáo NXT 5.4 Lập bảng kê phiếu xuất 5.3 Lập bảng kê phiếu nhập Phiếu Xuất Phiếu nhập Phiếu thu hồi Bảng kê phiếu nhập Bảng kê phiếu xuất Hình 3.7 - Sơ đồ DFD mức 1 chức năng báo cáo & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 19 3.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu 3.4.1 Sơ đồ thực thể kết hợp (ERD) Hình 3.8 - Sơ đồ thực thể kết hợp (ERD) 3.4.2 Lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ (DRD) Hình 3.9 - Sơ đồ cơ sở dữ liệu quan hệ (DRD) & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 20 3.4.3 Thiết kế các bảng cơ sở dữ liệu Danh mục Bảng 3.1 - Danh mục khách hàng Tên Bảng Tên Trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Thuộc tính (Null) MAKH VARCHAR 30 No, PK TENKHANG GRAPHIC 100 No DIACHI GRAPHIC 100 Yes SODIENTHOAI VARCHAR 50 Yes GHICHU GRAPHIC 100 Yes DM_KHACHHANG MST VARCHAR 30 Yes Bảng 3.2 - Danh mục nhà cung cấp Tên Bảng Tên Trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Thuộc tính (Null) MANCC CHARACTER 30 No TENNHACC VARCHAR 100 No DIACHI VARCHAR 100 Yes SODIENTHOAI VARCHAR 50 Yes GHICHU VARCHAR 200 Yes DM_KHACCAP MST BIGINT 8 Yes Bảng 3.3 - Danh mục nhân viên Tên Bảng Tên Trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Thuộc tính (Null) MANV VARCHAR 30 No, PK MACV INTEGER 4 No, FK TENDANGNHAP VARCHAR 100 No MATKHAU VARCHAR 100 No TENNV GRAPHIC 100 Yes DM_NHANVIEN GHICHU GRAPHIC 100 Yes Bảng 3.4 - Danh mục chức vụ Tên Bảng Tên Trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Thuộc tính (Null) MACV INTEGER 4 No, PK TENCV GRAPHIC 30 No DM_CV GHICHU GRAPHIC 100 Yes & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 21 Bảng 3.5 - Danh mục mặt hàng Tên Bảng Tên Trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Thuộc tính (Null) MAMH VARCHAR 30 No, PK TENMATHANG GRAPHIC 50 No DONVITINH VARCHAR 50 No DM_MATHHANG GHICHU GRAPHIC 100 Yes Bảng 3.6 - Danh mục sản phẩm Tên Bảng Tên Trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Thuộc tính (Null) SERINUMBER VARCHAR 30 No, PK MAMH VARCHAR 30 No, FK MA_KHO VARCHAR 30 No, FK TTRANG INTEGER 4 No DONGIA DOUBLE 8 No DM_SANPHAM SOPN INTEGER 4 No,FK Bảng 3.7 - Danh mục kho Tên Bảng Tên Trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Thuộc tính (Null) MAKHO VARCHAR 10 No, PK TENKHO VARCHAR 100 No DM_KHO GHICHU GRAPHIC 100 Yes & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 22 Chứng từ Bảng 3.8 - Chứng từ phiếu nhập Tên Bảng Tên Trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Thuộc tính (Null) SOPN INTEGER 4 No, PK DIENGIAI GRAPHIC 100 No MANCC VARCHAR 30 No, FK MANV VARCHAR 30 No, FK NGAYNHAP DATE 4 Yes TONGTIEN DOUBLE 8 No GHICHU GRAPHIC 100 Yes DM_PHIEUNHAP SO_CT VARCHAR 30 Yes Bảng 3.9 - Chứng từ phiếu xuất Tên Bảng Tên Trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Thuộc tính (Null) SOPX INTEGER 4 No, PK DIENGIAI GRAPHIC 50 Yes MANV VARCHAR 30 No, FK MAKH VARCHAR 30 No, FK NGAYXUAT DATE 4 No TONGTIEN DOUBLE 8 No DM_PHIEUXUAT SO_CT VARCHAR 30 Yes Bảng 3.10 - Chi tiết phiếu xuất Tên Bảng Tên Trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Thuộc tính (Null) ID INTEGER 4 No, PK SERINUMBER VARCHAR 30 No, FK SOPX INTEGER 4 No, FK DONGIA DOUBLE 8 No DM_CTPHIEUXUAT GHICHU GRAPHIC 100 Yes & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 23 Bảng 3.11 - Chứng từ phiếu thu SOPTH INTEGER 4 No, PK DIENGIAI GRAPHIC 50 Yes MANV VARCHAR 30 No, FK MAKH VARCHAR 30 No, FK NGAYTHU DATE 4 No TONGTIEN DOUBLE 8 No DM_PHIEUTHUHOI SO_CT VARCHAR 30 Yes Bảng 3.12 - Chi tiết phiếu thu Tên Bảng Tên Trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Thuộc tính (Null) ID INTEGER 4 No, PK SERINUMBER VARCHAR 30 No, FK SOPTH INTEGER 4 No, FK DONGIA DOUBLE 8 No DM_CTPTHUHOI GHICHU GRAPHIC 100 Yes & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 24 CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 4.1 Cấu trúc chương trình Chương trình được tách thành các đối tượng chính như sau: + Project Main : Kiểu Application được dịch ra file Exe chứa form Main, là project duy nhất có nhiệm vụ kết nối với các đối tượng còn lại của chương trình. Mọi liên kết với các chức năng được thực hiện tại đây. + Project AsDb2DataConnect: Kiểu Class là project được dịch ra file Dll chứa module kết nối với cơ sở dữ liệu DB2, kết quả trả về của Dll này là một Data Table… + Project DanhMuc: Kiểu Class, được dịch ra file Dll chứa toàn bộ các form về danh mục sử dụng trong chương trình. + Project ChungTu: Kiểu Class là project được dịch ra file Dll chứa các form chứng từ sử dụng trong chương trình. + Project BaocaoChungTu: Kiểu Class là project được dịch ra file Dll chứa các Report phục vụ cho chức năng báo cáo sử dụng trong chương trình. & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 25 4.2 Đăng nhập hệ thống 4.3 Menu chương trình chính & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 26 4.4 Danh mục 4.4.1 Danh mục nhà cung cấp 4.4.2 Danh mục khách hàng Ngoài việc sửa xóa thông thường còn có thể sửa ngay trên lưới hiển thị, bằng cách chọn sửa, sau đó kích đôi vào ô mong muốn để sửa thông tin, có thể sửa, hoặc thêm mới trên lưới hiển thị, rất tiện lợi cho việc sửa nhiều thông tin của khách hàng. & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 27 4.4.3 Danh mục nhân viên 4.4.4 Danh mục chức vụ & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 28 4.4.5 Danh mục vật tư, hàng hóa 4.4.6 Danh mục kho & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 29 4.5 Chứng từ 4.5.1 Phiếu Nhập + Kích chuột vào nút thêm mới để thêm mới danh sách vật tư. + Kích chuột vào nút sửa để sửa thông tin trên phiếu nhập kho, khi nhập sản phẩm về nhập sai đơn giá, sai kho …, có thể sửa lại cho đúng(Chỉ được phép sửa phiếu nhập của mình, nếu muốn sửa phiếu nhập của người khác phải liên hệ với bộ phận quản lý kho) + Kích chuột vào nút xóa để xóa phiếu nhập đang chọn (Phiếu nhập có đường tô màu như hình trên sẽ được xóa khi kích vào nút xóa và kích vào nút Yes để xác nhận chính xác một lần nữa) + Kích chọn nút “Xem” để in phiếu nhập kho. + Kích chuột vào nút lọc để lọc ra các phiếu nhập mong muốn khi cảm thấy danh sách phiếu nhập đã quá nhiều. Khi kích vào nút thêm mới sẽ hiện ra chứng từ Phiếu nhập như hình sau: & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 30 + Kích vào kho như hình vẽ để chọn mới vật tư nhập về kho mong muốn, kích chọn tên vật tư muốn nhập (Danh sách vật tư đã được bộ phận quản lý kho định sẵn), sau đó nhập Serinumber, đơn giá theo sản phẩm vật tư nhập được về kho. + Kích chọn nút “Chấp nhận” để lưu phiếu nhập, kích chọn nút “Hủy bỏ” để hủy, không lưu phiếu nhập nữa. Trường hợp muốn tìm thông tin của một chứng từ phiếu nhập nào đó thì ta chỉ việc kích vào nút “Lọc” sẽ hiện ra giao diện như hình bên dưới, chọn các thông tin cần thiết, kích vào nút “Chấp nhận” để lọc ra danh sách mong muốn. & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 31 4.5.2 Phiếu Xuất Chứng từ phiếu xuất thao tác tương tự chứng từ phiếu nhập. Sẽ có một số chức năng với ưa điểm nổi trội được đưa ra tại đây; Sau khi ta chọn kho muốn xuất vật tư thì số Serinumber sẽ được hiện ra đúng với số Serinumber của vật tư được nhập về và còn tồn tại ở trong Kho được chọn, nhân viên sẽ nhập giá theo giá đã định cho từng Serinumber được chọn, rất dễ dàng và thuận tiện cho nhân viên trong việc lập phiếu, ở đây chỉ việc click chọn theo serinumber mong muốn khi lập phiếu xuất kho mà không sợ nhầm lẫn (Mặc nhiên là những số Serinumber này đã nhập về và còn ở trong kho). & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 32 4.5.3 Phiếu Thu hồi Chi tiết phiếu thu hồi tương tự phiếu xuất. Song có tính năng nổi trội là thông tin khách hàng, vật tư phải trùng khớp thông tin với phiếu xuất thì mới cho phép cập nhật và lưu phiếu thành công. Hết sức yên tâm điều này vì danh sách số & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 33 Serinumber sẽ được hiện ra đúng với Serinumber đã được xuất kho. (Rất thuận tiện cho việc kiểm tra vật tư, khi khách hàng cung cấp thông tin vật tư không đúng thì nhân viên sẽ biết được thông qua số serinumber được hiện ra). & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 34 4.6 Báo cáo 4.6.1 Phiếu nhập kho & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 35 4.6.2 Phiếu xuất kho & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 36 4.6.3 Tổng hợp nhập kho - Có thể chọn báo cáo theo ngày. Rất linh động, thuận tiện trong việc báo cáo theo quý, theo năm… & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 37 4.6.4 Báo cáo tồn kho - Hoàn toàn có thể in báo cáo vật tư tồn kho theo ngày & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 38 4.6.5 Bảng kê phiếu nhập & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 39 4.6.6 Bảng kê phiếu xuất & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 40 4.6.7 Báo cáo nhập xuất tồn Hoàn toàn có thể báo cáo nhập, xuất, tồn theo: Tên vật tư, theo kho, theo ngày. & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 41 KẾT LUẬN Kết quả đạt được Trong thời gian làm chuyên đề cộng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh, em đã cố gắng khảo sát hệ thống thực tế, đồng thời tự nghiên cứu tìm hiểu về ngôn ngữ C#, viết các thủ tục lưu trữ, báo cáo dùng cho chương trình sử dụng IBM Data Studio 2.2 và ôn lại những kiến thức đã học để hoàn thành chuyên đề này. Những phần em đã làm được bao gồm việc quản lý thông tin xuất, nhập, thu hồi vật tư hàng hóa và các thông tin liên quan đến nhập xuất tồn, cụ thể hơn là: - Quản lý các thông tin liên quan đến hàng hóa : Nhập hàng hóa, đơn giá bao nhiêu, vào kho nào ..., theo số Serinumber của từng mặt hàng. - Quản lý các phiếu nhập xuất kho của công ty, biết được mua hàng từ các nhà cung cấp nào và xuất bán cho khách hàng nào. - Lập báo cáo chi tiết nhập xuất hàng hóa. - Lập báo cáo tổng hợp nhập xuất hàng hóa theo từng ngày, từng tháng, từng kho, từng mặt hàng, từng khách hàng và từng nhà cung cấp. - Tồn kho tổng hợp : cho biết việc nhập xuất và tồn của tất cả hàng hóa trong tất cả các kho hiện có đến ngày cần biết. - Tồn theo kho : cho biết việc nhập xuất và tồn của tất cả hàng hóa trong một kho cho đến ngày cần biết. - Lập báo cáo giá vốn của các mặt hàng xuất bán trong tháng Hướng phát triển Với sự say mê tìm hiểu của mình, xin được đưa ra hướng phát triển cho đề tài này như sau: Tiếp tục cải thiện chương trình tốt hơn nữa, khắc phục các yếu điểm rút ra từ những ý kiến nhận xét của các giáo viên, xây dựng đề tài một cách hoàn chỉnh hơn. Tiến hành xây dựng và nâng cấp chương trình lên để có thể tiếp nhận cùng lúc được nhiều dạng cơ sở dữ liệu: Access, SQL, Oracle, Excel, XML…. Ngoài ra, chương trình có thể chạy trên mọi bộ vi xử lý và môi trường Windows (Windows XP, Windows 7,...) & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 42 Đây là chương trình xây dựng trên ngôn ngữ C# ở môi trường dotNet và dùng hệ quản trị DB2, công cụ này hỗ trợ khá mạnh trên môi trường mạng máy tính. Do vậy, chương trình cũng có thể phát triển thêm để chạy được trên môi trường mạng máy tính. & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu [1] Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Nguyễn Văn Ba - Đại học quốc gia Hà Nội, 2000. [2] Nhập môn cơ sở dữ liệu quan hệ - Lê Tiến Vương, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật [3] Nguyễn Tiến - Lê Tiến Sơn - Phạm Kỳ, Kỹ thuật lập trình C# và .NET Platform, NXB Thống kê. [4] Phạm Văn Việt - Trương Lập Vĩ, Tìm hiểu ngôn ngữ C# và viết một ứng dụng minh họa, Bộ môn Công nghệ phần mềm - Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2002. [5] Nguyễn Ngọc Sĩ Lâm, Lớp CNTT45ĐH, Khoa CNTT – Trường Đại học Hải Phòng, “Quản lý kinh doanh điện nông thôn”, Luận văn tốt nghiệp. [6] Nhóm sinh viên: Nguyễn Văn Nam, Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Tú Uyên, Đại học Quốc gia TP HCM, “Quản lý vật tư, thiết bị, ứng dụng cho trung tâm phát triển CNTT – ĐHQG TP HCM”, Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật viên, Niên khóa 2003 – 2005. [7] C# programing- O’ Reilly-www.http//bookilook.com Các website tham khảo [8] [9] [10] [11] [12] _9450/?utm_source=feedburner&utm_medium=email&utm_campaign=Feed%3A+ update24h%2FHmQz+%28Mr.+Luan%27s+-+Blog%29 [13] %20&source=web&cd=4&ved=0CDkQFjAD&url=http%3A%2F%2Fesoft.com.vn %2FDownloads%2FEsoftInventory%2FESoftInventory.pdf&ei=Q7a2TtSNGq2PiA ec9bybAg&usg=AFQjCNGqbZCqsV0eBUUFXqclqIGJpV_LRw&sig2=lU4v-Lg1- bIX-PeIBqFgyw&cad=rja [14] & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 44 [15] [16] [17] & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 45 PHỤ LỤC Lớp tạo kết nối đến Hệ quản trị cơ sở dữ liệu DB2 using System; using System.Collections.Generic; using System.Linq; using System.Text; using System.Data.OleDb; using IBM.Data.DB2; namespace AsDb2DataConnect { public class ASdb2Server { public static string TenNhanVien = ""; public static string IdNhanVien = ""; public static string TenTruyCap = ""; public static string startupPath = ""; public static string phanquyen = ""; public static DB2Connection db2con = null; public ASdb2Server() { } #region Thuoc tinh lop ASdb2Server private string uid = "db2admin"; public string USERdb2 { get { return uid; } set { uid = value; } } private string pwd = "12345678"; public string PASSWORDdb2 { get { return pwd; } set { pwd = value; } } private string csdl = "QLVT"; public string CSDL { get { return csdl; } set { csdl = value; } } #endregion & Chuyên Đề Tốt Nghiệp & GVHD: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh < SVTH: Nguyễn Văn Lợi $ Trang 46 public int StartConnect() { int check = 0; try { string Stringconn = @"Server=localhost:50000; Database=" + csdl + ";" + "UID=" + uid + ";" + "PWD=" + pwd + ";"; db2con = new DB2Connection(Stringconn); db2con.Open(); check = 1; } catch (Exception ) { } return check; } public void StopConnect() { db2con.Close(); } } } Trang 47 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Trang 48 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Trang 49 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf73639631-HTTT-QLVT.pdf
Luận văn liên quan