Xây dựng mô hình giáo cụ cho bộ môn thiết kế và bảo mật hệ thống mạng

Mục lục LỜI MỞ ĐẦU .1 1. Giới thiệu: .2 1.1 Khái niệm: .2 1.2 Lịch sử hình thành: 3 1.3 Ứng dụng .3 1.3.1 Thực tế: .3 1.3.2 Ứng dụng vào đề tài: .5 1.4 Mục tiêu và hướng phát triển của đồ án: .6 2. Thiết kế: 7 2.1 Thiết kế tổng thể: 7 2.2 Quản lý Website: .8 2.3 Quản lý người dùng: .9 2.4 Quản lý khóa học (cua học): 10 2.5 Các đối tượng: 11 2.5.1 Các đối tượng chính: 11 2.5.2 Các đối tượng khác: . 12 2.6 Các chức năng chính: . 12 2.6.1 Chức năng của khóa học: . 12 2.6.2 Chức năng quản lý: 13 2.6.3 Chức năng khác: . 13 2.7 Cơ sở dữ liệu: . 13 3. Cài đặt: . 14 3.1 Cài đặt mới 1 website trên mã nguồn Moodle: 14 3.1.1 Chuẩn bị: 14 3.1.2 Cài đặt: . 14 3.2 Giao diện chính của chương trình: . 19 3.3 Các chức năng: . 20 3.3.1 Thêm một khóa học: . 20 3.3.2 Phân quyền trên Moodle: . 25 3.3.3 Các module chính: 26 3.4 Quản lý: 38 3.4.1 Quản lý thành viên: 38 3.4.2 Khóa học: . 39 3.4.3 Điểm số: . 40 3.4.4 Location: 40 3.4.5 Language: . 40 3.4.6 Module: 41 3.4.7 Security: . 41 3.4.8 Hình thức trình bày: . 41 3.4.9 Các mục khác: 42 KẾT LUẬN 43 - Những yêu cầu đã đạt được: . 43 - Ưu điểm: 43 - Khuyết điểm: 43 - Khả năng ứng dụng: . 44 - Hướng phát triển: . 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC . 46 Nhập câu hỏi cho đề thi bằng Hot-potatoes: 46 Sử dụng camtasia để quay lại bài học: . 48

pdf52 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng mô hình giáo cụ cho bộ môn thiết kế và bảo mật hệ thống mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 1 Mục lục LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................................1 1. Giới thiệu: .........................................................................................................................................2 1.1 Khái niệm: .................................................................................................................................2 1.2 Lịch sử hình thành: ....................................................................................................................3 1.3 Ứng dụng ...................................................................................................................................3 1.3.1 Thực tế: .............................................................................................................................3 1.3.2 Ứng dụng vào đề tài: .........................................................................................................5 1.4 Mục tiêu và hướng phát triển của đồ án: ...................................................................................6 2. Thiết kế: ............................................................................................................................................7 2.1 Thiết kế tổng thể: ......................................................................................................................7 2.2 Quản lý Website: .......................................................................................................................8 2.3 Quản lý người dùng: .................................................................................................................9 2.4 Quản lý khóa học (cua học): .................................................................................................. 10 2.5 Các đối tượng: ........................................................................................................................ 11 2.5.1 Các đối tượng chính: ...................................................................................................... 11 2.5.2 Các đối tượng khác: ....................................................................................................... 12 2.6 Các chức năng chính: ............................................................................................................. 12 2.6.1 Chức năng của khóa học:............................................................................................... 12 2.6.2 Chức năng quản lý: ........................................................................................................ 13 2.6.3 Chức năng khác: ............................................................................................................. 13 2.7 Cơ sở dữ liệu: ......................................................................................................................... 13 3. Cài đặt: ........................................................................................................................................... 14 3.1 Cài đặt mới 1 website trên mã nguồn Moodle: ...................................................................... 14 3.1.1 Chuẩn bị: ........................................................................................................................ 14 3.1.2 Cài đặt: ........................................................................................................................... 14 3.2 Giao diện chính của chương trình: ......................................................................................... 19 3.3 Các chức năng: ....................................................................................................................... 20 - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 2 3.3.1 Thêm một khóa học: ....................................................................................................... 20 3.3.2 Phân quyền trên Moodle: ............................................................................................... 25 3.3.3 Các module chính: .......................................................................................................... 26 3.4 Quản lý: .................................................................................................................................. 38 3.4.1 Quản lý thành viên: ........................................................................................................ 38 3.4.2 Khóa học: ....................................................................................................................... 39 3.4.3 Điểm số: ......................................................................................................................... 40 3.4.4 Location: ........................................................................................................................ 40 3.4.5 Language: ....................................................................................................................... 40 3.4.6 Module: .......................................................................................................................... 41 3.4.7 Security: ......................................................................................................................... 41 3.4.8 Hình thức trình bày: ....................................................................................................... 41 3.4.9 Các mục khác: ................................................................................................................ 42 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 43 - Những yêu cầu đã đạt được: ....................................................................................................... 43 - Ưu điểm: .................................................................................................................................... 43 - Khuyết điểm: .............................................................................................................................. 43 - Khả năng ứng dụng: ................................................................................................................... 44 - Hướng phát triển: ....................................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 45 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................... 46 Nhập câu hỏi cho đề thi bằng Hot-potatoes: ...................................................................................... 46 Sử dụng camtasia để quay lại bài học: ............................................................................................... 48 - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU ... Giáo dục là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở mọi quốc gia trên thế giới. Và việc dạy học luôn được chính phủ cất nhắc và cải cách từng ngày, để phù hợp hơn với trình độ của các cấp học ở Việt Nam hiện nay. Nhắc tới việc dạy và học không thể không nhắc đến các giáo cụ - là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy của giảng viên. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, nhiều giảng viên đã lựa chọn cho mình những giáo án điện tử thật đặc sắc, nhằm nâng cao khả năng sáng tạo và giúp học viên có thể tiếp thu bài học dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ở bộ môn tin học với đặc thù riêng là kỹ năng thực hành trên máy điện toán, cùng với độ chính xác cao thì giáo án điện tử cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp. Do đó, khái niệm về dạy học trực tuyến ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà trường cũng như học viên. Moodle là một trong những mã nguồn miễn phí tốt nhất trợ giúp đắc lực cho việc dạy học trực truyến hiện nay. Với mã nguồn này, ta có thể tạo nên một website dạy học trực tuyến, cho phép sinh viên và giảng viên có thể tương tác với nhau thông qua môi trường internet cũng như mạng nội bộ. Đó cũng là lý do chúng em chọn mã nguồn Moodle cho đề tài “Xây dựng mô hình giáo cụ cho bộ môn thiết kế và bảo mật hệ thống mạng” - do thầy Nguyễn Vũ Dzũng hướng dẫn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy vì đã tận tình hướng dẫn cho tụi em trong thời gian vừa qua. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 2 TÌM HIỂU Mà NGUỒN MỞ MOODLE 1. Giới thiệu: Ngay khi được thầy Nguyễn Vũ Dzũng giao đề tài với chủ đề “mô hình học cụ…”, nhóm em đã nghĩ ngay tới mã nguồn mở Moodle, vì đây là một ứng dụng mã nguồn mở rất mạnh trong việc xây dựng một hệ thống đào tạo trực tuyến, hỗ trợ rất nhiều chuẩn ứng dụng trên thế giới và có khả năng triển khai trên nhiều hệ thống như Website, mạng LAN... Sau đây là một vài nét tiêu biểu về mã nguồn này. 1.1 Khái niệm: MOODLE(Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là một hệ quản trị web mã nguồn mở. Được Martin Dougiamas phát triển trên nền ngôn ngữ PHP và kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL, cung cấp đầy đủ các chức năng phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến. Cho phép người dùng có thể nhanh chóng tạo ra một website dạy học trực tuyến(E-learning) và đăng tải lên internet. Moodle được thiết kế với mục đích tạo ra những khóa học trực tuyến với sự tương tác cao. Tính mã mở cùng độ linh hoạt của nó giúp người phát triển có khả năng thêm vào các mô-đun cần thiết một cách dễ dàng. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 3 Moodle cho phép khai thác nhiều authoring tool trên thế giới. Các Authoring tool phải tuân thủ theo chuẩn SCORM, AICC, LAMS… Hiện có một số phần mềm hỗ trợ việc xây dựng bài giảng trực tuyến và được Moodle hỗ trợ như: - Adobe Presenter, Adobe Captivate,… - Hot Potatoes, MS Exel, MS Powerpoint… 1.2 Lịch sử hình thành: Được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas. Moonle được bởi từ(Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment ) Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle. 1.3 Ứng dụng 1.3.1 Thực tế: Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục, Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 4 phép chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty. Moodle rất đáng tin cậy, có trên 10.000 site trên (thống kê tại moodle.org) thế giới đã dùng Moodle tại 160 quốc gia và đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau. Có trên 100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng giúp giải quyết khó khăn. Nếu cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới, và tích hợp Moodle với các hệ thống đã có trong trường, người dùng có thể chọn cho mình một trong các công ty Moodle Partners (Khoảng 30 công ty). Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn trên 50 000 sinh viên (ví dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand hoặc sắp tới đây là đại học mở Anh - Open University of UK, trường đại học cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, và đại học mở Canada, Athabasca University). Bên cạnh đó, có thể dùng Moodle với các database mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL. Phiên bản 1.7 sẽ hỗ trợ thêm các database thương mại như Oracle, Microsoft SQL để người dùng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 5 1.3.2 Ứng dụng vào đề tài: - Xây dựng website dạy học trực tuyến bao gồm các chức năng: - Cho phép thi trắc nghiệm trực tuyến, kết quả do máy chấm - Cho phép tương tác giữa giảng viên và học viên - Cho phép học viên học, làm bài thi và nộp bài trực tuyến. - Cho phép quản lý hệ thống bài giảng video trực tuyến(đây là phần quan trọng nhất của đề tài) Hình 1.1 Giao diện chính của đồ án - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 6 1.4 Mục tiêu và hướng phát triển của đồ án: - Có thể đăng tải trên internet. Thông qua các website, học viên có thể học tập và làm bài tập tại nhà(đào tạo từ xa) - Có thể cài đặt và triển khai trên mạng LAN trong trường hợp cần kiểm tra trắc nghiệm tại lớp.  Hướng phát triển: - Xây dựng thêm nhiều tài nguyên cho thư viện bài giảng trực tuyến phong phú, đa dạng phục vụ hiệu quả cho việc dạy và học của trường. - Phát triển thêm nhiều chủ đề, khóa học hơn. - Phát triển thêm nhiều tính năng cho hệ thống đào tạo trực tuyến. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 7 2. Thiết kế: 2.1 Thiết kế tổng thể: Hình 2.1 Mô hình 1 trang dạy học trực tuyến - Thúc đẩy một nền giáo dục mang tính xã hội (hợp tác, các hoạt động, các tiêu chuẩn, …) - Thích hợp với 100% các lớp học trực tuyến cũng như hỗ trợ cho các lớp học truyền thống - Đơn giản, hiệu quả, tương thích, giao diện dễ dùng - Dễ cài đặt trên bất cứ nền nào có hỗ trợ PHP. Chỉ yêu cầu cài đặt một hệ cơ sở dữ liệu. - Hỗ trợ tất cả các kiểu cơ sở dữ liệu - Danh sách các khóa học được hiển thị chi tiết trên server, bao gồm khả năng cho phép khách truy cập. - Các khóa học có thể được đưa vào danh mục và được tìm kiếm - một site Moodle có thể hỗ trợ hàng nghìn khóa học - Tầm quan trọng dựa trên tính bảo mật cao. Các form được kiểm tra, kiểm tra ngày hợp lệ, các cookies được mã hoá , - Tất cả đầu vào là văn bản (các tài nguyên, các thông báo diễn đàn, ... ) có thể được soạn thảo sử dụng một trình soạn thảo WYSIWYG HTML được tích hợp sẵn. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 8 2.2 Quản lý Website: Hình 2.2 Lược đồ usecase cho quá trình cập nhật một website e-learning. - Site được quản lý bởi một người quản trị, được xác định trong quá trình cài đặt - Đưa thêm "themes" cho phép quản trị tuỳ chọn thay đổi giao diện của site - Đưa thêm các môđun hoạt động vào phần cài đặt của Moodle - Đưa thêm các gói ngôn ngữ mới. Những điều này có thể được soạn thảo bởi sử dụng một trình soạn thảo được xây dựng dựa trên Web. Hiện hành có nhiều gói ngôn ngữ trên 43 ngôn ngữ. - Mã được viết bằng PHP rất dễ hiểu dưới một bản quyền GPL - dễ thay đổi để phù hợp với các nhu cầu của người dùng. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 9 2.3 Quản lý người dùng: Hình 2.3 Minh họa cho quá trình tương tác của website - Các mục tiêu được đưa ra là giảm thiểu quản trị trong khi đó duy trì bảo mật cao - Hỗ trợ chứng thực qua việc đưa thêm vào các môđun chứng thực, cho phép dễ dàng tích hợp với các hệ thống đã tồn tại. - Phương pháp dùng email chuẩn: các học viên có thể tạo cho riêng họ một tài khoản đăng nhập. Các địa chỉ Email được kiểm tra bởi sự chứng thực. - Phương pháp dùng LDAP: các tài khoản đăng nhập có thể được kiểm tra lại bởi một máy chủ LDAP. Quản trị có thể chỉ ra trường nào để sử dụng. - IMAP, POP3, NNTP: Các tài khoản đăng nhập được kiểm tra lại bởi một dịch vụ mail hoặc một dịch vụ tin tức. SSL, các chứng nhận và TLS được hỗ trợ. - Cơ sở dữ liệu bên ngoài: bất kỳ cơ sở dữ liệu nào chứa ít nhất 2 trường có thể được sử dụng như một nguồn chứng thực bên ngoài. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 10 Hình 2.4 Lược đồ usecase cho quá trình truy cập - Mỗi người chỉ cần tạo một tài khoản - mỗi tài khoản có thể truy cập vào các khóa học khác nhau - Một tài khoản quản trị điều khiển việc tạo các khóa học và tạo các giáo viên bởi việc phân công người dùng tới các khóa học - Một tài khoản của người tạo khóa học chỉ cho phép tạo các khóa học và dạy trong đó - Các giáo viên có thể soạn thảo, thay đổi, di chuyển các hoạt động trong khóa học - Bảo mật - các giáo viên có thể thêm một "khoá truy cập" tới các khóa học để ngăn cản những người không phải là học viên truy cập vào. Họ có thể đưa ra khoá này trực tiếp hoặc qua địa chỉ email tới các học viên. - Các giáo viên có thể kết nạp các học viên bằng tay nếu được yêu cầu - Các giáo viên có thể gỡ bở việc kết nạp các học viên bằng tay nếu được yêu cầu, mặt khác họ được tự động gỡ bỏ sau một khoảng thời gian (được thiết lập bởi admin) - Các học viên được khuyến khích tạo ra một hồ sơ trực tuyến bao gồm các ảnh, các mô tả. Các địa chỉ Email có thể được bảo vệ bằng cách cho phép nó hiển thị hay không cho phép nó hiển thị tới người khác. - Mỗi người có thể chỉ ra miền thời gian của riêng mình, và ngày trong Moodle luôn luôn được thay đổi (ví dụ các ngày gửi các thông báo, các ngày hết hạn nộp bài, ...) - Mỗi người dùng có thể chọn cho riêng mình một ngôn ngữ để hiển thị trong giao diện của Moodle (ví dụ English, French, German, Spanish, Portuguese etc) 2.4 Quản lý khóa học (cua học): Hình 2.5 Lược đồ usecase cho quá trình cập nhật khóa học của giảng viên - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 11 - Một giáo viên có quyền điều khiển tất cả các thiết lập cho một khóa học, bao gồm cả hạn chế các giáo viên khác. - Chọn các định dạng khóa học như theo tuần, theo chủ đề hoặc một cuộc thảo luận tập trung vào các vấn đề xã hội - Tập hợp các hoạt động của khóa học rất đa dạng - Các diễn đàn, Các bài thi, Các nguồn tài nguyên, Các lựa chọn, Các bài khảo sát, Các bài tập lớn, Chats, Các bình luận - Những thay đổi gần đây nhất từ lần đăng nhập cuối cùng có thể được hiển thị trên trang chủ của khóa học - Tất cả các vùng đầu vào văn bản (các tài nguyên, gửi các thông báo lên diễn đàn, ...) có thể được soạn thảo bởi sử dụng một trình soạn thảo WYSIWYG HTML - Tất cả các điểm cho các Diễn đàn, các Bài thi và các Bài tập lớn có thể được xem dựa trên một trang (và tải xuống dưới dạng một file bảng tính ) - Theo dõi và hiển thị đầy đủ các hoạt động của người dùng - thông báo đầy đủ các hoạt động mà một học viên tham gia(lần truy cập cuối cùng, số lần đọc) cũng như một câu chuyện được chi tiết hoá đối với mỗi học viên bao gồm các thông báo gửi lên trên một trang. - Sự tích hợp Mail - copy các thông báo được gửi lên diễn đàn, các thông tin phản hồi của giáo viên có thể được gửi thư theo định dạng HTML hoặc văn bản thuần tuý. - Các tỷ lệ tuỳ chọn - các giáo viên có thể định nghĩa các tỷ lệ của riêng họ để sử dụng cho việc đánh giá các diễn đàn, và các bài tập lớn - Các khóa học có thể được đóng gói như một file zip đơn sử dụng chức năng sao lưu. Điều này có thể được lưu trữ ở bất kỳ nơi nào trên máy chủ Moodle. 2.5 Các đối tượng: 2.5.1 Các đối tượng chính: - Quản trị viên: Quản lý user, course, template, module… - Giáo viên: Có thể làm mọi việc bên trong khóa học bao gồm: cập nhật bài giảng, đề thi, tương tác với học viên… - Học viên: tham gia khóa học được cho phép, làm bài thi, ... - Khách: tra cứu thông tin các khóa học - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 12 Hình 2.6 Lược đồ usecase cho quá trình tương tác của các đối tượng với hệ thống 2.5.2 Các đối tượng khác: - Giáo viên biên soạn: Có thể tạo các khóa học mới và giảng dạy khóa đó - Giáo viên trợ giảng: Có thể dạy và cho điểm học viên, nhưng không thể sửa đổi các hoạt động học tập. - Thành viên xác thực: tất các các thành viên đã đăng nhập thành công 2.6 Các chức năng chính: 2.6.1 Chức năng của khóa học: Một số chức năng đã được cài đặt và sử dụng thành công: - Tạo khung bài học theo thời gian định sẵn. - Tạo diễn đàn trao đổi, thảo luận. - Cho phép nộp bài tập trực tuyến. - Thư viện bài kiểm tra tự luận và trắc nghiệm trực tuyến. - Tạo cuộc khảo sát, thăm dò - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 13 - Tạo phòng họp trực tuyến, cho phép trao đổi, thảo luận theo thời gian thực. - Tạo bài giảng trực tuyến theo nhiều chuẩn quốc tế(LAMS, SCORM…) hỗ trợ multimedia(flash, video, powerpoint…). 2.6.2 Chức năng quản lý: - Phân quyền chi tiết cho từng module, thành phần trên trang - Quản lý được tình trạng hoạt động của người dùng. - Quản lý bài giảng và bài tập của học viên - Quản lý điểm 2.6.3 Chức năng khác: - Bảng tra cứu thuật ngữ - Tạo mini blog cho từng thành viên - Trích xuất dữ liệu từ các file hỗ trợ để đưa lên đề thi, bài giảng nhanh chóng. 2.7 Cơ sở dữ liệu: - Tự chuẩn bị thư viện các bài video lab theo từng bài học, chủ đề. - Sưu tầm và tổng hợp các bài lý thuyết mẫu theo đề cương môn học. - Soạn thảo thư viện các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề môn học. - Dùng cấu trúc cơ sở dữ liệu mặc định của Moodle. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 14 3. Cài đặt: 3.1 Cài đặt mới 1 website trên mã nguồn Moodle: 3.1.1 Chuẩn bị: - Máy tính cấu hình: P4 2.4Ghz, RAM 512, LAN 1GB - Tải về gói cài đặt Moodle tại - Cài đặt hệ quản trị server: wamp server, xampp… - Trình duyệt web: Fire fox, internet explorer… 3.1.2 Cài đặt: B1. Xả nén gói cài đặt Moodle vào thư mục www trên wamp server B2. Tạo cơ sở dữ liệu moodle(hoặc tên tùy ý) trên phpAdmin B3. Truy cập vào sẽ thấy giao diện như bên dưới Hình 3.1 - Lựa chọn gói ngôn ngữ phù hợp(Vietnamese), rồi nhấn Next Hình 3.2 - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 15 - Kiểm tra tính tương thích của Moodle, nếu có phần nào không “Pass” phải cấu hình lại server. Hình 3.3 - Lựa chọn đường dẫn cho website  Địa chỉ web là địa chỉ trang web sẽ hiển thị  Thư mục Moodle là thư mục chứa source code  Thư mục dữ liệu là thư mục chứa file hình ảnh, tập tin của các bài giảng sau này. Hình 3.4 - Cấu hình cơ sở dữ liệu(mặc định trên wamp server người là root –không mật khẩu) - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 16 Hình 3.5 - Kiểm tra cấu hình máy chủ, nếu có mục nào chưa kích hoạt(màu đỏ), cần phải chỉnh lại ở PHP-extension và PHP-setting(click vào biểu tượng wamp chọn PHP) sau đó nhấn next > Hình 3.6 - Download gói ngôn ngữ tiếng Việt, sau khi hoàn tất nhấn Next > - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 17 Hình 3.7 - Nhấn Yes để đồng ý với giấy phép sử dụng của Moodle Hình 3.8 - Đánh dấu vào ô Hoạt động không tham gia(unattended) để tạo file tự động cài đặt. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 18 Hình 3.9 - Chờ các table được thêm vào xong, click vào nút Continue ở bên dưới. Hình 3.10 - Điền các thông tin cho tài khoản quản trị  Lưu ý: ở lần đầu tiên này ta phải nhập password phức tạp(gồm số, kí tự đặc biệt và chữ in hoa) sau khi đăng nhập vào hệ thống ta mới có thể chỉnh lại chính sách về password cho thành viên. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 19 Hình 3.11 - Cài đặt đã hoàn tất ta đã có thể thêm khóa học và cấu hình hệ thống theo ý muốn. 3.2 Giao diện chính của chương trình: Hình 3.12 Giao diện chính của website A. Quản lý đăng nhập B. Thanh menu chính C. Sidebar D. Các khóa học E. Tin tức - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 20 3.3 Các chức năng: 3.3.1 Thêm một khóa học: 3.3.1.1 Các khóa học được hỗ trợ: - Định dạng chuẩn LAMS: hỗ trợ học theo quá trình tuần tự, chủ động cho học viên, hỗ trợ các bài giảng dạng tĩnh, ít hỗ trợ media Hình 3.13 Một khóa học theo chuẩn LAMS. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 21 - Định dạng chuẩn SCORM: hỗ trợ học theo slide thời gian thực, các bài giảng trực tuyến, nhúng slide vào bài giảng trực tuyến và tự động chạy, bắt buộc học viên phải học theo một khung thời gian cố định. Hỗ trợ video với chất lượng thấp(<10MB) Hình 3.14 Một khóa học theo chuẩn SCORM - Diễn đàn cộng đồng: Một khóa học theo kiểu thảo luận theo các chủ đề khác nhau trên một diễn đàn. Hình 3.15 Diễn đàn của moodle Một khóa học trên Diễn đàn - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 22 - Dạng chủ đề: chủ động được trong việc sắp xếp chương trình học theo một đề cương cho trước Hình 3.16 Một khóa học theo chủ đề - Dạng theo tuần: chủ động được thời gian học theo quy định cho học viên và giảng viên Hình 3.17 Một khóa học theo tuần - Dạng theo tuần CSS không bảng: giống như dạng theo tuần nhưng có cách trình bày tự do, không theo khuôn khổ. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 23 3.3.1.2 Cách cài đặt Hình 3.18 sidebar cho tài khoản quản trị  Vào sidebar Quản trị hệ thống chọn Khóa học > Thêm/sửa các khóa học Hình 3.19 Tạo 1 khóa học mới  Click vào nút Thêm mục mới để thêm 1 chủ đề môn học mới. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 24  Click vào nút Thêm khóa học mới để thêm một khóa học mới. Hình 3.20 tùy chỉnh cho khóa học  Chọn chuẩn định dạng cho khóa học và các thông tin cần thiết.  Ở mục Ghi danh Ta cũng có thể điều chỉnh phương thức ghi danh khóa học. Cho học viên tự đăng kí hoặc buộc người quản trị/giáo viên phải tự thêm vào.  Sau khi tạo xong khóa học, ta có thể vào thêm các chủ đề, diễn đàn, bài học, bài tập cho khóa học. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 25 3.3.2 Phân quyền trên Moodle: - Ta có thể phân quyền cho bất cứ một module hay thành phần ở trên moodle bằng cách click vào biểu tượng cây bút chì ( ) ở đối tượng đó. Hình 3.21 - Trên cửa sổ hiện ra, ta chọn Override permissions. Hình 3.22 phân quyền cho người dùng - Chọn một thành viên muốn phân quyền. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 26 Hình 3.23 các mức quyền hạn - Giới hạn / bổ sung thêm quyền cho thành vien bằng cách chọn các cấp độ từ Inherit đến Risks:  Inherit: quyền mặc định và được thừa hưởng quyền từ cấp thấp hơn  Allow: cho phép truy cập  Prevent: Không cho phép truy cập  Prohibit: Cấm truy cập vĩnh viễn - Ngoài ra, ta cũng có thể ẩn/hiện các module với người dùng bằng cách click vào biểu tượng hình con mắt ( ) ở module đó. 3.3.3 Các module chính: 3.3.3.1 Cài đặt thêm một module: - Để cài đặt thêm module, ta download gói module từ trang web chính của Moodle, tiến hành xả nén, rồi chép các thư mục tập tin theo hướng dẫn của file readme ghi trong file, sau đó vào sidebar Quản trị hệ thống > Thông báo - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 27 Hình 3.24 - Sau đó tiến hành cài đặt như hướng dẫn. 3.3.3.2 Khởi tạo một module: - Để thêm vào 1 module, trước tiên ta phải kích hoạt chế độ chỉnh sửa bằng cách click vào nút Turn editing on. Hình 3.25 - Sau đó chọn một trong 2 dropdown list: Add a resource hoặc Add an activity rồi chọn tên module tương ứng. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 28 Hình 3.26 các module chính 3.3.3.3 Module Media player:  Mô tả: Module cho phép nhúng một hoặc nhiều file video lên khóa học.  Ứng dụng: chức năng xem lab hướng dẫn trên website  Cài đặt:  Tải module mplayer từ website của moodle  Xả nén thư mục gói cài đặt vào thư mục mod của moodle.  Click vào link Thông báo ở phía trên của sidebar Quản trị hệ thống.  Chờ các thiết lập về cơ sở dữ liệu hoàn tất, ta truy cập vào mục Add an activity sẽ thấy một mục mới tên là Media player - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 29  Ở mục này, ta có thể tải lên một hoặc nhiều file video(lưu ý dung lượng cho phép của server) để phục vụ cho việc dạy học. 3.3.3.4 Module bài thi:  Mô tả: Cho phép tạo một bài kiểm tra trực tuyến với nhiều hình thức. Hình 3.27 Một bài thi trong khóa học  Các giáo viên có thể định nghĩa một cơ sở dữ liệu về các câu hỏi để sử dụng lại trong các bài thi khác nhau  Các câu hỏi có thể được lưu trữ trong các danh mục để dễ truy cập, và những danh mục này có thể "được công khai" để có thể truy cập chúng từ bất kỳ cua học nào trên site.  Các bài thi được tự động tính điểm, và có thể được tính điểm lại nếu các câu hỏi bị thay đổi  Các bài thi có thể có giới hạn về thời gian, học viên làm quá thời gian cho phép sẽ không được tính điểm  Tùy thuộc vào lựa chọn của giáo viên, các bài thi có thể được thử nhiều lần, và có thể nhìn thấy các thông tin phản hồi về các câu trả lời đúng  Các câu hỏi của bài thi và các câu trả lời có thể được sắp xếp lại trật tự (sắp xếp một cách ngẫu nhiên) để giảm gian lận trong bài thi - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 30  Các câu hỏi cho phép các hình ảnh và định dạng HTML  Các câu hỏi có thể được nhập vào từ các file văn bản bên ngoài  Các bài thi có thể được thử nhiều lần, nếu được cho phép  Số lần thử nghiệm có thể được tích luỹ, nếu được, và kết thúc toàn bộ một số phiên  Các loại câu hỏi được Moodle hỗ trợ: o Các câu hỏi nhiều lựa chọn hỗ trợ một hoặc nhiều câu trả lời o Các câu trả lời ngắn(các từ hoặc các nhóm từ ) o Các câu hỏi True-False o Các câu hỏi phù hợp o Các câu hỏi ngẫu nhiên o Các câu hỏi số (với các thứ tự có khả năng cho phép) o Các câu hỏi trả lời được nhúng (kiểu cloze ) với các câu trả lời trong các đoạn văn bản  Nhúng các file đồ họa và các định dạng văn bản vào câu hỏi  Ứng dụng: Tạo bài kiểm tra cho khóa học  Cài đặt: o Vào add an activity chọn Đề thi, nhập tên và các thông số về thời gian, phản hồi cho đề thi. Nhấn nút lưu lại. Hình 3.28 Tùy chỉnh câu hỏi cho đề thi - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 31 o Trong cửa sổ mới hiện ra, chọn các câu hỏi sẵn có cho đề thi, rồi nhấn nút Đưa vào đề thi. o Câu hỏi có thể soạn ngay trên mục Tạo mới câu hỏi. Hoặc có thể soạn trước bằng một phần mềm (Hot- potatoes) rồi đưa lên thông qua 1 file (xem chi tiết ở phần phụ lục). Hình 3.29 Tạo mới một câu hỏi 3.3.3.5 Module bài tập:  Mô tả: - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 32 Hình 3.30 nộp bài trực tuyến  Các bài tập lớn có thể đựoc chỉ ra với một ngày hạn cuối và một điểm tối đa.  Các học viên có thể tải lên các bài tập lớn của họ (bất kỳ định dạng file nào) tới máy chủ - chúng đánh dấu ngày nộp được nộp.  Các bài nộp muộn được cho phép, nhưng khối lượng muộn được hiển thị ra một rõ ràng đối với giáo viên.  Đối với mỗi bài tập lớn đặc biệt, toàn thể lớp học có thể được truy cập (cho điểm và ghi chú) trên một trang trong một diễn đàn. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 33 Hình 3.31 bài nộp trực tiếp  Các thông tin phản hồi từ giáo viên được thêm vào trang bài tập lớn đối với mỗi học viên, và các thông báo đựơc gửi đi qua thư.  Giáo viên có thể chọn để cho phép nộp lại các bài tập lớn sau đánh giá(đối với việc đánh giá lại)  Ứng dụng: tạo các mục bài tập lớn trên khóa học  Cài đặt: Vào dropdown list Add an activity chọn Bài tập, chọn loại bài tập tương ứng. Nhập tên và yêu cầu bài tập, thời hạn nộp click nút Lưu. 3.3.3.6 Module họp trực tuyến(hỏi đáp)  Mô tả: các thành viên có thể trao đổi trực tiếp với nhau. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 34 Hình 3.32 phòng chat  Cho phép tương tác giữa các văn bản phẳng, đồng bộ.  Bao gồm các ảnh trong hồ sơ cá nhân được hiển thị trong cửa sổ chat.  Hỗ trợ URLs, nhúng HTML, các hình ảnh, ...  Tất cả các phiên được ghi thành các bản ghi cho các lần xem sau đó, và những cái đó cũng có thể được làm sẵn có đối với các học viên.  Ứng dụng: chức năng hỏi đáp của website.  Cài đặt:  Click vào dropdown list Add an activity… chọn Phòng họp trực tuyến - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 35  Nhập đầy đủ các thông tin về ngày giờ họp, sau đó nhấn vào nút Lưu và cho xem Hình 3.33  Nhấn vào liên kết “Nhấn vào đây để tham gia”để vào phòng họp. 3.3.3.7 Diễn đàn trao đổi  Mô tả: Tạo diễn đàn nhỏ cho phép các học viên trao đổi với giáo viên. Hình 3.34 giao diện 1 diễn đàn  Có sẵn các kiểu diễn đàn khác nhau, ví dụ diễn đàn chỉ dành cho giáo viên, các tin tức của khóa học, diễn dàn dành cho tất cả, diễn đàn hỏi đáp. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 36  Tất cả các thông báo gửi lên diễn đàn có gắn ảnh kèm theo của người gửi.  Các cuộc thảo luận có thể được lồng vào nhau, phẳng hoặc tuyến tính, theo kiểu gửi gần đây nhất hoặc theo kiểu được gửi sớm nhất.  Các diễn đàn riêng lẻ có thẻ được tham gia bởi mỗi thành viên vì thế mà các bản sao có thể được gửi qua email, hoặc giáo viên có thể bắt buộc tất cả tham gia.  Giáo viên có thể chọn không cho phép các hồi âm( ví dụ chỉ đối với các diễn đàn thông báo).  Các thảo luận có thể dễ dàng được di chuyển giữa các diễn đàn bởi giáo viên.  Các ảnh đính kèm được xuất hiện ở trong dòng.  Nếu các đánh giá diễn đàn được sử dụng, chúng có thể được sắp xếp theo ngày tháng  Ứng dụng: mục trao đổi thảo luận trên website  Cài đặt: Vào mục Add an activity chọn diễn đàn, trong khung hiện ra nhập tên diễn đàn, kiểu diễn đàn. Lưu lại. 3.3.3.8 Module tài nguyên:  Mô tả: cho phép tạo các thư mục chứa tài nguyên(tài liệu dạng file) phục vụ cho khóa học Hình 3.35 - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 37  Hỗ trợ hiển thị bất kỳ nội dung liên quan đến một thiết bị điện tử, Word, Powerpoint, Flash, Video, Sounds  Các File có thể được tải lên và được quản lý trên server, hoặc được tạo sử dụng các form của web (văn bản hoặc HTML)  Nội dung bên ngoài web có thể được kết nối tới hoặc một đường kết nối có trong giao diện khóa học.  Ứng dụng: tạo hệ thống tài liệu trực tuyến giúp học viên dễ dàng tra cứu và sử dụng.  Cài đặt: Vào dropdownlist Add a resource chọn một tài nguyên muốn thêm vào. Đặt tên rồi lưu lại. 3.3.3.9 Module khảo sát / thăm dò:  Mô tả: Cho phép tạo một cuộc thăm dò ý kiến trên khóa học Hình 3.36 Một trang thăm dò trên khóa học  Các thông báo khảo sát luôn luôn có sẵn, bao gồm nhiều biểu đồ. Dữ liệu được tải xuống như một bảng tính Excel hoặc file văn bản CSV.  Giao diện khảo sát không cho phép khảo sát kết thúc từng phần. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 38  Thông tin phản hồi được cung cấp cho học viên kết quả của họ được so sánh với giá trị trung bình của lớp.  Cho phép đánh giá các module trên khóa học, các tài liệu đã được up lên...  Ứng dụng: tạo câu hỏi thăm dò về chất lượng khóa học.  Cài đặt: Add an activity > Cuộc khảo sát / Cuộc thăm dò 3.4 Quản lý: 3.4.1 Quản lý thành viên: 3.4.1.1 Authentication: Hình 3.37 Sidebar quản trị  Quản lý chứng thực: Bao gồm các quản lý về o Các kiểu chứng thực qua email, máy chủ,... o Thiết lập cho phép người dùng có thể tự đăng kí tài khoản. o Cho phép khách đăng nhập - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 39 o Các hướng dẫn khi đăng nhập o Từ xác nhận khi đăng kí / đăng nhập  Các mục khác: o Mặc định các trường dữ liệu trong khung đăng kí o Hạn chế / cho phép người dùng đăng nhập thông qua các kiểu chứng thực email, không chứng thực, thủ công... 3.4.1.2 Tài khoản:  Bao gồm các thao tác trên tài khoản người dùng như thêm, sửa, xóa, phân quyền cho user.  Các thao tác trên nhiều thành viên như: gửi mail cho tất cả các học viên, giảng viên trong khóa học.  Chỉnh sửa trường thông tin mặc định của tài khoản người dùng.  Sao lưu, phục hồi danh sách người dùng sẵn có. 3.4.1.3 Permissions:  Define roles: phân quyền bao quát trên các loại user.  Assign system roles: phân quyền người dùng trên tất cả các mục (trang chủ, hệ thống, khóa học...)  Chính sách thành viên: bao gồm các chính sách mặc định trên các loại người dùng cơ bản, cho phép khách được phép đăng nhập vào hệ thống cũng ở trong mục này. 3.4.2 Khóa học: Bao gồm các thiết lập như:  Thêm / sửa các khóa học: Thêm một khóa học mới.  Ghi danh: tùy chỉnh phương thức ghi danh, đăng kí. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 40  Cài đặt mặc định của khóa học: thiết lập mặc định cho một khóa học khi được tạo mới.  Yêu cầu mở khóa học: cho phép học viên, giảng viên yêu cầu mở khóa học mới và tự động thông báo cho họ khi có khóa học.  Backups: sao lưu phục hồi các khóa học hiện có. 3.4.3 Điểm số: Bao gồm các tùy chỉnh:  General Settings: phân quyền người dùng được quyền cho / xem điểm.  Grade category/items settings: các tùy chỉnh trên các cấp độ của khóa học.  Thang điểm: điều chỉnh thang điểm mặc định trên các bài tập, bài thi.  Letters: định dạng điểm, xếp loại theo chuẩn(A, A+, B, C... hoặc theo điểm số.)  Report settings: lập các báo cáo, thống kê về tình hình điểm số của học viên trong toàn khóa học. 3.4.4 Location:  Cài đặt định vị: cấp phép cho IP được phép truy cập, cài đặt thời gian, định dạng quốc tế mặc định cho hệ thống.  Cài đặt múi giờ: cài đặt, cập nhật thêm các múi giờ có trên thế giới. 3.4.5 Language:  Thiết lập ngôn ngữ: lựa chọn ngôn ngữ cho hệ thống - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 41  Sửa ngôn ngữ: chỉnh sửa thủ công các đề mục trên website theo nhu cầu.  Gói ngôn ngữ: cài đặt thêm những gói ngôn ngữ cho hệ thống. 3.4.6 Module:  Hoạt động: bao gồm các module phục vụ việc dạy và học  Khối: bao gồm các module phục vụ nhu cầu cơ bản của website chính.  Bộ lọc: bao gồm các thiết lập cho phép ứng dụng, multimedia... trên web site. 3.4.7 Security:  Chính sách của hệ thống: các chính sách bảo mật của hệ thống.  HTTP security: các thiết lập bảo mật trên website.  Bảo mật theo mô-đun  Thông báo: các báo cáo, thống kê khi có xâm nhập bất hợp pháp.  Chống vi-rút: các chức năng phòng ngừa lây lan virus từ các file tải lên hệ thống. 3.4.8 Hình thức trình bày:  Giao diện: cấu hình và sửa đổi giao diện cho website  Calendar: định dạng ngày giờ cho hệ thống.  Trình soạn thảo HTML: thiết lập mặc định cho trình soạn thảo nội dung của Moodle.  Thiết lập HTML: cho phép / hạn chế hiển thị sử dụng các tag HTML trong bài viết của user. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 42  Người quản lý khóa học: cấu hình mặc định cho người quản lý khóa học. 3.4.9 Các mục khác:  Trang chủ: Các thiết lập trên trang chủ của website, cho phép tùy biến trang chủ theo ý muốn.  Server: thiết lập, cấu hình về đường dẫn lưu file, email, dọn dẹp hệ thống...  Networking: cấu hình giúp Moodle có thể chạy trên các mô hình mạng khác nhau.  Báo cáo: các thống kê, báo cáo chung của hệ thống. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 43 KẾT LUẬN ... - Những yêu cầu đã đạt được: - Đã xây dựng xong thư viện các bài giảng bằng video(lab) theo từng chủ đề trong đề cương môn học được giao(bao gồm các bài lab cơ bản và nâng cao). - Đã đưa những bài lab này vào một chương trình để quản lý và tra cứu(Moodle) - Đã tìm hiểu và xây dựng được một mô hình học cụ thông qua một website dạy học trực tuyến trên mã nguồn Moodle. - Ưu điểm: - Các bài lab được cấu hình đầy đủ, chính xác, giao diện bắt mắt, dễ nhìn và sinh động. - Tận dụng tốt ưu thế của mã nguồn Moodle về dạy học trực tuyến thông qua các chức năng: - Xây dựng hệ thống bài học, bài tập trực tuyến. - Bài giảng trực tuyến bằng video. - Thư viện bài thi trắc nghiệm. - Đã triển khai thành công trang web lên tên miền - Khuyết điểm: - Do một số hạn chế về hosting(dùng host miễn phí) nên một số tính năng bị hạn chế khi đưa lên internet(video, chatroom) - Giao diện chưa bắt mắt. - Hệ thống khóa học, bài giảng chưa phong phú. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 44 - Khả năng ứng dụng: - Triển khai lên internet hỗ trợ mô hình dạy học từ xa. - Triển khai lên hệ thống mạng nội bộ phục vụ cho việc thi trắc nghiệm của các học viên. - Hướng phát triển: - Tạo thêm nhiều khóa học, thư viện bài giảng theo các chuẩn quốc tế(SCORM, LAMS...) làm phong phú hơn cho mô hình học cụ. - Tạo thêm các từ điển tra cứu(chức năng wiki) giúp học viên có thể tra cứu thông tin ngay trên site. - Phát triển website thành một hệ thống e-learning cho trung tâm tin học của trường. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ... - Báo cáo nghiên cứu về e-learning của giảng viên Đặng Ngọc Sang – trung tâm tin học trường ĐH Đà Nẵng - Mã nguồn và tài liệu dành cho developer trên trang - Tài liệu giới thiệu Moodle và e-learning trên website - Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống moodle dành cho học viên của FPT- aptech. - Tài liệu về MCSA của trung tâm đào tạo Nhất Nghệ. - Tài liệu về thiết kế và bảo mật mạng của trung tâm Athena. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 46 PHỤ LỤC Nhập câu hỏi cho đề thi bằng Hot-potatoes: - Ngoài việc nhập câu hỏi một cách thủ công trên trình quản lý của Moodle, ta cũng có thể nhập câu hỏi một cách nhanh chóng thông qua một file lưu trữ. Dưới đây là hướng dẫn cách thức nhập liệu và sử dụng phần mềm Hot- Potatoes để đưa file câu hỏi lên một bài thi của Moodle.  Bước 1: Tải về và cài đặt phần mềm Hot-potatoes trên trang  Bước 2: Khởi động phần mềm Hot-potatoes, chọn mẫu câu hỏi muốn tạo(ở đây là câu hỏi trắc nghiệm J-Quiz)  Bước 3: nhập dữ liệu câu hỏi vào khung soạn thảo, Sau đó lưu lại thành 1 file - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 47  Bước 4: Vào một khóa học, ở khu vực quản trị chọn Các câu hỏi, chuyển qua tab Nhập chọn Định dạng Hot Potatoes. Chọn và upload file vừa tạo khi nãy, sau đó click vào nút Nhập.  Bước 5: chọn các câu hỏi cần thêm vào CSDL, nhấn nút thêm. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 48 Sử dụng camtasia để quay lại bài học: - Camtasia là một phần mềm hỗ trợ quay lại các thao tác trên màn hình máy tính và chỉnh sửa chúng một cách chuyên nghiệp.Sau đây là hướng dẫn cách sử dụng phần mềm nầy để quay lại 1 bài học như trên đồ án.  Bước 1: Tải về và cài đặt camtasia ở địa chỉ website chính của phần mềm này  Bước 2: khởi động camtasia, chọn Record the screen để bắt đầu quay một bài lab mới.  Bước 3: chọn các thông số về khung hình, webcam, và âm thanh sau đó nhấn vào nút rec để bắt đầu quay lab. - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 49  Bước 4: Thực hiện các thao tác trên màn hình trong lúc Camtasia tiến hành ghi lại. Ta có thể tạm ngừng quay bằng cách chọn Camtasia ở thanh taskbar, nhấn nút Pause  Bước 5: kết thúc bài lab bằng cách nhấn F10, khung review xuất hiện, click vào nút save and edit để vào chế độ chỉnh sửa.  Bước 6: Vào chế độ edit, ta có các lựa chọn như:  Clip Bin: chứa các bài lab, file video đã quay  Library: chứa thư viện video, hình ảnh, âm thanh  Callouts: các bảng chú thích, ghi chú  Zoom-n-pan: chế độ thu phóng màn hình  Audio: biên tập âm thanh cho bài lab  Transition: cài đặt các chuyển cảnh cho bài lab - Đề tài: Mô hình học cụ cho môn Thiết kế và bảo mật mạng SVTH: Tôn Thất Khoa – Đỗ Tiến Đạt Trang 50  Cursor effect: hiệu ứng làm nổi bật trỏ chuột  Title clip: đoạn giới thiệu mở đầu cho bài lab  Quizing: tạo một file đố vui nhúng vào bài lab.  Voice narration: lồng tiếng vào bài lab  Record camera: thu một bài lab mới Giao diện của Camtasia ------------- Hết -------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng mô hình giáo cụ cho bộ môn thiết kế và bảo mật hệ thống mạng.pdf