Xây dựng phòng thực tập ảo về Động cơ đốt trong

Do nhu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng cao cùng với việc khoa học kĩ thuật và công nghệ trên thế giới đang phát triển chóng mặt. Vì thế việc tiếp cận với các kĩ thuật tiên tiến này là điều rất cần thiết. Tuy nhiên việc tiếp cận với các công nghệ mới nhất này sẽ rất khó khăn nhất là đối với một nước nghèo như nước ta. Để cho việc tiếp cận với công nghệ mới được dễ dàng trong khi điều kiện mua sắm các mô hình thí nghiệm, điều kiện xây dựng phòng thí nghiệm không có thì việc xây dựng một phòng thực tập ảo sẽ giúp giải quyết được tất cả các vấn đề đó. Ngày nay khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và nghiên cứu là điều đã được rất nhiều Quốc gia trên thế giới ứng dụng. Việc ứng dụng các thiết bị nghe nhìn trong giảng dạy và học tập không chỉ giúp người dạy dễ dàng truyền đạt kiến thức mà còn giúp người học tiếp thu nhanh hơn, có hứng thú học tập hơn . Sau một thời gian nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập và được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo em đã xây dựng thành công Phòng thực tập ảo về Động cơ đốt trong. Trong quá trình thực hiện chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, em mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN 1- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY THỰC HÀNH TẠI BỘ MÔN ĐỘNG LỰC 2 1.1- Tóm tắt các môn học có nội dung thực hành 2 1.3- Thực trạng về điều kiện thực tập môn học động cơ đốt trong 21 1.3.1- Sự phát triển công nghệ điện tử ô tô 21 1.3.2- Sự phát triển công nghệ giảng dạy đa phương tiện (Multimedia) 23 PHẦN 2- KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐỐI VỚI CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH 24 2.1- Cơ sở lý luận của việc lựa chọn các phương tiện dạy học 24 2.1.1- Các yếu tố ảnh hưởng 24 2.1.2- Các mô hình cơ bản để lựa chọn phương tiện dạy học 25 2.1.3- Các chỉ tiêu đánh giá 28 2.2- Lựa chọn đa phương tiện (multimedia) hỗ trợ giảng dạy và học tập trên cơ sở lý luận của việc lựa chọn các phương tiện dạy học: 30 2.2.1- Multimedia là gì? 30 2.2.2- Đánh giá để lựa chọn đa phương tiện 31 PHẦN 3- XÂY DỰNG CÁC MÔ ĐUN THỰC HÀNH ẢO TRONG GIẢNG DẠY VÀ THỰC TẬP ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 34 3.1- Sự cần thiết của việc xây dựng các phòng thực tập ảo 34 3.2- Phương pháp xây dựng phòng thực tập ảo 34 3.2.1- Sơ qua về một số lệnh trong FP 35 3.2.1.1- Mở FP 35 3.2.1.2- Menu file 36 3.2.2- Danh sách menu tắt 37 3.2.3- Các nút đặc biệt trong FP 38 3.2.3.1- Nút Find 38 3.2.3.2- Nút Public site 39 3.2.3.3- Nút Toogle Pane. 39 3.2.3.4- Nút Insert web components 40 3.2.3.5- Nút Insert Hyperlink 40 3.2.3.6- Nút Insert layer 41 3.2.3.7- Nút Shaw layer anchors 41 3.2.3.8- Drawing. 42 3.2.4- Thiết kế web 42 3.2.4.1- Tạo Frame 42 3.2.4.2- Khung banner 43 3.2.4.3- Khung danh mục chứa các liên kết 44 3.2.5- Xây dựng phòng thực tập 45 3.2.5.1- Tạo nền cho trang web 45 3.2.5.2- Viết chữ trên web 46 3.2.5.3- Chèn ảnh vào FP 48 3.2.5.4- Chèn các file nhạc 53 3.2.5.5- Chèn file flash 55 3.2.5.6- Tạo các nút cho trang web 55 3.2.5.7- Định dạng liên kết Hyperlink 56 3.2.5.8- Tạo bảng cho web 59 3.2.5.9- Chèn thành phần đặc biệt 64 3.3- Kết quả xây dựng phòng thực tập ảo về động cơ đốt trong 69 3.4- Hướng dẫn khai thác phòng thực tập ảo 73 3.5- Khả năng mở rộng và nâng cấp 74 PHẦN 4- KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 79 4.1- Kết luận 79 4.2- Đề xuất 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

doc82 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2853 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng phòng thực tập ảo về Động cơ đốt trong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hộp làm sạch bằng Solenoid (EVAP) và đèn hiển thị - Cảm biến nhiệt độ làm mát (ECT) w/Selection Knob - Bộ thông hơi EVAP bằng Solenoid và đèn hiển thị - Cảm biến nhiệt độ khí nạp (IAT) cùng với núm lựa chọn - Khối điều khiển đánh lửa (IC) - Cụm bướm ga - Cảm biến vị trí bướm ga (TP) - Cảm biến phản hồi Oxygen (HO2S11) - theo chiều ngược - EGR Solenoid - Cảm biến Oxygen (HO2S12) - theo chiều thuận - Rơ le A/C - Rơ le quạt làm mát cùng với đèn hiển thị (nóng) - Cảm biến dòng khí (MAF) cùng với núm điều chỉnh mức tải động cơ - Rơ le quạt làm mát cùng với đèn hiển thị (lạnh) - Cảm biến áp suất - Đèn cảnh báo tình trạng hoạt động của hệ trhống (MIL) - Cảm biến kích nổ (KS) - Đèn nóng - Công tắc đánh lửa cùng với đèn LED hiển thị - Đèn báo trung tâm - Đèn cảnh báo dầu bôi trơn - Công tắc tách động chế độ phanh On/Off cùng với đèn LED hiển thị - Đèn báo thay đổi mức dầu bôi trơn - Công tắc yêu cầu A/C và đèn LED hiển thị - HEGO LED Bar-graph (thuận) - Công tắc A/C - HEGO LED Bar-graph (ngược) - Công tắc áp suất dầu - Bộ hiển thị tốc độ xe bằng số - Bơm nhiên liệu - Bộ hiển thị số vòng quay động cơ bằng số - Rơ le bơm nhiên liệu cùng với đèn hiển thị - Khối cầu chì - Đầu kết nối để kiểm tra bơm nhiên liệu - Vòi phun nhiên liệu (8 cái) - BAT Positive Jack - Dàn chia xăng cho 8 vòi phun - Thiết bị mô phỏng tín hiệu chức năng hộp số tự động - Hiển thị tốc độ ôtô khi cài số - Thiết bị giả tín hiệu nhiệt độ khí nạp có thể điều chỉnh - Thiết bị mô phỏng chức năng điều hoà không khí - Thiết bị thay đổi đơn vị tính trên đồng hồ hiển thị tốc độ ôtô - MPH/KPH - Thiết bị điều chỉnh lưu lượng khí - Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát động cơ - Công tắc nguồn cho cả hệ thống cùng với đèn LED hiển thị - Bình nhiên liệu trong suốt - Van điều khiển không tải (IAC) - Giắc chẩn đoán tiêu chuẩn OBD II (DLC) - Công tắc MPH/KPH - Hệ thống đánh lỗi - Hệ thống nối mát chung cho cả hệ thống 11.2 [2] Modul đánh lửa lập trình C3I - Modul điều khiển đánh lửa điện tử (EI) - Bu gi - Cuộn đánh lửa - Dây cao áp - Cảm biến vị trí trục cam (CMP) - Công tắc nguồn cùng với đèn LED hiển thị - Bộ điều chỉnh số vòng quay - Cảm biến trục khuỷu (CKP) - Hệ thống các điểm kiểm tra điện – B+, GRD, CAM, FUEL CTRL, SPARK REF, BYPASS, IC - Hệ thống đánh lỗi - Nguồn 12 Volt 11.3 [3] Máy tính Cấu hình tối thiểu như sau: - Pentium IV - Màn hình 15 inchs - ổ cứng: 80Gb - Ram: 128RAM - CD room - ổ mềm: 1.44Mb - Bàn phím, chuột quang 11.4 [4] Giáo trình và tài liệu hướng dẫn sử dụng 12 G-30313 Mô hình ly hợp dẫn động thuỷ lực (Biến mô thuỷ lực) 1 H.Quốc Các đặc điểm và thông số kỹ thuật: - Nghiên cứu nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bộ biến đổi mô men bằng thuỷ lực - Nghiên cứu và giải thích lực ly tâm của thuỷ lực - Bơm - Bánh công tác - Turbine - Stator - Mô phỏng nguyên lý hoạt động bằng tay quay - Mô hình được đúc mới bằng kim loại theo dạng cắt bổ có thể thấy được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống. - Kích thước, trọng lượng: 40x30x35 cm, 15kg 13 ART153 Mô hình hình hộp số cơ khí 1 Italy Các đặc điểm và thông số kỹ thuật: - Hộp số: 4 số tiến, 1 số lùi - Các cặp bánh răng nghiêng - Các cặp bánh răng đồng tốc - Ly hợp 1 đĩa ma sát khô - Có tay sang số và bàn đạp ly hợp - Mô hình được đúc mới bằng kim loại theo dạng cắt bổ có thể thấy được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống và được đặt trên giá có các bánh xe khi cần di chuyển. - Kích thước, trọng lượng: 70x40x130 cm, 42kg 14 ART151 Mô hình hộp số tự động 1 Italy Các đặc điểm và thông số kỹ thuật: - Hộp số 3 dải tốc độ và 1 số lùi - Cơ cấu biến đổi mô men thuỷ lực - Các van thuỷ lực - Bộ truyền động: bánh răng ngoại luân - Truyền động bằng tay quay - Mô hình được đúc mới bằng kim loại theo dạng cắt bổ có thể thấy được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống và được đặt trên giá có các bánh xe khi cần di chuyển. - Kích thước, trọng lượng: 70x40x125 cm, 60kg 15 Mô hình hộp số thuỷ tĩnh 1 Châu Á 16 ART158 Mô hình cầu sau 1 Italy Mô hình bao gồm: - Cơ cấu bánh răng vi sai - Cơ cấu phanh kiểu tang trống - Các bán trục từ cầu ra bánh xe - Mô hình được đúc mới bằng kim loại theo dạng cắt bổ có thể thấy được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống và được đặt trên giá có các bánh xe khi cần di chuyển. 17 ART171 Mô hình hệ thống lái trợ lực thuỷ lực 1 Italy Mô hình bao gồm: - Vành tay lái - Cơ cấu lái kiểu bi tuần hoàn - Hộp cơ cấu lái - Bơm thuỷ lực - Mô hình được đúc mới bằng kim loại theo dạng cắt bổ có thể thấy được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và đợc đặt trên giá đỡ bằng gỗ - Kích thước, trọng lượng: 40x40x60 cm, 20kg 18 ART172 Mô hình hệ thống lái thuỷ lực (Mô hình điều hoà không khí ôtô) 1 Italy Mô hình bao gồm: - Máy nén (lốc lạnh) - Dàn bay hơi - Dàn ngưng - Công tắc áp suất - Toàn bộ mô hình đều được cắt bổ - Kích thước, trọng lượng: 60x35x35 cm, 18kg 19 ART244 Mô hình hệ thống phanh thuỷ lực - khí nén 1 Italy Đặc điểm và các thông số kỹ thuật: - Mô hình được mô phỏng cho xe tải và xe rơ moóc - Pít tông nén khí cùng với hệ thống van - Tổng phanh (bộ phân phối) - Ba bình nén khí (hai bình cho xe đầu kéo và một bình cho xe rơ moóc - Bàn đạp phanh - Đồng hồ đo áp - Hệ thống phanh kiểu tang trống - Mô hình được đúc mới bằng kim loại theo dạng cắt bổ có thể thấy được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và được đặt trên giá đỡ bằng gỗ - Kích thước, trọng lượng: 200x20x80cm,55 kg 20 ART179 Mô hình hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực 1 Italy Mô hình bao gồm: - Phanh đĩa - Phanh tang trống - Xy lanh và bàn đạp phanh - Phanh tay - Bình dầu - Đèn báo hiệu phanh - Dàn trải (cắt bổ) tổng phanh - Dàn trải (cắt bổ) xy lanh công tác - Các đường ống dẫn của hệ thống - Toàn bộ mô hình đều được cắt bổ có thể thấy được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu. Điện áp sử dụng 12V - Mô hình được đúc mới bằng kim loại theo dạng cắt bổ có thể thấy được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và được đặt trên giá đỡ bằng gỗ - Kích thước, trọng lượng: 120x32x48 cm, 40kg 21 EAU963 Mô hình hệ thống phanh ABS và TCS 1 T.B.Nha Các chức năng - Kiểm tra sự phản hồi của hệ thống ABS và TCS ở các trạng thái tăng tốc, giảm tốc và các trạng thái phanh - Hệ thống được kết nối với các phần tử thực cần thiết để mô phỏng các tình huống khác nhau có thể xuất hiện trên xe - Hệ thống có thể hiển thi đường cong áp suất trên máy hiện sóng (oscilloscope) cũng như sự biến thiên của quá trình tăng tốc và giảm tốc - Một panel có các điểm đo cho phép kiểm tra các tín hiệu tĩnh học và động học xảy ra giữa ABS và TCS, cũng như các rơle sử dụng trong hệ thống - Có thể tạo lỗi trong các module điều khiển bằng các công tắc hoặc bằng phần mềm - Hệ thống thiết bị (thiết bị thật) của hệ thống phanh ABS, hệ thống TCS và hệ thống điều khiển ABS và TCS bao gồm: Xy lanh phanh Động cơ bơm Cơ cấu điều khiển thuỷ lực Cơ cấu điều khiển ABS và TCS Modul ABS Hộp rơle Động cơ điều khiển TCS Công tắc phanh Đèn hiển thị phanh ABS Đèn hiển thị TCS Khoá cắt TCS Bộ điều chỉnh tốc độ 04 cảm biến 04 áp kế Bàn đạp ga Bàn đạp phanh Động cơ điện Bơm chân không thiết bị dự trữ áp suất Các chế độ (có ABS, không có ABS, có TCS và không có TCS) có thể hoạt động độc lập hoặc đồng thời Máy tính xách tay (Cấu hình tối thiểu như sau) Pentium IV RAM 256 HDD 40Gb DVD+CD Room USB 21 EAU962 Mô hình thí nghiệm tổng quát về hệ thống điện trên ô tô 1 T.B.Nha - Hệ thống thiết bị đào tạo về: hệ thống điều khiển, hệ thống hiển thị, hệ thống đèn, hệ thống đóng mở cửa, hệ thống điện cho cửa kính, hệ thống rửa kính - Thiết bị có khả năng tạo lỗi - Trang bị cho các học viên các kiến thức về sơ đồ hệ thống,phân tích mạch điện, phân tích các thành phần riêng biệt, các kỹ năng chẩn đoán và sửa chữa - Hệ thống đèn bao gồm + Panel + Các công tắc + Đèn pha + Đèn hậu + Đèn sương mù trước và sau + Các đèn hiển thị + Đèn cạnh + Đèn cửa phía sau + Đèn lùi - Hệ thống đóng mở cửa và kính + Khoá trung tâm + Các khoá cửa - Động cơ điện cho hệ thống cửa - Rửa kính phía trước và sau - Còi - Bật lửa - Đồng hồ - Điều khiển hệ thống thông gió và sưởi - Hiển thị mức dầu phanh - Cảm biến nhiệt độ dầu và cảm biến nhiệt độ nước - Phanh chân, phanh tay và các công tắc đảo chiều - Hệ thống đèn hiển thị trên panel bao gồm: + Hệ thống đèn và hiển thị + Nhiệt độ + áp suất dầu - Hộp rơle và cầu chì 23 Hệ thống dạy học bằng động cơ trong suốt 1 Đức - Hệ thống bao gồm động cơ mô phỏng trong suốt có thể quan sát đợc chuyển động của các cơ cấu bên trong; các hệ thống truyền động, các cảm biến và bộ phận thu thập, xử lý dữ liệu - Hoạt động của động cơ được điều khiển từ máy tính và người sử dụng có thể thay đổi được các chế độ hoạt động của động cơ đồng thời quan sát, đo đạc và phân tích các đặc tính động cơ như công suất, mô men, tốc độ; lượng tiêu hao nhiên liệu; khí thải - Phần mềm xử lý và hiển thị các kết quả và quá trình thí nghiệm Các bài thực hành chính: - Đặc tính ngoài động cơ - Các chu trình nhiệt động cơ - Đo điện áp đầu dò ôxy - Đồ thị PV, P-anpha - ảnh hưởng của thời điểm đánh lửa và tỷ lệ hỗn hợp (A/F) đến công suất, lương tiêu hao nhiên liệu và độ ô nhiễm môi trường - ảnh hưởng của thời điểm mở supáp đến công suất, lượng tiêu hao nhiên liệu và độ ô nhiễm môi trường - ảnh hưởng của tỷ số nén - Điều khiển tải từng phần cùng với thời điểm mở supáp - Đặc tính của động cơ khi lạnh - ảnh hưởng của ôxy - Lượng tiêu hao riêng phần đến tốc độ - ảnh hưởng của thời điểm mở supáp đến tải riêng phần Máy tính Cấu hình tối thiểu như sau: - Pentium IV - Màn hình 15 inchs - ổ cứng: 80Gb - Ram: 128RAM - CD room - Ổ mềm: 1.44Mb - Bàn phím, chuột quang Máy chiếu đa năng - Cường độ ánh sáng : 2.000 ANSI Lumens - Độ phân giải: 1024 x 768 SVGA - Cỡ ảnh tối đa: 33 - 300 inchs - Điều khiển từ xa 24 Mô hình thí nghiệm tổng quát về hệ thống truyền lực và điều khiển thuỷ lực. Bao gồm: 1 Mỹ/Canada a) Hệ dạy học thuỷ lực cơ bản, bao gồm : 1 - Bàn để thiết bị - Bàn thí nghiệm - Panel đặt thiết bị dạng tủ có cửa khoá - Giá để ống nối - Bộ nguồn - Van định hướng, điều chỉnh mức - Van điều khiển lưu lượng, không bù - Van an toàn - Van giảm áp suất - Xi lanh hoạt động kép, cỡ 2.5-cm - Xi lanh hoạt động kép, cỡ 3.8-cm - Động cơ 2 hướng và bánh đà 2 - Các đồng hồ đo áp suất - Đồng hồ đo dòng - Thiết bị tải trở - Bộ chia, 5 cổng, cố định - Bộ chia, 4 cổng, di động - Các phụ kiện b) Hệ dạy học về điện điều khiển thuỷ lực 1 - Bàn lớn để thiết bị - Van định hướng điều khiển 2 cuộn hút - Van định hướng điều khiển cuộn hút đơn - Van tuần tự - Van điều khiển lưu lượng, bù áp suất - Van kiểm tra - Bộ nguồn DC - Nút ấn - Công tắc chuyển mạch hành trình - Rơ le - Rơ le thời gian trễ/bộ đếm - Đèn hiển thị - Công tắc áp suất - Công tắc cảm ứng từ - Chuyển mạch quang điện - Các phụ kiện - Giá để thiết bị trợ giúp (loại lớn) - Giá để thiết bị trợ giúp (loại nhỏ) - Khay đựng c) Hệ dạy học về hệ điều khiển Servo thuỷ lực 1 - Van điều khiển cân chỉnh định hướng - Bộ điều chỉnh tín hiệu - Bộ điều khiển P.I.D. - Cảm biến áp suất - Cảm biến vị trí - PLC S7-200 CPU224 - Máy tính PIII d) Bộ chuyển đổi A/D Các đặc tính chuyển đổi tín hiệu tương tự Lối vào: - Độ phân giải: 16 bit - Thời gian chuyển đổi: 5 micro giây - Độ chính xác: +/-5LSB - Tốc độ vào: 100KHz (nhiều kênh, 200KHz (1 kênh) - Tốc độ truyền: 100KHz - Số kênh: 8 kênh vi phân hoặc 16 kênh 1 đầu ra - Dải điện áp vào: +/-10, +/-5, +/-2.5, +/-1.25V - Điện áp vào lớn nhất: +50V, -40V Lối ra: - Độ phân giải 16 bit - Số kênh: 2 kênh 1 đầu ra - Điện áp: +/-10V - Dòng điều khiển: 2mA Các đặc tính chuyển đổi tín hiệu số - Dạng số: FPGA - Số kênh: 1 cổng 4 bit khả trình - Mức cao: nhỏ nhất là 2V (lớn nhất 5.5V) - Mức thấp: lớn nhất là 0.8V (nhỏ nhất -0.5V) - Ngắt: các mức từ 2 đến 15 Bộ đếm: - Bộ đếm 1: người dùng điều khiển - Bộ đếm 2: điều khiển mức dưới ADC - Bộ đếm 3: điều khiển mức cao ADC - Tần số: 10MHz chuẩn bằng bộ dao động thạch anh Cables and connector - CPCC-50F-39 (1 m) - CPCC-50M-4 (4 inchs adaptor) - C50FF-XX Phòng Điện & Điện tử ô tô máy kéo: Đây là một phòng mới thành lập và có thể nói là được trang bị hiện đại nhất trong số những phòng thực tập thí nghiệm của Bộ môn. Các thiết bị đo lường thí nghiệm có được từ Dự án đầu tư chiều sâu năm 2000-2001, tuy nhiên do hạn chế kinh phí và nhiều nguyên nhân khác nữa nên trang bị thiếu đồng bộ và một số thiết bị cho đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng được. Danh mục thiết bị thuộc phòng này bao gồm: Sensor vận tốc quang học V1-DATRON; Sensor đo áp suất buồng đốt của động cơ xăng và động cơ diesel; Sensor lưu lượng dùng để đo tiêu hao nhiên liệu DFL-1; Thiết bị kiểm tra thời điểm đánh lửa và thời điểm phun; Sensor đo nhiệt độ khí xả động cơ; Sensor đo cao áp đánh lửa; Thiết bị nghiên cứu đặc tính của động cơ một xi lanh phun xăng và đánh lửa điện tử, có kết nối với máy tính; Phanh thủy lực (Dynomite Land & Sea) dùng kiểm tra công suất động cơ tới 150 kW. Một vài thiết bị trong số trên đã được khai thác sử dụng khá hiệu quả trong đào tạo (đại học và cao học) và nghiên cứu khoa học. Có thể nói cơ sở vật chất của bộ môn đang dần được hoàn thiện. Tuy nhiên vẫn rất cần cập nhật, bổ sung các trang thiết bị mới tân tiến để đảm bảo cho việc học tập và giảng dạy được tốt hơn. 1.3- Thực trạng về điều kiện thực tập môn học động cơ đốt trong 1.3.1- Sự phát triển công nghệ điện tử ô tô Nền công nghiệp chế tạo ô tô trên thế giới đang phát triển hết sức nhanh chóng. Các tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ điện tử và điều khiển tự động được cập nhật và đưa vào áp dụng rộng rãi trong ngành chế tạo xe hơi. Hàng loạt mẫu xe mới ra đời và mang tính cạnh tranh quyết liệt với nhiều chức năng mới và ngày càng an toàn hơn, tiện nghi hơn và tiết kiệm hơn cho người sử dụng. Có thể kể ra một số ứng dụng công nghệ điện tử trong việc hoàn thiện ô tô theo các hướng dưới đây: Đối với động cơ: Thay thế bộ chế hòa khí truyền thống bằng bộ chế hòa khí điều khiển điện tử; Thay thế phương pháp hòa khí truyền thống bằng phương pháp phun xăng điện tử; Thay thế các phương pháp đánh lửa truyền thống bằng phương pháp đánh lửa điện tử; Sử dụng hàng loạt cảm biến để tăng khả năng tự động điều chỉnh chế độ làm việc của động cơ; Sử dụng hàng loạt cảm biến và phần mềm để tăng khả năng tự chẩn đoán kỹ thuật của động cơ; Áp dụng công nghệ hiện đại để giảm sự ô nhiễm của khí thải động cơ xe hơi. Đối với hệ thống truyền lực, di động và điều khiển: Sử dụng hệ thống truyền lực thủy lực với ly hợp và hộp số tự động; Sử dụng hệ thống chống bó cứng các bánh xe khi phanh (ABS); Sử dụng hệ thống chống trượt quay trong đường truyền lực (ASR); Sử dụng hệ thống tự động cân bằng khi ô tô quay vòng gấp; Sử dụng hệ thống lái tự động hoặc hệ thống lái thông minh. Đối với vấn đề tiện nghi và an toàn: Sử dụng hệ thống điều hòa không khí; Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu; Sử dụng hệ thống truyền tin, truyền hình; Sử dụng hệ thống đệm khí an toàn cho người lái khi gặp tai nạn. Để sinh viên có thể tiếp cận và cập nhật được những tiến bộ hàng ngày hàng giờ trong lĩnh vực chế tạo ô tô, đòi hỏi Bộ môn phải đổi mới giáo trình, thay đổi về cơ bản phương pháp dạy học, đầu tư trang bị mới thiết bị dạy học và thiết bị thí nghiệm. Trong đó vấn đề thực tập, thực hành trên các loại xe hiện đại và thí nghiệm trên các thiết bị chẩn đoán và các thiết bị đo hiện đại là hết sức cần thiết và bổ ích cho sinh viên, giúp họ tự tin và sẵn sàng thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. 1.3.2- Sự phát triển công nghệ giảng dạy đa phương tiện (Multimedia) Khắc phục tình trạng “dạy chay” và “học chay” từng tồn tại và kéo dài nhiều năm nay, các cơ sở đào tạo và dạy nghề cần chú trọng đầu tư phương tiện dạy học theo hướng phát triển các hình thức dạy học đa phương tiện. Bên cạnh việc biên soạn các giáo trình dạy lý thuyết mang tính cập nhật tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, Khoa và Bộ môn cần cố gắng từng bước đầu tư xây dựng các phòng học tiêu chuẩn trong đó trang bị nhiều thiết bị nghe nhìn trực quan và các phòng thực tập với những mô hình, sa bàn sinh động nhằm tăng hiệu quả sư phạm và gây hứng thú học tập cho sinh viên. Vì thế bộ môn cần: Xây dựng các phòng học lý thuyết với các thiết bị nghe nhìn như overhead, projector, video, máy tính kèm theo băng đĩa tư liệu giảng dạy; Xây dựng các phòng thực tập được trang bị đầy đủ tranh ảnh, các mô hình máy trong suốt hoạt động được, các sa bàn hoặc mô hình hệ thống giao diện với máy tính có cài đặt các phần mềm tương ứng; Xây dựng các phòng thí nghiệm chức năng với những thiết bị thí nghiệm chuyên đề hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học, sau đại học và công tác nghiên cứu khoa học của Bộ môn. PHẦN 2- KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐỐI VỚI CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH 2.1- Cơ sở lý luận của việc lựa chọn các phương tiện dạy học Để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và học tập, người thầy giáo cần trang bị cho mình một số vốn kiến thức về cách lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học trên lớp. Việc tiến hành lựa chọn các phương tiện dạy học phải dựa trên các cơ sở lý luận khoa học. 2.1.1- Các yếu tố ảnh hưởng Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện dạy học mà chúng ta cần phải xem xét như: Phương pháp dạy học: Tùy theo phương pháp mà sử dụng phương tiện dạy học cho thích hợp. Nhiệm vụ học tập: Xác định nhiệm vụ học tập và chọn phương tiện dạy học cho phù hợp. Tính chất đặc tính học viên: Tùy theo lứa tuổi và tùy theo địa phương mà chọn phương tiện dạy học. Sự thúc ép của thực tế: Nên lựa chọn phương tiện dạy học dựa trên các vấn đề thực tế, tài chính xã hội. Yếu tố con người: Dựa vào người thầy lựa chọn phương tiện theo sở thích của mình. 2.1.2- Các mô hình cơ bản để lựa chọn phương tiện dạy học Ngoài mô hình cơ bản để lựa chọn phương tiện dạy học theo các yếu tố trên, còn có rất nhiều mô hình khác đều xây dựng với mục đích là các phương tiện dạy học phải được chọn trên cơ sở khả năng thực hiện các mục tiêu đã định của nó. Mô hình lựa chọn phương tiện theo kiểu ALLEN (ALLEN MEDIA SELECTION MODEL - 1967) Mô hình lựa chọn phương tiện theo kiểu ALLEN dựa vào bảng sau: Loại phương tiện dạy học Mục tiêu học tập Học tập thông tin có thực Học tập nhìn nhận biết Học tập nguyên lý khái niệm, nguyên tắc Học tập các thủ tục giấy tờ Thực hiện hoạt động thúc đẩy nhận thức kỹ năng Phát triển thái độ ham muốn lý luận hành động Hình tĩnh TB Cao TB TB Thấp Thấp Hình động TB Cao Cao Cao TB TB Tivi TB TB Cao TB Thấp TB Vật thể ba chiều Thấp Cao Thấp Thấp Thấp Thấp Ghi âm TB Thấp Thấp TB Thấp TB Dạy học chương trình hóa TB TB TB Cao Thấp TB Biểu diễn Thấp TB Thấp Cao TB TB Sách in TB Thấp TB TB Thấp TB Vấn đáp TB Thấp TB TB Thấp TB Ghi chú: TB: Trung bình Mô hình lựa chọn phương tiện theo kiểu WORKSHEET. Chúng ta cũng có thể lựa chọn phương tiện dạy học theo kiểu worksheet. Khi lựa chọn, hãy lập lên một bảng, gồm có: Thái độ ứng xử. Phân loại các thái độ ứng xử mới: Nhận thức, cảm xúc, động cơ tâm lý. Chọn các phương tiện phù hợp với kiểu học. Cảm giác được dùng để tiếp thu thái độ ứng xử nội dung: Nhìn - nghe - ngửi - sờ - hoạt động thân thể. Giá thành của phương tiện. Vấn đề sản xuất và nhân bản. Phương tiện dùng cho học cá nhân: Học nhóm hay học trên lớp ... Mô hình lựa chọn phương tiện theo 3 mức lựa chọn: Mô hình lựa chọn phương tiện theo ASSURE: Mô hình ASSURE do Heinich, Molenda, Russell đề xuất Trong số các mô hình lựa chọn, mô hình ASSURE do 3 ông Heinich, Molenda, Russell đề xuất mang đầy đủ tính chất khoa học và sư phạm hơn cả. Mô hình ASSURE chính là một trong các cơ sở lý luận khoa học của việc thiết kế các phương tiện dạy học, nó đã được Heinich, Molenda, Russell đưa ra các khái niệm cần biết khi chế tạo phương tiện dạy học được tóm tắt bằng các từ viết tắt A.S.S.U.R.E. Công thức ASSURE chính là các khái niệm sau: A: Analyse learners: Phân tích học viên. S: State Objective: Đề xuất mục tiêu. S: Select media and materials: Lựa chọn phương tiện và tư liệu. U: Utilize media and materials: Sử dụng phương tiện và tư liệu. R: Require Learner Participation: Yêu cầu sự tham của học viên. E: Evaluate and Revise: Đánh giá và xem lại. 2.1.3- Các chỉ tiêu đánh giá Các phương tiện dạy học được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu chính như sau: Tính khoa học sư phạm: Là một chỉ tiêu chính về chất lượng phương tiện dạy học, chỉ tiêu này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung và phương tiện dạy học với cấu tạo và nội dung của phương tiện. Phương tiện dạy học phải bảo đảm học viên tiếp thu được kiến thức, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp. Nội dung cấu tạo của phương tiện dạy học phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản. Nó phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, đồng thời phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến. Tính nhân trắc học: Các phương tiện dạy học phải phù hợp với tiêu chuẩn tâm lý của giáo viên và học viên, tạo được sự hứng thú cho học viên và thích ứng với các công việc sư phạm của thầy và trò. Các phương tiện dạy học phải bảo đảm cho học viên nhìn rõ ở khoảng cách 8m, màu sơn phải sáng sủa, hài hòa giống như màu sắc của vật thật và phải bảo đảm kỹ thuật an toàn khi sử dụng. (Ở đề tài này, người thực hiện đề tài đã cố gắng chọn màu sắc, bố trí nội dung, hình ảnh hợp lý, cũng như sử dụng hết giao diện màn hình để tăng tối đa cỡ chữ nhằm giúp sinh viên đễ dàng quan sát và học tập) Tính thẩm mỹ: Các phương tiện dạy học phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi trường sư phạm. Nó phải làm cho người thầy giáo thích thú khi sử dụng đồng thời kích thích tính yêu nghề tạo cho học viên nâng cao sự cảm thụ chân, thiện, mỹ. Tính khoa học kỹ thuật: Các phương tiện dạy học phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc nhắn, có kích thước và khối lượng phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất. Tính kinh tế: Là chỉ tiêu quan trọng khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các thiết bị dạy học mẫu: Nó phải bảo đảm sao cho số lượng ít, chi phí tài chính nhỏ nhất mà vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất, tuổi thọ của phương tiện phải cao, chi phí bảo quản thấp. 2.2- Lựa chọn đa phương tiện (multimedia) hỗ trợ giảng dạy và học tập trên cơ sở lý luận của việc lựa chọn các phương tiện dạy học: 2.2.1- Multimedia là gì? Theo Charles-B.Wang thì phương tiện là một thuật ngữ cho việc kết luận các khả năng trong công nghệ, sự tập hợp hay nhóm tài liệu bằng nhiều phương tiện khác nhau. Đa phương tiện liên kết với máy tính cá nhân các chức năng kết nối các yếu tố như văn bản, đồ họa, âm thanh, hình ảnh tĩnh và động sử dụng trong đào tạo hay thông tin. Sử dụng đa phương tiện trong dạy học chúng ta thấy có các ưu điểm như nguồn thông tin phong phú và sinh động do máy mang lại, sự tương tác giữa thầy giáo và học viên tăng rất cao. Thực sự, khi lựa chọn đa phương tiện để hỗ trợ giảng dạy và học tập, ta thấy bản thân của các đa phương tiện đã mang đầy đủ các tính khoa học sư phạm, tính nhân trắc học, tính thẩm mỹ, tính khoa học kỹ thuật, tính kinh tế. Lựa chọn đa phương tiện để dạy học ta cũng đã dựa vào mô hình ASSURE để đảm bảo phương tiện đạt hiệu quả cao. Thực sự, đa phương tiện hỗ trợ rất hiệu quả cho giảng dạy và học tập và đã giúp chuyển tải đồng thời khai thác khối lượng thông tin vô hạn của kiến thức nhân loại. 2.2.2- Đánh giá để lựa chọn đa phương tiện Để đánh giá một Multimedia dạy học ta phải xem xét các điều kiện Multimedia phải bám sát mục tiêu dạy học; xem xét đánh giá chương trình Multimedia dạy học thực hiện ở hai mức: Nội dung và công nghệ; xem xét đặc tính tương tác của Multimedia như việc kết hợp nhiều loại phương tiện với nhau: chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video ... để tạo ra được cách thức diễn đạt mới và cuối cùng là xem xét mức độ tương tác khi máy móc làm việc với con người. Khi đánh giá Multimedia dạy học ta cần xem xét điều kiện đã nêu ở trên, từ đó mới có thể đánh giá tốt phương tiện dạy học. Ta có thể đánh giá dựa vào các mục tiêu, chương trình và mức độ đáp ứng của phương tiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ đánh giá phương tiện dạy học Trong công nghệ dạy học hiện đại sự xuất hiện tương tác đa phương tiện, đa chiều là xu hướng cơ bản nhất. Ở đa phương tiện, ta thấy bên cạnh hoạt động của giáo viên (GV) – học viên (HV), GV – phương tiện (PT), HV – PT thì đều có tham gia phối hợp tương tác của GV và HV vào bên trong kích thích quá trình nhận thức của học viên bằng đa giác quan. Các tương tác của GV và HV kích thích quá trình nhận thức của học viên bằng đa giác quan. Trong trường học, việc ứng dụng máy tính truyền thông đa phương tiện là không thể thiếu được và nó đã đưa việc học lên một mức độ tương tác mới. Khi chúng ta sử dụng đa phương tiện trong giáo dục, sẽ làm kích thích được khả năng nhận thức và cách học tích cực của học viên. Chính điều này làm cho giáo viên và học viên phải chuyển sang mô hình học tập mới vừa nâng cao chất lượng của người dạy vừa giúp cho học viên chủ động tích cực để tích hợp phần tử tư duy cốt lõi và các kỹ năng giải quyết vấn đề. Lĩnh vực ứng dụng của truyền thông đa phương tiện rất rộng rãi, nhất là trong giáo dục để đổi mới phương pháp và tích cực hóa hoạt động của người học. Như vậy, vấn đề còn lại là việc đưa vào sử dụng tại các trường học. Nhà trường cần có một chính sách hợp lý để động viên các thầy giáo sử dụng Multimedia và phải bảo đảm cơ sở vật chất đầy đủ cho tiết đứng lớp được hoàn thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng Multimedia tại các trường còn có các khó khăn gặp phải như không phải học viên nào cũng có điền kiện tiếp xúc với máy tính hoặc có tiếp xúc tốt với máy tính cũng chưa đủ nhận thức để thấy rõ tầm quan trọng của ứng dụng máy tính trong việc học. Trong thực tế, khi tham gia giảng dạy các giáo trình điện tử một số giáo viên than phiền rằng có một số học sinh đã in bài giảng có sẵn trong giáo trình điện tử ra giấy để học “vẹt” chứ không theo trình tự của giáo trình điện tử, hoăc vội vàng mở lời giải khi vừa thấy “khó” chứ không chịu tập trung suy nghĩ để giải quyết vấn đề. Mặt khác, giáo trình điện tử cần phải phong phú và cập nhật để tránh lỗi thời so với sự bùng nổ trên mạng thông tin toàn cầu - Internet - hiện nay. Việc lựa chọn Multimedia vào việc dạy học là một sự lựa chọn tối ưu vì bản thân Multimedia đã thỏa mãn các cơ sở lý luận trong việc thiết kế một phương tiện dạy học tốt (ASSURE). Vấn đề còn lại là ở chỗ giáo viên cần đánh giá đúng để lựa chọn Multimedia nào cho phù hợp với công tác giảng dạy của mình. Multimedia đã giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết và vẽ trên bảng, giúp giáo viên mở rộng kiến thức và liên kết bài giảng với các phần mềm mô phỏng chuyên nghiệp làm cho bài giảng thật sự dễ hiểu. Bản thân người học hiểu nhanh qua việc được minh họa bằng hình ảnh và được đánh giá sự tiếp thu của mình ngay trong lớp học qua phần trắc nghiệm trên máy tính. Như vậy với cơ sở lý thuyết, người thực hiện đề tài sẽ tiến hành biên soạn tài liệu này trên Word sau đó sẽ chuyển sang viết Multimedia thông qua chương trình các phần mềm cần thiết. PHẦN 3- XÂY DỰNG CÁC MÔ ĐUN THỰC HÀNH ẢO TRONG GIẢNG DẠY VÀ THỰC TẬP ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 3.1- Sự cần thiết của việc xây dựng các phòng thực tập ảo Trong tình hình hiện nay, điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn. Việc mua mô hình máy móc phục vụ cho việc giảng dạy và học tập là vô cùng khó khăn. Trong khi các phòng thực tập cũ đều đã xuống cấp, các trang thiết bị lạc hậu cộng với việc công nghệ ngày nay đang phát triển chóng mặt. Việc cập nhật các trang thiết bị hiện đại, các công nghệ tiên tiến là điều dường như không thể. Mặt khác việc đào tạo từ xa hay việc giảng dạy và học ở các địa phương không thể có điều kiện tiếp xúc với phòng thực tập. Vì thế việc xây dựng các phòng thực tập ảo là hết sức cần thiết không những cho sinh viên học tập mà còn thuận tiện cho giáo viên trong việc giảng dạy. 3.2- Phương pháp xây dựng phòng thực tập ảo Xây dựng phòng thực tập ảo trên cơ sở thiết kế web tĩnh html. Việc xây dựng hết sức đơn giản, máy tính không đòi hỏi cấu hình cao. Trên Window XP, Win Vista… sử dụng notepad có sẵn trong máy tính : Start – Programs - Accessories - Notepad hoặc cài đặt Frontpage trong bộ Microsoft Office. Ở đây việc sử dụng (FP) sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với Notepad vì việc sử dụng không đòi hỏi nhiều về kĩ năng lập trình như Notepad. Trong chương trình xây dựng phòng thực tập ảo này chủ yếu sử dụng sự hỗ trợ của . 3.2.1- Sơ qua về một số lệnh trong FP 3.2.1.1- Mở FP Start > All Programs > Microsoft Office > Microsoft Office 2003 > Khi FP mở lần đầu ta sẽ thấy có 1 Tab tên : New_page_1.htm . Hộp công việc Getting Start mở ra . Hộp này hiển thị khi FP khởi động mà không có Website nào được mở . Nếu không muốn mở ra Hộp này, bạn chọn : Tools > Options > Tab General , bỏ chọn Mục Start Up Task Pane Ở góc trái dưới của màn hình có thanh công cụ Show Design View Thẻ Design : Cửa sổ chính để bạn sử dụng kĩ năng word để thể hiện ý tưởng design của mình. Thẻ Split : Thẻ hiển thị một nửa là các đoạn mã html và một nửa là cửa sổ chính (thẻ design). Thẻ Code : Thẻ hiển thị các đoạn mã html. Thẻ này rất quan trọng, vì có những ý tường mà chúng ta không thể thiết kế ở thẻ design thì chúng ta có thể vào thẻ này để chỉnh sửa hoặc thêm các hiệu ứng java scrip để làm đẹp thêm cho website. (điều kiện là phải biết về ngôn ngữ html và java scrip). Thẻ Priview : Thẻ này cho phép chúng ta xem trước những gì mà chúng ta vừa thiết kế ở thẻ design. 3.2.1.2- Menu file Nhấp lên Menu File > Nhấp Mũi tên cuối danh sách con của Menu File để mở rộng toàn bộ danh sách Menu con . Các Lệnh Close Site , Publish Site sẽ bị mờ vì chưa có hiệu lực ( Chưa có website nào được mở áp dụng ). Lệnh Recent Files cũng bị mờ. Các dấu (…) sau các lệnh cho biết khi nhấp lên lệnh này sẽ mở ra 1 hộp công việc hoặc 1 hộp thoại đi kèm. Menu File > Properties > Hiện ra HT Page Properties . Nhấp vào từng Tab tiếp theo để xem các Tùy Chọn có hiệu lực > Cancel. Menu File : Các mũi tên sau Preview on Browser , Recent Files và Recent Sites cho biết chúng có Menu con. 3.2.2- Danh sách menu tắt Nhấp chuột phải lên vùng Menu hay vùng của thanh công cụ > Mở ra danh sách Menu lối tắt, thấy có các dấu kiểm trước lệnh Standard và Formatting. FP tự động hiển thị 2 công cụ này vì chúng thường được dùng nhất cho các lệnh về trang và tập tin > Nhấp phím ESC để đóng lại. Trỏ vào mỗi nút trên thanh công cụ Standard để đọc tên lệnh của chúng. 3.2.3- Các nút đặc biệt trong FP 3.2.3.1- Nút Find : Gõ, nhập : Trang Web > Nhấp nút Find Next > Nó sẽ bôi đen các chữ trang Web trong văn bản đang hiển thị. 3.2.3.2- Nút Public site: Upload Website lên Remote Web Site, chọn giao thức Upload > Ok. 3.2.3.3- Nút Toogle Pane: Nhấp lên để hiện và không hiện Folder List. 3.2.3.4- Nút Insert web components: Chọn bổ sung các phụ tùng Components. 3.2.3.5- Nút Insert Hyperlink : Tạo liên kết 3.2.3.6- Nút Insert layer: Tạo lớp ( ô có 8 nút khung xanh ): Insert nội dung vào Layer này và rê di chuyển đến chổ khác. 3.2.3.7- Nút Shaw layer anchors: Neo cố định Layer này , không cho di chuyển. 3.2.3.8- Drawing: Nhấp phải lên vùng trống của thanh công cụ Format > Hiện ra danh sách Menu lối tắt, nhấp mục Drawing > Thanh này được mở ra tại vị trí mặc định của nó ở đáy màn hình > Nhấp xổ xuống bên phải thanh này > Hiển thị lệnh Add or Remove Buttons > Chọn Drawing > Mở ra danh sách các lệnh có hiệu lực trên thanh công cụ Drawing > Các thanh công cụ khác cũng có danh sách tương tự. Trong danh sách này nhấp bỏ chọn: Auto Shapes, Line và Arrow. Bạn sẽ thấy các mục này biến mất khi nhấp vào các mục nói trên. 3.2.4- Thiết kế web 3.2.4.1- Tạo Frame Nhấp chuột vào mũi tên của biểu tượng > Page… hộp thoại xuất hiện Page Templates xuất hiện. Chọn Tab Frames Pages để chọn mẫu Header tùy ý. 3.2.4.2- Khung banner Insert banner Nhấp Nút New Page > Một khung trống mở ra > Insert > Picture > From File > Đến nơi đã lưu Banner được tạo bằng Photoshop đặt tại Desktop trước đó hoặc chọn 1 File hình ảnh JPG hay Gif trong máy bạn hay trên mạng > Insert > Đã hiện ra Banner trong khung Banner nhưng nằm lệch trong khung. Để chỉnh sửa bạn nhấp Banner > bật thanh công cụ Pictures > Nút Potion Absolutely > Rê Banner đặt đúng vị trí > Nhấp bên ngoài bỏ chọn. Save khung banner Nhấp vào trong Khung > Nút Save > HT Save As xuất hiện, bên phải có hiển thị Khung Banner được chọn màu xanh, hàng File Name nhập header > Nhấp nút Change Title, nhập: Header Frame > Ok > Trở lại HT Save As > Save. Hiện ra hộp thoại Save Embedded Files có File Banner.jpg mà bạn vừa thêm vào trong Web. Bạn nên lưu nó trong Folder để không hiện ra trong Folder List rối mắt > Nhấp nút Change Folder > Chọn Folder Borders ( Folder này do Frontpage tạo ra khi chọn kiểu Frames Pages ) > Ok > Ok. 3.2.4.3- Khung danh mục chứa các liên kết Nhấn nút New Page > một khung trống mở ra, nhập các từ hay các kí hiệu để tạo liên kết cho nó > bôi đen các kí tự mà ta cần liên kết sau đó chọn Insert Hyperlink > hộp thoại Insert Hyperlink sẽ mở ra : Muốn liên kết tới trang nào đó chỉ cần dẫn đến trang đó > ok. Có thể đưa trang web mình muốn đưa vào bất kì frame nào bằng cách Target Frame sau đó nhấp chuột trái vào vị trí Frame đó. 3.2.5- Xây dựng phòng thực tập 3.2.5.1- Tạo nền cho trang web Chuột phải vào cửa sổ làm việc trong > Page Properties > Chọn tab Formatting trong cửa sổ Page Properties. 3.2.5.2- Viết chữ trên web Chèn nội dung văn bản vào cho web Sử dụng thanh công cụ Formatting như trong MS Office Word: Định dạng font chữ Chọn mẫu định dạng có sẵn Trên thanh công cụ Formatting, chọn kiểu mẫu định dạng sẵn, Heading 1 làm đậm, lớn tiêu đề, Heading 6 làm tiêu đề nhỏ hơn, dùng Address định các dòng địa chỉ in nghiêng gây chú ý hơn. Thay đổi kiểu font Chọn văn bản muốn thay đổi Font > Chọn font phù hợp trong danh sách font. Thay đổi kích cỡ font Trong thiết kế web giới hạn bố cục là kích cỡ màn hình. Vì thế không nên để font quá lớn. Font được chia 7 cấp, nhỏ nhất là 8pt và lớn nhất là 36pt. Thay đổi dạng in đậm, in nghiêng, gạch dưới Muốn thay đổi in đậm, in nghiêng, gạch dưới chỉ việc chọn nút thích hợp. B- in đậm; I- In nghiêng; U- gạch chân. Muốn chữ chạy ta chèn thẻ vào đầu và cuối văn bản trong ở trong code. Hộp thoại Font Khi thay đổi trên chưa được đẹp mắt ta có thể vào hộp thoại Font để chỉnh tiếp. Chọn menu Format > Font Font: Chọn tên font phù hợp; Font Style: Kiểu đậm, nghiêng, gạch chân; Size: Kích cỡ chữ giới hạn trong bộ 1 - 7 ; Color: Màu các văn bản; Preview: Xem trước mẫu chọn Font, cỡ, màu…; Effects: Các hiệu ứng khác; Underline: gạch dưới ; Strikethrought: Gạch ngang ; Overline: Gạch trên ; Blink: Nhấp nháy ; SupperScript: Dạng lũy thừa trên ; SupScript: Dạng số dưới ; Thẻ Character Spacing: Khoảng cách giữa các kí tự Nomal: Dạng thường; Expanded: Nới rộng ra; Condensed: Co cụm lại 3.2.5.3- Chèn ảnh vào FP Ảnh là thành phần giúp trang web trở nên hấp dẫn hơn. Nó có thể thay cho hàng loạt những dòng văn bản dài dòng … Do dung lượng cao nên cần nhiều thời gian để hiển thị ảnh trên trang web vì thế không nên lạm dụng quá nhiều hình ảnh. Các định dạng thường dùng trong web là Gif, Jpeg, Bmp, Tiff, Tga, Ras, Pcx, Wmf… Chèn ảnh từ một tập tin Vào Insert > Picture > From file > Chọn đường đẫn đến tập tin ảnh cần chèn > Ok Sao chép và di chuyển ảnh Chọn ảnh cần sao chép hay di chuyển > vào menu Edit > Chọn copy (Paste) ảnh như các đối tượng khác hoặc dùng chuột kéo ảnh di chuyển đến vị trí thích hợp. Mở hộp thoại Picture Properties Mở bằng các cách sau: Chọn ảnh, vào menu Format > Properties Chọn ảnh, nhấn tổ hợp phím Alt + Enter Chọn ảnh, nhấn chuột phải > chọn Picture Properties Alignment: Căn vị trí ảnh so với dòng văn bản chứa ảnh đó. Alignment có căn trên, căn dưới và căn giữa. Border Thickness: Độ dày đường viền khung. Horizontal Spacing: Khoảng cách từ viền ngang đến ảnh. Size: Thay đổi kích thước ảnh với Width: Chiều rộng và Height: Chiều cao. Pixels Percent: Thay đổi kích thước ảnh theo điểm ảnh hoặc tỉ lệ phần trăm. Keep Aspect ratio: Nếu chọn sẽ giữ đúng tỉ lệ ảnh gốc Thanh công cụ xử lý hình ảnh Khi sử dụng các hình ảnh, mẫu có sẵn đi kèm với FP. Muốn thay đổi một vài chi tiết nhỏ trên ảnh thì có thể sử dụng các nút ở thanh công cụ Picture. Insert Picture: Chèn ảnh; Text: Nhập văn bản lên ảnh; Auto Thumbnail: Tự động tạo liên kết đến ảnh gốc; Position: Vị trí lớp ảnh trước sau; Bring Forward: Mang ảnh ra lớp trước; Send Backward: Mang ảnh về lớp sau; Rotate Left: Xoay trái; Rotate Right: Xoay phải; Flip Horizontal: Lật ngang; Flip Vertical: Lật dọc; More Contrast: Tăng độ tương phản; Less Contrast: Gảm độ tương phản; More Brightness: Tăng độ sang tối Less Brightness: Giảm độ sang tối Crop: Cắt ảnh; Transparent: Thay đổi độ trong suốt ảnh; Back and White: Ảnh đen trắng; Washout: Tẩy màu ảnh; Bevel: Vát viền gốc; Resample: Giữ ảnh đúng kích thước khi có phóng to, thu nhỏ; Restore: Phục hồi ảnh trở lại trạng thái ban đầu. Ảnh nền trang web Mở hộp thoại Page Properties ( có các cách mở như sau): Chọn thực đơn Format/Background. Chuột phải vào khu vực làm việc > Page Properties, chọn tab Background. Background picture: Chọn ảnh làm nền, dẫn abhr bằng nút Browse; Background color: Chọn màu nền trang web; Text Color: Chọn màu văn bản trang web; Hyperlink: Chọn màu cho Hyperlink; Visited Hyperlink: Chọn màu Hyperlink đã xem; Active Hyperlink: Chọn màu Hyperlink đang xem. Nền thuần màu, nền ảnh Mở hộp thoại Page Properties chọn tab Background, Chỉ chọn một màu duy nhất chọn Color của nền Background. Tạo một phòng trưng bày ảnh Insert > Web Component > Chọn Photo Gallery > Lựa chọn phòng trưng bày (Choose a photo gallery option) tùy ý > Finish 3.2.5.4- Chèn các file nhạc FP hỗ trợ rất nhiều dạng audio (*.au, *.wav, *.mid....) và video (*.mpeg, *.avi...). Nhưng có lẽ chỉ có dạng midi (*.mid) là cỡ nhỏ nhất. Insert > Web Component > Hộp thoại sau xuất hiện Vào Advance Controls > ActiveX Control > Next > Windows media player > Finish > Hộp thoại Media sẽ xuất hiện. Kick đúp chuột trái vào hộp thoại Media > Hộp thoại Windows media player Properties xuất hiện. Trong hộp thoại này người sử dụng có thể thay đổi kích thước của cửa sổ Media, thay đổi âm lượng (Volume), số lần chạy lại (Play count),…của file nhạc. 3.2.5.5- Chèn file flash Insert > Web Component > Advance Controls > Movie in flash format. Chỉnh kích thước cửa sổ của file flash đó bằng cách nhấp chuột trái vào và giữ chuột để kéo rê đến khi nào vừa ý. Cũng có thể kick đúp chuột vào file flash đó, khi đó cửa sổ Move in flash Format Properties xuất hiện. Chọn Tab Appearance sau đó chỉnh Width và Height trong Specify size. 3.2.5.6- Tạo các nút cho trang web Insert Interactive Button > hộp thoại Interactive Button Trong tab Button Buttons- Hình dạng các nút để chúng ta lựa chọn Text- Chữ hiển thị trên nút Link- Với chức năng này chúng ta có thể link nút này tới bất kỳ trang web nào hoặc hình ảnh, đoạn nhạc… Trong tab Font Lựa chọn font chữ, kích thước, vị trí… của chữ trên nút đó. Trong tab Image Lựa chọn này cho phép thay đổi độ lớn, độ cao, màu nền… của nút. 3.2.5.7- Định dạng liên kết Hyperlink Tạo hyperlink: Có thể tạo hyperlink từ dạng text, hình ảnh,…Tới trang, một clip, một hình ảnh,… Chọn Insert > Hyperlink (Ctrl + K) hoặc kích nút Insert > Hyperlink > Xuất hiện hộp hội thoại Insert Hyperlink. Trong hộp hội thoại Insert Hyperlink, nếu muốn trang đích của hyperlink xuất hiện trong một frame của frameset, hãy chọn frame trong trường Target Frame. Liên kết Bookmark: Đối với trang web dài và chia nhiều mục thì việc dùng thanh cuộn lên xuống để xem không được tiện lắm. Trong FP có một sự hỗ trợ để khắc phục điều đó đó là Bookmark. Trước hết phải chọn vị trí, đối tượng làm điểm dừng > đặt tên cho điểm dừng > Định vị trí nút liên kết đến điểm dừng > Tạo liên kết đến điểm dừng. Tạo trang web có nội dung dài: Mở trang web trống Tạo nội dung thật dài cho trang đó Lưu tập tin lại, đặt tên " Trang Bookmark.htm". Tiếp theo đặt tên cho điểm dừng: Trước khi tạo liên kết đến điểm dừng cần có tên ( tùy ý đặt ) cho điểm dừng. Cuộn thanh xuống cuối trang " Trang Bookmark.htm" > chọn dòng cuối cùng > chọn thực đơn Insert/Bookmark. Trong hộp thoại Bookmark đặt tên cho ô Bookmark name (Ví dụ là “Trang1”) > Ok. Tiếp sau đó cần liên kết đến điểm dừng: Cuộn lên về đầu trang > chọn dòng đầu tiên làm nút liên kết > chọn thực đơn Insert /Hyperlink khi đó phía dưới hộp thoại Create Hyperlink mở Bookmark > chọn Bookmark tên “Trang1” nếu đúng ở ô Address sẽ xuất hiện #Trang1. Sau đó chỉ việc lưu trang lại. 3.2.5.8- Tạo bảng cho web Mở thanh công cụ Table: View > chọn Toolbars > Chọn Tables Chèn bảng Table Cách 1: Vào menu Table > Insert > Table… Hộp thoại Insert Table sau xuất hiện. Rows và Columns tương ứng với số hàng và số cột của bảng. Cách 2: Nhấn nút , giữ chuột kéo đủ số hàng, số cột mong muốn Cách 3: Dùng trên thanh công cụ Tables. Khi đó con trỏ chuột biến thành sau đó kẻ số dòng, số cột mong muốn. Chèn thêm cột, dòng vào bảng: Table > Insert > Chọn Rows or Columns… > Nhập số dòng hay số cột cần chèn thêm vào Rows: Số dòng cần chèn thêm; Columns: Số cột cần chèn thêm; Number of: Cụ thể số dòng > Chọn cột cần chèn thêm; Above selection Chèn vào trước dòng đang chọn; Below Selection: Chèn vào sau dòng đang chọn. Chèn tiêu đề cho bảng: Chọn thực đơn Table > chọn Insert > Caption Cách xóa ô, xóa dòng, xóa cột hay bảng: Sauk hi đã chọn ô, chọn thực đơn Table > Delete Cells để xóa ô. Cũng có thể chọn thực đơn edit > chọn Cut. Nối các ô đã chọn: Chọn các ô cần nối lại > Chọn thực đơn Table > Merge Cells Tách ô thành nhiều ô khác: Chọn ô cần tách sau đó chọn Table > Split Cells > nhập vào ô Number of Columns để chia số hàng hoặc cột tùy ý. Chèn hình ảnh vào trong bảng: Chuột phải vào ô cần chèn ảnh nền > Cell Properties > Hộp thoại Cell Properties xuất hiện Chèn bảng vào trong ô: Chọn ô cần chèn bảng > chọn Table > Insert > Table > điền số cột và số dòng của bảng cần chèn vào. 3.2.5.9- Chèn thành phần đặc biệt Chèn Symbol: Định vị trí con trỏ chuột nơi cần chèn Symbol > Chọn thực đơn Insert > Chọn Symbol > xuất hiện hộp thoại Symbol Chọn các kí tự cần chèn > Insert. Chèn đường kẻ ngang: Kẻ đường kẻ ngang giúp phân đoạn trang web dài hoặc phân web thành các phần nhỏ. Thông thường chèn đường kẻ ngang để trang trí cho trang web. Định vị trí con trỏ nơi cần chèn đường kể ngang > Insert > Horizontal Line thì sẽ được một đường kẻ ngang. Kick đúp chuột vào đường kẻ ngang hộp thoại Horizontal Line Properties xuất hiện để có thể thay đổi kích thước, màu …của đường kẻ đó. Chèn Clip Art: Định vị trí con trỏ cần chèn > chọn thực đơn Insert > Picture > Clip Art > Organize clips… Chọn buildings > Chọn mẫu Clip Art phù hợp > Nhấp chuột phải và chọn copy sau đó trở lại vị trí con trỏ cần chèn và chọn Paste > chèn tiếp các mẫu Clip Art khác. Chèn ngày và thời gian: Nếu nhập trực tiếp ngày vào trang web thì nó sẽ xác định và giữ đúng ngày tháng đó. Tuy nhiên để thời gian tự động thay đổi thì: Chọn thực đơn Insert > Date and time… Chọn Date this page was last automatically updated Chọn định dạng ngày phù hợp trong danh sách Date Format > Ok. Chèn dòng chữ chạy Marquee Tạo các dạng chuyển động của chuỗi trong khung xác định trước hết cần định vị trí con trỏ cần chèn > chọn thực đơn Insert > Web Component > Dynamic Effects > Marquee > Finish. Hộp thoại Marquee Properties xuất hiện. Trong mục text là nội dung cần chữ chạy > nhấp chuột vào Preview để xem kết quả. Trong bảng trên có Direction là hướng chuyển động của chữ, Movement Speed là tốc độ chuyển động, Behavior là dạng chuyển động, Repeat: nhập lại và Size Width, Height là chiều rộng, chiều cao của khung nền. 3.3- Kết quả xây dựng phòng thực tập ảo về động cơ đốt trong Kết quả thu được sau thời gian thực tập của em là một phòng thực tập ảo với rất nhiều mô hình động. Dưới đây là một vài hình ảnh của phòng thực tập Động cơ đốt trong. Kết quả xây dựng cơ cấu biên tay quay: Kết quả xây dựng cơ cấu phân phối khí: Kết quả xây dựng hệ thống cung cấp nhiên liệu: Kết quả xây dựng hệ thống làm mát: Kết quả xây dựng hệ thống bôi trơn: Kết quả xây dựng hệ thống đánh lửa: Kết quả xây dựng hệ thống khởi động: 3.4- Hướng dẫn khai thác phòng thực tập ảo Việc sử dụng phòng thực tập ảo này rất đơn giản, chỉ cần máy tính ( không cần phải kết nối internet), yêu cầu cấu hình máy không quá cao. Muốn chạy tốt chương trình này máy tính nên cài thêm một vài trình duyệt như Mozilla Firefox, Internet Explorer 8 hoặc Opera…Nếu không chỉ cần Internet Explorer có sẵn trong Window của máy tính. Mở file index trong thư mục new folder, sau đó muốn xem mục nào chỉ cần kick chuột trái vào đó. Các mục đã xem có màu nâu, các mục chưa xem có màu xanh để tiện cho người sử dụng. Mở các file flash mà không có nút điều khiển thì kick chuột phải vào file đó và kick chuột trái vào play. 3.5- Khả năng mở rộng và nâng cấp Mở file index bằng Frontpage ( hoặc bằng Notepad). Sau đó người sử dụng có thể chỉnh sửa tùy ý mình. Giữ Ctrl + chuột trái vào mục cần chỉnh sửa sau đó thực hiện như 3.2. Ví dụ chèn thêm file flash vào vào CƠ CẤU BIÊN TAY QUAY thì: Mở file index trong bằng Microsoft Office . Giữ Ctrl + chuột trái vào thi sẽ xuất hiện bảng như hình bên. Bôi đen dòng cần link CƠ CẤU BIÊN TAY QUAY sau đó chọn Insert Hyperlink rồi tìm đường dẫn đến file muốn đưa vào (file cocaubientayquay) trong hôp thoại Insert Hyperlink.Kế đó vào Target Frame để chọn vị cần lưu trong Frame như hình bên dưới. Chèn các file ảnh hay trang web khác cũng tương tự như thế. Việc thay thế file ảnh hoặc video trong phòng thực tập ảo trên đơn giản hơn rất nhiều bằng việc thay tên file ảnh mới hoặc file video mới giống hệt các file cũ sau đó paste trực tiếp vào folder chứa file cũ. Có thể mở rộng hơn bằng việc sử dụng các Inline Frame: Chọn Insert > Inline Frame > một cửa sổ gọi là Inline Frame xuất hiện Link các hình ảnh, các trang web, các video… vào Inline Frame cũng tương tự như link vào các Frame. Chỉ khác ở chỗ thay bằng chỉ con trỏ chuột vào các Frame thì ta sẽ chọn bằng I1, I2…Trong đó I1, I2 là viết tắt của Inline Frame 1 và Inline Frame 2… Link từng chi tiết của bức ảnh: Trên thanh công cụ Drawing chọn Rectang hoặc Ovan để chọn vùng cần link. Khoanh vùng cần link khi đó một vùng trắng sẽ xuất hiện. Làm trong suốt vùng màu trắng bằng cách nhấp trỏ chuột vào vùng trắng > chọn No Fill và No Line > Sau đó link như bình thường. Để tăng tính thẩm mỹ cho webside ta sử dụng các phần mềm tạo file flash, các phần mềm tạo ảnh động, sự hỗ trợ của Java Script…Yêu cầu người dùng phải biết về các phần mềm này xong để đơn giản hơn ta có thể sử dụng các đoạn mã Java Script có sẵn lấy từ nguồn internet để trang trí cho webside. Cách đưa các đoạn mã java Script: Mở file Java Script đó bằng Notepad sau đó copy những đoạn mã của file Java Script đó rồi paste vào thẻ code trong FP. Một số đoạn mã Java script còn có kèm theo hình ảnh khi chèn những đoạn mã này vào cần phải thay đổi URL của các file ảnh đó trong các đoạn mã Java Script. Chèn các nút điều khiển file nhạc: Chèn các nút điều khiển file nhạc cho trang web thêm sinh động hơn. Cách thêm các nút vào như sau: Tạo một văn bản làm tên cho nút ( ví dụ “Play”) > Chọn thực đơn Insert > Picture > Video > xuất hiện hộp thoại > chọn Look in dẫn đường dẫn đến tập tin video có phần mở rộng .avi. > chọn tập tin video cần chèn > chọn Ok để kết thúc. Chèn nhạc nền cho web: Chọn thực đơn Format > Background > Hộp thoại Page Properties xuất hiện > chọn thẻ General Nhập tên tập tin vào Location hoặc chọn Browse để dẫn đến file nhạc có đuôi wav hay mp3. Đánh dấu forever cho lặp mãi mãi hay chọn số lần lặp bằng cách đánh số lần lặp vào ô Loop. PHẦN 4- KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1- Kết luận Qua quá trình tìm hiểu khả năng ứng dụng các thiết bị nghe nhìn trong giảng dạy và học tập em thấy việc xây dựng những phòng thực tập ảo là rất hữu ích khi mà việc tiếp cận với công nghệ mới, với các phòng thực tập thật là không có. Phòng thực tập ảo giúp người học có thể tự mình tìm hiểu khi không có sự hướng dẫn hay không được thực tập ở các phòng thí nghiệm thực. 4.2- Đề xuất Để đảm bảo những tiết học hiệu quả và tạo hứng thú cho người học, giúp người học hình dung tốt hơn thì cần xây dựng nhiều phòng thực tập ảo hơn nữa. Đảm bảo mỗi môn học đều có ít nhất một phòng thực tập ảo để hỗ trợ cho sinh viên học tập và cho giảng viên nhất là khi đi giảng dạy tại các địa phương không có điều kiện tiếp xúc với phòng thực tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng điện tử động cơ đốt trong – Th.S Hàn Trung Dũng Báo cáo tốt nghiệp “Tổng quan về việc sử dụng phương tiện dạy học” – Nguyễn Bá Hải Báo cáo tốt nghiệp “Tổ chức hệ thống thí nghiệm và giảng dạy thực hành cho chuyên ngành cơ khí Động lực tại trường ĐH NN” – Hoàng Thị Xuân Giáo trình Kết cấu động cơ đốt trong – TS Dương Việt Dũng (ĐHBK Đà Nẵng) Bài giảng cấu tạo ôtô – Trương Mạnh Hùng ( ĐH Giao Thông Vận Tải Hà Nội) Nguồn tài liệu từ internet đặc biệt trang web Giáo trình Frontpage – 2003 – KS Nguyễn Trường Sinh MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo an chi tiet.doc