Xây dựng quy trình phục hồi, sửa chữa Hệ thống khởi động gián tiếp

MỤC LỤC Trang PHẦN I MỞ ĐẦU 4 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 5 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 5 1.4 GIẢ THIẾT KHOA HỌC 5 1.5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7 2.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 7 2.2 KẾT CẤU,ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA 8 MÁY KHỞI ĐỘNG 2.3 MỘT SỐ MÁY KHỞI ĐỘNG 13 2.4 VẤN ĐỀ KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ XĂNG VÀ DIEZEN 15 PHẦN III BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA 18 3.1 NHỮNG HƯ HỎNG CHUNG CỦA HỆ THỐNG 18 3.2 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA 18 3.3 KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG 23 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay ô tô là một trong những phương tiện giao thông không thể thiếu đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật được ứng dụng rất nhiều vào nền công nghiệp sản xuất ô tô. Công nghệ chế tạo, lắp ráp và sửa chữa ngày càng được cải tiến mạnh mẽ, để tạo ra một chiếc ô tô hiện đại, tiện nghi đảm bảo vệ sinh môi trường và giảm tối thiểu tai nạn giao thông. Nước ta đang trên đà phát triển, thực hiện việc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Do đó nhu cầu về đi lại và vận chuyển hàng hoá ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng. Vì thế nhà nước đã ưu tiên phát triển ngành công nghiệp này, hiện nay ở nước ta đã có nhiều công ty cổ phần, liên doanh với nước ngoài về sản xuất, lắp ráp ô tô xe máy như: FORD, TOYOTA, MERCEDES, HONDA, SUZUKI Nó đã thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc trong những dây chuyền sản xuất, lắp ráp. Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Sư phạm kỹ Thuật Hưng Yên, chuyên ngành Kỹ Thuật Ôtô.Chúng em đã được các thầy cô trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên ngành.Để tổng kết và đánh giá quá trình học tập, chúng em được giao nhiệm vụ hoàn thành đồ án môn học với đề tài“Xây dựng quy trình phục hồi, sửa chữa “Hệ thống khởi động gián tiếp” Sau khi nhận đề tài chúng em đã tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu, vận dụng các kiến thức đã học, đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy Văn Sơn giáo viên hướng dẫn cùng các thầy, cô giáo trong khoa. Đồng thời có sự tham gia đóng góp của bạn bè đền nay đề tài của em đã hoàn thành. Mặc dù đã có nhiều cố gắng xong do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên nội dung không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo trong khoa và bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong khoa và bạn bè đỡ giúp em hoàn thành đề tài được giao!

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3124 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng quy trình phục hồi, sửa chữa Hệ thống khởi động gián tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Giáo viên hướng dẫn MỤC LỤC Trang PHẦN I MỞ ĐẦU 4 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 5 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 5 GIẢ THIẾT KHOA HỌC 5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7 2.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 7 2.2 KẾT CẤU,ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA 8 MÁY KHỞI ĐỘNG 2.3 MỘT SỐ MÁY KHỞI ĐỘNG 13 2.4 VẤN ĐỀ KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ XĂNG VÀ DIEZEN 15 PHẦN III BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA 18 3.1 NHỮNG HƯ HỎNG CHUNG CỦA HỆ THỐNG 18 3.2 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA 18 3.3 KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG 23 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay ô tô là một trong những phương tiện giao thông không thể thiếu đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật được ứng dụng rất nhiều vào nền công nghiệp sản xuất ô tô. Công nghệ chế tạo, lắp ráp và sửa chữa ngày càng được cải tiến mạnh mẽ, để tạo ra một chiếc ô tô hiện đại, tiện nghi đảm bảo vệ sinh môi trường và giảm tối thiểu tai nạn giao thông. Nước ta đang trên đà phát triển, thực hiện việc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Do đó nhu cầu về đi lại và vận chuyển hàng hoá ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng. Vì thế nhà nước đã ưu tiên phát triển ngành công nghiệp này, hiện nay ở nước ta đã có nhiều công ty cổ phần, liên doanh với nước ngoài về sản xuất, lắp ráp ô tô xe máy như: FORD, TOYOTA, MERCEDES, HONDA, SUZUKI… Nó đã thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc trong những dây chuyền sản xuất, lắp ráp. Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Sư phạm kỹ Thuật Hưng Yên, chuyên ngành Kỹ Thuật Ôtô.Chúng em đã được các thầy cô trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên ngành.Để tổng kết và đánh giá quá trình học tập, chúng em được giao nhiệm vụ hoàn thành đồ án môn học với đề tài“Xây dựng quy trình phục hồi, sửa chữa “Hệ thống khởi động gián tiếp” Sau khi nhận đề tài chúng em đã tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu, vận dụng các kiến thức đã học, đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy Văn Sơn giáo viên hướng dẫn cùng các thầy, cô giáo trong khoa. Đồng thời có sự tham gia đóng góp của bạn bè đền nay đề tài của em đã hoàn thành. Mặc dù đã có nhiều cố gắng xong do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên nội dung không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo trong khoa và bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong khoa và bạn bè đỡ giúp em hoàn thành đề tài được giao! Hưng yên ngày tháng năm 2011 SV: Ngô Minh Thuân PHẦN I MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tính cấp thiết của đề tài Bước sang thế kỉ 21 sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật của nhân loại đã bước lên một tầm cao mới . Rất nhiều những thành tựu khoa học những phát minh sáng chế mang đậm tính hiện đại và nó có ứng dụng cao. Là một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu ,nước ta đã và đang có những cải cách mới để thúc đẩy kinh tế .Việc tiếp thu áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới đang được nhà nước quan tâm, đẩy mạnh phat triển các ngành công nghiệp mới với mục đích đua nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển.Trải qua nhiều năm phấn đấu và phát triển hiện nay nước ta đã là thành viên của khối kinh tế quốc tế WTO, với việc tiếp cận các quốc gia có nền kinh tế phát triển chúng ta có thể giao lưu học hỏi kinh nghiệm tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật để phát triển hơn nữa nền kinh tế trong nước , bước những bước đi vững chắc trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và phấn đấu năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển thì công nghiệp ôtô là một trong các ngành tiềm năng . Do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật nên quá trình công nghiệp hóa và hiện dại hóa phát triển một cách rất nhanh , tỉ lệ với ô nhiễm môi trường rất nhanh ,tỉ lệ với ô nhiêm môi trường ngày càng tăng. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá ,đầu mỏ, khí đốt bị khai thác bừa bãi nên ngày càng cạn kiệt . Điều này đặt ra bài toán khó cho ngành động cơ nói chung và các ngành ôtô nói riêng phải đảm bao chất lượng khí thải và tiết kiệm nhiên liệu. Các hãng xe lớn như Ford, Tôyôta, Mescedes đã có nhiều cải tiến để đảm bảo an toàn cho người sử dụng , tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm. Để đáp ứng nhu cầu đố thì các hệ thống trên xe phải ngày càng được cải tiến khắc phục các nhược điểm sao cho chúng hoạt động một cách tối ưu nhất. Đê động cơ ôtô có thể hoạt động được thì cần một ngoại lực bên ngoài tác động vào để truyền cho trục khuỷu số vồng quay tối thiểu để động cơ có thể nổ. Từ đó hệ thống khởi động đã được sinh ra để khởi động động cơ. Ban đầu hệ thống khởi động rấtt là đơn giản từ khởi đông trực tiếp bằng sức người đến dùng các phương án khởi động gián tiếp bằng khí nén , khởi động bằng máy lai ... nhưng tất cả các phương án đó đều có nhược điểm là khởi động lâu, một só hệ thống thì cồng kềnh, đắt tiền không thích hợp với ôtô. Từ những nhược điểm của các phương pháp trên các hãng xe đẫ nghiên cứu đưa ra các loai máy khởi động có kết cấu nhỏ gọn , chắc chắn , có độ tin cậy cao , khởi động động cơ dễ dàng. Để đáp ứng cho nhu cầu học hỏi , tim hiẻu hệ thống khởi động để cho mọi người có thể tự mình nắm bắt được một số hư hỏng và tự mình sửa chữa khắc phục được một số hư hỏng nhỏ mà không cần đưa xe đến gara để bảo dưỡng. Tôi đưa ra đây một số vấn đề về hệ thống khởi động để mọi người cùng tham khảo. Ý nghĩa của đề tài Đề tài giúp cho sinh viên có thể củng cố kiến thức , tổng hợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng nhu những kiến thức ngoài thực tế xã hội. Đề tài còn giúp cho sinh viên có khả năng tự tìm tòi sáng tạo Đề tài nghiên cứu về hệ thống khởi động gián tiếp không chỉ giúp chúng em hiểu sâu hơn nữa về hệ thống khởi động nói chung .Nhũng kết quả thu được sau khi hoàn thành đề tài này giúp cho chúng em sinh viên lớp ĐLK36 có thể hiểu sâu, rộng hơn về nguyên lý, kết cấu của hệ thống khởi động. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Kiểm tra dánh giá được tình trạng kĩ thuật , các thông số chính bên trong và các thông số kết cấc của hệ thống khởi động. Đề suất giải pháp , phương án kiểm tra , chẩn đoán ,sủa chữa của hệ thống khởi động. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu : các bộ phận trong hệ thống khởi động gián tiếp. Khách thể nghiên cứu GIẢ THIẾT KHOA HỌC Hệ thống khởi động gián tiếp vẫn là nội dung mới mẻ với học sinh, sinh viên.Những bộ phận cải tiến của hệ thống khởi động trên xe được đưa vào nội dung giảng đậy học tập còn chưa được chú trọng quan tâm. Hệ thống các tài liệu tham khảo về hệ thống khởi động phục vụ cho học tập nghiên cứu cũng như ứng dụng trong thực tế còn chua nhiều. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Phân tích đặc điểm kết cấu nguyên lý của hệ thống khởi động gián tiếp . Các phương pháp kiểm tra chẩn đoán của hệ thống khởi động. Nghiên cứu và tìm hiểu các thông số kĩ thuật tiêu chuẩn của hệ thống. Tỏng hợp tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước để hoàn thành nghiên cứu của mình. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.6.1 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là phương pháp trực tiép tác động vào đối tượng trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng . Các bước thực hiện: Bước 1: Quan sát , đo đạc các thông số kết cấu Bước 2: Lập phương án kiểm tra chẩn đoán hệ thống Bước 3: Từ kết quả thu được của quá trình nghiên cứu, đề xuất phương pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống. 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản ,tài liệu đả có sẵnvà các thao tác tư duy lôgic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết. Các bước thực hiện: Bước 1 :thu thập , tìm tòi các tài liệu về hệ thống khởi động gián tiếp . Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống lôgíc chặt chẽ theo từng bước , từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cơ sở bản chất nhát định. Bước 3: Đọc, nghiên cứu các tài liệu nói về hệ thống khởi động gián tiếp , phân tích , kết cấu nguyên lý một cách khoa học. Bước 4: Tổng hợp các kết quả đã phân tích được , hệ thống lại các kiến thức tạo ra thành một hệ thống lí thuyết đầy đủ PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 2.1.1 Tổng quát về vấn đề khởi động Hệ thống khởi động trên ôtô bao gồm: - Máy khởi động :là động cơ điện một chiều, công suất khoảng 0,5 -2,6 sức ngựa (0,4 -2KW). Máy khởi động có khả năng phát huy một công suất sấp xỉ 8 sức ngựa (6KW) trong một thời gian rất ngắn để khởi động động cơ. - Ắcquy cung cấp điện năng cho máy khởi động làm việc ,bình acquy phải có diện dung thích hợp và phải được nạp đầy, tối thiểu 75% điện dung. - Rơle khởi động:dùng để đóng mạch khởi động - Khớp truyền động : là cơ cấu bánh răng nhỏ truyền mômen xoắn của máy khởi động kéo qua niềng răng của bánh trơn để khởi động động cơ. 2.1.2 Sơ đồ khối của hệ thống khởi động Hình 2.1 Sơ đồ khối của hệ thống khởi động 1: acquy 2:cầu chì 3:khóa điện 4:Công tắc khởi động trung gian 5:Rơle khởi động 6:Máy khởi động 2.2 KẾT CẤU, DIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY KHỞI ĐỘNG 2.2.1 Kết cấu Máy khởi động bao gồm ba phần chính: - Động cơ khởi động - Rơle con chuột - Khớp truyền động Hinh2.2 Chi tiết máy khởi động a) Động cơ khởi động : Rôto : trục, khối thép từ, cuộn đây phần ứng Stato : vỏ, các má cực, các cuộn đây kích từ Cổ góp điện : các nắp với các giá đỡ chổi than, ổ trượt. Hình 2.3 Động cơ khởi động của động cơ TOYOTA 2E 1: trục 2:thanh dây đẫn điện của rôto 3: lõi rôto 4 : cổ góp diện 5: khối cực 6:cuộn đây cảm điện 7: chổi than tiếp điện 8 : ổ giữ chổi than b) Rơle con chuột Rơle con chuột gồm cuộn hút và cuộn giữ Hình 2.4 Rơle con chuột Cuộn hút quấn nối tiếp với acquy và máy khởi động. Cuộn giữ nối rẽ acquy về mát. Cả hai cuộn đều được quấn trên lõi thép, lõi thép cố định đĩa tiếp điện. c) Khớp truyền động Hình 2.5 Khớp truyền động Khớp truyền động là cơ cấc truyền mômen tù động cơ điện của máy khởi động đến bánh đà của động cơ. Nhung khi động cơ đã làm việc nếu bánh răng của khớp truyền động vẫn ăn khớp với bánh đà của động cơ thì rôto sẽ bị cuốn theo với vận tốc rất lớn. Tốc độ này sẽ tạo ra một lực li tâm cực mạnh làm bung tất cả các đây ra khỏi rãnh rôto và pháp hủy cổ góp . Do vậy khơp truyền động ngoài làm nhiệm vụ truyền mômen nó còn làm nhiệm vụ tách rôto ra khỏi bánh đà. 2.2.2 Điều kiện làm việc Máy khởi động làm việc do điện áp của ácquy vì vậy nó có thể làm việc trong điều kiện sụt áp do acquy yếu, các cực của acquy bị ôxy hóa hay mức dung dịch acquy thấp. Sự truyền của bánh răng nhỏ trên đầu trục của rôto ăn khớp với bánh răng trênbánh đà của động cơ, điều này có nghĩa là rôto phải quay 15 vòng để trục khuỷu quay 1 vòng .Tốc độ của rôto khoảng 3000vòng/phút thì tốc độ của trục khuỷu mới đạt khoảng 200vòng/phút.Nếu tốc độ của trục khuỷu khoảng 3000vòng khi đó nếu trục khớp một chiều hoặc bánh răng máy khởi động không hồi vị lại được thì cần gạt sẽ bi gãy. 2.2.2 Nguyên lí làm việc của máy khởi động a) Sơ đồ nguyên lí làm việc của máy khởi động Hình 2.6 Sơ đồ nguyên lí làm việc của máy khởi động b) Nguyên lí làm việc Khi bật khóa điện ở nấc khởi động điện từ acquy chạy qua cuộn giữ(HC) về mát. Đồng thời cũng chạy qua cuộn hút (PC) và qua cuộn kích từ đến cổ góp về mát trong máy khởi động. Cả hai cuộn cùng tạo từ trường mạnh hút lõi thép qua phía phải áp đĩa tiếp diện vào hai cọc bắt dây, điện áp acquy sẽ truyền qua đĩa tiếp điện cho máy khởi động làm việc. Khi buông khóa điện hai cuộn dây hút và giữ mất từ trường, lõi thép và đĩa tiếp điện đựoc lò xo hồi vị kéo về vi trí ban đầu cắt mạch, máy khởi động dừng hoạt động. Công dụng của cuộn ké là tạo thêm từ trường đủ mạnh vào lúc đầu để đẩy bánh răng khớp truyền động cài vào vành răng bánh đà, áp đĩa tiếp điện vào hai cọc bắt dây sau đó nó ngắt dòng điện qua chính nó để tiết kiệm điện năng của acquy. Khi đĩa tiếp điện đã áp vào hai cọc bắt dây, điện dương acquy đặt vào cả hai đầu cuộn hút, nên không có dòng diện chạy qua cuộn này. Cuộn giữ tiếp tục tạo từ trường duy trì đĩa tiếp điện áp vào cọc bắt dây đóng mạchcho máy khởi động tiếp tục quay. 2.3 MỘT SỐ MÁY KHỞI ĐỘNG 1: Vỏ 9: Trục của khớp truyền động 2:Cuộn dây gắn cáp bình 10:Bánh răng khớp truyền động 3:Mâm giữ chổi than 11:Trục rôto 4:Rơle 12:Bộ bánh răng giảm tốc 5: Lõi từ rơle 13:Lò xo chổi than 6: Càng gạt 14:Chổi than 7: Khớp truyền động li hợp 1 chiều 15:Rôto 8: Vỏ khớp truyền động 16:Nắp phía đuôi 10:Bánh răng khớp truyền động 11: Trục rôto Hình 2.7 Máy khởi động có bánh răng giảm tốc a) Máy khởi động có bánh răng giảm tốc b) Máy khởi động có cực từ di động Hình 2.8 Máy khởi động có cực từ di động 1 :tiếp mát 7: Đòn bẩy tác dụng khớp 1 chiều 2: Cuộn cảm 8: Lò xo hồi vị 3: Vỏ 9: Bạc thau gối trục rôto 4: Khối cực từ đi động 10: Trục rôto 5: Chốt quay có đòn bẩy 11: Bánh răng khớp truyền động 6: Chuột giữ 12: Li hợp 1 chiều của khớp truyền động 2.4 VẤN ĐỀ KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ XĂNG VÀ DIEZEN 2.4.1 Động cơ XĂNG a) Sơ đồ khởi đông động cơ xăng Hình 2.9 Sơ đồ khởi động động cơ Xăng b) Nguyên lí làm việc Khi bật khóa điện ở nấc khởi động ta có dòng điện đi trong mạch như sau: (+) Ắc quy à cầu chì àkhóa điện à ST à E à mát à cấp dòng cho cuộn dây rơle khởi động .Cuộn này sinh ra từ trường hút tiếp điểm của rơle khởi động àcó sự thông mạch giữa cực B và cực MG của rơle khởi động và dòng điện từ ắcquy quy qua đây đến cực 50 của rơle con chuột tiến hành khởi động động cơ. 2.4.2 Khởi động cơ DIEZEN a) Sơ đồ khởi động động cơ DIEZEN Hình 2.10 Sơ đồ khởi động động cơ diezen 1: Ắcquy 6: Rơle khởi động 2: Khóa điện 7: Rơle con chuột 3:Rơle sấy 8: Khớp 4: Đèn báo sấy 9: Bugi sấy 5: Bộ định thời gian sấy 10: Máy khởi động b) Nguyên lí hoạt động : -Khi bật khóa điên (2) ở nấc 1 tức AM nối với G dòng điện đi như sau: (+) acquy à cầu chì à khóa điện à G à CC5 chia ra làm hai nhánh: Nhánh 1: CC5 qua cuộn W1 của rơle 1 ra mát sinh từ trường đóng khóa k1 cấp điện cho bugi sấy hoạt động. Nhánh 2:CC5 cấp dòng vào bộ định thời gian sấy và đèn báo sấy (4) làm cho đèn bao sấy sáng. Khi nhiệt độ của máy đã đủ đèn báo sấy tắt, khi đó ta có thể tiến hành khởi động động cơ. - Khi bật khóa điện (2) ở nấc 2 tức AM nối với ST dòng điện di như sau: (+) acquy àcầu chì àkhóa điện àCC4 à chia ra hai nhánh : Nhánh 1: từ CC4 à ST1 qua điốt à W1 à mát . Cuộn W1 sinh ra từ trường đóng khóa k1 cấp dòng cho bugi sấy hoạt động. Nhánh 2: từ CC4 à ST2 à W2 à mát . Cuộn W2 sinh từ trường đóng k2 đòng diện từ acquy qua k2 đến cực 50 của rơle con chuột tiến hành khởi động. PHẦN III BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA 3.1.NHỮNG HƯ HỎNG CHUNG CỦA HỆ THỐNG - Hệ thống khởi động thường gặp 3 hư hỏng chung: + Động cơ không quay + Động cơ quay chậm và không khởi động được + Động cơ quay bình thường nhưng không khởi động được 3.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA HỆ THỐNG 3.2.1 Phương pháp kiểm tra nhanh hệ thống - Ngoài những sự cố trên hệ thống khởi động còn gặp một số sự cố khác như: +Tiếng kêu của rơle hay cuộn hút +Bánh răng chủ động và bánh răng bị động chậm rời nhau - Ta có thể kiểm tra nhanh một số hư hỏng của hệ thống khởi động bằng cách bật đèn pha cốt và kiểm tra theo bảng. TT Tình trạng Nguyên nhân có thể Kiểm tra hoặc sửa chữa 1. Động cơ không quay nhưng đèn vẫn sáng -Hở mạch trong công tắc đánh lửa -Hở mạch trong môtơ khởi động -Hở mạch trong điều khiển -Hở cầu trì nối -Kiểm tra tiếp điểm và chỗ nối của công tác -Kiểm tra cổ góp, các chổi than và các chỗ nối -Kiểm tra cuộn dây, rơle, công tác và các chỗ nối -Hở cầu trì thì nối hoặc thay cầu trì mới 2. Động cơ không quay và đèn sáng rất mờ -Động cơ hỏng -Kiểm tra động cơ để tìm hư hỏng -Điện áp acquy thấp -Sạc lại hoặc thay thế acquy mới -Các bạc lót bị bó cứng, bị ngắn mạch trong môtơ -Sữa chữa môtơ khởi động -Nhiệt độ acquy rất lạnh -Bình acquy phải được sạc đầy đủ, điều chỉnh mạch điện và môtơ 3. -Động cơ không khởi động và đèn sáng hơi mờ - Dẫn động môtơ hỏng hoặc trượt -Thay thế các bộ phận -Điện trở quá lớn hoặc hở mạch trong môtơ khởi động -Làm sạch cổ góp hoặc thay thế các chổi than, sửa chữa các chỗ nối không tốt 4. -Động cơ không khởi động và đèn tắt - Chỗ nối kém hoặc có thể tại bình acquy -Làm sạch kẹp dây cáp và cực acquy, xiết chặt kẹp nối cực bình 5. -Động cơ khởi động nhưng đèn không sáng -Acquy hỏng -Hở mạch -Sạc lại hoặc thay thế -Làm sạch, xiết chặt các chỗ nối, thay thế dây dẫn điện 6. -Động cơ quay chậm nhưng không khởi động được - Acquy bị phóng điện -Nhiệt độ bình rất thấp -Môtơ khởi động hỏng -Dây cáp hoặc acquy dưới kích cỡ -Hư hỏng phần cơ khí trong động cơ -Người lái làm phóng điện acquy khi cố gắng khởi động -Kiểm tra lại, sạc lại hoặc thay thế -Bình acquy phải được sạc đầy đủ. Động cơ,dây dẫn và môtơ khởi động trong tình trạng tôt nhất. -Kiểm tra môtơ khởi động -Lắp dây cáp và bình acquy có kích cỡ phù hợp -Kiểm tra động cơ 7. -Động cơ quay với tốc độ bình thường nhưng không khởi động được -Hệ thống đánh lửa bị hỏng -Hệ thống nhiên liệu bị hỏng -Không khí rò rỉ trong cổ góp hoặc trong bộ chế hoà khí -Động cơ bị hỏng -Thực hiện kiểm tra tia lửa điện, kiểm tra thời điểm và hệ thống đánh lửa -Kiểm tra bơm nhiên liệu, ống dẫn, bộ chế hoà khí hoặc hệ thống bơm nhiên liệu -Xiết chặt các chỗ nối, thay đệm nếu cần thiết -Kiểm tra sức nén, thời điểm xupáp 8. -Rơle hoặc cuộn dây có tiếng kêu -Hở mạch cuộn giữ -Điện áp acquy thấp -Các tiếp điểm bị ch ¸y -Thay thế cuộn dây khác -Sạc acquy -Thay thế 9. - Bánh răng ăn khớp chậm sau khi khởi động - Piston và cuộn dây kẹt -Li hợp một chiều bị kẹt trên trục của phần ứng. Li hợp một chiều bị hỏng -Lò xo hồi về dịch chuyển yếu -Làm sạch và làm lỏng piston -Làm sạch trục phần ứng và ống bọc ngoài của li hợp . -Thay thế li hợp -Thay lò so mới 10. -Các tiếng kêu bất thường -Tiếng kêu khi bánh răng vào ăn khớp tốc độ cao khi vào quay máy(Trước khi động cơ đánh lửa) -Tiếng kêu bánh răng dẫn vào ăn khớp sau khi động cơ đánh lửa, khi công tác thả lỏng -Tiếng kêu lớn và rú lên hoặc âm thanh như tiếng còi sau khi động cơ đánh lửa nhưng trong khi máy khởi động ăn khớp có tiếng kêu giống tiếng còi nếu động cơ quay -Tiếng kêu hoặc tiếng gõ khi máy khởi động thả ra đê dừng sau khi động cơ khởi động -Tiếng kêu của môtơ khởi động nhưng động cơ không quay -Khe hở quá lớn giữa bánh răng và vành răng -Khe hở quá nhỏ giữa bánh răng dẫn và vành răng -Li hợp một chiều bị hư -Phần ứng bị cong hoặc không cân bằng Hư li hợp một chiều hoặc thay thế vành răng Hình 3.1 Sơ đồ kiểm tra điện áp khởi động 3.2.2. Kiểm tra điện áp khởi động -Kiểm tra điện áp khởi động là kiểm tra mức điện áp dùng để đánh lửa trong khi môtơ khởi động quay động cơ.(Nên cho động hoạt động ở điều kiện bình thường) -Phương pháp : Mắc 1 đồng hồ vôn qua acquy, quay động cơ và ghi nhận mức điện áp thu được (Hình bên) + Nếu môtơ khởi động quay bình thường và đồng hồ vôn kế chỉ 9V hoặc cao hơn thì điện áp khởi động là bình thường + Nếu môtơ quay chậm với điện áp trên 9V thì điện trở trong mạch của môtơ hoặc môtơ khởi động cao . Hình 3.2 Sơ đồ kiểm tra độ sụt áp + Nếu môtơ quay thấp, điện áp trên đồng hồ vôn thấp thì do acquy phóng điện hoặc yếu điện. Còn nếu acquy vừa được nạp thì những hư hỏng này do trong môtơ khởi động hoặc trong động cơ. 3.2.3 Kiểm tra độ sụt áp - Kiểm tra độ sụt áp nhằm mục đích xác định chất lượng của mối nối hoặc điện trở của thiết bị khi có một dòng điện chạy qua vật dẫn. Nếu độ sụt áp trên nó bằng 0 thì vật dẫn điện có điện trở bằng 0. Các mối nối hoặc vật dẫn có điện trở bằng 0 là tốt nhất - Hình vẽ 4.2 là hình vẽ minh hoạ kiểm tra độ sụt áp acquy bằng cách quay động cơ và kiểm tra điện trở quá mức ngang qua một chỗ nối khi có dòng điện chạy qua nó 3.2.4 Kiểm tra dòng điện phóng hình 3.3 Sơ đồ kiểm tra dòng điện phóng - Kiểm tra dòng điện phóng là đo dòng điện tới môtơ khởi động khi nó quay.(Nên để động cơ ở nhiệt độ hoạt động bình thường) - Mắc nối tiếp đồng hồ ampe-met vào mạch khởi động(Như hình 4.3), xoay công tắc sang vị trí Start và đọc trị số dòng điện trên đồng hồ. Dòng điện khởi động thay đổi phụ thuộc vào công suất của máy khởi động. Sau đó so sánh với giá trị chuẩn. + Nếu giá trị đọc được cao hơn giá trị danh định của môtơ thì hư hỏng xảy ra trong môtơ khởi động hoặc trong động cơ. Các nguyên nhân có thể là: Chổi than bị mòn, rôto chạm vỏ, mòn bạc đỡ phần cứng. + Các nguyên nhân khác có thể là do trục khuỷ của động cơ có sức cản quá lớn để làm quay trục khuỷ. 3.2.5 Kiểm tra không tải - Mạch kiểm tra không tải môtơ khởi động bao gồm: 1 đồng hồ Vôn, 1 đồng hồ Ampe, và 1 biến trở, 1 công tắc điều kiểm máy khởi động từ xa - Đặt 1 đồng hồ đo tốc độ quay ở trục của rôto máy khởi động, đóng công tắc rồi đọc các giá trị trên đồng hồ đo tốc độ, dòng điện và điện áp. Điều chỉnh biến trở để điện áp đo được khoảng 10-11(V). Hình 3.4. Sơ đồ kiểm tra không tải So sánh dòng điện khởi động đo được, tốc độ động cơ với số liệu kĩ thuật của tài liệu chuẩn của xe rồi rút ra kết luận. + Tốc độ và dòng điện phóng đo được theo đúng tỉ lệ cho biết sự hoạt động bình thường +Tốc độ không tải thấp,dòng điện phóng cao cho biết sự ma sát bên trong quá lớn, hoặc phần ứng bị ngắn mạch. Ma sát nhiều do chất sơ bị giữ chặt hoặc bạc lót bị mòn, phần ứng bị bung ra trên các má cực . + Không có dòng điện có nghĩa là mạch bị hở. Các chỗ hở ở mạch có thể ở chổi than, mạch kích từ , cuộn dây rôto. Những nguyên nhân khác bao gồm: Lò xo chổi than bị gẫy, cổ góp bị trơ..... + Tốc độ không tải thấp, đồng thời dòng điện thấp cho biết điện trở mạch khởi động cao. Nguyên nhân có thể là do mối nối xấu, dây dẫn không đúng quy cách... + Tốc độ không tải cao, dòng điện cao báo hiệu cuộn dây kích từ ngắn mạch 1 số vòng dây. 3.3. KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG 3.3.1 Máy khởi động 3.3.1.1 Quy trình tháo máy khởi động TT Các bước thực hiện Hình ảnh minh hoạ Dụng cụ 1. Tháo dây cao áp của bình acquy 2. Tháo dây cao áp dẫn tới máy khởi động 3. Tháo máy khởi động ra khỏi xe 4. Tháo rơle con chuột ra khỏi máy khởi động Dùng clê 5. Tháo nắp cổ góp điện ra khỏi máy khởi động Dùng clê 6. Tháo chổi than ở giá đỡ Dùng kìm đầu nhọn 7. Tháo giá đỡ và rôto ra khỏi cuộn kích từ Dùng tay nhấc ra 8. Tháo phía khớp truyền động Dùng clê 9. Tháo cụm khớp truyền động ra khỏi cuộn kích từ. Dùng tay hoặc dùng búa 10. Tháo vít bắt với nắp khớp truyền động Dùng tuốc nơ vít 4 cạnh 11. Tháo khớp truyền động và bánh răng giảm tốc Dùng tay 3.3.1.2 Một số hư hỏng chung của máy khởi động và tác hại của nó TT Hư hỏng Nguyên nhân Hậu quả 1. Máy khởi động không làm việc - Không có dòng điện chạy vào máy - Acquy yếu, điện áp không đủ do thiếu dung dịch axit hoặc điện cực mòn -Các đầu dây nối bị ôxi hoá hoặc bắt không chặt, Dây nối bị đứt - Khoá điện, Rơle đóng mạch bị cháy hỏng tiếp xúc không tốt.Các cuộn dây bị đứt chạm , chập, cháy, tiếp điểm bị ôxi hoá -Cầu trì đứt Không khởi động được động cơ 2. -Máy khởi động quay chậm -Do nguồn điện yếu,điện áp acquy không đạt - Điện áp cực 30 không đạt -Các đầu dây dẫn tiếp xúc không tốt do làm việc lâu ngày - Bộ phận truyền động bị hỏng, chổi than cổ góp bị mòn, hỏng - Phần mica cách điện giữa các phiến góp nhô cao. Cuộn kích từ hỏng kích điện. Cuộn dây rôto bị chạm mát -Do nguồn điện yếu,điện áp acquy không đạt - Điện áp cực 30 không đạt -Các đầu dây dẫn tiếp xúc không tốt do làm việc lâu ngày - Bộ phận truyền động bị hỏng, chổi than cổ góp bị mòn, hỏng - Phần mica cách điện giữa các phiến góp nhô cao. Cuộn kích từ hỏng kích điện. Cuộn dây rôto bị chạm mát 3. Trục máy khởi động quay nhưng không kéo được động cơ - Nối mát giữa máy khởi động và thân xe không tốt - Bộ phận truyền động bị hỏng, khớp 1 chiều hỏng, bánh răng hỏng, cần gạt g•y - Không khởi động được - Hư hỏng bộ phận truyền động 4. Bánh răng khởi động lao ra rồi lại tụt vào liên tục khi khởi động - Nguồn điện yếu do acquy thấp - Điện áp cọc 50 nhỏ do khoá điện và dây điện bị hỏng - Rơle con chuột bị hỏng, Cuộn giữ bị hỏng hoặc mát của động cơ không tốt - Không khởi động được động cơ - Làm sứt mẻ bánh răng khởi động 5. Khi khởi động có tiếng kêu và tiếng va đập giữa các bánh răng - Bánh răng truyền động hoặc vành răng bánh đà sứt mẻ - Khe hở giữa bánh răng máy khởi động với vòng chặn điều chỉnh không đúng - Điều chỉnh thời điểm đóng máy khởi động sai - Trục máy khởi động bị siết do siết bulông không đều -Không khởi động được động cơ - Hư hỏng bánh răng khởi động 6. Máy khởi động vẫn khởi động dù ngắt khoá điện - Khoá điện hỏng,Chạm chập dây dẫn điện - Rơle khởi động hỏng - Máy khởi động hỏng, lò xo hồi vị yếu,gãy hoặc kẹt pittông - Khi khởi động xong thì vẫn không tắt đ-ợc máy khởi động - Hư hỏng bộ phận truyền động 7. Rơle bị rung lạch cạch - Cuộn giữ của rơle kéo hở mạch - Ăcquy yếu không đủ nguồn điện - Các cọc tiếp điểm bị cháy là cọc 30 và cọc C - Khởi động động cơ kém 3.3.1.3 Kiểm tra hư hỏng của từng bộ phận trong máy khởi động Bộ phận Bước kiểm tra Hình vẽ minh hoạ Nội dung kiểm tra Rôto -Kiểm tra chạm mát - Dùng ôm kế kiểm tra sự thông mạch giữa cổ góp và rôto -Kiểm tra hở mạch -Dùng ôm kế kiểm tra sự thông mạch giữa các cổ góp. -Kiểm tra ngắn mạch -Sử dụng Grônha để kiểm tra ngắn mạh của rôto - Đặt rôto lên giá chữV - Đưa nguồn điện xoay chiều vào Grônha, dùng 1 lá thép mỏng đặt lên rôto theo hướng dọc trục -Giữ nguyên lõi thép và xoay từ từ rôto, đến r•nh nào thấy lá thép rung rung thì chứng tỏ cuộn dây trong r•nh đó bị ngắn mạch hoặc mica giữa 2 tấm tấm góp tương ứng bị cháy Cổ góp - Kiểm tra bề mặt cổ góp. - Quan sát bề mặt cổ góp xem có bị cháy xám chóc rỗ không. - Kiểm tra độ méo cổ góp - Đặt rôto lên giá đỡ chữ V - Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ méo của cổ góp - Độ méo lớn nnhất cho phép là0.05 mm - Kiểm tra đường kính cổ góp - Dùng thước cặp kiểm tra đường kính cổ góp Dmax=30mm,Dmin=29mm -Dùng cho loại máy khởi động của xe TôYTA HIACE Kiểm tra các rãnh giữa các phiến góp - Kiểm tra dộ sâu giữa các rãnh bằng thước - Độ sâu tiêu chuẩn 0.6mm - Độ sâu tối thiểu 0.2mm - Kiểm tra hở mạch - Dùng ôm kế kiểm tra sự thông mạch giữa cuộn dây kích từ và vỏ máy - Kiểm tra chạm mát - Dùng ôm kế kiểm tra sự thông mạch giữa cuộn dây kích từ và vỏ máy Kiểm tra chiều dài chổi than - Dùng thước cặp kiểm tra chiều dài chổi than - Chiều dài tiêu chuẩn: +Loại 1kw :13,5 mm +Loại 1,4kw :15,5mm -Dùng cho loại xe TOYTA HIACE Kiểm tra lực nén lò xo - Dùng lực kế để đo lực nén của lò xo - Lực nén tiêu chuẩn: 1,785-2,415 kg - Lực nén tối thiểu:1,2 kg - Dùng cho xe : TOYTA HIACE Kiểm tra giá đỡ chổi than - Dùng ôm kế kiểm tra xem có thông mạch giữa chổi than âm và chổi than dương hay không Rơle Kiểm tra tiếp điểm đồng xu Dùng mát thường quan sát. Kiểm tra sự hồi vị của pittông Ấn pittông rồi nhả ra,nó hồi vị nhanh về vị trí ban đầu Kiểm tra cuộn hút Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra Kiểm tra cuộn giữ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch giữa cọc 50 va thân rơle Kiểm tra vòng bi Dùng tay xoay các vòng bi và tác dụng một lữcem có bị một lực cản hay không hoặc vòng bi có bị kẹt hay không. Kiểm tra khe hở bánh răng máy khởi động với bánh răng vành chặu. Dùng thước cặp Kiểm tra cụm bánh răng khởi động Dùng tay xoay bán răng. 3.3.1.4. Một số phương pháp sửa chữa TT Chi tiết Sửa chữa 1. Rôto - Cuộn dây rôto bị đứt thì phải hàn lại - Cuộn dây chạm mát với trục thì phải thay - Cuộn dây chạm thì phải thay rôto hoặc sửa chữa , lót lại chỗi bị chập 2. Cổ góp - Bị cháy rám, nếu bị cháy rám nhẹ thì dùng giấy nhám mịn đánh lại - Bị tróc rỗ nhiều thì tiện lại trên máy tiện - Cổ góp mòn ít thì dùng giấy nhám đánh lại. Nếu mòn nhiều hoặc mòn không đều thì đưa lên máy tiện tiện lại hay thay thế cổ góp mới - Cách điện giữa các phiến góp nhô cao ta dùng lưỡi cưa cắt lại rồi làm sạch 3. Stato - Cuộn dây kích từ bị đứt cho phép hàn lại bằng thép nhưng phải kẹp chặt - Cuộn dây chạm mát thì lót cách điện chỗ làm mát và tẩm sơn cách điện lại hoặc thay thế khung từ - Cuộn dây chạm mát do lớp Êmay vá với sợi bọc cách điện hỏng thì thay thế hoặc quấn lại lớp cách điện và tẩm sơn lại. 4. Chổi than - Chổi than bị mòn nứt vỡ do masat.Nếu độ dài chổi than ngắn hơn độ dài tiêu chuẩn thì phải thay mới 5. Lò xo chổi than - Lực ép lò xo chổi than phải đúng quy định, nhỏ hơn thì phải thay mới 6. Giá đỡ chổi than - Giá đỡ chổi than bị cháy xám thì phải thay cách điện mới 7. Rơle kéo - Cọc tiếp điểm ,đồng xu bị cháy dùng giấy nhám đánh sạch - Cuộn hút và cuộn giữ bị đứt, chạm mát thì phải thay rơle mới hoặc quấn lại 8. Vòng bi - Vòng bi bị mòn kẹt tì thay mới 9. Khớp 1 chiều -Khớp một chiều mòn hỏng thì thay mới 10. Bánh răng khởi động -Bị mòn nhiều thi thay mới 3.3.1.5 Quy trình lắp máy khởi động * Chú ý: Trước khi lắp máy khởi động phải dùng mỡ chịu nhiệt bôi vào các vòng bi và bánh răng. TT Cách làm Hình ảnh minh họa Dụng cụ 1. - Lắp khớp truyền động vào bánh răng giảm tốc Dùng tay 2. Lắp vít bắt với nắp khớp truyền động Dùng tuốcnơ vit 4 cạnh 3. Lắp cụm khớp truyền động vào cuộn kích từ -Dùng tay 4. -Lắp nắp phía khớp truyền động vào thân máy khởi động -Dùng clê 5. - Lắp giá đỡ và rôto vào cuộn kích từ -Dùng tay 6. -Lắp chổi than vào giá đỡ - Dùng kìm chuyên dụng, tuốc nơ vít ấn vào lò xo chổi than 7. - Lắp nắp phía cổ góp điện vào máy khởi động -Dùng clê 8. - Lắp rơle con chuột vào máy khởi động -Dùng clê 9. - Lắp máy khởi động vào xe 3.3.1.6 Khảo nghiệm máy khởi động a ) Sơ đồ đấu dây cho máy khởi động Hình 3.5 Sơ đồ đấu dây cho máy khởi động b)Khảo nghiệm máy khởi động * Sau khi sửa chữa lắp ghép và điều chỉnh cần khảo nghiệm máy khởi động để biết tình trạng kĩ thuật của nó. -Yêu cầu máy khởi động phải quay đều dặn không có tiếng kêu va đập cơ khí -Dòng điện lớn, mômen xoắn hoặc số vòng quay nhỏ, điện áp acquy thấp thì rôto quá chặt hoặc ngắn mạch giữa rôto và cuộn kích từ -Dòng điện, mômen xoắn, hoặc số vòng quay nhỏ, điện áp acquy -Dòng điện, mômen xoắn, điện áp acquy đều thấp do acquy hỏng -Khi thử nghiệm lực xoắn mà rôto vẫn quay thì khớp nối bị trượt -Nếu không có điều kiện thử nghiệm thì cho máy khởi động chạy không tải rồi so sánh với máy khởi động còn tốt * Kiểm tra độ sụt áp acquy Để kiểm tra độ sụt áp dòng điện khởi động ta dùng đồng hồ V/M.Đấu V kế song song với máy khởi động.Bình thường nếu bình điện tốt, điện áp đảm bảo thì khi khởi động động cơ dòng điện tụt xuống còn khoảng 10-11(V) -Nếu điện áp đo được dưới 9V thì hư hỏng do các cuộn dây máy khởi động, rơle đóng mạch khởi động bị chập với vòng dây - Nếu điện áp đo được không thay đổi hay thay đổi rất nhỏ và đồng thời máy khởi động không quay thì cổ góp, chổi than bị hỏng, tiếp điểm đóng mạch bị cháy * Kiểm tra cường độ dòng điện : Đo bằng cách mắc nối tiếp với máy khởi động một Ampe kế. Nếu máy khởi động bình thường thì khi khởi động dòng điện khởi động rất lớn khoảng 150 -250A *Bình thường khi khởi động bánh răng khởi động chạy vào ăn khớp với bánh đà làm cho động cơ quay với số vòng quay 150- 350 v/p * Cho động cơ chạy ở chế độ không tải nếu không có điều kiện thử nghiệm Acquy phải đủ điện áp . Máy khởi động tốt thì thông số phải đạt I<90A ở điện áp 11, (V) 3.3.2 Rơle khởi động 3.3.2.1 Rơle khởi động Rơle khởi động là một rơle 4 chân dùng để đóng mạch khởi động đẫn điện vào cục 50 của máy khởi động. Hình 3.6 Cấu tạo rơle khởi động Hình 3.7 Vị trí của rơle khởi động trong mạch khởi động -Kiểm tra rơle khởi động +Kiểm tra sư thông mạch giữa cực E và cực ST. +Kiểm tra sự không thông mạch giữa cực B va cực MG. - Kiểm tra sự hoạt động của rơle + Cắm acquy vào chân S và chân E. + Kiểm tra sự thông mạch giữa chân B và chân MG. Nếu thông mach thì rơle vẫn còn tốt vẫn sử dụng được. Còn nếu chân B và chân MG không thông mạch thì rơle đã bị hỏng . - Sủa chữa rơle: Rơle hỏng thì thay mới 3.3.2.2 Rơle bảo vệ khởi dộng -Ngoài rơle khởi động ra trên một số xe còn bố trí 1 rơle bảo vệ khởi động rơle bảo vệ bảo vệ máy khởi động hay còn gọi là rơle khóa khởi động là thiết bị bảo vệ may khởi động trong những trường hợp sau: +Tài xế không nghe dược tiếng nổ của động cơ. Hình 3.8 Rơle bảo vệ khởi động ST l bat starting rơle +Khởi động bàng điều khiển từ xa. +Khởi động lại nhiều lần. -Rơle vệ khởi động hoạt động tùy thuộc vào tốc độ quay của động cơ .Ta có thể lấy tín hiệu này từ máy phát . Khi khởi động động cơ điện thế ở đầu L của máy phát tăng lên . Khi động cơ đạt được đến mức độ đủ lớn. Rơle khóa khởi động sẽ ngắt dòng điện cấp cho rơle của máy khởi đông cho dù tài xế vẫn bật công tắc khởi động. Ngoài ra rơle khóa khởi đông còn không cho phép khởi động khi động cơ đang hoạt động. LỜI KẾT Sau khi nhận đề tài em đã tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu vận dụng các kiến thức đã học ,đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy Đỗ Văn Cường cùng các thầy cô giáo trong khoa, đồng thời có sự tham gia đóng góp của bạn bè đến nay đề tài của em đã hoàn thành. Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn han chế nên nội dung không tránh khỏi sai sót,em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong khoa và bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hưng Yên ngày 20 tháng 12 năm 2011 SV : Ngô Minh Thuân TÀI LIÊU THAM KHẢO 1: KĨ THUẬT SỬA CHỮA ÔTÔ VÀ ĐỘNG CƠ NỔ HIỆN ĐẠI ( TẬP 3 TRANG BỊ ĐIỆN ) NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2: GIÁO TRÌNH KĨ THUẬT SỬA CHỮA ÔTÔ MÁY KÉO (NHÀ XUÁT BẢN GIÁO DỤC) 3: CÁC TÀI LIỆU CỦA “KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC” TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KI THUẬT HƯNG YÊN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng quy trình phục hồi, sửa chữa Hệ thống khởi động gián tiếp.doc