Xây dựng tình huống một biện pháp bảo lãnh tài sản

Căn cứ vào Điều 361 BLDS 2005quy định :“Bảo lãnh là người thứ ba ( sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau dây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi dến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.” I . Xây dựng tình huống một biện pháp bảo lãnh tài sản : Ông Đỗ Viết Tài là chủ doanh nghiệp chế biến gỗ các loại đã ký kết hợp đồng với ông Nguyễn Đức Thiện là một nhà buôn gỗ .Theo đó, ông Đỗ Viết Tài sẽ bán cho ông Nguyễn Đức Thiện là 50 tấn gỗ đã chế biến giá 5 tỷ đồng. Sau vụ thua lỗ lần trước ,vì không có đủ tiền để nhập nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất nên ông Đỗ Viết Tài đã đề nghị ông Nguyễn Đức Thiện thanh toán hợp đồng mua hàng trước, lời đề nghị này đã được ông Nguyễn Đức Thiện chấp nhận, theo đó ông Nguyễn Đức Thiện đã thanh toán trước hợp đồng cho ông Đỗ Viết Tài số tiền là 5 tỷ đồng . Ngày 3/2/2009 hợp đồng mua bán giữa ông Đỗ Viết Tài và ông Nguyễn Đức Thiện được kí kết, như thỏa thuận ông Nguyễn Đức Thiện đã giao đủ 5 tỷ đồng cho ông Đỗ Viết Tài . Hai bên còn thỏa thuận ngày 3/6/2009 là ngày giao hàng ,nếu đến hạn giao hàng mà bên ông Đỗ Viết Tài không giao đủ hàng như cam kết hoặc không thực hiện hợp đồng thì phải hoàn trả ông Nguyễn Đức Thiện toàn bộ số tiền ông mà ông Nguyễn Đức Thiện đã thanh toán trước cùng với lãi suất, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại như hai bên đã thỏa thuận.Hai bên đã cùng đi đến thỏa thuận thống nhất : Tiền lãi suất là 1%/tháng. Tiền phạt nếu ông Đỗ Viết Tài vi phạm hợp đồng là 150 triệu đồng. Đồng thời để hợp đồng trên được bảo đảm ông Nguyễn Đức Thiện đã yêu cầu ông Đỗ Viết Tài phải có người đứng ra bảo lãnh. Ông Đỗ Viết Cảnh là Giám Đốc Nhà Máy Sản Xuất Giấy Cao Cấp Hương Giang đã đứng ra nhận bảo lãnh cho ông Đỗ Viết Tài trước ông Nguyễn Đức Thiện.Đồng thời ,việc bảo lãnh đã được lập thành văn bản .Theo đó ông Đỗ Viết Cảnh đã cam kết với ông Nguyễn Đức Thiện rằng, nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ giao hàng mà ông Đỗ Viết Tài vi phạm nghĩa vụ thì ông Đỗ Viết Cảnh sẽ đứng ra thực hiệntoàn bộ nghĩa vụ thay ông Đỗ Viết Tài. Ngày 3/6/2009 : là ngày ông Đỗ Viết Tài phải giao hàng cho ông Nguyễn Đức Thiện .Nhưng ông Đỗ Viết Tài đã không giao hàng (không thực hiện nghĩa vụ). Ông Nguyễn Đức Thiện đã yêu cầu ông Đỗ Viết Cảnh ( người bảo lãnh cho ông Đỗ Viết Tài) phải thực hiện nghĩa vụ thay cho ông Đỗ Viết Tài. Cùng ngày hôm đó (ngày 3/6/2009),ông Đỗ Viết Cảnh đã thực hiện thanh toán toàn bộ nghĩa vụ cho ông Nguyễn Đức Thiện, theo đúng như nội dung trong hợp đồng bảo lãnh. II . Những căn cứ pháp lý để giải quyết tình huống: 1.Xác định các mối quan hệ giữa các bên trong biện pháp bảo lãnh :

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3564 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tình huống một biện pháp bảo lãnh tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Căn cứ vào Điều 361 BLDS 2005 quy định :“Bảo lãnh là người thứ ba ( sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau dây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi dến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.” I . Xây dựng tình huống một biện pháp bảo lãnh tài sản : Ông Đỗ Viết Tài là chủ doanh nghiệp chế biến gỗ các loại đã ký kết hợp đồng với ông Nguyễn Đức Thiện là một nhà buôn gỗ .Theo đó, ông Đỗ Viết Tài sẽ bán cho ông Nguyễn Đức Thiện là 50 tấn gỗ đã chế biến giá 5 tỷ đồng. Sau vụ thua lỗ lần trước ,vì không có đủ tiền để nhập nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất nên ông Đỗ Viết Tài đã đề nghị ông Nguyễn Đức Thiện thanh toán hợp đồng mua hàng trước, lời đề nghị này đã được ông Nguyễn Đức Thiện chấp nhận, theo đó ông Nguyễn Đức Thiện đã thanh toán trước hợp đồng cho ông Đỗ Viết Tài số tiền là 5 tỷ đồng . Ngày 3/2/2009 hợp đồng mua bán giữa ông Đỗ Viết Tài và ông Nguyễn Đức Thiện được kí kết, như thỏa thuận ông Nguyễn Đức Thiện đã giao đủ 5 tỷ đồng cho ông Đỗ Viết Tài . Hai bên còn thỏa thuận ngày 3/6/2009 là ngày giao hàng ,nếu đến hạn giao hàng mà bên ông Đỗ Viết Tài không giao đủ hàng như cam kết hoặc không thực hiện hợp đồng thì phải hoàn trả ông Nguyễn Đức Thiện toàn bộ số tiền ông mà ông Nguyễn Đức Thiện đã thanh toán trước cùng với lãi suất, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại như hai bên đã thỏa thuận.Hai bên đã cùng đi đến thỏa thuận thống nhất : Tiền lãi suất là 1%/tháng. Tiền phạt nếu ông Đỗ Viết Tài vi phạm hợp đồng là 150 triệu đồng. Đồng thời để hợp đồng trên được bảo đảm ông Nguyễn Đức Thiện đã yêu cầu ông Đỗ Viết Tài phải có người đứng ra bảo lãnh. Ông Đỗ Viết Cảnh là Giám Đốc Nhà Máy Sản Xuất Giấy Cao Cấp Hương Giang đã đứng ra nhận bảo lãnh cho ông Đỗ Viết Tài trước ông Nguyễn Đức Thiện.Đồng thời ,việc bảo lãnh đã được lập thành văn bản .Theo đó ông Đỗ Viết Cảnh đã cam kết với ông Nguyễn Đức Thiện rằng, nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ giao hàng mà ông Đỗ Viết Tài vi phạm nghĩa vụ thì ông Đỗ Viết Cảnh sẽ đứng ra thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay ông Đỗ Viết Tài. Ngày 3/6/2009 : là ngày ông Đỗ Viết Tài phải giao hàng cho ông Nguyễn Đức Thiện .Nhưng ông Đỗ Viết Tài đã không giao hàng (không thực hiện nghĩa vụ). Ông Nguyễn Đức Thiện đã yêu cầu ông Đỗ Viết Cảnh ( người bảo lãnh cho ông Đỗ Viết Tài) phải thực hiện nghĩa vụ thay cho ông Đỗ Viết Tài. Cùng ngày hôm đó (ngày 3/6/2009),ông Đỗ Viết Cảnh đã thực hiện thanh toán toàn bộ nghĩa vụ cho ông Nguyễn Đức Thiện, theo đúng như nội dung trong hợp đồng bảo lãnh. II . Những căn cứ pháp lý để giải quyết tình huống: 1.Xác định các mối quan hệ giữa các bên trong biện pháp bảo lãnh : Theo như tình huống trên ta thấy có sự suất hiện của ba mối quan hệ giữa ba chủ thề đó là: Ông Đỗ Viết Tài là bên được bảo lãnh .Ông Nguyễn Đức Thiện là bên nhận bảo lãnh . Ông Đỗ Viết Cảnh là bên bảo lãnh . Quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia vào các mối quan hệ : - Quan hệ giữa ông Đỗ Viết Tài ( bên được bảo lãnh) với ông Nguyễn Đức Thiện ( bên nhận bảo lãnh ) là quan hệ nghĩa vụ chính làm xuất hiện nghĩa vụ cần bảo đảm và cam kết nghĩa vụ cần bảo đảm .Trong đó ông Đỗ Viết Tài là bên có nghĩa vụ, ông Nguyễn Đức Thiện là bên có quyền ( trong hợp đồng mua bán ) - Quan hệ giữa bên thứ 3 là ông Đỗ Viết Cảnh (người bảo lãnh) với bên có quyền ông Nguyễn Đức Thiện ( bên nhận bảo lãnh) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho ông Đỗ Viết Tài -bên có nghĩa vụ ,nếu như đến hạn nghĩa vụ bị vi phạm. - Quan hệ giữa bên thứ 3 là ông Đỗ Viết Cảnh với ông Đỗ Viết Tài - bên có nghĩa vụ cam kết về việc bên có nghĩa vụ phải hoàn lại cho bên bảo lãnh giái trị phần nghĩa vụ mà bên có bảo lãnh đã thực hiện thay mình (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác) 2. Đối tượng của biện pháp bảo lãnh: Lợi ích các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất chỉ thông qua một lợi ích vật chất mới có thể bảo đảm được một lợi ích vật chất .Vì vậy người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc dể bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh.Ở tình huống trên đối tượng của nghĩa vụ chính là tài sản (50 tấn gỗ trị giá 5 tỷ đồng).Như vậy, đối tượng của biện pháp bảo lãnh phải là tài sản thuộc sở hữu của ông Đỗ Viết Cảnh (người bảo lãnh). 3) Phạm vi của biện pháp bảo lãnh: Điều 363 có quy định về phạm vi bảo lãnh : “Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.” Như vậy, đối chiếu với tình huống trên ,do ông Đỗ Viết Cảnh đã bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ mà ông Đỗ Viết Tài phải thực hiện đối với ông Nguyễn Đức thiện nên Đỗ Viết Cảnh phải bảo lãnh cả lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại trong đó. 4. Nội dung của biện pháp bảo lãnh : Khoản 1 Điều 41 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 quy định : Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh :“Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh;” Khi đến thời hạn là ngày 3/6/2009 ông Đỗ Viết Tài đã không thực hiện nghĩa vụ .Vì ông Đỗ Viết Tài đã không thực hiện nghĩa vụ ,cho nên ông Nguyễn Đức Thiện đã yêu cầu ông Đỗ Viết Cảnh ( người bảo lãnh) phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho ông Đỗ Viết Tài. 5. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh :Căn cứ theo Điều 369 BLDS 2005 quy định “Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.” -Tiền lãi : Theo khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 :“ Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. “ Trong hợp đồng trên,ông Nguyễn Đức Thiện đã thỏa thuận với ông Đỗ Viết Tài nếu đến hạn giao hàng mà ông Đỗ Viết Tài không thực hiện giao hàng thì phải trả toàn bộ số tiền gốc mà ông Nguyễn Đức Thiện đã thanh toán trước cho ông Đỗ Viết Tài và phải chịu lãi suất 1%/tháng ,thỏa thuận này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật .Theo đó khi ông Đỗ Viết Tài vi phạm nghĩa vụ thì ông Đỗ Viết Cảnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho ông Đỗ Viết Tài cả tiền gốc cùng với lãi suất: 1% x 5 tỷ x 4 tháng = 200 triệu đồng. - Tiền phạt: Theo Điều 422 BLDS 2005 : “Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm : “1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. 2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận. 3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.” Theo khoản 2 Điều 306 Luật thương mại và pháp lệnh hợp đồng kinh tế.“ Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.” Theo như tình huống trên ,ông Đỗ Viết Tài và ông Nguyễn Đức Thiện thỏa thuận tiền phạt do vi phạm hợp đồng là 150 triệu đồng hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật .Vì vậy ông Đỗ Viết Cảnh phải trả 150 triệu đồng tiền phạt vi phạm hợp đồng. - Tiền bồi thường thiệt hại: Điều 302 Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định về chế tài bồi thường thiệt hại : “1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. 2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Trong thời gian này ông Nguyễn Đức Thiện đã ký hợp đồng với các bạn hàng : ông Đàm Quang Chiến,bà Khổng Tú Quỳnh là sẽ cung cấp hàng đúng thời hạn vào ngày 3/6/2009.Những hợp đồng này sẽ đem lại lợi nhuận cho ông Nguyễn Đức Thiện là 200 triệu đồng.Nhưng do 3/6/2009 ông Nguyễn Đức Thiện đã không giao hàng đúng thời hạn cho ông Đàm Quang Chiến , bà Khổng Tú Quỳnh ).Đồng thời ông Nguyễn Đức Thiện còn phải bồi thường thiệt hại cho ông Đàm Quang Chiến và bà Khổng Tú Quỳnh là 50 triệu đồng do vi phạm hợp đồng cung ứng.Tổng thiệt hại mà ông Đỗ Viết Tài đã gây ra cho ông Nguyễn Đức Thiện là 250 triệu đồng .Như vậy tổng số tiền phải thanh toán cho ông Nguyễn Đức Thiện do ông Đỗ Viết Tài vi phạm nghĩa vụ :gồm tiền gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại là: 5 tỷ + 200 triệu + 150 triệu + 250 triệu = 5.6 tỷ đồng. 6 ) Chấm rứt việc bảo lãnh: Theo căn cứ tại khoản 3 Điều 371 quy định về việc: Chấm dứt việc bảo lãnh “ Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;...”Như vậy,theo như tình huống trên , ngày 3/6/2009 khi ông Đỗ Viết Cảnh - bên bảo lãnh đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh cho ông Nguyễn Đức Thiện số tiền là 5.6 tỷ đồng, thì khi đó việc bảo lãnh chấm rứt . 7) Nhận xét chung : Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm đối nhân trong hệ thống các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam .Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, biện pháp này đang ngày càng phát huy những ưu thế của mình trong việc xác lập các giao dịch dân sự và thương mại. Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 với những thay đối đáng kể đã tác động rất lớn đến việc xác lập và chấm dứt hợp đồng bảo lãnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng tình huống một biện pháp bảo lãnh tài sản.doc
Luận văn liên quan