Xây dựng tình huống thừa kế

Bài tập số 3: Xây dựng một tình huống phân chia di sản thừa kế sao cho thật phù hợp với quyết định của toà án nhân dân phân chia di sản dưới đây. Hãy chỉ ra các quy định của pháp luật mà toà án đã áp dụng để có quyết định như vậy. 1) Chia di sản của C: C= 240.000.000 đồng : 2= 120.000.000 đồng A= B= 120.000.000 đồng : 6 x 2/3 = 13.333.333 đồng Q= K= H= T = 93.333.334 đồng : 4 = 23.333.335 đồng 2) Chia di sản của A và D: a) Chia di sản của D: B= 120.000.000 đồng b) Chia di sản của A: A= 720.000.000 đồng : 2 = 360.000.000 đồng. A = 360.000.000 đồng + 13.333.333 đồng = 373.333.333 đồng B= 373.333.333 đồng : 3 x 2/3 = 82.962.962 đồng. C= E= (373.333.333 đồng – 82.962.962 đồng ) : 2 = 145.185.185 đồng K= T= H (thế vị) = 145.185.185 đồng : 3 = 48.395.061 đồng

docx4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tình huống thừa kế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG Ông A và bà B kết hôn với nhau năm 1960, có hai người con chung là chị E và anh C. Bà B là người con duy nhất của ông D (vợ ông D đã mất). Năm 2000, do mắc bệnh hiểm nghèo nên anh C đã qua đời. Biết mình không thể qua khỏi nên anh C đã lập di chúc. Tuy nhiên, trong di chúc, anh C chỉ chia di sản cho vợ Q và các con K,T,H của mình mỗi người một suất bằng nhau và truất quyền thừa kế của ông A và bà B do mâu thuẫn giữa hai bên trước đó. Khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng anh C và chị Q đã xác định được là 240.000.000 đồng. Năm 2002, ông D do tuổi cao sức yếu nên cũng đã qua đời. Tài sản của ông D đã xác định được là 120.000.000 đồng. Năm 2005, ông A bị tai nạn giao thông nên cũng đã qua đời. Tuy nhiên thì ông A cũng đã có lập di chúc trước đó. Theo di chúc, ông A truất quyền thừa kế của bà B do mâu thuẫn vợ chồng gay gắt. Tài sản chung hợp nhất của vợ chồng ông A và bà B là 720.000.000 đồng. Tình huống đặt ra như vậy thì việc chia di sản của anh C, ông D, ông A được xác định như thế nào?? II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Chia di sản của anh C: Di sản của anh C từ khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng với chị Q là: C= 240.000.000 đồng : 2= 120.000.000 đồng ( Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình 2000) Anh C qua đời có để lại di chúc, truất quyền thừa kế của ông A và bà B nhưng theo quy định tại Điều 669 BLDS 2005 về những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc thì ông A và bà B vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Vậy A= B= 120.000.000 đồng : 6 x 2/3 = 13.333.333 đồng Sau khi đã xác định phần của ông A và bà B được hưởng không phụ thuộc vào nội dung di chúc, phần di sản còn lại chia cho vợ Q và các con K, T, H của anh C theo như đã định đoạt trong di chúc. Trước hết xác định di sản còn lại của anh C là: C= 120.000.000 đồng - (13.333.333 x 2) = 93.333.335 đồng. Theo đó, Q= K= H= T = 93.333.334 đồng : 4 = 23.333.335 đồng Chia di sản của ông D: Ông D chết không để lại di chúc nên phần di sản của ông D được chia theo pháp luật. Theo quy định tại điều 676 BLDS 2005 về người thừa kế theo pháp luật, thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của ông D chỉ có chị B. Vậy chị B sẽ được hưởng toàn bộ di sản ông D để lại. Chia di sản của ông A: Di sản của ông A từ khối tài sản chung vợ chồng với bà B là : A= 720.000.000 đồng : 2 = 360.000.000 đồng ( Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình 2000) Ông A được thừa kế di sản của anh C là 13.333.333 đồng . Do vậy, toàn bộ di sản của ông A = 360.000.000 đồng + 13.333.333 đồng = 373.333.333 đồng. Ông A qua đời có để lại di chúc, truất quyền thừa kế của bà B nhưng theo quy định tại Điều 669 BLDS 2005 về những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc thì bà B vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Vì vậy, di sản bà B được hưởng là B= 373.333.333 đồng : 3 x 2/3 = 82.962.962 đồng. Sau khi đã xác định phần của bà B được hưởng không phụ thuộc vào nội dung di chúc, phần di sản còn lại chia đều cho hai con anh C và chị E như đã định đoạt trong di chúc. Nhưng anh C lại chết trước ông A, theo quy định tại điều 677 BLDS 2005 thì các con của anh C thừa kế thế vị nhận di sản của ông A. Trước hết xác định mỗi người con của ông A được hưởng thừa kế là bao nhiêu nếu như anh C vẫn còn sống. C= E= (373.333.333 đồng – 82.962.962 đồng ) : 2 = 145.185.185 đồng Anh C đã mất trước ông A. Vậy con của anh C được thừa kế thế vị nhận di sản của ông A. Vậy: K= T= H = 145.185.185 đồng : 3 = 48.395.061 đồng III. NHẬN XÉT Theo sự kiện trên, anh C truất quyền thừa kế của ông A và bà B. Khi ông A mất, truất quyền thừa kế của bà B. Nhưng ông A, bà B vẫn được hưởng di sản của anh C, bà B vẫn được hưởng di sản của ông A theo quy định tại điều 669 BLDS 2005 về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: “ Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động” Qua cách giải quyết tình huống đã đặt ra nhận thấy rằng quyền định đoạt của anh C và ông A trong di chúc bị hạn chế theo quy định tại điều 669 BLDS 2005. Vào thời điểm ông A chết, tại hàng thừa kế thứ nhất chỉ có E, do anh C đã mất và vợ là bà B đã bị truất quyền thừa kế. Bà B được hưởng di sản của ông A không phụ thuộc vào nội dung di chúc được quy định tại Điều 669 BLDS 2005. Còn các con của anh C là cháu nội của ông A được thừa kế thế vị nhận di sản của ông A. Di sản của ông A vẫn được chia theo trình tự hàng thừa kế thứ nhất để xác định phần di sản của người thừa kế thế vị. Thừa kế kế vị được quy đinh tại Điều 677 BLDS 2005: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxXây dựng tình huống thừa kế.docx