Ý nghĩa, giá trị của tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giá trị và vai trò của tư tưởng đó trong công tác Xây dựng Đảng trong tình hình, giai đoạn hiện nay

A. PHẦN MỞ ĐẦU . .1 I, Lí do chọn đề tài: .1 II, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu: 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 III, Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: .3 3. Phạm vi nghiên cứu: 3 4. Phương pháp nghiên cứu: 3 IV. Kết cấu tiểu luận: . 3 B. PHẦN NỘI DUNG: . .5 Chương I. Công tác Xây dựng Đảng, quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về xây dựng Đảng: 5 1. Xây dựng Đảng là gì? .5 2. Các nguyên tác xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin . 5 2.1. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân .5 2.2. Đảng là bộ phận có tổ chức của giai cấp công nhân 5 2.3. Đảng là hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân 6 2.4. Đảng được tổ chức và hoạt động theo chế độ tập trung dân chủ . 6 2.5. Đảng là hiện thân của sự liên lạc giữa đội tiên phong của giai cấp công nhân và đông dảo quần chúng lao động 6 2.6. Phê bình và tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng .7 CHƯƠNG II: Nội dung Tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh . .7 1, Hoàn cảnh ra đời Bản Di chúc 7 2, Vài nét về Bản Di chúc. 8 3,Tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Bản Di chúc .8 3.1,Tư tưởng về xây dựng khối đại đoàn kết trong Đảng .9 3.2, Tư tưởng về chỉnh đốn Đảng .10 3.3, Tư tưởng về thực hành dân chủ trong Đảng 12 3.4, Tư tưởng về tự phê bình và phê bình trong Đảng 13 3.5, Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cán bộ, Đảng viên 14 3.6. Tư tưởng về Xây dựng Đảng phải có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau 16 3.7. Tư tưởng về bồi dưõng thế hệ sau cho cách mạng 17 CHƯƠNG III: Ý nghĩa của Tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh 18 CHƯƠNG IV: Vận dụng Tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay 19 1,Tình hình thế giới và trong nước tác động đến công tác xây dựng Đảng hiện nay 19 1.1. Tình hình thế giới .19 1.2. Tình hình trong nước 20 2, Tình hình công tác Xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay 21 2.1 Thành tựu công tác xây dựng Đảng 21 2.2 Những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng .24 3.Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng trong Di chúc trong giai đoạn hiện nay 25 3.1. Nâng cao tầm trí tuệ cho Đảng 26 3.2,Nâng cao tầm trí tuệ cho cán bộ, Đảng viên .26 3.3, Nâng cao tinh thần Tự phê bình và Phê bình trong Đảng 27 3.4, Nâng cao, mở rộng Dân chủ trong Đảng .28 3.5, Nâng cao, tăng cường Đoàn kết, thống nhất trong Đảng .29 3.6, Tăng cường bản chất cách mạng và khoa học của Đảng .30 3.7, Nâng cao sức dân .30 3.8 ,Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng 30 C, KẾT LUẬN 32 CHÚ GIẢI. .33 D, TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ý nghĩa, giá trị của tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giá trị và vai trò của tư tưởng đó trong công tác Xây dựng Đảng trong tình hình, giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta. Người thường xuyên quan tâm đặc biệt tới công việc xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng. Đảng là đội tiền phong của giai cấp và dân tộc, phải hoàn thiện mình để lãnh đạo đất nước. Mỗi khi cách mạng chuyển giai đoạn chiến lược mới, Người đều nhắc nhở phải chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng xứng đáng với yêu cầu nhiệm vụ mới, đủ năng lực để lãnh đạo cách mạng trong tình hình mới. Người đã nhạy bén thấy trước những hiện tượng cần phải chỉnh đốn Đảng ngay sau khi kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nhưng đáng tiếc, chúng ta chưa làm triệt để như Bác căn dặn trong Di chúc. Trong Di chúc viết tháng 5-1968, Người nhắc nhở: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”[9](Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 503, Di Chúc viết năm 1965), bởi theo Người xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa là vấn đề thường xuyên, vừa hết sức cấp bách. Trước lúc đi xa, điều Người quan tâm trước hết cũng là “nói về Đảng”. Chỉnh đốn Đảng theo Người là : “Làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân”. [10] (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 503, Di Chúc viết năm 1965) Về chỉnh đốn Đảng, Người không coi đó là công việc, biện pháp tình thế và nhất thời mà Người cho rằng đó là một công việc, nhiệm vụ thường xuyên để Đảng phù hợp với tình hình mới và đủ năng lực lãnh đạo cách mạng và cũng là thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, là sự tự làm mới mình, tự sủa chữa bệnh cho mình, và cũng chính là cách phòng bệnh tốt nhất tránh được những căn bệnh nặng hơn. Chỉnh đốn Đảng khi cách mạng khó khăn là để xây dựng thái độ bình tĩnh, niềm tin sự sáng suốt, kiên định lập trường kiên định lập trường, không để rơi vào tình trạng dao động, bi quan. Khi cách mạng có những thuận lợi thì chỉnh đốn Đảng để ngăn ngừa những căn bệnh như :bệnh kiêu ngạo, chủ quan, tự mãn, lạc quan tếu. Hay trong điều kiện Đảng cầm quyền, cuộc sống đã bớt đi những khó khăn thì cán bộ, đảng viên lại rất dễ bị tha hoá, biến chất. Vì vậy ngày hôm qua vĩ đại, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến nếu họ không “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".[11] (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 557) Vì vậy lại càng cần coi trọng chỉnh đốn Đảng. Đặc biệt, trước yêu cầu xây dựng đảng ngang tầm với nhiệm vụ lịch sử mới và trước thực trạng của Đảng ta hiện nay thì nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa là cơ bản, thường xuyên lại vừa rất cấp bách. “Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân Đảng là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc [12].(Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 557) Trong điều kiện cách mạng chuyển sang giai đoạn mới càng cần quan tâm đến công tác xây dựng Đảng; là “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng…” [13].. (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 503, Di Chúc viết năm 1965) 3.3, Tư tưởng về thực hành dân chủ trong Đảng. Bác Hồ định nghĩa Dân chủ rất đơn giản và gần gũi với nhân dân đó là Dân chủ là nhân dân là chủ và được làm chủ . Như vậy là dân chủ, rất đơn giản, và dễ hiểu, không mang tính triết lí sâu xa. Theo Người Dân làm chủ là mọi quyền hành, mọi lực lượng là ở dân. Nhân dân thực sự tham gia quản lý Nhà nước. Do đó Đảng lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo chính quyền nhà nước thì cần phải thiết lập và củng cố quyền làm chủ của dân, để mọi quyền lực phải thuộc về dân. Trái với điều đó, Đảng sẽ trở thành Đảng đối lập với dân, đứng trên dân, trên pháp luật; còn đảng viên, cán bộ của Đảng sẽ trở thành những “ông quan cách mạng”, những kẻ “vinh thân phì gia”, vì quyền lợi ích kỷ của bản thân, gia đình, dòng họ do vậy Đảng phải thực hành dân chủ. Thực hành dân chủ để Dân làm chủ. Và cũng là đảm bảo cho sự thắng lợi của Cách mạng và sự tồn vong của Đảng. Để thực hành dân chủ trong nhân dân thì trước hết Đảng phải thực hành dân chủ trong Đảng một cách rộng rãi và thực sự trành các tình trạng hình thúc chiếu lệ. Và thực hành dân chủ phải thường xuyên. Và trong Di chúc Người nói rất ngắn về dân chủ trong Đảng : “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi và thường xuyên”. [14] (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510) Tuy Người nói rất ngắn gọn về thực hành dân chủ trong Đảng song lại rất đầy đủ và ý nghĩa. Về thực hành dân chủ trong Đảng, thục hành dân chủ trong đảng đòi hỏi phải thực sự, trành hình thức và phải được thường xuyên như vậy sẽ phát huy sức mạnh của toàn thể Đảng viên để mỗi đảng viên sẽ là một người chiến sĩ cộng sản đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng và sẽ quy tụ được quần chúng nhân dân một lòng đi theo đảng, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng nhân lạo khỏi áp bức bất công, xây dựng xã hội mới tốt đẹp không có người áp bức bóc lột người. 3.4, Tư tưởng về tự phê bình và phê bình trong Đảng. Đối với công tác xây dựng Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập rất nhiều nội dung từ việc khẳng định Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và không ngừng phấn đấu nâng cao tính chất giai cấp công nhân của Đảng; và đã là Đảng của giai cấp công nhân thì phải lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, nhưng dân chủ phải đi đôi với kỷ luật. Để giữ vững kỷ luật của Đảng Người căn dặn: cán bộ, đảng viên phải thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình được Người đặc biệt quan tâm. Phê bình và sữa chữa, tự phê bình và phê bình được Người đề cập ở rất nhiều bài nói bài viết của mình. Ngay trong Di chúc cuối đời của mình Người cũng đề cập tới vấn đề Phê bình và tự phê bình : “ Nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau..”[15] (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510) Người coi “Tự phê bình và phê bình” cũng như cơm ăn, nước uống, như không khí để thở của người cách mạng. “Ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn, thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi sai lầm”.[16] (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.6 tr. 221) Nghĩa là tự phê bình phải thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiện, chứ không phải chờ khi khai hội mới tự phê bình, không phải khi làm khi không, phê bình thực sự chứ không phải là hình thức, chiếu lệ chung chung. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã quán triệt quan điểm của Người: “Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” [17](Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, t.5, tr.261) Không chỉ coi trọng phê bình và tụ phê bình, Người còn luôn nhắc nhở cán bộ Đảng viên trong quá trình phê bình và tự phê bình thì cần có cái tâm trong sáng hơn. Phê bình là giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và giúp đảng ta trong sạch, vũng mạnh hơn. Bác Hồ cặn dặn mỗi Đảng viên là :“Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ” [18].(Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, t.5, tr. 232 ) Do vậy phê bình và tự phê bình tốt thì sẽ là điều kiện, là quy luật phát triển của Đảng, là biện pháp để củng cố và phát triển sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, giữ vững và phát huy sức mạnh của Đảng ta. 3.5, Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cán bộ, Đảng viên. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn luôn đề cao vấn đề giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Theo Người đội ngũ cán bộ, đảng viên là gốc của Cách mạng. Và đạo đức cách mạng là “ Cái gốc” là nền tảng của người cán bộ cách mạng . Do vậy giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên là vấn đề cơ bản của công tác xây dựng đảng. Đặc biệt trong điều kiện : “Đảng ta là đảng cầm quyền” [19] (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510). Thì được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thuờng xuyên quan tâm, và trực tiếp chỉ đạo. Ngay trong những phút giây cuối cùng của cuộc đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không ngừng quan tâm, lo lắng, căn dặn công tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Trong Di chúc cuối đời Người viết : “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [20] (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510) Theo Người khi cán bô, đảng viên phải luôn ý thức, nhận rõ vai tró của Đảng, đó là Đảng ta là đảng cầm quyền, hay có thể hiểu là Đảng ta là đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lãnh đạo công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa do vậy mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập, nâng cao đạo đức cách mạng. “Phải thật sự thấm nhuầm” với 5 chữ song nó rất nhẹ nhàng không đao to, búa lớn mà công việc học tập rèn luyện đạo đức cách mạng của mội cán bộ, đảng viên nó như chính những giọt nước thấm rất nhẹ nhàng, và ngấm sâu trong người mỗi cán bộ đảng viên. Cũng có thể hiểu rằng: Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức được vai trò sứ mệnh lịch sử, nhiệm vụ, trách nhiệm của minh với cách mạng, với Đảng. Song nhận thức được vấn đề thì là chưa đủ mà phải hiện thực hoá nhận thức đó thông qua hành động đó là : “ Thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” [21].(Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510). Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính , chí công vô tư chính là thự hiện đạo đức cách mạng. Bác đã từng nói : “ Trời có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người.” [22] (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.5 tr. 631) Theo lời Người thì cần, kiệm, liêm, chính, là bốn đức vô cùng cần thiết đối với mỗi con người khi sinh ra trên thế giới này. Để con người đó tồn tại, trở thành một con người sống chứ không phải là tồn tại trong cuộc đời này. Đối với người cán bộ, đảng viên thì cần, kiệm, liêm, chính càng quan trọng hơn và đặc biệt họ phai chí công vô tư, trong công tác lãnh đạo của mình thì cần phải công bằng, không vì thân thích, tình riêng để xử lí, giải quyết công việc. Không chỉ với mỗi đảng viên, cán bộ phải rèn luyện đạo đức cách mạng và thực hành đạo đức cách mạng. Mà Đảng ta cũng phải tự mình ý thức phải nâng cao, rèn luyện đạo đức cho mình phải đâu tranh vói những cám dỗ, những điều xấu để trở thành một đảng cách mạng hay như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong Bài phát biểu nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Đảng lao động Việt Nam năm 1960 Người từng nói: “ Đảng ta thật sự là đạo đức, là văn minh” Song để Đảng ta thực sự là đạo đức, văn minh và để có thể lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân, phục vụ nhân dân (Đầy tớ trung thành của nhân dân). Như lời người xưa đã nói : “Tu thân, tề gia, trị quốc…” vậy để đảng ta trước tiên phải là một Đảng trong sạch hay chính là “ Tê gia” rồi mới lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân đất nước hay cũng chính là “ Trị quốc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người hội tụ cả văn hoá phương Đông và phương Tây, thấm nhuần tư tưởng văn hoá Nho giáo về tư tưởng : Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Khổng Tử. Người từng dạy : “ Tu thân, tề gia, trị quốc. Với Đảng ta là một Đảng Cộng sản cầm quyền thì phải coi trọng tu thân nếu mà không coi trọng tu thân thì không thể tề gia, càng không thể trị quốc. Đảng lãnh đạo gồm năng lực tiên phong và đạo đức tiên phong. Bài học này đâu cũng có, lúc nào cũng có. Đảng không gương mẫu, nặng tư lợi, nặng chức quyền thì Đảng chỉ còn là một hàng hội. Đảng viên trong Đảng háo danh, tự ca ngợi mình mà tham lam, lợi dụng chức quyền, dung túng cho vợ con thân thuộc phạm các tội lừa đảo, ăn hối lộ, buôn lậu... tức vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội thì còn tệ hơn một tội phạm thường dân. Tiên phong là làm gương, lãnh đạo là dẫn đường - không làm gương thì chẳng thể dẫn đường đúng. Chỉ có tự rèn luyện đạo đức cá nhân và tự làm trong sạch trong nội bộ Đảng thì Đảng ta mới có : “ Xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [23].(Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510) 3.6. Tư tưởng về Xây dựng Đảng phải có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau. Cả cuộc đời Bác Hồ luôn sống thân ái, giàu tình thương yêu con người, Người luôn dặn dò mọi người phải sống với nhau có tình có nghĩa, yêu thương đồng bào, đồng chí, đồng loại. Đối với Người mỗi con người sống trên đời này phải có tình thương yêu lẫn nhau, sống với nhau có tình có nghĩa. Người từng nói: “ Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác Lênin là sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình vó nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác Lênin được.” [24] .(Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr554 ) Theo lời kể của Đồng chí VŨ Kì: “Ngày 14-5-1966, vào lúc 8 giờ, Bác đến nói chuyện với lớp huấn luyện đảng viên mới do Thành uỷ Hà Nội tổ chức tại Trường Chu Văn An. Là người sáng lập Đảng, tự tay vun trồng những mầm non của Đảng ngay từ những ngày đầu tiên, mỗi lần được gặp các thế hệ đảng viên mới, bao giờ Bác cũng rất vui, cảm thấy như mình được trẻ lại. Trong buổi gặp mặt hôm ấy, sau khi nói xong bài nói đã chuẩn bị sẵn, Bác nói thêm một câu thật thấm thía: “Con người là trước hết phải có đạo đức, sống với nhau phải có tình, có nghĩa. Nếu đọc bao nhiêu sách chủ nghĩa Mác-Lênin mà sống với nhau không có tình, có nghĩa, thì chỉ là giáo điều, sách vở”. [25] ( Những câu chuyện kể về Bác Hồ www.Lamdong.gov.com.vn ) Với Bác không chỉ mọi người cần phải sống với nhau có tình có nghĩa, thương yêu lẫn nhau. Song trong Đảng thì càng phải cần sống với nhau có tình có nghĩa, thương yêu lẫn nhau. Cán bộ, Đảng viên trong Đảng càng cần phải có tình đồng chí, tình thương yêu lẫn nhau. Trong Đảng nếu mọi người sống với nhau không có tình có nghĩa, luôn kèn cựa, mưu hại lẫn nhau thì Đảng đó không có sức chiến đấu, không có sức mạnh và không thể đoàn kết, tập hợp, cảm hoá nhân dân. Do vậy trong Đảng càng cần phải có tình yêu thương lẫn nhau. Trong Di chúc Người nói rất ngắn gọn. Trong Đảng : “ Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” [26] (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510). Đó là những lời căn dặn của một người cha vơi đàn con truóc khi ra đi về cõi vĩnh hằng. 3.7. Tư tưởng về bồi dưõng thế hệ sau cho cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự nghiệp : “Trồng người”. Người từng nói: “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”[27] (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.9 tr. 222) Cả cuộc đời Người luôn chăn lo cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người, Trong Thư gửi các học sinh cả nước nhân ngày khai trường(9/1945) Người từng nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu” [28] (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.4,tr.33 ) Năm 1961 Người lại nói: “ Thanh niên là người tiếp sức cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”, “ Là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa”, “ Là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ Tổ quốc”. [29] (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.4,tr.33 ) Trong Di chúc, phần viết về đoàn viên, thanh niên ta. Người viết: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”.[30](Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 511) Đó là công việc vô cùng quan trọng đối với Đảng và Nhà nước và cả hệ thống chính trị, không lúc nào được lơ là, buông lõng. Nguời nhấn mạnh : “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.[31].(Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 511) Bồi dưỡng thế hệ trẻ là công việc vô cùng quan trọng, vì trong cuộc đấu tranh giai cấp, xây dựng xã hội chủ nghĩa để có thể giành thắnh lợi thì chỉ có nắm được thế hệ trẻ, giành được thế hệ trẻ thì cuộc đấu đó sẽ nhất định thắng lợi và thành công. CHƯƠNG III: Ý nghĩa của Tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rời xa chúng ta hơn 40 năm qua, song những lời căn dặn của Người như còn mới ngày hôm qua. Những lời căn dăn của Người trong bản Di chúc có giá trị trong nhiều lĩnh vực đời sống đặc biệt là trong công tác Xây dựng Đảng. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình lí luận về Xây dựng và củng cố Đảng ta trong điều kiện một đảng cầm quyền. Trong Di chúc, ngay sau phần mở đầu vấn đề mà Người đề cập tới đầu tiên đó là Đảng, Người khẳng định : “ Đảng ta là một Đảng cầm quyền”. Để có thể lãnh đạo Đảng, lãnh đạo chính quyền, nhân dân, dân tộc ta, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy Chủ nghĩa Mác – Lê nin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Di chúc nêu nên vấn đề vô cùng quan trọng để đảm bảo và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đó là vấn đề Xây dựng Đảng. Xây dựng Đảng đó là gìn giữ, phát huy khối đại doàn kết thống nhất trong Đảng, thực hành, mở rộng dân chủ trong Đảng, nghiêm chỉnh tự phê và phê bình, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên. Công tác chỉnh đốn đảng là nhiệm vụ chiến lược và là công việc phải được là thường xuyên và nghiêm túc để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Để Đảng ta xứng đáng là người lãnh đạo của nhân dân, lãnh đạo dân tộc ta đến bến bờ ấm no hạnh phúc. Để Đảng ta thật sự là văn minh, là đạo đức, là lương tri, trí tuệ của dân tộc Bên cạnh những nhiệm vụ trên, thì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiệm vụ : “Bồi dưỡng thề hệ cách mạng cho đời sau” là nhiệm vụ vô cùng quan trọng vì cách mạng là sự nghiệp lâu dài, bền bỉ trải qua nhiều thế hệ, và cũng gặp nhiều khó khăn gian khổ thậm chí còn gặp phải những hi sinh mất mát do dó theo Người Đảng ta phải chăm lo phát triển và chuẩn bị một thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, cho cách mạng, Bác dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”, đó là công việc: bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, đào tạo nguồn nhân lực kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa,. Đó cũng chính là biện pháp xây dụng đảng bền vững, lâu dài và có hiệu qủa. CHƯƠNG IV: Vận dụng Tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay. 1,Tình hình thế giới và trong nước tác động đến công tác xây dựng Đảng hiện nay 1.1. Tình hình thế giới. Thế giới chúng ta đang sống ngày hôm nay đang trong xu thế toàn cấu hoá, hợp tác hoá. Xu thế hoà bình, đối thoại tránh đụng đầu trực tiếp, phong trào độc lập dân tộc, dân chủ hợp tác cùng phát triển là những xu thế chủ yếu. Bên cạnh đó cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên hay các tác động của biến đổi khí hậu…ngày càng diễn ra phức tạp. Hay khủng hoảng kinh tế , trong đó cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 với nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế thế giới như gây khủng hoảng kinh tế ở Mỹ là cho một loạt các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ phải tuyên bố phá sản hoặc kinh doanh giảm sút, hay cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Hy Lạp,.. và nhiều nước đang đứng trước nguy cơ nợ công..đã và đang tác động xấu đến tình hình an ninh, sự ổn định của hoà bình thế giới…Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, khoa học cộng nghệ trở thành một lực lượng to lớn trong sản xuất. Nhìn chung xu thế của thế giới ngày nay vẫn là hợp tác, phát triển tránh những đối đầu, xung đột vũ trang. Cho thấy thê giới ngày nay của chúng ta đã chán ghét chiến tranh, muốn hoa bình ổn định để có điều kiện phát triển kinh tế. Cùng với đó là sự điều chỉnh, và thay đổi của Chủ nghiã Tư bản cho phù hợp với điều kiện mới, để duy trì sự phát triển và thống trị của chủ nghĩa Tư bản. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội đang diễn ra sôi động. Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào cộng sản đi vào thoài trào. Đến ngày hôm nay phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và cánh tả đang có nhiều nỗ lực vượt qua những khó khăn thách thức dần dần khôi phục. Có nhiều thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. 1.2. Tình hình trong nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế nước ta có nhiều thay đổi đáng tự hào. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 6.5% và GDP bình quân đạt trên 1000 USD/người/ năm. Tình hình kinh tế chính trị ổn định, văn hóa giáo dục có nhiều bước tiến tích cực. Vị thế của nước ta trên trườn quốc tế ngày càng được nâng cao. Như được bầu là Uỷ viên thường trực hội đồng bảo an, tổ chức thành công hội nghị APEC, hay năm chủ tịch ASEAN năm 2010 rất thành công đóng góp vào sự phát triển chung của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cũng tác tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, tỉ lệ lạm phát không ngừng tăng cao dự đoàn chỉ số CPI năm 2010 của chúng ta có thể nên đến 11%. Bên canh đó là tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, tỉ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng không nhỏ tớ nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi của quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập WTO và các tổ chức quốc tế khác thì không chỉ có thuận lợi mà còn có những khó khăn thách thức đối với như các vụ kiện chống phá giá đối với Giày da, Cá Tra, Ba Sa…tiến cử như chỉ riêng đối với cá Tra, Ba Sa trong 14 năm thi có tới 7 vụ kiện…cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế Việt Nam. Song bên cạnh những thách thức chúng ta cũng có nhiều thuận lợi, đã góp phần tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội chúng ta có nhiều bước phát triển đáng tự hào đó là có Đảng và Nhà nước lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn, và có nhân dân ta anh dũng trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc, anh hùng trong xây dựng Xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đó cũng là những điều kiện cho chúng ta phát triển và thu được những kết quả đáng kể như là một trong xoá đói giảm nghèo nhanh nhất thế giới, có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cao hàng đầu thế giới. Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn thách thức càng đói hỏi phải có một Đảng lãnh đạo xứng tầm với nhiệm vụ và tình mới, do vậy nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng là vô cùng quan trọng, nặng nề và cần phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng đặc biệt là trong Di chúc.Để xây dựng Đảng ta xứng tầm thời đại, nhiệm vụ mới. 2, Tình hình công tác Xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay. 2.1 Thành tựu công tác xây dựng Đảng. Công tác xây dựng Đảng trong nhũng năm qua có nhiều bước phát triển đáng kể như công tác phát triển đảng viên trong Đảng. Số lượng đảng viên hàng năm tăng, và tiếp tục tăng tính đến Đai hội Đảng toàn quốc năm 2006 Đảng ta có số lượng Đảng viện gần 3,1 triệu Đảng viên. Đến năm 2009 Đảng ta có gần 3,6 triệu đảng viên, năm 2009 kết nạp được 179.000 đảng viên. Bảng thống kê số lượng Đảng viên tính đến các kì Đại hội Đai biểu toàn Đảng Đại hội Đại biểu toàn quốc Thời gian Địa điểm Số đảng viên Lần I 27 - 31/ 3/1935 Ma Cao (TrungQuốc) 600 Lần II 11 - 19/02/1951 Tuyên Quang 766.349 Lần III 05 - 12/ 9/1960 Hà Nội 500.000 Lần IV 14 - 20/12/1976 Hà Nội 1.550.000 Lần V 27 - 31/ 3/1982 Hà Nội 1.727.000 Lần VI 15 - 18/12/1986 Hà Nội ~1.900.000 Lần VII 24 - 27/ 6/1991 Hà Nội 2.155.022 Lần VIII 28 - 01/ 7/1996 Hà Nội 2.130.000 Lần IX 19 - 22/ 4/2001 Hà Nội 2.479.719 Lần X 18 - 25/ 4/2006 Hà Nội ~3.100.000 [32] Bên cạnh lượng Đảng viên của toàn đảng được kết nạp mới tăng đều qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Số lượng đảng viên bị khai trừ, xoá tên, xin ra đều giảm. Theo số liệu thống kê tính từ năm 1996 đến năm 2002. TT Năm Số lượng đảng viên tính đến 30 - 11 hàng năm Biến động trong năm Từ trần Khai trừ Xoá tên Xin ra Kết nạp 1 1996 2.172.295 13.687 3.689 15.370 2.082 91.269 2 1997 2.243.624 13.515 3.715 6.558 1.313 103.342 3 1998 2.319.088 14.273 3.950 5.676 1.020 106.633 4 1999 2.397.232 14.975 3.442 5.720 892 114.370 5 2000 2.479.717 15.583 3.126 5.269 986 112.882 6 2001 2.586.517 17.290 2.646 4.444 1000 136.934 7 2002 2.697.287 19.505 2.677 5.963 1.189 144.245 Cộng 108.828 23.245 49.000 8.482 809.675 Theo số liệu thống kê của Uỷ ban Kiểm Trung ương Đảng năm 2002 [33] Số lượng đảng viên hàng năm tăng bên cạnh đó chất lượng đảng viên cũng không ngừng tăng lên. Phẩm chất chính trị của đội ngũ Đảng viên không ngừng tăng lên. Bản lĩnh chíng trị vững vàng, trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì với đương lối đổi mới. Và đại đa số đảng viên đều hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, kiên định mục tiêu lí tưởng, đấu tranh chống lại những gì làm băng hoại phẩm chất cách mạng, tư tưởng cơ hội… Không chỉ phẩm chất chính trị của đảng viên được tăng lên mà năng lực chuyên môn cũng không ngừng được nâng cao. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đôi ngũ đảng viên ngày càng được nâng cao để phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, của đất nược của công cuộc đổi mới đặt ra. Phẩm chất lối sống đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật . Hiện nay cán bộ, đảng viên có điều kiện học tập, nâng cao trình độ học vấn. Do vậy phẩn chất đạo đức của đội ngũ cán bôn đang viên được nâng cao. Họ luôn nêu cao tinh thần học tập và là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức lối sống. Không chỉ là tấm gương sáng trong thực hiện chấp hành chính sách pháp luật của đảng và nhà nước. Tình đoàn kết trong đảng không ngừng được củng cố phát huy Đảng là nhân tố của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo điều kiện để tập hợp lực lượng trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Quan hê với quần chúng của Đảng, đảng viên không ngừng do Đảng và đảng viên của Đảng luôn nêu cao tình thần gương mẫu tiên phong trong các phong trào cách mạng. Đây cũng chính là biện pháp để tập hợp quần chúng đi theo đảng và thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Bên cạnh đó công tác xây dựng Đảng về chính trị cũng không ngừng được nâng nên, 2.2 Những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng. Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tổ chức, tư tưỏng còn nhiều bị động, rập khuôn chưa có những hình thức mới sáng tạo và thu hút được quần chúng nhân dân. Phẩm chất chính trị của Đảng viên nhìn chung là tốt song còn có một bộ phận không nhỏ do thiếu bản lĩnh chính trị, do cơ chế thị trường mà đã phai nhạt lý tưởng cộng sản, hoang mang, dao động, giảm sút lòng tin vào con đường lên chủ nghĩa xã hội, không chấp hành kỉ luật, kỉ cuông của đảng. t Dẫn đến lối sống đạo đức của một bộ phận cán bộ, đang viên bị tha hoá biến chất, mất ý chí chiến đấu, tham nhũng, thụ động trong công tác…tính riêng năm 2000 số đảng viên bị thi hành kỉ luật đảng chiếm 0.8% tổng số đảng viên theo số liệu thống kê của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Hay cũng theo Uỷ ban Kiểm tra trung ương Đảng thì từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2003 thì có tới 10.041 đảng viên tham nhũng, tiêu cực bị thi hành kỉ luật Đảng từ khiển trách đến khai trừ ra khỏi Đảng chiếm 22,28 % tổng số đảng viên bị thi hành kỉ luật. Không chỉ yếu kém về phẩm chất đạo đức, lối sống bản lĩnh chính trị mà nhiều cán bộ, đảng viên năng lực, trình độ chuyên môn còn hạn chế yếu kém, không đồng đều nhau giữ đảng viên thành thị và đảng viên nông thôn. Hay năng lực tổ chức thực tiễn của nhiều đảng viên con hạn chế, năng lực trí tuệu còn khoảng cách khá xa, và rất nhiều đảng viên không có ý chí học tập suốt đời khi đã có một địa vị thì có thái độ ỉ lại.. Trong quan hệ với quần chúng, và ý thức chấp hành chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước một số đảng viên không hoà đồng với quần chúng nhân dân và không thể hiện vai trò nêu gương trong thực hiện đường lối chính sách của đảng và nhà nước. Cùng với đó do thự hiện các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình còn hình thức chiếu lệ, không nghiêm túc, không đảm bảo mục tiêu và nhận thúc chư đúng, đủ về tập trung dân chủ, tự phê bình trong đảng, vai trog tiên phong của cán bộ đảng viên dẫn đến tình trạng mất đoàn kết thống nhất ở một số nơi, đại phương. Trong Đảng đã và đang diễn ra tình trạng “ Trên bảo dưới không nghe”, “ biểu quyết một đằng làm một nẻo” hay các hiện tượng như “ sợ đụng chạm”, “ ô dù , vây cánh” hay “chi bộ họ ta”đã gây tổn hại đến sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là nguyên nhân chủ yếu là cho đảng giảm khả năng chiến đấu. Mất tình tiên phong của một số đảng viên, chi bộ đảng trong Đảng, trong công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội. 3.Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay: Trong giai đoạn hiện nay tình hình trong nước và thế giới có nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực đến việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong Di chúc. Đảng ta là một đảng cầm quyền do vậy vấn đề xây dụng Đảng ta phải xứng tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của cách mạng trong tình hình mới, nhiệm vụ mới hiện nay là rất cần thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn chăm no tới công tác xây dựng Đảng, đặc biệt trong Di Chúc của Người. Theo Người công tác xây dựng Đảng là một trong quy luật tất yếu, quyết định đến sự tồn vong của Đảng cộng sản. Xây dựng Đảng là làm cho đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, đoàn kết trên cơ sở tự phê bình và phê binhg đê trở thành một đảng “ Vừa đạo đức, vừa văn minh”, xứng đáng là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng đặc biệt là trong Di chúc về các mặt sau: 3.1. Nâng cao tầm trí tuệ cho Đảng. Năng cao tầm trí tuệ cho Đảng chính là tăng cường công tác nghiên cứu và đưa lí luận Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và trong Đảng, Nhân dân. Do đó cần phải tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết lí luận, đưa lí luận vao trong thực tiễn để kiểm nghiệm lí luận, Đảng ta phải luôn trong “ Công cuộc đổi mới tư duy lí luận”, và phải luôn luôn ghi nhớ Chủ nghĩa Mác Lênin không phải là chủ nghĩa khép kín, mà đây là một chủ nghĩa mở, chủ nghĩa Mác Lênin trang bị cho chúng ta phương pháp luận, thế giới quan và làm cho chúng ta “Sống có tình có nghĩa với nhau hơn”. Từng bước hoàn thiện quan điểm lí luận về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, và làm cho chủ nghĩa Mác Lênin ngày càng cách mạng, ngày càng khoa học và chân chính hơn, phù hợp với sự biến đổi của lịch sử. Cùng với nghiên cứu và phát triển Chủ nghĩa Mác Lênin mà Đảng ta còn cần phải tăng cường hơn nữa công tác truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đảng, để mỗi cán bộ, đảng viên phải thầm nhuần chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, và cũng chính họ sẽ là những người tuyên truyền viên góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong quần chúng nhân dân. Không chỉ nghiên cứu Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh bằng các phương pháp truyêng thống mà còn cần phải tăng cường áp dụng các phương tiên khoa học công nghệ trong nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà cần phải tăng cường áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ trong truyền bá, giáo dục Đảng viên, nhân dân. 3.2,Nâng cao tầm trí tuệ cho cán bộ, Đảng viên. Cũng chính là nâng cao phẩm chất bản lĩnh chính trị, năng lực trình độ khả năng hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên. Đồng thời cũng chính là nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cán bộ, Đảng viên trong điều kiện kinh tế thị trường ngày hôm nay, phải đối mặt với nhiều cám dỗ, điều kiện làm cho họ dễ bị tha hoá, biến chất, phai nhạt lí tưởng cộng sản, hoang mang, dao động trước những khó khăn gian khổ hay bước thụt lùi của lịch sử, dễ bị các thế lực thù địch lôi kéo, lợi dụng. Do vậy cần phải nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên. Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bên cạnh đó cần phải trực tiếp đưa họ vào phong trào thực tiễn. Lấy phong trào thực tiễn làm thước đó cho phẩm chất chính trị của họ. Cùng với nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị thì cũng phải đi đôi với nâng cao năng lực trình độ của cán bộ, đảng viên. Bằng cách nâng cao trình độ văn hoá,hiểu biết về các lĩnh vực mà cán bộ đảng viên phụ trách, và đời sống xã hội. Không chỉ giáo dục nâng cao trình độ văn hoá cũng đồng nghĩa với nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên có đức và tài để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Khi người cán bộ đảng viên đã rèn luyện được bản lĩnh chính trị và năng lực trình độ văn hóa thì vấn đề chấp hành đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Song vẫn cần phải giáo dục ý thức chấp hành đường lối, pháp luật của đảng và nhà nước và cần phải đưa yêu cầu đó vào trong Điều lệ Đảng, trở thành pháp chế để bắt buộc toàn thể Đảng viên, cán bộ phải chấp hành. Khi Đảng viên, cán bộ chấp hành đường lối, chính sách chủ trương , pháp luật của Đảng và pháp luật của nhà nước sẽ góp phần tuyên truyền vận động nhân dân cùng với cán bộ, đảng viên chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. 3.3, Nâng cao tinh thần Tự phê bình và Phê bình trong Đảng. Tự phê bình và Phê bình là một trong những quy luật phát triển của Đảng cộng sản, trong đó có Đảng cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt đảng, quy luật phát triển của Đảng ta. Trong điều kiện kinh tế thị trường thì tự phê bình và phê bình càng có ý nghĩa, giá trị to lớn trong công tác xây dựng Đảng. Để công tác Tự phê bình và phê bình có hiệu quả cần phải: Cần phải giáo dục cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục đích, bản chất của phê bình và tự phê bình trong Đảng. Bản chất, mục đích của phê bình và tự phê bình là xây dựng Đảng, khắc phục, loại bỏ những hạn chế, tiêu cực trong tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; chỉ ra những thành tựu, ưu điểm cũng như những hạn chế, khuyết điểm của Đảng và những nguyên nhân để từ đó tìm biện pháp khắc phục, sửa chữa. Nếu ví Đảng như một cơ thể sống, thì phê bình và tự phê bình chính là hoạt động “khám bệnh”, “bắt mạch” để phát hiện ra những mầm bệnh có hại, những “khối u”… trong cơ thể của Đảng để từ đó “kê đơn” và “điều trị” có hiệu quả. Tự phê bình và phê bình phải gắn kết với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Cán bộ, đảng viên đặc biệt là cán bộ đảng viên giữ chức vụ chủ chốt phải gương mẫu thực hiện tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ động động cơ trong sáng và tình thương yêu đồng chí trong phê bình. Mọi sự tự phê bình và phê bình đều phải xuất phát từ cái tâm, cái lý, cái tình trong sáng, tuyệt đối không được lợi dụng tự phê bình và phê bình để đả kích, nói xấu nhằm loại bỏ, hạ bệ nhau. Có thái độ thành khẩn, trung thực, tôn trọng sự thật, lẽ phải, không giấu giếm, bao che, thổi phồng hoặc bóp méo sự thật. Phê bình và tự phê bình phải có nội dung cụ thể, chú trọng phê bình việc chứ không nhằm phê bình người. Bác Hồ thường dặn “Phê bình là cốt để giúp nhau tiến bộ. Cho nên phê bình phải có thái độ thành khẩn, tính chất xây dựng. Không nên phê bình ẩu, phê bình suông. Khi phê bình cần phải xét nguyên nhân của khuyết điểm, phải cân nhắc đến ưu điểm, phải đề ra cách sửa chữa”[17].Hcm tt tap 8, tr 222 Kết hợp phê bình và tự phê bình trong Đảng với lắng nghe quần chúng phê bình cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng. , Nâng cao, mở rộng Dân chủ trong Đảng. Dân chủ là điều kiên để Đảng phát triển và tồn tại nên trong Đảng cần phải mở rộng dân chủ. Trong Đảng mọi công việc của đảng phải được thảo luận bàn bạc từ đó sẽ phát huy sức mạng của Đảng do vậy phải làm cho mỗi cán bộ, đảng viên hiểu và thực hiện dân chủ trong đảng. Để nâng cao dân chủ trong Đảng cấn phải thực hiện như sau: Nâng cao nhận thức đúng đắn về Dân chủ đối với mỗi Đảng viên, để mỗi đảng viên hiểu được dân chủ và thực hiện dân chủ một cách đầy đủ. Dân chủ trong công tác cán bộ. Dân chủ trong sinh hoạt đảng. Phát huy tinh thần trách nhiệm, trí tuệ cảu mọi tổ chức đảng và đảng viên trong lãnh đao thực hiện đường lối. Dân chủ trong xây dựng đường lối, chủ trương của đảng. Kiên quyết đấu tranh đẩy mạnh đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng trong đảng. Thực hiện những biện pháp trên sẽ đẩy mạnh dân chủ trong Đảng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của Đảng viên với công tác, nhiệm vụ của Đảng. Phát huy trí tuệ của toàn Đảng thự hiện nhiệm vụ cách mạng, thành công trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. 3.5, Nâng cao, tăng cường Đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đoàn kết thống nhất trong Đảng là một trong những yếu tố cần để Đảng tồn tại và phát triển. Đoàn kết dựa trên tự phê bình và phê bình, đàon kết trên cơ sở tình đồng chí thân thiết thương yêu lẫn nhau giữa những người cùng chung lí tưởng. Đoàn kết trên cở sở tôn trọng tập thể và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, của mỗi đảng viên. Đoàn kết nhất trí trong Đảng sẽ góp phần thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của cách mạng. Và khi trong Đảng có sự đoàn kết nhất trí trong đảng sẽ tạo cho đảng sức mạnh. Và đoàn kết nhất trí trong đảng sẽ tập hợp được quần chúng nhân dân, đi theo đảng, đoàn kết nhất trí trong Đảng sẽ tạo được đoàn kết thống nhất trong nhân dân. 3.6, Tăng cường bản chất cách mạng và khoa học của Đảng. Cần phải tăng cường bản chất cách mạng cảu Đảng hiện nay là giữ vững bản chất gai cấp công nhân, kiên định lập trường của giai cấp, luôn đứng trên lập trường của giai cấp và lợi ích của nhân dân để đưa ra mọi chủ trương chính sách của Đảng . Đòi hỏi Đảng phải đổi mới, đảm bảo sự thống nhất và trí tuệ, nâng cao năng lực lãnh đạo, để đưa đất nước phát triển lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng xã hội mới tốt đẹp. Tăng cường bản chất khoa học, cách mạng cảu Đảng đòi hỏi Đảng ta phải kiên định đi theo chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng HỒ Chí Minh. Không ngừng bổ xung, phát triển lí luận, tổng kết thực tiễn đặc biệt là lí luận xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó là tăng cường thực hiện tập trung dân chủ trong Đảng, tự phê bình và phê bình, xây dụng khối đại đàon kết trong Đảng. Nhằm Xây dựng Đảng đáp ứng yêu cầu mới, yêu cầu của công cuộc xây xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 3.7, Nâng cao sức dân. Sức dân chính nâng cao chất lượng đời sống hay kinh tế , chất lượng giáo dục , tư tưởng cách mạng cho nhân dân. Đảng phải chăm no cho dân có đời sống kinh tế ổn định và ngày càng được nâng cao. Nhân dân có ấm no thì sẽ là điều kiện để Đảng ta phát triển và có điều kiện phát triển, làm cho dân tin vào đảng, yêu đảng. Không chỉ làm cho dân giàu mà còn phải từng bước nâng cao trình độ văn hóa cho người dân, dân sẽ hiểu mọi công việc của Đảng, khó khăn của đảng sẽ cùng đảng tháo gỡ những khó khăn. Đã có người náo đó nói rằng : “Dân trí tới đâu dân chủ tới đó” cũng chính là khi dân trí được nâng nên thì dân chủ sẽ được nâng nên và Đảng sẽ phát triển tốt lên khi Đảng phát triển trong một môi trường Dân chủ. Làm cho người dân có trình độ thì nhân dân sẽ tích cực phát triển Đảng, là biện pháp xây dựng Đảng lâu dài. Đặc biệt khi Tư tưởng cách mạng được mỗi người dân hiểu , thấm nhần thì họ sẽ tin và đi theo Đảng. Khi dân tin vào đảng và theo Đảng thì họ sẽ coi Đảng là của họ và ra sức bảo vệ đảng. Công tác xây dựng Đảng thì họ cũng sẽ coi đó là công việ của nhân dân. Và Công việc Xây dựng Đảng sẽ trở thành công việc của toàn dân. Bảo vệ Đảng lúc đó sẽ không phải là công việc của riêng ddangr mà đó sẽ là công việc của toàn dân. Khi đó không một thế lực nào có thể phá hoại đảng được. Đảng sẽ mãi vững bền và phát triển. Cùng với đó nhân dân sẽ giúp Đảng phát hiện những người cán bộ, dảng viên tốt và nhũng người đảng viên thái hoá biến chất. Do vậy chăm lo sức dân cũng chính là chăm lo và phát triển, bảo vệ Đảng một cách có hiệu quả nhất. 3.8,Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo thông qua đường lối chính sách do vậy trước tiên càn phải đổi mới quá trình đề ra đường lối, chủ trương chính sách của đảng, Quá trình xây dựng đường lối chính sách của Đảng luôn luôn trên lập trường giai cập công nhân và đăt lợi ích của giai cấp và nhân dân, dân tộc lên hàng đâu. Cùng với đó là đối mới lãnh đạo nhà nước, Đảng không là thay việc cảu nàh nước, song phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của nhà nước. => Trong các yếu tố trên thì yếu tố con người là quan trong nhât, quyết đinh mọi thành công. Trong đó yếu tố Trí tuệ của cán bộ đảng viên là yếu tố quyết định khi cán bộ đảng viên đã thấm nhuần đạo đức cách mạng, luôn tin vào chủ nghĩa Mác Lênin thì mọi khó khăn,gian khổ họ sẵn sàng vượt qua và kiên định con đừờng mà họ đã chọn. Do đó cần phải quan tâm đến NÂNG CAO TRÍ TUỆ ĐẢNG VIÊN VÀ NÂNG CAO SỨC DÂN chính là biện pháp phát triển Đảng một cách bền vững lâu dài sẽ đảm bảo cho Đảng bền vững. C. KẾT LUẬN Như đánh giá của cố Tổng bí thư Trường Chinh đã đánh giá: “ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người Mácxít chân chính, một nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà chiến lược thiên tài , một nhà tổ chức xuất sắc, một chiến sĩ cộng sản có phẩm chất và đạo đức cao quí”. Đã 40 năm Người đi xa chúng ta. Song những giá trị Người dể lại cho chúng ta mãi mãi là một kho di sản quy giá. Đó là Tư tưởng, đạo đức của Người. Đặc biệt là tư tưởng của Người về công tác Xây dựng Đảng đặc biệt là trong Di chúc. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta đang đứng trước những thời cớ, thách thức, vận hội mới nhưng cũng không ít khó khăn thách thức. Do vậy Đảng ta cần phải xứng tầm với yêu cầu của điều kiẹn mới. và cần phải nằm vững tinh thần , tư tưỏng Hồ Chí Minh vè Xây dựng Đảng và vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng của Người trong công tác xây dựng Đảng và công cuộc xây dựng đát nước. Thời gian trôi qua song những lời trong Di chúc của Người đã và đang góp phần giải quyết những yêu cầu của Cách mạng trongn tình hình hiện nay và sẽ còn giá trị cho mãi mái các thế hệ sau. Cuối cùng người viết xin lấy nhận xét của cố Tổng bí thư Lê Duẩn để kết thúc cho bài viết này : “ Tư tưởng và đạo đức cao cả cảu Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta. Ngọn cờ chói lọi của Người mãi mãi chỉ lối cho chúng ta tiến lên phía trước”. CHÚ GIẢI [1] Hồ Chí Minh - Sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại, Nxb Văn hóa thông tin, H. 2007, tr.595. [2] Lênin Toàn tập Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1979 tập 8 trang 217 - 507 [3] Lênin Toàn tập Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1979 tập 8 trang 293 [4] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510 [5] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.6 trang 16 [6] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510 [7] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510 [8] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510 [9] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 503 [10] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 503 [11] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 557 [12] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 557 [13] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 503 [14] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510 [15] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr.510 [16] Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG, H, 1995, t.6, tr.221 [17] Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG, H, 1995, t.5, tr.261 [18] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2000, t.5, tr. 232 [19] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510 [20] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510 [21] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510 [22] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.5 tr. 631 [23] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510 [24] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr554 [25] Những câu chuyện kể về Bác Hồ www.Lamdong.gov.com.vn [26] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 510 [27] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.9 tr. 222 [28] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.4 tr.33 [29] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.10 tr.488,489 [30] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 511 [31] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t.12 tr. 511 [32] Theo số liệu thống kê của Ban tổ chức Trung ương Đảng năm 2006 [33] Theo số liệu thống kê của Uỷ ban Kiểm Trung ương Đảng năm 2002 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,Tập 4 2 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,Tập 5 3 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,Tập 6 4 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,Tập 8 5 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,Tập 9 6 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,Tập 10 7 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,Tập 12 8 Hồ Chí Minh - Sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại, Nxb Văn hóa thông tin, H. 2007 9 Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ GD – ĐT, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 10 Học thuyết Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và Xây dựng Đảng cộng sản, TS. Nguyễn Đức Ái chủ biên, NXB Chính trị - Hành Chính, Hà Nôi 2010. 11 Giáo trình Nguyên tắc Xây dựng Đảng, PGS.TS Trương Ngọc Nam 12 Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, GS Song Thành, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005. 13 Giới thiệu các tác phẩm của C.Mác, PH Ăngghen, V.I .Lênin, Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. 14 Báo cáo của Ban tổ chức Trung ương năm 2006 15 Báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương năm 2002 16 Một số phương tiện thông tin đại chúng A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………….………………...1 I, Lí do chọn đề tài:……………………………………………………….......1 II, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………….. …………2 Mục đích nghiên cứu:…………………………………………....................2 Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………….. …..3 III, Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:………………………………….3 Phạm vi nghiên cứu:…………………………………………………..........3 Phương pháp nghiên cứu:…………………………………………………..3 IV. Kết cấu tiểu luận: ……………………………………………………...……3 B. PHẦN NỘI DUNG:………………………………………………….……….5 Chương I. Công tác Xây dựng Đảng, quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về xây dựng Đảng:…………………………………………………………………………5 Xây dựng Đảng là gì?.......................................................................................5 2. Các nguyên tác xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin...……………………..5 2.1. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân……………………….5 2.2. Đảng là bộ phận có tổ chức của giai cấp công nhân…………………..5 2.3. Đảng là hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân…………..6 2.4. Đảng được tổ chức và hoạt động theo chế độ tập trung dân chủ…...…6 2.5. Đảng là hiện thân của sự liên lạc giữa đội tiên phong của giai cấp công nhân và đông dảo quần chúng lao động…………………………………………..6 2.6. Phê bình và tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng……………...7 CHƯƠNG II: Nội dung Tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh………………….……………………………………….7 1, Hoàn cảnh ra đời Bản Di chúc…………………………………………………7 2, Vài nét về Bản Di chúc. …………………………………………………..…8 3,Tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Bản Di chúc……………………………….8 3.1,Tư tưởng về xây dựng khối đại đoàn kết trong Đảng………………….9 3.2, Tư tưởng về chỉnh đốn Đảng………………………………………...10 3.3, Tư tưởng về thực hành dân chủ trong Đảng…………………………12 3.4, Tư tưởng về tự phê bình và phê bình trong Đảng……………………13 3.5, Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cán bộ, Đảng viên…………14 3.6. Tư tưởng về Xây dựng Đảng phải có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau……………………………………………………………………………..16 3.7. Tư tưởng về bồi dưõng thế hệ sau cho cách mạng…………………..17 CHƯƠNG III: Ý nghĩa của Tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh………………………………………………………………18 CHƯƠNG IV: Vận dụng Tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay……………………………………19 1,Tình hình thế giới và trong nước tác động đến công tác xây dựng Đảng hiện nay………………………………………………………………………………..19 1.1. Tình hình thế giới…………………………………………………….19 1.2. Tình hình trong nước…………………………………………………20 2, Tình hình công tác Xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay……………21 2.1 Thành tựu công tác xây dựng Đảng…………………………………..21 2.2 Những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng…………….24 3.Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng trong Di chúc trong giai đoạn hiện nay………………………………………………………………25 3.1. Nâng cao tầm trí tuệ cho Đảng………………………………………26 3.2,Nâng cao tầm trí tuệ cho cán bộ, Đảng viên………………………….26 3.3, Nâng cao tinh thần Tự phê bình và Phê bình trong Đảng……………27 3.4, Nâng cao, mở rộng Dân chủ trong Đảng…………………………….28 3.5, Nâng cao, tăng cường Đoàn kết, thống nhất trong Đảng…………….29 3.6, Tăng cường bản chất cách mạng và khoa học của Đảng…………….30 3.7, Nâng cao sức dân…………………………………………………….30 3.8 ,Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng……………………………30 C, KẾT LUẬN………………………………………………………………………32 CHÚ GIẢI.…………………………………………………………………………….33 D, TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………34

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÝ nghĩa, giá trị của tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giá trị và vai trò của tư tưởng đó trong công tác Xây dựng Đảng.doc
Luận văn liên quan