036/04VIE: Đánh giá tính hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân (FFS) cho việc thực hiện IPM trên cây có múi tại Việt Nam

Hiện nay, hầu như không có tác động ứng dụng theo yêu cầu của EUREP GAP. Cần có nhiều sự thay đổi về cấu trúc hạ tầng (như hệ thống nước thải và cấu trúc nhà kho đóng gói) những nhu cầu nầy cần được tiến hành trước khi ứng dụng thực hiện theo EUREP GAP thì mới có thể được. Cần có sự cải tiến về hệ thống đăng ký thuốc Bảo vệ thực vật như đăng ký thuốc sử dụng trên cây có múi cho phù hợp. Vấn đề nẩy sinh ra là có sự khác nhau giữa thực tiễn canh tác cây cómúi và công nghiệp cây có múi ở Việt Nam. Nhu cầu đòi hỏi của EUREP GAP thì còn quá xa vời với điều kiện, mô hình thực tiễn đối với GAP trong việc trồng cây có múi tại Việt Nam. Một mô hình đơn giản hơn là phải chắc chắn rằng những sản phẩm cây có múi thì an toàn hơn cho những người tiêu dùng và làm giảm sự ảnh hưởng đến môi trường để thích hợp cho sự phát triển vềkinh tế xã hội và điều kiện môi trường của người Việt Nam.

pdf24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2676 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 036/04VIE: Đánh giá tính hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân (FFS) cho việc thực hiện IPM trên cây có múi tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ï án CARD 052/04 VIE “Quản lý các bệnh hại do nấm Phytophthora trên rau quả ở Việt nam”, Mr. Dương Minh từ Trường Đại học Cần Thơ đã đảm nhiệm việc huấn luyện cho các huấn luyện viên ở 3 lớp TOT về những vấn đề của Phytophthora trên cây có múi và phương pháp quản lý bệnh này một cách hiệu quả. Các chương trình huấn luyện Tập huấn là một nội dung chính của dự án này và đã phương pháp được sử dụng cho cả TOT và FFS đó là phương tiếp cận tham gia tập huấn. Như đã được mô tả ở phần trên 98 huấn luyện viên đã tham dự TOT 2005, và rồi họ đã hoàn tất việc tổ chức 24 FFS. Trong 2006 các hoạt động huấn luyện đã được nâng lên, 111 huấn luyện viên tham dự TOT và 52 FFS hiện đang hoạt động (Bảng 1). Những chi tiết cụ thể về chương trình TOT của 2006 được trình bày ở phụ lục 3. Ngoài số FFS được tài trợ từ nguồn kinh phí của dự án trong 2006, có thêm 2 lớp FFS được tổ chức ở Tiền Giang và 2 FFS được tổ chức thêm tại tỉnh Vĩnh Long (Bảng 1). Những FFS mở ra thêm này được tài trợ từ nguồn ngân sách tỉnh. Bảng 1. Phân bố của FFS ở ĐBSCL và những vùng ven biển miền Trung và số nông dân tham dự ở mỗi tỉnh TT Tỉnh Số FFS được tài trợ bởi CARD Số FFS được tài trợ bởi tỉnh Số nông dân tham dự Nam Nữ ĐBSCL 1 Tien Giang 7 2 237 213 24 2 Can Tho 7 210 203 7 3 Hau Giang 2 60 59 1 4 Soc Trang 2 60 58 2 5 Dong Thap 6 180 178 2 6 Vinh Long 6 2 240 232 8 7 Tra Vinh 3 90 83 7 8 Ben Tre 5 150 138 12 Tổng cộng 38 4 1227 1164 63 6 MIỀN TRUNG 1 Nghe An 4 117 90 27 2 Binh Dinh 2 58 46 12 3 Khanh Hoa 4 128 55 73 Tổng cộng 10 0 303 191 112 Việc quảng bá Một phát hiện quan trọng qua cuộc khảo sát đầu khoá là hơn 90% nông dân có một TV trong nhà của họ. Mỗi tỉnh ở Việt Nam đều có một đài truyền hình và khoảng 70% dân số sống ở sống ở vùng nông thôn mức độ có liên quan đến những vấn đề về nông nghiệp thì cao. Do TV có tiềm lực tác động rất tốt đối với nông dân, Những phát thanh viên đã được mời đến để tham dự vào các dịp chính của dự án như khai giảng hay kết thúc các FFS. nhiều bài về hoạt động của dự án đã được phát trên TV trong năm 2006, và chi tiết của những bài đã được phát trên TV của tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long ở bảng 2. Bảng 2. Chi tiết về các hoạt động của dự án từ lúc khai giảng FFS đến tháng 6 năm 2006 được phát trên TV Chủ đề Tên chương trình Thời lượng (mins) Ngày phát tin Đài truyền hình Hoạt động của năm thứ 2 về dự án IPM trên cây có múi – dự án CARD – và triển vọng dự án GAP trong tương lai Các thông tin về kỹ thuật canh tác cây ăn quả 15 17/04/06 Tien Giang TV Sử dụng thiên địch để giảm thuốc trừ sâu Nông dân làm giàu 90 11/06/06 Vinh Long TV Kỹ thuật bón phân cho vườn cây có múi giai đoạn ra hoa Nghề làm vườn 30 12/06/06 Tien Giang TV Việc quản lý dự án Dự án tiếp tục được quản lý rất tốt, các hoạt động đều diễn ra đúng theo lịch thời gian chi tiêu đúng mục tiêu. Các cộng sự viên phía Việt Nam cụ thể là Cục BVTV đã làm việc với tất cả sức lực của mình. Các hoạt động cho năm 2006 đã được khởi đầu bằng một cuộc họp giữa các đối tác với sự khai mạc và chủ trì là Ông Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV. Cuộc họp đã có hiệu quả rất cao, tất cả các quyết định chính để thực hiện cho năm 2006 đều được tán thành. Dr Debbie Rae 7 and Oleg Nicetic đều đã tham dự cuộc họp này mà không có chi phí từ dự án, bởi vì việc đi lại được kết hợp với những dự án khác. Nhóm điều phối dự án phía Việt Nam đã tiếp tục chứng tỏ những kỹ năng quản lý dự á ngoại lệ và điều hành công việc một cách tường tận nên đã tổ chức hoàn tất 3 khoá huấn luyện TOT. Trong tháng 6 năm 2006 Ông Chiến đã mất 2 tuần để đi lại cùng với và Ông Hai và Ông Oleg Nicetic để đến tất cả các tỉnh có tham gia để hướng dẫn làm một cuộc khảo sát về cách canh tác của nông dân và xác định sự chấp nhận của nông dân đối với những nguyên tắc sản phẩm nông nghiệp tốt (GAP). Ông Chiến cũng đã tiếp tục đề xướng các hoạt động nằm ngoài khuôn khổ của dự án như là đề xuất người chịu trách nhiệm cung cấp các vật liệu được sử dụng trong các thí nghiệm trình diễn. Ông Huân đã tổ chức việc chỉnh sửa và in ấn quyển sách “Quản lý sinh thái vườn cây có múi” thành một quyển sách khác dưới dạng như là một quyển sách hướng dẫn ngoài đồng ruộng cho nông dân và các huấn luyện viên. Công ty thuốc trừ sâu Sai gòn (SPPC) tham gia rất tích cực trong chương trình FFS của năm nay đã tài trợ dầu khoáng cho tất cả các lớp và in ấn 10.000 tài liệu bướm cho nông dân để hướng dân cách sử dụng dầu khoáng trong chương trình IPM trên cây có múi. 4. Báo cáo về các sản phẩm đạt được từ dự án: Về môi trường Mục tiêu của FFS là để tăng cường sự hiểu biết của nông dân về hệ sinh thái và những ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà do con người tác động đến. Chính Việc tiếp cận này có tiềm lực rất lớn đến việc làm giảm những tác động xấu mà do các hoạt động của con người gây ra đối với môi trường. Nông dân ở ĐBSCL thừa nhận rằng những chiến lược IPM mà họ đã được học trong các FFS và đã áp dụng trên chính mảnh vườn của họ đã làm cho họ có thể nuôi cá được trong các kênh mương giữa các hàng cây có múi. Điều này đã minh chứng rõ ràng rằng sức khoẻ của hệ sinh thái đã được cải thiện. Về giới tính và xã hội Trong chương trình huấn luyện các huấn luyện viên, trong năm 2005 đã có 69 nam và 29 nữ tham gia các khoá huấn luyện và trong năm 2006 đã có 74 nam và 37 nữ tham gia các khoá huấn luyện. Tỉ lệ nam, nữ này đã phản ảnh sự cân bằng về giới tính của các huấn luyện viên của Cục BVTV . Ở các FFS mức độ nữ được khuyến khích tham gia nhiều hơn, nhưng sự tham gia của phụ nữ còn tuỳ thuộc vào sự đảm nhiệm nhiều công việc khác trong gia đình. Ví dụ như ở Xã Phú Sơn tỉnh Bến Tre 8 tất cả các tham dự viên trong FFS đều là nam, nhưng ngược lại ở Xã Vĩnh thạnh của tỉnh Khánh Hoà 80% tham dự viên ở FFS đều là nữ. Các đại biểu của các tổ chức phi chính phủ cũng được mời tham dự các cuộc họp bàn kế hoạch làm việc của dự án và để hiểu biết về các hoạt động của dự án. 5. Sự thực hiện dự án Những sản phẩm và những hạn chế Không có sản phẩm hay hạn chế mới nào nảy sinh trong 6 tháng đầu năm 2006. Sản phẩm chính được xác nhận trước tiên đó là về phía tổ chức Úc đã có sự ứng trước cho phía Việt Nam những khoảng tiền cho các hoạt động huấn luyện trước khi tiền đã được nhận từ tổ chức tài trợ bởi vì do yêu cầu phải hoàn tất tiến độ dự án đúng theo mốc thời gian đã qui định. Hạn chế chính được xác nhận trước tiên đó là nguồn vốn địa phương dành cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và huấn luyện viên phía Việt Nam trong việc đi lại giữa các địa phương để thăm hỏi hay cung cấp kinh nghiệm và trao đổi thông tin Các Sự lựa chọn Tất cả những thay đổi về môn học trong chương trình TOT và phương pháp ở các FFS đã được thực hiện là kết quả của những ý kết rút ra từ cuộc hội thảo đánh giá hoạt động dự án vào tháng 11 năm 2005 và cuộc họp các đối tác vào tháng 1 năm 2006. 6. Kết luận Sự nhiệt tình ở mức độ cao dành cho dự án, việc lên kế hoạch có hiệu quả, mối quan hệ tốt giữa những thành viên trong dự án và các tổ chức tài trợ đã làm cho các nội dung trong chương trình của 6 tháng đầu năm 2006 trong dự án hoàn thành một cách tốt đẹp. 9 Phụ lục 2: Những kiến nghị rút ra từ cuộc hội thảo giữa các đối tác được tổ chức vào ngày Thứ hai, 09 tháng 01 năm 2006 tại Trung tâm BVTV phía Nam 1. Những thay đổi về chương trình huấn luyện cho năm 2006. Các tham dự viên đều nhất trí rằng chương trình huấn luyện TPT nên có nhiều phần thực hành hơn và Ông Hồ Văn Chiến đã đề nghị các giảng viên sẽ trình bày phần lý thuyết vào buổi sáng và có có thực hành ngoài đồng ruộng. Một vườn cây có múi gần Trung Tâm BVTV phía Nam sẽ được sử dụng cho những bài tập thực hành. Một nội dung mới về việc sử dụng Trichoderma và phân hữu cơ để cải thiện tính kháng của cây có múi với Phytophthora sẽ được trình bày bởi ông Dương Minh. 2. Số huấn luyện viên và FFS ở mỗi tỉnh. Có sự thay đổi một cách linh động về số lượng lớp FFS được tổ chức ở các tỉnh có tham gia trong dự án tuỳ thuộc vào diện tích canh tác cây có múi ở từng tỉnh.Chương trình bổ sung được tình bày ở bảng 1. Bảng 1. Số học viên TOT và số FFS ởp mỗi tỉnh Stt Tỉnh/Thành phố Số tham dự viên TOT Từ các tổ chức phi chính phủ Số FFS ĐBSCL 1 Tien Giang 12 3 6 2 Can Tho 12 3 6 3 Hau Giang 5 0 2 4 Soc Trang 5 0 2 5 Dong Thap 12 3 6 6 Vinh Long 12 3 6 7 Tra Vinh 5 0 3 8 Ben Tre 12 3 5 Tổng cộng 75 15 36 MIỀN TRUNG 1 Nghe An 8 2 4 2 Binh Dinh 8 2 4 3 Khanh Hoa 8 2 4 Tổng cộng 24 6 12 Ghi chú: Tổ chức phi chính phủ (gồm: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội làm vườn, Hiệp hội trái cây Việt NamVACVINA, Các công ty thuốc trừ sâu tư nhân) 10 3. Những phương tiện giảng dạy cho nông dân Suốt trong năm đầu tiên chương trình FFS, những huấn luyện viên đã phát triển nhiều nguồn phương tiện giảng dạy khác nhau cho nông dân. Nổi bật nhất là việc in ấn một bộ áp phích trên vật liệu nhựa không thấm nước từ Chi Cục BVTV tỉnh Cần Thơ và một bộ mẫu phiếu điều tra phát hiện sâu bệnh hại cũng đã được in ấn và phân phối cho nhiều địa phương khác nhau mà ở hội thảo sơ kết được tổ chức vào tháng 11 năm 2005, nó đã được đề nghị rằng cần phải đơn giản hoá và chuẩn hoá cho tất cả các FFS của năm 2006. Cũng ở hội thảo này, đã có nhiều yêu cầu về việc cho những hướng dẫn đơn giản và thực tế về các loại dịch hại và bệnh hại bằng nhiều hình ảnh hơn. 3 Quyết định chính rút ra từ cuộc họp về những vật liệu giảng dạy: 1. Những bộ áp phích tương tự như bộ áp phích được làm bởi Chi Cục BVTV tỉnh Cần Thơ sẽ được trang bị cho tất cả các FFS. Chi phí khoảng 5.000 đô la Úc và sẽ được chi trả bởi trường Đại Học Tây Sydney. Ngoài ra nếu như có thêm một bộ áp phích về các giai đoạn sinh học của cây có múi thì sẽ rất là hữu ích cho nông dân . 2. Phiếu điều tra, bảng kẹp hồ sơ, kính lúp cầm tay sẽ được trang bị cho tất cả nông dân khi bắt đầu lớp FFS. Phiếu điều tra đồng ruộng phải đơn giản và nông dân dễ sử dụng. Ông Chiến sẽ chi trả những khoảng này và phân phối đến cho tất cả các FFS. 3. Vào cuối dự án, một quyển sổ tay “hướng dẫn ngoài đồng ruộng” sẽ được xuất bản cho nông dân sử dụng. Tác giả chính sẽ là TS. Nguyễn Thị Thu Cúc, với sự hợp tác của TS. Trần Văn Hai, ông Hồ văn Chiến, và ông Oleg Nicetic. Chi phí sẽ được chi trả bởi Cục BVTV, từ tiền để in ấn sách từ dự án CARD trước đó. Sau khi quyển sổ tay này được in ấn nó sẽ được phân phát cho tất cả mỗi tham dự viên. 4. Những thí nghiệm trình diễn ngoài đồng và các chuyến tham quan Năm 2006 mỗi FFS đều muốn có một thí nghiệm trình diễn với 2 nghiệm thức đó là nghiệm thức IPM và nghiệm thức đối chứng với nông dân. Tuy nhiên, trong phạm vi kinh phí của dự án thì không có tiền để mua các loại thuốc trừ sâu cho các thí nghiệm được triển khai. Tự các nông dân có thể tự cung cấp vật liệu cho nghiệm thức đối chứng nông dân, nhưng vật liệu cho nghiệm thức IPM cần được tài trợ từ các công ty thuốc trừ sâu. Ông Chiến sẽ liên hệ với các công ty để tìm nguồn tài trợ này. Trong năm 2005 những chuyến tham quan đã được tài trợ bở Trường Đại Học Tây Sydney nhưng ở năm 2006 thì không có kinh phí. Ông Huân đã đề nghị kinh phí 11 cho tham quan này nên tìm kiếm từ những tổ chức khuyến nông ở địa phương. Ông Huân và ông Chiến sẽ tìm kiếm nguồn này. Phụ lục 3. Chương trình tập huấn và nội dung tập huâùn trong năm 2006 “ TOT thứ 1”- Nội dung tập huấn “TOT” IPM trên cây có múi Ngày thứ Nội dung Người huấn luyện Ngày Đơn vị 1 Giống và kỹ thuật canh tác cây có múi Ths. Nguyen Huu Thoai 13/02 SOFRI 2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây có múi Dr. Nguyen Bao Toan 14/02 ĐH Cần Thơ 3 Sáng Nhận diện các loại dịch hại chính và triệu chứng gây hại của chúng đối với cây có múi. Thực tập ngoài vườn Dr. Nguyen Thi Thu Cuc Sáng 15/02 ĐH Cần Thơ Chiều Giới thiệu về IPM trên cây có múi Dr. Nguyen Thi Thu Cuc Chiều 15 và 16/02 ĐH Cần Thơ 4 Sáng Bệnh hại trong đất và biện pháp phòng trừ sinh học- phương pháp ủ phân hữu cơ Ths.. Duong Minh Sáng 17/02 ĐH Cần Thơ Chiều Sử dụng thuốc trừ sâu trong IPM Dr. Tran Van Hai Chiều 17/02 ĐH Cần Thơ 5 Sáng Các phương pháp phun dầu khoáng PSO và tỉa cành . Thực tập ngoài vườn Ths. Nguyen Huu Thoai KS. Le Quoc Cuong Sáng 18/02 SOFRI SRPPC Chiều PSO và kỹ thuật phun trên cây có múi. KS. LE Quoc Cuong Chiều 18/02 SRPPC 6 Côn trùng gây hại và thiên địch của chúng Ths. Ho Van Chien 19/02 SRPPC 7 Morning Quản lý bệnh Greening và bệnh Tristeza trên cây có múi Dr. Nguyen Van Hoa Sáng 20/02 SOFRI Chiều Thực tập “Greening Test- Kit”. Phương pháp – giám định nhanh bệnh Greening Dr. Nguyen Van Hoa Chiều 20/02 SOFRI 8 Kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch Ths. Lam Thi My Nuong 21/02 SRPPC 9 Phương pháp khảo sát và phân tích hiệu quả của Ths. Le Van Thiet 22/02 SRPPC 12 huấn luyện “IPM trên cây có múi” qua KAP bằng việc sử dụng SPSS 10 Sáng Thảo luận và xây dựng đề cương cho IPM cho một số nhóm cây có múi Hoạt động nhóm Sáng 23/02 Chiều Thảo luận và xây dựng đề cương cho IPM cho một số nhóm cây có múi và thi kiểm tra cuối khoá Hoạt động nhóm và huấn luyện viên Chiều 23/02 11 Trình bày những đề cương và thảo luận chung – Kết thúc Các huấn luyện viên 24/02 “TOT thứ 2”- Nội dung tập huấn “TOT” IPM trên cây có múi Ngày thứ Nội dung Người huấn luyện Ngày Đơn vị 1 Giống và kỹ thuật canh tác cây có múi Ths. Nguyen Huu Thoai 27/02 SOFRI 2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây có múi Dr. Nguyen Bao Toan 28/02 ĐH Cần Thơ 3 Sáng Nhận diện các loại dịch hại chính và triệu chứng gây hại của chúng đối với cây có múi. Thực tập ngoài vườn Dr. Nguyen Thi Thu Cuc Sáng 01/03 ĐH Cần Thơ Chiều Giới thiệu về IPM trên cây có múi Dr. Nguyen Thi Thu Cuc Chiều 01 và 02/03 ĐH Cần Thơ 4 Sáng Bệnh hại trong đất và biện pháp phòng trừ sinh học- phương pháp ủ phân hữu cơ Ths.. Duong Minh Sáng 03/03 ĐH Cần Thơ Chiều Sử dụng thuốc trừ sâu trong IPM Dr. Tran Van Hai Chiều 03/03 ĐH Cần Thơ 5 Sáng Các phương pháp phun dầu khoáng PSO và tỉa cành . Thực tập ngoài vườn Ths. Nguyen Huu Thoai KS. Le Quoc Cuong Sáng 04/03 SOFRI SRPPC Chiều PSO và kỹ thuật phun trên cây có múi. KS. LE Quoc Cuong Chiều 04/03 SRPPC 6 Côn trùng gây hại và thiên địch của chúng Ths. Ho Van Chien 05/03 SRPPC 13 7 Morning Quản lý bệnh Greening và bệnh Tristeza trên cây có múi Dr. Nguyen Van Hoa Sáng 06/03 SOFRI Chiều Thực tập “Greening Test- Kit”. Phương pháp – giám định nhanh bệnh Greening Dr. Nguyen Van Hoa Chiều 06/03 SOFRI 8 Kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch Ths. Lam Thi My Nuong 07/03 SRPPC 9 Phương pháp khảo sát và phân tích hiệu quả của huấn luyện “IPM trên cây có múi” qua KAP bằng việc sử dụng SPSS Ths. Le Van Thiet 08/03 SRPPC 10 Sáng Thảo luận và xây dựng đề cương cho IPM cho một số nhóm cây có múi Hoạt động nhóm Sáng 09/03 Chiều Thảo luận và xây dựng đề cương cho IPM cho một số nhóm cây có múi và thi kiểm tra cuối khoá Hoạt động nhóm và huấn luyện viên Chiều 09/03 11 Trình bày những đề cương và thảo luận chung – Kết thúc Các huấn luyện viên 10/03 “TOT thứ 3”- Nội dung tập huấn “TOT” IPM trên cây có múi Ngày thứ Nội dung Người huấn luyện Ngày Đơn vị 1 Giống và kỹ thuật canh tác cây có múi Ths. Nguyen Huu Thoai 13/03 SOFRI 2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây có múi Dr. Nguyen Bao Toan 14/03 ĐH Cần Thơ 3 Sáng Nhận diện các loại dịch hại chính và triệu chứng gây hại của chúng đối với cây có múi. Thực tập ngoài vườn Dr. Nguyen Thi Thu Cuc Sáng 15/03 ĐH Cần Thơ Chiều Giới thiệu về IPM trên cây có múi Dr. Nguyen Thi Thu Cuc Chiều 15 và 16/03 ĐH Cần Thơ 4 Bệnh hại trong đất và biện Ths.. Duong Sáng 17/03 ĐH Cần 14 Sáng pháp phòng trừ sinh học- phương pháp ủ phân hữu cơ Minh Thơ Chiều Sử dụng thuốc trừ sâu trong IPM Dr. Tran Van Hai Chiều 17/03 ĐH Cần Thơ 5 Sáng Các phương pháp phun dầu khoáng PSO và tỉa cành . Thực tập ngoài vườn Ths. Nguyen Huu Thoai KS. Le Quoc Cuong Sáng 18/03 SOFRI SRPPC Chiều PSO và kỹ thuật phun trên cây có múi. KS. LE Quoc Cuong Chiều 18/03 SRPPC 6 Côn trùng gây hại và thiên địch của chúng Ths. Ho Van Chien 19/03 SRPPC 7 Sáng Quản lý bệnh Greening và bệnh Tristeza trên cây có múi Dr. Nguyen Van Hoa Sáng 20/03 SOFRI Chiều Thực tập “Greening Test- Kit”. Phương pháp – giám định nhanh bệnh Greening Dr. Nguyen Van Hoa Chiều 20/03 SOFRI 8 Kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch Ths. Lam Thi My Nuong 21/03 SRPPC 9 Phương pháp khảo sát và phân tích hiệu quả của huấn luyện “IPM trên cây có múi” qua KAP bằng việc sử dụng SPSS Ths. Le Van Thiet 22/03 SRPPC 10 Sáng Thảo luận và xây dựng đề cương cho IPM cho một số nhóm cây có múi Hoạt động nhóm Sáng 23/03 Chiều Thảo luận và xây dựng đề cương cho IPM cho một số nhóm cây có múi và thi kiểm tra cuối khoá Hoạt động nhóm và huấn luyện viên Chiều 23/03 11 Trình bày những đề cương và thảo luận chung – Kết thúc Các huấn luyện viên 24/03 15 Phụ lục 5. Báo cáo về chuyến đi thăm Trung tâm BVTV phía nam và Hiệp hội trái cây Việt Nam của ông Oleg Nicetic từ ngày 21 đến 24 tháng 3 năm 2006 1. TOT Ông Oleg đã tham dự ngày cuối cùng của khoá học thứ 3 TOT được tổ chức rất tốt tại Trung tâm BVTV phía Nam (SRPPC). Cả 3 lớp TOT đã được tổ chức tại Trung tâm BVTV phía Nam (SRPPC), TOT lần thứ 1 từ ngày: 13/02/ đến 24/02/06; TOT lần thứ 2 từ ngày 27/02 đến 10/03/06 và TOT lần thứ 3 từ ngày 13/03/ đến 23/03/06. Tổng số gồm 113 huấn luyện viên từ 10 tỉnh đã được tập huấn, trong đó có 8 tỉnh từ ĐBSCL và 2 tỉnh từ miền Trung. Trong cuộc họp các đối tác được tổ chức vào tháng giêng năm 2006 đã quyết định trong năm nay không mở các FFS ở tỉnh Quảng Nam bởi vì diện tích trồng cây có múi tại đây rất ít và số FFS đã được tập huấn trong năm rồi đã dđđ cho tỉnh Quảng Nam.Trong năm nay cũng không có tập huấn thêm cho các huấn luyện viên của tỉnh Bình Định mặc dù ông Chiến đã hết sức cố gắng vận động ông Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh này. Dù vậy, số FFS vẫn được mở thêm cho tỉnh này với các huấn luyện viên đã được tập huấn trong năm 2005. Từ những kinh nghiệm và các thông tin phản hồi qua cuộc hội thảo đánh giá hiệu quả của dự án sau 1 năm hoạt động (Xem phụ lục 3) mà nội dung tập huấn trong năm nay đã được chỉnh sửa lại. Trong nội dung tập huấn của năm nay có sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Những học viên các TOT năm nay đã xây dựng một đề cương thực hiện những thí nghiệm trình diễn cho mùa này. Các học viên đã được chia ra làm 3 nhóm và mỗi nhóm đã xây dựng một đề cương về một trong 3 chủng loại trái cây có múi chủ yếu theo từng địa phương đó là bưởi, quýt và cam.Những đề cương này được xây dựng không chỉ để quản lý các dịch hại chính mà nó còn bao gồm cả kỹ thuật canh tác, xén tỉa và quản lý dinh dưỡng cho cây. Oleg đã tham dự buổi trình bày này của các học viên qua phần trình bày của đại diện từng nhóm qua PowerPoint. Ông đã bị gây ấn tượng mạnh với chất lượng của phần trình bày và sự thảo luận nhiệt tình, sống động của các tham dự viên TOT. Kết quả đạt được này rõ ràng là nhờ vào phương pháp tham gia tiếp cận đã được sử dụng suốt trong khoá huấn luyện. Trong bài phát biểu kết thúc lớp học, ông Oleg đã hết sức nhấn mạnh vai trò quan trọng của các huấn luyện viên trong làm việc với nông dân để cải thiện hơn nữa các chiến lược IPM mà sẽ được sử dụng năm nay qua những thí nghiệm trình diễn ở các FFS với đề cương IPM mà họ đã xây dựng và những ngưỡng hành động mà đã được thống nhất theo một khung làm việc chung và qua đó họ có thể thay và điều chỉnh cho phù hợp với chính hoàn cảnh của họ. Giấy chứng nhận hoàn tất lớp học đã được phát cho tất cả các học viên sau khi họ vượt qua được kỳ kiểm tra đánh giá cuối khoá. 16 2. Giảng dạy thông qua các thí nghiệm trình diễn Khái niệm giảng dạy bằng các thí nghiệm trình diễn (TDT) đã rất thành công trong năm rồi với rất nhiều phản hồi tốt đẹp từ phía người huấn luyện lẫn nông dân. Để có một đề cương hoàn tất cho các thí nghiệm trình diễn trong năm 2006 ông Chiến, TS. Hai (ĐHCT) và TS. Cúc (ĐHCT) đã thảo luận với nhau qua cuộc họp vào ngày 22/03/06. Tất cả họ đều nhất trí rằng đề cương trong năm nay nên đơn giản và nó được xây dựng dựa trên cơ sở đúc kết các kinh nghiệm từ năm rồi và những thông tin phản hồi từ các huấn luyện viên ở các hội thảo đánh giá kết quả dự án dành cho các huấn luyện viên. Chiến lược thực hiện được dựa trên chu kỳ ra lộc và sử dụng chỉ một lần thuốc imidacloprid cho mỗi đợt lộc và sau đó là 3-4 lần phun dầu khoáng với nồng độ sử dụng là 0,25%. Kiến vàng sẽ được nuôi trong những lô IPM. Những thí nghiệm sẽ được tiếp tục điều tra và nếu bất kỳ lọai dịch hại nào mà đạt đến ngưỡng hành động thì các thành viên tham dự FFS có thể áp dụng một trong các lọai thuốc trừ sâu đã được khuyến cáo. Những ngưỡng mà đã được đề nghị thì rất thấp và chúng được dựa trên nhận thức của người nông dân hơn là trên mức thiệt hại thực sự về kinh tế. Vì thế, đòi hỏi các huấn luyện viên phải sử dụng các xét đoán của chính mình để xác định thời điểm tốt nhất cho việc phun các loại thuốc trừ dịch hại khi mà nó có thể chỉ mới xảy ra và ở vào khoảng ngưỡng mới khởi đầu. Tuy nhiên cũng nên sử dụng thuốc nếu như không có những ngưỡng thấp hơn những ngưỡng đã được đề xuất. Tất cả những chi tiết về đầu tư và chăm sóc vườn cây đều được ghi nhận như việc phun các loại thuốc nào và sử dụng phân bón ra sao là một phần rất quan trọng trong nội dung của FFS và các huấn luyện viên nên theo dõi mà không chỉ trên những lô thí nghiệm của FFS mà còn trên cả chính vườn quả của người nông dân Tất cả các FFS sẽ được cung cấp thuốc imidacloride (confidor) nhờ vào sự tài trợ của công ty Bayer và dầu khoáng SK qua công ty thuốc trừ sâu Sài gòn. 3. Vật liệu cho huấn luyện TOT and FFS Quyển sách cho việc huấn luyện các huấn luyện viên đã được in ấn vào năm 2005 và đã được CARD PMU chấp nhận . Tuy nhiên đó chỉ là bước đầu trong việc cung cấp vật liệu giảng dạy cho các huấn luyện viên và nông dân. Nhóm điều phối dự án phía Việt Nam, dưới sự giúp đở của ông Oleg và bà Debbie đã chuẩn bị một bản thảo cho một quyển sách mà sẽ được phân phối cho tất cả các huấn luyện viên hoàn thành việc huấn luyện trong năm 2005 và 2006. Oleg đã gặp ông Nguyễn Hữu Huân phó cục trưởng cục BVTV tại văn phòng của ông Huân ở Thành phố HCM và đã thảo luận với nhau về bản thảo này cũng như thời gian sẽ in ấn tác phẩm này. Nó đã được chỉnh sửa và sẽ được in ấn vào trước cuối tháng 4 năm 2006. Quyển sách bao gồm kỹ thuật canh tác, tỉa cành, phân bón, sâu bệnh hại và cỏ dại. 17 Ngoài ra cũng có một chương về sử dụng dầu khoáng với các tác giả là TS. Trần Văn Hai, bà Nguyễn Ngọc Thùy, ông Oleg và TS. Dabbie Rae. Chương đó vẫn còn cần phải chỉnh sửa. Những vấn đề cần chỉnh sửa đã được thảo luận với TS Hai vào ngày 22/03/06 và Oleg và Dabbie đã đưa ra những khuyến cáo về cách sử dụng dầu để TS Hai là người sẽ dịch sang tiếng Việt Nam sau đó sẽ trình phần hoàn chỉnh lên cho ông Huân vào cuối tháng. Ở cuộc họp với ông Huân việc xuất bản một quyển sách hướng dẫn nhận diện sâu bệnh hại ngoài đồng để cho nông dân cũng đã được thảo luận. Quyển sách này nên được in vào cuối tháng 11 và đã phân phát cho các nông dân tham dự trong các FFS mà được xác nhận là đã tham gia trong dự án suốt trong 2 năm qua. Có khoảng 2000 bản được in ra và mỗi quyển khoảng 100 trang. Cả hai quyển sách này sẽ được in ấn từ số tiền còn lại trong dự án CARD 2002. Ông Huân cũng đã cho rằng ông có thể tài trợ kinh phí cho việc in ấn một quyển sách khác với tựa đề là phương pháp và nội dung của FFS. Ông Huân đã rất là hài lòng và ủng hổ cho dự án CARD này và có thiện ý đề xuất một dự án CARD mới mà sẽ sử dụng IPM như là một phương tiện giới thiệu GAP đến với nông dân trồng cây có múi. Ở cuộc họp vào ngày 23/03/06 tại Trung tâm BVTV phía Nam (SRPPC), Ông Chien, Dr. Hai (CTU) và Dr. Cuc (CTU) đã thảo luận với nhau về nội dung quyển sách hướng dẫn ngoài đồng về sâu bệnh hại cây có múi. Dr Cuc sẽ là tác giả chính và bà sẽ viết một phần về các loại dịch hại. TS Hai sẽ viết về các loại bệnh. Oleg sẽ được sẽ đóng góp ý kiến cho phần quản lý dịch hại và bệnh. Oleg và Debbie sẽ viết phần cách sử dụng dầu khoáng để phòng trừ các loại dịch hại và bệnh hại. Quyển hướng dẫn đồng ruộng này có kích cở nhỏ để thuận tiện cho việc bỏ vào túi. Mỗi loại dịch hại và bệnh sẽ được trình bày trong 2 trang, với phần chữ viết để mô tả thì ở trang đầu và hình ảnh thì ở trang thứ 2. Phần chữ viết sẽ được trình bày với 5 nội dung: 1. Mô tả rất ngắn về dịch hại/bệnh, 2. Mô tả thiệt hại, 3. Điều tra và ngưỡng hành động, 4. Các loại thiên địch, 5. Kiểm soát. Hình của dịch hại/bệnh, hình triệu chứng gây hại và hình của các loại thiên địch sẽ được trình bày ra. Khung thời gian để viết quyển hướng dẫõn này rất ngắn. Tất cả đều nhất trí rằng bản thảo sẽ được hoàn tất vào tháng 10 và sẽ in ấn vào tháng 11 để phân phát cho các thành viên vào lúc kết thúc dực án. Tất cả cũng nhất trí rằng bản thảo cho 3 loại dịch hại (sâu vẽ bùa, rầøy chổng cánh và rầy mềm) và 3 bệnh (loét, phytophthora và fusarium) sẽ hoàn tất trước chuyến thăm kế của Oleg vào tháng 6. Cũng vào thời điểm đó danh sách về các loại dịch hại và bệnh mà có trong quyển hướng dẫn này cũng phải hoàn chỉnh. Trong cuộc họp vào tháng 6 bản thảo cho 3 loại dịch hại và bệnh sẽ được phân tích, chỉnh sửa, điều chỉnh và tạo dáng để sử dụng làm chuẩn cho việc soạn thảo tiếp các loại dịch hại khác. Cho các FFS trong năm nay, 2 bộ áp phích được in ấn trên nền vải nhựa chống thấm nước phục vụ cho việc giảng dạy đã được sản xuất. Bộ thứ nhất gồm 8 tờ áp 18 phích trình bày về các loại côn trùng và nhện hại trên cây có múi và bộ thứ 2 gồm 4 tờ áp phích trình bày những loại bệnh chính trên cây có múi. Tổng cộng có 56 bộ áp phich với mỗi bộ 12 tờ đã được sản xuất với chi phí là 106.400.000 đồng VN. Dự án hiện tại này không có kinh phí cho việc in ấn này mà nguồn kinh phí được lấy từ dự án ACIAR, Văn Phòng Giao Dịch và Chính Sách (60.800.000 đồng VN) và từ Trung tâm Khoa học cây trồng và thực phẩm (UWS) (45.600.000 đồng VN) Chính các thành viên tham dự TOT của Chi cục BVTV tỉnh Cần Thơ dã sáng tạo ra loại phương tiện giảng dạy này. Những áp phích này là một minh chứng rõ ràng hơn về sự thành công của phương pháp tham gia và việc học hỏi kinh nghiệm đã được áp dụng trong dựa án CARD này. Những mẫu phiếu để ghi chép về sự hiện diện của các loại dịch hại, bệnh hại và thiên địch trong chính khu vườn của người nông dân đã được in ấn và phân phối cho tất cả nông dân tham gia trong dự án. Mỗi lớp cũng được cung cấp các kính lúp cầm tay. 4. Thăm FFS từ 11– 23 tháng 6 Oleg sẽ thăm Việt Nam từ 11-23 tháng 6. Suốt tuần lễ đầu tiên ông sẽ thăm FFS ở ĐBSCL và tuần thứ 2 thì đi các tỉnh miền Trung. Mục đích chính của chuyến thăm này là để xác định vị trí, cũng như tình hình của các xã mà các FFS được tổ chức tương tự như công việc đã được thực hiện trong năm rồi. Ngoài ra việc xác định vị trí mở lớp FFS Oleg cũng sẽ đánh giá tính chấp hành với những yêu cầu EurepGAP. Mục đích của việc nghiên cứu thêm này là để xác định xem khoảng cách giữa thực tiễn sản xuất cây có múi của nông dân Việt nam với những yêu cầu của EurepGAP rộng như thế nào. Số liệu này cũng sẽ được sử dụng để chuẩn bị áp dụng cho một dự án CARD mới với một mụ c tiêu chính là giới thiệu việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp tốt (GAP) cho nông dân trồng cây có múi. Oleg cũng sẽ thăm dò với các nông dân và huấn luyện viên phương pháp phun thuốc thích hợp cho mỗi TDT với người phun sẳn có ở tại điểm thực hiện FFS. Các loại dụng cụ phun, kỹ thuật phun sẽ được xác định về đường kính phun, thể tích để thấy được những điểm khác nhau. Mỗi vị trí thí nghiệm sẽ được vẽ bản đồ và ghi lại vị trí bằng việc sử dụng GPS. Suốt trong các chuyến viếng thăm các tam dự viên FFS sẽ được khuyến khích thảo luận và trình bày các quan điểm của chính mình. Tất cả 8 tỉnh ĐBSCL sẽ được thăm cũng như Khánh Hoà và các tỉnh miền Trung và Nghệ An ở phía Bắc. Trung tâm BVTV phía Nam sẽ cung cấp một xe cho thăm viếng các tỉnh ĐBSCL và UWS sẽ chi trả vé máy bay cho một thành viên của Trung tâm BVTV phía nam và một thành viên của trường ĐH Cầøn Thơ đi các tỉnh miền Trung và phía Bắc cùng với ông Oleg. Chi phí máy bay gồm các chuyến bay từ TP HCM đến Vinh, Hà Nội đến Nha Trang và Nha Trang đến TP HCM. 19 Phụ lục 6 Điều tra thực tiễn của nông dân ở năm 2006 Từ 13 đến 24 tháng 6 năm 2006 Oâng Oleg, ông Hồ Văn Chiến và ông Trần Văn Hai đã thăm 7 FFS ở ĐBSCL, 1 ở Khánh Hòa và 2 ở Nghệ An (Bảng 1). Ở mỗi vị trí cách thu thập số liệu tương tự như trong năm 2005, nhưng trong năm nay có thu thập thêm số liệu về sự đồng tình với GAP. Những phỏng vấn được thực hiện với các nông dân người chủ của các thí nghiệm trình diễn ở các FFS, những nông dân tham gia trong các FFS và cả những nhười chủ bán thuốc BVTV ở địa phương. Thông tin về tính đáp ứng với GAP đã được thu thập bằng việc phỏng vấn các chi cục trưởng các chi cục BVTV cùng với các huấn luyện viên trong chương trình huấn luyện IPM trên cây có múi. Ngoài ra còn có kết hợp với khảo sát vườn khi đến thăm và phỏng vấn trực tiếp các nông dân tham gia. Thông tin thu thập được từ cuộc phỏng vấn năm nay đã được bổ sung thâm vào cơ sở dữ liệu của năm 2005 và những thông tin phụ đã thu thập từ mỗi nông dân tham gia ở đầu và sau những khảo sát phỏng vấn cũng đã được liệt kê chi tiết. Mục đích chính của cuộc phỏng vấn này là: ¾ Thông qua một cuộc phỏng vấn để xác định vùng cần nghiên cứu ¾ Tư liệu về thực tế cách phun thuốc và tình trạng sử dụng thuốc BVTV ¾ Xác định những khoảng trống chính trong kiến thức nông dân để từ đó có thể xây dựng những tiêu đề phù hợp cho các FFS. ¾ Xác định mức độ chấp nhận với GAP ở thời điểm hiện tại này. Tìm kiếm Các chủng loại cây có múi nổi trội và tình trạng canh tác cây có múi Không có thay đổi gì về chủng loại các cây có múi nổi trội (Bảng 1) hay các kỹ thuật canh tác cây có múi (Bảng 2) so với kết quả khảo sát năm 2005 vì thể chủ đề này sẽ không thảo luận thêm trong báo cáo này. Những loài dịch hại và bệnh hại nổi trội Như kết quả điều tra trong năm 2005, các nông dân đã được phỏng vấn trong năm 2006 có khó khăn lớn trong việc nhận diện các loại dịch hại và bệnh, và trong nhiều trường hợp không thể phân biệt được thiệt hại do sâu và bệnh hại. Trong phần lớn các trường hợp nông dân nhận biết khi mà đã quá trễ do đó việc phòng trừ không đạt được hiệu quả. Ví dụ cụ thể như đối với sâu vẽ bùa. Đôi khi các nông dân lại áp dụng thuốc trừ dịch hại vào những lúc không cần thiết bởi vì lúc đó nó chẳng gây thiệt hại gì về kinh tế, chẳng hạn như đối với con rầy mềm. Hầu như khắp vùng ĐBSCL sâu vẽ bùa, nhện hại được xem là vấn đề chính trong năm 2006, còn đối với rệp sáp hại rễ thì lại ít hơn so với năm 2005 (bảng 3). Rệp 20 sáp hại rễ cho đến nay vẫn chưa được xác định và chưa có đánh giá cụ thể về sự thiệt hại gây ra đối với loài dịch hại này. Sự quan tâm ít hơn về rệp sáp ở năm nay chứng tỏ rằng rệp sáp có lẽ không là một dịch hại nghiêm trọng. Sự lo lắng cao về đối tượng này trong năm 2005 có lẽ bởi lúc này rệp sáp là đối tượng dịch hại mới. Cần có những điều tra nhiều hơn nữa về sự quan trọng của đối tượng dịch hại này trước khi có những kết luận chắc chắn. Những đối tượng dịch hại khác mà nông đân đã đề cập đến là rầy chổng cánh và rệp dính (Bảng 3). Tương tự như kết quả điều tra ở năm 2005, trong năm 2006 nông dân vẫn có những khái niệm không đúng về cách lây lan của bệnh huanglongbing. Việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ rầy chổng cánh và sâu vẽ bùa vẫn quá trể – đối với sâu vẽ bùa thi khi đã thấy triệu chứng gây hại trên lá còn đối với rầy chổng cánh thì khi đã thấy triệu chứng của bệnh huanglongbing. Phần lớn nông dân dùng vật liệu trồng là cây chiết cành. Trước đây các vật liệu cây giống này thường không rõ nguồn gốc, kể cả người bán, chúng được mua từ các ghe bán trôi nổi, nhưng gần đây kết quả điều tra cho thấy nông dân đã biết tự nhân giống hay mua giống từ những người hàng sớm để đảm bảo rằng vật liệu cây giống được nhân từ các cây mẹ khỏe mạnh và không thấy có triệu chứng bệnh. Những vấn đề đã được báo cáo đối với nhện hại có lẽ là do việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc gốc cúc tổng hợp mà đã được báo cáo trong năm rồi. Trong năm nay việc sử dụng các loại thuốc hóa học gốc cúc tổng hợp dường như ít hơn so với năm 2005. Các nông dân đã xác định Phytophthora là đối tượng bệnh hại chính và dường như họ hiểu biết về bệnh này nhiều hơn so với năm 2005. Sự hiểu bêít này có thể một phần là nhờ vào kết quả của các hoạt động của dự án chúng ta và dự án CARD 052/04 VIE. Ở tỉnh Khánh Hòa thuộc vùng ven biển miền Trung sâu vẽ bùa và nhện cũng được xem là những vấn đề chính. Ở tỉnh Nghệ An nhện và phytophthora được xem là những vấn đề chính qua các nông dân được phỏng vấn, nhưng huanglongbing được xem là nghiêm trọng hơn và phân bố rộng rãi hơn ở các tỉnh khác. Các nông dân đều nhện biết rằng rầy chổng cánh truyền bệnh huanglongbing, và việc sử dụng cây giống sạch bệnh thì phổ biến hơn ở phía Nam Việt Nam, nhưng có một khái niệm nhầm lẫn chung là việc phòng trừ rầy chổng cánh chỉ cần vào lúc cây ra lộc xuân (tức là lộc mà sẽ mang quả vào mùa thu sau đó) là đủ. Để ngăn chặn sự truyền bệnh huanglongbing, rầy chổng cánh cần được kiểm soát quanh năm trên tất cả các lộc. Quan điểm này sẽ được nhấn mạnh trong quá trình tập huấn su6ốt năm thứ hai của dự án. Thuốc hóa học nhìn chung không đã không có sử dụng quá mức ở những vùng và tỉnh đã đến thăm thậm chí số lần phun được ghi nhận qua khảo sát thì cao hơn số lần phun được ghi nhận ở năm rồi. Tuy nhiên, thời gian phun thuốc và loại thuốc đã sử dụng cần phù hợp hơn. Nông dân thường dùng loại thuốc rẽ tiền, thế hệ cũ hơn (Bảng 3). Song việc sử dụng thuốc thiamethoxam và imidacloprid dường như có gia tăng và sử dụng các thuốc cúc tổng hợp thì giảm hơn so với kết quả khảo sát năm rồi. Việc sử dụng dầu khoáng thì vẫn còn thấp nhưng sẽ gia tăng hơn nhờ vào 21 những nổ lực tiếp thị của công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn và sự hổ trợ của Cục BVTV và dự án của chúng ta. Lý do chính của việc sử dụng dầu vẫn còn thấp đó là tình trạng bị ngộ độc cho cây xảy được xác định bởi các người trồng cây trong thời gian qua. Để hạn chế vấn đề ngộ này, Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn đã đưa ra khuyến cáo về cách sử dụng dầu khoáng là chỉ sử dụng vào 2 đợt ra chồi chính trong năm và với nồng độ thấp. Nếu như người nông dân áp dụng theo những khuyến cáo này thì không có vấn đề ngộ độc cho cây xảy ra và rồi nhận thức của họ về dầu khoáng sẽ thay đổi trong các mùa sau. Một vấn đề khó khăn hơn nữa là hiệu quả của dầu thường không cao là do các phương áp dụng nghèo nàn. Kết quả điều tra cho thấy ngoại trừ Đồng Tháp và Nghệ An, phần lớn nông dân sử dụng bình phun tay (Bảng 3). Không chỉ phần lớn nông dân sử dụng bình phun tay mà chất lượng bình phun còn rất nghèo không đủ tạo ra áp lực để phun lượng dầu trải đều lên toàn bộ lá cây. Dầu khoáng sẽ không thể thể hiện hết tiềm lực của nó nếu như không cải thiện được chất lượng của các bình phun. Tuy nhiên, ngoài sử dụng dầu khoáng ra, thì vẫn phải còn sử dụng các loại thuốc BVTV khác cho cây (imidicloprid or thiamethoxam) và các phương pháp phòng trừ sinh học. Sử dụng kiến vàng (Oecophylla smargdina) như là một tác nhân phòng trừ sinh học đang được áp dụng rộng rãi ở các tỉnh ĐBSCL và thực tế này đã được khuyến khích mạnh trong dự án của chúng tôi. Sử dụng Trichoderma để quản lý bệnh phytophthora đã được sự đồng tình của nhiều nông dân. Tính đáp ứng với nguyên tắc GAP Phát triển và tiến hành thực hiện nông nghiệp tốt (GAP) là một bước kế tiếp rất quan trọng cho kỹ nghệ sản xuất trái cây có múi ở Việt Nam. Nhiều hoạt động đã được thực hiện trong nhiều năm qua nhằm giới thiệu về khái niệm GAP đến các nông dân làm vườn mà đặc biệt là ở ĐBSCL. Sự phát triển của GAP cho cây thanh long là một phần trong các hoạt động của dự án CARD, SOFRI và Vinafruit từ đó đã hình thành nên khái niệm GAP trên nhiều loại cây ăn quả khác mà trong đó có cây có múi. Trong năm 2006 qua điều tra cơ bản chúng tôi đã đánh giá ở mỗi nơi về tính đáp ứng với các yêu cầu của EUREP GAP. Chúng tôi cũng đã phỏng vấn các chi cục trưởng các chi cục BVTV và các huấn luyện viên về những suy nghĩ của họ về GAP và ghi nhận những đánh giá của họ về tính chấp nhận với các nguyên tắc GAP trong tỉnh của họ (Bảng 4). Mục đích nghiên cứu thêm này là để xem tìm hiểu xem sự cách biệt giữa thực tế sản xuất cây có múi của nông dân Việt Nam so với những yêu cầu của EEREP GAP . Tất cả các chi cục trưởng chi cục BVTV và huấn luyện viên đã được hỏi nếu như họ hiểu rõ về khái niệm, mục đích chính của GAP cũng như các nội dung trọng tâm của GAP là gì Tất cả những người được phỏng vấn đều hiểu thuật ngữ về GAP nhưng không ai biết rằng GAP là khái niệm được đặt ra giữa người bán lẽ và người tiêu dùng đối với sự an toàn thực phẩm và tối thiểu hoá việc ảnh hưởng của môi trường thông qua sản suất. Họ cũng không biết đánh dấu sản phẩm như thế nào để đạt yêu cầu về 22 khái niệm của GAP. Những gì đã được phản ảnh như là thành phần của GAP thì rất khác nhau giữa các tỉnh và những câu trả lời được đề cập dưới đây: 1. Chứng nhận việc sản xuất cây giống sạch bệnh . 2. Quản lý bệnh huanglongbing. 3. Tập huấn nông dân . 4. Đề cương chi tiết cho việc sản xuất trên một vùng rộng lớn mà đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các nông dân. 5. Tổ chức những nhóm nông dân để thực hiện GAP tốt hơn . 6. Huấn luyện nông dân, trình diễn kỹ thuật mới, giới thiệu những giống mới. 7. Huấn luyện, sử dụng phân hữu cơ và cải tiến thị trường 8. Kiến thức và giáo dục, đầu tư và thị trường. Khi được hỏi để đánh giá phần trăm nông dân ứng dụng một số thành phần chính về khái niệm của GAP như là: đánh dấu sản phẩm, nhãn mác, nguồn gốc giống và gốc ghép, lịch sử nơi trồng và biện pháp canh tác, quản lý về đất và phụ phẩm; tất cả những người được phỏng vấn thì đồng ý rằng không có qui định chung nào cho tất cả. Phần lớn nông dân sử dụng phân hữu cơ thì nó cũng là sự ứng dụng qua yêu cuầu của GAP, tuy nhiên đòi hỏi họ phải sửng dụng nguồn nước sạch để tưới tiêu thì hệ thống thuỷ nông hiện tại của Đồng Bằng Sông Cửu Long không thể đáp ứng được với yêu cầu của EUREP GAP. Những người được phỏng vấn về các chi tiết theo yêu cầu của EUREP GAP trong bảo vệ thực vật được thể hiện ở bảng 4. Có rất nhiều người khi sử dụng thuốc thì họ đọc nhãn thuốc và thuốc phải được đăng ký và biết về thời gian cách ly của thuốc. Tuy nhiên cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật thì chưa hiểu hết rằng yêu cầu của GAP là phải đăng ký sản phẩm. Yêu cầu của GAP là thuốc Bảo vệ thực vật phải được đăng ký và đặc biệt nhất là đăng ký sử dụng cho đối tượng cây trồng (như trường hợp trên cây có múi) trong khi cán bộ kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật cho rằng sản phẩm được đăng ký như là thuốc trừ sâu được đăng ký cho loại cây trồng nào đó ở Việt Nam nhưng không có danh sách thuốc cấm sử dụng trên loại cây trồng đó. Vã lại, thuốc thì không có thời gian cách ly đặt ra cho cây có múi (bởi vì sản phẩm thuốc đó không có đăng ký sử dụng cho cây có múi) và rồi không thể làm được theo yêu cầu nầy. Yêu cầu thực hiện về thời thời gian cách ly trong nhiều trường hợp vì trong thực tiễn người nông dân thu hoạch xuyên suốt cả năm. Đối với yêu cầu nầy cần phải được huấn luyện về việc sử dụng thuốc trừ sâu mà đặc biệt nhất là sử dụng thuốc trừ sâu an toàn. Tuy nhiên, việc huấn luyện sử dụng thuốc trừ sâu an toàn còn khá chậm. Vấn đề kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong trái cây thì không có hay nông dân phải có kho dự trữ thuốc trừ sâu ở một nơi thích hợp. Tuy nhiên, qua quan sát trong trong từng hộ nông dân thì lượng thuốc trừ sâu mà họ cất giữ thì rất là ít, còn các lọ chai thuốc đã sử dụng xong thì được vứt nằm ngổn ngang xung quanh nhà hay trong vườn cây ăn trái. Thuốc trừ sâu được cất giữ trong kho của từng hộ gia đình hay việc quản lý thuốc trừ sâu tại các đại lý thuốc cũng được xem như là nhu cầu chiến lược của GAP bởi 23 vì những cửa hiệu thuốc nhỏ ở trong làng là những nơi cất giữ thuốc cho nhu cầu nông dân địa phương. Ứng dụng yêu cầu về IPM trong thực tiển và sử dụng tối thiếu thuốc trừ sâu chỉ mới được dưới 20% cho hầu hết các trường hợp. Kết luận Trong phần kết luận về điều tra nầy có bao gồm những phần kết luận đã được tiến hành điều tra trong năm 2005. Với những thông tin đã được thu thập từ sự phỏng vấn và quan sát thì rõ ràng rằng có sự khác nhau về hệ thống sinh thái nông nghiệp và thực tiển canh tác của nông dân trồng cây có múi tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long và ven biển miền Trung (kể cả tỉnh Nghệ An). Nhu cầu của ông dân là đòi hỏi cần có nhiều kỹ năng hơn nữa trong việc nhận dạng sâu bệnh hại cũng như sự liên hệ giữa chúng với hình thái của cây có múi. Kỹ thuật phun xịt thì dựa trên bình phun xịt bằng tay, không xác định được số bình cần phun xịt hay tính toán số lượng phun xịt cho từng bình riêng hoặc nồng độ thuốc phun. Tuy nhiên, một cách chung nhất thì nông dân sử dụng theo nồng độ khuyến cáo trên nhãn của từng sản phẩm thuốc. Đây được xem như là kiến thức cho chiến lược đơn giản để phòng trừ sâu bệnh hại dựa trên hệ thống dự tính cơ bản là liên hệ tới các lần ra tượt non đã được nông dân chấp nhận. Chương trình IPM đã được phát triển qua các lớp FFSs trong năm 2005 và thông qua các lần họp đánh giá có sự tiếp thu khá tốt. Hiện nay, hầu như không có tác động ứng dụng theo yêu cầu của EUREP GAP. Cần có nhiều sự thay đổi về cấu trúc hạ tầng (như hệ thống nước thải và cấu trúc nhà kho đóng gói) những nhu cầu nầy cần được tiến hành trước khi ứng dụng thực hiện theo EUREP GAP thì mới có thể được. Cần có sự cải tiến về hệ thống đăng ký thuốc Bảo vệ thực vật như đăng ký thuốc sử dụng trên cây có múi cho phù hợp. Vấn đề nẩy sinh ra là có sự khác nhau giữa thực tiễn canh tác cây có múi và công nghiệp cây có múi ở Việt Nam. Nhu cầu đòi hỏi của EUREP GAP thì còn quá xa vời với điều kiện, mô hình thực tiễn đối với GAP trong việc trồng cây có múi tại Việt Nam. Một mô hình đơn giản hơn là phải chắc chắn rằng những sản phẩm cây có múi thì an toàn hơn cho những người tiêu dùng và làm giảm sự ảnh hưởng đến môi trường để thích hợp cho sự phát triển về kinh tế xã hội và điều kiện môi trường của người Việt Nam. 24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_82__3862.pdf
Luận văn liên quan