Các ngân hàng thương mại: Hiệnở Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm hơn 70% thị phần tín dụng và huyđộng vốn; 37 ngân hàng cổ phầnđô thị và nông thôn, chiếm 11% thị phần tín dụng và huyđộng vốn; 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh chiếm 12% thị phần huyđộng vốn và tín dụng.
Ngân hàng chính sách xã hội: Hiện có một ngân hàng chính sách xã hội thực hiện việc cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách. Tiền thân của ngân hàng này là Ngân hàng phục vụ người nghèo thành lập năm 1995.
Các công ty tài chính: Hiện có 5 công ty tài chính trực thuộc các tổng công ty lớn. Các công ty tài chính này chủ yếu là dàn xếp tài chính cho tổng công ty mà nó trực thuộc. Ngoài ra trước năm 2003 còn có Công ty tài chính Sài gòn là mộtđơn vị độc lập không thuộc bất kỳ một tổng công ty nào. Nhưng do những hạn chế của mô hình này hiệnđã chuyển thành Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á.
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 3 quan điểm về hệ thống tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các biện pháp để huy động nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (qua viện trợ, vay nợ từ nước ngoài), huy động vốn của các doanh nghiệp (qua liên doanh, góp vốn cổ phần)... đối với hoạt động tài chính đối ngoại phải đứng trên góc độ tổng hợp, toàn cục để xem xét, nghiên cứu. Khi đó các mối quan hệ cụ thể, cục bộ sẽ hoà nhập vào một tụ điểm duy nhất và quan hệ tài chính sẽ xảy ra giữa hai tụ điểm lớn, đó là quan hệ giữa tài chính quốc gia và tài chính quốc tế và hoạt động tài chính quốc tế cũng có những nét đặc thù riêng và chịu sự tác động của những quy luật biến động tài chính quốc tế.
1.2.5. Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian
Hoạt động của thị trường tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ những người có vốn sang những người cần vốn thông qua hoạt động tài chính trực tiếp. Hoạt động dẫn vốn trực tiếp được thực hiện bằng cách những người cần vốn bán ra thị trường các công cụ nợ, các cổ phiếu hoặc thực hiện các món vay thế chấp. Những người có vốn sẽ sử dụng tiền vốn của mình để mua vào các công cụ nợ hoặc các cổ phiếu đó. Như vậy, vốn đã được chuyển từ người có vốn sang người cần vốn một cách trực tiếp. Với chức năng này, thị trường tài chính có chức năng thu hút mọi nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển kinh tế, làm nâng cao hiệu quả chung của toàn nền kinh tế và cải thiện mức sống của người tiêu dùng ngay cả khi khả năng thực tế về tài chính của họ chưa cho phép.
Trong hệ thống tài chính, các trung gian tài chính thực hiện việc dẫn vốn thông qua hoạt động tài chính gián tiếp. Trước hết các trung gian tài chính huy động vốn từ những người có vốn (người tiết kiệm) bằng nhiều hình thức để tạo thành vốn kinh doanh của mình. Sau đó, sử dụng vốn kinh doanh này để cho người cần vốn vay lại hoặc thực hiện các hình thức đầu tư khác. Bằng cách này, các trung gian tài chính đã tập trung được các nguồn vốn nhỏ, từ các hộ gia đình các tổ chức kinh tế thành một lượng vốn lớn, đáp ứng nhu cầu của người cần vốn từ những khối lượng vay nhỏ đến những khối lượng vay lớn, từ những cá nhân chưa từng ai biết đến tới những công ty lớn có tiếng trên thị trường. Chính vì vậy, các trung gian tài chính đã đáp ứng được những nhu cầu mà thị trường tài chính không giải quyết được, hoặc giải quyết không có hiệu quả. Tuỳ theo lĩnh vực và phạm vi hoạt động, các trung gian tài chính được chia thành các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp, công ty tài chính...
2.1 Về thực trạng phát triển thị trường tiền tệ
Tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Qũy tín dụng TW, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư... Tuy nhiên tham gia là thành viên của thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị trường mở... thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các NHTM NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, một số công ty bảo hiểm...
Về cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ, được thể hiện tập trung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. Theo đó, dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế, từ tháng 6-2002, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đó. Hàng tháng Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; cùng với lãi suất nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ Swap, lãi suất thị trường mở, lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước tác động vào lãi suất thị trường, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng.
Tác động vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buộc. Khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, có tác động làm tăng chi phí đầu vào của các TCTD. Do đó hoặc là các TCTD giữ nguyên lãi suất huy động vốn thì phải tăng lãi suất cho vay; hoặc là đồng thời vừa phải tăng lãi suất cho vay, vừa phải tăng lãi suất huy động vốn.
Công cụ điều hành tỷ giá cũng có tác động vào lãi suất của các TCTD trên thị trường tiền tệ, nhưng không rõ nét.
Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các TCTD, với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ động trong các hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năng động và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển.
3.1 Về thực trạng phát triển thị trường tiền gửi và huy động vốn:
Đây là thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các tổ chức trung gian tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong thời gian gần đây, các Tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau:
- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài khoản sử dụng thẻ... Tính đến nay trong cả nước đã mở được khoảng trên 1.300.000 tài khoản cá nhân, trong đó có khoảng trên 750.000 tài khoản của các chủ thể.
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế - xã hội. Giữa các TCTD cạnh tranh thu hút tiền gửi của Kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo Việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực...
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn truyền thống giữa các TCTD và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Thời gian gần đây, để khuyến khích khách hàng, một số ngân hàng thương mại đưa ra dịch vụ: gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích lũy hay còn gọi là tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm lũy tiến trả lãi theo số tiến gửi càng cao thì lãi suất càng cao, tiết kiệm linh hoạt tức là khách được chủ động rút tiền ra bất cứ lúc nào có nhu cầu và lãi suất tính theo số ngày thực tế gửi tương ứng với kỳ hạn gần nhất, tiết kiệm dự thưởng...
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... chủ yếu là huy động vốn có thời hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên thị trường thu hút tiền gửi và thị trường huy động vốn, đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện rất đa dạng và phong phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy động vốn.
Tuy nhiên trong việc phát triển thị trường này, có thể thấy một tồn tại lớn là chưa thu hút được tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay rút tiền mặt ra chi tiêu bất cứ lức nào có nhu cầu. Đây là nguồn vốn rất lớn và rất quan trọng, tạo đà cho phát triển thị trường tiền tệ, bởi vì nó gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, gia tăng vốn khả dụng cho các TCTD.
4.1 Về quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán:
Sau một thời gian xây dựng và phát triển, đến nay đã có trên 100 công ty niêm yết cổ phiếu và một số loại trái phiếu được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Trong lĩnh vực này, hệ thống ngân hàng tiếp tục đóng vai trò tích cực trong phát triển thị trường chứng khoán, với hầu hết trong số gần 50 công ty kinh doanh chứng khoán đang hoạt động là trực thuộc các ngân hàng thương mại, với đa dạng các nghiệp vụ: môi giới, tư vấn đầu tư, lưu ký chứng khoán, cho vay thanh toán chứng khoán... Hầu hết các công ty này đều kinh doanh có hiệu quả. Một số công ty đã tổ chức đại lý đấu thầu cổ phiếu của một số NHTM cổ phần phát hành mới tăng thêm vốn điều lệ.
NHNN cũng đã ban hành quy định tạm thời về việc niêm yết cổ phiếu của NHTM cổ phần trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Hiện nay nhiều NHTM cổ phần đã sẵn sàng niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Được biết hiện nay NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín đã có đơn và hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép vấn đề này.
Tuy chưa chính thức niêm yết giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, nhưng thời gian qua, cổ phiếu của nhiều NHTM cổ phần đã giao dịch đơn lẻ, không chính thức trên thị trường phi tập trung OTC. Mệnh giá cổ phiếu của nhiều NHTM cổ phần được giao dịch cao gấp 1,1 lần đến 2,5 lần so với mệnh giá ban đầu. Uy tín trong và ngoài nước của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng tăng lên. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế và ngân hàng nước ngoài đã và đang mua cổ phần, chuyển giao công nghệ ngân hàng hiện đại, hỗ trợ về tài chính cho các ngân hàng thương mại cổ phần.
Thủ tướng Chính phủ đã chính thức có quyết định cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Theo kế hoạch, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đang triển khai bước đầu tiên cổ phần hóa. Tổng giá trị cổ phiếu phát hành trên hai Trung tâm giao dịch chứng khoán để tăng vốn điều lệ vào khoảng 1.000 tỷ đồng.
Với khối lượng giá trị cổ phiếu lớn như vậy nếu được giao dịch và niêm yết trên hai Trung tâm giao dịch chứng khoán, thì chứng khoán giao dịch chủ yếu của hai Trung tâm này sẽ là cổ phiếu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tiếp theo đó sẽ là Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long và Ngân hàng Đầu tư-phát triển Việt Nam cũng đề nghị được cổ phần hóa. Khi đó chắc chắn hoạt động của hai Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ sôi động hẳn lên, tạo nền tảng mới cho sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
5.1 Một số đánh giá về thực trạng phát triển thị trường tài chính ở nước ta
Về thị trường vốn ngắn hạn hay còn gọi là thị trường tiền tệ. Nhìn chung thị trường này chưa phát triển và Ngân hàng Nhà nước NHTW, chưa thực sự đóng vai trò can thiệp có hiệu quả vào thị trường này. Các loại lãi suất của NHTW: lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước có tác động rõ nét đến thị trường. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc... thiếu linh hoạt. Các NHTM và Tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau tăng lãi suất huy động vốn một cách một chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho chính các NHTM.
Về thị trường chứng khoán. Có thể khẳng định rằng, trong tiến trình phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam, tiềm năng của việc tham gia của các NHTM là rất lớn. Việc các NHTM cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, các NHTM NN cổ phần hóa thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu trên Trung tâm, cũng như tới đây sẽ có thêm một số Công ty kinh doanh chứng khoán của các NHTM đi vào hoạt động... sẽ tạo đà thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa.
Song cho đến thời điểm này, mới chỉ có gần 100 công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là quá ít, tạo ra sự nghèo nàn hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của các NHTM chưa được niêm yết và giao dịch cũng phần nào hạn chế tính sôi động của thị trường. Tính thanh khoản của thị trường chưa cao. Thông tin chưa thật sự minh bạch.
6.1 Nguyên nhân của tình trạng trên:
Ngân hàng TW chưa thực sự mạnh, năng lực điều hành chính sách tiền tệ và vận hành nghiệp vụ NHTW còn hạn chế. Họat động dịch vụ của các NHTM và TCTD chưa phát triển. Tiến trình cơ cấu lại các NHTM chưa đạt được các kết quả như dự kiến, đặc biệt là xử lý nợ xấu đang có xu hướng gia tăng trở lại. Việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ an toàn theo thông lệ quốc tế.
Tiến trình cổ phần hóa DNNN nói chung, cổ phần hóa NHTM Nhà nước nói riêng còn rất chậm, đây cũng là lực cản cho sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, việc Hội đồng quản trị các NHTM cổ phần có tư tưởng chần chừ, chậm đưa cổ phiếu của các NHTM cổ phần của mình niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, cũng làm chậm tiến trình nói trên.
7.1 Giải pháp và kiến nghị cho phát triển thị trường tài chính ở nước ta trong thời gian tới:
Việt Nam không thể đẩy quá nhanh việc xây dựng thị trường tài chính, cũng như thị trường chứng khoán vượt lên trên sự phát triển chung của nền kinh tế, tức là phải phát triển đồng bộ, tất nhiên là phải có sự ưu tiên xây dựng các tiền đề, cơ sở hạ tầng nào đó. Chúng ta không thể nôn nóng, cũng như không thể ngồi chờ cho đủ điều kiện được. Như phần đầu bài viết đã đề cập, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên, khi thị trường tiền tệ nóng lên, thì thị trường chứng khoán cũng sôi động. Phát triển thị trường tiền tệ, làm tăng tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn trong nền kinh tế, nâng cao khả năng kinh doanh trên thị trường tiền tệ của các tổ chức trung gian tài chính, tạo điều kiện cho các tổ chức này sẵn sàng tham gia có hiệu quả trên thị trường chứng khoán. Theo đó một số đề xuất và kiến nghị như sau:
- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, trực tiếp là Ủy ban chứng khoán Nhà nước phối hợp chặt chẽ mạnh dạn đưa 2-4 NHTM cổ phần đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Phối hợp chặt chẽ, trên cơ sở tài trợ quốc tế, tổ chức các cuộc hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn ngắn ngày về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và niêm yết cổ phiếu của NHTM trên thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính cũng nên cùng NHNN tập trung tháo gỡ vướng mắc trong việc định giá NHTM và một số giải pháp khác đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa hai NHTM NN đầu tiên theo kế hoạch.
- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Có thể tăng tần suất các phiên đấu thầu từ 1 phiên/1tuần hiện nay lên 2 phiên/tuần. Linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến trên thị trường. Thời hạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn, như kỳ hạn 60 ngày, 90 ngày... thay cho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay. Cần có cơ chế để các NHTM cổ phần và Ngân hàng khác có quy mô nhỏ hơn có thể trúng thầu tín phiếu trên thị trường này. Đặc biệt là Bộ Tài chính cần có biện pháp đưa các Công ty bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tham gia đấu thầu tín phiếu, không nên để tình trạng lãng phí vốn hay quan hệ tiền gửi không kỳ hạn trực tiếp với các TCTD như hiện nay.
- Ngân hàng Nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của Quỹ tín dụng, có cơ chế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thu hút Quỹ tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị trường tiền tệ so NHNN tổ chức, vận hành.
- NHNN nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ vai trò can thiệp cuối cùng của NHNN trên thị trường này. Tiến tới công bố được lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt Nam do là lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Bản thân các Tổ chức trung gian tài chính cần phải nhanh chóng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, nhất là nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệ theo thông lệ quốc tế. Các NHTM mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và thu hút tiền gửi không kỳ hạn, dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Đây cũng chính là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới, cũng như là khách hàng tiềm năng của nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà Ngân hàng thương mại cần nhằm tới thu hút./.
2. Quan điểm 2: Căn cứ theo vai trò kiểm soát của nhà nước , đặc biêt là kiểm soát với lãi suất thì: hệ thống tài chính chia thành hai mô hình là hệ thống tài chính được kiểm soát và hệ thống tài chính tự do.
*Hệ thống tài chính được kiểm soát:
+ Đặc trưng:
-Lãi suất ngân hàng được ấn định, kiểm soát chặt chẽ và gần như cố định.
-Tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao.
-Tông tại tình trạng phân bổ và chỉ định tín dụng.
- Không tồn tại yếu tố cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng độc quyền bởi nhà nước.
-Sự can thiệp và kiểm soát của nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước là điều kiện để kiểu hệ thống tài chính này tồn tại và phát triển.
+Mục đích: ổn định kinh tế, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển.
+Nơi áp dụng: một số nước đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi.
+Ưu điểm:
-ổn định kinh tế vĩ mô.
-Thâm hụt ngân sách thấp.
+Hạn chế:
-lãi suất thực âm.
-Các tài sản tài chính k có tính lỏng hoặc tính lỏng thấp.
-Gây sự khác biệt về lãi suất tín dụng.
-Gây nên tình trạng tập trung đầu tư vào các tài sản không bị ảnh hưởng bởi lạm phát: vàng, bất động sản.... nên gây nên tình trạng thếu vốn đầu tư phát triển khinh tế.
-Gây ra tâm lý ỷ lại vào nhà nước.
-Nhà đầu tư phải dựa vào phần lớn vốn tự có để kinh doanh.
Ở Việt Nam: hoạt động theo nguyên tắc này gồm có:
- ngân hàng nhà nước Việt nam: hoạt động nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt đọng ngân hàng và hệ thống tín dụng, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa thông qua các chính sách.
-Quỹ bảo hiểm xã hội.
- Ngân hàng chính sách xã hội.
- quỹ tín dụng trung ương.
......
Ví dụ:
Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước được duy trì trong 1 khoảng thời gian và do ngân hàng ấn định.
Giá trị
Văn bản quyết định
Ngày áp dụng
9%
2868/QĐ-NHNN 29/11/2010
01/12/2010
9%
"2619/QĐNHNN 05/11/2010"
05/11/2010
8%
2561/QĐ-NHNN 27/10/2010
01/11/2010
8%
2281/QĐ-NHNN 27/9/2010
01/10/2010
8%
2024/QĐ-NHNN 25/8/2010
01/09/2010
8%
1819/QĐ-NHNN 27/7/2010
01/08/2010
8%
1565/QĐ-NHNN 24/6/2010
01/07/2010
8%
1311/QĐ-NHNN 31/5/2010
01/06/2010
8%
1011/QĐ-NHNN 27/4/2010
01/05/2010
8%
618/QĐ-NHNN 25/03/2010
01/04/2010
8%
353/QĐ-NHNN 25/2/2010
01/03/2010
8%
134/QĐ-NHNN 25/01/2010
01/02/2010
8%/năm
2665/QĐ-NHNN 25/11/2009
01/12/2009
7%
2459/QĐ-NHNN 28/10/2009
01/11/2009
7,0%/năm
2232/QĐ-NHNN
01/10/2009
7%
2024/QĐ-NHNN 26/8/2009
01/09/2009
7%
1811/QĐ-NHNN 30/7/2009
01/08/2009
7%
1539/QĐ-NHNN 30/6/2009
01/07/2009
7%
1250/QĐ-NHNN 22/5/2009
01/06/2009
7%
1015/QĐ-NHNN 29/4/2009
01/05/2009
7%
626/QĐ-NHNN 24/03/2009
01/04/2009
7%
378/QĐ-NHNN 24/02/2009
01/03/2009
7,0%
172/QĐ-NHNN 23/1/2009
01/02/2009
8.5%/năm
3161/QĐ-NHNN 19/12/2008
22/12/2008
10,0%/năm
2948/QĐ-NHNN 03/12/2008
05/12/2008
11%
2809/QĐ-NHNN
21/11/2008
12%/năm
2559/QĐ-NHNN 3/11/2008
05/11/2008
13.0%/năm
2316/QĐ-NHNN 20/10/2008
21/10/2008
14.00%/năm
2131/QĐ-NHNN 25/09/2008
01/10/2008
14%/năm
1906/QĐ-NHNN 29/8/2008
01/09/2008
14%/năm
1434/QĐ-NHNN 26/6/2008
01/07/2008
14%/năm
1317/QĐ-NHNN 10/6/2008
11/06/2008
12,00%
1257/QĐ-NHNN 30/5/2008
01/06/2008
12%
1099/QĐ-NHNN 16/5/2008
19/05/2008
8.75
978/QĐ-NHNN 29/4/2008
01/05/2008
8.75%
689/QĐ-NHNN 31/03/2008
01/04/2008
8.75%
479/QĐ-NHNN 29/2/2008
01/03/2008
8.75%
305/QĐ-NHNN 30/1/2008
01/02/2008
8.25%/năm
3096/QĐ-NHNN
01/01/2008
8.25%/năm
2881/QĐ-NHNN
01/12/2007
8,25%/năm
2538/QĐ-NHNN 31/10/2007
01/11/2007
8,25%/năm
2265/QĐ-NHNN 28/9/2007
01/10/2007
8,25%/năm
2018/QĐ-NHNN 30/8/2007
01/09/2007
8,25%/năm
1787/QĐ-NHNN 31/7/2007
01/08/2007
8,25%/năm
1546/QĐ-NHNN 29/06/2007
01/07/2007
8,25%/năm
1143/QĐ-NHNN 29/5/2007
01/06/2007
8.25%/năm
908/QĐ-NHNN 27/04/2007
01/05/2007
8,25%/năm
632/QĐ-NHNN 29/03/2007
01/04/2007
8,25%/năm
424/QĐ-NHNN 27/02/2007
01/03/2007
8,25%/năm
298/QĐ-NHNN 31/1/2007
01/02/2007
8,25%/năm
2517/QĐ-NHNN 29/12/2006
01/01/2007
8,25%/năm
2308/QĐ-NHNN 30/11/2006
01/12/2006
0,6875%/tháng (8,25%/năm)
2045/QĐ-NHNN 30/10/2006
01/11/2006
8,25%/năm
1887/QĐ-NHNN 29/09/2006
01/10/2006
0,6875%/tháng (8,25%/năm)
1714/QĐ-NHNN 31/08/2006
01/09/2006
0,6875%/tháng (8,25%/năm)
1522/QĐ-NHNN 31/7/2006
01/08/2006
0,6875%/tháng (8,25%/năm)
1234/QĐ-NHNN 30/06/2006
01/07/2006
0,6875%/tháng (8,25%/năm)
1044/QĐ-NHNN 31/05/2006
01/06/2006
0,6875%/tháng (8,25%/năm)
854/QĐ-NHNN 28/4/2006
01/05/2006
0,6875%/tháng (8,25%/năm)
581/QĐ-NHNN 30/3/2006
01/04/2006
0,6875%/tháng (8,25%/năm)
311/QĐ-NHNN 28/2/2006
01/03/2006
0,6875%/tháng (8,25%/năm)
140/QĐ-NHNN 26/01/2006
01/02/2006
0,6875%/tháng (8,25%/năm)
1894/QĐ-NHNN 30/12/2005
01/01/2006
8,25%/năm
1746/QĐ-NHNN 01/12/2005
01/12/2005
0,65%/tháng (7,80%/năm)
1556/QĐ-NHNN 28/10/2005
01/11/2005
0,65%/tháng (7,8%/năm)
1426/QĐ-NHNN 30/9/2005
01/10/2005
0,65%/tháng (7,8%/năm)
1246/QĐ-NHNN 26/8/2005
01/09/2005
0,65%/tháng (7,8%/năm)
1103/QĐ-NHNN 28/7/2005
01/08/2005
0,65%/tháng (7,80%/năm)
936/QĐ-NHNN 30/6/2005
01/07/2005
0,65%/tháng (7,80%/năm)
781/QĐ-NHNN 31/5/2005
01/06/2005
0,65%/tháng (7,80%/năm)
567/QĐ-NHNN 29/4/2005
01/05/2005
0,65%/tháng (7,80%/năm)
315/QĐ-NHNN 25/03/2005
01/04/2005
0,65%/tháng (7,8%/năm)
211/QĐ-NHNN 28/2/2005
01/03/2005
0,65%/tháng (7,80%/năm)
93/QĐ-NHNN 27/1/2005
01/02/2005
0,625%/tháng (7,50%/năm)
1716/QĐ-NHNN 31/12/2004
01/01/2005
0,625%/tháng (7,50%/năm)
1522/QĐ-NHNN 30/11/2004
01/12/2004
0,625%/tháng (7,50%/năm)
1398/QĐ-NHNN 29/10/2004
01/11/2004
0,625%/tháng (7,5%/năm)
1254/QĐ-NHNN 30/9/2004
01/10/2004
0,625%/tháng (7,5%/năm)
1079/QĐ-NHNN 31/8/2004
01/09/2004
0,625%/tháng (7,50%/năm)
968/QĐ-NHNN 29/7/2004
01/08/2004
0,625%/tháng (7,5%/năm)
797/QĐ-NHNN 29/6/2004
01/07/2004
0,625%/tháng (7,5%/năm)
658/QĐ-NHNN 28/05/2004
01/06/2004
0,625%/tháng (7,5%/năm)
2210/QĐ-NHNN 27/02/2004
01/03/2004
7,50%/năm
285/2003/QĐ-NHNN 31/03/2003
01/04/2003
7,44%/năm
792/2002/QĐ-NHNN 26/07/2002
01/08/2002
7,20%/năm
1247/2001/QĐ-NHNN 28/09/2001
01/10/2001
7,80%/năm
557/2001/QĐ-NHNN 26/04/2001
01/05/2001
8,40%/năm
237/2001/QĐ-NHNN 28/03/2001
01/04/2001
8,70%/năm
154/2001/QĐ-NHNN 27/02/2001
01/03/2001
9,00%/năm
242/2000/QĐ-NHNN 02/08/2000
05/08/2000
Như vậy ta thấy, Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước được duy trì trong 1 khoảng thời gian và do ngân hàng ấn định.
Ngày 22 Tháng 03 Năm 2011
Thời hạn
VNIBOR(%/năm)
Doanh số giao dịch(tỷ đồng)
Qua đêm
13,46
1 Tuần
12,80
2 Tuần
12,81
1 Tháng
12,69
3 Tháng
13,50
6 Tháng
13,50
12 Tháng
13,50
*hệ thống tài chính tự do:
+Đặc trưng:
- Lãi suất ngân hàng lại chịu sự tác động hoàn toàn bởi thị trường.
-Tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
-Không tồn tại chỉ định và phân bố tín dụng.
-Chịu sức ép cạnh tranh của thị trường tài chính trong vệc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế.
-Các định chế tài chính lại giữ một vị trí quan trọng trong việc phân bổ nguồn lực tài chính.
+Mục đích: thúc đẩy cạnh tranh để tạo động lực phát triển kinh tế.
+ Nơi áp dụng: các nước có nền kinh tế phát triển.
+Ưu điểm:
Làm tăng lãi suất thực.
Tăng vốn đầu tư nước ngoài.
Tăng hiệu quả đầu tư.
+ Hạn chế:
Gây ổn định kinh tế vĩ mô.
Rủi ro cao, khủng hoảng ngân hàng
Các tổ chức tài chính ở Việt Nam hoạt đọng theo nguyên tắc này gồm có:
Các ngân hàng thương mại.
Các công ty bảo hiểm k thuộc nhà nước.
Các công ty chứng khoán không thuộc nhà nước.
Công ty cho thuê tài chính: hiện naycó 9 công ty cho thuê tài chính có 3 liên doanh còn lại thuộc các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Quỹ tín dụng khu vực.
........
Điển hình như ACB, lãi suất tiền gửi VND lĩnh lãi tháng của kỳ hạn 1 - 2 - 3 tháng là: 15,7% - 15,5% - 15,75%; 6 tháng 15,5%; đến 24 tháng chỉ còn 10,95% và kỳ hạn 36 tháng là 10,2%. Hay như Vietcombank, kỳ hạn 1 - 2 - 3 tháng là 15% - 15,5% - 16,8%; còn các kỳ hạn 24 - 36 - 48 - 60 tháng chỉ là 13,5%...
.
3. Quan điểm 3: Hệ thống tài chính được xem xét theo cách thức cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Hệ thống tài chính là một tổng thể bao gồm các thị trường tài chính, các định chế tài chính trung gian, cơ sở hạ tầng pháp lí- kĩ thuật và các tổ chức giám sát và điều hành HTTC để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính nhằm đạt được mục tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế.
Hệ thống tài chính bao gồm :
Thị trường tài chính
Các định chế tài chính trung gian
Cơ sở hạ tầng pháp lí- kĩ thuật
Tổ chức giám sát và điều hành hệ thống tài chính
Sơ đồ dòng tiền:
Thị trường tài chính trực tiếp
Trung gian tài chính
Người có vốn:
+ Chính phủ
+ Doanh nghiệp
+ Hộ gia đình
+ Chủ thể khác
Người cần vốn:
+ Chính phủ
+ Doanh nghiệp
+ Hộ gia đình
+ Chủ thể khác
Giải thích sơ đồ dòng tiền: dòng vốn được chuyển từ người có vốn sang người cần vốn thông qua 2 kênh: thị trường tài chính và trung gian tài chính
Sự vận động thông qua thị trường tài chính được gọi là kênh dẫn vốn trực tiếp
Sự vận động thông qua trung gian tài chính gọi là kênh dẫn vốn gián tiếp
Dòng luân chuyển vốn:
Người có vốn Thị trường tài chính trực tiếp Người cần vốn
Thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động mua bán quyền sử dụng nguồn tài chính
Người có vốn và người cần vốn gặp gỡ nhau trực tiếp
Giá cả của quyền sử dụng nguồn tài chính được hình thành từ quan hệ cung cầu nên vừa có lợi cho người có vốn vừa có lợi cho người cần vốn
VD: cho vay nặng lãi hoặc vay nóng
ƯU ĐIỂM:
Không mất chi phí chuyển giao vốn
Luân chuyển vốn nhanh gọn hơn
NHƯỢC ĐIỂM:
Rủi ro cao(do thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm)
Quy mô nhỏ
VD về thị trường tài chính:
Người có vốn Trung gian tài chính người cần vốn
Trung gian tài chính là các tổ chức chuyên nghiệp về cung cấp các dịch vụ tài chính, là người chắp nối thông tin giữa người có vốn và người cần vốn
ƯU ĐIỂM:
Hoạt động chuyên nghiệp, rủi ro thấp
Quy mô lớn
NHƯỢC ĐIỂM:
Làm giảm lợi nhuận của người có vốn
Làm tăng chi phí của người cần vốn
Ở Việt Nam hiện nay có các trung gian tài chính sau:
Ngân hàng thương mại: trung gian tài chính này huy động tiền gửi để cho vay và thực hiện các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác. Hiện nay ở Việt Nam có: 5 Ngân hàng thương mại lớn( Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển, 6 Ngân hàng lien doanh, 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài,…
Các tổ chức tín dụng: các trung gian tài chính này hoạt động dưới hình thức đi vay để cho vay
Các công ty tài chính: là các trung gian tài chính huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu để cho vay, thuê, mua và cho vay tiêu dung.
Tại Việt Nam, hiện có tới 17 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước: Công ty tài chính công nghiệp tàu thủy, Công ty tài chính Điện lực, Công ty tài chính xi măng, Công ty tài chính Than khoáng sản Việt Nam, công ty tài chính cổ phần dầu khí,…Ưu điểm của các công ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn , cung ứng cho nhiều dự án lớn trọng điểm. Tuy nhiên ở Việt Nam, các công ty tài chính lại trực thuộc các tập đoàn mà các tập đoàn này về bản chất là sử dụng vốn của Nhà nước
Các công ty bảo hiểm: là các trung gian tài chính thu phí bảo hiểm và bồi thường tổn thất cho khách hàng khi xảy ra rủi ro, đồng thời đầu tư vốn nhàn rỗi trên thị trường tài chính.
Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Quốc gia, tính đến tháng 6/2009, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nắm giữ là 250,43 nghìn tỉ.
Các quỹ hưu trí : là các trung gian tài chính nhận phần đóng góp từ lương của người lao động để chi trả cho họ khi họ nghỉ hưu
Các tổ chức đầu tư: là những trung gian tài chính thay cho người đầu tư trên thị trường tài chính
Người có vốn Thị trường tài chính trực tiếp Trung gian tài chính
Dòng vốn này thể hiện các trung gian tài chính cũng là một chủ thể cần vốn, họ có thể phát hành chứng khoán ra thị trường tài chính để huy động vốn
ƯU ĐIỂM: làm tăng tính thanh khoản
NHƯỢC ĐIỂM: tăng chi phí so với huy động vốn từ tiền gửi
Trung gian tài chính Thị trường tài chính trực tiếp Người cần vốn
Dòng vốn này thể hiện hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính
ƯU ĐIỂM: tăng lợi nhuận cho các trung gian tài chính
NHƯỢC ĐIỂM: rủi ro cao
VD: các trung gian tài chính sẽ đầu tư, góp vốn mua cổ phiếu, trái phiếu từ các công ty.
VỊ TRÍ CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán quyền sử dụng nguồn tài chính
Vai trò của thị trường tài chính
Thị trường tài chính thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư;
Thị trường tài chính góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính;
Thị trường tài chính thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước
Cấu trúc của thị trường tài chính
Căn cứ theo thời hạn luân chuyển vốn:
Thị trường tiền tệ: Là một thị trường tài chính chỉ có các công cụ ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm);
Thị trường vốn: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận là thị trường cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu.
Căn cứ theo phương thức huy động nguồn tài chính
Thị trường nợ: Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trên thị trường tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụ như trái khoán hay một món vay thế chấp. Công cụ vay nợ là sự thoả thuận có tính chất hợp đồng có lãi suất cố định và hoàn trả tiền vốn vào cuối kì hạn. Kì hạn dưới 1 năm là ngắn hạn, trên 1 năm là trung và dài hạn. Thị trường nợ là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ kể trên;
Thị trường vốn cổ phần: Phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của công ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừ chi phí, thuế và thanh toán cho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ).
Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính
Thị trường sơ cấp: Là thị trường tài chính trong đó diễn ra việc mua bán chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường cấp một thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng;
Thị trường thứ cấp: Là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hành. Khi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này thì người vừa bán chứng khoán nhận được tiền bán chứng khoán còn công ty phát hành không thu được tiền nữa, một công ty thu được vốn chỉ khi chứng khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp.
Căn cứ vào tính chất pháp lý
Thị trường tài chính chính thức: là bộ phận của thị trường tài chính, mà tại đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Các chủ thể tham gia được pháp luật thừa nhận và bảo vệ;
Thị trường tài chính không chính thức: là thị trường tài chính, mà ở đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính không theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.
Liên hệ thực tế ở việt nam về thị trường tài chính
Ở Việt Nam hầu hết vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều do các ngân hàng thương mại cung cấp, các loại thị trường khác đang có quy mô rất nhỏ. Hay nói cách khác,ở Việt Nam, việc huy động và phân bổ vốn chủ yếu thực hiện qua các trung gian tài chính, trong đó các ngân hàng thương mại đóng vai trò chính.
Đối với tín dụng, hiện Việt Nam cũng đã có thị trường tín phiếu, thị trường tráiphiếu, thị trường cổ phiếu; thị trường vay nợ ngân hàng. Như trên đã nói, thị trường vay nợ ngân hàng là chủ yếu.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp: Việt Nam cũngđã có thị trường sơ cấp là nơi phát hành chứng khoán lầnđầu tiên. Trên thị trường này, khi phát hành chứng khoán, thường do một công ty chứng khoán làm các thủ tục, tư vấn và một công ty chứng khoán khác bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, hiện có 26 loại cổ phiếu, một chứng chỉ của quỹ đầu tư VF1, các loại trái phiếu chính phủ và trái phiếu của Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam được giao dịch.
Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung: ỞViệt Nam, số lượng các doanh nghiệp giao dịch trên thị trường tập trung là rất ít, trong khi các giao dịch trên thị trường phi tập trung là chủ yếu.
Thị trường chính thức và phi chính thức: Ngoài thị trường tài chính chính thức, nơi mà các ngân hàng, các công ty tài chính, các công ty chứng khoán … hoạt động,ở Việt Nam còn có thị trường phi chính thức là các hợp tác xã tín dụng, các tổ chức tín dụng vi môở nông thôn, hụi … hoạtđộng. Các loại hình tín dụng phi chính thức nàyđóng một vai trò đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
B. Trung gian tài chính
Khái niệm: trung gian tài chính là một tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, làm trung gian giữa những chủ thể có vốn và các chủ thể cần vốn, giúp cho đồng vốn được luân chuyển có hiệu quả.
Các trung gian tài chính bao gồm: ngân hàng thương mại, Các tổ chức tín dụng,Công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hưu trí, các tổ chức đầu tư khác….
Ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu thông qua việc huy động tiền gửi tiết kiệm để cho vay
Công ty tài chính huy động vốn chủ yếu thông qua hình thức phát hành trái phiếu để cho vay chủ yếu dưới hình thức thuê mua, cho vay tiêu dùng.
Công ty bảo hiểm huy động vốn chủ yếu thông qua việc thu bảo hiểm phí từ bán các sản phẩm bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường khi có rủi ro xảy ra theo hợp đồng bảo hiểm
Liên hệ thực tế ở Việt Nam
Các ngân hàng thương mại: Hiệnở Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm hơn 70% thị phần tín dụng và huyđộng vốn; 37 ngân hàng cổ phầnđô thị và nông thôn, chiếm 11% thị phần tín dụng và huyđộng vốn; 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh chiếm 12% thị phần huyđộng vốn và tín dụng.
Ngân hàng chính sách xã hội: Hiện có một ngân hàng chính sách xã hội thực hiện việc cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách. Tiền thân của ngân hàng này là Ngân hàng phục vụ người nghèo thành lập năm 1995.
Các công ty tài chính: Hiện có 5 công ty tài chính trực thuộc các tổng công ty lớn. Các công ty tài chính này chủ yếu là dàn xếp tài chính cho tổng công ty mà nó trực thuộc. Ngoài ra trước năm 2003 còn có Công ty tài chính Sài gòn là mộtđơn vị độc lập không thuộc bất kỳ một tổng công ty nào. Nhưng do những hạn chế của mô hình này hiệnđã chuyển thành Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á.
Các công ty cho thuê tài chính: Hiện có 9 công ty cho thuê tài chính, trongđó có 3 liên doanh. Sáu công ty còn lại trực thuộc 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Trongđó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có 2 công ty. Nhìn chung hoạtđộng thuê mua tài chính còn nhiều hạn chế. Tổng số cho thuê của các công ty này có một phần không nhỏ là tài sản của các ngân hàng mẹ thuê.
Các quỹ tín dụng: có hai loại hình quỹ tín dụng là quỹ tín dụng trungương và quỹ tín dụng khu vực. Tổng số các hợp tác xã tín dụng là 898 và chiếm 1,5% thị phần huyđộng vốn và cho vay. Ngoài ra còn một số loại hình tổ chức tài chính khác hoạtđộng theo Luật các tổ chức tín dụng là các công ty quản lý tài sản, các tổ chức cầmđồ…
Tất cả các tổ chức tín dụng hoạtđộng theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổng dư nợ cho vay của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt gần 380.000 tỷ, xấp xỉ 60% GDP. Tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng Việt Nam khoảng 33.500 tỷ đồng
Uỷ ban chứng khoán nhà nước: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi mới thành lập là cơ quan trực thuộc Chính phủ, năm 2004 chuyển thành cơ quan trực thuộc Bộ tài chính. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có nhiệm vụ chính trong việc tổ chức và giám sát các hoạt động của thịtrường chứng khoán Việt Nam.
Các công ty chứng khoán: Hiện có 13 công ty chứng khoán hoạtđộng với chức năng là các tổ chức môi giới trên thị trường chứng khoán như lập các thủ tục phát hành, bảo lãnhphát hành chứng khoán …
Ngân hàng chỉ định thanh toán: Trên thị trường có 1 ngân hàng chỉ định thanh toán là Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng lưu ký chứng khoán: Hiện có 5 ngân hàng lưu ký chứng khoán.
Công ty quản lý quỹ đầu tư: Hiện tại có 1 công ty quản lý quỹ đầu tưđang quản lý quỹ VF1. Các công ty niêm yết: Hiện có 26 công ty niêm yết trên thị trường. Các công ty này chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nướcđược cổ phần hoá.
Tổng số vốn giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam gần 27.000 tỷ đồng, bằng 4% GDP. Trongđó, giá trị cổ phiếu bằng 3.195 tỷ đồng, chiếm 12% tổng giá trị thị trường, bằng 0,5% GDP.
Ngoài ra còn có một số quỹ đầu tưđóng vài tròđáng kể trên thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường tài chính nói chung là Dragon Capital, Mekong Capital, Vinacapital, Indochina Capital, Quỹ đầu tư mạo hiểm của tậpđoàn dữ liệu quốc tế (IDG) và một số công ty quản lý quỹ như Công ty quản lý quỹ đầu tư Việt Nam, Công ty quản lý quỹ Thành Việt, Công ty quản lý quỹ Manulife và Công ty quản lý quỹ Frudential, Finansa
Các công ty bảo hiểm: Hiện có khoảng 24 công ty bảo hiểmđang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn điều lệ gần 5.000 tỷ đồng. Trongđó có 4 doanh nghiệp nhà nước, 7 công ty bảo hiểm cổ phần, 7 công ty bảo hiểm liên doanh và 6 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) chiếm thị phần chủ yếu. Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất là Bảo Việt, Prudential và AIA. Các công ty bảo hiểm hoạtđộng theo Luật bảo hiểm và chịu sự quản lý của Bộ Tài chính.
Quy mô thị trường: Tổng số thu phí bảo hiểm năm 2004 gần 12.500 tỷ đồng, trongđó doanh thu từ bảo hiểm nhân thọ chiếm khoảng 2/3 tổng số doanh thu của bảo hiểm. Doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu tập trungđầu tư vào trái phiếu và gửi tại các ngân hàng thương mại
Quỹ lương hưu: hiện Việt Nam chưa có quỹ lương hưu, nhưng có một quỹ rất lớn đó là bảo hiểm xã hội Việt Nam. Phần thặng dư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ yếu chuyển sang Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Tiết kiệm bưu điện: Đây là tổchức thực hiện các loại hình huy động tiết kiệm nhỏ lẻ dựa trên hệ thống bưu cục rộng khắp của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tổng số vốn Tiết kiệm bưuđiện huyđộngđược gần 30.000 tỷ đồng. Phần huyđộng này chủ yếu chuyển giao sang cho Quỹ hỗ trợ Phát triển.
Quỹ hỗ trợ phát triển và các quỹ đầu tư phát triển của các tỉnh, thành phố: Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức cấp tín dụngđầu tư phát triển của nhà nước (tín dụng chỉ định) cho các dự án. Quỹ này trực thuộc Bộ tài chính. Các quỹ đầu tư phát triểnđịa phương trực thuộc các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Các quỹ này có nhiệm vụ cho vay các dự án theođịnh hướng phát triển của từng địa phương. Quỹ hỗ trợ phát triển và các quỹ đầu tư phát triển của các địa phương hoạt động không chịu sự chi phối của Luật các tổ chức tín dụng và không chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Cơ sở hạ tầng pháp lý,kỹ thuật:
Khái niệm: Cơ sở hạ tầng pháp lý,kỹ thuật la khuân khổ các luật lệ và hệ thống làm nền tảng để các bên(tiết kiêm – cho vay,đi vay –đầu tư) lập kế hoạch đàm phán và thực hiện các giao dịch tài chính.
Các thành phần của cơ sở hạ tầng tài chính
Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước:hệ thống pháp luật là công cụ để phục vụ cho quản lý ở mọi quốc gia
Ở Việt Nam,các luật để giúp nhà nước quản lý hệ thống tài chính bao gồm:luật ngân sách nhà nước,luật ngân hàng nhà nước,luật các tổ chức tín dụng,luật kinh doanh bảo hiểm,luật bảo hiểm xã hội,luật chứng khoán.
Nguồn lực và cơ chế giám sát thưc thi : Nguồn lực và cơ chế giám sát thực thi có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của hệ thống pháp luật .
Nguồn nhân lực cho hệ thống tài chính ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được chú trọng cả về số lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao. Hệ thống pháp luật đoi khi chưa bắt kịp với sự phát triển của thị trường cũng như còn có sự chồng chéo nhất định đã gây khó khăn cho vấn đề giám sát, kiểm tra.
Các quy định về cung cấp thông tin : Quy định về kiểm toán, kế toán, quy định về công khai thông tin …để giảm thiểu rủi ro trong kiểm tra đầu tư
Hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch chứng khoán : là một nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt do các ngân hàng trung gian cung cấp để phục vụ cho các dịch vụ chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Ở Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triền đứng ra đảm nhiệm hệ thống này. Nhằm mục tiêu đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng, sẵn sàng hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã và đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có Dịch vụ thẻ.( thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng ) và Các dịch vụ trên ATM và POSĐ
Các tổ chức điều hành, quản lý hệ thống tài chính :
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia là cơ quan quan trọng nhất trong việc giám sát hoạt động hệ thống tài chính.
Ủy ban có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia, giám sát hợp nhất hoạt động của các tập đoàn tài chính; giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm...
Đồng thời, Ủy ban giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành thông qua việc kiến nghị các cơ quan thực hiện đúng quy trình và cơ chế giám sát, việc áp dụng các thông lệ quốc tế, chuẩn mực quốc tế về giám sát thị trường tài chính; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, quy định về quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động tài chính; các chiến lược, định hướng phát triển ngành ngân hàng, thị trường chứng khoán, bảo hiểm.
Ủy ban có trách nhiệm thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý, cung cấp thông tin về thị trường tài chính quốc gia; phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính, nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời.
Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho chính phủ.
Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ. Về cơ cấu tổ chức, theo Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước có 24 đơn vị trực thuộc, trong đó 19 đơn vị giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng trung ương, 5 đơn vị là tổ chức sự nghiệp.
Trên cơ sở Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, như sau:
- Vụ Chính sách tiền tệ: Tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng chính sách tiền tệ Quốc gia và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật.
- Vụ Quản lý ngoại hối: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.
- Vụ Thanh toán: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực thanh toán trong nền kinh tế quốc dân theo quy định của pháp luật.
- Vụ Tín dụng: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tín dụng ngân hàng và điều hành thị trường tiền tệ theo quy định của pháp luật.
- Vụ Dự báo thống kê tiền tệ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác dự báo, thống kê tiền tệ theo quy định của pháp luật.
- Vụ Hợp tác quốc tế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hợp tác và hội nhập quốc tế thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật.
- Vụ Kiểm toán nội bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN.
- Vụ Pháp chế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành ngân hàng.
- Vụ Tài chính- Kế toán: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của NHNN và quản lý Nhà nước về kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Vụ Tổ chức cán bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc, ban cán sự Đảng NHNN thực hiện công tác tổ chức, biên chế, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương và các chế độ khác thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật.
- Vụ Thi đua khen thưởng: Tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng: Tham mưu, giúp Thống đốc chỉ đạo và điều hành hoạt động ngân hàng; thực hiện công tác cải cách hành chính của NHNN; quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền, báo chí, văn thư, lưu trữ của ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, lưu trữ tại trụ sở chính NHNN.
- Cục Công nghệ tin học: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực công nghệ tin học trong phạm vi toàn ngành Ngân hàng.
- Cục Phát hành và kho quỹ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương về lĩnh vực phát hành và kho quỹ theo quy định của pháp luật.
- Cục Quản trị: Giúp Thống đốc quản lý tài sản, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, hậu cần, bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn cơ quan, chăm lo đời sống, sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc trụ sở chính NHNN.
- Sở Giao dịch: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương.
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: Cơ quan trực thuộc NHNN thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của NHNN; Tham mưu, giúp Thống đốc NHNN quản lý Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
- NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Là các đơn vị phụ thuộc của NHNN, chịu sự điều hành và lãnh đạo tập trung, thống nhất của Thống đốc NHNN; có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.
- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Đơn vị phụ thuộc của NHNN, thực hiện nhiệm vụ đại diện theo sự ủy quyền của Thống đốc NHNN.
- Viện Chiến lược ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước trực thuộc NHNN VN, có chức năng nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Ngân hàng; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho yêu cầy quản lý Nhà nước của NHNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Thông tin tín dụng: Tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN, có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cấu quản lý Nhà nước của NHNN; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật.
- Thời báo ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN; là cơ quan ngôn luận, diễn đàn xã hội và là công cụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hoạt động của ngành Ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật.
- Tạp chí ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN; là cơ quan ngôn luận và diễn đàn về lý luận, nghiệp vụ, khoa học và công nghệ ngân hàng; có chức năng tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học, công nghệ của ngành Ngân hàng và lĩnh vực liên quan theo quy định của NHNN và của pháp luật.
- Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng phục vụ yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của NHNN và của ngành ngân hàng theo quy hoạch, kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt.
Bộ tài chính : là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, hải quan, kế toán, kiểm toán, kiểm toán độc lập, giá, chứng khoán, bảo hiểm, hoạt động dịch vụ tài chính, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. …
Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ tai chinh:
Vụ Ngân sách nhà nước
Vụ Đầu tư
Vụ I(ngân sách Đảng, an ninh, quốc phòng, đặc biệt...)
Vụ Tài chính hành chính - sự nghiệp
Vụ Chính sách thuế
Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính
Vụ Bảo hiểm
Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán
Vụ Hợp tác quốc tế
Vụ Pháp chế
Vụ Tổ chức cán bộ
Vụ Tài vụ quản trị
Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh
Thanh tra
Cục Quản lý giá
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
Cục Tin học và Thống kê tài chính
Cục Quản lý công sản
Cục Tài chính doanh nghiệp
Các cơ quan quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực cụ thể.
Tổng cục Thuế do Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn kiêm nhiệm Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan do ông Nguyễn Ngọc Túc làm Tổng cục trưởng.
Kho bạc Nhà nước do bà Nguyễn Thị Nhơn làm Tổng Giám đốc.
Ủy ban Chứng khoán do ông Vũ Bằng làm Chủ tịch.
Tổng Cục Dự trữ nhà nước do ông Phạm Phan Dũng làm Tổng cục trưởng.
Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ
Học viện Tài chính
Trường Cao đẳng Tài chính Quản trị kinh doanh
Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán
Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan
Trường Đại học Tài chính - Marketing
Tạp chí Tài chính
Thời báo Tài chính Việt Nam
Nhà Xuất bản Tài chính
Ủy ban chứng khoán nhà nước : thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trực tiếp quản lý giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, quản lý các dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Các tổ chức tài chính quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á… Những tổ chức này định kỳ đánh giá hệ thống tài chính của mỗi quốc gia trên nhiều mặt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3 quan điểm về hệ thống tài chính.doc