A bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước, khi thấy tình hình xã hội có nhiều biến động, để gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận
A bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước. Khi thấy tình hình xã hội có nhiều biến động, để gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước A nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện K (huyện giáp biên giới) nhằm giết chết ông K và làm suy yếu chính quyền. A đã ném lựu đạn vào nhà làm ông K bị thương với tỉ lệ thương tật 31%. Sau đó A bị bắt. Hỏi: Các khẳng định sau là đúng hay sai, tại sao: a. A phạm tội giết người. (4 điểm) b. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. (3 điểm)
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3934 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu A bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước, khi thấy tình hình xã hội có nhiều biến động, để gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3
A bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước. Khi thấy tình hình xã hội có nhiều biến động, để gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước A nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện K (huyện giáp biên giới) nhằm giết chết ông K và làm suy yếu chính quyền. A đã ném lựu đạn vào nhà làm ông K bị thương với tỉ lệ thương tật 31%. Sau đó A bị bắt.
Hỏi: Các khẳng định sau là đúng hay sai, tại sao:
a. A phạm tội giết người. (4 điểm)
b. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. (3 điểm)
Bài làm
a, A phạm tội giết người là không chính xác. Hành vì của A cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
A phạm tội giết người là không chính xác.
Ở đây, ta thấy A có hành vi của tội giết người. Cụ thể:
Xét về mặt khách quan:
Hành vi: A đã có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của ông K. A đã sử dụng quả lựu đạn. Đây là vũ khí có thể làm chết nhiều người, cụ thể nó có thể tước đoạt tính mạng của ông K và gia đình.
Hậu quả: hành vi của A có thể dẫn đến cái chết cho ông K. Trong trường hợp này, ông K chỉ bị thương tích với tỉ lệ 31%. Mặc dù hậu quả chết người không xảy ra do hành vi khách quan. Có thể do ông K được gia đình phát hiện sớm hoặc do hành vi khách quan nào đó nên không dẫn đến cái chết cho ông K. Nhưng hành vi của A vẫn bị coi là hành vi giết người mà cụ thể là tội giết người chưa đạt.
Quan hệ nhân quả: Ở đây, do có hành vi ném lựu đạn vào nhà ông K của A, cho nên dẫn đến hậu quả là ông K bị thương nặng. Hành vi của A có quan hệ, là nguyên nhân dẫn đến hậu quả trong tình huống trên.
Xét về mặt chủ quan:
Lỗi của người phạm tội: Ở đây, ta thấy lỗi của A trong tình huống này là lỗi cố ý. A đã cố ý ném lựu đạn vào nhà ông K để giết ông K. Hành vi đó là do sự cố ý, sự điều khiển của ý thức của tội phạm, cho nên hành vi trên là hành vi có lỗi của người phạm tội.
Như vậy, xét về phương diện hành động và ý chí của tội phạm thì ta thấy rõ rằng: A có hành vi giết người và muốn giết chết ông K. Toàn bộ những dấu hiệu trên đều chứng minh được hành vi của A là phạm tội giết người theo qui định của Điều 93 BLHS.
Thế nhưng, ta thấy điểm mấu chốt, quan trọng nhất để định tội danh của A trong trường hợp này chính là mục đích phạm tội của tội phạm.
Ở đây, theo đề bài thì, A tham gia vào tổ chức phản động trong nước. A ném lựu đạn vào nhà ông K nhằm giết chết ông và làm suy yếu chính quyền, từ đó gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước (ông K không chỉ là một công dân bình thường, mà còn là chủ tịch huyện K – một huyện giáp biên giới, có ý nghĩa rất to lớn đến an ninh quốc phòng cũng như an ninh lãnh thổ, liên quan đến vấn đề an toàn đối ngoại, vùng giáp biên giới là vùng trọng điểm bảo vệ an toàn lãnh thổ của đất nước, nếu ở vùng giáp biên giới này có vấn đề gì về trật tự, an ninh lãnh thổ thì đều ảnh hướng rất lớn đến an ninh của đất nước). Do đó, việc giết ông K trong trường hợp này không chỉ nhằm mục đích giết người đơn thuần, mà ở đây thông qua hành vi xâm phạm đến tính mạng của ông K – là để xâm phạm đến tính mạng của cán bộ, công chức, để đe dọa, làm dao động lòng tin của nhân dân, làm nhân dân hoang mang, lo sợ, nao núng,... dẫn đến mất trật tự xã hội ở vùng này, tạo được thuận lợi cho tổ chức phản động mà A tham gia có cơ hội chống phá đất nước, cơ hội đứng lên chống phá chính quyền nhân dân của đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó, mục đích của kẻ phạm tội ở đây chỉ có thể là nhằm chống chính quyền nhân dân.
Có thể thấy, hành vi phạm tội của A là nhằm giết cán bộ để chống chính quyền nhân dân, vi phạm vào điều 84 BLHS. Khách thể xâm phạm của A trong trường hợp này là xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm an ninh đối nội, xâm phạm an toàn đối ngoại qua việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của con người.
Như vậy, khẳng định “A phạm tội giết người” là sai. Mà, hành vi của A là phạm tội khủng bố, nhằm chống chính quyền nhân dân, cụ thể đã phạm tội được qui định tại khoản 1 Điều 84 BLHS.
b) Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn hoàn thành.
Như đã phân tích ở câu trên, hành vi phạm tội của A cấu thành tội phạm của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Ở dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm này thì A đã có hành vi ném quả lựu đạn vào nhà ông K – một cán bộ của chính quyền nhân dân của một huyện giáp biên giới – là địa bàn có vị trí chiến lược, hiểm yếu của đất nước. Hành vi trên của A mặc dù chưa đạt được mục đích là giết chết được ông K nhưng hành vi phạm tội của A được thực hiện ở giai đoạn đã hoàn thành. Các hành vi của A đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm, đã có đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. A đã thực hiện được hết hành vi phạm tội của mình. Ở đây, hành vi phạm tội của A là hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.
A đã thực hiện được hành vi ném lựu đạn vào nhà ông K, A giết chết ông K để tạo được thanh thế cho tổ chức phản động của mình, tạo điều kiện cho các thế lực phản động trong nước đứng lên chống lại chính quyền nhân dân. Và mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân của A đã được thể hiện rõ ràng.
Như vậy, các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được qui định tại khoản 1 Điều 84 BLHS đã được thực hiện hết. Mặt khác, việc tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa. Ở đây, ông K không bị chết như mong muốn của A, ông K chỉ bị thương với tỉ lệ thương tật 31%. Việc hậu quả chết người chưa xảy ra là do nguyên nhân về mặt khách quan chứ không phải do mong muốn chủ quan của A, nhưng mong muốn qua việc ném lựu đạn vào nhà ông K của A đã phần nào gây ra sự náo loạn trong quần chúng, đồng thời gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của cán bộ, công chức.
Do đó, khẳng định Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành là đúng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật hình sự 1, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân.
Bộ luật Hình sự 1999.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bt cá nhân hình sự modul 2- A bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước Khi thấy tình hình xã hội có nhiều biến động, để gây thêm thanh thế.doc