Âm hưởng nữ quyền trong tiểu thuyết Sơn Táp

Như vậy, đi dọc đường văn của Sơn Táp từ những tiểu thuyết đầu tay đến tiểu thuyết mới xuất bản, rõ ràng có thể khẳng định sự tồn tại của âm hưởng nữ quyền trong tiểu thuyết của nữ nhà văn. Dù biểu hiện có lúc đậm nhạt và theo nhiều cách thức khác nhau nhưng không thể phủ nhận tư tưởng nữ quyền đã trở thành một đặc điểm của tiểu thuyết Sơn Táp góp phần tạo nên sức hấp dẫn của các tác phẩm. Âm hưởng nữ quyền trong tiểu thuyết của Sơn Táp vừa thể hiện cá tính riêng của nữ nhà văn đồng thời cho thấy nó nằm trong xu thế chung của văn học đương đại thế giới và Trung Quốc. Bằng con đường sáng tác văn học, cùng với các nhà văn khác, Sơn Táp đã góp thêm một tiếng nói đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ trong xã hội hôm nay.

pdf24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2745 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Âm hưởng nữ quyền trong tiểu thuyết Sơn Táp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp Âm hưởng nữ quyền trong tiểu thuyết Sơn Táp MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. 6. Cấu trúc luận văn. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................8 Chương 1 MẪN AN KỲ VÀ SƠN TÁP, HAI NHÀ VĂN NỮ DI DÂN TRUNG QUỐC 1.1 Phác họa diện mạo dòng văn học di dân Trung Quốc ở Phương Tây…………8 1.2 Nhận diện Mẫn An Kỳ và Sơn Táp trong dòng văn học di dân Trung Quốc…………………………………………………………………………….20 1.2.1 Mẫn An Kỳ, nhà văn của thế hệ di dân thứ nhất…………...........21 1.2.2 Sơn Táp, nhà văn của thế hệ di dân thứ hai…………………….22 1.3 Tiểu thuyết lịch sử, điểm gặp gỡ của hai nhà văn khác thế hệ………………23 Chương 2 CÁCH NHÌN LỊCH SỬ VÀ SỐ PHẬN NGƯỜI NỮ CỦA HAI NHÀ VĂN 2.1 Nhìn lịch sử từ góc nhìn hoài nghi…………………………………………31 2.2 Nhìn lịch sử từ góc nhìn nữ quyền………………………………………….39 2.3 Những gặp gỡ và khác biệt trong cách xây dựng nhân vật nữ ……………..56 2.3.1 Điểm gặp gỡ………………………………………………………56 2.3.2 Điểm khác biệt……………………………………………………64 Chương 3 NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT CỦA MẪN AN KỲ VÀ SƠN TÁP 3.1 Nghệ thuật trần thuật của Mẫn An Kỳ………………………………………72 3.2 Nghệ thuật trần thuật của Sơn Táp…………………………………………..84 KẾT LUẬN..................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................101 Âm hưởng nữ quyền trong tiểu thuyết Sơn Táp Sơn Táp (Shansa) - sinh năm 1972, nữ nhà văn Hoa kiều sống tại Pháp, là một trong những hiện tượng gây được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và bạn đọc khắp thế giới trong những năm gần đây.Với hàng loạt các tiểu thuyết nổi bật như Thiên An Môn, Thiếu nữ đánh cờ vây, Bốn kiếp thùy liễu, Nữ hoàng, Mưu phản và gần đây nhất là Hoàng đế và giai nhân… cái tên Sơn Táp bảo chứng cho hiệu suất xuất bản cũng như là ứng cử viên của nhiều giải thưởng danh giá. Từ sau tiểu thuyết Thiếu nữ đánh cờ vây - cuốn tiểu thuyết đưa tên tuổi Sơn Táp vươn tầm thế giới, ở Việt Nam, nữ nhà văn này được bạn đọc và giới nghiên cứu đặc biệt chú ý, yêu mến. Đến với tiểu thuyết Sơn Táp, người ta không chỉ mến mộ một tài năng với ngôn ngữ tiểu thuyết đẹp, lối cấu trúc tổ chức trần thuật thông minh; say mê với những câu chuyện tình yêu mê đắm, mãnh liệt mà còn tìm thấy ở tiểu thuyết của nữ tác giả này những sắc màu “thời sự” của lí thuyết văn học hiện đại. Là một nhà văn Trung Quốc tài năng, Sơn Táp có lợi thế về vốn tri thức văn hóa, lịch sử Trung Hoa. Việc sinh sống và viết văn ở Pháp còn giúp cho nữ nhà văn hấp thụ được những tinh hoa của kĩ thuật viết phương Tây cũng như nền lí luận phong phú, những lí thuyết văn học mới nhất từ cái nôi của văn học thế giới. Sinh ra và lớn lên trên một đất nước nam quyền ngàn đời thống trị, nơi phụ nữ bị trói buộc bởi vô vàn giáo điều bất công, Sơn Táp mang “tham vọng” dùng ngòi bút để khẳng định vị thế người phụ nữ Trung Hoa. Tư tưởng đó đã gặp được mảnh đất lành – nước Pháp, quê hương của những nhà nữ quyền văn chương như Simon de Beauvoir, tác giả của công trình nổi tiếngGiới tính thứ hai (The second sex) một công trình có ý nghiã hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền trong đời sống xã hội hiện đại cũng như trong văn học.Bởi vậy không có gì lạ khi theo dõi lộ trình tiểu thuyết của Sơn Táp từ những tác phẩm đầu tiên cho đến những tiểu thuyết mới nhất, người ta nhận thấy in đậm trong tiểu thuyết của nữ tác giả này dấu ấn đậm nét của nữ quyền. Âm hưởng nữ quyền trong tiểu thuyết Sơn Táp vừa có nét chung khi đặt trong dòng chảy của văn học nữ đương đại Trung Quốc vừa mang những nét riêng in đậm cá tính sáng tạo của nữ nhà văn. Không chọn lối bày tỏ nữ quyền một cách trực diện, hô hào; bạo liệt với tính dục nhưng không đến mức bị xếp vào kiểu “ thân thể sáng tác” của văn học Linglei trong nước nhưng cách thể hiện tư tưởng nữ quyền của Sơn Táp vẫn gây ấn tượng cho người đọc rằng nhà văn này thực sự rất có ý thức về nữ quyền khi cầm bút. Điều đó dễ dàng nhận thấy khi đặt các tiểu thuyết của Sơn Táp theo một hệ thống. 1. Cái nhìn lịch sử như là lịch sử của người nữ Một trong những vấn đề thể hiện rõ nét sự bất bình đẳng giữa nam và nữ chính là cách nhìn nhận lịch sử một chiều theo góc nhìn của nam giới. Các nhà nữ quyền luận đã chỉ ra rằng “…Chính nền văn hóa phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra ngoài lề xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới được xem là đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái Khác” (Other), lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định nghĩa được chính mình.”[2]. Lịch sử của đàn ông vô hình chung được đồng nhất như lịch sử của nhân loại. Cũng như vậy, lịch sử Trung Hoa với năm ngàn năm tồn tại, hiện lên trên bề mặt của nó là các triều đại với tên tuổi của các anh hùng – những người đàn ông, phụ nữ có được nhắc đến thì chỉ như là những nhân vật phụ “ dựa vào đàn ông để được định nghĩa”, thậm chí họ xuất hiện chỉ như để lí giải cho sự sụp đổ của các triều đại, đó là Tây Thi, Điêu Thuyền, Bao Tự, Đát Kỷ, Triệu Phi Yến, Dương Qúy Phi, Võ Tắc Thiên, Từ Hy…vv. Vô hình chung ,từ lâu nay người ta vẫn quen đọc lịch sử như thế và lấy nó làm thước đo, xem nó là sự thật để đánh giá các nữ nhân vật lịch sử mà quên rằng đó là “sự thật” là lịch sử của chế độ phong kiến phụ quyền, lịch sử dưới góc nhìn của những người đàn ông. Bởi vậy phần lịch sử về nữ giới hầu như còn khiếm khuyết, thiếu khách quan. Đó thực sự là điều bất công khi phụ nữ luôn là một nửa của thế giới, luôn là một phần tất yếu của lịch sử. Cuộc đấu tranh để viết lại lịch sử của các nhà nữ quyền trên bình diện chính trị còn khá lâu dài nhưng bằng tiểu thuyết Sơn Táp đã có “tham vọng” thực hiện ước mơ ấy của phụ nữ. Với cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, nhà nữ quyền trong văn chương này đã làm một cuộc đột phá khi lần đầu tiên thử nhìn chiều dài lịch sử Trung Hoa, định nghĩa nó như là lịch sử của người nữ. Bốn kiếp thùy liễu là một cuốn tiểu thuyết pha trộn những sự kiện lịch sử và những tình tiết tiểu thuyết mang sắc màu huyền thoại. Sơn Táp đã có chủ ý làm mờ các sự kiện lịch sửkhi nhắc lướt đến các sự kiện, năm, thángnhưng dựa vào các tình tiết, sự kiện, y phục người đọc vẫn nhận ra được những trạm dừng lịch sử.Cái tài của Sơn Táp trong cách xây dựng kết cấu khiến cho bốn câu chuyện tưởng như rời rạc lại kết nối với nhau một cách chặt chẽ theo mộtchủ đề chung, ngầm ẩn. Người đọc mới tiếp xúc dễ dàng lạc lối vào chủ để phụ của nó: Sự vô thường, luân hồi của kiếp người nhưng khép lại tác phẩm thì mới nhận ra vấn đề nhà văn muốn nói không đơn thuần như thế.Tác giả đã dẫn dụ người đọc làm một cuộc du ngoạn lịch sử thú vị trên đất nước Trung Hoa từ thế kỷ XV dưới triều Minh qua giai đoạn cuối Mãn Thanh, rồi Cách mạng Tân hợi, cuộc đảo chính của Viên Thế Khải, nội chiến Quốc - Cộng, Cách mạng văn hóa cho đến Trung Hoa đương đại. Xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng mấy trăm năm đó hiện lên trên bộ mặt Trung Hoa không phải là bóng dáng của các đấng “nam tử Hán đại trương phu” mà chính là những bậc quần thoa, giản dị nhưng vĩ đại. Lịch sử lần đầu tiên được nhìn như lịch sử của phụ nữ qua những gương mặt đại diện của phụ nữ Trung Hoa.Đó là những Lục Y, những Xuân Ninh, những Liễu những Thanh, sau cái vẻ mềm mại, yếu đuối như Thùy liễu của họ ẩn giấu một nét đẹp đảm đang, tháo vát, tài giỏi và cương quyết. Những người đàn ông xuất hiện bên cạnh họ chỉ như một nét đối lập để làm tôn thêm hình ảnh người phụ nữ Trung Hoa giản dị, kiệm lời nhưng vĩ đại.Ở kiếp thứ 1, Lục Y mang hình ảnh của người phụ nữ Trung Hoa truyền thống từ vẻ đẹp mảnh mai, thanh nhã, thoát tục: “… Gương mặt nàng tròn vành vạnh, nước da trắng bóc như trong suốt. Đôi mắt nàng to và hơi xếch e lệ cúi xuống. Làn tóc nàng lượn sóng bồng bềnh xòa xuống kín lưng…”[4;16]. Nàng kiên nghị từ chối sự giúp đỡ của anh trai vì muốn “ lập nghiệp từ chính đôi tay mình”. Là một tiểu thư được hầu hạ nhưng Lục Y không ngại vất vả việc nhà. Khuyên chồng từ bỏ hư danh không được nàng cam lòng một tay quán xuyến gia đình để Sùng Dương an tâm theo đuổi sự nghiệp.Và khi chồng đã vinh hiển, phụ bạc nàng, tìm cách ép nàng về chốn phồn hoa, Lục Y vẫn kiên quyết từ chối, ở vậy giữ tấm chân tình. Sự an nhiên, thấu hiểu nỗi phù du cuộc đời của Lục Y như nổi bật lên trên những tham vọng vinh hoa, danh lợi của chàng nho sinh Sùng Dương. Đối diện với nàng, tất cả những gì Sùng Dương theo đuổi chỉ là hư vô, cát bụi.Ở kiếp thứ 2, sự tài giỏi, tháo vát, bao dung của Xuân Ninh là hình ảnh trái ngược với người anh Xuân Di bất tài, vô dụng. Xuân Ninh mang thân phận nữ nhi,chịu sự đối xử bất công mà đàn bà phải chịu bao đời. Nàng bị chèn ép ngay từ trong bụng mẹ “…Anh ấy xuống tấn tôi, chèn tôi, bóp nghẹt tôi; dẫm đạp lên tôi, đạp đầu tôi xuống để vươn lên”[4;57].Ra đời trong khi người anh được cả gia tộc đón mừng thì cô bé Xuân Ninh không được coi trọng “… Anh tôi coi khinh tôi. Bà tôi không bao giờ thèm nói với tôi nửa lời, bà dạy cho anh biết kiêu ngạo khi là thân trai, là người nối dõi tông đường”[4;63]. Nhưng rồi trải qua gia biến, gánh nặng gia tộc không thể dựa vào Xuân Di mà chính là đôi vai Xuân Ninh gánh vác. Nổi bật ở kiếp thứ 3 là hình ảnhLiễu mảnh mai khuê các nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ, dũng cảm. Vẻ mạnh mẽ đó toát lêntừ giọng nói diễn thuyết cương nghị “ dịu dàng, trong sáng, rành mạch” trong buổi diễu hành ủng hộ cách mạng đến sự nhiệt huyết cương quyếtvượt qua sự yếu ớt sức khỏe của bản thân để theo kịp mọi người trong lao động “… Liễu yếu ớt như dải lụa.Sau vài ngày tay của em phồng rộp, không còn đủ sức để cầm cuốc cuốc đất. Nhưng em bướng bỉnh, với cái sới đất nhỏ, em tìm nhổ từng rễ tre…” [4;182].Trong cơn biến loạn Liễu vẫn theo Vân trên mọi nẻo đường, nuôi anh trong những ngày tháng Vân ở tù và chết vì tiếp tế cho anh. Liễu là hình ảnh đối lập với anh chàng Vân yếu đuối, xốc nổi.Và cuối cùng là Thanh-bóng thùy liễu cuốinổi lên như một sự thoát xác của người phụ nữ Trung Hoa hiện đại dám yêu, dám sống hết mình, độc lập và tự chủ bên cạnh những chàng trai lụy tình phủ phục dưới chân nàng… Tất cả họ đứng sau những biến động của thời đại của lịch sử, lặng lẽ làm tròn nhiệm vụ của mình nhưng vẻ đẹp của họ sáng lên rực rỡ dù Sơn Táp không thêm một lời ca tụng nào. Chỉ thực hiện một lát cắt lịch sử ở giai đoạn cuối của Trung Hoa phong kiến cho đến thời hiện đại nhưng cuốn tiểu thuyết này đã khiến cho người đọc thực sự cảm thấy thú vị khi lần đầu tiên được đọc lịch sử từ “một phía khác”. Viết về người phụ nữ như họ chính là người sinh ra lịch sử, đưa đôi mắt bao dung dõi nhìn sự biến đổi của thế nhân, Sơn Táp thể hiện rõ niềm tự hào về người phụ nữ Trung Hoa, về giới mình.Cũng trong “tham vọng” kể lại một lịch sử Trung Hoa về người phụ nữ, Sơn Táp còn muốn dựng nên những cái đỉnh kì vĩ cho đám hồng quần. Với tiểu thuyết Nữ hoàng, Sơn Táp đã chỉ cho người đọc thấy lịch sử Trung Hoa không chỉ là lịch sử của những người phụ nữ vô danh mà còn là lịch sử của những nữ nhân kiệt xuất làm khuynh đảo thời đại. Cuộc đời Võ Tắc Thiên, vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc vốn không xa lạ với người đọc. Nhưng đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên kể bằng ngôi thứ nhất, cái nhìn của cái “tôi” nữ hoàng, cái nhìn của người trong cuộc. Dưới góc nhìn của một người phụ nữ viết về phụ nữ, Sơn Táp đã để cho vị Nữ hoàng lần đầu tiên tự giãi bày về cuộc đời mình.Nhân vật Võ Tắc Thiên xưng tôi dẫn dắt người đọc đi theo dòng suy tưởng và tâm trạng sâu khuất của người đàn bà tên là Chiếu từ lúc nằm trong bụng mẹ tới lúc giữ vị trí tột đỉnh vinh quang của một đế chế lớn nhất thiên hạ. Với cách tiếp cận nhân vật từ thế giới nội quan, Nữ Hoàng đã tạo được một cái nhìn mới về lịch sử. Hình ảnh Võ Tắc Thiên hiện lên sống động vừa như một cá nhân lịch sử kiệt xuất, hiếm có, một hiện tượng duy nhất, không lặp lại vừa là một người phụ nữ Trung Hoa điển hình, đáng thương cảm và ngưỡng mộ. Với một cá tính mạnh mẽ, kiên cường, một trí tuệ mẫn tiệp, Võ Tắc Thiên là “ nụ cười bí ẩn của Đấng làm cho bánh xe vô thủy vô chung xoay vần”. Cô bé Chiếu ra đời mang một sứ mệnh kì lạ: chinh phục thế giới, trở thành trung tâm của thế giới. Sứ mệnh đó, cuộc chiến đấu đó đã được ấn định từ khi cô còn là một cái bào thai. Nghe thấy niềm mong mỏi mình ra đời của người thân“ …Tôi thương hại những sinh linh nhiệt thành, niềm nở, háo hức ấy.Họ còn chưa biết rằng tôi sẽ phá hủy thế giới của họ để xây xựng nên thế giới của mình. Họ không biết rằng tôi sẽ mang tới sự giải thoát nhờ lửa cháy và băng giá…”[6;7].Thế giới mà cô bé Chiếu ra đời và chiến đấu là thế giới mà nam quyền thống trị tuyệt đối. Từ trong gia đình : “…Vương quốc nơi cha là vị chúa tể tuyệt đối ngự trị chia làm hai bộ phận. Khu trước dành cho nam giới. các quản lý,thư lại, kế toán, đầu bếp, thị dồng, tòng bộc, kỵ sĩ tùy tùng, vệ binh, lính hầu, bận rộn từ lúc rạng đông…Thế giới nam nhi này dừng lại trước một của lớn màu đỏ tía nơi tư thất bắt đầu. Đằng sau bức tường cao, trắng như tuyết, hàng trăm phụ nữ sinh sống,già, trẻ, bé gái…”[6;8] đến cung đình , chức phận vị trí của nam và nữ được quy đinh rõ ràng: “…Trung tâm của đế chế, lãnh vực của đấng chúa tể tuyệt đối…Ngoại cung chuyên việc triều chính đối lập với Nội cung dành cho lạc thú.Ở ngoại cung nơi không một bóng phụ nữ, Thiên tử đứng đầu các đại thần và tướng lĩnh, cai trị và đảm nhiệm chức trách đại tư tế, thực hiện các nghi lễ quanh năm. Ở nội cung, nam giới bị tống khứ,duy nhất đấng quân vương, trút đi chức phận thiêng liêng, hưởng hương vị ngọt ngào tuyệt diệu của mười ngàn mỹ nhân…”[6;53]. Với cá tính mạnh mẽ, Chiếu dũng cảm đón nhận số phận của mình: Số phận làm thay đổi trật tự ngàn đời của chế độ nam quyền. Trở thành Tài nhân của Thái Tông nhưng chưa kịp được sủng ái thì vị vua đã qua đời. Số phận của Chiếu tưởng như chấm hết như vô vàn các cung nhân khác, chôn vùi tuổi xuân nơi tu hành theo vị vua quá cố. Nhưng sức sống mạnh mẽ, tình yêu với thái tử Lý Trị đã đưa Chiếu trở về “ tái sinh từ tuyệt diệt”. Vượt lên số phận của một người đàn bà, Chiếu từng bước chiến đấu để thay đổi số phận của mình từ một cung nữ lên Chiêu nghi, Thần phi, Hoàng hậu, sát cánh bên Cao Tông để “… Thông qua chàng,tôi sống giấc mơ là một nam nhi tự do, mạnh mẽ.”[6;90]. Khác với những phụ nữ khác, với Chiếu : “Xiêm y là bộ áo giáp khoác vào để ra đi chiến đấu với cuộc đời.”[6;86]. Trên vũ đài chính trị, bên một ông vua nhu nhược, hèn yếu, Võ Tắc Thiên hiện lên như một nữ chính trị gia xuất chúng, với những chính sách cai trị có tầm nhìn xa rộng, táo bạo, dứt khoát. Người phụ nữ vĩ đại này đã làm một cuộc “cách mạng” khi lần đầu tiên trong lịch sử chứng tỏ cho chế độ nam quyền thống trị thấy rằng không phải chỉ có nam giới mới biết làm chính trị.Võ chống lại thói quan trường và bọn danh gia vọng tộc cổ hủ nắm quyền khuynh đảo triều chính bằng thói nha lại, bà khuyến khích thi cử chọn người trong thiên hạ, chú ý những thường dân đưa vào nội cung giao chức quan… Võ đã nhìn thấy đế chế Trung Hoa bao la của dân tộc. Với tư tưởng đối thoại, bà đã mở mang bờ cõi bằng quà - quyền - tình giao, cho quyền các hào mục biên ải và chư hầu đồng thời bà cũng sẵn sàng chinh phạt đẫm máu để củng cố quyền uy. Võ đã nâng vị trí thương gia, đầu tư hạ tầng để nông tang phát triển, giao lưu thương mại, tiếp thu văn hoá, phê phán áo quần thụng, mớ tóc nặng của đàn bà Trung Hoa.Võ Tắc Thiên xứng đáng là biểu tượng nữ quyền của phụ nữ Trung Hoa khi lần đầu tiên đòi lại sự công bằng cho phụ nữ trong lễ tế trời đất trên đỉnh Thái Sơn, việc vốn từ ngàn đời là đặc quyền dành cho đại diện của Nam giới - Hoàng đế : “…Nam giới hiện thân cho linh khí của trời còn phụ nữ hiện thân cho sức mạnh của Đất. Vĩnh cửu là kết quả biến hóa do Trời Đất giao hòa mà thành. Có thể nào lại gạt người phụ nữ ra khỏi lễ tế, tôn vinh nguyên tố cội nguồn của phụ nữ ?...Dĩ nhiên trong lịch sử nước Trung Hoa, phụ nữ chưa từng được phép có mặt trong lễ tế tối thượng của đế chế. Ta có phải lưu truyền mãi mãi sai lầm của cổ nhân để thiệt thòi cho tương lai hay không ? ”[6;215]. Xây dựng nên một triều đại của riêng mình, trở thành một nữ hoàng đế,hình ảnh Võ Tắc Thiên dưới cái nhìn của Sơn Táp như một nữ chiến binh dũng cảm một mình đối đầu với chế độ phong kiến Nam quyền ngàn đời thống trị trên đất Trung Hoa. Thách thức những luật lệ cổ hủ, sự xuất hiện của Võ trên đấu trường chính trị là niềm tự hào, sự khẳng định tài năng, trí tuệ của nữ giới. Dựng lại chân dung của Nữ hoàng, Sơn Táp muốn đề cao, ca ngợi người phụ nữ kiệt xuất của lịch sử Trung Hoa đồng thời đòi hỏi một cái nhìn khách quan công bằng hơn cho nữ nhân trong lịch sử. 2. Miêu tả tính dục như một phần không thể thiếu để khẳng định quyền làm chủ bản thân của người nữ Một trong những phương diện quan trọng thể hiện nữ quyền của văn học nữ đương đại chính là sự mạnh dạn viết về tính dục. Từ lâu nay hình ảnh người phụ nữ với những phẩm chất, giá trị, cũng như đời sống tinh thần và thể xác của họ luôn được nhìn bằng đôi mắt của người đàn ông theo hệ quy chiếu giá trị của quan điểm nam quyền. Việc các nhà văn nữ dám xông vào các đề tài cấm kị một cách tự do, nhất là đề tài tình dục, mổ xẻ cả những vấn đề tế nhị một cách thẳng thừngchính là dấu hiệu rõ nét nhất của ý thức nữ quyền. Với họ, tình dục là một phương diện thể hiện rõ nhất sự tự do bản ngã.Qua những trang viết về những thức tỉnh tình dục, những khao khát bản năng của giới mình, người phụ nữ khẳng định quyền lợi được nói lên tiếng nói của chính họ, tiếng nói của người trong cuộc. Văn học nữ đương đại Trung Quốc đầu thập niên 90 đã chứng kiến một cuộc “bung thoát” dữ dội khi hàng loạt các tác phẩm của các cây bút nữ như Vệ Tuệ, Miên Miên, Xuân Thụ… đề cập một cách khá mạnh bạo thản nhiên về tình dục. Viết về tình dục như là cách để họ thể hiện cá tính, tạo nên một trào lưu kiểu “ thân thể sáng tác” trong văn học.Trong một đất nước như Trung Quốc nơi mà vấn đề tình dục là sự cấm kị từ ngàn ðời thì việc sau khi văn học được “cởi trói” vấn đề tình dục được đề cập một cách tràn ngập như thế cũng làhệ quả tất yếu của những ức chế bị dồn nén quá lâu. Sự đề cập đến tính dục với một thái độ thản nhiên, say mê là một cuộc đột phá về đạo đức, thể hiện một thái độ thách thức của giới trẻ đối với những chuẩn mực đạo đức của phong kiến của Trung Quốc xưa đồng thời phô bày những đổi thay, rạn vỡ dữ dội của xã hội hiện đại. Cũng chọn viết về tính dục của phụ nữ như là sự khẳng định nữ quyền nhưng ngòi bút của Sơn Táp biết dừng ở những ranh giới bởi vậy tính dục trong sáng tác của nữ nhà văn bạo liệt mà vẫn tinh tế. Tính dục trở thành một phương diện để nhà văn khám phá đời sống bên trong của các nhân vật đồng thời là phương tiện thể hiện cá tính mạnh mẽ, dám sống thật với những khát khao của mình của các nhân vật nữ. Thiếu nữ Trung Hoa mười lăm tuổi trong Thiếu nữ đánh cờ vâytrải qua tuổi trưởng thành bằng những trải nghiệm ban đầu về tình dục. Thiếu nữ đón nhận chuyện tình dục một cách chủ động như là cách cô khẳng định bản thân, khám phá chính mình: “…Tay anh lần xuống ngực tôi. Tôi không thể chịu được nữa, tôi ngạt đi trong vòng ôm của anh. Tôi bảo anh cởi áo tôi ra. Mẫn có vẻ ngạc nhiên nhưng cũng theo lời. Những ngón tay cuống quýt không tháo được các khuy áo tết. Tôi gần như giằng đứt chúng ra. Mặt Mẫn như méo đi trong nỗi si mê thán phục…”[5;110]. Khám phá, trải nghiệm việc trở thành đàn bà để rồi khi nhận ra nó thật phù phiếm và tình yêu không phải đơn thuần là tình dục, cô gái chủ động rời bỏ Kinh rời bỏ quê hương đi tìm tình yêu thực sự của đời mình. Với Nữ hoàng, tính dục cũng góp phần đưa lại cái nhìn toàn vẹn, hoàn chỉnh hơn cho bức chân dung về người phụ nữ vĩ đại Võ Tắc Thiên. Sau những phút căng thẳng đấu trí trên ngai vàng, trở về hậu cung người đàn bà vương quyền ấy trở lại với phần phụ nữ trong mình “Tôi đứng một mình trên đỉnh thế gian. Đằng trước, đằng sau tôi, chỉ có hư không và vô cùng”. [5;352]. Đối diện với nỗi cô đơn, người phụ nữ ấy cũng thèm khát vòng tay yêu thương của người đàn ông nhưng khao khát cháy bỏng ấy luôn phải dìm xuống bởi nghĩa vụ, trách nhiệm. Nhưng bản năng của người đàn bà vẫn sống ngay cả trong sự khắc kỷ, chờ một bàn tay đánh thức : “… Ngôn ngữ câm lặng của những ngón tay cô khiến máu huyết tôi sôi sục. Tôi khuyến khích cô bằng cách khẽ dạng hai chân… Sự tiết dục kéo dài đã khiến tôi càng nhạy cảm hơn và những ve vuốt của cô làm dậy len nơi tôi những đợt sóng run rẩy… cô khiến ham muốn nơi tôi bùng cháy…”[5;272]. Dưới cái nhìn của Sơn Táp nhà văn thấm đấm tư tưởng nữ quyền đương đại, Võ Tắc Thiên hiện lên còn như là một nhà nữ quyền trên phương diện tình yêu, tình dục. Lãnh địa tình dục từ trước đến nay vẫn bị xem như là thú vui riêng của đàn ông, đơn thuần là sự thỏa mãn cho nam giới còn cảm giác của phụ nữ không hề được xem trọng. Nhưng với Võ, việc bà tìm đến với những người tình sau khi trở thành một góa phụ là sự đòi hỏi công bằng quyền được hưởng thú vui ái ân của người phụ nữ. “… Lần đầu tiên, tôi tự cho phép không quan tâm đến lạc thú của người đàn ông để tập trung vào thú vui của bản thân mình… Trái ngược với phu quân tôi chỉ nghĩ đến sự thụ hưởng của chính mình, chàng trai hướng dẫn thân thể tôi và dìu dắt thân thể ấy co lại, duỗi ra, vặn vẹo. Tôi thành cây đàn mà y làm rung lên mỗi sợi dây và bộc lộ những âm vang cho đến bấy giờ chưa hề được biết…” [5; 274].... Qua hình tượng Võ Tắc Thiên, Sơn Táp cho người ta thấy rằng việc xem người phụ nữ bình đẳng với đàn ông trong chuyện tình dục và phụ nữ có quyền được làm chủ thân xác không phải là điều mới mẻ. Tư tưởng ấy của phụ nữ Trung Hoa đương đại đã được phát ngôn và trở thành hiện thực ngay từ người phụ nữ vĩ đại của thế kỉ thứ VII. Miêu tả chân thật những khao khát bản năng của nhân vật, Sơn Táp góp một tiếng nói nhân bản, đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ. 3. Nhìn nhận yếu tố giới tính chỉ là vấn đề tương đối, hướng tới bình quyền và cân bằng giữa hai giới. Sau Bốn kiếp Thùy liễu, Thiếu nữ đánh cờ vây, Nữ hoàng, đến với Hoàng đế và giai nhân (Alexandre et Alestria), cuốn tiểu thuyết gần đây nhất của Sơn Táp có thể xem là một bước phát triển mới trong việc thể hiện tư tưởng nữ quyền của nhà văn.Trong tác phẩm này, Sơn Táp không những tiếp tục xây dựng mẫu hình nhân vật nữ mạnh mẽ, can đảm, có bản lĩnh, có khả năng đối nghịch không những ngang tay mà còn thượng phong với đàn ông qua hình tượng Alestria- nữ hoàng của các cô gái Amazone mà còn đề cập đến vấn đề phi giới tính, một trong những vấn đề cơ bản là nền tảng tư tưởngcủa các nhà nữ quyền luận thuộc thế hệ thứ hai. Trong khi những khác biệt về sinh lý là những điều không thể tránh khỏi, các nhà nữ quyền tập trung vào những sự bất bình đẳng xuất phát từ văn hoá, gắn liền với những phạm trù giới tính như ‘nam tính’ (masculinity) và ‘nữ tính’ (femininity).Phủ nhận quan điểm cho rằng cho sự khác biệt giới tính là điều tự nhiên, do “Trời sinh” và có tính chất vĩnh cửu. Các nhà nữ quyền luận xem“…giới tính chỉ là một sản phẩm hư cấu của văn hoá, một sự cách điệu hoá được lặp đi lặp lại thường xuyên của thân thể; còn bản sắc thì lúc nào cũng ở trong tiến trình được kiến tạo, một cái gì đang được hình thành…”[2]. Từ đó họ chủ trương xem vấn đề phân biệt giới tính chỉ là tương đối. Quan điểm này chịu ảnh hưởng rõ nét của phân tâm học khi nhìn nhận có tồn tại tính nữ trong người nam và tính nam trong người nữ. Xây dựng câu chuyện tình đẹp đẽ mang chất sử thi, lãng mạn giữa Alexandre, vị vua vĩ đại của Macedonia và Alestria, Nữ hoàng của vùng đất Amazone băng giá,Sơn Táp đã dựng nên hai nhân vật điển hình nam, nữ có tính cách ban đầu khá lưỡng tính, bản sắc của họ dần được hình thành rõ rệt chủ yếu bởi môi trường, hoàn cảnh thay vì phụ thuộc hoàn toàn bởi giới tính. Alexandre vĩ đại, dũng mãnh với những bước chân chinh phục khắp miền Âu, Á điển hình cho phái nam. Từ cái tên Alexandre “ cái tên hàm ý sự tái lập nam tính và bảo trợ cho chiến tranh” cho đến tính cách “ bay qua những ngọn lửa” thích chinh phục. Vẻ đẹp cơ thể của chàng là vẻ đẹp nam tính, thuần khiết, tuyệt mỹ: “Sống mũi trẻ trung và chiếc cằm đầy quyết đoán. Đôi mắt to màu xanh pha ánh ngây thơ … Bờ môi trưởng thành như vẽ khiến người Hy Lạp thèm khát được hôn. Hai bờ vai mạnh mẽ, vòm ngực nở nang, dáng người gọn gàng, bụng săn chắc, mông cuồn cuộn…”[7;25]. Nhưng bên trong cơ thể của một người đàn ông, nét nữ tính vẫn tồn tại trong con người Alexandre: ở hình dạng đứa bé gái thời thơ ấu trong vòng tay mẹ Olympias: “mặc váy trắng, thắt hai bím tóc, mang dép lông vàng, nhảy lò cò trên những bậc thềm đổ nát.”; trong tính cách thi sĩ, lãng mạn và tâm hồn dễ tổn thương “…với ta không có gì dễ chịu hơn những mảnh vải mềm mại, những hòn đá đủ mọi sắc màu, nụ cười của những cô gái thanh tân…”; với vẻ đẹp nữ tính lộ ra nơi cơ thể “cơ bắp của ta lại có những nét cong hài hòa và sự mềm mại của phụ nữ.” . Cũng chính vẻ nữ tính ấy của Alexandre đã khiến cho người cha bạo chúa Philippe mê mẩn, khiến Hephaestion yêu say đắm và nhất mực trung thành. Bản thân Alexandre cũng nhận ra tồn tại trong mình cả hai giới tính “Ta vừa là nam vừa là nữ”[7;34]. Có một Alexandre Đại đế hung bạo, mạnh mẽ chủ nhân của những đoàn quân thiện chiến luôn khát vọng chinh phục mọi vùng đất nhưng cũng còn có một Alexandre mang tâm hồn thi sĩ, mang những tổn thương, khiếm khuyết tâm hồn vì bi kịch gia đình. Những cuộc chinh chiến bất tận chỉ là cái cớ để Alexandre khẳng định sự tồn tại, để từ chối mối liên hệ với người cha bạo chúa và người mẹ ủy mị, để khiến mình mạnh mẽ: “…Alexandre, vua của toàn cõi Á châu tìm diệt một Alexandre khác, kẻ biết nói chuyện với các vì sao, kẻ biết yêu thương, một triết gia sở hữu một thân thể mềm mại và những ngôn từ công chính những tâm hồn thanh thản trong thế giới hòa bình không biết chiến tranh…”[7;147]. Alexander đã trở thành một Đại Đế oai hùng chinh Đông phạt Tây nhưng Alexandre cũng luôn là một kẻ cô đơn, trăn trở đi tìm bản ngã của chính mình. Tuổi ấu thơ luôn sống trong nỗi khiếp sợ người cha bạo chúa và người mẹ đau khổ, nhiều mưu mô, Alexandre đã trải qua một quá trình phát triển nhân cách phức tạp trong một môi trường giáo dục khắc nghiệt. Chỉ khi gặp được Alestria, cuộc khủng hoảng và truy tìm bản ngã mới dừng lại. Alexandre mới tìm thấy đúng con người mình. Alestria cũng vậy. Cô gái bị bỏ rơi được thủ lĩnh của bộ tộc Amazone- bộ tộc của những cô gái yêu ngựa, yêu tự do sống trên thảo nguyên đưa về nuôi dưỡng, truyền dạy và trở thành một nữ hoàng dũng mãnh và thiện chiến. Nếu vẻ nữ tính của Alexandre khiến cho Alestria tưởng nhầm là một cô gái, đem lòng yêu mến thì vẻ nam tính từ sự thiện chiến của Alestria cũng khiến Alexandre nhầm với một chàng trai “…Ta phóng tấm khiên vào hắn,hắn đánh bay ra bằng một cú chùy… Thanh kiếm đồng của ta, thừa kế của Philippe và được những cư dân núi lửa ban phúc bắt tréo lưỡi liềm của hắn...Hắn vừa làm mẻ thanh kiếm vô địch của Alexandre…” [7;141]. Không phủ lên mình áo lụa, trang sức, không ẻo lả, yếu đuối như những tiểu thư quen với nhung lụa, cơ thể Alestria khỏe khoắn, rạng ngời sức sống của một nữ chiến binh: “..Hai bím tóc nàng đung đưa đến tận rốn. Ngực nàng, eo nàng, đùi nàng sáng rực làm lộ những vết sẹo dài và những vết thương sâu hoắm như là những chiến lợi phẩm của nàng…”[7;153]. Alestria cũng như các cô gái Amazone sống với lời thề không gắn bó với đàn ông. Cũng như Alexandre yêu Hephaestion, nàng cũng có mối tình đồng giới với Salimba, cô gái Ba Tư nhưng trong những ngày tháng khủng hoảng nhân cách những mối tình đồng giới ấy chỉ là sự khỏa lấp nỗi cô đơn trên con đường đi tìm bản ngã của họ. Sự gặp gỡ định mệnh đã giúp cả hai con người ấy tìm thấy chính mình: Alestria trở về với nét nữ tính thuần phác, tự nhiên và Alexandre cũng trở về là một người đàn ông đúng nghĩa. Bước chân chinh chiến mỏi mệt của Alexandre đã dừng lại khi gặp người con gái định mệnh và con ngựa hoang vùng thảo nguyên, nữ hoàng Alestria cũng từ bỏ kiếp sống lang thang khi nhận ra tình yêu mà thần linh sắp đặt. Cơ thể họ tìm thấy nhau như tìm thấy một nửa thất lạc của mình: “…Tay ta, chân ta, hông, bụng, xương lõm trên đầu gối, đầu ngón chân hòa hợp với những đường cong đang đợi chờ hợp nhất. Chúng ôm khít lấy nhau, kết lại với nhau và trở thành một cây đại thụ mà rễ lan rộng ra khắp thảo nguyên, cắm sâu xuống các dòng sông và leo đến tận bầu trời…”[7;152].Tình yêu và sự gắn kết của Alexandre và Alestria tự nhiên như trời - đất, cỏ cây như âm - dương hài hòa của vũ trụ. Miêu tả câu chuyện tình giữa Alexander và Alestria, Sơn Táp dường như muốn ngợi ca thứ tình yêu thuần nhất, hồn hậu, tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, thứ tình yêu có từ thủa hồng hoang của loài người. Đó là thứ tình yêu chỉ có thể có khi không nhuốm những phân biệt đẳng cấp, giới tính, vị thứ xã hội. Đề cao họ như biểu tượng của hai giới tính, phái tính, Sơn Táp phải chăng còn muốn hướng tới sự bình quyền và cân bằng giữa hai giới? Từ cái tên tác phẩm mang thế cân bằng: Alexandre et Alestria đến tính cách của hai nhân vật đều thể hiện chủ ý đó của tác giả. Tác phẩm viết về những nhân vật có thật trong lịch sử, nhất là hình tượng vua Alexandre- vị vua vĩ đại từng dựng nên đế quốc rộng lớn trải từ Âu sang Á nhưng đọc tác phẩm người ta không thấy bóng hình vị vua vĩ đại che đi người bạn tình của mình, cả hai nhân vật đều được nhà văn chăm chút như nhau và đều được đặt vào trung tâm tác phẩm. Hình tượng Alexandre và Alestria hiện lên không chỉ như “những con người đỉnh cao không cùng nòi giống” mà còn mang tính biểu tượng, tượng trưng cho hai nửa của nhân loại, cho đàn ông và đàn bà hai nhân tố hình thành nên sự sống, vũ trụ. Qua câu chuyện tình của Alexandre và Alestria, Sơn Táp cho người đọc thấy cả hai giới luôn cần đến nhau để được là mình, đàn ông sẽ chỉ là đàn ông khi có người đàn bà và ngược lại, việc xem nhẹ hay quá đề cao giới nào cũng là trái đi quy luật cân bằng ấy của tự nhiên. Chút nữ quyền ẩn ý của tác giả không khiến câu chuyện tình bớt lãng mạn đi trái lại thêm nhiều ý nghĩa, dư vị khi gấp lại trang sách. Như vậy, đi dọc đường văn của Sơn Táp từ những tiểu thuyết đầu tay đến tiểu thuyết mới xuất bản, rõ ràng có thể khẳng định sự tồn tại của âm hưởng nữ quyền trong tiểu thuyết của nữ nhà văn. Dù biểu hiện có lúc đậm nhạt và theo nhiều cách thức khác nhau nhưng không thể phủ nhận tư tưởng nữ quyền đã trở thành một đặc điểm của tiểu thuyết Sơn Táp góp phần tạo nên sức hấp dẫn của các tác phẩm. Âm hưởng nữ quyền trong tiểu thuyết của Sơn Táp vừa thể hiện cá tính riêng của nữ nhà văn đồng thời cho thấy nó nằm trong xu thế chung của văn học đương đại thế giới và Trung Quốc. Bằng con đường sáng tác văn học, cùng với các nhà văn khác, Sơn Táp đã góp thêm một tiếng nói đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ trong xã hội hôm nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Đăng Điệp, Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại,http:// www vienvanhoc.org.vn 2.Nguyễn Hưng Quốc, Nữ quyền luận và Đồng tính luận, 3. Lý Lan, Phê bình văn học nữ quyền, http:// khoavanhoc-ngonngu.edu.vn 4. Sơn Táp (2006), Bốn kiếp thùy liễu, La Phương Thủy dịch, Nxb Phụ Nữ, Hà nội. 5. Sơn Táp (2005), Thiếu nữ đánh cờ vây, Tố Châu dịch, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Sơn Táp (2006), Nữ Hoàng, Lê Hồng Sâm dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 7. Sơn Táp (2008), Hoàng đế và giai nhân, Nguyễn Vũ Hưng dịch, Nxb Lao động, Hà Nội. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. 6. Cấu trúc luận văn. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................8 Chương 1 MẪN AN KỲ VÀ SƠN TÁP, HAI NHÀ VĂN NỮ DI DÂN TRUNG QUỐC 1.1 Phác họa diện mạo dòng văn học di dân Trung Quốc ở Phương Tây…………8 1.2 Nhận diện Mẫn An Kỳ và Sơn Táp trong dòng văn học di dân Trung Quốc……………………………………………………………………… …….20 1.2.1 Mẫn An Kỳ, nhà văn của thế hệ di dân thứ nhất…………...........21 1.2.2 Sơn Táp, nhà văn của thế hệ di dân thứ hai…………………….22 1.3 Tiểu thuyết lịch sử, điểm gặp gỡ của hai nhà văn khác thế hệ………………23 Chương 2 CÁCH NHÌN LỊCH SỬ VÀ SỐ PHẬN NGƯỜI NỮ CỦA HAI NHÀ VĂN 2.1 Nhìn lịch sử từ góc nhìn hoài nghi…………………………………………31 2.2 Nhìn lịch sử từ góc nhìn nữ quyền………………………………………….39 2.3 Những gặp gỡ và khác biệt trong cách xây dựng nhân vật nữ ……………..56 2.3.1 Điểm gặp gỡ………………………………………………………56 2.3.2 Điểm khác biệt……………………………………………………64 Chương 3 NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT CỦA MẪN AN KỲ VÀ SƠN TÁP 3.1 Nghệ thuật trần thuật của Mẫn An Kỳ………………………………………72 3.2 Nghệ thuật trần thuật của Sơn Táp…………………………………………..84 KẾT LUẬN..................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................101

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_ngon_ngu_hoc_1__0742.pdf
Luận văn liên quan