Dòng chảy vào năm 2050 đã có sự khác biệt
so với thời kỳ năm 2020 và thời kỳ hiện trạng.
Ở kịch bản A1B chưa nhận thấy sự khác biệt
giữa hai thời kỳ. Tuy nhiên với kịch bản A2 đã
nhận ra sự thay đổi dòng chảy khá rõ trên tất cả
các lưu vực bộ phận. Tính toán tại các kịch bản
phát thải trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy, nhận
thấy mức độ biến thiên dòng chảy lớn nhất
thuộc khu vực trung lưu vực phần thuộc các
huyện như: Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai và
Thường Tín. Điều này cho thấy mức ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước phụ
thuộc vào mức độ ứng xử với tài nguyên khí
hậu như thế nào. Và sự biến đổi dòng chảy trên
lưu vực phù hợp với sự thay đổi của lượng mưa
và bốc hơi trên lưu vực theo các kịch bản khác
nhau. Bài báo được thực hiện trong khuôn khổ
của đề tài nhóm A ĐHQGHN, QGTĐ.10-06
9 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2727 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến biến đổi tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 218-226
218
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến biến đổi tài nguyên nước
lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Nguyễn Thanh Sơn1,*, Ngô Chí Tuấn1, Văn Thị Hằng2, Nguyễn Ý Như1
1
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
2
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 62 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 29 tháng 4 năm 2011
Tóm tắt. Nghiên cứu phân tích sự biến đổi của tài nguyên nước trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy
dưới tác động của biến đổi khí hậu. Trong đó bộ số liệu kịch bản từ nhóm nghiên cứu REMOCLIC
được hiệu chỉnh để phục vụ cho bài toán thủy văn. Số liệu sau khi hiệu chỉnh được đưa vào mô
hình NAM, được lựa chọn làm công cụ chính, và tiến hành phân tích sự biến đổi các đại lượng
thủy văn theo kịch bản cho thời kỳ tương lai 2020, 2050 so với giai đoạn nền từ 1970-1999. Kết
quả phân tích cho thấy xu hướng tăng mạnh các hiện tượng cực đoan, cụ thể dòng chảy lũ tăng
mạnh trong khi dòng chảy kiệt giảm.
Từ khóa: NAM, REMOCLIC, Nhuệ - Đáy, Biến đổi khí hậu.
1. Mở đầu1
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy trải dài từ
18
015'00'' đến 20010'30'' vĩ độ Bắc; 103045'20''
đến 105015'20'' kinh độ Đông. Đây là là hai con
sông rất quan trọng trong việc tưới tiêu và điều
hoà nước cho một số tỉnh phía Bắc. Lưu vực
của hai con sông đi qua 5 tỉnh và thành phố:
Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh
Bình (hình 1).
Trong những năm gần đây, tài nguyên nước
trên sông Nhuệ - Đáy thay đổi rất rõ rệt cả về
chất và lượng, điều này ảnh hưởng xấu đến tình
hình kinh tế, xã hội và môi trường sống trong
khu vực hai con sông chảy qua. Bên cạnh đó,
_______
*
Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-38584943.
E-mail: sonnt@vnu.edu.vn
chúng lại có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối
với các tỉnh phía Bắc nằm trong lưu vực, đặc
biệt các tỉnh ở hạ lưu. Chính vì vậy việc xem
xét tác động của biến đổi khí hậu đến tài
nguyên nước là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho
các nhà quản lý tài nguyên nước.
Nghiên cứu này ứng dụng mô hình MIKE
NAM để khảo sát biến động tài nguyên nước
thông qua các kịch bản biến đổi khí hậu trên lưu
vực sông Nhuệ - Đáy.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu, theo cách sử dụng của
IPCC, chỉ sự biến đổi trong trạng thái khí hậu
nhận biết được thông qua những thay đổi về giá
N.T. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 218-226 219
trị trung bình hoặc tính chất của nó diễn ra
trong một thời đoạn dài hàng thập kỷ hoặc hơn
thế. Nó chỉ ra bất cứ thay đổi nào của khí hậu
theo thời gian cho dù là do biến đổi tự nhiên
hay do tác động của con người.
Hình 1. Bản đồ hệ thống lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
N.T. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 218-226
220
Theo Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam [1] các kịch bản phát thải
khí nhà kính chọn để tính toán xây dựng kịch
bản cho khí hậu 7 vùng của Việt Nam là kịch
bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát
thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải
trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải
trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao
(kịch bản A2).
Dựa vào các điều kiện tự nhiên, tình hình
kinh tế xã hội, dân số và mức độ quan tâm đến
môi trường của khu vực. Trong nghiên cứu này
đã lựa chọn 2 kịch bản đánh giá mức độ ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên
nước: kịch bản phát thải cao (A2) và kịch bản
phát thải trung bình (A1B).
Các kịch bản được lựa chọn để tính toán tác
động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước
lưu vực sông Nhuệ - Đáy được kế thừa từ nhóm
nghiên cứu REMOCLIC của GS.TS. Phan Văn
Tân.
2.2. Mô hình NAM
NAM là mô hình mưa - dòng chảy thuộc
nhóm phần mềm của Viện Thủy lực Đan Mạch
(DHI). Nó được xem như là mô hình dòng chảy
tất định, tập trung và liên tục cho mô phỏng
mưa - dòng chảy dựa theo cấu trúc bán kinh
nghiệm [2, 4].
Để đánh giá sự thay đổi thuộc tính thủy văn
của lưu vực, nghiên cứu thực hiện chia lưu vực
thành nhiều lưu vực con khép kín. Quá trình
diễn toán thực hiện bởi mô dun diễn toán thủy
động lực trong kênh của MIKE 11 [3, 4].
Phương pháp này cho phép sử dụng các bộ
thông số khác nhau trong mô hình NAM cho
mỗi một lưu vực con, do đó nó được xem là mô
hình phân bố.
Trên cơ sở tổng quan này, với tài liệu khí
tượng thủy văn và địa hình hiện có, mô hình
NAM được lựa chọn để khảo sát sự biến động
tài nguyên nước theo các kịch bản Biến đổi khí
hậu A1B và A2 đến năm 2020 và 2050.
3. Kết quả mô phỏng ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu tới biến động tài nguyên nước
3.1. Chuẩn bị số liệu
Đối với mô hình NAM, các số liệu yêu cầu
phục vụ cho mô hình gồm: Thông tin lưu vực:
Số liệu về diện tích lưu vực; Số liệu khí tượng:
bốc hơi tiềm năng và mưa ngày quan trắc tại
các trạm khí tượng trên lưu vực; Số liệu thủy
văn: lưu lượng trung bình ngày tại các trạm
thủy văn chính trên hệ thống.
Để xác định lại bộ thông số của lưu vực,
nghiên cứu tiến hành kiểm tra một lần nữa bằng
mô hình thủy lực, trong nghiên cứu này sử dụng
MIKE 11.
Yêu cầu số liệu đầu vào của MIKE 11 bao
gồm: Tài liệu địa hình lòng dẫn; Mạng lưới
sông và sơ đồ thủy lực; Điều kiện biên: biên
trên là quá trình lưu lượng tại các vị trí thượng
lưu, biên dưới: Quá trình mực nước tại trạm
thủy văn hạ lưu; Tài liệu khí tượng thủy văn
3.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
Sử dụng phương pháp thử sai và dùng chỉ
tiêu Nash – Sutcliffe (1970) để đánh giá khả
năng mô phỏng của mô hình:
2
, ,
2 1
2
,
1
1
n
obs i sim i
i
n
obs i obs
i
Q Q
R
Q Q
trong đó: Qobs, i: lưu lượng thực đo tại thời
điểm thứ i; Qsim, i: lưu lượng tính toán tại thời
điểm thứ i; obsQ : lưu lượng thực đo trung bình
các thời đoạn.
N.T. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 218-226 221
Bảng 1. Mức độ mô phỏng của mô hình tương ứng
với chỉ số Nash
R
2
0.9-1 0.7 - 0.9 0.5 - 0.7 0.3 - 0.5
Mức độ
mô phỏng
Tốt Khá
Trung
bình
Kém
Giai đoạn hiệu chỉnh (01/1972 – 12/1973)
Chuỗi số liệu dòng chảy trạm Ba Thá, Hưng
Thi, mực nước tại Phủ Lý, Gián Khẩu được sử
dụng cho mục đích hiệu chỉnh. Kết quả cho
thấy mức độ phù hợp là khá cao giữa đường
quá trình thực đo và tính toán (hình 2).
Bảng 2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình
Sông Trạm
Chỉ số
Nash(%)
Mô hình
Sông Đáy Ba Thá 85% NAM
Bôi-Hoàng Long Hưng Thi 75% NAM
Đáy Phủ Lý 88% MIKE11
Bôi-Hoàng Long Gián Khẩu 90% MIKE11
Giaiđoạn kiểm định (1/1/1977 đến 31/12/1977)
Tương tự cách đánh giá như trong trường
hợp hiệu chỉnh mô hình, tiến hành đánh giá sai
số giữa lưu lượng tính toán và thực đo trong
bước kiểm định mô hình được đánh giá theo chỉ
số Nash-Sutcliffe. Kết quả cho thấy bộ thông
số của mô hình mô phỏng khá tốt quá trình giữa
thực đo và tính toán. Kết quả đánh giá đạt loại
khá trở lên (bảng 3).
26-3-1972 15-5-1972 4-7-1972 23-8-1972 12-10-1972 1-12-1972 20-1-1973 11-3-1973 30-4-1973 19-6-1973 8-8-1973 27-9-1973 16-11-1973 5-1-1974 24-2-1974
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
1.8
2.0
2.2
2.4
2.6
2.8
3.0
3.2
3.4
3.6
3.8
4.0
4.2
4.4
4.6
[meter] Time Series Water Level
Hình 2. So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh mô hình tại trạm Phủ Lý.
Bảng 3. Kết quả kiểm định mô hình
Sông Trạm Chỉ số Nash(%) Mô hình
Đáy Ba Thá 82% NAM
Bôi - Hoàng Long Hưng Thi 70% NAM
Đáy Phủ Lý 92% MIKE 11
Bôi- Hoàng Long Gián Khẩu 76% MIKE 11
Kết luận: Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định
mô hình đạt kết quả từ 70% trở lên đều đạt loại
khá. Do đó bộ thông số này được áp dụng vào
tính toán cho các kịch bản biến đổi khí hậu.
3.3. Đánh giá sự biến động tài nguyên nước
trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy theo kịch bản
Biến đổi khí hậu
a) Kịch bản biến đổi khí hậu
Nghiên cứu đã lựa chọn 2 kịch bản đánh giá
mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài
nguyên nước: kịch bản phát thải cao (A2) và
kịch bản phát thải trung bình (A1B).
N.T. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 218-226 219
Số liệu kịch bản được hiệu chỉnh thông qua
tỉ lệ phần trăm thay đổi giứa kịch bản tương lai
và giai đoạn nền từ 1970 đến 1999 (Bảng 4, 5)
Bảng 4. Mức thay đổi lượng mưa và bốc hơi (%) so với thời kỳ 1970-1999 kịch bản phát thải A1B
Thời kỳ 2020
Trạm
Thời gian
Nho Quan Láng Lâm Sơn Hưng Thi Hà Đông Ba Thá
Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi
I 0,09 1,38 0,10 1,31 0,03 0,13 0,09 1,37 0,02 0,14 0,10 1,35
II 0,19 1,23 0,26 1,26 0,40 0,38 0,19 1,23 0,42 0,38 0,20 1,24
III 0,62 1,16 0,92 1,13 0,89 0,67 0,63 1,16 0,99 0,81 0,68 1,15
IV 0,97 1,06 0,95 1,03 1,06 1,23 0,89 1,06 1,15 1,24 0,83 1,05
V 0,65 1,08 1,28 1,09 1,04 1,02 1,21 1,08 1,77 1,11 2,10 1,09
VI 1,75 0,97 0,68 0,93 0,88 1,16 1,53 0,98 0,70 1,18 1,23 1,00
VII 0,34 1,08 0,58 1,07 0,65 0,81 0,34 1,07 0,59 0,98 0,36 1,07
VIII 0,64 1,03 0,67 1,03 1,09 0,88 0,64 1,04 1,36 0,98 0,63 1,04
IX 0,26 1,14 0,68 1,13 0,45 0,75 0,31 1,13 0,44 0,87 0,44 1,11
X 0,31 1,11 0,36 1,10 0,34 0,17 0,33 1,11 0,21 0,62 0,39 1,10
XI 0,50 0,95 0,96 0,94 0,58 0,55 0,55 0,95 0,71 0,67 0,65 0,95
XII 1,84 1,03 1,86 0,96 2,51 1,82 1,83 1,03 2,31 2,06 1,69 1,02
Thời kỳ 2050
Trạm
Thời gian
Nho Quan Láng Lâm Sơn Hưng Thi Hà Đông Ba Thá
Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi
I 1,12 1,08 1,15 1,09 1,15 1,28 1,11 1,08 1,36 1,24 1,09 1,09
II 1,03 1,04 1,02 1,07 1,27 1,27 1,07 1,05 1,16 1,20 1,16 1,06
III 1,26 1,08 1,40 1,02 1,38 1,09 1,33 1,08 1,27 1,11 1,41 1,08
IV 1,53 1,10 1,79 1,12 1,09 1,24 1,55 1,10 1,23 1,28 1,76 1,10
V 0,74 1,08 1,15 1,07 0,70 0,93 0,76 1,08 0,94 1,14 0,86 1,09
VI 0,75 1,12 0,71 1,13 0,59 0,78 0,74 1,13 0,55 0,80 0,64 1,14
VII 0,74 1,07 1,25 0,99 0,77 0,76 0,79 1,04 0,99 0,97 0,95 1,00
VIII 0,89 1,06 0,85 1,03 0,87 0,93 0,74 1,05 0,94 0,98 0,60 1,04
IX 1,80 0,86 1,94 0,87 1,43 0,98 1,80 0,87 1,14 0,89 1,88 0,90
X 0,71 1,01 0,51 1,02 0,66 0,95 0,63 1,01 0,58 0,49 0,46 1,02
XI 0,21 1,04 0,13 1,02 0,07 0,14 0,17 1,04 0,07 0,16 0,08 1,05
XII 0,04 1,20 0,06 1,23 0,06 0,12 0,04 1,20 0,06 0,11 0,04 1,20
N.T. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 218-226 223
Bảng 5. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1970-1999 kịch bản A2.
Thời kỳ 2020
Trạm
Thời gian
Nho Quan Láng Lâm Sơn Hưng Thi Hà Đông Ba Thá
Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi
I 1,28 0,97 1,57 0,94 1,20 1,10 1,30 0,97 1,07 0,89 1,35 0,99
II 0,57 1,16 0,57 1,23 0,54 0,59 0,57 1,16 0,60 0,62 0,55 1,19
III 0,73 1,06 1,23 1,02 0,57 0,66 0,72 1,06 0,55 0,64 0,76 1,05
IV 0,60 1,03 0,46 1,02 0,30 0,38 0,49 1,04 0,33 0,41 0,33 1,06
V 1,03 0,82 0,54 0,98 1,13 0,55 0,91 0,85 0,65 0,56 0,68 0,91
VI 2,05 0,95 1,12 0,93 0,68 1,07 2,90 0,94 0,76 1,03 3,96 0,94
VII 1,48 0,95 0,99 0,92 0,95 1,05 1,33 0,96 1,00 0,97 1,28 0,97
VIII 1,11 1,00 1,00 0,99 1,45 1,13 1,16 1,00 1,00 0,97 1,17 0,99
IX 0,38 1,13 0,26 1,14 0,67 1,04 0,34 1,12 0,24 0,58 0,26 1,11
X 0,48 1,03 0,32 1,03 0,25 0,86 0,44 1,04 0,01 0,14 0,37 1,05
XI 1,85 0,96 1,69 0,90 3,03 1,12 1,92 0,96 2,21 0,80 2,09 0,96
XII 0,83 1,10 0,89 1,11 0,45 1,42 0,81 1,10 0,33 0,71 0,71 1,10
Thời kỳ 2050
Trạm
Thời gian
Nho Quan Láng Lâm Sơn Hưng Thi Hà Đông Ba Thá
Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi Mưa Bốc hơi
I 0,65 1,26 0,78 1,30 0,94 0,63 0,72 1,26 1,04 0,69 0,91 1,26
II 1,12 1,00 1,23 0,98 1,13 1,33 1,25 1,00 0,86 0,95 1,51 1,00
III 1,04 1,15 1,38 1,09 0,88 0,70 1,03 1,16 1,29 0,90 1,10 1,17
IV 0,87 1,07 0,73 1,08 0,61 0,98 0,72 1,07 0,59 0,88 0,52 1,09
V 0,74 1,08 1,16 1,04 0,68 0,84 0,73 1,08 0,85 1,02 0,74 1,08
VI 0,14 1,31 0,21 1,32 0,24 0,42 0,14 1,32 0,42 0,61 0,16 1,34
VII 1,00 1,12 0,72 1,07 0,64 0,59 0,96 1,12 0,65 0,73 0,87 1,12
VIII 1,04 1,08 1,78 1,10 1,24 0,91 1,14 1,08 1,35 0,98 1,44 1,07
IX 0,78 0,92 1,00 0,91 2,22 1,39 0,75 0,92 1,91 1,30 0,75 0,90
X 0,20 1,16 0,25 1,12 0,12 1,22 0,20 1,15 0,22 0,94 0,22 1,13
XI 0,68 0,94 0,78 0,95 0,64 0,94 0,86 0,94 0,47 0,65 1,06 0,95
XII 0,52 1,07 0,59 1,12 1,51 1,27 0,46 1,09 1,05 1,12 0,39 1,10
b) Kết quả kịch bản phát thải A1B
N.T. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 218-226 225
Dòng chảy năm 2020: kết quả tính toán cho
thấy tại các lưu vực sông, dòng chảy trung bình
năm tăng khoảng 0,9 – 1.1 % . Với dòng chảy
lũ tại các lưu vực tăng lên lớn hơn so với trung
bình năm trong khoảng từ xấp xỉ 0.9 % - 1.2%.
Với mùa kiệt chưa nhận thấy sự khác biệt giữa
kịch bản A1B và hiện trạng.
Dòng chảy đến năm 2050: Đối với mùa kiệt
lưu lượng gần như không có sự thay đổi so với
hiện trạng: trên toàn bộ lưu vực mức độ biến
đổi lưu lượng trung bình nhiều năm ở kịch bản
này tăng cao hơn so với năm 2020. Tại tất cả
các lưu vực bộ phận trên lưu vực sông Nhuệ -
Đáy đều có mức độ thay đổi tăng tương ứng là
0,9%, - 1,2% Đối với mùa kiệt lưu lượng tăng
lên lớn nhất trên lưu vực hạ lưu Nhuệ là 0.07
m
3/s. So sánh giữa 2 thời kỳ này, dòng chảy vào
năm 2050 vẫn chưa nhận thấy biến thiên rõ rệt.
Dòng chảy tăng lớn nhất đạt được tại lưu vực
Phủ Lý – Ninh Bình là 0.8% so với năm 2020.
Bảng 6. Thay đổi dòng chảy năm theo kịch bản biến đổi khí hậu A1B
Lưu vực
F
(km
2
)
Hiện trạng 2020 2050
Q(m
3
/s)
Mo
(ls/km
2
)
Q(m
3
/s)
Mo
(ls/km
2
)
% thay
đổi
Q(m
3
/s)
Mo
(ls/km
2
)
% thay đổi
Thượng lưu S.Đáy 430 10.4 24.1 10.5 24.4 1.1 10.5 24.4 1.1
Hà Đông 94 2.15 22.8 2.2 23.1 1.1 2.2 23.1 1.1
Thượng lưu Nhuệ 391 9.9 25.3 10.0 25.5 1.1 10.0 25.6 1.1
Hạ lưu Nhuệ 607 16.9 27.9 17.1 28.2 1.1 17.1 28.2 1.1
Phủ lý- Ninh Bình 1027 28.5 27.8 28.8 28.0 0.9 28.8 28.0 0.9
Bôi - Ninh Bình 316 9.5 30.2 9.6 30.4 0.9 9.6 30.4 0.9
Hạ lưu Bôi 658 20.2 30.7 20.4 31.0 0.9 20.4 31.0 0.9
Thượng lưu Bôi 636.3 19.5 30.6 19.7 30.9 0.9 19.7 30.9 0.9
Sông Tích 1149 28.4 24.7 28.7 24.9 1.1 28.7 24.9 1.1
Tích - Ba Thá 316.6 8.8 27.8 8.9 28.1 1.1 8.9 28.1 1.1
Bảng 7. Thay đổi dòng chảy năm theo kịch bản biến đổi khí hậu A2
Lưu vực
F
(km
2
)
Hiện trạng 2020 2050
Q(m
3
/s)
Mo
(ls/km
2
)
Q(m
3
/s)
Mo
(ls/km
2
)
% thay
đổi
Q(m
3
/s)
Mo
(ls/km
2
)
% thay
đổi
TL S.Đáy 430 10.4 24.1 10.5 24.4 1.2 10.5 24.4 1.5
Hà Đông 94 2.1 22.8 2.2 23.1 1.2 2.2 23.1 1.2
TL sôngNhuệ 391 9.9 25.3 10.0 25.6 1.1 10.0 25.7 1.6
HL sông Nhuệ 607 16.9 27.9 17.1 28.2 1.0 17.3 28.5 1.9
Phủ Lý- Ninh Bình 1027 28.5 27.8 28.8 28.0 0.9 29.0 28.3 1.7
Bôi - Ninh Bình 316 9.5 30.2 9.6 30.4 1.0 9.7 30.6 1.6
HL sông Bôi 658 20.2 30.71 20.4 31.0 0.9 20.5 31.2 1.5
TL sông Bôi 636.3 19.5 30.6 19.7 30.9 1.0 19.8 31.1 1.5
Sông Tích 1149 28.4 24.7 28.7 25.0 1.3 28.8 25.1 1.5
Tích - Ba Thá 316.6 8.8 27.8 8.9 28.1 1.0 9.0 28.4 1.9
c) Kết quả kịch bản A2 Dòng chảy năm 2020: Kết quả tính toán mô
hình cho thấy mức độ biến đổi lưu lượng trung
N.T. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 218-226
22
bình nhiều năm kịch bản phát thải cao A2 so
với thời kỳ hiện trạng đã có sự khác biệt, tuy
chưa rõ ràng. Tại các lưu vực thu nước bộ phận,
dòng chảy trung bình năm tăng khoảng 0,9 –
1.3%. Với dòng chảy lũ tại các lưu vực tăng lên
lớn hơn so với trung bình năm trong khoảng từ
xấp xỉ 0.9% - 1.3%. Lưu lượng mùa kiệt có
biến động so với hiện trạng, tuy rất nhỏ.
Dỏng chảy đến năm 2050: Kết quả tính toán
cho tại các lưu vực sông lưu lượng tăng 1.1 - 1.
9% so với hiện trạng. Biến thiên lưu lượng
dòng chảy lũ tăng hơn so với trung bình nhiều
năm. Tại tất cả các lưu vực bộ phận trên lưu
vực sông Nhuệ - Đáy đều có mức độ thay đổi
tăng tương ứng là 1.3% - 2.1%. Đối với mùa
kiệt, lưu lượng biến động so với hiện trạng,
tuy không lớn là 0.08m3/s. So sánh lưu lượng
giữa 2 thời kỳ tương lai tại kịch bản này nhận
thấy, dòng chảy đến năm 2020 biến thiên chưa
nhận thấy rõ rệt. Đến năm 2050. dòng chảy một
số lưu vực tăng lên 2.1%, tức là tăng xấp xỉ 1.5
lần. so với năm 2020.
d) So sánh kết quả giữa A1B và A2
Tiến hành so sánh dòng chảy trung bình
năm của các thời kỳ: năm 2020, năm 2050 của
2 kịch bản A2 (bảng 7) và kịch bản A1B (bảng
6). Nhận thấy, dòng chảy trung bình năm vào
năm 2020 ít có biến động giữa các kịch bản,
chênh lệch nhỏ nhất tại lưu vực Hạ Lưu Nhuệ
lệch 0.005 ls/km2, xuất hiện lớn nhất 0.087
ls/km
2
trên lưu vực Tích – Ba Thá.
Đến năm 2050 đã có sự khác biệt rõ ràng
giữa 2 kịch bản, lưu vực có sự chênh lệch nhỏ
nhất là Hà Đông cũng đạt tới 0.07 ls/km2 và lớn
nhất đạt đến 0.23 ls/km2.
4. Kết luận
Báo cáo đã tìm được bộ thông số phù hợp
với mô hình MIKE NAM tại lưu vực sông
Nhuệ - Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội. Áp
dụng bộ thống số của mô hình để đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu tới dòng chảy.
Dòng chảy vào năm 2050 đã có sự khác biệt
so với thời kỳ năm 2020 và thời kỳ hiện trạng.
Ở kịch bản A1B chưa nhận thấy sự khác biệt
giữa hai thời kỳ. Tuy nhiên với kịch bản A2 đã
nhận ra sự thay đổi dòng chảy khá rõ trên tất cả
các lưu vực bộ phận. Tính toán tại các kịch bản
phát thải trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy, nhận
thấy mức độ biến thiên dòng chảy lớn nhất
thuộc khu vực trung lưu vực phần thuộc các
huyện như: Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai và
Thường Tín. Điều này cho thấy mức ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước phụ
thuộc vào mức độ ứng xử với tài nguyên khí
hậu như thế nào. Và sự biến đổi dòng chảy trên
lưu vực phù hợp với sự thay đổi của lượng mưa
và bốc hơi trên lưu vực theo các kịch bản khác
nhau. Bài báo được thực hiện trong khuôn khổ
của đề tài nhóm A ĐHQGHN, QGTĐ.10-06
Tài liệu tham khảo
[1] Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho
Việt Nam, Bộ tài nguyên và Môi trường năm
2009.
[2] Lê Thị Hường, Nguyễn Thanh Sơn, 2010, Ứng
dụng mô hình NAM khảo sát hiện trạng tài
nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy, Tuyển tập
báo cáo Hội thảo khoa hoc lần thứ XIII. Tập 2.
Thủy văn - Tài nguyên nước và Biển, Môi trường
và Đa dạng sinh học. Viện Khoa học Khí tượng
Thủy văn và Môi trường, Thác Bà - 10/2010, tr.
87-94.
[3] Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi
trường, Viện KH KTTV&MT. “Ứng dụng mô
hình toán đánh giá một số tác động của Biến đổi
khí hậu lên chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ -
Đáy” 2010.
[4] DHI-MIKE 11 Reference Manual-DHI software
2004.
N.T. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 218-226
226
Impact of climate change on water resources to transform
Nhue–Day rivers basins
Nguyen Thanh Son1, Ngo Chi Tuan1, Van Thi Hang2, Nguyen Y Nhu1
1
Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, Hanoi University of Science, VNU,
334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
2
Institute of Hydrology Meteorology and Environment, 62 Nguyen Chi Thanh, Hanoi, Vietnam
The paper analyses the changes in water resources in Nhue- Day river basin under the impact of
climate change. In which, set of climate scenarios from REMOCLIC research group was calibrated to
serve for hydrology problem. The calibrated data was used as input of NAM model, selected as main
tool, and the difference in hydrology process between scenarios for 2020, 2050s and baseline period
from 1970 to1999 were analysed. The research shows the strong increase in extreme events; in detail,
flood flow increase strongly, whereas the low flow decrease.
Keyword: NAM, REMOCLIC, Nhue-Day, Climate Change.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thuy_van_91__7216.pdf