Biến đổi khí hậu- mối hiểm họa toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. Với cường độ ngày càng tăng, nó đã gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Bangladesh. Nước biển dâng sẽ gây sạt lở, bồi lắng, nhiễm mặn, tác động lên hệ sinh thái môi trường, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đặc biệt là lên sức khỏe con người. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã cảnh báo rằng hàng trăm triệu người trên toàn thế giới đang đứng trước nguy cơ về sức khỏe do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Những đợt nắng nóng kéo dài, bão, lũ lụt và hạn hán giết đi hàng chục ngàn người mỗi năm. Các căn bệnh và tình trạng sức khỏe nhạy cảm với khí hậu như tiêu chảy, sốt rét và suy dinh dưỡng đã gây ra hơn 3 triệu tử vong trên toàn cầu. Ô nhiễm không khí cũng làm gia tăng các căn bệnh như: hen suyễn. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sức khỏe con người”. Bài tiểu luận sẽ giới thiệu về biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam; từ đó đi sâu vào phân tích những căn bệnh do biến đổi khí hậu gây ra như: bệnh truyền qua vật chủ trung gian (sốt xuất huyết, sốt rét); bệnh truyền qua đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng ); bệnh lây lan qua đường ăn uống (tiêu chảy cấp); bệnh không truyền nhiễm (huyết áp, tim mạch, sỏi thận).
MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU . 1
B. NỘI DUNG . 2
I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2
1. Khái niệm về biến đổi khí hậu . 2
2. Nguyên nhân . 2
2.1. Do các quá trình tự nhiên . 2
2.2. Do hoạt động của con người 2
3. Tác động 6
3.1. Thể hiện 6
3.1.1. Sự ấm nóng toàn cầu 6
3.1.2. Elnino và Lanina 8
3.2. Ảnh hưởng 12
3.2.1. Nông nghiệp . 12
3.2.2. Công nghiệp 14
3.2.3. Du lịch . 14
3.2.4. Y tế . 15
3.2.5. Sinh hoạt của người dân . 16
II.ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI 16
1. Bệnh truyền qua vật chủ trung gian( sốt xuất huyết, sốt rét) 16
2. Bệnh truyền qua đường hô hấp (viêm họng, viêm phổi) 20
3. Bệnh lây lan qua đường ăn uống (tiêu chảy cấp) 23
4. Bệnh không truyền nhiễm (huyết áp, tim mạch, sỏi thận, hen suyễn, xuất huyết tiêu hoá, chảy máu cam, đau nhức) . 26
III. GIẢI PHÁP . 33
C. KẾT LUẬN 36
41 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sức khỏe con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÔN: MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN
___((___
TIỂU LUẬN:
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
GVHD : GS.TSKH. LÊ HUY BÁ
SVTH: TRẦN NAM OANH_07715021
Lớp : ĐHMT3B
T.p Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 7 năm 2009
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn đến trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp cơ sở, vật chất cho chúng em được học tập như ngày hôm nay; cảm ơn Viện Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học môn Môi Trường Cơ Bản. Và đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Tiến Sĩ Khoa Học Lê Huy Bá – thầy phụ trách môn Môi Trường Cơ Bản đã cung cấp kiến thức về đề tài “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sức khỏe con người” cho em. Theo em, đây quả là một đề tài hay và bổ ích.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, do thời gian có hạn cộng với hiểu biết còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót; mong thầy thông cảm và góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy.
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2
1. Khái niệm về biến đổi khí hậu 2
2. Nguyên nhân 2
2.1. Do các quá trình tự nhiên 2
2.2. Do hoạt động của con người 2
3. Tác động 6
3.1. Thể hiện 6
3.1.1. Sự ấm nóng toàn cầu 6
3.1.2. Elnino và Lanina 8
3.2. Ảnh hưởng 12
3.2.1. Nông nghiệp 12
3.2.2. Công nghiệp 14
3.2.3. Du lịch 14
3.2.4. Y tế 15
3.2.5. Sinh hoạt của người dân 16
II.ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI 16
1. Bệnh truyền qua vật chủ trung gian( sốt xuất huyết, sốt rét) 16
2. Bệnh truyền qua đường hô hấp (viêm họng, viêm phổi) 20
3. Bệnh lây lan qua đường ăn uống (tiêu chảy cấp) 23
4. Bệnh không truyền nhiễm (huyết áp, tim mạch, sỏi thận, hen suyễn, xuất huyết tiêu hoá, chảy máu cam, đau nhức) 26
III. GIẢI PHÁP 33
C. KẾT LUẬN 36
A. MỞ ĐẦU:
Biến đổi khí hậu- mối hiểm họa toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. Với cường độ ngày càng tăng, nó đã gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Bangladesh. Nước biển dâng sẽ gây sạt lở, bồi lắng, nhiễm mặn, tác động lên hệ sinh thái môi trường, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đặc biệt là lên sức khỏe con người. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã cảnh báo rằng hàng trăm triệu người trên toàn thế giới đang đứng trước nguy cơ về sức khỏe do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Những đợt nắng nóng kéo dài, bão, lũ lụt và hạn hán giết đi hàng chục ngàn người mỗi năm. Các căn bệnh và tình trạng sức khỏe nhạy cảm với khí hậu như tiêu chảy, sốt rét và suy dinh dưỡng đã gây ra hơn 3 triệu tử vong trên toàn cầu. Ô nhiễm không khí cũng làm gia tăng các căn bệnh như: hen suyễn. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sức khỏe con người”. Bài tiểu luận sẽ giới thiệu về biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam; từ đó đi sâu vào phân tích những căn bệnh do biến đổi khí hậu gây ra như: bệnh truyền qua vật chủ trung gian (sốt xuất huyết, sốt rét); bệnh truyền qua đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng..); bệnh lây lan qua đường ăn uống (tiêu chảy cấp); bệnh không truyền nhiễm (huyết áp, tim mạch, sỏi thận).
B. NỘI DUNG:
I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:
1. Khái niệm biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Gần đây, biến đổi khí hậu thường được biết đến như hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Quá trình này diễn ra từ từ, khó bị phát hiện, và không thể đảo ngược được. Nghiêm trọng hơn là nó diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống ( động vật thực vật, đa dạng sinh hoc, cảnh quan, môi trường sống..) với cường độ ngày một tăng và hậu quả ngày càng nặng nề khó lường trước được. Có thể kết luận: đây là nguy cơ lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong lịch sử phát triển của mình.
2. Nguyên nhân:
Biến đổi khí hậu gần đây được kết luận là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài và nguyên nhân chính là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
2.1.Do các quá trình tự nhiên:
- Quá trình tự nhiên do tương tác và vận động giữa trái đất và vũ trụ.
- Do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, động đất và núi lửa.
- Do tác động của khí CO2 trong tự nhiên.
2.2.Do hoạt động của con người:
Đây là nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất. Những hoạt động cụ thể là:
- Sử dụng nguyên liệu hóa thạch ( fossil fuels) như dầu, than, khí tự nhiên:
Đến nay, con người đã sử dụng một lượng rất lớn nhiên liệu hóa thạch để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế và hiện đang phải phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, chiếm khoảng 80% nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp. Các nhiên liệu hóa thạch khi đốt cháy sẽ sản sinh ra khí CO2; ôxít sunphua (SOx), ôxít nitơ (NO2) là những khí nhà kính.
- Sử dụng phân bón, các loại hóa chất phục vụ cho trồng trọt và sinh hoạt, thuốc trừ sâu…
Nhằm sản xuất cây trồng nhiều mùa vụ và phát triển nuôi trồng thủy sản mà lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ngày càng tăng. Theo thống kê của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường khu vực Tây Nam Bộ cho thấy, riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long; mỗi năm có tới trên hai triệu tấn phân hóa học; 0,5 triệu tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các chế phẩm nuôi trồng thủy sản “chảy tràn” trên đồng ruộng. Năm 2008, lượng thuốc BTVT nhập khẩu lên trên 473 triệu đô la Mỹ, phần lớn là thuốc Trung Quốc, chưa kể nhiều loại thuốc BVTV sản xuất trong nước cũng được đưa đến nông dân. Nhưng bất cập là nông dân sử dụng thuốc rất tùy tiện và thường sử dụng thuốc thế hệ cũ, dễ gây độc; trong khi số nông dân được đào tạo, qua các lớp tập huấn chiếm chưa được 1%. Thuốc bảo vệ thực vật làm giảm số lượng của nhóm sinh vật này và làm tăng số lượng nhóm sinh vật khác, gây mất cân bằng sinh học tự nhiên gây ảnh hưởng đến môi trường nước và đất một cách nghiêm trọng: mất cân bằng trong sự chuyển hóa vật chất trong đất, ảnh hưởng đến hệ thực vật sống trên đất. Kết quả là hệ thực vật giảm dần sự đa dạng, “góp phần” không nhỏ trong quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Khai thác sử dụng đất, rừng, chăn nuôi gia súc:
Ngành nông nghiệp chiếm khoảng 14% lượng khí nhà kính phát thải trong khi sự chuyển đổi đất nông nghiệp, phá rừng cho các mục đích khác chiếm khoảng 17%. Theo số liệu thống kê của Bộ Môi Trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá, riêng nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên 1,5 tấn CO2 thải vào môi trường. Trồng trọt và chăn nuôi cũng gây phát thải khí nhà kính vào khí quyển, như khí metan từ gia súc và các vùng đất ngập nước, đặc biệt từ các cánh đồng lúa, nitơ oxit từ sử dụng phân bón, cacbon từ phá rừng và thoái hóa đất. Sử dụng đất trồng trọt thiếu bền vững như chuyển đổi mục đích sử dụng đất (phá rừng) và gây thoái hoá đất là nguyên nhân khiến tăng lượng phát thải cacbon vào khí quyển.
- Khai thác và sử dụng tài nguyên nước quá mức.
- Một phần là do chiến tranh: việc sử dụng những hóa chất độc hại, chất hủy diệt, chất nguyên tử, phóng xạ trong chiến tranh gây ô nhiễm đất, nước, làm giảm đa dạng sinh học.
( Sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
* Các khí nhà kính ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu:
Trái đất được bao bọc bởi khí quyển và trong bầu khí quyển có nhiều loại khí khác nhau. Các khí nhà kính đuợc biết đến chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, và các khí CFC. Tỷ lệ phần trăm các khí gây hiệu ứng nhà kính là: CO2: 50% ; CFC: 20% ; CH4: 16% ; O3: 8% ; N2O: 6% . Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng ấm. CO2 là loại khí nhà kính chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu.
Dựa vào số liệu đo đạc của các nhà khí tượng học thì hàng năm mặt trời rọi bức xạ ánh sáng vào trái đất một khối lớn năng lượng khoảng 5.4.1024 (J). Trái đất chỉ hấp thụ khoảng 60% lượng này, còn 40% phản xạ ngay vào vũ trụ. Số năng lượng hấp thu được qua nhiều quá trình phức tạp, biến thành bức xạ nhiệt phát trở lại qua khí quyển vào vũ trụ.
Theo thống kê của các nhà khoa học năm 2008 thì lượng khí CO2 có trong khí quyển hiện nay cao hơn 30% so với năm 1900, trong đó gần một nửa mức tăng diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến nay. Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm tăng nhiệt độ là: sử dụng năng lượng 45%; công nghiệp 24%; nông nghiệp 14%; phá rừng 17%. Về công nghiệp, ngành thải nhiều khí CO2 nhất đuợc biết đến là ngành năng lượng: chiếm 40%; các ngành công nghiệp khác: chiếm 18%; giao thông vận tải: chiếm 20%; trong khi khu vực nhà ở và dịch vụ: chiếm 13 % tổng lượng khí thải.
Biến đổi khí hậu: Nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất thay đổi từ năm 1870 cho đến năm 2100. Biến thiên nhiệt độ từ thấp (màu xanh) đến cao (màu đỏ)
(Ảnh:
Theo báo cáo của Ủy Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu toàn cầu (IPCC – intergovernmental Panel on Climate Change) thì kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 1750 trở về trước, tức là thời gian chưa xảy ra công nghiệp hóa, hàm lượng CO2 đo được là 280 ppm, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất lúc đó được giữ ổn định - đó là hàm lượng cân bằng (đơn vị hàm lượng 1ppm là khí: 1 phân tử CO2 trộn với 1 triệu phân tử khí quyển). Đến năm 2005, hàm lượng CO2 đo được là 379 ppm, tăng khá cao so với mức cân bằng 280 ppm. Hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng làm cho bề mặt trái đất nóng lên. Từ 1906 – 2005 nhiệt độ bề mặt trái đất tăng 0,74 0C.
Tuy nhiên, ngoài khí CO2 còn có nhiều loại khí độc hại khác nếu được thải quá nhiều ra môi trường sẽ làm cho trái đất nóng lên, khí hậu bị biến đổi. Đó là:
*CH4 (Methane): thải ra trong quá trình chăn nuôi, ủ chất thải của động vật. So với CO2 , CH4 có mức độ gây hại cho môi trường gấp 21 lần.
*N2O (Oxit nitơ): thải ra trong quá trình sản xuất công nghiệp và sử dụng phân vô cơ. N2O có mức độ độc hại với môi trường gấp 310 lần CO2.
*HFCs (Hydrophoro Cacbons): thải ra trong quá trình sản xuất chất bán dẫn, có mức độ độc hại cho môi trường gấp 140 - 11.700 lần so với CO2.
*PFCs (Pezpluoro Cacbons): thải ra trong quá trình làm sạch chất bán dẫn, chất làm lạnh và chất tạo bọt, có mức độ nguy hại cho môi trường gấp 6.500 - 9.200 lần so với CO2.
*SH6 (Sulpur Hexapluoride): thải ra trong quá trình sản xuất ô tô, có mức độ gây hại với môi trường gấp 23.900 lần so với CO2.
3. Tác động:
3.1. Thể hiện:
3.1.1. Sự ấm nóng toàn cầu (Global Warming):
( Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung:
Theo thống kê của các nhà khoa học, trong thế kỷ qua nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất tăng lên khoảng 0,3 – 0,60C; và so với thời kỳ băng hà ( Ice Age) nhiệt độ lúc đó thấp hơn hiện nay đến 50C. Nguyên nhân là do việc gia tăng nồng độ các khí nhà kính (chủ yếu là CO2); trong đó Mỹ là nước thải ra khí này nhiều nhất chiếm 25% trên thế giới, hơn cả Nhật + Trung Quốc + Ấn Độ. Tuy vậy, Mỹ lại là nước kiên quyết bác bỏ Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Đối với Việt Nam, theo số liệu quan trắc của Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn từ năm 1931- 2000 cho thấy: sau 70 năm, nhiệt độ trung bình mỗi năm của không khí đã tăng là 0,70C. Xu thế chung của biến đổi khí hậu ở Việt Nam là:
- Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam.
- Nhiệt độ ở các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa.
- Đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng thêm từ 4,0 đến 4,50C theo kịch bản cao nhất và 2,0 đến 2,20C theo kịch bản thấp nhất.
* Kịch bản các vùng biến đổi khí hậu của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990)
- Phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam công bố tại “Hội Thảo Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu Và Giải Pháp Ứng Phó Của Việt Nam” tại Hà Nội tháng 2/2008:
Năm
Tây Bắc
Đông Bắc
Đồng bằng BB
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Nam Bộ
2050
1,41
1,66
1,44
1,68
1,13
1,01
1,21
2100
3,49
4,38
3,71
3,88
2,77
2,39
2,80
Nguồn:Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1].
Phần màu vàng biểu thị nhiệt lượng (C) tăng cao tại vùng gần xích đạo từ 180 đông đến 100 kinh độ tây - Ảnh: CPC/NCEP
( Sự dâng cao mực nước biển: do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão…
Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.
Mực nước biển dâng cao: trong thế kỷ 20, mức nước biển đã tăng lên khoảng
110 - 120cm.
* Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990) - phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam công bố tại “Hội Thảo Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu Và Giải Pháp Ứng Phó Của Việt Nam” tại Hà Nội tháng 2/2008:
Năm
Nhiệt độ tăng thêm (0C)
Mực nước biển tăng thêm (cm)
2010
0,3-0,5
9
2050
1,1-1,8
33
2100
1,5-2,5
45
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1].
Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có khả năng tăng thêm 2,80C, mực nước biển dâng cao thêm 37cm chưa tính đến sự tan băng mà chỉ tính đến sự dãn nở nước đại dương. IPCC cũng dự báo rằng cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm tối đa 81 cm. Tuy nhiên các nhà khoa học Anh cho rằng con số đó chưa phản ánh đúng, nước biển cuối thế kỷ 21 có thể tăng thêm đến 163 cm - tức là gấp đôi số liệu dự báo của IPCC.
Biên độ dâng cao mực nước biển ở nước ta là khá lớn theo tất cả các kịch bản, mặc dù vậy vẫn chỉ là tương đương hoặc thấp hơn chút ít so với dự báo của IPCC năm 2007. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trên toàn cầu khi mực nước biển dâng cao do tác động của BĐKH. Trên 12% bờ biển của Việt Nam sẽ bị ngập sâu dưới mực nước biển 1 m.
3.1.2. Elnino và Lanina:
3.1.2.1. Khái niệm Elnino và Lanina:
*El Ninô: trong từ tiếng Tây Ba Nha có nghĩa là Chúa Hài đồng, hoặc chú bé con do hiện tượng này hay xảy ra vào dịp lễ Giáng sinh. El Ninô là thuật ngữ chỉ sự nóng lên của mặt biển vùng xích đạo Thái Bình Dương ngoài khơi biển Nam Mỹ, thường bắt đầu vào mùa đông và có chu kỳ 2-7 năm, có khi đến 10 năm. Hiện tượng El Nino thường kéo dài khoảng gần 1 năm, sau đó trở ngược lại tình trạng bình thường.
Thực tế El Ninô không phải là hiện tượng cục bộ ở vùng biển ngoài khơi Nam Mỹ, mà còn là một phần hệ thống tương tác có quy mô lớn và phức tạp giữa khí quyển và đại dương toàn cầu. Mỗi khi hiện tượng El Ninô xảy ra, khí hậu, thời tiết trên thế giới lại có diễn biến bất thường. Nguyên nhân của El Ninô là do sự yếu đi của tín phong. Nước biển ấm lên làm gió yếu đi và gió yếu đi lại làm nước biển ấm thêm. Cứ như vậy El Ninô ngày càng mạnh lên. Nhưng cũng có các giả thiết về nguyên nhân hiện tượng El Ninô là do hoạt động của núi lửa hay hậu quả của việc dư thừa nhiệt ở vùng nhiệt đới và El Ninô là sự điều chỉnh để tạo sự cân bằng khí hậu.
* La Nina: trong từ Tây Ba Nha có nghĩa là cô bé con (hay còn gọi là đối El Ninô, anti-Ninô); chỉ hiện tượng nhiệt độ mặt nước biển vùng xích đạo phía đông Thái Bình Dương lạnh đi so với điều kiện bình thường; hiện tượng này cũng gây ra những dị thường về thời tiết và khí hậu ở nhiều nơi.
Hai hiện tượng này thường xảy ra kế tiếp nhau. Chu kỳ dao động này xảy ra với chu kỳ từ 2 đến 6 năm ở Nam Thái Bình Dương vì thế được các nhà khoa học gọi là “Dao động phương Nam” (Southern Oscillation). Vì hiện tượng El Nino là hiện tượng thiên nhiên có chu kỳ (như hiện tượng mùa mỗi năm), chúng ta không thể nào ngăn chặn El Nino tái phát. Tuy nhiên chúng ta có thể nghiên cứu để hiểu biết các nguyên tố, tác năng tạo thành El Nino và từ đó tiên đoán khi nào El Nino trở lại và phòng ngừa hay giảm bớt những hậu quả nghiêm trọng của nó.
(Nguồn: "Những điều cần biết về El Ninô và La Nina" của GS.TS Đăng Đức Ngữ)
3.1.2.2. Ảnh hưởng của Elnino và Lanina: làm thời tiết ngày càng bất thường. Ở Việt Nam, các bất thường xuất hiện ngày càng nhiều trong 5 năm gần đây - theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, Phó Trưởng phòng dự báo Đài Khí Tượng Thủy Văn Nam Bộ nhận định.
* Mưa lũ gây ngập lụt, triều cường: đây là ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu mang lại. Ở miền Bắc, những trận mưa lịch sử xảy ra khiến người dân Hà Nội mấy ngày “bơi” trong bể nước. Một cơn mưa tại 11 tỉnh thành, kéo dài 3 ngày liền với lượng mưa rất lớn, từ 500 đến hơn 1.000mm; trong khi một trận mưa hơn 100mm đã được gọi là mưa to cơn mưa không chỉ phủ trên diện rộng và kéo dài với lượng mưa rất lớn. Năm 2007 là năm hoạt động của hiện tượng Lanina. Các nghiên cứu khoa học đã đánh giá trong những năm có hiện tượng Lanina, tần suất bão, mưa lũ ở Việt Nam cao hơn mức bình thường. Các dấu hiệu để nhận biết đây có thể là trận mưa rất lớn hay không là rất mơ hồ, rất khó nhận biết; và xảy ra không theo chu kỳ nào cả như vào tháng 7-2007, khi miền Trung đang vào mùa khô thì cũng đã phải hứng chịu một đợt lũ, sau đó, khu vực này lại có 5 đợt lũ liên tiếp.
Những thống kê khác của Đài Khí Tượng Thủy Văn Nam Bộ cũng cho thấy rằng các hiện tượng bất thường của thời tiết không chỉ dừng lại ở những thiên tai đáng sợ kể trên, mà ngay trong những cơn mưa bão bình thường, người ta cũng thấy việc không tuân theo quy luật xuất hiện, ngày càng thường xuyên hơn. Các cơn bão có xu hướng mạnh lên trong biển Đông. Hiện nay, không chỉ có bão cấp 12 mà đã xuất hiện những cơn bão cấp 13-14. Trước kia người ta vẽ được đường đi của bão; thì bây giờ, những cơn bão di chuyển không theo quy luật ngày càng nhiều, thậm chí, một năm có thể có 2-3 cơn bão “nổi loạn”. Tốc độ di chuyển trung bình hàng năm trước đây của bão là từ 15-18km/giờ ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, thì hiện nay, xuất hiện những cơn bão di chuyển với vận tốc 25-30km/giờ, thậm chí có cơn bão di chuyển với vận tốc 35km/giờ.
* Hạn hán: các đợt hạn hán kéo dài làm nhiệt độ tăng cao gây cháy rừng thường xuyên với trạng thái, mức độ dữ dội và độ dài ngày càng nghiêm trọng. Riêng 6 tháng đầu năm 1998 có 60 vụ cháy rừng ở Đồng Nai (làm mất 1200 ha) và Đắc Lắc (làm mất 316 ha). Đợt khô hạn từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1998 đã làm 11.370 ha rừng bị cháy. Theo thiệt hại tổng thiệt hại cả nước lên tới trên 5000 tỉ đồng.
* Các đợt rét: đây là một bất thường “nổi tiếng” khác của khí hậu; Khởi đầu từ cuối năm 2007 và kéo dài sang năm mới là đợt rét bất thường ở các tỉnh miền bắc, đợt rét này kéo dài 33 ngày vào đầu năm 2007 ở miền Bắc ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe con người cũng như chăn nuôi, trồng trọt như làm 200.000ha lúa bị hư hỏng; 122.000 con trâu bò, 1.000 con heo và 290.000 con gia cầm bị chết…
3.2. Ảnh hưởng:
3.2.1. Nông nghiệp:
* Hệ sinh thái đất nông nghiệp:
- Mực nước biển dâng cao sẽ làm mất đi nhiều vùng đất thấp rộng lớn, mất đi các hệ sinh thái đất nông nghiệp đặc biệt ở hai đồng bằng lớn của nước ta (đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng châu thổ Sông Hồng) - vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất.
- Mưa lũ liên tiếp xảy ra làm cho hệ thống đê bao, đê ngăn mặn, đê kè sông, đê biển, kênh mương nội đồng bị sạt lở.
- Ngập úng trong thời gian dài sẽ làm cho các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải từ nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi chảy xuống các ao, hồ, sông, làm tăng lượng chất thải gây ô nhiễm nguồn nước; các công trình cấp nước sạch tập trung hoặc hư hỏng hoặc do nguồn nước cấp từ sông ô nhiễm nặng gây khó khăn cho việc xử lý nước sinh hoạt.
- Biến đổi khí hậu còn gây ra hạn hán trầm trọng, kéo dài làm thay đổi nhiệt độ nước và mực nước tại các khu vực sông, hồ, đầm lầy… gây cháy rừng ảnh huởng đến nông lâm nghiệp. Do đó, số lượng sinh học từ các cây trồng nông, công, lâm nghiệp giảm. Nguy cơ diệt vong của nhiều loài là không tránh khỏi.
* Hệ sinh thái ven biển:
- Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều hệ sinh thái ven biển do nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxi trong nước trong giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng oxi làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển thậm chí chết hàng loạt các loài nuôi như tôm, cá; gia tăng hiện tượng thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển. Ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, tình trạng này xảy ra rất nghiêm trọng.
- Các loài nhiệt đới sẽ giảm đi và có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn trong các hệ sinh thái trên cạn.
- Sự xâm nhập mặn của nước biển.
- Hơn nữa, tăng nhiệt độ nước vùng ven bờ sẽ dẫn đến tăng lắng đọng các chất khoáng và hữu cơ, gây ảnh hưởng chuỗi thức ăn, giảm số lượng cũng như chất lượng các loài thủy sản.
+ Các ảnh hưởng của bão gây ra đối với cộng đồng ngư dân ven biển trong những năm gần đây:
Năm
Bão hình thành trên Biển Đông
Bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt nam
Thiệt hại liên quan đến cộng đồng ngư dân ven biển
Ước tính giá trị thiệt hại
2001
9
1
11
0
- 261 tàu cá chìm, 135 chiếc bị va đập hư hỏng
- 4 ngư dân chết
97 tỉ đồng
2002
5
1
11
3
-
-
2003
7
2
10
1
-
-
2004
5
2
4
0
- 11 tàu cá bị chìm
- 14 ngư dân chết, 7 người bị thương
2005
9
6
5
2
-
-
2006
10
3
4
1457 tàu cá bị chìm, va đập hư hỏng
40 người chết
-
3.2.2. Công nghiệp: biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp như :
- Thủy điện: thiếu nước chạy các nhà máy phát điện.
- Ngành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm gặp khó khăn do sản xuất nông nghiệp giảm; xuất khẩu nông sản giảm.
- Ngành khai thác khoáng sản gặp nhiều trở ngại do các thay đổi thời tiết gây ra như sụp mỏ, ô nhiễm các vùng khai thác khi lũ quét.
- Xây dựng: mùa mưa lớn lũ quét làm các công trình xây dựng đường cầu cống không được thực thi theo đúng kế hoạch, thậm chí mưa lũ làm cuốn trôi, hư hại các công trình đang xây dở.
3.2.3. Du lịch: biến đổi khí hậu với nguy cơ tan băng, hạn hán, sự mất dần các bãi biển sẽ tác động mạnh đến ngành du lịch ở nhiều nước.
Nước biển dâng làm tình trạng xói mòn bờ biển càng trầm trọng thêm; như ở nước Pháp 1/5 khu du lịch bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các địa điểm du lịch truyền thống khác cũng có khả năng bị tác động chẳng hạn như khu nghỉ mát trượt tuyết trên dãy An-pơ. Theo báo cáo, nhiệt độ tăng 2oC có thể khiến số lượng khu nghỉ mát trượt tuyết ở khu vực Haute-Savoie thuộc dãy An-pơ giảm xuống một nửa từ 35 xuống còn 18. Không chỉ lục địa của Pháp bị tổn hại, mà các hòn đảo được bao bọc bởi cánh rừng cọ, điển hình như New Caledonia và Plynesia, cũng dần mất đi các rạn san hô, nơi thu hút chính.
Ở Việt Nam, tại Bình Thuận, một tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ với đường bờ biển dài gần 200km, việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ là tất yếu. Các vùng biển khác như Vũng Tàu, Long Hải những con bão lớn đi qua cũng gây ảnh hưởng, như cơn bão cuối năm 2007 làm khu du lịch này bị hư hại nghiêm trọng, nhà cửa, cây cối ở những vùng ven bị bão cuốn bay, các bãi tắm đẹp sau 1 đêm trở thành bãi rác khiến các nhà chức trách, nhà đầu tư ở vùng biển này phải tốn nhiều tiền bạc và thời gian trùng tu, sửa chữa lại.
3.2.4. Y tế : biến đổi khí hậu đã có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người và vật nuôi. Nhiều bệnh mới xuất hiện và nhiều dịch bệnh cũ quay trở lại.
3.2.4.1. Đối với vật nuôi:
Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những đại dịch trên gia súc, gia cầm ( H5N1, H1N1, bệnh nhiễm kí sinh trùng babesia, bệnh lao bò…)
3.2.4.2. Đối với con người:
Những đợt nắng nóng kéo dài, bão, lũ lụt và hạn hán giết đi hàng chục ngàn người mỗi năm. Các căn bệnh và tình trạng sức khỏe nhạy cảm với khí hậu như tiêu chảy, sốt rét và suy dinh dưỡng đã gây ra hơn 3 triệu tử vong trên toàn cầu.
Ô nhiễm không khí là mối đe dọa rất lớn đối với tất cả mọi người, nhưng người nghèo, phụ nữ và trẻ em là những người đầu tiên chịu ảnh hưởng và bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Bệnh tật và sự chết chóc dưới tác động của biến đổi khí hậu là một quá trình liên quan với nhau, thông qua nhiều cơ chế tác động và khâu cuối cùng là nguyên nhân gây bệnh dẫn đến ốm đau và tử vong cho con người. Đấy chính là nhiệt độ tăng cao quá mức làm người bị bệnh tim, người già và trẻ nhỏ tử vong; những hiện tượng cực đoan của khí hậu gây chết người và mùa màng thất bát dẫn đến dịch bệnh, suy dinh dưỡng gia tăng làm giảm khả năng kháng bệnh ở người.
Biến đổi khí hậu đe dọa cản trở việc chống lại các căn bệnh đói nghèo và nới rộng khoảng cách sức khỏe giữa những người giàu nhất và những người nghèo nhất. Ngày y tế thế giới, Bộ Y Tế, Hà Nội, Việt Nam diễn ra vào 7/4/2008 các nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát biểu biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân dẫn đến số lượng tử vong tăng lên và hiện nay, hơn 150 nghìn người chết hàng năm do sốt rét, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và chấn thương do lũ lụt gây ra; trong đó một nửa là ở Châu Á và Thái Bình Dương. Con số trên có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
3.2.5. Sinh hoạt của người dân:
Vào mùa lũ, những trận mưa kéo dài dai dẳng với tần suất lớn làm nhiều tuyến đường giao thông, công trình di tích lịch sử bị bùn đất vùi lấp. Ngược lại, hạn hán thường xảy ra vào mùa khô, nắng nóng, lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều lần làm cạn kiệt các sông suối nhỏ và các hồ chứa nước ở miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, miền núi và trung du Bắc Bộ gây thiếu nước ngày càng nghiêm trọng. Chỉ trong năm 1998 có khoảng 203.000 người bị thiếu nước ngọt.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI:
1.Bệnh truyền qua vật chủ trung gian( sốt xuất huyết, sốt rét): đây là những căn bệnh gia tăng dưới tác động của nhiệt; mùa mưa đến sớm thì số ca mắc các bệnh này cũng tăng sớm. Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn đến các vùng kinh tế kém phát triển, đông dân và có tỷ lệ đói nghèo cao... Đặc biệt, do khí hậu hiện nay có nhiều thay đổi mà nhiều loại virus truyền nhiễm gây bệnh tiến hóa một cách khôn lường, khiến bệnh chuyển hóa theo hướng ngày càng phức tạp.
1.1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue:
1.1.1. Giới thiệu:
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút Dengue gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti.
1.1.2. Triệu chứng:
Bệnh nhân bị xuất huyết ngoài da ở chân. Những đốm trắng là vùng da bình thường không bị bệnh.
- Triệu chứng thông thường giống như cảm cúm: sốt cao, đau khớp, đau đầu, đau sau hốc mắt kèm buồn nôn. Sau 2 đến 4 ngày, sốt sẽ giảm dần kèm ra nhiều mồ hôi và bệnh nhân thấy khoẻ hơn. Sau đó sốt quay trở lại kèm theo phát ban trên da.
- Sốt xuất huyết chảy máu là một dạng nguy hiểm hơn. Triệu chứng chủ yếu vẫn là những biểu hiện thông thường như: thể trạng giảm sút, rối loạn tiêu hóa... Ngoài ra, còn có thêm các triệu chứng khác như các vết thâm trên da, chảy máu nhiều nơi (mũi, lợi, nôn ra máu và đi ngoài phân đen).
- Sốc trong sốt xuất huyết: mệt lả, da lạnh ẩm, nổi vân tím, mạch không bắt được, huyết áp thấp có thể không đo được. Ý thức u ám, li bì hoặc vật vả kèm theo đau bụng, nôn, đi tiểu ít.
Sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm hơn ở người lớn vì: sốt cao có thể gây ra co giật, lượng nước ở trong cơ thể trẻ em nhiều nên dễ mất nước khi sốt cao dẫn đến trụy tim mạch (hạ huyết áp).
Tuy nhiên người lớn lại dễ chết vì sốt xuất huyết hơn trẻ em vì khi nhiễm bệnh, người lớn dễ bị xuất huyết ào ạt, bởi độ thấm thành bụng kém hơn trẻ em - theo bác sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó giám đốc Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới TP.Hồ Chí Minh. Theo các bác sĩ đầu ngành, ở người lớn có hai dạng sốt xuất huyết: dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).
- Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn, có biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.
- Sốt xuất huyết não cũng rất khó nhận biết, vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, nhưng rất dễ gây tử vong. Ban đầu, người bệnh sốt, bị nhức đầu, ngay sau đó tay bị tê liệt, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới với khảng 20 triệu người bị nhiễm vi rút Dengue và khoảng 500.000 trường hợp bị sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, trong đó chủ yếu là trẻ em. Tỷ lệ tử vong đến 5%, thậm chí cao hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, cho đến nay đã trở thành một bệnh dịch lưu hành. Riêng năm 1998, số mắc trên toàn quốc lên tới 234.920 người và chết 377 người. Sốt xuất huyết dengue có thể gây bệnh cảnh nguy kịch, hội chứng sốc Dengue nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo số liệu của cục Y tế dự phòng, số người mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay 20/5/2008 đã lên tới hơn 10.000 ca (cao gần bằng tổng số ca mắc trong năm 2007), chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và các tỉnh duyên hải miền Trung. Một số tỉnh có số ca mắc đang báo động là Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, TP.HCM
Bệnh ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa các miền: miền Bắc: bệnh thường xảy ra nhiều từ tháng 7 đến tháng 9. Miền Nam và miền Trung, bệnh sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm và tần số mắc bệnh nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10; ở miền Nam, nơi có bệnh lưu hành cao nên lứa tuổi mắc bệnh phần lớn là trẻ em (95%).
Người bệnh nhiễm virus Dengue bị muỗi Aedes đốt mang virus rồi truyền cho người lành. Nước ta có 2 loại muỗi Aedes gây bệnh chủ yếu là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Muỗi Aedes hút máu ban ngày và thường hút máu nhiều nhất vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi Aedes aegypti mình nhỏ, đen, có khoang trắng thường gọi là muỗi vằn, đậu ở nơi tối trong nhà, thường sống ở các đô thị. Muỗi Aedes albopictus thích sống ở lùm cây, ngọn cỏ, phần lớn sống ở vùng nông thôn. Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi Aedes, vệ sinh môi trường kém, dân cư sống chen chúc và số người bị cảm thụ cao. Muỗi Aedes sinh sản quanh năm, cao nhất vào những tháng sau mùa mưa muỗi sinh sản nhiều và liên quan đến việc tích trữ nước trong bể, chum vại, cống rãnh nước hoặc nước ở đồ phế thải chai lọ, vỏ đồ hộp... Dịch sốt xuất huyết xuất hiện ở các nơi đông dân cư tập trung rồi sau đó lan dần đến các vùng nông thôn. Theo thống kê cộng sơ bộ, mỗi năm, số người mắc sốt xuất huyết ở nước ta tới giờ phút này khoảng hơn 50.000 người, số tử vong là 49 người. Trong đó, 80% số người mắc bệnh ở phía Nam.
1.1.3. Biện pháp phòng bệnh:
- Hạn chế nước tù đọng quanh nhà (lọ hoa, xăm lốp cũ, bể chứa nước…).
- Thường xuyên dùng kem chống muỗi.
- Mặc quần áo sáng màu, đi tất bảo vệ.
- Mắc màn có tẩm thuốc chống muỗi trước khi đi ngủ.
- Sử dụng hoá chất xua muỗi, phun hoá chất diệt muỗi dạng sương mù.
1.2. Bệnh sốt rét:
1.2.1. Giới thiệu:
Sốt rét còn gọi là “ngã nước” là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng loại protozoa tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong - đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara, châu Phi. 90% số ca tử vong xảy ra tại đây. Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu, và là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế.
1.2.2. Triệu chứng:
- Nhức đầu, buồn nôn, đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bụng và lưng và lá lách phình to bất thường. Khi sốt rét ảnh hưởng đến não, trẻ có thể bị co giật hoặc hôn mê. Nếu sốt rét tác động đến thận, lượng urê sản sinh sẽ xuống thấp khác thường.
Hình ảnh ký sinh trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu
- Trẻ bị bệnh sốt rét có thể có các triệu chứng ban đầu như dễ nổi cáu, uể oải, kém ăn và các vấn đề về giấc ngủ. Các triệu chứng theo sau đó thường là ớn lạnh, sau đó là sốt và thở gấp. Sốt có thể cao từ từ trong 1, 2 ngày hoặc có thể cao đột ngột đến 1050C hoặc cao hơn nữa. Sau đó, khi cơn sốt hạ và thân nhiệt nhanh chóng trở lại bình thường, trẻ bắt đầu đổ mồ hôi nhiều.
Khi các ký sinh sốt rét đi vào dòng máu, chúng sẽ đi đến gan, nơi chúng tăng lên gấp nhiều lần. Cứ mỗi vài ngày, hàng ngàn ký sinh lại được thoát ra từ gan vào máu, nơi chúng phá hủy các tế bào hồng cầu. Một số ký sinh vẫn ở lại gan, tiếp tục sinh sôi nảy nở và phóng thích nhiều ký sinh hơn nữa vào máu sau mỗi vài ngày.
Hiện nay, bệnh sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cho con người, đặc biệt bệnh sốt rét chưa có vaccine phòng bệnh. Một người đã từng bị mắc bệnh sốt rét nhiều lần có thể xuất hiện hệ thống miễn dịch chống lại ký sinh trùng sốt rét. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch chỉ tồn tại trong vòng một đến hai năm sau khi nhiễm bệnh.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2008 tới nay, cả nước đã ghi nhận 12.548 trường hợp mắc sốt rét, 1 ca tử vong, so với cùng kỳ năm 2008, số mắc giảm 25,3%. Tính riêng trong năm 2008, số người chết do bệnh sốt rét là 25 người, giảm 95% so với đỉnh điểm năm 1991 vào thời điểm bùng nổ, còn số người mắc cũng giảm tới 85%.
Tuy nhiên, hiện tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang ngày càng lan rộng tới nhiều tỉnh trên cả nước với các mức độ khác nhau. Và đây cũng là cảnh báo của WHO nhân dịp ngày Thế giới phòng chống bệnh sốt rét 25-4 năm nay. Theo đó, WHO cho rằng, căn bệnh này có nguy cơ lây lan ở khu vực sông Mekong do kháng lại các loại thuốc thông thường, làm ngăn cản các nỗ lực diệt trừ tận gốc căn bệnh sốt rét vào năm 2015.
1.2.3. Biện pháp phòng bệnh:
- Các chuyên gia y tế cố gắng ngăn ngừa sốt rét bằng các chương trình kiểm soát muỗi nhằm giết muỗi - tác nhân mang và truyền bệnh.
- Đối với hộ gia đình: nên lắp cửa sổ có màn che, bôi kem chống muỗi hoặc mặc quần áo dài, đặc biệt cần đem theo thuốc phòng bệnh sốt rét.
2. Bệnh truyền qua đường hô hấp:
Vào mùa lạnh trẻ em thường hay bị viêm đường hô hấp (bao gồm viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...). Việc giữ ấm là quan trọng nhất.
Các vấn đề về hệ hô hấp sẽ trở nên trầm trọng hơn do hiện tượng trái đất ấm dần lên khiến sương mù gia tăng. Thay đổi thời tiết, trời trở lạnh, là điều kiện thuận lợi để các loại vi trùng phát triển. Do đó, con người đặc biệt là người già, rất dễ mắc bệnh viêm phế quản.
Theo các chuyên gia về hô hấp, mùa lạnh làm cho cơ thể dễ mắc bệnh nhiễm trùng, do sức đề kháng yếu đi.
Mới vào đầu mùa lạnh, tại các phòng khám tai mũi họng, người đến khám đông gấp 3 lần, chủ yếu là các bệnh viêm đường hô hấp trên. Ho, khô cổ, đau rát cổ họng mỗi sáng ngủ dậy là những dấu hiệu đầu tiên.
Thống kê tại phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, chỉ trong buổi sáng ngày 1/12, lượng bệnh đến khám là hơn 200 người, trong đó 60 - 70% là các bệnh liên quan đến hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng...
2.1. Bệnh viêm phổi: bệnh chủ yếu ở trẻ em.
2.1.1. Giới thiệu:
Viêm phổi vi rút là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tổn thương cấp tính, lan tỏa 2 bên phổi làm rối loạn trao đổi khí tại phổi gây nên tình trạng suy hô hấp, tiến triển nặng. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ gây nên tình trạng thiếu ôxy não nặng và kéo dài gây tử vong hoặc hậu quả nặng nề.
Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp khi tiếp xúc, trẻ em có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè, người lớn bị bệnh, có thể gây thành dịch nguy hiểm. Ở trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, càng nặng.
2.1.2. Triệu chứng:
- Ở trẻ em: các biểu hiện ban đầu là: trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, đau họng, ho húng hắng, chảy nước mắt, mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc.....Khi diễn biến nặng hơn, trẻ sẽ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi. Ngoài ra có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng. Nghe phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Có thể có rối loạn tuần hoàn như sốc, trụy tim mạch... Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu ôxy não, trẻ sẽ li bì hoặc kích thích, co giật.
2.1.3. Biện pháp phòng bệnh:
- Nơi ở phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt, ấm áp về mùa đông, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, súc miệng hằng ngày với trẻ lớn..
- Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ.
- Nhỏ mũi hàng ngày bằng natriclorit 0,9%. Cách ly trẻ bệnh với trẻ khác để tránh lây lan thành dịch.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
2.2. Bệnh viêm họng:
2.2.1. Giới thiệu:
Viêm họng là một bệnh gặp khá phổ biến, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng tỷ lệ viêm họng cấp tính thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, viêm họng mạn tính gặp ở lứa tuổi lớn hơn.
Viêm họng mùa hè do hơi hoá chất, thuốc lá, bụi( trong bụi có nhiều loại vi sinh vật khác nhau), không khí bị ô nhiễm và vi sinh vật (vi khuẩn, virut và vi nấm). Vi sinh vật là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra bệnh viêm họng; trong đó phần lớn là do virut (80%), 20% do các vi khuẩn.
Thông thường có hai loại viêm họng: viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính.Viêm họng cấp tính có thể tự phát cũng có thể xảy ra sau một sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc do một số bệnh khác có liên quan như viêm xoang, viêm mũi cấp tính hoặc mạn tính... Viêm họng mạn tính thường được gọi là viêm họng hạt.
2.2.2. Triệu chứng:
- Khi bị viêm họng cấp, trẻ có biểu hiện sốt, mệt mỏi, thường sốt đột ngột 39 – 400C, kém ăn, quấy khóc kèm theo có ho. Có thể ho từng cơn, ho có đờm, nhầy, lúc đầu trắng sau đặc vàng có mùi hôi, thay đổi tiếng nói.
- Ở người lớn hay gặp viêm họng mãn tính. Biểu hiện: sốt nhẹ hoặc không sốt, họng rát, ngứa, có cảm giác nuốt hơi vướng và luôn cảm thấy có chất nhày chảy xuống họng.
2.2.3. Biện pháp phòng bệnh:
- Cần vệ sinh răng, miệng, họng hằng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng. Người bệnh nên thường xuyên xúc miệng bằng dung dịch kiềm để đảm
bảo độ pH trong họng.
- Nên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh bụi vì trong bụi có vô vàn vi sinh vật gây bệnh.
- Những người hay bị viêm họng không nên uống nước lạnh quá hoặc nước đá, đặc biệt là mùa hè hay dùng trong giải khát như bia lạnh, nước giải khát ướp lạnh...
- Không nên uống các loại thuốc kháng sinh khi có các triệu chứng như: ho, rát họng, giọng nói khàn khàn vì kháng sinh chỉ phát huy hiệu quả với loại viêm họng do vi khuẩn nên trước khi chữa trị nên nhận dạng các loại viêm họng.
* Biện pháp phòng những bệnh truyền qua đường hô hấp: giữ ấm tuyệt đối là biện pháp hữu hiệu để ngừa bệnh, bằng cách thực hiện các biện pháp như:
- Mặc áo ấm khi ra đường.
- Quan trọng hơn cả là tránh hít khí lạnh vào phổi vì sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Mang khẩu trang khi đi đường đối với mùa lạnh, còn giúp giữ ấm khí khi hít vào phổi.
- Ở mũi có hệ thống lông ngăn cản bụi và hệ thống mạch máu giúp sưởi ấm không khí khi hít vào. Cần giữ thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách nhỏ dung dịch nước muối sinh lý.
- Lúc ngủ, chúng ta dễ bị nhiễm lạnh hơn lúc bình thường; vì khi đó, thân nhiệt cơ thể có thể hạ xuống. Chúng ta nên mặc quần áo dài tay và giữ chỗ ngủ thoáng và đủ ấm.
- Đối với trẻ em, nếu trẻ bị sốt cao, hoặc sổ mũi xanh, ho nhiều, đau tai thì nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi để điều trị giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây tươi giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, như các loại trái cây có tép như (cam, chanh, bưởi, quýt).
- Uống nước nhiều lần trong ngày để giữ cho họng không bị khô. Trời lạnh cũng làm cho da dễ bị khô, nứt nẻ. Do đó, nên dùng kem giữ ẩm của trẻ em bôi lên da cho trẻ, dùng vaseline thoa môi để tránh khô nứt môi.
3. Bệnh lây qua đường ăn uống (tiêu chảy cấp):
Sau thiên tai môi trường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng từ các nguồn gây ô nhiễm bị ngập là nguyên nhân bùng phát các dịch bệnh đường ruột. Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho trẻ mắc nhiều bệnh như tiêu chảy, đường ruột…Tiêu chảy do vi-rút là bệnh rất dễ gặp khi thời tiết chuyển từ thu sang đông. Ở điều kiện khí hậu nóng ẩm và những vùng bị ngập lụt, kém vệ sinh bệnh lan truyền ngày càng nhanh. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc tiêu chảy.
3.1. Giới thiệu:
* Do Rotavirus gây ra: thường gặp nhất là tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ bắt đầu thời kỳ ăn dặm (4-6 tháng) đến 2 tuổi. Trẻ đang trong độ tuổi ăn sữa cũng có nhiều khả năng mắc tiêu chảy.
Theo BS Hồ Thị Hiền - Phó trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Trung ương, tiêu chảy do Rotavirus thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa giữa mùa thu và đông, mùa đông và mùa xuân. Thời tiết khô, lạnh là điều kiện thích hợp để bệnh tiêu chảy do Rotavirus phát triển.
Đối với trẻ đang ở độ tuổi bú sữa, TS Nguyễn Gia Khánh, Trưởng khoa Tiêu hoá - Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo: tiêu chảy thường ở trẻ bú mẹ phần lớn xảy ra ngoài 6 tháng. Số trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus bú bình cao hơn rõ rệt so với trẻ bú mẹ. Ngoài ra, “tiêu chảy E.Coli” là vi khuẩn và độc tố được tìm thấy thường xuyên ở trẻ bú bình. Nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ bú bình là do nhiều khả năng như bình sữa không sạch, pha sữa bằng tay không sạch, cho trẻ ăn với tay và quần áo không vệ sinh...
Bệnh còn ảnh hưởng đến người lớn, đây là một căn bệnh thông thường, điều trị sớm theo đúng phác đồ, bệnh khỏi nhanh chóng.
Vi rút gây ra bệnh tiêu chảy mùa đông.
* Do phẩy khuẩn tả: đang xảy ra tại một số tỉnh miền bắc, trong đó có Hà Nội, đó là do nhiễm vi khuẩn tả từ nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Khi nhiễm vi khuẩn tả bệnh sẽ có biểu hiện cấp tính, bùng phát trong vài giờ hoặc trong vài ngày tùy thể trạng mỗi người.
* Ngoài ra, còn có các loại virut gây bệnh tiêu chảy như: Adenovirus, Caliciviruses , Astrovirus.
* Những vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy:
- Staphylococcus aureus (S. aureus) – thường hay nhiễm các loại thịt đã qua xứ lí công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa.
- Clostridium perfringens – thường hay nhiễm các thực phẩm được hâm ấm.
- Bacillus cereus – thường lây nhiễm qua gạo và đậu, kể cả giá sống.
- Salmonella – hay nhiễm trứng gà, trứng vịt và gia cầm. Sốt thương hàn thường do nhiễm trùng Salmonella typhi.
- Shigella – vi khuẩn/trùng này là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy thường được phát hiện trong các nhà giữa trẻ, các làng ở nông thôn.
- Escherichia coli (E. coli) – hay nhiễm thịt chưa nấu chín; tuy nhiên, các trận dịch tiêu chảy E. coli thường liên quan đến giá sống, nước trái cây chưa qua diệt khuẩn theo phương pháp Pasteur, các loại nem chua, rau cải, và phó mát.
- Campylobacter jejuni – thường nhiễm chim, gà, vịt. Vi khuẩn này thường được phát hiện ở các nhà có nuôi gia cầm.
-Yersinia enterocolitica – một vi khuẩn/trùng gây nhiễm trùng Yersin (yersiniosis). Nhiễm trùng này thường xảy ra khi ăn thịt và sữa bị nhiễm trùng.
- Vibrio parahaemolyticus – một loại nhiễm trùng thường do ăn đồ biển sống, nhất là hàu.
- Vibrio cholerae – vi trùng/khuẩn gây bệnh tả, thường hay thấy ở các nước đang phát triển, và là hệ quả của nguồn nước bị ô nhiễm.
Bệnh nhi bị tiêu chảy tăng gây quá tải tại BV Nhi Đồng 2.
* Một số thuốc gây tiêu chảy: thuốc trụ sinh, thuốc chống cao huyết áp, nhuận tràng , Antacids chứa magnesium.
* Một số chất hóa học khác cũng có thể gây bệnh tiêu chảy: rượu, cà phê, trà, kẹo chewing gum không đường và bạc hà cũng có thể gây tiêu chảy.
* Ký sinh trùng: chúng có thể vào cơ thể chúng ta qua đường thực phẩm hay nước và “đóng đô” ở hệ thống tiêu hóa. Các ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy bao gồm:
- Giardia lamblia – ký sinh trùng này thường làm ô nhiễm nguồn nước, Giardia còn là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy ở người đồng tính luyến ái.
- Entamoeba histolytica – ký sinh trùng này lan truyền qua đường nước hay thực phẩm bị nhiễm phân người, nhưng cũng có thể do trực tiếp tiếp xúc qua tay dơ bẩn kể cả quan hệ tình dục.
- Cryptosporidium – có thể lan truyền qua thực phẩm. Nguy cơ thường cao hơn ở trẻ em hơn là người lớn. Các loại rau sống trộn (salad) trồng bằng phân bón cũng là một nguồn lây truyền kí sinh trùng này. Vì ký sinh trùng này có thể sống trong nước nên nước cũng có thể là nguồn lây lan.
3.2. Triệu chứng:
* Do Rotavirus gây ra:
- Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ đi phân lỏng trên 3 lần/ngày. Tiêu chảy kéo dài sẽ khởi đầu bằng một đợt ỉa chảy cấp do nhiễm khuẩn kéo dài trên 14 ngày.
- Bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng sốt, nôn nhiều, mệt mỏi, đi ngoài toàn phân lỏng, màu vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải.
* Do phẩy khuẩn tả:
- Bụng đau quặn thắt, đi cầu xối xả, liên tục 10-15 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Đặc biệt phân rất tanh có màu trắng đục như nước vo gạo, phân thải ra không kèm máu và chất nhầy, miệng nôn thốc. Do đi ngoài nhiều, người bệnh tả nhanh chóng bị mất nước. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân dễ bị trụy mạch, có biến chứng, thậm chí tử vong nhanh chóng.
3.3. Biện pháp phòng bệnh:
- Để phòng các bệnh tiêu chảy cấp do rota vi rút, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, quan trọng nhất là thực hiện ăn chín, uống sôi.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi cầu.
- Dùng các thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
- Tốt nhất trong thời điểm hiện nay, khi phát hiện người thân có triệu chứng một các bệnh trên, nhanh chóng đưa đến trung tâm y tế gần nhất để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Bệnh không truyền nhiễm (huyết áp, tim mạch, sỏi thận, hen suyễn, xuất huyết tiêu hoá, chảy máu cam, đau nhức):
Các bệnh này dễ phát sinh vào mùa lạnh, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.
4.1. Bệnh huyết áp:
Thời tiết thay đổi cũng thường khiến cho huyết áp cũng dễ bị lộn xộn. Huyết áp thường có xu hướng tăng trong mùa lạnh. Bởi vì, khi bị lạnh, các mạch máu ở ngoại biên co lại, gây ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài ra, hệ thần kinh trong cơ thể trước yếu tố thay đổi thời tiết, cũng dễ bị mất cân đối.
Các bác sĩ cho biết: “Bình thường khi trời không lạnh, với một lượng thuốc uống như thế, huyết áp ổn định. Trong khi đó vào mùa lạnh, cũng với liều lượng đó, huyết áp có giao động tăng lên, bệnh nhân cần phải đi khám để điều chỉnh thuốc cho phù hợp”.
*Triệu chứng:
- Nhức đầu, chóng mặt, xây xẩm…
* Biện pháp phòng bệnh:
- Người mắc bệnh huyết áp trong mùa lạnh phải đặc biệt chú ý đến việc dùng thuốc và theo dõi huyết áp chặt chẽ hơn cả mùa nóng.
- Có chế độ dinh dưỡng và vận động thích hợp.
4.2. Tim mạch:
Khi huyết áp dao động, trồi sụt, bệnh mạch vành cũng có nguy cơ chuyển biến xấu đi. Một trong những biến chứng quan trọng của bệnh này là nhồi máu cơ tim. Tức là, các tế bào cơ tim do thiếu máu đột ngột mà chết đi. Lượng máu trong các động mạch cung cấp cho cơ tim bị giảm đi hoặc ngừng cung cấp. Một tai biến khác là đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Huyết áp trồi sụt làm cho đột quỵ có khuynh hướng gia tăng. Do đó, vào mùa lạnh, tuy chưa có thống kê, nhưng bệnh viện đã tiếp nhận số lượng bệnh nhân tăng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim …
Ở người lớn tuổi, hoặc có thể bị huyết áp tăng hoặc có thể là do xơ vữa động mạch, nên bệnh tim mạch người lớn phần lớn là bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ.
* Triệu chứng:
- Triệu chứng đầu tiên đến 90% bệnh nhân thường có là đau ngực. Trước đó, bệnh nhân có những cơn đau thoáng qua với cường độ nhẹ hơn.
- Bệnh nhân cảm thấy đau ở phía ngực trái, đau phía sau xương ức hoặc đau ngay chỗ chấn thuỷ (mũi xương ức). Cơn đau lan ra phía sau lưng, lan đến vai hoặc lên cánh tay trái. Thậm chí, theo mô tả, có bệnh nhân đau đến cứng quai hàm, đến độ vã mồ hôi. Đấy là những cơn đau ngực điển hình, là dấu hiệu của nguy cơ biến chứng rất lớn là nhồi máu cơ tim.
* Biện pháp phòng bệnh:
- Bắt đầu từ tuổi 40, con người thường gặp các vấn đề về huyết áp và bệnh tim mạch, nên phải đi khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và vận động thường xuyên với các bài tập thích hợp.
4.3. Sỏi thận:
Các bác sĩ Mỹ nghiên cứu được rằng sự ấm nóng một phần cũng là nguyên nhân làm cho bệnh sỏi thận trở nên phổ biến. Nhóm các nhà khoa học của ông Tom Brikowski thuộc Đại học Texas ở Dallas đã dựa vào những mô hình toán học cho thấy có sự liên quan trực tiếp giữa nhiệt độ trung bình và xuất hiện sỏi thận. Giải thích của họ là khi nhiệt độ nóng hơn cơ thể thường thiếu nước nhiều hơn - một trong những yếu tố gây sỏi thận quan trọng nhất.
“Vành đai sỏi thận” trong năm 2000 (vàng), 2050 (thêm vùng màu cam) và 2095 (thêm vùng màu đỏ). Hình: PHAS.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sức khỏe con người.doc