Ảnh hưởng của các biện pháp đảm bảo đầu tư đối với hiệu quả đầu tư

1. Khái niệm của các biện pháp đảm bảo đầu tư 2. Nội dung của các biện pháp đảm bảo đầu tư a) Bảo đảm về vốn và tài sản b) Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ c) Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại d) Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài e) Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất f) Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách g) Giải quyết tranh chấp 3. Ảnh hưởng của các biện pháp đảm bảo đầu tư đối với hiệu quả đầu tư

docx6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3225 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các biện pháp đảm bảo đầu tư đối với hiệu quả đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các biện pháp bảo đảm đầu tư được quy định tại Chương II Luật Đầu tư (từ Điều 6 đến Điều 12). Các biện pháp này có vai trò thể hiện thiện ý của nhà nước tiếp nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư và dự án đầu tư của họ. Khái niệm của các biện pháp đảm bảo đầu tư Về khái niệm, các biện pháp đảm bảo đầu tư là những biện pháp được thể hiện trong các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Nội dung của các biện pháp đảm bảo đầu tư Nội dung bảo đảm đầu tư theo Luật Đầu tư bao gồm: a) Bảo đảm về vốn và tài sản  Điều 6 Luật Đầu tư quy định: “Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư...” Quy định này đã đảm bảo được quyền sở hữu tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư, điều này giúp tạo lập lòng tin của các nhà đầu tư khi quyết định dùng tài sản của mình để tiến hành đầu tư b) Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Trên thực tế, quyền sở hữu trí tuệ rất dễ bị xâm phạm vì vậy nhà nước đã cam kết bảo hộ quyền chính đáng này của các nhà đầu tư tại Điều 7 Luật Đầu tư: ” Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Cùng với các quy định trong Luật đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư còn được bảo hộ theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo các quy định này, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể được bảo vệ bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. c) Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại Nội dung này được quy định tại Điều 8 Luật Đầu tư. Theo đó bên cạnh cam kết không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, nhà nước còn cam kết thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ trong các thỏa thuận của mình về việc tiến hành mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư tại Việt Nam. d) Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài Mục đích tất yếu của các nhà đầu tư nói chung cũng như các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng đó là thu lợi nhuận. Vì vậy tại điều 9 Luật Đầu tư nhà nước không những cam kết đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp với đối với phần lợi nhuận của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam mà còn cam kết đảm bảo quyền được chuyển lợi nhuận đó ra nước ngoài. Và cũng để đảm bảo quyền lợi này của các nhà đầu tư, nhà nước đã sửa đổi luật theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư đó là không tính thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thay vì tính thuế như trước đây e) Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất Theo Điều 10 Luật Đầu tư: “Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát. “ Quy định này đã thể hiện sự đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư, xóa bỏ đi những phân biệt các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Quyền và nghĩa vụ được quy định chung cho các nhà đầu tư, không có sự khác biệt. f) Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách Điều 11 Luật Đầu tư quy định: “Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây:             - Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi;             - Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế;              - Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;             - Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết. Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể về việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.” Như vậy nhà nước đã quy định theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư, đảm bảo tối đa quyền lợi của các nhà đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật và chính sách liên quan đến đầu tư. g) Giải quyết tranh chấp Sự đảm bảo của nhà nước đối với các hoạt động đầu tư không thể bao gồm sự đảm bảo về việc sẽ không có tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Tuy nhiên ở một khía cạnh liên quan , nhà nước có thể đảm bảo cho các nhà đầu tư một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp với thông lệ quốc tế, Theo Điều 12 Luật Đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư được quy định thống nhất như sau: - Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài Thương mại hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật. - Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam. - Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:             + Toà án Việt Nam;             + Trọng tài Việt Nam;             + Trọng tài nước ngoài;             + Trọng tài quốc tế;             + Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập. - Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Quy định trên đã đề cao quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư và đủ độ tin cậy cũng như độ an toàn về mặt thực thi các quyết định trong giải quyết tranh chấp về đầu tư. Ảnh hưởng của các biện pháp đảm bảo đầu tư đối với hiệu quả đầu tư Các biện pháp bảo đảm đầu tư của nhà nước ta không chỉ bảo vệ các quyền cơ bản và chính đáng của các nhà đầu tư như quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền bình đẳng giữa các nhà đầu tư, quyền tự do kinh doanh,… mà còn đảm bảo tối đa quyền lợi của các nhà đầu tư trong các trường hợp thay đổi pháp luật và chính sách liên quan đến đầu tư, cũng như đảm bảo cho các nhà đầu tư một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp tin cậy. Những điều đó giúp các nhà đầu tư an tâm khi quyết định đầu tư cũng như trong quá trình thực hiện đầu tư. Các quy định của nhà nước theo hướng có lợi cho nhà đầu tư giúp cho các lợi ích liên quan đến tài sản và lợi nhuận của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư được đảm bảo và nâng cao hiệu quả đầu tư. Các quy định về đảm bảo đầu tư cũng đã thể hiện được tính nhất quán trong việc thực hiện cam kết đảm bảo của Nhà nước đối với lợi ích của nhà đầu tư, phù hợp với nội dung cam kết trong các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật Đầu tư, trường Đại học Luật Hà Nội, nxb Công an nhân dân, 2006 Luật đầu tư năm 2005 Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxẢnh hưởng của các biện pháp đảm bảo đầu tư đối với hiệu quả đầu tư.docx
Luận văn liên quan