Ảnh hưởng của các loại tảo thức ăn khác nhau lên sự sinh trưởng, tuổi thọ, các chỉ tiêu sinh sản của artemia franciscana Vĩnh Châu

Kết quả cho thấy khi sử dụng các loài tảo làm thức ăn cho Artemia thì thứ tự ưu tiên xét về tỷ lệ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản có thể ghi nhận: Chaetoceros> Dunaliella > Nannochloropsis>Tetraselmis. Điều này cũng khá hợp lý khi xét về mặt dinh dưỡng thì tảo Chaetoceros có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với t ảo Dunaliella, Tetraselmis (B ảng 4.3.2), và xét về kích thước thì tảo Chaetoceros cũng tốt nhất cho việc lọc của Artemia. Tảo Tetraselmis(13x7  m) có kích thước quá lớn, không phải là thức ăn tốt cho Artemiatrong giai đ ọan 1 tuần tuổi.

pdf53 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3503 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của các loại tảo thức ăn khác nhau lên sự sinh trưởng, tuổi thọ, các chỉ tiêu sinh sản của artemia franciscana Vĩnh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oài tảo về mặt dinh dưỡng, kích thước, điều kiện nuôi cũng như còn tuy thuộc loài Artemia thí nghiệm. Theo Evieno và Olsen (1999) đã nghiên cứu về liệu lượng tảo trong ao nuôi Artemia đã được trình bày trong thí nghiệm nuôi Artemia bằng tảo tươi (Chaetoceros, Tetraselmis, Dunaliella, Nannochloropsis). Kết quả cho thấy sự sinh sản và sinh trưởng của Artemia khác nhau khi sử dụng các loại tảo khác nhau. Để tìm hiểu chất lượng của các loại tảo thức ăn ảnh hưởng ra sao lên sự sinh trưởng và sinh sản của Artemia dòng SFB Vĩnh Châu, đề tài “Ảnh hưởng của các loại tảo thức ăn lên sự sinh trưởng, tuổi thọ và các chi tiêu 12 sinh sản của Artemia Franciscana” được tiến hành nhằm hướng tới việc lựa chọn một loại thức ăn phù hợp hoặc kết hợp, để có chất lượng Artemia tốt nhất cả về sinh khối và trứng bào xác cũng như hiệu quả sinh sản. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại tảo thức ăn khác nhau lên sự sinh trưởng, tuổi thọ và các chỉ tiêu sinh sản của Artemia Franciscana dòng Vĩnh Châu nhằm xác định loại tảo thức ăn phù hợp để Artemia có sinh trưởng tốt, sức sinh sản cao và chất lượng sinh khối đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản. 1.3 Nội dụng nghiên cứu Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, tuổi thọ và sinh sản của Artemia khi sử dụng 4 loại tảo thức ăn khác nhau (Chaetoceros, Dunaliella, Nannochloropsis và Tetraselmis ) 13 PHẦN II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2. Sơ lược về đặc điểm sinh học của Artemia 2.1 Đặc điểm phân loại Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv (2007), Artemia là tên latin của một loại giáp xác nhỏ chuyên sống ở những vùng nước mặn có biên độ muối rộng (từ vài %o đến 250%o như ruộng muối), có tên và vị trí trong hệ thống phân loại như sau: Ngành: Arthropoda. Lớp: Crustacea. Lớp phụ: Bran Chiopoda. Bộ: Anostraca. Họ: Artemiidae. Giống: Artemia, Leach (1819). Loài: Artemia Fanciscana. 2.2.Đặc điểm phân bố Artemia được tìm thấy ở 500 hồ tự nhiên và nhân tạo trên thế giới, rải rác khắp vùng nhiệt đới. Chúng có khả năng thích nghi với biên nhiệt độ khác nhau từ 60oC-350oC và với nồng độ muối tới 250%o (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Tuy vậy, Artemia lại không có trong tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng do ảnh hưởng của chế độ gió mùa, thủy vực không có độ mặn cao và có nhiều sinh vật thù địch (Nguyễn văn Hòa và ctv.,1994). 14 2.3 Hình thái vòng đời của Artemia 2.3.1. Đặc điểm về hình thái Hình 2.3.1: Artemia Fanciscana (Nguồn: www.captain.at) Artemia thân có dạng hình ống tròn, cơ thể có phân đốt, không vỏ đầu ngực, phần đầu ngắn nhỏ, giữa phần trước có một đôi mắt đơn gọi là mắt giữa, hai bên mắt giữa là một đôi mắt kép. Đốt cuối của bộ phận bụng và đốt cuối của đốt đuối có một chục đuôi hình lá, chân bụng của Artemia có khoảng 10 đôi mọc hai bên thân có dạng lá. 2.3.2. Vòng đời của Artemia Hình 2.3.2: Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos và ctv., 1980) 15 Artemia có vòng đời ngắn (ở điều kiện tối ưu có thể phát triển thành con trưởng thành sau 7-8 ngày nuôi), sức sinh sản cao (Sorgeleloos, 1980; Jumalon et al., 1982) và quần thể Artemia luôn có hai phương thức sinh sản (đẻ trứng và đẻ con)(Browne et al., 1984). Ngoài tự nhiên, Artemia đẻ trứng bào xác nổi trên mặt nước và được sóng gió thổi dạt vào bờ. Các trứng nghỉ này ngưng hoạt động trao đổi chất và ngưng phát triển khi được giữ khô. Nếu cho vào nước biển hoặc khi điều kiện tự nhiên thuận lợi (nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều độ mặn giảm…), trứng bào xác có hình cầu lõm sẽ hút nước phồng to. Lúc này, bên trong trứng sự trao đổi chất bắt đầu hoạt động (Vos và Rosa, 1980). Sau khoảng 20h, màng nở bên ngoài nứt ra và phôi xuất hiện. Phôi được màng nở bao quanh trong khi phôi đang treo bên dưới võ trứng, sự phát triển của ấu trùng tiếp tục và một thời gian ngắn sau đó màng nở bị phá vở và ấu trùng Artemia được phống thích ra ngoài. Ấu trùng Artemia mới nở (instar I) có chiều dài 400-500 m, có màu vang cam, có mắt, nauplii màu đỏ ở phần đầu và 3 đôi phụ bộ, ấu trùng giai đoạn này không tiêu hóa được thức ăn, vì bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, chúng sống nhờ vào noãn hoàng. Sau khoảng 8-10h lúc nhỏ, ấu trùng lột xác thành giai đoạn (instar II), lúc này chúng có thể tiêu hóa được các hạt thức ăn cỡ nhỏ (tế bào tảo, vi khuẩn, chất vẩn) có kích thước từ 1-50 m, và lúc này bộ máy tiêu hóa đã hoạt động. Ấu trùng tăng trưởng qua 15 lần lột xác trước khi đạt giai đoạn trưởng thành. Artemia trưởng thành dài khoảng 10-12mm (tùy dòng). Tuổi thọ trung bình của cá thể Artemia trong các ao nuôi ở ruộng muối khoảng 40-60 ngày tùy thuộc điều kiện môi trường nuôi (nhiệt độ, độ mặn, thức ăn…)(Nguyễn Văn Hòa et al., 1994). Từ giai đoạn 10 ngày trở đi, Artemia có sự thay đổi đáng kể về hình thái và chức năng. Râu mất dần chức năng ban đầu của chúng và có sự khác biệt ở cá thể đực, cái. Con đực, râu phát triển thành mấu bám trong khi ở con cái râu phát triển thành phụ bộ cảm giác. Con đực có một cặp cơ quan giao cấu ở phần sau của vùng thân. Ở con cái có đôi buồng trứng nằm ở hai bên ống tiêu hóa sau các chân ngực. 16 2.4.Đặc điểm môi trường sống và dinh dưỡng Động vật này có tập tính sống trôi nổi, bơi lội tự do trong môi trường nước mặn, có đặc tính ăn lọc không chọn lọc (Reeve, 1963) và chúng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau (Sorgeloos et al., 1986). Ở giai đoạn ấu trùng chúng có thể sử dụng thức ăn có kích cở 25-30 m và 40-50 m khi trưởng thành (Dobbeleir et al., 1980), và chúng có khả năng lọc các vật chất lơ lửng trong nước (mùn bã hữu cơ, vi khuẩn, tế bào tảo đơn bào). Ở phạm vi kích thước nhỏ hơn 50 m chúng bắt mồi bằng cách dùng chân bơi đơn thức ăn từ dưới lên miệng ((Sorgeloos et al., 1986 trích dẫn bởi Nguyễn Đại Khoa, 1999). Ở ruộng muối thức ăn cho Artemia chủ yếu dựa vào việc bón phân gây màu tảo trực tiếp (trong ao nuôi) hoặc gián tiếp (ao gây nuôi)(Rothis, 1986). Ngoài ra chúng còn sử dụng các phụ phẩm như: bột đầu nành, cám gạo mà người nuôi cung cấp. Đặc biệt động vật này còn có khả năng chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như sự biến động lớn của các yếu tố: nhiệt độ, hàm lượng oxy, nồng độ muối (Sorgeloos et al., 1980). Ở Việt Nam hiện nay đang nuôi rộng rãi Artemia thuộc dòng Franciscana FSB (Mỹ), gần như loại này đã được thuần hóa với môi trường nước ta, chúng phát triển tốt trong điều kiện:  Độ mặn: 80-120%o .  Nhiệt độ: 22-35oC.  Oxy hòa tan: không thấp hơn 2mg/l.  PH từ trung tính đến kiềm (7.0-9.0). 2.5. Đặc điểm sinh sản Artemia Hình 2.5.1.: Sự bắt cặp trước khi sinh sản 17 Trước khi giao phôi, con đục bắt cặp với con cái bằng đôi râu của nó tại dựa lỗ sinh dục và đôi chân ngực cuối cùng. Chúng bơi lội xung quanh vài ngày, sự giao phối xãy ra rất nhanh khi con đực uốn cong bụng về phía trước và đưa cơ quan giao phối vào lỗ sinh dục của con cái. Trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng bơi lội tự do trong nước. Khi điều kiện thích hợp, tuyến võ hoạt động và tiết sản phẩm bài tiết màu nâu làm trứng nổi trên mặt nước và tấp vào bờ khô lại thành trứng nghỉ. Trong điều kiện thích hợp, Artemia có thể sống nhiều tháng. Chúng phát triển từ nauplii đến trưởng thành trong vòng 8 ngày. Theo Sorgeloos (1980), Artemia phát triển thành con trưởng thành sau 2 tuần nuôi và bắt đầu tham gia sinh sản. Trong vòng đời con cái có thể tham gia cả 2 phương thức sinh sản và trung bình mỗi con đẻ khoảng 1500- 2500 phôi. 2.6. Quá trình di nhập Ở Việt Nam Artemia được du nhập từ đầu thập niên 80 dưới dạng trứng bào xác để làm thức ăn cho tôm càng xanh. Sau đó nguồn trứng này được sử dụng làm giống nuôi thử nghiệm trong phòng và thả nuôi trong ruộng muối ở Vĩnh Châu, Bạc Liệu, Cam Ranh, Phan Thiết…(Nguyễn Văn Hòa và ctv, 2007). Mặc dù là đối tượng rất mới so với các nghề nông nghiệp khác ở ĐBSCL, nhưng với sự hình thành trung tâm nghiên cứu và phát triển Artemia – Tôm Trường ĐHCT năm 1989 nay thuộc Khoa thủy sản, việc nghiên cứu ứng dụng sản xuất Artemia ở vùng ĐBSCL được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống. Cùng với sự giúp đỡ, hợp tác về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm của các đơn vị nghiên cứu truyền thống về Artemia trên thế giới, đến khoảng năm 1990, trường ĐHCT đã xây dựng và triển khai ứng dụng “Quy trình kỷ thuật sản xuất Trứng và Sinh Khối Artemia trên ruộng muối” và đạt nhiều thành công trong nghiên cứu và mở rộng nhiều vùng nuôi thuộc tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liệu. Hiện nay nghề nuôi Artemia đã trở thành quen thuộc và đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao (Nguyễn Kim Quang và ctv, 1993, Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). 2.7. Tình hình sản xuất và sử dụng Artemia trên thế giới và Việt Nam 2.7.1 Thế giới 18 Phần lớn lượng trứng bào xác thu hoạch trên thế giới đều có nguồn gốc từ Great Salt Lake (90 %). Những năm trở lại đây nghề nuôi Artemia trên thế giới đang có chiều hướng phát triển và mở rộng ra những địa bàn mới, cụ thể là ở khu vực ruộng muối Brazil, sau những thành công bước đầu, sản lượng trứng bào xác bắt đầu tụt giảm từ năm 1982 cho đến nay chưa cải thiện được. Ước tính lượng tiêu thụ bào xác Artemia lên đến hàng nghìn tấn hàng năm (Năm 1997, khoảng 6000 trại giống tiêu thụ 1500 tấn trứng bào xác Artemia hàng năm)(Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Tuy nhiên, rất khó xác định được chính xác lượng trứng sản xuất do các thông tin ghi nhận được còn rất hạn chế. Những vùng sản xuất trứng bào xác với quy mô nhỏ mặc dù rất về mặt kỹ thuật ở nhiều quốc gia Đông Nam Á và Mỹ Latin (Sorgeloos, 1997), vẫn chưa được khẳng định sẽ góp phần một cách đang kể vào nguồn cung cấp trứng bào xác trên thế giới (Lavens và Sorgeloos, 2000) vì nó chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng trứng sản xuất ra hàng năm trên thế giới. Đối với những qui trình sản xuất trên qui mô lớn mặc dù đã có những thành công nhất định nhưng vẫn còn nhiều bất cập xung quanh vấn đề nuôi Artemia cần phải được giải quyết trong thời gian sắp tới (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007) 2.7.2. Việt Nam Ở Việt Nam nghề nuôi Artemia mang tính đặc thù của vùng Duyên Hải, gắn liền với nhu cầu phát triển của nghề nuôi Tôm, đặc biệt trong đầu thập niện 1980, Artemia bắt đầu được nghiên cứu và thử nghiệm ở các vùng biển thuộc tỉnh Cam Ranh, Khanh Hòa, Nha Trang, Bạc Liệu, Sóc Trăng…(Nguyễn Kim Quang và ctv., 1993). Năm 1984, thông qua chương trình hợp tác quốc tế, Khoa Thủy Sản, Trường ĐHCT đã nhập nội và nghiên cứu Artemia thu trứng bào dần dần ổn định và từng bước được gây nuôi và phát triển mạnh ở Bạc Liệu, Vĩnh Châu. Từ năm 1996 đến nay, hoạt động nghiên cứu Artemia được sự tài trở của tổ chức VLIR(Bỉ), để tiếp tục qui trình nuôi tăng năng xuất. Hiện nay, cũng với chương trình hợp tác với tổ chức VLIR (Bỉ), Khoa Thủy Sản đang tiến hành nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Artemia ở ruộng muối Vĩnh Châu. 2.8. Vi tảo – Giá trị dinh dưỡng của tảo 2.8.1. Vi tảo 19 Đến nay, có khoảng trên 40 loài tảo đã được phân lập, nuôi cấy và sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng các loài thủy sản. Tùy thuộc vào chất lượng và tính có sẵn của các loài tảo mà việc sử dụng chúng cho các đối tượng thủy sản cũng khác nhau giữa các nơi trên thế giới. Tuy nhiên có một số loài tảo quan trọng được nuôi và sử dụng phổ biến trên thế giới. Về phương thức sử dụng tảo, chúng thường được cho ăn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sinh vật trung gian khác, ở dạng tươi sống hay chế biến, thuẫn chủng hay hỗn hợp nhiều loài. Mặc dù người ta áp dụng phương pháp cho đối tượng nuôi thủy sản ăn chỉ một loài tảo nào đó, nhưng Liao (1983) cho rằng: không có loài tảo đơn độc nào lại tốt nhất về mọi phương diện cho việc nuôi và sử dụng chúng làm thức ăn cho ấu trùng thủy sản. Tầm quan trọng của tảo chính là từ giá trị dinh dưỡng của chúng (Trần Sương Ngọc, 2000. Kỹ thuật nuôi thức ă tự nhiên) 2.8.2. Giá trị dinh dưỡng của tảo - Chaetoceros :là ngành tảo Khuê, Ngày nay việc nghiên cứu nuôi trồng các loài tảo khuê có kích thước nhỏ và thành phần dinh dưỡng cao phù hợp cho ấu trùng của các loại thân mềm, giáp xác rất phát triển. Tảo khuê được xem như một nguồn acid béo không no mạch cao, đặc biệt là acid 20:5 -3(Lora- Vilchis và Voltolina, 2003), rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của ấu trùng các loài tôm cá biển.(Trần Sương Ngọc, 2000. Kỹ thuật nuôi thức ă tự nhiên) - Tảo Dunaliella, Nannochloropsis, Tetraselmis là ngàng tảo Lục có chứa hàm lượng glycerol và β-caroten cao nên được xem là đối tượng nuôi đầy triển vọng, dùng làm thức ăn không chỉ trong nghề nuôi thủy sản mà còn nhiều lĩnh vực khác.Trong nuôi thủy sản, đóng vai trò trong chế độ dinh dưỡng của nhuyễn thể nhưng với mức độ khac nhau tùy theo loài nhuyễn thể. 20 PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.1 Vật liệu nghiên cứu 3.1.1.1.Dụng cụ, vật tư và hóa chất  Chai mũ hình chóp thể tích 500ml (12 chai)  Dụng cụ đo: nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân  Hệ thống sục khí: pipet, đá bọt, van điều chỉnh.  Kính hiển vi, thước đo, đèn neon 40w.  Cân điện tử, đĩa petri.  Cốc thủy tinh, xô nhựa, vợt, ca, máy thổi khí.  Tủ sấy.  Hóa chất: Formol, Chlorine (bột tẩy), Javel (NaOCL), ThiosulfatNatri (Na2S2O3), lugol.  Một số dụng cụ và trang thiết bị khác. 3.1.1.2.Nguồn trứng giống Artemia Trứng Artemia Franciscana dòng Vĩnh Châu. 3.1.1.3. Nguồn nước  Nước ngọt: sử dụng nguồn nước máy.  Nước mặn: được pha từ nguồn nước ót (nước mặn có nồng độ muối cao) để có độ mặn 80%o dùng cho thí nghiệm 3.1.1.4. Nhiệt độ Nhiệt độ phòng luôn ổn định (28-30oC) 3.1.1.5. Thức ăn  Thức ăn dụng cho Artemia là: (Chaetoceros, Tetraselmis, Dunaliella, Nannochloropsis), nguồn tảo giống được cung cấp bởi phòng thí nghiệm nuôi thức ăn tự nhiên, Bộ môn sinh học ứng dụng, Khoa thủy sản, ĐHCT sau đó được nuôi theo phương pháp cấy truyền, thu hoạch và ly tâm làm thức ăn cho Artemia ăn trong suốt quá trình thí nghiệm 21 3.1.1.6. Thời gian và địa điểm Thời gian: 3 tháng (từ tháng 1/2009 đến tháng 4/2009). Địa điểm: Trại thực nghiệm - Khoa Thuỷ Sản - Trường Đại học Cần Thơ. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp ấp trứng Artemia - Cho nở trứng trong chai nhựa trong (1,5lít) hình phểu. - Nhiệt độ thích hợp từ 28-30oC. - Độ mặn: 33ppt. - pH=8 (nếu pH thấp thì thêm Na2CO3 hoặc NaHCO3). - Ánh sáng: rất quan trọng để đạt tỉ lệ nở cao, đặt biệt trong thời gian lúc đầu trứng hút nước hoàn toàn, cần nguồn ánh sáng mạnh 1000- 2000 lux (2000 lux tương đương với 2 bóng đèn neon) và được đặt cách mặt nước là 0,5m. - Sục khí: bằng que sục khí. - Mật độ ấp trứng tốt nhất là 2g/lít - Thời gian nở: 24 giờ. - Thu hoạch Nauplii: ngưng sụt khí 5-10 phút, ở phía dưới đáy chai có đèn sáng, dùng vải đen đậy miệng chai lại, ấu trùng sẽ tập trung ở đáy bể, dùng ống siphon ấu trùng ra và bố trí thí nghiệm. 3.2.2. Phương pháp gây nuôi tảo làm thức ăn: - Dụng cụ : keo thủy tinh 10 lít, pipet, dây sục khí, các dụng cụ trước khi dùng nuôi tảo phải xử lý nhằm tránh tảo giống bị nhiễm tạp. Rửa bằng xà phồng sau đó rửa sạch bằng nước ngọt (nước máy hay nước giếng), đem ngậm trong nước Javel (500 lít nước ngọt cho vào 100ml Javel) trong 2 giờ, tiếp tục ngâm trong nước acid 0.5 giờ, rửa sạch lại bằng nước ngọt và đem đi sử dụng. - Nguồn nước nuôi tảo chủ yếu là nguồn nước biển tự hay nước ót, nước ngọt có thể sử dụng nước máy hay nước giếng. Pha nước thành 25%o vào bể lắng để xử lý trước khi cho vào túi lọc giòn. Nước nên xử lý tại bể lắng với Chlorine ở nồng độ 20ppm. Sục khí liên tục để loại bỏ mùi 22 Chlorine , sau đó kiểm tra còn Chlorine hay không, nếu còn trung hòa lại bằng Thiosulphate Natri với liều lượng bằng với liều lượng Chlorine. - Liều lượng môi trường dinh dưỡng nuôi tảo: Chaetoceros : 1 lít nước cho vào (2ml dung dịch Walne + 2ml dung dịch silic ). Dunaliella , Nannochloropsis, Tetraselmis :1 lít nước cho vào (2ml dung dịch Walne ) - Các yếu tố môi trường: Do nuôi trong phòng kín nên nhiệt độ và ánh sáng được khống chế cho phù hợp với sự phát triển của tảo Nhiệt độ được duy trì ở 24oC bằng máy điều hòa Ánh sáng (1000-2000lux) chiếu sáng liên tục Sục khí liên tục giúp tảo lơ lửng trong nước, tránh lắng xuống đáy keo, làm tảo có cơ hội tiếp xúc đều với ánh sáng và chất dinh dưỡng. Sục khí cũng giúp nhiệt độ nước đều trong keo nuôi, tránh phân tầng. - Thu hoạch, bảo quản và xử lý tảo Quan sát keo nuôi nếu thấy mật độ tảo dầy thì ta tiến hành thu hoạch, cần giữ lại 1/10 giống tảo nuôi qua keo khác nhằm duy trì tảo nuôi, đem tảo đi li tâm sau đó bỏ vào tủ lạnh và cho ăn tùy theo nhu cầu của người sử dụng, 3.2.3 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện với 4 nghiệm thức (tương ứng với 4 loài tảo) và 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức: Nghiệm thức 1 (NT1) Chaetoceros Nghiệm thức 2 (NT2) Dunaliella Nghiệm thức 3 (NT3) Nannochloropsis Nghiệm thức 4 (NT4) Tetraselmis Thí nghiệm gồm hai bước: nuôi chung quần thể Artemia cho tới khi cá thể trưởng thành và nuôi riêng (từng cặp cá thể) Nuôi chung: Artemia được bố trí trong các chai mũ hình chóp 500ml chứa 400ml nước ở nồng độ muối 80%o, nhiệt độ phòng và mật độ thả nuôi là 200 nauplii/400ml(500nauplii/1 lít). 23 Chế độ cho ăn: 2 lần/ngày, liều lượng cho ăn theo kiểu thỏa mãn bằng cách quan sát màu nước trong chai nuôi, biểu hiện bơi lội của Artemia và sự hiện diện thức ăn trong đường ruột (nếu thức ăn bị đứt quãng thì lượng thức ăn đưa vào không đủ và phải bổ sung thêm, ngược lại nếu nước có biểu hiện dơ, màu tảo còn đậm thì lượng thức ăn được điều chỉnh giảm). Chế độ thay nước: Tùy thuộc vào chất lượng nước của chai nuôi, khi quan sát mẫu, nếu thấy phân Artemia thải ra môi trường nước khá nhiều thì tiến hành thay nước mới. Sục khí: bằng bằng que sục khí và đưa xuống tận đáy chai để quá trình di chuyển của khí sẽ làm cho thức ăn không bị lắng tụ xuống đáy như vậy hiệu quả lọc của Artemia trong quá trình bơi lội sẽ tốt hơn. Nuôi riêng: nhằm xác định các chỉ tiêu sinh sản của Artemia. Sau khi quần thể Artemia ở các nghiệm thức có xuất hiện bắt cặp, tiến hành bắt ngẫu nhiên 30 cặp của mỗi nghiệm thức và nuôi riệng biệt từng cặp trong mỗi ống nghiệm với chế độ cho ăn 2 lần/ngày, thay nước sau mỗi đợt sinh sản của Artemia. 3.2.4. Thu thập số liệu:  Tỉ lệ sống được xác định vào ngày thứ 8, 11, 14.  Sức sinh sản, phương thức sinh sản được xác định theo từng cặp. - Trung bình Số phôi/ lần sinh sản(sức sinh sản) - Tổng số phôi được sinh sản/con mẹ - Tổng số cyst được sinh/con mẹ - Tổng số nauplii được sinh/con mẹ - Tổng số lần tham gia sinh sản/ con mẹ - Trung bình số lần sinh sản cyst/con mẹ - Trung bình số lần sinh sản nauplii/con mẹ - Khoảng cách giữa 2 lần tham gia sinh sản/con mẹ(ngày) - Tỷ lệ % Cyst: tổng số Cyst/tổng số phôi. - Tỷ lệ % Nauplii: tổng số Nauplii/tổng số phôi. - Tỷ lệ Cyst /Nauplii trong vòng đời: tổng số cyst/ tổng số Nauplii của 1 con mẹ. 24 - Thời gian trước sinh sản: thời gian từ khi nuôi đến khi đẻ lứa đầu tiên. - Thời gian sinh sản: thời gian từ lúc con mẹ bắt đầu sinh sản đến lần sinh sản cuối cùng. - Thời gian sau sinh sản: thời gian từ khi con mẹ sinh sản lần cuối cùng đến khi chết.  Chiều dài Artemia: được xác định vào ngày thứ 7, 14 bằng cách bắt ngẫu nhiên 30 con trong quần thể của mỗi nghiệm thức, sau đó đo từ đỉnh đầu của Artemia đến điểm cuối đuôi, dưới kính hiển vi chuyên dùng cho việc đo mẫu vật có kích thước nhỏ và hình dạng cong.  Phân tích số liệu: số liệu được xử lý với bảng tính Excel và chương trình SPSS để so sánh độ sai biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức p<0.05. 25 PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện môi trường 4.1.1.Độ mặn (nồng độ muối) Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv (2007) thì Artemia có khả năng sống ở những vùng nước mặn có biên độ muối rộng (từ vài %o đến 250%o). Ở độ mặn lớn hơn 250%o Artemia chết đồng loạt do môi trường vượt ngữơng chịu đựng. Artemia franciscana Vĩnh Châu trong quá trình du nhập đã được thuần hóa theo điều kiện Việt Nam và có thể phát triển tốt ở độ mặn 80- 120%o Còn theo nghiên cứu của Huỳnh Thanh Tới về “Ảnh hưởng mật độ nuôi khác nhau đến sinh trưởng sinh sản của Artemia Franciscana Vĩnh Châu” (1996) đã chọn nồng độ muối 90%o cho môi trường nuôi thí nghiệm, vì ở nồng độ này thích hợp cho sự sinh trưởng của Artemia. Trong thí nghiệm này cũng sẽ duy trì ở độ mặn 80%o cũng là một trong những độ muối được cho là thích hợp cho sự phát triển của quần thể Artemia Vĩnh Châu (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Đồng thời ở nồng độ muối này ngoài tự nhiên sẽ hạn chế được kẻ thù của Artemia như cá, tôm tép, copepoda. 4.1.2. Nhiệt độ: Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv (2007), nhiệt độ có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng cũng như sinh sản của Artemia, vì vậy nhiệt độ cần được duy trì trong khoảng thích hợp, Artemia Vĩnh Châu có thể phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 22-35oC. Còn theo nghiên cứu của Huỳnh Thanh Tới về “Ảnh hưởng mật độ nuôi khác nhau đến sinh trưởng sinh sản của Artemia Franciscana Vĩnh Châu”(1996), cho rằng nhiệt độ là một yếu tố gây ảnh hưởng đến sự sống và sinh trưởng của Artemia, nhiệt độ lúc 14 giờ là cao nhất vào những ngày trời nắng gắt 37oC, thấp nhất vào những ngày mưa lớn29oC. Trong thí nghiệm này nhiệt độ luôn ổn định trong khoảng dao động từ 28-30oC(nhiệt độ phòng). 26 4.2. Ảnh hưởng của các loài tảo lên tỉ lệ sống của Artemia: Sau 14 ngày nuôi và kết quả về tỉ lệ sống đã được thu thập và trình bày trong Bảng 4.2 Bảng 4.2: Tỉ lệ sống (%) Của Artemia vào ngày 8, 11, 14 (Trung bình ± độ lệch chuẩn) Ngày nuôi Nghiệm thức 8 11 14 Chaetoceros 98.17±0.58d 97.67±0.29d 97.50±0.50c Dunaliella 90.33±2.75c 90.00±2.60c 89.67±2.93b Nannochloropsis 84.67±1.15b 84.50±0.87b 84.17±1.26b Tetraselmis 72.00±4.82a 71.83±4.93a 71.83±4.93a (Những chữ cái theo cột giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa và khác nhau biểu hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0.05) Kết quả Bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ sống của Artemia cho ăn bằng tảo Chaetoceros là cao nhất trong tất cả các đợt thu mẫu (ngày nuôi thứ 8, 11 và 14 tương ứng với 98.17±0.58, 97.67±0.29, 97.50±0.50). Trong khi đó tỉ lệ sống của Artemia cho ăn bằng tảo Tetraselmis là thấp nhất (72.00±4.82, 71.83±4.93, 71.83±4.93). Mặc dù tỉ lệ sống của Artemia cho ăn bằng tảo Dunaliella (90.33±2.75, 90.00±2.60, 89.67±2.93), Nannochloopsis (84.67±1.15, 84.50±0.87, 84.17±1.26) cũng khá cao nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn tỉ lệ sống của Artemia cho ăn bằng tảo Chaetoceros và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê cho đến ngày thứ 14 (Bảng 4.2 và Hình 4.2). 27 0 20 40 60 80 100 120 T1 T8 T11 T14 Ngày nuôi Tỉ lệ sống (%) Chaetoceros Dunaliella Nannochloopsis Tetraselmis Hình 4.2: Tỉ lệ sống (%) của Artemia sau 14 ngày nuôi Huỳnh Thanh Tới (2006) đã tiến hành 2 thí nghiệm nuôi Artemia: thí nghiệm 1 với thức ăn là các loài tảo: Chaetoceros sp, Nitzchia sp và Oscillatoria sp. Thí nghiệm 2 thức ăn là tảo Chaetoceros sp. Và tảo tạp (tảo thu từ ao bón phân tự nhiên). Cả 2 thí nghiệm khi nuôi Artemia cho ăn bằng tảo Chaetoceros sp. đều cho tỉ lệ sống cao ngay từ ngày đầu bố trí thí nghiệm đến khi kết thúc so với việc sử dụng thức ăn là các loài tảo khác. Như vậy có thể kết luận rằng tảo Chaetoceros là loại thức ăn thích hợp cho Artemia 4.3. Ảnh hưởng của các loài tảo lên Chiều dài của Artemia : Biến động về chiều dài của Artemia theo thời gian nuôi được trình bày trong Bảng 4.3.1 Bảng 4.3.1: Trung bình chiều dài (mm) của Artemia vào ngày thứ 7, 14 (Trung bình ± độ lệch chuẩn) Ngày nuôi Nghiệm thức 0 7 14 Chaetoceros 0.42 ±0.43 6.53±0.43d 7.15±0.11c Dunaliella 0.42 ±0.43 5.75±0.05c 6.78±0.04b Nannochloropsis 0.42 ±0.43 5.08±0.11b 6.88±0.07b Tetraselmis 0.42 ±0.43 3.92±0.27a 6.16±0.25a (Những chữ cái theo cột giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa và khác nhau biểu hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0.05) 28 Trung bình chiều dài Artemia đã có sự khác biệt giữa các nghiệm thức vào ngày nuôi thứ 7. Kết quả về tăng trưởng của Artemia từ ngày nuôi thứ 0 đến ngày nuôi thứ 14 được trình bày trong Bảng 4.3.1 cho thấy đến ngày thứ 7 Artemia cho ăn bằng tảo Chaetoceros thì Artemia có tăng trưởng nhanh hơn so với cho ăn các loại tảo khác và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê cả vào ngày nuôi thứ 14. Artemia cho ăn bằng tảo Tetraselmis phát triển chậm nhất đặc biệt vào ngày thứ 7 (chiều dài chỉ đạt 3.92±0.27 mm) thấp hơn nhiều so với Artemia cho ăn với các loài tảo khác và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê . Mặc dù có sự biến động về tăng trưởng trong suốt thời gian nuôi khi cho Artemia ăn 4 loại tảo và cuối cùng vào ngày nuôi thứ 14 cho thấy tảo Chaetoceros vẫn là loại thức ăn thích hợp hơn cả (7.15±0.11 mm/cá thể), tiếp theo là Artemia ở nghiệm thức Dunaliella (6.78±0.04 mm/ cá thể) và Nannochloopsis (6.88±0.07 mm/cá thể), cuối cùng là Tetraselmis (6.16±0.25 mm/cá thể). Sự khác biệt giữa các loại tảo thức ăn có ý nghĩa thống kê khi so sánh trung bình chiều dài Artemia của các nghiệm thức với nhau (p<0.05).(Bảng 4.3.1 và Hình 4.3.1) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 T0 T7 T14 Ngày nuôi mm Chaetoceros Dunaliel la Nannochloropsis Tetraselmis Hình 4.3.1: chiều dài của Artemia theo ngày nuôi Từ Bảng 4.3.1 Hình 4.3.1 cho thấy từ ngày thứ 7 đến ngày thức 14, trung bình mỗi ngày tăng trưởng thì tảo Tetraselmis đạt tỷ lệ cao nhất (0.32mm/ngày), tiếp theo là Nannochloropsis (0.26mm/ngày), Dunaliella (0.15mm/ngày), Chaetoceros (0.09mm/ngày) và cũng có thể nhận xét rằng lúc đầu Artemia nhỏ nên khó lọc được tảo Tetraselmis có kích thước lớn (13x7 m ) nên nó có tăng trưởng chậm từ ngày 0-ngày 7 (Bảng 4.3.2) nhưng khi đạt đến kích cỡ vừa phải (ngày 7-14) thì Artemia lọc được các loại thức ăn lớn do đó nó gần như bắt kịp với sự tăng trưởng so với thức ăn là các loài tảo khác (Bảng 4.3, Hình 4.3.1 ). 29 Từ những kết quả về tỉ lệ sống và chiều dài cho thấy tảo Chaetoceros là loại thức ăn thích hợp nhất cho Artemia trong khi tảo Tetraselmis là loại thức ăn không thích hợp cho cho Artemia dưới một tuần tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Reeve (1963) cho rằng tảo đơn bào có kích thước nhỏ hơn 50 m là thích hợp cho tính ăn lọc của Artemia khi xem xét về kích thước tế bào cũng như cả về thành phần dinh dưỡng (Bảng 4.3.2) Bảng 4.3.2: kích thước và thành phần sinh hóa của các loài tảo (Sorgeloos et al., 1996) Loài tảo Kích thước (  m) Protein (%) Lipid (%) EPA (%) DHA (%) HU FA (%) PU FA (%) Chaetoceros 8.4x3.2 35- 40.8 6.9- 17.0 11 <1 0 13 Dunaliella 6x7 37- 38.6 6- 12.6 <0.5 0 1.4 47.4 Nannochloropsis 2-4 35 18 3 0 0 33 Tetraselmis 13x7 14.6-78.1 3.8-24.4 6 0 0 28 4.4 Ảnh hưởng của các loài tảo lên tuổi thọ của Artemia: Bảng 4.4: Tuổi thọ của Artemia (ngày), (Trung Bình ± Độ Lệch Chuẩn) Nghiệm Thức Giới tính NT1 NT2 NT3 NT4 Đực 24.53±4.39a 28.43±7.30b 24.27±5.06a 24.20±5.67a Cái 38.10±10.61b 34.37±6.70b 29.20±5.87a 28.80±5.61a (Những chữ cái theo hàng giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa và khác nhau biểu hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0.05) Tuổi thọ của con Đực và con Cái nuôi riêng mỗi nghiệm thức được trình bày trong Bảng 4.4 cho thấy: Artemia cho ăn bằng tảo Chaetoceros có tuổi thọ của con cái cao nhất (38.10 ±10.61) nhưng tỉ lệ sống của con đực (24.53 ± 4.39) lại thấp hơn so với nghiệm thức khi cho ăn bằng tảo 30 Dunaliella (28.43 ± 7.30), và thấp nhất vẫn là tảo Tetraselmis xét về cả về tỉ lệ sống của con đưc (24.20 ±5.67) và con cái (28.80 ±5.61). (Bảng 4.4 và Hình 4.4) 24.53 28.43 24.27 24.2 38.1 34.37 29.2 28.8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 NT1 NT2 NT3 NT4 Thức ăn Ngày nuôi Đực Cái Hình 4.4: tuổi thọ của Artemia đực và cái Cũng từ kết quả của Bảng 4.4 và Hình 4.4 cho thấy tỷ lệ sống của con đực các nghiệm thức hầu hết đều thấp hơn con cái, kết quả này khác so với nhiều nghiên cứu trước đây. Quan sát trong suốt quá trình thí nghiệm nhận thấy con đực nhỏ hơn con cái và ôm con cái khi bắt đầu tham gia sinh sản, cũng có thể do hoạt động lọc thức ăn phụ thuộc vào sự bơi lôi của con cái nên quá trình lọc thức ăn của nó bị kém hơn con cái. Cũng có thể do thao tác trong lúc thí nghiệm, khi Artemia sinh sản, quá trình thay nước đã gây tổn thương đến con đực nên tỉ lệ sống thấp. 4.5. Ảnh hưởng của các lòai tảo lên các chỉ tiêu sinh sản của Artemia: Các chỉ tiêu về sinh sản của Artemia khi cho ăn bốn loại tảo khác nhau được trình bày trong Bảng 4.5 31 Bảng 4.5: Các chỉ tiêu so sánh về phương thức sinh sản và sức sinh sản Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 NT4 1 94.50±35.09b 51.57±14.48a 45.07±14.10a 51.37±18.80a 2 524.70±56.31b 221.80±41.38a 126.90±36.72a 140.57±39.14a 3 26.70±44.24a 21.83±61.40a 15.57±32.20a 8.70±31.45a 4 498.00±102.62b 199.97±89.43a 112.93±81.27a 131.87±73.91a 5 5.27±1.95c 4.00±2.02b 2.70±1.58a 2.83±1.93a 6 0.50±0.78a 0.40±1.04a 0.33±0.61a 0.13±0.43a 7 4.77±1.81c 3.60±2.18b 2.37±1.40a 2.70±2.02ab 8 1.80±0.71a 2.60±0.77b 4.70±2.23d 3.83±1.44c 9 0.55 ±0.10a 0.95± 0.25a 0.11 ±0.26a 0.67 ±0.27a 10 0.95 ±0.10a 0.91 ± 0.25a 0.92 ± 0.20a 0.93 ± 0.23a 11 0.07 ±0.15a 0.18±0.62a 0.10±0.23a 0.10± 0.43a 12 17.87±1.87a 18.07±2.02a 18.30±2.76a 19.93±2.13b 13 16.1±7.7b 18.30±7.88b 10.53±5.92a 9.2±5.9a 14 0.90±1.09a 4.60±3.04c 2.93±2.52b 1.80±1.61a Ghi chú: 1: Trung bình Số phôi/ lần sinh sản(sức sinh sản) 2: Tổng số phôi được sinh sản/con mẹ 3: Tổng số cyst được sinh/con mẹ 4: Tổng số nauplii được sinh/con mẹ 5: Tổng số lần tham gia sinh sản/ con mẹ 6: Trung bình số lần sinh sản cyst/con mẹ 7: Trung bình số lần sinh sản nauplii/con mẹ 8: Khoảng cách giữa 2 lần tham gia sinh sản/con mẹ(ngày) 9: Tỷ lệ % Cyst 10: Tỷ lệ % Nauplii 11: Tỷ lệ Cyst : Nauplii 12: Thời gian trước khi con mẹ tham gia sinh sản 32 13:Thời gian lúc con mẹ tham gia sinh sản 14:Thời gian lúc con mẹ tham gia sinh sản 4.5.1.Sức sinh sản Qua Bảng 4.5 cho thấy ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo Chaetoceros có trung bình số phôi/lần sinh sản (sức sinh sản) cao nhất (94.50±35.09) và có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức thức ăn khác (p<0.05), và thấp nhất là nghiệm thức nuôi bằng tảo Nannochloropsis (45.07±14.10). Nghiệm thức nuôi bằng tảo Dunaliella, Nannochloropsis, Tetraselmis có khác biệt nhau nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đó khi nuôi Artemia với nhiều loài tảo thức ăn khác nhau thì nghiệm thức nuôi bằng tảo Chaetoceros vẫn cho sức sinh sản cao nhất (Huỳnh Thanh Tới, 1996, 2006). Mặt khác, sức sinh sản còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, Theo Brown et al., (1988): ở nhiệt độ cao Artemia cái cần nhiều năng lượng hơn cho việc điều hòa nhiệt độ và ít năng lượng dự trữ cho việc sinh sản do đó sức sinh sản thấp. Nhưng ở đây nhiệt độ luôn ổn định (nhiệt độ phòng), và nồng độ muối như nhau (80%o). Vì vậy nhiệt độ và nồng độ muối không ảnh hưởng trong thí nghiệm này. 94.5 51.57 45.07 51.37 0 20 40 60 80 100 NT1 NT2 NT3 NT4 Thức ăn Số Phôi Phôi/lần ss Hình 4.5.1: Biểu đồ Trung bình Số phôi/ lần sinh sản 4.5.2. Tổng số phôi được sinh sản/con mẹ Kết quả Bảng 4.5 cho thấy Artemia cho ăn bằng tảo Chaetoceros có số phôi/con mẹ cao nhất (524.70 ± 313.31) và thấp nhất là nghiệm thức nuôi bằng tảo Nannochloropsis (126.90 ± 96.72). Nghiệm thức tảo Dunaliella (221.80 ± 146.38), Nannochloropsis (126.90 ± 96.72), Tetraselmis (140.57 ± 110.14), 3 nghiệm thức này khác 33 biệt nhau nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05) với nghiệm thức tảo Chaetoceros. Nhìn chung, số phôi/con mẹ của nghiệm thức nuôi bằng tảo Chaetoceros cao hơn các loài tảo khác. Theo kết quả thí nghiệm của Browne (1988), khi cho ăn bằng các loài tảo khác nhau trong cùng độ mặn ở 80ppt và nhiệt độ 32.5oC có 110±91phôi/con mẹ và đạt kết quả cao nhất ở 24oC. Điều này cho thấy Artemia mặc dù ăn không chon lọc nhưng cho chúng ăn bằng tảo Chaetoceros là thích hợp để sinh sản tốt nhất (Hình 4.5.2) 524.7 221.08 126.9 140.57 0 100 200 300 400 500 600 NT1 NT2 NT3 NT4 Thức ăn Số phôi Phôi/con me Hình 4.5.2: Biểu đồ số phôi được sinh sản/con mẹ của Artemia 4.5.3. Tổng số lần tham gia sinh sản/ con mẹ Số lần sinh sản/con mẹ của nghiệm thức tảo Chaetoceros (5.27 ± 1.95) và Dunaliella (4.00 ± 2.02) cao nhất nhưng cao nhất vẫn là nghiệm thức tảo Chaetoceros, và 2 nghiệm thức này khác biệt nhau có ý nghĩa vê mặt thông kê (P<0.05). Nghiệm thức tảo Nannochloropsis (2.70 ± 1.58) và Tetraselmis (2.83 ± 1.93) có sự khác biệt nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng lại có sự khác biệt với nghiệm thức tảo Chaetoceros và nghiệm thức tảo Dunaliella Tuy nhiên số lần sinh sản/con cái còn phụ thuộc vào chu kỳ tái thành thục của từng cá thể ở mỗi nghiệm thức, và điều này thì lại phụ thuộc vào tác động của phối hợp của các yếu tố môi trường và dinh dưỡng của từng loài tảo. 34 5.27 4 2.7 2.83 0 1 2 3 4 5 6 NT1 NT2 NT3 NT4 Thức ăn Số lần ss Số lần ss/con me Hình 4.5.3: Biểu đồ Tổng số lần tham gia sinh sản/ con mẹ 4.5.4. Khoảng cách giữa 2 lần tham gia sinh sản/con mẹ Nghiệm thức tảo Chaetoceros có khoảng cách ngắn nhất (1.80 ± 0.71), kế đến là nghiệm thức tảo Dunaliella (2.60 ±0.77), nghiệm thức tảo Dunaliella (3.83 ± 1.44), và cao nhất là nghiệm thức tảo Nannochloropsis (4.70 ± 2.23). Cả 4 nghiệm thức này đều có sự khác biệt về ý nghĩa thông kê (P<0.05). Điều này càng chứng tỏ tảo Chaetoceros là loại tảo thích hợp nhất khi nuôi Artemia vì khoảng cách giữa 2 lần sinh sản ngắn hơn nhiều so với các loài tảo thức ăn khác, kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây . Theo Vũ Đỗ Quỳnh, Nguyễn Thị Thơ Thơ, 1993 và Huỳnh thanh Tới, 2006. Theo Sorgeloos và ctv (1986) thì tốc độ sinh sản của Artemia là 4 ngày/lần, nhưng theo ghi nhận của Ngô Thị Thu Thảo (1991) là 5 ngày/lần. Theo Trương thị Thanh Mai (1991) ghi nhận một lứa đẻ hình thành trong thời gian là 3 ngày/lần. Theo Trương Minh Uy (1988) ghi nhận một lứa đẻ hình thành trong thời gian là 3.5 ngày/lần. Theo Brown và Wanigasekera (1999) thì Artemia franciscana có chu kỳ sinh sản ở 120ppt – 30oC chỉ là 1.3 ngày. 35 1.80 2.60 4.70 3.83 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 NT1 NT2 NT3 NT4 Thức ăn Ngày khoảng cách giữa 2 lần ss/con mẹ Hình 4.5.4: Biểu đồ Khoảng cách giữa 2 lần sinh sản/con mẹ (ngày) 4.5.5. Tỉ lệ % Cyst, % nauplii, Cyst/nauplii: Hầu ở các nghiệm thức tỉ lệ % Cyst, tỉ lệ % nauplii, tỉ lệ Cyst/nauplii đều thấp, mặt dù có khác biệt nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này phù hợp với kết quả nhiều nghiên cứu trước đó “Ở độ mặn 120ppt thì năng suất trứng Artemia thấp hơn nhiều so với nuôi ở độ mặn 80ppt” (Nguyễn Văn Hoà, 2002). Chính vì vậy trên thực tế người ta nuôi Artemia ở độ mặn 80-100ppt để thu cyst. Mặt khác, nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và sinh sản của Artemia. Trong thời gian làm thí nghiệm nhiệt độ phòng được ghi nhận qua biểu đồ trên là tương đối cao. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh (2000). “Khi nuôi Artemia ở phòng thí nghiệm (nhiệt độ ổn định) cũng đã tìm thấy: ở nhiệt độ 30OC số lần đẻ con (nauplii) cao gấp chín lần so với nuôi ở nhiệt độ26OC”. Kết quả tương tự khi tăng nhiệt độ từ 25OC lên 33OC thì số trứng giảm và số nauplii tăng (Sanggontanagit, 1993). Hồ Thanh Hồng (1986) ghi nhận: “sự mang cyst xuất hiện ở môi trường có nhiều tảo”. Trong thí nghiệm thì lượng thức ăn ở các nghệm thức là như nhau. Do đó mà việc xác định một cách chính xác rằng nhân tố nào ảnh hưởng đến sự đẻ nauplli hay cyst thì theo Sorgeloos và ctv (1980) “còn biết rất ít về chi tiết của mối tương quan này”. 36 0 20 40 60 80 100 NT1 NT2 NT3 NT4 Thức ăn % % Cyst % Nauplii Cyst/Nauplii Hình 4.5.5: Biểu đồ Tỉ lệ % Cyst, % nauplii, Cyst/nauplii: 4.5.6.Thời gian sinh sản Nhìn chung, về thời gian trước khi sinh sản thì nghiệm thức tảo Dunaliella có thời gian tham gia sinh sản chậm nhất nghĩa là có thời gian đạt tới thành thục lâu nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê với 3 nghiệm thức còn lại Nghiệm thức tảo Chaetoceros, nghiệm thức tảo Dunaliella, nghiệm thức tảo Nannochloropsis mặt dù không có khác biệt về mặt thống kê, nhưng nghiệm thức tảo Chaetoceros vẫn là nghiệm thức có số ngày tham gian sinh sản sớm nhất (17.87±1.87) Thời gian trong quá trình sinh sản của nghiệm thức tảo Chaetoceros ngắn nhất nhưng xét về khoảng cách giữa 2 lần sinh sản, số phôi/con mẹ, tổng số lần tham gia sinh sản cao nhất so với các nghiệm thức khác, mặt khác do tham gian nhiều trong quá trình sinh sản nên kiệt sức và chết sớm hơn so với nhiều tảo khác, nhưng nghiệm thức tảo Chaetoceros vẫn là thức ăn thích hợp nuôi Artemia để sinh sản và nuôi sinh khối tốt nhất. 37 0% 20% 40% 60% 80% 100% NT1 NT2 NT3 NT4 Thức ăn Ngày TG Sau SS TG Lúc ss TG trước ss Hình 4.5.6 : Biểu đồ thời gian sinh sản của Artemia 4.5.7. Ảnh hưởng của các loài tảo lên các lần sinh sản của Artemia: Hình 4.5.7 cho thấy sự phát triển của Artemia cũng tuân theo qui luật sinh thái của động vật thủy sinh trong tự nhiên, ban đầu sức sinh sản thấp do cơ thể mới đạt tới trưởng thành, sau đó chúng đạt tới giai đoạn chín muồi sinh dục và có sức sinh sản cao nhất, về già giảm đi. Ở thí nghiệm này nghiệm thức tảo Chaetoceros có số lần sinh sản và số phôi/lần sinh sản cao nhất, kê đến là nghiệm thức tảo Dunaliella, Tetraselmis, và thấp nhất là nghiệm thức tảo Nannochloropsis 0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 số lần ss(lứa đẻ) Số lượng Ph ôi NT1 NT2 NT3 NT4 Hình 4.5.7: Sức sinh sản qua các lần đẻ của Artemia khi cho ăn các loài tảo khác nhau 38 Tóm lại: Kết quả cho thấy khi sử dụng các loài tảo làm thức ăn cho Artemia thì thứ tự ưu tiên xét về tỷ lệ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản co thể ghi nhận: Chaetoceros> Dunaliella > Nannochloropsis>Tetraselmis. Điều này cũng khá hợp lý khi xét về mặt dinh dưỡng thì tảo Chaetoceros có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với tảo Dunaliella, Tetraselmis (Bảng 4.3.2), và xét về kích thước thì tảo Chaetoceros cũng tốt nhất cho việc lọc của Artemia. Tảo Tetraselmis (13x7m) có kích thước quá lớn, không phải là thức ăn tốt cho Artemia trong giai đọan 1 tuần tuổi. Tảo Nannochloropsi mặc dù có có hàm lượng protein và lipid tương đương với Chaetoceros (Bảng 4.3.2), nhưng kích thước tảo Nannochloropsis lại quá nhỏ (2-4 m), nên trong quá trình lọc thức ăn Artemia phải tốn nhiều năng lương hơn. Từ các kết quả trên, cả bốn loại tảo đều là nguồn thức ăn sử dụng để nuôi Artemia, nhưng nghiệm thức tảo Chaetoceros là tốt cho thí nghiệm này cả về tỉ lê sống, tăng trưởng và sức sinh sản 39 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Qua thời gian thí nghiệm, dựa vào những kết quả thu được có thể rút ra những kết luận cụ thể như sau: Cả bốn loài tảo Chaetoceros, Dunaliella, Nannochloropsis, Tetraselmis đều có thể sử dụng làm thức ăn cho Artemia tuy nhiên xét theo thứ tự ưu tiên thì: Chaetoceros> Dunaliella > Nannochloropsis>Tetraselmis. Tảo Chaetoceros dung làm thức ăn cho Artemia thì cho tỉ lệ sống cao và ổn định, tăng trưởng tốt, phù hợp cho sinh sản và nuôi sinh khối Artemia Kích thước của các loài tảo cũng ảnh hưởng đến giai đoạn ấu trùng của Artemia, tảo Chaetoceros 7 ngày nuôi (6.53±0.43 mm/ cá thể), trong khi đó tảo Tetraselmis chỉ đạt (3.92±0.27 mm/cá thể). Artemia ăn tảo Chaetoceros có sức sinh sản cao (524.70±313.31), khoảng cách giữa hai lần sinh sản ngắn (1.80±0.71 ngày), tổng số lần sinh sản /con mẹ cao (5.27±1.95 phôi), trong khi ăn tảo Tetraselmis có sức sinh sản thấp (140.57±110.14), khoảng cách giữa hai lần sinh sản dài (3.83±1.44 ngày), tổng số lần sinh sản thấp(2.83±1.93) Tuổi thọ của con đực ở hầu hết các nghiệm thức đều thấp hơn tỉ lệ sống của con cái mặc dù ở trong cùng độ mặn, điều kiện thức ăn như nhau. Sức sinh sản và phương thức sinh sản không do một chỉ tiêu nào riêng lẻ quyết định, mà do nhiều chỉ tiêu khác nhau kết hợp. 5.2. Đề xuất Cần bố trí thí nghiệm trong những thể tích lớn hơn để thấy sự biến động của sức sinh sản . Cần kết hợp nhiều loại tảo thức ăn khác, hoặc các phụ phẩm nông nghiệp, tạo nên sự phong phú và đa dạng về các loài thức ăn cho Artemia . Nên lặp lại thí nghiệm nhiều lần để xác định thành phần dinh dưỡng của các loài tảo đến các chỉ tiêu sinh sản và sinh trưởng của Artemia 40 PHẦN VI TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Thị Hoàng Oanh, bài giảng thực vật thủy sinh, Khoa thủy sản - Trường Đại Học Cần Thơ. Huỳnh Văn Tới, Nguyễn Thị Hồng Vân, Dương Thị Mỹ Hận và Nguyễn Văn Hòa. 2006. Ảnh hưởng của tảo Chaetoceros sp. Lên chất lượng Artemia sinh khối. Tạp chí nghiên cứu khoa học.(Số đặc biệt Chuyên Đề Thủy sản- Quyển 1) Huỳnh Văn Tới. 1996. Ảnh hưởng mật độ nuôi khác nhau đến sinh trưởng sinh sản của Artemia franciscana Vĩnh Châu. Luận văn tốt nghiệp đại học.Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Thị Hồng Vân và Nguyễn Thị Phỉ, 1989. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tuổi thọ và khả năng sinh sản của Artemia franciscana Nguyễn Văn Hòa, (chủ biên). 2007. Artemia – Nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản, nhà xuất bản Nông Nghiệp. 134 trang. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Sương Ngọc, Trần Hữu Lễ. 2005. Nâng cao hiệu quả của việc nuôi sinh khối Artemia trên ruộng muối. Báo cáo khoa học. xuatban/baocao khoahoc/artemia hoa.pdf(truy cập ngày 3/05/2009) Tăng Thiện tính. 2005. Khả năng ứng dụng một số loài tảo được phân lập ở ruộng muối Vĩnh Châu. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ. Trần Sương Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2000, bài giảng Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên, Khoa thủy sản - Trường Đại Học Cần Thơ. Vũ Đỗ Quỳnh và Nguyễn thị Thơ Thơ, 1993. Ảnh hưởng của lượng thức ăn đến chu kỳ sống và sinh sản của Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu. Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ.1993 41 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tỉ lệ sống 1.1 Tỉ lệ sống của Artemia (ngày) Ngày T8 T11 T14 Lần I 195 195 194 Lần II 197 196 196 Chaetoceros Lần III 197 195 195 Lần I 197 177 177 Lần II 187 186 186 Dunaliella Lần III 177 177 175 Lần I 168 168 166 Lần II 172 171 171 Nannochloropsis Lần III 168 168 168 Lần I 137 137 137 Lần II 140 139 139 Tetraselmis Lần III 155 155 155 42 1.2. Tỉ lệ sống của Artemia (%) Ngày (%) T8 T11 T14 Lần I 97.5 97.5 97 Lần II 98.5 98 98 Chaetoceros Lần III 98.5 97.5 97.5 Lần I 89 88.5 88.5 Lần II 93.5 93 93 Dunaliella Lần III 88.5 88.5 87.5 Lần I 84 84 83 Lần II 86 85.5 85.5 Nannochloropsis Lần III 84 84 84 Lần I 68.5 68.5 68.5 Lần II 70 69.5 69.5 Tetraselmis Lần III 77.5 77.5 77.5 43 Phụ lục 2: Trung bình chiều dài của Artemia (mm) 2.1. Ngày Thứ 7 Lần1 4; 3.875; 5.25; 4.375; 5.625; 5.875; 5.5; 4.875; 6.25; 4.75 Lần2 5.25; 5.625; 5.625; 4.625; 4.625; 4.5; 6.25; 6.125; 5.5; 4.25 NT1 Lần3 5.125; 4.875; 4.5; 5.875; 4.5; 5.875; 4.75; 5.25; 4.875; 4.25; 5.5; 4.25 Lần1 6.75; 5.625; 6.125; 5; 6.375; 6.375;6.5; 5.25;6.125;6.25 Lần2 6.625; 6.25; 5.625; 5; 4.875; 5.875; 5.875; 5.625; 5.125;6 NT2 Lần3 5; 6.375; 6.25; 5.875; 5.875; 4.875; 6.25; 5; 6.25; 6 Lần1 5.375; 6.25; 6.125; 7.375; 5.25; 7.25; 6.5; 6; 6; 6.125 Lần2 6.25; 6; 5.625; 5.875; 6.25; 5.625; 6.625; 5.625; 6.25; 7.375 NT3 Lần3 6; 5.625; 6.375; 6.25; 5; 5.125; 5.625; 4.875; 7.125; 5.625 Lần1 3.875; 3.625; 3.5; 5.125; 3.725; 2.725; 3.75; 2.625; 3.75; 3.875 Lần2 4.375; 3.625; 3.25; 3.875; 4.375; 4; 3.875; 3.375; 3.875; 4.375 NT4 Lần3 4; 4.5; 3.75; 4.375; 5.625; 4.25; 4.125; 4.875; 3.25; 3.25 44 2.2. Ngày Thứ 14 Lần1 6.375; 6.75; 8.25; 7.625; 6.875; 6.875; 6.625; 8.25; 6.375; 7.375 Lần2 7.375; 8.25; 7.375; 7.625; 7; 7.125; 7.625; 7.25; 6.375; 6.75 NT1 Lần3 7.125; 7.375; 6.875; 6.75; 6.75; 6.875; 6.875; 6.5; 7.125; 8.25 Lần1 7.375; 6.625; 5.125; 7.5; 7.625; 7; 6.5; 5.875; 7.375; 7.125 Lần2 7.25; 6.375; 7.625; 6.625; 7.25; 5.875; 5.625; 6.25; 7.625; 6.875 NT2 Lần3 6.375; 7.125; 7.125; 6.875; 6.625; 7.5; 6.25; 7.5; 6.375; 6.25 Lần1 6.875; 6.875; 7.25; 6; 6.375; 6.75; 6.375; 7.625; 6.375; 7.25 Lần2 7.375; 6.625; 7.125; 6.785; 7.25; 6.75; 6.875; 6.875; 6.625; 7 NT3 Lần3 6.75; 7.5; 6.75; 7.5; 6.75; 7.125; 6.25; 7.125; 6.25; 6.25; 6.875; 7.125 Lần1 5.625; 5.5; 6.25; 4.375; 6.875; 6.125; 5.875; 6.125;6.375; 6 Lần2 5.875; 7.375; 6.375; 6.125; 6; 6.375; 6; 6.375; 7; 6.125; 6.5 NT4 Lần3 6.25; 6.125; 6.875; 4.875; 6.25; 6.5; 6.25; 5.75; 6.125; 5.875; 6.875 45 Phụ lục 3: Tổng số phôi được sinh sản/con mẹ NT1 NT2 NT3 NT4 Cặp 1 257 201 36 131 2 883 225 43 34 3 976 458 184 101 4 367 65 39 300 5 1347 326 87 41 6 503 129 272 39 7 993 467 87 191 8 962 351 299 209 9 153 247 366 262 10 292 163 365 92 11 324 221 82 203 12 449 314 118 61 13 559 231 141 80 14 775 56 59 414 15 156 44 165 62 16 770 147 133 78 17 317 405 90 487 18 573 34 67 89 19 282 120 87 21 20 99 274 32 135 21 248 245 288 144 22 406 185 48 99 23 436 171 101 108 24 844 34 135 41 25 597 331 28 187 26 687 159 67 69 27 283 641 51 161 28 747 75 101 54 29 353 282 103 116 30 103 53 133 208 46 Phụ lục 4: Trung bình Số phôi/ lần sinh sản NT1 NT2 NT3 NT4 Cặp 1 51 40 36 44 2 110 56 22 34 3 122 76 46 34 4 92 33 20 75 5 135 54 44 41 6 101 65 45 5 7 166 67 29 64 8 160 59 60 52 9 77 49 73 66 10 73 54 73 46 11 81 55 41 68 12 90 63 59 61 13 93 58 47 20 14 111 28 30 59 15 52 22 55 62 16 128 49 44 39 17 63 68 45 61 18 82 17 67 45 19 71 60 44 21 20 50 55 32 45 21 62 61 41 48 22 81 46 48 50 23 73 57 51 54 24 121 34 34 41 25 100 55 28 94 26 115 40 34 69 27 71 64 51 81 28 93 38 34 54 29 177 71 52 39 30 34 53 67 69 47 Phụ lục 5: Tổng số nauplii được sinh/con mẹ NT1 NT2 NT3 NT4 Cặp 1 169 201 36 131 2 883 225 43 34 3 855 409 156 101 4 310 65 39 300 5 1214 326 87 41 6 503 129 272 39 7 993 467 87 191 8 864 329 239 209 9 153 247 225 262 10 268 163 338 92 11 197 221 0 203 12 449 79 118 61 13 559 231 141 80 14 775 56 59 414 15 156 44 165 62 16 770 147 133 24 17 317 405 90 487 18 573 34 67 89 19 282 120 87 21 20 99 274 32 135 21 218 0 252 144 22 406 127 48 99 23 369 171 101 108 24 844 34 135 41 25 597 331 28 187 26 687 159 67 69 27 283 641 51 0 28 691 29 101 54 29 353 282 103 70 30 103 53 88 208 48 Phụ lục 6: Tổng số cyst được sinh/con mẹ NT1 NT2 NT3 NT4 Cặp 1 88 2 3 121 49 28 4 57 5 133 6 7 8 98 22 60 9 141 10 24 27 11 127 82 12 235 13 14 15 16 54 17 18 19 20 21 30 245 36 22 58 48 23 67 24 25 26 27 161 28 56 46 29 46 30 45 49 Phụ luc 7: Tuổi thọ của con đực NT1 NT2 NT3 NT4 Cặp 1 29 27 26 21 2 32 22 25 19 3 22 39 28 27 4 28 25 20 20 5 35 20 20 21 6 22 23 30 38 7 21 48 18 27 8 20 30 31 21 9 20 31 30 21 10 26 26 35 23 11 22 38 22 26 12 26 31 20 24 13 23 18 24 30 14 21 25 19 32 15 22 29 33 27 16 31 25 28 21 17 22 33 23 40 18 23 20 26 17 19 31 44 16 21 20 20 30 21 25 21 21 21 34 27 22 18 27 20 20 23 20 30 20 18 24 21 19 20 22 25 27 21 23 21 26 23 38 25 19 27 27 30 21 20 28 25 25 21 24 29 27 30 28 21 30 31 28 21 33 50 Phụ lục 8: Tuổi thọ của con cái NT1 NT2 NT3 NT4 Cặp 1 29 31 31 27 2 53 35 21 20 3 54 35 28 27 4 30 20 26 28 5 60 40 38 26 6 59 37 38 38 7 39 40 26 30 8 35 42 31 28 9 21 35 37 27 10 34 39 30 35 11 34 38 20 26 12 35 37 30 24 13 35 32 25 33 14 45 29 32 35 15 42 30 34 28 16 36 39 39 19 17 32 40 26 40 18 37 40 33 32 19 28 25 30 21 20 24 36 22 30 21 48 29 35 30 22 31 41 21 30 23 31 32 31 24 24 41 22 33 22 25 43 42 17 37 26 37 41 26 24 27 59 40 21 25 28 39 20 35 27 29 25 39 30 31 30 27 25 29 40 51 Phụ lục 9: Thời gian trước khi con cái sinh sản NT1 NT2 NT3 NT4 Cặp 1 18 18 25 20 2 16 17 20 18 3 16 20 19 17 4 16 16 15 20 5 20 18 21 21 6 18 17 18 17 7 20 17 18 22 8 15 15 21 20 9 19 16 15 20 10 17 18 16 20 11 20 20 16 20 12 16 18 20 22 13 18 18 19 22 14 21 17 16 20 15 20 19 18 24 16 21 16 22 16 17 17 17 15 20 18 15 18 21 17 19 16 18 16 19 20 17 17 19 20 21 16 22 15 21 22 18 18 20 17 23 17 18 21 18 24 19 18 15 20 25 21 19 15 18 26 18 18 16 19 27 19 18 16 20 28 15 17 20 24 29 18 26 23 24 30 19 18 18 22 52 Phụ luc 10: Thời gian lúc con cái tham gia sinh sản NT1 NT2 NT3 NT4 Cặp 1 11 13 6 7 2 25 18 1 2 3 25 15 9 10 4 14 4 11 8 5 40 22 17 5 6 23 20 20 21 7 19 33 8 8 8 20 30 10 8 9 2 19 22 17 10 7 21 14 15 11 14 18 4 6 12 14 19 10 2 13 17 14 6 11 14 24 12 16 15 15 8 11 16 4 16 15 13 17 3 17 15 23 11 20 18 22 22 12 15 19 12 25 14 2 20 7 19 3 10 21 12 28 20 9 22 13 23 1 13 23 14 14 10 6 24 22 4 18 2 25 18 31 2 19 26 19 23 10 5 27 11 27 5 5 28 24 3 5 3 29 7 18 7 7 30 8 7 11 18 53 Phụ lục 11: Thời gian sau khi con cái sinh sản NT1 NT2 NT3 NT4 Cặp 1 0 2 6 0 2 2 1 0 2 3 0 0 2 3 4 1 1 5 0 5 0 5 3 5 6 3 8 0 0 7 0 0 1 2 8 0 5 0 0 9 3 4 5 3 10 2 9 3 0 11 3 4 1 0 12 0 5 6 2 13 1 5 1 0 14 1 8 4 0 15 0 9 6 4 16 2 6 3 0 17 0 3 5 2 18 1 9 12 3 19 0 8 2 3 20 0 5 3 3 21 0 0 0 1 22 0 3 1 4 23 1 4 2 2 24 2 4 4 2 25 3 3 2 3 26 1 8 1 5 27 0 3 3 1 28 1 0 3 3 29 0 10 2 0 30 0 6 2 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3052543_5119.pdf
Luận văn liên quan