Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bống tượng (oxyeleotris marmoratus)từ giai đoạn hương lên giống

Trong thực tế sản xuất, việc xác định nhu cầu đạm có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế. Do giá nguyên liệu cung cấp chất đạm trong thức ăn cao nên các nhà sản xuất thường quan tâm đến việc tối thiểu hóa mức chất đạm trong thức ăn để giảm giá thành trong sản xuất. Song, việc phối chế thức ăn cho cá ở giai đoạn giống nhỏ cần có hàm lượng đạm phù hợp cho tăng trưởng tối ưu để cá đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.

pdf52 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3134 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bống tượng (oxyeleotris marmoratus)từ giai đoạn hương lên giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và oxy trên 3mg/l (Nguyễn Chung, 2007). Nhờ có cơ quan hô hấp phụ, cá có thể chịu được trong điều kiện oxy thấp và ngay cả chiu rut trong bùn trong nhiều giờ. Cá có thể sống trong khoảng nhiệt độ 15 – 41,50C. Cơ quan hô hấp phụ chủ yếu là da và tuyến nhầy trên đầu, giúp cá sử dụng khí trời nhiều giờ liền trong điều kiện ẩm (Nguyễn Anh Tuấn, 1993). 2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. Khi phân tích chiều dài ruột và chiều dài thân Cá Bống Tượng cho thấy tỉ lệ Li/L = 0,7 (Dương Tấn Lộc, 2002) kết hợp với miệng to rộng, hàm có nhiều răng mọc thành dãy, dạ dày to, ruột ngắn là loài cá ăn tạp thiên về động vật, khi đói cá cũng tấn công săn bắt những con cá khác và có thể ăn lẫn nhau. Theo Nguyễn Anh Tuấn và ctv (2004), các nhà nghiên cứu trước đây việc thay thế thức ăn tự nhiên hoàn toàn không thể thực hiện được trong ương nuôi các loài cá do thức ăn nhân tạo không kích thích cá bắt mồi vì không kích thích thị giác cá. Cá bột rất khó bắt mồi là thức ăn nhân tạo nên không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết. những nghiên cứu của Kolkovski và ctv (1997), được trích bởi Nguyễn Anh Tuấn và ctv (2004), kết quả khả quan của việc kết hợp thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến. Một số nghiên cứu cho đã cho thấy hoạt tính của enzym tiêu hoá thấp ở ngày đầu ăn thức ăn ngoài và tăng dần trong suốt giai đoạn ấu trùng trước khi chuyển sang giai đoạn khác (Walford và Lam, 1993 được trích bởi Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 2004). Vì vậy, ở hầu hết cá bột, bắt đầu ăn thức ăn ngoài, chúng đòi hỏi có thời gian nhất định để phát triển khả năng thích nghi với thức ăn bên ngoài. Cá Bống Tượng hoạt động tích cực săn mồi vào ban đêm, nếu nơi sống có điều kiện thích hợp cá hoạt động cả ban ngày. Cá ăn mạnh về đêm hơn ngày, nước rong ăn mạnh hơn nước kém. Cá thích ăn tôm tép, cá sống, trùng đất, khi đói ăn tôm cá chết nhưng không ăn động vật ươn thối (Nguyễn Chung, 2007). Dưới 100g cá tăng trưởng chậm, từ 100g trở lên cá tăng trưởng nhanh, nuôi một năm có thể đạt 900g, dài 20 cm (Sở Nông Nghiệp Đồng Tháp,1994). Ở giai đoạn từ cá bột đến cá giống, cá phải mất thời gian là 2 – 3 tháng mới đạt được chiều dài khoảng 3 – 4 cm. Từ cá giống để có thể đạt được kích cỡ 100 g/con cho việc nuôi bè, cá cần khoảng 4 – 5 tháng nữa. Để có được cá thương phẩm từ 400 g/con trở lên, cá giống có trọng lượng 100 g/con cần thời gian nuôi từ 5 – 8 tháng (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995). 12 2.2. Đặc điểm sinh sản Cá cái cỡ 150g/con là có thể thành thục sinh sản, sức sinh sản khá cao. Trái với quy luật tự nhiên, cá Bống Tượng càng lớn càng ít trứng, cá cỡ 150 – 200g/con có số lượng trứng nhiều nhất 270.000 trứng/kg cá cái, cỡ 250g/con giảm chỉ còn 76.000 trứng/kg và cỡ 350g/con giảm còn 58.700 trứng/kg. Cá Bống Tượng sinh sản lần đầu sau 9 – 12 tháng tuổi. Mùa sinh sản tự nhiên kéo dài từ tháng 3 – 11, tập trung từ tháng 5 – 8, sức sinh sản 150.000 – 200.000 trứng/ kg cá cái (Dương Tấn Lộc, 2002). Cá tự bắt cặp và đẻ trứng. Trứng có hình quả lê dính chặt vào các hang, hốc đá, bọng cây, các vật hình ống hay gạch đá có dưới ao. Sau khi đẻ cá đực canh tổ và ấp cùng cá cái, cá cái bơi quanh tổ trứng dùng đuôi quạt nước tạo thành dòng chảy cung cấp oxy cho phôi trứng phát triển nở thành cá bột. Thời gian ấp trứng là 25 – 26 giờ ở nhiệt độ 28 – 300C. Sau khi nở 1 ngày cá bột có chiều dài 0,38 – 0,4mm, cá chuyển độgn thẳng đứng rồi từ từ buông mình chìm xuống đáy. Cá bột 2 ngày tuổi dài 0,4 – 0,45mm, mắt có sắc tố đen, vi ngực xuất hiện, cá bơi thẳng đứng. Cá bột 3 ngày tuổi dài 0,5 – 0,6mm, noãn hoàng tiêu hết. Cá bột 12 ngày tuổi dài 1,5 – 3mm, đã xuát hiện đầy đủ vây. Cá bột 18 ngày tuổi dài 5 – 8mm, đã hình thành vảy, có hình dạng của cá trưởng thành. Cá con 30 ngày tuổi dài khoảng 13mm. Cá con 45 ngày tuổi dài khoảng 21mm. Cá con 60 ngày tuổi dài khoảng 30mm. Cá con 75 ngày tuổi dài khoảng 41mm. Cá con 90 ngày tuổi dài khoảng 53mm. Từ cá hương 4 – 5cm cần thêm 4 – 5 tháng cá mới đạt kích cỡ cá giống 100 g/con (Nguyễn Chung, 2007). Môi trường sống Cá bống tượng sống thích hợp và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt không bị nhiễm phèn pH thích hợp 6,5 – 7, nhiệt độ 26 – 320C và oxy trên 3 mg/l. 13 Ở những môi trường khắc nghiệt mà nhiều loài cá khác không thể sống được, cá bống tượng có thể sống được ở những vùng bị nhiễm phèn pH = 5,5, những vùng nước lợ độ mặn cao 150/00, sống được ở nhiệt độ thấp 150C và chịu được nắng nóng trên 38 – 41,50C. Cá có cơ quan hô hấp phụ nên có thể chịu được môi trường dưỡng khí thấp chỉ cần lượng oxy hòa tan trong nước trên 2 mg/l là cá sống được. Nhưng khi phải buộc sống trong môi trường khắc nghiệt này, cá chậm lớn khó thành thục sinh sản. Cá sống ở nước lợ 60/00 vẫn phát triển thành thục sinh sản bình thường. Môi trường nước cho cá bống tượng sống rất quan trọng vì không chỉ cho cá sống mà còn cho các thủy sinh động thực vật và tôm tép cá sống làm thức ăn tự nhiên cho cá bống tượng. Môi trường nước ổn định tốt, mồi ăn đầy đủ, cá bống tượng có sức đề kháng cao, ký sinh trùng mầm bệnh khó xâm nhập, cá khỏe mạnh tăng trưởng nhanh. Khi có sự thay đổi môi trường gây sốc cá bị yếu mất sức đề kháng dễ bị ký sinh trùng xâm nhập và nhiễm bệnh chết. Ở giai đoạn cá dưới 12cm, nếu có sự thay đổi môi trường sống đột ngột cá dễ bị sốc và thường chết hàng loạt. Khi chọn địa điểm nuôi cá bống tượng nên chọn nơi có nguồn nước tốt, sạch khong chọn những nơi vượt ngưỡng thích hợp, trừ trường hợp không thể chọn nơi tốt hơn mới chấp nhận ở những nơi bị nước biển xâm nhập có độ mặn 5 - 60/00 vài tháng trong năm. Môi trường nước có tác động lớn đến hiệu quả nuôi vỗ cá bố mẹ, cho cá đẻ, ấp trứng, ương dưỡng cá con thành cá giống và nuôi cá thịt. Tốc độ dòng chảy, bổ sung thay nước mới và đặc biệt khi tăng các chất dinh dưỡng để tăng chất lượng nước cho cá đều phải được chú trọng quan tâm (Nguyễn Chung, 2007). 2.3. Sản xuất giống cá bống tượng Ao nuôi vỗ cá bống tượng có diện tích từ 500 – 1000m2, nguồn nước trong ao phải trong sạch, không bị ô nhiễm, đất không bị nhiễm phèn nhiễm mặn. Ao phải có nguồn cấp thoát nước chủ động. Trước khi thả cá ao cần phải tẩy dọn sạch sẽ, vét hết bùn đáy ao, trang bằng đáy ao, dùng dây thuóc cá để diệt tạp với lượng 0,5 kg/1002. Sau đó tiến hành bón vôi với lượng 5 – 7kg/100m2. Ở những vùng bị nhiễm phèn lượng vôi có thể tăng lên gấp đôi. Sau khi bón vôi nên tiến hành phơi đáy ao 2 – 3 ngày. Sau khi cải tạo xong, tiến hành lấy nước vào ao. Cống phải bịt lưới hai đầu và kích thước mắt lưới nhỏ để ngăn cá tạp và địch hại xâm nhập vào ao cũng như không cho cá thoát ra ngoài. 14 Chọn cá bố mẹ khoẻ mạnh, không bị xây sát và phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: cá trên 1 năm tuổi, trọng lượng từ 0,25 – 1,5kg, kích cỡ đều, mập, khoẻ, không dị tật. Cá cái: gai sinh dục dài gần đến gốc vây hậu môn, có màu đỏ ửng và tươi, đầu gai sinh dục tròn, bụng cá to tròn. Trong một số trường hợp cá thành thục sinh dục có thể thấy buồng trứng hai bên bụng. Cá đực: gai sinh dục ngắn, đầu mút nhọn có hình tam giác. Thời gian nuôi vỗ: tuỳ từng điều kiện cụ thể mà thời gian nuôi vỗ khác nhau. Thời điểm nuôi vỗ thích hợp là vào cuối tháng 12 hay đầu tháng giêng. Mật độ nuôi vỗ từ 0,2 – 0,3kg/m2 (nuôi chung đực, cái) hoặc 0,5kg/m2 (nuôi riêng đực, cái). Cho cá ăn các loại thức ăn như: cá vụn, tép, ốc,cua,… Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và vào buổi chiều. Lượng thức ăn hằng ngày chiếm từ 3 - 5% trọng lượng cá. Thức ăn nên đặt cố định trong sàn ăn. Hằng ngày kiểm tra sàn ăn để loại bỏ thức ăn thừa. Do cá bống tượng là loài cá đẻ trứng dính và đẻ ở tầng đáy vì vậy cần chuẩn bị giá thể cho cá đẻ. Giá thể có thể là mê bồ, ống nước hay gạch tàu. Tuy nhiên, nhược điểm của mê bồ là để lâu ngày gây thối nước ảnh hưởng đến trứng cá. Trước khi đặt giá thể cần phải rửa sạch và đặt nghiêng một góc 450 hay song song với đáy và cách đáy 20 – 30cm. Vào mùa sinh sản, hằng ngày nên kiểm tra giá thể khoảng 2 -3lần để vớt trứng tránh các loài cá tạp ăn trứng. Khi kiểm tra thao tác phải nhẹ nhàng, tránh khuấy động làm ảnh hưởng tới cá. Sau khi vớt trứng xong thì tiến hành ấp trứng. Trong quá trình ương ấp trứng cần tạo môi trường thuận lợi. Môi trường ương ấp trứng cần có nhiệt độ thích hợp từ 25 – 280C, oxy hòa tan >5mg/l, pH từ 7 – 7,5 và không có vi sinh vật hại trứng (động vật phù du nhóm Cyclops, bọ gạo…). Thời gian nở của trứng từ 34 – 82giờ. Nhìn chung thời gian nở càng cao (trong giới hạn cho phép) thì thời gian nở càng nhanh. Ngoài ra phương pháp ấp trứng cũng ảnh hưởng tới thời gian nở. Thời gian nở của phương pháp nước tĩnh bắt đầu từ 36giờ và kéo dài đến 82giờ trong khi thời gian nở của phương pháp nước chảy và nước tĩnh có sục khí cũng bắt đầu từ 36giờ nhưng tập trung nhất vào khoảng 48 – 56giờ sau khi thụ tinh. Qua kinh nghiệm thực tiễn thì ấp trứng theo phương pháp nước tĩnh có sục khí là tốt nhất vì kích thước cá bột rất nhỏ và rất yếu dễ mẫn cảm với điều kiện môi trường (theo Ngô Bá Thành (1988) trích bởi Dương Nhựt Long, 2003). 15 Kỹ thuật ương Có hai cách ương cá bống tượng bột là ương trong ao đất và ương trong bể xi măng. 2.3.1. Ương trong ao đất Ao cần phải tẩy dọn sạch sẽ, vét bùn đáy ao, không nên để lớp bùn quá dày, phơi khô đáy ao sau đó cấp nước vào ao với mức nước 0,8 – 1 m khoảng 2 – 3 ngày mới thả cá vào ao. Diện tích ao nuôi từ 250 – 1000m2 khi đưa nước vào ao qua lưới lọc mịn (0,5 – 0,7mm) tránh cá tạp, cá dữ và các loại động vật thủy sinh gây hại. Nếu có bọ gạo xuất hiện thì phải diệt ngay trước khi thả cá ( diệt bằng dầu hôi). Sau đó xả bỏ lớp nước mặt và thả cá ( Bùi Minh Tâm & Lê Như Xuân, 1995). Mật độ ương có thể dao động từ 500 – 1000 con/m2. Nên thả cá bột lúc hết noãn hoàng cá được thả sáng sớm hoặc chiều mát, nhiệt độ nước 28 – 300C, oxy hòa tan là 4 – 5mg/l, pH 6,5 – 7,5. Ao ương cá bống tượng không cần bón phân trước nhưng cần có một ao gây nuôi tảo và trùng bánh xe riêng biệt. Trong giai đoạn này cho cá ăn 50 – 70g bột đậu nành và 10 lòng đỏ trứng bóp nhuyễn cho 100.000 cá bột. Thức ăn được rãi điều khắp ao. Hàng ngày nên cho ăn 4 – 5 lần. Lượng thức ăn mỗi ngày tăng dần lên 5- 10%. Thêm vào đó mỗi ngày vớt tảo và trùng bánh xe cho cá ăn. Sau 20 ngày tuổi, cá ăn được thức ăn tự nhiên có kích thước lớn như giáp xác chân chèo, giáp xác râu ngành. Lúc này cần quan sát màu nước ao. Nếu ao không lên màu thì tiến hành bón phân với liều lượng 25 – 30kg/100m2 đối với phân hữu cơ và 3 – 4g phân DAP ( Bùi Minh Tâm & Lê Như Xuân, 1995). Từ ngày 26 – 40 có thể cho cá ăn trùng chỉ, cá tép hay thịt ốc xay nhuyễn. Mỗi ngày cho ăn 0,5 – 1,5kg/100m2 ao đến thời điểm này cá đạt 2 – 3cm ( Nguyễn Chung, 2007). Ương cá con thành cá giống: Khi cá đạt kích cỡ 2 – 3cm ta tiếp tục nuôi 1,5 – 2 tháng nữa tại ao đang ương hoặc thu hoạch kiểm tra rồi chuyển sang ao khác. Mật độ ương 100 – 150 con/m2. Thức ăn là cá vụn, tép, ốc… băm nhỏ, mỗi ngày cho ăn hai lần và cho vào sàn đặt cố định ở một nơi. Ở tháng đầu lượng thức ăn là 10% trọng lượng cá ương, tháng thứ hai là 8% trọng lượng cá. Thường xuyên kiểm tra trọng lượng cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Thường xuyên thay nước ao nếu không lợi dụng được thủy triều cũng phải thay đổi nước ít nhất 2 lần/tuần (Nguyễn Chung, 2007). 16 2.3.2. Ương trong bể xi măng Có thể sử dụng bể xi măng, bể lót bạt nhựa hay bể composite bể cáo diện tích từ 15 – 30m2, có chiều sâu 80 – 100cm, giữ nước trong bể ở mức 60 – 80cm, cứ 3 – 4m2 có một viên đá bọt sục khí liên tục 24/24 để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước. Vệ sinh bể ương và dụng cụ, chà rửa khắp thành và đáy bể bằng chlorine 20ppm, rửa lại bằng nước sạch, phơi nắng từ 6 – 12 tiếng rồi mới cho nước vào bể. Trước khi cấp nước vào bể ương phải lắng lọc kỹ, dùng chlorine nồng độ 20ppm để xử lý và diệt hết các sinh vật gây hại sống trong nước. Sau 24 giờ nước có thể dùng được, nên sục khí liên tục để ổn định và duy trì chất lượng nước trong suốt quá trình ương, chất lượng nước tốt có hàm lượng oxy trên 5mg/l, pH 6.8 – 7, nhiệt độ 28 -300C, không ô nhiễm. Mọi thay đổi môi trường chất lượng nước ở khoảng 10 – 15% đều có nguy cơ gây sốc làm cá yếu đi và chết. Có thể dùng nước giếng để lắng 2 – 3 ngày, xử lý bằng chlorine nhưng phải đạt chất lượng nước tốt (Nguyễn Chung, 2007). Mật độ ương trên bể xi măng thường là 1000 – 2000 con/m2 giai đoạn đầu và 150 – 250 con/m2 ở giai đoạn sau. Kỹ thuật ương: có thể ương cá thành hai giai đoạn từ 3 – 10 ngày tuổi và 10 – 60 ngày tuổi. Cá bột từ 3 – 10 ngày tuổi được ương trong bể xi măng với các loại thức ăn khác nhau như lòng đỏ trứng (1trứng/2vạn cá), bột đạu nành xay nhuyễn (1 muỗng cà phê/5000 cá) và thức ăn tự nhiên với thành phần chủ yếu là nguyên sinh động vật như: protozoa, trùng bánh xe, tảo đơn bào Chlorella. Sau 10 ngày ương, cá có thể ăn được các loại sinh vật thức ăn có kích thước thấy được bằng mắt thường như giáp xác chân chèo, giáp xác râu ngành. Trong giai đoạn này cá được cho ăn thêm moina và lòng đỏ trứng trộn với đậu nành số lượng giảm đi một nửa. Khi cá được 15 ngày tuổi thì không cần cung cấp trứng và bột đậu nành. Sau 25 ngày cá đã hình thành đầy đủ sắc tố và bám vào thành bể bằng vi bụng hay nằm ở đáy bể. Sau 30 ngày tuooircas có thể ăn ấu trùng muỗi, giáp xác nhỏ… Sau 60 ngày tuổi cá đạt 3 – 4cm thì tiến hành ương tiếp thành các giống ( Bùi Minh Tâm & Lê Như Xuân, 1995). Từ ngày 60 – 90, cho cá ăn trùng chỉ cá con và tép rong sống. Nếu thức ăn là cá con và tép chết phải tươi không nên xay hay băm nhỏ mà dùng kéo hay dao cắt nhỏ. 17 Ương cá 4 – 5cm lên cá giống với mật độ ương 80 – 120 con/m2. Chế độ cho ăn trong thời gian này như sau: tháng đầu cho ăn 70% trùng chỉ và 30% cá, trọng lượng bằng 10% trọng lượng cá nuôi. Tháng thứ hai, cho cá ăn 50% trùng chỉ và 50% cá, trọng bằng 8 – 9% trọng lượng cá nuôi. Tháng thứ ba, cho cá ăn 30% trùng chỉ và 70% cá, trọng lượng bằng 6 – 7% trọng lượng cá nuôi. Tháng thứ tư, cho cá ăn 15% trùng chỉ và 85% cá, trọng lượng bằng 5% trọng lượng cá nuôi. Thức ăn cho vào bể ở các vị trí cố định đề có thể theo dõi sức khỏe của cá và kiểm tra sức ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày. Sau khi cho ăn khoảng 1 – 1.5 giờ nên lấy hết thức ăn thừa ra. Nước trong bể ương phải thay thường xuyên, tránh ô nhiễm do thức ăn thừa bị phân hủy và do các hoạt động bài tiết của cá gây ra, mỗi lần thay khoảng 20% lượng nước trong bể. Hàng ngày siphon đáy lấy thức ăn dư thừa và phân cá ra, cấp thêm mức nước vào bằng với mức nước ban đầu và duy trì chất lượng nước ổn định. Sục khí cần phải liên tục nếu không phải giảm mật độ ương nuôi từ 50 – 100 con/m2 (Nguyễn Chung, 2007). 2.3.3. Ương cá hương thành cá giống lớn ( 8 – 10cm) Để cá có kích thước 8 – 10cm ta tiếp tục ương cá thêm 3,5 – 4 tháng. Kỹ thuật chuẩn bị ao ương như chuẩn bị ao ương cá bột lên cá hương. Mật độ ương từ 75 – 100 con/m2. Thức ăn cho cá là cá vụn, tép, ốc… băm nhỏ. Mỗi ngày cho ăn 2 lần. Thức ăn cho vào sàn đặt ở nơi cố định. Khẩu phần thức ăn mỗi ngày bằng 7 – 10% trọng lượng cá, thường xuyên kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp (Phạm văn Khánh, 2006). Nước trong ao ương nên được thay thường xuyên. Nếu không lợi dụng được thủy triều thì cũng phải thay ít nhất 2 lần trong tuần. Khi cá đạt 8 – 10cm (15 – 30g) thì chuyển sang nuôi cá lứa hoặc chuyến hằn sang nuôi thịt (Phạm văn Khánh, 2006). 2.4. Ảnh hưởng của thức ăn và nhịp cho ăn lên tăng trưởng của cá bống tượng. 2.4.1. Các loại thức ăn Theo Bùi Minh Tâm & Lê Như Xuân (1995), khi thí nghiệm cá ở 30 ngày tuổi cho ăn với các loại thức ăn khác nhau thì trùng chỉ cho thấy kết quả cá 50 ngày tuổi và cho ăn trùng chỉ kết hợp với thức ăn viên cho tốc độ tăng trưởng cao nhất (từ 1,141g tăng lên 4,586g) sau 60 ngày theo dõi. 18 2.4.2. Nhịp cho ăn Theo Bùi Minh Tâm & Lê Như Xuân (1995), khi theo dõi nhịp cho ăn của cá sau 60 ngày thì thấy cá cho ăn cả ngày lẫn đêm cho tốc độ tăng trọng cao hơn so với cá chỉ cho ăn ngày hoặc chỉ cho ăn đêm. 2.4.3 Điều kiện nuôi Cá Bống Tượng sống thích hợp và phát triển tốt trong môi trương nước ngọt không không bị nhiễm phèn với các chỉ tiêu về môi trường:  Nhiệt độ: thích hợp từ 26 – 32oC, chịu nhiệt độ thấp 15oC và trên 38 – 41.5oC.  pH: thích hợp 6.5 – 7 và cũng có thể sống ở những vùng nhiễm phèn trung bình với pH = 5.5.  Độ mặn: 0 – 15 o/oo. Cá sống ở nước lợ 6 o/oo vẫn phát triển thành thục sinh sản bình thường.  Oxy: trên 3 mg/L, đặc biệt cá có cơ quan hô hấp phụ nên có thể chịu đựng môi trường dưỡng khí thấp, trên 20 mg/L là đã sống được.  N – NH3: 0.2 – 2 ppm.  N – NO2: nhỏ hơn 0.1 ppm. 19 Chương III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm Thời gian: Đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 12 – 2008 và kết thúc vào cuối tháng 06 – 2009. Địa điểm: Trại Cá – Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ. Đối tượng nghiên cứu: Cá Bống Tượng (Oxyeleotris marmoratus). 3.2. Nguồn cá thí nghiệm Nguồn cá thí nghiệm được lấy từ trại cá của khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Cá Bống Tượng có chiều dài từ 2,5 – 4.5 cm và được ương đến giống. 3.3. Vật liệu nghiên cứu Xô nhựa 60L ( 9 xô), 9 giai 1m2 Hóa chất: Chlorine dùng để khử trùng đáy bể; Formol, muối dùng để khử trùng thức ăn Máy đo oxy, pH, nhiệt độ, hệ thống sục khí, cân điện tử, thước,vợt vớt cá, kính lúp và một số dụng cụ khác. Thức ăn cho cá bao gồm: Thức ăn tự chế, trùn chỉ, trùn quế, tép. 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1: Thử nghiệm ương nuôi cá bống tượng từ cá hương lên cá giống với các loại thức ăn khác nhau. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần. Nghiệm thức I: Trùn quế Nghiệm thức II: Thức ăn viên kết hợp với trùn quế xay Nghiệm thức III: Thức ăn viên Chăm sóc và quản lí: Thí nghiệm được bố trí trong bể xi măng có sục khí với mực nước 0.4 m. Ban đầu cá chỉ ăn trùn chỉ, trong quá trình ương cá được cho ăn trùng quế, thức ăn viên kết hợp với trùn quế xay, thức ăn viên. Cá được cho ăn theo nhu cầu nhưng với khẩu phần dao động từ 3 – 7 % khối lượng thân (tính theo khối 20 lượng khô), sáng cho ăn 1/3 lượng thức ăn, chiều cho ăn 2/3 lượng thức ăn (ban ngày cá rất ít ăn) và cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7, 17 giờ. Trong thời gian thí nghiệm, thường xuyên theo dõi và ghi lại hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá và đếm số cá chết, kết thúc thí nghiệm đếm số cá còn lại đồng thời cân và đo chiều dài tổng cộng của số cá còn lại. Các bể được sục khí liên tục và thay nước hàng ngày, lượng nước thay 20 – 30% lượng nước trong bể. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương nuôi cá bống tượng từ cá hương lên cá giống trong giai với các loại thức ăn khác nhau. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần. Nghiệm thức I: thức ăn tự chế với dịch cá Nghiệm thức II: thức ăn tự chế với dịch trùn chỉ Nghiệm thức III: thức ăn tự chế Chăm sóc và quản lí: Thí nghiệm được bố trí trong giai có sục khí với mực nước 0.4 m. Ban đầu cá chỉ ăn trùng chỉ, trong quá trình ương cá được cho ăn thức ăn tự chế với dịch cá, thức ăn tự chế với trùng chỉ, thức ăn tự chế. Cá được cho ăn theo nhu cầu nhưng với khẩu phần dao động từ 3 – 7 % khối lượng thân (tính theo khối lượng khô), sáng cho ăn 1/3 lượng thức ăn, chiều cho ăn 2/3 lượng thức ăn (ban ngày cá rất ít ăn) và cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7, 17 giờ. Trong thời gian thí nghiệm, thường xuyên theo dõi và ghi lại hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá và đếm số cá chết, kết thúc thí nghiệm đếm số cá còn lại đồng thời cân và đo chiều dài tổng cộng của số cá còn lại. Các giai được sục khí liên tục. Phương pháp thu và phân tích mẫu Trước khi bố trí thí nghiệm, cá được xác định khối lượng ban đầu bằng cách cân lấy khối lượng trung bình cá. Khi kết thúc thí nghiệm cũng cân lấy khối lượng trung bình cá, đếm cá còn lại trong giai và bể để xác định tỷ lệ sống cá. Chỉ tiêu tăng trưởng: định kỳ 30 ngày/ lần bắt ở mỗi bể 30 con để kiểm tra tốc độ tăng trưởng chiều dài, khối lượng của cá. Sau khi thu mẫu xong các được thả lại giai và bể tiếp tục nuôi để tính tỷ lệ sống sau khi kết thúc thí nghiệm. Các chỉ tiêu môi trường: oxy, pH, nhiệt độ được đo trực tiếp bằng máy, đo định kỳ 7 ngày/ lần ở mỗi giai và bể vào 8 giờ sáng và 16 giờ chiều trong ngày. Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán Các chỉ tiêu môi trường: Oxy, pH, nhiệt độ định kỳ 7 ngày/ lần. 21 Tỷ lệ sống (Survival rate, SR) Số cá thu được SR (%) = x 100 Số cá thả lúc đầu Khối lượng cá cân được Khối lượng trung bình: (g)= Số cá đem cân Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate, SGR) về khối lượng (% /ngày) và chiều dài (% /ngày) Ln P2 ( hay L2) – Ln P1 ( hay L1) SGR (% /ngày)= x 100 t2 – t1 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (Daily weight Gain, DWG) về khối lượng (g/ngày) và chiều dài (cm/ngày) P2 ( hay L2) – P1 ( hay L1) DWG (g/ngày)= t2 – t1 22 Trong đó, P1, P2 (g): Khối lượng cá ở thời điểm t1, t2. L1, L2 (cm): Chiều dài trung bình tại thời điểm t1, t2. t1, t2: Thời điểm kiểm tra. Hệ số tiêu tốn thức ăn (Feed Conversion Ratio, FCR) Lượng thức ăn sử dụng FCR= Trọng lượng của cá gia tăng 3.4.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Dịch cá thủy phân màu vàng nâu chưa 90% vật chất khô, hàm lượng protein dao động 62 – 80%. Trong đó, hợp chất phi protein chiếm tỉ lệ cao, dịch cá thủy phân chứa đầy đủ các amino acid tự do và các peptide nên được sử dụng nhiều trong thức ăn thủy sản như là một dẫn dụ. Dịch trùn quế được phối chế bằng cách xay nhuyễn, dùng vải mịn lọc bỏ xát chỉ lấy nước đặc. Thức ăn tự chế được mua từ công ty Cargil với hàm lượng đạm khoảng 80% Bảng 3. 1 : Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Độ khô (%) Protein (%) Lipid (%) Tro (%) Trùn quế 19,22 61,98 10,48 7,0 Thức ăn viên 11,00 43 8 14 23 Bảng 3. 2: Thành phần dịch cá thủy phân (%VCK) Thành phần Trung bình Dao động Vật chất khô 94,0 89,0-96,0 Protein 71,0 62,0-80,0 Chất béo 4,0 3,0-8,2 Tro 13,5 12,0-16,0 Muối khoáng 5,0 3,5-6,0 Nguồn: Hertrampf and Piedad-Pascual (2000) VCK: Vật chất khô 3.4.3. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo chương trình Excel version 5.0 và Statistica. So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào phương pháp phân tích ANOVA version 3.0 và phép thử DUCAN ở mức ý nghĩa p < 0.05. 24 Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Các yếu tố môi trường 4.1.1. Biến động của nhiệt độ, pH, oxy hoà tan và NH4+ Nhiệt độ (oC) môi trường nước Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ sáng chiều ở các nghiệm thức Các chỉ tiêu NTI NTII NTIII Nhiệt độ sáng (oC) 28,3±0,4 28,4±0,5 28±0,4 Nhiệt độ chiều (oC) 29,4±0,6 29,4±0,3 29,4±0,5 Biến động của nhiệt độ không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Trung bình nhiệt độ sáng (28,3 – 29,4oC) và nhiệt độ chiều 29,4oC có khoảng biến động không vượt quá 1oC. Trung bình nhiệt độ của NTI và NTII tuơng đối cao hơn NTIII (Bảng 4.1). Hình 4.1: Biến động nhiệt độ theo thời gian 27,0 27,5 28,0 28,5 29,0 29,5 30,0 1 2 3 4 5 6 7 8 Tuần N hi ệt đ ộ (o C ) NTI NTII NTIII 25 Sự chênh lệch nhiệt độ sáng và chiều không lớn lắm và nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của các đối tượng thủy sản. Các đối tượng thủy sản nói chung sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25 – 30oC (Boyd, 1998) và nhiệt độ tối ưu từ 26 – 29oC nhưng không thay đổi quá 5oC trong ngày (Boyd et al., 2002). pH môi trường nước Bảng 4.2: Biến động pH theo thời gian Ngày TN 1 15 30 45 60 TB NTI 7,5 7,7 7,9 8,0 8,2 8,0 NTII 7,9 7,9 8,0 8,2 8,5 7,9 NTIII 8,0 8,1 7,9 7,9 8,0 8,0 Trong quá trình thí nghiệm pH biến động tương đối ổn định, pH trung bình ở các nghiệm thức NTI, NTII, NTIII lần lượt là 8,0, 7,9, 8,0 (Bảng 4.2). Hình 4.2: Biến động pH theo thời gian Từ kết quả trên cho thấy pH biến động không lớn trong suốt quá trình thí nghiệm từ (7,5 – 8,4). pH là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật, pH quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến quá trình thẩm thấu của màng tế bào, làm cho quá trình trao đổi muối giữa cơ thể sinh vật với môi 7,0 7,2 7,4 7,6 7,8 8,0 8,2 8,4 8,6 1 2 3 4 5 6 7 8 Tuần th í nghiệ m pH TQ TQ+V V 26 trường nước bị rối loạn (Trương Quốc Phú, 2006). Theo Chanratchakool et al. (1995) cho rằng pH của ao rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cá nuôi và dao động không quá 0,5 đơn vị trong ngày. pH thích hợp cho cá nuôi là từ 7 – 9, tối ưu 7,5 – 8,5 (Boyd, 2002). Oxy hòa tan Bảng 4.3: Biến động oxy theo thời gian Ngày TN 1 15 30 45 60 TB NTI 7 7 7 8 7 7,2 NTII 6 5 6 6 7 6,0 NTIII 6 5 7 6 6 6,2 Oxy hòa tan hiện trong môi trường nước nuôi là do quá trình quang hợp của thủy sinh vật cùng với sự khuếch tán của khí trời (Trương Quốc Phú, 2006). Trong quá trình thí nghiệm, các bể nuôi được sục khí liên tục và đều nhau nên hàm lượng oxy ở các nghiệm thức là không khác biệt (Bảng 4.3). Nhìn chung hàm lượng oxy hòa tan trong các nghiệm thức dao động từ 6,0 – 7,2 mg/L trong suốt quá trình thí nghiệm. Hình 4.3: Biến động oxy theo thời gian 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 1 2 3 4 5 6 7 8 Tu ầ n th í n g h i ệ m O x y T Q T Q+V V 27 Từ đồ thị cho thấy, oxy thấp nhất ở các nghiệm thức là 6mg/L và cao nhất là 7,2mg/L. Oxy thích hợp cho cá là 2 – 5mg/L, lý tưởng >5mg/L (Trương Quốc Phú, 2006). 4.1.2. Hàm lượng NH4+ Bảng 4.4: Biến động NH4+/NH3 theo thời gian Ngày TN 1 15 30 45 60 TB NTI 0,3 0,5 1,0 0,5 2,5 1,0 NTII 0,5 2 2 1,5 2,5 1,7 NTIII 0,5 0,5 2 2 1,5 1,3 Nhìn chung, hàm lượng NH4+ trong quá trình thí nghiệm ở các nghiệm thức có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (P <0,05) và nằm trong khoảng 0,3 – 1,7mg/L (Bảng 4.4) Hình 4.4: Biến động NH4 theo thời gian Hàm lượng NH4+ có sự gia tăng trong quá trình nuôi, và cao nhất là sau 30 ngày nuôi, nguyên nhân là do thức ăn tích tụ nhiều, cao nhất là NTIII. Tuy nhiên, vào cuối thí nghiệm có xu hướng giảm được thể hiện qua đồ thị. Theo Boyd (1998) Biến động NH4 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 1 2 3 4 5 6 7 8 Tuần th í ngh iệm m g/ L TQ TQ+V V 28 và Chanratchakool (2003) thì hàm lượng NH4+ thích hợp cho cá là 0,2 – 2,0mg/L. Qua nhận định này thì hàm lượng NH4+ trong bể nuôi nằm trong khoảng an toàn cho cá. 4.2 Thí nghiệm1: ương nuôi cá bống tượng với các loại thức ăn khác nhau 4.2.1 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng Bảng 4.5: Sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá bống tượng sau 60 ngày ương bằng các loại thức ăn khác nhau. Sau 60 ngày ương NT I (TQ) NT II (TĂV+TQ) NT III (TĂV) Wo(g) 0,51±0,04 0,54± 0,04 0,50± 0,13 L0 (cm) 3,28±0,04 3,34±0,09 3,18± 0,18 Wt (g) 1,77±0,02 a 1,02±0,20 b 1,07±0,22 b Lt (cm) 4,92±0,13 a 4,34± 0,34 b 4,39±0,16 b SGR (%/ngày) 2,02 ± 0,15 1,00±0,17 1,23±0,27 DW (g/ngày) 0,020±0,001a 0,010 ±0,006 a 0,001±0,02 a FCR 3,08±0,05 a 7,10±0,12 b 6,95±0,12 b Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái (a, b) khác nhau thì có khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05). Qua bảng 5 cho thấy sau 60 ngày ương với các loại thức ăn khác nhau: trùn quế, thức ăn viên kết hợp với trùn quế, thức ăn viên tốc độ tăng trưởng của cá bống tượng như sau: nghiệm thức cho ăn bằng trùn quế có khối lượng trung bình cao nhất 1,77 ± 0,02g, kế đến là nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn viên có khối lượng trung bình là 1,07 ± 0,22g, và nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn viên kết hợp với trùn quế 1,02 ± 0,20. Nghiệm thức trùn quế có trọng lượng trung bình là 1,77g và có sự khác biệt so với nghiệm thức trùn quế kết hợp với thức ăn viên và thức ăn viên, giữa nghiệm thức trùn quế và nghiệm thức thức ăn viên kết hợp với thức ăn viên sự khác biệt cũng có ý nghĩa. Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt giữa các loại thức ăn hoàn toàn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 4.2.2 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài Qua bảng 5 cho thấy, bên cạnh tăng trưởng về khối lượng thì tăng trưởng về chiều dài ở các nghiệm thức cũng có sự khác nhau. Điều này cũng tương tự như gia tăng khối lượng, đối với nghiệm thức cá được cho ăn hoàn toàn bằng trùn quế có 29 chiều dài là 4,92 ± 0,13cm khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn viên 4,39 ± 0,16cm và cho ăn bằng trùn quế kết hợp với thức ăn viên 4,34 ± 0,34. Nhưng giữa nghiệm thức trùn quế kết hợp với thức ăn viên và nghiệm thức thức ăn viên không có ý nghĩa thống kê. Khi ương cá bống tượng với các loại thức ăn trùn quế, thức ăn viên kết hợp với trùn quế xay, thức ăn viên, tốc độ tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức không đều và nghiệm thức cho ăn bằng trùn quế có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với báo cáo Trần Ngọc Thảo (2008) cá bống tượng thích ăn tép nhất kế đến là trùn quế. Ở nghiệm thức cho ăn bằng bằng trùn quế xay kết hợp với thức ăn viên cá tăng trọng chậm nhất, nguyên nhân là cá không bắt mồi, chỉ một số con bắt mồi nhưng rất ít, ở nghiệm thức này cá không ăn nhưng phải tốn năng lượng để duy trì sự sống nên đây cũng là nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng của cá không những không tăng mà còn giảm. 4.2.3 Tỷ lệ sống Trong ương nuôi các loài cá ăn động vật thường xảy ra tình trạng cạnh tranh thức ăn làm cho tỷ lệ hao hụt cao. Theo nghiên cứu của một số tác giả tỷ lệ sống của cá không bị ảnh hưởng thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau (Bosworth & ctv; 1998 trích bởi Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004). Tốc độ tăng trưởng của cá tăng khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng và khi hàm lượng đạm vượt quá nhu cầu thì tăng trưởng của cá sẽ giảm (Nguyễn Thanh Phương, 1998). Đối với các loài cá ăn động vật tỷ lệ sống bị ảnh hưởng chủ yếu bởi tính ăn lẫn nhau như nhận định của Chen & Tsai (1994) trên cá mú (Epinephelus malabaricus) và Qin JianGuang (1996) trên cá lóc bông (Channa micropeltes) (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004). Bảng 4.6: Tỉ lệ sống của cá bống tượng Nghiệm thức thức ăn Tỉ lệ sống Trùn quế 91,11±7,70 Thức ăn viên kết hợp với trùn quế xay 95,56±7,70 Thức ăn viên 80,00±17,64 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì có khác biệt có không ý nghĩa thống kê ở mức (P<0,05). Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức cho ăn bằng trùn quế (91,11%) kế đến là nghiệm thức cho ăn bằng trùn quế xay kết hợp với thức ăn viên (95,56%), nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn viên (80,00%). So sánh của cá ở nghiệm thức cho ăn bằng trùn quế với hai nghiệm thức cho ăn bằng trùn quế xay kết hợp với thức ăn viên và nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn viên thì không có sự sai khác và qua kết quả xử lý thống kê thì không có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). 30 Hình4.5: Trọng lượng cá gia tăng theo thời gian ương với các loại thức ăn khác nhau. Ở nghiệm thức cho cá ăn băng thức ăn viên có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn viên kết hợp với trùn quế xay nhưng chậm hơn nghiệm thức cho ăn hoàn toàn bằng trùn quế. Tuy nhiên cho ăn bằng thức ăn viên tốc độ tăng trưởng của cá không đều, tỷ lệ sống thấp do cá lớn tập trung tại nơi cho ăn, cá nhỏ không dám lại ăn và một số ăn xong lại nhả viên thức ăn ra dẫn đến sự phân cỡ và tỷ lệ sống thấp. Còn nghiệm thức cho ăn bằng trùn quế xay kết hợp với thức ăn viên cá không tăng trọng mà tỷ lệ sống cũng thấp là cá ăn rất ít không đủ năng lượng để duy trì cơ thể. Trùn quế có Protein cao hơn thức ăn viên và cho tốc độ tăng trưởng cao là do trùn quế là thức ăn ưa thích của cá nên chúng ăn nhiều do chúng ăn vào với một lượng nhiều hơn thức ăn viên và thức ăn viên kết hợp với trùn quế xay. Tăng trọng của cá ở NTI cao hơn NTII và NTIII được thể hiện qua hình . Từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn ở các nghiệm thức khác nhau cho từng loại thức ăn, hiệu quả sử dụng thức ăn của NTI,NTII và NTIII là 335g, 141g, 144g. Qua đó, độ tiêu hóa của các loại thức ăn khác nhau và ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: chất lựong và lượng thức ăn lấy vào hằng ngày, tốc độ tiết dịch vị… Theo Trần Thị Thanh Hiền (2004) khi ĐVTS sử dụng thức ăn không có protein thì cơ thể giảm khối lượng, bởi vì chúng sử dụng protein của cơ thể để duy trì các chức năng hoạt động tối thiểu của cơ thể để tồn tại. Điều này hoàn toàn phù 46,02 15,54 14,07 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00 45,00 50,00 Tă ng tr ọn g (g ) NTI NTII NTIII NT 31 hợp với thí nghiệm, ở nghiệm thức II, cá không ăn hoặc ăn rất ít nhưng lại cần protein để duy trì các chức năng của cơ thể chính vì vậy mà khối lượng giảm. 4.2.4 Hệ số thức ăn Qua bảng 4.1.1 cho thấy FCR cao nhất ở nghiệm thức thức ăn viên kết hợp với trùn quế xay là 7,10 kế đến là thức ăn viên 6,95 và thấp nhất là nghiệm thức trùn quế 3,08. Ở nghiêm thức trùn quế có hệ số thức ăn thấp và cho tăng trọng cao là do khả năng chuyển hoá thức ăn này của cá tốt vì vậy phù hợp cho sự phát triển của cá ở giai đoạn này. Sự khác biệt của các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 4.3.Thí nghiệm 2: ương nuôi cá bống tượng từ cá hương lên cá giống trong giai. 4.3.1 Tăng trưởng về khối lượng Việc ương nuôi thành công cá bột bằng cách sử dụng thức ăn là động vật nổi đã được báo cáo ở nhiều loài cá như trê phi, cá chép (Kerdchuen và Legendre, 1994; Dabrowski and Bardega, 1994). Trong số nhiều loài động vật nổi khác nhau, giống Moina (Cladocera) và trùng chỉ được sử dụng phổ biến nhất vì chúng không làm mất dưỡng chất trong nước như thức ăn chế và kích thước phù hợp với cỡ miệng của hầu hết các loài cá (Verreth et al., 1993). Trong nghiên cứu cũng như ngoài thực tế, việc chuyển thức ăn tươi sống sang thức ăn nhân tạo càng sớm càng tốt nếu nó không ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bột. Nếu cá sử dụng tốt thức ăn nhân tạo thì sẽ hạn chế được bệnh lây nhiễm qua thức ăn tươi sống và chủ động được nguồn thức ăn trong ương nuôi. Bảng 4.7: Sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá bống tượng sau 50 ngày ương trong giai bằng các loại thức ăn khác nhau Sau 50 ngày ương NT I NT II NT III Wo(g) 4,28± 1,15 3,92±0,75 3,04±0,45 L0 (cm) 7,51±1,21 6,75±0,23 6,14±0,31 Wt (g) 9,77±1,14 6,46±0,52 5,73±1,65 Lt (cm) 8,66±1,86 7,56 ± 0,22 6,92±0,46 SGR (%/ngày) 1,08±0,88 1,02 ± 0,38 1,22±0,37 DW (g/ngày) 0,092±0,014 0,051±0,017 0,054±0,025 FCR 8,48±1,45 9,05±1,82 9,88±1,91 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn 32 Theo Lê Thanh Hùng (2008) tập tính tìm mồi của động vật thuỷ sản do cơ quan vị giác và khứu giác điều khiển, với những thụ thể hoá học phân bố ở râu, càng, môi…Cơ quan vị giác đóng vai trò quan trọng hơn khứu giác trong tìm mồi và ăn mồi, khả năng khứu giác của tôm cá khác nhau tuỳ loài. Qua đó cho thấy, sự tăng trưởng của cá ở NTI cao hơn NTII,NTII là 9,77, 6,46, 5,73. Ở NTI sử dụng thức ăn nhân tạo kết hợp với chất dẫn dụ là dịch cá phù hợp với nhận định trên. Nhiều thí nghiệm cho thấy: bổ sung dịch cá thuỷ phân với tỷ lệ 2% thức ăn ở các loài cá chép và rô phi đều cho kết quả tốt, thí nghiệm bổ sung 2% dịch cá thuỷ phân vào thức ăn tôm cũng cho thấy tôm cũng ăn nhiều thức ăn hơn. Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt giữa các loại thức ăn hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). 4.3.2 Tăng trưởng về chiều dài Qua bảng 7 cho thấy, tăng trưởng về chiều dài ở các nghiệm thức cũng không có sự khác nhau. Điều này cũng tương tự như gia tăng khối lượng, đối với nghiệm thức cá được cho ăn hoàn toàn bằng ăn thức ăn tự chế với dịch cá có chiều dài là 8,66 ± 1,86cm khác biệt không có ý nghĩa (P < 0,05) so với nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn tự chế với dịch trùn chỉ 7,56 ± 0,22cm và cho ăn bằng thức ăn tự chế 6,92 ± 0,46. Nhu cầu chất đạm trong thức ăn của các loài cá đã được nghiên cứu từ rất lâu và kết quả của các nghiên cứu này cho thấy nhu cầu chất đạm trong thức ăn ở cá thay đổi theo loài, kích thước cá, tính ăn,… (Lim et al., 1979; Jauncey, 1982), ở các loài cá ăn động vật như cá lóc giống (Channa striata) nhu cầu đạm là 50% khi sử dụng thức ăn có cùng mức năng lượng (432Kcal) và ở cá mú (Epinephelus malabaricus) là 50,2% (Shi –Yen và Ching –Wan, 1996), và nhu cầu này cao hơn so với mức chất đạm tối ưu của cá trôi Ấn Độ giống là 30- 35% (Khan & Jari, 1991), cá catla và rohu giống là 30% (Renukaradya & Varghese, 1986). 4.3.3 Tỷ lệ sống Bảng 4.8 : Tỉ lệ sống của cá bống tượng khi ương trong giai Nghiệm thức thức ăn Tỉ lệ sống Thức ăn tự chế với dịch cá 70,0±20 Thức ăn tự chế với trùn chỉ 76,7±20,2 Thức ăn tự chế 71,7±20,8 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Theo nghiên cứu của một số tác giả thì tỷ lệ sống của cá không bị ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau (Bosworth và ctv., 1998; Li et al., 1998). Tỉ lệ sống ở NTI, NTII và NTIII là 70%, 76,67%, 71,67%, tỉ lệ sống cao nhất ở NTII và giảm ở NTIII, NTI đều nầy phù hợp với nhận định của Chen và Tsai (1994) đối loài cá ăn động vật, tỉ lệ sống chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tính ăn lẫn nhau như trên cá mú (Epinephelus malabaricus) và Qin JianGuang et al. (1996) trên cá lóc giống (Channa striata). Trong thí nghiệm này, tỉ lệ sống của cá cũng liên quan đến 33 khả năng ăn lẫn nhau của cá, đặc biệt ở những nghiện thức sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm thấp. Ở các nghiệm thức này xảy ra hiện tượng một số con vượt đàn do chúng không sử dụng thức ăn mà tấn công những con khác làm cho tỉ lệ hao hụt tăng cao. Hình 4.6 : Cá bống tượng 4.3.4 Hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn Hệ số thức ăn có liên quan đến hàm lượng đạm trong thức ăn, lượng thức ăn cá sử dụng có khuynh hướng giảm khi tăng mức đạm trong thức ăn. Không có sự khác biệt thống kê về FCR giữa các NT, FCR ghi nhận được ở các NT này có giá trị gần bằng nhau (NTI là 8,48, NTII là 9,05, NTIII là 9,88) và thức ăn cho cá ăn ở dạng ẩm nên dễ tan trong nước gây nên thất thoát thức ăn làm cho FCR tăng cao. Trong cùng một loài, tốc độ tăng trưởng tối ưu của cá cũng đòi hỏi các mức đạm trong thức ăn cũng khác nhau. Ví dụ như Chen and Chen (1986) cho rằng tăng trưởng tối ưu của cá mú (Epinephelus malabaricus) ở mức 54% đạm đối với cá nhỏ và Teng et al. (1978) đề nghị mức đạm trong thức ăn là 40- 50% đối với cá lớn cho loài này, hiệu quả sử dụng thức ăn ở các NT này là 118g, 110g, 101g. Nhu cầu đạm của cá còn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nước, hệ thống thí nghiệm, mật độ thả, cỡ cá, khẩu phần ăn hàng ngày, lượng năng lượng không phải đạm trong thức ăn, chất lượng đạm trong thức ăn và nguồn cá thí nghiệm (Wilson et al., 1996; Khan et al., 1993) (Trích bởi Phương, 1998). 34 Hình 4.7: Tăng trọng của cá khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau. Khi sử dụng thức ăn có mức đạm khac nhau cho thấy hàm lương đạm của cơ thể cá tăng theo sự gia tăng hàm lượng đạm trong thức ăn, hàm lượng chất béo có khuynh hướng giảm dần khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng. Trong thực tế sản xuất, việc xác định nhu cầu đạm có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế. Do giá nguyên liệu cung cấp chất đạm trong thức ăn cao nên các nhà sản xuất thường quan tâm đến việc tối thiểu hóa mức chất đạm trong thức ăn để giảm giá thành trong sản xuất. Song, việc phối chế thức ăn cho cá ở giai đoạn giống nhỏ cần có hàm lượng đạm phù hợp cho tăng trưởng tối ưu để cá đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. So với cá giống nhỏ thì cá giống lớn cóa nhu cầu đạm thấp hơn. Điều này tương tự như báo cáo của Page & Andrews (1973) cũng cho rằng cá nhỏ có nhu cầu đạm cao hơn cá lớn. 56,63 60,74 50,61 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 Tă ng tr ọn g (g ) NTI NTII NTIII NT 35 Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Thí nghiệm 1 sử dụng thức ăn trùn quế tốt nhất trong 3 nghiệm thức, nó cho tăng trọng 1,77g và tỉ lệ sống 91,11% cao hơn các nghiệm thức còn lại. Đồng thời hệ số thức ăn của trùn quế thấp hơn nhiều so với nghiệm thức sử dụng thức ăn viên kết hợp với trùn quế và thức ăn viên. Ở thí nghiệm 2 thức ăn tự chế kết hợp với dịch cá cho khối lượng trung bình 9,77g cao hơn 2 nghiệm thức sử dụng thức ăn cùng loại nhưng chất dẫn dụ khác nhau. Hệ số thức ăn ở nghiệm thức này cũng thấp hơn hai nghiệm thức còn lại. Nhiệt độ thích hợp cho cá là 28,3 – 29,4oC, pH ở trong khoảng 7,5 – 8,4ppm, oxy lý tưởng vào khoảng 6,0 – 7,2 mg/L, hàm lượng NH4+ tốt nhất là 0,3 – 1,7mg/L. 5.2 Đề xuất Nghiên cứu xây dựng công thức thức ăn cho cá bống tượng để giảm phụ thuộc nhiều vào nguồn tép và cá tạp. Đồng thời xây dựng quy trình nuôi khép kín. Nghiên cứu nâng cao tăng trọng và tỉ lệ sống trong giai đoạn ương thông qua nâng cao chất lượng thức ăn kết hợp với chất dẫn dụ. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bosworth, B.G., W.R. Wolters, D.J. Wise and M.H. Li. 1998. Growth, feed conversion, fillet proximate composition and resistance to Edwardsiella ictaluri of chanel catfish, Ictalurus punctatus, blue catfish, Ictalurus furcatus, and their reciprocal hybrids fed 25% and 45% protein diet. 2. Boyd, E. Claude. 1998. Water quality for pond aquaculture. Research and development series No. 43 August 1998. International Center for Aquaculture and Aquatic Environments Alabama Agricultural Experiment Station Auburn University, 37pp. 3. Chen, H. Y. and J. C Tsai, 1994. Optimal dietary protein level for the growth of juvenile grouper, Epinephelus malabaricus, fed semipurified diets. Aquaculture 119: 265-271. 4. Chen, T. F. and L. L. Chen, 1986. The experiment for the development of artificial diet for the grouper Epinephelus salmonides, In: J. L. Chuang and S. Y. Shiau (Editors), Research and Development of Aquatic Animal Feed in Taiwan, Vol. 1. Fisheries Society of Taiwan, Keelung, Taiwan, pp. 95-100. 5. Dương Nhựt Long 2007. Bài Giảng Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ, 212 trang. 6. Dương Tấn Lộc – Hội Nghề Cá Việt Nam, 2002. Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng, 32 trang. 7. Kerdchuen, N. and M, Legendre, 1994. Larval rearing of an African catfish, Heterobranchus longifilis (Teleostei, Clariidae): A comparison between natural and artificial diet. Aqua. Living Resour. 7: 247- 253. 8. Lê Như Xuân, 1996. Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá kinh tế ở ĐBSCL,BCKH, ĐHCT. 9. Lê Như Xuân, Bùi Minh Tâm, 08/1995. Tài liệu tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản, trang 11 – 12. 37 10. Lê Thanh Hùng, 2008. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm – TP. Hồ Chí Minh, 299 trang. 11. Li, M. H., E. H. Robison and W. R. Wolters, 1998. Evaluation of three strains of channel catfish Ictalurus fed diets containning three concentrations of protein and digestibles energy. Journal of World Aquaculture Society. 29(2): 157 – 160. 12. Nguyễn Chung,2007. Kỹ Thuật Sinh Sản Và Nuôi Cá Bống Tượng – Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, 126 trang. 13. Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004. Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes), LVTNCH, 60 trang. 14. Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Giáo Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Cá Giống – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ, 90 trang. 15. Nguyễn Văn Tú. Sản Xuất Giống Cá Bống Tượng – Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm. 16. Page, J. W. and J. W. Andrews, 1973. Interactions of dietary levels of protein and energy on channel catfish (Ictalurus punctatus). J Nutr. 103: 1339 – 1346. 17. Phạm Văn Khánh, 2006. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu. Nhà Xuất bản nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 62 trang. 18. Phương, N. T, 1998.Pangasius catfish cage aquaculture in the Mekong Delta, Vietnam: current situation analysis and studies for feeding improvement. PhD Thesis. 19. Qin JianGuang., Fast, A. W., Qin, J. G. 1996. Size and feed dependent cannibalism with juvenile snakehead Channa striatus. Aquaculture 144: 313 – 320. 20. Renukaradhya, K. M. and T. J. Varghese, 1986. Protein requirement of the carp, Catla catla (Hamilton) and Labeo rohita (Hamilton). Proc. Indian Acad. Sci. (Anim. Sci.) 95: 103 – 107. 21. Shi-Yen, S and L. Ching-Wan, 1996. Optimum dietary protein level and protein to energy ratio for growth of grouper (Epinephelus malabaricus). Aquaculture 145: 259 – 266. 22. Sở Nông nghiệp Đồng Tháp, 1994. Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Bống Tượng. 38 23. Trần Ngọc Thảo,2008. Thử nghiệm ương nuôi cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) với các loại thức ăn khác nhau, LVTNĐH. 24. Trần Thanh Xuân. Sinh Sản Cá Bống Tượng (Oxyeleotris marmoratus Bleeker): Thành Quả Và Giải Pháp Tiếp Tục – Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II. 25. Trần Thị Thanh Hiền, 2004. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ, 59 trang. 26. Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình quản lý chất lượng nước, Khoa Thủy Trường Đại Học Cần Thơ, 201trang. 39 Phụ Lục Chiều dài mới bố trí thí nghiệm 1 STT chiểu dài tổng (cm) chiều dài chuẩn (cm) 1 3,7 3,5 2 4,4 4,1 3 3,0 2,8 4 2,5 2,2 5 3,1 2,8 6 2,2 2,0 7 3,0 2,8 8 3,4 3,2 9 3,3 3,0 10 2,6 2,4 11 2,7 2,4 12 3,6 3,4 13 3,8 3,6 14 2,9 2,6 15 2,5 2,3 16 3,0 2,8 17 2,8 2,6 18 3,3 3,0 19 5,0 4,8 20 3,4 3,2 21 3,4 3,2 22 3,7 3,4 23 3,1 2,9 24 3,1 2,9 25 3,7 3,5 26 3,2 3,0 27 3,7 3,5 28 3,6 3,4 29 3,3 3,0 30 3,2 3,0 Tổng 98,2 91,3 Trung bình 3,3 3,0 Độ lệch chuẩn 0,6 0,6 40 Khối lượng lúc bố trí TN 1 STT khối lượng (g) 1 0,70 2 1,40 3 0,36 4 0,22 5 0,44 6 0,15 7 0,32 8 0,58 9 0,50 10 0,22 11 0,30 12 0,62 13 0,74 14 0,31 15 0,22 16 0,40 17 0,52 18 0,54 19 0,35 20 0,24 21 0,29 22 0,45 23 0,39 24 0,27 25 0,31 26 0,65 27 0,80 28 1,36 29 0,29 30 0,62 Tổng 14,56 Trung bình 0,49 Độ lệch chuẩn 0,30 41 Khối lượng kết thúc thí nghiệm 1 STT khối lượng (g) 1 4,95 2 1,86 3 2,08 4 1,42 5 2,02 6 1,64 7 1,06 8 1,96 9 1,56 10 0,87 11 0,66 12 0,82 13 1,58 14 5,97 15 4,43 16 2,32 17 1,90 18 1,54 19 1,30 20 1,41 21 1,55 22 1,18 23 0,64 24 0,47 25 1,17 26 0,55 27 0,34 28 0,71 29 1,07 30 1,17 Tổng 50,20 Trung bình 1,67 Độ lệch chuẩn 1,29 Chiều dài kết thúc thí nghiệm 1 STT chiều dài tổng (cm) chiều dài chuẩn (cm) 42 1 6,6 6,2 2 5,0 4,7 3 5,2 4,8 4 4,8 4,5 5 5,2 4,9 6 5,1 4,8 7 4,2 3,9 8 5,2 4,9 9 4,7 4,4 10 4,1 3,8 11 3,7 3,5 12 3,5 3,3 13 4,9 4,7 14 7,0 6,7 15 7,3 7,0 16 6,7 6,4 17 6,3 6,0 18 5,0 4,8 19 4,2 3,9 20 5,0 4,8 21 4,1 3,9 22 4,0 3,8 23 3,9 3,7 24 3,6 3,4 25 4,6 4,4 26 3,9 3,7 27 7,5 7,3 28 6,7 6,3 29 5,3 5,0 30 5,1 4,8 Tổng 152,40 144,3 Trung bình 5,08 4,8 Độ lệch chuẩn 1,15 1,1 Khối lượng lúc bố trí thí nghiệm 2 STT khối lượng (g) 43 1 8,56 2 9,75 3 3,25 4 9,55 5 8,78 6 8,87 7 8,56 8 3,00 9 8,56 10 3,00 11 4,00 12 2,35 13 7,15 14 3,25 15 5,45 16 7,95 17 4,65 18 3,85 19 3,56 20 5,15 21 9,00 22 9,87 23 9,78 24 8,75 25 9,15 26 6,00 27 3,00 28 4,00 29 8,00 30 5,05 Tổng 191,84 Trung bình 6,39 Độ lệch chuẩn 2,63 Chiều dài lúc bố trí thí nghiệm 2 STT chiều dài tổng (cm) chiều dài chuẩn (cm) 1 9,0 8,5 2 8,6 8,1 44 3 9,8 9,3 4 8,3 7,8 5 9,2 8,7 6 6,2 5,8 7 5,4 5,0 8 7,3 6,8 9 9,1 8,7 10 7,7 7,2 11 8,0 7,6 12 7,2 6,7 13 8,3 7,8 14 7,2 6,6 15 5,2 4,8 16 8,1 7,7 17 7,2 6,7 18 4,0 3,8 19 4,8 4,5 20 4,3 4,0 21 8,2 7,7 22 7,0 6,5 23 7,4 7,0 24 9,2 8,7 25 5,5 5,2 26 6,7 6,4 27 7,3 7,0 28 8,5 8,0 29 5,0 4,5 30 5,7 5,2 Tổng 215,40 202,30 Trung bình 7,18 6,74 Độ lệch chuẩn 1,59 1,54 Khối lượng khi kết thúc thí nghiệm 2 STT khối lượng (g) 1 10,64 2 5,31 3 2,19 4 7,20 5 12,46 45 6 22,93 7 6,35 8 4,49 9 29,13 10 67,48 11 7,33 12 14,34 13 7,68 14 6,57 15 6,54 16 5,88 17 7,42 18 5,59 19 4,75 20 4,59 21 7,94 22 5,95 23 6,43 24 5,39 25 6,54 26 5,65 27 7,93 28 5,35 29 5,24 30 6,55 Tổng 301,84 Trung bình 10,06 Độ lệch chuẩn 12,15 Chiều dài kết thúc thí nghiệm 2 STT chiều dài tổng (cm) chiều dài chuẩn (cm) 1 9,9 9,4 2 9,1 8,6 3 6,2 5,7 4 9,5 9,0 5 10,8 10,3 6 13,5 13,0 7 9,2 8,7 46 8 8,0 7,5 9 14,0 13,5 10 17,5 17,0 11 8,5 8,0 12 11,5 11,0 13 7,8 7,3 14 8,5 8,0 15 6,5 6,0 16 7,4 7,0 17 6,8 6,4 18 8,4 8,0 19 8,0 7,5 20 8,3 7,9 21 8,7 8,2 22 6,4 6,0 23 8,1 7,6 24 6,4 6,0 25 7,7 7,2 26 7,0 6,5 27 11,4 11,0 28 7,2 6,8 29 7,4 7,0 30 9,0 8,5 Tổng 268,70 254,60 Trung bình 8,96 8,49 Độ lệch chuẩn 2,53 2,52 47 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups ,461 2 ,230 ,627 ,566 Within Groups 2,204 6 ,367 mot Total 2,665 8 Between Groups 2,307 2 1,154 1,252 ,351 Within Groups 5,530 6 ,922 hai Total 7,837 8 Between Groups 1,252 2 ,626 1,651 ,268 Within Groups 2,276 6 ,379 ba Total 3,528 8 Between Groups ,945 2 ,473 2,236 ,188 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 1,041067 2 0,5205 18,466 0,003 Within Groups 0,169133 6,00 0,0282TL Total 1,210200 8,00 Between Groups 0,611489 2,00 0,3057 5,831 0,039 Within Groups 0,314600 6,00 0,0524L Total 0,926089 8,00 48 Within Groups 1,268 6 ,211 Total 2,213 8 Between Groups ,367 2 ,184 1,124 ,385 Within Groups ,980 6 ,163 nam Total 1,347 8 Between Groups ,137 2 ,069 ,580 ,588 Within Groups ,709 6 ,118 sau Total ,846 8 Between Groups ,165 2 ,082 ,798 ,493 Within Groups ,619 6 ,103 bay Total ,784 8 Between Groups ,213 2 ,106 1,416 ,313 Within Groups ,451 6 ,075 tam Total ,664 8 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 385,259 2 192,630 1,345 ,329 Within Groups 859,096 6 143,183 Total 1244,356 8 ANOVA 49 Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups ,080 2 ,040 1,714 ,258 Within Groups ,140 6 ,023 t Total ,220 8 Between Groups ,107 2 ,053 ,814 ,487 Within Groups ,393 6 ,066 h Total ,500 8 Between Groups ,169 2 ,084 1,490 ,298 Within Groups ,340 6 ,057 m Total ,509 8 Between Groups ,222 2 ,111 3,448 ,101 Within Groups ,193 6 ,032 n Total ,416 8 Between Groups ,169 2 ,084 1,070 ,400 Within Groups ,473 6 ,079 p Total ,642 8 Between Groups ,020 2 ,010 ,070 ,933 Within Groups ,860 6 ,143 d Total ,880 8 Between Groups ,362 2 ,181 4,289 ,070 Within Groups ,253 6 ,042 x Total ,616 8 k Between Groups ,136 2 ,068 ,984 ,427 50 Within Groups ,413 6 ,069 Total ,549 8 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 27,758 2 13,879 1,023 ,415 Within Groups 81,408 6 13,568 VAR00002 Total 109,167 8 Between Groups 4,665 2 2,333 1,891 ,231 Within Groups 7,402 6 1,234 VAR00003 Total 12,068 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4054619_7878.pdf