LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến thơ của nhà thơ tí hon Trần Đăng Khoa, người nổi lên như một thần đồng thơ của những năm thập kỷ 60. Nhà văn Đình Kính đã nhận xét về thơ Trần Đăng Khoa: “Thơ Trần Đăng Khoa không là loại cô-nhắc pha nhiều hợp chất nhằm đánh lừa dân nghiền, đến nỗi thoảng ngửi hơi đã thèm, cuống quýt muốn uống ngay. Thơ Trần Đăng Khoa hấp dẫn như loại vang nho, nhẹ, không gây xốc, không làm chúng ta khùng nhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ .”.Trần Đăng Khoa bắt đầu làm thơ lúc 8 tuổi, lúc Trần Đăng Khoa 10 tuổi thì tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời được in lần đầu gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn; năm 1973, Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lên tới 50.000 bản. Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và in lại nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cho đến lần in năm 2002 là lần thứ 50, một con số có lẽ là kỷ lục cho những cuốn sách được tái bản nhiều lần ở nước ta. Năm 2002, Góc sân và khoảng trời là một trong ba tập thơ của Trần Đăng Khoa được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Là một nhà thơ nhỏ tuổi, nhưng Trần Đăng Khoa đã biết chắt lọc cái hay, cái tinh hoa của tác giả khác; đặc biệt là em biết khai thác cái tinh túy của đồng dao để đưa vào thơ một cách đầy sáng tạo. Thi pháp đồng dao được thể hiện trong thơ Trần Đăng Khoa như thế nào mà có thể lay động hàng triệu triệu tâm hồn trẻ em? Đây quả thực là một đề tài hấp dẫn.
Thơ trong Góc sân và Khoảng trời là thơ của tuổi thơ viết về tuổi thơ, vì thế mà được nhiều tác giả SGK chọn đưa vào chương trình Tiểu học từ trước đến nay. Sách giáo khoa hiện hành cũng có một số lượng các bài rút trong tập này ví dụ như: Kể cho em nghe; Trăng sáng sân nhà em; Vườn em; Nghe thầy đọc thơ; Khi mẹ vắng nhà; Ò ó o .; Cây dừa; Trăng ơi .từ đâu đến?; Hạt gạo làng ta; Mẹ ốm; .
Trong thực tế dạy học, nhiều giáo viên gần như không quan tâm yếu tố thi pháp nào đã làm nên hồn thơ Trần Đăng Khoa? Trần Đăng Khoa đã sử dụng những chất liệu đồng dao nào? Cái chất dân gian nào đã làm nên những tứ thơ rất riêng ấy? Là một người giáo viên, chúng ta phải nắm chắc những điều đó để có thể giúp học sinh cảm thụ thơ Trần Đăng Khoa một cách sâu sắc hơn, tinh tế hơn. Và đó là con đường tốt nhất dẫn dắt trẻ thơ đi sâu tìm hiểu vườn hoa muôn màu của những sáng tác văn học.
Với những lý do trên, em đã chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm hiểu.
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13663 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của các yếu tố thi pháp đồng dao đối với thơ Trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THI PHÁP ĐỒNG DAO ĐỐI VỚI THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA TUỔI ẤU THƠ
PHẦN MỞ ĐẦU:
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến thơ của nhà thơ tí hon Trần Đăng Khoa, người nổi lên như một thần đồng thơ của những năm thập kỷ 60. Nhà văn Đình Kính đã nhận xét về thơ Trần Đăng Khoa: “Thơ Trần Đăng Khoa không là loại cô-nhắc pha nhiều hợp chất nhằm đánh lừa dân nghiền, đến nỗi thoảng ngửi hơi đã thèm, cuống quýt muốn uống ngay. Thơ Trần Đăng Khoa hấp dẫn như loại vang nho, nhẹ, không gây xốc, không làm chúng ta khùng nhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ...”.Trần Đăng Khoa bắt đầu làm thơ lúc 8 tuổi, lúc Trần Đăng Khoa 10 tuổi thì tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời được in lần đầu gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn; năm 1973, Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lên tới 50.000 bản. Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và in lại nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cho đến lần in năm 2002 là lần thứ 50, một con số có lẽ là kỷ lục cho những cuốn sách được tái bản nhiều lần ở nước ta. Năm 2002, Góc sân và khoảng trời là một trong ba tập thơ của Trần Đăng Khoa được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Là một nhà thơ nhỏ tuổi, nhưng Trần Đăng Khoa đã biết chắt lọc cái hay, cái tinh hoa của tác giả khác; đặc biệt là em biết khai thác cái tinh túy của đồng dao để đưa vào thơ một cách đầy sáng tạo. Thi pháp đồng dao được thể hiện trong thơ Trần Đăng Khoa như thế nào mà có thể lay động hàng triệu triệu tâm hồn trẻ em? Đây quả thực là một đề tài hấp dẫn.
Thơ trong Góc sân và Khoảng trời là thơ của tuổi thơ viết về tuổi thơ, vì thế mà được nhiều tác giả SGK chọn đưa vào chương trình Tiểu học từ trước đến nay. Sách giáo khoa hiện hành cũng có một số lượng các bài rút trong tập này ví dụ như: Kể cho em nghe; Trăng sáng sân nhà em; Vườn em; Nghe thầy đọc thơ; Khi mẹ vắng nhà; Ò ó o...; Cây dừa; Trăng ơi...từ đâu đến?; Hạt gạo làng ta; Mẹ ốm;...
Trong thực tế dạy học, nhiều giáo viên gần như không quan tâm yếu tố thi pháp nào đã làm nên hồn thơ Trần Đăng Khoa? Trần Đăng Khoa đã sử dụng những chất liệu đồng dao nào? Cái chất dân gian nào đã làm nên những tứ thơ rất riêng ấy? Là một người giáo viên, chúng ta phải nắm chắc những điều đó để có thể giúp học sinh cảm thụ thơ Trần Đăng Khoa một cách sâu sắc hơn, tinh tế hơn. Và đó là con đường tốt nhất dẫn dắt trẻ thơ đi sâu tìm hiểu vườn hoa muôn màu của những sáng tác văn học.
Với những lý do trên, em đã chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm hiểu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu ảnh hưởng của thi pháp đồng dao đối với thơ Trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ nhằm mục đích ứng dụng vào dạy học môn Tiếng Việt bậc Tiểu học. Cụ thể là giúp giáo viên có cách nhìn, cách cảm thụ sâu sắc về thơ thiếu nhi nói chung, thơ Trần Đăng Khoa nói riêng. Từ đó tìm ra con đường tốt nhất, chính xác nhất và ngắn nhất để dẫn dắt trẻ thơ đi sâu tìm hiểu cái đẹp, cái sáng tạo của những tác phẩm thơ thiếu nhi dựa trên nguồn cảm hứng của đồng dao, góp phần trau dồi tri thức về cuộc sống, bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục tình cảm cao đẹp cho thiếu nhi.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Thi pháp đồng dao trong thơ Trần Đăng Khoa.
NỘI DUNG:
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐỒNG DAO:
Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em. Chúng bao gồm những bài hát dân gian thuộc một thể loại văn học dân gian nhất định và trẻ em nhất thiết phải là chủ thể chủ yếu và đích thực của sự sáng tạo và lĩnh xướng. Đồng dao được hiểu theo phạm vi rộng, bao gồm nhiều thể loại như: ca dao, câu đố, vè, hát ru...Đồng dao ở đây là một thuật ngữ mang tính “chủng loại”. Đối tượng của đồng dao là trẻ em, được trẻ em trực tiếp sử dụng.Dù là thể loại nào: ca dao, câu đố, vè hay hát ru mà dành cho trẻ em thì đều được gọi là đồng dao.
Như vậy,đồng dao là một thể loại của văn học dân gian, đồng dao có thể là những lời hát dân gian mộc mạc của trẻ con, có từ xa xưa và được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng dao cũng có thể là những bài hát ru của chị đưa nôi cho em những trưa hè nắng gắt, là những lời hát vần điệu của đám trẻ chăn trâu cắt cỏ hay những câu vè của đám trẻ con chơi trò đánh đáo, đánh chuyền, dung dăng dung dẻ những đêm sáng trăng…
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA THI PHÁP ĐỒNG DAO VÀ THƠ THIẾU NHI:
1. Thi Pháp Là gì? Hệ thống những nguyên tắc, cách thức xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm, lựa chọn và sử dụng, tổ chức các phương tiện ngôn ngữ để làm nên tác phẩm văn học – nghĩa là toàn bộ hình thức nghệ thuật được nhà văn sáng tạo nhằm thể hiện nội dung tác phẩm được gọi là thi pháp. Thi pháp là tất cả những gì làm nên cái độc đáo, riêng biệt về phương diện phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm, tác giả.
Đồng dao là một thể loại của văn học dân gian, vì vậy khi nghiên cứu thi pháp đồng dao chúng ta phải tìm hiểu thi pháp văn học dân gian. Theo Chu Xuân Diên thì: “Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người. Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố riêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ, các mô típ và cấu tạo cốt truyện, cách mô tả diện mạo bên ngoài và tâm lý bên trong của nhân vật...đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại và những đặc điểm dân tộc của thi pháp văn học dân gian nói chung. Nghiên cứu văn học dân gian còn bao gồm cả việc khảo sát những đặc điểm phong cách cá nhân của người sáng tạo và diễn xướng trong mối quan hệ với những đặc điểm thi pháp truyền thống.
Mặt khác nói đến thi pháp văn học dân gian là nói đến thi pháp của các thể loại văn học dân gian. Những gì tạo nên đặc trưng nghệ thuật của văn học dân gian một mặt là chung cho tất cả những tác phẩm thuộc cùng một thể loại, một mặt là chỉ riêng cho thể loại này khi so sánh với thể loại khác.Điều này có liên quan đến thi pháp đồng dao. Yếu tố thi pháp đặc trưng của đồng dao là kết cấu, thể thơ và ngôn ngữ.
2. Thi pháp đồng dao và những hình thức biểu hiện trong thơ thiếu nhi.
* Thể thơ, vần và nhịp:
- Thể thơ 4 chữ: Đặc trưng của đồng dao là thể thơ 4 chữ, nó chiếm một số lượng khá lớn (252/567 bài). Đây là thể thơ hầu như duy nhất chỉ tồn tại ở đồng dao. Vần được gieo tương đối linh hoạt: Giữa câu (vần lưng), cuối câu (vần chân), vần lưng xen vần chân. Cách ngắt nhịp cuối dòng hoặc ngắt nhịp theo thể thơ 2/2, có bài được ngắt theo nhịp hành động.
Thể hiện trong thơ thiếu nhi ở 2 dạng:
Dạng 1: Nhịp 2/2, vần lưng hoặc vần chân.
Dạng 2:Nhịp 2/2, vần liền từng cặp là vần chân; bằng trắc luân phiên nhau.
Thơ cho thiếu nhi giai đoạn đầu có hình thức tương tự đồng dao dạng 1, nhưng phổ biến nhất là dạng 2.
- Thể thơ lục bát: Lục bát không phải là thể thơ đặc trưng của đồng dao, tuy nhiên nó vẫn chiếm một số lượng tương đối lớn (240/567 bài).cách gieo vần chủ yếu là chữ thứ 6 của câu lục bắt vần với chữ thứ 6 của câu bát, còn chữ thứ 8 của câu bát bắt vần với chữ thứ 6 của câu lục tiếp theo. Ngoài ra có cách gieo không phổ biến là chữ thứ 6 câu lục bắt vần với chữ thứ 4 câu bát:
Vân Tiên cõng mẹ đi ra
Đụng phải cột nhà cõng mẹ đi vô
Vân Tiên cõng mẹ đi vô
Đụng phải cái bồ cõng mẹ đi ra
Cũng có trường hợp gieo theo vần trắc:
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi.
* kết cấu:
- Kết cấu trùng điệp:
Trùng điệp cú pháp( lặp cú pháp)
Kết cấu lặp đầu cuối
- Kết cấu hỏi đáp: Kết cấu này tồn tại không phổ biến trong đồng dao. Lời thoại ngắn gọn chặt chẽ, trong sáng, giàu hình tượng, làm phong phú thêm tâm hồn trẻ thơ.
* Ngôn ngữ và một số hình ảnh nghệ thuật khác:
- Tính chất kể của ngôn ngữ thơ thiếu nhi:
Dạng 1: Kể với ý nghĩa kể vật, kể việc, liệt kê sự kiện, hành động mà không có cốt truyện, nhân vật.
Dạng 2: Thuật lại một câu chuyện có đầu, có cuối, có nội dung cốt truyện
Hiện tượng mượn lời và cải lời:
+ Mượn lời: Sử dụng nguyên phần lời có sẵn hoặc lấy cảm hứng từ phần lời của một bài đồng dao trong quá trình sáng tạo thơ thiếu nhi.
+ Cải lời: Trên cơ sở một bài đồng dao nguyên mẫu, tước bỏ phần lời, chỉ sử dụng lại hình thức kết cấu của nó; hoặc sửa đổi một phần lời cho phù hợp với việc diễn tả nội dung mới. Thường là giữ nguyên câu mở đầu của bài đồng dao, phần còn lại thường là cải lời.
Một số hình ảnh nghệ thuật:
Hình ảnh con cò: Trong đồng dao, con cò là một hình ảnh đẹp đẽ và sinh động, đáng yêu.Con cò đến với trẻ thơ qua lời ru của mẹ.Không chỉ có ý nghĩa về đời sống tinh thần, về tác động tâm lí thông qua lời ru mà nó đi vào thơ ca hiện đại của thiếu nhi với những bài học có tinh thần giáo dục cao:
Con cò trắng bạch như bông
Mỗi ngày nó đứng rỉa lông mấy lần
Rỉa xong lại xắn cao quần
Tìm nơi trong sạch rửa chân kĩ càng
Hình ảnh con cò không còn là hình ảnh thực nữa mà trở thành hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thanh cao, trong trắng, sự hi sinh.
Hình ảnh con trâu, con nghé: Hình ảnh con trâu, con nghé luôn gắn với công việc hàng ngày chăn trâu giữ nghé đã trở thành người bạn chí cốt gắn bó với đời sống trẻ thơ.Các em gọi nghé, gọi trâu với những tình cảm thân thương, trìu mến. Thường mở đầu bằng những câu gọi đáng yêu thân thương:
Nghé ọ nghé ơi...
Nghé ăn rơm tươi
Nghé ăn cỏ tốt
Nghé ơi...nghé à
Mày đi theo ta
Đừng theo kẻ trộm
Ngoài ra còn có những bài thúc dục, cổ vũ trâu bò hai bên đánh nhau ( Dục trâu báng chắc) để vui chơi.
Hình ảnh trăng sao: Chỉ riêng hình ảnh trăng sao mới thực sự là người bạn của các em trong các cuộc vui chơi ca hát. Trăng sao là những hiện tượng thiên nhiên của vũ trụ bí ẩn. Nó xa vời và cách biệt với cuộc sống trần thế của con người, thuộc về một thế giới khác- thế giới của huyền thoại.
Trăng, sao trong đồng dao được các em âu yếm gọi là “ông” nhưng tính cách thì chẳng khác gì trẻ con:
Ông giẳng ông giăng
Ông giằng búi tóc
Ông khóc ông cười
Ông lười đi trâu
Mẹ ông đánh đau
Ông ngồi ông khóc
Ông phóc xuông đây
Ông nắm lấy dây
Dung dăng dung dẻ.
( Lời đồng dao )
Ông sảo ông sao
Bụng đói như cào
Đòi ăn bánh đúc
Cùi dừa bún ốc
Đòi ổi đòi ngô
Chẳng có ai cho
Ông ngồi ông khóc
( Thơ thiếu nhi )
Trăng sao trong đồng dao đã trở thành những người bạn không thể thiếu trong các cuộc vui chơi ca hát của các em, có lẽ vì thế mà các bài đồng dao về trăng sao thường mở đầu bằng lời mời gọi trăng sao cùng xuống chơi:
Ông sảo ông sao
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn
Có ván cơm xôi
Có nồi cơm nếp
Có nệp bánh chưng
( Lời đồng dao )
Ông trăng ông xuống
Chơi với cậu tôi
Cậu tôi cho mõ
Xuống chơi nồi chõ
Nồi chõ cho vung
( Lời đồng dao )
Ông trăng ơi
Mời ông xuống chơi
Phá cỗ
( Thơ thiếu nhi )
Nhân cách hóa trong đồng dao – phương tiện tu từ ngữ nghĩa đặc sắc:
Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, lấy những từ ngữ biểu đạt thuộc tính dấu hiệu con người, làm cho đồi tương miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình.
Biểu hiện:
+ Dùng những từ chỉ tình cảm, hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người.
+ Coi đối tượng không phải là con người như con người và tâm tình trò chuyện với nhau. Điển hình là các bài về trăng , sao, nghé...Đây là hình thức nhân hóa phổ biến trong đồng dao:
Ông sảo ông sao
Ông vào cửa sổ
Ông ở với tôi
Ông ngồi lên chiếu
Tôi biếu củ khoai
Ông nhai tóp tép
Ông ghép với rau
Ăn mau chóng lớn
Ông ngồi dậy
Ông về trời.
Nghé ơi...nghé à
Mày đi theo ta
Đừng theo kẻ trộm
Nó cắt mất rốn
Nó xẻo mất đuôi
Biêt lấy chi mà đuổi ruồi
Biết lấy chi mà đập bọ
Nghé ơ...nghé ọ
Nhân cách hóa trong đồng dao gắn liền với đặc trưng thể loại, trở thành nguyên tắc sáng tạo đồng dao, phản ánh tư duy trẻ thơ. Nhân hóa còn thực hiện chức năng diễn xướng:
Sên sển sền sên
Mày lên công chúa
Mày múa tao xem
Đến mai tao may áo đỏ quần đen cho mày
Nhân cách hóa là một biện pháp tu từ ngôn ngữ đặc sắc trong đồng dao cũng như trong sáng tác thơ cho thiếu nhi.
Nhìn chung các tác giả thơ thiếu nhi đều kế thừa cái hay cái đẹp của đồng dao để đưa vào thơ làm cho hồn thơ mang đậm chất dân gian. Có hai xu hướng sáng tác:
Xu hướng tiếp nhận phong cách dân gian nhưng sự đổi mới không cao, xu hướng này lệ thuộc quá nhiều vào đồng dao, nội dung chủ yếu là để giáo dục tư tưởng đạo đức cho các em.
Xu hướng kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, kế thừa có chọn lọc trên cơ sở nâng cao tạo nên nhiều phong cách thơ độc đáo, Chuyển tải được những vấn đề của cuộc sống mới, thời đại mới đến với các em một cách hấp dẫn. Trần Đăng Khoa đã tiếp nhận phong cách đồng dao theo xu hướng này và đã làm nên một hồn thơ Trần Đăng Khoa.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THI PHÁP ĐỒNG DAO ĐỐI VỚI THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA TUỔI ẤU THƠ
Vài nét về thi sĩ nhỏ tuổi với tập thơ Góc sân và khoảng trời:
Trần Đăng Khoa sinh tháng 4 năm 1957, tại xã Quốc Tuấn – huyện Nam Sách – tỉnh Hải Hưng. Khoa bắt đầu làm thơ lúc lên tám tuổi. Một hôm, khi đang ngồi đun bếp nấu cơm, Khoa nhìn thấy con bướm bay ngoài vườn, em buột miệng đọc thành bài thơ Con bướm vàng, đó là bài thơ đầu tay của Khoa:
Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ
Em thích quá
Em đuổi theo
Con bướm vàng
Nó vỗ cánh
Vút lên cao
Em nhìn theo...
Từ đó Trần Đăng Khoa làm thơ và chép thành một tập, tự lấy tên là Từ góc sân nhà em. Sau này tập thơ được in với tên Góc sân và khoảng trời.
Cái thế giới đầu tiên trong thơ Trần Đăng Khoa là cái góc sân nhà mình ra đó chạy chơi, từ đó mà khám phá rộng ra cả vườn, cả xóm, cả làng, cả nước:
Góc sân nho nhỏ mới xây Chiều chiều em đứng nơi này em trông Thấy trời xanh biếc mênh mông Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy...
Sau khi thăm góc sân nhỏ này, Nhà thơ Xuân Diệu nói: Tôi đã đến thăm cái sân ấy. Nó nhỏ lắm. Nhưng nó đã là cái thế giới đầu tiên của bé Khoa, từ lúc bé chập chững tập đi, cho tới lúc bé tám tuổi, làm những câu thơ đầu tiên. Cái vũ trụ tí hon ấy quan trọng như lòng đỏ của quả trứng gà. Tôi đã nhìn thấy, quanh sân, những “nhân vật” đã đi vào trong những bài thơ thứ nhất của bé Khoa; những nhân vật rất thông thường, nhưng đượm sắc thần tiên của hồn con trẻ, và đượm tình mến yêu của trái tim thơ ấu; đây “Ngọn mồng tơi - Nhảy múa”, xa hơn một chút, đây “Muôn nghìn cây mía - Múa gươm”, xa hơn chút nhữa, đây mấy cây bưởi vạn đời, mà lần đầu tiên mới có những con mắt thấy ra là “Hàng bưởi đu đưa - Bế lũ con - Đầu tròn trọc lóc”, đúng thế thật! Xa hơn chút nữa, kia là “Cây dừa - Sải tay - Bơi”, xa xa hơn, kia là “Bụi tre tần ngần - Gỡ tóc". Tại đây "Sấm ghé xuống sân - Khanh khách - Cười”; tại đây “Mưa chéo mặt sân - Sủi bọt”; cũng trên mảnh sân này “Cóc nhảy chồm chồm” sau khi trời đã mưa xuống rồi. Sân này là sân khấu của bài "Mưa", bài thơ vào loại hay nhất của Khoa.
Vì thế mà khi đọc Góc sân và Khoảng trời, chúng ta thấy hiện lên cả một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa; còn sự vật thì hầu như tất cả đều đã được nhân cách hóa, trở thành những bạn bè thân thiết, không thể xa rời. Đó là con bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thầy, con chim, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu... và nhất là ánh trăng của làng quê. Đó là thế giới của một tuổi thơ làng quê.
Trần Đăng Khoa đã đóng góp những bài thơ vào cuộc đời và đóng góp cái thế giới tầm hồn trẻ con vào thơ. “Thơ Khoa cất lên, cả thế giới đón lấy thơ em - một hồn thơ sáng tươi, hồn nhiên, yêu đời. Khoa có một hồn thơ sớm nhạy cảm. Cao hơn cả nhạy cảm, Khoa còn có xúc cảm thơ, nghĩa là xúc cảm thành sáng tạo thơ, thành hình tượng thơ”(Xuân Diệu).
Thi pháp đồng dao trong thơ Trần Đăng Khoa:
Thể thơ, vần và nhịp:
Qua khảo sát 78 bài thơ trong tập Góc sân và khoảng trời có 33 bài viết ở thể lục bát, 20 bài là thể 5 chữ, 8 bài là thể 4 chữ, còn 17 bài là thể tự do và các thể thơ khác.
Tám bài ở thể 4 chữ đều ngắt nhịp 2/2, đó là các bài: Tiếng võng kêu; Thả diều; Đánh tam cúc; Kể cho bé nghe; Hạt gạo làng ta; Mặt bão.
Cách gieo vần cũng mang đậm chất đồng dao, bài gieo vần chân điển hình nhất là bài Kể cho bé nghe:
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua là cáy
Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào
Đêm ngồi đếm sao
Là ông cóc tía
Ríu ran cành khế
Là cậu chích chòe
Hay múa xập xòe
Là cô chim trĩ...
Cách gieo vần chân cũng có trong một số bài khác:
...Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
(Hạt gạo làng ta)
Bão đến ầm ầm
Như đoàn tàu hỏa
Bão đi thong thả
Như con bò cầy
Xanh đẹp là cây
Bão vặt trụi hết...
(Mặt bão)
Và đây là các bài được gieo vần lưng và vần chân:
...Bốn bề lên hương
Dịu mát bờ sương
Thoảng hơi gió nhẹ
Vầng trăng mới hé
Làn mây trong ngần
...
Trời đất đêm nay
Như chim mới hót
Như rượu mới cất
Như mật mới đông...
( Hương đồng)
...Nón che kín đầu
Cháu thành con ốc
Khăn bay mái tóc
Cháu hóa bướm hồng
Díp hoa quay tít
Cháu thành con ong
Nằm giữa lòng ông
Cháu là hạt thóc...
Chú khum bàn tay
Miệng thay máy “Tạch!”
(chụp ảnh)
Đặc biệt có một số bài không phân thành khổ thơ, đúng với nét đặc trưng của đồng dao: Kể cho bé nghe; Hương đồng; mặt bão; Chụp ảnh...
Còn 33 bài ở thể lục bát đều là lục bát chính thể: Số âm tiết của mỗi dòng không thay đổi, vị trí gieo vần cố định (âm tiết cuối của câu lục vần với âm tiết thứ 6 của câu bát; âm tiết cuối của câu bát này lại bắt vần với âm tiết cuối của câu lục tiếp theo, rồi cứ thế tiếp tục. Nhịp phổ biến là nhịp chẵn 2/2/2, một số câu có ngắt nhịp 3/3, 4/4, 2/4, 2/6:
Quả dừa/ đàn lợn con nằm trên cao.
( Cây dừa)
Lá trầu/ khô giữa cơi trầu...
Người cho trứng,/ người cho cam
Và anh y sĩ/ đã mang thuốc vào
( Mẹ ốm)
Kết cấu:
* Kết cấu trùng điệp: Ta thấy phổ biến trong thơ Trần Đăng Khoa là kiểu kết cấu trùng điệp. Kiểu kết cấu này được Trần Đăng Khoa sử dụng rất linh hoạt, diễn tả một cách sâu sắc nội dung của bài thơ. Đây là một hàng loạt bài sử dụng hình thức kết cấu lặp cú pháp:
Trăng ơi ...từ đâu đến?
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Không bao giờ chớp mi
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
bạn nào đá lên trời
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân
Trăng từ đâu...từ đâu...
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em...
Ánh trăng của tuổi thơ đã có mặt khắp mọi miền của đất nước, chúng ta thấy rõ hơn điều đó do tác giả cố ý lặp lại câu thơ Trăng ơi...từ đâu đến?
Với việc lặp đi lặp lại câu thơ Cánh diều no gió, người đọc cảm nhận được sự tung bay phơi phới của cánh diều cũng như lòng yêu đời, yêu tự do của nhà thơ, diễn tả được một xã hội sáng tươi mặc dù còn chiến tranh:
Thả diều
Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng
Cánh diều no gió
Tiếng nó trong ngần
Diều như chiếc thuyền
Trôi trên sông ngân
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời
...
Cánh diều no gió
Nhạc trời réo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng
Còn việc điệp cú pháp ở bài thơ sau như là để tạo điểm nhấn khiến người đọc phải trăn trở và mong có lời giải đáp, để rồi đến cuối bài thơ là câu trả lời đồng thời là lời lên án tội ác của giặc Mĩ xâm lược.
Nói với con gà mái
Mày nhìn tao, con mắt lạc hẳn đi
Tròng mắt vằn những tia máu đỏ
Cái nhìn cháy như hai hòn lửa
Có phải tại tao đâu!
...
Mày nhìn tao, đôi cánh xù lông
Đập rối loạn như điên, như dại
Lông bù xù mỏ sao không chải
Có phải tại tao đâu!
...
Mày nhìn tao, lảo đảo không hồn
Lối rộng không đi cứ lao vào vách đất
Tiếng mày gọi con, tiếng còn tiếng mất
Có phải tại tao đâu!
Cũng nhằm nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ, việc điệp cú pháp ở bài thơ sau lần nữa khẳng định bản chất độc ác được ẩn sau giọt nước mắt giả dối của Nich-xơn:
Lời một bạn gái 12 tuổi
Các bạn ơi!
Tên phát xít Ních-xơn đã cúi mặt viếng tôi
Tôi nhìn thẳng vào mặt hắn
Ý nghĩ hắn chạy từ đầu đến chân
Từ chân ngấm xuống đất sâu, nên tôi nghe hết:
“Nếu mày sống thì ông cũng giết!”
...
Tôi nhìn thấy răng hắn thì nhọn hoắt
Kẽ răng còn vương vài sợi thịt trẻ con
Ý nghĩ hắn chạy từ đầu đến chân
Từ chân ngấm xuống đất sâu, nên tôi nghe hết:
“Nếu mày sống thì ông cũng giết!”
...
Hôm nay Nich-xơn đến khóc
Cách hắn giả vờ thật là ngu ngốc
Ý nghĩ hắn chạy từ đầu đến chân
Từ chân ngấm xuống đất sâu, nên tôi được biết:
“Nếu ông là Hít-le
Ông sẽ thiêu mày không còn gì mà!”
...
Không chỉ dừng lại ở lặp cú pháp, Trần Đăng Khoa còn rất thành công khi sử dụng hình thức kết cấu lặp đầu cuối, tạo được điểm nhấn cho mỗi bài thơ:
Hạt gạo làng ta
Hạt gạo làng ta.Có vị phù sa,Của sông Kinh Thầy.Có hương sen thơm,Trong hồ nước đầy.Có lời Mẹ hát,Ngọt ngào hôm nay.Hạt gạo làng ta.Có bão tháng bảy,Có mưa tháng ba.Hạt mồ hôi sa,Những trưa tháng sáu.Nước như ai nấu,Chết cả cá cờ.Cua ngoi lên bờ,Mẹ em xuống cấy.Hạt gạo làng ta.Những năm bom Mĩ,Trút trên mái nhà.Những năm khẩu súng,Theo người đi xa.Những năm băng đạn,Vàng hơn lúa đồng.Bát cơm mùa gặt,Thơm hào giao thông.Hạt gạo làng ta.Chở ra tiền tuyến,Chở về phương xa.Em vui em hát,Hạt vàng làng ta.Em vui em hát,Hạt vàng làng ta...
Câu đầu bài thơ là Hạt gạo làng ta còn câu cuối bài là Hạt vàng làng ta...
đã nhấn mạnh được sự quý giá của từng hạt gạo.
Còn cách lặp đầu cuối ở hai bài thơ sau có phần giống nhau, đều mô phỏng âm thanh: bốn bề bát ngát tiếng gà đánh tan cái không khí nặng nề để báo hiệu sự tươi sáng, mới mẻ, mở ra sức sống mới:
Ò ó o.
Ò...ó...oÒ...ó...o
Tiếng gà
Tiếng gà
Giục quả na
mở mắt
Tròn xoe
Giục hàng tre
Đâm măng
Nhọn hoắt
Giục buồng chuối
Tthơm lừng
Trứng cuốc
Giục hạt đậu
Nảy mầm
Giục bông lúa
Uốn câu
Giục con trâu
Ra đồng
Giục đàn sao
Trên trời
Chạy trốn.
Gọi ông trời
Nhô lên
Rửa mặt
Ôi bốn bề
Bát ngát
Tiếng gàÒ...ó...oÒ...ó...o
Ba gian nhà nhỏ tràn đầy tiếng võng thì lại gợi lên những gì thân thiết nhất, tình nhà cửa, anh em thật thắm thiết:
Tiếng võng kêu
Kẽo cà kẽo kẹt
Tay em đưa đều
Ba gian nhà nhỏ
Đầy tiếng võng kêu
Kẽo cà kẽo kẹt
Mênh mang trưa hè
Chim co chân ngủ
Lim dim cành tre
Kẽo cà kẽo kẹt
Cây na thiu thiu
Mắt na hé mở
Nhìn trời trong veo
Võng em chao đều
...
Ba gian nhà nhỏ
Đầy tiếng võng kêu
Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà...
... kẽo kẹt...
* Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ: tò mò,ham hiểu biết, trẻ muốn tự bộc lộ mình, thể hiện mình...Vì thế trong đồng dao có kiểu kết cấu hỏi đáp nhằm tập phong cách trò chuyện trao đổi, thực hiện chức năng giao tiếp cho trẻ. Chúng ta cũng bắt gặp hình thức kết cấu hỏi đáp này trong thơ Trần Đăng Khoa:
Lời của than
Than ơi!
Bạn từ đâu ra
Mà bạn đen thế?
Tôi từ đáy bể
Mắt tôi có ngọc trai
Nên sáng như gương
Tôi biết con thuồng luồng
Có đôi tay múa dẻo
...
Than ơi!
Thế bạn yêu ai nhất?
Tôi yêu bác thợ
Có cây đèn sáng xanh ở sườn
...
Than ơi!
Bạn muốn nói gì thêm nữa?
Tôi muốn làm thơ
Ca ngợi Vịnh Hạ Long
Có màu xanh từ thuở Ngô Quyền
Con sóng vẫn reo trên xác giặc
Ca ngợi bác công nhân
Sớm sớm lên tầng...
* Chỉ trong đồng dao mới có kiểu kết cấu vòng tròn, có thể đọc mãi mà không hết bài, thi sĩ nhỏ thật là thông minh khi chọn hình thức kết cấu vòng tròn này để Kể cho bé nghe, và cũng thật khó phân biệt đâu là đồng dao, đâu là thơ Trần Đăng Khoa:
Làng chim
Hay chạy lon ton
Là gà mới nở
Cái mặt hay đỏ
Là con gà mào
Hay bơi dưới ao
Mẹ con nhà vịt
Hay la hay hát
Là con bồ chao
Hay bay bổ nhào
Là con bói cá
hay đi thong thả
Là bác cò ngàng
Hay đi rồng ràng
Là ông cụ diệc
Hay ăn thịt chết
Là thằng quạ đen
Tinh mắt hay ghen
Là con chim gáy
Vừa đi vừa nhảy
Là con sáo xinh
Hay nói linh tinh
Là con liếu điếu
...
Kể cho bé nghe
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua là cáy
Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào
Đêm ngồi đếm sao
Là ông cóc tía
Ríu ran cành khế
Là cậu chích chòe
Hay múa xập xòe
Là cô chim trĩ...
...
Hay nói ầm ĩ...
Ngôn ngữ và một số hình ảnh nghệ thuật khác:
Ngôn ngữ trong thơ Trần Đăng Khoa rất hồn nhiên- cái hồn nhiên của một tâm hồn trẻ thơ:
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
hay:
Trăng như cái mâm con
Ai treo ông cao thế?
Ông nhìn đàn em bé
Muốn khoe có mặt tròn
...
Nải chuối tiêu thơm mát
Ông trăng nhìn thấy xôi
Là ông nhoẻn miệng cười
Áng chừng ông thích lắm
Lại có lúc bút pháp của thơ Trần Đăng Khoa tỏ ra rất người lớn, rất nghệ sĩ:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Hoặc:
Mái gianh ơi hỡi mái gianh Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương
Tính chất kể trong ngôn ngữ thơ Trần Đăng Khoa cũng được thể hiện rất rõ, có bài là kể vật, kể việc, liệt kê cốt truyện mà không có cốt truyện nhân vật(Kể cho bé nghe); có bài là kể chuyện bằng thơ tức là thuật lại câu chuyện có đầu có cuối, có nội dung cốt truyện: Họp báo “chim họa mi”; Đánh tam cúc; Cháu về; Nói với con gà mái;Em kể chuyện này...
Sáng nay bọn em đi đánh giậm
Ở ao ven làng bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc,
Những cậu tre bá vai nhau rì rầm đứng học
Đàn cò trắng khiêng nắng qua sông...
Chúng em rất vui
Vì đánh được nhiều cá
Này chị cua càng giơ tay chào biển lúa
Này thằng dói nhớ ai
Mà khóc mãi mắt đỏ ngầu như lửa
Này lão trê nhảy võ ở đâu
Mà ngã bẹp đầu...
Mừng vui vì câu được nhiều cá nhưng trên đường về nhà lại gặp các bạn gái, Các bạn gái nói rằng:
Đêm qua
giặc Mĩ bị bắn rơi xuống cánh đồng ta
Các chú dân quân dong nó đi xa
Nay còn dấu chân in trên cát
Những dấu chân trông vào nhức mắt
Các bạn đào đổ uống ao sâu
Đến đây bài thơ chuyển một cách không ai ngờ đến, hay nói cách khác câu chuyện có một kết thúc thật bất ngờ:
Chúng em lặng nhìn nhau:
Chao ôi!
Những lão trê nhảy võ bẹp đầu,
Những chị cua càng giơ tay chào biển lúa
Những chàng dói mắt đỏ ngầu như lửa
Đã ăn dấu chân này
Bẩn thỉu biết bao!
Chẳng ai bảo ai chúng em đổ cá xuống ao
Trở về với chiếc giỏ không
Và hát nghêu ngao
-Những chị chim sâu trên cành
Nhìn chúng em cười tích tích
Đây là một trong những bài thơ kể chuyện rất thành công của Trần Đăng Khoa. Ở đây Trần Đăng Khoa đã lĩnh hội được cái tinh thần cao sạch ngang nhiên trong các câu câu chuyện xưa để thể hiện thái độ căm ghét giặc Mĩ với một giọng thơ sảng khoái, hào hùng.
Không chỉ làm thơ giỏi, Khoa còn biết dựa trên kết cấu của các bài đồng dao để cải lời và đọc cho bé Giang nghe :
Kể cho bé nghe
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua là cáy
Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào
Đêm ngồi đếm sao
Là ông cóc tía
Ríu ran cành khế
Là cậu chích chòe
Hay múa xập xòe
Là cô chim trĩ...
Chúng ta thường bắt gặp kiểu kết cấu này trong các bài đồng dao như: Họ nhà quả; Họ nhà chim; Họ nhà cá; Họ nhà rau; Họ nhà hoa...Ví dụ như bài:
Con cá cơm
No lòng phỉ dạ
Là con cá cơm
Không ướp mà thơm
Là con cá ngát
Liệng bay thoăn thoắt
Là con cá chim
Hụt cẳng chết chìm
Là con cá đuối
Nhiều năm nhiều tuổi
Là cá bạc đầu
Đủ chữ đủ câu
Là con cá đối
Nở mai tàn lối
Là con cá hoa
Trắng muốt làn da
Là cá út thịt
Dài lưng kẹp nách
Là cá lòng tong
Ốm yếu hình dung
Là con cá nhái.
Trần Đăng Khoa luôn “nhặt” đựợc những từ “thần”, những tứ thơ độc đáo làm nên giá trị của mỗi bài thơ; biết kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, kế thừa có chọn lọc cái tinh túy của đồng dao, nâng cao lên tạo thành một phong cách thơ độc đáo. Chúng ta hãy đọc bài đồng dao: Con cò chết rũ
Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít chạy ra chia phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mõ đi rao.
Rồi đọc sang bài : Đám ma bác giun
Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau
Cầm hương kiến Đất bạc đầu
Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai
Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần
Rõ ràng là Khoa đã lấy cảm hứng sáng tác từ phần lời của bài đồng dao trên để vẽ nên một bức tranh dân gian Đám ma bác Giun nghe rất “cổ” nhưng nội dung lại rất khoa học nhờ kết hợp với sự quan sát tỉ mỉ đặc điểm từng loại kiến.
Những ngày còn tấm bé,Trần Đăng Khoa đã nhận được tình yêu thương, âu yếm từ bà ngoại cùng với những câu chuyện lời ru của bà. Bà ngoại từng dặn nếu hái trầu vào ban đêm thì hãy đánh thức trầu bằng mấy câu sau rồi hãy hái:
Trẩu trẩu trầu trầu Mày làm chúa tao Tao làm chúa mày Tao không hái ngày Thì tao hái đêm Chính mấy lời đồng dao này là nguồn cảm hứng cho bài thơ Đánh thức trầu:
Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ Bà tao vừa đến đó Muốn có mấy lá trầu Tao không phải ai đâu Đánh thức mày để hái! Trầu ơi, hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu… Đã dậy chưa hả trầu? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ Đừng lụi đi trầu ơi!
Bài thơ thể hiện sự yêu mến, nâng niu, tình nghĩa với cây trầu một cách nhẹ nhàng, đầy sáng tạo và chỉ có ở trong thơ Trần Đăng Khoa.
Thơ của Trần Đăng Khoa tự nhiên, tự nhiên như cuộc sống vốn thế, là tất cả những gì diễn ra hàng ngày dưới con mắt của một cậu bé, rất gần gũi, dung dị nhưng cũng rất tinh tế...Có lẽ bài thơ hay nhất xưa nay về hạt gạo trong thơ ca Việt Nam chính là bài hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa:
Hạt gạo làng ta.Có vị phù sa,Của sông Kinh Thầy.Có hương sen thơm,Trong hồ nước đầy.Có lời Mẹ hát,Ngọt bùi hôm nay. ...
Hạt gạo làng ta.Có bão tháng bảy,Có mưa tháng ba.Hạt mồ hôi sa,Những trưa tháng sáu.Nước như ai nấu,Chết cả cá cờ.Cua ngoi lên bờ,Mẹ em xuống cấy.
Hạt gạo không chỉ có vị phù sa, có hương sen, có lời mẹ hát ...mà còn có cả gió, bão, mưa dầm, có cả nỗi nhọc nhằn cay đắng của kiếp người..." Những trưa tháng sáu, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, Mẹ con xuống cấy..." Mấy câu thơ này nhắc chúng ta nhớ đến câu ca dao xưa: " Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
Cách mượn lời đồng dao của Trần Đăng Khoa không hề rập khuôn máy móc mà đầy tính sáng tạo, lời đồng dao là điểm tựa , là nguồn cảm hứng cho hồn thơ ấy thăng hoa. Nếu không được Trần Đăng Khoa “bật mí” thì chúng ta khó nhận ra được cái chất liệu nào khởi nguồn cho bài Mưa- một bài thơ hay nhất của Trần Đăng Khoa:
Sắp mưaSắp mưaNhững con mốiBay raMối trẻBay caoMối giàBay thấpGà conRối rít tìm nơiẨn nấpÔng trờiMặc áo giáp đenRa trậnMuôn nghìn cây míaMúa gươmKiếnHành quânĐầy đườngLá khôGió cuốnBụi bayCuồn cuộnCỏ gà rung taiNgheBụi treTần ngầnGỡ tócHàng bưởiĐu đưaBế lũ conĐầu trònTrọc lócChớpRạch ngang trờiKhô khốcSấmGhé xuống sânKhanh kháchCườiCây dừaSải tayBơiNgọn mùng tơiNhảy múaMưaMưaÙ ù như xay lúaLộp bộpLộp bộp...RơiRơi...Đất trờiMù trắng nướcMưa chéo mặt sânSủi bọtCóc nhảy chồm chồmChó sủaCây lá hả hêBố em đi cày vềĐội sấmĐội chớpĐội cả trời mưa...
Thì ra trước khi làm bài thơ này, thi sĩ nhỏ tuổi đã được tiếp xúc với lời đồng dao:
Trời mưa.
Quả dưa vẹo vọ.
Con ốc nằm co.
Con tôm đánh đáo.
Con cò kiếm ăn.
Hình ảnh con cò, con trâu, con nghé, trăng sao trong đồng dao là những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động và đáng yêu, chúng trở nên thân quen, gần gũi, thân thiết với cuộc sống của trẻ thơ. Trần Đăng Khoa không phải là một ngoại lệ, nhất là khi Khoa được sống trong một vũ trụ tí hon đầy thơ mộng của một làng quê Việt Nam. Khoa không những cảm nhận được mà còn cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của các hình ảnh nghệ thuật đó để đưa vào thơ, nâng cao lên thành những hình tượng độc đáo.
Từ hình ảnh con cò trong câu đồng dao:
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
...
Trần Đăng Khoa đã suy tưởng và chiêm nghiệm về hành động của một con cò bất chấp cả mưa gió rét mướt để bay ra đón mưa- đón cái tươi mát, cái sức sống tràn trề của đất trời về cho vạn vật:
Khi cơn mưa đen rầm đằng đông
Khi cơn mưa đen rầm đằng tây
Khi cơn mưa đen rầm đằng nam,đằng bắc
Em vẫn thấy
Con cò
Trắng muốt
Bay ra đón cơn mưa...
...
Đến khi cơn mưa lại đen rầm đằng đông, đằng tây
Đến khi cơn mưa lại đen rầm đằng nam,đằng bắc
Em lại thấy
Vẫn con cò ấy
Bay ra
Trắng muốt
Mừng đón cơn mưa...
Khi mưa đến, lúa, khoai, cau, liền hả hê uống giọt mưa rơi, ếch nhái mở hội, cá nhảy múa tung tăng thì con cò lại đứng trên cành cây, ướt lông, chịu rét...Hình ảnh chịu mưa, chịu rét của con cò trong bài đồng dao đã được Trần Đăng Khoa dựng lên thành một hình ảnh tượng trưng cho sự hi sinh của các anh bộ đội.
Trăng trong thơ Trần Đăng Khoa cũng thật độc đáo và đa dạng. Khoa đã khám phá vẻ đẹp của ánh trăng ở một khía cạnh riêng, thấm đẫm chất đồng dao:
Hình ảnh trăng trong đồng dao:
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Sao trăng lại phải chịu luồn đám mây
Và đây là hình ảnh trăng trong thơ Trần Đăng Khoa:
Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em...
Nếu như ông trăng trong đồng dao biết khóc khi bị mẹ đánh, luôn được các bạn nhỏ mời xuống sân chơi vì có xôi có nếp...:
Ông giằng búi tóc
Ông khóc ông cười
Ông lười đi trâu
Mẹ ông đánh đau
Ông ngồi ông khóc
...
Ông trẳng ông trăng
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn
Có ván cơm xôi
Có nồi cơm nếp
Có nệp bánh chưng
...
Thì ông trăng trong thơ Trần Đăng Khoa cũng ngây thơ như trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười thích thú khi nhìn thấy chuối, thấy xôi; và thú vị nhất là cũng biết thập thò ngoài cửa khi rủ bạn đi chơi:
Trăng như cái mâm con
Ai treo ông cao thế
Ông nhìn đàn em bé
Muốn khoe có mặt tròn
...
Nải chuối tiêu thơm mát
Ông trăng nhìn thấy xôi
Là ông nhoẻn miệng cười
Áng chừng ông thích lắm
...
Khuya, không trông trăng nữa
Trăng thập thò ngoài cửa
Muốn rủ em đi chơi...
Trong đồng dao, con trâu, con nghé là người bạn chí cốt gắn bó với công việc chăn trâu, dắt nghé hằng ngày của trẻ thơ. Ta thường bắt gặp trong các bài đồng dao những lời gọi, lời động viên, lời trò chuyện thân thương trìu mến của các em dành cho những chú trâu, chú nghé đáng yêu:
Nghé ọ nghé ơi...
Nghé ăn rơm tươi
Nghé ăn cỏ tốt
Nghé đừng ăn hột
Hột chắc phần cha
Hột già phần mẹ
Hột nhẹ vứt đi
Nghé biết ăn chi?
Nghé đừng ăn hột
Nghé ăn cỏ tốt
Nghé ăn rơm tươi
Nghé ơi...
Và ta cũng bắt gặp hình ảnh này trong thơ Trần Đăng Khoa:
Trâu ơi ăn cỏ mật
Hay là ăn cỏ gà
Đừng ăn lúa đồng ta
(Lúa cảu mẹ của cha
Phải cấy cày vất vả)
Trâu ơi, uống nước nhá
Đây rồi nước mương trong
Có ánh mặt trời hồng
Có ánh mặt trăng tỏ
Bờ mương xanh mướt cỏ
Của trâu đấy tha hồ
Trâu cứ chén cho no
Ngày mai cày thật khỏe...
Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu trong việc xây dựng hình ảnh của đồng dao là biện pháp tu từ nhân cách hóa, nhân cách hóa là một yếu tố tất yếu, trở thành một nguyên tắc sáng tạo ở đồng dao. Trần Đăng Khoa cũng đã rất thành công khi sử dụng biện pháp tu từ này. Biệt tài của Khoa là ở khả năng hòa nhập hóa thân vào thế giới tự nhiên. Sự hòa nhập hóa thân này được tập trung với một cường độ rất cao. Vì thế biện pháp nhân hóa, là rất phổ biến trong thơ của Trần Đăng Khoa. Khoa có thể xưng hô một cách hết sức tự nhiên, hồn nhiên với thế giới tự nhiên. Trong thơ Trần Đăng Khoa, Sấm biết cười khanh khách,quả na biết mở mắt, hàng chuối biết vỗ tay, ngọn mùng tơi biết nhảy múa... Khoa gọi mặt trời là ông, là bác; mặt trăng là chị, là cô; con mèo là cậu; con chó là chú, gà mái là mụ, gà trống là thằng..như trong bài Buổi sáng nhà em:
Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vẫn chiếc khăn hồng đẹp thay
... Cậu mèo đã dạy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng Mụ già cục tác như điên Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi.
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
Ở đây dường như trong tư duy nghệ thuật của Khoa không có ranh giới giữa thế giới tự nhiên và thế giới con người. Khoa tiếp cận, mô tả và thể hiện thế giới tự nhiên giống hệt như mô tả và tiếp cận thế giới con người. Lúc này Khoa cũng giống người xưa ở cái hồn nhiên ngây thơ, đánh đồng sự vật hiện tượng của thiên nhiên với bản thân mình.
Góc sân và khoảng trời đã ra đời được hơn 40 năm nhưng sức hấp dẫn của nó với thế giới trẻ thơ thì vẫn không hề thay đổi. Đọc Góc sân và khoảng trời chúng ta dường như cảm nhận được cái tinh hoa của đồng dao đã len lỏi trong chảy trong từng nhịp thơ của thi sĩ nhỏ. Sự hòa quyện giữa chất dân gian và một thế giới tuổi thơ tươi mới đã tạo nên một phong cách thơ độc đáo, đầy sáng tạo thấm đẫm chất đồng dao. Thật không ngoa chút nào khi có người nói rằng: “Tinh hoa văn hóa 4ooo năm của dân tộc đã đọng lại trong những vần thơ của Trần Đăng Khoa”.
KẾT LUẬN:
Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ Trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ đã được thể hiện rõ qua Góc sân và khoảng trời. Thành công của Góc sân và khoảng trời đã có sự đóng góp không nhỏ của những khúc đồng dao. Đối tượng của đồng dao luôn hướng đến là trẻ em, mà thơ trong Góc sân và khoảng trời là thơ của trẻ em viết cho trẻ em vì thế mà càng hấp dẫn, lôi cuốn các bạn nhỏ tuổi. Và cái chất liệu đồng dao ấy đã khơi nguồn cảm hứng cho thi sĩ tí hon làm nên một phong cách thơ độc đáo và sáng tạo, khiến cho người đọc luôn muốn được quay về để nhâm nhi một chút thơ Khoa như nhâm nhi một khúc đồng dao để thưởng thức cái cảm xúc yên bình, hồn nhiên của thế giới tuổi thơ, nó như giọt nước mát lành xoa dịu cái ưu tư, muộn phiền của bộn bề cuộc sống.
Hiểu được điều này, chúng ta sẽ có định hướng, phương pháp để giúp trẻ tiếp cận được cái hay, cái đẹp của thi pháp đồng dao, cũng như có cách cảm thụ tốt hơn nội dung, nghệ thuật của những tác phẩm thơ thiếu nhi mà nó được biểu hiện rõ trong thơ Trần Đăng Khoa, góp phần trau dồi tri thức về cuộc sống, bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục tình cảm cao đẹp cho thiếu nhi.
Tuy nhiên đây là một phạm trù vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính nghệ thuật, vì thế có một số nội dung theo quan điểm chủ quan của người viết nên sẽ còn những hạn chế nhất định. Kính mong sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô để cho đề tài được hoàn hảo hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Vinh, ngày 4 tháng 3 năm 2010.
Học viên: Hồ thị Thông
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Gia Linh: Kho tàng đồng dao Việt Nam, NXB Giáo dục – 2006.
Lê Trường Phát: Thi pháp văn học dân gian, NXB Giáo dục – Tài liệu BDTX chu kì 1997-2000.
Trần Đăng Khoa: Góc sân và khoảng trời, NXB Kim Đồng – 1996.
Chu Thị Hà Thanh: Bài giảng chuyên đề Thi pháp đồng dao với mối quan hệ với thơ thiếu nhi.
Một số tác giả: Đồng dao dưới con mắt các nhà nghiên cứu.
Một số bài viết của các tác giả về thơ Trần Đăng Khoa: Xuân Diệu, Đình Kính, Hà Tùng Sơn...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieuluancohathanh.doc