Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi, sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá trê vàng (clarias macrocephalus) từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi

Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của trứng cá trê đều giảm dần khi độ mặn tăng. Tuy nhiên ở thí nghiệm sốc độ mặn phôi chết hoàn toàn khi độ mặn từ 12‰ trở lên. Trong khi đó ở thí nghiệm tăng dần độ mặn vẫn có khoãng2% phôi phát triển và nở. Thời gian phát triển phôi ở 2 thí nghiệm tương đương nhau từ 22-23 giờ.

pdf50 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3656 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi, sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá trê vàng (clarias macrocephalus) từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể thã cá vào nuôi được. Mực nước lúc ban đầu lấy vào ao khoãng 0,8 m-1 m, sẽ được 7 tăng dần lên sau 1 tháng nuôi đến khi đạt độ sâu 1,2-1,5 m. Nếu là ao mới đào thì bón với liều lượng 70-100 kg/1.000 m2 để giữ cho độ pH của nước từ 6-7,5 là tốt nhất. Ao nuôi cá trê nên có diện tích từ 1.000-3.000 m2 là tốt vì sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc. (Dương Nhựt Long, 2004). Chọn giống cá: Chọn cỡ cá đồng đều, khỏe mạnh, không bị xây xát, dị hình, không nhiễm bệnh, bơi lội nhanh nhẹn. Mật độ thã nuôi: Cá giống có kích cỡ đồng đều. Mật độ cá thã từ 30- 50 con/m2; nên thã cá vào lúc trời mát. Trước khi thã cá cần cân bằng nhiệt độ nước trong dụng cụ vận chuyển và nước trong ao. (Dương Nhựt Long, 2004). Thức ăn: Thức ăn thường tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp như cám, tấm, rau, bèo… phụ phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản, phế phẩm từ lò mỗ gia súc, các loại tôm tép, cua, ốc, cá tạp. Cho ăn: Nên cho cá ăn những vị trí cố định trong ao, thường xuyên theo dõi điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Tránh trường hợp cho ăn quá dư thừa làm thối bẩn nước ao tạo điều kiện cho bệnh cá phát triển; nên dùng sàng và lập nhiều điểm cho ăn ở trong ao để cá phát triển đều hơn. Chăm sóc và quản lý ao nuôi Cần duy trì mực nước ổn định. Khi nước quá dơ, có mùi hôi thối phải thay nước ngay cho đến khi nước tốt trở lại mỗi lần thay 1/3 nước trong ao sau đó cấp nước vào cho đủ, tốt nhất là định kỳ thay nước ao nuôi. Theo dõi hoạt động của cá hằng ngày. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp sao cho vừa đủ không thừa mà cũng không thiếu. Quan tâm và phòng ngừa bệnh cho cá. Thường xuyên kiểm tra bờ bọng, rào chắn cẩn thận đề phòng sự thất thoát cá nuôi nhất là vào mùa mưa lũ. Phòng trị bệnh cho cá trê Bệnh nhầy da: Khi nhiễm bệnh cá bột bơi thẳng đứng trên mặt nước, vây bị ăn mòn, râu quăn. Da có đám chất nhầy. Bệnh này do ký sinh trùng. Điều trị bằng sunphat đồng 0,3 g/m3 tắm trong 2-3 ngày. Dùng Fomalin 25 g/m3 tắm trong 2 ngày. Bệnh sán lá 16 móc: Cá có màu đen, đầu to đuôi nhỏ, mang bị sưng, cá bơi lội chậm chạp dựng đứng thành dụng cụ ương. Bệnh do vi khuẩn Dactylogyrus gây nên. Điều trị bằng cách tắm trong nước muối 3% trong 3-5 phút. Phun trực tiếp Dipterex 0,25-0,5 g/m3 trong 1-2 ngày 8 Bệnh trắng da khoang thân: Khi mắc bệnh cá bột thường nổi trên mặt nước, da bị loét. Thân có những đám vệt trắng, vây cụt. Bệnh do vi khuẩn Flexiloacter columnanis gây ra. Điều trị bằng Chloroxit, Tetracilin, Penixilin tắm cho cá trong 30 phút. Liều lượng một viên 250 mg/10 lít nước. Bệnh trùng quả dưa: Thân cá gốc vây ngực có chấm nhỏ như hạt tấm màu trắng. Các chất này vỡ ra vào trong nước, tạo nên các vết loét ở chỗ vỡ. Điều trị bằng cách tắm Vernalachite hay Greenmetil 0,1g/m3 trong 3-4 ngày. Formalin 25 g/m3 trong 8 ngày. (Trung tâm khuyến nông An Giang được viết bởi trang http: //www.vietlinh.com.vn/kithuat/ca/tre.htm truy cập ngày 24/05/2009). Thu hoạch Sau thời gian 4-6 tháng nuôi cá sẽ đạt kích cỡ thương phẩm. Có thể thu tỉa dần những cá lớn, để cá nhỏ lại tiếp tục nuôi hoặc thu toàn bộ cá trong ao. Ngoài ra cá trê còn có thể nuôi ghép với một số loài cá khác. Một số mô hình nuôi ở cá trê kết hợp với heo, gà, vịt hay ruộng lúa, ao sen, mương vườn cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó hình thức nuôi cá trê trong lồng cũng cho năng suất cao, hiện nay giá cá trê vàng trên thị trường khá cao dao động từ 40.000đ-60.000đ/kg. 2.4 Vai trò của độ mặn (S‰) đối với đời sống thuỷ sinh vật Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity-độ mặn). Độ mặn là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với mặn hay độ muối để chỉ tổng nồng độ các ion hoà tan trong nước. Đơn vị tính là mg/L hoặc (‰). Đời sống thuỷ sinh vật như: tỷ lệ sống, tỷ lệ sinh sản và dinh dưỡng một khi độ mặn trong nước thay đổi đều không thuận lợi cho sự phát triển của thuỷ sinh vật làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẩn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối và nước giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Do đó độ mặn là nhân tố quyết định giới hạn phân bố cùa các loài thủy sinh vật. Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá. (Trương Quốc phú, 2006). Theo Nguyễn Văn Hảo (1995), độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến điều hòa áp suất thẩm thấu của cá, khi thay đổi độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của tôm cá nuôi đều gây sốc, làm giảm khả năng đề kháng bệnh của chúng. Chrstina Swnson (1998) cho biết áp suất thẩm thấu của cá măng (Chanos chanos) sau 2 giờ thì áp suất thẩm thấu đạt giá trị cao nhất là 430 mOsm ở 9 55‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01) so với 2 nghiệm thức còn lại là 372 mOsm ở 35‰ và 363 mOsm ở 15‰. Tuy nhiên sau 4 giờ thí nghiệm áp suất thẩm thấu của cá thí nghiệm ờ các nghiệm thức 55‰ giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,01) so với 2 nghiệm thức còn lại. Patric Saoud và ctv (2007) cũng ghi nhận áp suất thẩm thấu của cá Dĩa (Sisanus rivulatus) đạt giá trị cao nhất 435 mOsm ở độ mặn 50‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45‰. Tuy nhiên, áp suất thẩm thấu của cá giữa các nghiệm thức còn lại từ 10‰ đến 45‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Khi nuôi cá ở độ mặn 25, 30, 35 và 40‰ thì chiều dài và khối lượng của cá khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Khi nuôi cá Bớp (Rachycentron canadum) ở độ mặn thấp có khả năng giảm tỷ lệ mắc bệnh và đơn giản hoá khâu quản lý nước. Tỷ lệ sống của cá hương (khối lượng trung bình 6,7g) ở nghiệm thức 5‰ là 68,3% thấp hơn nghiệm thức 15‰ là 90% và nghiệm thức 30‰ là 92,5% . Hiệu quả sử dụng thức ăn cao với tất cả các nghiệm thức nằm trong khoãng 1,05 và 1,13. Cá nuôi ở độ mặn 5‰ tăng trưởng bằng hoặc tốt hơn cá nuôi ở độ mặn 15 và 30‰. Nghiên cứu này cho thấy cá Bớp ở giai đoạn cá hương nên nuôi ở độ mặn thấp khoãng 5‰ (Matthew và ctv, 2006). Ở Bến Tre, Cong ty cổ phần Xuất khẩu Lâm Thủy sản Bến Tre đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá Tra ở vùng nước lợ có độ mặn từ 2-4‰ với mật độ thã từ 15-20 con/m2 (con giống 50 g/con). Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ cá sống 90% cá đạt khối lượng từ 600-800 g/con, thịt cá trắng đạt yêu cầu xuất khẩu như cá nuôi ở vùng nuớc ngọt (http:www.vietlinh.com.vn). Nguyễn Thanh Thoại.2008 cho biết áp suất thẩm thấu của huyết tương của cá tra với là 300 mOsm tương đương 12‰ (299mOsm). Cá tra có thể sống trong nước lợ có độ mặn thấp hơn 18‰ và tỷ lệ sống của cá tra khi nuôi trong nước ngọt và trong nước lợ (3‰ và 12‰) khác biệt không có ý nghĩa, thậm chí ở độ mặn 12‰ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra cao hơn cả ở môi trường nước có độ mặn (0‰, 3‰ và 6‰) 10 PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu Trứng và cá trê bột được tiến hành sinh sản tại chổ Dụng cụ: Kích dục tố, xô, thau nhựa, hóa chất, nước ngọt sử dụng là nước máy sinh hoạt, nước ót, kéo, kính hiển vi, máy đo độ mặn, cân điện tử, nhiệt kế, máy đo pH, oxy, test NH3, NH4+, NO2-…và tiến hành cho sinh sản nhân tạo tại trại cá thực nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ. 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian thực hiện: từ tháng 01 đến 07 năm 2009 Ðịa điểm thực hiện: Trại cá thực nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ 3.3 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu 1: Xác định sự ảnh hưởng của độ mặn tới sự phát triển phôi của cá trê vàng Thí nghiệm 1: Sau khi trứng được thụ tinh được đem đi ấp trong các môi trường có độ mặn khác nhau đã được bố trí trước gồm 7 nghiệm thức và một nghiệm thức đối chứng (nước ngọt), mỗi nghiêm thức lập lại 3 lần. Mật độ ấp 100 trứng Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm 11 - Nghiệm thức 1: nghiệm thức đối chứng nước ngọt 0‰ - Nghiệm thức 2: 2‰ - Nghiệm thức 3: 4‰ - Nghiệm thức 4: 6‰ - Nghiệm thức 5: 8‰ - Nghiêm thức 6: 10‰ - Nghiệm thức 7: 12‰ - Nghiêm thức 8: 14‰ Thí nghiệm 2: Tương tự như thí nghiệm 1. Sau khi trứng được thụ tinh được đem ấp trong các môi trường nước tăng dần độ mặn (S‰) khác nhau từ 2‰ - 14‰ gồm 7 nghiệm thức: (2‰, 4‰, 6‰, 8‰, 10‰, 12‰, 14‰) và một nghiệm thức đối chứng (nước ngọt), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Dùng nước ót để điều chỉnh độ mặn theo các mức khác nhau, mỗi mức cách nhau 2 đơn vị và được bố hoàn toàn ngẫu nhiên + Trứng được bố trí trong các thùng xốp và được ấp trên các khay ấp trứng, mỗi khay ấp với mật độ là 100 trứng. Quan sát liên tục sự phát triển của phôi và 2 giờ nâng độ mặn lên 2‰, đánh dấu lại bể đã nâng và theo dõi cho đến khi khi nở + Tiếp tục nâng dần độ mặn theo dõi sự phát triển của phôi khi nào phôi chết hoàn toàn thì dừng nâng độ mặn lại, ghi nhận giá trị độ mặn tại đó phôi chết Theo dõi và so sánh các chỉ tiêu giữa các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm * Theo dõi sự phát triển phôi của cá trê vàng được bố trí trong các môi trường nước khác nhau * Tỷ lệ thụ tinh được tính như sau: Trong đó: F: tỷ lệ thụ tinh * Tính tỷ lệ nở (TLN) được tính như sau: số trứng nở TLN = x100 số trứng thụ tinh số trứng thụ tinh F = x100 số trứng quan sát 12 * Xác định giá trị độ mặn tại đó phôi chết Nghiên cứu 2: Xác định sự ảnh hưởng của độ mặn đến sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá sau khi nở đến khi cá được 30 ngày tuổi Thí nghiệm 1: Cá sau khi nở được một ngày tuổi được đem bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức cá một nghiệm thức đối chứng (nước ngọt), mỗi nghiệm thức lấp lại 3 lần. Môi trường nước được pha chuẩn độ từ trước. - Nghiệm thức 1: nghiệm thức đối chứng nước ngọt 0‰ - Nghiệm thức 2: 2‰ - Nghiệm thức 3: 4‰ - Nghiệm thức 4: 6‰ - Nghiệm thức 5: 8‰ - Nghiệm thức 6: 10‰ - Nghiệm thức 7: 12‰ - Nghiệm thức 8: 14‰ - Nghiệm thức 9: 16‰ + Cá được nuôi với mật độ 100 con/ bể + Ghi nhận giá trị độ mặn tại đó cá chết sau khi sốc độ mặn, thời gian cá bắt đầu chết và thời gian cá chết hoàn toàn Thí nghiệm 2: Tương tự như thí nghiệm 1 gồm 8 nghiệm thức và nghiệm thức và một nghiệm thức đối chứng. Mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần. Dùng nước ót để điều chỉnh độ mặn theo các mức khác nhau, mỗi mức cách nhau 2 đơn vị và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. - Nghiệm thức 1: nghiệm thức đối chứng nước ngọt 0‰ - Nghiệm thức 2: 2‰ - Nghiệm thức 3: 4‰ - Nghiệm thức 4: 6‰ - Nghiệm thức 5: 8‰ - Nghiệm thức 6: 10‰ - Nghiệm thức 7: 12‰ - Nghiệm thức 8: 14‰ - Nghiệm thức 9: 16‰ + Cá sau khi nở được 1 ngày tuổi được đem bố trí trong các bể với mật độ là 100 con/ bể. Mỗi ngày nâng độ mặn lên 2‰ vào buổi sáng (8 giờ). Đánh dấu lại bể đã nâng và theo dõi sự phát triển của cá cho đến khi kết thúc thí nghiệm. 13 + Thức ăn cho cá là trứng nước và trùng chỉ, định kỳ thay nước. + Thí nghiêm được bố trí tiếp tục và nâng dần độ mặn lên tiến hành quan sát cho đến khi cá chết hoàn toàn. + Thu mẩu 10 ngày/lần, thu ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức thu 3 mẩu. + Theo dõi tốc độ sinh trưởng của cá bột lên cá giống bằng phương pháp cân đo trực tiếp. Theo dõi và so sánh các chỉ tiêu giữa các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm Hình 3.2 Phương pháp cân đo trực tiếp + Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo chiều dài STTĐl (cm/ngày) Theo công thức sau: STTĐl: tốc độ tăng truởng theo chiều dài Trong đó: L2 (cm) chiều dài tại thời điểm t2 L1 (cm) chiều dài tại thới điểm t1 + Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo trọng lượng STTĐw (g/ngày) Theo công thức sau: Trong đó: STTĐw tốc độ tăng trưởng theo trọng lượng W1 (g) trọng lượng tại thời điểm t1 W2 (g) trọng lượng tại thời điểm t2 L2 – L1 STTĐ1 = t2 – t1 W2 – W1 D2 = t2 – t1 14 + Tỷ lệ sống (%) tính như sau: Theo công thức sau: + Xác định độ mặn thích hợp cho quá trình ương nuôi. Theo dõi các yếu tố có liên quan trong môi trường nước ương nuôi cá theo định kỳ 7 ngày/lần. 1. Nhiệt độ: dùng nhiệt kế 2. pH : Test đo pH 3. Oxy : Máy đo oxy 4. NH4+ : Test đo NH4+ 5. NO2- : Test đo NO2- 6. NO3- : Test đo NO3- 3.4 Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo chương trình Excel version 5.0 và phần mềm SPSS. So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào ANOVA và phép thử DUCAN ở mức ý nghĩa p<0,05. Số cá thể cuối TLS = x 100 Số cá thể ban dầu 15 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nghiên cứu 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi 4.1.1 Các yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Hệ thống thí nghiệm được bố trí trong phòng, có mái che nên nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức dao động từ 28,75±0,350C đến 29,25±0,350C, pH giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt lớn, dao động từ 7,1-7,4. Các yếu tố Oxy, NO2-, NO3-, NH4+ biến động trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của phôi và được trình bày trong (Bảng 4.1 và Bảng 4.2). Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn Nghiệm thức Nhiệt độ(oc) oxy pH NO2 - (mg/l) NO3- (mg/l) NH4+ (mg/l) đ/c 0‰ 28,25±0,35 6,2±0,14 7,35±0,21 1,3±0,14 2,75±0,92 0,75±0,01 2‰ 28,25±0,35 6,15±0,07 7,25±0,07 1,7±0,14 2,7±0,71 0,79±0,15 4‰ 28,75±0,35 6,05±0,21 7,25±0,21 1,25±0,21 2,35±0,35 0,69±0,21 6‰ 29,00±0,00 6,15±0,07 7,4±0,28 1,25±0,07 1,8±0,57 0,81±0,18 8‰ 28,75±0,35 6,2±0,14 7,35±0,07 1,25±0,21 2,8±0,42 0,98±0,17 10‰ 28,75±0,35 6,25±0,07 7,65±0,21 1,4±0,28 2,25±0,35 0,73±0,33 12‰ 27,25±1,06 6,2±0,14 7,35±0,21 1,8±0,42 3,65±0,78 1,12±0,04 14‰ 28±0,71 6,35±0,07 7,1±0,14 1,65±0,35 2,4±0,99 1,65±0,02 Bảng 4.2: Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Nghiệm thức Nhiệt độ(oc) oxy pH NO2 - (mg/l) NO3- (mg/l) NH4+ (mg/l) đ/c 0‰ 28,25±0,35 6,2±0,07 7,4±0,21 1,4±0,21 2,8±1,13 0,71±0,09 2‰ 28,25±0,35 6,2±0,14 7,3±0,07 1,8±0,28 2,7±0,49 0,72±0,03 4‰ 29±0,0 6,2±0,0 7,1±0,07 1,2±0,35 2,2±0,35 0,65±0,21 6‰ 29,25±0,35 6,25±0,07 7,3±0,14 1,2±0,14 1,9±0,91 0,82±0,13 8‰ 29±0,0 6,15±0,07 7,2±0,07 1,2±0,14 3,1±0,21 0,94±0,14 10‰ 28,75±0,35 6,25±0,07 7,3±0,14 1,4±0,28 2,2±0,35 0,73±0,32 12‰ 27,75±0,35 6,15±0,07 7,3±0,07 1,8±0,70 3,7±1,06 1,12±0,03 14‰ 28±0,70 6,25±0,07 7,2±0,14 1,8±0,70 2,3±0,98 1,75±0,26 Qua kết quả ghi nhận các chỉ tiêu môi trường thể hiện trong (Bảng 4.1 và Bảng 4.2) cho thấy các yếu tố biến động nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của phôi. Tuy nhiên qua kết quả ghi nhận cho thấy yếu tố NO2- biến động cao từ 1,4-1,8 mg/l nhưng thấy phôi vần phát triển bình thường. 16 4.1.2 Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi cá trê vàng Độ mặn là một giới hạn sinh thái cơ bản của các loài tôm cá. Theo Boeuf, Payan (2001) cho rằng trong phần lớn các loài cá (nước ngọt và lợ) thì sự thụ tinh của trứng, phát triển phôi và sinh trưởng của ấu trùng tuỳ thuộc hoàn toàn vào độ mặn. Ở những cá lớn thì độ mặn cũng là yếu tố kiểm soát sự tăng trưởng và các quá trình trao đổi chất, cũng như tỷ lệ chuyển hóa, thức ăn lấy vào, thức ăn tiêu thụ, sự kích thích hormone và năng lượng sử dụng cho điều hòa áp suất thẩm thấu là khoãng 10%, giới hạn của thức ăn lấy vào, sự chuyển đổi thức tùy thuộc vào độ mặn của môi trường. Tác giả cũng khẳng định rằng, ngoài các yếu tố môi trường thì nồng độ muối cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm cá. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi của cá trê vàng được trình bày ở bảng. (Bảng 4.3 và Bảng 4.4) Bảng 4.3: Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của cá trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn Ghi chú (Các giá trị mang cùng ký tự (a, b, c, d) trên cùng một cột thể hiện sự khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Kết quả bảng 4.3 cho thấy trong trường hợp gây sốc độ mặn thì tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở giảm dần theo độ mặn, nhưng ở độ mặn 12‰ và 14‰ phôi sẽ chết hoàn toàn sau khi bố trí thí nghiệm. Tỷ lệ nở của các nghiệm thức trong thí nghiệm có sự khác biệt (p<0,05) giữa các môi trường có độ mặn khác nhau. Các nghiệm thức 2‰ và 4‰ có tỷ lệ nở khá cao tương đương với nghiệm thức đối chứng, trong khi đó tỷ lệ nở ở các nghiệm thức 6‰, 8‰ và 10‰ thì thấp hơn. Nghiệm thức Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%) Thời gian phát triển phôi (giờ) đ/c 49±1a 46,93±1,45d 22h30 2‰ 47±3,5a 39,16±6,1cd 22h15 4‰ 45,67±3,5a 43,79±1,3d 22h 6‰ 52±2,6a 32,69±13,6bc 22h45 8‰ 47±5,1a 24,11±16,1b 22h 10‰ 45,67±3,2a 14,59±21,9a 22h 12‰ 0 0 0 14‰ 0 0 0 17 Bảng 4.4: Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của cá trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Ghi chú (Các giá trị mang cùng ký tự (a, b, c, d) trên cùng một cột thể hiện sự khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Kết quả trong bảng 4.4 chỉ ra rằng trong trường hợp tăng dần độ mặn thì tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cũng giảm dần khi độ mặn tăng. Nhưng trong trường hợp tăng dần độ mặn thỉ ở độ mặn 12‰ tỷ lệ thụ tinh vẫn đạt 44%, nhưng tỷ lệ nở chỉ còn 2%. Tỷ lệ nở của các nghiệm thức trong trường hợp tăng dần độ mặn cũng có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Các nghiệm thức 2‰, 4‰ và 6‰ đạt khá cao tương đương như nghiệm thức đối chứng, các nghiệm thức 8‰,10‰ thấp hơn. Khi so sánh chỉ tiêu phát triển phôi của 2 thí nghiệm thì nhận thấy ở thí nghiệm sốc độ mặn sau 1 giờ trứng chết hoàn toàn ở độ mặn 12‰ khi phôi pát triển đến giai đoạn nhiều tế bào. Trong khi đó thí nghiệm tăng dần độ mặn thì tỷ lệ nở ở độ mặn 12‰ là 2%. Tuy nhiên nếu xét tới từng thí nghiệm thì khi dùng độ mặn gây sốc thì cho tỷ lệ nở giảm rất nhanh qua các nghiêm thức. Trong khi thí nghiệm tăng dần độ mặn thì biên độ giảm của tỷ lệ nở có nhỏ hơn. Ví dụ: Tỷ lệ nở trong thí nghiệm gây sốc độ mặn giữa nghiệm thức 6‰ và nghiệm thức 8‰ cách nhau 8 đơn vị, nghiệm thức 6‰ có tỷ lệ nở là 32,69% đến nghiệm thức 8‰ có tỷ lệ nở 24,11%, trong khi đó thí nghiệm tăng dần đô mặn cách nhau 5 đơn vị. Trong thời gian phát triển phôi của 2 thí nghiệm gây sốc độ mặn và tăng dần độ mặn tương đương nhau, điều đó cho thấy độ mặn không có mối tương quan với thời gian nở, phôi cá trê vàng vẫn phát triển tốt khi môi trường có độ mặn nhỏ hơn 10‰ và cho tỷ lệ nở khá cao từ 24,11% đến 44,33% khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (nước ngọt 0‰) trong cả thí nghiệm sốc độ mặn và thí nghiệm tăng dần độ mặn. Nghiệm thức Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%) Thời gian phát triển phôi (giờ) đ/c 50,67±4,5a 43,67±4,6a 23h 2‰ 51±9,5a 34,33±6,1ab 23h 4‰ 46,67±9,2a 44,33±5,1a 22h15 6‰ 48,67±6,8a 36,33±10.7ab 23h 8‰ 47,33±7,5a 31,67±6,5b 23h 10‰ 50,33±8,0a 18,68±2c 23h 12‰ 44±5,0a 2±2d 23h 14‰ 0 0 0 18 0 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 0 ‰ 2 ‰ 4 ‰ 6 ‰ 8 ‰ 1 0 ‰ 1 2 ‰ 1 4 ‰ N g h i ệ m t h ứ c 10 0% t ỉ l ệ t h ụ t i n h t ỉ l ệ n ở Hình 4.1 Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của cá trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn Hình 4.2 Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của cá trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn 4.2 Nghiên cứu 2: Ảnh hưởng của độ mặn đến sự tăng trưởng tỷ lệ sống của cá trê vàng từ bột đến cá 30 ngày tuổi 4.2.1 Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm Nhiệt độ Nhiệt độ nước là một yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh vật. Theo định luật Wanhoff khi nhiệt độ tăng thì cường độ trao đổi chất cũng tăng và ngược lại, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trình đồng hoá, dị hoá cường độ bắt mồi cũng như tốc độ sinh trưởng của cá. Hệ thống thí nghiệm được bố trí trong phòng, có mái che nên nhiệt độ tương đối ổn định, dao động từ 27,5-28,50C nằm trong khoãng thích hợp, không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm được thể hiên ở (Hình 4.3 và Hình 4.4) 19 27.00 27.50 28.00 28.50 29.00 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuân 4 N hi ệt đ ộ oC 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ Hình 4.3 Biến động nhiệt độ trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn 26.5 27 27.5 28 28.5 29 tuần 1 tuần 2 tuần3 tuần4 N hi ệt đ ộ (o C ) 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ Hình 4.4 Biến động nhiệt độ trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn PH Đây là yếu tố chỉ thị cho môi trường tốt hay xấu. Tuy nhiên mỗi loài cá khác nhau thích hợp với một khoãng pH khác nhau, pH cao hay thấp đều không thuận lợi cho thủy sinh vật phát triển. pH tốt cho các ao nuôi cá là 6,5-9 (Trương Quốc Phú, 2006). Kết quả khảo sát biến động pH trong thời gian thí nghiệm thể hiện ở (Hình 4.5 và Hình 4.6). 20 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 tuần 1 tuần 2 tuần 3 tuân 4 pH 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ Hình 4.5 Biến động pH trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn 0 2 4 6 8 10 tuần 1 tuần 2 tuần3 tuần4 Tuần PH 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ Hình 4.6 Biến động pH trong thí nghiệm 2 tăng dần mặn Qua độ thị ta thấy sự biến động yếu tố pH trong thí nghiệm nằm trong giới hạn (6,3-8,1) là khoãng thích hợp cho cá tăng trưởng. Nitrite (NO2-) Trong các thủy vực nitrite được tạo thành từ quá trình oxy hóa ammonia và ammonium nhờ hoạt động của nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp Nitrosomonas; quá trình này còn gọi là quá trình nitrate hóa. Trong thủy vực hàm lượng nitrite cao sẽ gây độc cho cá gây hiện tượng máu có màu nâu “bệnh máu nâu”. Tuy nhiên độ độc của NO2 - còn phụ thuộc vào tỷ lệ nitite: chloride trong môi trưởng nước (schowedle et al, 1980. Trích dẫn bởi Boyd,1990). Theo. Tomaso hàm lượng NO2 - cho phép trong các ao nuôi cá dao động từ 0,01-1,7 ppm. Ở các thủy vực nước lợ có hàm lượng Ca2+ và Cl- có khuynh hướng làm giảm tính độc của nitite (Crawford & Allen, 1977; Perron & Meade, 1977; Russo et 21 al., 1981. Trích dẫn bởi Boyd, 1990). Theo Nguyễn Đình Trung (2004). Nitrite là một trong những đạm rất độc đối với tôm cá, tính độc của nitrite khác nhau giữa môi trường nước ngọt nước lợ, trong môi trường nước ngọt tính độc của nitrite gấp 55 lần so với môi trường nước có độ mặn 16‰ Theo kết quả thu từ thí nghiệm ở các nộng độ muối thì hàm lượng NO2- tăng theo ngày tuổi của cá và biến động tương đối cao từ 0,5-2 ppm và thấy cá trê phát triển bình thường. Sự biến động hàm lượng NO2- được thể hiện ở (Hình 4.7 và Hình 4.8) 0 0.5 1 1.5 2 1 5 10 15 20 25 30 Ngày N O 2- (p pm ) 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ Hình 4.7 Biến động NO2- trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn 0 0.5 1 1.5 2 1 5 10 15 20 25 30 Ngày N O -2 (p pm ) 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ Hình 4.8 Biến động NO2- trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Nitrate (NO-3) Nitrate trong thủy vực là sản phẩm cúa quá trình nitrate hóa nhờ hoạt động của một số vi khuẩn tự dưỡng như Nitrobacter (nước ngọt) hay Nitrospina, nitrosococus (nước lợ, mặn). Nitrate là một trong dạng đạm dễ được thực vật 22 hấp thu, không độc với thủy sinh vật. Hàm lượng NO3- thích hợp cho các ao nuôi cá từ 0,1-10 mg/l (Trương Quốc Phú, 2006). Nitrate không gây độc cho cá nhưng có thể làm thực vật phù du nở hoa gây những biến động chất lượng nước không có lợi cho tôm cá. Sự biến động hàm lượng NO3 - thể hiên ở (Hình 4.9 và 4.10) 0 2 4 6 8 1 5 10 15 20 25 30 Ngày N O 3- 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ Hình 4.9 Biến động NO3- trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn 0 2 4 6 8 1 5 10 15 20 25 30 Ngày N O -3 (p pm ) 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ Hình 4.10 Biến động NO3- trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Qua thí nghiệm cho thấy hàm lượng NO3- ở các nghiệm thức từ 0‰-6‰ tăng lên và duy trì ở mức khá cao, trong đó các nghiệm thức từ 8‰-16‰ giảm. Tuy nhiên sự biến động của hàm lượng nitrate thích hợp cho sự phát triển của cá trê. Yếu tố đạm (NH4) Trong ao nuôi thuỷ sản, ammonia được hình thành từ sản phẩm bài tiết của động vật, từ quá trình phân huỷ protein trong vật chất hữu cơ và chất thãi của tôm cá nhờ các vi sinh vật. Trong môi trường nước, amomonia tồn tại ở dạng khí NH3 và ion NH4+. Trong nước NH4+ ít độc hơn NH3 đối với tôm cá. Theo 23 Trương Quốc Phú (2006) nồng độ gây chết của NH3 là 0,5-1 mg/l. NH4+ rất cần thiết cho các sinh vật làm thức ăn tự nhiên, nhưng nếu hàm lượng NH4+ quá cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quá mức không có lợi cho cá thiếu oxy vào sáng sớm, pH dao động. Theo Nguyễn Đình Trung (1990) hàm lượng NH4 + thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,1-2 mg/l. Sự biến đông NH4+ thể hiện (Hình 4.11và Hình 4.12) 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 5 10 15 20 25 30 Ngày N H 4+ (p pm ) 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ Hình 4.11 Biến động NH4+ trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn 0 1 2 3 4 1 5 10 15 20 25 30 Ngày N H +4 (p pm ) 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ Hình 4.12 Biến động NH4+ trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Qua kết quả phân tích cho thấy ở các nghiệm thức có nồng độ muối cao hàm lượng NH4 + cao. Điều này cho thấy ở các nghiệm thức có độ mặn cao cá ít bắt mồi, lượng thức ăn qua đêm còn lại nhiều nên hàm luợng NH4+ cao hơn các nghiệm thức có độ mặn thấp. Kết quả thí nghiệm cho thấy tuy NH4+ trong các nghiệm thức có dao động từ 0,5-3,5 ppm nằm trong khoãng thích hợp cho cá trê tăng trưởng. 24 4.2.2 Ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của cá từ sau khi nờ đến 30 ngày tuổi Đối với mỗi loài thuỷ sinh vật, nói chung chỉ sống ở nơi có nồng độ thích hợp, tuy nhiên có một số loài rộng muối thường có hiện tượng di cư từ biển vào nuớc ngọt hay từ nước ngọt ra biển. Trước sự thay đổi nồng độ muối thì mỗi loài có cơ chế điều hoà chức năng sinh lý của cơ thể để thích nghi với điều kiện môi trường mà chúng tồn tại phát triển. Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài Nguồn cá bố trí thí nghiệm là cá sau khi nở được một ngày tuổi nên có chiều dài và trọng lượng ban đầu đồng nhất. Kết quả nghiên cứu ghi nhận sự tăng trưởng tuyệt về chiều dài và tăng trưởng tuyệt đối về trọng lượng được trình bày ở bảng (Bảng 4.4 và Bảng 4.5) Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng chiều dài, trọng lượng của cá trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn Tăng trưởng tuyệt đối trọng lượng, chiều dài của cá 10 ngày 20 ngày 30 ngày NT W(g/ngày) L(cm/ngày) W(g/ngày) L(cm/ngày) W(g/ngày) L(cm/ngày) đ/c 0,02±0,01b 0,24±0 ,01c 0,04±0,00a 0,22±0,03a 0,09±0,01b 0,15±0,04a 2‰ 0,01±0,00ab 0,21±0,02bc 0,04±0,01a 0,24±0,04a 0,09±0,01b 0,10±0,01a 4‰ 0,02±0,00b 0,21±0,02bc 0,03±0,01b 0,23±0,02a 0,10±0,02a 0,11±0,06a 6‰ 0,01±0,00ab 0,19±0,02b 0,02±0,01b 0,21±0,01a 0,08±0,00ab 0,09±0,01ab 8‰ 0,01±0,00a 0,17±0,01ab 0,02±0,01b 0,23±0,03a 0,06±0,01b 0,04±0,02c 10‰ 0,00±0,00a 0,14±0,02ab 0,02±0,01b 0,21±0,02a 0,04±0,00cd 0,02±0,01c 12‰ 0,00±0,00ab 0,08±0,01a 0,02±0,00b 0,18±0,03b 0,04±0,00a 0,02±0,01c 14‰ Ghi chú (Các giá trị mang cùng ký tự (a, b, c, d,) trên cùng một cột thể hiện sự khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Từ kết quả trình bày ở bảng 4.5 có thể rút ra nhận xét sau - Ở giai đoạn 10 ngày tuổi mức tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá giữa các các độ mặn có sự biến đổi nhất định. Mức tăng trưởng về chiều dài và khối lượng ở nghiệm thức đối chứng là nhanh nhất (0,02 g/ngày và 0,24 cm/ ngày), trong khi đó mức tăng trưởng các chỉ số này giảm dần theo độ mặn và biểu hiện rỏ nhất là khi độ mặn cao hơn 8‰ thì khối lượng của cá không đáng kể. - Ở giai đoạn từ 10-20 ngày: Mức tăng trưởng chiều dài và trọng lượng của cá không có sự khác biệt giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 2‰. Nhưng có sự khác biệt với các nghiệm thức có độ mặn cao hơn 2‰, mức tăng chiều dài của cá ở nghiệm thức 12‰ chậm nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. 25 - Từ 20-30 ngày: Mức tăng chiều dài và trọng lượng của cá diển ra tương tự như hai giai đoạn trước đó. Nhưng sự phân hóa sinh trưởng đã trở nên rỏ ràng hơn và có thể nhận thấy ở các nghiệm thức có độ mặn thấp hơn 6‰ thì mức sinh trưởng của cá tương đương với mức sinh trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng. Trong khi đó mức sinh trưởng của cá ở các nghiệm thức có độ mặn cao hơn 6‰ thì chậm hơn rỏ ràng. Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối, trọng lượng tuyệt đối của cá trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Tăng trưởng tuyệt đối trọng lượng, chiều dài của cá 10 ngày 20 ngày 30 ngày NT W(g/ngày) L(cm/ngày) W(g/ngày) L(cm/ngày) W(g/ngày) L(cm/ngày) đ/c 0,02±0,01b 0,23±0 ,01c 0,05±0,00c 0,22±0,02bc 0,08±0,00ab 0,15±0,04a 2‰ 0,01±0,00a 0,22±0,02bc 0,04±0,01bc 0,22±0,04bc 0,09±0,02a 0,11±0,01ab 4‰ 0,02±0,00b 0,21±0,02bc 0,03±0,01c 0,23±0,03bc 0,10±0,01a 0,13±0,04ab 6‰ 0,01±0,00a 0,2±0,03abc 0,02±0,01ab 0,23±0,03bc 0,08±0,02ab 0,07±0,04ab 8‰ 0,01±0,00a 0,17±0,02b 0,03±0,01b 0,26±0,02c 0,05±0,02bc 0,07±0,06ab 10‰ 0,01±0,00a 0,17±0,01ab 0,03±0,01b 0,23±0,02b 0,05±0,00bc 0,06±0,02abc 12‰ 0,01±0,00a 0,16±0,01ab 0,02±0,00ab 0,18±0,05ab 0,03±0,02cd 0,05±0,04abc 14‰ 0,01±0,00a 0,14±0,02a 0,01±0,00a 0,07±0,02a 0,01±0,03de 0,01±0,07c Ghi chú (Các giá trị mang cùng ký tự (a, b, c, d, e) trên cùng một cột thể hiện sự khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của cá trê ở thí nghiệm độ mặn tăng dần được trình bày bảng 4.6 cho thấy - Giai đoạn 10 ngày tuổi: Mức tăng trưởng khối lượng của cá ở các nghiệm thức tương tự nhau, trừ mức tăng trưởng khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 4‰ cao hơn và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Mức tăng trưởng chiều dài có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiệm thức. Mức tăng chiều dài của các nghiệm thức đối chứng, 2‰ và 4‰ tương đương nhau (0,21-0,23 cm/ngày) và khác biệt với mức tăng chiều dài của cá ở các nghiệm thức 6‰, 8‰, 10‰, 12‰ và 14‰. - Từ 10-20 ngày và từ 20-30 ngày tuổi: Mức tăng trưởng về chiều dài, trọng lượng của cá cũng giảm theo khi độ mặn tăng. Mức tăng trưởng của cá ở các độ mặn thấp (2‰, 4‰ và 6‰) cao hơn so với mức tăng trưởng của cá ở các độ mặn cao hơn. - Kết quả nghiên cứu ghi nhận cho thấy cá trê vàng có tốc độ sinh trưởng bình thường khi sống trong môi trường có nồng độ muối thấp hơn 10‰. Đăc biệt là ở môi trường có nồng độ muối 4‰ có tốc độ tăng trưởng trọng lượng của cá cao nhất và không thấy xuất hiên bệnh. Theo Saoud và ctv (2007) thì tăng trưởng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) khi nuôi cá Dĩa (Sisanus rivulatus) ở các độ mặn 25‰, 30‰, 35 ‰ và 40‰ về chiều dài và khối 26 lượng. Theo Nguyễn Thanh Thoại (2008) khi nuôi cá tra sau 75 ngày ở các độ mặn 0‰, 3‰, 6‰, 9‰ và 12‰ thì cũng không có sự khác biệt về sự tăng trọng sau 75 ngày nuôi và ở môi trưởng nước lợ thì cá tra tăng trọng nhanh như ở nước ngọt. Đặc biệt là ở 12‰, thì cá tra tăng trọng nhanh và không thấy xuất hiện bệnh. Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của độ mặn tới sự sinh trưởng của cá trê vàng cho thấy khi môi trường nước có độ mặn thấp hơn 10‰ thì mức sinh trưởng của cá tương đương so với nghiệm thức đối chứng (nước ngọt). Sau 30 ngày thí nghiệm thì trọng lượng cá trong các môi trường có độ mặn <10‰ đạt từ (1,17-1,50 g/con), chiều dài từ (4-6 cm/con). Nhưng khi độ mặn cao hơn 10‰ thì mức sinh trưởng của cá bị ảnh hưởng rỏ rệt. Ở độ mặn 14‰ sinh trưởng của cá không đáng kể. Khối lượng và chiều dài cá được trình bày ở bảng (Bảng 4.7 và Bảng 4.8). Bảng 4.7 Trọng lượng trung bình, chiều dài trung bình của cá trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn Trọng lượng (g/con)/ chiều dài của cá (cm/con) Nghiệm thức 10 ngày W(g/con) 10 ngày L(cm/con) 20 ngày W(g/con) 20 ngày L(cm/con) 30 ngày W(g/con) 30 ngày L(cm/con) đ/c 0‰ 0,21±0,07 2,70±0,10 0,67±0,03 4,97±0,47 1,62±0,18 6,47±0,23 2‰ 0,15±0,02 2,40±0,26 0,59±0,05 4,83±0,12 1,47±0,15 5,90±0,17 4‰ 0,19±0,01 2,40±0,26 0,48±0,12 4,73±0,15 1,50±0,10 5,87±0,49 6‰ 0,16±0,04 2,27±0,25 0,43±0,05 4,43±0,25 1,27±0,06 5,37±0,38 8‰ 0,13±0,02 2,07±0,15 0,40±0,01 4,37±0,21 1,17±0,13 4,77±0,15 10‰ 0,11±0,02 1,70±0,36 0,34±0,03 3,80±0,36 0,95±0,08 4,00±0,26 12‰ 0,07±0,01 1,10±0,10 0,24±0,06 3,40±0,20 0,67±0,07 3,67±0,06 14‰ 0,04±0,02 0,60±0,20 0 0 0 0 Bảng 4.8 Trọng lượng trung bình, chiều dài trung bình của cá trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Trọng lượng (g/con)/ chiều dài của cá (cm/con) Nghiệm thức 10 ngày W(g/con) 10 ngày L(cm/con) 20 ngày W(g/con) 20 ngày L(cm/con) 30 ngày W(g/con) 30 ngày L(cm/con) đ/c 0‰ 0,20±0,05 2,6±0,10 0,66±0,02 4,76±0,20 1,44±0,05 6.30±0,30 2‰ 0,14±0,03 2,53±0,20 0,57±0,06 4,73±0,20 1,43±0,11 5,80±0,20 4‰ 0,17±0,01 2,36±0,15 0,45±0,13 4,63±0,11 1,43±0,11 5,90±0,36 6‰ 0,15±0,03 2,3±0,26 0,32±0,05 4,63±0,11 1,07±0,21 5,33±0,41 8‰ 0,13±0,01 2,03±0,15 0,47±0,04 4,63±0,25 1,01±0,16 5,33±0,49 10‰ 0,11±0,00 2,0±0,10 0,39±0,07 4,26±0,15 0,91±0,10 4,83±0,32 12‰ 0,08±0,00 1,9±0,10 0,28±0,1 3,70±0,43 0,62±0,21 4,20±0,45 14‰ 0,07±0,00 1,73±0,15 0,10±0,01 2,46±0,05 0,44±0,26 2,80±0,42 27 4.2.3 Tỷ lệ sống Qua kết quả sau 30 ngày thí nghiệm tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức được thể hiện ở (Bảng 4.9) Bảng 4.9 Tỷ lệ sống của cá sau khi kết thúc thí nghiệm Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) thí nghiêm 1 sốc độ mặn Tỷ lệ sống (%) thí nghiêm 2 tăng dần độ mặn Đc 76,33±2,51a 79,33±8,1ab 2‰ 78±5,85a 76±4,4ab 4‰ 77,33±4,5a 77±6,5ab 6‰ 81±4,31a 81,33±2,1a 8‰ 74,33±3,5a 76,67±3,7ab 10‰ 61,33±11,1b 64,67±10,1b 12‰ 21,66±10,96c 25,33±9,2c 14‰ 0 4±4d 16‰ 0 0 Ghi chú (Các giá trị mang cùng ký tự (a, b, c, d) trên cùng một cột thể hiện sự khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức 6‰ là cao nhất (81%) vàng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức đối chứng 0‰ và 2‰, 4‰, 8‰, 10‰ nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức 12‰, 14‰ tỷ lệ sống thấp nhất 4%. Nhìn chung tỷ lệ sống của cá ở 2 thí nghiệm (gây sốc độ mặn và tăng dần độ mặn) đều giảm khi độ mặn tăng. Nhưng tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm 2 (tăng dần độ mặn) có tốc độ giảm chậm hơn và ở thí nghiệm này thì ở nghiệm thức có độ mặn 14‰ tỷ lệ sống của cá vẫn đạt 4% trong khi đó ở thí nghiêm 1 (gây sốc độ mặn tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức có cùng độ mặn là 0%. Theo J Resley và ctv (2006) cho thấy khi nuôi cá Bớp (Rachycentron canadum) ở nồng độ muối thấp (5‰, 15‰ và 30‰) thì tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo Nguyễn Thanh Thoại (2008) khi nuôi cá tra ở các độ mặn 0‰, 3‰, 9‰ và 12‰ sau 75 ngày nuôi thì tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng khi ương cá trê ở giai đoạn từ bột đến cá được 30 ngày tuổi trong các môi trường có nồng độ muối từ 2‰-8‰ thì cho kết quả tỷ lệ sống tương đương với tỷ lệ sống của cá ở môi trường nước ngọt (đối chứng), nhưng khi ương trong môi trường có nồng độ muối >10‰ thì cho kết quả tỷ lệ sống thấp từ 4%-25,33%, cá chậm phát triển và sẽ chết hoàn toàn ở độ mặn 16‰ sau 14 giờ. 28 Trong quá trình nghiên cứu cho thấy nuôi cá trê trong môi trường có nồng độ muối thấp hơn 10‰ thì cá phát bình thường và cá không mắc bệnh. Tỷ lệ sống của cá trê vàng sau kết thúc thí nghiệm là 61,33% ở thí nghiệm gây sốc độ mặn và 64,67% ở thí nghiệm độ mặn tăng dần. 76 78 77 81 74 61 22 0 0 20 40 60 80 100 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ Nghiệm thức 10 0% Tỷ lệ sống% Hình 4.13 Tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn 79 76 77 81 77 65 25 4 0 0 20 40 60 80 100 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ Nghiệm thức 10 0% Tỷ lệ sống (%) Hình 4.14 Tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn 29 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của trứng cá trê đều giảm dần khi độ mặn tăng. Tuy nhiên ở thí nghiệm sốc độ mặn phôi chết hoàn toàn khi độ mặn từ 12‰ trở lên. Trong khi đó ở thí nghiệm tăng dần độ mặn vẫn có khoãng 2% phôi phát triển và nở. Thời gian phát triển phôi ở 2 thí nghiệm tương đương nhau từ 22- 23 giờ. Tốc độ sinh trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá ở cả thí sốc độ mặn và tăng dần độ mặn đều giảm dần khi độ mặn tăng. Nhưng tốc độ giảm tỷ lệ sống ở thí nghiệm gây sốc độ mặn nhanh hơn so với tốc độ giảm tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm độ mặn tăng dần. Tỷ lệ sống của cá giảm khi độ mặn tăng và ở thí nghiệm gây sốc độ mặn cá chết hoàn toàn ở độ mặn 14‰ sau 10 ương nuôi trong khi đó ở thí nghiệm tăng dần độ mặn thì sau 30 ngày tỷ lệ sống của cá ở độ mặn 14‰ là 4%. Các yếu tố môi trường (oxy, nhiệt độ, pH, NO2- , NO3-, NH4+) đều nằm trong giới hạn thích hợp cho quá trình phát triển của phôi. 5.2 Đề xuất Cần tiến hành thí nghiệm với các nồng độ muối như trên ngoài tự nhiên để đánh giá chính xác hơn về sự phát triển phôi, sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng để ứng dụng vào sản xuất thực tế. Cần tiếp tục nghiên cứu khả năng phát triển phôi của cá trê cũng như sự tăng trưởng cá trê vàng ở các độ mặn khác nhau dưới ảnh hưởng của một vài nhân tố khác như yếu tố pH và các loại thức ăn hay chế độ cho ăn khác nhau ... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Ngọc Thanh. 1974. Thủy sinh học đại cương. Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp. 216 trang 2. Nguyễn Văn Hảo. 1995. Bệnh tôm một số hiểu biết và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản nông nghiệp. 51 trang 3. Nguyễn Hữu Trường (chủ biên). 1993. Kỹ thuật sản xuất cá giống, sổ tay Nông nghiệp,nhà sách Long An:146 trang. 4. Nguyễn Văn Kiểm. 2000. Giáo trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trường ĐHCT, Khoa Thủy sản: 89 trang 5. Phan Quốc Thoại. 2000. Ảnh hưởng của nồng độ muối lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá chẽm (Lates calcarife) từ giai đoạn hương lên giống. Luận vặn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ: 152 trang 6. Boeuf, G and P. Payan. 2001. How should salinity infkuence fish growth? 130:41-423 7. Dương Nhựt Long. 2004. Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt,Tủ sách ĐHCT: 200 trang 8. Nguyễn Đình Trung. 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh: 156 trang 9. Nguyễn Văn Kiểm. 2007. Kỹ thuật sản xuất cá nước ngọt, Trường ĐHCT, Khoa Thủy Sản 10. Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang. 2006. Quản lý chất lượng nước,Trường ĐHCT, Khoa Thủy sản: 199 trang 11. Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền. 2000. Bài giảng sinh lý động vật thuỷ sinh, Khoa Thuỷ sản, Đại học Cần Thơ: 78 trang 12. Nguyễn Thanh Thoại. 2008. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và điều hòa áp suất thẩm thấu của cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus), Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ: 64 trang 13. Nguyễn Thị Em. 2008. Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và sinh trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Luận văn tốt nghiệp thạc sỉ: 105 trang 14. cập ngày 23/12/2008 31 PHỤ LỤC Phụ lục A: Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi Phụ lục 1: Điều kiện môi trường trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn Nhiệt độ Oxy pH NO-2 mg/l NO-3 mg/l NH+4 mg/l Nghiệm thức Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau 0‰ 28 28,5 6,3 6,1 7,5 7,2 1,2 1,4 2,1 3,4 0,76 0,75 2‰ 28 28,5 6,2 6,1 7,3 7,2 1,6 1,8 2,2 3,2 0,69 0,9 4‰ 28,5 29 6,2 5,9 7,4 7,1 1,1 1,4 2,1 2,6 0,55 0,84 6‰ 29 29 6,1 6,2 7,6 7,2 1,2 1,3 1,4 2,2 0,68 0,94 8‰ 28,5 29 6,1 6,3 7,4 7,3 1,1 1,4 2,5 3,1 1,1 0,86 10‰ 28,5 29 6,2 6,3 7,8 7,5 1,2 1,6 2,0 2,5 0,96 0,5 12‰ 27,5 29 6,3 6,1 7,5 7,2 1,5 2,1 3,1 4,2 1,25 1,2 14‰ 27,5 28,5 6,4 6,3 7,2 7,0 1,4 1,9 1,7 3,1 1,64 1,67 Phụ lục 2: Điều kiện môi trường trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Nhiệt độ Oxy pH NO-2 mg/l NO-3 mg/l NH+4 mg/l Nghiệm thức Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau 0‰ 28 28,5 6,2 6,3 7,6 7,3 1,3 1,6 2,0 3,6 0,78 0,65 2‰ 28 28,5 6,1 6,3 7,4 7,3 1,6 2,0 2,3 3,0 0,75 0,7 4‰ 29 29 6,2 6,2 7,1 7,2 1,0 1,5 2,0 2,5 0,5 0,8 6‰ 29,5 29 6,3 6,2 7,2 7,4 1,1 1,3 1,3 2,6 0,73 0,92 8‰ 29 29 6,1 6,2 7,2 7,3 1,1 1,3 3,0 3,3 1,05 0,84 10‰ 28,5 29 6,2 6,3 7,4 7,2 1,2 1,6 2,0 2,5 0,96 0,5 12‰ 27,5 28 6,1 6,2 7,3 7,4 1,3 2,3 3,0 4,5 1,15 1,1 14‰ 27,5 28,5 6,3 6,2 7,2 7,3 1,3 2,3 1,6 3,0 1,94 1,57 32 Phụ lục 3: Tỷ lệ nở của cá trê vàng trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn Nghiệm thức Bể Trước khi thuần trứng Số trứng thụ tinh Số cá khi nở 01 100 50 22 02 100 48 18 0‰ 03 100 49 29 01 100 51 22 02 100 48 16 2‰ 03 100 44 18 01 100 42 21 02 100 49 16 4‰ 03 100 46 23 01 100 49 21 02 100 53 17 6‰ 03 100 54 13 01 100 44 12 02 100 53 13 8‰ 03 100 44 9 01 100 47 5 02 100 48 9 10‰ 03 100 42 6 01 100 0 0 02 100 0 0 12‰ 03 100 0 0 01 100 0 0 02 100 0 0 14‰ 03 100 0 0 33 Phụ lục 4: Tỷ lệ nở của cá trê vàng trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Nghiệm thức Bể Trước khi thuần trứng Số trứng thụ tinh Số cá khi nở 01 100 51 21 02 100 46 19 0‰ 03 100 55 27 01 100 60 20 02 100 52 15 2‰ 03 100 41 17 01 100 53 21 02 100 36 18 4‰ 03 100 51 22 01 100 51 21 02 100 41 18 6‰ 03 100 54 13 01 100 44 11 02 100 56 18 8‰ 03 100 42 16 01 100 42 7 02 100 58 12 10‰ 03 100 51 9 01 100 55 2 02 100 51 1 12‰ 03 100 45 0 01 100 0 0 02 100 0 0 14‰ 03 100 0 0 34 Phụ lục B: Ảnh hưởng của độ mặn đến sự tăng trưởng tỷ lệ sống của cá trê vàng từ bột đến cá 30 ngày tuổi Phụ lục 1: Nhiệt độ (0c) trong thời gian thí nghiệm 1 sốc độ mặn Nhiệt độ (Oc) Nghiệm thức Bể tuần 1 tuần 2 tuần3 tuần4 01 28,5 27,5 28 28 02 28,5 28 27,5 28 0‰ 03 28 28 29 29 01 28 28,5 28 28 02 28 28 29 28,5 2‰ 03 28 28,5 28 28 01 28 29 28 28 02 28 28 27,5 29 4‰ 03 27,5 28 28 28 01 27,5 29 28,5 27,5 02 28,5 28,5 29 28 6‰ 03 29 27,5 28 28 01 27,5 28 29 28 02 28 28,5 28 28,5 8‰ 03 28 28 27,5 28 01 29 28,5 28 29 02 28,5 28 27,5 28 10‰ 03 28,5 28,5 29 28,5 01 28 27,5 28 28 02 27,5 28 28 28,5 12‰ 03 28 28,5 29 29 01 28 28 28,5 28 02 27,7 28,5 28 28 14‰ 03 29 28 29 28 01 28 02 29 16‰ 03 29 35 Phụ lục 2: Nhiệt độ (0c) trong thời gian thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Nhiệt độ (Oc) Nghiệm thức Bể tuần 1 tuần 2 tuần3 tuần4 01 28 27,5 28 28,5 02 28,5 28 27,5 28 0‰ 03 28 28 28 29 01 28 28,5 28 28 02 28,5 28 27,5 28,5 2‰ 03 28 28,5 28 28 01 28 29 28 28 02 29 27,5 28 29 4‰ 03 27,5 28 28 28 01 27,5 29 28,5 27,5 02 28 28,5 28 28 6‰ 03 29 27,5 28 28 01 27,5 28 27 28 02 28 28,5 28 28 8‰ 03 27,5 28 27,5 28 01 29 28,5 28 29 02 28 28 27,5 28 10‰ 03 28,5 28 28 28 01 28 27,5 28 28 02 27,5 28 28 28 12‰ 03 29 28 28,5 29 01 28 28 28,5 28 02 28 27,5 28 28 14‰ 03 29 28 27,5 28 01 28 02 29 16‰ 03 29 36 Phụ lục 3: pH của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm 1 sốc độ mặn pH Nghiệm thức Bể tuần 1 tuần 2 tuần3 tuần4 01 8,1 7,8 7,6 7,2 02 8,2 7,9 7,5 7,3 0‰ 03 8,1 7,8 7,4 7,1 01 8,1 7,9 7,3 7,1 02 7,9 7,6 7,4 6,9 2‰ 03 7,9 7,6 7,3 6,8 01 7,8 7,6 7,4 7,1 02 7,8 7,6 7,4 6,8 4‰ 03 7,7 7,4 7,2 6,5 01 7,7 7,6 7,4 6,8 02 7,6 7,4 7,3 6,7 6‰ 03 7,8 7,4 7,2 6,5 01 7,6 7,4 7,2 6,8 02 7,8 7,7 7,1 6,7 8‰ 03 7,6 7,2 7,3 6,8 01 7,4 7,1 6,8 6,6 02 7,5 7,2 6,9 6,6 10‰ 03 7,4 7,1 7 6,4 01 7,2 6,9 6,8 6,8 02 7,1 7,2 6,6 6,2 12‰ 03 7 6,9 6,8 6,4 01 7,1 6,8 6,7 6,6 02 7,3 6,7 6,5 6,3 14‰ 03 7,4 7,1 6,9 6,1 01 7,4 02 7,2 16‰ 03 7,8 37 Phụ lục 4: pH của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn pH Nghiệm thức Bể tuần 1 tuần 2 tuần3 tuần4 01 8,2 8,1 7,9 7,6 02 8,1 7,8 7,8 7,8 0‰ 03 8,1 8,1 7,9 7,4 01 8,1 7,9 7,3 7,1 02 7,8 7,8 7,1 6,9 2‰ 03 7,9 7,6 7,3 6,8 01 7,8 7,7 7,4 7,1 02 7,8 7,6 7,4 6,8 4‰ 03 7,6 7,4 7,2 6,8 01 7,7 7,6 7,4 6,8 02 7,6 7,4 7,3 6,7 6‰ 03 7,8 7,4 7,2 6,5 01 7,6 7,4 7,2 6,8 02 7,4 7,3 7,1 6,9 8‰ 03 7,6 7,2 7,3 6,8 01 7,4 7,1 6,8 6,6 02 7,1 7,2 6,9 6,6 10‰ 03 7,2 7,1 7 6,9 01 7,2 6,9 6,8 6,8 02 7,1 7,2 6,6 6,2 12‰ 03 7 6,9 6,8 6,5 01 7,1 6,8 6,7 6,6 02 7,3 6,9 6,8 6,3 14‰ 03 7,4 7,1 6,9 6,1 01 7,2 02 7,6 16‰ 03 7,8 38 Phụ lục 5: Biến động hàm lượng NO2- (mg/l) trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn Ngày 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ 1 0,9 0,85 0,5 0,65 1,0 1,0 0,83 5 1,1 1,16 1,1 0,8 1,2 1,15 1,2 10 0,86 1,06 1,0 0,5 0,83 1,11 1,0 15 1,5 1,1 1,06 1,16 1,0 1,4 1,3 20 1,2 1,5 1,12 1,23 1,1 1,6 1,26 25 0,85 1,26 1,2 1,5 1,26 1,5 1,3 30 1,2 1,5 1,35 1,5 1,3 1,3 1,5 Phụ lục 6: Biến động hàm lượng NO2- (mg/l) trong thí nghiệm 2 tăng độ mặn Ngày 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ 1 0,5 0,83 0,5 0,67 1,0 1,0 0,83 1,0 1,2 5 1,0 1,16 1,1 0,8 1,2 1,15 1,2 1,2 1,0 10 0,83 1,06 1,0 0,5 0,83 1,11 1,0 0,83 1,2 15 1,6 1,1 1,06 1,16 1,0 1,8 1,23 1,23 1,5 20 0,6 1,5 1,16 1,23 1,0 1,8 1,26 1,26 25 0,83 1,26 1,2 1,5 1,26 1,5 1,3 1,3 30 1 1,5 1,5 1,5 1,3 2,0 1,5 1,5 Phụ lục 7: Biến động hàm lượng NO3- (mg/l) trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn Ngày 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ 1 2,22 1,7 1,33 2,0 2,33 1,5 1,0 2,5 5 2,85 3,31 2,67 3,7 1,66 2,0 2,6 10 2,14 2,4 2,23 2,33 2,33 3,3 2,5 15 5,3 3,67 3,67 3,0 2,0 2,5 1,67 20 4,5 4,0 4,6 5,67 1,33 2,2 1,5 25 5,67 5,3 5,5 6,0 1,3 1,6 1,33 30 6,0 5,5 7,0 6,5 1,5 1,5 1,0 Phụ lục 8: Biến động hàm lượng NO3- (mg/l) trong thí nghiệm 2 tăng độ mặn Ngày 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ 1 2,33 1,67 1,33 2,0 2,33 1,5 1,0 2,5 3,0 5 2,84 3,33 2,67 3,67 1,66 2,0 2,67 2,67 2,5 10 2,0 2,84 2,33 2,33 2,33 3,3 2,5 2,33 2,0 15 5,3 3,67 3,67 3,0 2,0 2,5 1,67 2,0 2,84 20 4,67 4,0 4,6 5,67 1,33 2,4 1,5 1,67 25 5,67 5,33 5,5 6,0 1,38 1,66 1,33 1,5 30 6,0 5,5 7,0 6,5 1,5 1,5 1,0 1,5 39 Phụ lục 9: Biến động hàm lượng NH4+ (mg/l) trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn Ngày 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ 1 1,5 2,1 1,5 1,3 1,1 1,56 2,3 5 1,6 1,2 1,26 1,0 1,3 2,0 2,33 10 1,7 1,3 2,2 1,67 1,0 1,5 2,0 15 2,0 1,5 1,67 1,3 1,2 1,23 1,5 20 2,25 1,6 1,3 2,1 1,47 2,5 2,35 25 1,3 1,16 1,4 1,3 150 2,57 2,83 30 2,2 1,5 2,1 1,4 2,2 2,36 2,37 Phụ lục 10: Biến động hàm lượng NH4+ (mg/l) trong thí nghiệm 2 tăng độ mặn Ngày 0‰ 2‰ 4‰ 6‰ 8‰ 10‰ 12‰ 14‰ 16‰ 1 1,5 2,0 1,5 1,3 1,0 1,66 2,0 2,0 2,0 5 1,36 1,0 1,26 1,0 1,2 2,0 2,33 1,67 1,5 10 1,67 1,2 2,67 1,67 1,0 1,5 2,0 2,33 1,67 15 2,0 1,5 1,67 1,33 0,5 1,33 1,67 2,67 2,5 20 2,2 1,67 1,33 2,0 1,67 2,5 2,5 2,0 25 1,5 1,16 1,5 1,2 2,0 2,67 2,83 2,67 30 2,5 2,33 2,0 1,5 2,5 2,33 2,33 3,5 40 Phụ lục 11: Trọng lượng và chiều dài trung bình trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn Nghiệm thức Chiều dài và trọng lượng trong thí nghiệm 1 sốc độ mặn Bắt đầu 10 ngày 20 ngày 30 ngày Bể L0 (cm/con) W0 (g/con) L10 (cm/con) W10 (g/con) L20 (cm/con) W20 (g/con) L30 (cm/con) W30 (g/con) 01 0,3 0,02 2,8 0,29 5,5 0,70 6,6 1,8 02 0,3 0,02 2,7 0,16 4,8 0,66 6,2 1,6 0‰ 03 0,3 0,02 2,6 0,18 4,6 0,64 6,6 1,4 01 0,3 0,02 2,1 0,13 4,9 0,62 5,8 1,6 02 0,3 0,02 2,5 0,14 4,9 0,62 6,1 1,3 2‰ 03 0,3 0,02 2,6 0,17 4,7 0,53 5,8 1,5 01 0,3 0,02 2,5 0,19 4,6 0,37 6,2 1,6 02 0,3 0,02 2,6 0,19 4,9 0,45 5,3 1,5 4‰ 03 0,3 0,02 2,1 0,18 4,7 0,61 6,1 1,4 01 0,3 0,02 2,0 0,12 4,7 0,48 5,8 1,3 02 0,3 0,02 2,3 0,17 4,2 0,39 5,1 1,2 6‰ 03 0,3 0,02 2,5 0,19 4,4 0,42 5,2 1,3 01 0,3 0,02 2,1 0,13 4,3 0,39 4,6 1,05 02 0,3 0,02 1,9 0,11 4,2 0,39 4,9 1,3 8‰ 03 0,3 0,02 2,2 0,14 4,6 0,41 4,8 1,16 01 0,3 0,02 2,1 0,13 3,9 0,38 4,2 1,03 02 0,3 0,02 1,6 0,10 4,1 0,33 4,1 0,96 10‰ 03 0,3 0,02 1,4 0,09 3,4 0,32 3,7 0,87 01 0,3 0,02 1,2 0,06 3,2 0,31 3,6 0,73 02 0,3 0,02 1,0 0,06 3,6 0,22 3,7 0,6 12‰ 03 0,3 0,02 1,1 0,08 3,4 0,20 3,7 0,68 01 0,3 0,02 0,6 0,04 0,9 0,11 1,5 0,63 02 0,3 0,02 0,8 0,03 14‰ 03 0,3 0,02 0,4 0,06 01 0,3 0,02 02 0,3 0,02 16‰ 03 0,3 0,02 41 Phụ lục 12: Trọng lượng và chiều dài trung bình trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Nghiệm thức Chiều dài và trọng lượng trong thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Bắt đầu 10 ngày 20 ngày 30 ngày Bể L0 (cm/con) W0 (g/con) L10 (cm/con) W10 (g/con) L20 (cm/con) W20 (g/con) L30 (cm/con) W30 (g/con) 01 0,3 0,02 2,6 0,27 5 0,69 6,3 1,5 02 0,3 0,02 2,7 0,18 4,7 0,65 6,0 1,4 0‰ 03 0,3 0,02 2,5 0,17 4,6 0,64 6,6 1,4 01 0,3 0,02 2,3 0,11 4,8 0,60 5,8 1,5 02 0,3 0,02 2,6 0,14 4,9 0,63 6,0 1,3 2‰ 03 0,3 0,02 2,7 0,18 4,5 0,50 5,6 1,5 01 0,3 0,02 2,5 0,18 4,5 0,35 6,0 1,3 02 0,3 0,02 2,4 0,17 4,7 0,40 5,5 1,5 4‰ 03 0,3 0,02 2,2 0,16 4,7 0,60 6,2 1,5 01 0,3 0,02 2,0 0,12 4,7 0,36 5,8 1,2 02 0,3 0,02 2,4 0,16 4,5 0,34 5,2 1,2 6‰ 03 0,3 0,02 2,5 0,19 4,7 0,26 5,0 0,83 01 0,3 0,02 2,0 0,14 4,4 0,42 5,1 1,05 02 0,3 0,02 1,9 0,12 4,6 0,49 5,9 0,83 8‰ 03 0,3 0,02 2,2 0,13 4,9 0,50 5,0 1,16 01 0,3 0,02 2,1 0,12 4,4 0,48 5,2 1,03 02 0,3 0,02 2,0 0,11 4,1 0,33 4,6 0,83 10‰ 03 0,3 0,02 1,9 0,12 4,3 0,36 4,7 0,87 01 0,3 0,02 1,8 0,09 4,2 0,40 4,6 0,83 02 0,3 0,02 2,0 0,09 3,5 0,25 3,7 0,4 12‰ 03 0,3 0,02 1,9 0,08 3,4 0,20 4,3 0,63 01 0,3 0,02 1,6 0,07 2,5 0,12 2,5 0,63 02 0,3 0,02 1,7 0,07 2,4 0,10 3,1 0,25 14‰ 03 0,3 0,02 1,9 0,08 2,5 0,09 01 0,3 0,02 1,3 0,03 02 0,3 0,02 16‰ 03 0,3 0,02 42 Phụ lục 13: Tỷ lệ cá sau kết thúc thí nghiệm 1 sốc độ mặn Nghiệm thức Bể Cá trước khi thuần (con) Cá sau khi kết thúc thí nghiệm (con) Tỷ lệ sống (%) 01 100 74 74% 02 100 76 76% 0‰ 03 100 79 79% 01 100 76 76% 02 100 74 74% 2‰ 03 100 85 85% 01 100 77 77% 02 100 73 73% 4‰ 03 100 82 82% 01 100 84 84% 02 100 83 83% 6‰ 03 100 76 76% 01 100 78 78% 02 100 74 74% 8‰ 03 100 71 71% 01 100 74 74% 02 100 56 56% 10‰ 03 100 54 54% 01 100 34 34% 02 100 18 18% 12‰ 03 100 13 13% 01 100 6 6% 02 100 4 4% 14‰ 03 100 0 0% 01 100 02 100 16‰ 03 100 43 Phụ lục 14: Tỷ lệ cá sau kết thúc thí nghiệm 2 tăng dần độ mặn Nghiệm thức Bể Cá trước khi thuần (con) Cá sau khi kết thúc thí nghiệm (con) Tỷ lệ sống (%) 01 100 76 76% 02 100 79 79% 0‰ 03 100 81 81% 01 100 74 74% 02 100 73 73% 2‰ 03 100 81 81% 01 100 76 76% 02 100 71 71% 4‰ 03 100 84 84% 01 100 82 82% 02 100 83 83% 6‰ 03 100 79 79% 01 100 81 81% 02 100 74 74% 8‰ 03 100 75 75% 01 100 76 76% 02 100 55 55% 10‰ 03 100 63 63% 01 100 36 36% 02 100 21 21% 12‰ 03 100 19 19% 01 100 4 4% 02 100 8 8% 14‰ 03 100 0 0% 01 100 02 100 16‰ 03 100

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4054611_7432.pdf
Luận văn liên quan