Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước” đó chính là thông điệp cho tất cả mọi người trong cộng đồng. Muốn đất nước ta phát triển thì điều đầu tiên cần quan tâm đến chính là thế hệ thanh niên những người chủ của tương lai đất nước. Chính vì vậy mà Bác Hồ đã từng nói:
“ Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”
Chính câu nói của Bác đã nói lên được vai trò to lớn của thanh niên đối với đất nước. Một đất nước muốn phát triển bền vững điều đầu tiên cần phải có là đội ngũ thanh niên với kiến thức sâu rộng, với lý tưởng sống tốt đẹp. Điều đó được thể hiện tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng, trong bối cảnh đất nước chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, Đảng ta đã đề xuất việc: “xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống” và “hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, Tr.113). Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về văn hóa coi tư tưởng, đạo đức, lối sống có quan hệ mật thiết đến một tổ hợp thành một vấn đề trọng tâm và cấp bách trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.Vì vậy ngày nay sinh viên nói chung, và sinh viên Hà Nội nói riêng ngoài việc trau dồi vốn kiến thức sâu rộng về chuyên ngành của mình và còn phải trau dồi kiến thức trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống. Đồng thời mỗi người phải tự tạo ra cho mình một lối sống tốt đẹp. Đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà mọi người vẫn đang gìn giữ và phát huy.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường, mở cửa thúc đẩy xã hội hóa và hiện đại hóa lối sống, đạo dức và chuẩn xã hội, từ đó tạo nên sự giao lưu, phát triển và cả biến động thường xuyên của lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội do sự tác động của xu hướng văn hóa đại chúng. Ngày nay một bộ phận sinh viên nói chung, sinh viên Hà Nội nói riêng đang mất dần những phẩm chất tốt đẹp mà thanh niên cần phải có. Họ có những quan điểm cũng như lối sống chưa tốt. Song bên cạnh những lối sống chưa tốt, không lành mạnh thì một bộ phận không nhỏ sinh viên có lối sống tốt phù hợp với truyền thống của đất nước. Tuy nhiên những lối sống không tốt cũng cần phải được khắc phục để những sinh viên như vậy có thể góp một phần sức mình vào việc xây dựng đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn của cuộc sống xã hội, thực trạng lối sống sinh viên những năm qua và mong muốn góp phần tìm ra giải pháp nhằm phòng ngừa và ngăn chặn sự xuống cấp của lối sông sinh viên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của kinh tế hị trường tới lối sống của sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, tham khảo các tài liệu có liên quan, khảo sát thực tế và xin ý kiến của một số chuyên gia, khoa học trong lĩnh vực lối sống và giáo dục lối sống, đề tài đã góp phần làm sáng tạo lý luận về lối sống, về ảnh hưởng của kinh tế thị trường tới lối sống của sinh viên, phân tích khá toàn diện và đầy đủ về thực trạng, nguyên nhân, đồng thời đưa ra những giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động giáo dục lối sống lành mạnh cho sinh viên ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu về lối sống sinh viên là một chủ đề nghiên cứu khó, khó cả về nội dung khoa học lẫn việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Điều này đã đưa đến không ít khó khăn cho việc thu thập tài liệu, khảo sát thực tế cũng như xin ý kiến các chuyên gia. Trong phạm vi một đề tài nghiên cứu của sinh viên, tác giả đã cố gắng trình bày những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất mà chưa thể nghiên cứu một cách tỉ mỉ, chi tiết tất cả các vấn đề có liên quan đến lối sống sinh viên. Kết quả nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu lý luận và thực tiễn ban đầu, chưa thật hoàn chỉnh và sâu sắc. Chính vì vậy, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 20080 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến lối sống sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tựu khả quan: tỉ lệ tăng trưởng GDP năm 2003 đạt mức cao nhất so với những năm trước 7,24%; nạn thất nghiệp giảm bớt, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về mặt chất cũng ngư mặt lượng. Và trong giai đoạn phát triển này thì không thể không kể đến vai trò của lớp trẻ mà cụ thể là sinh viên- thế hệ sẽ tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của cha ông trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạng, công bằng và văn minh. Tuy nhiên cùng với sự thay đổi sang cơ chế thị trường như hiện nay thì lối sống, cách nghĩ của sinh viên cũng biến chuyển theo: có rất nhiều sinh viên đã trưởng thành nhưng đồng thời cũng không ít sinh viên xa ngã vào các tệ nạn xã hội. Trên hết, chúng ta cần phải quan tâm tới lực lượng chủ chốt nay phải làm sao cho sinh viên Việt Nam có lối sống đúng đắn thực sự nhận thức rõ vai trò quan trọng của mình đối với sự nghiệp phát triển đất nước.
Sinh viên Việt Nam trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo C.Mac là: “ Tổng hòa các quan hệ xã hội”. Nhưng họ còn mang đặc điểm riêng: tuổi đời còn rất trẻ, thường từ 18-25, dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưu cách hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên sâu.
Sinh viên vì thế đã tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.
Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hiện nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mang, đó là sự hình thành một môi trường ảo, một lối sống ảo. Đặc điểm chỉ biểu hiện trong giới trẻ đặc biệt là những người có tri thức như sinh viên. Hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay bằng cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong môi trường ảo và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo.
Về môi trường sống, sinh viên thường học tập trung tại các trường đại học, cao đẳng (thường ở các đô thị) sinh hoạt trong một cộng đồng ( trường lớp) gồm chủ yếu là các thành viên tương đối đồng nhất về trí thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi.
Đối với sinh viên trên địa bàn Hà Nội một thực tế là trong số họ hiện nay đang diễn ra quá trình phân hóa với 2 nguyên nhân cơ bản: tác động của cơ chế thị trường dẫn đến khác biệt giàu nghèo, sự mở rộng quy mô đào tạo khiến trình độ sinh viên chênh lệch. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc điểm tương đồng tới đây.
+ Tính thực tế: thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hướng đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai,định hướng công việc sau khi ra trường, thích những công việc thu nhập cao…Nói chung là tính mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ.
+ Tính năng động: nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời gian hoặc có thể là thành viên chính thức của một công ty). Hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới (thích kinh doanh muốn tự mình lập công ty khi còn là sinh viên) thể hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình nguyện), nhiều sinh viên cùng một lúc học hai trường.
+ Tính cụ thể trong lý tưởng: đang có một sự thay đổi trong lý tưởng sống gắn liền với sự định hướng cụ thể, câu hỏi vẫn thường đặt ra là: sinh viên hôm nay sống có lý tưởng không? Lý tưởng ấy là gì? Có sự phù hợp giữa lý tưởng cá nhân với lý tưởng của dân tộc, của nhân loại hay không? Có thể khẳng định là có, nhưng đang xuất hiện những lý tưởng có tính thế hệ, lý tưởng gắn liền với bối cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể. Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi mà hướng đến những mục tiêu cụ thể gắn liền với lợi ích cá nhân.
+ Tính liên kết (tính nhóm): những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Tính nhóm phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh chúng ta đang sống. Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong sinh viên trước xu hướng toàn cầu hóa đang hướng mạnh đến tính cộng đồng.
+ Tính cá nhân: trào lưu dân chủ hóa, làn sóng công nghệ thông tin, và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ. Sinh viên tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Dường như có sự đề cao lợi ích hên nghĩa vụ cá nhân xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh.
Sự phân tích các đặc điểm trên chỉ có tính tương đối để phục vụ công tác nghiên cứu, còn trên thực tế các đặc điểm ấy đan xen và có tác động qua lại với nhau. Tính cá nhân không tách rời tính liên kết, tính năng động gắn liền với tính thực tế. Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thể của nó luôn bộc lộ tính 2 mặt vừa có những tác động tích cực vừa có những tác động tiêu cực.
Thực trạng lối sống sinh viên.
Trong học tập
Tích cực:
Giúp sinh viên tiếp thu, tích lũy được những kiến thức bổ ích đồng thời cải thiện và nâng cao thêm vốn kiến thức của mình.
Có những thay đổi trong nhận thức và trong hành động của bản thân mình.
+ Trong nhận thức: nhận thức được trách nhiệm ý nghĩa của việc học tập dẫn tới học tập cố gắng không ngừng, đồng thời cũng luôn tự giác tìm tòi những kiến thức mới mẻ.
+ Trong hành động: học tập không ngừng cố gắng: học đi đôi với hành. Nhà trường không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, làm sao cho phù hợp với xu thế mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội, thay đổi tư duy, tạo cho sinh viên tính năng động, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học. Phong trào “ mùa thi nghiêm túc”, “ Nói không với tiêu cực trong giáo dục”… được sinh viên hưởng ứng qua việc ký cam kết hàng ngày đã thể hiện rõ quyết tâm của nhf trường và sinh viên trong việc tạo ra một môi trường học đường trong sạch và vững mạnh.
Sinh viên có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học nhận giấy khen và phần thưởng
Sinh viên học tập có sáng tạo, tích cực
Điểm nổi bật đầu tiên khi chúng ta nghĩ về sinh viên đó là những con người năng động và sáng tạo. Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục… Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các cơ hội đó thành hiện thực.Ví dụ như:Anh Thư, sinh viên lớp hóa tiên tiến trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội đã có một phát minh mới về dải quang phổ. Anh Thư đang có cơ hội nhận bằng sáng chếcho phát minh này tại Hoa Kì. Anh Thư chia sẻ, sở dĩ cô đạt được thành côngbước đầu này là do cô đã có lựa chọn đúng đắn khi quyết định “gia nhập” vào lớp chương trình tiên tiến đào tạo cử nhân ngành hóa học liên kết với trường Đại học Illinois, Hoa Kì. Hiện nay, Anh Thư vẫn đang tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý thuyết và những cải tiến trong cấu hình máy…
Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự tạo ra cơ hội. Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Như: Lê Thị Ngọc Tú, sinh năm 1987, quê ở Kiến Xương, Thái Bình, hiện đang là sinh viên năm cuối, lớp địa chất B, K50, trường Đại học Mỏ- Địa chất. Cô đã có công trình nghiên cứu khoa học được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trao giải nhất trong hệ thống đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2009; Được tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới trao giải nhà phát minh trẻ nhất Việt nam năm 2009; Hay như Nguyễn Quốc Trưởng, sinh viên khoa Dệt may - Thời trang, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với phát minh ra thuốc nhuộm vải tự nhiên từ lá cây.Những chiếc lá xà cừ, lá bàng đã rụng tưởng chừng vô ích đã biến thành thuốc nhuộm vải tự nhiên dưới bàn tay của “thầy phù thủy” Trưởng. Sản phẩm của Trưởng đã được dùng để nhuộm vải phục vụ cho gian hàng thời trang của trường Đại học Bách khoa Hà Nội tại Eco Fashion Show 2010. Thuốc nhuộm từ lá xà cừ cũng như các loại lá cây, vở cây…khác mà Trưởng nghiên cứu nay mai sẽ có mặt và được đưa vào sản xuất tại Áo theo một dự án hợp tác của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trưởng đang kiểm tra mẫu vải
Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng đổi mới phương pháp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi caovới mọi môi trường sinh sống và học tập.Như: Vũ Thị Hồng Lê, sinh viên năm 4 trường ĐH KTQD là sinh viên duy nhất đại diện cho 201 sinh viên tiêu biểu cả nước phát biểu tại Lễ tuyên dương sinh viên tiêu biểu xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vừa được tổ chức tại Hà Nội. Hiện tại sau 4 năm học, điểm học tập trung bình của Lê là 9,56. Lê cho biết: Trong suốt quá trình học tập, mình luôn ý thức cần phải học hỏi thêm nhiều kỹ năng khác trong cuộc sống như kỹ năng thuyết trình, khả năng sắp xếp thời gian, các cách khắc phục khi gặp stress. Hầu hết các kỹ năng này, mình đã thu lượm được trong khi tham gia các hoạt động phong trào đoàn và hoạt động xã hội…
Vũ Thị Hồng Lê hiện đang học năm 4, Khoa Ngân hàng Tài chính (ĐH KTQD).
Họ không chỉ học tập trong phạm vi hẹp ở trường, lớp, giới trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi lúc, mọi nơi, nhiều sinh viên còn hoặc một lúc hai, ba trường đại học. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa nghệ thuật…
Tiêu cực
+ Sinh viên thụ động trong học tập
Làm thêm, dạy kèm, bán hàng, tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoạc không theo nổi chương trình học đại học là những lý do sinh viên bị buộc thôi học. Tuy nhiên đó không phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng kết quả học tập vẫn cao. Nguyên nhân ở đây là do sinh viên không chịutìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình và tâm lý quen với việc “ đọc –chép”. Từ đó dẫn đến thực trạng thụ động trong học tập của phần lớn sinh viên hiện nay.
Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập đại học hiện nay đã nặng nề, thì công cụ truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lòng. Số sinh viên tìm đến thư viện không nhiều, chỉ lác đác vài bạn đến thư viện những ngày bình thường và có nhiều hơn một chút khi mùa thi đến. Nhân viên quản lý thư viện cho biết, một ngày bình quân chỉ có vài chục em đến đây ngồi học, tìm tòi tư liệu. Trong khi đó, giờ giảng dạy của giảng viên trên lớp không có gì hơn ngoài một cái micro cứ ọc-ọe theo kiểu “mạnh thầy thầy cứ nói”. Còn lớp học đông đúc thì “mạnh trò, trò ngủ”.
Thêm nữa, tâm lý quen “đọc- chép” mỗi khi trên lớp cũng dẫn đến tình trạng thụ động của học sinh, nếu giảng viên không đọc thì sinh viên cũng không chép, chỉ ngồi nghe và thực tế là kiến thức đọng lại trong đầu khi đó sẽ rất ít, thậm chí là không có gì. Trong khi đó sinh viên cũng không có thói quen đọc giáo trình và các tài liệu liên quan đến môn học đó khi ở nhà.
Các nhà nghiên cứu về tâm lý học đường cho thấy chương trình đào tạo với phương pháp giảng dạy mang tính nhồi nhét kiến thức hiện nay đã tạo ra một bộ phận không nhỏ thanh niên thụ động, thiếu khả năng thích ứng xã hội. Sinh viên luôn thụ động với hối kiến thức về lý thuyết, việc thực hành, thực tập bị xem nhẹ, thậm chí bỏ qua.
Trong hoạt động học tập, sinh viên thể hiện tính kỷ luật của mình thông qua một số biểu hiện đi học đầy đủ, đi học đúng giờ, nghiêm túc trong thi cử…tóm lại là thực hiện theo đúng quy định của nhà trường. Việc đảm bảo các chuẩn mực trong hoạt động học tập là những biểu hiện về mặt hành vi thể hiện lối sống kỷ cương, nề nếp của sinh viên qua hoạt động học tập. Nhưng trên thực tế vẫn có thể quan sát thấy những biểu hiện lẹch chuẩn trong học tập của sinh viên như: nghỉ học không phép, đi học muộn, học theo thời vụ, quay cóp trong thi cử, “chạy chọt” trong học tập và thi cử… Để tìm hiểu thực trạng của những biểu hiện lệch chuẩn đó, chúng tôi đã đề nghị sinh viên cung cấp thông tin đánh giá về những hiện tượng kể trên băng cách cho điểm các mức độ khác nhau của sự biểu hiện ( 1- hoàn toàn không có; 2- có nhưng tỉ lệ thấp; 3- tương đối phổ biến; 4- phổ biến; 5- rất phổ biến). kết quả được tính theo trị số trung bình thể hiện ở bảng dưới:
Bảng đánh giá của sinh viên về một số biểu hiện lệch chuẩn trong học tập.
Các biểu hiện
Trung bình (%)
1
Nghỉ học không xin phép
3.31
2
Bỏ giờ tùy tiện
2.88
3
Đi học muộn
2.83
4
Học đối phó
2.66
5
Học theo thời vụ
2.64
6
Quay cóp trong thi cử
2.28
7
Nghỉ học cầm chừng
2.19
8
“chạy chọt” trong học tập và thi cử
1.39
+ Hiện tượng “chạy điểm”, “xin điểm”, “mua điểm” còn khá phổ biến.
Khảo sát của sinh viên K50 Khoa Xã hội học, ĐH KHXHNV, ĐHQG Hà Nội về hiện tượng “chạy điểm” tại trường này vừa công bố cho thấy, hiện tượng “chạy điểm” đã và đang diễn ra rất phổ biến; đặc biệt là trong các ĐH, CĐ. Chỉ đến khi một số sinh viên dám thực sự đứng lên tố giác thì sự việc mới được xem xét và nhìn nhận lại một cách nghiêm túc (điển hình là vụ “gạ tình lấy điểm” cách đây 4-5 năm tại trường CĐ Phát thanh – Truyền hình Hà Nam). Điều làm nhức nhối nhất vẫn là hiện tượng chạy điểm trong SV. Với 1.772 SV được hỏi thì có đến 1.162 SV cho rằng thấy hiện tượng chạy điểm ở những môn học cơ sở và 949 SV đã chứng kiến cảnh chạy điểm ở những môn học chuyên ngành. Một bộ phận không nhỏ trong sinh viên hiện nay coi việc học hành thi cử chỉ là chuyện hình thức miễn sao có tiền thì giải quyết được hết.
Như: H. Minh, sinh viên một ĐH dân lập ráo riết “truy lùng” số điện thoại, địa chỉ nhà của giảng viên môn Địa lý kinh tế để xin thầy nâng lên một điểm. “Môn này rớt nhiều vô kể, dù thi lại, học lại cũng không cải thiện được nên đành tìm cách xin điểm để qua”, H.Minh cho biết.
Những hiện tượng tiêu cực trong học tập của lối sống sinh viên kể trên chỉ là một phần rất nhỏ nhưng nó đã phản ảnh được phần nào thái độ của sinh viên hiện nay.Dưới tác động của sự phát triển kinh tế thị trường đã làm nảy sinh tư tưởng thực dụng, chạy theo đồng tiền, với ý nghĩ tiền có thể mua được tất cả nó thực sự trở thành vấn đề nhức nhối cần xã hội phải quan tâm nhiều hơn nữa tới sinh viên. Những biểu hiện lệch chuẩn trong học tập của sinh viên tuy không ở mức trầm trọng nhưng rất đáng quan tâm về mặt lối sống. Những khuyết điểm mà họ mắc phải là những quy định đã được học tập, nhắc nhở, biết thế nào là đúng, sai nhưng họ quen nếp sống thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành kỷ luật, quy chế học tập… Như vậy lối sống có kỷ cương, nề nếp theo những quy định có tính pháp quy trong nhà trường ở sinh viên chưa cao nên cần có những biện pháp cụ thể nhằm nhanh chóng khắc phục tiến tới học tập ở sinh viên lối sống kỷ cương và từ đó có những phẩm chất năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại
Trong sinh hoạt
Tích cực
Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa … Sự năng độngcủa sinh viên còn được thể hiện ở việc tham gia tích cực các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện… Ngoài giờ học, những sinh viên – tuyên truyền hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà… Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình nhù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam thời đại mới. Sinh viên năng động hơn tham gia nhiệt tình các hoạt động chung của xã hội. Điển hình là sinh viên tham gia tình nguyện như: Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi… Thanh niên là lực lượng xunh kích đi đầu trong các hoạt động xã hội, “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Thế hệ trẻ ngày nay bên cạnh sự hưởng thụ cuộc sống sung túc no đủ, vẫn luôn nhận thức được được đồng bào ta vẫn còn nhiều khó khăn vất vả. Những màu áo xanh tình nguyện, vai mang balô tìm đến với đồng bào các vùng quê xa xôi hẻo lánh. Thật bất ngờ, họ đã làm những điều tưởng chừng như không thể, với đôi chân ngày nào chưa một lần lội bùn, với đôi bàn tay chưa biết đến cầm cuốc hay đào đất. Nhưng kết quả khả quan mà sinh viên tình nguyện đã làm được trong nhưng năm qua: Làm mới và sửa chữa hàng chục kilômet đường giao thông nông thôn, nạo vét hàng nghìn met kênh mương nội đồng, xây dựng và sửa chữa hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa, phổ cập văn hóa, tin học cho hàng trăm em là con em đồng bào dân tộc và nông đân nghèo…là một minh chứng cụ thể và rõ ràng nhất về sự năng động của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
Hưởng ứng cuộc vân động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sinh viên Hà Nội đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. Trước tình hình sạt lở đất ở các tỉnh vùng núi và tình hình bão lũ ở miền trung, hàng ngàn sinh viên đã hăng hái tham gia giúp đỡ các địa phương để dân cư ở đó nhanh chóng ổn định sinh hoạt. Với tinh thần lá lành đùm lá rách, sinh viên không ngần ngại quyên góp tiền, quần áo, sách vở… cho các em ở các vùng quê nghèo.
Sinh viên tham gia giúp đỡ dân địa phương vùng bị sạt lở
Hay có thể nhắc đến cuộc vận động hiến máu nhân đạo đã được tổ chức thành công trong thời gian qua, thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo các bạn sinh viên. Cho đến nay, đã có hơn 6000 đơn vị máu đã dược hiến tặng với hơn 9000 sinh viên tình nguyện tham gia. Rõ ràng sinh viên Hà Nội không thờ ơ trước những khó khăn của xã hội, tiếp bước tinh thần của Hồ Chí Minh vĩ đại
Tham gia hiến máu cứu người
Sinh viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hay thất bại, song họ không hề chùn bước. Sinh viên các trường tham gia vào các sân chơi lớn trong và ngoài nước đạt được nhiều thành tích cao như: sáng tạo Robocom Châu Á Thái Bình Dương, lập trình viên Châu Á…hay như lĩnh vực về thể thao:như là nhắc đến cờ vua Việt Nam, không thể không nhắc đến cái tên Lê Quang Liêm- đại kiện tướng cờ vua 19 tuổi. Năm 2010, Lê Quang Liêm khởi đầu rất thành công khi tham dự giải cờ vua ở Nga, giàng ngôi vô địch và là kì thủ đầu tiên vô địch giải này. Với danh hiệu vô địch giải đấu Liêm giành quyền tham dự giải Đooc-mun (Đức) trong năm. Với những gì mình đã làm được, Liêm được đánh giá là kì thủ có trình độ cao và nằm trong top 10 kì thủ trẻ thế giới. Hay về nghệ thuật….Cũng có những sinh viên ngồi trên ghế giảng đường đại học mà đã dám lập công ty, để tự mình thử thách làm giàu. Mỗi lần thất bại làm cho họ tự tin hơn với những kinh nghiêm hơn. Táo bạo nhưng không liều lĩnh, trước khi thực hiện một việc gì, họ luôn tinh toán, xem xét vấn đề một cách thận trọng. Khi cảm thấy mình đã đủ mọi điều kiện cần thiết, họ mới bắt tay vào thực hiện. Một điều quan trọng đáng nói đó là có rủi ro thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận như một chuyện đương nhiên- tức là có thất bại thì thất bại ấy cũng nằm trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng vào thất bại, đương đầu và vượt qua nó, không chịu bị gục ngã.
Kinh tế thị trường phát triển đã thúc đẩy cái tôi cá nhân, đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi con người, nhất là trong đội ngũ sinh viên. Nó buộc người ta phải khắc phục lối sống tư duy cảm tính. Mục đích động cơ phải trên cơ sở hiện thực và phải đi đôi với những biện pháp, những phương tiện hữu hiệu để thực hiện hóa trong thực tế. Ngoài ra, nó còn khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo trong mỗi sinh viên. Tóm lại, táo bạo và tự tin là điểm rất đáng quý trong lối sống của sinh viên Việt Nam- nó giúp con người ta vươn lên trong cuộc sống.
Học tập và các hoạt động khác (hoạt động chính trị- xã hội, hoạt động văn hóa tinh thần, làm thêm kiếm tiền, sinh hoạt cá nhân, giao tiếp,….) là hai mặt trong cơ cấu hoạt động sống của sinh viên.
Làm thêm là hoạt động mới xuất hiện trong đời sống sinh viên khi bước xang cơ chế thị trường, phân tích hoạt động này sẽ góp phần làm sáng tỏ những biểu hiện mới của lối sống sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu nội dung, phương thức làm thêm là một khía cạch quan trong trong lối sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy nội dung làm thêm của sinh viên rất đa dạng. Những phân tích cho thấy đa số sinh viên làm gia sư, các nghề khác như phục vụ nhà hàng, tiếp thị, hợp đồng làm việc trong các cơ sở sản xuất …có tỉ lệ rất thấp. Như vậy sinh viên đã biết lựa chọn công việc phù hợp nhất đối với họ, công việc này không đòi hỏi nhiều thời gian, ít ảnh hưởng đến giờ học ở lớp của sinh viên
Mục đích làm thêm của sinh viên đã thể hiện những nét đặc trưng của sinh viên, giải quyết nhiều khó khăn về kinh tế để có điều kiện để học tập và tích lũy kinh nghiệm sống nhằm thích ứng với thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.
Trong số những sinh viên đi làm cho thấy xu hướng vận dụng nhiều kiến thức đã học và tích lũy kinh nghiệm ngày càng tăng. Đây là nét mới, biểu hiện lối sống năng động, tích cực của sinh viên trong cơ chế thị trường.
Tiêu cực.
Sinh viên làm thêm đem lại nhiều lợi ích như mối quan hệ được mở rộng kiếm được nhiều tiền trang trải cho cuộc sống… nhưng cái mất thì không mấy ai để ý tới: tốn nhiều thời gian nếu như sinh viên quá ham hố, khi đi làm nhiều sinh viên về mệt mỏi không còn tinh thần để học tập, sa sút trong học tập, bó hẹp một số mối quan hệ.
Môi trường làm việc căng thẳng, áp lực cao, khách hàng đôi khi rất khó tính
Nguyễn Thu Thảo, sinh viên năm 3, ĐH KHXH và NV Hà Nội, nhân viên tiếp thị làm việc bán thời gian cho một hãng dầu gội đầu cho biết: “ em làm công việc này đã được 5 tháng rồi, công việc hằng ngày của em là mang những tờ rơi tới từng cửa hàng, hoặc đứng ở ngã tư dể phát cho người tiêu dùng và giới thiệu về sản phẩm. Ngoài thời gian trên giảng đường, công việc đã chiếm thời gian còn lại trong ngày của em. Có hôm về đến nhà, người mệt lử, chẳng làm dược gì khác ngoài việc ngủ để chuẩn bị cho buổi sáng mai trên giảng đường và một ngày làm việc mới. Em đã phải hi sinh rất nhiều những sở thích cá nhân để có thể duy trì công việc này đén tận bây giờ”. Không giống như công việc của một nhân viên tiếp thị, thời gian làm việc ở bên ngoài là chính nên có thể tiết kiệm chút ít về mặt thời gian mỗi khi có việc đột xuất, trường hợp của Hoàng Anh Quân,sinh viên năm 4, khoa CNTT, ĐHBK Hà Nội thì khác. Quân làm việc bán thời gian cho một công ty tin học chuyên về phần mềm. Công việc đòi hỏi Quân phải làm việc tại văn phòng đúng 4h một ngày, kể cả thứ 7. Chính vì vậy mà Quân gặp rất nhiều khó khăn với sự thay đổi về lịch học hoặc có việc đột xuất. Thậm chí, Quân phải xin rút lui khỏi chức Bí thư Đoàn lớp vì không thu xếp được thời gian.
Sinh viên dễ xem nhẹ việc học, dễ định hướng sai công việc tương lai nếu lún quá sâu vào việc làm thêm
Bên cạnh đó sinh viên cũng gặp phải nhiều khó khăn như: lương thấp công việc nhiều; ít ngày nghỉ; tiền công không bõ tiền đền; môi trường làm việc căng thẳng, áp lực cao; nợ lương; đi lại khó khăn; ăn uống không đảm bảo. Nam, sinh viên năm cuối trường ĐHQG Hà Nội, nhân viên phục vụ ở một quán cà phê nhỏ trên đường Nguyễn Phong Sắc từng phát phiền với thời gian làm việc của mình. Nam hiếm có thời gian để hẹn hò, tụ tập bạn bè bởi ngày nghỉ trong tuần của anh lại… trùng với lịch học của các bạn. Còn Kiều Minh từng ‘dở khóc, dở cười” vì chuyện lịch học bù trùng đúng vào lịch làm việc. Cả hai nơi đều không thể bỏ. Thế là cô nàng đành nghĩ ra mưu kế mà chỉ ‘học trò’ mới nghĩ ra đó là…thuê người đi học, điểm danh hộ. Dù biết đó là sai phạm, nhưng cô ‘ không thể thuê người đi làm được bởi chủ cửa hàng không tin tưởng người lạ và không phải ai cũng biết việc hằng ngày nên cũng khó cho họ”. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên bị thi lại, thậm chí bị ra trường chậm. Tất nhiên, họ gần như chẳng có thời gian tham gia các hoạt động của lớp, của đoàn.
Lối sống không đẹp thể hiện ngay từ những điều chúng ta tưởng như là những điều nhỏ nhặt nhất mà nhiều khi chúng ta bỏ qua không để ý đến như: xả rác ra đường, không nhường chỗ cho người già và phụ nữ mang thai khi trên xe buýt, thờ ơ trước những số phận kém may mắn…..
Theo điều tra về mức độ vi phạm nội quy của sinh viên Đại học quốc gia thì tỉ lệ sinh viên vi phạm vẫn còn khá cao và được biểu hiện bằng cá hành động phổ biến sau:
Các vi phạm
Mức độ
Không có ai (%)
Một vài người (%)
Khá đông (%)
1
Đánh bài ăn tiền
70
26
4
2
Uống rượu, bia say
35
60
5
3
Phát ngôn thiếu văn hóa
24
60
16
4
Mất vệ sinh ở nơi công cộng
15
65
20
5
Đánh nhau
70
27
3
6
Quan hệ nam nữ không lành mạnh
63
35
2
7
Nghiện hút ma túy
0
0
0
8
Trộm cắp
89
11
0
Cờ bạc, lô đề không phải là hiện tượng mới lạ gì trong giới sinh viên. Chỉ cần lượn một vòng quanh các trường có nhiều nam sinh viên như đại học xây dựng, đại học giao thông vận tải… là có thể thấy ngay dịch vụ lô đề trá hình dưới dưới các quầy bán sổ số mọc lên như nấm. Tầm từ 4h – 5h30, lực lượng nam sinh viên tạt ù vào các quầy này đánh mấy con lô có khi nhiều gấp mấy lần số sinh viên đang… ngồi trên thư viện nghiên cứu. Một buổi tối ngồi cùng cánh sinh viên trường đại học xây dựng, ta sẽ thấy giật mình khi được nghe kể những câu chuyện về mức độ liều lĩnh trong cách “ ăn chơi” của một số “ hảo thủ” trường này đã được “ giang hồ” đồn thổi thành giai thoại. Như Q.T là một nhân vật tiêu biểu.đây là một thiếu gia có bố mẹ làm nghề buôn gỗ. Gia đình giàu có nên T tiêu xài không hề suy nghĩ. T có niềm đam mê không tài nào gỡ nổi là lô đề hết tiền chơi T tìm cách trộm sổ đỏ nhà của bố mẹ. Hay như T.M.Q đại học mỏ địa chất không đam mê cờ bạc nhưng lai mê mẩn với thế giới ảo trong Võ lâm truyền kì. Trong thế giới đó cậu không còn là sinh viên quèn mà là “một anh hùng”, “một cao thủ võ lâm”. Q sống với thế giới ảo nhiều hơn thế giới thật. Số giờ cậu lên giảng đường ngày càng thưa thớt thay vào đó là những đêm bạc mặt trước màn hình. Cậu làm tất cả để thể hiện đẳng cấp của mình trong thế giới ảo. Q bỏ tiền thật để mua những “vũ khí” ảo nhằm trang bị cho nhân vật của mình thật tinh nhuệ, số tiền chi ra từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu.Kết quả Q bị các chủ nợ săn lùng và còn bị báo lên ban giám hiêu nhà trường.
Hiện tượng sinh viên uống rượu đã trở thành chuyện thường ngày đối với nhiều người. Bất cứ một dịp nào: sinh nhật, lễ tết, ngày cuối tuần… thậm chí không cần nhân dịp gì các sinh viên cũng tụ tập chén tạc, chén thù. Sự thật đã có ba cậu sinh viên đại học xây dựng uống hết ba chai rượu Lúa Mới ( loại một lít một chai ) trong buổi liên hoan chia tay một đồng chí lên đường “ về quê mẹ” ( vì bị đình chỉ học một năm) mà đồ nhắm chỉ có vài củ lạc với vài quả khế. Uống xong, cả bọn say xỉn, nôn mửa ra phòng khiến ai vô tình đi ngang qua sẽ cảm thấy kinh hãi với lối sống buông thả của một bộ phận sinh viên hiện nay.
Ai cũng biết uống nhiều như vậy sẽ cực hại đến lục phủ ngũ tạng nhưng tất cả đều phớt lờ và cho rằng “ vui là chính, sức khỏe là thứ yếu”. thậm chí những khi “ viêm màng túi”, nhiều sinh viên còn đi mua những loại rượu rẻ tiền chỉ vài nghìn đồng/ lít là “rượu ít cồn nhiều”. Uống những loại này, đầu đau như búa bổ, mắt nở hoa cà hoa cải vô cùng hại người. Biết thế, nhưng tất cả đều bỏ qua, chỉ cần lúc “ trăm phần trăm” thấy vui là được. Mọi chuyện sau này đến đâu thì đến, không cần quan tâm.
Tình yêu và vấn đề sống thử trong sinh viên cũng là vấn đề rất được quan tâm hiện nay , yêu nhiều, yêu vô tội vạ, bạ đâu yêu đấy. Nghe có vẻ buồn cười nhưng đó là sự thật. Nhiều sinh viên hiện nay quan niệm tình yêu đơn giản như mua một cái áo, sắm một cái quần. Thấy vừa, đẹp thì “ mặc” lâu lâu một chút, không thấy ưng ý thì lại thay ra ngay và chuyển sang chiếc khác. Một bộ phận sinh viên hiện nay đang đánh đồng tình yêu với tình dục. Nhiều người trong số họ quan hệ với bạn trai/ bạn gái mà thậm chí còn không nắm rõ quá khứ của nhau. Tiền sử những bệnh lây truyền qua đường tình dục của đối phương lại càng mù mịt. Học thức cao nhưng không ít đôi thiếu nghiêm trọng những kiến thức sinh sản giới tính. Hậu quả là tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam đứng hàng cao nhất thế giới và không ít “ nam thanh nữ tú” phải lén lút, vội vàng đến những phòng khám hoa liễu chữa trị căn bệnh “ khó nói”. Khám chữa không đến nơi đến chốn, nhiều bạn đã phải trả giá quá đắt cho những phút giây lầm lỡ khi không còn khả năng sinh con.
Nguy hiểm nhất là tình trạng “ tình cho không biếu không”, những cô gái có tiểu sử tình dục không rõ ràng tự động đến sống chung với các nam sinh viên. Họ chỉ cần có chỗ ăn ở còn không cần yêu cầu gì khác. Đây thực chất là những cô gái bán hoa đã hết thời tìm cách mồi chài, chéo kéo những sinh viên vốn tò mò, thích của lạ. Đây là những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm HIV rất cao. Mới đây, cái chết của một nam sinh trường TL vì bị nhiễm HIV từ những cô gái “ cho không biếu không” này đã dấy lên dư luận lo ngại trong xã hội về thực trạng nhức nhối này.
Trong lĩnh vực giao tiếp
Nền kinh tế thị trường không chỉ có ảnh hưởng tới lối sống của sinh viên trong lĩnh vực học tập sinh hoạt mà còn có nhiều tác động tới hoạt động giao lưu, giao tiếp, ứng xử của sinh viên.
Tác động tích cực
Dưới tác động của nền kinh tế thị trướnginh viên Việt Nam trở nên tự tin hơn khi giao lưu với mọi người, họ năng động hơn, tham gia nhiệt tình vào những hoạt động xã hội, những công việc chung của trường lớp. Họ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm sống quý báu từ đó cải thiệnlại mình đồng thoi hoc hỏi thêm nhiều kinh nghiệm sống mới tốt đẹp hơn, giúp ích cho họ nhiều hơn, giúp họ thành công hơn trong cuộc sống của chính bản thân mình trong hiện tại và cả khi sau này bước ra ngoài xã hội với tư cách là một công dân chân chính.
Sự thành công của một nhân viên không chỉ phụ thuộcvào tính chuyên nghiệp và sự siêng năng mà còn ở các mối quan hệ cá nhân với kĩ năng giao tiếp của họ. Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm với các đối tượng giao tiếp.
Theo các kết quả khảo sát, thất bại trong giao tiếp thường không phải do khác biệt văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ, nhiều người vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp với cấp trên hoặc cấp dưới của mình, dù rằng họ cùng nói một thứ tiếng và có chung một nền văn hóa. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể giao tiếp hiệu quả nếu cả hai phía đều biết lăng nghe và thấu hiểu lẫn nhau.
Hiện nay mối quan hệ và ứng xử văn hóa trong các đơn vị, trường học bước đầu được chú trọng. Nhiều trường học đã xây dựng những quy tắc, quy định về ứng xử văn hóa và áp dụng có hiệu quả, kết quả là nhiều trường có chuyển biến tích cực. Giáo viên, sinh viên, học sinh có ý thức hơn trong việc chấp hành nội quy quy chế. Tính nhân văn trong ứng xử văn hóa của giáo viên, sinh viên được nâng cao góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống của cán bộ giáo viên nhất là đối với học sinh sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng.
Tác động tiêu cực
Cách ăn nói của sinh viên thay đổi, nhiều khi hơi ngỗ ngược. Từ lâu, trở thành sinh viên là mơ ước và mục tiêu phấn đấu của những người trẻ. Trong mắt mọi người sinh viên là người học cao, hiểu biết rộng, ăn nói lịch sự có văn hóa. Nhưng… “ Em ơi! Anh bảo này… Trời ơi, xinh thế mà vừa câm vừa điếc”. Mấy cậu sinh viên bước ra khỏi cổng trường đã “vỗ mặt” một cô gái chưa từng quen biết bằng một câu như thế. Khi tôi nói, mấy cậu chỉ cười: “ Đùa cho vui ấy mà”.
Sinh viên bây giờ nói tục, chửi bậy khá phổ biến. Các bạn nam không ngại lôi tên ôn g bà, cha mẹ mình ra để giao tiếp. Một lần đến xóm trọ của mấy cậu bạn học trường cao đẳng xây dựng, thấy mọi người toàn gọi nhau bằng “tên húy” của bố mẹ. Nhất là khi tên chữ của các cụ có điều gì đó đặc biệt. Ngay cả phái được mệnh danh là ăn nói dịu dàng thì cũng nói bậy thả phanh chẳng chút ngượng miệng.
Có lần H (sinh viên trường đại học Hà Nội) nói về cô bạn của mình: “Mẹ…con ấy “chim lợn” thế không biết, dám cắn xe của bạn thân tao chứ”. Nói tục chửi bậy, thậm chí đã nói những từ rất tục là một thói quen xấu và rất khó sửa. Vậy mà nhiều sinh viên vẫn vô tư: “ Phải ăn nói vô tư thì sống với nhau mới thoải mái được…”
Nhìn từ góc độ khác, vấn đề ngôn ngữ sinh viên cần phải bàn đó là thận trọng: “sinh viên hóa từ ngữ”, những kiểu ăn nói tiếng lóng mà rất nhiều “ét vê” hay dùng là “ổn áp” – thi qua; “tắt điện”, “vào vòng 2” – thi trượt. Khi “cà phê” hay “sunsik bồ kết” em nào thì phải kiểm tra “hàng” để rồi “shut down” luôn. Nếu nàng thuộc dạng “mình cao” thì phải “đầu tư” và “nạp điện”, còn lúc bị người cho “leo cây” thì đích thị là “seven love” – thất tình. Ngôn ngữ sinh viên khiến không ít ông bố bà mẹ lắc đầu “chẳng biết chúng nó nói thứ ngôn ngữ gì”.
Trang phục giảng đường: Cái sự mặc của sinh viên ta giờ cũng khiến không ít người phải kinh ngạc và lắc đầu không nói. Đối với sinh viên con nhà giàu mốt bây giờ là tóc “kiểu xoăn mì tôm”…, đến trường phải là xe @, hay tay ga xịn kèm theo là nhẽng phụ kiện của một dân hightech chính hiệu: laptop, điện thoại di động… Không ít sinh viên với trang phục rất “mát” quần ngố, váy ngắn, váy dài, áo không hở trước thì hở sau, không còn xa lạ gì với giảng đường đại học. Những mốt ngắn mốt dài không mấy kín đáo đã len lỏi trên những giảng đường. Đáng buồn là tình trạng sinh viên chạy theo mốtmù quáng, lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” để rồi hậu quả là những bộ trang phục giảng đường nhố nhăng, mà chẳng nhà thiết kế thời trang nào dám nghĩ tới. Cái ngông của những cô cử, cậu cử tương lai không biết có tôn tạo vẻ đẹp hơn không, nhưng những trang phục cũng là “bộ mặt”, là “nước sơn” của văn hóa nhân cách con người. Vẫn biết rằng “người đẹp vì lụa” nhưng phải biết cách ăn mặc mới tạo ra phong cách của cá nhân, giới trẻ nhất là sinh viên cần ăn mặc sao cho vừa làm đẹp cho mình vừa thể hiện sự tôn trọng cô thầy, bạn bè và xã hội.
Văn hóa giao tiếp thể hiện nhân cách đạo đức con người. Vì thế chúng ta hãy thẳng thắn nhìn nhận lại để có những hành vi giao tiếp đẹp lòng người.
Đặc biệt đối với đạo đức nền kinh tế thị trường cũng có những ảnh hưởng nhất định rất phức tạp có thể khái quát mặt tích cực và tiêu cực của nó như sau:
Mặt tích cực:
Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, nâng cao tổng công lợi xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt, trong đó có đạo đức. Con người tham gia vào hoạt động kinh tế thị trường về nhân cách được đọc lập, tự do, co quyền bình đẳng trong cạnh tranh, giữ chữ tín trong trao đổi và tăng cường quan tâm phát triển lợi ích chung của toàn xã hội.
Tham gia vào kinh tế thị trường con người có điều kiện phát triển nhân cách cá nhân: tính quyết đoán, tử chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp dược khẳng định.
Mặt tiêu cực:
Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, cớ chế thị trường cũng gây ra hàng loạt những hiện tượng tiêu cực đói với đạo đức và tiến bộ xã hội.
Đó là, sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, từ đó làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội.
Kinh thế thị trường dễ nảy sinh những tệ nạn xã hội: tham nhũng, tội phạm, bạo lực. Đó là sự kích thích lòng tham lợi, dẫn đến khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như sức lực của người lao động. Kinh tế thị trường kich thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lí. Đặc biệt, đối với những nước mới bước vào kinh tế thị trường, sự dụng dộ giữa kinh tế thị trường và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cũng trở thành một vấn đề nan giải.
Tóm lại, nền kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ vào lối sống sinh viên. Nó không những tác động làm cho sinh viên có nhiều điều kiện phảt triển hơn đồng thời còn giúp cho sinh viên có điều kiện học hỏi các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Song bên cạnh cái tốt dễ nhận thấy thì một loạt các vấn đề tiêu cực được đặt ra trong lối sống của sinh viên trong nền kinh tế thị trường. Lối sống ấy mất dần những phẩm chất, những truyền thống mà sinh viên ngày trước đã có. Nó làm cho đất nước chậm phát triển. Phần thực trạng lối sống giúp ta nhận thấy được hai mặt đó để có thể dưa ra biện pháp khắc phục.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và điều chỉnh những hạn chế của nền kinh tế thị trường tới lối sống sinh viên.
Ngày nay những đặc trưng, xu thế lớn của thời đại và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã tác động mạnh mẽ tới lối sống, đạo đức của con người. Lối sống của xã hội đang có những biểu hiện hết sức phức tạp, gồm cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, yếu tố tiến bộ lẫn bảo thủ, cả những giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Trong bài phát biểu tại Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại quốc hội lần thứ VII (26-29/11/1997), đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười cho rằng: “ Trong một bộ phận thanh niên có những bộ phận tiêu cực và suy thoái đạo đức là do họ đã để mất đi lẽ sống của mình. Sống không có lý tưởng thì con người sẽ không còn nghĩ đến tương lai của đất nước, không còn niềm vui chân chính của đời sống tinh thần mà chỉ sa vào tìm kiếmnhững hưởng thụ vật chất tầm thường thấp kém. Vì vậy đi vào cơ chế thị trường càng phải coi trọng việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên”. Đồng chí Đỗ Mười cũng nhấn mạnh rằng: “Đi đôi với giáo dục lý tưởng cách mạng, Đoàn cần tạo điều kiện cho thanh niên rèn luyện nhân cách đạo đức và lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng luật pháp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chống lối sống thực dụng buông thả, ích kỉ, sa vào các tệ nạn xã hội, dẫn đến những hành vi phạm pháp gây nhức nhối cho gia đình và xã hội”
Do đó, căn cứ vào thực trạng lối sống của sinh viên trong xã hội nói chung và yêu cầu xây dựng con người mới, nền văn hóa xã hội mới, chúng ta cần phải quan tâm tới giáo dục lối sống, phải đưa ra những phương hướng, biện pháp giáo dục cho sinh viên để họ thực sự trở thành chủ nhân của đất nước. Và để xây dựng lối sống lành mạnh cho sinh viên nói chung và sinh viên Hà Nội nói riêng, một lối sống phù hợp với thời đại, mang đặc trưng sinh viên, đậm đà bản sắc dân tộc, sống có lý tưởng hoài bão, có định hướng giá trị và động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn lối sống năng động tích cực tham gia các hình thức học tập và các hoạt động một cách hợp lý lành mạnh phù hợp với điều kiện sống cụ thể của đất nước, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp để xây dựng lối sống sinh viên nói chung và sinh viên Hà Nội nói riêng như sau:
Phát huy những ảnh hưởng tích cực trong lối sống sinh viên
Phát huy và nâng cao vai trò chủ thể của sinh viên trong việc xây dựng đời sống văn hóa cho đối tượng sinh viên. Sinh viên là đối tượng cụ thể của xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên và chịu sự tác đông của lối sống này. Họ phải có khả năng, ý thức tham gia vào việc xây dựng và điều chỉnh lối sống văn hóa cho mình khi cần thiết. Phương pháp tốt nhất để sinh viên thưch hiện vấn đề này là phương pháp đồng tham gia và cả quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện lối sống văn hóa cho chính họ.
Phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta mà sinh viên đã và đang làm được như: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, tham gia hiến máu nhân đạo, tham gia tinh nguyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...
2. Khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong lối sống sinh viên
a) Tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục tư tưởng chính trị, hình thành quan điểm sống khoa học và cách mạng, sống có lý tưởng có lẽ sống, có ý thức về dân tộc và thời đại, về cá nhân và xã hội, vì tất cả hững cái đó hình thành nên tích cực của lối sông sinh viên. Trong việc đổi mới giáo dục- đào tạo không chỉ chú ý đến nội dung mà còn hết sức quan tâm đến đổi mới cách học, đổi mới phương thức học tập của sinh viên, tránh lối học thụ động, học vẹt, học đẻ chống đối mà phải học để lấy kiến thức; học phải đi đôi với thực hành để đào sâu được kiến thức hơn, để tránh việc học lý thuyết xa rời với thực tiễn.
b) Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị, tạo điều kiện sống thuận lợi cho học tập và sinh hoạt ở các tường học. Sinh viên phải có thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học chuyên ngành, phòng học đa năng… thì mới có thể đổi mới được phương pháp học tập; sinh viên có nơi ăn chốn ở ổn định, có chỗ vui chơi, giải trí mang giá trị lành mạnh mới mong xây dựng được nếp sống văn hóa, xa rời được những hoạt động tiêu cực, tệ nạn xã hội.
Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của các tổ chức đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên, hội sinh viên về nội dung, nhiệm vụ xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên. Đồng thời tổ chứccác hoạt động của trường, đoàn thanh niên, hội sinh viên cần phải thu hút được đông đảo sinh viên tham gia nhằm tăng cường kiểu sống tích cực.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan văn hóa trong việc quản lý văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa, nghệ thuật thông tin trong điều kiện của cơ chế thị trường nhằm sàng lọc và loại bỏ những nọc độc phản văn hóa, có ảnh hưởng xấu đến lối sống của sinh viên nói chung và sinh viên Hà Nội nói riêng. Đặc biệt tạo việc làm phù hợp, tạo cơ hội học tập cho những sinh viên xuất sắc để họ có thể đạt tới những đỉnh cao tài năng.
Xây dựng những chuẩn mực giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xã hội, cộng đồng, gia đình trong việc xây dựng môi trường văn hóa. Đây là biện pháp đúng dắn và có giá trị khả thi trong việc xây dựng lối sống văn hóa, văn minh đối với thanh niên giúp họ biết phân biệt, lựa chọn và tiếp nhận những giá trị văn hóa thích hợp cho mình trong nền kinh tế thị trường và giao lưu với thế giới.
Xây dựng các cuộc vận động lớn trong cả nước về lối sống như cuộc vận động “ Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ chức các cuộc vận động như thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh, tham gia hiến máu cứu người. Để từ các hoạt động đó giúp thanh niên rèn luyện bản thân, xác định cho mình lý tưởng sống thông qua các hoạt động mình tham gia.
Coi xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên là trách nhiệm của toàn xã hội, là công việc thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản, vừa lâu đà giúp thanh niên biết phân biệt cái có ý nghĩa, cần thiết đối với họ với cái vô nghĩa, cái không bản chất trong lối sống.
Giáo dục các giá trị truyền thống chủ yếu là lòng yêu nước, trung thành với Đảng, trung thành với chế độ Xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kế, tinh thần quốc tế trong sáng, tinh thần lao động, ý thức tự lực tự cường, lòng tự hào dân tộc… Giáo dục đạo đức gắn liền với giáo dục lý luận chính trị, vì người có lập trường chính trị, có tri thức về lý luận chính trị sễ có nhận thức đúng và giải quyết thỏa đáng những vấn đề về đạo đức cách mạng trong xã hội ngày nay. Và ngoài ra còn giáo dục tính dân chủ Xã hội chủ nghĩa, tôn trọng kỷ cương pháp luật, giáo dục lao động, đặc điểm và bồi dưỡng phẩm chất tâm lý lành mạnh tốt đẹp.
Giáo dục các giá trị hiện đại như hướng vào bảo vệ môi trường tự nhiên, năng lực hòa nhập với cộng đồng sáng tạo cái mới, hài hòa và quan hệ ứng xử với tự nhiên xã hội, với bản thân mình, hướng đến các giá trị tinh thần trong sáng.
Kiên trì giáo dục, thuyết phục và vận động khắc phục tình trạng truyền thụ một chiều, phải tác động để phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác có đối tượng giáo dục, giúp sinh viên thay đổi nhận thức, hình thành niềm tin và hoạt động theo tấm gương Hồ Chí Minh. Cần đa dạng hóa các hình thức giáo dục thông qua các hội thi tìm hiểu đổi mới cách truyền dạy, để đoàn viên thanh niên hiểu và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh một cách không khô khan gò bó.
Như vậy, mỗi biện pháp, mỗi định hướng đưa ra giúp sinh viên khắc phục được phần nào lối sống của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đòng thời thông qua đó đòi hỏi các cơ quan, tổ chức quản lý sinh viên cần có những quan tâm hơn nữa để tạo điều kiện cho sinh viên phát huy toàn diện về mọi mặt để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
KẾT LUẬN
“Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước” đó chính là thông điệp cho tất cả mọi người trong cộng đồng. Muốn đất nước ta phát triển thì điều đầu tiên cần quan tâm đến chính là thế hệ thanh niên những người chủ của tương lai đất nước. Chính vì vậy mà Bác Hồ đã từng nói:
“ Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”
Chính câu nói của Bác đã nói lên được vai trò to lớn của thanh niên đối với đất nước. Một đất nước muốn phát triển bền vững điều đầu tiên cần phải có là đội ngũ thanh niên với kiến thức sâu rộng, với lý tưởng sống tốt đẹp. Điều đó được thể hiện tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng, trong bối cảnh đất nước chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, Đảng ta đã đề xuất việc: “xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống” và “hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, Tr.113). Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về văn hóa coi tư tưởng, đạo đức, lối sống có quan hệ mật thiết đến một tổ hợp thành một vấn đề trọng tâm và cấp bách trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.Vì vậy ngày nay sinh viên nói chung, và sinh viên Hà Nội nói riêng ngoài việc trau dồi vốn kiến thức sâu rộng về chuyên ngành của mình và còn phải trau dồi kiến thức trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống. Đồng thời mỗi người phải tự tạo ra cho mình một lối sống tốt đẹp. Đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà mọi người vẫn đang gìn giữ và phát huy.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường, mở cửa thúc đẩy xã hội hóa và hiện đại hóa lối sống, đạo dức và chuẩn xã hội, từ đó tạo nên sự giao lưu, phát triển và cả biến động thường xuyên của lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội do sự tác động của xu hướng văn hóa đại chúng. Ngày nay một bộ phận sinh viên nói chung, sinh viên Hà Nội nói riêng đang mất dần những phẩm chất tốt đẹp mà thanh niên cần phải có. Họ có những quan điểm cũng như lối sống chưa tốt. Song bên cạnh những lối sống chưa tốt, không lành mạnh thì một bộ phận không nhỏ sinh viên có lối sống tốt phù hợp với truyền thống của đất nước. Tuy nhiên những lối sống không tốt cũng cần phải được khắc phục để những sinh viên như vậy có thể góp một phần sức mình vào việc xây dựng đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn của cuộc sống xã hội, thực trạng lối sống sinh viên những năm qua và mong muốn góp phần tìm ra giải pháp nhằm phòng ngừa và ngăn chặn sự xuống cấp của lối sông sinh viên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của kinh tế hị trường tới lối sống của sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, tham khảo các tài liệu có liên quan, khảo sát thực tế và xin ý kiến của một số chuyên gia, khoa học trong lĩnh vực lối sống và giáo dục lối sống, đề tài đã góp phần làm sáng tạo lý luận về lối sống, về ảnh hưởng của kinh tế thị trường tới lối sống của sinh viên, phân tích khá toàn diện và đầy đủ về thực trạng, nguyên nhân, đồng thời đưa ra những giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động giáo dục lối sống lành mạnh cho sinh viên ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu về lối sống sinh viên là một chủ đề nghiên cứu khó, khó cả về nội dung khoa học lẫn việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Điều này đã đưa đến không ít khó khăn cho việc thu thập tài liệu, khảo sát thực tế cũng như xin ý kiến các chuyên gia. Trong phạm vi một đề tài nghiên cứu của sinh viên, tác giả đã cố gắng trình bày những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất mà chưa thể nghiên cứu một cách tỉ mỉ, chi tiết tất cả các vấn đề có liên quan đến lối sống sinh viên. Kết quả nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu lý luận và thực tiễn ban đầu, chưa thật hoàn chỉnh và sâu sắc. Chính vì vậy, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thanh Bình (1995), Xây dựng nội quy và biện pháp giáo dục lối sống lành mạnh trong quan hệ bạn bè khác giới của học sinh phổ thông”, Tạp trí Nghiên cứu giáo dục, 6, tr.12.
Phong Châu, Nguyễn Trọng Thụ (1983), Lối sống của chúng ta, NXB Sự thật, Hà Nội.
Trần Độ (chủ biên), Quang Đạm, Lê Như Hoa, Nguyễn Văn Hy, Lê Anh Trà, Nguyễn Khắc Viện, Hoàng Vinh (1983), Bàn về lối sống và nếp sống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hóa, Hà Nội.
Trần Thị Minh Đức (1995), “Ảnh hưởng của môi trường kí túc xá sinh viên đến lối sống sinh viên nội trú”, Tạp chí Phát triển giáo dục, 6, tr.12.
Xuân Hà (1993), “Sinh viên Việt Nam, những xu hướng mới”, Báo Tiền phong chủ nhật, 43.
Phạm Minh Hạc (1996), “Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới”, Tạp trí Nghiên cứu giáo dục, 4.
Lê Như Hoa (1993), Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội.
Văn Hùng (1994), “Thanh niên với lối sống thời mở cửa”, Tạp trí Thông tin khoa học thanh niên.
Đỗ Huy, Trường Lưu (1993), Sự chuyển đổi các giá trị trong văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Vũ Khiêu (1983), “Lối sống là gì?”, Tạp trí Xã hội học, tr.2.
Tương Lai (1983), Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới, NXB Sự thật.
Nguyễn Lân (1997) (chỉnh lý và bổ sung), Từ điển tiếng việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Thanh Lê (1980), Lối sống xã hội chủ nghĩa, NXB Phổ thông, Hà Nội.
Đỗ Long (1996), “ Lối sống và nhân cách của thanh niên”, Tạp chí Tâm lý học, (8).
Nguyễn Quang Ngọc (2007), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục.
Hoàng Bá Thịnh (1990), “Thanh niên sinh viên thực trạng và suy nghĩ”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (8).
Hoàng Bá Thịnh (1991), “Về chất lựong học tập của sinh viên hiện nay, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (6).
Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Quang Uẩn (1993), “Một số biểu hiện và định hướng giá trị của thanh niên, sinh viên hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 6, tr.12.
Nguyễn Hồng Vinh (1992), “Xây dựng nếp sống mới trong sinh viên”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (12).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến lối sống sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.docx