Ảnh hưởng của nghề hoa kiểng đối với kinh tế, văn hóa - Xã hội phường Tân Quy đông. Cơ hội, thách thức và các giải pháp cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông phát triển hơn trong tương lai

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 . Về mặt khoa học - Sa Đéc là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Đồng Tháp, được hình thành từ rất sớm. Ở đây có nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có làng nghề trồng hoa kiểng ở phường Tân Quy Đông. Làng hoa này được xem là cái nôi của làng hoa kiểng Sa Đéc - vựa hoa kiểng lớn nhất miền Nam. - Làng hoa kiểng Tân Quy Đông được hình thành từ rất sớm, trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng làng hoa kiểng Tân Quy Đông vẫn đứng vững và từng bước phát triển, trở thành làng hoa chủ đạo của Đồng bằng sông Cửu Long - một trong những làng hoa nổi tiếng của cả nước. - Chọn đề tài “Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc nghiên cứu Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc - vốn là vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu sử học, văn học, nhà thơ, nhà kinh doanh, giới báo chí quan tâm. 1.2. Về mặt thực tiễn - Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông trong làng hoa kiểng của cả nước. Xét từ gốc độ đó, đề tài góp phần vào việc đáp ứng nguyện vọng của các thế hệ trồng hoa, những người dân đã từng sống và gắn bó tại làng hoa kiểng Tân Quy Đông - Sa Đéc nói riêng và những người dân trồng hoa kiểng cả nước nói chung hiện nay. - Đề tài góp phần làm tư liệu để biên soạn lịch sử làng nghề địa phương, sử dụng vào việc giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường THCS, THPT. Đề tài góp phần giáo dục tinh thần yêu nét đẹp văn hóa truyền thống của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và của dân tộc nói chung sẽ mãi trường tồn. - Trong đề tài tôi có sưu tầm danh sách những người đã từng gắn bó với làng hoa và đã trở thành những nghệ nhân. Đây là tài liệu đáng tin để các cấp chính quyền có những chính sách thiết thực với những người trồng hoa kiểng, để tạo nơi đây thành khu du lịch phục vụ cho khách tham quan và người dân trong tỉnh nhà. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Từ trước tới nay đã có nhiều tài liệu, nhiều bài báo viết về làng hoa kiểng Tân Quy Đông như: Tạp chí cây cảnh Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Đồng Tháp xưa và nay, báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên Đặc biệt, tác giả Lê Kim Hoàng với “Làng hoa Tân Quy Đông - Sa Đéc” đã nghiên cứu về: + Vị trí địa lí và sự hình thành làng hoa kiểng Tân Quy Đông + Những người trồng hoa kiểng đầu tiên ở Tân Quy Đông + Các thế hệ trồng hoa kiểng ở Tân Quy Đông + Tư Tôn - Nghệ nhân sáng lập “Vườn hồng Tư Tôn” Năm 2007, Đài truyền hình Việt Nam có bộ phim tư liệu Làng hoa kiểng Sa Đéc, trong bộ phim này đã giới thiệu nhiều về làng hoa kiểng Tân Quy Đông. Năm 2008, Đài truyền hình Đồng Tháp có quay bộ phim tư liệu với chủ đề Kiểng và đời,nói về triết lý của một số loài hoa kiểng. Năm 2009, Đài truyền hình Đồng Tháp có quay hai bộ phim tư liệu: Hoa Sa Đéc vươn xa; Hoa và Tết. Những tài liệu trên chỉ mang tính giới thiệu khái quát và mang tính du lịch, chưa phải là những công trình nghiên cứu toàn diện về làng hoa kiểng Tân Quy Đông. Tuy nhiên, đó là những tài liệu tham khảo quí báu để tôi kế thừa thực hiện đề tài này. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài: 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) - Các nghệ nhân đầu tiên đã có công sáng lập làng hoa kiểng Tân Quy Đông - Những người tham gia lao động trực tiếp trong làng nghề trồng hoa kiểng ở Tân Quy Đông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Sự hình thành làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) - Quá trình phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) - Ảnh hưởng của nghề hoa kiểng đối với kinh tế - xã hội phường Tân Quy Đông - Cơ hội, thách thức và các giải pháp, kiến nghị để làng hoa kiểng Tân Quy Đông phát triển hơn trong thời gian tới. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) Về thời gian: Từ khi hình thành làng hoa kiểng Tân Quy Đông cho đến năm 2009. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu - Để giải quyết nội dung đề tài đặt ra, tôi sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu sau đây: + Biên bản phỏng vấn các nghệ nhân đã từng gắn bó với làng hoa kiểng Tân Quy Đông + Các tài liệu, sách, báo, bài viết nói về làng hoa kiểng Tân Quy Đông. + Nguồn tài liệu điền dã. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nội dung đề tài đặt ra, tôi sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp logic và phương pháp lịch sử. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như phỏng vấn, sưu tầm, phân tích, quan sát, điền dã, xử lí tài liệu, so sánh 5. Đóng góp của luận văn - Đây là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông - Sa Đéc trong làng hoa kiểng của cả nước. - Rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình trồng và bảo vệ làng hoa, kiểng - Một số giải pháp, ý kiến, đề xuất về việc duy trì và phát triển cho làng hoa, có thể phục vụ khách tham quan, du lịch trong và ngoài tỉnh - Là tài liệu biên soạn lịch sử làng nghề địa phương, sử dụng giảng dạy lịch sử địa phương. Góp phần vào việc giới thiệu về quê hương, con người Đồng Tháp. Đồng thời góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề truyền thống tỉnh Đồng Tháp. Qua đó giúp những người thưởng thức hoa kiểng nâng cao nhận thức về những giá trị thẩm mĩ, nhận thức về cái đẹp của thiên nhiên. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1. Khái quát về làng hoa kiểng Tân Quy Đông Chương 2. Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông Chương 3. Ảnh hưởng của nghề hoa kiểng đối với kinh tế, văn hóa - xã hội phường Tân Quy đông. Cơ hội, thách thức và các giải pháp cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông phát triển hơn trong tương lai.

doc95 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của nghề hoa kiểng đối với kinh tế, văn hóa - Xã hội phường Tân Quy đông. Cơ hội, thách thức và các giải pháp cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông phát triển hơn trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa bàn đã có những chuyển biến nhanh chóng nhất là trong lĩnh vực phát triển sản xuất và kinh doanh hoa kiểng một nghề truyền thống lâu đời của nhân dân phường Tân Quy Đông kết quả đạt được của phường trong 5 năm qua như sau: Năm 2005: + Tổng diện tích trồng hoa kiểng là: 105 ha. + Tổng số giỏ sản xuất trong năm khoảng: 3,7 triệu giỏ và cây + Tổng giá trị sản xuất kinh doanh hoa, kiểng trên địa bàn theo thống kê khoảng 13.650 tỷ đồng. (phụ lục 3). Năm 2006: + Tổng diện tích trồng hoa kiểng là: 140,7 ha. + Tổng số giỏ sản xuất trong năm khoảng: 5,1 triệu giỏ và cây + Tổng giá trị sản xuất kinh doanh hoa kiểng trên địa bàn phường theo thống kê khoảng 22.512 tỷ đồng. (phụ lục 4). Năm 2007: + Tổng diện tích trồng hoa kiểng là: 150,1 ha. + Tổng số giỏ sản xuất trong năm khoảng: 5,7 triệu giỏ và cây. + Tổng giá trị sản xuất kinh doanh hoa kiểng trên địa bàn phường theo thống kê khoảng 28.519 tỷ đồng. (phụ lục 5) Năm 2008: + Tổng diện tích trồng hoa kiểng là: 170,1 ha. + Tổng số giỏ sản xuất trong năm khoảng: 6,1 triệu giỏ và cây. + Tổng giá trị sản xuất kinh doanh hoa kiểng trên địa bàn phường theo thống kê khoảng 32.319 tỷ đồng. (phụ lục 6). Năm 2009: + Tổng diện tích trồng hoa kiểng là: 190,3 ha. + Tổng số giỏ sản xuất trong năm khoảng: 7,6 triệu giỏ và cây. + Tổng giá trị sản xuất kinh doanh hoa kiểng trên địa bàn phường theo thống kê khoảng 38.692 tỷ đồng. (phụ lục 7). Trong 5 năm (2005-2009) diện tích và sản lượng hoa kiểng không ngừng tăng lên (phụ lục 9). Năm 2006 diện tích trồng hoa kiểng tăng 35,7 ha so với năm 2005, tổng thu nhập bình quân tăng 8,862 tỷ đồng so với năm 2005. Năm 2009 diện tích hoa kiểng tăng 20,2 ha so với năm 2008, tổng thu nhập bình quân tăng 4,6 tỷ đồng so với năm 2008. Tóm lại, từ năm 2009 diện tích trồng hoa kiểng tăng 85,3 ha so với năm 2005, tổng thu nhập bình quân tăng 19,2 tỷ đồng so với năm 2005. [UBND phường Tân Quy Đông]. Ngoài ra, hoa kiểng không những xuất trong, ngoài tỉnh mà còn xuất ra thị trường nước ngoài như: Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan … Tổng số cây kiểng xuất ra nước ngoài như sau : + Năm 2005 khoảng: 210.000 giỏ. + Năm 2006 khoảng: 440.000 giỏ. + Năm 2007 khoảng: 470.000 giỏ. + Năm 2008 khoảng: 570.000 giỏ. + Năm 2009 khoảng: 690.000 giỏ. Vậy năm 2009 sản lượng hoa kiểng tăng 480.000 giỏ so với năm 2005. Tóm lại: Diện tích và sản lượng hoa kiểng không ngừng tăng lên. Nghề trồng hoa kiểng là một nghề có truyên thống lâu đời ở phường Tân Quy Đông, có thế mạnh trong kinh tế nông nghiệp. Hoa kiểng phường Tân Quy Đông có nhiều thuận lợi về thời tiết, khí hậu, nguồn nước…đây là yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nhiều loại hoa kiểng, mặc khác qua quá trình sản xuất các nghệ nhân trồng hoa kiểng của phường đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có tay nghề cao. Bên cạnh những giống được lưu trồng nhiều năm của địa phương như: mai vàng, mai chiếu thủy, tùng, vạn niên tùng, nguyệt quế, hồng, cúc mâm xôi, sứ thái, cau kiểng các loại…, những năm gần đây các hộ trồng hoa kiểng còn đầu tư mua nhiều loại giống mới như: xương rồng, cau sâm banh, danh dự, oai hùng, tỷ phú, hoàng phú, hoàng tử, cầu vồng, trang hồng phấn, cúc tiger...từ các nước Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc…với những kinh nghiệm về lai tạo nhân giống và đáp ứng đòi hỏi thị hiếu và nhu cầu thị trường, các hộ trồng hoa kiểng tập trung trồng một số loại chủ lực với số lượng lớn như sau: Hoa thì có các chủng loại như: hồng, cúc, trang, vạn thọ… Cây kiểng có các chủng loại chính như: cau, tùng… Ngoài ra còn có các loại hình hoa kiểng nghệ thuật có giá trị cao như: kiểng cổ, bon sai, kiểng tứ diện, kiểng thế, đang phát triển khá nhanh so với trước. Bên cạnh đó diện tích và sản lượng hoa kiểng ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay trong quá trình đô thị hóa và xây dựng các khu công nghiệp nên chủ yếu hoa kiểng chỉ được sản xuất, tiêu thụ vào các dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên hoa kiểng được sản xuất quanh năm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Trung, Hà Nội và còn xuất khẩu tiểu ngạch sang Campuchia, Lào và một phần Trung Quốc hàng năm trên 8 triệu chậu các loại, tuy vậy nhà vườn vẫn để lại một ít tự mình đem ra chợ Tết bán tuy có lúc vẫn bị dội chợ nhưng nó lại có một thú vui của ngày tết mà không bao giờ thiếu được. Hàng năm cứ vào khoảng 22, 23 tháng chạp nhà vườn thuê xe chở hoa kiểng lên Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh khác để bán. Có người còn mang cả hoa kiểng len lỏi vào các chợ vùng sâu vùng xa phục vụ cho bà con nghèo. Người nào trồng nhiều mang theo 5 - 7 ngàn chậu, ít cũng 2 - 3 ngàn chậu. Nghề trồng hoa kiểng đã góp phần tạo cảnh quan của thị xã thêm tươi đẹp và nhiều hộ gia đình đã tổ chức trưng bày hoa kiểng tại nhà đã trở thành điểm tham quan hoa kiểng hấp dẫn, thu hút số lượng khách du lịch trong và ngoài nước nhất là trong các dịp lễ, tết. Với những kết quả đạt được trong sản xuất hoa kiểng trong những năm qua nêu trên, bên cạnh đó còn có những khó khăn, tồn tại và hạn chế sau: Hiện nay các hộ trồng hoa còn ở phạm vi gia đình, diện tích đất hẹp manh mún nên rất khó qui hoạch chi tiết. Toàn phường đã có một hợp tác xã vừa thành lập vào đầu năm 2008 nhưng hiện nay hợp tác xã đã giải thể, việc phân công trồng theo từng chủng loại chưa thực hiện đồng bộ, số lượng sản phẩm chưa lớn nên chưa đáp ứng nhu cầu thị trường và khả năng cạnh tranh. Nhà vườn trồng hoa kiểng phải tự lo đầu ra để tiêu thụ sản phẩm dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bị thương lái, dịch vụ hoa kiểng chèn ép giá do thiếu thông tin về thị trường hoa kiểng. Hộ trồng hoa kiểng thiếu vốn dài hạn để mở rộng quy mô diện tích. Chưa đầu tư công nghệ mới vào sản xuất như chưa sử dụng màn phủ Polymer (trừ các doanh nghiệp tư nhân) mà chỉ sử dụng nhà lưới kín, hầu hết các hộ trồng hoa gia đình chỉ sử dụng ống nước để tưới tiêu. Bên cạnh đó chưa ứng dụng công nghệ sinh học trong việc lai tạo, nhân giống để nâng cao chất lượng sản phẩm. Kỹ thuật, tay nghề của các hộ trồng hoa kiểng đã tụt hậu so với nơi khác mà nguyên nhân là do người có kinh nghiệm thường “giấu nghề” không muốn dạy cho người khác biết, do tâm lý sợ sản phẩm quá nhiều giá cả sẽ thấp, đời sống bấp bênh. Theo kết quả điều tra một số hộ trồng hoa kiểng ở phường, thì việc cạnh tranh dẫn đến giấu nghề của nhà vườn trồng hoa kiểng là một điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy mà người tiêu thụ có kinh nghiệm sản xuất ngày càng giỏi, người không có kinh nghiệm sẽ sản xuất ngày càng kém chất lượng hơn. Chưa có cán bộ chuyên sâu về nghiên cứu trồng và nhân giống hoa kiểng để hướng dẫn cho nhà vườn trong việc chăm sóc, phòng trị bệnh trên hoa kiểng. Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỀ HOA KIỂNG ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI PHƯỜNG TÂN QUY ĐÔNG. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO LÀNG HOA KIỂNG TÂN QUY ĐÔNG 3.1. Ảnh hưởng đối với kinh tế Trồng hoa kiểng là một loại hình sản xuất có giá trị kinh tế cao, thị trường ngày càng rộng mở, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, các giống mới ngày càng được du nhập nhiều và ứng dụng giúp đa dạng chủng loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu người tiêu dùng. Góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế giúp nông dân làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương. Nhìn chung đời sống của người dân trồng hoa ổn định, hầu hết các hộ gia đình nhà cửa đều khang trang, khá giả, có đầy đủ tiện nghi. Làng hoa Tân Quy Đông nổi tiếng là nơi trồng nhiều hoa, kiểng. Đây là nơi cung cấp hoa, cây kiểng cho nhiều địa phương trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy, so với các cây trồng khác, trồng hoa, kiểng có hiệu quả kinh tế cao, bình quân doanh thu 1 ha trồng hoa kiểng đem lại lợi nhuận trong một năm đạt khoảng 200 triệu đồng (theo số liệu điều tra cuối năm 2002 của phòng thống kê và phòng nông nghiệp - Địa chính thị xã Sa Đéc). Theo số liệu điều tra năm 2008 thì 1000 m2 trồng hoa kiểng bà con nông dân thu nhập trung bình từ 30 – 40 triệu đồng/năm. Vậy trung bình 1 ha trồng hoa kiểng thu nhập từ 300 triệu đồng. Tuy nhiên, mức thu nhập ấy còn có thể dao động tùy thuộc vào từng loại cây mà nhà vườn trồng, như trồng kiểng thì thu nhập khác, trồng hoa thu nhập khác. Trồng kiểng mất nhiều thời gian, nhưng thu nhập cao hơn trồng hoa rất gấp nhiều lần. Điển hình như gia đình bác Tống Tấn Nghiệp (Tư Mạnh), là đời thứ 2 (con ông Tống Văn Huệ), với diện tích hơn 6000 m2 trồng kiểng gồm các loại: kiểng lá, tùng hổ phách, cau sâm banh (mỗi cây có giá lên đến 1 triệu đồng)… trong đó có hàng trăm cây vạn niên tùng với giá trị kinh tế cao. Thu nhập bình quân 1.000 m2 từ 50 triệu – 60 triệu đồng/năm chưa trừ chi phí chăm sóc. Với mức thu nhập trên gia đình ông là một trong những triệu phú trong vùng. Ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch phường Tân Quy Đông cho biết, Thời gian gần đây, diện tích và sản lượng hoa kiểng không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, thu hút nhiều hộ tham gia làng nghề, giải quyết được hơn 4200 lao động. Vì vậy, không ít người đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Theo anh Nguyễn Khoa Nam - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam của phường: Nhờ phát triển nghề hoa kiểng, nên những năm qua tỉ lệ hộ nghèo trong phường giảm xuống đáng kể, hiện toàn phường chỉ còn 38 hộ nghèo. Cụ thể như hộ của ông mai Văn Nhàn, số nhà 178 – khóm Tân Hiệp, trước đây là hộ nghèo nhưng nhờ nghề trồng hoa kiểng mà năm 2005 gia đình ông đã thoát nghèo và hiện nay cứ mỗi năm gia đình ông thu nhập được hàng trăm triệu đồng từ nghề trồng hoa kiểng. Ngoài ra, còn có các hộ gia đình khác như hộ của ông Lê Khôi Nguyên, số nhà 413 - khóm Tân Mỹ là một trong những hộ nghèo của phường, với nghề trồng hoa kiểng đến nay gia đình ông dã thoát nghèo. Ông Lê Văn Tiếp, số nhà 135A - khóm Sa Nhiên; ông Huỳnh Văn Nghĩa, số nhà 84C – Khóm Tân Hiệp, năm 2005 là hộ nghèo nhưng với nghề trồng hoa kiểng đến năm 2009 hai ông đã thoát nghèo và hiện tại hai ông là một trong những hộ khá giàu ở phường Tân Quy Đông; Từ đó cho thấy, với nghề trồng hoa kiểng đã có tác động trực tiếp đến nền kinh tế của cư dân trong phường, nâng cao mức sống của người dân. Nghề trồng hoa kiểng tương đối ổn định và có thu nhập cao hơn hơn so với các nghề khác tiêu biểu là nghề trồng lúa. Việc trồng hoa kiểng hiện nay không phân biệt tuổi tác, ngay cả những người trẻ tuổi vẫn có thể trồng và đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao, vẫn có thế làm giàu chính đáng. 3.2. Ảnh hưởng đối với văn hóa - xã hội Nghề trồng hoa kiểng ở Tân Quy Đông dần dần được chuyên môn hóa, người trồng hoa kiểng chỉ việc trồng và chăm sóc. Còn giống, nguyên liệu, giỏ tre để trồng hoa và chậu bằng gốm, sành để trồng kiểng thì nơi khác cung cấp. Chính vì vậy mà từ nghề chính là nghề trồng hoa kiểng đã xuất hiện thêm một số nghề phụ như: đan giỏ tre, cung cấp phân rơm, cây sậy, dây cột, làm chậu gốm, sành, sứ… góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng và người dân ở những vùng lân cận như cung cấp phân rơm ở Lai Vung, tro ở Vĩnh Long, vỏ dừa xay nhuyễn ở Bến Tre… và đặc biệt là nghề đan giỏ tre ở phường An Hòa – thị xã Sa Đéc. Qua khảo sát 4 hộ: Lê Phát Huệ, số 7 – khóm Tân Bình, phường An Hòa – thị xã Sa Đéc ; Nguyễn Văn Chắc, số 91 - khóm Tân Bình, phường An Hòa – thị xã Sa Đéc ; Trần Văn Xê – khóm Tân An, phường An Hòa – thị xã Sa Đéc; Trần Văn Dành – khóm Tân An, phường An Hòa – thị xã Sa Đéc thì trung bình mỗi người đan khoảng 200 giỏ để trồng hoa (giỏ 10, nan 1 thước có sẵn), mỗi người sẽ có thu nhập từ 60000 đồng – 70000 đồng/ngày. Nghề trồng hoa kiểng đã thu hút và tạo công ăn việc làm cho cư dân trong vùng và các địa phương khác. Một số người đã tham gia trực tiếp vào trồng và hoàn thành sản phẩm (gieo trồng, chăm sóc), một số người vận chuyển phân phối sản phẩm. Trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì nghề trồng hoa kiểng đã thu hút và tạo công ăn việc làm cho thanh niên trẻ tuổi ở vùng ven đô thị, góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm thời gian nhàn rỗi và các tệ nạn xã hội ở địa phương. Hoa là món quà không thể thiếu được trong sinh hoạt của cuộc sống đời thường như các ngày Tết, ngày lễ, ngày rằm, mỗi loài hoa đều có ý nghĩa riêng của nó. Trong nhà thờ thì người ta có thể chưng huệ, người dân bình thường thì chưng bông trang, vạn thọ, cúc hay vạn thọ… Nghề trồng hoa kiểng, đặc biệt là chăm sóc kiểng tạo cho con người có tính kiên trì, nhẫn nại, điềm đạm, không hối hả và hấp tấp, tạo cho con người có tâm hồn bao dung, cao thượng, hòa đồng, dễ gần gũi - ảnh hưởng đến nhân cách của con người - yêu cái đẹp và yêu thiên nhiên. 3.3. Cơ hội, thách thức và giải pháp cho làng hoa Tân Quy Đông 3.3.1. Cơ hội, thách thức Hiện nay trong thời kỳ hội nhập mang lại nhiều cơ hội cho làng hoa Tân Quy Đông phát triển. Nhưng bên cạnh đó cũng mang đến nhiều thách thức lớn. Có nhiều tài liệu với nhiều cách phân tích về vấn đề này. Nhưng qua nghiên cứu thì cách phân tích theo hệ thống SWOT là hợp lý nhất. [50, tr. 14-17] * Phân tích SWOT hệ thống sản xuất kinh doanh hoa kiểng Mặt mạnh (Strenghs) - Điều kiện khí hậu tự nhiên thuận lợi như lượng mưa hàng năm cao, số giờ nắng trong năm thuận lợi cho thực vật phát triển như: cúc, vạn thọ, các loại cây nhiệt đới như: mai chiếu thủy, vạn tùng, Dendrobium, phalaenipsis, vạn niên thanh lan … - Nguồn nước tốt đất mặt phù sa đồng bằng sông Cửu Long nhiều dinh dưỡng. - Hệ thống sông rạch phù hợp cho vận chuyển với số lượng lớn, chi phí vận chuyển rẻ và hiệu quả (không bị nắng nóng trong quá trình vận chuyển). - Lao động đa số đều có kinh nghiệm và trình độ sản xuất, được tích lũy lâu đời qua nhiều thế hệ. - Có nhiều nguồn giống mới được nhập thông qua thân nhân nước ngoài. - Là một trung tâm sản xuất hoa kiểng lớn nhất của thị xã Sa Đéc với nhiều chủng loại phong phú và đa dạng. - Đã và đang hình thành các khu du lịch sinh thái là động lực giúp thị trường hoa kiểng phát triển. Mặt yếu (Weaknesses) - Hệ thống sản xuất lạc hậu với trình độ canh tác chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và mang tính thủ công, thiết bị và công nghệ hầu hết lỗi thời. - Vốn đầu tư sản xuất hoa kiểng cao và chu trình sản xuất dài, trong khi đó vốn vay ngân hàng thường là ngắn hạn không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. - Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát là khá phổ biến, sản xuất tự cung, tự cấp chưa thật sự là sản xuất hàng hóa. - Các ngành công nghệ liên quan và hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu như nguồn giống và lai tạo giống còn chậm, công nghệ bảo quản đóng gói còn yếu. - Cơ sở hạ tầng (giao thông thủy lợi…) còn thiếu và yếu, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển. - Tổ chức sản xuất chưa có sự liên kết chặt chẽ, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội chuyên ngành hỗ trợ việc định hướng và tổ chức thực hiện. - Thiếu dự báo về nhu cầu tiêu thụ và khuynh hướng sử dụng hoa kiểng nhất là thị trường ngoài nước. - Hệ thống thông tin còn yếu, nên các hộ nông dân còn tự mày mò sản xuất và tự tiêu thụ, đôi lúc bị tư thương ép giá. Cơ hội (Opportunities) - Nhu cầu hoa kiểng tại thị trường trong và ngoài thị xã Sa Đéc cũng như trong nước và ngoài nước có xu hướng ngày một tăng. - Nhiều chủ trương chính sách của Thành phố Cao Lãnh, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn như: chương trình mục tiêu phát triển hoa, cây kiểng thành phố đến năm 2020; chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010; đề án nâng cao năng lực xuất khẩu và tầm nhìn đến năm 2015; đề án phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020… - Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là thời cơ cho việc phát triển hoa kiểng của địa phương Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc nói riêng và thời cơ cho việc phát triển hoa kiểng của tỉnh Đồng Tháp, của cả nước nói chung. Thách thức (Threatens) - Nhà vườn chưa đủ nguồn vốn sản xuất, phải lệ thuộc vào vốn của nhà nước. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất cũng như khả năng xuất khẩu sản phẩm. - Việc tiêu thụ hoa kiểng mang tính đặc thù theo thời điểm, nhưng việc chuẩn hóa và quản lý chu trình sản xuất chưa được chú trọng, dẫn đến sản phẩm có lúc thừa, lúc thiếu. - Mức độ cạnh tranh tăng cao từ các doanh nghiệp, nhà sản xuất ở các khu vực lân cận trong và ngoài tỉnh. Các nhà vườn phải có sự liên kết thống nhất với nhau trong một tổ chức nghề nghiệp, tạo ra sản phẩm cùng chủng loại, để khi thị trường cần thì chỉ có địa phương mình mới có đủ khả năng cung cấp với số lượng lớn. Ngoài một số cơ hội và thách thức trên, còn có một số cơ hội và thách thức khác: * Cơ hội Làng hoa Tân Quy Đông đã được cả nước biết đến thậm chí thị trường nước ngoài. Vì vậy nó mở ra một cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm để chất lượng hoa kiểng ngày càng nâng cao hơn. Thu nhập và đời sống của người dân ở làng hoa kiểng Tân Quy Đông hiện nay đang được nâng cao, khuynh hướng thưởng ngoạn, hưởng thụ nghệ thuật tạo nhu cầu cao về nguồn cung cấp hoa kiểng. So với các loại cây trồng khác, trồng hoa kiểng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó việc phát triển loại hình du lịch miệt vườn, du lịch làng nghề thúc đẩy việc phát huy củng cố thế mạnh làng hoa kiểng. Ngoài ra, nước ta có đặc trưng là hàng năm lễ hội được tổ chức nhiều ở mọi miền đất nước, ở các thời điểm này hoa kiểng được tiêu thụ mạnh như: Tết Nguyên Đán, chợ xuân, các ngày rằm, Lễ Phật đản, ngày Valentine 14/2, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,… Hiện nay việc giao thương, trao đổi, mua bán các giống cây kiểng mới từ nhiều nguồn trong và nhiều nước được thuận lợi, dễ dàng tạo điều kiện cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông có cơ hội du nhập nhiều giống mới hơn. Một cơ hội nữa là làng hoa có sự quan tâm ngày càng nhiều của chính quyền địa phương và của tỉnh nhà. Ở nước ta có một số cơ sở đào tạo, tập huấn hoa kiểng như: Hội hoa lan cây cảnh Thành phố Hồ Chí Minh, một số trường đại học cũng có chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành hoa viên như trường Đại học Nông Lâm Huế, trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Cần Thơ cũng đang chuẩn bị cho ngành đào tạo này. Hiện nay đất nước trong giai đoạn phát triển rất nhanh: nhiều công trình, khu chung cư, du lịch, nơi nào cũng cần chấn chỉnh qui hoạch đô thị mới, nhà ở…với xu hướng sống hiện đại, người ta tạo ra không gian ánh sáng và cây xanh thân thiện với môi trường, vì vậy nhu cầu hoa kiểng là rất lớn. Trên đây là một số cơ hội cho làng Hoa kiểng Tân Quy Đông nói riêng cũng như làng hoa kiểng Sa Đéc có điều kiện phát triển. * Thách thức Về giống hoa ở Tân Quy Đông ngày càng bị thoái hóa theo thời gian (giống thuần chủng), trong khi đó giống mới được lai tạo thì quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay hoa kiểng ở nước ngoài sẽ có dịp tràn vào nước ta ồ ạt với nhiều giống mới lạ, chất lượng cao. Đó cũng là một áp lực đối với những người sản xuất hoa kiểng. Tình trạng đô thị hóa, mở rộng các khu công nghiệp lớn ra ngoại thành làm diện tích đất trồng hoa bị thu hẹp và trở nên đắt đỏ. Các chất ô nhiễm từ sinh hoạt và công nghiệp như rác thải, nước thải và khí thải từ các khu công nghiệp Sa Đéc đang đe dọa tính bền vững của làng hoa Tân Quy Đông. Các biến động về giá cả, nguồn tiêu thụ bên ngoài bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các rủi ro trong kinh doanh còn khá lớn và chưa được dự báo trước. Trong thời kỳ hội nhập như ngày nay nghề trồng hoa kiểng sẽ phát triển và sẽ có sự cạnh tranh ngày càng lớn. Trồng hoa kiểng hiện nay khó mà dễ. + Khó: Là phải có nguồn hàng để tiếp thị, phải tạo uy tín bằng thương hiệu để quảng bá sản phẩm, phải nhạy bén nghiên cứu thị trường không phải chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài, cả thị trường khó tính, xem thị trường cần gì để tạo nguồn cung cấp. + Dễ: Đây là vấn đề dễ nhưng cũng là nột thách thức lớn cho nhà vườn là họ phải nắm vững kỹ thuật, có một tâm hồn nghệ thuật, sáng tạo cao để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành phải chăng, có uy tín với khách hàng. Một điều quan trọng nữa là phải tạo ra sản phẩm độc quyền, không phải độc quyền cá nhân mà là độc quyền tập thể của một địa phương về một số hoa kiểng nào đó. Dựa vào phân tích bên trong và bên ngoài cho thấy làng hoa Tân Quy Đông có nhiều cơ hội, triển vọng và đang khởi sắc. Tuy nhiên thách thức vẫn lớn hơn. Vì vậy cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài trên tất cả các mặt, để hạn chế những điểm yếu phát huy những điểm mạnh. Đồng thời những giải pháp này còn giúp làng hoa có bước chuẩn bị, tiền đề để chớp lấy thời cơ, tận dụng nó làm cho làng hoa kiểng phát triển và hạn chế những thách thức mới trong giai đoạn hiện nay. Có thể từng bước cạnh tranh với các làng hoa ở các vùng khác như ở: Cái Mơn, Chợ Lách (Bến Tre), Gò Vấp, Đà Lạt... 3.3.2. Giải pháp cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông 3.3.2.1. Về khoa học công nghệ, khuyến nông và bảo vệ thực vật Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới trong chọn giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản, đóng gói. Đặc biệt chú trọng việc tập huấn và thực hiện quy trình sản xuất hoa kiểng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Để thực hiện các mục tiêu thông qua : + Phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, đóng gói hoa kiểng. + Phối hợp cùng Sở Khoa học - Công nghệ, Đại học Cần Thơ để đăng ký thực hiện các đề tài nghiên cứu sản xuất các loại hoa, kiểng lá có thị trường tiêu thụ ở Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ; đề tài nghiên cứu các biện pháp bảo quản, xử lý kéo dài thời gian tươi của hoa (sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, nhiệt độ,…), ra hoa đúng dịp tết, khắc phục các yếu tố bất lợi về thời tiết khi chuẩn bị cho cây ra hoa. + Phối hợp với ngành nông nghiệp, các viện trường thực hiện các mô hình sản xuất hoa kiểng theo hướng công nghệ cao (đầu tư hệ thống tưới tự động, tưới bón định lượng…), tập trung kĩ thuật phòng trừ sâu bệnh trên hoa kiểng. Trồng hoa, cây kiểng là một ngành sản xuất mang tính công nghệ cao, hiện đại. Do vậy, yêu cầu cần có các vật tư kỹ thuật chuyên dùng phục vụ trong suốt quá trình, từ các yếu tố đầu vào, quá trình trồng, cũng như các công nghệ áp dụng cho bảo quản, vận chuyển không chỉ giữ nguyên mà còn tăng giá trị của sản phẩm. Xây dựng các trung tâm giao dịch, siêu thị nông nghiệp, trung chuyển sản phẩm phục vụ cung ứng vật tư thiết bị cơ giới hóa cho nhà vườn, đấu giá sản phẩm hoa kiểng, quan hệ ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ. Đây cũng là kênh giới thiệu kỹ thuật canh tác mới, hiện đại cho nhà vườn một cách nhanh nhất. Một trong những đặc thù của ngành sản xuất hoa kiểng là canh tác không cần đất, chỉ dùng giá để giữ ẩm và dinh dưỡng được cung cấp trực tiếp thường xuyên theo yêu cầu phát triển của cây. Do vậy, việc nghiên cứu sản xuất các loại phân bón chất kích thích sinh trưởng chuyên dùng là một yêu cầu bức thiết. Hiện nay các sản phẩm có chất lượng cao chúng ta đều phải nhập và giá thành quá cao. Vì vậy nên có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong địa phương tham gia nghiên cứu sản xuất các loại phân bón, chất kích thích có chất lượng cao phục vụ cho sản xuất theo yêu cầu. Do được trồng trong môi trường nóng, ẩm độ cao, là điều kiện rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, nhất là bệnh. Quản lý sâu bệnh hại của hoa, cây kiểng chưa có những nghiên cứu đầy đủ, hệ thống. Hiện nông dân chỉ làm theo kinh nghiệm là chính nên cần nhanh chóng nghiên cứu, tiếp nhận một cách bài bản các đối tượng gây hại cho từng chủng loại hoa, cây kiểng và biện pháp phòng trị hữu hiệu. Từ đó xây dựng các cẩm nang phổ biến rộng rãi cho nông dân, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các loại thuốc đặc trị cho hoa và cây kiểng. Như vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của nghề trồng hoa kiểng ở địa phương trong thời gian tới. Sử dụng chính sách khuyến nông, hướng dẫn cung cấp tài liệu, liên hệ các viện trường tập huấn cho bà con về vấn đề lai tạo, chiết ghép các loại hoa kiểng quý hiếm, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, quy tắc bốn đúng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn trên hoa kiểng, bên cạnh đó cần liên hệ với các địa phương khác trao đổi mua bán các chủng loại giống mới như: Bến Tre, Cần Thơ, Đà Lạt, Gò Vấp… thậm chí ở các nước bạn như Tiệp Khắc, Đài Loan, Thái Lan… Cử cán bộ chuyên môn chuyên trách về hoa kiểng đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các viện trường, các địa phương trong và ngoài nước để cập nhật trao đổi những kinh nghiệm trong nghề trồng hoa kiểng. Phải mạnh dạn đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất và ứng dụng công nghệ sinh học vào việc lai tạo và nhân giống. Bên cạnh đó, cần cải tiến phương thức sản xuất, bảo quản cụ thể như hệ thống tưới phun tự động, nhà lưới, đóng gói và vận chuyển, hiện nay việc đóng gói chỉ làm bằng thủ công chưa áp dụng khoa học kỹ thuật. 3.3.2.2. Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư, ưu tiên cho thuê đất,…để kêu gọi các doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, có kinh nghiệm trong việc sản xuất, xuất khẩu hoa kiểng về đầu tư sản xuất, liên doanh trên địa bàn. - Hỗ trợ thủ tục đăng ký kinh doanh, cho thuê đất,…các doanh nghiệp sản xuất cá loại đất sạch, phân vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến mở cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. 3.3.2.3. Về tổ chức sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm Tiếp tục phát huy vai trò của Hội sinh vật cảnh trong việc gắn kết người sản xuất hoa kiểng trên địa bàn, liên kết với các Hội sinh vật cảnh trong vùng để trao đổi kỹ thuật sản xuất , thông tin thị trường. Xây dựng qui chế phối hợp giữa Hội Sinh vật cảnh, Hội Nông dân, Hợp tác xã sản xuất hoa kiểng để thực hiện tốt quy hoạch phát triển hoa kiểng. Tiếp tục củng cố tổ chức hoạt động của hợp tác xã để làm điểm tựa gắn kết và phát huy thế mạnh vể sản xuất hàng hóa của làng hoa kiểng Tân Quy Đông, làm đầu mối tiếp nhận các tiến bộ khoa học công nghệ mới, ký kết hợp đồng sản xuất hoa kiểng lớn. Tiếp tục hỗ trợ người trồng hoa thực hiện việc tiếp thị sản phẩm hoa kiểng qua các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các hội thi, hội chợ. Phát triển hình thức tiêu thụ hoa kiểng qua Trung tâm hỗ trợ phát triển hoa kiểng với hình thức giao dịch điện tử, giao dịch trực tiếp. Tập huấn sử dụng Internet cho người sản xuất hoa kiểng để họ tự tìm hiểu nhu cầu thị trường, các quy định, tiêu chuẩn của thị trường, tự giới thiệu quảng bá thương hiệu của cơ sở lên trang web. Để có thể xuất khẩu hoa kiểng trực tiếp đi nước ngoài với thương hiệu hoa kiểng Tân Quy Đông cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng thương hiệu hoa kiểng Tân Quy Đông, điểm quan trọng nhất là đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất và xuất khẩu hoa kiểng đến đầu tư sản xuất hoặc liên doanh sản xuất ở địa bàn thị xã Sa Đéc, kết nối với trung tâm sản xuất giống hoa kiểng - vùng sản xuất thành một chuỗi khép kín. Cần xây dựng thương hiệu cho làng hoa Tân Quy Đông nói riêng, làng hoa Sa Đéc nói chung để nhiều thị trường trong và ngoài nước biết đến. Từ đó có thể thu hút được vốn đầu tư của nhà nước nhiều hơn. Làng hoa kiểng Tân Quy Đông có thể tiến đến xuất bản một catalogue để kịp thời giới thiệu các loại hoa kiểng đến cả nước và thế giới. Bên cạnh đó, cần quan hệ tốt với các hiệp hội trong và ngoài tỉnh nhằm tiếp cận nền kỹ thuật tiên tiến để giao lưu học hỏi và mở rộng thị trường xuất khẩu. Xây dựng các tổ hợp tác xã ở các khóm lựa chọn những người có kinh nghiệm làm chủ chốt, xây dựng tổ hợp tác tiên tiến. Hiện nay, hầu hết bà con trồng hoa kiểng đều hoạt động theo tự sản xuất, tiêu thụ nên chưa có hướng phát triển rộng lớn có tầm cỡ. Để phát huy thế mạnh trong sản xuất kinh doanh hoa kiểng ở địa phương, tỉnh Đồng Tháp và thị xã Sa Đéc cần có biện pháp hỗ trợ mở rộng thị trường với qui mô lớn, cần có các doanh nghiệp đứng ra bảo đảm bao tiêu sản phẩm cho nhà vườn an tâm sản xuất. Chính sách này sẽ giúp cải thiện đời sống cho các hộ gia đình nông thôn vì các nơi khác ở đồng bằng Sông Cửu Long, thiên nhiên còn ưu đãi rất nhiều lần hơn mặt bằng ở Tân Quy Đông, chỉ thiếu kinh nghiệm, tay nghề, đầu tư sản xuất. Do sản xuất manh mún, sản lượng ít, nên nhiều lúc chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, việc xây dựng hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra của sản phẩm hoa, cây kiểng là cần thiết và cần được quan tâm. Như hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp để sản xuất tập trung hơn, phân công sản xuất theo từng nhóm chủng loại để tạo sản phẩm đủ lớn, chất lượng đồng đều để đáp ứng cho thị trường. Các hình thức hợp tác cùng nhau sản xuất, tiêu thụ sẽ góp phần thu thập các thông tin chính xác hơn, tránh được sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, hạn chế sự ép giá của thương lái. Và chính thông qua hình thức hợp tác sẽ đẩy mạnh việc phát triển hệ thống dịch vụ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia cung cấp các trang thiết bị nhằm đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao được chất lượng sản phẩm, hướng tới sản xuất có tiêu chí về quản lý chất lượng sản phẩm. Như vậy, sản phẩm hoa kiểng ở phường Tân Quy Đông mới có cơ hội tham gia xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay. Trên đây là những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho làng hoa Tân Quy Đông nói riêng và làng hoa Sa Đéc nói chung từng bước cạnh tranh với các làng hoa khác như: Thủ Đức, Bình Chánh, Gò Vấp, …thậm chí có thể từng bước cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. 3.3.2.4. Về nguồn vốn và chính sách Địa phương cần xây dựng, hình thành quỹ hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đối với các hộ vay trồng hoa, cây kiểng cho vay từ 50 đến 70% nhu cầu vốn đầu tư, thời gian cho vay từ hai mươi bốn tháng trở lên. Thời gian đầu tư cho hoa, cây kiểng tùy theo loại tương đối dài, 12 đến 48 tháng, mới cho sản phẩm có giá trị hàng hóa. Do vậy, các nguồn vốn hỗ trợ cho sản xuất cũng cần có quy định thời gian cho vay thích hợp. Cần tập trung kinh phí khuyến nông nhiều vào hoa kiểng. Ngành ngân hàng có kế hoạch cho các hộ sản xuất hoa kiểng vay vốn với lãi suất ưu đãi. Nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, thị xã, ngân sách phường và nguồn vốn vận động trong nhân dân đóng góp. Về chính sách hỗ trợ: thực hiện chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm để đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thủy lợi… đảm bảo điều kiện cho việc sản xuất hoa kiểng, hỗ trợ cho nông dân đi tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác, có thổ nhưỡng và khí hậu giống như phường Tân Quy Đông. Hỗ trợ kinh phí đào tạo những cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu rõ về các loại hoa kiểng. Hỗ trợ về kỹ thuật, liên kết với các trường đại học chuyên ngành, các trại giống khu vực để đưa cán bộ, nông dân có kinh nghiệm đi nghiên cứu học tập để nâng cao tay nghề. Sản xuất hoa kiểng có rất nhiều phương thức sản xuất với các chủng loại khác nhau nên không thể ước tính được nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất một số loài hoa: + Đầu tư cho 1 ha hoa thời vụ và kiểng công trình ước tính khoảng 500 triệu đồng. (phụ lục 13) + Chi phí sản xuất cho 1 ha mai nguyên liệu 290 triệu đồng (10.000 cây/ha) (phụ lục 14) + Chi phí sản xuất cho 1 ha lan Mokara cắt cành 525,3 triệu đồng (phụ lục 15) + Chi phí sản xuất cho 1 ha lan Dendrobium cắt cành 676,1 triệu đồng [50, tr.30-33]. (phụ lục 16) 3.3.2.5. Về cung ứng giống và vật tư cho sản xuất * Về cung ứng giống: Giống là một giải pháp căn cơ trong việc phát triển hoa, cây kiểng. Các giống hoa, cây kiểng hiện đang sản xuất chưa được thống kê, đề xuất công nhận giống của địa phương. Do vậy chỉ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu dưới dạng tiểu ngạch, đây là một vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Cần có chương trình sưu tập, định danh và đề xuất công nhận giống của các cơ quan chức năng làm cơ sở cho việc sản xuất nghiên cứu, lai tạo và phục vụ xuất khẩu. Tăng cường mối liên kết với trung tâm giống nông nghiệp trong việc sản xuất giống hoa kiểng bằng phương pháp cấy mô, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nhà vườn xây dựng phòng cấy mô. Trung tâm nghiên cứu phát triển hoa kiểng làm đầu mối trong việc tiếp nhận, chuyển giao cung ứng, mua bán các loại giống hoa kiểng. Trước mắt: Nhập nội các giống hoa, cây kiểng có ưu thế để mở rộng diện tích, phục vụ thị trường trong nước và nhằm đa dạng hóa chủng loại theo tiến bộ về giống của các nước trong khu vực và trên thế giới. Cần chú ý quản lý nhà nước về giống, ban hành các quy định, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, cá nhân xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng giống hoa kiểng nhằm nâng cao chất lượng nhập nội. Khảo sát, củng cố nâng cao năng lực sản xuất giống của các cơ quan sản xuất. Tăng cường công tác nghiên cứu nhằm tổng kết và chuyển giao công nghệ nhân giống giúp việc sản xuất giống hoa và cây kiểng ở địa phương tạo được sản phẩm chất lượng, giá thành rẻ chuyển giao cho nhà vườn. Các loại giống chủ yếu phát triển vào mùa tết vẫn là các loại hoa vừa phục vụ cho nhân dân trưng bày trang trí và xuất khẩu đi các tỉnh bạn và nước ngoài. Cần nghiên cứu tìm kiếm giống mới, cải thiện các loại hoa đã bị thoái hóa để phục vụ cho người tiêu dùng. Về cây kiểng: Không giới hạn về chủng loại mà tùy thuộc vào thị trường hiện tại, tùy từng thời điểm mà có thể phát triển cho từng loại cây, từng giai đoạn khác nhau. Hiện nay trên địa bàn phường Tân Quy Đông có gần một ngàn chủng loại hoa. Bên cạnh phát triển các loại hoa chủ chốt cần chú trọng các loài hoa khác được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Củng cố nâng cao năng lực sản xuất giống của các cơ sở sản xuất, tăng cường công tác nghiên cứu nhằm tổng kết và chuyển giao công nghệ nhân giống giúp việc sản xuất giống hoa và cây kiểng trong nước tạo được sản phẩm chất lượng, giá thành rẻ chuyển giao cho nhà vườn. Lâu dài: Cần có chiến lược sưu tập các giống hoa, cây kiểng trong địa phương để bảo quản nguồn gen, từ đó làm vật liệu cho công tác lai tạo, nhằm tạo ra giống mới đặc trưng cho hoa, cây kiểng địa phương, của thị xã Sa Đéc nói riêng, của Việt Nam nói chung, cung cấp cho sản xuất nhằm đáp ứng thị trường người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Thông qua các tiến bộ của công nghệ sinh học, công nghệ tế bào áp dụng trong việc lai tạo, nhân giống, nhanh chóng tạo ra các giống mới phục vụ cho sản xuất, tiến tới xây dựng một bộ giống chủ lực cho các đối tượng sản xuất. - Vật tư cho sản xuất: Cần cung ứng các loại vật tư phục vụ sản xuất hoa kiểng, như : Hóa chất, phân bón, đất sạch, trang thiết bị làm vườn…Kết hợp với các nhà cung ứng, công ty sản xuất tổ chức các hội thảo, triển lãm để giới thiệu các loại vật tư, trang thiết bị mới phục vụ sản xuất hoa kiểng. 3.3.2.6. Về nguồn lực Tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn đào tạo ở các viện trường dài hạn, trung hạn, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những thông tin mới về thị trường như ở trường Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm, sau đó triển khai xuống các khóm, đến từng hộ gia đình cho bà con nông dân nắm rõ về tình hình, nhu cầu thị trường, nắm được tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân. Hướng dẫn cho một số nhà vườn có tâm huyết trong nghề trồng hoa kiểng đi tham quan học lớp ngắn hạn, dài hạn về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa kiểng cũng như phương pháp nhân giống nhanh. Ngoài các giải pháp trên còn có một số giải pháp khác như vận động bà con mạnh dạn chuyển đổi sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa, vườn, rẫy… sang trồng hoa kiểng nhằm tạo nên một vùng chuyên canh hoa kiểng. Mỗi khu vực sẽ trồng chuyên một loại hoa kiểng thì việc đầu tư chăm sóc, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, Hội sinh vật cảnh cũng như Ban sản xuất nông nghiệp của địa phương Tân Quy Đông có thể tiến hành tuyên truyền về thực trạng, nguyên nhân… dẫn đến thực trạng đó để bà con nhận thấy tình hình sản xuất hoa kiểng ở địa phương mình như thế nào. Từ đó tạo nên một sự đoàn kết thống nhất trong toàn bộ nông dân trồng hoa kiểng. Như vậy có thể hạn chế phần nào hoặc xóa đi tình trạng “giấu nghề” với nhau giữa các nhà vườn. Làm cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông ngày càng phát triển hơn, phong phú và đa dạng hơn. Ngoài ra cần xây dựng một số cơ sở sản xuất chậu nhựa tối ưu vừa đẹp vừa bền, dễ vận chuyển thay cho chậu bằng tre hiện nay đối với hoa và chậu bằng gốm đối với kiểng. Gần đây lũ lớn liên tiếp xảy ra gây ảnh hưởng cho đời sống nhân dân và sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để phát triển hoa kiểng cần phải có các công trình chống lũ bảo vệ sản xuất. 3.3.2.7. Quy hoạch sản xuất Sản xuất hoa kiểng ở Tân Quy Đông có những lợi thế cạnh tranh rất lớn về điều kiện tự nhiên, kinh tế. Phát triển sản xuất hoa kiểng mang ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa văn hóa xã hội sâu sắc. Việc xây dựng quy hoạch mở rộng vùng sản xuất hoa kiểng có vai trò quan trọng trong việc xác định và khơi dậy tiềm năng con người, đất, vốn, kỹ thuật sản xuất,…nhằm đưa qui mô và trình độ sản xuất hoa kiểng ở Tân Quy Đông lên một tầm cao mới, hướng tới xuất khẩu chính ngạch hoa kiểng, tạo ra cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân, giải quyết nhu cầu việc làm cho bộ phận lao động nông thôn trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, góp phần làm đẹp cảnh quan và nâng cao đời sống văn hóa của người dân Tân Quy Đông. Để việc sản xuất hoa kiểng mang tính ổn định, cần tập trung đầu tư chiều sâu, qui hoạch các vùng sản xuất chuyên canh cụ thể: Trong việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, cần quy hoạch chi tiết vùng phát triển hoa, cây kiểng dựa trên đặc điểm tự nhiên. Thành lập các trang trại, hình thành các vùng, làng hoa cây kiểng đặc trưng. Chính các trang trại lớn sẽ hỗ trợ tích cực trong quá trình chuyển giao kỹ thuật, cung cấp giống và là đầu mối chính trong việc liên kết để tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay đa số các hộ trồng hoa kiểng trồng rất nhiều loại. Cần hình thành các vùng chuyên canh kết hợp với du lịch sinh thái nhằm quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, đồng thời giải quyết được nhu cầu phát triển của ngành du lịch thị xã trong tương lai khi yêu cầu tham quan, thưởng ngoạn của người dân thị xã, tỉnh và cả nước, khách quốc tế đặt ra. Trên cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất hình thành các mô hình liên kết theo chuỗi từ khâu sản xuất cung cấp cây giống - vườn trồng - tiêu thụ sản phẩm. 3.3.2.8. Bảo vệ môi trường Tổ chức cho người sản xuất hoa kiểng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học, hạn chế việc sử dụng các loại thuốc hóa học, hướng dẫn nông dân phân biệt các loại thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng, sử dụng thuốc đúng cách, đúng đối tượng sâu bệnh. * Kiến nghị và đề xuất: Để thực hiện có hiệu quả quy hoạch mở rộng vùng phát triển hoa kiểng Tân Quy Đông đến năm 2020 thì: - UBND Tỉnh tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương từ các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn vay theo Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015, giúp thị xã Sa Đéc nói chung và trong đó có phường Tân Quy Đông nói riêng đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, đường giao thông vùng mở rộng quy hoạch trồng hoa kiểng. - Các Sở, Ngành tỉnh sớm triển khai các chương trình, dự án thực hiện Đề án phát triển hoa kiểng của tỉnh, tác động dây chuyền đến phát triển hoa kiểng Sa Đéc mà trong đó cụ thể là ở làng hoa Tân Quy Đông. - Đề nghị các Sở, ngành ưu tiên đầu tư các chương trình về khuyến nông, xúc tiến thương mại về lĩnh vực hoa kiểng, giới thiệu các đối tác có tiềm năng về đầu tư phát triển sản xuất, đóng gói hoa kiểng về phường Tân Quy Đông tìm hiểu thị trường. KẾT LUẬN Làng hoa Tân Quy Đông được hình thành từ những năm 30 của thế kỉ XX, trải qua 5 thế hệ với nhiều bước thăng trầm nhưng làng hoa kiểng Tân Quy Đông vẫn đứng vững, từng bước phát triển và trở thành làng hoa chủ đạo của đồng bằng sông Cửu Long. Nếu như trước đây hoa kiểng chỉ tập trung ở Tân Quy Đông thì ngày nay đã lan rộng ở các xã, phường lân cận như Tân Khánh Đông, An Hòa, Tân Quy Tây, phường 3…với trên 1.500 chủng loại. Hoa và cây kiểng Tân Quy Đông không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho địa phương mà còn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch. Hàng năm, Tân Quy Đông cung cấp cho thị trường trong nước hơn 7 triệu giỏ hoa, nhiều nhất là hoa hồng, cúc mâm xôi, vạn thọ, thược dược…và hơn 15 ngàn chậu kiểng các loại. Chỉ trong vòng 5 năm (2005 - 2009) diện tích và sản lượng hoa kiểng không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, với thị trường ngày càng mở rộng. Nếu như năm 2005 toàn phường có diện tích trồng hoa kiểng là 105 ha, với 800 hộ tham gia và có 1.983 lao động thì đến năm 2009 toàn phường có diện tích trồng hoa kiểng là 190,3 ha, với 1.238 hộ tham gia và đã giải quyết việc làm cho 4.236 lao động. Vì vậy không ít người đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Cho thấy đó là điều phấn khởi vì với nghề trồng hoa kiểng đã đem lại một nguồn kinh tế lớn góp phần vào công cuộc xây dựng kinh tế tỉnh nhà. Phường Tân Quy Đông được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống trồng hoa kiểng và hợp tác xã hoa kiểng của phường được thành lập đã tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoa kiểng của phường ngày càng phát triển. Đời sống vật chất ổn định, nên nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và gia đình văn hóa ở phường. Đến làng hoa kiểng Tân Quy Đông, chúng ta sẽ được đắm chìm trong sắc xuân bốn mùa. Ở đây có các loại cây kiểng quí hiếm, có cây tuổi thọ đến hàng trăm năm. Có những loại cây rất bình dị như khế, cau, sung, si, mai, bùm sụm…, nhưng nhờ khí hậu thích hợp và nhờ bàn tay khéo léo, cần mẫn, tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quí, có hình dáng đẹp, lạ. Hoa Tân Quy Đông nổi tiếng đẹp và thắm sắc. Nơi đây, cứ vào dịp rằm đến 28 tháng chạp hàng năm, làng hoa kiểng Tân Quy Đông lại nở rộ với đủ sắc màu lộng lẫy để tham gia vào thị trường hoa tươi ngày Tết. Dưới bến tấp nập ghe thuyền, trên bờ hàng đoàn xe tải nối đuôi nhau chuyển hoa đi khắp mọi miền đất nước. Làng hoa không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa như các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung, mà còn xuất đi các nước lân cận như: Lào, Campuchia, Trung Quốc và đang hướng đến những thị trường xuất khẩu khác. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập hiện nay làng hoa kiểng Tân Quy Đông có nhiều cơ hội phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn, thử thách. Chính vì vậy cần có các giải pháp để làng hoa kiểng phát triển là điều không thể thiếu vì sản xuất hoa, cây kiểng là một lợi thế của địa phường. Phường Tân Quy Đông có nguồn tài nguyên thực vật dồi dào, nếu có đầu ra ổn định, qui mô sản xuất lớn, sản xuất tập trung không manh mún theo kiểu gia đình, không mang tính tự phát và có sự đầu tư lớn về khoa học kỹ thuật, không bị tình trạng cạnh tranh vì bị ép giá, thì chắc hẳn làng hoa kiểng Tân Quy Đông sẽ có một vị thế cao trong khu vực. Và, để làng hoa kiểng Tân Quy Đông có thể thật sự vươn xa hơn nữa thì ngoài những lợi thế hiện có của phường, còn phải nhờ vào sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương và nhất là sự cố gắng của bà con nông dân trồng hoa kiểng. Có như vậy làng hoa kiểng Tân Quy Đông mới vững bước vào xuân và vươn lên tầm cao mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đình Anh (2000), Đồng bằng sông Cửu Long - đón chào thế kỉ XXI, Nxb Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh Minh Anh – Hải Yến (2008), Cẩm nang du lịch Việt Nam, Nxb Hồng Đức Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa phường Tân Qui Đông (2008), Đề án xây dựng phường văn hóa giai đoạn (2008-2010) phường Tân Qui Đông Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy và Hội khoa học lịch sử Đồng Tháp (2005), Đồng Tháp nhân vật chí, Nxb Trẻ. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2008), Khía cạnh văn hóa của địa danh ở tỉnh Đồng Tháp, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, bộ môn văn hóa học Võ Văn Chi – Trần Hợp – Trịnh Minh Tân (1993), Bonsai, Nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2008), Đồng Tháp thế và lực mới trong thế kỉ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Đỗ Hùng Cường (2004), Đôi nét về nghề cung cấp phân rơm mục, Bản tin nông nghiệp và nông thôn Đồng Tháp, tháng 4, trang 9-10 Đỗ Hùng Cường (2004), Làng hoa Sa Đéc nhộn nhịp đón xuân, Bản tin nông nghiệp và nông thôn Đồng Tháp, tháng 4, trang 13 Nguyễn Đình Đầu (1995), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, tỉnh An Giang, Nxb Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Đình Đầu (2007), 300 năm Sa Đéc, tạp chí xưa và nay, số 44B, trang 15 Trịnh Hoài Đức (1999), Gia Định thành thông chí, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh Đĩa Video Đài truyền hình Việt Nam (2007), Làng hoa kiểng Sa Đéc Đĩa Video Đài truyền hình Đồng Tháp, (2008), Kiểng và đời, đạo diễn Tùng Thiện. Đĩa Video Đài truyền hình Đồng Tháp, (2009), Hoa Sa Đéc vươn xa, đạo diễn Tùng Thiện. Đĩa Video Đài truyền hình Đồng Tháp, (2009), Hoa và tết, đạo diễn Tùng Thiện. Đỗ Hữu Gia (2007), Bài giảng kỹ thuật trồng Bon sai, tác giả biên soạn, Hội sinh vật cảnh Tp. Hồ Chí Minh Đỗ Hữu Gia (2009), Bài giảng kĩ thuật trồng mai, tác giả biên soạn, Hội sinh vật cảnh Tp. Hồ Chí Minh Tống Anh Hào (1997), Sa Đéc ngày nay, Tạp chí xưa và nay, số 44B, trang 17 Trần Văn Hâu (2009), Kỹ thuật trồng, chăm sóc, xử lý ra hoa trên cây hoa mai và cúc, tác giả biên soạn, Khoa Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ Nguyễn Đắc Hiền (2008), Hồn xuân, Đồng Tháp xưa và nay, số 22, trang 1 Nguyễn Thị Thu Hiền (2004), Địa danh du lịch Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội Nguyễn Hữu Hiệp (2007), Nghiên cứu về địa danh Sa Đéc của tỉnh Đồng Tháp, Đồng Tháp xưa và nay, số 21, trang 16-17 Nguyễn Hữu Hiệp (2003), Tết ở nông thôn Nam Bộ, Đồng Tháp xưa và nay, số 25, trang 16 Nguyễn Hữu Hiếu (1999), Vai trò của Sa Đéc đối với Sài Gòn, Tạp chí xưa và nay, số 61B, trang 10 Nguyễn Hữu Hiếu (2000), Đất Tầm Phong Long - Cụm cư dân đầu tiên -kỷ yếu hội thảo lịch sử hình thành vùng đất An Giang Nguyễn Hữu Hiếu (2003), Đất Sa Đéc dưới thời các Chúa Nguyễn, Đồng Tháp xưa và nay, số 8, trang 62-75 Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Lê Kim Hoàng (1993), Làng hoa Tân Qui Đông Sa Đéc, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp Hội khoa học lịch sử Đồng Tháp (2004), Đồng Tháp 300 năm, Nxb Trẻ. Hội khoa học lịch sử Đồng Tháp (2005), Văn hóa dân gian Đồng Tháp tập 1, Xí nghiệp in tổng hợp Cần Thơ Hội nghiên cứu Đông Dương (1903), Monographie de la province de Sa Đéc, Sài Gòn. Hội sinh vật cảnh phường Tân Quy Đông (2009), Báo cáo kết quả hoạt động Hội sinh vật cảnh phường Tân Quy Đông năm 2009-2010. Trần Hợp (1993), Cây cảnh, hoa Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp Nguyễn Hoàng Võ Mộng Kha – Chủ tịch Hội sinh vật cảnh phường Tân Quy Đông (2009), Một vài ý kiến xây dựng góp phần phát triển làng hoa kiểng Tân Quy Đông Huỳnh Minh (1971), Sa Đéc xưa và nay, xuất bản Cánh Bằng do tác giả xuất bản Sơn Nam (1992), Văn minh miệt vườn, Nxb Văn hóa Nguyễn Nghị (2002), Tết Việt Nam 100 năm trước, Tap chí xưa và nay, số 108, trang 18 Lâm Minh Nhật (2008), Làng hoa Sa Đéc ở Sài Gòn, Văn nghệ, số 24, trang 03 Nhiều tác giả (1991), Vườn hồng Tư Tôn - Sa Đéc, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp Sổ Lưu niệm của du khách tham quan Vườn hồng nhà bác Tư Tôn năm 1984 Sổ Lưu niệm của du khách tham quan Vườn hồng nhà bác Tư Tôn năm 1987 Sổ Lưu niệm của du khách tham quan Vườn hồng nhà bác Tư Tôn năm 1989 Sổ Lưu niệm của du khách tham quan Vườn hồng nhà bác Tư Tôn năm 1991 Sổ Lưu niệm của du khách tham quan Vườn hồng nhà bác Tư Tôn năm 1992 Sổ Lưu niệm của du khách tham quan Vườn hồng nhà bác Tư Tôn năm 1993 Sổ Lưu niệm của du khách tham quan Vườn hồng nhà bác Tư Tôn năm 1995 Sổ Lưu niệm của du khách tham quan Vườn hồng nhà bác Tư Tôn năm 1998 Sở văn hóa thông tin - Bảo tàng Đồng Tháp (1997), Đồng Tháp di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Đề án phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2009-2020 Sở xây dựng Đồng Tháp (2009), Thuyết minh tóm tắt quy hoạch chi tiết xây dựng phường Tân Quy Đông Nhất Thống (2003), Chợ xưa Nam Kỳ trong Gia Định thành thông chí, Đồng Tháp xưa và nay, số 7, trang 28 Nhất Thống (2005), Sa Đéc vùng đất văn minh miệt vườn, Đồng Tháp xưa và nay, số 13, trang 38-39 Nhất Thống (2009), Hương quê thương nhớ, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Xuân Thu (2009), Bài giảng cải thiện giống hoa hồng Đồng Tháp, Khoa Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ Tảo Trang (1997), Hoa mai, hoa của phương Đông, Tạp chí xưa và nay, số 35, trang 13 Huỳnh Ngọc Trảng (1997), Cây kiểng phương Nam, Tạp chí xưa và nay, số 35B, trang 20. Nguyễn Viết Trung (2001), Một nhành xuân, Tạp chí xưa và nay, số 84, trang 6 Trần Trọng Trí (2006), Làng hoa kiểng Tân Quy Đông rộn rịp chào xuân mới, Đồng Tháp xưa và nay, số 16, trang 36-37 Trần Trọng Trí (2007), Về phương Nam tham quan vùng đất lành chim hót, Đồng Tháp xưa và nay, số 20, trang 20 Nguyễn Đình Tư (2008), Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ, Nxb Chính trị quốc gia Trương Hữu Tuyên (1979), Kỹ thuật trồng hoa, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Đỗ Ánh Tuyết – Bùi Thiết (2006), Du lịch Việt Nam những điểm đến, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ chí Minh Huỳnh Thị Ngọc Tuyết (1998), Nghề thủ công truyền thống ở Nam Bộ, Tạp chí xưa và nay, số 53B, trang 36 Ủy ban nhân dân phường Tân Quy Đông (2006), Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Tân Quy Đông (1930-2005), Ban chấp hành Đảng bộ phường Tân Quy Đông Ủy ban nhân dân phườg Tân Quy Đông (2009), Hồ sơ phường văn hóa, phường Tân Quy Đông năm 2009 Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc (2009), Sa Đéc - vùng đất - con người, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc (2009), Quy hoạch mở rộng diện tích hoa kiểng thị xã Sa Đéc giai đoạn (2009-2020) Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc (2005), Đề án phát triển hoa kiểng thị xã Sa Đéc đến 2010 và định hướng năm 2015. Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc (2009), Báo cáo sơ kết 3 năm (2006-2008) thực hiện đề án phát triển hoa kiểng thị xã Sa Đéc đến năm 2010, định hướng năm 2015.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của nghề hoa kiểng đối với kinh tế, văn hóa - xã hội phường Tân Quy đông Cơ hội, thách thức và các giải pháp cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông.doc
Luận văn liên quan